XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

HỎA NGỤC-DAN BROWN (chương 1 đến chương 40)

Tên Ebook: Hỏa Ngục

Tác Giả: Dan Brown
Thể Loại: Trinh ThámKinh DịPhiêu Lưu
Dịch Giả:
Công ty phát hành: Bách Việt
Nhà xuất bản: NXB Thời Đại
Ngày xuất bản: 03/2014
Chụp pic: Hamy
Type: Candy Lai, TMT
Nguồn: cungquanghang.com


doc truyen hoa ngu full

Hỏa Ngục - Dan Brown


Chương Mở Đầu:
Lời Cám ơn
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và khiêm nhường nhất của tôi tới:
Đầu tiên và trên hết là người bạn thân cũng là biên tập viên của tôi, Jason Kaufman, vì sự tận tâm và tài năng...nhưng chủ yểu là vì khiếu hài hước bất tận của anh ấy.
Người vợ tuyệt vời của tôi, Blythe, vì tình yêu và lòng kiên nhẫn của cô ấy với quá trình viết lách, và cũng vì những bản năng siêu đẳng và sự vô tư của cô ấy với tư cách là một biên tập viên ở vị trí "tiền tuyến".
Đại diện không biết mệt mỏi và cũng là người bạn tin cậy của tôi, Heide Lange, vì đã dẫn dất thành thạo nhiều cuộc trò chuyện ở nhiều quốc gia và về nhiều chủ đề hơn cả những gì tôi biết. Tôi mãi mãi biết ơn những kỹ năng và nghị lực của cô ấy.
Xin cảm ơn toàn bộ đội ngũ nhân viên ở Doubleday vì lòng nhiệt thành; sự sáng tạo và nổ lực đối với các cuốn sách của tôi. Đặc biệt cảm ơn Suzanne Herz (vì phải đảm nhiệm quá nhiều vai trò...và đã đảm nhận rất thành công), Bill Thomas, Michael Windsor/ Judy Jacoby, Joe Gallagher, Rob Bloom, Nora Reichard, Beth Meister, Marta Carella, Lorraine Hyland. Và cũng cảm ơn sự ủng hộ không ngừng của Sonny Mehta, Tony Chirico, Kathy Trager, Anna Mesitte, và Markus Dofile. Cảm ơn những con người phi thường thuộc phòng kinh doanh của Nhà xuất bản Random...Các bạn quả là vô đối.
Cảm ơn luật Sư uyên bác của tôi, Michael Rudell, vì bản năng hoàn hảo tuyệt vời trong giải quyết tất cả các vấn đề, cả lớn và nhỏ, cũng như vì tình bạn của anh ấy.
Cảm ơn trợ lý không thể thay thế của tôi, Susan Morehouse, vì thái độ làm việc và sự bền bí của cô ấy. Thiếu cô ấy, mọi thứ sẽ rơi vào hỗn loạn.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè của tôi ở Transworld đặc biệt là Bill Scott-Kerr vì sức sáng tạo, sự ủng hộ và khuyến khích của anh ấy, và cả Gall Rebuke vì vai trò lãnh đạo siêu việt của cô ấy.
Cảm ơn Nhà xuất bản của tôi ở Ý, Mondadori, đặc biệt là Ricky Cavallero, Piera Cusani, Giovanni Dutto, Antonio Franchini, và Claudia Scheu, và Nhà xuất bản ở Thổ Nhĩ Kỳ Altin Kitaplar, đặc biệt là Oya Alpar, Erden Heper, và Batu Bozkurt, vì sự giúp đỡ đặc biệt liên quan tới các địa danh trong cuốn sách này.
Cảm ơn các nhà xuất bản tuyệt vời khác trên khắp thế giới vì sự tận tụy, chăm chĩ và cam kết của họ.
Xin cảm ơn Leon Romero, Montalvo và Luciano Guglielmi vì vai trò quản lý rất ấn tương của họ đối với công việc dịch thuật ở London và Milan.
Xin gửi lời cảm ơn của tôi tới Tiến sĩ Marta Alvarez Gonzalez vì đã dành rất nhiều thời gian với chúng tôi ở Florence, và đã mang sức sống tới cho nghệ thuật và kiến trúc c ủa thành phố.
Cảm ơn Maurizio Pimponi, con người có một không hai, vì tất cả những gì anh ấy đã  làm đế trợ giúp chuyến đi của chúng tôi tới nước Ý. Dành nhiều thời gian với tôi ở Florence và Venice, chia sẻ kiến thức của họ: Giovanna Rao và Eugenia Antonucci ở Thư viện Medicea Laurenzianna, Serena Pini và đội ngũ nhân viên ở Cung điện Vecchio, Giovanna Giusti ở Phòng trưng bày Uffizi, Barbara Fedeli ở Nhà rửa tội và II Duôm, Ettore Vito và Massimo Bisson ở Thánh đường St.Mark, Giorgio Tagliaferro ở Cung Doge, Issabella di Lenardo, Elizabeth Carroll Consavari, và Elena Svalduz ở Venice, Annalisa Bruni; và đội ngũ nhân viên ở Thư viện Quốc gia Marcianna, và tới nhiều người mà tôi không thế nhắc đến trong bản danh sách ngắn gọn này.
Cảm ơn Richael Dillon Fried và Stephanie Delman ở cơ quan Đại diện Sanford J.Greenburger vì tất cả những gì họ đã làm cả ở Mỹ và ở nước ngoài.
Xin được cảm ơn những bộ óc phi thường của Tiến sĩ George Abraham, Tiến sĩ John Treanor, và Tiến sĩ Bob Helm vì khoa học chuyên môn của họ.
Chân thành cảm ơn các độc giả đầu tiên của tôi, những người đã đưa ra quan điếm của mình: Greg Brown, Dick và Connie Brown, Rebecca Kaufman, Jerry và Olivia Kaufman, John Chaffee.
Cảm ơn chuyên gia web Alex Cannon, người đã cùng với nhóm cộng sự ở xưởng Truyền thông Sanborn giữ cho mọi thứ hoạt động suôn sẻ trong thế giới trực tuyến.
Cảm ơn Judd và Kathy Gregg đã dành cho tôi không gian yên tình trong khuôn viên Green Gables đế tôi viết những chương cuối của cuốn sách này.
Cám ơn những nguồn trực tuyến tuyệt vời của Dự án Princeton Dante, Digital Dante tại Đai học Columnia, vả The World of Dante.
NHỮNG NƠI TÂM TỐI NHẤT CỦA ĐỊA NGỤC DÀNH RIÊNG CHO NHỮNG KẺ GIỮ THÁI ĐỘ TRUNG DUNG TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG ĐẠO ĐỨC.
Cơ sở thực tế
Mọi thông tin tham khảo bằng hình ảnh, minh họa, văn học, khoa học, và lịch sử trong cuốn tiếu thuyết này đều có thật.
"Consortium" là một tổ chức tư nhân có văn phòng đặt tại bảy quốc gia. Tên của tổ chức đã được thay đổi vì những lý do an ninh và quyền riêng tư.
Hỏa ngục (Inferno) là thế giới địa ngục được mô tả trong trường ca Thần Khúc (The Divine Comedy) của Dante Alighieri. Bản trường ca này khắc họa địa ngục như một V ương quốc có cấu trúc phức tạp, là nơi cư ngụ của những thực thế được cho là "vong linh" - những linh hồn vô hình bị mắc kẹt giữa chốn dương gian và cõi chết.
Khúc dạo đầu
Ta là Vong linh
Qua thành phố buồn đau, ta lẩn tránh.
Qua nỗi thống khố vĩnh hằng, ta trốn chạy.
Ta lê bước dọc bờ song Arno, thở không ra hơi...rẽ trái vào Via dei Castellani, lần lên phía bắc, lấn vào những bóng râm của tòa nhà Uffizi (1).
Và chúng vẫn truy lùng ta.
Giờ thì đã nghe rõ bước chân của chúng hơn khi mà chúng quyết tâm săn đuổi đến cùng.
Chúng săn lùng ta đã nhiều năm ròng. Sự đeo bám dai dẳng của chúng khiến ta phải ở dưới hầm...buộc ta phải sống trong cõi luyện hồn...quằn quại bên dưới mặt đất như một con quái vật âm phủ.
Ta là Vong linh.
ở trên mặt đất lúc này, ta nhướng mắt nhìn về phương bắc, nhưng không thế tìm thấy con đường thẳng tới sự cứu rỗi...vì dãy núi Apennine che lấp tia sáng đầu tiên của buổi bình minh.
Ta đi qua phía sau tòa nhà có ngọn tháp và những lỗ châu mai và đồng hồ chỉ có một kim...lách qua những người bán hàng rong buổi sớm ở Quảng trường San Firenze, tiếng rao khàn khàn của họ còn nồng nặc mùi lampredotto và ô liu nướng. Băng qua trước bảo tàng Bargello (2), ta cắt sang mé tây vè phía cầu thang xoắn ốc của Tu viện Badia (3) và đến ngay trước cổng sắt ở dưới chân cầu thang. Đến đây, phải gạt bỏ sau lưng mọi sự do dự. Ta vặn tay nắm và bước vào lối đi ta biết rõ sẽ không có đường trở lại. Ta hối thúc đôi chân nặng như chì bước lên dãy cầu thang hẹp...leo lên theo chiều xoắn ốc trên những bậc thang bằng đá cấm thạch mềm, lỗ chỗ và sứt mẻ.
Từ phía dưới vang lên những giọng nói. Đang van nài.
Chúng đang ở phía sau ta, không nhượng bộ, xáp lại gần.
Chúng không hiếu chuyện gì sắp đến...cũng như những gì ta đã làm cho chúng!
Đúng là mảnh đất bạc bẽo!
Khi ta leo lên, tầm nhìn trở nên khó khăn... Những thân hình đầy dục vọng quằn quại trong làn mưa dữ dội, các linh hồn tham lam ngoi ngóp trong phân thối, những kẻ xấu xa xảo trá đông cứng trong vòng tay băng giá của quỷ Satan.
Ta trèo lên mấy bậc thang cuối cùng và lên đến đính, loạng choạng ngã vào bầu không khí ấm ướt buổi sớm. Ta lao tới bức tường cao hơn đầu người, nhìn qua những kẻ hở. Xa phía dưới là thành phố thiêng liêng, nơi ta đã phải tìm cách trốn tránh những kẻ đày ải ta.
Những giọng nói vang lên, xáp lại gần phía sau lưng ta."Những điều ông vừa làm thật điên rồ!"
Điên rồ dung dưỡng điên rồ.
"Vì tình yêu của Chúa!", chúng gào lên, "Hãy nói cho chúng, tôi biết ông giấu nó ở đâu!".
Nhưng chính vì tình yêu của Chúa, ta sẽ không nói.
Giờ ta đúng,bị dồn vào chân tường, lưng tựa vào lớp đá lạnh. Chúng nhìn xoáy vào đôi mắt xanh trong veo của ta, và nét mặt chúng sầm lại, không còn vẻ phĩnh phờ, mà là hăm dọa. "ông biết chúng tôi có phương pháp của mình mà. Chúng tôi có thế buộc ông nói nó ở đâu."
Vì lý do đó, ta đã qua nửa chặng đường lên thiên đàng.
Chẳng cần báo trước, ta xoay người và rướn lên, bấu những ngón tay vào gờ tường cao, đu mình lên, bò trên hai gối, rồi đứíig dậy...chênh vênh trên vách tường. Xin hãy dẫn dắt ta, Virgil yêu quý, vượt qua khoảng không trống rỗng.
Chúng ngạc nhiên, nhào tới trước như muốn tóm lấy chân ta, nhưng lại sỢ rằng chúng sẽ làm ta mất thăng bằng và ngã nhào xuống. Giờ thì chúng van xin, trong nỗi tuyệt vọng lặng câm, nhưng ta xoay lung lại phía chúng. Ta biết mình phải làm gì.
Phía dưới ta, xa tít đến chóng mặt, những mái ngói đò chạy dài như một biến lửa chốn thôn quê, chiếu sáng mảnh đất thanh sạch nơi những người khổng lồ từhg dạo bước... Giotto, Donatello, Brunelleschi, Michelangelo, Botticelli.
Ta nhích từhg ngón chân đến mép tường.
"Xuống đây đi!", chúng gào lên. "vẫn còn chưa quá muộn mà!"
Ôi, những kẻ ngu dốt nganh ngạnh! Các ngươi không nhìn thấy tương lai ư? Các ngươi không hiếu thấu vẻ huy hoàng ở các tác phấm sáng tạo của ta ư? Sự thiết yếu
Ta sẽ vui vẻ thực hiện sự hy sinh tối thượng này...và bằng việc đó, ta sẽ dập tắt hy vọng cuối cùng của các ngươi hòng tìm ra những gì các ngươi đang lùng kiếm.
Các ngươi sẽ chẳng bao giờ kip tìm thấy nó đâu.
Sâu dưới kia hằng trăm mét, quảng trường rải đá cuội như một ốc đảo yên bình mời gọi. Ta làm sao đợi thêm được nữa...trong khi thời gian chính là thứ hàng hóa cho dù có bộn tiền ta cũng không thế mua được.
Trong vài giây cuối cùng, ta phóng tầm mắt xuống quảng trường, và nhìn thấy một cảnh tượng khiển ta giật mình.
Ta nhìn thấy gương mặt nàng.
Từ trong bóng râm, nàng đang ngước lên nhìn ta.Đôi mắt nàng u sầu, nhưng trong đôi mắt ấy, ta cảm nhận được sự tôn kính dành cho những gì ta đã hoàn thành.Nàng hiếu ta không còn lựa chọn nào khác.Vì tinh yêu với Nhân loại, ta phải bảo vệ kiệt tác của mình.
Ngay lúc này nó vẫn phát triển... chờ đợi... âm ĩ bên dưới làn nước màu đỏ máu của cái đầm chẳng bao giờ phản chiếunhững ánh sao.
Ta rời mắt khỏi nàng và nhìn về phía chân trời. Phía trên thế giới đau khổ này, ta nói lời khấn cầu cuối cùng.
Hỡi Chúa kính yêu, con cầu xin thế giới ghi nhớ tên con không phải như một kẻ tội đồ đáng ghê tởm, mà như một vị cứu tinh vẻ vang, người biết thật sự là như vậy. Con cầu xin Nhân loại sẽ hiếu món quà con đếlại phía sau.
Món quà của con là tương lai.
Món quà của con là sự cứu rỗi.
Món quà của con là Hỏa ngục.
Nói xong, ta thầm khấn amen... và gieo bước chân cuối cùng vào khoảng không thăm thẳm.
(1)  Uffizi Gallery là bảo tàng ở Florence, một trong những bảo tàng nghệ thuật lâu đời và nổi tiếng nhất. Tòa nhà được Giorgio Vasari xây dựng năm 1560 làm văn phòng cho các quan tòa - vì thế mà thành tên gọi "Uffizi" (tức "office" hay "văn phòng"), (chú thích trong sách này là của dịch giả)
(2) Cung điện Bargello, còn gọi là Cung điện Nhân dân (Palazzo del Popolo) vốn là trại lính và nhà tù, nay là bảo tàng nghệ thuật ở Florence, Ý. Đây là công trình công cộng cổ nhất Florence, được xây dựíig năm 1255. Năm 1574, gia tộc Medici cho cảnh sát trưởng (bargello) của Florence đóng trụ sở tại tòa nhà này, vì thế thành tên gọi. Từ năm 1865, Bargello trở thành bảo tàng Quốc gia (Museo Nazionale del Bargello) trưng bày bộ sưu tập lớn nhất về điêu khắc Gothic và Phục hưng ở Ý (thế kỷ XVI - XVII)
(3)  Badia Fiorentina là tu viện kiêm nhà thờ trên phố Via del Proconsolo ở trung tâm Florence. Người ta cho rằng thi hào Dante, tác giả Thần Khúc, lớn lên ngay bên kia phố trong ngôi nhà được xây lại năm 1910 làm Bảo tàng Dante. Hiện nay, Badia là giáo đoàn của các tu sĩ và nữ tu dòng Tín hữu Gerusalemme, với các buổi cầu kinh hằng chiều lúc 6 giờ.
Chương 1:
Ký ức chầm chậm phục hồi... như bong bóng sủi lên từ thẳm sâu của một cái giếng không đáy.
Một phụ nữ che mạng.
Robert Langdon đăm đăm nhìn người phụ nữ phía bên kia con sông nước đỏ sánh như máu.ở bờ bên đó, người phụ nữ đứng đối diện anh, bất động, trang nghiêm, gương mặt ấn dưới tấm mạng che. Tay cô giữ chặt một mảnh vải taỉnỉa màu lam, đang được cô giơ cao lên để tỏ lòng tôn kính với biển xác chết dưới chân mình. Mùi tử khí nồng nặc khắp nơi.
Hãy tìm kiểm, người phụ nữ thì thào. Và anh sẽ thấy.
Langdon nghe thấy những từ ấy như thể người phụ nữ nói ngay trong đầu anh. "Cô là ai?", anh gọi to, nhưng giọng anh không hề phát thành tiếng.
Thời gian đang cạn dần, người ấy thì thào. Hãy tìm kiểm và sẽ thấy.
Langdon nhích một bước về phía sông, nhưng anh nhìn thấy rõ nước đỏ như máu và quá sâu, không thể lội qua. Khi Langdon ngước mắt nhìn lại người phụ nữ che mạng thì những xác người dưới chân cô đã nhân lên vô khối. Giờ có đến cả trăm, có khi hàng nghìn, một số vẫn còn sống, đang quằn quại trong đau đớn, chị
đựng những cái chểt không dễ gì nghĩ ra được... bị lừa thiêu đốt, bị vùi lấp trông phân thối, xâu xé lẫn nhau. Anh có thể nghe rõ những tiếng kêu thảm thỉểt của con người vang vọng trên mặt nước.
Người phụ nữ tiến về phía anh, chìa hai cánh tay mảnh mai như thể đang cầu xỉn sự giúp đỡ.
"Cô là ai?", Langdon lại gọi to
Đáp lại, người phụ nữ giơ tay và từ từ gỡ tấm mạng khỏi mặt mình. Bà ấy đẹp mê hồn, nhưng già hơn Langdon hình dung - có lẽ đã ngoài sáu mươi, oai nghiêm và rắn rỏi, giống nnư một bức tượng không nhuốm màu thời gian. Bà ấy có cái cằm cương nghị, đôi mắt sâu thẳm có hồn, và mái tóc bạc dài với những lọn quăn buông xõa xuống bờ vai. Cổ bà ấy đeo một miếng bùa bằng lam ngọc hình một con rắn quấn quanh cây quyền trượng.
Langdon có cảm giác mình đã biểt bà ấy... tin tưởng bà. Nhưng bằng cách nào? Tại sao lại như vậy?
Lúc này bà ấy chỉ tay vào một đôi chân đang giãy giụa, thò ngược lên từ dưới đất, rõ ràng là chân của một sinh lỉnh bất hạnh nào đó bị chôn ngược đầu tới tận thắt lưng. Phần đùi tái nhợt của người đó có một con chữ duy nhất - vỉểt bằng bùn -
R ư? Langdon ngẫm nghĩ, đầy phân vân. Giống như trong... Robert ư? "Không lẽ đó là... mình?"
Gương mặt người phụ nữ không hé lộ gì cả. Hãy tìm và sẽ thấy, bà ấy nhắc lại.
Không hề báo trước, người bà ấy bắt đầu tỏa ra một thứ ánh sáng màu trắng... càng lúc càng sáng hơn. cả cơ thể bà bắt đầu rung lên dữ dội, và sau đó, kèm theo một tiếng nổ lớn, bà vỡ tan thành cả nghìn mảnh ánh sáng.
Langdon hét lên, choàng tỉnh.
Căn phòng sáng trưng. Chỉ có mình anh. Mùi cồn y tể nồng gắt trong không khí và đâu đó có tiếng máy phát ra những âm thanh trùng khớp với nhịp tỉm của anh. Langdon cố gắng nhúc nhích cánh tay phải, nhưng một cơn đau nhói khiển anh đành thúc thủ. Anh nhìn xuống phía dưới và thấy một ống truyền dính chặt lấy lớp da cánh tay mình.
Mạch anh đập rộn, và cỗ máy cũng giữ đúng nhịp, phát ra những tiếng kêu nhanh hơn.
Mình đang ở đâu thể nhỉ? Có chuyện gì không biết?
Gáy Langdon nhói lên một con đau buốt. Rất cấn thận, anh đưa cánh tay còn lại chạm vào mặt mình, cố gắng định vị nguồn gốc cơn đau đầu. Bên dưới mái tóc rối bù, anh sờ thấy những nốt u cứng ngắt của hàng chục mũi khâu đã đóng vảy vì máu khô.
Anh nhắm mắt, cố gắng nhớ lại vụ tai nạn.
Không nhớ được gì cả. Trống rỗng hoàn toàn.
Nghĩ đi.
Chỉ có bóng tối mịt mùng.
Một người đàn ông mặc đồ thanh trùng bước vội vào, chắc chắn vì thấy màn hình cảnh báo nhịp tỉm đập nhanh của Langdon. ông ấy có bộ râu dày, ria cũng rậm, và đôi mắt dịu dàng toát ra vẻ điềm tĩnh ân cần bên dưới đôi lông mày rậm.
"Đã có chuyện., gì vậy?", Langdon gắng gượng. "Tôi bị tai nạn à?"
Người đàn ông râu rặm đưa một ngón tay lên môi và sau đó chạy vội ra ngoài, gọi một ai đó dưới sảnh.
Langdon xoay đầu, cử động đó gây ra một cơn đau nhói lan khắp người anh. Anh hít mấy hơi thật sâu để cơn đau dịu đi. Sau đó, rất nhẹ nhàng và cấn thận, anh quan sát không gian vô trùng xung quanh mình.
Căn phòng bệnh viện này có một giường đơn. Không hoa hòe gì cả. Không bảng hiệu, Langdon nhìn thấy quần áo mình trên chiếc bàn quầy gần đó, gấp gọn trong một túi nhựa trong. Tất cả đều dính máu.
Chúa ơi. Chắc chắn là rất tệ.
Giờ Langdon chậm rãi xoay đầu về phía ô cửa sổ cạnh giường. Bên ngoài trời tối om. Đang đêm. Tất cả những gì Langdon có thể nhìn thấy trên kính là hình phản
chiểu của anh - một kẻ xa lạ nhợt nhạt, xanh xao và mệt mỏi, người đầy ống và dây nhợ, xung quanh là các thiết bị y tể.
Có tiếng nói tiến lại gần trong hành lang, và Langdon đưa mắt trở lại căn phòng. VỊ bác sĩ đã quay lại, đi cùng với một người phụ nữ.
Cô ấy có vẻ như mới ngoài ba mươi một chút. Cô mặc bộ đồ thanh trùng màu xanh da trời và buộc gọn mái tóc vàng thành một túm đuôi ngựa đung đưa sau gáy theo nhịp chân của cô.
"Tôi là bác sĩ Sỉenna Brooks", cô nói, nhìn Langdon mỉm cười ngay khi vừa bước vào. "Tôi sẽ làm việc cùng bác sĩ Marconi tối nay."
Langdon yểu ớt gật đầu.
Cao ráo và uyển chuyển, bác sĩ Brooks di chuyển với dáng vẻ dứt khoát của một vận động viên. Ngay cả khi trong bộ đồ thanh trùng kì cục, ở cô vẫn toát lên vẻ thanh thoát, thướt tha. Mặc dù Langdom có thể thấy rõ là cô không hề trang điểm nhưng nước da của cô vẫn có vẻ mịn màng lạ thường, với khỉểm khuyết duy nhất là một nốt ruồi duyên nhỏ xíu ngay phía trên môi. Đôi mắt cô, dù có màu hạt dẻ dịu dàng, dường như sắc sảo đến kỳ lạ, như thể chúng từng chứng kiến nhiều trải nghiệm mà một người trạc tuổi cô hiểm có dịp được tao ngộ.
"Bác sĩ Marconi không nói được nhiều tiếng Anh", cô lên tiếng và ngồi xuống cạnh anh. "Và ông ấy đề nghị tôi giúp điền mẫu đơn nhập viện cho anh." Cô lại mỉm cười.
"Cảm ơn cô", Langdon rên ri.
"Được rồi", cô lên tiếng, giọng toát lên sự tháo vát ân cần. "Tên anh là gì nhỉ?" Anh phải mất một lúc mới trả lời được: "Robert... Langdon".
Co rọi đèn soi vào mắt anh. "Nghề nghiệp?"
Thông tin này được đưa ra còn chậm hơn nữa. "Giáo sư. Lịch sử nghệ thuật... và biểu tượng học. Đại học Harvard."
Bác sỉ Brooks hạ đèn xuống, vẻ ngạc nhiên. Vị bác sĩ với đôi mày rậm trông cũng bất ngờ không kém.
"Anh là... người Mỹ à?"
Langdon ngơ ngác nhìn cô.
"Chỉ là...", cô ngập ngừng. "Tối qua lúc anh đến đây, anh không hề có giấy tờ tùy thân. Lúc ấy anh mặc đồng phục Harris Tvveed và đi giày lười hiệu Someset, cho nên chúng tôi đoán anh là người Anh."
"Tôi là người Mỹ", Langdon quả quyết với cô, nhưng anh quá mệt không thể giải thích được rằng anh rất chuộng quần áo may đo riêng.
"Anh có thấy đau chỗ nào không?"
"Ở đầu tôi", Langdon đáp, cái đầu vẫn đang nhoi nhói của anh gặp ánh đèn rọi
sáng quắc càng thêm khó chịu. May thay, bác sĩ Brooks bỏ đèn vào túi, cầm lấy cổ tay Langdon và kiểm tra mạch đập.
"Lúc tỉnh lại, anh la hét dữ dội", cô nói. "Anh có nhớ tại sao không?"
Langdon vụt nhớ lại hình ảnh kỳ quái về người phụ nữ đeo mạng với những xác người quằn quại xung quanh. Hãy tìm và sẽ thấy. "Tôi gặp một cơn ác mộng."
"Như thế nào?"
Langdon kể lại cho cô nghe.
Nét mặt của bác sĩ Brooks vẫn thản nhiên khi cô ghi chép trên kẹp hồ sơ. "Anh có nghĩ được điều gì gợi ra một hình ảnh khinh khủng như vậy không?"
Langdon lục lại ký ức rồi lắc đầu, động tác ấy khiển anh đau nhói như bị búa nện.
"Được rồi, anh Langdon", cô nói, vẫn hý hoáy viết, "Có vài câu hỏi thông thường dành cho anh. Hôm nay là thứ mấy trong tuần rồi?".
Langdon nghĩ một lúc. "Thứ bảy. Tôi nhớ lúc sớm hôm nay mình đang đi bộ qua khuôn viên,chuấn bị có một loạt tiết giảng buổi chiều... đó là điều cuối cùng tôi nhớ được. Tôi bị ngã phải không?"
"Chúng ta sẽ nói sau. Anh có biết mình đang ở đâu không?"
Langdon cố phán đoán. "Bệnh viện Đa khoa Massachusetts phải không?"
Bác sỉ Brooks lại ghi chép: "Và chúng tôi có cần gọi ai đó cho anh không? vợ? Hoặc con cái?"
"Không có ai cả", Langdon đáp lại theo bản năng. Anh luôn thích sự tĩnh mịch và độc lập mà mình có nhờ lựa chọn cuộc sống độc thân, mặc dù anh phải thừa nhận rằng, trong tình huống hiện tại, anh thèm có được một gương mặt quen thuộc ở bên cạnh. "Tôi có thể gọi cho một vài đồng nghiệp, nhưng tôi ổn mà."
Bác sỉ Brooks ngừng ghi chép, và vị bác sĩ lớn tuổi hơn tiến lại gần. ông ấy vuốt vuốt đôi mày rầm về phía sau, móc từ trong túi một chiếc máy ghi âm nhỏ và đưa cho bác sĩ Brooks. Cô gật đầu hiểu ý và xoay lại phía bệnh nhân của mình.
"Anh Langdon, tối nay khi anh đến đây, anh cứ lấm bẩm nhắc đi nhắc lại một điều gì đó." Cô liếc nhìn bác sỉ Marconi đang giơ chiếc máy ghi âm kỹ thuật số ra và bấm nút.
Một đoạn ghi âm bắt đầu chạy, và Langdon nghe thấy giọng nói nhát gừng của minh, lặp đi lặp lại cùm từ: "Rất... xỉn lỗi. Rất... xỉn lỗi."
"Theo tôi nghe", người phụ nữ nói, "giống như anh đang nói "Rất xỉn lỗi. Rất xỉn Langdon tán thành, nhưng anh lại không hề nhớ gì về chuyện đó.
Bác sỉ Brooks đăm đăm nhìn anh với ánh mắt cực kỳ đáng ngại. "Anh có ý tưởng gì về lý do tại sao anh lại nói câu này không? Anh xỉn lỗi vì điều gì đó chăng?"
Khi Langdon lục lại những chỗ tối nhất trong ký ức của mình, anh lại nhìn thấy người phụ nữ che mạng. Bà ấy đang đứng trên bờ một con sông đỏ máu với những xác người xung quanh. Mùi tử khí quay trở lại.
Bỗng nhiên Langdon thấy ngập trong một cảm giác rất bản năng về sự nguy hiểm... không chỉ cho chính anh... mà cho tất cả mọi người. Tiếng máy theo dõi nhịp tỉm của anh tăng vọt. Các cơ trong người anh cứng lại, và anh gắng ngồi dậy.
Bác sỉ Brooks vội ấn mạnh tay lên ức Langdon, ép anh nằm xuống. Cô liếc nhanh về phía vị bác sĩ râu rặm lúc này đang bước về phía cái bàn quầy kể bên và bắt đầu chuẩn bị thứ gì đó.
Bác sỉ Brooks ghé sát người xuống Langdon, thì thào. "Anh Langdon, tâm lý lo lắng là chuyện rất bình thường với những ca chấn thương não, nhưng anh cần giữ cho mạch đập giảm xuống. Đừng cử động. Đừng kích động. Hãy nằm yên và nghĩ ngơi. Anh sẽ ổn thôi. Trí nhớ của anh sẽ dần dần hồi phục."
Giờ vị bác sĩ kia quay lại cùng một ống tiêm và trao cho bác sĩ Brooks. Cô bơm toàn bộ số thuốc bên trong vào ống truyền của Langdon.
"Chỉ là một liều an thần nhẹ để anh bình tĩnh lại", cô giải thích, "Và cũng để giảm đâu nữa". Cô đứng lên. "Anh sẽ ổn thôi, anh Langdon. Hãy ngủ đi. Nểu anh cần gì, hãy bấm cái nút bên cạnh giường."
Cô tắt đèn và rời đi cùng với bác sĩ râu rậm.
Trong bóng tối, Langdon cảm nhận rõ chất thuốc đang ngấm qua cơ thể anh gần như ngay tức thì, kéo thân xác anh chìm trở lại cái giếng sâu mà anh vừa ngoi lên. Anh cố chống lại cảm giác đó, cố mở to mắt trong bóng tối của căn phòng. Anh gắng ngồi dậy, nhưng có cảm giác cơ thể mình giống như cả khối xỉ măng.
Khỉ nhúc nhích, Langdon lại thấy mình nhìn ra ô cửa sổ. Đèn đóm đã tắt cả, và trong ô kính tối đen, hình ảnh phản chiểu của anh đã biển mất, thay vào đó là đường chân trời sáng lên phía xa.
Xen giữa những chóp nhọn và mái vòm nhấp nhô, nối bật trong tầm nhìn của Langdon là một mặt nền tráng lệ. Tòa nhà là một pháo đài đá rất uy nghi với lan can hình chữ V và ngọn tháp cao đến gần trăm mét phình ra ở gần đỉnh, tạo thành một khối đồ sộ có lỗ châu mai.
Langdon ngồi thẳng dậy trên giường, cơn đau như nổ tung trong đầu anh. Anh gắng nén cơn đau giần giật dữ dội và đăm đăm nhìn ngọn tháp.
Langdon biết rất rõ công trình trung cổ này.
Nó là thứ độc nhất vô nhị trên thể giới.
Tiếc thay, nó còn nằm cách xa Massachusetts tới bốn nghìn dặm.
Bên ngoài, cửa sổ phòng anh, ấn kín trong bóng tối của tòa nhà Via Torregalli(4), một phụ nữ có vóc dáng khỏe mạnh thong dong đấy chiếc mô tô BMW tiến tới với sự tập trung cao độ của một con beo đang rình mồi. Ánh mắt của ả sắc lạnh. Mái tóc cắt ngắn kiểu đầu đinh của ả nối bật trên phần cổ áo dựng ngược của bộ đồ lái xe bằng da đen. Ả kiểm tra lại vũ khí giảm thanh của mình, và chăm chú nhìn lên ô cửa sổ nơi ánh đèn Robert Langdon vừa tắt.
Chập tối nay, nhiệm vụ ban đầu của ả đã thất bại thảm hại.
Tiếng gù của một con bồ câu lẻ đàn đã làm thay đối mọi việc.
Giờ ả đến để giải quyết mọi thứ cho êm đẹp.
(4)Biệt thự Torregalli (hay lâu đài Torre Galli) là một phần của hệ thống pháo đài ở vùng Soffiano, thuộc gia tộc Nerli. Đến thế kỷ 17, quyền sở hữu thuộc về gia tộc Galli và đến năm 1868, nơi này trở thành tài sản của Paolo Gentile Farinola, người cho xây lại các phần tường có lỗ châu mai theo phong cách Trung cổ. Năm 1991, nó được công nhận là di tích lịch sử nghệ thuật và hiện nằm trong chế độ công quản.
Chương 2:
Mình đang ở Florence ư!?
Đầu Robert Langdon đau như búa bổ. Lúc này anh đang ngồi thẳng trên chiếc giường bệnh, liên tục nhấn nút gọi bác sĩ. Bất chấp số thuốc an thần trong cơ thể, tim anh vẫn đập rộn.
Bác sĩ Brooks vội vã chạy vào, túm tóc đuôi ngựa của cô đung đưa “Anh ổn chứ?”
Langdon lắc đầu đầy hoang mang. “Tôi đang ở…Ý à?”
“Tốt rồi”, cô nói. “Anh đang dần nhớ lại.”
“Không!” Langdon chỉ tay ra ngoài cửa sổ về phía tòa lâu đài uy nghi phía xa. “Tôi nhận ra cung điện Vecchio.”
Bác sĩ Brooks bật đèn sáng trở lại, và đường chân trời của Florence biến mất. Cô đến bên giường anh, dịu dàng nói khẽ. “Anh Langdon, không cần phải lo lắng như vậy. Anh đang tạm thời bị mất trí nhớ, nhưng bác sĩ Marconi khẳng định chức năng não bộ của anh vẫn ổn.”
Vị bác sĩ rậm râu cũng chạy xộc vào, rõ ràng ông cũng nghe thấy tiếng nút gọi. Ông kiểm tra máy theo dõi nhịp tim của Langdon trong khi đó nữ bác sĩ trẻ nói liến thoắng với ông bằng thứ tiếng Ý rất trôi chảy, hình như về việc Langdon đã “ kích động “ như thế nào khi biết mình ở Ý …
Kích động ư? Langdon giận dữ nghĩ thầm. Chết sững thì đúng hơn! Andrenalin trào dâng trong cơ thể anh lúc này đang đối chọi với thuốc an thần. “Có chuyện gì xảy ra với tôi?”, anh gặng hỏi. “Hôm nay là thứ mấy?”
“Mọi thứ đều ổn”, cô đáp. “Mới rạng sáng. Thứ Hai, ngày Mười tám tháng Ba.”
Thứ hai.
Langdong cố ép bộ óc đang đau nhói tua lại hình ảnh cuối cùng anh có thể nhớ ra - lạnh lẽo và tăm tối bước đi một mình qua khuôn viên Harvard để tới buổi giảng bài tối thứ Bảy. Tức là đã hai ngày trước ư?! Một cơn đau nhức buốt hơn níu chặt lấy Lanqdon khi anh cố nhớ lại bất kỳ chi tiết nào kể từ buổi lên lớp hoặc sau đó. Chẳng nhớ được gì. Tiếng máy theo dõi nhi.p tim của anh tăng nhanh.
Vị bác sĩ lớn tuổi gãi gãi chòm râu và tiếp tục điều chỉnh thiết bị trong khi bác sĩ Brooks ngồi xuống bên cạnh Langdon.
"Anh sẽ ổn thôi", cô trấn an anh, giọng rất dịu dàng. "Chúng tôi chấn đoán anh bị suy yếu ký ức cũ, một chứng rất phố biến khi bị chấn thương vùng đầu. Ký ức về vài ngày qua của anh có thể lộn xộn hoặc biến mất, nhưng anh không hề bị tổn thương nào vĩnh viễn." cô ngừng lại. "Anh có nhớ được tên tôi không? Tôi đã nói với anh lúc tôi mới vào đây."
Langdon nghĩ một lúc, "Sỉenna". Bác sĩ Sỉenna Brooks.
Cô mìm cười. "Thấy không? Anh đã hình thành trí nhớ mới." cơn đau đầu khiến Langdon gần như không chịu nổi, và tầm nhìn rất gần của anh vẫn mờ nhòa. "Có chuyện gì...vậy? Làm thế nào tôi đến được đây?"
"Tôi nghĩ anh nên nghỉ ngơi, và có lẽ..."
"Làm sao tôi đến được đây?", anh gặng hỏi, máy theo dõi nhịp tim càng nhanh thêm.
"Được rồi, hãy thở đều nào", bác sĩ Brooks nói, trao đối với đồng nghiệp cái nhìn lo lắng. "Tôi sẽ nói với anh." Giọng cô trở nên nghiêm túc thấy rõ. "Anh Langdon, ba giờ trước, anh lảo đảo bước vào phòng cấp cứu, trên đầu có một vết thương đang chảy máu, và anh ngã gục ngay lập tức. Không có người nào biết anh là ai hay làm cách nào anh tới được đây. Anh cứ lầm bầm bằng tiếng Anh cho nên bác sĩ Marconi đề nghị tôi hỗ trợ. Tôi từ Anh tới đây nghỉ phép."
Langdon cảm thấy như thể mình vừa tỉnh lại trong một bức tranh của Max Emst*. Mình làm quái gì ờ Ý chứ? Thông thường Langdon vẫn tới đây vào mỗi dịp tháng Sáu để dự một hội thảo về nghệ thuật, nhưng giờ mới là tháng Ba.
(* Max Emst: ( 1891-1976 ) là họa sĩ, nhà điêu khắc và là nhà thơ người Đức. ỏng được coi làmột trong những nhà tiên phong của phong trào Dada vàchủ n ghĩa siêu thực.)
Thuốc an thần giờ có tác dụng mạnh hơn, và anh cảm thấy như thế lực hút trái đất đang tăng dần lên theo từng giây, ghìm chặt anh xuống tấm đệm. Langdon cố cưỡng lại, ngấng cao đầu, gắng giữ tỉnh táo.
Bác sĩ Brooks nghiêng người về phía anh, như một thiên thần che chắn. "Nào, anh Langdon", cô thì thầm. " Chấn thương đầu rất nhạy cảm trong vòng hai mươi tư giờ đầu tiên. Anh cần nghỉ ngơi, hoặc anh sẽ bị chấn thương nghiêm trọng đấy."
Đột ngột có tiếng nói lại xạo vang lên trong hệ thống liên lạc của căn phòng. "Bác sĩ Marconi?"
Vị bác sĩ có râu nhấn một chiếc nút trên tường và trả lời, "vâng?".
Giọng trong hệ thống liên lạc nói bằng tiếng Ý rất nhanh. Langdon không thể nghe được họ nói gì, nhưng anh nhìn thấy hai vị bác sĩ trao đổi một cái nhìn đầy ngạc nhiên. Hay báo nguy chăng?
"Chờ chút", Marconi đáp, kết thúc cuộc trò chuyện.
"Có chuyện gì vậy?", Langdon hỏi.
Đôi mắt của bác sĩ Brooks dường như hơi nheo lại một chút. "Nhân viên lễ tân bộ
phận chăm sóc đặc biệt ấy mà. Có người tới thăm anh."
Một tia hi vọng rọi qua trạng thái chếnh chóng của Langdon. "Tin vui đấy! Có lẽ người này biết chuyện gì đã xảy ra với tôi."
Trông Brooks không chắc chắn lắm. "Hơi lạ là lại có ai đến đây. Chính chúng tôi còn không thể biết tên anh, và thậm chí anh còn chưa được đăng kí vào hệ thống."
Langdon cố chống chọi lại tác dụng của các loại thuốc giảm đau và loay hoay tìm cách ngồi thắng lại trên giường. "Nếu có ai đó biết tôi ờ đây, nhất dịnh người đó phải biết đã có chuyện gì xảy ra!"
Bác sĩ Brooks liếc nhìn bác sĩ Marconi, ông lập tức lắc đầu và liếc đồng hồ đeo tay. Cô quay lại phía Langdon.
"Đây là khoa chăm sóc đặc biệt", cô giải thích. "Không ai được phép vào, sớm nhất cũng phải tới 9 giờ sáng. Một lát nữa bác sĩ Marconi sẽ ra xem vị khách kia là ai và người đó muốn gì."
"Thế còn điều tôi muốn thì sao?", Langdon vặn hỏi.
Bác sĩ Brooks kiên nhẫn mìm cười và hạ giọng, cúi xuống sát hơn. "Anh Langdon, có vài việc trong tối nay mà anh chưa biết...liên quan đến chuyện xảy ra với anh. Và trước khi anh trò chuyện với bất kỳ ai, tôi nghĩ tốt hơn cả là anh nên có đầy đủ mọi dữ kiện. Rất tiếc tôi không nghĩ là anh đã đủ khỏe mạnh để..."
"Dữ kiện gì cơ?", Langdon thắc mắc, cố nhòm dậy thêm. Đường ống truyền dịch trên cánh tay anh nhói lên, và cơ thể anh ngã vật xuống như thể nặng đến vài trăm cân. "Tất cả những gì tôi biết là tôi đang nằm trong một bệnh viện ờ Florence và xuất hiện trong khi lặp đi lặp lại mấy chữ "rất xin lỗi...""
Một ý nghĩ đáng sợ vụt hiện ra trong tâm trí anh.
"Hay là tôi phải chịu trách nhiệm trong một vụ tai nạn xe hơi?", Langdon hỏi. "Tôi làm ai đó bị thương à?!"
"Không, không", bác sĩ Brooks đáp, "Tôi không nghĩ vậy!"
"Vậy thì chuyện gì đây?", Langdon cố nài, nhìn cả hai vị bác sĩ đầy giận dữ. "Tôi có quyền được biết chuyện gì đang xảy ra!"
Im lặng kéo dài, và cuối cùng bác sĩ Marconi miễn cưỡng gật đầu với cô đồng nghiệp trẻ trung quyến rũ. Bác sĩ Brooks thở hắt ra và tiến lại sát bên giường của anh hơn. "Được rồi, đế tôi kể lại cho anh những gì tôi biết..., và anh cần lắng nghe một cách bình tĩnh, được chứ?"
Langdon gật mạnh khiến một cơn đau buốt lan khắp đầu anh. Anh không quan tâm lắm mà chăm chú chờ nghe câu trả lời.
"Vấn đề đầu tiên là thế này...vết thương ờ đầu anh không phải do một vụ tai nạn gây ra."
"Tốt quá, nhẹ cả người."
"Không đơn giản thế đâu. Thực tế, vết thương của anh là do một phát đạn."
Màn hình theo dõi nhi.p tim của Langdon nhảy nhanh hơn, "Xỉn lỗi tôi nghe không rõ!"
Bác sĩ Brooks nói điềm tĩnh nhưng nhanh gọn. "Một viên đạn sượt qua đình đầu anh và chắc chắn khiến anh bị chấn động. Rất may mắn là anh còn sống. Chì thấp xuống một phân nữa thì..." Cô lắc đầu.
Langdon đăm đăm nhìn cô vẻ không tin. Có ai đó bắn mình ư?
Phòng đợi vang lên những tiếng đôi co đầy giận dữ. Có vẻ như ai đó thăm Langdon không muốn phải chờ đợi. Gần như ngay lập tức, Langdon nghe thấy ờ đầu kia hành lang có tiếng cánh cửa nặng nề bật tung. Anh cố nhìn cho tới khi thấy một bóng người đang tiến dần tới trong hành lang.
Người phụ nữ đó mặc toàn đồ da đen. Dáng cô ta rắn chắc và khỏe khoắn với kiểu đầu đinh. Cô ta di chuyển rất thư thái, cứ như thể đôi chân không hề chạm đất, và cô ta nhắm thắng về phía phòng của Langdon.
Không chút do dự, bác sĩ Marconi bước qua cừa hành lang để chắn lối đi của vị k hách. "Dừng lại!", người đàn ông ra lệnh, bàn tay vươn ra như một viên cảnh sát.
Kẻ lạ mặt vẫn không hề chùn bước, rút ra một khấu sung giảm thanh. Ả nhắm thắng vào ngực bác sĩ Marconi và nã đạn.
Có tiếng gió rít.
Langdon kinh hãi chứng kiến khi bác sĩ Marconi lảo đảo bước lùi vào phòng, ngã vật xuống sàn, tay ôm chặt lấy ngực, chiếc áo choàng trắng của ông đẫm máu.
Chương 3:
Năm dặm ngoài khơi nước Ý, chiếc du thuyền sang trọng dài hơn bảy mươi mốt mét* mang tên The Mendacium chạy băng băng qua màn sương trước lúc rạng đông xuất hiện trên những lớp sóng dập dềnh của biền Adriatic. Phần thân thon của con tàu được sơn màu xám chì, khiến nó có khí sắc không mãy thân thiện rãt đặc trưng của một con tàu quân
thõng đo lường Anh-Mỹ. Để tiện cho độc giả theo dõi, người dịch đã chuyển sang hệ đo lường tương ứng thông dụng ớ Việt Nam. VD, ở đây là 237 foot tương đương 71.1m ( 1 foot ~0.3m)
Với giá hơn 300 triệu đô la Mỹ, con tàu tự hào với đầy đủ tiện nghi thông dụng - phòng tắm hơi, bể bơi, rạp chiếu phim, tàu ngầm cá nhân, và cả sân trực thăng. Tuy nhiên, những thứ lặt vặt cần dung hằng ngày của con tàu lại ít được chủ nhân quan tâm. Vị chủ nhân này nhận con tàu năm năm về trước, sau đó lập tức phá bỏ hầu hết tiện nghi này để lâp đặt một trung tâm chỉ huy điện tử cấp quân sự bậc nhất.
Được kết nối với ba đường truyền vệ tinh chuyên dụng và một loạt trạm tiếp sóng mặt đãt, phòng điêu khiển trên tàu The Mendacium có đội ngũ nhân viên hơn hai mươi người - gồm kỹ thuật viên, chuyên gia phân tích, chuyên gia điêu phôi tác chiến họ sống luôn trên tàu và giữ liên lạc thường xuyên với nhiều trung tâm tác chiến trên bộ của tổ chức.
Bộ phận an ninh thường trực trên tàu gồm một đơn vị binh sĩ tinh anh được huấn luyên bài bản về quân sự, hai hệ thống dò tìm tên lửa, và một kho vũ khí tối tân và bộ phận nhân viên hỗ trợ khác - đầu bếp, tạp vụ, và phục vụ - nâng tổng số người trên tàu lên hơn bốn mươi. Thực tế, tàu The Mendacium chính là tòa văn phòng di động giúp chủ nhân của nó điều hành cả để chế của mình.
Được các nhân viên xem như "Thị Trưởng", chủ nhân con tàu là một người đàn ông nhỏ thó với làn da sạm nắng và cặp mắt sâu hoắm, vẻ ngoài không lấy gì đánh thuê vô cảm, kẻ tiếp tay cho tội ác, tên tay sai của quỳ dữ - nhưng ông ta không phải là hạng nào trong số này. Đơn giản là Thị trưởng cung cấp cho khách hàng cơ hội để theo đuổi tham vọng và dục vọng của họ bất chấp hậu quá, còn việc vốn dĩ con người ai cũng mâc sai lầm thì không phải vãn đề làm ông ta bận tâm.
Mặc kệ việc bị người ta chi trích và phản đối, kim chỉ nam đạo đức của Thị trưởng là một ngôi sao cố định.
- Ông ta tạo dựng danh tiếng và đế chế của mình dựaa— trên hai nguyên tắc vàng.
Không bao giở đưa ra lời hứa nếu không thể giữ lời.
Và không bao giờ nói dối khách hàng.
Chưa từng.
Trong sự nghiệp của mình, Thị trưởng chưa bao giờ thất hứa hay vi phạm thỏa thuận làm ăn. Lời nói của ông ta có thế đem thế chấp Ngân hàng được - một Trong sự nghiệp của mình, Thị trưởng chưa bao giờ thãt hứa hay vi phạm thỏa thuận làm ăn. Lời nói của ông ta có thế đem thế chấp Ngân hàng được - một vật bảo đảm tuyệt đối - và mặc dù chắc chắn có những hợp đồng ông ta lây làm tiếc vì đã thực hiện nhưng nuõt lời trước những hợp đồng đó chưa bao giờ là lựa chọn của ông ta cả.
Sáng hôm nay, khi bước ra ban công phòng ngủ trên du thuyên của mình, Thị trưởng phóng tầm mắt vê —Phía măt hiển đang nổi sóng và cố gắng xua đi mối băn khoăn đang cuộn lên trong long.
 Những quyết định trong quá khứ chính là các kiến trúc sư cho hiện tại của chúng ta.
Những quyết định trong quá khứ của Thị trưởng đã giúp ông ta luôn giành thế chủ động trong bãt kì hoàn cảnh khó khăn nào và thoát ra ở thê thượng phong. Tuy nhiên, ngày hôm nay, lúc nhìn qua cửa sổ vê phía những ánh đèn của lục địa phía xa, ông ta lại cảm thây bức bôi lạ thường.
—Một năm trước cũng trên chính con tàu này ông ta đã có một quyết định mà những dây mơ rễ má lằng nhằng của nó giờ đây đang đe dọa lật tung mọi thứ ông ta từng xây dựng. Ta đã đồng ý cung cấp dịch vụ cho nhầm người mãt rồi. Thời điểm đó, Thị trưởng không có cách nào biết được đều ấy, và lúc này việc tính toán sai lần đó kéo theo cả chuỗi thách thức chưa từng có, buộc ông ta phải phái một số đặc  vụ ngoại tuyến giỏi nhất của mình "vào trận", với mệnh lệnh "làm bãt cứ việc gì cần thiết" để giữ con thuyền đang chao đảo của ông ta không bị lật úp.
Lúc này, Thị trưởng đang đợi nghe tin từ một đặc vụ rất đặc biệt.
Vayentha, ông ta nghĩ thầm, nhớ tới hình ánh một chuyên gia đầu đinh rắn rỏi. Vayentha, người luôn phục vụ ông ta đâu ra đấy cho tới sứ mệnh lần này tôi qua cô ta đã phạm một sai lầm với những hậu quả kinh khủng. Sáu tiếng qua quả là một cuộc ganh đua quyết liệt, một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tái kiểm soát tình hình.
Vayentha nói cô ta phạm lỗi chỉ đơn giản là do không may mán - con chim cất tiếng kêu không đúng lúc.
Tuy nhiên, Thị trưởng không tin vào may rủi. Mọi việc ông ta làm đều được sắp xếp để loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên và may rủi. Quyền kiểm soát là chuyên môn cùa Thị trưởng - tiên liệu mọi khả năng dự đoán mọi phản ứng, và nhào nặn thực tiễn theo đúng kết quả mong muốn, ông ta có hồ sơ không tì vết về những phi vụ thành công và kín tiếng, cùng một danh sách khách hàng quen thân đáng nể - những tủ phú, chính trị gia, tộc trưởng Hồi giáo, và thậm chí các nhân viên Chính phủ.
Phía đông, quầng sáng nhờ nhờ đầu tiên của buổi sớm bắt đầu nuốt chửng những vì sao thấp nhất ở đường chân trời. Thị trưởng đứng trên sàn tàu và kiên nhẫn đợi Vayentha thông báo rằng sứ mệnh của cô ta đã tiên triển đúng như kẽ hoạch.
Chương 4:
Trong khoảnh khắc, Langdon cảm thấy như thể thời gian ngừng lại.
Bác sĩ Marconi nằm bất động trên sàn, máu tuôn ra từ ngực ông. Langdon cố cưỡng lại tác dụng của thuốc an thần trong cơ thể, ngước mắt nhìn lên kẻ ám sát đầu đinh lúc này vẫn đang sải bước ngoài hành lang, băng qua nốt mấy thước cuối cùng để tiếp cận khuôn cửa bỏ ngỏ vào phòng anh, Khi gần đến ngưỡng cửa, ả nhìn về phía Langdon và lập tức chĩa vũ khí về hướng anh...nhắm thẳng vào đầu.
Mình sắp chết, Langdon nhận ra như vậy. ở đây và ngay lúc này.
Một tiếng đập chát chúa vang lên trong phòng bệnh chật hẹp.
Langdon giật nảy, chắc chắn anh đã bị va đập, nhưng tiếng ồn đó không phải là tiếng súng của kẻ tấn công. Thay vào đó, tiếng đập ấy là tiếng đóng cảnh của thép nặng nề của phòng bệnh khi bác sĩ Brooks lao người vào cửa và xoay ổ khóa.
Đôi mắt dại đi vì sợ hãi, bác sĩ Brooks lập tức thụp xuống bên cạnh người đồng nghiệp đẫm máu của mình, cố gắng bắt mạch. Bác sĩ Marconi thổ ra một búng
máu, tràn dọc từ má xuống bộ râu dày. Rồi ông lả đi.
"Enrico, đừng! Xin anh!", cô kêu lên.
Bên ngoài, cả loạt đạn nổ chát chúa nhằm vào lớp vỏ kim loại phía ngoài ô cửa. Tiếng chuông báo động vang lên khắp hành lang.
Bằng cách nào đó, cơ thể Langdon hoạt động trở lại, hoảng hốt và đầy bản năng, lấn át tác dụng của thuốc an thần. Trong lúc lóng ngóng leo ra khỏi giường, một cảm giác đau như phải bỏng xé qua cánh tay phải của anh. Trong khoảnh khắc, Langdon nghĩ một viên đạn đã xuyên qua cửa và trúng anh, nhưng khi nhìn xuống, anh nhận ra cây kim truyền vừa bung khỏi mình. Đường ống nhựa thòi ra từ một cái lỗ trên cánh tay, và dòng máiu nóng hổi đang chảy ngược ra khỏi ống.
Giờ thì Langdon hoàn toàn tỉnh táo.
Bác sĩ Brooks vẫn quỳ sụp bên cạnh xác Marconi, cố bắt mạch cho ông, nước mắt không ngừng trào ra. Sau đó, như thế có một công tắc vừa nhảy bên trong, cô đứng lên và quay lại phía Langdon. Vẻ mặt cô biến đổi ngay trước mắt anh, những nét trẻ trung như đanh lại với tất cả vẻ điềm tĩnh của một bác sĩ cấp cứu dày dạn đang phải xử lý một tình huống khủng hoảng.
"Theo tôi", cô ra lệnh.
Bác sĩ Brooks nắm lấy tay Langdon và kéo anh băng qua phòng. Tiếng súng và tình trạng hỗn loạn vẫn tiếp tục trong hành lang khi Langdon lảo đảo bước đi trên đôi chân còn chưa vững. Đầu óc rất tỉnh táo nhưng cơ thế nặng như đeo đá c ủa anh lại phản ứng rất chậm. Đi nào! Sàn nhà lát đá hoa lạnh ngắt dưới gan bàn chân, và bộ quần áo bệnh viện mỏng manh không đủ dài để che kín thân hình hổn 1m80. Anh có thế cảm nhận được máu đang trào ra từ cánh tay và chảy xuống bàn tay mình.
Đạn vẫn tiếp tục bay tới ổ khóa nặng nề, bác sĩ Brooks đẩy vội Langdon vào một phòng tắm nhỏ. Cô định vào theo thì chợt dừng lại, nhìn xung quanh rồi chạy trớ lại phía quầy nhặt lấy chiếc áo hiệu Harris Tweed đẫm máu của anh.
cứ mặc xác cái áo khoác chết tiệt của tôi đi!
Cô quay lại, tay khư khư chiếc áo khoác và nhanh nhẹn khóa cửa phòng tắm.
Vừa lúc, cánh cửa phòng ngoài bật tung.
Cô bác sĩ trẻ đã nắm quyền kiếm soát. Cô bước vội qua gian phòng tắm nhỏ tới ô cửa thứ hai, giật tung ra và dẫn Langdon vào phòng hồi sức liền kề. Tiếng súng vang lên phía sau họ khi bác sĩ Brooks ghé đầu ra ngoài hành lang, nhanh chóng kéo tay Langdon và lôi anh băng ngang hành lang lọt vào khu vực cầu thang. Cử động đột ngột làm Langdon chóng mặt, anh cảm thấy có thế bất tỉnh bất kỳ lúc nào.
Mười lăm giây tiếp theo là tình trạng mờ nhòe...đi xuống cầu thang...trượt chân... ngầ. Cơn giật giật trong đầu Langdon gần như không thế chịu nổi. Thị lực của anh lúc này dường như còn mờ nhòe hơn, các cơ bắp rã rời, mỗi cử động đều có cảm giác như một phản ứng rất chậm trễ.
Và lúc này khi trời lạnh hẳn lên.
Mình đã ra ngoài.
Khi bác sĩ Brooks đẩy anh rời xa khỏi tòa nhà dọc theo một con hẻm tối om, Langdon giẫm phải thứ gì đó sắc cạnh và ngã chúi xuống, đập mạnh vào vỉa hè. Cô cố gắng giúp anh đứng dậy, miệng rủa thành tiếng chuyện anh vẫn chịu tác động của thuốc an thần.
Khi họ tới gần cuối hẻm, Langdon lại vấp lần nữa. Lần này cô để mặc anh nằm trên đất, chạy băng ra phố và thét gọi ai đó ớ phía xa. Langdon có thế nhận ra ngọn đèn màu xanh lục nhòe nhòe của một chiếc taxi đỗ ngay phía trước bệnh viện. Chiếc xe không hề di chuyến, rõ ràng người lái xe đang say ngủ. Bác sĩ Brooks hét to và khua khoắng tay. Cuối cùng, đèn pha taxi bật lên và xe chầm chậm lăn bánh về phía họ.
Trong hẻm phía sau Langdon, có tiếng cánh cửa bật tung, tiếp theo là tiếng những bước chân đang tiến đến rất gấp gáp. Anh ngoảnh lại và nhìn thấy cái bóng đem thẫm đang lao vọt về phía mình. Langdon cố gắng đứng dậy, nhưng cô bác sĩ đầ ôm lấy anh, đẩy anh vào ghế sau của chiếc taxi hiệu Fiat. Anh buông nửa người trên ghế, nửa trên sàn xe trong khi bác sĩ Brooks chồm lên, dùng tay giật cho cửa đóng lại.
Người tài xế ngái ngủ ngoái lại và trợn mắt nhìn cặp đôi kỳ quặc vừa chen lên xe
mình - một phụ nữ tóc đuôi ngựa trẻ trung mặc quần áo bác sĩ và một người đàn ông mặc đồ bệnh nhân với cánh tay chảy máu. Anh ta sắp lên tiếng yêu cầu họ cuốn xéo ra khỏi xe thì gương bên sườn xe vồ tan. Người phụ nữa mặc đồ da đen chạy phăm phăm ra khỏi hẻm, tay chĩa súng. Khẩu súng ngắn của ả lại nhả đạn lần nữa vừa lúc bác sĩ Brooks nhấn đầu Langdon xuống. Cửa sổ sau vỡ tan, mảnh kính rơi xuống người họ rào rào.
Người lái xe không cần ai thúc giục thêm. Anh ta đạp mạnh chân ga, chiếc taxi phóng vọt đi.
Langdon vẫn trong trạng thái lơ mơ. Ai đó đang tìm cách giết mình ư?
Khi họ đã ngoặt qua góc đường, bác sĩ Brooks ngồi dậy và nắm lấy cánh tay chảy máu của Langdon. Đường ống nhựa thò ra từ cái lỗ trên da thịt anh.
"Nhìn ra ngoài cửa đi", cô ra lệnh.
Langdon tuân theo. Bên ngoài, những tấm bia mộ ma quái vùn vụt trôi qua trong bóng tối. Dường như họ đang băng qua một nghĩa địa. Langdon cảm thấy những ngón tay của cô bác sĩ nhẹ nhàng nắm lấy ống nhựa và sau đó, không hề báo trước, cô giật mạnh ra.
Một cơn đau buốt chạy thẳng lên đầu Langdon. Anh cảm thấy mắt mình mờ đi, và sau đó mọi thứ tối đen.
Chương 5:
Tiếng chuông điện thoại vang lên khiến Thị trưởng rời mắt khỏi màn sương êm đềm trên biển Adriatic, ông ta nhanh nhẹn bước vào văn phòng riêng.
Rất đúng lúc, ông ta nghĩ, vẻ háo hức chờ đợi tin báo.
Màn hình máy tính trên bàn làm việc của ông ta chớp chớp bật lên, thông báo rằng cuộc gọi đến từ một điện thoại mã hóa giọng nói cá nhân hiệu Sectra Tiger XS của Thụy Điển, đã được gửi lại qua bốn thiết bị tiếp sóng không thể truy ra dấu vết trước khi kết nối vào tàu của ông ta.
Ông ta nhấc ống nghe. "Thị trưởng đây", ông ta trả lời, chậm rãi và cấn trọng. "Nói đi!"
"Tôi Vayentha đây", giọng bên kia đáp lại.
Thị trưởng cảm nhận rõ sắc thái bồn chồn khác thường trong ngữ điệu của ả.
Các đặc vụ hiếm khi trực tiếp nói chuyện với Thị trưởng, và hiếm khi vẫn được làm việc cho ông ta sau một thất bại giống như tối qua. Tuy nhiên, Thị trưởng đã yêu cầu một đặc vụ tại đó giúp khắc phục biến cố, và Vayentha là người thích
hợp nhất cho công việc này.
"Tôi có tin mới", Vayentha nói.
Thị trưởng im lặng, cảm nhận của ông ta về ả vẫn nguyên vẹn.
Khi ả nói, ngữ điệu hoàn toàn vô cảm, thể hiện rõ một cố gắng ở tầm cổ chuyên gia. "Langdon đã trốn thoát", cô ta nói. "Anh ta có người."
Thị trưởng ngồi xuống mặt bàn và im lặng một lúc khá lâu. "Hiểu", cuối cùng ông ta nói. "Tôi cho rằng anh ta sẽ tìm tới cơ quan chức năng sớm nhất có thể."
Phía dưới Thị trưởng hai tầng, ở trung tâm kiếm soát an ninh của con tàu chuyên gia điều phối cao cấp Laurence Knowlton ngồi trong buồng      nhận  ra cuộc gọi mã hóa của Thị trưởng đã
chấm dứt. Anh ta hy vọng tin tốt lành, vẻ căng thăng của Thị trưởng thấy rất rõ suốt hai ngày qua, và mọi nhân viên điều hành trên tàu đều cảm thấy chắc chắn có một tác vụ rất quan trọng nào đó đang diễn ra.
Nguy cơ đang quá cao, và tốt hơn cả là lúc này Vayentha thu xếp ổn thỏa.
Knowlton đã quen với việc hỗ trợ những kế hoạch được xây dựng kỹ lưỡng, nhưng riêng kịch bản này lại chẳng đi đến đâu, và Thị trưởng phải đích thân tham chiến.
Chúng ta đã tiến vào một lãnh thổ chưa có tên trên bản đồ.
Mặc dù có đến nửa tá nhiệm vụ khác đang được tiến hành trên khắp thế giới, n hưng tất cả đều do những văn phòng ngoại tuyến khác nhau của Consortium thực hiện, giúp Thị trưởng và bộ sậu của ông ta trên con tàu The Mendacium rảnh rang tập trung vào sứ mệnh này.
Khách hàng của họ đã nhảy lầu tự sát vài ngày trước tại Florence, nhưng Consortium vẫn còn nợ người đó vô số công việc - những nhiệm vụ cụ thế người ấy đã giao phó cho tổ chức này bất kế tình hình thế nào - và Consortium lúc nào cũng vậy, phải tuân thủ mà không được nghi vấn gì cả.
Mình cũng nhận được mệnh lệnh, Knowlton nghĩ thầm, và hoàn toàn chấp hành. Anh ta ra khỏi gian buồng lắp kính chống đạn của mình, đi bộ qua mấy buồng nữa - một số nhìn xuyên qua được, một số lắp kính mờ - nơi các nhân viên tác vụ đang xử lý các mảng khác nhau của cùng nhiệm vụ này.
Knowlton bước qua lớp không khí điều hòa của phòng điều khiến chính, gật đầu với tốp kỹ thuật, và bước vào một khoang nhỏ có lối đi riêng cất giữ hổn chục cái két. Anh ta mở một cái két và lấy những thứ bên trong ra - lần này, chỉ là một thẻ nhớ màu đỏ thẫm. Theo miếng giấy ghi nhiệm vụ đính kèm, thẻ nhớ này chứa một tệp video lớn, vị khách hàng đã chỉ đạo họ chuyến cho các cơ quan truyền thông lớn vào một thời điếm cụ thế lúc sáng mai.
Việc gửi tệp ẩn danh vào sáng mai rất đơn giản, nhưng theo quy trình chung cho tất cả các tệp số hóa, lưu đồ đã đánh dấu tệp này cho mục duyệt lại ngày hôm nay - hai mươi tư tiếng trước khi gửi - để đảm bảo Consortium có đủ thời gian thực hiện bất kỳ quy trình giải mã, biên soạn cần thiết nào, hoặc những bước chuẩn bị quan trọng khác trước khi chuyến tệp vào đúng thời điếm.
Loại trừ hết mọi may rủi.
Knowlton quay lại gian buồng trong suốt của mình và đóng cánh cửa kính nặng nề lại, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.
Anh ta bật công tắc trên tường, gian buồng lập tức trở nên mờ đục. Đế đảm bảo tính bảo mật, tất cả các buồng vách kính trên tàu The Mendacium đều được tạo bằng loại kính SPD thông minh. Độ trong suốt cửa kính được kiếm soát dễ dàng bằng cách vận hành hoặc loại bỏ một dòng điện, giúp điều chỉnh thẳng hàng hoặc làm lộn xộn hàng triệu phân tử hình que nhỏ xíu lơ lửng trong tấm kính.
Chia thành từng ngăn là một nền tảng trong Consortium.
Chỉ biết nhiệm vụ của mình. Không chia sẻ gì hết.
Lúc này, Knowlton ngồi gọn trong không gian riêng, cắm thẻ nhớ vào máy tính và chọn tệp để bắt đầu công việc thẩm định.
Lập tức màn hình của anh ta chuyến sang màu đen...và loa bắt đầu phát ra những âm thanh khe khẽ của nước chảy. Một hình ảnh từ từ xuất hiện trên màn hình...không có hình dạng xác định và lờ mờ. Từ trong nền tối dần định hình một khung cảnh...bên trong một hang đá...hay gian buồng rất lớn. Nền không gian đó là nước, giống như một cái hồ ngầm. Điều rất lạ là nước có vẻ được chiếu sáng...
Trong khi âm thanh nước chảy vẫn tiếp tục, máy quay bắt đầu lia xuống dưới hà hạ thấp dần theo chiều dọc, hướng thẳng tới mặt nước được chiếu sáng rồi lao xuyên qua. Tiếng nước róc rách biến mất, thay bằng tiếng óc ách rất lạ phía dưới. Giờ thì máy quay đã chìm nghỉm, tiếp tục tiến xuống, di chuyến vài thước trong nước rồi dừng lại, lấy nét vào phần nền hang phủ đầy bùn đất.
Trên nền có bắt vít một tấm biến hình chữ nhật bằng titan tỏa ánh sáng lờ mờ.
Tấm biến có dòng chữ khắc.
TẠI NƠI NÀY, VÀO NGÀY NÀY,
THẾ GIỚI THAY ĐỒI MÃI MÃI.
Phần dưới tấm biến có khắc một cái tên và ngày tháng.
Đó là tên vị khách hàng của họ.
Ngày tháng...chính là ngày mai.
Chương 6
Lúc này Langdon cảm thấy có bàn tay rắn chắc nâng anh dậy...lay anh tỉnh cơn mê rồi giúp anh ra khỏi taxi. Anh cảm thấy vỉa hè lạnh ngắt bên dưới hai bàn chân trần.
Được thân hình mảnh mai của bác sĩ Brooks dìu đd, Langdon bước lảo đảo dọc theo lối đi vắng vẻ giữa hai tòa nhà. Không khí buổi sớm mai làm chiếc áo bệnh nhân của anh căng phồng, và Langdon cảm thấy lạnh ở những chỗ anh biết lẽ ra không cảm nhận được.
Thuốc an thần anh uống khi còn ở bệnh viện khiến cho cả suy nghĩ và thị lực của anh đều nhạt nhòa, mờ mịt. Langdon cảm thấy như đang ở dưới nước, cố gắng quờ quạng tìm lối thoát trong một thế giới lờ mờ, nhớp nháp. Bác sĩ Brooks vẫn xốc anh đi tới, dìu anh bằng một sức mạnh kinh ngạc.
"Cầu thang", cô nói, và Langdon nhận ra họ đã tới lối vào bên hông một tòa nhà.
Langdon bám lấy tay vịn và cố lê bước leo lên trong trạng thái chóng mặt, mỗi bước phải mất một lúc khá lâu. Cớ thể anh nặng trịch. Giờ thì bác sĩ Brooks phải đấy anh. Khi họ lên được chiếu nghỉ, cô bấm vài con số trên một phím khóa cũ rĩ
sét và cánh cửa xè xè mở ra.
Không khí bên trong không ấm hơn là bao, nhưng so với vỉa hè gồ ghề bên ngoài, nền gạch lát dưới lòng bàn chân anh lúc này giống như tấm thảm mềm. Bác sĩ Brooks dẫn Langdon tới một thang máy nhỏ và giật mạnh cửa sập, kéo anh vào trong buồng thang chỉ bằng cố một quầy điện thoại. Không khí bên trong có mùi thuốc lá MS - một mùi hương ngòn ngọt pha chút đắng thường gặp ở Ý, không khác gì mùi café esp     resso. Thứ mũi đó giúp đầu óc  Langdong tỉnh táo chút ít. Bác sĩ Brooks nhãn nút, và đâu đó phía trên đầu họ, bánh rầng rệu rạo bắt đầu uể oải vận hành.
Dịch chuyển lên trên
Buồng thang máy lắc lư và rung bần bệt khi kẽo kẹt chạy lên trên. Vì bốn vách chỉ toàn những tấm kim loại nên Langdon nhìn rõ không gian bên trong đường ống thang máy lướt đều đều trước mắt. Cho dù vẫn đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, cảm giác sợ hãi muôn thưở của Langdon đối với những không gian khép kín vẫn nguyên vẹn và rõ rệt.
Đừng nhìn!
Anh dựa vào vách, cố gắng lấy lại nhịp thở. Trán anh đau nhói, và khi nhìn xuống dưới, anh thấy ống tay áo Harris Tvveed của mình được buộc vội vàng quanh cánh tay giống như một dải băng. Phần còn lại của áo khoác kéo lê phía sau anh, ngay trên mặt đất, te tua và bẩn thỉu.
Anh nhắm mắt lại để cố chống chọi với cơn đau như búa bổ ở đầu, nhưng bong tối lại nhấn chìm anh lần nữa.
Một hình ảnh quen thuộc hiện ra - người phụ nữ che mạng đẹp như tượng với chiếc bùa và mái tóc bạch kim tết thành từng lọn quăn. Như lần trước, bà ấy đứng trên bờ dòng sông máu với những xác người quằn quại vây quanh. Bà nói với Langdon, giọng nài nỉ.
Hãy tìm kiếm và sẽ thấy!
Langdon cảm giác rất rõ ràng là phải phải cứu bà ấy...cứu tất cả bọn họ. Những đôi chân chống ngược lên trời, đã bị vùi lấp một nửa, cứ lần lượt theo nhau... mềm oặt xuống.
Bà là ai? Anh cố gắng gọi trong lặng câm. Bà muốn điều gì?!
Mái tóc bạch kim bắt đầu lòa xòa bay trong gió nóng rực. Thời gian của chúng ta
đang cạn dần, bà ấy thì thào, tay chạm vào chiếc vòng cổ có gắn bùa. Rồi đột ngột bà ấy nổ tung thành một cột lửa chói lòa, lan nhanh qua dòng sông, bao bọc lấy bọn họ.
Langdon hét lên, mở choàng mắt ra.
Bác sĩ Brooks nhìn anh lo lắng, "Sao vậy?"
"Tôi cứ bị ảo giác!", Langdon kêu lên. "vẫn là cảnh tượng ấy."
"Người phụ nữ tóc bạc ư? Và toàn những xác chết phải không?"
Langdon gật đầu, m@ hôi đọng thành giọt trên trán anh.
"Anh sẽ ổn thôi", cô trấn an anh, mặc dù chính giọng cô cũng run run. "Những hình ảnh xuất hiện đi xuất hiện lại là điều thường thấy với chứng mất trí. Chức nầng não bộ giúp sắp xếp và phân loại ký ức của anh nhất thời bị chấn đổng, và vì thế nó biến mọi thứ thành một hình ảnh duy nhất."
"Không phải là hình ảnh đẹp đẽ cho lắm", anh nói.
"Tôi biết, nhưng cho tôi khi anh lành bệnh, trí nhớ của anh sẽ lộn xộn và không
được sắp xếp - quá khứ, hiện tại và khả năng tưởng tượng sẽ lẫn lộn với nhau. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong các giấc mơ."
Buồng thang máy lắc lư rồi dừng lại, và bác sĩ Brooks kéo cánh cửa xếp ra. Họ I ại đi bộ, lần này dọc một hành lang hẹp, tốl om. Họ đi qua một ô cửa sổ, phía bên ngoài bong, các nóc nhà tối thẫm ở Florence bắt đầu hiện rõ trong ánh sáng lúc sắp rạng đông, ở đầu kia hành lang, bác sĩ Brooks quỳ rạp xuống, tìm chìa khóa bên dưới một chậu cây trồng có vẻ thiếu nước và mở một cánh cửa.
Căn hộ rất nhỏ, không khí bên trong rõ ràng có sự tương phản giữa mùi nến hương vanilla và mùi thảm cũ. Đồ đạc và các tác phẩm nghệ thuật trang trí đều giản tiện ở mức tối đa - cứ như thể được bài trí cho một buổi bán đồ cũ vậy. Bác sĩ Brooks điều chỉnh bộ ổn nhiệt, và các lò sưởi bắt đầu hoạt động.
Cô đứng im một lúc và nhắm mắt lại, thở mạnh ra, như để trấn tính. Sau đó cô quay lại và giúp Langdon vào gian bếp nhỏ giản dị, nđi có chiếc bàn bọc formica và hai ghế tựa mỏng manh.
Langdon cố nhích về phía chiếc ghế với hy vọng ngồi xuống đó, nhưng bác sĩ Brooks nắm lấy cánh tay anh và dung tay kia mở một ngăn kéo tủ. Tủ gần như trống không...bánh quy giòn, vài gói mỳ ống, một lon Coke, và một chai Nodoz.
Cô lấy cái chai và đổ sáu viên thuốc vào lòng bàn tay Langdon. "Chất caffeine", cô nói. "Dành cho những lúc tôi phải làm ca đêm giống như tối nay."
Langdon bỏ thuốc vào miệng và liếc nhìn quanh để tìm nước uống.
"Cứ nhai cả đi", cô nói. "Thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn và giúp khắc chế thuốc an thần."
Langdon bắt đầu nhai và ngay lập tức phải nhăn mặt. Thuốc đắng nghét, rõ ràng là nên nuốt tất tần tật. Bác sĩ Brooks mở tủ lạnh và đưa cho Langdon chai San Pellegrino còn một nửa. Anh uống luôn một hơi dài đầy biết ơn.
Lúc này cô bác sĩ tóc đuôi ngựa mới nắm lấy cánh tay phải của Langdon và gd bỏ đoạn băng gạc buộc tạm bằng áo khoác rồi đặt lên bàn bếp. Sau đó cô cẩn thận kiểm tra vết thương. Lúc cô nắm lấy cánh tay trần của anh, Langdon cảm nhận rõ hai bàn tay mảnh mai của cô run run,
"Anh sẽ sống", cô tuyên bố.
Langdon hy vọng cô không sao. Anh có thể hiểu được những gì cả hai người vừa phải chịu đựng. "Bác sĩ Brooks", anh nói, "chúng ta cần gọi cho ai đó. Lãnh sự...
cảnh sát. Bất cứ ai".
Cô gật đầu nhất trí. "Mà này, anh có thể thôi gọi tôi bằng bác sĩ Brooks được rồi - tên tôi là Sienna".
Langdon gật đầu. "Tôi tên là Robert." Dường như mối quan hệ họ vừa xây đắp được trong quá trình trốn chạy để giữ mạng sống đã giúp họ bảo đảm cho việc tiết lộ tên thật của nhau. "Cô nói cô là người Anh."
"Xét về dòng máu thì đúng."
"Tôi không hề nhận ra tí âm sắc nào."
"Vâng", cô đáp. "Tôi đã phải cố gắng làm mất giọng."
Langdon định thắc mắc tại sao nhưng Sienna đã ra hiệu cho anh đi theo. Cô dẫn anh theo một hành lang hẹp tới buồng tắm nhỏ, tối lờ mờ. Nhờ tấm gương phía trên bồn rửa mặt, Langdon thoáng nhìn thấy được hình ảnh mình, lần đầu tiên kể từ lúc anh thấy nó trong ô cửa sổ phòng bệnh.
Tệ quá. Mái tóc đen rậm của Langdon bết lại, còn đôi mắt thì đỏ ngầu và mệt mỏi. Đám râu ria lởm chởm che kín cả cằm anh.
Sienna vặn vòi nước và hướng dẫn Langdon đưa cánh tay bị thương vào làn nước lạnh như đá. Đau buốt, nhưng anh nhăn mặt cố giữ nguyên tay ở đó.
Sienna lấy một cái khăn rửa mặt còn mới và thấm ít xà phòng sát khuẩn. "Có lẽ anh nên quay mặt đi."
"Không sao đâu. Tôi không ngại chuyện..."
Sienna bắt đầu chà xát rất mạnh, và cơn đâu ghê gớm làm cánh tay Langdon tê dại. Anh nghiến chặt răng để cố không hét lên phản kháng.
"Anh không cần tiêm thuốc", cô nói, chà xát mạnh tay hơn. "Thêm nữa, nếu anh định gọi cho chính quyền, anh sẽ cần cảnh giác hơn lúc này đấy. Không có gì sản sinh ra adrenalin nhiều bằng cđn đau đâu."
Langdon cố gắng chịu đựng chà xát trong khoảng mười giây thì buộc phải giật mạnh tay ra. Đủrồi! Phải thừa nhận, anh cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn, cơn đau ở cánh tay anh lúc này hoàn toàn lấn át cơn đau đầu.
"Tốt rồi", cô nói, tắt vòi nước và thấm khô cánh tay anh bằng một chiếc khăn sạch. Sau đó Sienna dán một miếng băng gạc lên tay anh, nhưng khi cô làm việc đó, Langdon phát hiện ra một chi tiết khiến anh bị sao nhãng - một điều khiến anh rất không vui.
Trong suốt gần bốn mươi năm, Langdon luôn đeo chiếc đồng hồ Chuột Mickey cổ lỗ sĩ chỉ dân sưu tầm đồ cổ mới mua, một món quà của ba mẹ anh. Gương mặt mỉm cười và đôi tay vẫy lia lịa của Mickey luôn là thứ hằng ngày nhắc nhở anh thường xuyên cười và đón nhận cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
"Đồng hồ...của tôi", Langdon lắp bắp, "Mất rồi!". Không có nó, anh bỗng thấy thiếu vắng. "Lúc đến bện viện tôi có đeo nó không?"
Sienna ném về phía anh cái nhìn ngờ vực, rõ ràng thắc mắc tại sao anh lại có t hể lo lắng về một thứ tầm thường như vậy. "Tôi không nhớ anh có cái đồng hồ nào cả. Anh lau sạch người đi. Tôi sẽ quay lại sau mấy phút và chúng ta sẽ nghĩ cách tìm kiếm trợ giúp cho anh". Cô quay đi, nhưng dừng lại ở ngưdng cửa, nhìn thẳng vào mắt anh trong gương. "Và trong lúc tôi đi, tôi khuyên anh nên suy n ghĩ xem tại sao lại có người muốn giết anh. Tôi đoán đó sẽ là câu hỏi đầu tiên chính quyền đặt ra."
"Đợi đã, cô định đi đâu?"
"Anh không thể cứ cởi trần như thế mà nói chuyện với cảnh sát được. Tôi sẽ đi tìm một ít quần áo cho anh. Hàng xóm của tôi cũng bằng cd anh. ông ấy đi vắng, và tôi cho mèo của ông ấy ăn. ông ấy nợ tôi."
Nói xong, Sienna bỏ đi.
Robert Langdon quay lại tấm gương nhỏ phía trên bồn rửa mặt và nhận ra ngay người đang đăm đăm nhìn lại mình. Có ai đómuốn mình phải chết. Anh lại nghe thấy những tiếng lầm bầm lúc mê sảng của mình vang lên trong tâm trí.
Rất xin lỗi. Rất xin lỗi.
Anh soát lại ký ức để nhớ lại chút gì đó..-bất kỳ điều gì, song chỉ thấy trống rỗng. Tất cả những gì Langdon biết là anh đang ở Florence và bị một vết thương ở đầu do đạn bắn.
Lúc đăm đăm nhìn vào đôi mắt mệt mỏi của chính mình, Langdon lờ mờ tự hỏl liệu có khi nào anh choàng tỉnh trên chiếc ghế đọc sách ở nhà, chộp lấy một ly martini đã cạn và quyển Những linh hồn chết, chỉ để nhắc mình nhớ rằng không bao giờ nên trộn lẫn rượu Bombay Sapphire với Gogol.
Chương 7:
Langdon lột bỏ chiếc áo choàng bệnh viện loang máu và quấn khăn tắm quanh hông. Sau khi vả nước lên mặt, anh cẩn thận sờ những mũi khâu ở phía sau đầu. Phần da rất đau, nhưng khi anh vuốt phần tóc bết lại che lên chỗ đó, vết thương gần như biến mất. Mấy viên caffeine đang phát huy tác dụng , và cuối cùng anh cảm thấy màn sương bắt đầu tan.
Nghĩ xem Robert. Hãy cố nhớ xem!
Buồng tắm không có cửa sổ đột nhiên giống như một buồng giam kín, Langdon bước ra hành lang, theo bản năng lần về phía cột sáng tự nhiên phát ra qua một cách cửa mở hé mé bên kia. Căn phòng giống như một nơi ngồi học tạm bợ, với cái bàn rẻ tiền, cái ghế quay đã cũ, những quyển sách được phân loại vút trên sàn, và thật mừng...có cả một ô cửa sổ.
Langdon tiến về phía có ánh sáng ban ngày.
ở phía xa, phần mặt trời xứ Tuscany nhô lên chỉ vừa bắt đầu chạm đến những
ngọn tháp cao nhất của thành phố đang tỉnh giấc- lầu chuông,        tháp Tu viện
Badia, tháp Bảo tàng Bargello. Langdon tì trán lên ô kính mát lạnh. Không khí tháng Ba hanh và lạnh, càng làm ánh sáng mặt trời lúc này đã len lỏi đến các sườn đồi thêm mạnh mẽ.
Ánh sáng của người họa sĩ, người ta gọi nó như vậy.
ở trung tâm đường chân trời, một mái vòm khổng lồ lợp ngói đó vươn lên sừng
sững, trên đỉnh trang trí một quả cầu bằng đồng mạ vàng lóa sáng như đèn hiệu, vương cung Thánh đường Brunelleschi* đã tạo nên lịch sử kiên trúc bằng
việc kiên tạo mái vòm khổng lồ của Thánh đường, và giờ đây, hơn năm trăm năm sau, công trình cao hơn một trăm mười bốn mét ây vẫn đứng vững, một công trình khổng lồ bất di bất dịch trên nền Quảng trường Nhà thờ lớn - Quảng trường Duomo.
Tại sao mình lại ở Florence?
*Filippo Brunelleschi ( 1377- 1446 ) là một trong những kiến trúc sư và kỹ sư hàng đâu của thời Phục Hưng Ý. ông nôi tiêng nhât với việc phát hiện ra luật xa gần ( phối cánh ) cũng như kiên tạo mái vòm vương cung Thánh đường Florence. Ông cũng có nhiều thành tựu về kiên trúc, điêu khăc, toán học và cả thiêt kê tàu.
Với Langdon, một người suốt đời đam mê nghệ thuật Ý, Florence đã trở thành một trong những điểm đên yêu thích của anh ở châu Âu. Đây là thành phô nơi Michelangelo từng chơi đùa trên đường phô khi còn nhỏ, và nơi trào lưu Phục Hưng Ý được khởi xướng trong những xưởng nghệ thuật. Đây là Florence, với những phòng trưng bày thu hút hàng triệu du khách đên đê chiêm ngưỡng bức Thân Vệ Nữ chào đời của Botticelli, Li truyền tin của Leonardo, và niềm tự hào của thành phố - bức tượng David.
Langdon đã bị bức tượng David của Michelangelo hút hồn ngay lần đầu tiên nhìn thấy tác phẩm lúc còn niên thiếu...khi bước vào Học viện Mỹ thuật ( Accademia delle Belle Arti )...chầm chậm đi qua phòng trưng bày Prigioni* tối mờ còn nguyên sơ của Michelangelo... Và sau đó cảm thấy ánh mắt mình bị kéo lên trên, không cưõng được, vẽ phía kiệt tác cao hơn năm mét. Vóc dáng hoàn hảo và hệ cơ bắp tuyệt vời của David khiến hầu hết du khách lần đầu đến thăm đều phải giật mình, nhưng với Langdon, chính tư thế của David mới là điều khiến anh thấy. Michelangelo đã phát huy truyền thống tương phản kinh điển để tạo ra ảo giác rằng David đang nghiêng về bên phải, chân trái gần như không chịu lực, trong khi thực tế chân trái của tượng lại chống đỡ hàng tấn đá cẩm thạch.
Tượng David đã thắp lên trong Langdon nhận thức đầu tiên về sức mạnh của nghệ thuật điêu khắc. Lúc này, Langdon băn khoăn liệu mình có tới thăm kiệt tác này trong mấy ngày qua, nhưng ký ức duy nhất anh có thể nhớ được là tỉnh dậy trong bệnh viện và nhìn thấy vị bác sĩ vô tội bị sát hại ngay trước măt mình. Rất xin lỗi. Rất xin lỗi.
Cảm giác tội lỗi khiến anh thấy buồn nôn. Mình đã làm gì?
Lúc đứng bên cửa sổ, tầm nhìn ngoại biên của anh vẫn nhận ra hình dáng một máy tính xách tay để trên bàn bên cạnh mình. Langdon đột nhiên nhận ra rằng, bất kỳ chuyện gì xảy ra với anh tối qua cũng đều có thể được đưa tin.
Nếu có thể truy cập Internet, mình sẽ tìm ra câu trả lời.
Langdon ngoảnh về phía cửa sổ và gọi to: "Sienna!".
Im lặng. Cô ây vẫn ở bên căn hộ của ông hàng xóm và tìm kiếm quần áo.
Tin chắc Sienna sẽ thông cảm cho hành vi xâm nhập máy tính, Langdon mở máy và bấm nút nguồn.
*Prigioni ( Tù nhân ) là tên gọi gian trưng bày bốn tác phẩm điêu khắc ( Quattro Prigioni) của Michelangelo, vốn ban đầu được làm cho mộ của Giáo hoàng Julius II. Sở dĩ có tên gọi này là vì các nhân vật trong tác phâm như đang cố gắng thoát ra khỏi khối đá cẩm thạch tạc họ. Michelangelo mất khi chưa kịp hoàn thành chúng, ở đây còn có tượng Thánh Metthew cũng của Michelangelo và các bức vẽ của những họa sỹ cùng thời với Michelangelo, như Ghirlandaio và Andrea del Sarto.
Màn hình nền của Sienna nhấp nháy – vẫn là nền "mây xanh dương" căn bản của Windows. Langdon lập tức vào trang tìm kiếm Google phiên bản Ý và gõ dòng chữ Robert Langdon,
Giá mà sinh viên của mình có thể nhìn thấy mình lúc này, anh nghĩ trong lúc bắt đầu tìm kiếm. Langdon thường xuyên phê bình sinh viên về việc Google chính bản thân họ - một trò rỗi hơi kỳ quặc mới cho thấy nỗi ám ảnh về danh tiếng cá nhân hiện có vẻ thịnh hành trong giới trẻ Mỹ.
Một trang kết quả tìm kiếm xuất hiện - hàng trăm đầu mục có liên quan đên Langdon, sách và các bài giảng của anh. Không phải thứ mình tìm kiếm.
Langdon thu hẹp phạm vi tìm kiếm bằng cách chọn nút thời sự.
Một trang mới xuất hiện: Kết quả tin tức cho "Robert Langdon".
Ký tặng sách: Robert Langdon sẽ xuất hiện...
Robert Langdon xuất bản sách nhập môn vê Biểu tượng cho...
Bản danh sách dài vài trang, và Langdon chẳng thấy gì gần đây – chắc chắn không có gì giúp giải thích tình huống khó chịu hiện nay của anh. Chuyện gì xảy ra tối qua? Langdon tiếp tục truy cập vào trang web The Florentine, một tờ báo tiếng Anh xuất bản tại Florence. Anh lướt qua các nhan đề, các mục tin nóng, và chuyên trang của cảnh sát, chỉ tìm thấy những bài viết về một vụ cháy chung cư, một vụ thụt két Chính phủ, và những vụ phạm tội vặt đã được sàng lọc.
Chẳng có gì sao?!
Anh dừng lại ở đoạn tin nóng về một quan chức thành phố chết vì đột quỵ đêm qua tại quảng trường bên ngoài nhà thờ lớn. Tên của vị quan chức chưa được công bố, nhưng cũng chưa có hành động tội ác nào bị tình nghi.
Cuối cùng, chẳng biết làm gì khác, Langdon đăng nhập vào tài khoản thư điện tử trường Harvard và kiểm tra tin nhắn, băn khoăn liệu mình có thể tìm được câu trả lời ở đó hay không. Tất cả những gì anh tìm được là cả chuỗi thư từ các đồng nghiệp, sinh viên, và bạn bè, rất nhiều thư trong số đó đề cập những cuộc hẹn gặp trong tuần tới.
Có vẻ như chẳng có ai biết mình biến mất.
Langdon tắt máy tính và đóng màn hình lại, tâm trạng càng lúc càng không chắc chắn. Anh định rời đi thì một thứ đập vào măt. Ở góc bàn của Sienna, trên chồng tạp chí và tài liệu y khoa cũ, có một bức ảnh chụp lấy ngay. Bức ảnh ghi lại hình ảnh Sienna Brooks và vị bác sĩ đồng nghiệp có râu của cô đang cười với cô trong một hàng lang bệnh viện.
Bác sĩ Marconi, Langdon nghĩ, lòng cảm thấy có lỗi khi anh nhặt tấm ảnh lên xem.
Lúc đặt tấm ảnh trở lại chồng sách, anh ngạc nhiên nhận ra cuốn sách nhỏ màu vàng trên cùng - một quyển chương trình biểu diễn đã cũ của Nhà hát Langdon Globe. Theo tờ bìa, đây là tác phẩm Giấc mộng đêm hè của Shakespeare...được dàn dựng gần hai mươi lăm năm trước...
Trên quyển chương trình là một lời nhắn viết tay nguệch ngoạc bằng bút viết bản Magic Marker: Em yêu, đừng bao giờ quên em là một phép màu.
Langdon nhặt quyển chương trình lên, và một tập bài báo đã được cắt rời rơi xuống mặt bàn. Anh vội vàng sắp xếp lại, nhưng khi mở đến trang kẹp tập bài báo, anh sững lại.
Anh đăm đăm nhìn bức ảnh chụp diễn viên nhí đóng vai nhân vật tiểu yêu Puck ranh mãnh Shakespeare. Bức ảnh có hình một bé gái chưa tới năm tuôi, với mái tóc vàng óng buộc kiêu đuôi ngựa quen thuộc.
Dòng chữ bên dưới bức ảnh ghi: Một minh tinh ra đời.
Nội dung bài viết nói về một thần đồng sân khấu - Sienna Brooks - với chỉ số IQ ngoại hạng, có khả năng ghi nhớ lời thoại của tất cả nhân vật chỉ trong một đêm và trong những buổi diễn tập đầu tiên, đã thường xuyên nhắc vở cho các diễn viên khác. Sở thích của cô bé năm tuổi này là đàn vĩ cầm, cờ vua, sinh học và hóa học. Là con của cặp vợ chồng giàu có sống ở vùng ngoại ô Blackheath của London, cô bé đã nổi danh trong giới khoa học. Lên bốn tuôi, cô đã đánh bại một đại kiện tướng cờ vua và còn có khả năng đọc thạo bảng ba thứ tiếng.
Chúa ơi, Langdon nghĩ. Sienna. Chuyện này giải thích được vài điều đây.
Langdon nhớ lại một trong những sinh viên đã tốt nghiệp nổi tiếng nhất của Harvard từng là thần đông có tên Saul Kripke, lúc lên sáu tuổi đã tự học tiếng Do Thái và đọc được tất cả sách của Descartes khi mới mười hai tuôi. Gần đây hơn, Langdon nhớ có đọc về một hiện tượng thần đồng khác có tên Moshe Kai Cavalin, người có bằng đại học với điểm trung bình 4.0, giành danh hiệu quốc gia về võ thuật khi mới mười một tuổi và xuất bản một cuốn sách nhan đề Chúng ta có thể làm được lúc mười bốn tuổi.
Langdon nhặt một bài viết khác lên, bài báo có bức ảnh Sienna lúc bảy tuôi: TIỂU THIÊN TÀI CÓ IQ 208.
Langdon không hề biêt rằng chỉ số IQ thậm chí có thể lên cao đến mức đó. Theo bài viết, Sienna Brooks là một cây vĩ cầm bậc thầy, có thể thành thạo một ngôn ngữ chỉ trong một tháng, và đang tự dạy mình giải phẫu học, và sinh lý học.
Anh xem một bài viết khác cắt ra từ một tạp chí y học: TƯƠNG LAI CỦA TƯ DUY: KHÔNG PHẢI MỌI BỘ ÓC ĐỀU ĐƯỢC TẠO RA GIỐNG NHƯ NHAU.
Bài viết này có ảnh của Sienna, lúc này có lẽ đã mười tuổi, vẫn là một cô bé tóc vàng, đứng bên cạng một cỗ máy y tế lớn. Bài viết có cả đoạn phỏng vấn một bác sĩ, người giải thích rằng các ảnh chụp PET tiểu não của Sienna cho thấy cơ quan này có cấu tạo khác hẳn những tiểu não khác, trong trường hợp của cô thì đây là một cơ quan lớn hơn, thon gọn hơn, có khả năng xử lý nội dung, hình ảnh - không gian theo những cách thức hầu hêt người khác không thể thực hiện được. Vị bác sĩ cho rằng ưu thế sinh lý học của Sienna là nhờ mức tăng tế bào thần kinh cao vọt một cách khác thường ở não, giống như một ô ung thư, chỉ khác ở chỗ nó làm tầng các mô não có ích chứ không phải những tê bào ung thư nguy hiểm.
Langdon lại tìm được một bài báo từ một tờ báo của thị trấn.
LỜI NGUYỀN CỦA SỰ KIỆT XUẤT
Lần này không có bức ảnh nào, nhưng bài viết nói đến một thiên tài nhỏ tuổi, Sienna Brooks, người đã cố găng theo học ở các trường bình thường nhưng luôn bị các học sinh khác dè bỉu vì cô không thể thích ứng. Bài viết nói về tình trạng cô lập mà những thanh niên có tài nhưng các kỹ năng xã hội không tương xứng với trí thông minh của họ và thường xuyên cảm thấy bị tẩy chay.
Sienna, theo bài viết này, đã bỏ trốn khỏi nhà năm lên tám tuôi, và đủ thông minh đê tự sống mà không bị phát hiện suốt mười ngày. Người ta tìm thấy cô bé trong một khách sạn hạng sang ở London, nơi cô giả vờ là con gái của một vị khách, đánh cắp được chìa khóa, và đặt phòng bằng tài khoản của người khác. Rõ ràng cô đã có cả tuần đọc toàn bộ một nghìn sáu trăm trang cuốn Giải phẫu học của Gray. Khi giới chức hỏi tại sao cô lại đọc những là liệu y khoa đó, cô bảo họ rằng cô muốn tìm hiểu xem có chuyện gì không ổn với bộ óc của mình.
Trong lòng Langdon rất có cảm tình với cô gái nhỏ. Anh không thể hình dung nổi một đứa trẻ cảm thấy cô độc như thế nào vì quá khác biệt như vậy. Anh gấp những bài báo, dừng lại ngắm bức ảnh Sienna lúc năm tuổi đóng vai Puck. Nghĩ đến cuộc gặp gỡ siêu thực sáng nay của anh với Sienna, Langdon phải thừa nhận rằng, dường như cô phù hợp một cách kỳ lạ với vai một tiểu yêu tinh ranh mãnh trong mơ. Langdon chỉ mong rằng anh, giống như các nhân vật trong vở kịch, lúc này có thể tỉnh lại và vờ coi như những trải nghiệm gần đây nhất của mình chỉ là một giấc mơ.
Langdon cẩn thận sắp xếp tất cả các bài báo về đúng chỗ và gấp quyển chương trình biểu diễn lại, lòng chợt cảm thấy buồn khi nhìn thấy dòng chữ trên bìa lần nữa: Em yêu, đừng bao giờ quên em là một phép màu.
Anh nhìn xuống, biểu tượng quen thuộc trên trang bìa của tập tài liệu. Đó chính là đồ hình Hy Lạp vẫn thường trang trí ở hầu hêt các cuốn chương trình biểu diễn trên khắp thế giới - một biểu tượng đã hai nghìn năm trăm tuổi, đồng nghĩa với sân khấu kịch.
Cặp đôi mặt nạ bi hài.
Langdon nhìn hai gương mặt biểu tượng cho Hài kịch và Bi kịch đang đăm đăm nhìn mình, và đột nhiên anh nghe thây tiêng vo ve rất lạ trong tai - cứ như thê có một đường dây dãn đang từ từ kéo căng trong óc anh vậy. Một cơn đau chợt bùng lên trong đâu. Hình ảnh một chiêc mặt nạ bông bênh ngay trước măt anh. Langdon thd hôn hẽn, giđ tay lên, ngôi xuông chiêc ghê tực và nhăm nghiên măt lại, hai tay ôm chặt lây đâu.
Trong vùng tôi của anh, những hình ảnh kỳ quái lại quay cuông trở lại...dữ dội và sông động.
Người phụ nữ tóc bạc và chiêc bùa đang gọi anh từ phía bên kia dòng sông máu. Tiêng kêu tuyệt vọng của bà xuyên qua bâu tử khí, át hắn tiêng kêu của những kẻ bị hành hạ và đang hâp hôi, những kẻ mà măt anh có thể thây rõ đang cô quẫy đạp trong đau đớn. Langdon lại nhìn thây đôi chân chông lên trời có vẽ chữ R, cái xác bị chôn vùi một nửa với đôi chân quãy đạp điên cuông, tuyệt vọng trong không khí.
Hãy tìm và sẽ thây! Người phụ nữ nói về phía Langdon. Thời gian đang cạn dần!
Langdon lại cảm nhận đước nhu cầu khẩn thiết phải giúp đỡ bà ấy...giúp tất cả. Anh cuống cuồng gọi to về phía người phụ nữ ở bên kia dòng sông máu. Bà là ai?!
Một lần nữa, người phụ nữ vươn tay vén mạng che, đê lộ gương mặt ấn tượng mà Langdon đã thấy trước đó.
Ta là sự sống, bà ấy đáp.
Không hề báo trước, một cái bóng khổng lồ xuất hiện trên bầu trời phía trên
người phụ nữ - chiếc mặt nạ đáng sợ với cái mũi chim dài và đôi măt xanh lè dữ dằn nhìn chòng chọc vào Langdon.
Và...ta là cái chết, giọng nói vỡ òa.

Chương 8


Langdon mở choàng mắt và hít một hơi thảng thốt. Anh vẫn ngồi nguyên bên bàn của Sienna, tay ôm đầu, tim đập loạn xạ.

Chuyện quái quỷ quỷ gì đang xảy ra với mình thế này?

Hình ảnh người phụ nữa tóc bạc và cái mặt nạ có mỏ cứ lởn vởn trong tâm trí anh. Ta là sự sống. Ta là cái chết. Anh cố gắng xua đi hình ảnh đó, nhưng có cảm giác như nó đã bám rễ vĩnh viễn vào tâm trí mình. Trên bàn phía trước mặt, hai cái mặt nạ trên bìa quyển chương trình biểu diễn đăm đăm nhìn anh.

Trí nhớ của anh sẽ lộn xộn và không được sắp xếp, Sienna từng nói như vậy.

Quá khứ, hiện tại và khả năng tưởng tương sẽ bị lẫn lộn với nhau.

Langdon cảm thấy chóng mặt.

Đâu đó trong căn hộ, có tiếng điện thoại đổ chuông. Đó là tiếng chuông kiểu cũ, lanh lảnh, vọng đến từ gian bếp.

"Sienna!", Langdon gọi to và đứng dậy.

Không có tiếng đáp. Cô ấy vẫn chứa về. Chỉ sau hai hồi chuông, cơ chế trả lời tự động được kích hoạt.

"Xin chào, Tôi nghe", giọng Sienna nghe đầy vui vẻ trong tin nhắn trả lời. "Xin

hằy để lại tin nhắn hoặc gọi lại sau."

Có tiếp bíp, và một phụ nữ vẻ hoảng loạn có chất giọng Đông Âu khá nặng bắt đầu để lại lời nhắn. Giọng bà ấy vang vọng ra tận hành lang.

Sienna, Danikova đây! Cô ở đâu rồi? Kinh khủng lắm! Bác sĩ Marconi bạn cô, chết rồi! Bệnh viện đang náo loạn! Cảnh sát đến đây rồi! Mọi người khai với họ rằng cô chạy ra ngoài và tìm cách cứu bệnh nhân! Tại sao thế? Cô không hề biết anh ta. Giờ cảnh sát muốn nói chuyện với cô đây! Họ đẫ thấy hồ sơ nhân vỉên rồỉ biết thông tin trong đó đều sai - địa chỉ sai, không có số điện thoại, thị thực làm việc giả - cho nên hôm nay họ không tìm ra cô, nhưng rồi họ sẽ tìm ra đây! Tôi cố gắng báo trước cho cô. Rất tỉếc, Sienna."

Cuộc gọi kết thúc.

Langdon lại cảm thây noi ân hận chiếm ngự lấy anh. Căn cứ vào lời lẽ của tin nhăn, bác sĩ Marconi, đã cho phép Sienna làm việc tại bệnh viện. Giờ đây sự xuât hiện của Langdon đầ khiên cho Marconi mât mạng, còn hành động bản năng cứu một người xa lạ của Sienna đầ dẫn tới những hệ quả nghiệt ngã cho tương lai của cô.

Đúng lúc đó thì có tiêng cửa đóng mạnh ờ phía bên kia căn hộ.

Cô ây trở lại rôỉ.

Một lát sau, tiêng mày trả lời tự động được bật lên. "Sienna, Danikova đây! Cô ờ đâu rỏi?"

Langdon nhăn mặt, biêt rõ nội dung Sienna săp nghe thây. Trong khi máy bật lại tin nhăn, Langdon nhanh tay cât quyên chương trình biêu diễn, săp xêp lại mặt bàn. Sau đó, anh luồn qua sách đê trờ lại phòng tăm, cảm thây bôi rỗi vì đã lờ mờ biêt vê quá khứ của Sienna.

Mười giây sau, có tiêng gỗ nhẹ vào cửa phòng tăm.

"Tôi đê quân áo của anh trên tay năm cửa" Sienna nói, giọng mang ý trêu chọc. "Cảm ơn cô rât nhiêu" Langdon đáp.

"Khi nào xong, anh ra ngoài bêp nhé" cô nói tỉêp. "Có thứ rât quan trọng Tôi cân cho anh xem trước khi chúng ta gọi cho ai đó."

Sienna mệt mỏi lân qua sảnh vê gian buông ngủ giản dị trong căn hộ. Cô lây từ tủ quần áo chiêc quân jeans xanh và áo len, mang tât cả vào buông tăm riêng.

Đăm đăm nhìn bóng mình trong gương, cô giơ tay năm lây bím tóc đuôi ngựa dày dặn vàng óng vào kéo mạnh, khiên cho mái tóc giả tuột khỏi mảng da đâu trọc lóc.

Cô gái ba mươi hai tuôi không có tóc đăm đăm nhìn mình trong gương.

Sienna đã trải qua không ít thử thách trong cuộc đời, và mặc dù đầ cô rèn bản t hân luôn dựa vào trí tuệ đê vượt qua khó khăn, nhưng tình thê khó xử hiện tại cũng khiên cô chân động mạnh vê mặt tình cảm.

Cô đặt mái tóc giả sang bên và rửa mặt mũi, tay chân. Sau khi lau khô, cô thay quần áo và đội tóc giả trờ lại, chỉnh cho ngay ngăn. Sienna hiêm khi châp nhận chuyện than thân trách phận, nhưng giờ đây, khi nước măt đang dâng lên từ sâu thẵm trong lòng, cô biêt mình không thê làm gì khác ngoài việc đê cho nó trào

Và cô khóc.

Cô khóc vì cuộc sống mà cô không thể kiêm soát nổi.

Cô khóc vì người thầy bị sát hại ngay trước mắt cô.

Cô khóc vì cảm giác cô độc kinh khủng chiếm ngự trong tim cô.

Nhưng, trên hết thảy, cô khóc cho tương lai...bỗng chốc cô cảm giác thật bất ổn.


Chương 9

Ở sàn dưới chiếc thuyền sang trọng The Mendacium, chuyên gia điều phối Laurence Knowlton ngồi trong gian buồng kính kín mít của mình, đăm đăm nhìn màn hình máy tính mà không sao tin nổi đoạn video mà vị khách hàng của họ gửi lại.

Theo kế hoạch mình phải đưa thứ này cho giới truyền thông vào sáng mai ư?

Trong suốt mười năm làm việc cho Consortium, Knowton đã thực hiện đủ mọi nhiệm vụ kỳ quặc mà anh ta biết rõ đều thuộc loại bất chính và phi pháp.Làm việc trong lĩnh vực không lấy gì làm sạch sẽ về mặt đạo đức là chuyện bình thường tại Consortium - một tổ chức với nền tảng đạo đức duy nhất là sẽ làm bất kỳ việc gì để giữ lời hứa với khách hàng.

Tuân thủ.Không hỏi.Bất kể chuyện gì.

Thế nhưng, kịch bản đăng tải video này khiến Knowlton không yên tâm. Trước đây, cho dù có phải thực hiện nhiệm vụ kỳ quặc đến đâu anh ta cũng luôn hiểu lý do...nắm chắc động cơ... hiểu rõ kết quả dự kiến.

Đoạn video đang tạm dừng.

Có gì đó rất khác thường.

Khác hẳn.

Ngồi lại bên máy tính, Knowlton cho video chạy lại lần nữa, hy vọng thêm một giây xem lại có thể hé thêm chút ánh sáng. Anh ta bật to tiếng và đắm mình vào đoạn video dài chín phút.

Vẫn như lần trước, video bắt đầu với tiếng vỗ khe khẽ trong một không gian kín đầy nước chìm vào thứ ánh sáng đỏ bí ẩn. Một lần nữa, máy quay lia xuống dưới, xuyên qua mặt nước được chiếu sáng để hiện rõ nền hang đầy bùn. Và một lần nữa, Knowlton đọc được nội dung trên tấm biển chìm dưới nước.• • •

TẠI NƠI NÀY, VÀO NGÀY MAI,

THẾ GIỚI THAY ĐỔI MÃI MÃI.

Thật đáng ngại là tấm biển bóng loáng đó lại ký tên vị khách của Consortium.Ngày này lại là ngày mai... khiến cho Knowlton càng lúc càng lo lắng. Nhưng chính những gì tiếp theo mới thực sự khiến Knowlton hoảng hồn.

Lúc này máy quay lia ngang sang trái, cho thấy một thứ đáng chú ý lững lờ dưới nước ngay bên cạnh tấm biển.

Ở đây, được cột chặt xuống nền bằng một sợi dây ngắn, là một quả cầu bằng nhựa mỏng đang bập bềnh. Mỏng manh và lập lờ như một bong bóng xà phòng ngoại cỡ, khối cầu trong suốt đó lơ lửng như một trái bóng chìm dưới nước... không phải được bơm đầy khí helium, mà là một thứ chất lỏng màu vàng nâu sền sệt. Cái túi vô định hình này căng phồng, có đường kính khoảng 30 centimet, và bên trong lớp màng trong suốt, đám chất lỏng xỉn màu dường như đang cuộn xoáy chầm chậm, tựa hồ mắt một cơn bão đang âm thầm mạnh dần.

Lạy Chúa, Knowlton nghĩ thầm, cảm thấy lạnh buốt. Cái túi đáng ngờ kia thậm chí trông càng đáng ngại hơn trong lần xuất hiện thứ hai.

Hình ảnh từ từ chuyển sang nền đen.

Một hình ảnh mới xuất hiện - vách hang ẩm ướt, phản chiếu bóng nước hắt ánh sáng nhảy nhót. Trên vách xuất hiện một bóng đen... bóng một người... đứng trong hang.

Nhưng đầu người này hình thù... méo mó.

Thay vì có mũi, người này có một cái mỏ dài... cứ như thế một nửa người gã là chim.

Khi gã cất tiếng nói, giọng gã nghèn nghẹt... và gã nói bằng giọng điệu hùng biện rất lạ... ngữ điệu đều đặn... như thể gã là người lĩnh xướng trong một dàn hợp xướng cổ điển nào đó.

Knowlton ngồi bất động, hơi thở nặng nề, trong khi bóng đen có mỏ kia nói.

"Ta là Vong linh.

Nếu các người đang xem đoạn phim này, tức là cuối cùng linh hồn ta đã yên nghỉ.

Bị xua đuổi xuống dưới mặt đất, ta đành phải nói chuyện với thế giới từ sâu thẩm trong lòng đất, lẩn trốn đến lòng hang tăm tối này, nơi thứ nước đỏ như máu tích tụ trong cái đầm không một ánh sao phản chiếu.

Nhưng đây là thiên đường của ta... nơi nuôi dưỡng hoàn hảo đứa con yếu ớt của Hỏa ngục.

Ít lâu nữa các ngươi sẽ biết đến thứ ta để lại.

Nhưng, ngay tại đây, ta cảm nhận được bước chân của những linh hồn ngu dốt truy lùng ta... sẵn sàng không từ mọi cách để ngăn cản hành động của ta.

Hãy tha thứ cho chúng, có lẽ các người nói vậy, vì chúng không biết chúng làm gì. Nhưng lịch sử sẽ đến khi ngu dốt không còn là một tội lỗi có thể tha thứ nữa... khi chỉ có trí tuệ mới có quyền được miễn thứ.

Bằng sự thuần khiết của lương tri, ta để lại cho các người toàn bộ món quà của Hy vọng, của cứu rỗi, của ngày mai.

Nhưng vẫn có kẻ săn đuổi ta như một con chó, được tiếp sức bằng niềm tin tự cho là đúng rằng ta là kẻ điên rồ. Có mỹ nhân tóc bạc dám gọi ta là quái vật! Cũng như lũ giáo sĩ đui mù vận động cho cái cái chết của Copernicus, mụ phỉ báng ta là quỷ dữ, sợ rằng ta đã nhìn ra Chân lý.

Nhưng ta không phải là nhà tiên tri.

Ta chính là sự cứu rỗi của các người. Ta là Vong linh."


Chương 10

"Anh ngồi đi", Sienna nói."Tôi có vài câu hỏi cho anh."

Khi vào bếp, Langdon cảm thấy chân mình bước vững vàng hơn. Lúc này anh mặc bộ đồ hiệu Brioni của người hàng xóm vừa như in. Ngay cả đôi giày mềm cũng rất thoải mái, và trong đầu, Langdon đã có lưu ý sẽ đổi sang đi giày Ý khi trở về nhà.

Nếu mình về được nhà, anh nghĩ bụng.

Sienna đã thay đổi hẳn - một vẻ đẹp tự nhiên. Cô vừa đổi sang chiếc quần bò rất tôn dáng và áo len màu kem, cả hai thứ trang phục như càng làm thân hình yểu điệu của cô thêm nổi bật. Mái tóc cô vẫn vấn ra sau thành đuôi ngựa, và khi không còn vẻ quyền uy nhờ những vật dụng ngành y, dường như cô yếu đuối hơn. Langdon nhận thấy đôi mắt cô sưng đỏ, như thể cô vừa khóc, và cảm giác tội lỗi lại xâm chiếm lấy anh.

"Sienna, Tôi rất xin lỗi. Tôi đã nghe hết lời nhắn trên điện thoại.Tôi không biết phải nói sao."

"Cám ơn anh", cô đáp."Nhưng lúc này chúng ta cần tập trung vào chính bản thân anh.Anh ngồi đi."

Lúc này giọng cô rắn rỏi hơn, gợi nhớ đến những bài báo mà Langdon vừa đọc về trí tuệ và thời niên thiếu sớm phát triển của cô.

"Tôi cần anh suy nghĩ", Sienna nói, tay ra hiệu cho anh           ngồi."Anh có nhớ làm thế nào chúng ta tới được căn hộ này không?"

Langdon không dám chắc câu hỏi này có liên quan đến tình huống trước mắt."Trên một chiếc ta xi", anh nói, ngồi xuống bên bàn."Có người bắn chúng ta."

"Bắn anh,thưa Giáo sư. Chúng ta cần phải rõ ràng về chuyện đó."

"Vâng. Xin lỗi."

"Thế anh có nhớ được có mấy phát súng lúc chúng ta còn trên taxi không?. 

Câu hỏi ngớ ngẩn. "Có, hai phát. Một trúng gương bên hông xe, và một bắn vỡ cửa kính sau".

"Tốt lắm, giờ thì anh nhắm mắt lại!"

Langdon nhận ra cô đang kiểm tra trí nhớ của mình. Anh bèn nhắm mắt lại.

"Tôi đang mặc đồ gì?"

Langdon có thể nhìn rõ cô. "Giày đế bằng màu đen, quần bò xanh, và áo len cổ chữ V màu kem. Tóc cô vàng, dài đến vai, vấn ra phía sau.Mắt cô màu nâu."

Langdon mở mắt và ngắm cô, rất hài lòng khi trí nhớ thị giác của mình vẫn hoạt động bình thường.

"Tốt lắm. Khả năng nhận thức thị giác của anh rất tốt, càng xác nhận chứng mất trí của anh đã không còn, và anh không hề bị thương tổn gì vĩnh viễn liên quan đến quá trình ghi nhớ.Anh có nhớ được điều gì mới về mấy ngày qua không?"

"Thật tiếc là không hề. Thế nhưng tôi lại nhìn thấy những hình ảnh ấy lúc cô ra ngoài."

Langdon kể cho cô nghe hình ảnh ảo giác về người phụ nữ che mạng, người chết, và những đôi chân có chữ R bị chôn vùi một nửa quẫy đạp.Rồi anh kể cho cô về cái mặt nạ có mỏ kỳ quái lơ lửng trên bầu trời.

"Ta là cái chết ư?", Sienna hỏi, vẻ mặt bồn chồn.

"Vâng, đó là những gì nó nói."

"Được rồi... Tôi đoán như thế cũng giống "Ta là Vishnu, kẻ hủy diệt thế giới"."

Người phụ nữ trẻ vừa dẫn lại lời Robert Oppenheimer lúc ông ta thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên.

"Còn cái mặt nạ mắt xanh lè... mũi hình mỏ chim ư?", Sienna nói, vẻ khó hiểu. "Anh có ý tưởng gì để lý giải tại sao trí nhớ anh ghi ra hình ảnh đó không?"

"Chẳng có ý tưởng gì cả, nhưng kiểu mặt nạ đó rất thịnh hành thời trung cổ", Langdon dừng lại. "Người ta gọi đó là mặt nạ dịch hạch."

Trông Sienna mất bình tĩnh một cách kỳ lạ."Mặt nạ dịch hạch ư?"

Langdon giải thích nhanh gọn rằng trong thế giới biểu tượng của anh, hình dáng đặc thù của chiếc mặt nạ mỏ chim gần như đồng nghĩa với Cái chết Đen - trận đại dịch tràn qua châu Âu vào thế kỷ XIV, giết một phần ba dân số ở vài vùng. Hầu hết mọi người tin rằng chữ "đen" trong tên gọi chỉ tình trạng da thịt nạn nhân tím đen lại do hoại tử và xuất huyết dưới da, nhưng thực tế từ đen là để chỉ nỗi khiếp sợ mà dịch bệnh này gieo rắc trong dân chúng.

"Cái mặt nạ mỏ dài đó", Langdon nói, "được các bác sĩ bệnh dịch hạch thời trung cổ đeo để ngăn không cho bệnh xâm nhập vào lỗ mũi họ trong lúc điều trị người bị nhiễm bệnh.Còn giờ đây, cô chỉ nhìn thấy chúng được dùng làm phục trang trong lễ hội Venice Carnevale - lời nhắc nhở kì khôi về một giai đoạn đen tối trong lịch sử nước Ý".

"Và anh chắc chắn mình nhìn thấy cái mặt nạ như thế trong ảo ảnh của mình chứ?", Sienna hỏi, lúc này giọng cô run run. "Một mặt nạ của bác sĩ bệnh dịch hạch thời trung cổ à?"

Langdon gật đầu.Một cái mặt nạ mỏ chim thì khó mà nhầm lẫn được.

Cách Sienna nhíu mày khiến Langdon có cảm giác rằng cô đang cố nghĩ ra cách tốt nhất để nói với anh vài tin không hay."Và người phụ nữ cứ nhắc anh 'tìm kiếm và sẽ thấy' phải không?"

"Đúng, vẫn như lúc trước.Nhưng vấn đề là tôi không rõ mình cần tìm cái gì."

Sienna từ từ thở hắt ra một hơi dài, nét mặt hết sức nghiêm trọng. "Tôi nghĩ có lẽ tôi biết. Và thêm nữa... Tôi nghĩ có thể anh cũng đã tìm thấy nó."

Langdon trợn mắt nhìn."Cô đang nói gì thế?!"

"Robert, đêm qua khi anh tới bệnh viện, anh mang theo một thứ rất không bình thường trong túi áo khoác. Anh còn nhớ nó là gì không?"

Langdon lắc đầu.

"Anh mang theo một vật... một vật khá đáng chú ý. Tôi tình cờ thấy nó khi chúng tôi lau rửa cho anh." Cô làm hiệu về phía chiếc áo Harris Tweed dính máu của Langdon, vẫn còn nằm trên bàn."Nó vẫn trong túi áo đấy, nếu anh có ý định nhìn xem."

Vẻ ngập ngừng, Langdon nhìn chiếc áo.Ít nhiều điều đó giải thích tại sao cô ấy quay lại vì chiếc áo của mình.Anh vớ lấy chiếc áo khoác dính máu và lần tìm các túi, từng cái một.Chẳng có gì cả.Anh lục lại lần nữa.Cuối cùng, anh nhún vai quay về phía cô."Ở đây chẳng có gì hết."

"Thế còn túi bí mật thì sao?"

"Cái gì? Áo khoác của tôi làm gì có túi bí mật."

"Không ư?"Trông cô rất bối rối."Vậy cái áo này... là của người khác ư?"

Đầu óc Langdon lại rối tung lên. "Không, đây là áo khoác của tôi."

"Anh chắc chứ?"

Quá chắc, anh nghĩ bụng. Thực tế, nó là hiệu Camberley mà tôi ưa chuộng đấy.

Anh lật ngược lớp lót áo và chìa cho Sienna xem nhãn hiệu có mang biểu tượng mà anh ưa chuộng trong thế giới thời trang - quả cầu của hãng Harris Tweed được trang trí mười ba viên đá quý hình khuy cùng một chữ thập Maltese trên đinh.

Hãy để người Scot triệu hồi các chiến binh Thiên Chúa giáo trên mảnh vải dệt chéo.

"Nhìn cái này đi", Langdon nói, tay chỉ hai chữ cái R.L.được thêu bằng tay thêm vào nhãn hiệu. Anh luôn thích thú những mẫu may đo của Harris Tweed, và vì lý do ấy, anh thường trả thêm tiền để người ta thêu chữ cái tên anh vào nhãn hiệu, ờ trường đại học, nơi hàng trăm chiếc áo khoác vải len liên tục được cởi ra rồi mặc vào trong phòng ăn và trên giảng đường, Langdon không hề muốn bị mặc nhầm áo do cẩu thả.

"Tôi tin anh", cô nói, cầm lấy chiếc áo khoác từ tay anh. "Giờ anh nhìn đây."

Sienna mở rộng chiếc áo khoác để lộ lớp lót gần gáy.Chỗ đó, được giấu kín trong lớp vải lót, là một cái túi khá lớn có hình thù rất gọn ghẽ.

Thế quái nào nhỉ?!

Langdon chắc chắn rằng anh chưa bao giờ nhìn thấy cái túi này trước đó.

Cái túi có một đường chỉ giấu kín, được may rất khéo.

"Nó không hề có ở đó lúc trước!", Langdon dứt khoát.

"Vậy thì tôi đoán rằng anh chưa bao giờ nhìn thấy... thứ này đúng không?"

Sienna thò tay vào túi và moi ra một vật kim loại rất đẹp mà cô nhẹ nhàng đặt vào tay Langdon.

Langdon trợn mắt nhìn xuống vật đó với vẻ hoang mang cực độ.

"Anh có biết thứ này là gì không?", Sienna hỏi.

"Không../', anh lắp bắp. "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy thứ gì như thế này."

"Chà, thật không may, tôi lại biết rõ đây là gì. Và tôi tin chắc nó chính là lý do có người tìm cách giết anh."

Lúc này điều phối viên Knowlton đang đi đi lại lại trong buồng riêng trên tàu The Mendacium, càng lúc càng thấy bồn chồn khi nghĩ đến đoạn video anh ta được giao phải cung cấp cho cả thế giới biết vào sáng mai.

Ta là Vong linh ư?

Có tin đồn rằng vị khách hàng đặc biệt này bị sang chấn tâm thần trong mấy tháng qua, nhưng đoạn video dường như xác định những lời đồn đó là không có cơ sở.

Knowlton biết mình có hai lựa chọn.Anh ta có thể chuẩn bị phát tán đoạn video vào ngày mai như đã hứa, hoặc có thể mang nó lên gác gặp Thị trưởng để đưa ra ý kiến về quyết định thứ hai.

Mình đã biết ý kiến của ông ấy rồi, Knowlton nghĩ bụng, vì chưa bao giờ thấy Thị trưởng có hành động gì khác ngoài những việc đã hứa với khách hàng.Ông ấy sẽ bảo mình cung cấp đoạn video này cho thế giới, không cần hỏi làm gì...và ông ấy sẽ nổi điên với mình vì việc này.

Knowlton hướng sự chú ý trở lại đoạn video đã được tua đến một vị trí đặc biệt đáng lo ngại. Anh ta bắt đầu cho chạy lại, và cái hang có thứ ánh sáng kỳ dị xuất hiện kèm tiếng nước róc rách. Bóng người hiện ra lù lù trên vách hang đang nhỏ nước - một gã đàn ông cao lớn với cái mỏ chim dài.

Bằng chất giọng nghèn nghẹt cái bóng quái dị cất tiếng.

"Đã đến thời kỳ Tăm tối mới.

Nhiều thế kỷ trước, châu Âu chìm sâu trong cảnh khốn cùng - dân chúng túm tụm với nhau, chết đói, chìm trong tội lỗi và vô vọng. Họ giống như một cánh rừng chật chội, ngột ngạt vì những kẻ vô dụng, chờ đợi tia sét của Chúa trời - tia lửa sẽ làm đám cháy bùng lên, lan rộng trên mặt đất và thiêu sạch đám vô dụng, một lần nữa đưa ánh mặt trời tới những gốc cây khỏe mạnh.

Chọn lọc là Quy luật Tự nhiên của Chúa trời.

Hãy tự hỏi bản thân, sau Cái chết Đen là gì?

Tất cả chúng ta đều biết câu trả lời.

Thời kỳ Phục Hưng.

Sự tái sinh.

Luôn là như thế.Tỉếp sau cái chết là sự sinh sôi.

Để đến được Thiên đường, con người phải đi qua Hỏa ngục.

Điều này, thầy đã dạy cho chúng ta.

Thế mà kẻ ngu dốt tóc bạc lại dám gọi ta là quái vật ư? Chắc mụ vẫn không hiểu rõ môn toán học của tương lai chăng? Cả những điều kinh hoàng mà nó sẽ mang theo nữa?

Ta là Vong linh.

Ta là sự cứu rỗi của các người.

Và vì thế ta đứng lên, sâu trong lòng hang này, phóng mắt nhìn qua đầm nước

không một ánh sao phản chiếu.Tại đây, trong dinh lũy đã bị nhấn chìm này, Hỏa ngục cháy âm ỉ bên dưới làn nước.

Sớm muộn nó sẽ bùng lên thành ngọn lửa.

Và đến khi đó, chẳng có gì trên trái đất có thể ngăn được nó."



Chương 11

Vật nằm trong bàn tay Langdon nặng hơn hẳn so với kích thước của nó. Thon và trơn láng, cái hình trụ bằng kim loại nhẵn thín ấy dài khoảng mười lăm phân và tròn cả hai đầu, giống như một quả ngư lôi thu nhỏ.

"Trước khi mạnh tay cầm vào thứ đó", Sienna lên tiếng, "Có lẽ anh cần nhìn mặt bên kia đã". Cô mỉm cười với anh nhưng khá căng thẳng. "Anh nói anh là giáo viên về các biểu tượng phải không?"

Langdon chăm chú nhìn lại cái ống trụ, xoay nó trong lòng bàn tay cho tới khi một biểu tượng màu đỏ tươi hiện rõ bên hông ống.

Cơ thể anh ngay lập tức cứng đờ.

Khi còn là sinh viên ngành biểu tượng học, Langdon đã biết rằng một số hình ảnh ghê gớm có sức mạnh gieo rắc nỗi sợ hãi ngay lập tức vào tâm trí con người...nhưng cái biểu tượng trước mắt anh thì khỏi phải nói. Phản ứng của anh hoàn toàn mang tính bản năng và ngay tức thì, anh đặt cái ống lên bàn rồi ngồi phịch xuống ghế.

Sienna gật đầu, "Vâng, phản ứng của tôi cũng y như vậy."

Dấu hiệu trên ống là một biểu tượng ba nhánh đơn giản.

Biểu tượng khét tiếng này, như Langdon từng đọc được, do Dow Chemical nghĩ ra vào những năm 1960, để thay thế cho chuỗi đồ họa cảnh báo được sử dụng không mấy hiệu quả trước đó. Như tất cả những biểu tượng thành công khác, biểu tượng này đơn giản, đặc trưng và dễ tạo. Khéo léo khơi gợi mối liên hệ đặc trưng với mọi thứ, từ cặp càng cua đến những phi tiêu của ninja, biểu tượng "nguy hiểm sinh học" hiện đại này trở thành một nhãn hiệu toàn cầu truyền tải ý nghĩa nguy hiểm trong mọi ngôn ngữ.

"Cái ống nhỏ xíu này là một ống tuýp sinh học", Sienna nói. "Nó dùng để mang những chất nguy hỉểm. Chúng tôi thỉnh thoảng nhìn thấy chúng trong lĩnh vực y khoa. Bên trong là lớp bọt bao bọc lấy ống chất mẫu để có thể mang đi an toàn. Trong trường hợp này..." Cô chỉ vào biểu tượng nguy hiểm sinh học. "Tôi đoán là một tác nhân hóa học chết người...hoặc có thể là một loại virus?", cô ngừng lại. "Các mẫu Ebola(1) đầu tiên được mang về từ Châu Phi trong một cái ống y hệt như thế."

Đây không phải toàn bộ những gì Langdon muốn nghe. "Nhưng nó làm cái quái gì trong áo khoác của tôi chứ! Tôi là một giáo sư lịch sử nghệ thuật mà, tại sao tôi lại mang cái thứ này?"

Hình ảnh những xác người quằn quại lại lóe lên trong trí anh...và lơ lửng phía trên là cái mặt nạ dịch hạch.

Rất xin lỗi. Rất xin lỗi!

"Cho dù thứ này từ đâu đến", Sienna nói, "nó cũng là một vật có độ bền cao. Titan lót chì. Gần như không thể xuyên thủng, thậm chí bằng phóng xạ. Tôi đoán là vấn đề cấp Chính phủ." Cô chỉ vào ô màu đen to bằng con tem ngay bên cạnh biểu tượng nguy hiểm sinh học. "Xác nhận bằng dấu tay. Bảo đảm an ninh trong trường hợp bị thất lạc hoặc đánh cắp. Những ống như thế này chỉ một người đặc biệt mới mở được."

Mặc dù Langdon cảm giác đầu óc mình lúc này đang làm việc với tốc độ bình

thường nhưng anh vẫn thấy như thể đang phải cố hết sức. Mình đang mang theo một ống tuýp niêm phong bằng vân tay.

"Khi tôi phát hiện cái ống này trong áo khoác của anh, tôi muốn cho riêng bác sĩ Marconi xem, nhưng tôi không có cơ hội làm vậy lúc anh chưa tỉnh lại. Tôi đã định thử đặt tay anh lên cái ô kia trong lúc anh đang bất tỉnh, nhưng tôi lại không rõ thứ gì trong ống, và..."

"Ngón tay tôi ư?", Langdon lắc đầu. "Làm sao có chuyện thứ này được lập trình để tôi là người mở nó chứ. Tôi có biết gì về hóa sinh đâu. Tôi chưa từng có thứ gì như thế này cả."

"Anh chắc chứ?"

Langdon rất chắc chắn. Anh vươn tay và đặt ngón cái của mình vào ô vuông. Chẳng có gì xảy ra cả. "Thấy chưa? Tôi đã nói..."

Cái ống titan phát ra tiếng kêu rất to, và Langdon giật tay về như phải bỏng. Khốn nạn. Anh đăm đăm nhìn cái ống như thể nó sắp tự mở toang ra và bắt đầu xì ra một thứ khí độc chết người. Sau ba giây, nó lại phát ra tiếng động, rõ ràng đang tự khóa lại.

Không nói gì, Langdon quay sang nhìn Sienna.

Cô bác sĩ trẻ thở hắt ra, trông bệch bạc. "Chà, rõ ràng chính anh là người được chỉ định mang nó đi rồi."

Với Langdon, toàn bộ tấn kịch này thật phi lý. "Không thể như thế. Trước hết, làm cách nào tôi tha được mẫu kim loại này qua chốt an ninh sân bay chứ?"

"Có lẽ anh bay bằng máy bay riêng? Hoặc có lẽ người ta giao cho anh khi anh đến Ý?"

"Sienna, Tôi cần gọi cho lãnh sự. Ngay bây giờ."

"Anh không nghĩ chúng ta cần mở nó ra trước đã à?"

Trong đời mình, Langdon từng có một số hành động hấp tấp, nhưng mở một vật chứa chất độc ngay trong bếp của người phụ nữ này không phải là một trong những hành động như thế. "Tôi sẽ bàn giao thứ này cho giới chức trách. Ngay bây giờ!"

Sienna mím chặt môi, suy tính về mọi khả năng. " Được rồi, nhưng ngay khi thực hiện cuộc gọi đó, anh phải tự giải quyết. Tôi không can dự vào. Đương nhiên anh không thể gặp họ ở đây. Hoàn cảnh di trú của tôi ở Ý...rất phức tạp."

Langdon nhìn vào mắt Sienna. "Tất cả những gì tôi biết, Sienna, là cô đã cứu mạng tôi. Tôi sẽ giải quyết chuyện này đúng như ý muốn của cô."

Cô gật đầu cảm ơn và bước lại phía cửa sổ, chăm chú nhìn xuống con phố phía dưới. "Được rồi, chúng ta cần làm như thế này nhé!"

Sienna nhanh nhẹn vạch ra một kế hoạch. Nó rất đơn giản, khôn khéo và an toàn.

Langdon đổi cô bật chế độ chặn hiển thị người gọi trong điện thoại di động và bấm số. Các ngón tay của cô thanh mảnh nhưng di chuyển rất có chủ định.

"Thông tin thuê bao phải không?", Sienna nói bằng giọng Ý không thể chê vào đâu. "Xin cho tôi số máy của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Firenze được không?"

Cô đổi và sau đó nhanh nhẹn viết ra một số điện thoại.

"Rất cảm ơn", cô đáp và ngắt máy.

Sienna chìa số điện thoại cho Langdon cùng với            điện thoại của cô. "Anh nói đi.Anh nhớ phải nói gì chưa?"

"Trí nhớ của tôi tốt mà", anh mỉm cười nói trong lúc bấm số máy ghi trên mẩu giấy. Đường dây bắt đầu đổ chuông.

Chẳng thấy gì cả.

Anh chuyển sang chế độ loa ngoài và đặt điện thoại lên bàn để Sienna cũng có thể nghe được. Đáp lời là một tin nhắn đã ghi âm sẵn, cung cấp thông tin chung về các dịch vụ lãnh sự và giờ làm việc, tức là phải sau 8 giờ 30 phút sáng.

Langdon nhìn đồng hồ trên bàn. Mới chỉ có sáu giờ sáng.

"Nếu đây là tình huống khẩn cấp", đoạn ghi âm tự động nói, "quý vị có thể gọi tới số 7-7 để báo với nhân viên trực đêm".

Langdon lập tức bấm số máy lẻ.

Đường dây lại đổ chuông.

"Lãnh sự quán Hoa Kỳ xin nghe", một giọng nói mệt mỏi trả lời bằng tiếng Ý. "Tôi là nhân viên trực đây".

"Anh nói được tiếng Anh chú?", Langdonhỏi bằng tiếng Ý.

"Đương nhiên", người đàn ông bên kia đáp lại bằng tiếng Anh Mỹ. Giọng anh ta có vé khó chịu vì bị đánh thức. "Tôi giúp gì được anh?"

"Tôi là công dân Mỹ đang có mặt ở Florence và tôi bị tấn công.Tên tôi là Robert Langdon."

"Xin cho biết số hộ chiếu", người đàn ông ngáp nghe rõ mồn một.

"Tôi bị mất hộ chiếu. Tôi nghĩ nó bị đánh cắp. Tôi bị bắn vào đầu. Tôi ở trong bệnh viện. Tôi cần giúp đỡ."

Nhân viên trực đột nhiên tinh ngủ hẳn. "Thưa ông! Ông vừa nói ông bị bắn phải không? Xin ông nói lại họ tên đầy đủ được không?"

"Robert Langdon"

Có một tiếng sột soạt trên đường dây và sau đó Langdon nghe rõ tiếng ngón tay của người đàn ông gõ lách cách trên bàn phím. Tiếng máy tính kêu "ping". Tạm dừng. Rồi lại nghe tiếng ngón tay trên bàn phím. Lại một tiếng "ping". Tiếp đến là ba tiếng "pỉng" chói lói.

Tạm dừng lâu hơn.

"Thưa ông?", người đàn ông lên tiếng. "Tên ông là Robert Langdon phải không?" "Vâng, đúng vậy. Và Tôi đang gặp rắc rối."

"Được rồi, thưa ông, tên ông được đánh dấu lưu ý, và tôi được chỉ dẫn lập tức nối máy cho ông với Chánh văn phòng của Tổng lãnh sự." Người đàn ông ngừng lại, như thể chính anh ta cũng không tin nổi. "Xin hãy giữ máy!"

"Đợi đã! Anh có thể cho tôi biết../'

Đường dây lại đổ chuông.

Bốn lần đổ chuông và máy được nối.

"Collins nghe đây", một giọng cộc cằn vang lên.

Langdon hít một hơi thật sâu, cố gắng nói thật bình tĩnh và rõ ràng. "Thưa ngài Collins, tên tôi là Robert Langdon. Tôi là một công dân Mỹ đang có mặt tại Florence. Tôi bị bắn. Tôi cần giúp đỡ. Tôi muốn được tới Lãnh sự quán Hoa Kỳ ngay lập tức. Ngài có thể giúp tôi được không?"

Không chút do dự, giọng nói bên kia đáp lại. "Ơn Chúa là anh vẫn còn sống, anh Langdon. Chúng tôi đang tìm kiếm anh."

(1) Ebola là loại virus gây bệnh sốt xuất huyết ở người và các loại linh trưởng.

Chương 12

Lãnh sự quán biết mình ở đây ư?

Tin ấy khiến Langdon thấy nhẹ cả người. Ngài Collins - người tự giới thiệu là chánh văn phòng của Lãnh sự quán - nói chuyện với giọng chắc nịch, chuyên nghiệp, nhưng cũng có vẻ rất gấp gáp. "Anh Langdon, anh và tôi cần nói chuyện ngay lập tức. Và nhất định không phải trên điện thoại."

Đến lúc này, dù vẫn chưa hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra, nhưng Langdon không có ý định ngắt lời.

"Tôi sẽ cho người đến đón anh ngay", Collins nói. "Anh ở chỗ nào?"

Sienna lo lắng di chuyển vị trí, cố lắng nghe cuộc trao đổi trên loa điện thoại. Langdon gật đầu trấn an cô, tỏ ý hoàn toàn tuân thủ theo đúng kế hoạch của cô.

"Tôi đang ở một khách sạn nhỏ có tên Pensione la Firorentina", Langdon nói, đánh mắt sang bên kia phố về phía khách sạn cũ kỹ Sienna đã chỉ cho mình trước đó. Anh nói cho Collins địa chỉ phố.

"Được rồi", người đàn ông trả lời. "Đừng di chuyển. Cứ ở trong phòng anh. Sẽ có người đến đón ngây bây giờ. Phòng nào nhỉ?"

Langdon quyết định. "Ba mươi chín."

"Được rồi. Hai mươi phút", Collins hạ giọng. "Anh Langdon, dù anh bị thương và hơi rối trí, nhưng tôi cần biết...anh vẫn còn giữ chứ?"

Còn giữ. Langdon cảm thấy câu hỏi này, dù khó hiểu, song chỉ có thể mang một nghĩa. Mắt anh lia tới chỗ cái ống nằm trên bàn bếp. "Vâng, thưa ngài. Tôi vẫn còn giữ."

Collỉns thở phào rõ to. "Lúc không nghe được tin gì của anh, chúng tôi cứ nghĩ...

Chà, nói thật, chúng Tôi nghĩ đến chuyện xấu nhất. Tôi yên tâm rồi. Cứ ở yên chỗ anh. Đừng di chuyến. Hai mươi phút thôi. Sẽ có người tới gõ cửa phòng anh." Collins ngắt máy.

Langdon cảm thấy hai vai mình nhẹ nhõm hẳn, lần đầu tiên kế từ khi anh tỉnh dậy trong bệnh viện. Lãnh sự quán biết rõ chuyện gì đang xảy ra, và chỉ lát nữa mình sẽ có câu trả lời. Langdon nhắm mắt lại và thở ra từ từ, lúc này gần như an tâm. Cơn đau đầu dần tan biến.

"Chà, rất MI6", Sienna lên tiếng, giọng nửa đùa nửa thật. "Anh là điệp viên à?"

Lúc này Langdon chẳng rõ mình là gì nữa. Chuyện mất trí nhớ hai ngày và thấy mình trong một tình thế khó nhận diện làm anh khó hiểu, nhưng anh vẫn ở đây... Hai mươi phút nữa sẽ có cuộc gặp với một quan chức tòa Lãnh sự Hoa Kỳ trong một khách sạn xập xệ.

Chuyện gì đang xảy ra ở đây nhỉ?

Anh liếc nhìn Sienna, nhận ra họ sắp sửa đường ai nấy đi nhưng vẫn có cảm giác họ chưa xong việc. Anh lại nhớ tới vị bác sĩ râu rậm ở bệnh viện, nằm chết trên sàn ngay trước mắt cô. "Sienna", anh thì thầm, "bạn của cô...bác sĩ MarconL.Tôi cảm thấy thật kinh khủng".

Cô gật đầu quả quyết.

"Và tôi rất xin lỗi vì đã kéo cô vào vụ này. Tôi biết tình thế của cô tại bệnh viện rất bất thường, và nếu có điều tra..." Tiếng anh tắt dần.

"Không sao", cô nói. "Tôi không lạ gì chuyện phải di chuyển."

Langdon cảm nhận được trong đôi mắt xa xăm của Sienna, mọi thứ với cô đều đã thay đổi vào sáng nay. Cuộc sống của chính Langdon lúc này cũng đang hỗn loạn, nhưng anh cảm thấy trái tim mình đang hướng về phía người phụ nữ này.

Cô ấy đã cứu mạng mình...và mình đã hủy hoại cuộc sống của cô ấy.

Họ ngồi im lặng suốt một phút, không khí giữa hai người càng lúc càng nặng nề, như thể cả hai đều muốn nói, nhưng lại chẳng biết nói gì. Suy cho cùng, họ là những những người xa lạ trong một hành trình ngắn ngủi và kỳ lạ vừa đi tới ngã ba đường, và giờ đây mỗi người đều cần tìm một lối đi riêng.

"Sienna", cuối cùng Langdon lên tiếng, "Khi tôi giải quyết xong chuyện này với Lãnh sự quán, nếu có việc gì cần tôi giúp, xin hãy..."

"Cảm ơn anh", cô thì thầm, và buồn bã hướng mắt ra phía cửa sổ.

***

Từng phút trôi qua, Sienna Brooks lơ đễnh nhìn ra ngoài cửa sổ gian bếp và tự hỏi ngày hôm nay rồi sẽ dẫn cô tới đâu. Cho dù là ở đâu, cô đều hiểu rõ rằng đến cuối ngày, thế giới của cô sẽ khác hẳn.

Cô biết, có lẽ chỉ là cảm xúc dâng trào nhất thời, nhưng cô thấy mình bị cuốn hút trước vị giáo sư người Mỹ một cách kỳ lạ. Ngoài vẻ điển trai, dường như anh còn sở hữu một trái tim nhân hậu. Trong cuộc sống tương lai, biết đâu Robert Langdon còn có thế là người cô gắn bó cùng.

Anh ấy sẽ chẳng bao giờ muốn mình, cô nghĩ bụng. Mình đã bị hủy hoại rồi.

Trong lúc cố nén tình cảm lại, bên ngoài cửa sổ có gì đó khiến cô chú ý. Cô thẳng người lên, áp mặt vào kính và đăm đăm nhìn xuống phố. "Robert, nhìn xem!"

Langdon phóng mắt nhìn xuống chiếc xe máy hiệu BMW đen bóng dưới phố vừa đỗ xịch trước khách sạn Penssỉone la Fiorentina. Người điều khiến xe dong dỏng và mạnh mẽ, mặc bộ đồ da đen và gỡ chiếc mũ bảo hiếm đen bóng ra, Sienna có thế thấy rõ Langdon nín thở.

Cái đầu đinh của người phụ nữ kia không lẫn đi đâu được.

Ả rút ra khẩu súng quen thuộc, kiểm tra bộ phận giảm thanh, và đút súng vào túi áo khoác. Sau đó, với vẻ uyển chuyển chết người, ả bước vào khách sạn.

"Robert", Sienna thì thào, giọng cô căng lên vì sợ hãi. "Chính phủ Mỹ vừa cử  người tới giết anh."

Chương 13

Robert Langdon cảm nhận được nỗi hoang mang khi anh đứng bên cửa sổ căn hộ, dán mắt về phía khách sạn bên kia phố. Người đàn bà đầu đinh vừa bước vào, nhưng Langdon không sao hiểu được làm cách nào ả có được địa chỉ.

Cảm giác bủn rủn chạy khắp người anh, khiến luồng tư duy của anh gián đoạn lần nữa. "Chính phủ tôi cử người tới giết tôi ư?"

Sienna cũng kinh ngạc không kém. "Robert, như thế có nghĩa là lần tấn công anh lúc đầu ở bệnh viện cũng được sự phê chuẩn của chính phủ anh". Cô đứng dậy và kiểm tra lại khóa cửa căn hộ. "Nếu Lãnh sự Hoa Kỳ được phép giết anh..."Cô không nói hết suy nghĩ của mình, nhưng cô cũng không cần phải nói ra. Hàm nghĩa quá kinh khủng.

Họ nghĩ mình đã làm chuyện quái gì chứ? Tại sao chính phủ của mình lại săn đuổi mình?!

Lại một lần nữa, Langdon nghe thấy mấy chữ mà anh lẩm nhẩm khi lảo đảo bước vào bệnh viện.

Rất xin lỗi...rất xin lỗi!

"Ở đây anh không an toàn", Sienna nói, "Chúng ta không an toàn ở đây." Cô ra hiệu về phía bên kia đường. "Người phụ nữ kia cũng nhìn thấy chúng ta chạy ra khỏi bệnh viện và tôi dám cá chính phủ của anh cùng cảnh sát đang tìm cách truy lùng tôi. Căn hộ của tôi được cho thuê lại dưới tên của người khác, nhưng cuối cùng họ cũng sẽ tìm ra thôi."

Cô lại chú ý tới cái ống trên bàn. "Anh cần mở thứ đó ra, ngay bây giờ."

Langdon nhìn cái ống titan, và chỉ thấy cái biểu tượng nguy hiểm sinh học.

"Cho dù bên trong ống đó là cái gì", Sienna nói. Có lẽ đều có một mã nhận dạng, một nhãn hiệu cơ quan, một số điện thoại, đại loại thế. Anh cần thông tin. Tôi cần thông tin! Chính phủ của anh đã giết bạn tôi! "

Nỗi đau trong giọng nói của Sienna khiến Langdon choàng tỉnh khỏi cơn suy

tưởng, và anh gật đầu, biết rõ cô nói đúng. "Được, tôi...rất xin lỗi." Langdon co rúm người, lại nghe thấy những từ ấy lần nữa. Anh ngoảnh nhìn cái ống trên bàn, băn khoăn không biết bên trong giấu câu trả lời gì. "Mở nó ra có thể vô cùng nguy hiểm."

Sienna suy nghĩ một lát. "Bất kỳ thứ gì bên trong đều được giữ gìn kỹ càng, có lẽ trong một cái ống nghiệm bằng thủy tinh Plexiglas không vỡ cũng nên. Cái ống sinh học này chỉ là một vỏ bọc bên ngoài để đảm bảo trong quá trình vận chuyển thôi."

Langdon nhìn ra ngoài cửa sổ về phía chiếc xe máy màu đen đỗ ngay trước khách sạn. Người phụ nữ vẫn chưa đi ra, nhưng sớm muộn ả cũng đoán được rằng Langdon không

ở đó. Anh tự hỏi động thái tiếp theo của ả sẽ là gì...và sẽ mất bao lâu để ả đạp tung cửa căn hộ này.

Langdon suy nghĩ để đưa ra quyết định. Anh nhấc ống titan lên và miễn cưỡng áp ngón cái của mình lên ô nhận diện vân tay. Sau một lúc, cái ống phát ra tiếng cách rất to.

Trước khi cái ống kịp khóa lại lần nữa, Langdon vặn hai nửa theo hướng ngược chiều nhau. Mới xoay một phần tư vòng, cái ống lại kêu "ping" lần thứ hai, và Langdon biết mình đã hoàn thành.

Hai tay Langdon ướt đẫm mồ hôi trong lúc anh tiếp tục vặn mớ ống. Hai nửa xoay rất trơn tru theo những đường rãnh được gia công hoàn hảo. Anh cứ thếvặn, cảm giác như sắp mở được con búp bê Nga quý giá, ngoại trừ anh không hề biết thứ gì sắp rơi ra.

Sau năm lần vặn, hai nửa đầu rời ra. Langdon hít một hơi thật sâu, nhẹ nhàng tách chúng.

Khoảng trống giữa hai nửa mở rộng, và thứ bên trong bọc cao su xốp lộ ra. Langdon đặt nó lên bàn. Lớp đệm bảo vệ trông hơi giống một quả bóng bầu dục hiệu Nerf kéo dài.Chẳng có gìLangdon nhẹ nhàng gỡ phần trên của lớp xốp bảo vệ, cuối cùng cũng để lộ ra vật nằm bên trong. Sienna chăm chú nhìn thứ bên trong và hếch đầu, vẻ ngơ ngác. "Rõ ràng không giống Langdon dự đoán là một dạng ống gì đó lạ lùng, nhưng thứ bên trong cái ống sinh học lại không có vẻ gì là siêu tưởng. Vật được chạm khắc công phu kia rõ ràng làm bằng ngà voi và có kích cỡ xấp xỉ một thanh kẹo Life Severs.

"Trông rất cũ", Sienna thì thào. "Một dạng../'

"Trụ triện", Langdon nói với cô, thở hắt ra.

Được người Summer phát minh vào năm 3500 trước Công Nguyên, trụ triện là tiền thân của các con chữ khắc dùng trong in ấn. Mỗi con triện đều được khắc những hình ảnh trang trí và có phần thân rỗng để lồng chốt trục qua, sao cho bề mặt chạm khắc có thể lăn tròn, giống như trục lăn sơn hiện đại, trên đất sét ẩm hoặc sành để "in" tuần hoàn các dải biểu tượng, hình ảnh hoặc văn tự.Langdon phỏng đoán con triện này đương nhiên rất hiếm có và giá trị, nhưng anh vẫn không hình dung nổi tại sao nó lại được cất kín trong một cái ống titan chẳng khác gì một dạng vũ khí sinh học như vậy. Trong khi khéo léo xoay con triện qua các ngón tay, anh nhận ra thứ này mang một hình khắc đặc biệt kinh khủng - con quỷ Satan có sừng, ba đầu đang ăn thịt ba người khác nhau cùng một lúc, mỗi miệng một người.

Thật khôi hài. Mắt Langdon chuyển tới bảy chữ cái khắc ngay bên dưới con quỷ. Những con số hoa mỹ được viết đảo ngược, giống như tất cả văn tự trên trục in vậy, nhưng Langdon không gặp khó khăn gì khi đọc chúng - SALIGIA.

Sienna nheo mắt nhìn và đọc to hàng chữ. "Saligia?"

Langdon gật đầu, cảm thấy rợn người khi nghe thấy từ này được đọc to lên. "Đó là một mẹo nhớ bằng tiếng Latin được toà thánh Vatican phát minh ra ờ thời trung cổ nhằm nhắc các tín đồ Thiên Chúa giáo về Bảy Trọng Tội. Saligia là một từ kết hợp các chữ đầu của superbia, avaritia, luxuria, invidia, gula, ira và acedia."

Sienna cau mày. "Kiêu ngạo, tham lam, dâm ô, đố kỵ, ham ăn, giận dữ và lười biếng."

Langdon rất ấn tượng. "Cô biết tiếng Latin."

"Tôi theo Công giáo từ nhỏ. Tôi biết tội lỗi."

Langdon cố mỉm cười trong lúc đưa mắt trở lại con triện, trong lòng thắc mắc tại sao nó lại được cất giữ trong một cái ống như một vật rất nguy hiếm.

"Tôi nghĩ nó làm bằng ngà voi", Sienna nói. "Nhưng đó là xương." Cô đẩy con triện ra chỗ có ánh nắng và chỉ vào những đường nét trên đó. "Ngà voi tạo thành đường khắc chéo song song hình kim cương với các đường kẻ vằn mờ, còn xương tạo thành các đường kẻ vằn song song và vết lỗ chỗ thẫm màu như thế này."

Langdon nhẹ nhàng cầm con triện lên và xém xét kỹ những vệt chạm khắc. Các con triện nguyên thủy của người Sumer được chạm khắc những hình thô mộc và hình nêm.

Thế nhưng con triện này lại được chạm khắc tinh xảo hơn nhiều. Từ thời trung cổ,

Langdon phán đoán. Thêm nữa, những chi tiết trang trí cho thấy chúng có mối liên hệ đáng lo ngại với những ảo giác của anh.

Sienna nhìn anh lo lắng. "Gì vậy?"

"Chủ đề tuần hoàn", Langdon nói dứt khoát, và chỉ một trong những hình khắc trên con triện. "Cô thấy quỷ Satan đang ăn thịt người này không? Đó là một hình ảnh quen thuộc từ thời trung cổ - một biểu tượng gắn liền với Cái chết Đen. Ba cái miệng đang nghiến ngấu là biếu tượng cho thấy dịch hạch tiêu diệt dân số kinh khủng như thế nào."

Sienna lo lắng liếc nhìn vào biểu tượng nguy hiểm sinh học trên ống.

Những ám chỉ tới bệnh dịch hạch đang diễn ra trong sáng nay dường như xuất hiện thường xuyên hơn anh nghĩ, và với chút do dự, anh công nhận thêm một mối liên hệ nữa. "Saligia đại diện cho tập hợp các trọng tội của loài người...mà theo quan điểm truyền bá tôn giáo trung cổ..."

"Là lý do để Chúa trừng phạt thế giới bằng Cái chết Đen", Sienna lên tiếng, hoàn tất nốt ý nghĩ của anh

"Đúng vậy." Langdon ngừng lại, nhất thời dứt luôn mạch suy nghĩ. Anh vừa nhận ra một điều kỳ cục liên quan đến cái ống. Bình thường, một người có thế nhìn xuyên qua phần lõi rỗng của một trụ triện, như thế xuyên qua lõi một đường ống rỗng không, nhưng trong trường hợp này, lõi con triện lại kín mít. Có thứ gì đó được nhét bên trong mẩu xương này. Một đầu ống bắt sáng và tỏa ra ánh sáng lờ mờ.

"Có gì đó bên trong", Langdon nói. "Và trông như được làm bằng thủy tinh." Anh xoay ngược con triện để kiểm tra đầu bên kia, bên trong có tiếng của một vật nhỏ xíu, chạy từ đầu này mẩu xương sang đầu kia, giống như một viên bi lăn trong ống.

Langdon cứng đờ người, và anh nghe rõ tiếng Sienna khẽ thở hổn hển ngay bên cạnh.

“Cái quái gì thế nhỉ?”

"Anh có nghe thấy tiếng đó không?", Sienna thì thào.

Langdon gật đầu và thận trọng nhìn vào một đầu ống. "Hình như chỗ hở được bịt lại nhờ...thứ gì làm bằng kim loại." Có lẽ là nắp của ống nghiệm chăng?

Sienna lùi lại. "Trông nó có phải đã vỡ không?"

"Tôi không nghĩ vậy." Anh thận trọng xoay ngược mẫu xương lần nữa để kiểm tra cái đầu có thủy tinh, và tiếng lóc xóc lại vang lên. Trong chớp mắt, phần thủy tinh bên trong trụ triện có biểu hiện hoàn toàn bất ngờ.

Nó bắt đầu phát sáng.

Mắt Sienna trợn lên. "Robert, dừng lại! Đừng cử động!"

Chương 14


Langdon đứng im bất động, tay giữ nguyên trong không trung, cầm chắc trụ triện bằng xương. Rõ ràng, phần thủy tinh ở đầu ống đang phát sáng... lóe lên như thể thứ chứa bên trong đột nhiên thức dậy.


Rất nhanh, ánh sáng bên trong lại tối đen trở lại.


Sienna nhích lại gần, thở hổn hển. Cô nghiêng đầu và săm soi phần thủy tinh có thể nhìn thấy được bên trong mẫu xương.


"Nghiêng lại đi", cô thì thào. "Thật chậm thôi."


Langdon nhẹ nhàng xoay ngược mẩu xương. Lại một lần nữa, một vật rất nhỏ chạy lọc xọc dọc theo chiều dài mẫu xương rồi dừng lại.


"Thêm lần nữa đi", cô nói. "Nhẹ thôi."


Langdon lặp lại lần nữa, và mẫu xương lại có tiếng lọc xọc. Lần này, phần thủy tinh bên trong hơi sáng, lóe lên một lúc rồi lịm đi.


"Chắc chắn nó là một ống nghiệm", Sienna tuyên bố, "trong có một viên bi trộn".


Langdon đã rất quen với những viên bi trộn dùng trong các bình sơn xịt - đó là những viên bi nằm lẫn bên trong, có tác dụng trộn đều sơn khi lắc bình.


"Có thể nó chứa một dạng hớp chất hóa học lân tinh nào đó", Sienna nói, "hoặc một cấu trúc phát quang sinh học có khả năng lóe sáng khi được kích thích".


Langdon lại có suy nghĩ khác. Vốn đã từng thấy các loại que phát sáng hóa học và thậm chí cả những phiêu sinh vật phát sáng sinh học có khả năng sáng lên khi một chiếc thuyền khuấy đảo môi sinh của chúng, nhưng anh gần như tin chắc rằng cái ống trụ trong tay mình không hề chứa thứ nào trong số này. Anh nhẹ nhàng xoay cái ống thêm vài lần nữa cho tới khi nó lóe sáng, sau đó giữ


phần đầu phát sáng trên bàn tay mình. Đúng như mong đợi quầng sáng màu đỏ nhạt xuất hiện, rọi thẳng lên da anh.


Rất vui biết rằng một người có IQ 208 đôi khi cũng nhầm lẫn.


"Nhìn cái này xem Langdon nói, và bắt đầu lắc mạnh cái ống. Vật bên trong lọc xọc chạy lên chạy xuống, càng lúc càng nhanh.


Sienna nhảy lùi lại. "Anh đang làm gì thế?"


Tay vẫn lắc cái ống, Langdon bước lại phía công tắc đèn và tắt đi, khiến cho gian bếp tối hẳn. "Bên trong không phải ống nghiệm đâu", anh nói, tay vẫn lắc mạnh hết sức. "Nó là đèn rọi Faraday đấy."


Langdon từng được một sinh viên tặng thiết bị tương tự - một cái đèn rọi tia laser dùng cho các giảng viên không thích việc lãng phí những cục phi AAA, và không ngại chuyện lắc mạnh đèn rọi trong vài giây để biến nguồn năng lượng động lực học của đèn thành điện năng. Khi lắc mạnh thiết bị này, viên bi kim loại bên trong sẽ chạy qua hàng loạt chi tiết hình mái chèo và vận hành một máy phát điện nhỏ xíu. Rõ ràng có người đã quyết định nhét đèn rọi này vào một mẫu xương rỗng có chạm khắc - lớp vỏ cổ xưa bao bọc lấy thứ đồ chơi điện tử hiện đại.


Để chiếc đèn rọi trong tay anh lúc này sáng lên rực rỡ, Langdon nhìn Sienna, cười nhăn nhó. "Đến giờ trình diễn."


Anh chĩa chiếc đèn rọi vỏ xương vào một khoảng trống trên tường bếp. khi mảng tường sáng lên, Sienna hít một hơi thảng thốt, nhưng chính Langdon mới là người giật nảy mình vì kinh ngạc.


Khoảng sáng xuất hiện trên tường không phải là một đống laser màu đỏ nhỏ bé. Nó là một bức tranh sinh động có độ phân giải cao phóng ra từ cái ống chẳng khác gì một máy chiếu kiểu cũ.


Chúa ơi! Tay Langdon hơi run khi anh nhìn khung cảnh hãi hùng trên bức tường trước mặt. Thảo nào mình cứ nhìn thấy hình ảnh chết chóc.


Bên cạnh anh, Sienna lấy tay che miệng và ngập ngừng bước lên một bước, rõ ràng thất thần vì những gì cô đang nhìn thấy.


Khung cảnh phóng ra từ mẫu xương chạm trổ kia là một bức tranh cũ về nỗi khổ của con người - hàng nghìn linh hồn trải qua những hình thức tra tấn kinh khủng ở các tầng địa ngục. Thế giới trong lòng đất được khắc họa như một lát cắt dọc của trái đất thành một cái hố hình phễu sâu thăm thẵm. Hố địa ngục này được chia thành nhiều cấp thu hẹp dần, theo mức độ hình phạt tăng dần, mỗi tầng thuộc về một nhóm những kẻ tội đồ bị hành hạ.


Langdon nhận ra cảnh này ngay lập tức.


Kiệt tác trước mặt anh - La Mappa deirinferno (Vực Địa ngục) - do Sandro Botticelli, một trong những họa sĩ Ý kiệt suất thời Phục Hưng, vẽ ra. Là bản sơ


đồ chi tiết về địa ngục, vực Địa ngục là một trong những hình ảnh đáng sợ nhất về cõi chết từng được sáng tạo ra. Tối tăm, u ám, và đáng sợ, ngay cả thời đại bây giờ, bức tranh cũng khiến nhiều người sững sờ bất động. Khác với bức Primavera (Câu chuyện mùa xuân) hay Thần Vệ nữ chào đời đầy sức sống và rực rỡ của mình, Botticelli tạo ra vực Địa ngục bằng tông màu trầm, gồm đỏ, nâu đỏ, và nâu.


Cơn đau dữ dội đột ngột trở lại, và cũng như lần đầu tiên kể từ lúc tỉnh dậy trong bệnh viện xa lạ, Langdon cảm thấy dường như từng mảnh ghép đã tự nhảy vào đúng vị trí của nó. Những ảo giác kinh dị của anh được kích thích do nhìn thấy bức vẽ nổi tiếng này.


Chắc chắn mình đã nghiên cứu vực Địa ngục của Botticelli, anh nghĩ thầm, dù không nhớ được lý do tại sao.


Mặc dù bản thân hình ảnh trước mắt đã rất khó chịu nhưng chính lai lịch của bức vẽ mới là thứ khiến Langdon lúc này càng thêm bồn chồn. Langdon biết rõ rằng ý tướng ra đời của kiệt tác mang tính tiên tri này không phải khởi nguồn trong tâm trí của Botticelli... mà trong tâm trí của một người sống trước ông ấy hai trăm năm.


Một kiệt tác nghệ thuật từ cảm hứng của người khác.


Trên thực tế, vực Địa ngục của Botticelli là món quà dành tặng một tác phẩm văn học ở thế kỷ XIV, kiệt tác này đã trở thành một trong những áng văn chương được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử... Một bức tranh khủng khiếp về địa ngục còn vang vọng đến tận ngày nay.


Hỏa ngục của Dante.


Bên kia phố, Vayentha lặng lẽ leo lên cầu thang dành riêng cho nhân viên phục vụ, nấp ở thềm tầng áp mái của khách sạn Pensione la Fiorentina vẫn đang im lìm. Langdon đã đưa số phòng không có thật cùng một địa điểm hẹn gặp giả cho nhân viên lãnh sự - một "cuộc gặp trong gương" như cách gọi trong nghề của ả - kỹ năng nghiệp vụ quen thuộc giúp người ta đánh giá tình hình trước khi tiết lộ vị trí của mình. Lúc nào cũng vậy, địa điểm giả hoặc "trong gương" được lựa chọn bởi vì nó nằm trong tầm quan sát hoàn hảo từ vị trí của chủ thể.


Vayentha tìm một cao điểm kín đáo trên nóc nhà để từ đó ả có thể nhìn bao quát toàn bộ khu vực. Ả từ từ đưa mắt nhìn lên tòa nhà chung cư bên kia phố.


Đến lượt ngài đó, thưa ngài Langdon.


Thời điểm đó, trên boong tàu The Mendacium, Thị trưởng bước ra phần sàn tàu bằng gỗ gụ và hít một hơi thật sâu, thưởng thức không khí mằn mặn của biển Adriatic. Con tàu này là ngôi nhà của ông ta đã nhiều năm, và lúc này đây, một loạt sự kiện đang diễn ra ở Florence đang đe dọa hủy hoại tất cả mọi thứ mà ông ta đã gây dựng.


Đặc vụ ngoại tuyến Vayentha đã để mọi việc lâm vào thế rủi ro, và ả sẽ phải đối mặt với một cuộc thẩm vấn sau khi nhiệm vụ này kết thúc, song ngay lúc này, Thị trưởng vẫn cần đến ả.


Tốt nhất là cô ta phải giành lại quyền kiểm soát mớ bòng bong này.


Có tiếng bước chân đang nhanh nhẹn tiến lại gần từ phía sau, Thị trưởng quay lại và thấy một nữ chuyên gia phân tích đang bước đến.


"Thưa ngài?", chuyên gia phân tích lên tiếng, gần như ngộp thở. "Chúng ta có tin mới." Giọng cô ta xuyên qua không khí buổi sáng với sắc thái dữ dội hiếm thấy.


"Có vẻ Robert Langdon vừa truy cập vào tài khoản e-mail Harvard của anh ta từ một địa chỉ IP không rõ." Cô ta dừng lại, nhìn thẳng vào Thị trưởng. "Giờ có thể lần ra vị trí chính xác của Langdon."


Thị trưởng sững sờ vì thấy có người đần độn đến thế. Mọi việc thay đổi rồi. ông ta khum tay và đăm đăm nhìn về bờ biển, suy ngẫm cho hết mọi nhẽ, "Cô có biết vị trí của đội SRS không?"


"Vâng, thưa ngài. Cách chỗ của Langdon chưa đầy hai dặm."


Thị trưởng chỉ mất một khắc để đưa ra quyết định.


Chương 15

"Hỏa ngục của Dante", Sienna thì thào, vẻ mặt hết sức chăm chú khi cô nhích lại gần hình ảnh ảm đạm mô tả địa ngục đang chiếu trên tường bếp nhà mình.

Hình ảnh địa ngục của Dante, Langdon nghĩ thầm, thể hiện bằng màu sắc sống động.

Được ca tụng là một trong những tác phẩm văn học xuất sắc, Hỏa ngục là tập đầu trong ba tập sách thuộc bộ Thần khúc của Dante Alighieri - một trường ca gồm mười bốn nghìn hai trăm ba mươi ba câu thơ mô tả chuyến du hành đầy mạo hiểm của Dante tới địa ngục, vượt qua luyện ngục, và cuối cùng đến thiên đường. Trong ba phần của Thần khúc - Hỏa ngục, Luyện ngục và Thiên đường - cho đến nay Hỏa Ngục được đọc và nhớ đến nhiều nhất.

Được Dante Alighieri biên soạn vào đầu những năm 1300, Hỏa ngục thực sự định nghĩa lại những quan niệm thời trung cổ về kiếp đọa đày. Trước đó khái niệm "địa ngục" chưa bao giờ khiến công chúng say mê như vậy. Chỉ qua một đêm, tác phẩm của Dante đã cũng cố khái niệm trừu tương về địa ngục thành một

hình ảnh rõ ràng và đáng sợ - rất bản năng, cảm nhận được, và không thể nào quên. Chẳng có gì lạ, sau khi trường ca ra đời, Nhà thờ Công giáo thấy ngay số người nhập giáo là những kẻ phạm tội tăng vọt, vì muốn tránh khỏi kiếp nạn ở địa ngục mà Dantle mới vẽ ra.

Còn ở đây, theo mô tả của Botticelli, hình ảnh địa ngục đáng sợ của Dante có cấu trúc như một cái phễu hành xác dưới lòng đất - một khung cảnh kinh khủng với lửa, lưu huỳnh, cống rãnh, quái vật và cả quỷ Satan chờ đợi ở trung tâm. Cái hố tạo thành chín Cấp độ khác nhau. Chín tầng địa ngục nơi những kẻ tội đồ bị đày xuống tùy theo mức độ tội lỗi của họ. Gần đỉnh, đám dâm ô hay "những kẻ gian tà nhục dục" bị cuốn vào cơn bão bất tận, một biểu tượng về sự bất lực của họ trong việc kiểm soát dục vọng. Bên dưới, những kẻ tham ăn bị buộc phải nằm úp mặt vào một cái rãnh tởm lợm, miệng dính đầy những thứ sản phẩm do chính thói ăn uống vô độ của mình thải ra. Sâu hơn, những kẻ dị giáo bị kẹp trong những quan tài đang cháy, bị hành hạ trong ngọn lữa vĩnh cửu. Và cứ như vậy... kẻ mắc tội lỗi càng

xấu xa thì càng bị đày xuống sâu hơn.

Trong suốt bảy thế kỷ kể từ khi ra đời, hình ảnh địa ngục đầy ám ảnh của Dante đã truyền cảm hứng cho nhiều phụ bản, cách diễn giải và biến tấu của những bộ

óc sáng tạo vĩ đại nhất trong lịch sử. Longfellow Chaucer, Marx, Milton, Balzac, Borges, và thậm chí một vài Đức Thánh Cha đều đã viết những tác phẩm dựa trên Hỏa ngục của Dante, Monteverdi, Liszt, Tchaikovsky, và Puccini đã biên soạn những nhạc phẩm dựa trên tác phẩm của Dante, và một trong những nghệ sĩ thu âm mà Langdon yêu thích - Loreena McKennitt - cũng vậy. Ngay cả thế giới trò chơi điện tử và các ứng dụng trên iPad cũng không thiếu những sản phẩm liên quan đến Dante.

Langdon, vốn rất háo hức chia sẻ với sinh viên về những biểu tương phong phú trong cách nhìn của Dante, từng nhiều lần dạy hẳn một khóa học về chuỗi hình ảnh thường xuyên đươc tái hiện tìm thấy cả trong Dante và các tác phẩm mang cảm hứng của ông qua nhiều thế kỷ.

"Robert". Sienna nói, tiến lại gần hơn hình ảnh trên tường, "Nhìn chỗ này xem!" Cô chỉ vào một khu vực gần đây của địa ngục hình phễu.

Khu vực cô chỉ vẫn được biết đến như là Malebolge - nghĩa là "rãnh quỷ". Đó là tầng thứ tám và cũng là tầng áp chót của địa ngục, được chia thành mười rãnh riêng biệt, mỗi rãnh dành cho một tội gian dối cụ thể.

Lúc này Sienna càng phấn khích hơn. "Nhìn xem! Không phải chính anh nói, trong giấc mơ, anh nhìn thấy thứ này sao?"

Langdon nheo mắt nhìn vị trí Sienna chỉ, nhưng anh chẳng thấy gì cả. Cái máy chiếu đang cạn năng lương, và hình ảnh bắt đầu nhòe đi. Anh nhanh nhẹn lắc mạnh tay cho tới khi nó tiếp tục phát sáng. Lúc đó, anh cẩn thận đặt nó lùi xa bức tường hơn, ngay trên mép chiếc bàn bên kia khu bếp nhỏ, để nó phóng ra hình ảnh lớn hơn nữa. Langdon tiến lại chỗ Sienna, nhích sang bên để nghiên cứu đồ hình.

Sienna lại chỉ xuống tầng địa ngục thứ tám. "Nhìn đây. Không phải chính anh nói ảo giác của anh có một đôi chân thò lên khỏi mặt đất chống ngược lên trời và có chữ R à?" Cô chạm tay hẳn vào một vị trí xác định trên tường. "Chúng đây thôi!"

Langdon đã xem bức tranh này rất nhiều lần, rãnh thứ mười ở Malebolge lúc nhúc những kẻ tội đồ bị chôn nửa người đầu lộn xuống dưới, chân thò lên khỏi mặt đất. Nhưng rất lạ, trong bản này, một đôi chân lại có chữ R, viết bằng bùn, đúng như Langdon đã nhìn thấy trong ảo giác.

Chúa ơi! Langdon chăm chú nhìn chi tiết nhỏ xíu đó. "Chữ R đó... chắc chắn nó không có trong bản gốc của Botticelli!"

"Còn một chữ nữa này", Sienna nói và chỉ tay.

Langdon nhìn theo ngón tay cô tới một rãnh khác trong Malebolge, nơi chữ E được viết nghệch ngoạc trên người một nhà tiên tri giả danh bị vặn ngược đầu ra sau.

Quái quỷ gì vậy? Bức vẽ này đã bị chỉnh sửa.

Giờ đây những chữ cái khác hiện lên trước mắt anh, được viết nghệch ngoạc trên người những kẻ tội đồ ở khắp mười rãnh Malebolge. Anh nhìn thấy chữ C trên người một kẻ lừa gạt bị quỷ dữ đánh đập... chữ R trên một tên trộm bị đàn rắn cắn xé... chữ A trên người một chính trị gia đồi bại bị dìm trong bể hắc ín sôi sùng sục.

"Những chữ cái này", Langdon nói đầy chắc chắn, "nhất định không có trong bản gốc của Botticelli. Bức hình này đã bị chỉnh sửa bằng kỹ thuật số".

Anh đưa mắt lên rãnh Malebolge trên cùng và bắt đầu đọc các chữ cái từ trên xuống, lần lượt qua mười rãnh.

"Catrovacer?", Langdon nói, "Đây là tiếng Ý à?"

Sienna lắc đầu. "Cũng không phải tiếng Latin. Tôi không nhận ra."

"Một... chữ ký chăng?"

"Catrovacer" Cô nhìn đầy vẻ nghi ngờ. "Tôi thấy không giống một cái tên cho lắm. nhưng nhìn chỗ kia xem." Cô chỉ tay vào một trong nhiều nhân vật ở rãnh Malebolge thứ ba.

Khi nhìn thấy nhân vật đó, Langdon lập tức có cảm giác ớn lạnh. Trong vô số những kẻ tội đồ ở rãnh thứ ba có một hình ảnh mang tính biểu tượng từ thời trung cổ - một người mặc áo choàng đeo mặt na có mỏ chim dài và ánh mắt chết chóc.

Mặt nạ dịch hạch.

"Trong bản gốc của Botticelli có bác sĩ dịch hạch không?", Sienna hỏi.

"Chắc chắn là không. Nhân vật đó mới được thêm vào."

"Thế Botticelli có ký tên bản gốc của mình không?"

Langdon không thể nhớ nỗi, nhưng khi ánh mắt anh nhích xuống góc phải bên dưới nơi thường có chữ ký, anh nhận ra tại sao cô lại hỏi vậy. Không hề có chữ ký, nhưng nhìn thấy rõ dọc phần mép màu nâu sẫm của bức vẽ là một dòng chữ nhỏ xíu viết rời nhau: la verità è visibile solo attraverso gli occhi della morte.

Vốn tiếng Ý của Langdon đủ để anh hiểu được ý chính: "Chân lý chỉ có thể được nắm bắt qua cặp mắt chết chóc".

Sienna gật đầu. "Thật kỳ lạ!"

Hai người đứng lặng trong khi hình ảnh đáng sợ trước mắt từ từ nhòa đi. Hỏa ngục của Dante, Langdon nghĩ thầm. Truyền cảm hứng cho những tác phẩm nghệ thuật mang tính tiên tri kể từ năm 1330.

Khóa học của Langdon về Dante luôn có hẳn một phần về các tác phẩm nghệ thuật trứ danh lấy cảm hứng từ Hỏa ngục. Ngoài vực Địa ngục nổi tiếng của Botticelli, còn có chi tiết điêu khắc không nhuốm màu thời gian Ba Vong linh trong bức chạm cổng Địa ngục của Rodin(1)... Hình vẽ lão chèo đò Phlegyas (2) của Stradanus đang chèo qua những xác người chìm trên con sông Styx... Những kẻ tội đồ tham lam đang lăn lộn trong cơn bão vĩnh cữu của WiIIiam Blake... Hình

ảnh gợi dục lạ lùng mô tả Dante và Virgil đang nhìn hai người đàn ông khỏa thân đánh nhau của Bouguereau... Những linh hồn bị hành hạ trong co rúm dưới cơn mưa những hòn lửa bỏng rát của Bayros... Loạt tranh màu nước và khắc gỗ kỳ lạ của Salvador Dali... và tuyển tập đồ sộ tranh khắc axit đen trắng của Doré mô tả mọi thứ từ lối vào Địa ngục... tới nhân vật quỷ Satan có cánh.

Giờ đây, dường như phiên bản địa ngục trong trường ca của Dante không chỉ ảnh hưởng đến những nghệ sĩ đáng kính nhất trong suốt chiều dài lịch sử. Rõ ràng, nó còn truyền cảm hứng cho một nhân vật nữa - một sinh linh quằn quại đã thay đổi bức vẽ nổi tiếng của Botticelli bằng kỹ thuật số, cho thêm mười chữ cái, một bác sĩ dịch hạch, và ký một dòng chữ đầy đe dọa nói về việc nhìn ra chân lý qua con mắt của tử thần. Nghệ sĩ này còn cất giữ bức vẽ trong một máy chiếu công nghệ cao được giấu trong mẫu xương được chạm trổ kỳ quái.

Langdon không thể nghĩ ra ai đã tạo ra một tác phẩm như vậy, nhưng giờ đây, vấn đề này dường như chỉ là thứ yếu trước một câu hỏi đáng ngại hơn nhiều.

Thế quái nào mình lại mang theo thứ này?

Khi Sienna đứng bên Langdon trong gian bếp và ngẫm nghĩ về hành động tiếp theo của mình, bất ngờ có tiếng động cơ phân khối lớn gầm lên từ đoạn phố phía dưới. Tiếp đến là tiếng rít của lốp xe và tiếng cửa xe hơi đóng mạnh.

Không hiểu chuyện gì, Sienna lao đến bên cửa sổ và nhìn ra ngoài.

Một chiếc xe thùng không biển số màu đen phanh gấp và dừng lại dưới phố. Từ trên xe ùa ra một nhóm người, tất cả đều mặc đồng phục đen với phù hiệu xanh lục hình tròn trên vai trái. Họ lăm lăm súng trường tự động và di chuyển đúng dáng dấp của nhà binh. Không chút do dự, bốn người lính lao tới lối vào tòa chung cư.

Sienna cảm thấy máu trong người đông cứng. "Robert!", cô hét lên. "Tôi không biết họ là ai, nhưng họ tìm thấy chúng ta rồi!"

Dưới phố, đặc vụ Christoph Bruder hét to ra lệnh cho người của mình xông vào tòa nhà. Anh ta là người có vóc dáng vạm vỡ, những năm tháng trong quân ngũ đã rèn luyện anh ta thành người chỉ biết thực thi nhiệm vụ của mình, và biết cả những mối nguy hiểm.

Tổ chức mà anh phục vụ bao gồm nhiều đơn vị, nhưng đơn vị của Bruder - Giám sát và Hỗ trợ Phản ứng SRS - chỉ được triệu tập khi có một tình huống lâm vào thế "khủng hoảng".

Khi người của mình mất hút trong tòa nhà, Bruder đứng canh cửa trước, móc thiết bị liên lạc và liên hệ người cần gặp.

"Bruder đây", anh ta nói. "Chúng tôi đã lần ra Langdon nhờ địa chỉ IP máy tính của anh ta. Nhóm của tôi đang tiến vào. Tôi sẽ thông báo khi chúng tôi bắt được anh ta."

Phía trên đầu Bruder, nơi thềm tầng mái khách sạn Pensione la Fiorentina, Vayentha kinh hãi trợn mắt nhìn xuống đám đặc vụ đang lao vào tòa nhà chung cư như không tin vào mắt mình.

Bọn họ làm cái quái gì ở đây thế?!

Ả lùa một tay vào mái tóc đinh, và chợt hiểu những hậu quả kinh khủng từ điệp vụ thất bại của mình đêm qua. Chỉ sơ sểnh một chút, tất cả đã thay đổi vượt khỏi tầm kiểm soát. Chuyện ban đầu tưởng như chỉ là một điệp vụ đơn giản... giờ

đã biến thành một cơn ác mộng hiện hữu.

Nếu đội SRS ở đây thì mọi việc với mình chấm hết rồi.

Vayentha cuống quýt vớ lấy thiết bị liên lạc hiệu Sectra Tiger xs và gọi cho Thị trưởng.

"Thưa ngài", ả lắp bắp. "Đội SRS ở ngay đây! Người của Bruder đang tràn vào tòa chung cư bên kia phố!"

Ả đợi phản ứng phía bên kia, nhưng chỉ nghe thấy những tiếng lách cách sắc lạnh trên máy, rồi một giọng nói điện tử rất bình thản vang lên, "Giao thức từ chối bắt đầu".

Vayentha hạ điện thoại và nhìn màn hình, vừa kịp thấy thiết bị liên lạc bị tắt.

Mặt cắt không còn giọt máu, Vayentha cố ép mình phải chấp nhận những gì đang diễn ra. Consortium vừa chấm dứt tất cả mọi liên lạc với ả.

Không liên lạc. Không giao thiệp.

Mình đã bị từ chối

Cảm xúc bàng hoàng chỉ thoáng qua.

Tiếp đến là nỗi sợ hãi.

(1)         Cổng Địa ngục (La Porte de I'Enfer) là cụm điêu khắc của nghệ sĩ người Pháp Auguste Rodin, mô tả một cảnh trong "Hỏa ngục". Tác phẩm điêu khắc này cao sáu mét, rộng bốn mét và dài một mét, với một trăm tám mươi nhân vật có kích thước cao từ mười lăm phân đến hơn một mét. Phiên bản gốc được lưu giữ từ năm 1917 và hiện trưng bày tại Bảo tàng Ctorsay ở Paris, Chi tiết Ba Vong linh (Lestrois Ombres), nguyên bản cao chín mươi tám phân, gồm ba nhân vật riêng biệt chỉ tay vào dòng chữ "Lasciate ogne speranza, voi ch'entrate" ("Vứt bỏ mọi hy vọng, những kẻ bước vào đây") trích từ Khổ III của Hỏa Ngục.

(2)              Phlegyas, con trai của Ares và Chryse, là vua của người Lapith trong thần thoại Hy Lạp. Trong Hỏa ngục, Phlegyas chèo đò chở Virgil và Dante vượt sông Styx.

Chương 16

"Nhanh lên, Robert!" Sienna giục giã. "Theo tôi".

Suy nghĩ của Langdon vẫn ngập tràn những hình ảnh ảm đạm về địa ngục của Dante trong lúc anh vọt ra khỏi cửa, tới hành lang tòa chung cư. Cho đến lúc này, Sienna Brooks vẫn kiểm soát được tình hình căng thẳng của buổi sáng nay bằng phong thái hết sức điềm tĩnh, nhưng lúc này, vẻ bình tĩnh của cô càng lúc càng tăng lên với một cảm xúc Langdon chưa hề thấy qua ở cô - nỗi sợ hãi thật.

Trong hành lang, Sienna chạy trước, vọt nhanh qua chiếc thang máy đã chạy xuống dưới, chắc chắn là do những người đàn ông lúc này đang tiến vào sảnh bấm nút. Cô chạy nhanh về phía cuối hành lang và mất hút vào khu vực cầu thang bộ mà không hề nhìn lại phía sau.

Langdon bám sát cô, cơ thể trượt đi trên đôi giày mềm đế trơn đi mướn. Cái máy chiếu bé xíu trong túi ngực áo Brioni nảy lên, đập vào ngực Langdon trong lúc anh chạy. Đầu anh lóe lên những chữ cái kỳ lạ điểm xuyết ở tầng thứ tám của địa ngục: CATROVACER. Anh nhớ đến cái mặt nạ dịch hạch và dòng chữ ký

lạ lùng: Chỉ có thể nắm bắt được chân lý qua cặp mắt chết chóc.

Langdon cố liên kết những yếu tố rời rạc này, nhưg lúc này chưa thấy điều gì có ý nghĩa cả. Cuối cùng, khi anh chạy tới một chỗ chiếu nghỉ của cầu thang, Sienna đã ở đó, đang chăm chú lắng nghe. Langdon nghe rõ tiếng bước chân chạy lên cầu thang từ phía dưới.

"Có lối thoát khác không?" Langdon thì thào.

"Theo tôi", cô nói nhanh.

Sienna đã giữ được mạng sống của Langdon một lần trong ngày hôm nay, cho nên, anh chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài cách phải tin tưởng người phụ nữ này. Langdon hít một hơi thật sâu và chạy nhanh xuống thang máy ngay sau cô.

Họ xuống được một tầng, nghe rõ tiếng giày ủng tiến đến gần hơn, vang vọng phía dưới họ chỉ một hoặc hai tầng.

Tại sao cô ấy lại chạy thẳng về phía họ nhỉ?

Langdon chưa kịp phản đối thì Sienna đã nắm lấy tay anh và kéo tuột anh ra

khỏi khu vực than bộ để chạy thẳng vào hành lang vắng tanh của khu nhà - một hành lang dài với những cánh cửa khóa kín.

Làm gì có chỗ nấp?

Sienna gạt một công tắc đèn và vài bóng đèn tắt ngấm, nhưng hành lang lờ lờ vẫn không đủ để che giấu họ. Sienna và Langdon vẫn bị nhìn rõ ở đây. Tiếng bước chân rầm rập gần như đã áp sát họ, và Langdon biết những kẻ tấn công sẽ xuât hiện trên cầu thang bất kỳ lúc nào và có thể nhìn thẳng tới chỗ này.

"Tôi cần áo khoác của anh" Sienna thì thào trong lúc kéo tuột áo khoác của Langdon khỏi người anh, Sau đó cô ép Langdon bò rạp sau lưng cô ngay ở một khuôn cửa thụt vào. "Đừng nhúc nhích!"

Cô ta làm gì không biêt? Cô ta lộ liễu thế này cơ mà!

Mấy người lính xuất hiện trên cầu thang, lao vội lên trên nhưng hơi dừng lại khi nhìn thấy Sienna trong hành lang tối om.

"Vì Chúa!", Sienna quát lên với họ, giọng cô rên rỉ. "Có chuyện lộn xộn quái gì

vậy?"

Hai người đàn ông nheo mắt, rõ ràng không tin lắm trước những gì họ đang nhìn thấy.

Sienna vẫn quát họ bằng tiếng Ý. "Mới giờ này mà đã ồn ào quá đấy!"

Giờ thì Langdon đã thấy Sienna trùm cái áo khoác đen của anh lên trên đầu và vai như tấm khăn choàng của một bà già. Cô gập người, cô tạo tư thế che chắn để họ không nhìn thấy Langdon đang nép người trong bóng tối, và lúc này, hoàn toàn bất ngờ, cô cà nhắc tiến một bước vẻ phía họ và rít lên như một bà già ốm yếu.

Một gã lính giơ cánh tay lên, ra hiệu cho cô quay trở lại căn hộ của mình. "Bà già! Quay về phòng đi!"

Sienna tập tễnh tiến thêm một bước, vung vẫy nắm tay đầy giận dữ. "Chúng mày làm chồng tao tỉnh dậy đấy, ông ấy đang ốm!"

Langdon nghe mà đầy hoang mang. Họ làm anh chồng ốm đau của cô tỉnh giấc.

Một tên lính khác giơ súng máy lên và nhắm thẳng vào cô. "Đứng lại không ăn đạn đấy!"

Sienna đứng khựng lại, nguyền rủa không thương tiếc trong lúc tập tễnh lùi về phía sau, tránh xa bọn họ.

Đám lính chạy lên, mất hút trên gác.

Không hẳn là một màn kịch Shakespeare, Langdon nghĩ bụng, nhưng rất ấn tượng. Rõ ràng kinh nghiệm đóng kịch có thể là một vũ khí Iợi hại.

Sienna gỡ áo khoác khỏi đầu và ném trả lại cho Langdon. "Được rồi, theo tôi!"

Lần này, Langdon làm theo không chút do dự.

Họ xuống đến chiếu nghỉ phía trên sảnh chính, nơi có hai người lính nữa bước vào thang máy để đi lên. Ngoài phố, một gã lính khác đứng quan sát bên cạnh chiếc xe thùng, bộ đồng phục đen của gã ôm chặt lây thân hình lực lưỡng. Sienna và Langdon im lặng đi nhanh xuống tầng ngầm.

Nhà để xe tầng ngầm tối om và nồng nặc mùi nước tiểu. Sienna chạy tới góc để xe máy. Cô dừng lại trước một chiếc Trike màu bạc - loại xe ba bánh trông chẳng khác gì hậu duệ cục mịch của Vespa Ý và chiếc xe đạp ba bánh dành cho người lớn. Cô lùa tay bên dưới tấm chắn bùn trước của chiếc Trike và gỡ lấy một

hộp nam châm nhỏ. Bên trong là chiếc chìa khóa, cô tra vào ổ và rồ máy.

Mấy giây sau, Langdon đã ngồi lên xe phía sau cô. Langdon ngồi chênh vênh ở phần ghế nhỏ xíu, mò mẫm hai bên sườn, cố tìm chỗ bám hay gì đó để ngồi cho vững.

"Không phải lúc e thẹn đâu" Sienna nói, tóm lấy hai tay anh và đặt ôm quanh phần eo thon thả của mình. "Anh sẽ cần bám chặt đấy."

Langdon làm đúng như vậy lúc Sienna cho chiếc Trike lao lên dốc. Chiếc xe khỏe hơn so với anh hình dung, và họ gằn như rời hẳn mặt đất khi phóng vọt khỏi nhà để xe, lao vào vùng ánh sáng buổi sớm mai, cách xa lối vào chính đến 50m. Gã lính vạm vỡ ở phía trước tòa nhà ngay lập tức xoay người và nhìn thấy Langdon và Sienna lao vọt đi, chiếc Trike của họ phát ra tiếng nổ chói lói khi Sienna tăng hết ga.

Langdon vắt vẻo ngồi ở phía sau, ngó qua vai nhìn lại gã lính lúc này đã giương vũ khí lên và ngắm bắn rất cẩn thận. Langdon cố gắng hết sức. Một phát đạn vang lên, nảy khỏi tấm chắn bùn sau chiếc Trike, vừa may vượt qua trụ xương sống của Langdon.

Lạy Chúa!

Sienna ngoặc gấp sang trái ở giao lộ, và Langdon cảm thấy mình đang trượt đi nên phải cố giữ thăng bằng.

"Nghiêng về phía tôi!", cô hét lên.

Langdon ngã về phía trước, lấy lại thăng bằng lần nữa trong lúc Sienna cho chiếc Trike lao xuống một đường phố rộng hơn. Sau khi họ chạy hết một khối nhà, Langdon mới bắt đầu dám thở lại.

Đám người đó là lũ nào không biết?

Sienna vẵn tập trung vào đoạn đường phía trước mặt trong lúc phóng nhanh dọc đại lộ, luồn lách giữa dòng giao thông buổi sớm. Vài khách bộ hành tỏ vẻ ngạc nhiên khi họ chạy ngang qua, rõ ràng không hiểu được khi nhìn thấy một người đàn ông hơn 1.8m trong chiêc áo Brioni lại ngồi phía sau một phụ nữ mảnh mai.

Langdon và Sienna chạy qua ba khối nhà và đang tiến gần đến một giao lộ chính thì có tiếng còi ré lên phía trước. Một xe thùng đen bóng nhoáng rẽ ngoặt ở góc phố, ôm cua vào giao lộ rồi tăng tốc lao thẳng về phía họ. Chiếc xe thùng trông giống hệt xe của đám lính ở tòa chung cư.

Sienna lập tức ngoặt sang phải và đạp thắng gấp. Ngực Langdon áp chặt vào lưng cô khi cô cho xe trượt vào một điểm đỗ khuất khỏi tầm nhìn phía sau một xe tải chờ hàng đã đỗ sẵn. Cô lái chiếc Trike nép sát hông sau của xe tải và tắt máy.

Họ nhìn thấy chúng ta không!?

Cô và Langdon cúi thấp xuống và đợi. Nín thở.

Chiếc xe thùng phóng ào qua không chút do dự, rõ ràng là chưa hề nhìn thấy họ. Tuy nhiên, khi chiếc xe lao qua, Langdon thoáng nhìn thấy người bên trong.

Ở ghế sau, một phụ nữ có tuổi quyến rũ bị hai người lính kèm chặt giống như một kẻ bị bắt. Đôi mắt bà sụp xuống và đầu bà gật gù như thể đang bị hôn mê hoặc có lẽ say thuốc. Bà đeo một cái bùa và có mái tóc bạc dài rũ xuống thành từng lọn.

Trong khoảnh khắc, cổ họng Langdon như nghẹn ứ, và anh nghĩ mình vừa nhìn thấy một bóng ma.

Chính là người phụ nữ trong ảo giác của anh.

Chương 17

Thị trưởng bước nhanh ra khỏi phòng điều khiển, đi dọc theo mạn phải tàu The Mendacium, cố gắng tập trung suy nghĩ. Những gì vừa xảy ra ở khu chung cư tại Florence thật không thể tưởng tương nổi.

Ông ta đi vòng quanh con tàu đúng hai vòng rồi bước thẳng về văn phòng của mình và lấy ra một chai single malt (1) Highland Park năm mươi năm tuổi, ông ta không rót ra ly mà đặt chai xuống và xoay lưng về phía nó - một cách riêng để nhắc rằng ông ta vẫn đang kiểm soát đước mọi việc.

Theo bản năng, cặp mắt ông ta di chuyển tới một tập sách bọc da dày dặn trên giá sách - một món quà của khách hàng...vị khách mà lúc này ông ta biết rõ

giá sách - một món quà của khách hàng...vị khách mà lúc này ông ta biết rõ rằng mình đừng bao giờ nên gặp.

Một năm trước...làm sao ta biết được chứ?

Thông thường Thị trưởng không trực tiếp phỏng vấn các khách hàng, nhưng vị khách này do một nguồn đáng tin cậy giới thiệu nên ông ta đành chấp nhận ngoại lệ.

Hôm đó là một ngày biển hoàn toàn tĩnh lặng. Vị khách lên boong tàu The Mendacium bằng trực thăng riêng. Đó là một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực của ông ta, khoảng bốn mươi sáu tuổi, râu tóc gọn gàng, và rất cao, với đôi mắt màu lục như nhìn xoáy vào người khác.

"Ngài biêt đây" người đàn ông lên tiếng, "một người bạn chung của chúng ta giới thiệu với Tôi vê các dịch vụ của Ngài". Vị khách dướii cặp chân dài và tỏ ra hêt sức tự nhiên trong văn phòng được trang bị sang trọng của Thị trưởng. "Nên cho phép Tôi được nói với những gì Tôi cần."

"Thực tê thì không cần" Thị trường ngăt lời, đê tỏ rõ với người kia răng ai mới là

người chủ động. "Quy tăc của Tôi yêu cầu Ngài không nói gì với Tôi cả. Tôi sẽ giải

thích những dịch vụ mà Tôi cung câp, và Ngài sẽ quyêt định xem Ngài quan tâm

đên dịch vụ nào, nêu có."

Vị khách trông có vé ngạc nhiên nhưng châp thuận và chăm chú lăng nghe. Cuôi cùng, những gì vị khách cao ngồng muôn hóa ra rât bình thường với Consortium - cơ bản chỉ là biên ông ây thành "vô hình" một thời gian đê ông ây có thê tránh xa những cặp măt săn tìm trong lúc theo đuôi một công việc.

Đó là trò trẻ con!

Consortium sẽ hoàn thành công việc này băng cách cho ông ây một nhân dạng giả và một địa điêm bảo mật, hoàn toàn không có kêt nôi gì, nổi ông ây có thê làm việc trong bí mật tuyệt đôi - bât kê công việc là gì.Consortium chưa bao giờ thăc măc xem khách hàng cần đên một dịch vụ vì mục đích gì, mà luôn chọn cách biêt càng ít vê những người họ làm việc cùng càng tôt.

Suôt một năm trời, với một khoảng lơi nhuận đáng kinh ngạc, Thị trường cung câp cho trú ân an toàn cho người đàn ông có đôi măt màu lục, nhân vật hóa ra là một khách hàng lý tưởng. Thị trường không liên hệ gì với ông ây, và tât cả mị hóa đơn đêu được trả đúng thời hạn.

Thê rỏi, hai tuần trước, mọi việc thay đôi.

Rât bât ngờ, vị khách hàng liên hệ lại, yêu cầu gặp riêng Thị trường. Nghĩ đên tông sô tiên vị khách đã thanh toán, Thị trường châp nhận.

Phải khó khăn lăm mới nhận ra người đàn ông râu tóc bù xù xuât hiện trên tàu chính là nhân vật bảnh bao, điêm tĩnh Thị trưởng đã giao kèo làm ăn cách đó một năm. Cặp măt màu lục săt lẻm một thời ánh lên vẻ hoang dại. Trông ông ta cháng khác gì người...bệnh,

Chuyện gì xảy ra với ông ta vậy? ông ta đang làm việc gì không biêt?

Thị trường dẫn vị khách có vẻ rât bồn chôn vào văn phòng mình.

"Con quỷ tóc bạc" vị khách lăp băp. "Càng ngày mụ ta càng tiêp cận gần hơn."

Thị trường lỉêc xuông tập hồ sơ của vị khách, măt dừng lại ờ bức ảnh một người phụ nữa tóc bạc trông rât quyên rũ. "Vâng" Thị trường nói, "con quỷ tóc bạc của Ngài. Chúng Tôi đêu biêt rõ ké thù của Ngài. Và dù mụ có thê rât mạnh nhưng suôt cả năm, chúng Tôi đầ bảo vệ Ngài trước mụ, và chúng Tôi sẽ tiêp tục làm như vậy."

Người đàn ông măt xanh lục dùng ngón tay cuộn những lọn tóc nhờn dâu đày vẻ

bồn chôn. "Đừng đê cho vé đẹp của mụ đánh lừa ông, mụ ta là một kẻ thù nguy hỉêm."

Đúng. Thị trường nghĩ, nhưng vẫn cảm thây không hài lòng vì vị khách của mình lại gây chú ý cho một người có sức ảnh hường đên vậy. Người phụ nữ tóc bạc có khả năng tỉêp cận và nguồn lực to lớn, do đó bà ta không phải là hạng đôi thủ mà Thị trưởng muôn đôi đâu.

"Nêu mụ hay lũ quỷ của mụ tìm ra Tôi../', vị khách băt đâu nói.

"Họ sẽ không làm được", Thị trưởng trân an. "Không phải chúng Tôi đầ che gỉâu Ngài và cung câp mọi thứ Ngài yêu cầu u?"

"Phải" người đàn ông nói. "Thê nhưng, Tôi sẽ ngủ ngon hơn nêu../' ông ta ngừng lại, cô tĩnh tâm. "Tôi cân bỉêt rằng bêu có chuyện gì xảy ra với Tôi, Ngài sẽ thực hiện nôt những nguyện vọng cuôi cùng của Tôi."

"Nguyện vọng đó là gì?"

Người đàn ông thò tay vào túi và lây ra một phong bì nhỏ dán kín. "Nội dung bên trong phong bì này là mằ truy cập một két an toàn ờ Florence. Bên trong

két, Ngài sẽ thây một vật nhỏ. Nêu có chuyện gì xảy ra với Tôi, Tôi cần Ngài chuyên vật đó đi thay Tôi. Đó là một món quà."

"Được rỏi!" Thị trưởng câm bút đê ghi chép lại. "Và Tôi sẽ chuyên nó cho ai?" "Cho con quỷ tóc bạc."

Thị trường ngước lên. "Một món quà cho kẻ khiên Ngài khô sờ ư?"

"Nhưng là cái gai cho mụ." Măt ông ta ánh lên vẻ man dại. "Một lưỡi câu nhỏ xíu chê tác rât khéo léo từ xương. Mụ ta sẽ phát hiện ra đó là một tâm bản đô... Virgil của riêng mụ...một tùy tùng theo tới trung tâm địa ngục của mụ."

Thị trường săm soi vị khách một lúc lâu. "Sẽ đúng như Ngài muôn. Coi như mọi việc đầ hoàn thành."

"Vân đê thời gian sẽ rât quan trọng" người đàn ông đê nghị. "Món quà không được chuyên đi quá sớm. Ngài phải giữ kín nó cho tới khi../' ông ta ngừng lại, bong nhiên chìm trong suy tưởng.

"Tới khi nào?" Thị trường nhăc.

Người đàn ông đứng phăt dậy và bước vòng ra phía sau bàn của Thị trường, vớ lây một chiêc bút đánh dâu màu đỏ và khoanh vào một ngày trên cuôn lịch bàn cá nhân của Thị trường một cách điên cuông. "Cho tới ngày này."

Thị trường mím môi và thờ hăt ra, cô nén sự khó chịu trước thái độ trơ trẽn của vị khách. "Hỉêu rỏi" Thị trường nói. "Tôi sẽ không làm gì cho tới ngày được đánh dâu, đên thời điêm đó thì vật trong két an toàn, cho dù nó là gì, sẽ được gửi cho người phụ nữ tóc bạc. Tôi hứa với Ngài." ông ta đêm sô ngày trên quyên lịch tới đúng ngày đã được khoanh lại. "Tôi sẽ thực hiện nguyện vọng của Ngài đúng mười bôn ngày nữa tính từ lúc này."

"Và không được sớm hơn dù chỉ một ngày!" vị khách nhăc nhờ vẻ bồn chôn.

"Tôi hỉêu", Thị trường quả quyêt. "Không sớm hơn một ngày nào."

Thị trường cầm lấy phong bì, nhét vào tập tài liệu của vị khách, và viêt những ghi chú cần thiêt đê đảm bảo răng những nguyện vọng của khách hàng được thực hiện chính xác. Vị khách không mô tả đặc điêm đích xác của vật trong két an toàn, và Thị trường cũng muôn mọi việc cứ như thê này. Không đê tâm nhiêu là một nên tảng trong trỉêt lý của Consortium. Cung câp dịch vụ. Không đặt câu

hỏi. Không phán xét.

Vai vị khách chùng xuông và ông ta thờ hăt ra nặng nê. "Cảm ơn Ngài."

"Còn gì nữa không?" Thị trưởng hỏi, vẻ rât muôn tránh xa vị khách đã hoàn toàn biên đôi này.

"Còn, vẫn còn." ông ta thò tay vào túi và lây ra một thẻ nhớ màu đỏ thẫm nhỏ nhán. "Đây là một tệp video." ông ta đặt thẻ nhớ trước mặt Thị trường. "Tôi muôn nó được đưa đên cho truyên thông thê giới."

Thị trường tò mò ngăm nhìn vị khách. Consortium thường truyên phát đi rât nhiêu thông tin cho khách hàng, nhưng đê nghị của người đàn ông này có gì đó không ôn. "Cũng đúng ngày đó u?", Thị trưởng hỏi, ra hiệu vê phía cái vòng tròn nghệch ngoặc trên cuôn lịch của mình.

"Đúng ngày đó", vị khách trả lời. "Không sớm hơn một khăc."

"Hỉêu!"Thị trường đính những thông tin phù hợp vào thẻ nhớ màu đỏ. "Vậy là xong phải không?" ông ta đứng lên, muôn kêt thúc cuộc gặp gỡ.

Vị khách vẫn ngôi yên. "Chưa, còn một điêu cuôi cùng."

Thị trường lại ngôi xuông.

Đôi măt màu lục của vị khách lúc này trông dữtợn. "Sau khi Ngài chuyên Video này đi, Tôi sẽ trờ thành một người rât nôi tiêng."

Ông đầ là một người nôi tiêng rỏi đây thôi, Thị trường nghĩ bụng và nhớ tới những thành quả ân tượng của vị khách hàng.

"Và Ngài cũng sẽ có công", người đán ông nói. "Dịch vụ Ngài cung câp giúp Tôi tạo ra kiệt tác...Một tác phâ nghệ thuật sẽ làm thay đôi thê giới. Ngài nên tự hào với vai trò của mình."

"Cho dù kiệt tác của Ngài là gì", Thị trưởng nói với vẻ nôn nóng càng lúc càng tăng, "Tôi cũng đầ rât vui vì Ngài đầ có sự riêng tư cần thỉêt đê tạo ra nó."

"Đê tỏ lòng bỉêt ơn, Tôi mang tới cho Ngài một món quà chia tay." Ng ười đàn ông nhêch nhác lại thò tay vào túi. "Một cuôn sách."

Thị trường tự hỏi phải chăng cuôn sách này chính là tác phâm nghệ thuật bí mật vị khách đầ dày công tạo ra suôt thời gian qua. "Ngài đầ viêt cuôn sách này u?"

"Không." VỊ khách đặt một tập sách đồ sộ lên bàn. "Hoàn toàn ngƯợc lạL.cuôn

sách này được vỉêt ra cho Tôi."

Thị trường nhìn cuôn sách mà vị khách vừa đưa ra bầng vé khó hiêu. ông ta nghĩ thứ này đước viêt ra cho ông ta u? Cuôn sách là một tác phâm văn học kinh điên...được vỉêt vào thê kỷ XIV.

"Hẫy đọc nó", vị khách nài nỉ kèm theo một nụ cười kỳ quái. " Nó sẽ giúp Ngài hỉêu tât cả những gì Tôi đã làm."

Nói xong, vị khách nhêch nhác đứng lên, chào tạm biệt và rời đi ngay lập tức.

Thị trường nhìn qua cửa sô văn phòng mình trong khi trực thăng của vị khách rời khỏi sàn tàu và quay trờ lại phía bờ biên nước Ý.

Lúc đó Thị trường mới hướng sự chú ý trở lại cuôn sách lớn trước mặt mình. Những ngón tay đầy do dự của ông mờ trang bìa da và lật tới phân đâu tiên, khô thơ mờ đâu của tác phâm được vỉêt tay rât to đẹp, chiêm trọn toàn bộ trang đâu tiên.

"Hỏa Ngục

Giữa chừng trong hành trình cuộc đời chúng ta

Vì đã mât dâu con đường phía trước."

Trên trang đôi diện, vị khách đã ký vào sách với một lời nhăn viêt tay:

"Bạn thân mên của Tôi, cảm ơn bạn vì đã giúp Tôi tìm ra đường đi. Thê giới cũng cảm ơn bạn!"

Thị trường không hiêu lời nhăn này có nghĩa gì, nhưng ông ta thây đọc thê là đủ. Ông ta gập sách lại và đặt nó lên giá sách. Thật may, môi quan hệ công việc với nhân vật kỳ lạ này săp châm dứt. Thêm mười bôn ngày nữa thôi, Thị trường thầm nghĩ, và hướng ánh măt vê phía cái vòn tròn đỏ rực nghệch ngoạc trên cuôn lịch cá nhân của mình.

Những ngày tỉêp theo, Thị trường cảm thây rât không an tâm với vị khách.

Người đán ông này dường như đã bị quẫn trí. Tuy nhiên, bât kê trực giác của Thị trưởng thê nào, thời gian vẫn cứ trôi đi mà không xảy ra biên cô gì.

Thê rỏi, ngay trước cái ngày đã đước khoanh tròn, một loạt sự việc tai hại xảy ra ờ Florence. Thị trưởng đã cô gáng giải quyêt sự cô, nhưng nó nhanh chóng vượt ngoài tầm kiêm soát. Cuộc khủng hoảng lên đên đinh diêm băng sự việc vị

khách của ông ta leo lên tháp Badia.

Ông ta nhảy xuông...và chêt.

Mặc dù mât đi một khách hàng, nhát là lại theo cách thê này, nhưng Thị trường vẫn giữ đúng lời với vị khách, ông ta nhanh chóng chuân bị thực hiện đúng lời hứa cuôi cùng của mình với người đã khuât - chuyên cho người phụ nữ tóc bạc những gì bên trong cái két an toàn ờ Florence - và vân đê thời gian chuyên hàng, như ông ta đã được lưu ý, là rât quan trọng.

Không được sớm hơn cái ngày đã khoanh tròn trên lịch của Ngài.

Thị trường trao phong bì có chứa mật mầ két an toàn cho Vayentha, người được cử đên Florence đê lây thứ bên trong - cái "iưôi câu nhỏ xíu chê tác rât khéo léo" này. Tuy nhiên, lúc Vayentha gọi lại, tin tức của cô ta vừa gây sôc vừa rât đáng ngại. Những gì bên trong két a toàn đã bị lây mât, và Vayentha may măn chạy thoát. Bâng cách nào đó, người phụ nữ tóc bạc biêt được tài khoản và đã dùng ảnh hưởng của mình đê tiêp cận cái két, đông thời cũng ra lệnh băt giữ bât kỳ ai khác xuât hiện đê tìm cách mờ két.

Việc đó xảy ra ba ngày trước.

Vị khách có ý định rât rõ ràng rằng muôn cái vật đã bị đánh căp là lời nguyên cuôi cùng của ông ta dành cho người phụ nữ tóc bạc - một tiêng nói cay độc từ dưới mô.

Nhưng nó đã được nói quá sớm.

Từ lúc đó, Consortium bước vào một cuộc tranh giành quyêt liệt - sử dụng mọi nguồn lực của mình đê bảo vệ những nguyện vọng cuôi cùng của khách hàng, cũng như bảo vệ chính mình. Trong quá trình ây, Consortium đã vượt qua rât nhiêu ranh giới mà Thị trưởng biêt sẽ rât khó quay trờ lại được nữa. Lúc này, trước tât cả những gì đang diễn ra ờ Florence, Thị trường đăm đăm nhìn xuông mặt bàn và tự hỏi tương lai sẽ ra sao.

Trên cuôn lịch của ông ta, cái vòng tròn nghệch ngoạc của vị khách trừng trừng nhìn lại - một vòng tròn đỏ thẫm bao quanh một ngày rât đặc biệt.

Ngày mai.

Đầy miền cưỡng, Thị trưởng nhìn chai Scotch trên bàn trước mặt mình. Thê rôi, lân đầu tiên trong mười bôn năm, ông ta rót ra một ly và uông cạn chỉ với một hớp duy nhât.

***

ờ sàn tàu phía dưới, điêu phôi viên Laurence Knowlton rút chiêc thẻ nhớ màu đỏ khỏi máy tính và đặt lên bàn trước mặt mình. Đoạn video là một trong những điêu lạ lùng nhât anh từng xem.

Và nó dài đúng chín phút...nêu tính theo từng giây.

Cảm thây sợ hãi một cách khác thường, anh ta đứng lên và sải bước trong căn phòng nhỏ xíu của mình, tự hỏi có nên đưa đoạn video kỳ quái kia cho Thị trưởng hay không.

Cứ việc thực hiện nhiệm vụ của mày, Knowlton tự nhủ. Không hỏi. Không phán xét.

Cô giũ đoạn video ra khỏi đâu anh ta đánh dâu vào sô công việc một nhiệm vụ phải làm. Ngày mai, đúng như yêu cầu của vị khách, anh ta sẽ tung tệp video cho giới truyên thông.

(1)  Loại rượu whisky chưng cất từ mạch nha theo quy trình đơn cất tạt Scotland. Nhà máy rượu Highland Park đặt tại Kirkvvall, Orkney là một trong rất ít cơ sở ủ rượu bằng loại lúa mạch riêng.

Chương 18

Viale Niccolò Machiavelli được xem là đại lộ đẹp nhất ở Florence. Với những khúc cong hình chữs rất rộng uốn lươn qua cảnh quan um tùm cây cối cùng những bờ rào và hàng cây rụng lá theo mùa, con đường này là nơi yêu thích của những người đạp xe và người mê dòng xe Ferrari.

Sienna thành thục điề khiển chiếc Trike băng qua từng khúc quanh khi họ bỏ lại phía sau khu dân cư bẩn thỉu và tiến vào vùng không khí sạch sẽ, phủ kín tuyết của bờ tây thành phố. Họ vừa chạy qua một tháp đồng hồ nhà nguyện đang điểm đúng 8 giờ sáng.

Langdon bám chặt sau xe, tâm trí anh đang xoay mòng mòng với những hình ảnh khó hiểu về hỏa ngục của Dante...và gương mặt bí ẩn của người phụ nữ xinh đẹp tóc bạc mà anh vừa nhìn thấy. Bà ấy bị hai gằ lính to lớn kẹp chặt ở băng ghế sau của xe thùng.

Dù bà ấy là ai, Langdon thầm nghĩ, lúc này bọn họ cũng đã giữ bà ấy.

"Người phụ nữ trên xe", Sienna nói át tiếng động cơ chiếc Trike. "Anh có chắc đó chính là người phụ nữa trong ảo giác của anh không?"

"Chắc chắn."

"Vậy nhất định anh đã từng gặp bà ấy vào một lúc nào đó trong hai ngày qua. Vấn đề là tại sao anh cứ liên tục nhìn thấy bà ấy...và tại sao bà ấy lại liên tục nhắc anh tìm kiếm và sẽ thấy."

Langdon đồng ý. "Tôi không biết...Tôi không nhớ tì gì về cuộc gặp với bà ấy, nhưng mỗi lần nhìn thấy gương mặt bà, Tôi lại có cản giác mẫnh liệt rằng Tôi cần giúp bà ấy."

Rất xin lỗi! Rất xin lỗi!

Langdon bỗng tự hỏi phải chăng lời xin lỗi kỳ lạ rOia ờ anh chính là dành cho người phụ nữ bạc. Hay mình đã làm hỏng việc của bà ấy? Ý nghĩ đó lại hình thành một nút thắt trong lòng anh.

Langdon có cảm giác kho vũ khí của anh đã bị lấy mất một món quan trọng. Mình không nhớ gì cả. Langdon có khả năng nhớ chính xác mọi hình ảnh từ thời còn niên thiếu, vậy nên trí nhớ là thứ tài sản trí tuệ mà anh phải dựa vào nhiều nhất, vếi một con người đã quen với việc nhớ được mọi chỉ tiết phức tạp c ủa những gì mình nhìn thấy xung quanh, thì bị mất trí chẳng khác gì cố cho một máy bay hạ cánh trong đêm tối mà không hề có ra đa.

"Có vẻ như cơ hội duy nhất của anh để tìm ra câu trả lời là giải mã bức vực địa ngục", Sienna nói. "Cho dù nó ấn chứa bí mật gì...dường như đó cũng chính là lý do anh bị săn đuổi."

Langdon gật đầu, suy nghĩ về từ catrovacer được viết trên nền tranh - nơi có những xác người quằn quại trong Hòa ngục của Dante.

Đột nhiên, một ý nghĩ rất rõ bật ra trong đầu Langdon.

Mình tinh dậy tại Florence...

Trên thế giới này, không thành phố nào có quan hệ gật gũi với Dante hơn

Florence. Dante Alighieri sinh ra ở Florence, lớn lên ở Florence. Theo truyền thuyết, ông phải lòng nàng Beatrice ở Florence, và bị đày ải khỏi quê nhà

Florence, phải đi lang thang khắp miền quê nước Ý trong nhiều năm, với nỗi nhớ nhà da diết.

Ngươi sẽ rời bỏ mọi thứ người yêu quý nhất, Dante viết về sự đày ải. Đây chính là mũi tên đầu tiên mà cây cung đày ải bắn đi.

Khi Langdon nhớ ra những lời ấy trong Khổ XVII của Thiên đàng, anh nhìn sang bên phải, cố phóng tầm mắt qua sông Amo về phía những ngọn tháp phía xa của

thành cổ Florence.

Langdon hình dung ra tổng thế thành phố xưa - một mê cung toàn du khách, những chỗ đông nghịt, và ngựa xe hối hả qua những thành phố chật hẹp xung quanh nhà thờ lớn lừng danh, các bảo tàng, nhà nguyện và khu mua sắm của Florence. Anh phỏng đoán rằng nếu anh và Sienna rời khỏi chiếc Trike, hai người có thế mất tăm trong đám đông.

"Chúng ta cần tới thành cổ", Langdon nói. "Nếu có câu trả lời thì đó chính là nơi có thế tìm ra. Thành cổ Florence là toàn bộ thế giới của Dante."

Sienna gật đầu đồng ý và nói qua vai, "Chỗ đó cũng an toàn hơn - có nhiều nổi đế ấn nấp. Tôi sẽ đi tới cổng chào Porta Romana, và từ đó chúng ta có thế vượt sông."

Sông, Langdon nghĩ với một thoáng lo lắng. Hành trình đi xuống địa ngục nổi tiếng của Dante cũng bắt đầu bằng việc vượt qua một con sông.

Sienna tăng ga, và khi cảnh vật vùn vụt trôi về phía sau, trong đầu Langdon điếm lại những hình ảnh của hỏa ngục, những người chết và đang hấp hối, mười rãnh Malebolge với vị bác sĩ dịch hạch cùng một từ lạ lùng - CATROVACER. Anh

suy nghĩ về những từ viết vội góc dưới bức tranh vượt địa ngục - Chỉ có thế nắm bắt được chân lý qua cặp mắt chết chóc - và băn khoăn không biết câu nói dữ dội đó có phải trích từ trường ca của Dante không.

Mình không nhận ra nó.

Langdon thuộc lòng tác phẩm của Dante, và khả năng xuất sắc của anh, với tư cách một nhà sử học nghệ thuật chuyên về biếu tương, khiến nhiều lúc người ta phải mời đến anh đế giải thích vô số biểu tượng có sẵn trong thế giới của Dante. Thật trùng hợp, hoặc có lẽ gần như trùng hợp, anh từng có bài giảng về Hỏa ngục của Dante khoảng hai năm trước.

Dante thần thánh. Những biếu tương của Địa ngục.

Dante Alighỉeri đẫ trờ thành một trong những biếu tương sùng bái đích thực của lịch sử, khuấy động việc thành lập các hội Dante trên khắp thế giới. Chỉ nhánh lâu đời nhất ở Mỹ đươc Henry Wadsworth Longfellow thành lập năm 1881 tại Cambridge, bang Massachusetts. Nhóm thi sĩ Firesỉde Poet nổi tiếng ở New England là nhóm đầu tiên ở Mỹ dịch Thần khúc, và bản dịch này vẫn nằn trong số những bản dịch đươc đánh giá cao và đọc nhiều nhất cho tới ngày nay.

Là một sinh viên nổi tiếng về tác phẩm của Dante, Langdon từng được đề nghị diễn thuyết tại một sự kiện lớn do một trong những hội Dante lâu đời nhất chủ trì - Società Dante Alighỉeri Vỉenna. sự kiện này được tổ chức tại Viện Hàn Lâm Khoa học Vỉenna. Nhà tài trợ chính của sự kiện - đã tìm cách mƯợn hẳn giảng đ ường với hai nghìn chỗ ngồi của Viện.

Khi Langdon đến sự kiện đó, anh được chủ tọa hội thảo đón và dẫn vào trong.

Lúc họ đi qua đại sảnh, Langdon không thế không chú ý đến năm từ được viết băng kiểu chữ khổng lồ choán hết bức tường phía sau: NẾU CHÚA SAI THÌ SAO?

"Là một tác phẩm của Lukas Troberg", vị chủ tọa nói nhỏ. "Dự án nghệ thuật mới nhất của chúng Tôi. Anh nghĩ sao?"

Langdon nhìn dòng chữ đồ sộ, không biết phải phản ứng sao."ừm...nét bút của ông ấy rất phóng khoáng, nhưng khả năng kiếm soát chủ thế giả định của ông ấy dường như hơi yếu."

Vị chủ tọa nhìn anh không hiểu. Langdon hy vọng cuộc tiếp xúc của anh với cử tọa sẽ khá hơn.

Cuối cùng, khi bước lên sân khấu, Langdon nhận được một tràng pháo tay nhiệt

thành từ đám đông đứng kín trong phòng.

"Thưa quý ông, quý bà!", Langdon bắt đầu nói, giọng anh vang lên trong loa. "VVIIIkommen, bienvenue, welcome."

Câu chào nổi tiếng từ Cabaret! (1) khiến đám đông cười ồ tán thưởng.

"Tôi vừa được thông báo rằng cử tọa của chúng ta tối nay không chỉ có các hội viên Hội Dante, mà còn có nhiều nhà khoa học và sinh viên dự khán, những người có lẽ cũng đang khám phá Dante lần đầu tiên. Vì vậy, với những cử tọa quá bận học hành nên không đọc được các thiên trường ca Ý thời trung cổ, Tôi n ghĩ mình nên bắt đầu bằng phần giới thiệu tổng quan về Dante - cuộc đời, tác phẩm và lý do vì sao ông được coi là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử."

Tiếng vỗ tay lại vang lên.

Langdon trình diễn một loạt hình ảnh của Dante bằng một thiết bị điều khiến từ xa nhỏ xíu trong tay, đầu tiên là bức chân dung to bằng người thật của Andrea del Castagno vẽ thi sĩ đứng trong khung cửa, tay cầm một cuốn sách triết học.

"Dante Alighỉeri", Langdon bắt đầu trình bày. "Nhà văn kiêm triết gia Florence này sống từ năm 1265 đến 1321. Trong bức chân dung này, giống như trong tất cả các bức vẽ khác, ông đội trên đầu một chiếc cappuccio màu đỏ - loại khăn trùm vừa khít đầu có vạt che tai - cùng với áo choàng Lucca màu đỏ thẫm của ông, trở thành hình ảnh Dante được tái tạo nhiều nhất."

Langdon chuyến tới chân dung Dante của Botticelli lấy từ phòng trưng bày Uffỉzi, nhấn mạnh đến những đặc điếm đáng chú ý nhất của Dante là cằm bạnh và mũi khoằm. "Đây, gương mặt độc nhất vô nhị của Dante một lần nữa được khuôn bên trong chiếc cappuccỉo màu đỏ của ông, nhưng trong ví dụ này, Botticelli đã thêm một vòng nguyệt quế lên khăn của ông như một biểu tương về năng lực chuyên môn - trong trường hợp này là nghệ thuật thi ca - một biếu tương truyền thông vay mƯợn từ Hy Lạp cổ đại và vẫn được sử dụng ngày nay trong các nghi thức tôn vinh những thi sĩ đoạt giải và cả những người giành giải Nobel."

Langdon chuyến nhanh qua vài hình ảnh nữa, tất cả đều thế hiện Dante đội mũ trùm đỏ, áo thụng đỏ, đội vòng nguyệt quế, và có cái mũi rất nổi bật. "Và đế t ổng hợp cái nhìn của quý vị về Dante, thì đây là một bức tương ở Quảng trường Santa Croce...và, dĩ nhiên, cả bức bích họa nổi tiếng của Giotto ở Nhà Nguyện Bargello."

Langdon đế nguyên hình ảnh bức bích họa của Giotto trên màn hình và tiến ra giữa sân khấu.

"Như các vị đương nhiên đã biết, Dante nổi tiếng nhất với kiệt tác văn học Thần khúc - một câu chuyện cực kỳ sinh động về chuyến du hành của tác giả vào địa ngục, vượt qua luyện ngục, và cuối cùng bước lên thiên đường để trò chuyện với Chúa. Theo những chuấn mực hiện đại, Thần khúc chẳng có gì hài hước cả. Nó được coi là hài kịch vì một lý do hoàn toàn khác, ờ thế kỷ XIV, nền văn học Ý, theo yêu cầu, được chia thành hai loại: Bi kịch, đại diện cho văn học cấp cao, được viết bằng tiếng Ý chính thống, hài kịch, đại diện cho văn học cấp thấp, được viết bằng phương ngữ và dành cho đại chúng."

Langdon chuyến các cảnh sang bức bích họa của Michelỉno, minh họa Dante đang đứng bên ngoài tường thành Florence, trên tay cầm bản Thần khúc, ờ phía sau,

ngọn núi bậc thang của luyện ngục vươn cao, vượt lên những cánh cổng địa ngục. Hiện nay bức vẽ được treo tại Nhà thờ lớn Santa Marỉa del Fiore - được biết đến nhiều hơn ở Florence với tên gọi II Duomo.

"Như quý vị có thế đoán ra từ nhan đề", Langdon tiếp tục. "Thần khúc được viết bằng phương ngữ, thứ ngôn ngữ của giới bình dân. Nó hòa trộn với tôn giáo, lịch sử, chính trị, triết học và cả bình luận xầ hội vào một tấm thảm hư cấu mà, dù rất uyên bác, quần chúng nhân dân vẫn dễ dàng lĩnh hội được nó. Tác phẩm trở thành một trụ cột quan trọng của văn hóa Ý đến mức phong cách hành văn của Dante được công nhận như là quy chuấn cho ngôn ngữ Ý hiện đại."

Langdon dừng lại một chút để tạo hiệu ứng rồi nói nhỏ. "Thưa các bạn, không thế nào đánh giá hết được tầm ảnh hưởng từ tác phẩm của Dante Alighỉeri. Xuyên s uốt lịch sử, có lẽ chỉ với ngoại lệ duy nhất là Kinh Thánh, không một tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc âm nhạc nào truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm ca ngơi, mô phỏng, biến thế và chú giải hơn Thần khúc."

Sau khi liệt kê một loạt tên tuổi nhà soạn nhạc, họa sĩ và tác giả trứ danh đã sáng tạo những tác phấm dựa trên thiên trường ca của Dante, Langdon lướt nhìn đám đông. "Xin hãy cho Tôi biết, có tác giả nào ở đây tối nay không?"

Gần như một phần ba số cánh tay giơ lên. Langdon nhìn đầy sững sờ. ôi chao, hoặc đây là nhóm cử tọa tài năng nhất trên Trái đất, hoặc bài trình bày điện tử hôm nay đã thật sự phát huy tác dụng.

"Chà, như tất cả các quý vị tác giả đã biết, một nhà văn không đánh giá điều gì cao hơn lời khen ngỢi sách - những lời bình luận dù chỉ một dòng của một nhân vật có ảnh hưởng cũng giúp người khác muốn mua tác phẩm của Quý vị. Và, ở thời trung cổ, cũng đã có những lời khen ngỢi sách, Dante đã giành không ít lời như vậy."

Langdon đổi hình ảnh. "Quý vị thấy thế nào nếu có được dòng này trên áo bìa sách của mình?"

"Trên Trái đất này chưa từng có nhân vật nào vĩ đại hơn ông ấy."

Tiếng thì thào ngạc nhiên lan khắp đám đông.

"Vâng", Langdon nói, "chính là ngài Michelangedo mà tất cả các vị đều biết qua Nhà nguyện Sistine và bức tượng David. Không chỉ là họa sĩ và nhà điêu khắc bậ thầy, Michelangelo còn là một thi sĩ kiệt xuất, xuất bản gần ba trăm bài thơ, trong đó gồm một bài có nhan đề Dante, dành tặng cho người có cái nhìn khắc

nghiệt về địa ngục, nguồn cảm hứng cho tác phẩm Phán quyết cuối cùng của mình. Và nếu Quý vị không tin Tôi, xin hãy đọc Khổ III trong Hoả ngục của Dante và sau đó tới thăm Nhà nguyện Sistine, Quý vị sẽ thấy hình ảnh rất quen thuộc này ngay phía trên bàn thờ."

Langdon chuyển đến hình ảnh của chi tiết kinh khủng về một con thú vạm vỡ đang vung mái chèo khổng lồ về phía đám người co rúm lại với nhau. "Đây là gã chèo đò dịa ngục của Dante, Charon, đang dùng mái chèo đánh đập các hành k hách không theo hàng lối."

Lúc này Langdon chuyển sang một cảnh mới - chi tiết thứ hai về bức Phán quyết cuối cùng của Michelangelo - một người đang bị đóng đinh trên thánh giá. "Đây là nhân vật Haman Xấu xa *, người mà theo Kinh Thánh, bị treo cổ tới chết. Tuy nhiên trong trường ca của Dante, ông ta bị đóng đinh lên thánh giá. Như Quý vị có thê’ thấy ở đây, trong Nhà nguyện Sistine, Michelangelo chọn câu chuyện của Dante thay cho câu chuyện trong Kinh Thánh", Langdon cười hạ giọng thì thào, "Xin đừng nói với Đức Thánh Cha!"

Đám đông cười ồ.

"Hỏa ngục của Dante tạo ra một thế giới đau đớn và thống khổ vượt xa mọi tưởng tượng trước đó của con người, và đúng là tác phẩm của ông định nghĩa cho những cái nhìn hiện đại của chúng ta về địa ngục." Langdon dừng lại. "Và xin hãy tin Tôi, Nhà thờ Công giáo phải cảm ơn Dante rất nhiều vì điều đó. Hỏa ngục của ông hăm dọa những tín đồ sùng đạo suốt nhiều thế kỷ, và rõ ràng làm cho số người sỢ hãi chăm đi lễ nhà thờ tăng lên gấp ba."

Langdon chuyển hình ảnh. "Và điều này dẫn tới lý do tại sao tất cả chúng ta ở đây tối nay."

Màn hình lúc này hiển thị nhan đề bài giảng của anh: DATE THẦN THÁNH:

NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA ĐỊA NGỤC.

"Hỏa ngục của Dante là một nơí rất phong phú về biếu tượng và hình tượng, đến mức Tôi thường dành cả một khóa học kéo dài hết học kỳ cho đề tài này. Và tối nay, Tôi nghĩ không có cách nào để tiết lộ những biếu tượng trong Hỏa ngục của Dante tốt hơn là sánh bước cùng ông ấy...qua những cánh cổng của địa ngục."

Langdon bước tới mép sân khấu và quan sát đám đông. "Bây giờ, nếu chúng ta có kế hoạch làm một cuộn du ngoạn qua địa ngục, Tôi đề xuất chúng ta nên sử dụng bản đồ. Và không có tấm bản đồ nào vẽ địa ngục của Dante hoàn chinh và chính xác hơn tấm do Sandro Botticelli vẽ."

Anh bấm điều khiển, và bức vực Địa Ngục kinh khủng của Botticelli hiện ra trước mắt đám đông. Anh nghe rõ vài tiếng xuýt xoa khi mọi người nhìn thấy những cảnh hãi hùng đang diễn ra trong cái hang ngầm hình phễu.

"Không như một số họa sỹ, Botticelli cự kỳ trung thành trong cách hiểu văn bản c ủa Dante. Thực tế, ông ấy bỏ rất nhiều thời gian đọc Dante, đến mức nhà sử học nghệ thuật vĩ đại Giorgio Vasari đã phải nói rằng sự ám ảnh của Botticelli đối với Dante đã dẫn tới "những xáo trộn nghiêm trọng trong đời sống của ông".

Botticelli sáng tạo hơn hai chục tác phẩm nữa liên quan đến Dante, nhưng tấm bản đồ này là tác phẩm nổi tiếng nhất."

Rồi Langdon xoay người, chỉ vào góc trên bên trái của bức vẽ. "Hành trình của chúng ta bắt đầu từ chỗ này, bên trên mặt đất, nơi Quý vị có thể nhìn thấy Dante trong sắc phục đỏ, cùng với người dẫn đường của mình, Virgil, đứng bên ngoài những cánh cổng địa ngục. Từ đây, chúng ta sẽ đi xuống dưới, qua chín tầng hỏa ngục của Dante, và cuối cùng đối diện với..."

Langdon nhanh chóng chuyển sang một cảnh mới - hình phóng to quỷ Satan đúng như mô tả của Botticelli trong bức tranh này - một Quỷ vương ba đầu kinh khủng đang ăn thịt ba người, mỗi miệng một người.

Nghe rõ tiếng đám đông ồ lên.

"Chỉ là lướt qua những điểm thú vị sắp tới", Langdon tuyên bố. "Nhân vật đáng sỢ này chính là nơi hành trình tối nay kết thúc. Đây là tầng địa ngục thứ Chín, nơi quỷ Satan cư trú. Tuy nhiên...'', Langdon dừng lại. "Đến được đó cũng khá thú vị, cho nên chúng ta quay trở lại một chút...trở lại những cánh cổng địa ngục, nơi hành trình của chúng ta bắt đầu."

Langdon chuyển thêm một cảnh nữa - một tờ in thạch bản của Gustave Doré mô tả lối vào dạng hầm tối được khoét trên bề mặt vách đá ảm đạm. Dòng chữ khắc phía trên lối vào đề: vút Bỏ MỌI HY VỌNG, NHỮNG KẺ BƯỚC VÀO ĐÂY.

"Vì vậy...", Langdon mỉm cười nói. "Chúng ta đi vào chú?"

***

Tiếng bánh xe rít lên đâu đó rất to, và cử tọa trước mắt Langdon tan biến. Anh c ảm thấy mình chúi về phía trước, và đập mạnh vào lưng Sienna khi chiếc Trike phanh kít lại giữa đại lộ Viale Machiavelli.

Langdon loạng choạng, đầu vẫn đang nghĩ tới những cánh cống địa ngục đầy đe dọa trước mắt của mình. Khi lấy lại tư thế, anh nhận ra ngay mình đang ở đâu.

"Có chuyện gì vậy?", anh hỏi.

Sienna chỉ về phía cổng chào Porta Romana - cánh cổng bằng đá cổ kính được xem như lối vào thành cổ Florence - ở phía trước khoảng ba trăm thước. "Robert, có chuyện gì!"

(1)  Cabaret là loại hình giải trí bao gồm hài kịch, âm nhạc và khiêu vũ, thường diễn ra ở quán ăn hay hộp đêm với sân khấu. Chương trình này thường bắt đầu với câu chào bằng ba thứ tiếng Đức, Pháp, Anh như trên.

Chương 19

Đặc vụ Bruder đứng trong căn hộ tồi tàn và cố gắng hiểu những gì anh ta đang nhìn thấy. Ai lại sống trong chỗ của nỢ này chú?Nơi đây được bày trí sơ sài và xập xệ, giống như một phòng ký túc đại học được đặt vào một nhà kho vậy.

"Đặc vụ Bruder?", một người của anh ta gọi vọng lại từ trong sảnh. "Ngài cần xem thứ này."

Trong lúc bước tới sảnh, Bruder thắc mắc liệu cảnh sát địa phương đã bắt được Langdon chưa. Bruder muốn giải quyết cuộc khủng hoảng này "tại chỗ", nhưng việc để Langdon chạy thoát khiến anh ta không còn lựa chọn nào ngoài đề nghị cảnh sát địa phương hỗ trợ và đặt trạm kiểm soát trên đường. Một chiếc xe máy nhanh nhẩu trên đường phố như mê cung của Florence sẽ dễ dàng tránh khỏi đội xe thùng của Bruder, với những ô cửa kính bằng polycarbonate nặng nề và lốp xe đặc chống thủng giúp họ không dễ bị xâm hại nhưng lại di chuyển vô cùng ì ạch. Cảnh sát Ý có tiếng là không chịu hợp tác với người ngoài, nhưng tổ chức của Bruder có ảnh hưởng rất lớn - cảnh sát, các lãnh sự quán, đại sứ quán. Khi bọn ta có yêu cầu, không ai dám thắc mắc.

Bruder bước vào phòng làm việc nhỏ nơi người của anh ta đứng trước một máy

tính đã mở và gõ lên lởp lót cao su. "Đây chính là máy anh ta đã sử dụng", người kia nói. "Langdon dùng nó để truy cập vào email của mình và thực hiện một số lệnh tìm kiếm. Các tệp tin vẫn còn lưu dấu vết."

Brudertiến lại phía bàn.

"Có vẻ đây không phải là máy tính của Langdon", kỹ

thuật viên nói."Nó được đăng ký cho ai đó có      tên     viết    tắt     là       S.C., Tôi sẽ có tên

đầy đủ ngay thôi."

Trong lúc Bruder chờ đợi, đôi măt anh ta bị thu hút vào một tập báo trên bàn. Anh ta nhấc lên, giơ nhanh qua tập báo - một quyển chương trình biểu diễn cũ của Nhà hát London Globe và một loạt bài báo.Bruder càng đọc mắt càng mở to.



Bruder cầm theo tập tài liệu quay trở lại sảnh và yêu cầu gọi cho sếp mình. "Tôi Bruder đây", anh ta nói."Tôi nghĩ mình đã có nhận dạng của người đang giúp đỡ Langdon."

"Là ai?", giọng sếp hỏi lại.

Bruder từ từ thở hắt ra."Ngài sẽ không tin nổi đâu!" ***

Cách đó hai dặm, Vajentha rạp người trên chiếc BMW phóng như bay. Những xe cảnh sát phóng ào qua ả theo hướng ngược lại, hú còi inh ỏi.

Ta đã bị từ chối, ả nghĩ thầm.

Bình thường, độ rung nhè nhẹ từ động cơ bốn thì của chiếc xe phân khối lớn giúp thần kinh ả bình tĩnh lại. Nhưng hôm nay thì không. Vajentha đã làm việc cho Consortium mười hai năm, leo từ địa vị nhân viên hỗ trợ mặt đất lên điều phối viên chiến lược, rồi lên đến đặc vụ ngoại tuyến cấp cao. sự nghiệp là tất cả những gì ta có.Các đặc vụ ngoại tuyến phải chấp nhận một cuộc sống bí mật, đi I ại nhiều, những nhiệm vụ kéo dài, tất cả nhằm bất kỳ mối quan hệ hay cuộc sống bên ngoài nào.

Ta đã nhận nhiệm vụ này suốt một năm, ả nghĩ thầm, vẫn không sao tin được Thị trưởng lại bấm nút và từ chối ả đột ngột như vậy.

Suốt mười hai tháng, Vajentha giám sát các dịch vụ hỗ trợ cho một khách hàng của Consortium - một thiên tài lập dị có đôi mắt màu xanh lục chỉ muốn "biến mất" một thời gian để có thể làm việc mà không bị đối thủ và kẻ thù quấy rầy.

ông ta rất hiếm khi đi lại, và luôn vô hình, nhưng chủ yếu ông ta làm việc. Vajentha không được biết bản chất công việc của người này vì hỢp đồng của ả ch đơn giản là giữ bí mật cho khách hàng trước những nhân vật thế lực đang cố tìm ra ông ta.

Vajentha đã thực hiện nhiệm vụ với mức độ chuyên nghiệp tuyệt vời, và mọi thứ đều diễn ra hoàn hảo.

Hoàn hảo, tức là... cho đến tối qua.

Trạng thái cảm xúc cùng sự nghiệp của Vajentha lao dốc kể từ lúc đó.

Giờ ta là kẻ ngoài cuộc.

Nguyên tắc từ chối, nếu được vận hành, đòi hỏi đặc vụ ngay lập tức rời bỏ nhiệm vụ hiện tại của mình và rút khỏi "đấu trường" tức thì. Nếu đặc vụ bị bắt, Consortium sẽ từ chối mọi liên can với đặc vụ. Các đặc vụ đều biết rõ ràng là đừng cố ăn may với tổ chức, vì họ đều tận mắt chứng kiến khả năng của tổ chức trong việc thay đổi thực tế thành bất kỳ điều gì phù hợp với nhu cầu của nó.

Vajentha chỉ mới biết có hai đặc vụ bị từ chối.Rất lạ là ả chưa từng nhìn thấy họ xuất hiện trở lại nữa. Ả luôn cho rằng họ đã bị triệu tập để giải trình chính thức và sa thải, với yêu cầu không bao giờ được liên lạc lại với các nhân viên của Consortlum.

Nhưng lúc này Vajentha không chắc như vậy.

Ta đang quan trọng hóa vấn đề thôi, ả cố tự nhủ mình. Cho đến giờ các giải pháp của Consortium đều tao nhã hơn một sát thủ máu lạnh rất nhiều.

Cho dù như vậy, ả vẫn cảm thấy một cơn ớn lạnh chạy khắp cơ thể.

Bản năng thúc giục ả thoát khỏi mái khách sạn mà không để ai phát hiện ngay khi ả nhìn thấy nhóm của Bruder đến, và ả thắc mắc không biết có phải chính bản năng đó đã cứu mạng ả không.

Giờ thì không ai biết ta ở đâu.

Lúc Vajentha phóng lên phía bắc trên Đại lộ Viale del Poggio Imperiale, ả nhận ra đâu là sự khác biệt trong vài tiếng đồng hồ qua. Đêm qua, ả lo lắng giữ công việc của mình.Còn bây giờ, ả lo lắng bảo vệ tính mạng.

Chương 20

Florence từng là một thành phố có tường bao, lối vào chính là cổng chào bằng đá Porta Romana, được xây dựng năm 1326. Trong khi hầu hết tường bao của thành phố đã bị phá hủy nhiều thế kỷ trước, cổng Porta Romana vẫn còn nguyên, và ngày nay, giao thông đi vào thành phố đều thông qua các lối thông hình vòm sâu hoắm xuyên qua phần tường phòng vệ đồ sộ.

Bản thân cổng thành là một rào chắn cao mười lăm mét bằng gạch và đá cổ xưa, với lối đi chính vẫn còn nguyên hai cánh cống gỗ có đóng đinh đồ sộ luôn mở cho xe cộ đi qua. Sáu trục đường chính hội tụ ở ngay trước những cánh cửa này, nối thành một vòng xuyến với ô cỏ trung tâm có đặt bức tượng lớn của nghệ sĩ Pistoletto, mô tả một người phụ nữ đang rời khỏi cổng thành, đầu đội một bó cỏ rất lớn.

Mặc dù hiện nay, địa điểm này giống với một cơn ác mộng giao thông ồn ào hơn nhưng tòa cổng thành mộc mạc của Florence lại từng là địa điểm của Fiera dei Contraii - Khu đấu xảo Khế ước - nơi những người cha bán con gái mình cho những cuộc hôn nhân theo giao ước, thường là buộc họ nhảy múa gỢi dục để giành được những món hồi môn cao hơn.

Sáng nay, còn cách cổng thành vài trăm thước, Sienna bất ngờ phanh lại và hoảng hốt chỉ tay. Langdon ngồi ở ghế sau chiếc Trike nhìn về phía trước và lập tức hiểu ra nỗi lo sỢ của cô. Trước mặt họ, một hàng dài xe cộ chạy rà rà rồi dừng lại. Xe cộ ở vòng xuyến bị ách lại vì một rào chắn của cảnh sát, và lúc này có thêm vài xe cảnh sát chạy tới. Những sĩ quan có vũ trang

đi từ xe này tới xe khác, hỏi han                

Không thê là vì chúng ta được Langdon nghĩ bụng.Không lẽ nào?

Một người đi xe đạp mồ hôi nhễ nhại đạp xe về phía họ, rời xa đám xe cộ, ngược lên phía Đại    Machiavelli.          Anh ta điều khiển loại xe đạp nằm ngả người,

đôi chân trần của anh ta duỗi dài phía trước.

Sienna gọi to về phía anh ta bằng tiếng Ý. "Có chuyện gì thế?"

"TÔI không biết!", anh ta hét to đáp lại, trông đầy vẻ lo lắng. "Cảnh sát!" Anh ta hối hả đạp qua, vẻ rất muốn thoát khỏi khu vực này.

Sienna ngoảnh lại phía Langdon, vẻ mặt đanh lại."Chặn đường, quân cảnh."

Có tiếng còi rít lên phía sau họ một quãng, Sienna thừ ra trên yên xe, đăm đăm

Chúng ta bị kẹt ở giữa rồi, Langdon thầm nghĩ, phóng mắt nhìn khắp khu vực xem có lối thoát nào không - một giao lộ, công viên, lối xe chạy - nhưng tất cả những gì anh thấy là những tư gia ở mé bên trái và một bức tường đá cao ngất bên phải.

Tiếng còi hú nghe to hơn.

"Lên kia", Langdon hối thúc, chỉ tay về phía một công trường xây dựng vắng vẻ cách đó gần ba mươi thước, nơi cái máy trộn bê tông di động ít nhiều cũng có t hể thành một chổ ẩn náu.

Sienna cho xe lao lên vía hè và phóng nhan về phía công trường. Họ đỗ phía sau máy trộn, nhưng nhận ra rằng nó chỉ đủ che kín chiếc Trike mà thôi.

"Theo Tôi", Sienna nói, chạy nhanh về phía một kho nhỏ chứa dụng cụ nép trong bụi cây sát bức tường đá.

Đó đâu phải là kho chứa dụng cụ, Langdon nhận ra ngay, mũi nhăn lại khi họ đến gần hơn.Đó là buồng vệ sinh di động mà.

Khỉ Langdon và Sienna tới bên ngoài buồng vệ sinh hóa chất của công nhân xây dựng, họ nghe rõ tiếng xe cảnh sát tiến lại gần phía sau. Sienna giật mạnh tay nắm cửa, nhưng nó không nhúc nhích. Một SỢỈ xích nặng trịch cùng chiếc khóa khóa chật cánh cửa. Langdon nắm lấy cánh tay Sienna và kéo cô vòng ra phía sau buồng vệ sinh, đẩy cô vào khoảng trống rất hẹp giữa buồng vệ sỉnh và bức tường đá. Hai người vừa may lọt được vào đó, nhưng không khí thì rất hôi thối và khó chịu.

Langdon len vào ngay sau cô vừa lúc một chiếc Subaru Forester đen xì với dòng chữ CẢNH SÁT lồ lộ bên sườn xuất hiện. Chiếc xe từ từ lăn bánh qua chỗ họ.

Quân cảnh Ý, Langdon nghĩ, lòng đầy hoài nghi. Anh thắc mắc không biết những sĩ quan này có được lệnh nổ súng ngay khỉ nhìn thấy đối tượng không.

"Ai đó đang ráo riết tìm ra chúng ta", Sienna thì thào."Và bằng cách nào đó họ đã làm được."

"Nhờ GPS chăng?", Langdon nóỉ to. "Có lẽ cáỉ máy chiếu có thỉết bị dò tìm bên trong?"

Sienna lắc đầu."Tin tôi đi, nếu thứ đó có thể lần tìm được thì cảnh sát đã ở ngay trên đầu chúng ta rồi."

Langdon thay đổi vóc người cao lớn của mình, cố gắng cho thoải mái hơn trong không gian chật hẹp xung quanh. Anh thấy mình mặt đối mặt với một bức graffiti theo phong cách nhã nhặn được vẽ vội phía sau buồng vệ sinh.

Cứ để nó cho người Ý.

Hầu hết các buồng vệ sinh di động ở Mỹ kín đặc những hình vẽ ngông nghênh, nhang nhác giống như những cặp vú hoặc dương vật to tướng. Còn hình graffiti trên buồng vệ sinh này trông giống tập vở nháp của một sinh viên nghệ thuật hơn - một con mắt người, một bàn tay được khắc họa khá rõ nét, một người nhìn nghiêng, và một con rồng rất bay bướm.

"Tình trạng phá hoại tài sản tại Ý không phải ở đâu cũng giống thế này", Sienna nói, rõ ràng là đã đọc được ý nghĩ của anh. "Viện nghệ thuật Florence ở ngay phía bên kia bức tường đá này."

Như thế khẳng định cho lời nói của Sienna, một nhóm sinh viên xuất hiện cách đó một quãng, thong thả tiến về phía họ cùng với đồ nghề nghệ thuật trên tay. Họ đang nói chuyện phiếm, châm thuốc hút, và tỏ vẻ ngạc nhiên về thứ đang

Langdon và Sienna khom xuống thấp hơn để tránh khỏi tầm nhìn của nhóm sinh viên, và trong lúc làm như vậy, bất ngờ một ý nghĩ kỳ lạ nảy ra với Langdon.

Những kẻ tội đồ bị chôn nửa người với đôi chân thò lên trên không trung.

Có lẽ nó nảy ra từ cái mùi chất thải của con người, hoặc có lẽ từ anh chàng đạp xe với đôi chân để trần khua khoắng trước mặt, nhưng cho dù lý do là gì thì Langdon cũng nhớ đến cái thế giới kinh khủng ở Malebolge và những đôi chân trần chống ngược thò lên khỏi mặt đất.

Anh đột ngột ngoảnh lại ngưởi bạn đồng hành. "Sienna, trong bản vực Địa Ngục của chúng ta, những đôi chân chống ngược ở rãnh thứ mười phải không nhỉ? Tầng thấp nhất của Malebolge ấy?"

Sienna nhln anh ngơ ngác, như thế thời điểm này không phải lúc."Đúng, ở dưới cùng."

Trong chớp mắt, Langdon quay trở lại Vienna lúc đang có bài giảng.Anh đang đứng trên sân khấu, chi còn một lúc nữa là đến phần kết thúc, và vừa cho cử tọa xem bức cham của Doré mô tả Geryon - con quái vát có cánh với cái đuôi chích

"Trước khi chúng ta gặp Satan", Langdon tuyên bố, giọng nói trầm ấm của anh vang rền trên loa, "chúng ta phải đi qua mười rãnh Malebolge, nơi trừng phạt những kẻ gian dối - những kẻ cố ý phạm tội".

Langdon thay đổi ảnh chiếu để cho cử tọa xem một chi tiết về Malebolge và sau đó lần lượt dẫn dắt họ đi xuống qua từng rãnh. "Từ trên xuống dưới chúng ta có: Những kẻ lừa gạt bị quỷ sứ đánh đập... những kẻ nịnh bợ ngoi ngóp trong phân người... bọn trục lợi trong giới tăng lữ bị chôn ngược nửa người, chân thò lên không... đám phù thủy bị vặn ngược đầu ra sau... các chính trị gia tham nhũng trong bế hắc ín sôi sùng sục... bọn đạo đức giả phải mặc áo choẳng bằng chì nặng nề... những tên trộm cắp bị rắn cắn... các vị chưởng lý dối trá bị lửa thiêu... những kẻ gieo rắc xích mích bị quỷ sứ phanh thây... và cuối cùng là những kẻ dối trá, bị các chứng bệnh ngoài sức tưởng tượng."Langdon quay lại phía cử tọa."Chắc chắn Dante dành rãnh cuối cùng này cho những kẻ dối trá vì đã có rất nhiều điều dối trá được nói ra liên quan đến ông, khiến ông bị trục xuất khỏi quê hương Florence yêu dấu của mình."

"Anh Robert?", giọng Sienna vang lên.

Langdon giật mình trở về với hiện tại.

Sienna đang đăm đăm nhìn anh có chút ngạc nhiên."Chuyện gì thế?"

"Bản Vực Địa Ngục của chúng ta", anh nói đầy phấn khích."Tác phẩm đã bị thay đổi!"Anh moi máy chiếu từ túi áo khoác và lắc thật mạnh hết mức trong không gian chật hẹp.Viên bi trộn kêu xè xè rất to, nhưng những tiếng còi hú đã át tất cả."Người nào tạo ra hình ảnh này đã sắp xếp lại trật tự các tầng ở Malebolge!"

Khi máy chiếu bắt đầu sáng lên, Langdon chĩa nó vào bề mặt bằng phẳng trước mặt họ. Vực Địa Ngục xuất hiện, sáng rõ trong quầng ánh sáng lờ mờ.

Botticelli hiện trên một cái buồng vệ sinh hóa chất, Langdon thầm nghĩ, cảm t hấy xấu hổ.Đây chắc chắn là nơi kinh tởm nhất mà một tác phẩm của Botticelli từng được trình diễn.Langdon đưa mắt xuống dưới, qua hết mười rãnh và bắt đầu gật gù đầy phấn khích.

"Đúng rồi!", anh kêu lên, "Bản này sai! Rãnh cuối cùng ở Malebolge lẽ ra phải toàn những người bệnh tật, chứ không phải những người bị chôn ngược đầu. Tầng thứ mười dành cho những kẻ dối trá, không phải cho bọn trục lợi trong giới tăng lữ!".

Trông Sienna đầy tò mò."Nhưng... tại sao ai đó lại thay đổi chi tiết ấy chú?"

"Catrovacer", Langdon thì thào, mắt nhìn những chữ cái nhỏ xíu đã được thêm vào mỗi tầng."Tôi không nghĩ đó là những gì từ này thật sự muốn ám chỉ."

Bất chấp vết thương đã xóa sạch trí nhớ của Langdon về hai ngày qua, giờ đây anh vẫn cảm thấy đầu óc mình làm việc rất tốt. Anh nhắm mắt lại và hình dung ra cả hai bản vực Địa Ngục trong đầu để phân tích những điểm khác biệt. Các thay đổi ở Malebolge không nhiều như Langdon tưởng... và anh cảm thấy như có một tấm rèm bất ngờ được vén lên.

Đột nhiên, mọi thứ sáng rõ như pha lê.

Hãy kiếm và anh sẽ tìm thấy.

"Thế nào?", Sienna háo hức.

Miệng Langdon khô khốc."Tôi biết tại sao mình lại ở Florence rồi."

"Thật chứ?"

"Phải, và Tôi biết lẽ ra Tôi phải đến chỗ nào."

Sienna nẳm lấy cánh tay anh. "Chỗ nào?!"

Langdon cảm thấy như thế bàn chân anh vừa chạm xuống nền đất rắn chắc lần đầu tiên kể từ lúc anh tinh lại trong bệnh viện."Mười chữ cái này", anh thì thào. "Thực tế chúng chỉ tới một vị trí chính xác trong thành phố cổ này. Đó là nơi tìm ra câu trả lời."

"Chỗ nào trong thành cổ?", Sienna giục. "Anh đã nghĩ ra được gì rồi?"

Có những tiếng cười vang lên từ mé bên kia buồng vệ sính. Một nhóm sinh viên nghệ thuật nữa đang đi ngang qua, cười đùa và huyên thuyên bằng đủ thứ ngôn ngữ. Langdon thận trọng nhìn qua buồng vệ sinh, dõi theo bước họ đi. Rồi anh quan sát đám cảnh sát. "Chúng ta phải tiếp tục di chuyến. Tôi sẽ giải thích ở trên đường."

"Trên đường ư?", Sienna lắc đầu. "Chúng ta sẽ chẳng bao giờ lọt qua được Porta Romana."

"Cứ ở yên đây trong ba mươi giây", anh bảo cô, "sau đó theo Tôi".

Nói xong, Langdon lách ra ngoài, bỏ mặc người bạn mới ngơ ngác ở lại một mình.     

Chương 21

"Xin lỗi!", Robert Langdon đuổi theo sau nhóm sinh viên. "Xin thứ lỗi!"

Tất cả bọn họ quay lại, và Langdon giả bộ nhìn xung quanh một lượt như một du khách lạc đường.

"Học viện Nghệ thuật Quốc gia ở đâu nhỉ?", Langdon hỏi bằng thứ tiếng Ý nhát gừng.

Một cậu chàng xăm trổ thản nhiên rít một điếu thuốc lá và đáp lại vẻ không mấy thân thiện, "Chúng tôi không nói tiếng Ý".Giọng cậu ta mang ngữ điệu Pháp.

Một cô gái trách móc cậu bạn xăm trổ và lịch sự chỉ tay dọc theo bức tường dài về phía Porta Romana. "Qua về phía kia, cứ đi thẳng về phía trước."

Cứ đi thẳng về phía trước, Langdon dịch lại."Rất cảm ơn!"

Đúng lúc đó, Sienna xuất hiện mà không để ai nhìn thấy từ phía sau buồng vệ sinh và tiến lại. Cô gái ba mươi hai tuổi yểu điệu bước đến gần nhóm sinh viên, Langdon đặt một bàn tay lên vai cô. "Đây là em gái tôi, Sienna. Cô ấy là giáo viên nghệ thuật."

Cậu trai xăm trổ lấm bẩm."T-I-L-F13'', và đám bạn trai của cậu ta cười phá lên.

Langdon mặc kệ bọn họ. "Chúng tôi đến Florence để nghiên cứu những địa điểm khả dĩ, chuẩn bị cho một năm giảng dạy ở nước ngoài. Chúng tôi đi cùng các bạn được không?"

"Được thôi ạ", cô gái người Ý mỉm cười nói.

Khi cả nhóm tiến về phía cảnh sát ở Porta Romana, Sienna đã say sưa trò chuyện cùng đám sinh viên còn Langdon lẩn vào giữa nhóm, cúi thấp xuống, cố gắng không để lọt vào tầm nhìn.

“Hãy tìm kiếm và anh sẽ thấy”, Langdon nghĩ thầm, mạch đập của anh rộn lên cảm giác phấn khích khi hình mười rãnh ở  Malebolge.

“Catrovacer”. Mười chữ cái này, Langdon nhận ra, đặt ở lối một trong những bí mật khó hiểu nhất trong thế giới nghệ thuật, một câu đố trải qua hàng thế kỷ nhưng vẫn chưa có lời giải. Năm 1563, mười chữ cái này được dùng để đánh vần một thông điệp cao tít trên bức tường bên trong Cung điện Vecchio nổi danh của Florence, được viết cách mặt đất khoảng mười hai mét, khó lòng nhìn thấy được nếu không có ống nhòm. Nó vẫn giấu mình ở đó nếu nhìn bằng mắt thường trong suốt nhiều thế kỷ cho tới những năm 1970, khi một thầy thuốc chấn bệnh giờ đây đã nổi danh phát hiện ra, và ông đã mất nhiều thập kỷ cố gắng khám phá ý nghĩa của nó. Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng cho tới ngày nay ý nghĩa của thông điệp vẫn là một bí ẩn.

Với Langdon, bức mật mã giống như một sân chơi quen thuộc - một bến cảng an toàn để tránh khỏi vùng biển xa lạ đang nổi song này. Rốt cuộc, lịch sử nghệ thuật và những bí ẩn cổ xứa mới là lãnh địa thật sự của Langdon chứ không phải các ống nghiệm chất độc sinh học và súng ống.

Phía trước, lại có thêm xe cảnh sát bắt đầu đổ về Porta Romana.

"Chúa ơi", cậu trai xăm trổ nói."Người họ đang săn tìm chắc phải làm việc gì đó rất kinh khủng."

Cả nhóm đi tới cổng chính của Học viện Nghệ thuật bên tay phải, nơi một đám đông sinh viên đã tụ tập để xem sự việc diễn ra ở Porta Romana. Nhân viên bảo vệ hưởng mức lương tối thiểu của nhà trường liếc nhìn thẻ sinh viên một cách qua loa chiếu lệ lúc đám sinh viên ồ ạt tràn vào trong, nhưng rõ ràng anh ta chú ý đến những gì đang diễn ra cùng với đám cảnh sát hơn.

Có tiếng phanh xe rít lên, vang khắp quảng trường khi một xe thùng màu đen đã quá quen thuộc đỗ xịch tại Porta Romana.

Langdon không cần nhìn lần thứ hai.

Không nói một lời, anh và Sienna chớp lấy cơ hội, lẻn qua cổng cùng với những người bạn mới của họ.

Con đường đi vào Học viện Nghệ thuật Quốc gia đẹp đến ngỡ ngàng, gần như Vương giả. Những cây cối sum suê cành lá, tạo thành một vòm lá khuôn lấy tòa nhà phía xa - một cấu trúc đồ sộ sơn vàng, đã ngả màu, với một vòm cổng ba lối vào và một bãi cỏ hình bầu dục trải rộng.

Langdon biết rõ tòa nhà này được đặt mua, giống như rất nhiều tòa nhà khác trong thành phố, bởi một triều đại nổi tiếng không kém từng thống trị chính giới Florence trong ba thế kỷ IV, XVI và XVII.

Gia tộc Medici. Chỉ riêng tên gọi đó đã trở thành một biểu tượng của Florence. Suốt giai đoạn trị vì kéo dài ba thế kỷ, gia tộc Medici đã tích lũy được số tài sản và có tầm ảnh hưởng không sao hình dung nổi, đồng thời sản sinh ra bốn giáo hoàng, hai hoàng hậu của nước Pháp, và cơ sở tài chính lớn nhất châu Âu. Cho tới ngày nay, những ngân hàng hiện đại vẫn sử dụng phương pháp kế toán do gia tộc nghĩ ta - hệ thống bút toán kép gồm cả bên có và bên nợ.

Tuy nhiên, di sản vĩ đại nhất của nhà Medici lại không phải về tài chính hay chính trị, mà về nghệ thuật. Có lẽ là những nhà bảo trợ hào phóng nhất mà thế giới nghệ thuật từng biết, gia tộc Medici chi các khoản tiền thưởng hào phóng giúp tiếp sức cho trào lưu Phục Hưng. Danh sách các danh nhân nhận được bảo trợ của nhà Medici gồm Da Vinci, Galileo và Botticelli - người có bức vẽ nổi tiếng nhất, bức Thần Vệ nữ chào đời, chính là kết quả của một khoản tiền thưởng từ Lorenzo de' Medici. Người này đã yêu cầu một bức vẽ gợi dục để treo phía trên giường ngủ của vợ chồng người em họ như một món quà cưới.

Lorenzo de' Medici - sinh thời được biết đến với biệt danh Lorenzo Cao thượng bởi tính cách hào phóng - cũng chính là một nghệ sĩ kiêm thi sĩ kỳ tài được mệnh danh có một con mắt siêu việt. Năm 1489, Lorenzo say mê tác phẩm của một nhà điêu khắc Florence trẻ tuổi và đã mời anh ta chuyển tới sống tại lâu đài của gia đình Medici, nơi anh có thể hành nghề trong môi trường mỹ thuật, thi ca và văn hóa đỉnh cao. Dưới sự giám hộ của nhà Medici, chàng thiếu niên trưởng thành và cuối cùng đã tạc lên hai tác phẩm điêu khắc lừng danh nhất trong lịch sử - Pietà và David. Ngày nay, chúng ta biết đến người đó với tên gọi Michelangelo - một tài năng sáng tạo, đôi khí được xem như món quà lớn nhất mà gia tộc Medici tặng cho nhân loại.

Nghĩ đến niềm đam mê nghệ thuật của nhà Medici, Langdon tưởng tượng rằng gia tộc này sẽ rất hài lòng khi biết rằng tòa nhà trước mặt anh - ban đầu được xây làm chuồng ngựa chính của gia tộc Medici - đã được cải tạo thành Học viện Nghệ thuật. Địa điểm thanh bình truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ trẻ này lại từng được chọn làm chuồng ngựa riêng của nhà Medici chỉ vì nó ở gần một trong những khu vực cưỡi ngựa đẹp nhất Florence, vườn Boboli.

Langdon liếc nhìn sang trái, nơi có thể nhìn rõ cả rừng toàn những ngọn cây phía bên kia bức tường cao ngất. Không gian rộng lớn của vườn Boboli giờ đây là một địa điếm du lich quen thuộc, Langdon tin chắc rằng nếu có thế vào được vườn này, anh và Sienna sẽ lần qua đó và đi vòng tránh khỏi Porta Romana mà không bị phát giác. Xét cho cùng, khu vườn đất rộng và không thiếu chỗ ẩn náu - những khu rừng, mê cung, hang động. Quan trọng hơn, băng ngang qua vườn Boboli sẽ dẫn họ tới Cung điện Pitti, tòa thành bằng đá từng là nơi ở chính của đại công tước nhà Medici, và nơi có một trăm bốn mươi gian phòng này vẫn là một trong những điểm du lịch thường xuyên nhất ở Florence.

Nếu chúng ta có thể tới được Cung điện Pitti, Langdon nghĩ thầm, thì cây cầu dẫn tới thành cổ chỉ cách đó một tầm ném đá.

Langdon hết sức bình thản chỉ về phía bức tường cao bao quanh khu vườn. "Làm thế nào vào được trong vườn?", anh hỏi. "Tôi rất muốn cho em gái mình thăm vườn trước khi chúng tôi đi dạo quanh học viện."

Cậu trai xăm trổ lắc đầu."Anh chị không thể vào được vườn từ đây đâu. Lối vào chỗ Cung Pitti cơ. Anh chị phải lái xe qua Porta Romana và đi vòng."

"Vớ vấn", Sienna buột miệng.

Tất cả mọi người ngoảnh lại và đăm đăm nhìn cô, kể cả Langdon.

"Thôi đi", cô nói, cười bẽn lẽn với đám sinh viên trong lúc vẫn lại túm tóc đuôi ngựa vàng óng của mình."Có phải các cậu đang bảo tôi rằng các cậu không hề lẻn vào vườn để hút cần sa và giết thời gian phải không?"

Đám trẻ đưa mắt nhìn nhau rồi phá lên cười.

Anh chàng xăm trổ tỏ ra vô cùng hối lỗi."Chị ơi, chị nên về đây dạy học thôi." Cậu ta dẫn Sienna tới bên hông tòa nhà và đi vòng qua góc tới một bãi đỗ xe phía sau. "Chị nhìn thấy nhà xưởng bên trái không? Có một cái bục cũ phía sau đó.Cứ trèo lên nóc là chị có thể nhảy xuống bên kia tường."

Sienna đã thực hành ngay.Cô liếc nhìn lại Langdon kèm một nụ cười kẻ cả. "Đi nào, anh trai Bob. Trừ khi anh già quá nên không trèo rào được nữa?"

13 Tiếng lóng: Teacher I'd like to F*** (Tôi muốn ngủ cùng cô giáo)

Chương 22

Người phụ nữ tóc bạc trên xe thùng dựa đầu vào ô cửa số chống đạn và nhắm mắt lại. Bà cảm thấy thế giới quay cuồng dưới chân. Những vỉên thuốc người ta cho bà uống khiến bà cảm thấy mệt rũ.

Mình cần chăm sóc y tế, bà nghĩ.

Mặc dù vậy, gã vệ sĩ có vũ trang bên cạnh bà đã nhận được mệnh lệnh nghiêm ngặt: “Không quan tâm đến các nhu cầu của bà cho đến khi nhiệm vụ của họ kết thúc thành công.” Căn cứ vào những âm thanh hỗn loạn xung quanh thì rõ ràng sắp đến lúc đó rồi.

Gỉờ thì cảm giác chóng mặt càng tăng lên, và bà cảm thấy rất khó thở. Trong lúc cố nén một cơn buồn nôn mới đang cồn lên, bà tự hỏi sao cuộc đời lại xô đẩy mình đến giao lộ kỳ quái này. Câu trả lời quá phức tạp nên không thể giải đáp được khỉ bà ở trong trạng thái mê man như lúc này, nhưng bà biết rõ nó bắt đầu từ đâu.

New York.

Hai năm trước.

Bà bay tới Manhattan từ Geneva, nơi bà giữ cương vị giám đốc Tổ chức Y tế Thế Giới, một vị trí uy tín và được nhiều người thèm khát. Bà đã đảm nhận công việc này suốt gần một thập kỷ. Là một chuyên gia về bệnh lây truyền và dịch tễ học bệnh dịch, bà được mời tới Liên Hiệp Quốc để trình bày về hiểm họa của bệnh dịch tại các nước thuộc thế giới thứ ba. Bà nói chuyện rất lạc quan và khiến người khác vững dạ, phác họa ra một vài hệ thống phát hiện sớm bệnh tật rất mới mẻ cùng các kế hoạch điều trị mà WHO và những tổ chức khác vạch ra. Bà đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ.

Ngay sau bài diễn thuyết, trong khi bà đang trò chuyện cùng một số học giả còn nán lại trong sảnh thì một nhân viên Liên Hiệp Quốc đeo phù hiệu ngoại giao cấp cao bước          lại, xen vào giữa cuộc trò chuyện.

"Thưa tiến sĩ Sinskey, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại vừa liên hệ với chúng tôi. Có người ở đó muốn nói chuyện với bà. Đã có xe đợi sẵn bên ngoài."

Bối rối và có phần lo lắng, tiến sĩ Elizabeth Sinskey cáo lui và chuẩn bị hành lý đi công tác qua đêm. Khi chiếc limousine lao vào Đại lộ 1, bà bắt đầu có cảm giác lo lắng kỳ lạ.

Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ư?

Elizabeth Sinskey, như hầu hết mọi người, đã nghe nhiều lời đồn đại.

Thành lập vào những năm 1920 với tư cách nhóm chuyên gia cố vấn bí mật, trong số thành viên của Hội đồng có mặt gần như tất cả các ngoại trưởng, gần chục vị Tổng thống đa số các đời giám đốc CIA, các thượng nghị sĩ, thẩm phán cùng những tên tuổi huyền thoại như Morgan, Rothschild, và Rockefeller. Tập hợp trí tuệ, ảnh hưởng chính trị và tài sản ít ai bì kịp của các thành viên giúp cho Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nổi tiếng là "Câu lạc bộ bí mật quyền lực nhất trên trái đất".

Là giám đốc Tổ chức Y tế Thế Giới, Elizabeth không xa lạ gì việc tiếp xúc gần gũi các nhân vật tai to mặt lớn. Thời gian công tác rất lâu ở WHO, kết hợp với bản tính thẳng thắn, đã giúp bà được một tờ tạp chí tin tức lớn gần đây xếp vào tốp hai mươi nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới. Gương mặt đại diện cho sức khỏe của thế giới, họ đã viết như vậy bên dưới ảnh của bà, chi tiết mà Elizabeth cảm thấy rất hài hước bởi bà từng là một đứa trẻ ốm yếu.

Bà mắc bệnh hen suyễn nặng năm lên sáu tuổi và được điều trị bằng một loại tân dược liều cao đầy hứa hẹn - loại glucocorticoid hay steroid hormone đầu tiên trên thế gỉớỉ - giúp chữa khỏi các triệu chứng suyễn một cách thần kỳ. Nhưng thật không may, tác dụng phụ khôn lường của thuốc không xuất hiện ngay, mà mãi nhiều năm sau này khi Sinskey đến tuổi dậy thì nhưng không thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Bà không bao giờ quên được thời khắc đen tối tại phòng mạch của bác sĩ, năm bà mười chín tuối, khi biết rằng hệ sinh sản của mình đã bị tổn thương vĩnh viễn.

Elizabeth Sinskey sẽ chẳng bao giờ có con.

Thời gian sẽ chữa lành nỗỉ đau, bác sĩ của bà an ủi, nhưng nỗi buồn và cơn giận dữ vẫn trào dâng trong lòng bà. Thật ác nghiệt, loại thuốc đã cướp đi của bà khả năng thụ thai lại không thể lấy luôn của bà những bản năng rất xác thịt muốn được làm việc ấy. Suốt nhiều thập kỷ, bà đã phải vật lộn với khao khát thỏa mãn cái ước vọng không thành hiện thực này. Thậm chí cho đến bây giờ, ở tuối sáu mươi mốt, bà vẫn cảm thấy nhói đau vớỉ nỗi trống rỗng mỗi lần nhìn thấy một người mẹ và đứa con thơ.

"Ngay phía trước rồi, tiến sĩ Sinskey", người lái limousine nói.

Elizabeth nhanh tay vuốt những lọn tóc màu bạc dài và nhìn lại gương mặt mình trong gương. Bà chưa kịp định hình thì xe đã dừng lại, và người lái xe giúp bà bước lên vỉa hè một khu dân cư giàu có của Manhattan,

"Tôi sẽ đợi bà ở đây", người lái xe nói. "Chúng ta có thể đi luôn ra sân bay khi bà sẵn sàng."

Tổng hành dinh của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tại New York là một tòa nhà kiểu tân cổ điển không mấy gây chú ý nằm ở góc phố Park và Đại lộ Sáu tám, vốn từng là trụ sở của tập đoàn Standard 011. Bề ngoài của tòa nhà hòa hợp với cảnh quan trang nhã xung quanh, nên không hề gợi ra dấu hiệu gì về mục đích đặc biệt của nó.

"Tiến sĩ Sinskey", cô nhân viên lễ tân có vóc người đẫy đà chào bà. "Xin đi theo lối này! Ông ấy đang đợi bà."

Được rồi, nhưng ông ấy là ai nhỉ? Bà theo chân nhân viên lễ tân đi dọc hành lang sang trọng tới một cánh cửa đóng kín. Cô gái gõ nhanh rồi mở cửa và ra hiệu cho Elizabeth bước vào.

Bà đi vào, khép cánh cửa lại phía sau lưng.

Phòng họp nhỏ hẹp và tối chỉ được chiếu sáng nhờ quầng sáng của một màn hình video. Ngay phía trước màn hình, một bóng người mảnh khảnh và cao lêu nghêu đối diện với bà. Mặc dù không sao nhìn rõ gương mặt ấy, nhưng bà cảm nhận được quyền lực ở đây.

"Tiến sĩ Sinskey", giọng nói sắc lạnh của người đàn ông vang lên. "Cảm ơn bà đã tới gặp tôi." Chất giọng không lẫn vào đâu được của người đàn ông cho thấy ông ta là người cùng quê hương Thụy Sĩ với Elizabeth, hoặc có lẽ là Đức.

"Mời bà ngồi!", ông ta nói, ra hiệu về phía chiếc ghế đặt gần mé trước căn phòng.

Không giới thiệu gì sao? Elizabeth ngồi xuống. Hình ảnh kỳ quái đang được trình chiếu trên màn hình video làm bà thấy bất an. Có lẽ nào?

"Sáng nay tôi có mặt tại buổi trình bày của bà", bóng người kia nói. “Tôi đã đi cả quãng đường dài để nghe bà nói chuyện. Một buổi diễn thuyết rất ấn tượng."

"Cảm ơn ông", bà đáp.

"Cũng cho phép Tôi được nói rằng bà đẹp hơn tôi tưởng tượng rất nhiều, bất kể tuổi tác và quan điểm thiển cận của bà về y tế thế giới."

Elizabeth sửng sốt. Lời nhận xét hết sức khó chịu. "Sao cơ?", bà gặng hỏi, mắt nhìn đăm đăm vào khoảng tối. "Ông là ai? Và tại sao lại mời tôi đến đây?"

"Xin thứ lỗi cho câu nói đùa vô duyên của tôi", bóng đen cao kều đáp lại. "Hình ảnh trên màn hình sẽ giải thích lý do tại sao bà lại ở đây."

Sinskey nhìn hình ảnh hãi hùng - một bức vẽ mô tả cả một biển người, những toán người bệnh tật, tất cả đang giẫm đạp lên nhau trong đống lúc nhúc các xác người trần truồng.

"Nghệ sĩ vĩ đại Doré", người đàn ông nói. "Cách diễn đạt đặc biệt dữ dội của ông về hình ảnh địa ngục của Dante Alighieri. Tôi hy vọng bà vẫn thấy nó dễ chịu... bởi vì đó là nơí chúng ta sẽ đến." ông ta ngừng lại, từ từ lướt về phía bà. "Và cho phép tôi nói với bà lý do tại sao."

Ông ta vẫn tiếp tục tiến về phía bà, dường như càng lúc càng cao hơn sau mỗi bước chân. "Nếu tôi cầm mảnh giấy này và xé làm đôi..." ông ta dừng lại bên bàn, nhặt một tờ giấy lên và xé toạc làm đôi. "Và sau đó nếu tôi đặt hai nửa chồng lên nhau..." ông ta lại xé giấy, xếp chồng lên nhau. "Tôi tạo ra một tập giấy lúc này dày gấp bốn lần tờ giấy ban đầu, phải không?" Dường như đôi mắt ông ta lóe lên vẻ căm hờn trong bóng tốỉ của căn phòng.

Elỉzabeth không sao đánh giá được ông ta qua ngữ điệu và tư thế đầy vẻ hung hăng. Bà không nói gì cả.

"Nói một cách gỉả thuyết", ông ta tiếp tục, nhích lại gần hơn, "nếu tờ giấy ban đầu chỉ dày một phần mười milimet và tôi cứ lặp lại thao tác này... giả sử năm mươi lần... liệu bà có biết tập giấy sẽ cao chừng nào không?".

Elỉzabeth nổi cáu. "Tôi biết", bà đáp vớỉ thái độ hằn học hơn cả dự tính. "Nó sẽ là một phần mười milimet nhân hai lũy thừa năm mươi. Như thế gọi là cấp số nhân. Cho phép tôi hỏi tôi sẽ làm gì ở đây?"

Người đàn ông cười khẩy và gật đầu cảm kích: "Đúng, và bà có đoán được giá trị thực tế sẽ như thế nào không? Một phần mười milimet nhân hai lũy thừa năm mươi chăng? Bà có biết tập giấy của chúng ta sẽ cao chừng nào không?" ông ta chỉ dừng lại một lát. "Tập giấy của chúng ta, chỉ sau năm mươi lần nhân đôỉ, giờ đã gần như đủ kín đường tới mặt trời."

Elizabeth không lấy làm ngạc nhiên. Sức mạnh đáng kinh ngạc của tăng trưởng theo cấp số nhân là điều bà liên tục gặp phải trong công việc của mình. Những vòng tuần hoàn của quá trình nhiễm bệnh, quá trình tái tạo của các tế bào nhiễm bệnh... con số ước tính tỉ lệ tử vong. "Tôi xin lỗi nếu tôi có phần ngây ngô", bà nói, chẳng buồn che giấu thái độ bực dọc của mình. "Nhưng tôi không hiểu ý ông."

"Ý tôi ư?" Ông ta cười khàn. "Ý tôi là lịch sử tăng trưởng dân số nhân loại của chúng ta thậm chí còn ấn tượng hơn nữa. Dân số trái đất, giống như tập giấy của chúng ta, lúc mới đầu có là bao... nhưng tiềm năng thì ghê gớm."

Ông ta lại bước tớỉ. "Hãy nghĩ tới chuyện này. Dân số trái đất mất hàng nghìn năm - từ buổi bình mỉnh sơ khai của loài người tới đầu những năm 1800 - để đạt một tỉ người. Thế rồi, thật kỉnh ngạc, chỉ mất khoảng một trăm năm để dân số tăng gấp đôi lên hai ti vào những năm 1920. Sau đó, mới chỉ năm mươi năm, dân số lại tăng gấp đôi thành bốn tỉ vào những năm 1970. Như bà có thể hình dung, chúng ta đang trên đường đạt tới tám tỉ rất nhanh. Ngay hôm nay, loài người đã bổ sung thêm một phần tư triệu người cho hành tinh. Một phần tư triệu. Và điều này diễn ra hằng ngày - dù nắng hay mưa. Hiện tại, mỗi năm, chúng ta bổ sung thêm con số tương đương toàn bộ nước Đức."

Người đàn ông cao lêu nghêu dừng phắt lại, bóng ông ta đè lên Elizabeth. "Bà bao nhiêu tuổi rồi?"

Lại một câu hỏi khiếm nhã nữa, mặc dù là người đứng đầu WHO, bà đã quen gặp phải thái độ đối nghịch với phép ngoại giao. "Sáu mươi mốt."

"Bà có biết rằng nếu bà sống thêm mười chín năm, lúc đến tuổi tám mươi, bà sẽ chứng kiến dân số tăng gấp ba lần trong đời bà không. Một đời - gấp ba lần.

Hãy nghĩ đến mọi hàm ẩn. Bà biết đấy, Tổ chức Y tế Thế giới của bà bị nâng mức dự đoán, tiêu liệu rằng sẽ có khoảng chín tỉ người trên trái đất trước nửa đầu thế kỷ này. Các loài động vật đang bị tuyệt chủng với tốc độ tăng chóng mặt. Nhu cầu đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng eo hẹp tăng vọt. Nước sạch ngày càng khan hiếm. Theo bất kỳ tiêu chuẩn đánh giá sinh học nào thì các giống loài của chúng ta đều đã vượt quá con số bền vững. Và khi đối mặt với thảm họa này, Tổ chức Y tế Thế giới - người gác cổng cho vấn đề sức khỏe của hành tinh - lại đang đầu tư cho những thứ như cứu chữa bệnh tiểu đường, làm đầy các ngân hàng máu, chống lại bệnh ung thư." ông ta ngừng lại, nhìn xoáy thẳng vào bà. "Và vì thế tôi mời bà tới đây để hỏi thẳng bà tại sao Tổ chức Y tế Thế giới lại không quyết tâm giải quyết vấn đề này trước nhất?"

Giờ thì Elizabeth giận sôi lên. "Cho dù ông là ai thì ông cũng biết rất rõ là WHO nhìn nhận tình trạng quá tải dân số rất nghiêm túc. Gần đây, chúng Tôi đã chi hàng triệu đô la để cử các bác sĩ tới châu Phi nhằm phát bao cao su miễn phí và giáo dục người dân về kiểm soát sinh đẻ."

"Và, đúng!", người đàn ông lêu nghêu chế giễu. "Và cả một đội quân giáo sĩ Công giáo còn đông hơn nữa đã theo chân bà tiến vào và bảo với người dân châu Phi rằng nếu họ sử dụng bao cao su, tất cả bọn họ đều sẽ xuống địa ngục. Châu Phi hiện có một vấn đề môi trường rất mới - những bãi rác ngập tràn bao cao su chưa sử dụng."

Elizabeth phải rất cố kiềm chế mới không nói gì. Về điểm này thì ông ta đúng, và các tín đồ Công giáo hiện đại đang đấu tranh lại cách can thiệp của Vatican về vấn đề sinh sản. Đáng chú ý nhất, bản thân Melinda Gates, một tín đồ Công giáo sùng đạo, cũng can đảm đối diện với thái độ giận dữ của nhà thờ khi cam kết giành năm trăm sáu mươi triệu đô la giúp cải thiện quyền tiếp cận phương pháp hạn chế sinh để trên toàn thế giới. Elizabeth Sinskey đã nhiều lần công khai nói rằng Bill và Melinda Gates xứng đáng được phong thánh vì những gì họ đã làm bằng quỹ cá nhân nhằm cải thiện tình hình sức khỏe thế giới. Buồn thay, tổ chức duy nhất có thể phong thánh lại không hề nhận ra bản chất rất Thiên Chúa giáo trong những nổ lực của họ.

"Tiến sĩ Sinskey", bóng người tiếp tục nói. "Tổ chức Y tế Thế giới không nhận ra rằng chỉ có một vấn đề y tế mang tính toàn cầu duy nhất." Ông ta lại chi vào hình ảnh kinh khủng trên màn hình - cái biển người lúc nhúc. "Và nó đây!", ông ta ngừng lại. "Tôi biết bà là một nhà khoa học, và vì thế có lẽ không phải là một sinh viên nghiên cứu mỹ thuật hay nghệ thuật cổ điển, nên cho phép tôi cung cấp một hình ảnh nữa có thể nói với bà bằng ngôn ngữ bà hiểu rõ hơn."

Căn phòng sầm tối một lúc, rồi màn hình sáng trở lại.

Hlnh ảnh mới là hình ảnh mà Elizabeth đã nhìn thấy nhiều lần, và nó luôn đem lại một cảm giác rất khó tả về sự tất yếu.

Căn phòng chìm trong im ắng nặng nề.

"Phải", cuối cùng người đàn ông cao lêu nghêu nói. "Tâm lý sợ hãi ngấm ngầm là phản ứng hoàn toàn thích đáng khi xem biểu đồ này. Nhìn nó có phần giống như trợn trừng mắt nhìn thẳng vào đèn pha một đầu tàu đang lao tới." Ngưồi đàn ông chậm rãi quay lại phía Elizabeth và nở một nụ cười nhún nhường, khó khăn. "Bà có hỏi gì không, tiến sĩ Sinskey?"

"Chi có một câu thôi", bà đáp trả. "Ông đưa tôi tới đây để rao giảng hay sỉ nhục tôi?"

"Không hề!" Giọng ông ta trở nên lạ lùng. "Tôi mời bà tới đây để hợp tác. Tôi tin chắc bà hiểu tình trạng quá tải dân số là một vấn đề y tế. Nhưng điều tôi sợ là nó sẽ ảnh hưởng đến linh hồn con người. Dưới sức ép của quá tải dân số, những người chưa từng nghĩ đến việc trộm cắp sẽ trở thành trộm cắp để nuôi sống gia đình mình. Những người chưa từng nghĩ đến việc giết người và sẽ giết người để nuôi con cái. Tất cả những tội lỗi đáng chết mà Dante đề cập - tham lam, tham ăn, dối trá, giết người và những tội khác - sẽ bắt đầu lan tràn trở nên thịnh hành trong xã hội loài người, và càng tăng mạnh do những thứ tiện nghi phù phiếm của chúng ta. Chúng ta đang đối mặt với một trận chiến để bảo vệ linh hồn con người."

"Tôi là một chuyên gia sinh học. Tôi cứu những mạng sống, không phải linh hồn."

"Vâng, Tôi có thể cam đoan với bà rằng việc cứu những mạng sống sẽ ngày càng khó khăn trong những năm tới. Tình trạng quá tải dân số phát triển nhanh hơn sự bất mãn về tinh thần rất nhiều. Có một thông điệp trong Machiavelli."

"Đúng", bà ngắt lời, nhắc lại nguyên văn câu trích dẫn nổi tiếng mà bà nhớ nằm lòng. "Khi mọi nơi trên thế giới kín đặc dân cư đến mức họ không thể sống nổi ở quê hương cũng không biết chuyển đi đâu nữa, thế giới sẽ tự thanh lọc." Bà đăm đăm nhìn ông ta. "Tất cả chúng tôi ở WHO đều rất quen với câu trích đó."

"Tốt lắm, vậy chắc bà biết rằng Machiavelli còn nói về các dịch bệnh như là cách tự thanh lọc rất tự nhiên của thế giới?"

"Đúng, và như tôi đã đề cập trong bài thuyết trình của mình, chúng tôi đều nhận thức rất rõ mối quan hệ tương liên trực tiếp giữa mật độ dân cư và khả năng xảy ra các đại dịch quy mô lớn, nhưng chúng tôi liên tục nghĩ ra các phương pháp phát hiện và điều trị mới. WHO vẫn tự tin rằng chúng tôi có thể ngăn chặn được các dịch bệnh trong tương lai."

"Thật đáng tiếc!"

Elỉzabeth trơ mắt nhìn vẻ không tin nổi, "Xin lỗi tôi không hiểu!"

"Tiến sĩ Sinskey", người đàn ông nói kèm theo một tiếng cười lạ lùng, "Bà nói về việc kiểm soát dịch bệnh cứ như thể đó là một vỉệc hay ho vậy!".

Bà há hốc miệng nhìn người đàn ông, sửng sốt không nói nên lời.

"Bà hiểu ra rồi đấy!", người đàn ông lêu nghêu nói, giọng như một luật sư đang kết luận vụ án của mình. "Tôi đứng đây cùng với gỉám đốc Tổ chức Y tế Thế giới - nhân vật cừ nhất mà WHO có. Một suy nghĩ kinh khủng, nếu bà nghĩ kỹ. Tôi cho bà xem hình ảnh về nỗi khốn khố sắp xảy ra này!"

Ông ta thay đổỉ màn hình, trở lại hình ảnh những xác người. "Tôi đã nhắc bà nhớ về sức mạnh đáng sợ của tình trạng gỉa tăng dân số không được kiểm soát." ông ta chỉ tập giấy nhỏ của mình. "Tôi đã khai sáng cho bà về thực tế rằng chúng ta đang đứng trên bờ vực của sự suy sụp về mặt tinh thần” - ông ta ngừng lại và hướng thẳng về phía bà. "Và phản ứng của bà? Bao cao su miễn phí ở châu Phi."

Người đàn ông nhếch mép cười giễu cợt. "Việc này có khác gì vung vỉ ruồi để chặn một tiểu hành tinh đang lao vào. Trái bom hẹn giờ không còn nhích từng giây nữa. Nó đã nổ tung rồi, và nếu không có những giải pháp quyết liệt, con số theo cấp số mũ sẽ thành Chúa trời mới của bà và “Ngài” sẽ là một vị Chúa báo thù rửa hận. Ngài sẽ mang tới cho bà hình ảnh địa ngục của Dante ngay ngoài kia, trên Đại lộ Park... những đám người lúc nhúc ngoi ngóp trong đống phân của chính mình. Một sự sàng lọc toàn cầu do chính tự nhiên sắp đặt."

"Vậy ư?", Elizabeth gắt lên. "Vậy hãy cho tôi biết, trong hình ảnh của ông về một tương lai bền vững, thế nào là dân số lý tưởng của trái đất? Con số kỳ diệu mà nhân loại có thể hy vọng duy trì chính mình một cách ổn định và tương đối thoải mái là gì?"

Người đàn ông cao ngồng mỉm cười, rõ ràng đáng giá cao câu hỏi. "Bất kỳ nhà sinh học môi trường hay chuyên gia thống kê nào cũng sẽ cho bà biết rằng cơ hội tốt nhất để nhân loại tồn tại lâu dài đều đi kèm với mức dân số toàn cầu khoảng bốn tỉ."

"Bốn tỉ ư?", Elizabeth vặc lại. "Dân số bây giờ đã là bảy tỉ, cho nên muộn mất rồi!"

Đôi mắt xanh lục của người đàn ông cao ngồng lóe lên ánh lửa. "Vậy ư?"

Chương 23

Robert Langdon đáp huỵch xuống nền đất xốp cây cối um tùm phía bên trong bức tường bao quanh khu vực phía nam của vườn Boboli. Sienna đáp xuống bên cạnh anh và đứng lên, phủi bụi rồi quan sát xung quanh một lượt.

Họ đang đứng trên một trảng rêu và dương xỉ ở rìa một vạt rừng nhỏ. Từ đây, Cung điện Pitti hoàn toàn bị chắn tầm nhìn, và Langdon cảm thấy họ ở xa cung điện cũng ngang với khoảng cách người ta có thể đi vào vườn. Ít nhất, không có nhân viên hay du khách tìm tới chỗ xa xôi này vào thời điểm sáng tinh mơ như bây giờ.

Langdon chăm chú nhìn một lối đi rải sỏi duyên dáng uốn lượn chạy sâu vào rừng trước mắt họ.Ở vị trí con đường khuất hẳn sau những rặng cây là một bức tượng cẩm thạch được đặt ở vị trí đắc địa để thu hút mọi ánh mắt. Langdon không lấy làm ngạc nhiên, vườn Boboli được ưu ái đón nhận tài năng thiết kế xuất sắc của Niccolò Tribolo, Giorgio Vasari, và Bernardo Buontalenti - một nhóm những nhân tài về thẩm mỹ đã sáng tạo nên một kiệt tác có thể đi bách bộ được trên tấm toan rộng hơn bốn mươi héc ta này.

"Nếu đi về phía đông bắc, chúng ta sẽ đến được cung điện", Langdon nói, chỉ tay theo lối đi. "Chúng ta có thể lấn vào du khách ở đó và thoát ra ngoài mà không bị phát hiện. Tôi đoán nó mở cửa lúc 9 giờ."

Langdon liếc mắt kiểm tra lại thời gian nhưng chỉ nhìn thấy cổ tay mình, nơi có chiếc đồng hồ chuột Mickey, hoàn toàn trống trơn. Anh thẫn thờ tự hỏi liệu nó có còn nằm ở bệnh viện cùng với số quần áo còn lại của anh và anh có thể lấy được nó không.

Sienna bước đi đầy cương quyết. "Robert, trước khi đi tiếp, Tôi muốn biết chúng ta định đi đâu. Lúc này anh đã nghĩ ra điều gì? Rãnh quỷ Maleboldge à? Anh nói nó không đúng trật tự?"

Langdon ra hiệu đi về phía một khu vực có cây cối ngay trước mặt. "Chúng ta hãy tránh khỏi tầm nhìn trước đã." Anh dẫn cô men theo lối đi lượn vòng vào một hốc kín - một "gian phòng", theo cách nói của giới kiến trúc cảnh quan - nơi có mấy băng ghế giả gỗ và một đài phun nước nhỏ. Không khí phía dưới những tán cây lạnh hơn hẵn.

Langdon lấy máy chiếu ra khỏi túi và bắt đầu lắc mạnh. "Sienna, người tạo ra hình ảnh số này không chỉ cho thêm các chữ cái vào những kẻ tội đồ ở Malebolge mà còn thay đổi trật tự các dạng tội lỗi." Anh nhảy lên đứng trên ghế, cao hơn hẳn Sienna, và chĩa máy chiếu xuống chân mình. Bức vựa Địa ngục của Bollicelli hiện lên mờ mờ trên mặt ghế bằng phẳng bên cạnh Sienna.

Langdon chi vào khu vực phân tầng ở dưới đáy vực hình phễu. "Cô có nhìn thấy những chữ cái ở mười rãnh Malebolge không?"

Sienna tìm mấy chữ đó trên hình chiếu và đọc từ trên xuống dưới. "Catrovacer." "Đúng rồi, chẳng có nghĩa gì cả!"

"Nhưng khi đó anh nhận ra mười cái rãnh đã bị xáo trộn phải không?"

"Thực tế còn dễ hơn thế. Nếu những tầng rãnh này là một cỗ mười lá bài thì cỗ bài đó chẳng xáo trộn gì nhiều nếu xén bớt đi một lớp. Sau khi xén đi, các lá bài vẫn giữ nguyên trật tự, nhưng lại bắt đầu bằng một lá bài khác." Langdon chỉ tay xuống mười rãnh Malebolge. "Theo văn bản của Dante, tầng trên cùng của chúng ta lẽ ra là những người lừa gạt bị quỷ sứ đánh đập. Thế nhưng, trong bản này, những kẻ lừa gạt xuất hiện ở tận phía dưới rãnh thứ bảy."

Sienna nhìn kỹ hình ảnh lúc này đang mờ dần bên cạnh mình và gật đầu. "Đúng,

Tôi thấy rồi. Rãnh đầu tiên giờ lại là thứ bảy."

Langdon bỏ máy chiếu vào túi rồi nhảy xuống đường. Anh nhặt lấy một que nhỏ và vạch các chữ cái ra một khoảng đất ngay bên đường. "Đây là các chữ cái theo thứ tự xuất hiện trong bản địa ngục đã bị chỉnh sửa của chúng ta."

C

A

T

R

O

V

A

C

E

R

"Catrovacer", Sienna đọc.

"Đúng. Và đây là chỗ "cỗ bài bị xén mất!" Langdon vẽ một vạch bên dưới chữ cái thứ bảy và đợi Sienna nghiên cứu bản vẽ đó.

C

A

T

R

O

V

A

C

E

A

C

E

R

"À", cô nói nhanh. "Catrova. Cer."

"Đúng, và sắp xếp lại các lá bài theo đúng trật tự, đơn giản là chúng ta không xén cỗ bài và đặt phần dưới lên trên. Hai nữa hoán đổi vị trí cho nhau."

Sienna nhìn các chữ cái. "Cer. Catrova." Cô nhún vai, trông không có biểu cảm gì. "Vẫn chẳng có nghĩa gì..."

"Cer catrova", Langdon lặp lại. Một lát sau, anh nói lại mấy từ này lần nữa, đọc liền mạch với nhau. "Cercatrova." Cuối cùng, anh đọc lên cùng với một quãng ngừng xen giữa. "Cerca... trova."

Sienna thở rõ mạnh và ngước mắt lên nhìn Langdon.

"Đúng vậy", Langdon mỉm cười nói. "Cerca trova."

Hai từ tiếng Ý cerca và trova có nghĩa đen là "tìm kiếm" và "tìm thấy". Khi kết hợp thành một cụm từ cerca trova, chúng đồng nghĩa với câu cách ngôn trong Kinh Thánh "Hãy tìm và ngươi sẽ thấy".

"Những ảo giác của anh!". Sienna thốt lên, gần như không thở nổi. "Người phụ nữ che mạng! Bà ấy liên tục bảo anh tìm kiếm và sẽ thấy!" Cô nhảy cẫng lên. "Robert, anh có nhận ra điều này có nghĩa là gì không? Nó có nghĩa là mấy từ cerca trova đã nằm sẵn trong tiềm thức của anh! Anh không thấy vậy ư? Chắc chắn anh đã giải mã cụm từ này trước khi anh đến bệnh viện! Có lẽ anh đã nhìn thấy hình ảnh trong máy chiếu này nhưng quên rồi!"

Cô ấy nói đúng, anh nhận ra như vậy, bởi vì anh đã quá quen với mật mã này đến mức không nhận ra mình đã từng trải qua toàn bộ việc này rồi.

"Robert, anh từng nói rằng bức vực Địa ngục chỉ đến một địa điểm cụ thể trong thành cổ. Nhưng tôi vẫn không hiểu đó là nơi nào."

"Mấy từ cerca trova không gợi lên điều gì cho cô sao?"

Cô nhún vai.

Langdon cười thầm. Rốt cuộc cũng có thứ Sienna không biết. "Hóa ra cụm từ này chỉ cụ thể tới một bức tranh tường nổi tiếng trứng tại Cung điện Vecchio - Trận Marciano của Giorgio Vasari trong Sảnh Năm trăm. Gần trên đỉnh bức tranh, rất khó nhìn thấy, Vasari có viết cụm từ cerca trova bằng cỡ chữ rất bé. Người ta đưa ra nhiều giải thiết để lý giải tại sao ông lại làm như vậy, nhưng chưa tìm được bằng chúng kết luận nào."

Bỗng nhiên có tiếng rít chói tai của một chiếc máy bay nhỏ vang lên phía trên đầu, nó xuất hiện hoàn toàn bất ngờ và lướt qua tán rừng. Âm thanh nghe rất gần, Langdon và Sienna như hóa đá khi nó vụt qua.

Khi chiếc máy bay đi khỏi, Langdon dõi mắt nhìn theo qua những tán cây. "Một cái trực thăng đồ chơi", anh nói, thở phào trong lúc nhìn theo chiếc trực thăng dài hơn một mét, điều khiển bằng sóng vô tuyến đang chao nghiêng ở phía xa. Tiếng của nó nghe như của một con muỗi khổng lồ đang nổi khùng.

Tuy nhiên, Sienna trong vẫn hết sức cảnh giác. "Cúi thấp xuống!"

Chắc chắn như vậy, chiếc trực thăng nhỏ xíu đảo một vòng và lúc này đang quay trở lại chỗ họ, lướt sát những ngọn cây, vọt qua họ lần nữa, nhưng lần này chếch sang trái họ, ở phía trên một trảng rừng khác.

"Nó không phải đồ chơi đâu!", cô thì thào. "Nó là một máy bay trinh thám không người lái. Có lẽ mang theo cả máy quay video đế gửi hình ảnh trực tiếp về cho ai đó."

Quai hàm Langdon cứng đờ khi anh nhìn thấy chiếc trực thăng bay nhanh theo hướng nó xuất hiện lúc nãy - Porta Romana và Học viện Nghệ thuật.

"Tôi không biết anh đã làm gì", Sienna nói, "nhưng rõ ràng một vài người rất có thế lực đang sốt sắng tìm anh".

Chiếc trực thăng lại chao nghiêng lần nữa vả bắt đầu bay chầm chầm dọc theo bức tường bao mà họ vừa nhảy qua.

"Chắc ai đó ở Học viện Nghệ thuật đã nhìn thấy chúng ta và nói gì đó", Sienna nói, chân bước theo con đường. "Chúng ta phải ra khỏi đây. Ngay bây giờ!"

Khi chiếc máy bay không người lái vè vè bay về phía đầu kia của khu vườn, Langdon dùng chân xóa những chữ cái mà anh đã vạch trên lối đi và vội bước theo Sienna. Đầu óc anh quay cuồng với những ý nghĩ về cerca trova, bức bích họa của Giorgio Vasari, cũng như phát hiện của Sienna rằng anh chắc chắn đã từng giải mã thông điệp trong máy chiếu. Hãy tìm và sẽ thấy.

Đột nhiên, ngay khi họ bước và trảng rừng thứ hai, Langdon có một ý nghĩ khá bất ngờ. Anh dừng sững lại trên lối đi đầy cây cối, vẻ mặt đầy sửng sốt.

Sienna cũng dừng lại. "Robert? Có chuyện gì thế?!"

"Tôi vô tội", anh tuyên bố.

"Anh đang nói chuyện gì thế?"

"Những người đang săn lùng tôi... Tôi từng nghĩ đó là vì tôi đã làm điều gì đó kinh khủng."

"Đúng, ở bệnh viện anh cứ nhắc đi nhắc lại rất ‘xin lỗi'."

"Tôi biết. Nhưng khi ấy tôi nghĩ là tôi đã nói tiếng Anh."

Sienna ngạc nhiên nhìn anh. "Anh đã nói tiếng Anh!"

Lúc này cặp mắt xanh biếc của Langdon đầy phấn khích. "Sienna, lúc Tôi cứ nhắc đi nhắc lại 'rất xin lỗi' không phải là tôi xin lỗi đâu. Là tôi đang lẩm nhẩm về thông điệp bí mật trong bức bích họa ở Cung điện Vecchio!" Anh vẫn như nghe rõ giọng nói mê sảng của chính mình. Rất xin lỗi! Rất xin lỗi!

Sienna như mê đi.

"Cô không hiểu sao?", Langdon cười toe toét. "Tôi không hề nói 'rất xin lỗi, rất xin lỗi!'. Tôi đang đọc tên của họa sĩ - Va...sari, Vasari!"

Chương 24

Vayentha đạp mạnh phanh.

Đuôi chiếc xe phân khối lớn của ả lảo đảo, rít to và để lại một vệt dài trên Đại lộ Viale del Poggio Imperiale, sau đó đột ngột dừng phía sau cả dòng xe cộ. Vile del Poggio đang giờ tắt nghẽn.

"Ta không có thời gian cho việc này."

Vayentha nghểnh cổ nhìn qua những chiếc xe hơi, cố gắng xem chuyện gì gây ra tình trạng tắt nghẽn này. Ả đã buộc phải phóng xe theo một vòng tròn rất rộng để tránh đội SRS và toàn bộ tình trạng hỗn độn ở tòa chung cư, và lúc này ả cần lọt vào thành phố cổ để dọn ra khỏi phòng khách sạn nơi ả đã trú ngụ mấy ngày qua vì nhiệm vụ này.

"Ta đã bị từ chối - ta cần biến ngay khỏi thành phố!"

Thế nhưng, chuỗi đen đủi của ả dường như vẫn tiếp tục. Tuyến đường ả chọn để vào thành phố cổ có vẻ như đã bị chặn. Không lòng dạ nào chờ đợi, Vayentha lách xe sang một bên và chạy dọc theo làn hẹp dành riêng cho xe gặp sự cố cho tới khi nhìn thấy một giao lộ xe cộ ùn lại. Phía trước là một vòng xuyến tắc nghẽn, nơi có sáu trục đường lớn gặp nhau. Đây chính là Porta Romana - một trong những giao lộ đông đúc nhất của Florence - cánh cổng đi vào thành cổ.

"Có chuyện quái gì ở đây không biết?!"

Giờ thì Vayentha nhìn thấy toàn bộ khu vực này dày đặc cảnh sát - chặn đường hay đặt chốt kiêm tra gì đó. Một lát sau, ả nhận ra một thứ ở trung tâm hiện trường, thứ khiên cho ả chịu thất bại – chiếc xe thùng đen quen thuộc với vài đặc vụ mặc đồ đen đang lớn tiếng ra lệnh cho nhân viên công lực địa phương hướng. Rõ ràng, những người này là thành viên nhón SRS, nhưng Vayentha không đoán nổi họ đang làm gì ở đây.

Trừ phi...

Vayentha nuốt khan, không dám hình dung ra tình huống đó. Langdon đã thoát khỏi Brũder chăng? Điều đó thật khó tưởng tượng khi mọi cơ hội trốn thoát gần như bằng không. Lại nữa Langdon không hành động một mình, và Vayentha đã tận măt chứng kiên tài nghệ xoay sở của người phụ nữ tóc vàng đi cùng anh.

Gần đó, một sĩ quan cảnh sát xuất hiện, đang đi từ xe này sang xe khác, chìa ra tấm hình một người đàn ông điển trai với mái tóc nâu dày dặn. Vayentha ngay lập tức nhận ra ảnh chụp trên báo của Robert Langdon. Tim ả như muốn nhảy ra khỏi lông ngực.

Brũder cũng để anh ta thoát...

Langdon vẫn đang trong cuộc chơi!

Là một chiến lược gia lão luyện, Vayentha lập tức bắt tay vào việc đánh giá xem thực tế này có thể làm thay đổi tình thế của ả như thế nào.

Lựa chọn một - Rút lui như yêu cầu.

Vayentha đã khiến thị trưởng rơi vào một tình thế rất tồi tệ và vì việc này mà ả bị từ chối. Nếu may mắn, ả sẽ phải đối mặt với một buổi thẩm vấn chính thức và có lẽ sẽ chấm dứt sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu ả không may đánh giá nhầm mức độ nghiêm trọng của tình thế đó thì có lẽ cả quãng đời còn lại, ả sẽ luôn phải đề phòng và tự hỏi không biết Consortium đang lẫn mặt ở đâu.

Còn một lựa chọn thứ hai - Hoàn thành nhiệm vụ của mày.

Tiếp tục nhiệm vụ là chuyện hoàn toàn đối nghịch với quy trình từ chối vừa áp dụng với ả, nhưng vì Langdon vẫn đang lẩn trốn, nên lúc này Vayentha lại có cơ hội tiếp tục thực hiện chỉ thị ban đầu của mình.

Nếu như Brũder cũng không tóm được Langdon, ả nghĩ bụng, mạch đập rộn lên, và nếu ta thành công...

Vayentha biết đây là chuyện một mất một còn, nhưng nếu Langdon tìm cách thoát khỏi vòng vây của Brũder, còn Vayentha vẫn có thể nhập cuộc và kêt thúc công việc thì ả sẽ đơn thương độc mã cứu vãn tình hình cho Consortium, khi đó thị trưởng sẽ không còn lực chọn nào khác ngoài việc tha bổng cho ả. Ta sẽ tiêp tục công việc của mình, ả nghĩ. Có khi còn được thăng tiên.

Trong nháy mắt, Vayentha nhận ra giờ đây toàn bộ tương lai của ả đều phụ thuộc vào một công việc then chôt duy nhất. Ta phải tìm ra Langdon trước Brũder.

Việc đó thật không dễ, Brũder có trong tay nhân lực hùng hậu tùy ý sử dụng, cũng như vô sô công nghệ giám sát tiên tiến. Còn Vayentha chỉ làm việc một mình. Tuy nhiên, ả đã nắm được một thông tin mà Brũder, Thị trưởng và cảnh sát đều không có.

Ta nghĩ ra Langdon sẽ mò tới chỗ nào.

Ả rồ ga chiêc BMW, xoay một trăm tám mươi độ và quay ngược lại lối vừa nãy. Ponte alle Grazie, ả nghĩ, trong đầu hình dung ra cây cầu dẫn lên phía Bắc. Đâu phải chỉ có một lối đi vào thành cổ.

Chương 25

Không phải là lời xin lỗi, Langdon trầm ngâm. Tên của một họa sĩ.

"Vasari", Sienna lắp bắp, mọi suy nghĩ như lùi lại hẳn một bước dài. "Họa sĩ đã giấu cụm từ cerca trova trong bức bích họa của mình."

Langdon chỉ biết mỉm cười. Vasari. Vasari. Không chỉ thắp lên một tia sáng trong tình thế khó khăn kỳ lạ mà phát hiện này cũng giúp Langdon không còn phải băn khoăn xem mình đã làm việc gì kinh khủng khiến anh cứ luôn miệng nói xin lỗi.

"Robert, rõ ràng anh đã nhìn thấy bức tranh Botticelli này trên máy chiếu trước khi bị thương, và biết nó chứa đựng một mật mã chỉ dẫn tới bức bích họa của Vasari. Đó là lý do vì sao anh tỉnh lại và cứ liên tục gọi tên Vasari!"

Langdon cố suy đoán xem tất cả việc này có ý nghĩa gì. Giorgio Vasari - một họa sĩ, kiến trúc sư kiêm nhà văn ở thế kỷ XVI - là người Langdon thường nhắc đến như "sứ giả nghệ thuật đầu tiên của thế giới." Mặc dù Vasari đã sáng tạo hàng trăm bức vẽ, và thiết kế hàng chục công trình, nhưng di sản lâu dài nhất của ông chính là cuốn sách có ảnh hưởng mạnh mẽ, Cuộc đời của các họa sĩ, điêu khắc gia và kiến trúc sư xuất sắc nhất, một tập hợp tiểu sử của các nghệ sĩ Ý, đến giờ vẫn là tài liệu bắt buộc cho những sinh viên học lịch sử nghệ thuật.

Cụm từ cerca trova đưa Vasari trở lại mối quan tâm chính thống khoảng ba mươi năm trước, khi "thông điệp bí mật" của ông phát hiện trên bức bích họa đồ sộ tại sảnh Năm trăm trong Cung điện.    Những con chữ bé xíu xuất hiện trên lá cờ trận màu xanh lục, gần như không  thể nhìn thấy trong cảnh chiến tranh hỗn loạn. Mặc dù vẫn chưa có sự thống nhất về lý do tại sao Vasari lại cho thêm thông điệp kỳ lạ này và bích họa của mình, nhưng giả thuyết hàng đầu cho rằng đó là manh mối thế hệ tương lai biết tới sự tồn tại của bức bích họa đã thất lạc của Leonardo da Vinci, được giấu trong khoảng trống ba phân phía sau bức tường đó.

Sienna lo lắng ngước nhìn qua các tán cây. "vẫn có một điều tôi không hiểu. Nếu anh không nói "rất xin lỗi, rất xin lỗi"...thì tại sao người ta lại tìm cách giết anh?"

Langdon cũng đang thắc mắc điều này.

Tiếng động cơ xa xa của chiếc máy bay trinh sát không người lái lại to dần, và Langdon biết đã đến lúc phải quyết định. Dù không hiểu được bức Trận Marciano của Vasari có liên hệ như thế nào tới Hỏa ngục của Dante, hoặc nguyên nhân của vết thương do đạn bắn vào đêm trước, nhưng cuối cùng anh đã nhìn thấy một con đường hữu hình trước mắt.

Cerca trova.

Hãy tìm và sẽ thấy.

Langdon lại nhìn thấy người phụ nữ tóc bạc gọi anh từ phía bên kia sông. Thời gian đang cạn dần! Nếu có câu trả lời, Langdon có cảm giác chúng phải nẳm ở Cung điện Vecchio.

Lúc này anh chợt nhớ đến câu ngạn ngữ cổ của những người thợ lặn tự do Grecia ngày xưa, những người chuyên săn tôm hùm trong các hang san hô ở quần đảo Aegea. Khi bơi vào một đường hầm tối tăm, sẽ có lúc anh không thể trở về nếu không còn đủ dưỡng khí. Lựa chọn duy nhất của anh là đi thẳng vào chỗ chưa biết...và cầu mong có một lối thoát.

Langdon tự hỏi liệu họ đã tới lúc đó chưa.

Anh dõi mắt nhìn vườn mê cung lối đi ngay trước mặt. Nếu anh và Sienna có thể tới Cung điện Pitti và ra khỏi vườn thì thành cổ chỉ còn cách một quãng ngắn. Họ chỉ phải đi bộ qua phía bên kia cây cầu nổi tiếng nhất thế giới - Ponte Vecchio. Nơi đó luôn đông đúc và sẽ là một chỗ ẩn nấu rất tốt. Từ đó, Cung điện Vecchio chỉ có cách vài dãy phố.

Tiếng chiếc máy bay không người lái gần hơn, Langdon chợt cảm thấy kiệt sức. Việc anh nhận ra rằng mình không hề nói "rất xin lỗi" khiến anh cảm thấy mâu thuẫn với chuyện phải chạy trốn cảnh sát.

"Rốt cuộc họ cũng sẽ bắt được tôi, Sienna ạ!", Langdon nói. "Có lẽ tốt hơn là tôi đừng chạy nữa."

Sienna nhìn anh hoảng hốt. "Robert, mỗi lần anh dừng lại là có người nhắm bắn anh! Anh cần tìm hiểu kỹ xem anh đã dính vào chuyện gì. Anh cần xem xét bức bích họa đó đó của Vasari và hy vọng nó thức tỉnh trí nhớ của anh. Có lẽ nó sẽ giúp anh biết được cái máy chiếu từ đâu ra và tại sao anh lại mang theo nó."

Langdon nhớ lại người phụ nữ đầu đinh lạnh lùng hạ sát bác sĩ MarconL, những người lính nã đạn vào họ... quân cảnh Ý vây lấy Porta Romana...Và giờ đây một máy bay thám sát không người lái đang lùng tìm họ khắp vườn Boboli. Anh im lặng, dịu đôi mắt mỏi mệt trong lúc cân nhắc mọi lựa chọn của mình.

"Robert!", giọng Sienna vang lên. "Còn một chuyện nữa...một chuyện có vẻ không mấy quan trọng, nhưng giờ đây dường như lại rất quan trọng."

Langdon ngước mắt lên, đáp lại giọng nghiêm nghị của cô.

"Tôi đã định nói với anh ở căn hộ", cô nói, "nhưng..."

"Chuyện gì nào?"

Sienna mím môi, trông không được thoải mái. "Lúc anh đến bệnh viện, anh bị hôn mê và cố gắng tìm cách giao tiếp."

"Đúng", Langdon nói, "cứ lầm bầm "Vasari, Vasari".

"Vâng, nhưng trước đó...trước khi chúng tôi kịp lấy máy ghi âm, vào những khắc đầu tiên sau khi anh đến, tôi vẫn nhớ anh nói một điều khác. Anh chỉ nói đúng một lần, nhưng tôi tin là mình hiểu."

"Tôi đã nói gì?"

Sienna ngước nhìn về phía chiếc máy bay và sau đó quay lại Langdon. Anh nói "Tôi nắm giữ chìa khóa tìm ra nó...nếu tôi thất bại, khi đó tất cả sẽ chết."

Langdon chỉ biết tròn mắt nhìn.

Sienna nói tiếp, "Tôi nghĩ anh nhắc đến vật trong túi áo khoác của mình, nhưng giờ thì tôi không dám chắc."

Nếu tôi thất bại, khi đó tất cả sẽ chết ư? Mấy từ này tác động đến Langdon rất mạnh. Những hình ảnh chết chóc đầy hăm dọa lóe lên trước mắt anh... Hỏa ngục của Dante, biểu tượng hiểm họa sinh học, vị bác sĩ dịch hạch. Lại một lần nữa, gương mặt của người phụ nữ tóc bạc xinh đẹp hiện ra, cầu xin anh từ phía bên kia dòng sông máu. Hãy tìm và sẽ thấy! Thời gian đang cạn dần!

Giọng Sienna kéo anh trở lại. "Rốt cuộc, dù cái máy chiếu này dẫn tới đâu... hay anh đang phải tìm thứ gì, đó nhất định phải là thứ cực kỳ nguy hiểm, sự thực là có người đang tìm cách giết chúng ta../'. Giọng cô hơi run run, và phải mất một lúc để định thần. "Hãy nghĩ về điều đó. Họ vừa bắn anh ngay giữa thanh thiên bạch nhật...bắt cả tôi - một người ngoài cuộc vô tội. Dường như không ai tìm cách thương thuyết. Chính phủ của anh thù địch với anh...Anh gọi cho họ cầu cứu nhưng họ lại cử người tới giết anh."

Langdon nhìn mông lung xuống đất. Việc tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tiết lộ vị trí của Langdon cho kẻ sát nhân hay chính tòa Lãnh sự cử sát thủ tới cũng không đáng quan tâm. Bởi kết quả cuối cùng vẫn như nhau. Chính phủ của mình không đứng về phía mình.

Langdon nhìn sâu vào đôi mắt màu nâu của Sienna và thấy sự can trường. Mình khiến cô ấy dính vào vì cái gì? "ước gì tôi biết được thứ chúng ta đang cần tìm. Điều đó sẽ giúp tất cả việc này trở lại đâu vào đấy."

Sienna gật đầu. "Cho dù là gì, tôi nghĩ chúng ta cần phải tìm ra nó. ít nhất nó sẽ cho chúng ta động lực."

Lập luận của cô ấy thật khó phản bác. Nhưng Langdon vẫn cảm thấy điều gì đó khúc mắc. Nếu tôi thất bại, khi đó tất cả sẽ chết. Suốt buổi sáng anh đã phải đánh vật với những biểu tượng kinh khủng của hiểm họa sinh học, dịch bệnh và địa ngục của Dante. Phải thừa nhận, anh không có bằng chứng rõ ràng xem mình đang tìm kiếm thứ gì, nhưng anh không ngốc đến mức không cân nhắc tới khả năng tình huống này có liên quan đến một thứ dịch bệnh chết người hoặc một hiểm họa sinh học quy mô lớn. Nhưng nếu đúng như vậy thì tại sao chính phủ lại tìm cách loại trừ anh?

Phải chăng họ nghĩ bằng cách nào đó mình có liên can tới một vụ tấn công tiềm năng?

Điều đó cũng hết sức phi lý. Vẫn còn gì đó khác đang diễn ra ở đây.

Langdon lại nghĩ tới người phụ nữ tóc bạc. "Trong ảo giác của tôi còn có người phụ nữ. Tôi cảm thấy mình cần tìm bà ấy."

"Vậy thì hãy tin vào cảm giác của anh", Sienna nói. "Trong điều kiện của anh, kim chỉ nam tốt nhất anh có chính là tiềm thức. Đây là tâm lý thông thường - nếu lòng anh bảo hãy tin tưởng người phụ nữ đó, tôi nghĩ anh nên làm đúng những gì bà ấy muốn."

"Hãy tìm và sẽ thấy", họ đồng thanh nói.

Langdon thở phào, biết rằng con đường của mình đã sáng tỏ.

Tất cả những gì mình có thể làm là tiếp tục bơi xuống đường hầm này.

Khi đã quyết tâm trở lại, anh xoay người và bắt đầu để ý xung quanh, cố gắng nắm bắt tình thế. Đường nào ra khỏi khu rừng này nhỉ?

Họ đang đứng dưới những tán cây ở rìa một quảng trường rộng nơi có vài lối đi cắt nhau. Cách một quãng bên trái, Langdon chú ý tới một đầm nước hình bầu dục và hòn đảo nhỏ được tô điểm bằng cây chanh và một bức tượng. Isolloto, anh thầm nghĩ, nhận ra ngay tác phẩm điêu khắc nổi tiếng mô tả anh hùng Perseus cưỡi một con ngựa chim nửa người đang vọt lên khỏi mặt nước.

"Cung điện Pitti ở lối này", Langdon nói, chỉ về phía đông, rời xa khỏi tượng Isolloto, tới lối đi chính của khu vườn - Viottolone, chạy theo hướng đông tây dọc toàn bộ chiều dài của khu vườn. Viottolone rộng bằng một con đường hai làn xe với hai hàng cây bách mảnh mai bốn trăm năm tuổi.

"Không có chỗ trú ẩn", Sienna nói, đưa mắt nhìn con đường không được ngụy trang và ra hiệu về phía máy bay đang lượn vòng tròn.

"Cô nói đúng", Langdon nói kèm theo một nụ cười méo xệch. "Đó là lý do chúng ta phải chọn đường hầm bên cạnh."

Lần này anh lại chỉ tay về phía một hàng rào cây rậm rạp kề bên lối vào Viottolone. Bức tường cây cối dày đặc có một cổng vòm nhỏ trổ vào trong. Qua cổng vào, có một lối đi hẹp chạy tít ra xa - một đường hầm nằm song song với Viottolone. Nó được khép kín một đầu bằng một khoảnh những cây cối xanh được xén tỉa và chăm chút cẩn thận từ những năm 1600, hướng cành vào mé trong, trùm lên lối đi, đan lấy nhau phía trên đầu tạo thành một mái che bằng tán lá. Tên gọi của lối đi, La Cerchiata - theo nghĩa đen là "hình tròn" hoặc "đánh đai" - xuất phát từ vòm lá của những hàng cây được uốn cong trông giống như những đai thùng, hay cerchi, tức là "vòng tròn".

Sienna nhanh chóng bước tới lối vào và chăm chú quan sát bên trong đường hầm râm mát. Sau đó cô quay trở lại chỗ anh và mỉm cười. "Tốt hơn hẳn!"

Không bỏ phí thời gian, cô luồn qua lối vào và khuất trong những hàng cây.

Langdon luôn coi La Cerchiata là một trong những địa điểm thanh bình nhất Florence. Tuy nhiên, hôm nay, khi anh nhìn Sienna biến mất trong lối đi tăm tối, anh lại nghĩ đến những người thợ lặn tự do Grecia đang bơi vào đường hầm san hô và cầu mong tới được lối ra.

Langdon nhanh chóng cầu nguyện rồi vội vã theo cô.

Cách họ nửa dặm phía sau, bên ngoài Học viện Nghệ thuật, đặc vụ Bruxder sải bước qua đám đông cảnh sát và sinh viên, ánh mắt lạnh băng của anh ta rẽ đám đông trước mặt. Anh ta đi thẳng tới sở chỉ huy dã chiến, vừa được chuyên gia theo dõi của anh ta thiết lập trên mui xe thùng màu đen.

"Từ máy bay trinh sát không người lái", tay chuyên gia nói, trao cho Bruxder một màn hình máy tính bảng. "Chụp được vài phút trước."

Bruxder kiểm tra các ảnh tĩnh video, dừng lại trước bản phóng to hơi nhòe hai gương mặt - một người đàn ông tóc sẫm màu và một cô gái tóc vàng để đuôi ngựa - cả hai nép trong bóng râm và đang nhìn lên bầu trời qua các tán cây.

Robert Langdon.

Sienna Brooks.

Không nghi ngờ gì nữa!

Bruxder quay sang tờ bản đồ vườn Boboli trải rộng trên mui xe. Lựa chọn của họ rất tệ, anh ta nghĩ, mắt nhìn sơ đồ khu vườn. Mặc dù lộn xộn, rối rắm và có rất nhiều chỗ ẩn nấp. nhưng khu vườn cũng bị những bức tường cao vây kín ở mọi phía, vườn Boboli là thứ gần gũi với một tuyệt lộ tự nhiên nhất mà Bruxder từng nhìn thấy trên thực địa.

Họ sẽ không bao giờ thoát ra được.

"Giới chức địa phương đã phong tỏa mọi lối ra", tay chuyên gia nói. "Và đang bắt đầu rà quét."

"Giữ liên lạc với tôi", Bruxder nói.

Anh ta chậm rãi nhướng mắt về phía ô cửa sổ polycarbonate dày cộp của xe, và nhìn thấy người phụ nữ tóc bạc ngồi ở ghế sau.

Thứ thuốc họ đưa rõ ràng đã làm tê liệt mọi giác quan của bà ấy - mạnh hơn Bruxder hình dung. Tuy nhiên, anh ta có thể khẳng định rằng bà vẫn biết rõ những gì đang xảy ra, căn cứ bằng vẻ hãi hùng trong mắt bà ấy.

Trông bà ấy không vui, Bruxder nghĩ. Mà tại sao bà ấy lại như vậy?

CHƯƠNG 26

Một tia nước bắn vọt lên không trung chừng sáu mét.

Langdon nhìn tia nước nhẹ nhàng rơi trở lại mặt đất và biết rằng họ đang đến gần. Họ đã tới phía cuối đường hầm tạo thành từ vòm lá La Cerchiata và chạy băng qua một bãi cỏ trống để luồn vào khoảng rừng toàn cây bẩn. Lúc này họ đang nhìn ra đài phun nước nổi tiếng nhất của Boboli - bức tượng của Stoldo Lorenzi mô tả thần biển Neptune tay cầm cây đinh ba. Được người địa phương gọi nôm na là "Đài phun nước cái dĩa", công trình này được gọi là điểm trung tâm của khu vườn.

Sienna dừng lại ở rìa lùm cây và ngước mắt nhìn qua các tán lá. "Tôi không thấy cái máy bay đâu!"

Langdon cũng không còn nghe thấy tiếng nó nữa, vì tiếng của đài phun nước khá ồn ã.

"Chắc nó đang được tiếp nhiên liệu", Sienna nói. "Đây là cơ hội của chúng ta. Đường nào đây?"

Langdon dẫn cô đi về bên trái, và họ bắt đầu lần xuống một đoạn dốc cao. Khi ra khỏi lùm cây, họ đã nhìn thấy ngay Cung điện Pitti.

"Tòa nhà nhỏ nhắn xinh xắn", Sienna thì thào.

"Cách nói khiêm tốn đặc trưng nhà Medici", anh đáp lại vẻ bông đùa.

vẫn còn cách xa họ một phần tư dặm, song mặt chính bằng đá của Cung điện Pitti như thống trị toàn bộ khung cảnh, trải rộng sang hai bên. Ngoại thất bằng đá trát vữa nhám phồng lên đem lại cho công trình một thần thái uy quyền cương nghị, thần thái ấy càng mạnh mẽ hơn với thiết kế lặp đi lặp lại của những ô cửa chớp cùng các ô hở lấy sáng hình vòm. Theo truyền thống, các cung điện trang trọng đều xây trên những khu đất cao để bất kỳ ai trong khu vườn cũng phải ngước. Tuy nhiên, Cung điện Pitti lại nằm ở thung lũng thấp gần sông Arno, nghĩa là những người ở trong vườn Boboli đều phải nhìn xuống mới thấy

Tác dụng này càng gây ấn tượng hơn. Một kiến trúc sư đã mô tả rằng cung điện dường như do chính tự nhiên tạo ra, như thể những khối đá đồ sộ trong một vụ sạt lở đất đã trôi xuống cả đoạn dốc dài và dồn lại thành một đống gọn gàng, dưới chân dốc. Mặc dù có vị thế phòng thủ kém vì ở trên khu đất thấp, kết cấu đá vững vàng của Cung điện Pitti vẫn ấn tượng đến mức Napoleon từng sử dụng nó như một căn cứ quyền lực trong thời gian ông lưu trú tại Florence.

"Nhìn kìa", Sienna nói, tay chỉ về những cánh cửa gần nhất ở cung điện. "Có tin tốt lành rồi."

Langdon cũng nhìn theo. Vào cái buổi sáng lạ lùng này thì hình ảnh được mong chờ nhất không phải là tòa cung điện, mà là từng đoàn du khách ùn ùn kéo ra khỏi tòa nhà, tràn vào những khu vườn mé dưới. Cung điện đã mở ra, nghĩa là Langdon và Sienna có thể lẻn vào trong rồi băng qua tòa nhà để thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Một khi đã ra khỏi cung điện, Langdon biết họ sẽ thấy sông Arno bên phải, và sau khi vượt qua đó, họ sẽ tới được những ngọn tháp của thành cổ.

Anh và Sienna vẫn di chuyển dần xuống đường dốc. Trên đường xuống, họ đi ngang qua đài vòng Boboli - địa điểm tổ chức những màn trình diễn opera đầu tiên trong lịch sử - nằm nép mình như cái móng ngựa bên sườn đồi. Hết quãng đường dốc, họ băng qua cột tháp Ramses II và tác phẩm "nghệ thuật" kém may mắn được đặt ở đế thấp. Các sách hướng dẫn du lịch nhắc đến tác phẩm này như là "phần đế bằng đá đồ sộ từ Nhà tắm Caracalla ở Rome", nhưng Langdon luôn nhìn nhận nó theo đúng ý nghĩa thật - cái bồn tắm lớn nhất thế giới. Người ta thật sự cần đặt thứ này ở nơi khác.

Cuối cùng, họ cũng tới được khu phía sau của cung điện và đi bộ từ tốn, kín đáo lẫn vào đoàn du khách đầu tiên trong ngày. Họ di chuyển ngược chiều dòng người, đi xuống một đường hầm hẹp để vào giếng trời, một khoảng sân trong nhà nơi có những vị khách đang ngồi thưởng thức ly cà phê buổi sáng trong quán cà phê tiện lợi của cung điện. Không khí ngập tràn mùi cà phê mới, Langdon bỗng nhiên thấy thèm được ngồi xuống và tận hưởng một buổi sáng lịch sự. Hôm nay không phải lúc rồi, anh nghĩ khi hai người băng qua đó, lọt vào một hành lang rộng dẫn về phía cửa chính của cung điện.

Lúc tới gần cửa, Langdon và Sienna vấp phải đám du khách dồn ứ lại ngày càng đông ở cổng để quan sát gì đó bên ngoài, Langdon cố nhìn qua đám đông ra khu vực phía trước cung điện.

Theo như anh còn nhớ thì lối vào rộng rãi của Cung Pitti nhìn không mấy dễ chịu. Thay vì bãi cỏ và cảnh quan được cắt tỉa chăm chút, sân phía trước là một khoảng trống lát đá trải rộng toàn bộ sườn đồi, lan cả xuống Đại lộ Via dei Guicciardini như một dốc trượt băng lát đá hoành tráng.

Phía dưới Quảng trường Pitti, có đến nửa tá xe cảnh sát đang đổ dồn đến từ mọi hướng. Một nhóm phó sĩ quan đang tiến lên đồi, tay mang vũ khí và tỏa ra để chặn toàn bộ phía trước cung điện.

CHƯƠNG 27

Khi cảnh sát tiến vào Cung Pitti thì Sienna và Langdon đã đi rồi. Họ men theo đúng lối cũ bên trong cung điện và tránh xa lực lượng cảnh sát đang tiến vào.

Họ lẩn nhanh qua giếng trời và quán cà phê, nới những tiếng xì xầm đang loang ra, đám du khách nháo nhác nhìn ngó, cố tìm xem đâu là nguyên nhân của tình trạng hỗn loạn lúc này.

Sienna ngạc nhiên khi giới chức tìm thấy họ nhanh như vậy. Cái máy bay không người lái biến mất vì nó đã phát hiện ra bọn mình.

Cô và Langdon tìm lại được đường hầm hẹp lúc họ từ vườn đi xuống và không do dự lẩn ngay vào đó để leo ngược lên những bậc thang. Đầu cầu thang chếch sang trái về phía một bức tường chắn khá cao. Khi chạy men theo tường, họ thấy bức tường bên cạnh mình càng lúc càng thấp xuống, cho tới khi họ có thể nhìn vượt qua tường sang phía vườn Boboli.

Langdon lập tức nắm lấy tay Sienna và kéo cô lùi lại, khuất khỏi tầm nhìn phía sau bức tường chắn. Sienna cũng đã nhìn thấy.

Cách đó ba trăm thước, trên đầu dốc phía trên khán đài vòng, một toán cảnh

sát đang đi xuống, lùng sục trong các lùm cây, hỏi han du khách và liên lạc với nhau bằng bộ đàm.

Chúng ta mắc kẹt rồi!

Lần đầu tiên gặp Robert Langdon, Sienna không thể tưởng tượng nổi mọi việc lại trở nên phức tạp như bây giờ. Như thế này còn hơn cả mình dự tính. Lúc rời khỏi bệnh viện cùng với Langdon, cô cứ nghĩ họ đang chạy trốn một ả đầu đinh có súng. Giờ thì họ đang chạy trốn cả một đội quân và giới chức Ý. Cô nhận thấy khả năng trốn   thoát của họ lúc này gần như bằng không.

"Còn lối nào thoát ra khỏi không?", Sienna thở hổn hển hỏi.

"Tôi không nghĩ là có" Langdon nói. "Khu vườn này là một thành phố có tường bao, giống … " Anh đột ngột dừng lại, ngoảnh nhìn về phía đông. "Giống như... Vatican vậy." Một tia hy vọng kỳ lạ chợt hiện lên trên gương mặt anh.

Sienna không rõ Vatican có liên quan gì đến tình thế mắc kẹt của họ lúc này, nhưng Langdon bỗng gật đầu, mắt đăm đăm nhìn về phía đông tới khu vực phía sau cung điện.

"Chỉ một quãng ngắn", anh nói, hối hả kéo cô theo anh. "Nhưng có thể có một lối khác ra khỏi đây."

Hai bóng người đột nhiên hiện ra trước mặt họ, vừa ngoặt gấp chỗ góc bức tường chắn, gần như đâm sầm vào Sienna và Langdon. Cả hai nhân vật này đều mặc đồ đen, và trong lúc hoảng hốt, Sienna nghĩ rằng đó là những người lính cô đã chạm trán ở tòa chung cư. Nhưng khi họ đi qua, cô nhận ra họ chỉ là những du khách - người Ý, cô đoán vậy, căn cứ vào trang phục đồ da đen thời trang của họ.

Sienna chợt nảy ra một ý, cô níu lấy cánh tay một du khách và cố gắng mỉm cười với ông ấy hòa nhã hết mức. "Làm ơn chỉ cho chúng tôi lối tham quan Galleria de costume?", cô hỏi bằng tiếng Ý trôi chảy lối tới phòng trưng bày trang phục nổi tiếng của cung điện. "Tôi và anh trai bị muộn giờ một tour riêng."

"Rất sẵn lòng!" Vị khách cười tươi với cả hai, vẻ sẵn lòng giúp họ. "Cô đi thẳng theo lối này!" ông ấy quay đi và chỉ về phía tây, men theo bức tường chắn, ngược hẳn hướng Langdon đang quan sát.

"Cám ơn rất nhiều!", Sienna lại mỉm cười khi hai người đàn ông bỏ đi.

Langdon gật đầu vẻ ấn tượng với Sienna, rõ ràng hiểu hết ý định của cô. Nếu cảnh sát tiến hành hỏi han du khách, có thể họ sẽ tưởng Langdon và Sienna đã đi tới phòng trưng bày trang phục mà theo tấm bản đồ ở trên bức tường trước mặt họ, nơi này nằm ở đầu phía tây của cung điện...xa hết mức so với hướng của họ lúc này.

"Chúng ta cần phải tới được lối đi đằng kia", Langdon nói, ra hiệu qua khoảng sân trống trải về phía lối đi chạy xuống một quả đồi khác cách xa cung điện. Lối đi rải sỏi vụn nằm nép trên sườn đồi, bên những hàng rào cây sum suê, dù chỗ ẩn mình trước những nhân viên công quyền lúc này đang tiến xuống đồi, chỉ còn cách khoảng một trăm thước.

Sienna cho rằng cơ hội họ băng được qua khu vực trống trải để tới lối đi kín đáo kia là rất nhỏ. Mọi du khách đều tập trung ở đây, nhìn đám cảnh sát với ánh mắt tò mò. Tiếng kêu loáng thoáng của chiếc máy bay không người lái nghe rõ dần, đang tiến lại từ phía xa.

"Làm ngay hoặc hết cơ hội", Langdon nói, nắm lấy tay Sienna và kéo cô lao ra khoảng sân trống, luồn qua đám đông du khách đang dồn lại. Sienna phải cố kìm không chạy, nhưng Langdon giữ chặt tay cô, đi nhanh nhưng hết sức bình tĩnh qua đám người.

Cuối cùng, khi đến được đầu đường, Sienna liếc nhìn lại phía sau để xem liệu họ có bị phát giác không. Những sĩ quan cảnh sát duy nhất lọt vào tầm nhìn đều đang ngoảnh sang hướng khác, ánh mắt họ đều dõi lên bâu trời về phía tiếng động cơ của chiếc máy bay đang bay lại gần.

Cô cúi mặt xuống và bước vội theo Langdon.

Trước mặt họ lúc này, đường chân trời của thành Florence cổ kính hiện lên phía trên những tán cây, nhìn rõ mồn một phía trước. Cô thấy phần mái vòm ngói đỏ của vương cung Thánh đường Duomo cùng ngọn tháp chuông Giotto xanh, đỏ, trắng. Phía xa, cô nhận ra những lỗ châu mai của Cung điện Vecchio - cái đích dường như không thể đặt chân tới của họ, nhưng khi họ đi xuống, những tường bao rất cao che kín tầm nhìn đã giúp họ trốn thoát.

Khi xuống đến chân đồi, Sienna thở không ra hơi và thắc mắc liệu Langdon có ý tưởng gì về nơi họ đang đến không. Con đường dẫn thẳng vào một khu vườn như mê cung, nhưng Langdon rất tự tin rẽ trái, đi vào một khoảnh sân rộng rãi rải sỏi, men theo mép sân, lần sau hàng rào bên dưới những bóng cây vươn cao. Khoảnh sân vắng tanh, giống bãi để xe của nhân viên hơn là khu du lịch.

"Chúng ta đang đi đâu đây?", rốt cuộc Sienna cũng phải lên tiếng, thở hổn hển.

"Gần đến rồi."

Gần đến đâu? Toàn bộ khoảnh sân được bao kín trong những bức tường cao tới ba tầng nhà. Lối ra duy nhất Sienna nhìn thấy là một cánh cổng cho xe qua ở bên trái, lúc này đóng kín trong khung cửa bằng sắt rèn đồ sộ trông như xuất hiện nguyên vẹn cùng với tòa cung điện từ thời của những đội quân cướp bóc. Phía ngoài chướng ngại này, cô thấy rõ nhiều cảnh sát tụ tập tại Quảng trường Pitti.

Langdon vẫn bám sát hàng rào cây cối bao quanh, tiến về phía trước, đên chỗ bức tường trước mặt họ. Sienna đưa mắt nhìn mặt tiền để xem có ô cửa nào không, nhưng tất cả những gì cô nhìn thấy chỉ là một hốc tường, đặt bức tượng gớm ghiếc nhất cô từng biết.

Lạy Chúa lòng lành, nhà Medici có đủ tiền để chi bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào trên Trái đất, nhưng họ lại chọn thứ này sao?

Bức tượng trước mặt họ mô tả một gã lùn trần truồng, béo ị cưỡi trên con rùa khổng lồ. Đùi của gã lùn ép chặt vào mai rùa, còn miệng con rùa nhể nước

ròng ròng, như thể đang bị ốm.

"Tôi biết", Langdon nói, vẫn không ngừng sải bước. "Đó là tượng Braccio di Bartolo - một gã lùn phục vụ cung điện nổi tiếng. Nếu cô muốn biết nhận xét của tôi thì tôi cho rằng lẽ ra người ta nên tống gã vào cái bồn tăm thật lớn."

Langdon quay ngoắt sang phải, đi xuống một dãy bậc mãi đên lúc này Sienna mới nhìn thấy.

Một lối thoát ư?!

Tia hy vọng sớm tàn.

Khi rẽ vào và bước xuống bậc thang theo sau Langdon, cô nhận ra họ đang lao vào một ngõ cụt - một đường đi không lối thoát với những bức tường cao gấp đôi lúc trước.

Hơn nữa, giờ đây Sienna cảm thấy chuyến đi đằng đẵng của họ sắp kết thúc ở một cái miệng hang há hốc khoét sâu vào bức tường hậu. Đây không thể là nơi anh ấy đưa cả hai tới được!

Phía trong lôi vào hang toang hoác, toàn những nhũ đá sắc như dao găm đầy

hăm dọa. Trong lòng hang, những yếu tố địa chất vẫn đang hình thành, quyện với nhau và chảy dọc theo vách hang như thể lớp đá đang tan chảy...biến thành những hình dạng kỳ dị. Với tâm trạng hoảng hốt của Sienna thì trông chúng chẳng khác gì những hình người bị chôn một nửa và tròi ra khỏi vách hang như thể đang bị đá ăn thịt. Toàn bộ cảnh tượng này gợi cho Sienna nhớ điều gì đó trong bức tranh vực địa ngục của Botticelli.

Còn Langdon, chẳng hiểu sao không hề bối rối mà cứ tiếp tục chạy thẳng vào miệng hang. Trước đó anh đã nhắc đến thành phố Vatican, nhưng Sienna nghĩ chắc không hề có lòng hang quái đản nào bên trong những bức tường của Tòa thánh.

Khi họ đến gần hơn, Sienna đưa mắt nhìn phía trên lối vào - một cấu trúc ma quái gồm những nhũ đá và khôi đá u ám trồi ra giống như đang nhấn chìm hai người phụ nữ ngồi dựa vào đó, bên sườn có một tấm khiên mang sáu quả đạn, hay palle, chính là hình gia huy nổi tiếng của gia tộc Medici.

Langdon chạy nhanh tới cánh cửa, rõ ràng hy vọng có thể mở được, nhưng nó không hề có tay nắm - chỉ có 15 khóa bằng đồng - và đương nhiên là chỉ có thể mở từ bên trong.

"Khốn kiếp!" Giờ đây mặt Langdon đầy vẻ lo lắng, mọi hy vọng lúc trước của anh tan biến. "Tôi hy vọng..."

Bât ngờ, tiếng động cơ rì rì của chiêc máy bay không người lái vang lên rắt to phía ngoài những bức tường cao bao quanh họ. Sienna ngoảnh lại, nhìn thấy chiếc máy bay đang lượn lên phía trên cung điện và bay về phía họ.

Rõ ràng Langdon cũng đã nhìn thấy nó, anh nắm lấy tay Sienna và chạy vội về phía hang. Họ vừa kịp biến mất bên dưới những nhũ đá của hang chỉ trong tích tắc.

Một kết cục hợp lý, cô nghĩ thầm. Đâm đầu lao qua những cánh cổng địa ngục.



Khoảng bốn trăm mét về phía đông, Vayentha đỗ xe máy lại. Ả đã băng ngang thành cổ qua lối Ponte alle Grazie và sau đó đi vòng tới Ponte Vecchio - cây cầu bộ hành nổi tiếng nối Cung điện Pitti với thành cổ. Sau khi gài mũ bảo hiểm vào xe, ả sải bước lên cầu thang và hòa vào dòng du khách buổi sớm.

Một làn gió nhé tháng Ba mát mẻ thổi ngược lên từ sông, làm mái tóc kiểu đầu đinh cũn cỡn của Vayentha càng dựng lên, nhắc ả nhớ rằng Langdon biết ả trông như thế nào. Ả dừng lại một trong nhiều quầy hàng rong trên cầu và mau chiếc mũ bóng chày hiệu AMO FIRENZE, kéo mũ sụp xuống che bớt mặt.

Ả chỉnh lại bộ đồ da để không lộ chỗ phồng lên do khẩu súng và chiếm một vị trí gần giữa cầu, hững hờ dựa vào một cây cộc và ngoảnh mặt về phía Cung điện Pitti. Từ đây, ả có thể quan sát tất cả khách bộ hành đang vượt sông Arno để đi vào trung tâm Florence.

Langdon đi bộ, ả tự nhủ. Nếu anh ta tìm cách vòng qua Porta Romana thì cây cầu này là lối hợp lý nhất để vào thành cổ.

Phía tây, theo hương Cung điện Pitti, ả nghe rõ những tiếng còi và tự hỏi không biết thế này là tin vui hay tin buồn. Họ vẫn đang tìm anh ta chăng? Hay họ đã tóm được anh ta rồi. Trong lúc Vayentha dỏng tai tìm kiếm manh mối về những câu chuyện đang xảy ra thì một âm thanh đột ngột vang lên - tiếng rồ rồ rất to ở đâu đó trên đầu. Ả nhìn lên trời và nhận ra thứ đó ngay lập tức - một chiếc trực thăng nhỏ điều khiển từ xa đang vọt lên rất nhanh và phía trên cung điện rồi sà xuống trên những ngọn cây về góc đông bắc của vườn Boboli.

Một máy bay trinh thám không người lái, Vayentha nghĩ, thoáng thấy chút hy vọng. Nếu nó bay trên trời thế kia thì Brũder vẫn chưa tìm thấy Langdon rồi.

Chiếc máy bay bay rất nhanh. Rõ ràng nó đang sục sạo góc đông bắc của khu vườn, nơi gần Ponte Vecchio và vị trí của Vayentha nhất, điều đó càng khiến ả nhen nhóm thêm hy vọng.

Nếu Langdon thoát khỏi Brũder, chắc chắn anh ta sẽ di chuyển theo hướng này.

Tuy nhiên, Vayentha đang quan sát thì chiếc máy bay đột nhiên bổ nhào mất hút phía sau bức tường đá cao. Ả vẫn nghe thấy tiếng nó lượn lờ ở đâu đó phía dưới hàng cây…. Rõ ràng đã tìm ra thứ gì đó đáng để quan tâm.


Hãy tìm kiếm và anh sẽ thấy, Langdon nghĩ trong lúc cùng Sienna nép người trong hang tối lờ mờ. Chúng ta đã tìm kiếm một lối thoát… và tìm thấy một ngõ cụt.

Đài phun nước có hình dạng phức tạp ở chính giữa hang là một vật chắn tốt, nhưng khi Langdon nhìn ra ngoài từ phía sau nó, anh cảm thấy mọi việc đã quá muộn.

Chiếc máy bay không người lái vừa bổ nhào xuống lối cụt có tường cao, đột ngột dừng ngay phía ngoài hang rồi bay đứng lơ lửng một chỗ, chỉ cách mặt đất khoảng ba mét, hướng về phía hang, phát ra tiếng kêu ro ro giống hệt một giống côn trùng bị chọc tức đang đợi con mồi.

Langdon lùi lại và thì thào cho Sienna biết tin không hay. “Tôi nghĩ nó biết chúng ta ở đây.”

Tiếng rền rĩ rất to của chiếc máy bay dội lại từ các vách đá, gần như khiến người trong hang điếc tai. Langdon thấy thật khó tin là họ lại bị giữ làm con tin bởi một máy bay trực thăng thu nhỏ, nhưng anh biết rằng việc cố chạy thoát sẽ chẳng có kết quả. Giờ chúng ta làm gì đây? Chỉ đợi thôi ư? Kế hoạch loạt vào phía sau cánh cửa xám ban đầu vốn hợp lý, trừ việc anh không nhận ra cánh cửa đó chỉ có thể mở được từ bên trong.

Khi mắt đã quen với lòng hang tối tăm, Langdon bắt đầu quan sát xung quanh họ, tự hỏi liệu còn lối thoát nào không. Anh chẳng nhìn thấy gì khả dĩ. Trong lòng hang toàn những hình khắc người và động vật, tất cả đều đang dần bị ăn mòn trên những bức tường thấm nước. Chán nản, Langdon nhướng mắt nhìn lên trần hang, toàn những nhũ đá chĩa xuống đầy hăm dọa.

Một nơi rất tốt để chết.

Động Buotalenti - được đặt theo tên người kiến tạo ra nói là Bernardo Buotalenti - được nhiều người cho là nơi kỳ dị nhất ở Florence. Ban đầu được dự kiến là một dạng nhà cười cho du các du khách trẻ tới thăm quan Cung điện Pitti, hệ thống hang ba lòng này được bài trí pha trộn giữa phong cách tưởng tượng theo chủ nghĩa tự nhiên và kiên trúc Gothic. Kiểu bài trí này gồm những chi tiết giống như các khối kết thành giọt và đá bọt nhễu chảy, nhìn như đang nuốt lấy hoặc thổ ra vô số những hình thù được tạo tác. Dưới thời gia tộc Medici, hang này có nước chảy xuống những bức tường bên trong, vừa có tác dụng làm mát trong những ngày hè nóng nực đồng thời tạo hiệu ứng của một cái hang thực sự.

Langdon và Sienna ẩn mình trong lòng hang đầu tiên và cũng là lớn nhất phía sau đài phun nước không rõ hình dạng ở trung tâm. Xung quanh họ là những hình thù sặc sỡ gồm người chăn cừu, nông dân, nhạc công, động vật, và thậm chí cả bản sao bốn tù nhân của Michelangelo, tất cả đều như đang cố gắng thoát ra khỏi lớp đá đang ngoạn lấy họ. Tít phía trên cao, ánh sáng buổi sớm rọi xuống qua ô sáng trên trần, nơi từng có quả cầu thủy tinh rất lớn chứa đầy nước đựng những con cá chép đỏ rực bơi lội trong ánh nắng.

Langdon tự hỏi các vị khách thời Phục Hưng sẽ phản ứng như thế nào trước sự săm soi của một chiếc trực thăng thật - một giấc mơ huyễn tưởng của chính nghệ sĩ người Ý Leonardo da Vinci - bay lơ lửng bên ngoài hang.

Đúng lúc đó, tiếng động cơ đinh ta nhức óc của chiếc máy bay tắt ngấm. Nó không hề nhỏ dần mà chỉ là…. đột ngột tắt phụt.

Ngơ ngác, Langdon nhìn ra từ phía sau đài phun nước và thấy rõ chiếc máy bay đã đáp xuống. Lúc này, nó đậu yên ở khoảng sân rải sỏi, trông không còn đáng ngại, đặc biệt là khi ống kính máy quay như cái vòi châm nọc độc phía trước chếch khỏi họ, lệch sang một bên, hướng về phía cánh cửa nhỏ màu xám.

Cảm giác nhẹ nhõm của Langdon chỉ vụt qua. Phía sau chiếc máy bay một trăm thước, gần bức tượng gã lùn và con rùa, ba người lính mang vũ khí đang sải bước xuống thang, tiến thẳng về phía hang.

Nhóm lính mặc đồng phục màu đen quen thuộc với phù hiệu xanh lá cây trên vai. Người đàn ông vạm vỡ đi đầucó cặp mắt vô hồn gợi cho Langdon nhớ tới chiếc mặt nạ dịch hạch trong ảo giác của mình.

Ta là cái chết.

Langdon không hề nhìn thấy chiếc xe thùng của họ cũng như người phụ nữ tóc bạc bí ẩn ở đâu cả.

Ta là sự sống.

Khi những người lính tiến vào, một trong số họ dừng lại ở chân cầu thang và xoay người về phía sau, rõ ràng muốn ngăn những người khác xuống khu vực này. Hai người còn lại tiếp tục tiến về phía hàng.

Langdon và Sienna lại di chuyển mặc dù chỉ là để trì hoãn điều tất yếu sẽ xảy ra. Họ bò lùi dần về phía sau để luồn vào lòng hang thứ hai nhỏ hơn, sâu và tối hơn. Nơi này cũng có một tác phẩm nghệ thuật ở chính giữa - bức tượng cặp tình nhân quấn lấy nhau - giờ là chỗ trú ẩn mới cho Langdon và Sienna.

Langdon nấp kín trong bóng tối, thận trọng nhìn qua đế bức tượng và quan sát những kẻ đột kích đang tiến vào. Khi hai người lính tới chỗ chiếc máy bay, một người dừng lại và cúi xuống nhấc nó lên để kiểm tra máy quay.

Không biết cái máy bay đã phát hiện ra bọn mình chưa? Langdon tự hỏi, cảm thấy e ngại vì mình đã biết câu trả lời.

Người lính thứ ba và cũng là người cuối cùng, nhân vật vạm vỡ có đôi mắt lạnh lẽo, vẫn lạnh lùng tiến thẳng về phía Langdon. Anh ta tiến tới gần cửa hàng. Hắn sẽ vào. Đúng lúc Langdon chuẩn bị lùi lại sau bức tượng và nói với Sienna thế là hết rồi, thì anh chứng kiến một chuyện bất ngờ.

Người lính kia, thay vì bước vào hang, bỗng nhiên ngoặt sang trái và biến mất.

Hắn đi đâu nhỉ? Hắn không biết bọn mình ở đây à?

Một lát sau, Langdon nghe thấy tiếng đập - tiếng nắm tay nện trên gỗ.

Cánh cửa nhỏ màu xám, Langdon nghĩ thầm. Chắc chắn hắn biết nó dẫn đi đâu.

***

Nhân viên an ninh Cung điện Pitti tên Ernesto Russo lúc nào cũng muốn chơi bóng đá kiểu châu Âu, nhưng ở cái tuổi hai mươi chín và quá béo, cuối cùng anh đành phải chấp nhận rằng giấc mơ thời niên thiếu sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. Suốt ba năm qua, Ernesto làm chân bảo vệ tại Cung điện Pitti, luôn ngồi trong cái buồng bé bằng bao diêm, và đảm nhận công việc tẻ nhạt này.

Ernesto không lại gì những du khách tò mò cứ gõ vào cánh cửa nhỏ màu xám bên ngoài văn phòng nơi anh vẫn ngồi, và anh thường mặc kệ cho tới khi họ chán. Nhưng hôm nay tiếng gõ rất mạnh và liên tục.

Bực bội, anh cố tập trung vào cái ti vi của mình, lúc này đang phát lại trận bóng ồn ã - đội Fiorentina gặp Juventus. Tiếng gõ càng to hơn. Cuối cùng, vừa nguyền rủa đám du khách, Ernesto vừa chui ra khỏi buồng trực rồi theo hành lang hẹp đi về phía tiếng gõ. Được nửa đường, anh dừng lại trước cánh cửa chấn song thép đồ sộ vẫn luôn chặn kín lối đi này, ngoại trừ vào một vài giờ đặc biệt.

Anh nhập chuỗi số bên ổ khóa và mở cửa, kéo nó sang bên. Sau khi bước qua cửa, anh làm theo đúng thủ tục và đóng cánh cửa thép phía sau mình. Rồi anh bước lại cánh cửa gỗ màu xám.

“Cửa đóng!”, anh quát to qua cửa, hy vọng người bên ngoài sẽ nghe thấy. “Các vị không được vào đây!”

Tiếng đập cửa vẫn tiếp tục.

Ernesto nghiến răng. Lại dân New York đây mà, anh phán đoán. Lúc nào cũng muốn cho bằng được. Lý do duy nhất đọi bóng Red Bulls của họ có được thành công trên vũ đài thế giới là vì họ “chôm chỉa” được một trong những huấn luyện viên giỏi nhất châu Âu.

Tiếng đập cửa vẫn tiếp tục, Ernesto miễn cưỡng mở cửa và đẩy hé ra vài phân. “Cửa đóng mà!”

“Có chuyện gì vậy?”, Ernesto hỏi, vẻ cảnh giác.

Phía sau gã lính kia, một gã thứ hai đang cúi xuống, chỉnh sửa thứ gì đó có vẻ như là một chiếc trực thăng đồ chơi. Cách xa hơn một chút, một gã nữa đứng canh cầu thang, Ernesto nghe rõ tiếng còi cảnh sát gần đó.

“Anh nói được tiếng Anh không?” Giọng gã lính rõ ràng không phải dân New York. Vùng nào của châu Âu nhỉ?

Ernesto gật đầu. “Một chút thôi!”

“Có ai đi qua cánh cửa này sáng nay không?”

“Không, thưa ngài! Không có ai cả.”

“Tốt lắm. Khóa chặt cửa nhé. Không cho phép air a vào. Rõ chưa?”

Ernesto nhún vai. Dù sao đó cũng là công việc của anh. “Rõ, tôi hiểu mà. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.”

“Cho tôi biết, cánh cửa này là lối vào duy nhất phải không?”

Ernesto ngẫm nghĩ. Về mặt kỹ thuật, cánh cửa này hiện được xem là một lối ra, đó là lý do nó không có tay nắm ở bên ngoài, nhưng anh hiểu những gì người kia hỏi. “Phải, tiếp cận vào đây chỉ có duy nhất cánh cửa này. Không còn lối nào khác.” Lối vào cũ bên trong cung điện đã bị bịt kín nhiều năm rồi.

“Thế còn lối thoát bí mật nào khác từ vườn Boboli không? Ngoài những cổng thông thường?”

“Không, thưa ngài. Chỗ nào cũng có tường cao. Đây là lối thoát bí mật duy nhất.”

Gã lính gật đầu. “Cảm ơn anh đã giúp đỡ!” Gã ra hiệu cho Ernesto đóng và khóa cửa lại.

Ernesto làm theo vẻ khó hiểu. Rồi anh quay trở lại hành lang, mở khóa cánh cửa chấn song thép, đi qua đó, khóa lại như cũ rồi quay lại với trận đấu bóng của mình.


Langdon và Sienna đã chớp được một cơ hội.

Trong khi gã lính vạm vỡ đang đập cửa, họ đã bò sâu hơn vào trong hang và lúc này đang ẩn trong lòng hang cuối cùng. Không gian chật cội này được trang trí bằng những hình gốm khảm và tượng thần rừng đẽo gọt xù xì. Ở chính giữa là bức điêu khắc to bằng kích thước người thật mô tả Thần Vệ nữ tắm. Trùng hợp là trong tình cảnh này, bức tượng như đang lo lắng ngoảnh nhìn qua vai.

Langdon và Sienna thu mình ở phần khuất của bệ tượng hẹp, chờ đợi, chăm chú nhìn cây măng đá hình cầu nhô lên phía vách hang sâu nhất.

“Mọi lối ra đều kín mít!”, một gã lính nói lớn đâu đó bên ngoài. Gã nói thứ tiếng Anh không rõ giọng nên Langdon không thể nhận diện được. “Cho máy bay hoạt động trở lại đi. Tao sẽ kiểm tra cái hang ở đây.”

Langdon cảm thấy Sienna cứng người ngay bên cạnh anh.

Mấy giây sau, những tiếng giày ủng nặng nề tiến vào trong hang. Tiếng bước chân nhanh qua long hang thứ nhất, nghe to dần khi gã lính tiến vào lòng hang thứ hai, thẳng về phía họ.

Langdon và Sienna nép vào nhau sát hơn.

“Này!”, một giọng nói khác vang lên phía xa, “Tóm được chúng rồi!”

Tiếng bước chân dừng lại.

Giờ thì Langdon có thể nghe ro ai đó chạy vội trên lối đi trải sỏi về phía hang. “Có người nhận diện!”, giọng nói thể hổn hển xác nhận. “Chúng tôi vừa nói chuyện với mấy khách du lịch. Vài phút trước, người đàn ông và người phụ nữ đó hỏi họ hướng đi tới phong trưng bày trang phục…. nằm ở phía chai tây của cung điện.”

Langdon liếc nhìn Sienna. Dường như cô thoáng mỉm cười.

Gã lính lấy lại nhịp thở, tiếp tục nói. “Các lối ra phái tây là những lối đầu tiên bị chặn…. và khả năng cao là chúng ta dồn họ mắc kẹt trong vườn rồi.”

“Thực thi nhiệm vụ của mày đi!”, gã lính gần hơn đáp. “Và gọi cho tao ngay khi mày xong việc.”

Có tiếng bước chân hối hả chạy đi lạo xạo trên sỏi, tiếng chiếc máy bay không người lái cất cánh trở lại, và sau đó, thật may…. Tất cả chìm vào im lặng hoàn toàn.

Langdon định xoay sang bên để ngó qua bệ tượng nhưng Sienna nắm lấy tay anh chặn lại. Cô đưa một ngón tay lên môi và hất đầu về phía bóng người mờ mờ in trên vách hang phía sau. Gã lính chỉ huy vẫn đứng im lặng ở cửa hang.

Hắn đợi cái gì nhỉ?

“Brũder đây”, gã đột ngột lên tiếng. “Chúng tôi dồn được họ rồi. Tôi sẽ xác nhận lại ngay!”

Gã đang gọi điện thoại, và giọng gã nghe rất gần, như thể đang đứng ngay bên cạnh họ. Cái hang lúc này như một chiếc micro hình parabol, thu hết âm thanh về phía sau.

“Còn nữa”, Brũder nói. “Tôi vừa nhận được tin cập nhật từ bên tòa án. Căn hộ của cô gái kia có vẻ là cho thuê lại. Đồ đạc không có nhiều. Rõ ràng là chỉ ở ngắn hạn. Chúng tôi đã tìm thấy ống nghiệm, nhưng không thấy nhiều máy chiếu. Tôi nhắc lại, không thấy máy chiếu. Chúng tôi cho rằng nó vẫn đang nằm trong tay Langdon.”

Langdon cảm thấy lạnh toát khi nghe gã lính nói ra tên mình.

Tiếng bước chân to hơn, và Langdon nhận ra rằng gã lính đang tiến sâu vào hang. Dáng gã trông không còn vẻ hùng dũng mấy phút trước và lúc này nghe như thể đi dạo, khám phá trong hang trong khi nói chuyện điện thoại.

“Đúng”, gã lính nói. “Bên tòa án cũng xác nhận một cuộc gọi ra ngoài duy nhất ngay trước khi chúng tôi ập vào căn hộ.”

Lãnh sự quán Hoa Kỳ, Langdon nghĩ thầm, nhớ lại chuyện điện thoại của anh và việc ả sát thủ đầu đinh đến rất nhanh. Dường như ả đó đã biến mất, và bị thay thế bằng cả đội lính chuyên nghiệp này.

Bọn mình không thể chạy trốn chúng được mãi.

Tiếng giầy của gã lính trên nền đá giờ chỉ còn khoảng sáu mét và đang tiến lại gần. Gã đã bước vào lòng hang thứ hai và nếu tiếp tục đi đến cuối chắc chắn gã sẽ phát hiện bọn họ nép sau phần đế hẹp của bức Thần Vệ nữ.

“Sienna Brooks”, gã lính đột ngột xác nhận, mấy từ đó nghe rất rành rọt.

Sienna giật thót người bên cạnh Langdon, cô ngước mắt lên, cứ nghĩ gã lính sẽ chòng chọc nhìn xuống cô. Nhưng chẳng có ai ở đó cỏa.

“Giờ sẽ kiểm tra máy tính xách tay của cô ta”, giọng nói tiếp tục, cách khoảng ba mét. “Tôi chưa có báo cáo, nhưng chắc chắn là cùng cái máy tính chúng tôi dò tìm khi Langdon truy cập vào tài khoản email Harvard của anh ta.”

Nghe được tin này, Sienna ngoảnh sang Langdon vẻ không tin nổi, miệng há hộc nhìn anh với nét mặt sửng sốt… và tiếp đến là cảm giác bị phản bội.

Langdon cũng đờ đẫn không kém. Ra chúng lần được bọn mình bằng cách đó ư?! Thận chí đến lúc đó anh cũng không nghĩ ra được. Mình chỉ cần thông tin thôi mà! Langdon chưa kịp nói lời xin lỗi thì Sienna đã ngoảnh đi, nét mặt cô không biểu lộ gì.

“Đúng vây”, gã lính nói tiếp, tiến đến lối vào lòng hang thứ ba, chỉ cách Langdon và Sienna gần hai mét. Thêm hai bước chân nữa, chắc chắn gã sẽ nhìn thấy họ.

“Chính xác”, gã nói, bước thêm một bước nữa. Đột nhiên, gã dừng lại. “Chờ chút!”

Langdon cứng đờ, sẵn sàng với tình huống bị phát hiện.

“Chờ chút, tôi mất tín hiệu”, gã lính nói, và sau đó lùi lại vài bước về phía lòng hang thứ hai. “Tín hiệu kém. Được rồi….” Gã lắng nghe một lúc, sau đó đáp. “Được, tôi đồng ý, nhưng ít nhất chúng tôi biết đang đối đầu với ai.”

Nói xong, bước chân gã rút nhẹ dần ra khỏi hang, di chuyển trên bề mặt trải sỏi rồi sau đó biến mất.

Vai Langdon chùng xuống, anh quay sang Sienna, lúc này vẫn còn nguyên vẻ sợ hãi và giận dữ trong ánh mắt.

“Anh đã dùng máy tính của tôi?”, cô hỏi. “Để kiểm tra email của anh à?”

“Tôi xin lỗi… tôi nghĩ cô hiểu. Tôi cần tìm ra….”

“Vì thế bọn chúng tìm ra chúng ta! Và giờ chúng biết tên tôi!”

“Tôi xin lỗi, Sienna. Tôi không nhận ra….”. Langdon ấp úng vẻ hối lỗi.

Sienna quay đi, đăm đăm nhìn vô hồn về phía măng đá hình củ hành trên vách hang phía sau. Họ không nói gì suốt gần một phút. Langdon tự hỏi liệu Sienna có nhớ đến những đồ vật riêng tư đặt trên bàn của cô - Chương trình biểu diễn vở Giấc mộng đêm hè và bài báo nói về cuộc đời cô khi còn là một cô bé phi thường. Cô ấy có nghi ngờ mình đã thấy chúng không nhỉ? Dẫu có thì cô cũng không hỏi, và Langdon thấy mình đã gây cho cô đủ phiền toái rồi nên anh không định nhắc đến nữa.

“Họ biết tôi là ai”, Sienna nhắc lại, giọng cô nhẹ đến mức Langdon gần như không nghe thấy. Mười giây tiếp theo, Sienna hít thở chậm rãi vài lần, như thể đang cố chấp nhận thực tế mới mẻ này. Trong lúc cô làm như vậy, Langdon cảm thấy vẻ cương nghị của cô đang từ từ trở lại.

Rất đột ngột, Sienna đứng thẳng lên. “Chúng ta phải đi”, cô nói. “Bọn chúng sẽ không mất nhiều thời gian để nhận ra chúng ta không hề ở trong khu trưng bày trang phục.”

Langdon đứng lên theo cô. “Đúng, nhưng đi…. Đâu đây?”

“Tòa thánh?”

“Sao cơ?”

“Cuối cùng tôi cũng hiểu ra ý anh nói lúc trước… điểm chung giữa Tòa thánh và vườn Boboli.” Cô ra hiệu về phía cánh cửa nhỏ màu xám. “Đó là lối vào, phải không?”

Langdon miễn cưỡng gật đầu. “Thực tế, đó là lối ra, nhưng tôi đoán nó là một lối tắt. Tiếc là chúng ta không thể đi qua.” Langdon đã nghe cuộc trò chuyện giữa anh chàng bảo vệ và gã lính nên biết rõ cánh cửa này không phải là một lựa chọn.

“Nhưng nếu chúng ta có thể đi qua”, Sienna nói, vẻ ranh mãnh thoáng trở lại trong giọng nói của cô, “anh có biết thế nghĩa là sao không?”. Một nụ cười nụ cười thoáng hiện trên môi cô. “Thế nghĩa là trong ngày hôm nay, anh và tôi đã hai lần được nghệ sĩ Phục Hưng này giúp đỡ đấy!”

Langdon bật cười vì mấy phút trước anh đã có ý nghĩ đúng như vậy. “Vasari. Vasari.”

Sienna cười thoải mái hơn, và Langdon cảm thấy cô đã tha thứ cho anh, ít nhất là lúc này. “Tôi nghĩ đó là ý trời”, cô nói, nghe có phần nghiêm trọng. “Chúng ta nên đi qua cánh cửa đó.”

“Được… và chúng ta sẽ qua mặt anh chàng bảo vệ à?”

Sienna bẻ đốt ngón tay và bước ra khỏi hang. “Không, tôi sẽ nói chuyện với anh ta.” Cô liếc về phía Langdon, vẻ quyết tâm trở lại trong mắt cô. “Tin tôi đi, ngài giáo sư, tôi có thể thuyết phục được người khác khi tôi phải làm vậy.”

***

Lại có tiếng đập vào cánh cửa màu xám.

Chắc nịch và kiên quyêt.

Nhân viên bảo vệ Ernesto Russo càu nhàu đầy bực dọc. Gã lính lạ mặt có cặp mắt lạnh lẽo rõ ràng đã quay lại, nhưng thời điểm xuất hiện thì không thể tệ hơn được nữa. Trận bóng đá trên truyền hình đang vào phút bù giờ trong khi đội Fiorentina thiếu một cầu thủ và số phận như chỉ mành treo chuông.

Tiếng đập vẫn tiếp tục.

Ernesto không phải thằng ngộc. Anh biết sáng nay ngoài kia đang có chuyện gì đó rắc rối - toàn nghe tiếng còi và binh lính - nhưng anh không phải hạng người tự dây dưa vào những chuyện không ảnh hưởng trực tiếp đến mình.

Chỉ có điên mới chõ mũi vào việc của người khác.

Thêm nưa, gã lính kia rõ ràng là nhân vật rất quan trọng, cho nên phớt lờ gã có thể không khôn ngoan chút nào. Công ăn việc làm ở Ý giai đoạn này không dễ kiếm, kể cả những việc nhàm chán. Ernesto liếc nhìn trận đấu lần cuối rồi đi về phía tiếng đập cửa.

Anh vẫn không thể tin được rằng mình được trả công để ngồi trong buồng bé tí suốt ngày và xem ti vi. Có lẽ hai lần mỗi ngày, lại có một tour VIP ở bên ngoài, sau khi đã đi hết quãng đường từ bảo tang Uffizi. Ernesto sẽ đón họ, mở khóa cánh cửa chấn song thép, để cả nhóm đi qua cánh cửa xám, để tour của họ kết thúc trong vườn Boboli.

Lúc này, tiếng đập cửa nghe càng gấp gáp hơn, Ernesto mở cánh cửa chấn song thép, đi qua đó, và khóa lại phía sau mình.

“Ai đấy?”, anh quát át cả tiếng đập cửa trong lúc tiến vội đến cánh cửa xám.

Không có tiếng trả lời. Tiếng đập vẫn tiếp tục.

Khùng thật! Cuối cùng anh mở cửa và kéo sang bên, cứ ngỡ sẽ nhìn thấy ánh mắt vô hồn lúc trước.

Nhưng khuôn mặt này hấp dẫn hơn rất nhiều.

“Chào anh”, một phụ nữ xinh xắn tóc vàng óng cất tiếng và mỉm cười trìu mên với anh. Cô chìa một tờ giấy gấp gọn, khiên anh thò ngay tay ra nhận lấy một cách đầy bản năng. Ngay khi anh vừa cầm lấy tờ giấy và nhận ra nó chỉ là thứ vứt đi nhặt từ dưới đất, người phụ nữ đã dùng hai bàn tay nhỏ nhắn nắm chặt cổ tay anh và bấm ngón tay cái vào vùng xương ngay bên dưới lòng bàn tay anh.

Ernesto cảm thấy như một lưỡi dao vừa chọc qua cổ tay. Tiếp theo cú chọc nhói buốt là trạng thái tê rần như điện giật. Người phụ nữ bước về phía anh, và ấn ngày càng mạnh thêm, khiến cơn đau cứ thế lặp lại. Anh lảo đảo lùi lại, cố gắng giật tay ra, nhưng hai chân cũng đờ ra và nhũn xuống, khiến anh khuỵu gối.

Những việc tiếp theo xảy ra trong chớp mắt.

Một người đàn ông cao ráo trong bộ cánh sẫm màu xuất hiện ở ngưỡng cửa, lách vào trong và nhanh chóng đóng cánh cửa màu xám lại. Ernesto với tay lấy bộ đàm, nhưng bị một bàn tay mềm mại từ phía sau gáy Siennaết chặt lại, và các cơ cứng đờ, khiến anh phải há miệng để thở. Người phụ nữ lấy bộ đàm trong khi người đàn ông tiến lại, trông có vẻ hoảng hốt trước những hành động của cô không kém gì Ernesto.

“Choáng nhẹ thôi”, người phụ nữ tóc vàng nói nhanh với người đàn ông. “Điểm huyệt kiểu Trung Hoa thôi mà. Không phải vô cớ thuật này có mặt khắp nơi suốt ba nghìn năm qua.”

Người đàn ông trố mắt đầy ngạc nhiên.

“Chúng tôi không muốn làm anh đau đâu”, người phụ nữ thì thào với Ernesto bằng tiếng Ý, nới lỏng áp lực ở cổ.

Ngay khi lực bấm giảm bớt, Ernesto cố gắng vùng vẫy thoát ra, nhưng lực bấm lập tức trở lại, và các cơ của anh lại cứng đờ. Anh há hốc miệng vì đau, khó khăn lắm mới thở được.

“Chúng tôi cần đi qua đây”, cô nói bằng tiếng Ý. Cô ra hiệu về cánh cửa chấn song thép, thật may là Ernesto đã khóa lại phía sau mình. “Chìa khóa đâu?”

“Tôi không có chìa khóa”, anh cố nói.

Người đàn ông cao ráo vượt qua họ tới cửa thép và kiểm tra kết cấu. “Là loại khóa mã số”, anh ta nói vọng lại chỗ người phụ nữ, giọng rõ là người Mỹ.

Người phụ nữ khom xuống bên cạnh Ernesto, đôi mắt màu hạt dẻ của cô lạnh như băng. “Mã số là gì?”, cô hỏi.

“Tôi không thể!”, anh ta trả lời. “Tôi không được phép….”

Có gì đó ở đầu cột sống anh, và Ernesto cảm thấy cả cơ thể cứng đờ. Một khắc sau, anh ngất đi.

***

Khi tỉnh lại, Ernesto cảm thấy như đang nửa tỉnh nửa mê mất vài phút. Anh nhớ lại một phần cuộc trò chuyện…. cảm giác đau buốt…. có lec bị đâm chăng? Tất cả rất nhạt nhòa.

Khi mớ bùng nhừng đã tan đi, anh nhìn thấy một cảnh tượng lạ lùng – đôi giày của anh nằm trên nền đất gần đó nhưng dây giày đã bị gỡ mất. Đến khi đó anh mới nhận ra mình không sao cựa quậy được. Anh đang nằm nghiêng với hai tay và chân bị bẻ quặt ra phía sau, rõ ràng đã bị chặt bằng dây giày. Anh cố gắng hét to, nhưng không nghe thấy tiếng gì vọng lại. Miệng anh bị nhét tất. Cảm giác sợ hãi thật sự ập đến chỉ trong nháy mắt, khi anh ngước nhìn lên và thấy ti vi vẫn đang chiếu trận đấu bóng. Mình đang ở trong buồng của mình…. BÊN TRONG cánh cửa chấn song thép.

Cách đó một quãng, Ernesto nghe thấy tiếng bước chân đang chạy xa dần dọc theo hành lang…. rồi im lặng. Không thể như vậy được! Bằng cách nào đó, người phụ nữ tóc vàng đã thuyết phục được Ernesto làm một việc anh được thuê để đừng bào giờ làm – tiết lộ mật mà mở khóa lối vào Hành lang Vasari nổi tiếng.


Tiến sĩ Elizabeth Sinskey cảm thấy lúc này những cơn buồn nôn và chóng mặt đang đến nhanh hơn. Bà ngồi rũ người trên băng ghế sau chiếc xe thùng đỗ trước Cung điện Pitti. Người lính ngồi bên cạnh bà đang quan sát bà với vẻ càng lúc càng lo lắng.

Trước đó một lúc, bộ đàm của người lính này kêu sột soạt - chuyện gì đó liên quan đến một phòng trưng bày trang phục - khiến cho Elizabeth bừng tỉnh khỏi trạng thái đầu óc tối tăm. Bà mơ thấy con quái vật có cặp mắt xanh lè.

Bà như quay trở lại căn phòng tối om tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, lắng nghe những lời say sưa điên rồ của kẻ lạ mặt bí ẩn mời bà tới đó. Người đàn ông nhìn không rõ ấy đi đi lại lại phía trước căn phòng - một cái bóng cao lêu nghêu in bóng lên hình chiếu rùng rợn lúc nhúc những con người trần truồng đang hấp hối, lấy cảm từ Hỏa ngục của Dante.

“Cần ai đó đảm nhận cuộc chiến này”, nhân vật ấy kết luận, “hoặc đây chính là tương lai của chúng ta. Toán học khẳng định điều này. Loài người giờ đang trôi nổi trong cõi luyện ngục của thái độ lần khần, thiếu quyết đoán và lòng tham cá nhân… nhưng những tầng địa ngục đang chờ đợi, ngay dưới chân chúng ta, đợi để nuốt lấy tất cả chúng ta”.

Elizabeth vẫn quay cuồng trước những ý tưởng kinh khủng mà người đàn ông này vừa nói ra trước mặt bà. Bà không thể chịu đựng được thêm và đứng bật dậy. “Những gì ông gợi ý là….”

“Lựa chọn còn lại duy nhất của chúng ta”, người đàn ông ngắt lời.

“Thực tế”, bà đáp, “tôi sẽ phải nói rằng, đó là ‘phạm tội’!”

Người đàn ông nhún vai. “Đường tới thiên đàng phải đi qua địa ngục. Dante đã dạy chúng ta như vậy.”

“Ông điên rồi!”

“Điên ư?”, người đàn ông lặp lại, nghe như bị tổn thương. “Tôi ư? Tôi không nghĩ vậy. Điên rồ là KẺ[1] đăm đăm nhìn xuống vực thẳm và không chịu tin rằng nó đang tồn tại ở đó. Điên rồ là một con đà điểu ruvs đầu vào trong bao cát trong khi cả bầy linh cẩu đang tiến gần xung quanh.”

[1]: Ở đây có sự chơi chữ. Trong bản gốc tiếng Anh, nhân vật dùng từ “WHO” vừa mang nghĩ “người nào, kẻ nào” đồng thời là tên viết tắt của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trước khi Elizabeth kịp bênh vực tổ chức của mình thì người đàn ông đã đổi hình ảnh trên màn hình.

“Và nói đến linh cẩu”, ông ta nói, chỉ vào hình ảnh mới. “Đây chính là bầy linh cẩu hiện đang bao vây loài người…. và chúng đang tiến lại gần rất nhanh.”

Elizabeth kinh ngạc nhìn hình ảnh quen thuộc trước mắt bà. Đó là một biểu đồ do WHO công bố trong năm trước, mô tả vấn đề môi trường chính yếu mà WHO cho rằng có tác động lớn nhất đên ý tế toàn cầu.

Danh sách này gồm:

Nhu cầu về nước sạch, nhiệt độ bề mặt toàn cầu, suy thoái tầng ozone, tiêu thụ các nguồn tài nguyên đại dương, tuyệt chủng giống loài, nồng độ CO2, nạn phá rừng, và mực nước biển toàn cầu.

Tất cả những chỉ số tiêu cực này đều tăng trong thế kỷ qua. Nhưng giờ đây, tất cả đều đang tăng vọt với tốc độ đáng kinh ngạc.

Elizabeth luôn có những phản ứng tương tự mỗi lần bà nhìn thấy biểu đồ này – một cảm giác bất lực. Bà là nhà khoa học, tin vào sự hữu ích của các số liệu thống kê, và biểu đồ này đã vẽ lên bức tranh đáng sợ không phải về tương lai xa vời…. mà là một tương lai rất gần.

Đã nhiều lần trong cuộc đời mình, Elizabeth Sinskey bị ám ảnh vì không còn khả năng có con. Nhưng, khi nhìn thấy biểu đồ, bà gần như cảm thấy nhẹ nhõm vì đã không sinh ra một đứa trẻ trên cõi đời này.

Đây là tương lai cho con của ta ư?

“Trong năm mươi năm qua”, người đàn ông cao kều nói, “tội lỗi của chúng ta chống lại Mẹ Thiên nhiên tăng lên kinh khủng”. Ông ta ngừng lại. “Tôi lo sợ cho linh hồn loài người. Khi WHO công bố biểu đồ này, các chính trị gia, những kẻ quyền lực, và các nhà hoạt động môi trường của thế giới vội triệu tập những hội nghị khẩn, tất cả đều cố gắng đánh giá xem vấn đề trong số này nghiêm trọng nhất và thực tế chúng ta có thể hy vọng giải quyết được những gì. Kết quả? Ở phương diện kín đáo, họ vò đầu bứt tai và khóc lóc. Ở phương diện công khai, họ trấn an chúng ta rằng họ đang tìm kiếm các giải pháp nhưng đây vốn là những vấn đề phức tạp.”

“Những vấn đề này vốn phức tạp!”

“Với vẩn!”, người đàn ông ngắt lời. “Bà thừa biết rằng biểu đồ này mô tả mối quan hệ đơn giản nhất - một hàm số dựa trên một biến số duy nhất! Mọi đường trên biểu đồ này đều tăng lên trong mối tương quan trực tiếp chỉ với một giá trị - cái giá trị tất cả mọi người đều sợ phải thảo luận. Dân số toàn cầu!”

“Trên thực tế, tôi nghĩ điều đó hơi….”

“Hơi phức tạp hơn phải không? Thực tế, không hề! Chẳng có gì đơn giản. Nếu bà muốn có thêm nước sạch bình quân đầu người, bà cần có số người ít hơn trên trái đất. Nếu bà muốn giảm lượng khí thải xe cộ, bà cần lái ít xe hơn. Nếu bà muốn các đại dương lại đầy ắp cá, bà cần ít người ăn cá hơn!”

Ông ta nhìn bà chòng chọc, giọng điệu trở nên sôi nổi hơn. “Hãy mở to mắt ra đi! Chúng ta đang trên bờ vực diệt vong của nhân loại, và các nhà lãnh đạo thế giới đang ngồi trong phòng họp để mất thời gian với những nghiên cứu về điện mặt trời, tái chế, và xe hơi hybrid đúng không? Lẽ nào bà - một phụ nữ có trình độ khoa học - lại không nhìn ra điều đó? Suy thoái tầng ozone, thiếu nước, và ô nhiễm không phải là dịch bệnh - chúng chỉ là những triệu chứng. Căn bệnh là tình trạng quá tải dân số thế giới, chúng ta sẽ chẳng làm được gì hơn là dán một miếng băng gạc lên khối u ác tính đang phát triển trên rất nhanh.”

“Ông xem loài người như một căn bệnh ung thư ư?”, Elizabeth vặn hỏi.

“Ung thư đơn giản là một tế bào mạnh khỏe tái tạo vượt ngoài tầm kiểm soát. Tôi cho rằng bà thấy ý tưởng của tôi là khó chịu, nhưng tôi có thể cam đoan bà sẽ thấy những phương án khác còn kém mỹ miều hơn rất nhiều khi điều đó xảy ra. Nếu chúng ta không hành động dũng cảm thì….”

“Dũng cảm ư?”, bà lắp bắp. “Dũng cảm không phải là từ ông đang tìm kiếm. Phải là điên rồ!”

“Tiến sĩ Sinskey”, người đàn ông nói, giọng bình tĩnh đến kỳ lạ. “Tôi mời riêng bà đến đây bởi vì tôi hy vọng rằng bà - một tiếng nói khôn ngoan của Tổ chức Y tế Thế giới - có thể sẵn lòng hợp tác với tôi và triển khai một giải pháp khả thi.”

Elizabeth trợn mắt nhìn không sao tin nổi. “Ông nghĩ Tổ chức Y tế Thế giới sẽ hợp tác với ông… triển khai một ý tưởng như thế này sao?”

“Nói thật là đúng thế?”, ông ta nói. “Tổ chức của bà gồm những bác sĩ, và khi các bác sĩ có bệnh nhân bị hoại tử, họ không do dự cắt bỏ chân của người đó để cứu mạng anh ta. Đôi khi, quy trình hành động duy nhất là giải pháp ít tàn nhẫn hơn.”

“Chuyện này hoàn toàn khác!”

“Không. Chuyện này cũng giống hệt. Sự khác biệt duy nhất là quy mô.”

Elizabeth cảm thấy nghe đến đây đã quá đủ. Bà đứng phắt dậy. “Tôi phải đi để kịp máy bay.”

Người đàn ông cao kều tiến một bước đầy hăm dọa về phía bà, chặn lối ra. “Xin nói thẳng. Dù có sự hợp tác của bà hay không, tôi cũng có thể tự mình triển khai ý tưởng này rất dễ dàng.”

“Xin nói thẳng”, bà đáp trả. “Tôi coi như việc này là một lời đe dọa khủng bố và sẽ giải quyết nó theo cách như thế.” Bà rút điện thoại ra.

Người đàn ông cười phá lên. “Bà sẽ báo rằng tôi nói những điều chỉ mang tính giả thuyết thôi ư? Thật tiếc, bà sẽ phải đợi mới thực hiện được cuộc goi. Căn phòng này được che chắn bằng điển tử. Điện thoại của bà sẽ không có tín hiệu đâu.”

Ta không cần tín hiệu, kẻ điên rồ ạ. Elizabeth giơ điện thoại lên, và khi người đàn ông chưa kịp nhận ra chuyện gì xảy ra thì bà đã chụp ảnh gương mặt ông ta. Ánh đèn flash phản chiếu đôi mắt xanh lè của ông ta, trong khoảnh khắc, bà nghĩ ông ta trông rất quen.

“Dù ông là ai”, bà nói, “ông cũng đã phạm một sai lầm khi gọi tôi tới đây. Ngay khi tôi tới sân bay, tôi sẽ biết ông là ai, và ông sẽ có tên trong danh sách theo dõi tại WHO, CDC và ECDC với tư cách một cách một kẻ khủng bố sinh học tiềm năng. Chúng tôi sẽ cho người theo sát ông ngày đêm. Nếu ông tìm cách mua chất liệu, chúng tôi sẽ biết. Nếu ông xây dựng một phòng thí nghiệm, chúng tôi sẽ biết. Không có chỗ nào cho ông ẩn nấp cả”.

Người đàn ông đứng im phăng phắc một lúc, như thể ông ta định nhào tới tới chiếc điện thoại của bà. Cuối cùng, ông ta chùng xuống và bước sang bên cùng với nụ cười nham hiểm kỳ quái. “Vậy có vẻ như màn khiêu vũ của chúng ta đã bắt đầu.”


Il Corridoio Vasariano - hành lang Vasari - được Giorgio Vasari thiết kế năm 1564 theo lệnh của người đứng đầu gia tộc Medici, Đại Công tước Cosimo I, để tạo thành một lối đi an toàn từ tư dĩnh của ngài tại Cung điện Pitti tới trụ sở hành chính nằm ở Cung điện Vecchio bên kia sông Arno.

Tương tự như đường hầm Passetto nổi tiếng của tòa thánh Vantican, Hành lang Vasari là một lối đi bí mật hoàn hảo. Nó kéo dài gần một ki-lô-mét từ góc phía đông của vườn Boboli tới trung tâm của cung điện cũ, chạy ngang qua cầu Ponte Vecchio và uốn lượn qua Bảo tàng Uffizi.

Ngày nay Hành lang Vasari vẫn là một nơi trú ẩn an toàn, mặc dù không phải cho các quý tộc nhà Medici mà là cho các tác phẩm nghệ thuật. Với dãy tường bảo vệ dường như vô tận, hành lang chính là chỗ cất giữ vô vàn bức tranh hiếm hoi đổ về từ Bảo tàng Uffizi nổi tiếng thế giới, nơi hành lang này chạy ngang qua.

Langdon đã đi vào đó vài năm trước trong một chuyến du lịch riêng. Chiều hôm ấy, anh đã dừng lại để chiêm ngưỡng kho tranh đẹp lạ thường trong hành lang, bao gồm cả bộ sưu tập chân dung tự họa đồ sộ nhất thế giới. Anh cũng dừng lại vài lần để ngó qua những ô cửa quan sát của hành lang, nơi mọi khách bộ hành có thể phán đoán được lộ trình của mình dọc theo lối đi nằm ở trên cao này.

Tuy nhiên, sáng hôm nay, Langdon và Sienna di chuyển qua hành lang bằng cách chạy, mong chóng thoát khỏi những kẻ đang truy đuổi họ ở đầu bên kia càng xa càng tốt. Langdon tự hỏi sẽ mất bao lâu để người ta phát hiện ra anh chàng bảo vệ bị trói. Đường hầm trải dài hun hút trước mắt, Langdon cảm thấy mỗi bước đi lại dẫn họ tới gần thứ họ đang tìm kiếm.

Cerca trova… cặp mắt chết chóc… và một câu trả lời xem kẻ nào đang truy đuổi mình.

Tiếng động cơ của chiếc trực thăng không người lái lúc này nghe xa tít phía sau họ. Càng đi sâu vào đường hầm, Langdon càng nhớ ra lối đi này quả thật là một công trình kiến trúc đầy tham vọng. Nằm cao hơn thành phố gần hết chiều dài của nói, Hành lang Vasari giống như một con rắn lớn, uốn mình qua những tòa nhà, suốt từ Cung điện Pitti, vượt qua sông Arno, chạy vào trung tâm thành cổ Florence. Lối đi hẹp, quét vôi trắng dường như trải dài vô tận, thỉnh thoảng mới hơi rẽ sang trái hoặc phải để tránh vật cản, nhưng luôn luôn tiến về phía đông… qua sông Arno.

Bất ngờ có những tiếng âm vang phía trước họ, ngay trong hành lang, và Sienna dừng phắt lại. Langdon cũng đứng lại, bình thản đặt một bàn tay lên vai cô, ra hiệu về phía ô cửa quan sát gần đó.

Khách du lịch ngay bên dưới.

Langdon và Sienna tiến lại phía ô cửa và nhìn ra, lúc này họ đang ở phía trên Ponte Vecchio - cây cầu đá thời Trung cổ có chức năng như lối đi cho khách bộ hành tiến vào thành cổ. Bên dưới họ, những vị khách du lịch đầu tiên trong ngày đang thích thú tận hưởng phiên chợ họp ngay trên cầu, mở ra kể từ những năm 1400. Ngày hôm nay, những người bán hàng chủ yêu là thợ kim hoàn và người làm đồ trang sức, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Ban đầu, cây cầu là nơi họp chợ bán thịt ngoài trời rất lớn của Florence, nhưng năm 1593 những người bán thịt bị xua đuổi vì mùi thịt ôi lọt và Hành lang Vasari khiến khứu giác tinh tế của Đại Công tước vô cùng khó chịu.

Đâu đó trên cây cầu phía dưới, Langdon nhớ lại, chính là nơi một trong những tội ác khét tiếng nhất của Florence từng xảy ra. Năm 1216, một quý tộc trẻ tuổi tên Buondelmonte đã vì tình yêu đích thực mà từ chối cuộc hôn nhân do gia đình sắp đặt, và vì quyết định đó, chàng đã bị giết một cách tàn bạo ngay trên cây cầu này.

Cái chết của chàng, từ lâu vẫn được coi là “vụ án mạng đẫm máu nhất Florence”, vì nói tạo ra mối bất hòa giữa hai phe chính trị đầy quyền thế - gia tộc Guelph và gia tộc Ghibelline. Ngay sau đó, họ đã phát động chiến tranh huynh đệ tương tàn suốt nhiều thế kỷ. Vì mối cừu thù chính trị này mà Dante phải rời khỏi Florence. Nhà thi hào đã đau đớn đưa vào sự kiện đó vào Thần khúc: Ôi Buondelmonte, theo lời khuyên của kẻ khác, chàng thoái thác lời hứa hôn của mình, và dẫn tới tội ác như vậy!

Ngày đó, có thể tìm thấy ba tấm bảng riêng biệt gần vị trí vụ án mạng - mỗi tấm trích một dòng khác nhau từ Khổ XVI trong Thiên đường của Dante. Một trong số đó nằm ở đầu cầu Ponte Vecchio và đầy tính chất điềm báo thế này:

NHƯNG TRONG THỜI KỲ THÁI BÌNH

CUỐI CÙNG, ĐỊNH MỆNH ĐÃ MANG TỚI CHO VỊ THẦN

GIÁM HỘ BẰNG ĐÁ BỊ THƯƠNG[1] TRÊN CÂY CẦU

CỦA THÀNH PHỐ FLORENCE… MỘT NẠN NHÂN.

[1]: Theo truyền thuyết, người La Mã thành lập thành phố Florence vào thế kỷ I trước Công nguyên. Họ xây hẳn một đèn thờ lớn thờ thần Chiến tranh (Mars) như là vị thần bảo vệ thành phố, cùng với một bức tượng thần cưỡi ngựa. Sau này, khi người Thiên Chúa giáo đến Florence, một nhà thờ được xây dựng và ngoại giáo bị bài trừ. Người dân Florence di chuyển tượng thần Chiến tranh lên một cái bệ nằm bên sông Arno. Khi người Goth chiếm Florence, họ xô đổ bức tượng xuống sông. Đến thế kỷ VIII sau Công nguyên, khi Charlemagne xây lại thành phố, bức tượng được khôi phục và mặc dù đã hư hại, nó vẫn được đặt trên một cây cột gần đầu phía bắc cầu Ponte Vecchio. Bức tượng “bị thương” nhưng với người dân Florence, nó vẫn là biểu tượng cho sự bảo hộ của thần thánh. Bức tượng tồn tại qua cả thời kỳ của Dante và bị nhấn chìm trở lại sông Arno trong một trận lụt vào năm 1333.

Langdon rời mắt khỏi cây cầu, nhìn xuống nước sông xám xịt. Ở phía đông, ngọn tháp lẻ loi của Cung điện Vecchio nổi bật hẳn lên.

Mặc dù Langdon và Sienna mới chỉ qua được nửa sông Arno, nhưng anh thấy rõ rằng họ đã vượt qua giới hạn quay lại từ lâu.

***

Cách gần mười mét phía dưới, trên nền đá cuội của cầu Ponte Vecchio, Vayentha sốt ruột quan sát đám đông qua lại mà không thể ngờ được rằng cơ hội lập công chuộc tội duy nhất của ả, chỉ vài phút trước đã đi qua ngay trên đầu.


Sâu trong khoang con tàu The Mendacium đã buông neo, điều phối viên Knowlton ngồi một mình trong buồng của mình, cố tập trung vào công việc nhưng không được. Đầy lo lắng, anh ta xem lại đoạn video và suốt một giờ qua vẫn đang phân tích đoạn độc thoại dài chín phút nửa thiên tài nửa điên cuồng.

Knowlton tua lại từ đầu, tìm kiếm bất kỳ manh mối nào anh ta có thể bỏ sót. Anh ta bỏ qua tấm biển chìm dưới nước… bỏ qua cái túi treo lơ lửng đựng đầy thứ chất lỏng màu nâu vàng đùng đục… và tìm tới khoảnh khắc cái bóng có mũi chim xuất hiện – một cái bóng dị dạng in lên vách hang đang nhỏ nước… được thắp một quầng sáng đỏ yếu ớt.

Knowlton lắng nghe giọng nói đã bị bóp méo, cố giải mã thứ ngôn ngữ phức tạp. Đoạn độc thoại trôi qua khoảng một nửa, cái bóng trên tường đột nhiên phình to hơn và âm thanh giọng nói tăng hẳn.

“Địa ngục của Dante không phải hư cấu… nó là lời tiên tri!

Nỗi thống khổ cùng cực. Những bất hạnh giày vò. Đây là viễn cảnh của ngày mai.

Nhân loại, nếu không được kìm hãm, sẽ giống như một đại dịch, một thứ ung thư… Dân số đang tăng lên qua mỗi thế hệ kế tiếp nhau cho tới khi những tiện nghi trần tục từng nuôi dưỡng đức hạnh và tình huynh đệ của chúng ta mai một thành hư không… khơi gợi những con quái vật ngay trong chúng ta… tranh đấu sống mái để nuôi sống con cháu chúng ta.

Đây chính là địa ngục chín tầng của Dante.

Đây là những gì đang chờ đợi.

Khi tương lai lao thẳng vào chúng ta, được tiếp sức bằng phép toán học kinh khủng của Malthus, chính là lúc chúng ta chao đảo bên trên tầng địa ngục thứ nhất… chuẩn bị rơi xuống nhanh hơn chúng ta hình dung.”

Knowlton cho dừng đoạn video. Toán học của Malthus ư? Tìm kiếm nhanh trên Internet cung cấp cho anh ta thông tin về một nhà toán học kiêm nhân khẩu học nổi bật người Anh ở thế kỷ XIX có tên Thomas Robert Malthus, người đã dự đoán sự sụp đổ tất yếu trên toàn cầu do tình trạng quá tải dân số.

Knowlton lo sợ khi thấy tiểu sử Malthus còn có cả một đoạn trích bi quan từ cuốn sách Luận về nguyên tắc dân số của ông.

“Sức mạnh của dân số vượt xa sức mạnh tạo ra sinh kế cho con người trên trái đất, đến mức tình trạng chết yểu sẽ viếng thăm loài người dưới một hình thức nào đó. Những thói xấu của loài người chính là tác nhân tích cực cho việc giảm dân số. Nhiều nhan nhản, chúng là điềm báo trước cho sự hủy diệt, và thường tự chúng sẽ hoàn tất công việc kinh khủng ấy. Nhưng nếu chúng thất bại trong cuộc chiến tiêu diệt này, mùa đau ốm, các căn bệnh, trận dịch, và dịch hạch sẽ tràn tới mạnh mẽ và quét một lúc hàng nghìn hàng vạn người. Nếu thành công vẫn chưa trọn vẹn, nạn đói không thể tránh khỏi sẽ lén theo sau, và bằng một đòn khủng khiếp sẽ đưa dân số về tương ứng với lương thực của thế giới.”

Tim đập thình thịch, Knowlton nhìn lại hình ảnh đang tạm dừng của bóng đen có mũi hình mỏ chim.

Nhân loại, nếu không được kìm hãm, sẽ giống như một thứ ung thư.

Nếu không được kìm hãm. Knowlton không thích cách nói đó lắm.

Ngón tay đầy do dự, anh ta cho đoạn video chạy tiếp.

Giọng nói bị bóp méo tiếp tục vang lên.

“Không làm gì tức là đón chào địa ngục của Dante… chật chội và đói khát, đắm đuối trong Tội lỗi.

Và ta mạnh dạn hành động.

Một số kẻ sẽ co rúm lại vì sợ hãi, nhưng sự cứu rỗi nào cũng có giá của nó.

Sẽ có ngày thế giới hiểu rõ sự hy sinh cao cả của ta.

Vì ta là Cứu rỗi.

Ta là Vong linh.

Ta là cảnh cửa đi vào kỷ nguyên Hậu loại người.”


Cung điện Vecchio giống hệt một quân cờ khổng lồ. Với phần mặt tiền hình tứ giác vững chãi và những bức tường có lỗ châu mai vuông vức, tòa cung điện hình quân xe đồ sộ này tọa lạc ở vị trí rất phù hợp, trấn giữ góc đông nam của Quảng trường Signoria.

Tòa tháp duy nhất rất lạ thường của cung điện, vươn lên ở trung tâm pháo đài vuông vức này, như một mặt cắt rất đặc trưng in trên đường chân trời và trở thành một biểu tượng độc nhất vô nhị của Florence.

Là trung tâm quyền lực của chính quyền Ý, tòa cung điện khiến cho những vị khách tới đây có ấn tượng đặc biệt về vô số tượng nam giới. Tượng thần biển Neptune vạm vỡ của Ammannati đứng khỏa thân trên lưng bốn con hải mã – biểu tượng cho địa vị thống trị của Florence trên biển. Một bản sao tượng David của Michelangelo – nhân vật nam giới khỏa thân được chiêm ngưỡng nhiều nhất trên thế giới – đứng kiêu hãnh ngay lối vào cung điện. Cùng nhập hội với David là Hercules và Cacus – hai nhân vật nam khỏa thân khổng lồ khác – phối hợp cùng những dâm thần của Neptune, chào đón các vị khách tới cung điện bằng cách phô ra hơn một tá dương vật.

Thông thường, những lần tới tham quan Cung điện Vecchio của Langdon đều bắt đầu từ Quảng trường Signoria - một trong những quảng trường anh ưa thích nhất ở châu Âu, mặc dù nó có quá nhiều tượng nam giới khỏa thân. Sẽ không thể coi là đã tới thăm quảng trường nếu chưa nhâm nhi một tách cà phê espresso tại quán Caffè Rivoire, rồi chiêm ngưỡng những chú sư tử nhà Medici tại Loggia dei Lanzi – khu trưng bày tượng điêu khắc ngoài trời của quảng trường.

Những hôm nay, Langdon và người bạn đồng hành dự định tiến vào cung điện Vecchio qua Hành lang Vasari, giống như các công tước nhà Medici vẫn thường làm lúc sinh thời – đi qua Bảo tàng Uffizi nổi tiếng và bám theo hành lang uốn lượn phía trên những cây cầu, đường sá và qua những tòa nhà, tiến thẳng vào trung tâm của cung điện cũ. Cho đến lúc này, họ chưa hề nghe thấy tiếng bước chân bám theo phía sau, nhưng Langdon vẫn rất sốt ruột mong thoát ra khỏi hành lang.

Giờ thì chúng mình đến nơi rồi, Langdon nhận ra như vậy, mắt hướng về cánh cửa gỗ nặng nề trước mặt. Lối vào cung điện cũ.

Cánh cửa đó, mặc dù có kết cấu khóa chắc chắn, vẫn được gia cố thêm một then ngang, hình thành một lối thoát khẩn cấp đồng thời ngăn bất kỳ kẻ nào ở phía bên kia xâm nhập vào Hành lang Vasari mà không có thẻ từ.

Tiếng ổ khóa nảy lên.

Ô cửa gỗ hé ra vài phân, Langdon ghé mắt nhìn ra bên ngoài. Một hốc phòng nhỏ. Vắng vẻ. Im ắng.

Khẽ thở phào, Langdon bước qua cửa và ra hiệu cho Sienna theo sau.

Chúng ta đã vào trong.

Đứng bên trong một hốc phòng đâu đó trong Cung điện Vecchio, Langdon đợi một lát và cố gắng trấn tĩnh lại. Trước mặt họ là một hành lang dài chạy vuông góc với hốc phòng. Bên trái họ, cách một quãng, có những tiếng nói vọng lên hành lang, bình tĩnh và vui vẻ. Cung điện Vecchio, giống như Điện Capitol ở Hoa Kỳ, vừa là điểm du lịch vừa là trụ sở làm việc của chính phủ. Vào giờ này, những giọng nói họ đang nghe thấy chắc chắn là của các viên chức đang hối hả ra vào văn phòng, sẵn sàng cho một ngày làm việc mới.

Langdon và Sienna nhích dần trong hành lang và ngó qua góc tường. Đúng như dự đoán, phía cuối hành lang là một tiền sảnh có hơn chục viên chức chính quyền đứng nhâm nhi cà phê espressi buổi sáng và chuyện phiếm với đồng nghiệp trước giờ làm việc

“Bích họa Vasari”, Sienna thì thào, “anh nói nó ở trong Sảnh Năm trăm phải không?”

Langdon gật đầu và chỉ qua tiền sảnh đông đúc về phía một khuôn cửa trổ thẳng vào một hành lang đá. “Rất tiếc, lại phải đi qua tiền sảnh đó.”

“Anh chắc chứ?”

Langdon gật đầu. “Chúng ta sẽ không có cách nào vượt qua đó mà không bị phát hiện.”

“Họ đều là nhân viên chính phủ. Họ sẽ không quan tấm đến chúng ta đâu. Cứ việc đi tới như thể anh là người ở đây.”

Sienna tiến lại, nhẹ nhàng vuốt phẳng chiếc áo vét hiệu Brioni của Langdon và chỉnh lại cổ áo. “Trông anh bảnh rồi đấy, Robert.” Cô e thẹn mỉm cười nhìn anh, chỉnh lại áo len của mình, và bước ra.

Langdon vội vã bám theo cô, cả hai đường hoàng sải bước về phía tiền sảnh. Khi họ bước vào, Sienna bắt đầu nói với anh rất nhanh bằng tiếng Ý – chuyện gì đó liên quan đến bảo hộ nông trại – say sưa khoa chân múa tay trong lúc nói. Họ tiến thẳng tới bức tường ngoài cùng, giữ một khoảng cách với những người khác. Langdon vô cùng ngạc nhiên vì đúng là không hề có một nhân viên nào để ý đến họ.

Khi đã đi qua tiền sảnh, họ nhanh chóng tiếp cận hành lang. Langdon nhớ lại Chương trình biểu diễn kịch Shakespeare. Yêu nữ láu cá. “Cô đúng là một diễn viên”, anh thì thào.

“Tôi buộc phải làm thế”, cô đáp lời, giọng có phần xa cách kỳ lạ.

Lại một lần nữa, Langdon cảm thấy có điều gì đó trong quá khứ của người phụ nũ trẻ này còn đau đớn hơn cả những gì anh biết, và càng lúc càng hối hận vì đã lôi cô vào tình huống rắc rối nguy hiểm cùng mình. Anh tự nhủ rằng lúc này chưa có gì xong xuôi cả, ngoại trừ nhìn nhận cho thấu đáo.

Cứ tiếp tục bơi qua đường hầm… và cầu mong nhìn thấy ánh sáng.

Khi tới gần khuôn cửa, Langdon thở phào nhận thấy trí nhớ của mình vẫn rất tốt. Một tấm biển nhỏ có mũi tên chỉ qua góc tường vào hành lang cùng lời ghi: IL SALONE DEI CINQUECENTO. Sảnh Năm trăm, Langdon nghĩ, tự hỏi không biết những câu trả lời nào đang đợi họ bên trong. Chỉ có thể nắm bắt được chân lý qua cặp mắt chết chóc. Điều này có nghĩa là gì nhỉ?

“Có thể phòng vẫn khóa”, Langdon lưu ý khi họ đến gần góc tường. Mặc dù Sảnh Năm trăm là một điểm du lịch quen thuộc nhưng sáng nay lại chưa mở cửa.

“Anh có nghe thấy tiếng đó không?”, Sienna hỏi, và dừng phắt lại

Langdon đã nghe thấy. Có tiếng ầm ì rất to tiến lại gần ngay chỗ góc tường. Xin hãy nói với tôi rằng đó không phải là một chiếc máy bay không người lái trong nhà. Rất thận trọng, Langdon ngó qua góc ô cửa. Cách đó ba mươi thước là một cánh cửa gỗ đơn giản kỳ lạ mở vào Sảnh Năm trăm. Rất tiếc, chính giữa cửa lại là một nhân viên bảo vệ to béo đang đẩy cỗ máy đánh bóng sàn chạy điện theo vòng tròn.

Nhân viên gác cửa.

Langdon chú ý đến ba biểu tượng trên một tấm biển nhựa bên ngoài cửa. Ngay cả những nhà biểu tượng học ít kinh nghiệm nhất cũng nhận ra các biểu tượng quen thuộc này: Một máy quay có dấu X, một cốc uống nước có dấu X, và hai hình người, một nam và một nữ.

Langdon hành động ngay, sải bước nhanh về phía nhân viên bảo vệ, hơi chậm bước khi lại gần người đó hơn. Sienna rảo bước sát theo sau anh.

Nhân viên bảo vệ ngước lên, có vẻ hơi giật mình. “Xin lỗi!” Ông ta giơ tay chặn Langdon và Sienna lại.

Langdon mỉm cười khổ sở, đúng hơn là nhăn nhó với ông ta và ra hiệu về phía mấy biểu tượng gần cửa. “Nhà vệ sinh”, anh nói, giọng anh cuống quýt. Đó không phải là một câu hỏi.

Ông bảo vệ lưỡng lự một chút, vẻ sẵn sàng từ chối yêu cầu của họ, nhưng cuối cùng nhìn thấy dáng đi không lấy gì làm thoải mái của Langdon, ông ta gật đầu vẻ thông cảm và vẫy tay cho họ qua.

Khi tới cửa, Langdon nháy mắt nhanh với Sienna. “Lòng trắc ẩn là một ngôn ngữ phổ thông.”


Đã có thời, Sảnh Năm trăm là gian phòng rộng nhất thế giới. Nó được xây dựng năm 1494 để làm nơi hội họp cho toàn thể Consiglio Maggiore – Đại hội đồng gồm đúng năm trăm ủy viên của nền Cộng hòa – vì thế thành tên của sảnh. Vài năm sau, theo lệnh của Cosimo I, phòng được cải tạo và mở rộng đáng kể. Cosimo I, nhân vật quyền thế nhất nước Ý, đã chọn Giorgio Vasari làm giám công kiêm kiến trúc sư của dự án.

Để hoàn thành công trình đặc biệt này, Vasari đã cho nâng phần mái cũ và cho ánh sáng tự nhiên tràn vào qua các cửa sổ con rất cao ở cả bốn mặt gian phòng, tạo thành một không gian trang nhã trưng bày những bức tranh, tác phẩm điêu khắc và kiến trúc đẹp nhất của Florence.

Sàn của gian phòng này luôn thu hút ánh mắt của Langdon trước tiên, vì nó như tuyên bố rằng đây không phải là một không gian bình thường. Phần sàn bằng đá son cùng hệ thống đường kẻ ô màu đen tạo cho không gian rộng một nghìn một trăm mười lăm mét vuông này vẻ vững chải, sâu và cân bằng.

Langdon từ từ nhướng mắt nhìn về đầu kia của gian phòng, nơi sáu bức điêu khắc - Những kỳ công của Hercules – xếp hàng dọc theo tường như một toán binh sĩ. Langdon cố ý bỏ qua tác phẩm Hercules và Diomedes vẫn thường xuyên bị chê bai, mô tả những thân hình trần truồng mắc cứng trong một trận đấu vật trông rất quyết liệt, với động tác “bóp dương vật” đầy tính sáng tạo vẫn luôn khiến Langdon phát hãi.

Dễ bắt mắt hơn là tác phẩm Thần Chiến thắng đẹp mê hồn của Michelangelo đứng ở bên trái, choán hết hốc chính giữa của bức tường phía nam. Cao gần ba mét, tác phẩm điêu khắc này dự định dành cho phần mộ của vị giáo hoàng gây nhiều tranh cãi Julius II – được mệnh danh là Đức Thánh Cha Đáng sợ - một nhiệm vụ Langdon luôn thấy rất châm biếm, nếu xét đến quan điểm về tình dục đồng giới của Vatican. Bức tượng mô tả Tommaso dei Cavalieri, chàng thanh niên mà Michelangelo yêu say đắm và cũng là người ông viết tặng hơn ba trăm bài thơ.

“Tôi không thể tin là mình lại chưa bao giờ đến đây!”, Sienna thì thào bên cạnh anh, giọng cô đột nhiên nhẹ nhàng và đầy thành kính. “Nơi này… đẹp quá!”

Langdon gật đầu, nhớ lại lần đầu anh tới thăm khu vực này, nhân một buổi hòa nhạc cổ điển đặc biệt của nghệ sĩ piano lừng danh thế giới Mariele Keymel. Mặc dù đại sảnh này là nơi hội hợp chính trị và thiết triều của ngài Đại Công tước, nhưng giờ đây nó được dành cho các nhạc sĩ, nhà diễn thuyết và những buổi dạ tiệc – từ sử gia nghệ thuật Maurizio Seracini đến dạ tiệc khai trương chỉ có hai màu đen-trắng của Bảo tàng Gucci. Nhiều lúc Langdon tự hỏi Cosimo I sẽ cảm thấy thế nào về chuyện phải chia sẻ đại sảnh riêng vốn rất chân phương của mình với các vị CEO và người mẫu thời trang.

Langdon hướng ánh mắt sang những bức bích họa đồ sộ tô điểm cho các bức tường. Lịch sử kỳ lạ của chúng còn bao gồm kỹ thuật vẽ thử nghiệm bất thành của Leonardo da Vinci, với kết quả là một “kiệt tác tan chảy”. Cũng đã từng có một “cuộc thi tài” nghệ thuật do Piero Soderini và Machiavelli dẫn dắt, sử dụng hai người khổng lồ của thời Phục Hưng – Michelangelo và Leonardo – đấu với nhau, bằng cách ra lệnh cho họ sáng tạo ra những bích họa ở các bức tường đối diện nhau trong cùng một căn phòng.

Tuy nhiên, hôm nay, Langdon quan tâm đến một trong những điểm kỳ quặc mang tính lịch sử khác của căn phòng này.

Cerca trova.

“Cái nào là của Vasari?”, Sienna hỏi, đưa mắt nhìn các bích họa.

“Gần như tất cả”, Langdon đáp, biết rõ việc để cải tạo căn phòng, Vasari cùng các phụ tá đã phải vẽ lại gần như mọi thứ bên trong, từ những bức bích họa nguyên gốc tới ba mươi chín ô trang trí phần trần “treo” nổi tiếng của gian phòng.

“Nhưng bích họa kia”, Langdon nói, chỉ bức bích họa ở bên phải họ, “mới là bức chúng ta muốn xem – Trận Marciano của Vasari”.

Bức tranh mô tả cảnh đối đầu quân sự quả là đồ sộ - dài một trăm sáu mươi lăm mét và cao hơn ba tầng nhà. Nó được khắc họa bằng các gam màu nâu đỏ và xanh lục – một đại cảnh dữ dội với lính, ngựa, giáo mác cùng những lá cờ va đụng nhau trên một sườn đồi ở vùng quê.

“Vasari, Vasari”, Sienna thì thào. “Và thông điệp bí mật của ông ấy được giấu đâu đó trong bức tranh ấy ư?”

Langdon gật đầu trong lúc nheo mắt nhìn lên đỉnh bức bích họa khổng lồ, cố gắng định vị lá cờ trận màu lục đặc biệt, Vasari đã vẽ lên đó thông điệp bí ẩn của ông - CERCA TROVA. “Gần như không thể nhìn thấy từ dưới này mà không dùng ống nhòm”, Langdon nói, chỉ tay lên bức tranh, “nhưng ở khoang giữa trên cùng, ngay phía dưới hai ngôi nhà nông trại trên sườn đồi, có một lá cờ màu xanh lục hơi nghiêng nhỏ xíu và…”

“Tôi nhìn thấy rồi”, Sienna nói, tay chỉ lên góc trên bên phải, rất đúng vị trí.

Langdon ao ước có được cặp mắt tinh tường hơn.

Hai người bước lại gần bức bích họa cao ngất, Langdon ngước nhìn vẻ tráng lệ của nó. Cuối cùng, họ đã ở đây. Vấn đề duy nhất lúc này là Langdon không biết chắc tại sao họ lại đến đây. Anh đứng im lặng rất lâu, đăm đăm nhìn những chi tiết trong kiệt tác của Vasari.

Nếu ta thất bại… khi đó tất cả sẽ chết.

Một cánh cửa hé mở phía sau họ, và ông bảo vệ cùng cái máy lau sàn ngó vào, vẻ ngập ngừng. Sienna vẫy tay chào đầy thân thiện. Ông bảo vệ nhìn họ một lát rồi khép cửa lại.

“Chúng ta không có nhiều thời gian đâu, Robert”, Sienna giục. “Anh cần nghĩ xem. Bức tranh có gợi cho anh điều gì không? Bất kỳ ký ức gì không?”

Langdon chăm chú nhìn cảnh chiến trận hỗn loạn phía trên họ.

Chỉ có thể nắm bắt được chân lý qua cặp mắt chết chóc.

Langdon từng nghĩ có lẽ trong bức bích họa có một xác chết với ánh mắt vô hồn nhìn về phía một manh mối nào đó trong bức tranh… hoặc thậm chí là một vị trí nào đó trong gian phòng. Tiếc thay, lúc này Langdon thấy rằng có đến hàng chục xác chết trong bức bích họa, và không cái xác nào đáng chú ý cũng như không có cặp mắt người chết nào hướng tới bất kỳ nơi nào đặc biệt.

Chỉ có thể nắm bắt được chân lý qua cặp mắt chết chóc ư?

Anh cố gắng mường tượng các đường kết nối từ xác chết này tới xác chết khác, băn khoăn không biết có thể tạo ra hình thù gì không nhưng chẳng thấy gì cả.

Đầu Langdon lại căng rần rật trong lúc cố lục tung những tầng sâu trí nhớ của mình. Đâu đó, giọng của người phụ nữ tóc bạc vẫn thì thầm: Hãy tìm kiếm và sẽ thấy.

“Tìm cái gì chứ?”, Langdon muốn hét to lên.

Anh cố nhắm mắt lại và từ từ thở ra. Anh xoay vai vài lần và cố gắng giải phóng mình khỏi tất cả những suy nghĩ có ý thức, hy vọng chạm đến bản năng sâu thẳm.

Rất xin lỗi.

Vasari.

Cerca trova.

Chỉ có thể nắm bắt được chân lý qua cặp mắt chết chóc.

Bản năng mách bảo, chắc chắn anh đã tìm đúng chỗ. Và dù lúc này không hiểu nổi tại sao, anh vẫn có cảm nhận rõ rệt rằng chẳng mấy chốc mình sẽ thông suốt mọi chuyện.

Đặc vụ Brũder hững hờ nhìn đống quần áo chẽn nhung màu đỏ trong tủ trưng bày trước mắt mình và rủa thầm. Đội SRS của anh ta đã lục soát khắp khu trưng bày phục trang, nhưng không tìm thấy Langdon và Sienna Brooks ở đâu cả.

Giám sát và hỗ trợ phản ứng, anh ta giận dữ nghĩ. Kể từ lúc nào một thằng cha giáo sư đại học lại thoát khỏi tay SRS chứ? Bọn họ biến đi chỗ quái nào rồi!

“Mọi lối ra đều đã phong tỏa”, một người của anh ta khẳng định. “Khả năng duy nhất là bọn họ vẫn còn trong khu vườn.”

Điều này dường như khá hợp lý nhưng Brũder lại có cảm giác rằng Langdon và Sienna Brooks đã tìm được một lối thoát nào đó.

“Cho máy bay bay lại đi”, Brũder quát. “Và lệnh cho giới chức địa phương mở rộng phạm vi tìm kiếm bên ngoài các bức tường.” Mẹ kiếp!

Trong khi người của mình tỏa đi, Brũder vớ lấy điện thoại và gọi cho người có trách nhiệm. “Brũder đây”, anh ta nói. “Tôi e là chúng ta đang gặp phải vấn đề rất nghiêm trọng. Thực tế là rất nhiều vấn đề.”


Chỉ có thể nắm bắt được chân lý qua cặp mắt chết chóc.

Sienna lặp lại những từ này trong lúc tiếp tục xem xét từng phân một trong quang cảnh chiến trận dữ dội của Vasari, hy vọng có thể thấy chi tiết gì đó nổi bật.

Cô nhìn thấy những đôi mắt chết chóc ở khắp mọi nơi.

Bọn mình đang tìm kiếm cặp mắt nào đây?

Cô tự hỏi liệu cặp mắt chết chóc có ám chỉ tới những xác chết thối rữa rải rác khắp châu Âu do dịch hạch không.

Ít nhất điều đó cũng giải thích cho cái mặt nạ dịch hạch…

Bất ngờ, một bài đồng dao trẻ con nảy ra trong tâm trí Sienna: Cổ đeo chuỗi hồng hoa. Túi đầy cỏ với hoa. Hóa thành đám tro tàn. Tất cả đều ra ma.

Cô thường hát bài đồng dao này khi còn là một nữ sinh ở Anh cho tới khi nghe nói bài đồng dao xuất xứ từ trận dịch hạch ở London năm 1665. Người ta cho rằng, chuỗi hồng hoa là nói đến những cục hạch sưng tấy có quầng đỏ trên da phát triển thành chuỗi và là dấu hiệu cho thấy một người đã bị nhiễm bệnh. Người bệnh thường mang theo trong túi áo đầy các loại thảo dược hoặc hoa với hy vọng được bảo vệ trước mùi cơ thể đang bị hủy hoại của chính họ cũng như mùi hôi thối của cả thành phố, nơi hàng trăm nạn nhân dịch hạch bỏ mạng mỗi ngày, và xác họ được hỏa thiêu sau đó. Hóa thành đám tro tàn19. Tất cả đều ra ma.

19Nguyên tác là “Ashes, ashes”, vừa mang nghĩa là “tro tàn” sau khi người bệnh bị hỏa thiêu, nhưng cũng đồng âm với “Hắt xì” là dấu hiệu của hiện tượng chớm bệnh.

“Ơn chúa”, Langdon đột ngột buột miệng, xoay người về phía bức tường đối diện.

Sienna tò mò. “Có gì không ổn à?”

“Đó là tên một tác phẩm nghệ thuật từng được trưng bày ở đây. Ơn chúa.”

Bối rối, Sienna nhìn Langdon vội vã băng ngang phòng về phía một cánh cửa kính nhỏ và cố gắng mở ra. Cửa đã bị khóa. Anh áp mặt vào kính, khum hai bàn tay quanh mắt và nhìn vào bên trong.

Dù Langdon đang cố tìm kiếm cái gì, Sienna cũng hy vọng anh tìm thấy thật nhanh. Ông bảo vệ vừa xuất hiện lần nữa, lần này mang vẻ mặt nghi ngờ rất rõ ràng khi nhìn thấy Langdon đi tới săm soi một cánh cửa khóa kỹ.

Sienna rối rít vẫy tay với ông bảo vệ, nhưng ông ta lạnh lùng nhìn cô một lúc lâu và đi mất.

Lo Studiolo.

Nằm phía sau cánh cửa kính, ngay đối diện mấy từ cerca trova được giấu kỹ trong Sảnh Năm trăm, là một gian nhỏ xíu không có cửa sổ. Được Vasari thiết kế như một phòng làm việc bí mật cho Công tước Francesco I, gian Studiolo vuông vức có trần uốn thành vòm tròn như hầm rượu, khiến cho người ở bên trong có cảm giác như đang ở trong một hòm châu báu cỡ lớn.

Rất phù hợp là nội thất gian phòng cũng lấp lánh những món đồ đầy thẩm mỹ. Hơn ba mươi bức tranh hiếm có trang hoàng cho những bức tường và trần nhà, được treo sát nhau đến mức không còn không gian trống nào trên tường. Cú ngã của Icarus… Phúng dụ đời người… Mẹ Thiên nhiên tặng Prometheus bảo ngọc…

Lúc nhìn qua lớp kính vào không gian rực rỡ phía sau, Langdon thì thào với chính mình “Cặp mắt chết chóc”.

Lần đầu tiên Langdon ở bên trong Lo Studiolo là cách đây vài năm, trong một chuyến tham quan riêng theo các lối đi bí mật của cung điện. Anh đã sững sờ khi biết có vô số cánh cửa, cầu thang và lối đi bí mật trong cung điện, chẳng khác gì tổ ong, kể cả một vài hạng mục được giấu kín phía sau những bức vẽ bên trong Lo Studiolo.

Tuy nhiên, các lối đi bí mật không phải là thứ khiến Langdon quan tâm. Thay vào đó, anh chú ý đến một tác phẩm nghệ thuật hiện đại rất táo bạo được trưng bày ở đây – Ơn Chúa – một tác phẩm gây tranh cãi của Damien Hirst, từng gây sóng gió khi xuất hiện bên trong Studiolo lừng danh của Vasari.

Một cái khuôn đầu lâu kích thước thật bằng platinum đặc, bề mặt phủ kín hơn tám nghìn viên kim cương nạm sáng lấp lánh hiện ra. Hiệu ứng vô cùng ấn tượng. Hai hốc mắt trống rỗng của cái sọ lấp loáng ánh sáng và đầy sức sống, tạo ra một cặp biểu tượng đối lập nhau – sự sống và cái chết, vẻ đẹp và sự hãi hùng. Mặc dù cái sọ kim cương của Hirst đã bị chuyển khỏi Lo Studiolo từ lâu nhưng ký ức về nó đã làm Langdon nảy ra một ý tưởng.

Cặp mắt chết chóc, anh nghĩ bụng. Một cái đầu lâu là chuẩn xác, phải không nhỉ?

Đầu lâu là một chủ đề thường xuyên xuất hiện trong Hỏa Ngục của Dante, nổi tiếng nhất là hình phạt tàn khốc đối với Bá tước Ugolino ở tầng địa ngục thấp nhất – ông ta bị kết án phải mãi mãi gặm đầu lâu của một vị tổng giám mục xấu xa.

Phải chăng bọn mình đang tìm một cái đầu lâu?

Langdon biết rõ, gian Studiolo bí ẩn được xây dựng theo kiểu “tủ bách khoa toàn thư” truyền thống. Gần như tất cả bức vẽ của gian phòng đều lắp bản lề bí mật, có thể xoay thành những hộc tủ, nơi công tước cất giữ những món đồ lạ lùng mà ông quan tâm – các mẫu khoáng vật hiếm hoi, những sợi lông vũ đẹp mắt, một hóa thạch vỏ ốc anh vũ hoàn hảo, và thậm chí người ta còn cho rằng có cả xương ống chân của một nhà sư được trang trí bằng bạc.

Rất tiếc, Langdon ngờ rằng tất cả món đồ trong các hộc tủ đều đã được dọn đi từ lâu, và anh chưa từng nghe nói có bất kỳ hộp sọ nào được trưng bày ở đây, trừ tác phẩm của Hirst.

Suy nghĩ của anh bị đứt quãng bởi tiếng cửa đóng mạnh ở đầu sảnh bên kia. Những tiếng bước chân vội vã băng qua sảnh tiến lại rất nhanh.

“Thưa ông!”, một giọng nói giận dữ quát lên. “Sảnh này không mở cửa!”

Langdon quay lại nhìn thấy một nữ nhân viên đang tiến về phía mình. Cô ấy nhỏ, với mái tóc nâu cắt ngắn. Cô ấy đang mang bầu rất lớn. Người phụ nữ hối hả tiến lại phía họ, tay chỉ vào đồng hồ và lớn tiếng gì đó về việc khu vực này chưa mở cửa. Lúc tiến lại gần hơn, cô bắt gặp ánh mắt Langdon và lập tức dừng sững lại, sửng sốt đưa tay che miệng.

“Giáo sư Langdon!”, cô ấy kêu lên, vẻ bối rối. “Tôi xin lỗi! Tôi không biết anh ở đây. Chào mừng anh trở lại!”

Langdon cứng đờ người.

Anh tin chắc mình chưa bao giờ gặp người phụ nữ này trước đó.


“Tôi suýt nữa không nhận ra anh, thưa giáo sư!”, người phụ nữ nói bằng thứ tiếng Anh nằng nặng trong lúc tiến lại gần Langdon. “May nhờ trang phục của anh.” Cô mỉm cười trìu mến và gật đầu tán thưởng bộ cánh Brioni của Langdon. “Rất thời trang. Trông anh chẳng khác gì người Ý.”

Miệng Langdon khô khốc, nhưng anh cố nở một nụ cười nhã nhặn lúc người phụ nữ đến bên anh. “Xin… chào chị!”, anh ấp úng. “Chị khỏe không?”

Cô ấy bật cười, tay ôm lấy bụng. “Kiệt sức mất rồi. Con bé Catalina đêm nào cũng quẫy đạp.” Người phụ nữ nhìn quanh phòng, vẻ ngơ ngác. “Ngài Tiểu Mái vòm không hề nói anh sẽ quay lại đây hôm nay. Tôi cứ ngỡ ông ấy đi cùng anh?”

Ngài Tiểu Mái vòm ư? Langdon hoàn toàn không hiểu cô đang nói đến ai.

Người phụ nữ rõ ràng nhận ra vẻ bối rối của anh và phì cười trấn an. “Không sao, tất cả mọi người ở Florence đều gọi ông ấy bằng biệt danh đó. Ông ấy không bận tâm đâu.” Cô nhìn xung quanh. “Ông ấy dẫn anh vào à?”

“Đúng vậy”, Sienna lên tiếng và bước lại từ bên kia sảnh, “nhưng ông ấy có cuộc hẹn ăn sáng. Ông ấy nói các chị sẽ không phiền nếu chúng tôi ngắm nghía quanh quẩn ở đây”. Sienna nhiệt tình chìa tay ra. “Tôi là Sienna. Em gái của anh Robert.”

Người phụ nữ bắt tay Sienna có phần hơi quá trịnh trọng. “Tôi là Marta Alvarez. Cô thật là may mắn vì có hẳn giáo sư Langdon làm hướng dẫn viên riêng.”

“Vâng”, Sienna tán dương, cố giấu động tác đảo mắt. “Anh ấy rất thông minh.”

Không khí chợt im ắng và có phần gượng gạo khi người phụ nữ ngắm nhìn Sienna. “Buồn cười nhỉ”, cô ấy nói, “tôi chẳng thấy có nét nào giống nhau. Có lẽ trừ chiều cao của cô.”

Langdon cảm thấy như sắp có vụ va chạm tàu hỏa đến nơi. Ngay lúc này hoặc hết cơ hội.

“Marta”, Langdon ngắt lời, hy vọng mình đã nghe chính xác tên của người phụ nữ. “Tôi xin lỗi làm phiền chị nhưng… tôi đoán có lẽ chị biết lý do vì sao tôi lại ở đây.”

“Nói thật là không hề”, cô ấy trả lời, mắt hơi nheo lại. “Tôi không tài nào tưởng tượng được là anh đang làm gì ở đây.”

Tim Langdon đập rộn lên, và trong khoảnh khắc im lặng gượng gạo sau đó, anh nhận ra canh bạc của mình sắp thua đến nơi. Đột nhiên Marta nhoẻn miệng rồi bật cười to.

“Thưa giáo sư, tôi đùa thôi! Dĩ nhiên, tôi có thể đoán tại sao anh quay lại. Thành thật mà nói, tôi không biết tại sao anh lại thấy việc đó thú vị, nhưng vì anh và ngài Tiểu Mái vòm đã bỏ gần một tiếng trên đó đêm qua nên tôi đoán anh quay lại để cho em gái anh xem phải không?”

“Phải …”, anh vội đáp. “Chính xác đấy. Tôi rất muốn chỉ cho Sienna xem, nếu việc đó không… phiền?”

Marta ngước nhìn lên ban công tầng hai và nhún vai: “Không sao. Tôi cũng lên đó bây giờ.”

Tim Langdon đập rộn lên khi anh nhìn lên ban công tầng hai ở phía sau sảnh. Mình đã ở trên đó tối qua ư? Anh chẳng nhớ gì cả. Cái ban công ấy, anh biết rõ, ngoài việc ở đúng độ cao với mấy từ cerca trova, còn là lối vào bảo tàng của cung điện, nơi Langdon luôn tới thăm mỗi khi anh ở đây.

Marta định dẫn họ đi qua sảnh thì chợt dừng lại, như thể vừa nghĩ ra gì đó. “Này, giáo sư, chẳng lẽ chúng ta không thể tìm được thứ gì đó đỡ kinh dị hơn cho cô em gái đáng yêu của anh xem à?”

Langdon chẳng biết nói sao.

“Chúng ta sẽ xem thứ kinh dị à?”, Sienna hỏi. “Cái gì thế? Anh ấy không hề nói với tôi.”

Marta mỉm cười duyên dáng và liếc nhìn Langdon. “Giáo sư, anh có muốn tôi cho em gái anh biết về nó không, hay anh muốn tự mình làm việc đó hơn?”

Langdon gần như vồ lấy cơ hội đó. “Tất nhiên rồi, Marta, tại sao chị không kể cho cô ấy nghe chứ?”

Marta quay lại phía Sienna, nói rất chậm rãi. “Tôi không biết anh trai cô đã kể với cô những gì, nhưng chúng ta sẽ lên bảo tàng để xem một cái mặt nạ rất khác thường.”

Mắt Sienna hơi mở to. “Mặt nạ gì cơ? Có phải cái mặt nạ dịch hạch xấu òm người ta vẫn đeo dịp Carnevale không?”

“Đoán giỏi lắm”, Marta nói, “nhưng không, không phải mặt nạ dịch hạch đâu. Là một loại mặt nạ khác hẳn. Người ta gọi là mặt nạ người chết.”

Marta nghe rõ tiếng Langdon há miệng sửng sốt. Cô lừ mắt nhìn anh, rõ ràng nghĩ rằng anh đang cố tình tỏ ra kịch tính một cách thái quá để dọa cô em gái.

“Đừng có nghe anh trai cô”, cô ấy nói. “Mặt nạ người chết là một phong tục rất phổ biến vào thế kỷ XVI. Về cơ bản nó chỉ là cái khuôn thạch cao theo đúng gương mặt của ai đó, được đúc một thời gian sau khi người đó qua đời.”

Mặt nạ người chết. Langdon cảm thấy tia sáng đầu tiên kể từ lúc anh tỉnh lại ở Florence. Hỏa Ngục của Dante… Nhìn qua cặp mắt chết chóc. Mặt nạ!

Sienna lên tiếng hỏi, “Người ta dùng khuôn mặt ai để đúc chiếc mặt nạ?!”

Langdon đặt tay lên vai Sienna và cố gắng trả lời một cách bình thản nhất. “Một thi sĩ nổi tiếng của Ý. Tên ông ấy là Dante Alighieri.”


Mặt trời Địa Trung Hải chiếu rực rỡ trên boong tàu The Mendacium trong lúc nó lắc lư theo những đợt sóng trên biển Adriatic. Cảm thấy mệt mỏi, Thị trưởng uống cạn ly Scotch thứ hai và thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ phòng làm việc.

Tin tức từ Florence không được tốt.

Có lẽ một phần do lần đầu tiên uống rượu sau một thời gian rất dài, nên ông ta cảm thấy mất phương hướng và bất lực một cách lạ lùng, như thể con tàu này đã mất động cơ và đang trôi nổi vô định theo thủy triều.

Cảm giác là một điều rất xa lạ với Thị trưởng. Trong thế giới của ông ta, luôn tồn tại một thứ la bàn đáng tin cậy – quy trình – và nó chưa bao giờ chỉ đường sai cả. Quy trình là thứ giúp ông ta đưa ra những quyết định khó khăn mà không cần phải xem xét lại.

Cũng chính quy trình yêu cầu phải từ chối Vayentha, và Thị trưởng thực hiện việc đó không chút do dự. Ta sẽ xử lý cô ả ngay khi vụ khủng hoảng hiện tại chấm dứt.

Cũng chính quy trình đòi hỏi Thị trưởng biết về các khách hàng của mình càng ít càng tốt. Cách đây rất lâu ông ta đã quyết định rằng Consortium không có trách nhiệm đạo đức để phán xét họ.

Cung cấp dịch vụ.

Tin tưởng khách hàng.

Không đặt câu hỏi.

Giống như lãnh đạo của hầu hết các công ty khác, Thị trưởng chỉ cung cấp dịch vụ với giả định rằng các dịch vụ ấy sẽ được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp. Nói cho cùng, hãng Volvo không có trách nhiệm bảo đảm rằng những bà mẹ nôn nóng20 sẽ không phóng nhanh qua khu vực trường học, cũng chẳng khác gì việc hãng Dell sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có ai đó sử dụng một máy tính của họ để tấn công tài khoản ngân hàng.

20Nguyên văn: “soccer mom”, chỉ những phụ nữ trung lưu sống ở ngoại ô Bắc Mỹ, dành phần lớn thời gian chở con cái tới các sự kiện thể thao hoặc hoạt động khác. Cụm từ này dần mang nghĩa tiêu cực vì những phụ nữ này thường bị phê phán về việc ép con cái tham giá quá nhiều hoạt động ngoại khóa thay vì để cho chúng được sống đúng tuổi thơ.

Còn lúc này, trước tất cả mọi chuyện đang diễn ra, Thị trưởng thầm rủa cái đầu mối liên hệ đáng tin cậy đã giới thiệu vị khách hàng này cho Consortium.

“Ông ấy sẽ không đòi hỏi nhiều về hậu mãi và chi tiền rất hào phóng”, đầu mối liên hệ quả quyết với ông ta. “Ông ấy rất giỏi, là một siêu sao trong lĩnh vực của mình, và vô cùng giàu có. Ông ấy chỉ cần biến mất trong một hoặc hai năm thôi. Ông ấy muốn mua khoảng thời gian yên tĩnh để thực hiện một dự án quan trọng.”

Thị trưởng đã đồng ý mà không cần suy nghĩ nhiều. Bố trí chỗ lưu trú dài hạn luôn là dịch vụ dễ kiếm tiền, và Thị trưởng tin tưởng vào khả năng của đầu mối liên hệ.

Đúng như mong đợi, công việc đem lại bộn tiền.

Cho tới tuần trước.

Giờ đây, trước tình trạng hỗn loạn mà người đàn ông này gây ra, Thị trưởng thấy mình đi vòng quanh chai Scotch và đếm từng ngày mong cho trách nhiệm của mình với vị khách này nhanh kết thúc.

Điện thoại trên bàn réo vang, Thị trưởng nhận ra đó là Knowlton, một trong những điều phối viên hàng đầu của mình, đang gọi từ tầng dưới.

“Ừ”, ông ta đáp.

“Thưa ngài”, Knowlton bắt đầu nói, giọng đầy lo lắng. “Tôi không muốn làm phiền ngài chuyện này, nhưng có lẽ ngài đã biết, chúng ta có nhiệm vụ đăng tải một đoạn video lên cho truyền thông vào ngày mai.”

“Phải”, Thị trưởng trả lời. “Đã chuẩn bị xong chưa?”

“Đã xong, nhưng tôi nghĩ có lẽ ngài cầm xem trước khi đưa lên.”

Thị trưởng sững lại, không hiểu lời đề nghị. “Đoạn video có nhắc đến tên chúng ta hay làm ảnh hưởng thế nào đó đến chúng ta không?”

“Không, thưa ngài, nhưng nội dung khá phiền phức. Ông khách xuất hiện trên màn hình và nói…”

“Thôi đi”, Thị trưởng ra lệnh, sửng sốt vì một điều phối viên cao cấp lại dám đề xuất việc phá vỡ quy trình ngang nhiên như vậy. “Nội dung là thứ vô hình. Cho dù vấn đề gì thì đoạn video của ông ta cũng phải được công bố, dù qua hay không qua chúng ta. Ông khách đó có thể dễ dàng công bố đoạn video này bằng hình thức điện tử, nhưng ông ấy thuê chúng ta. Ông ấy trả tiền chúng ta. Ông ấy tin tưởng chúng ta.”

“Vâng, thưa ngài!”

“Anh không được trả tiền để làm một nhà phê bình phim”, Thị trưởng cảnh cáo. “Anh được trả tiền để giữ lời hứa. Hãy thực hiện công việc của mình.”

Trên cầu Ponte Vecchio, Vayentha vẫn đợi, đôi mắt sắc lẻm của ả quét qua hàng trăm gương mặt trên cầu. Ả rất cảnh giác và cảm thấy chắc chắn rằng Langdon chưa đi qua mặt mình, nhưng chiếc máy bay không người lái đã im tiếng, rõ ràng nhiệm vụ truy tìm của nó không còn cần thiết nữa.

Chắc Brũder đã tóm được anh ta.

Đầy miễn cưỡng, ả bắt đầu nghĩ tới viễn cảnh u ám về một phiên điều trần ở Consortium. Hay còn tệ hơn nữa.

Vayentha lại nghĩ tới hai đặc vụ đã từng bị từ chối… chẳng bao giờ còn nghe nói đến họ nữa. Chắc họ chỉ chuyển sang công việc khác, ả tự trấn an mình. Thế nhưng lúc này, ả đang tự hỏi liệu ả có nên phóng xe vào vùng đồi núi Tuscany, biến mất và sử dụng những kỹ năng của mình để bắt đầu một cuộc sống mới hay không.

Nhưng ta có thể trốn tránh họ được bao lâu?

Rất nhiều mục tiêu đã tận mắt chứng kiến khi Consortium đã để bạn vào tầm ngắm thì chuyện giữ bí mật trở thành điều ảo tưởng. Vấn đề chỉ là thời gian mà thôi.

Lẽ nào sự nghiệp của ta lại kết thúc như thế này? Ả tự hỏi, vẫn không tài nào chấp nhận được rằng công việc suốt mười hai năm ròng rã của ả ở Consortium lại chấm hết vì một loạt những sự cố không may. Suốt cả năm trời ả đã thận trọng giám sát những nhu cầu của vị khách hàng mắt xanh. Ông ấy nhảy lầu tự sát đâu phải lỗi của ta… và dường nhu ta đang rơi theo ông ấy.

Cơ hội chuộc tội duy nhất của ả là qua mặt được Brũder… nhưng ngay từ đầu ả đã biết đây là một việc ít có khả năng thành công.

Đêm qua ta đã có cơ hội, nhưng ta lại thất bại.

Lúc miễn cưỡng quay lại chiếc xe máy của mình, Vayentha đột nhiên nhận ra một âm thanh phía xa… tiếng rít chói lói quen thuộc.

Ngỡ ngàng, ả ngước nhìn lên. Trước vẻ ngạc nhiên của ả, chiếc trực thăng giám sát không người lái vừa cất cánh trở lại, lần này gần phía đầu kia của Cung điện Pitti. Vayentha nhìn theo trong lúc chiếc máy bay nhỏ xíu bắt đầu bay thành vòng tròn phía trên cung điện.

Chiếc máy bay trở lại hoạt động chỉ có thể đồng nghĩa với một việc.

Họ vẫn chưa tóm được Langdon!

Anh ta ở chỗ quái nào nhỉ?

Tiếng rít chói tai trên đầu lại kéo Tiến sĩ Elizabeth Sinskey ra khỏi cơn mê. Chiếc máy bay lại bay lên à? Nhưng mình nghĩ…

Bà đổi tư thế trên băng ghế sau của chiếc xe thùng, nơi anh chàng đặc vụ trẻ vẫn ngồi bên cạnh. Bà lại nhắm mắt, cố chống lại cơn đau và buồn nôn. Nhưng chủ yếu là cố chống lại nỗi sợ hãi.

Thời gian đang cạn dần.

Mặc dù kẻ thù của bà đã nhảy lầu tự sát, bà vẫn thấy bóng của hắn trong những giấc mơ, thuyết giảng cho bà trong bóng tối của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

Rất cần người có hành động táo bạo, hắn ta tuyên bố, đôi mắt xanh lè lóe lên. Nếu không phải chúng ta, thì ai? Nếu không phải lúc này, thì bao giờ?

Elizabeth sẽ ngăn chặn hắn ngay khi có cơ hội. Bà sẽ không bao giờ quên lúc thoát vội khỏi cuộc gặp gỡ đó và lao vào ghế sau chiếc limousine, rồi băng qua Manhattan về phía Sân bay quốc tế JFK. Sốt ruột muốn biết ngay gã điên này là kẻ nào, bà rút điện thoại di động và nhìn kỹ tấm hình vừa chụp được.

Khi nhìn tấm hình, bà thốt lên kinh ngạc. Tiến sĩ Elizabeth Sinskey biết chính xác người đàn ông này lài ai. Tin mừng là rất dễ lần theo dấu vết hắn. Nhưng rủi thay hắn lại là một thiên tài trong lĩnh vực của mình – hắn lựa chọn trở thành một con người rất nguy hiểm.

Chẳng có gì sáng tạo… có sức phá hủy… hơn một bộ óc xuất chúng với một mục tiêu.

Lúc đến sân bay ba mươi phút sau đó, bà gọi cho đội của mình và đưa người đàn ông này vào danh sách theo dõi khủng bố sinh học của tất cả cơ quan chức năng trên thế giới – CIA, CDC, ECDC, và tất cả tổ chức tương tự trên toàn cầu.

Đó là những gì mình có thể làm cho tới khi trở lại Geneva, bà nghĩ.

Kiệt sức, bà mang hành lý tới quầy làm thủ tục và trao cho cô nhân viên hộ chiếu cùng vé của mình.

“Ồ, Tiến sĩ Sinskey”, cô nhân viên mỉm cười nói. “Một quý ông rất lịch thiệp vừa gửi một tin nhắn cho bà.”

“Sao cơ?”, Elizabeth không hề biết ai đó lại nắm được thông tin chuyến bay của bà.

“Ông ấy rất cao?”, cô nhân viên nói. “Với đôi mắt màu xanh lục?”

Elizabeth buông rơi hành lý. Ông ta ở đây ư? Bằng cách nào?! Bà nhìn quanh, săm soi những gương mặt phía sau mình.

“Ông ấy đã đi rồi”, cô nhân viên nói, “nhưng ông ấy muốn chúng tôi trao cho bà thứ này”. Cô ấy đưa cho Elizabeth một tờ giấy gấp lại.

Elizabeth run run mở tờ giấy và đọc lời nhắn viết bằng tay.

Đó là một câu trích nổi tiếng rút ra từ tác phẩm của Dante Alighieri.

“Những nơi tăm tối nhất của địa ngục

dành riêng cho những kẻ

giữ thái độ trung dung

trong những thời kỳ khủng hoảng đạo đức.”


Marta Alvarez mỏi mệt ngước nhìn cầu thang dốc đứng dẫn từ Sảnh Năm trăm lên bảo tàng trên tầng hai.

Mình có thể làm được mà, cô ấy tự nhủ.

Là nhân viên quản lý văn hóa và nghệ thuật tại Cung điện Vecchio, Marta đã leo lên cầu thang này không biết bao nhiêu lần, nhưng gần đây, khi đã mang thai hơn tám tháng, việc leo lên cầu thang này trở nên nhọc nhằn hơn rất nhiều.

“Marta, chị có chắc chúng ta không cần đi cầu thang máy không?” Robert Langdon nhìn đầy vẻ quan tâm và ra hiệu về phía buồng thang máy nhỏ gần đó, được bảo tàng lắp đặt dành cho những vị khách tàn tật.

Marta mỉm cười biết ơn nhưng lắc đầu. “Tôi đã nói với anh tối qua, bác sĩ của tôi nói việc tập luyện rất tốt cho đứa bé. Thêm nữa, thưa giáo sư, tôi biết anh sợ bị nhốt trong không gian chật hẹp.”

Langdon giật mình trước câu nói của cô ấy. “Ồ, vâng. Tôi quên mất mình đã nói đến chuyện đó.”

Quên mất đã nói đến chuyện đó ư? Marta bối rối. Mới chưa đầy mười hai giờ trước, và chúng ta đã thảo luận rất lâu về sự cố thời niên thiếu để lại tâm lý sợ hãi đó cơ mà.

Đêm qua, trong khi người bạn đồng hành phục phịch mắc lắm bệnh của Langdon, ngài Tiểu Mái vòm, lên gác bằng thang máy thì Langdon hộ tống Marta đi bộ. Trên đường đi, Langdon đã kể lại cho cô ấy câu chuyện khó quên về sự cố bị ngã xuống cái giếng hoang khi còn nhỏ và việc này khiến anh mắc chứng sợ những không gian chật chội.

Lúc này, cô em gái của Langdon vượt lên phía trước, túm tóc đuôi ngựa vàng óng của cô lúc lắc sau lưng, trong khi đó, Langdon và Marta từ từ đi lên, dừng lại vài lần để cô ấy có thể lấy lại nhịp thở. “Tôi ngạc nhiên là anh muốn nhìn lại cái mặt nạ”, cô ấy nói. “Trong tất cả các tác phẩm ở Florence, thứ này có vẻ ít thú vị nhất.”

Langdon nhún vai vẻ lấp lửng. “Tôi quay lại chủ yếu để Sienna được ngắm nó. Nhân tiện, cảm ơn chị vì đã cho chúng tôi vào đây lần nữa.”

“Dĩ nhiên là thế rồi.”

Xét ra thì danh tiếng của Langdon chắc chắn cũng đủ để tối qua thuyết phục Marta mở phòng trưng bày, nhưng thực tế anh có ngài Tiểu Mái vòm đi cùng có nghĩa là cô ấy thật sự không có lựa chọn nào khác.

Ignazio Busoni – người mang biệt danh ngài Tiểu Mái vòm – là một nhân vật tiếng tăm trong giới văn hóa ở Florence. Là giám đốc lâu năm của Museo dell’s Opera del Duomo, Ignazio giám sát tất cả lĩnh vực của di tích nổi bật nhất Florence này – II Duomo – Vương cung Thánh đường có mái vòm màu đỏ đồ sộ nổi bật cả trong lịch sử cũng như cảnh quan của Florence. Niềm đam mê của ông ấy dành cho các danh thắng, kết hợp với trọng lượng cơ thể ngót trăm cân và khuôn mặt đỏ như gà chọi khiến ông được gắn cái biệt danh rất đôn hậu là ngài Tiểu Mái vòm – II Duomino.

Marta không biết Langdon quen thân với ngài Tiểu Mái vòm như thế nào, nhưng ông ấy gọi cho cô chiều hôm qua và nói muốn đưa một vị khách kín đáo tới xem chiếc mặt nạ người chết của Dante. Khi biết vị khách bí mật hóa ra chính là người biểu tượng học kiêm sử gia nghệ thuật người Mỹ nổi tiếng Robert Langdon, Marta cảm thấy hơi kích động vì có cơ hội dẫn hai nhân vật nổi tiếng này vào khu trưng bày của cung điện.

Khi họ lên đến đỉnh cầu thang, Marta đặt tay lên hông, thở thật sâu. Sienna đã đứng bên lan can ban công, nhìn xuống Sảnh Năm trăm.

“Vị trí tôi rất thích để quan sát căn phòng”, Marta thở hổn hển. “Cô có góc nhìn hoàn toàn khác đối với các bức bích họa. Tôi nghĩ anh trai cô đã kể cho cô nghe về thông điệp bí ẩn giấu trong bức tranh kia phải không?” Cô ấy chỉ tay.

Sienna sốt sắng gật đầu. “Cerca trova.”

Trong khi Langdon nhìn về phía gian phòng, Marta quan sát anh. Nhờ ánh sáng của những ô cửa sổ gác lửng, cô ấy không thể không nhận ra Langdon trông không ấn tượng như tối qua. Cô thích bộ cánh mới của anh, nhưng anh cần cạo râu. Gương mặt anh có vẻ xanh xao và mệt mỏi. Thêm nữa, đầu tóc anh, tối qua vốn dày và tươm tất, sáng nay trông rất tệ, như thể anh vẫn chưa tắm gội.

Marta quay lại phía bức bích họa trước khi anh nhận ra ánh mắt cô. “Chúng ta đang đứng gần như cùng độ cao với cerca trova “, Marta nói. “Cái vị có thể nhìn thấy mấy chữ đó bằng mắt thường.”

Cô em gái của Langdon tỏ ra dửng dưng với bức bích họa. “Kể cho tôi nghe về cái mặt nạ người chết của Dante đi. Tại sao nó lại ở Cung điện Vecchio này?”

Anh nào, em nấy, Marta nghĩ và lầm bầm trong bụng, vẫn không hiểu tại sao cái mặt nạ lại khiến họ say sưa đến vậy. Cái mặt nạ người chết của Dante có một lịch sử rất lạ lùng, đặc biệt là gần đây, và Langdon không phải là người đầu tiên hứng thú gần như phát rồ với nó. “Chà, nói tôi xem cô biết gì về Dante?”

Cô gái trẻ tóc vàng xinh đẹp nhún vai. “Thì cũng chỉ những điều mọi người học ở trong trường thôi. Dante là thi sĩ người Ý nổi tiếng nhất với tác phẩm Thần khúc, mô tả chuyến đi tưởng tượng của ông qua địa ngục.”

“Mới đúng một phần”, Marta đáp. “Trong trường ca, rốt cuộc Dante cũng thoát khỏi địa ngục, đi qua luyện ngục và cuối cùng đến được thiên đường. Nếu cô đã từng đọc Thần khúc, cô sẽ thấy hành trình của ông được chia thành ba phần – Hỏa Ngục, Luyện ngục và Thiên đường.” Marta ra hiệu cho họ theo cô đi dọc ban công về phía lối vào bảo tàng. “Thế nhưng, lý do chiếc mặt nạ nằm tại Cung điện Vecchio chẳng liên quan gì đến Thần khúc cả. Nó gắn với thực tiễn lịch sử. Dante sống ở Florence, và ông rất yêu thành phố này. Ông là một công dân Florence xuất chúng và quyền thế, nhưng khi diễn ra thay đổi về quyền lực chính trị, Dante đã ủng hộ nhầm phe, cho nên ông bị trục xuất ra khỏi tường thành và cấm không bao giờ được trở về.”

Marta dừng lại để thở khi họ đến gần lối vào bảo tàng. Cô lại đặt tay lên hông, ngả ra sau và tiếp tục nói. “Một số người cho rằng việc bị trục xuất là lý do vì sao mặt nạ người chết của Dante lại buồn như vậy, nhưng tôi có một giả thuyết khác. Tôi hơi lãng mạn, và tôi nghĩ rằng gương mặt buồn rầu liên quan đến một phụ nữ có tên Beatrice nhiều hơn. Các vị thấy đấy, Dante dành cả đời mình yêu điên cuồng một thiếu phụ tên là Beatrice Portinari. Nhưng buồn thay, Beatrice lại cưới một người đàn ông khác, nghĩa là Dante không những phải sống trong cảnh xa thành Florence yêu dấu của mình, mà còn phải rời xa cả người phụ nữ ông yêu say đắm. Tình yêu của ông dành cho Beatrice trở thành chủ đề chính trong Thần khúc.”

“Hay quá”, Sienna nói với giọng điệu cho thấy cô chẳng nhập tâm lấy một từ. “Nhưng tôi vẫn chưa rõ tại sao cái mặt nạ người chết lại được cất ở cung điện này?”

Marta nhận thấy việc nhấn đi nhấn lại này của cô gái trẻ vừa lạ thường vừa gần như bất lịch sự. “Chà”, cô tiếp tục trong khi bước đi, “khi Dante mất, ông vẫn bị cấm không được về Florence, và xác ông được an táng tại Ravenna. Nhưng vì người yêu đích thực của ông, Beatrice, được chôn cất ở Florence và vì Dante yêu Florence đến vậy nên việc mang mặt nạ người chết của ông đến đây giống như là một lễ vật từ tâm dành cho ông”.

“Tôi hiểu rồi”, Sienna nói. “Thế còn việc chọn tòa cung điện này?”

“Cung điện Vecchio là biểu tượng lâu đời nhất của Florence, và ở thời Dante, đây là trung tâm của thành phố. Thực tế, có một bức vẽ nổi tiếng trong thánh đường mô tả Dante đứng bên ngoài tường thành phố, bị trục xuất, trong khi nhìn rõ ở hậu cảnh là tòa tháp cung điện yêu dấu của ông. Xét theo nhiều khía cạnh, bằng cách cất mặt nạ người chết của ông ấy ở đây, chúng ta cảm thấy như cuối cùng Dante cũng được trở về nhà.”

“Hay quá”, Sienna nói, cuối cùng cũng có vẻ thỏa lòng. “Cảm ơn chị!”

Marta đến cửa bảo tàng và gõ ba lần. “Tôi, Marta đây! Chúc một buổi sáng tốt lành!”

Có tiếng chìa khóa lạch cạch phía trong và cánh cửa mở ra. Một nhân viên bảo vệ già mỉm cười mỏi mệt với cô ấy và kiểm tra đồng hồ đeo tay của mình. “Hơi sớm đấy”, ông ấy mỉm cười nói.

Marta vừa giải thích vừa ra hiệu về phía Langdon, và ông bảo vệ lập tức tươi cười nét mặt. “Chào ngài! Chào mừng trở lại đây!”

“Chào bác!”, Langdon đáp lại rất thân thiện trong khi ông bảo vệ ra hiệu cho tất cả vào trong.

Họ băng qua một gian phòng nhỏ, nơi ông bảo vệ ngắt hệ thống an ninh rồi mở cánh cửa thứ hai nặng nề hơn. Khi cửa mở ra, ông ấy bước sang bên, dang tay ra mời chào. “Xin mời vào bảo tàng!”

Marta mỉm cười cảm ơn và dẫn các vị khách vào trong.

Không gian dùng làm bảo tàng này ban đầu được thiết kế làm nơi làm việc của chính quyền, tức là thay vì là một không gian trưng bày ngổn ngang, nó là một mê cung gồm các gian phòng có diện tích vừa phải cùng rất nhiều hành lang, tất cả choán lấy nửa tòa nhà.

“Mặt nạ người chết của Dante ở góc kia thôi”, Marta nói với Sienna. “Nó được trưng bày trong một không gian hẹp gọi là hành lang, đúng ra chỉ là một lối đi giữa hai gian phòng lớn hơn. Cái mặt nạ được cất trong một tủ đồ cổ đặt chìm trong bức tường bên nên không dễ nhận ra cho tới khi các vị tới gần nó. Vì lý do này, có nhiều khách tham quan đi qua cái mặt nạ mà không hề chú ý đến nó!”

Langdon sải bước nhanh hơn, mắt nhìn thẳng về phía trước, cứ như thể cái mặt nạ có một sức mạnh lạ lùng gì đó tác động đến anh. Marta huých Sienna và thì thào, “Rõ ràng anh trai cô không hề quan tâm đến bất kỳ vật nào khác của chúng tôi, nhưng chừng nào cô đã đến đây thì đừng bỏ qua bức tượng bán thân Machiavelli hay quả cầu Mappa Mundi trong Phòng Bản đồ”.

Sienna gật đầu lịch thiệp và vẫn bước đi, mắt cô cũng nhìn thẳng về phía trước, Marta khó khăn lắm mới theo kịp. Khi họ đến gian phòng thứ ba, cô ấy đã tụt lại sau một chút và cuối cùng đành dừng lại.

“Giáo sư?”, cô ấy gọi to, thở hổn hển. “Anh… có muốn cho em gái anh xem… thứ gì đó của phòng trưng bày… trước khi chúng ta xem cái mặt nạ này không?”

Langdon quay lại, có vẻ bối rối, như thể vừa trở lại hiện tại từ một ý nghĩ xa xăm nào đó. “Xin lỗi chị nói gì cơ?”

Marta thở không ra hơi, chỉ vào một tủ trưng bày gần đó. “Một trong những… bản in lâu đời nhất cuốn Thần khúc?”

Khi nhìn thấy Marta thấm mồ hôi trên trán và cố gắng lấy lại nhịp thở, Langdon có vẻ xấu hổ. “Chị Marta, thứ lỗi cho tôi! Dĩ nhiên rồi, vâng, xem nhanh văn bản đó cũng rất thú vị.”

Langdon vội vã quay lại, để Marta hướng dẫn họ tới chỗ chiếc tủ cổ. Bên trong là một cuốn sách bọc da đã sờn, mở đến trang nhan đề rất hoa mỹ: La Divina Commedia: Dante Alighieri.

“Tuyệt vời”, Langdon thốt lên, đầy kinh ngạc. “Tôi nhận ra trang đầu sách. Tôi không biết các vị lại có một ấn bản Numeister gốc.”

Dĩ nhiên anh biết rõ mà, Marta nghĩ bụng, vẻ khó hiểu. Tôi đã cho anh xem hiện vật này tối hôm qua!

“Giữa thế kỷ XV”, Langdon nói vội với Sienna, “Johann Numeister đã tạo ra bản sách in đầu tiên của tác phẩm này. Vài trăm bản được in ra, nhưng chỉ còn khoảng chục bản. Chúng rất hiếm”.

Giờ thì Marta hiểu rằng Langdon đang cố tình giả ngây giả ngốc để có thể ra vẻ ta đây với cô em gái của mình. Việc đó dường như không hay ho cho lắm với một vị giáo sư có tiếng là khiêm tốn trong giới học thuật.

“Bản sách này mượn từ Thư viện Laurentia”, Marta kể. “Nếu cô và Robert chưa từng ghé thăm nơi đó thì rất nên đến ngay đi. Họ có hẳn một cầu thang đặc biệt do chính Michelangelo thiết kế, là lối lên phòng đọc công cộng đầu tiên trên thế giới. Sách ở đó còn được xích luôn vào ghế ngồi để không ai có thể lấy mang đi được. Dĩ nhiên, nhiều cuốn sách chỉ là các bản sao thôi.”

“Tuyệt vời”, Sienna nói, mắt ngó sâu hơn vào thư viện. “Lối này tới chỗ cái mặt nạ phải không?”

Sao phải nôn nóng thế nhỉ? Marta cần thêm một phút nữa để lấy lại nhịp thở. “Vâng, nhưng có thể hai vị muốn nghe chi tiết này.” Cô ấy chỉ tay qua hốc tường về phía một cầu thang nhỏ mất hút lên trần nhà. “Lối đó dẫn lên một sàn quan sát trên mái, nơi các vị có thể nhìn xuống trần treo nổi tiếng của Vasari. Tôi rất sẵn sàng đợi ở đây nếu các vị muốn…”

“Nào, chị Marta”, Sienna vọt miệng. “ Tôi rất muốn xem cái mặt nạ. Chúng tôi không có nhiều thời gian.”

Marta đăm đăm nhìn người phụ nữ trẻ xinh xắn, vẻ khó hiểu. Cô rất không thích việc người chưa quen biết nhiều gọi nhau bằng tên riêng. Tôi là Bà Alvarez, cô thầm mắng. Và tôi đang đặc cách với các vị đấy.

“Được rồi, Sienna”, Marta sẵng giọng. “Cái mặt nạ ngay lối này thôi.”

Marta chẳng phí thời gian kể lể thêm cho Langdon và cô em gái của anh trong lúc họ đi qua dãy các phòng trưng bày để tới chỗ cái mặt nạ. Đêm qua, Langdon và Tiểu Mái vòm đã dành gần nửa tiếng trong khu vực hành lang chật hẹp để quan sát chiếc mặt nạ rồi, Marta, vốn rất tò mò trước vẻ sốt sắng của hai người đàn ông với món đồ đó, nên đã hỏi xem thái độ quan tâm ấy của họ có liên quan gì đến một loạt sự kiện bất thường xung quanh cái mặt nạ trong năm qua không. Langdon và Tiểu Mái vòm tỏ ra bối rối và không trả lời rõ ràng.

Giờ đây, trong lúc họ tiến tới hành lang, Langdon bắt đầu giải thích cho cô em gái quy trình đơn giản thường áp dụng để tạo ra một cái mặt nạ người chết. Marta thích thú nghe những mô tả cực kỳ chính xác của anh, không như lời thừa nhận không thật của anh rằng anh chưa từng nhìn thấy bản sao hiếm có cuốn Thần khúc của bảo tàng.

“Ngay sau khi có người qua đời”, Langdon mô tả, “người chết được tẩm liệm, mặt được phủ một lớp dầu ô liu. Sau đó, da được đắp một lớp thạch cao ướt, phủ kín mọi thứ - miệng, mũi, mi mắt – từ chân tóc xuống đến cổ. Khi lớp thạch cao đã cứng lại, có thể dễ dàng nhấc nó ra và sử dụng như một cái khuôn để đổ thạch cao mới vào. Chỗ thạch cao này khô lại thành một bản sao chi tiết hoàn hảo đúng với khuôn mặt người quá cố. Tục này đặc biệt phổ biến khi muốn tưởng nhớ những nhân vật lỗi lạc và thiên tài – Dante, Shakespeare, Voltaire, Tasso, Keats – tất cả họ đều có mặt nạ người chết”.

“Cuối cùng chúng ta cũng đến đây”. Marta nói khi cả ba người đến bên ngoài hành lang. Cô ấy bước sang bên và ra hiệu cho em gái của Langdon vào trước nhất. “Cái mặt nạ nằm trong tủ trưng bày dựa vào bức tường bên trái cô. Chúng ta đề nghị các vị vui lòng ở ngoài khu vực rào chắn.”

“Cảm ơn chị!” Sienna bước vào hành lang hẹp đi về phía tủ trưng bày, và ngó vào bên trong. Mắt cô lập tức mở to, và cô ngó lại nhìn anh trai với vẻ khiếp đảm.

Marta đã nhìn thấy phản ứng này cả nghìn lần. Các vị khách tới đây thường đều nhảy dựng lên và lùi ngược lại khi lần đầu tiên nhìn thấy cái mặt nạ - bộ mặt nhăn nhúm một cách kỳ dị, cái mũi khoằm và đôi mắt nhắm nghiền của Dante.

Langdon sải bước tiến vào ngay sau Sienna, đến bên cạnh cô và nhìn vào trong tủ trưng bày. Anh lập tức lùi lại, gương mặt anh cũng toát lên vẻ kinh ngạc.

Marta càu nhàu. Lại làm màu làm mè rồi. Cô vào theo họ. Nhưng khi ngó vào tủ, cô cũng há hốc miệng kêu thành tiếng rất to. Ôi lạy Chúa!

Marta Alvarez cứ ngỡ sẽ nhìn thấy cái mặt nạ người chết quen thuộc của Dante nhìn lại mình, nhưng không phải, tất cả những gì cô nhìn thấy là lớp vải sa tanh màu đỏ của cái tủ và cái giá nơi vẫn thường đặt mặt nạ.

Marta bưng miệng và kinh hãi nhìn tủ trưng bày trống rỗng. Nhịp thở của cô tăng nhanh và cô phải bám lấy một trụ rào để đứng vững. Cuối cùng, ánh mắt cô rời khỏi cái tủ trống trơn và xoay về phía những người bảo vệ gác đêm ở lối vào chính.

“Cái mặt nạ của Dante!”, cô hét lên như một ả điên. “Cái mặt nạ của Dante đã biến mất!”


Marta Alvarez run rẩy trước cái tủ trưng bày trống trơn. Cô hy vọng cảm giác căng thẳng đang lan khắp bụng chỉ là tâm lý hoảng sợ chứ không phải là cơn đau đẻ.

Cái mặt nạ người chết của Dante đã biến mất!

Hai nhân viên bảo vệ lúc này đã biết sự việc và vừa vào hành lang, nhìn cái tủ trống trơn, và lập tức hành động. Một người chạy tới phòng kiểm soát video gần đó để truy cập vào đoạn phim từ máy quay an ninh đêm qua, trong khi người kia vừa kết thúc cuộc gọi cho cảnh sát báo mất trộm.

“Cảnh sát sẽ đến sau hai mươi phút nữa!”, anh ta nói với Marta và ngắt cuộc gọi với cảnh sát.

“Hai mươi phút nữa cơ à?”, cô ấy hỏi lại. “Chúng ta có một vụ trộm nghệ thuật nghiêm trọng đấy.”

Người bảo vệ giải thích rằng anh ta được biết hầu hết cảnh sát trong thành phố hiện đang giải quyết một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn nhiều, và họ đang cố gắng tìm một nhân viên còn rảnh đến để lấy lời khai.

“Vẫn còn gì nghiêm trọng hơn cơ à?”, cô ấy thắc mắc.

Langdon và Sienna liếc nhìn nhau lo lắng, và Marta cảm thấy hai vị khách của mình đang bị quá tải về cảm xúc. Chẳng có gì lạ cả! Đơn giản là họ muốn ghé qua để chiêm ngưỡng chiếc mặt nạ nhưng lúc này, họ phải chứng kiến hậu quả của một vụ trộm cắp nghệ thuật ghê gớm. Đêm qua, bằng cách nào đó, có kẻ đã tiếp cận được phòng trưng bày và đánh cắp cái mặt nạ người chết của Dante.

Marta biết trong bảo tàng có nhiều đồ vật còn giá trị hơn thế, cho nên cô cố gắng tự trấn an rằng như vậy vẫn còn may mắn. Thế nhưng, đây là vụ trộm cắp đầu tiên trong lịch sử bảo tàng này. Mình thậm chí không biết quy trình xử lý!

Marta đột nhiên cảm thấy yếu đuối hẳn, và cô phải tiến lại bám vào một cột rào chống.

Cả hai nhân viên bảo vệ phòng trưng bày đều có vẻ hoang mang khi họ kể lại cho Marta nghe chính xác những hành động của họ cùng các sự việc đêm qua: Lúc 10 giờ, Marta vào đây cùng với Tiểu Mái vòm và Langdon. Một lúc không lâu sau đó, cả ba người cùng nhau đi ra. Nhân viên bảo vệ đã khóa mọi cánh cửa lại, cài đặt chế độ báo động, và theo như họ biết, không hề có ai ở trong hay bên ngoài phòng trưng bày kể từ lúc đó.

“Không thể nào!”, Marta gắt lên bằng tiếng Ý. “Cái mặt nạ nằm ở trong tủ khi cả ba chúng tôi rời khỏi đó tối qua, cho nên rõ ràng có ai đã ở bên trong phòng trưng bày kể từ lúc ấy!”

Mấy nhân viên bảo vệ đều ngơ ngác. “Chúng tôi không hề nhìn thấy gì cả!”

Giờ này, cảnh sát đang trên đường tới hiện trường, Marta cố gắng vác cái bụng bầu của mình di chuyển thật nhanh tới phòng điều khiển an ninh. Langdon và Sienna lo lắng bám sát sau cô ấy.

Đoạn video an ninh, Marta nghĩ bụng. Nó sẽ cho chúng ta biết đích xác kẻ nào ở đây tối qua!

Cách đó ba dãy nhà, trên cầu Ponte Vecchio, Vayentha lần vào chỗ khuất khi hai sĩ quan cảnh sát lách qua đám đông, rà soát toàn bộ khu vực cùng ảnh của Langdon.

Khi họ tới gần Vayentha, bộ đàm của một người lạo xạo lên tiếng – một thông báo định kỳ cho tất cả các chốt. Nội dung thông báo ngắn gọn bằng tiếng Ý, nhưng Vayentha vẫn nắm được ý chính: Bất kỳ sĩ quan nào rảnh trong khu vực Cung điện Vecchio đều phải thông báo để tới lấy lời khai tại cung điện bảo tàng này.

Mấy viên cảnh sát tỏ ra do dự, còn tai Vayentha thì vểnh lên.

Bảo tàng cung điện Vecchio ư?

Vụ thất bại tối qua – sự cố đã hủy hoại sự nghiệp của ả - diễn ra trong những ngõ phố ngay bên ngoài Cung điện Vecchio.

Thông báo của phía cảnh sát vẫn tiếp tục bằng tiếng Ý đầy âm thanh nhiễu đến mức không hiểu nổi, ngoại trừ hai từ nghe rất rõ ràng. Cái tên Dante Alighieri.

Cơ thể ả lập tức căng cứng. Dante Alighieri ư?! Chắc chắn đây không phải là sự trùng hợp. Ả xoay người về phía Cung điện Vecchio và định vị tòa tháp có lỗ châu mai vượt lên trên mái của các tòa nhà gần đó.

Chính xác thì đã có chuyện gì xảy ra ở bảo tàng? Ả thắc mắc. Và từ khi nào?!

Gạt các tình tiết sang bên, Vayentha từng làm chuyên gia phân tích hiện trường đủ lâu để biết rằng khả năng trùng hợp hiếm xảy ra hơn rất nhiều so với hầu hết mọi người hình dung. Bảo tàng Cung điện Vecchio… VÀ Dante? Chắc chắn chuyện này phải có liên quan tới Langdon.

Vayentha từ lâu đã nghi ngờ rằng Langdon sẽ quay lại thành cổ. Chỉ có việc đó mới hợp lý – thành cổ là nơi Langdon có mặt tối hôm qua khi mọi thứ thất bại.

Lúc này, dưới ánh sáng ban ngày, Vayentha tự hỏi Langdon làm cách nào quay lại được khu vực xung quanh Cung điện Vecchio để cố tìm kiếm thứ gì đó. Có rất nhiều cây cầu, nhưng có vẻ chúng đều cách xa vườn Boboli.

Bên dưới, ả chú ý tới một nhóm chèo thuyền bốn người đang lướt trên mặt nước và đi qua phía dưới cầu. Trên thân thuyền có dòng chữ CÂU LẠC BỘ CHÈO THUYỀN FLORENCE / SOCIETA CANOTTIERI FIRENZE. Những mái chèo trắng-đỏ nổi bật của con thuyền vung lên rồi hạ xuống đều tăm tắp.

Lẽ nào Langdon đã đi thuyền qua sông? Có vẻ điều đó không đúng, nhưng có gì đó mách bảo ả rằng nội dung thông báo của cảnh sát về Cung điện Vecchio là một manh mối ả cần chú ý.

“Xin vui lòng để lại tất cả máy ảnh!” một phụ nữ nói bằng thứ tiếng Anh giọng Ý.

Vayentha quay lại, thấy một quả cầu tua rua bằng len màu cam có xếp nếp đang vẫy trên cây gậy trong khi một nữ hướng dẫn viên du lịch cố gắng dẫn nhóm du khách của mình vượt qua cầu Ponte Vecchio.

“Trên đầu quý vị là kiệt tác lớn nhất của Vasari!”, cô hướng dẫn viên nói bằng vẻ nhiệt thành được rèn luyện kỹ, giơ quả cầu len lên không và hướng ánh mắt của tất cả mọi người lên trên.

Vayentha không hề chú ý về hướng này trước đó, nhưng có vẻ đó là một cấu trúc nhà ở tầng hai chạy phía trên các cửa hàng giống như một tòa chung cư hẹp vậy.

“Hành lang Vasari”, cô hướng dẫn viên nói. “Nó dài gần một cây số và là lối đi an toàn cho gia tộc Medici di chuyển giữa Cung điện Pitti và Cung điện Vecchio.”

Mắt Vayentha mở to lúc ả nhìn công trình kiến trúc như đường hầm phía trên đầu. Ả đã nghe nói về hành lang này, nhưng không biết nhiều về nó.

Nó dẫn thẳng tới cung điện Vecchio ư?

“Với một số rất ít ỏi những nhân vật quan trọng”, cô hướng dẫn viên tiếp tục, “thậm chí ngày nay họ vẫn có thể tiếp cận hành lang này. Đó là một bảo tàng nghệ thuật kỳ vĩ chạy dài suốt lộ trình từ Cung điện Vecchio tới góc đông bắc vườn Boboli”.

Những gì cô hướng dẫn viên nói tiếp sau đó, Vayentha không còn nghe nữa.

Ả đã lao bổ về phía chiếc mô tô của mình.

Xem tiếp:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét