ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ HỒ CHỨA EASOUP VÀ HỒ
LẮK, ĐẮK LẮK
TÓM TẮT
Phan Đinh Phúc, Lý Ngọc
Tuyên, Lê Văn Diệu, và Dương Tuấn Phương
Dự án Quản lý nghề cá lưu
vực Mekong (FMG) - Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung - Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III
Đắk Lắk là một trong năm tỉnh khu vực Tây Nguyên có
nghề cá nội địa tương đối phát triển, với khoảng hơn 500 hồ chứa với diện tích
gần 9.500 ha, và hệ sống thống sông suối dày đặc. Theo niên giám thống kê tỉnh
Đắk Lắk, sản lượng nghề khai thác cá nội địa trong năm 2007 khoảng 1.400 tấn, và
khoảng 5.500 tấn từ nuôi trồng thủy sản.
Dự án quản lý nghề cá lưu vực sông Mekong
(FMG) thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III do Ủy hội sông Mekong (MRC)
tài trợ thực hiện tại tỉnh Đắk Lắk từ tháng 8 năm 1995 đến nay. Từ năm 1999, Dự
án bắt đầu tiến hành xây dựng một số mô hình Đồng quản lý nghề cá tại tỉnh Đắk
Lắk. Hiện nay có mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ chứa Easoup (thiết lập năm
1999) và hồ tự nhiên Lak (thiết lập năm 2002) vẫn tồn tại và phát triển. Từ
thời gian thành lập đến nay, với sự giúp đỡ của Dự án, mô hình Đồng quản lý nghề
cá ở hồ Easoup và Lắk, mà hạt nhân là Chi hội ngư nghiệp hồ Easoup và Hội nghề
cá hồ Lak đã tiến hành nhiều hoạt động như nâng cao trình độ nhận thức của cộng
đồng và chính quyền địa phương thông qua tập huấn, hội thảo, cuộc họp, và tham
quan; tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thu lệ phí đánh bắt để tạo nguồn thu
cho Hội; thành lập các tổ tín dụng tiết kiệm để tạo nguồn vốn cho cộng đồng; thả
cá để cải thiện nguồn lợi và nâng cao thu nhập cho cộng đồng nghề cá... Để đánh
giá chính xác hiệu quả của mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ Easoup và Lắk sau
một thời gian hoạt động khá dài và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thiết
lập các mô hình Đồng quản lý nghề cá khác ở Việt Nam, Dự án đã tiến hành hoạt
động “Đánh giá mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ Easoup và hồ Lắk, tỉnh Đắk
Lắk” và kết quả hoạt động sẽ được trình bày trong báo cáo này.
1.
GIỚI THIỆU
Đắk Lắk là một trong năm tỉnh khu vực Tây Nguyên có
nghề cá nội địa tương đối phát triển, với khoảng hơn 500 hồ chứa với diện tích
gần 9.500 ha, và hệ sống thống sông suối dày đặc. Sản lượng nghề khai thác cá
nội địa trong năm 2007 khoảng 1.400 tấn, và khoảng 5.500 tấn từ nuôi trồng thủy
sản (Cục thống kê tỉnh kê Đắk Lắk, 2008).
Lắk thuộc huyện
Lăk và Easoup thuộc huyện Easoup, là hai
hồ có tiềm năng thủy sản tương đối lớn của tỉnh Đắk Lắk. Nghề cá ở 2 hồ này đã
có từ khá lâu và sản lượng cá giảm sút nghiêm trọng trong thời gian gần đây do
sự gia tăng cường độ khai thác và việc sử dụng ngư cụ hủy diệt tràn lan. Lắk là
hồ tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, có diện tích mặt nước khoảng 658 ha, thuộc
huyện Lắk và cách thành phố Buôn Ma Thuột 56 km về phía Đông - Nam.
Trung bình hàng năm hồ Lắk đã tạo nguồn thu nhập cho hơn 400 ngư dân sống quanh
hồ. Sản lượng thuỷ sản của hồ từ năm 1998 đến 2002 đạt hơn 100 tấn cá tôm các
loại trên năm tương ứng với giá trị khoảng 500 triệu đồng. Ngoài ra hồ Lắk cũng
là điểm du lịch nổi tiếng của Đắk Lắk. Hồ Easoup nằm ở thị trấn Easoup, huyện
Easoup, tỉnh Đắk Lắk. Hồ được xây dựng năm 1978 và hoàn thành năm 1980. Dung
tích của hồ 7,5 triệu m3 và diện tích mặt nước khoảng 240 ha. Mục
đích chính của việc xây dựng hồ chứa Easoup là để tưới tiêu cho nông nghiệp và
điều tiết lũ. Ngày nay, nó còn mang lại nhiều lợi ích khác cho người dân sống
quanh hồ như cung cấp thực phẩm, việc làm và thu nhập cho ngư dân sống bằng
nghề cá.
Nhằm duy trì ổn định nguồn lợi thủy sản
và cải thiện đời sống cho cộng động ngư dân sống xung quanh hồ Easoup và Lak, Dự
án Quản lý nghề cá lưu vực Mekong đã thiết lập “Mô hình đồng quản lý nghề cá”
tại hai hồ này. Chi hội Nghề cá hồ Easoup chính thức đi vào hoạt động từ tháng
12/1999 theo quyết định của UBND huyện Easoup và Hội nghề cá hồ Lắk được UBND
tỉnh Đắk Lắk ký quyết định thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2002 cho
đến nay. Để đánh giá chính xác hiệu quả của mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ
Easoup và Lak sau một thời gian hoạt động khá dài và rút ra bài học kinh nghiệm
cho việc thiết lập các mô hình Đồng quản lý nghề cá khác ở Việt Nam, Dự án đã
tiến hành hoạt động “Đánh giá mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ Easoup và hồ Lắk,
tỉnh Đắk Lắk”.
2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập các số
liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan
- Điều tra KTXH
nghề cá qua mẫu điều tra
- Phỏng
vấn ngư dân và cán bộ địa phương theo mẫu điều tra “Đánh giá mô hình Đồng quản
lý”.
3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1
Cơ cấu tổ chức của tổ chức ngư dân hồ Easoup và Lak
Chi hội ngư nghiệp hồ Easoup được thành
lập năm 1999 theo quyết định của UBND huyện Easoup và trực thuộc Hội nông dân
tập thể thị trấn Easoup (Nguyễn Thị Nhung và CTV, 2003). Điều hành Chi hội là
một ban chấp hành 9 người gồm 1 Chi hội trưởng, 1 Chi hội phó, 1 kế toán, 1 thủ
quỹ và 5 tổ trưởng của 5 tổ (có 1 người là nữ giới). Hiện nay Chi hội có 62
thành viên. Cơ quan trực tiếp phối hợp và hỗ trợ cho Chi hội ở địa phương là
UBND Thị trấn Easoup, Công an thị trấn Easoup, Hội nông dân tập thể Thị trấn
Easoup.
Hội nghề cá hồ Lak được thành lập vào năm
2002 theo quyết định số 1140/QĐ-UB, ngày 26/4/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Hội nghề cá hồ Lắk
có con dấu riêng và tài khoản ở ngân hàng. Điều hành hội là một
ban chấp hành gồm có 9 thành viên, 1 hội
trưởng, 1 hội phó phụ trách tổ bảo vệ, 1 kế toán, 1 thủ quỹ và 5 tổ trưởng phụ
trách 5 tổ trực thuộc. Số thành viên của Hội hiện nay là 173 hội viên trong đó
có 81 hội viên người Kinh và 92 hội viên người đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ
quan trực tiếp phối hợp và hỗ trợ cho Hội ở địa phương là Phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn, và Trạm khuyến nông huyện Lắk.
3.2 Kết quả một số hoạt động của Hội
nghề cá hồ Lak và Chi hội ngư nghiệp hồ Easoup
3.2.1
Nâng cao nhận thức cho cộng động làm nghề cá và chính quyền địa phương
Các hoạt động nâng cao nhận thức cho
cộng đồng làm nghề cá và chính quyền địa phương bao gồm tập huấn, hội thảo và
tham quan. Số lượt người tham dự các hoạt động nâng cao nhận thức ở hồ Easoup
và Lak được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 1: Số lớp tập huấn, hội thảo và tham quan tổ
chức cho cộng động ngư dân và cán bộ địa phương ở Easoup và Lắk từ năm 1999-2008
Nội
dung
|
Hồ
Easoup
|
Hồ
Lak
|
||
Số
lớp/hội thảo/chuyến đi
|
Số
lượt người tham gia
|
Số
lớp/hội thảo/chuyến đi
|
Số
lượt người tham gia
|
|
TẬP HUẤN
|
||||
1. Kỹ thuật khai thác thủy sản
|
2
|
100
|
4
|
160
|
2. Kỹ thuật đan, vá lưới rê
|
5
|
120
|
5
|
150
|
3. Kỹ thuật nuôi cá ao, lồng, eo ngách và
hồ chứa
|
6
|
240
|
6
|
280
|
4. Kỹ thuật thu thập, xử lý số liệu
|
5
|
98
|
5
|
125
|
5. Sinh thái môi trường-Quản lý nguồn lợi
TS
|
7
|
210
|
8
|
240
|
6. Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức hội họp, quản
lý tài chính
|
3
|
27
|
3
|
33
|
7. Tín dụng tiết kiệm
|
6
|
60
|
6
|
90
|
8. Xử phạt vi phạm hành chính
|
2
|
18
|
3
|
27
|
9. Luật thủy sản
|
1
|
45
|
1
|
80
|
Tổng cộng
|
37
|
918
|
41
|
1.185
|
HỘI THẢO
|
||||
1. Hiện trạng nghề cá tại địa phương
|
2
|
80
|
2
|
120
|
2. Mô hình Đồng quản lý nghề cá hồ chứa
|
2
|
84
|
2
|
110
|
3. Kinh nghiệm quản lý nghề cá
|
2
|
92
|
2
|
130
|
4. Kinh nghiệm thả cá hồ chứa
|
1
|
60
|
1
|
65
|
5. Chuyển giao mô hình ĐQL nghề cá hồ
Easoup /Lăk cho chính quyền địa phương
|
1
|
45
|
1
|
50
|
6. Xây dựng kế hoạch quản lý và phát triển
Hội nghề cá hồ Easoup /Lăk
|
1
|
45
|
1
|
70
|
Tổng cộng
|
9
|
406
|
9
|
545
|
THAM QUAN
|
||||
1. Phương pháp đánh bắt và chế tạo đăng và
rọ tôm ở hồ Lăk
|
1
|
40
|
||
2. Phương thức quản lý nghề cá hồ Eakao
|
1
|
20
|
1
|
30
|
3. Kỹ thuật nuôi cá eo ngách hồ Lăk
|
1
|
15
|
||
Tổng cộng
|
3
|
75
|
3.2.2
Lập
kế hoạch và rà soát việc thực hiện kế hoạch của tổ chức ngư dân
Hàng tháng, Ban chấp hành của Chi hội ngư
nghiệp hồ Easoup và Hội nghề cá hồ Lak tiến hành các cuộc họp Ban chấp hành để
rà soát lại những công việc đã thực hiện trong tháng trước và lập kế công tác
cho tháng sau. Các cuộc họp Ban chấp hành có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc duy trì và phát triển các tổ chức ngư dân. Ngoài ra, trong những cuộc họp
này vấn đề thu chi tài chính của tổ chức ngư dân cũng được công khai minh bạch.
Bảng 2: Các cuộc họp của Ban chấp hành tổ chức
ngư dân ở Easoup và Lắk
Năm
|
Họp hàng quý / năm
(số lần / số người
tham gia)
|
Họp BCH hàng tháng
(số lần / số người
tham gia)
|
Họp tổ hàng tháng - 5 tổ (số lần / số người
tham gia, trung bình 10 ngư dân / tổ/Easoup và 40
ngư dân/ tổ/ Lăk)
|
|||
Easoup
|
Lak
|
Easoup
|
Lak
|
Easoup
|
Lak
|
|
1999
|
1 lần / 40 nguời
|
1/ 85
|
4 /32
|
4 / 44
|
5/ 50
|
5/ 180
|
2000
|
2 lần / 87 nguời
|
3/120
|
12 / 96
|
4/ 30
|
9/ 450
|
5 /150
|
2001
|
2 lần / 81 nguời
|
2/ 90
|
12/ 96
|
12/ 120
|
9/ 450
|
12 /210
|
2002
|
1 lần / 37 nguời
|
3/ 150
|
12 / 96
|
12 / 108
|
9 / 450
|
10/180
|
2003
|
1 lần / 85 nguời
|
2 / 120
|
12 / 96
|
12 / 108
|
9/ 450
|
7 / 190
|
2004
|
1 lần / 89 nguời
|
2 / 160
|
12 / 88
|
12 / 100
|
10 / 104
|
5 / 200
|
2005
|
2 lần / 87 nguời
|
1 / 80
|
12 / 84
|
12 / 96
|
9 / 450
|
6 / 180
|
2006
|
3 lần / 114 nguời
|
3 / 150
|
12 / 83
|
12 / 120
|
9/ 450
|
2 / 120
|
2007
|
1 lần / 42 nguời
|
1 / 70
|
12 / 80
|
12/ 84
|
9 / 450
|
2 / 90
|
2008
|
1 lần / 39 nguời
|
1 / 70
|
12 / 91
|
9 / 81
|
5 / 150
|
3 l/ 90
|
TỔNG
|
15 lần / 701 nguời
|
19 lần / 1.095 nguời
|
112 lần / 842 người
|
101 lần / 891
nguời
|
83 lần / 3.454 người
|
57 lần / 1.590 người
|
Ngoài các cuộc họp Ban chấp hành tổ
chức ngư dân, còn có các cuộc họp quý (họp mở rộng Ban Chấp hành) hoặc cuộc họp
toàn thể ngư dân. Trong các cuộc họp này, Ban chấp hành cũng báo cáo kết quả
các hoạt động đã được triển khai và kế hoạch trong thời gian tới của tổ chức
ngư dân (tổng kết theo qúy hoặc năm tùy theo cuộc họp).
Các cuộc họp tổ cũng được tiến hành
thường xuyên để triển khai các kế hoạch của tổ ngư dân và công khai tài chính
của tổ chức ngư dân.
3.2.3
Tuần
tra bảo vệ
Ngay sau khi thành lập, Chi
hội ngư nghiệp hồ Easoup và Hội nghề cá hồ Lắk đều thành lập tổ bảo vệ. Tổ bảo
vệ các hồ này kết hợp với công an huyện hay thị trấn để tuần tra bảo vệ, ngăn
chặn và phát hiện các hiện tượng vi phạm nội quy, quy chế của tổ chức ngư dân
và pháp luật nhà nước trong khai thác thủy sản. Từ trước đến nay, hồ Easoup đã
bắt và tịch thu được 56 bộ dí điện, 18
bình ắc quy, và 12 thuyền. Hồ Lắk đã bắt và tịch thu được 84 bộ dí điện, 25 lưới rùng, và 9 thuyền.
Bảng 3: Kết quả hoạt động của tổ tuần tra Chi
hội nghề cá hồ Easoup và Lak
Năm
|
Hồ
Easoup
|
Hồ Lắk
|
||
Số
đợt tuần tra
|
Số
lượt người tham gia
|
Số đợt tuần tra
|
Số lượt người tham gia
|
|
1999
|
8
|
40
|
0
|
0
|
2000
|
25
|
75
|
8
|
83
|
2001
|
23
|
65
|
9
|
102
|
2002
|
24
|
60
|
8
|
93
|
2003
|
26
|
85
|
7
|
81
|
2004
|
24
|
105
|
6
|
70
|
2005
|
24
|
120
|
8
|
40
|
2006
|
18
|
90
|
6
|
42
|
2007
|
16
|
80
|
2
|
12
|
2008
|
15
|
75
|
2
|
10
|
203
|
795
|
56
|
533
|
Nhờ làm tốt công tác tuần tra bảo vệ
nên ở hồ Easoup hiện nay hiện tượng dùng điện để đánh cá giảm đáng kể so với
khi chưa thành lập Chi hội (giảm 90%). Ở Lắk tuy Hội nghề cá có tổ chức tuần
tra bảo vệ nhưng do địa hình rộng, phức tạp, tổ chức bảo vệ chưa tốt nên hiện
tượng sử dụng điện để đánh cá tuy có giảm so với trước đây, nhưng không đáng
kể.
3.2.4
Thu
các khoản lệ phí nhằm tạo nguồn thu cho tổ chức ngư dân
Các
nguồn thu của các tổ chức ngư dân bao gồm hội phí, phí bảo vệ, thu cổ phần, thu
phí lệ phí đánh bắt, thu phí thả cá (Hồ Easoup).
Bảng 4: Tình hình tài chính của Chi hội ngư
nghiệp hồ Easoup
Năm
|
Số tiền thu được
từ hội viên (VND)
|
Chi cho các hoạt động
(VND)
|
1999
|
700.000
|
Chi cho các hoạt động bảo vệ, thù lao
cho ban chấp hành, văn phòng phẩm, mua
cá giống thả xuống hồ hàng năm và các chi phí khác của Chi hội. Cho tới
thời điểm này (tháng 10/2009) còn tồn quỹ Chi hội là 10.500.000 đồng.
|
2000
|
8.756.000
|
|
2001
|
4.410.000
|
|
2002
|
11.940.000
|
|
2003
|
11.440.000
|
|
2004
|
8.550.000
|
|
2005
|
9.904.000
|
|
2006
|
10.800.000
|
|
2007
|
19.200,000
|
|
2008
|
11.940.000
|
|
2009
|
10.500.000
|
|
Dự án Mekong hỗ
trợ
|
15.000.000
|
|
Thu cổ phần từ ngư dân (50.000 đ/người)
|
250.000
|
|
Tổng cộng
|
85.000.000
|
Bảng 5: Tình hình tài chính của Hội nghề cá hồ
Lắk
Năm
|
Số
tiền thu được
từ
hội viên (VND)
|
Chi cho các hoạt động
(VND)
|
2001
|
3.995.000
|
Chi cho các hoạt động bảo vệ, thù lao cho ban
chấp hành, văn phòng phẩm, chi phí nuôi eo nghách và các chi phí khác của Hội.
Cho tới thời điểm này Hội còn tồn quỹ là 8.275.000 đồng
|
2002
|
7.703.000
|
|
2003
|
5.800.000
|
|
2004
|
11.605.000
|
|
2005
|
4.567.000
|
|
2006
|
5.720.000
|
|
2007
|
4.140.000
|
|
2008
|
13.880.000
|
|
2009
|
315.000
|
|
Thu từ nguồn hỗ trợ của dự án Mekong
|
29.660.000
|
|
Thu cổ phần từ ngư dân
|
37.000.000
|
|
Tổng
cộng
|
97.686.000
|
3.2.5
Tạo
nguồn vốn cho cộng đồng nghề cá thông qua hoạt động tín dụng tiết kiệm
Sau khi được tập
huấn về “Phương thức hoạt động tín dụng và tiết kiệm”, Hội đã thành lập các tổ
tín dụng và tiết kiệm với sự tham gia tự nguyện của nhiều hội viên. Mục đích
của hoạt động này là giúp cho người dân tự huy động vốn, tạo nguồn vốn để họ
chuyển đổi nghề nghiệp, làm thêm nghề phụ, đầu tư ngư cụ, và tương trợ giúp đỡ
lẫn nhau trong cuộc sống nhằm giảm áp lực khai thác, tạo mối quan hệ tương
thân, tương ái, đoàn kết trong cộng đồng. Từ nguồn vốn ban đầu rất ít ỏi, hiện
nay các tổ tín dụng đã cho các thành viên vay một số tiền tương đối lớn và thủ
tục đơn giản để đầu tư các hoạt động kinh tế gia đình.
Bảng 6: Một số kết quả hoạt động tín dụng tiết kiệm của Chi hội ngư nghiệp hồ
Easoup và hội nghề cá hồ Lak (Nguyễn Thị Tư, 2005)
Năm
|
Easoup
|
Lắk
|
||
1999-2003
|
2004-nay
|
2002 - 2004
|
2005 - nay
|
|
Số
thành viên
|
31 ngư dân
|
25 ngư dân
|
53 ngư dân
|
24 ngư dân
|
Số
tiền góp hàng tháng (đ)
|
20.000-30.000
|
50.000
|
20.000 - 30.000
|
50.000 - 100.000
|
Số
tiền cho vay (triệu đồng)
|
0,5 - 2,0
|
0,5 - 3,0
|
0,5 - 2,0
|
0,5 - 7,0
|
Số
lượt người được vay
|
51
|
40
|
29
|
76
|
Tổng
số tiền đã được vay (đ)
|
26.620.000
|
39.180.000
|
15.142.000
|
57.160.000
|
Tổng
tiền vốn (đ)
|
14.000.000
|
21.500.000
|
12.800.000
|
45.700.000
|
3.2.6 Thả cá nâng cao nguồn lợi
Để duy trì và nâng cao
sản lượng cá tại các thủy vực nghiên cứu và tăng thu nhập cho các hội viên, Chi
hội ngư nghiệp hồ Easoup đã tổ chức thả cá vào hồ Easoup từ năm 2001 đến 2008
là 11 đợt, với tổng khối lượng cá thả ở bảng dưới. Kết quả thả cá ở hồ Easoup
được người dân đánh giá tốt, góp phần nâng cao sản lượng đánh bắt và thu nhập
cho người dân.
Bảng 7: Một số hoạt động thả
cá hồ Easoup từ năm 2001-2008 (Dự án Quản lý nghề cá, 2008)
Năm
|
Số lượng cá thả (kg)
|
Kích cỡ (con/kg)
|
Thành tiền (đồng)
|
Cỡ cá thả (cm)
|
Thành phần loài
|
2001
|
268
|
160-250
|
8,756,000
|
4-6
|
Trắm cỏ,
Chép, Mè trắng, Mè hoa, Mè Vinh, Trôi, Rô phi, Mõm trâu, Mè Hôi
|
2002
|
129
|
180-250
|
4,410,000
|
||
2003
|
215
|
160-250
|
11.940.000
|
||
2004
|
230
|
300-400
|
11,440,000
|
||
2005
|
232
|
200-300
|
8,550,000
|
||
2006
|
198
|
120-160
|
9,904,000
|
||
2007
|
210
|
180-280
|
10,800,000
|
||
2008
|
400
|
140-160
|
19,200,000
|
||
TỔNG
|
1,882
|
85.000.000
|
(Ghi chú:
Số tiền thả cá năm 2003 đã cộng thêm cả giá trị số cá bản địa do dự án AIMS hỗ
trợ. Trong tổng số 85 triệu thả cá gồm có 15 triệu do dự án FMG hỗ trợ và 70
triệu đồng do ngư dân Hội nghề cá Easoup đóng góp).
Tháng 9 năm 2004, Hội nghề cá hồ Lắk đã
ngăn 30 ha thuộc khu vực Cây khô để nuôi cá. Đến tháng 5 năm 2005, mọi công tác
chuẩn bị đã hoàn tất như xây dựng hàng rào, soạn thảo quy chế quản lý và đánh
bắt, kinh phí mua giống, công tác bảo vệ...Ngày
16/07/2005 Hội thả 450 kg cá giống bao gồm mè trắng, mè hoa, mè vinh, trắm cỏ, trôi,
và chép. Tuy nhiên do hàng rào không đảm bảo nên cá thoát ra ngoài, và một
lượng cá lớn thất thoát do đánh trộm. Do nuôi eo ngách không mang lại hiệu quả
kinh tế nên hiện nay việc nuôi cá ở eo ngách này không tiếp tục nữa.
Bảng
8: Số lượng và thành
phần cá thả khu eo ngách Cây Khô ở hồ Lak
TT
|
Loài
|
Số lượng cá thả (kg)
|
Cá thu (kg)
|
1
|
Mè trắng
|
120
|
290
|
2
|
Mè hoa
|
120
|
363
|
3
|
Mè
vinh
|
60
|
86
|
4
|
Trắm
cỏ
|
60
|
1.030
|
5
|
Trôi
|
50
|
993
|
6
|
Chép
|
40
|
206
|
Cá tự nhiên
|
1.594
|
||
Tổng
|
450
|
4.562
|
3.3 Phân tích khó khăn, thuận lợi, cơ hội, thách thức của
quản lý nghề cá bằng phương thức Đồng quản lý ở hồ Easoup và Lak
Bảng
9: Khó khăn, thuận lợi,
cơ hội, thách thức của quản lý nghề cá bằng phương thức Đồng quản lý ở hồ
Easoup và Lak
KHÓ
KHĂN
|
THUẬN
LỢI
|
-
Nhận thức của chính quyền và cộng đồng địa phương, các bên
có liên quan về quản lý nguồn lợi thủy sản thay đổi. Vai trò và trách nhiệm
quản lý nguồn lợi của người dân, chính quyền địa phương và các bên có liên
quan khác đã được làm rõ.
-
Người dân được quyền tham vào tiến trình ban hành, thực
hiện các quyết định liên quan đến quản
lý nghề cá tại địa phương.
-
Người dân tham gia
vào tiến trình quản lý nghề cá (tuần tra bảo vệ, thả cá, thu lệ phí đánh bắt,
bầu cử lập BCH, tập huấn nâng cao nhận thức và trình độ quản lý…)
-
Tập hợp được sức mạnh của nhà nước và nhân dân để cùng bảo
vệ nguồn lợi.
-
Giảm bớt gánh nặng quản lý nguồn lợi cho chính quyền địa
phương và tiết kiệm chi phí cho việc quản lý.
- Tăng tính dân chủ trong quản lý nguồn lợi
thủy sản (các kiến nghị của người dân được chuyển đến chính quyền kịp thời,
tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc với lãnh đạo địa phương và các bên có
lên quan khác).
|
- Phần lớn cộng đồng địa phương và các bên có liên quan có
trình độ nhận thức và ý thức kém nên ảnh hưởng đến các họat động đồng quản
lý.
- Các mô hình Đồng quản lý nghề cá hồ Easoup và Lắk là dạng
các Hội nghề nghiệp nên không đủ quyền hạn, trình độ để quản lý nghề cá nếu
thiếu sự tham gia của chính quyền địa phương.
- Hoàn cảnh kinh tế của cộng đồng làm nghề cá rất khó khăn
ảnh hưởng đến các họat động Đồng quản lý
- Thiếu vốn hỗ trợ phát triển.
- Cộng đồng địa phương còn ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ
của Dự án và nhà nước.
- Vai trò cá nhân trong các mô hình này còn mờ nhạt, chủ yếu
là lãnh đạo tập thể.
- Hiện tượng nói và phê phán nhiều hơn là làm trong đại bộ
phận cộng đồng ngư dân.
- Phương thức quản lý quan liêu còn in đậm trong tư tưởng
người dân và chính quyền địa phương.
- Dự án có vai trò rất lớn trong sự tồn
tại và phát triển của các mô hình.
|
CƠ HỘI
|
THÁCH
THỨC
|
-
Nhà nước quan tâm đến Mô hình quản lý cộng đồng.
-
Nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các cơ
quan ban nghành từng bước được nâng cao.
-
Nhà nước quan tâm nhiều đến bảo vệ
nguồn lợi thủy sản nội địa.
-
Các chương trình thủy sản nhằm xóa đói giảm nghèo và một
số chương trình khác được nhà nước quan tâm.
|
-
Cơ chế kinh tế thị trường tác động rất lớn đến sự tồn tại
và phát triển của mô hình Đồng quản lý nghề cá.
-
Hiện nay ngành thủy sản vẫn được coi là thứ yếu vì chưa
đánh giá hết tầm quan trọng và tiềm năng phát triển của nó.
-
Việc buông lỏng quản lý nguồn lợi thủy sản có tác động xấu
đến nguồn lợi thủy sản và các họat động Đồng quản lý nghề cá.
-
Dự án Quản lý nghề cá lưu vực Mekong
kết thúc hoạt động sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển mô hình.
|
Nguồn: Phan Đinh
Phúc và CTV (2007).
3.4
Đánh giá chung về mô hình Đồng quản lý nghề cá hồ Easoup và Lak
3.4.1 Đánh giá chung
- Các mô hình quản lý ở hồ Lắk và Easoup
là mô hình Đồng quản lý thiên về Đồng quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng.
- Mô hình ở hồ Easoup có tính ổn định và bền
vững hơn ở Lắk.
- Mô
hình ở Easoup có thể tồn tại khi Dự án Quản lý nghề cá của Chương trình nghề cá
- Ủy hội sông Mekong kết thúc hỗ trợ.
- Xét
về tính bền vững và hiệu quả thì mô hình đồng quản lý ở hồ Easoup là bền vững và
hiệu quả hơn so với hồ Lắk, vì một số yếu tố sau:
+ Phạm vi quản lý ở hồ hẹp hơn hồ Lắk, bao gồm
diện tích hồ 240 ha, các cộng đồng dân cư sống quanh hồ thuộc thị trấn Easoup
(trước đây thuộc thị trấn Easoup và xã Cư M’lan), thành phần dân tộc đa phần là
người Kinh và một số ít dân tộc Tày, Nùng. Trong khi đó, Hồ Lắk có diện tích
lớn đến 658 ha, được bao quanh bởi thị trấn Liên Sơn và 3 xã Yang Tao, Đắk
Liêng và Bông K’Rang. Đa phần dân cư sống quanh hồ là dân tộc bản địa (M’nông,
Giarai, Ê đê...);
+ Cộng đồng ngư dân đa phần là người Kinh,
trình độ nhận thức đồng đều. Họ nhận thức được vai trò của Chi hội và bản thân trong
việc quản lý nghề cá ở hồ Easoup;
+ Các thành viên lãnh đạo tổ chức ngư dân của
Chi hội Easoup có năng lực, nhiệt tình, quan tâm đến nghề cá, nguồn lợi thủy
sản nhiều hơn so với Ban chấp hành hồ Lắk;
+ Có sự đồng thuận trong việc xây dựng và triển
khai các kế hoạch và các thỏa thuận (mức thu lệ phí, bồi dưỡng tuần tra bảo vệ,
tổ chức hội họp...) giữa các hội viên;
+ Chi hội có nguồn tài chính để duy trì và
tiến hành các hoạt động từ nguồn thu lệ phí đánh bắt, phí tuần tra bảo vệ và
Hội phí khá đầy đủ từ các hội viên;
+ Các cuộc họp của Chi hội được tổ chức đầy đủ
theo định kỳ để kiểm soát, đánh giá và khả năng thực thi các kế hoạch;
+ Có sự quan tâm, hỗ trợ tích cực, sát sao của
chính quyền địa phương;
+ Hầu hết các hội viên đều tuân thủ theo các
quy chế, biện pháp quản lý... đề ra;
+ Đời sống của các hội viên được cải thiện và
dần đi vào ổn định.
- Qua kết quả các đợt phỏng vấn của Dự án Quản lý nghề cá cho thấy:
+ Ở hồ Easoup > 80% số người được phỏng vấn
cho rằng mô hình sẽ tiếp tục triển khai và hoạt động tốt ngay cả khi những hỗ
trợ từ bên ngoài chấm dứt, trong khi con số này ở hồ Lắk là 67%.
+ 83% các thành viên của hội cam kết sẽ tiếp
tục đóng góp tiền hoặc công sức để duy trì những quy định và hoạt động của mô
hình.
+ Trong phỏng vấn, tất cả cán bộ địa phương ở
hai huyện có hồ thực hiện mô hình đều đồng ý với các kết quả đạt được. Riêng
đối với từng hội, đa số người được phỏng vấn (83 - 100%) ở Chi hội hồ Easoup là
đồng ý với kết quả của mô hình. Trong khi đó tỷ lệ này ở Hội nghề cá hồ Lắk là
thấp hơn (67%).
3.4.2 Đánh giá theo bản câu hỏi
Bộ câu hỏi “Đánh giá mô hình Đồng
quản lý” ở hồ Lak và Easoup dựa vào bộ câu hỏi của Dự án SCAFI do Viện kinh tế
và quy hoạch soạn thảo (có chỉnh sửa cho phù hợp). Kết quả của đợt điều tra của
Dự án có so sánh với kết quả điều tra của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản
năm 2007 (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2007; Tưởng Phi Lai, 2007).
Bảng 10: Số điểm đánh giá theo bản câu hỏi về Đánh
giá Đồng quản lý ở hồ Easoup và Lak
TT
|
Đơn vị đánh
giá
|
Thời gian
|
Số câu hỏi
|
Tổng số điểm
tối đa
|
Hồ Easoup
|
Hồ Lắk
|
||
Số điểm
|
% điểm đạt
được/ điểm tối đa
|
Số điểm
|
% điểm đạt
được/ điểm tối đa
|
|||||
1
|
Viện kinh tế và
Quy hoạch thủy sản
|
8/2007
|
56
|
168
|
105
|
62,5
|
79
|
47,0
|
2
|
Dự án Quản lý
nghề cá
|
9/2009
|
54
|
162
|
129
|
76,8
|
95
|
58,6
|
3.4.3 Hiệu quả của mô hình Đồng quản lý ở
hồ Lak và Easoup
Một số hiệu quả của mô hình Đồng
quản lý ở Easoup và Lak qua đánh giá của cộng đồng và chính quyền địa phương,
được thể hiện như sau:
-
Nhận thức và năng lực quản lý của cộng đồng ngư dân và chính quyền địa phương
được nâng cao
- Hiệu quả quản lý nghề cá được nâng
cao (Phan Đinh Phúc và CTV, 2007)
- Trong quá trình điều tra, mức thu
nhập trung bình và lợi nhuận của hộ ngư dân của Chi hội ngư nghiệp hồ Easoup
qua hai giai đoạn được thể hiện ở bảng dưới. Kết quả cho thấy mức thu nhập của
của hộ gia đình giai đoạn 2006 đến nay tăng đáng kể.
Bảng 11: Mức thu nhập trung bình của hộ gia đình ngư dân thuộc Chi hội ngư
nghiệp hồ Easoup
Năm
|
Thu nhập trung bình (triệu đ/năm)
|
Chi tiêu trung bình (triệu đ/năm)
|
Lợi nhuận thu được
(triệu đ/năm)
|
2001
|
9,8
|
12,1
|
- 2,2
|
2006 – nay
|
25,2
|
16,8
|
+ 8,4
|
3.5
Bài học kinh nghiệm về Đồng quản lý nghề cá rút ra từ hồ Easoup và Lak
Bài học thứ nhất: Phương thức Đồng quản lý nguồn lợi thủy
sản không thể thành công nếu ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng và
cán bộ địa phương kém; và vai trò của nhà nước không tương xứng với vai trò của
người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi.
Bài học thứ hai:
Phương thức đồng quản lý
sẽ cần thời gian dài để cộng đồng và cán bộ địa phương đạt được trình độ nhận
thức cao, và quá trình nâng cao nhận thức phải làm thường xuyên liên tục.
Bài học thứ ba: Năng lực và vai trò cá nhân của người
lãnh đạo cộng đồng rất quan trọng trong việc thiết lập đồng quản lý nghề cá.
Bài học thứ tư: Điều kiện kinh tế của cộng đồng cũng
ảnh hưởng đáng kể đến việc thiết lập thành công Đồng quản lý nghề cá.
Bài học thứ năm: Phương thức Đồng quản lý dễ thành công
với những thủy vực có nguồn lợi thủy sản tương đối phong phú, cộng đồng hưởng
lợi tương đối lớn, có tiềm năng nâng cao sản lượng cá và tăng thu nhập cho cộng
đồng.
Bài học thứ sáu: Mô hình Đồng quản lý sẽ có tính bền
vững cao nếu có sự hỗ trợ, tư vấn của các cá nhân hay tổ chức có năng lực về chuyên
môn và quản lý nghề cá trong một thời gian ít nhất là 5 năm kể từ ngày thành
lập.
3.6
Một số ý kiến đề xuất
- Hai mô hình Đồng quản lý ở hồ Lak và
Easoup đã phát triển trong một thời gian dài. Hiện nay mô hình Đồng quản lý ở
hồ Easoup đã đạt được những kết quả nhất định và có tính bền vững. Cộng đồng
ngư dân và chính quyền địa phương khẳng định mô hình Đồng quản lý ở hồ Easoup
sẽ duy trì và phát triển sau khi Dự án Quản lý nghề cá lưu vực Mekong chấm dứt các hoạt động ở đây. Mô hình Đồng quản lý
nghề cá ở hồ Lak không bền vững, nên trong thời gian tới vẫn cần sự hỗ trợ của
Dự án và chính quyền địa phương.
- Cần nhân rộng mô hình Đồng quản lý
nghề cá và nguồn lợi thủy sản ở các hồ chứa ở Việt Nam.
- Nhà nước và chính quyền địa phương
các cấp cần có văn bản pháp lý để phân rõ trách nhiệm và vai trò của các cơ
quan nhà nước trong việc tham gia mô hình Đồng quản lý nghề cá tại địa phương.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ
tài chính cho các mô hình Đồng quản lý đang và sẽ thực hiện.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk.
2008. Niên giám thống kê 2007. 183 trang.
Dự án Quản lý nghề cá lưu
vực Mekong. 2008. Báo cáo tiến độ Dự án năm
2008. Báo cáo tiến độ cho Chương trình nghề cá Ủy hội sông Mekong.
80 trang.
Nguyễn Thị Tư,
Trương Hà Phương, Phan Đinh Phúc, Lý Ngọc Tuyên và Hoàng Trọng Tiền. 2005. Một số kết quả ban đầu về mô hình Đồng
quản lý nghề cá hồ Buôn Tría, xã Buôn Tría, huyện Lắc, tỉnh Đắk Lắk. Báo cáo
tuyển tập Nghề cá sông Cửu Long, Hội thảo Quốc gia về phát triển thủy sản vùng
hạ lưu Mekong, Việt Nam. Trang 58-63.
Nguyen Thi Nhung, Vo The Dung, Truong Ha Phuong, Phan
Thuong Huy, Phan Dinh Phuc, Nguyen Ngoc Vinh, Tran Minh Hoang, Nguyen Thi Bich,
Hoang Dinh Thao Vy, and John Sollows. 2003. The future of fisheries
co-management in six reservoirs in the Central Highlands of Viet Nam.
Proceeding of the 5th Technical Symposium on Mekong
Fisheries. MRC Conference Series No. 4. 195-213.
Nguyễn Thị Hồng Vân. 2007. Khảo sát đánh
giá tổng quan các mô hình Đồng quản lý tỉnh Đăk Lắk. Bài trình bày trong Hội thảo
“ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG
NGÀNH THỦY SẢN TẠI ĐĂK LẮK” do Viện Kinh tế & Quy hoạch thủy sản tổ chức
vào tháng 8/2007 tại Đắk Lắk.
Phan Đinh Phúc, Hoàng Trọng Tiền, Lê Văn Diệu, Dương
Tuấn Phương, và Nguyễn Thị Tư. 2007. Tổng quan về mô hình Đồng quản lý nghề cá
tại Hồ Easoup và hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Báo cáo trong Hội thảo “ĐÁNH GIÁ TỔNG
QUAN VÀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG NGÀNH THỦY SẢN
TẠI ĐĂK LẮK” do Viện Kinh tế & Quy hoạch thủy sản tổ chức vào tháng 8/2007
tại Đắk Lắk. 10 trang.
Tưởng Phi Lai. 2007. Lựa chọn địa điểm Đồng quản lý
nghề cá ở Đắk Lắk. Bài trình bày trong Hội thảo “ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÀ LỰA CHỌN
ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG NGÀNH THỦY SẢN TẠI ĐĂK LẮK” do Viện
Kinh tế & Quy hoạch thủy sản tổ chức vào tháng 8/2007 tại Đắk Lắk.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét