CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN TỈNH LẦN THỨ III NĂM 2006-2007
Kính gửi: BAN TỔ CHỨC HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT
TỈNH GIA LAI NĂM 2006-2007
A/Tên tôi là: Trương Vân
Trình độ văn hoá : 12/12
Học vị: Kỹ sư thủy lợi-Cử nhân Hành chính Năm sinh: 1959
Tên cơ quan đơn vị có công trình: Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Gia lai
Địa chỉ liên hệ: 97A - Phạm Văn Đồng – Thành phố Pleiku - Tỉnh Gia lai.
Điện thoại: 059.824227, Fax: 059.824227, Di động Giám đốc: 0913408476
Là Đại diện các tác giả của giải pháp dự thi: “Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao” Thuộc
lĩnh vực (Đánh dấu x vào ô trống của mục): Công nghiệp£, Nông nghiệp£, Y
tế£, Giáo dục- Đào tạo£, Công nghệ thông tin£ Xử lý chất thải£, An toàn
vệ sinh thực phẩm£, Xây dựng£, Quản lý sản xuất£, Khác£
Địa điểm ứng dụng: Hồ chứa Ayunhạ-Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai.
B/Hồ sơ gồm có: (Đánh dấu x vào ô trống của mục):
1. Phiếu đăng ký dự thi sáng kiến kỹ thuật c
2. Mô hình, sản phẩm chế thử, sơ đồ công nghệ c
3. Bản mô tả giải pháp dự thi c
4. Toàn văn giải pháp dự thi c
5. Biên bản nghiệm thu cơ sở c
C/Danh sách đồng tác giả: Chúng tôi có tên sau đây là đồng tác giả của giải pháp tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh năm 2006-2007
TT | Học vị | Họ và tên | Năm sinh | Đơn vị công tác, nơi ở | % Đóng góp | Chức danh | Ký tên |
1 | Kỹ sư-Cử nhân | Trương Vân |
1959 | Cty KTCT TL | 37 | Giám đốc | |
2 | Cử nhân KT | Lưu Văn Chương | 1957 | '' | 17 | Pp KH-KT | |
3 | Cử nhân T.KT | Lê Viết Đại | 1956 | “ | 8 | P.Giám đốc | |
4 | Kỹ sư TL | Nguyễn Thanh Bình | 1969 | “ | 8 | Tp.KH-KT | |
5 | Kỹ sư TL | Nguyễn Hữu Minh | 1960 | '' | 6 | Giám đốc XN | |
6 | Cử nhân KT | Lê Mai | 1955 | ‘’ | 6 | P.Giám đốc | |
7 | Kỹ sư TL | Phạm Hồng Linh | 1962 | ‘’ | 6 | TP QL Nước | |
8 | Cử nhân KT | Phan Đình Thành | 1967 | '' | 12 | Tp.K.toán |
Chúng tôi xin được tham gia hội thi sáng tạo Kỹ thuật toàn tỉnh năm
2006-2007 và cam đoan giải pháp nói trên là của chúng tôi, do chúng tôi
nghiên cứu sáng tạo ra./.
Chứng thực của cơ quan, đơn vị Pleiku, ngày 31 tháng 7 năm 2006
Đại diện các Tác giả
Kênh chính Ayunhạ
Hình ảnh cánh đồng lúa Ayunhạ 13.500ha được tưới tự chảy bởi công trình Ayunhạ
BẢN MÔ TẢ GIẢI PHÁP DỰ HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH GIA LAI LẦN THỨ III NĂM 2006-2007
1/Tên giải pháp dự thi: “Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao”
Đập Ayunhạ
Mặt hồ Ayunhạ
Mái hạ lưu đập Ayunhạ
Mái thượng lưu đập Ayunhạ
2/Mô tả giải pháp đã biết:
2.1/Đối với doanh nghiệp thuỷ nông Miền trung-Tây nguyên và toàn quốc
Từ
sau ngày giải phóng 30/4/1975 và nhiều năm trong thập niên cuối của thế
kỷ 20 đã qua ở tỉnh Gia lai nói riêng và toàn quốc nói chung Đảng và
Nhà nước đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình hồ chứa thuỷ lợi
vừa và lớn với nguồn kinh phí từ ngân sách không nhỏ, nhưng sự quan tâm
đến quản lý khai thác vẫn chưa đủ tầm so với việc đầu tư của Nhà nước,
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hồ chứa chưa tập trung, không đồng
bộ, không khai thác hết tiềm năng, còn nặng bao cấp từ Nhà nước và đã
hạn chế phần nào hiệu quả của các công trình. Hầu hết các công ty Khai
thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc trong đó có cả tỉnh Gia lai đều
tổ chức bộ máy quản lý sản
xuất thuỷ nông (trong đó có bộ máy quản lý, vận hành, khai thác, điều
tiết hồ chứa tuân thủ theo Nghị định 31/2004/NĐ-CP Về cung ứng sản phẩm
dịch vụ công ích (Trước đây là Nghị định 56/CP Về doanh nghiệp Nhà nước
hoạt động công ích, Thông tư số 06/1998/TT-BNN-TCCB,Thông tư liên tịch
số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19 tháng 12 năm 1997 và Quyết định số
211/1998/BNN&PTNT) còn tồn tại quá nhiều bất cập:
Một là:
Công trình thuỷ lợi hồ chứa trong các thập niên cuối của thế kỷ trước
chỉ tập trung phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Diện tích phục
vụ tưới thực tế mới khai thác được khoảng 60% năng lực thiết kế. Việc
khai thác thuỷ điện, thuỷ sản, du lịch sinh thái, cấp nước công nghiệp,
trồng rừng đặc dụng, chăn nuôi gia súc,... chưa được quan tâm đúng mức
hoặc có quan tâm khai thác nhưng không đồng bộ, chưa tập trung và không
thuộc quản lý của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi. UBND các
tỉnh thường giao cho các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và địa phương cấp
huyện quản lý và đầu tư khai thác, dẫn đến trong cùng một công trình
thuỷ lợi có rất nhiều đơn vị tham gia khai thác nguồn lợi, công ty khai
thác công trình thuỷ lợi chỉ quản lý khai thác đập, cống, tràn xả lũ và
vận hành, điều tiết hồ. Vì vậy công tác bảo vệ lòng hồ, môi trường sinh
thái và giữ gìn an ninh trật tự khu vực đầu mối công trình gặp rất nhiều
khó khăn và hầu như ít được quan tâm. Công tác phối hợp bảo vệ không
được các đơn vị thực hiện. Diện tích phục vụ tưới của công trình hồ chứa
đưa vào ký kết hợp đồng dùng nước không công ty nào vượt được qua
ngưỡng 70% diện tích thực tưới.
Hai là:
Thuỷ lợi phí hàng năm thu được không vượt qua 65% số phải thu theo
thanh lý hợp đồng dùng nước, nhà nước thường xuyên phải cấp bù cho duy
tu sửa chữa công trình và hoạt động của công ty. Công tác đầu tư đổi
mới, hiện đại hoá công nghệ vận hành nhiều năm công ty không chủ động
thực hiện được do thiếu kinh phí.
Ba là:
Kinh phí sửa chữa công trình từ nguồn thuỷ lợi phí hạn hẹp không đáp
ứng nhu cầu cần sửa chữa, nhu cầu bảo vệ công trình và lòng hồ cũng bị
thiếu nhân lực và kinh phí dẫn đến công trình xuống cấp có nguy cơ sự
cố, không đảm bảo an toàn và bền vững lâu dài như trong Luận chứng kinh
tế kỹ thuật xây dựng công trình đã đề cập.
Bốn là:
Tiền lương và thu nhập của người lao động không đáp ứng tương xứng với
việc họ phải thường xuyên thường trực bảo dưỡng, bảo vệ công trình và
thu thuỷ lợi phí. Mới chỉ đủ trả công cho công tác quản lý, vận hành,
điều tiết.
Năm là:
Hộ dùng nước, chính quyền địa phương, các đơn vị tham gia khai thác
tổng hợp nguồn lợi từ công trình vẫn quan niệm công trình thủy lợi là
của nhà nước, nhà nước phải bảo vệ, hư hỏng phải sửa chữa, họ chỉ là
người đương nhiên được hưởng lợi, họ ít có sự tham gia bảo vệ và sửa
chữa công trình cùng với doanh nghiệp thuỷ nông và đôi khi còn nhầm hiểu
thủy lợi phí là thuế phải nộp cho nhà nước và cố tình không hiểu rằng
thủy lợi phí là một phần tiền nước mà người dùng nước phải trả cho doanh
nghiệp thuỷ nông trong đó đã có sự bao cấp của nhà nước (TLP chưa thu
khấu hao công trình thủy lợi trong cấu thành giá thủy lợi phí) nên nếu
xảy ra mất mùa, năng suất thấp, rủi ro thường không nộp thủy lợi phí
cho công ty.
2.2/Đối với công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai:
2.2.1/Sơ lược về lịch sử công trình
Công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ bắt đầu thi công từ năm 1986 kết hợp
với khai hoang xây dựng đồng ruộng, tháng 12/1993 UBND Tỉnh Gia lai
chính thức giao công trình cho công ty quản lý (theo quyết định số
1165/QĐ-UB ngày 21/12/1993 của UBND tỉnh Gia lai)
2.2.2/ Mô tả một số thông số kỹ thuật và đặc điểm của công trình:
Hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ (xã Ayunhạ, huyện Phú Thiện)
là công trình cấp 3 (nhóm A), được khởi công xây dựng từ năm 1990, chặn
dòng (sông Ayun) năm 1994, có dung tích hữu ích 253 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường 401,7 triệu m3, diện tích lưu vực 1.670 km2,
diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường) :3.700 ha, Diện tích ứng
với mực nước gia cường 3.983ha, diện tích ứng với mực nước chết 1.080 ha
(ngập vĩnh viễn), vùng ngập dài ngày 2.620 ha, ngập tạm thời 1.880.ha,
bán ngập 370 ha, vành đai vùng ngập lụt dài khoảng 31 km, Đập đất dài
366 m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m, cao trình đỉnh đập 211, cao trình khu
tưới bình quân 160, cống lấy nước (3mx3,5m) bê tông cốt thép dài 113m,
cao trình đáy cống 195, lưu lượng nước qua cống bình quân 23,4m3/s, năng lực tưới theo thiết kế 13.500ha, cống thuỷ điện Q= 23,4 m3/s, công suất nhà máy 3000kwh, Tràn xả lũ 3 cửa cung BxH = 6m x 5m, QMax= 1.267 m3/s, cao trình ngưỡng tràn 199, cột nước cao 9,92m.
Hệ thống kênh: Kênh chính dài 14,458km, năng lực tải nước 23,4m3/s , kênh chính Nam dài 18,565km, năng lực tải nước14,8m3/s, kênh chính Bắc dài 14,8 km, năng lực tải nước 8,8m3/s,
trên 150 km kênh cấp 1, cấp 2, hàng trăm km kênh cấp dưới và hàng ngàn
công trình trên kênh trải dài và tưới phủ khắp địa bàn ba huyện, thị
(Phú Thiện, Ia pa & thị xã Auynpa). Vị trí công trình nằm trong toạ
độ 12o56'59'' - 12o57'60'' vĩ độ Bắc, 107o27'20''- 107o28'00''
kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính 6
xã thuộc 3 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Đắc đoa đồng thời là nơi tiếp
giáp giữa hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Lòng hồ
Ayunhạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường sơn và bán Tây
Trường sơn.
2.2.3/ Nhiệm vụ của công trình : Cấp
nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong khu tưới của
công trình thuộc địa bàn huyện Ayunpa (cũ) từ sau ngày chặn dòng năm
1994, năm 1996 UBND tỉnh giao mặt nước hồ cho Trạm nghiên cứu thực
nghiệm và dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Sở Nông nghiệp và PTNT Gia lai
quản lý, ký hợp đồng cho xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung thuê
mặt nước hồ nuôi trồng thuỷ sản với giá 50.000.000đ /năm.
2.2.4/Một số hạn chế:
+Do
Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dụng công trình không thiết kế hệ thống
tiêu riêng mà thiết kế tiêu theo kiểu tự tiêu tràn từ ruộng này qua
ruộng khác và đổ ra sông Ayun nên việc tiêu nước mặt của cả hệ thống
công trình vẫn còn nhiều hạn chế.
+Một
số diện tích tưới tự chảy nằm trong khu tưới ghi trong luận chứng kinh
tế kỹ thuật xây dựng công trình qua nhiều năm Chính quyền địa phương
chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng làm giảm diện tích tưới.
+Một số hộ dùng nước không kê khai đăng ký đúng diện tích sử dụng nước, trong khu tưới diện tích xâm canh còn nhiều
+Việc
tuyên tuyền, phổ biến Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh Khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi, Pháp lệnh phòng chống lụt bão, Quyết định số
27/2004/QĐ-UB ngày 8/3/2004 của UBND tỉnh “Ban hành quy định về việc thu thủy lợi phí, tiền nước các công trình thủy lợi trong tỉnh Gia Lai” chưa thật sâu rộng cho đồng bào dân tộc địa phương trong vùng hưởng lợi từ nguồn nước của công trình.
2.2.5/ Hiệu quả của công trình.
Chỉ
sau 10 năm quản lý khai thác, công trình thủy lợi Ayun Hạ đã mang lại
hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt cho đồng bào các dân tộc và cư dân kinh
tế mới thuộc 2 huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayunpa nói riêng và của
tỉnh Gia Lai nói chung: Công trình đã vận hành ổn định và nâng cao đời
sống kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần cho cư dân, tạo thành một vùng
nông thôn trù phú, giàu đẹp.
Với
cánh đồng lúa năng suất cao, trĩu hạt, rộng 13.500ha đã góp một phần
lớn cải tạo khí hậu -môi trường trong vùng ngày cành xanh, sạch đẹp.
3/Mô tả giải pháp dự thi:
Mặt hồ Ayunhạ rộng 3.700ha
Nhà máy thủy điện Ayunhạ công suất 3000kwh
Giải pháp dự thi của tập thể đồng tác giả được hình thành trong quá
trình quản lý vận hành hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ, hình thành trong quá
trình mà tập thể đồng tác giả cùng nhau học tập, tìm hiểu, đúc rút kinh
nghiệm ở nhiều công ty khai thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc và
đặc biệt ý tưởng làm nên giải pháp được hình thành ở ý nghĩ và biện pháp
khắc phục khó khăn (Về thiên nhiên, thị trường nông sản, tình hình an
ninh chính trị, thuỷ lợi phí khó thu, vốn cho tu sửa công trình, tiền
lương công nhân và các khó khăn khác xảy ra liên tục từ năm 2001 đến
nay) đã thành công hữu hiệu trong hoạt động công ích theo qui định của
Pháp luật và hoạt động kinh doanh bổ sung trong nền kinh tế thị trường
biến đổi hàng ngày, hàng giờ với mục đích hỗ trợ tích cực và hiệu quả
cho hoạt động công ích nhằm điều hành công ty phát triển đi lên. Những ý nghĩ đó là:
+Quản
lý hồ chứa như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ? (An toàn nhất, tiết
kiệm chi phí sửa chữa nhất, giảm tối thiểu nhân công nhất, năng lực khai
thác phục vụ sản xuất đạt gần với năng lực thiết kế nhất, bảo vệ môi
trường sinh thái và nguồn lợi tốt nhất, thuỷ lợi phí thu cao nhất, tiền
nước thu được từ các dịch vụ ở hồ chứa lớn nhất,...)
+Xuất
phát từ qui định tại Khoản 3, mục I thông tư liên tịch số
90/1997/TTLT-TC-NN ngày 19/12/1997 của Liên bộ Tài chính-Nông nghiệp: “Ngoài
việc thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu các doanh nghiệp thủy nông được tận
dụng đất đai, cảnh quan, vốn và tài sản nhà nước do doanh nghiệp quản lý
để tổ chức hoạt động kinh doanh bổ sung ngành nghề phù hợp với khả năng
của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường với các điều kiện theo qui định
của Pháp luật”. Tôi suy nghĩ phải xin phép UBND tỉnh tổ chức sản
xuất kinh doanh bổ sung theo hướng đăng ký kinh doanh các ngành nghề
nhằm khai thác triệt để tiềm năng còn tiềm ẩn ở công trình thuỷ lợi hồ
chứa lớn như tiềm năng mặt nước, đất đai, lòng hồ, môi trường sinh thái,
cảnh quan nhân tạo, thiên tạo, thuỷ năng, lưu vực, dải đất lưu không hạ
lưu đập công trình đầu mối, rừng phòng hộ đầu nguồn, vùng bán ngập, tài
sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện, nguồn nhân lực cao cho công
tác quản lý hồ chứa để tổ chức kinh doanh. Đồng thời tổ chức kinh doanh
thế nào đó để đạt hiệu quả cao và giảm được chi phí cho công tác quản lý
hồ chứa. Thế là Giải pháp“Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao” dần
dần được hình thành và được tập thể đồng tác giả nhất trí thông qua
đồng thời được soạn thảo thành phương án đầu tư từng bước, ghi vào kế
hoạch trung hạn (2001-2006) của công ty và được Đại hội công nhân viên
chức công ty thông qua hàng năm, đặc biệt là hệ thống các biện pháp tổ
chức thực hiện cần áp dụng cho mỗi năm kế hoạch. Giải pháp có tính khả
thi cao vì không ngoài mục đích: Sắp xếp, đổi mới, phát triển và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuỷ nông trong giai đoạn mới. Đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hồ chứa thuỷ lợi lớn như hồ Ayunhạ.
*Trình
tự thực hiện các ý tưởng của giải pháp và biện pháp tổ chức sản xuất
kinh doanh theo lộ trình từng năm (2001-2006) đã thực hiện như sau:
3.1/Phải
tìm biện pháp làm tăng tối đa doanh thu thuỷ lợi phí, tiền nước, chi
phí quản lý bảo vệ công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ để có thể chủ động
về tài chính trong hoạt động công ích, trong bảo dưỡng, duy tu, bảo vệ
và sửa chữa thường xuyên công trình đồng thời trả được lương cao cho
người lao động. Công ty đã triển khai cụ thể các biện pháp sau:(năm
2000-2001-2002)
a/Năm 2000 Thành lập xí nghiệp khai thác hệ thống thuỷ lợi Ayunhạ mục
đích phấn đấu đưa diện tích ký hợp đồng dùng nước từ 6.400ha/năm (năm
2000) lên 7.700ha/năm (năm 2001), 8.300ha/năm (năm 2002), 8.700ha/năm
(năm 2003), 9.500ha/năm (năm 2004), 10.100ha/năm (năm 2005) và 10.700ha
(năm 2006), phấn đấu thu thuỷ lợi phí từ 60% số phải thu theo thanh lý
hợp đồng dùng nước lên 70% năm 2001 và dần dần đạt 95% vào năm 2006.
b/Năm 2001 khi Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được
UBTV Quốc hội khoá X thông qua ngày 04/04/2001 Công ty triển khai trình
UBND tỉnh phê duyệt phương án bảo vệ công trình Ayunhạ và ra quyết định
giao đất bảo vệ lòng hồ, công trình đầu mối và đất chỉ giới bảo vệ kênh
mương cho công ty quản lý đồng nghĩa với việc giao toàn quyền quản lý
bảo vệ công trình cho công ty theo điều 25 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ
công trình thuỷ lợi, song song với việc đề nghị UBND tỉnh chuyển chủ
thể hợp đồng cho thuê hồ từ Trạm nghiên cứu thực nghiệm và dịch vụ nuôi
trồng thuỷ sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về cho công
ty. Tham mưu cho tỉnh xây dựng nhà máy thuỷ điện Ayunhạ công suất phát
máy 3000kwh nhằm tăng doanh thu cho ngành điện 12 tỷ đồng/năm và tiền
nước công ty thu từ phát điện gần 1 tỷ đồng/năm
c/Năm 2002 Trình UBND tỉnh bổ sung thêm nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh:+Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản.+Lập dự án phát triển, bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản và thực hiện các chương trình khuyến ngư, hướng
dẫn, phổ cập kỹ thuật, phương pháp sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ
sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh Gia lai.+Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo
sát, thiết kế, giám sát thi công công trình thuỷ lợi cấp III trở xuống.+Dịch
vụ bán vé vào công trình đầu mối thuỷ lợi Ayun hạ tham quan các hạng
mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo.+Dịch vụ du thuyền đưa khách tham
quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ và đáp ứng các nhu cầu gửi xe, nhiếp
ảnh, câu cá, ăn uống của khách tham quan.+Liên doanh, liên kết nuôi
trồng thuỷ sản các hồ chứa do công ty quản lý. Tiếp nhận số nhân
lực làm công tác thuỷ sản của tỉnh từ Trạm nghiên cứu thực nghiệm và
dịch vụ nuôi trồng thủ sản từ Sở NN&PTNT, làm chủ thể ký hợp đồng
cho thuê hồ để nuôi trồng thuỷ sản với xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản
miền trung từ 50 triệu đồng/năm lên 73triệu đồng/năm đồng thời thỏa
thuận với xí nghiệp NTTS miền trung để xí nghiệp đảm nhận bảo vệ lòng
hồ, vành đai vùng ngập lụt theo cao trình đỉnh đập và vùng bán ngập
quanh hồ. Thông qua và ký qui chế bảo vệ phối hợp với chính quyền địa
phương 6 xã, 2 lâm trường, 3 huyện, nhà máy thuỷ điện thuộc công ty Điện
Gia lai, phòng PA17 Công an tỉnh và xí nghiệp NTTS miền
trung tạo hành lang pháp lý bảo vệ công trình cho công ty một cách tối
ưu nhất. Giảm chi phí bảo vệ công trình cho công ty, chính quyền địa
phương và lực lượng công an ước tính gần 400 triệu/năm.
d/Năm 2003 Lập phương án và đưa ra Qui chế trả lương khoán trước Đại
hội công nhân viên chức theo nguyên tắc trả lương cao (một) để bảo
dưỡng, bảo vệ công trình tốt nhằm giảm chi phí sửa chữa thường xuyên mỗi
năm (hai, ba) Phương án này thực hiện tiết kiệm chi phí sửa chữa công
trình cho công ty hàng tỷ đồng mỗi năm. Trong năm công ty Thành lập xí
nghiệp Đầu mối-Kênh chính Ayunhạ với nhiệm vụ quản lý vận hành hồ chứa
và khai thác tổng hợp tối đa các nguồn lợi có từ công trình (như du lịch
sinh thái, du thuyền lòng hồ, tích nước và điều tiết nước hợp lý để
phát điện hết công suất, cấp nước công nghiệp đường, cấp nước sinh hoạt,
thuỷ sản hồ chứa và sản xuất giống thuỷ sản, chăn nuôi dê, bò, trồng
rừng hạ lưu đập,...)
3.2/Khi
người lao động được trả lương cao họ có thể và buộc phải tăng cường
thời gian trực bảo vệ công trình, tăng cường và tăng năng suất nhiều lần
bảo dưỡng công trình so với yêu cầu của Thông tư 06/BNN&PTNT, đưa
ra được các biện pháp vận hành, điều tiết hiệu quả trên cơ sở qui trình
vận hành điều tiết hồ đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê đuyệt có như
vậy mới giảm được chi phí sửa chữa thường xuyên công trình hàng năm,
giảm chi phí sửa chữa lớn công trình theo định kỳ đồng thời kéo dài được
tuổi thọ của công trình. Ngược lại khi chi phí sửa chữa thường xuyên
công trình giảm sẽ hỗ trợ trở lại cho quĩ lương khoán và hoạt động kinh
doanh của công ty của công ty trong khai thác nguồn lợi từ hồ chứa. Năm 2003-2006 đã áp dụng các giải pháp sau:
a/Thành lập bộ phận khai thác du lịch hồ Ayunhạ hoạt động theo giấy
phép kinh doanh đã nêu ở phần trên, giao cho xí nghiệp Đầu mối-Kênh
chính Ayunhạ quản lý dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc công ty,
định biên lao động 10 người (hoạt động kiêm nhiệm 5 người) với chức năng
bán vé vào cổng, giữ xe, hướng dẫn khách tham quan các hạng mục công
trình và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo (kiêm nhiệm bảo vệ an ninh trật
tự và an toàn công trình đầu mối), tổ chức đưa khách thăm quan dã ngoại
thắng cảnh lòng hồ bằng du thuyền (2 tàu chở khách 60 chỗ ngồi, 1 tàu
cứu hộ, 1 thuyền cứu nạn, 10 thuyền thiên nga, trang bị đầy đủ phao cứu
sinh, quần áo phao cho du khách (kiêm nhiệm cứu hộ, cứu nạn lũ lụt, sự
cố công trình, kiểm tra lòng hồ và vùng bán ngập ven hồ, giám sát hoạt
động thuỷ sản của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung theo hợp đồng
kinh tế cho thuê hồ đã ký).
b/Năm 2004 Lập phương án, dự án khả thi nghiên cứu xây dựng nhà máy
thuỷ điện Kênh Bắc, công suất 900kwh và theo kế hoạch sẽ thi công xây
dựng nhà máy vào cuối năm 2007. Tập trung sức lực nghiên cứu tích nước,
điều tiết hồ hợp lý đưa công suất nhà máy thuỷ điện Ayunhạ phát đủ 3 tổ
máy liên tục 11 tháng/năm để nâng doanh thu tiền nước từ thuỷ điện cho
công ty lên 200 triệu/năm. Ký lại hợp đồng cung cấp nước cho nhà máy
đường Ayunpa 225 triệu/năm. Thành lập đội bảo vệ chuyên trách và trung
đội dân quân tự vệ xí nghiệp Ayunhạ nhằm bảo vệ công trình tốt hơn đồng
thời kiêm nhiệm hoạt động du lịch khu vực đầu mối công trình
c/Năm 2005 Lập phướng án liên doanh, liên kết khai thác các cây gỗ chết còn ngập trong lòng hồ Ayunhạ (ước tính 300 m3/năm để thu tiền nước bằng 10% giá trị khai thác của bên liên doanh.
d/Ký hợp đồng cung cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước Ayunpa giá trị 10 triệu đồng/tháng (tương đương 100 triệu/năm)
3.3/ Thông
qua phương án khoán và phương án trả lương gắn với kết quả lao động và
thực hiện được trả lương đúng người, đúng việc, đúng với thành quả cống
hiến của mỗi người, tiền lương sẽ thực sự trở thành đòn bẩy kích thích
sản xuất phát triển. Công việc quản lý vận hành bảo vệ công trình hồ
chứa Ayunhạ cũng sẽ được cụ thể và rõ ràng hơn, công tác quản lý được
tăng năng suất thì công việc kiêm nhiệm tham gia kinh doanh khai thác
tổng hợp cũng sẽ tốt hơn và thu nhập của người lao động cũng được cải
thiện thêm, khiến họ gắn bó với công trình hơn.
3.4/
Khi đã trả lương khoán sẽ thực hiện kéo theo các bước giao khoán quản
quĩ lương, chi phí quản lý cho xí nghiệp đầu mối Ayunhạ, khoán từng
tuyến kênh và diện tích cung cấp nước cho các trạm hệ thống, khoán doanh
thu tiền nước phi nông nghiệp, thực hiện từng hạng mục công trình đầu
mối đều có chủ (được giao cho công nhân quản lý thông qua sổ công tác
phát cho từng lao động), hộ dùng nước phi nông nghiệp có người chuyên
quản (thông qua sổ nghiệm thu kết quả tưới và cung cấp nước phục vụ cho
thanh lý hợp đồng và thu tiền nước về cho công ty theo thanh lý hợp
đồng), giao từng hạng mục có liên quan đến các đơn vị tham gia khai thác
tổng hợp nguồn lợi từ công trình cho các đơn vị đó phối hợp bảo vệ và
phát dọn, vệ sinh làm đẹp công trình hàng ngày, làm như vậy sẽ tăng được
hiệu quả quản lý công trình đầu mối, đáp ứng tốt các yêu cầu của người
khai thác thì tiền nước sẽ thu được tốt hơn.
Giải pháp“Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao”
thể hiện được các tiêu chuẩn cao hôm nay đã trở thành hiện thực đó là:
Hồ chứa từ ngày chặn dòng cho tới nay mực nước hồ chưa năm nào hạ xuống
đến mực nước chết, nguồn nước trong sạch có thể dùng được cho sinh hoạt
và nuôi trồng thuỷ sản (thuỷ sản chưa bị bệnh do nguồn nước lần nào),
công trình an toàn và bền vững lâu dài, chi phí sửa chữa thường xuyên
giảm hơn nhiều so với các hồ chứa khác. Từ ngày có xí nghiệp nuôi trồng
thuỷ sản Miền Trung hoạt động trên hồ các hiện tượng bắn mìn, kích điện,
trộm cắp, cướp có vũ khí, lâm tặc và các hiện tượng mất an ninh trật tự
mang màu sắc chính trị vĩnh viễn chấm dứt. Khu tưới của công trình chưa
lần nào xảy ra hạn hán hoặc úng ngập, công suất phục vụ tưới gần bằng
công suất thiết kế của công trình, thuỷ lợi phí thu cao đạt 95-96% số
phải thu theo thanh lý hợp đồng, năng suất lúa của dân trong khu tưới
đạt trên 10tấn/ha, năng sất thuỷ sản cá ao trong khu tưới đạt 5 tấn/ha,
năng suất thuỷ sản hồ chứa đạt gấp đôi các hồ chứa khác trên toàn quốc,
nhà máy thuỷ điện phát điện đạt công suất thiết kế/năm. Du lịch sinh
thái lòng hồ đã mở ra cho tỉnh nhà một tiềm năng khai thác lớn thông qua
kêu gọi đầu tư. Môi trường sinh thái hồ chứa qua hơn 10 năm khai thác
vẫn được bảo tồn và ổn định. Nguồn lợi thuỷ sản và các nguồn lợi hoang
sơ khác vẫn còn gần như nguyên vẹn duy chỉ có một số loài cá tự nhiên
sản lượng đánh bắt hàng năm giảm nhiều do kế hoạch bổ sung nguồn lợi từ
nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương triển khai còn chậm và chưa
được chú trọng. Từ 2010 sẽ bổ sung nguồn lợi và tái tạo lại sinh thái
động, thực vật thuỷ sinh. Giải pháp khai thác tổng hợp nguồn lợi hồ chứa
ở các công trình khác trong toàn quốc và Giải pháp trước năm 2001 của
công ty tuy đã có nhưng sở dĩ hiệu qủa không cao vì giải pháp mới
(2001-2006) này của công ty có tính chất riêng biệt, đó là:
Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Miền Trung Khai thác thủy sản tại hồ Ayun Hạ
*Tính mới của Giải pháp:
+Công ty là chủ thể quản lý toàn diện hồ chứa và được giao đất chỉ giới bảo vệ công trình và lòng hồ.
+Khai
thác thuỷ sản phải đấu thầu công khai, ký hợp đồng từ 15 năm trở lên và
phải ký với doanh nghiệp tư nhân hành nghề thuỷ sản, không ký hợp đồng
với các cá nhân, tổ chức kinh tế khác và nghiêm cấm khai thác theo kiểu
cộng đồng như các hồ chứa thuỷ lợi khác trong toàn quốc đã làm (Khai
thác cộng đồng toàn quốc đạt 35kg/ha, khai thác doanh nghiệp tư nhân hồ
Ayunhạ đạt 70kg/ha) đồng thời phải giao trách nhiệm bảo vệ lòng hồ, môi
trường sinh thái, rừng đầu nguồn và vùng bán ngập cho doanh nghiệp khai
thác thuỷ sản đảm nhận vì nếu công ty làm chức năng này thì phải chịu
chi phí quá lớn.
+Mọi
sự khai thác khác các nguồn lợi từ hồ chứa đều do công ty trực tiếp
thực hiện hoặc phải được ký kết hợp đồng kinh tế trực tiếp với công ty
có như vậy công tác quản lý hồ mới tập trung, thống nhất, không bị chồng
chéo và hết thảy các thành viên tham gia khai thác đều có trách nhiệm
bảo vệ công trình (ký được hợp đồng và ban hành được qui chế bảo vệ phối
hợp, thoả thuận thứ tự ưu tiên dùng nước cho từng đối tượng theo qui
định của pháp luật “Sinh hoạt-nông nghiệp-thuỷ điện-công nghiệp-Thuỷ
sản-du lịch”, thông qua và ký kết qui chế hoạt động phối hợp của các đơn
vị tham gia khai thác với công ty để trong hoạt động không bên nào gây
ảnh hưởng cho bên nào và đều tuân thủ qui trình vận hành, điều tiết hồ
chứa của Công ty)
+Mô
hình tổ chức bộ máy quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh ở công trình
hồ chứa gọn nhẹ, chuyên tinh, có đủ khả năng hoạt động kiêm nhiệm, công
tác vận hành phải đặt dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của Sở Nông ghiệp, Bộ
Nông nghiệp, công tác bảo vệ an toàn hồ chứa và an ninh trật tự phải
được sự tham gia và chỉ đạo trực tiếp của Công an, Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh, huyện và chính quyền địa phương sở tại.
Khách du lịch tham quan hồ Ayunhạ
*Tính sáng tạo của Giải pháp:
+Bám
sát vào sự thay đổi liên tục, thường xuyên của Pháp luật hiện hành và
thực tế luôn được sửa đổi phù hợp với sự biến đổi hàng ngày của nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thập niên đầu của
thế kỷ 21, qua nghiên cứu, phân tích, dự đoán công ty đã sáng tạo đưa
công tác quản lý khai thác hồ chứa về một chủ thể quản lý duy nhất đó là
Công ty.
+Xác
định được và đã xác định đúng: Ở hồ chứa thuỷ lợi công tác quản lý vận
hành, bảo vệ công trình, thu thuỷ lợi phí trong cung cấp nước cho nông
nghiệp là nhiệm vụ cơ bản của Doanh nghiệp thuỷ nông, nhưng nhiệm vụ chủ
yếu mang lại hiệu quả lớn trong khai thác hồ chứa là tiền nước thu được
từ khai thác đa mục tiêu nguồn lợi còn tiềm ẩn chứ không phải là thuỷ
lợi phí thu từ phục vụ nông nhiệp vì trong toàn quốc chưa có công trình
nào mà thuỷ lợi phí bù đắp đủ chi phí cho hoạt động thuỷ nông.
*Khả năng áp dụng: Giải
pháp này đã được thực thi từng bước và áp dụng tại hồ chứa thuỷ lợi
Ayunhạ nhiều năm từ 2001 cho tới hôm nay và đã thu được hiệu quả kinh tế
- xã hội cao, được nhiều đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi khu vực
Tây nguyên, miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung, các tỉnh phía Bắc
đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm, đối với tỉnh Gia lai có thể áp
dụng giải pháp này cho 75 công trình hồ chứa hiện nằm rải rác trên địa
bàn toàn tỉnh trong tổng số 252 công trình thuỷ lợi hiện có của tỉnh
nhà, giải pháp sẽ tối ưu hơn nữa nếu Nhà nước giao cho Công ty khai thác
thuỷ điện thay vì hiện nay đang giao cho ngành điện đảm nhận, có thể áp
dụng giải pháp này cho các chủ thể các công ty Khai thác công trình
thuỷ lợi khác ở các tỉnh Tây nguyên và các tỉnh miền núi trung du trên
địa bàn toàn quốc.
5/Lợi ích kinh tế-xã hội:
5.1/Kinh tế: Giải pháp này đem lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn các giải pháp khai thác tiềm năng hồ chứa thuỷ lợi trước
đây của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc và
đặc biệt hơn hẳn giải pháp khai thác hồ Ayunhạ công ty áp dụng từ năm
1996-2000 theo mô hình tổ chức công ty thuỷ nông qui định tại thông tư
06/BNN&PTNT đồng thời giải pháp này phù hợp với lộ trình sắp xếp,
đổi mới và không ngừng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai
thác công trình thuỷ lợi trong giai đoạn mới, tạo đà hội nhập kinh tế
khu vực, quốc tế và tiến tới thực hiện xã hội hóa công tác thủy nông. Hiệu quả cụ thể:
-Diện tích tưới thanh lý hợp đồng dùng nước tăng bq năm so với giải pháp cũ: 5.556ha
-Cấp nước nông nghiệp-Thủy lợi phí các trạm hệ thống thu tăng so với giải pháp cũ: 1.421 triệu đồng/năm
-Tiền nước thu từ cung cấp nước phi nông nghiệp tăng so với giải pháp cũ:776,533 triệu đông/năm
Chi tiết:
+Cho thuê hồ NTTS: 73 triệu đồng tăng 23 triệu đồng so với giải pháp cũ
+Tiền nước thu từ Du lịch 10%DT: tăng 5,65 triệu đồng so với giải pháp cũ
+Cấp nước Thuỷ điện: 776,5 triệu đồng tăng 100% so với giải pháp cũ
+Cấp nước công nghiệp Mía đường tăng bq năm so với cũ : 52 triệu đồng
+Cấp nước sinh hoạt nhà máy nước IaRbol Ayun pa: tăng 30 triệu đồng năm 2006 và sẽ tăng 100 triệu đồng từ năm 2007 trở về sau.
+Doanh thu du lịch đạt 130 triệu/năm và tăng dần theo tiến độ đầu tu khai thác.
-Sửa chữa thường xuyên công trình hồ chứa tiết kiệm được so với giải
pháp cũ: 304,143 triệu đồng so với kế hoạch và 5.039,400 triệu/năm so
với qui định của Nhà nước.
-Chi phí phòng chống lụt bão, bảo vệ và cứu hộ công trình giảm: 400 triệu đồng
-Thu nhập của người lao động so với Giải pháp cũ: Tăng 695.000 đ/người/tháng
-Giá trị làm lợi của giải pháp: Lợi nhuận QLKT 501.420 triệu + tiết kiệm chi phí sửa chữa 304,163 triệu + Tiết kiệm chi phí bảo vệ: 400 triệu = 1.205,563triệu đồng/năm
5.2/Xã hội: Giải
pháp mang lại hiệu quả xã hội to lớn cho tỉnh nhà, đảm bảo được an ninh
lương thực và thực phẩm cá tươi sống cho tỉnh và cung cấp cho các tỉnh
lân cận, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động sinh sống
trong khu tưới của công trình và hàng trăm lao động tham gia khai thác
tổng hợp nguồn lợi từ công trình, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc địa
phương cư trú trên địa bàn 6 xã ven hồ, tạo tiền đề xã hội hoá công tác
thuỷ nông đối với các hộ dùng nước, đặc biệt đối với hộ dùng nước là
đồng bào dân tộc thiểu số đại phương. Nếu giải pháp được áp dụng rộng
rãi trên địa bàn toàn tỉnh sẽ tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động
trong lĩnh vực khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi hồ chứa.
Người Mô tả
Trương Vân
TOÀN VĂN GIẢI PHÁP DỰ THI HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH GIA LAI LẦN THỨ III NĂM 2006-2007
I/Qúa
trình hình thành ý tưởng và kết quả ban đầu của giải pháp đã thực hiện
về tổ chức khai thác tổng hợp hồ chứa thuỷ lợi lớn đã biết
Giải pháp tổ chức khai thác tổng hợp tiềm năng từ hồ chứa thuỷ lợi lớn của
Mô hình các công ty thuỷ nông toàn quốc trước đây theo hướng phục vụ
nông nghiệp là chủ yếu. Vấn đề khai thác tiềm năng hồ chứa hầu như chưa
được đặt ra và chưa được các cấp, các ngành và mọi người quan tâm.
Tôi đến nhận công tác tại Sở Thuỷ lợi tỉnh Gia lai-Kon tum từ năm 1979
và về nhận công tác tại phòng kỹ thuật công ty thuỷ nông Gia lai-Kon Tum
từ năm 1983 ngay từ những ngày đầu khi mới thành lập công ty, năm 1990
Tôi được UBND tỉnh bổ nhiệm chức vụ phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật của
công ty cho đến năm 2001, cuối năm 2001 tôi được UBND tỉnh bổ nhiệm giữ
chức vụ Giám đốc công ty cho đến nay. Trải qua 28 năm công tác, bươn
trải đến gần hết các công trình thuỷ lợi xây dựng trên địa bàn và vất vả
lăn lộn với muôn vàn khó khăn trong công tác thuỷ lợi ở 2 tỉnh Gia
lai-Kon Tum, đặc biệt trong 24 năm công tác tại công ty với các cương vị
là phó phòng kỹ thuật, phó giám đốc, giám đốc công ty tôi luôn suy
nghĩ, trăn trở, học hỏi, tìm tòi từ phương pháp thi công xây dựng công
trình hiệu quả đến giải pháp quản lý thuỷ nông, quản lý hồ chứa thuỷ lợi
tối ưu, phù hợp với tính đặc thù của địa bàn miền núi Tây
nguyên.....Những năm làm phó giám đốc công ty tôi đã dần dần nhận ra
được “Hoạt động công ích và sản xuất kinh doanh của công ty thuỷ nông có
tính đặc thù riêng biệt: Cơ sở sản xuất là công trình thuỷ lợi nằm ở
ngoài trời chịu sự tác động trực tiếp của thiên nhiên, con người, súc
vật. Địa bàn quản lý rộng, phân tán dàn trải khắp toàn tỉnh. Công việc
quản lý, vận hành, bảo vệ công trình của người cán bộ quản lý, công nhân
thuỷ nông công ty gắn liền với nông thôn, nông dân và đồng bào dân tộc
thiểu số địa phương. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc
vào kết quả sản xuất của nông dân và đồng bào dân tộc, phụ thuộc vào sự
lên xuống của giá cả nông sản, phụ thuộc vào thời tiết, thiên nhiên,
thậm chí phụ thuộc vào an ninh chính trị và trật tự xã hội khu vực trong
từng năm và đồng thời phụ thuộc vào chủ trương, đường lối, chính sách
của Nhà nước đối với công tác thuỷ lợi, thuỷ nông, phụ thuộc vào nhận
thức cũng như việc tự giác chấp hành pháp luật của người dùng nước và
đặc biệt là đồng bào dân tộc địa phương trong khi dân trí, học vấn của
họ đang còn thấp.Vậy muốn làm tốt công tác quản lý công ty, quản lý thuỷ
nông, quản lý hồ chứa trong tình hình mới cần phải làm gì? và làm như
thế nào, bắt đầu từ đâu....Từ khi làm giám đốc với cương vị trực tiếp
điều hành mọi hoạt động của công ty tôi và các cộng sự tập trung suy
nghĩ và đã có ý tưởng cần phải:
1/Quán
triệt sâu sắc mục tiêu, định hướng trong việc đổi mới, nâng cao hiệu
quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đặc biệt đối với công trình
thuỷ lợi hồ chứa theo định hướng của Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT
được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật, các chương trình, đề án và
phải đưa ra được các giải pháp phù hợ, đúng luật và khả thi để tổ chức
thực hiện đạt hiệu quả.
2/Kiện
toàn, sắp xếp lại bộ máy tổ chức quản lý công ty đảm bảo gọn nhẹ,
chuyên tinh và hiệu quả vì công tác tổ chức quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi phải đảm bảo:
+An toàn và nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng nước
+Khai
thác đa mục tiêu nguồn lợi các công trình thuỷ lợi hồ chứa, đập dâng để
thu tiền nước và tiền thuê dịch vụ vì tiền nước và tiền thuê dịch vụ
lớn hơn nhiều lần so với tiền thu thuỷ lợi phí từ nông dân.
+Phấn đấu tăng diện tích tưới tiêu lên từ 10-15% mỗi năm và phấn đấu đạt 80% thiết kế
+Giảm chi phí cho công tác quản lý khai thác từ 5-8%
+Tăng cường bảo dưỡng công trình để giảm chi phí sửa chữa thường xuyên công trình hàng năm
+Có
giải pháp để thu được thuỷ lợi phí theo mức UBND tỉnh qui định và đảm
bảo thu đạt 90-95% số phải thu theo thanh lý hợp đồng có như vậy mới
tự chủ được về tài chính trong suốt quá trình hoạt động.
+Nâng mức thu nhập của người lao động bằng hoặc trên mức trung bình của các doanh nghiệp khác tại địa phương.
+Đặc
biệt là phải tập trung cao cho giải pháp khai thác tổng hợp tiềm năng
từ công trình hồ chứa thuỷ lợi lớn để thu tiền nước vì tiền nước cao hơn
thuỷ lợi phí nhiều lần.
3/Đẩy
mạnh sản xuất kinh doanh phụ hỗ trợ cho hoạt động công ích của công ty
đặc biệt chú trọng và tập trung kinh doanh các lĩnh vực khai thác được
tiềm năng sẵn có và còn tiềm ẩn từ công trình hồ chứa thuỷ lợi lớn.
II/Vấn đề đặt ra và sự cần thiết phải đưa ra giải pháp “Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao”
1/Đòi
hỏi bức xúc của thực tiễn quản lý sản xuất thuỷ nông của tỉnh Gia lai
nói chung và công ty Khai thác công trình thuỷ lợi nói riêng nhiều năm
qua chưa được giải quyết một cách thoả đáng về quản lý và khai thác hồ
chứa:
1.1/Tình hình quản lý vận hành hồ chứa toàn tỉnh giai đoạn 1996-2001
* Thực trạng quản lý khai thác công trình từ 1996-2001
a/Ưu diểm:
-Công tác bảo vệ chống xâm hại, phá hoại tương đối tốt (vì hầu hết giao cho xã quản lý)
-Huy động lao động công ích sửa chữa công trình hàng năm có điều kiện hơn.
b) Nhược điểm:
-Vận hành công trình, phát hiện sự cố yếu về kỹ thuật nên không kịp thời, khó giữ công trình an toàn
-Công
tác khai thác nguồn lợi chưa được chú trọng một số hồ bỏ hoang, số còn
lại UBND các xã cho tư nhân đấu thầu thuê mặt nước hồ nuôi cá nhưng hiệu
quả không cao do thiếu kỹ thuật và tiền vốn.
-Dự
báo, tích nước, điều tiết hồ chứa chưa khoa học vì thiếu thông tin cũng
như kỹ thuật chuyên ngành dẫn đến các công trình thiếu nước hoặc thừa
nước, lãng phí nước, hay dẫn đến hạn hán, khó phòng chống.
-Không
phát huy hết hoặc phát huy tối đa được năng lực công trình (dự án sửa
chữa, cải tạo, nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình làm không kịp
thời hoặc thiếu vốn không huy động được từ nhân dân nên bỏ không làm dẫn
đến một số công trình hầu như bỏ hoang không sử dụng)
-Thiếu kinh nghiệm quản lý hồ chứa lớn.
-Hầu
hết các công trình thuỷ lợi hồ chứa trên địa bàn toàn tỉnh đều không
thu được thuỷ lợi phí trừ các công trình thuộc quản lý của công ty Khai
thác công trình thuỷ lợi Gia lai và thành phần kinh tế khác.
1.2/Vài
nét về thực trạng quản lý khai thác hồ chứa và mô hình tổ chức quản lý
sản xuất thuỷ nông của công ty áp dụng cho hồ chứa giai đoạn trước năm
2001
1.2.1/Những tồn tại chưa được khắc phục trong quản lý, bảo vệ, vận hành, khai thác nguồn lợi từ hồ chứa
a/Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hồ chứa theo hướng dẫn của thông tư
06/1998/ BNN không giải quyết được vấn đề khai thác tổng hợp nguồn lợi
từ công trình hồ chứa chỉ mới dừng lại ở quản lý vận hành bảo vệ chưa đề
cập nhiều đến khai thác nguồn lợi khác.
b/Tổ chức bộ máy xí nghiệp khai thác hệ thống thuỷ lợi Ayunhạ bố trí 1
cụm QLKT trực thuộc quản lý hồ chưa thực sự năng động và hiệu qủa, việc
điều hành quản lý, vận hành và khai thác còn thụ động hay ỷ lại và trông
chờ vào sự hỗ trợ của công ty và Nhà nước.
c/Việc quản lý công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ giai đoạn 1996-2000
của công ty theo mô hình đã trình bày ở phần trên vẫn còn nhiều nhược
điểm: Nhiệm vụ của công ty trong quản lý khai thác công trình quá lớn,
tính độc quyền cao nhưng năng lực thực hiện nhiệm vụ chưa tương xứng với
yêu cầu đặt ra hàng ngày của người dùng nước, Trong quản lý, điều hành
chưa huy động và phát huy tối đa được vai trò tham gia quản lý, bảo vệ
của chính quyền địa phương, cộng đồng, hiệp hội người hưởng lợi nói
chung và từng người hưởng lợi nói riêng.
d/Những công trình hồ chứa không tổ chức khai thác tổng hợp tiềm năng
như: Du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện,...việc quản lý lòng hồ
không vươn tới được nên có nhiều bất cập và hạn chế nhiều trong công tác
bảo vệ và chống vi phạm chỉ giới công trình.
e/Tiềm năng về đất đai, mặt nước, nhà cửa, tiền vốn, tài nguyên du lịch
sinh thái, thủy năng hiện có ở công trình hồ chứa công ty quản lý chưa
được tập trung khai thác đúng mức.
1.2.2/Những bức xúc về khai thác đa mục tiêu nguồn lợi từ hồ chứa lớn cần giải quyết:
a/Phải khai thác nhiều dịch vụ để thu tiền nước phục vụ sửa chữa công trình không trông chờ Nhà nước hỗ trợ .
b/Khai thác thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và không ảnh hưởng đến
hoạt động công ích? Phải chăng tổ chức khai thác theo hướng có lợi cho
công tác bảo vệ, quản lý, vận hành, môi trường sinh thái, an ninh chính
trị, trật tự xã hội và an toàn hồ chứa. Vì vậy hợp đồng khai thác phải
ràng buộc công việc đó trước tiên.
c/Không khai thác theo hướng ăn sổi mà phải có qui hoạch, kế hoạch và
phải được lập thành các dự án đầu tư khả thi, không ảnh hưởng đến công
tác quản lý vận hành hồ chứa.
III/Ý tưởng hình thành giải pháp:
1/Năm 2001 khi làm giám đốc công ty tôi đã có ý tưởng cần phải tổ chức
sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động để giành thế chủ động
trong sản xuất kinh doanh trong tình hình mới và đưa công ty không ngừng
phát triển về mọi mặt, đặc biệt là phải lập nhiều dự án khai thác tiềm
năng tổng hợp sẵn có ở các công trình thuỷ lợi công ty quản lý (tập
trung cho các công trình hồ chứa lớn) – Chọn công trình hồ chứa Ayunhạ
làm thí điểm để nhân rộng ra cho các hồ khác trong tỉnh thuộc quản lý
của công ty.
2/ Lập phương án khai thác tiềm năng hồ chứa và đưa ra Giải pháp “Tổ
chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt
hiệu quả kinh tế cao” Và coi đây là giải pháp tối ưu, tiên quyết cần phải áp dụng cho công ty trong tình hình mới.
Năm 2002 Lập phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hỗ trợ cho giải pháp khai thác tổng hợp tiềm năng hồ Ayunhạ: Gồm:
- Đổi mới cơ chế khoán (theo cơ chế chính sách mới ban hành của Nhà nước)
- Đẩy mạnh Khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
- Quản lý chặt chẽ nguồn nước, vận hành hệ thống công trình, tiết kiệm nước.
- Tăng cường một bước và đổi mới nhận thức trong công tác bảo vệ nguồn nước.
- Từng
bước ứng dụng tin học và các khoa học công nghệ tiên tiến trong công
tác quản lý và vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi hồ chứa.
- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý khai thác từ văn phòng công ty đến cơ sở.
- Tổ
chức tuyên truyền phổ biến Pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước,
khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, tập trung tuyên truyền bằng
tiếng dân tộc địa phương Ba na-JaRai.
IV/Kết quả của giải pháp sau 6 năm thực hiện và thay cho lời kết: Giải pháp“Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao” qua 6 năm thực hiện đã thu được kết quả tổng hợp, thật vậy cho tới hôm nay công trình thuỷ lợi Hồ chứa Ayunhạ ngoài việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trên địa bàn ba huyện, thị (Phú thiện, Ia pa, và thị xã Ayunpa) xấp xỉ 13.500ha lúa nước 2 vụ, công trình còn Cấp nước phát điện
công suất 3.000 kw/h đạt sản lượng 21 triệu kw/năm, tương ứng doanh thu
cho ngành điện:12 tỷ đồng/năm mang lại doanh thu tiền nước cho công ty
hàng năm 900 triệu đồng. Cấp nước công nghiệp mía đường: Trên 400.000 m3/năm, Thuỷ lợi phí thu được: 225 triệu đồng/năm. Cấp nước nuôi trồng thuỷ sản
trên diện tích 3.700 ha mặt nước, sản lượng đạt trên 250 tấn cá/năm
chưa kể 1 trại cá giống của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung nằm
ở thượng lưu hồ (30ha), 1 trại cá giống của công ty (4,6ha), 3 trại cá
giống tư nhân và trên 1.500 ao cá của nhân dân trong khu tưới của công
trình, bảo vệ an toàn tuyệt đối lòng hồ và vùng bán ngập ven hồ, tiền
nước thu được từ hợp đồng cho thuê hồ 73 triệu đồng/năm ngoài ra còn tiết kiệm chi phí bảo vệ hồ chứa trên 400 triệu đồng mỗi năm. Cấp nước sinh hoạt cho Nhà máy nước thị xã Ayunpa:10 triệu đồng/tháng mang lại doanh thu tiền nước cho công ty 100 triệu đồng/năm. Liên kết khai thác trục vớt các cây gỗ chết trong lòng hồ Ayunhạ: sản lượng theo hợp đồng liên kết đã ký 300m3/năm đem lại doanh thu 10% giá trị hợp đồng cho công ty. Dịch vụ du thuyền trên hồ (đưa
khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ bằng tàu du lịch, dạo chơi
dưới nước bằng đạp thiên nga và tổ chức kéo dù rớt nước bằng thuyền cao
tốc): Doanh thu ước tính đạt hàng trăm triệu đồng/năm, mỗi năm có tới 30
ngàn lượt khách trong và ngoài nước ra vào khu đầu mối công trình tham
quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo trong hồ và ven hồ,
hàng ngàn lượt khách đi du thuyền thăm quan thắng cảnh lòng hồ và
thưởng thức sinh thái rừng tự nhiên quanh hồ. Khai thác du lịch sinh thái:
Hiện nay công ty đang cùng với Sở Thương Mại và Du lịch, công ty Dịch
vụ du lịch Gia lai và các doanh nghiệp Du lịch của thành phố Hồ Chí Minh
khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng hồ Ayunhạ thành điểm du lịch sinh
thái, vui chơi, giải trí với giá trị đầu tư trên 60 tỷ đồng (Gồm 6km
đường giao thông từ quốc lộ 25 gần chân đèo Chư sê băng rừng, núi đi
thẳng vào lòng hồ, 01 làng du lịch gồm nhà nghỉ, trò chơi, nhà hàng,
khách sạn qui hoạch khoảng 10 ha ven mép nước, 30 ha rừng tự nhiên có
cải tạo lại phục vụ du khách đi voi thưởng thức thắng cảnh, non nước Tây
nguyên, 01 bến cảng lớn phục vụ du thuyền, nhà hàng nổi di động. Trên
mặt nước 3.700ha tổ chức các trò chơi cảm giác mạnh như du thuyền, đua
thuyền, lướt ván, câu cá chạy.....Trong tương lai không xa Ayunhạ sẽ trở
thành điểm du lịch nổi tiếng trong tuor du lịch Hồ Chí Minh - Tây
nguyên - Huế - Hà nội - Hồ chí Minh. Khai thác thuỷ năng Kênh chính Ayunhạ:
Cuối năm 2007 và năm 2008 công ty sẽ tổ chức thi công nhà máy thuỷ điện
Kênh Bắc Ayunhạ (dùng nước từ hồ Ayunhạ) với tổng công suất lắp máy
900kwh, doanh thu tiền điện ước đạt 4 tỷ đồng/năm, doanh thu thuỷ tiền
nước xấp xỉ 400 triệu đồng/năm. Tóm lại trong các năm thực hiện giải pháp “Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao” tiền
nước, tiền chi phí bảo vệ tiết kiệm được và doanh thu kinh doanh dịch
vụ công ty tự tổ chức ở công trình Ayunhạ bình quân mỗi năm thu được
trên 1 tỷ đồng đủ trang trải cho hoạt động cho xí nghiệp Đầu Mối- Kênh
chính, đảm bảo kinh phí tu sửa, bảo vệ công trình đầu mối và lòng hồ
không cần dùng đến cũng như trông chờ vào nguồn thuỷ lợi phí của công ty
thu từ các Trạm QLKT hệ thống hoặc từ nguồn ngân sách Nhà nước..
V/Hiệu quả Kinh tế-Xã hội
1/Hiệu quả kinh tế
THỐNG KÊ HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA THUỶ LỢI AYUN HẠ QUA CÁC NĂM
Năm DT TK (13.500ha) |
Diện tích tưới (ha) | Diện tích hợp đồng-thanh lý | Cấp nước phát điện (triệu) | Cấp nước nuôi trồng thuỷ sản (triệu) | Cấp nước công nghiệp (triệu) | Cấp nước sinh hoạt (triệu) | Cấp nước cho Du lịch (triệu) | ||
Vụ Đông xuân (ha) | Vụ mùa (ha) | Cả năm (ha) | |||||||
1996 | 1.500 | 625,00 | 622,00 | 1.247,00 | ” | “ | ‘’ | ‘’ | |
1997 | 3.000 | 991,20 | 1.085,5 | 2.076.70 | “ | ‘’ | ‘’ | ‘’ | |
1998 | 4.000 | 1.443,20 | 1.619,2 | 3.062.40 | “ | ‘’ | ‘’ | ‘’ | |
1999 | 6.000 | 2.168,71 | 2.860,9 | 5.029.61 | “ | ‘’ | ‘’ | ‘’ | |
2000 | 7.500 | 3.168,28 | 3.243,88 | 6.412.16 | “ | ‘’ | ‘’ | ‘’ | |
2001 | 9.000 | 3.718,00 | 3.964,80 | 7.682.80 | 369,516 | ‘’ | ‘’ | ‘’ | |
2002 | 9.500 | 4.115,80 | 4.153,92 | 8.269.72 | 503,800 | 62 | 42,000 | ‘’ | 4,807 |
2003 | 10.000 | 4.282,82 | 4.332,93 | 8.615.75 | 587,292 | 64 | 44,200 | ‘’ | 7,313 |
2004 | 11.500 | 4.685,26 | 4.752,52 | 9.437.78 | 859,150 | 68 | 225,00 | ‘’ | 5,261 |
2005 | 12.000 | 4.963,14 | 5.121,93 | 10.085.07 | 718,994 | 73 | 6,502 | ||
2006 | 12.500 | 5.283,53 | 5.351.90 | 10.635,43 | 899,286 | 73 | 36 | 10,078 | |
2007 | 13.000 | 5.603,78 | 5.802,13 | 11.405,91 | 956,000 | 73 | 100 | 13,000 |
+Diện tích hợp đồng bình quân giải pháp cũ (1996-2000): 3.565,574ha/năm
+Diện tích hợp đồng bình quân giải pháp mới (2001-2006): 9.121,09ha/năm
+Tiền nước bình quân giải pháp cũ: 0 đồng đối với công ty và 50 triệu đồng đối với tỉnh
+Tiền nước bình quân giải pháp mới:776,533 đồng/năm.
TỔNG HỢP SỐ LIỆU CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA THUỶ LỢI AYUN HẠ TỪ 1996-2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm | Tổng chi phí | Chi phí quản lý | Chi phí sửa chữa công trình | ||||
Lương và các khoản trích theo lương | Chi phí QLXN và chi khác | Cộng | Sửa chữa thời vụ, bảo dưỡng | Sửa chữa thường xuyên | Cộng | ||
1996 | Hạch toán chung toàn công ty | ||||||
1997 | Hạch toán chung toàn công ty | ||||||
1998 | Hạch toán chung toàn công ty | ||||||
1999 | Hạch toán chung toàn công ty | ||||||
2000 | 1.625,244 | 502,630 | 682,898 | 1.185,528 | 81,584 | 358,132 | 439,716 |
2001 | 1.907,431 | 624,361 | 698,662 | 1.323,023 | 169,738 | 414,670 | 584,408 |
2002 | 2.958,481 | 1.059,668 | 996,265 | 2.055,933 | 165,991 | 736,557 | 902,548 |
2003 | 2.997,934 | 1.198,904 | 987,515 | 2.186,419 | 184,726 | 626,789 | 811,515 |
2004 | 3.979,791 | 1.706,745 | 1.172,269 | 2.879,014 | 180,479 | 920,298 | 1.100,777 |
2005 | 3.993,578 | 1.769,747 | 1.164,925 | 2.934,672 | 137,070 | 921,836 | 1.058,906 |
2006 | 4.095,052 | 2.206,802 | 942,826 | 3.149,628 | 139,416 | 806,008 | 945,424 |
Cộng (01-06) | 19.932,267 | 14.528,689 | 5.403,578 |
+Chi
phí sửa chữa công trình theo qui định nhà nước (từ 0,55-1,2%) Gía trị
tài sản cố định: 0.55 %*1.080.000 triệu đồng (GTTSCĐ CT Ayunhạ) = 5.940
triệu đồng/năm.
(Ghi chú 10 năm vận hành đầu tiên tính theo mốc khởi điểm 0,55% GTTSCĐ)
+Chi phí sửa chữa công trình bình quân theo UBND tỉnh giao kế hoạch =
30% Doanh thu thuỷ lợi phí: 4.015,879 triệu đồng*30% = 1.204,763 triệu
đồng/năm
+Sửa chữa công trình giải pháp cũ: 439,716 triệu đồng/năm
+Sửa chữa công trình bình quân năm giải pháp mới: 900,600 triệu đồng/năm
*Tiết kiệm chi phí sửa chữa công trình mỗi năm so với kế hoạch chi 30% doanh thu thuỷ lợi phí:1.204,763-900,600 = 304,163 triệu đồng, 6 năm (2001-2006): 1.824,978 triệu đồng
*Tiết
kiệm chi phí sửa chữa công trình mỗi năm so với định mức sửa chữa Bộ
Nông nghiệp qui định tại Quyết định 211/1998/BNN: 5.940-900,600 = 5.039,4 triệu đồng, 6 năm (2001-2006): 30.236,4 triệu đồng
*Tiết
kiệm chi phí bảo vệ công trình và lòng hồ do tổ chức khai thác tổng hợp
đa mục tiêu nguồn lợi mỗi năm (như đã trình bày ở phần trên): 400 triệu đồng, 6 năm (2001-2006): 2.400 triệu đồng
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm |
Tổng Doanh thu |
Tổng chi phí | Hiệu quả (4-5) |
||
Tiền nước |
TLP | Cộng |
|||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
2000 | 2.594,184 | 2.594,184 | 1.625,244 | 968,940 | |
2001 | 369,516 | 2.897,340 | 3.266,856 | 1.907,431 | 1.359,425 |
2002 | 612,607 | 3.443,571 | 4.056,178 | 2.958,481 | 1.097,697 |
2003 | 702,805 | 3.619,689 | 4.322,494 | 2.997,934 | 1.324,560 |
2004 | 1.157,411 | 4.604,283 | 5.761,694 | 3.979,791 | 1.781,903 |
2005 | 798,496 | 4.619,472 | 5.417,968 | 3.993,578 | 1.424,390 |
2006 | 1.018,364 | 4.910,920 | 5.929,284 | 4.095,052 | 1.834,232 |
Cộng giải pháp cũ năm (2000) | 0 | 2.594,184 | 2.594,184 | 1.625,244 | 968,940 |
Cộng giải pháp mới (2001-2006) | 4.659,199 | 24.095,257 | 28.754,474 | 19.932,267 | 8.822,207 |
Cộng giải pháp mới bình quân năm (01-06) | 776,533 | 4.015,879 | 4.792,412 | 3.322,045 | 1.470,360 |
Mới-Cũ /năm = | 776,533 | 1.421,695 | 2.198,228 | 1.561,801 | 501,420 |
*Hiệu quả mang lại khi có Giải pháp mới:
a/Hiệu quả về quản lý, vận hành, điều tiết:
Thực hiện đúng theo qui trình Điều tiết hồ chứa Bộ Nông nghiệp phê
duyệt và ban hành. Công trình an toàn liên tục 10 năm không xảy ra sự
cố, hàng năm tích đủ nước tưới 2 vụ, không để xảy ra hạn hán, úng ngập,
điều tiết hợp lý và khoa học thoả mãn yêu cầu về nước cho sinh hoạt, du
lịch, thuỷ điện, thuỷ sản, công nghiệp mía đường và công nghiệp nông
thôn, mực nước hồ luôn ở trên mực nước chết.
b/Hiệu quả về doanh thu tiền nước từ các hợp đồng khai thác tổng hợp và
kinh doanh dịch vụ tại hồ chứa sau 6 năm thực hiện (2001-2006):
+Doanh thu 6 năm (2001-2006): 4.659,198 triệu đồng
+Mỗi năm thu bình quân 776,533 triệu đồng
c/Hiệu quả về bảo vệ môi trường sinh thái: Ổn định, trong lành và cân bằng
d/Hiệu quả về bảo vệ công trình và an ninh chính trị: An ninh, an toàn và bền vững lâu dài
e/Hiệu quả về tăng thu nhập cho người lao động: Đạt 1.512.000đồng/tháng, tăng 795.000 đồng/người/tháng so với giải pháp cũ.
f/Hiệu quả về giảm chi phí sửa chữa thường xuyên công trình hàng năm so với định mức nhà nước và so với giải pháp cũ:
-So với qui định của Nhà nước
+(2001-2006) giảm 30.236,4 triệu đồng
+Bình quân mỗi năm giảm 5.039,4 triệu đồng
-So với kế hoạch giao và giải pháp cũ:
+(2001-2006) giảm 1.824,978 triệu đồng
+Bình quân mỗi năm giảm 304,163 triệu đồng
Tổng Giá trị làm lợi tính cho cả 6 năm và bình quân mỗi năm của giải pháp:
+Tổng giá trị làm lợi của giải pháp mới (2001-2006) so với giải pháp cũ:
(501,420+304,163+400)*6 = 7.233,498 (triệu đồng)
+Bình quân giá trị làm lợi mỗi năm so với giải pháp cũ: 1.205,583 triệu đồng
(Một tỷ hai trăm lẻ năm triệu, năm trăm tám mươi ba ngàn đồng/năm)
Trong đó tiền nước (776,533triệu/năm) và tiết kiệm chi phí bảo vệ
(400triệu đồng/năm) thu được từ khai thác các tiềm năng đa mục tiêu công
trình Hồ Ayunhạ là: 1.176,533 triệu đồng/năm và 7.059,198 triệu đồng tính cho cả 6 năm thực hiện giải pháp mới./.
2/Hiệu quả Xã hội: Ngoài
hiệu quả xã hội về tạo việc làm, dân sinh, lao động như đã trình bày
trong phần mô tả giải pháp ở trên, giải pháp còn mang lại hiệu quả thúc
đẩy tiến trình hiện đại hoá nông nghiệp-nông thôn, thúc đẩy xã hội hoá
công tác thuỷ lợi, thuỷ nông và các ngành nghề có liên quan trên địa bàn
toàn tỉnh, khu vực Tây nguyên và toàn quốc phù hợp với xu thế đổi mới
công tác quản lý tài nguyên nước (đặc biệt là tài nguyên nước ngọt) của
khu vực và thế giới trong tiến trình hội nhập WTO của nước nhà.
TM/TẬP THỂ TÁC GIẢ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét