Xã
Tân Sơn tiếp giáp với xã Biển Hồ thành phố Pleiku, bà con các dân tộc
nuôi rất nhiều gà, heo thả vườn. Do vận động nhiều và tìm ăn những thức
ăn trong thiên nhiên nên thịt gà cũng như heo ở đây rất dẻ dặt, thơm
ngon, còn đọng nhiều tính hoang dã của vùng sơn cước. Có dịp đến Pleiku,
du khách nên thưởng thức món gà nướng ăn với cơm lam, tận hưởng hương
vị ẩm thực cao nguyên. Ở những khu du lịch khác thuộc các tỉnh Tây
Nguyên người ta nướng gà theo cách sau: Gà tơ khoảng chừng một ký
rưỡi trở lại, làm sạch để trong rổ chừng 10 phút cho ráo nước rồi dùng
cây xăm đâm vào thịt để cho gia vị ướp dễ thấm. Phụ liệu và gia vị gồm
có mật ong, dầu mè, nước tương ngon, ít muối, bột ngọt, ngũ vị hương,
tỏi bằm một củ, tiêu sọ đâm dập, vài lát gừng xắt sợi, vài miếng vỏ cam
sắc sợi mỏng… Cũng có thể mua loại nước sốt dùng để ướp nướng có bán sẵn
ở các chợ, siêu thị. Trộn đều tất cả gia vị và phụ liệu trên, dùng cọ
phết đều lên thân gà.Để gà lên vỉ nướng với lửa than hồng. Khi
thấy gà khô ráo mặt, ta lấy xuống phết thêm gia vị một lần nữa cho thấm
rút vào thịt. Giữ lửa liên tục, không để bị tắt trong suốt thời gian
nướng. Gà chín đem xuống đặt vào dĩa có lót sẵn xà-lách, cà chua, rau
diếp, càng cua. Chấm thịt gà nướng với nước tương ngon dầm ớt hiểm, ăn
kèm với cơm lam.
Còn
ở đây người ta nướng gà và dùng gia vị nguyên thuỷ hơn nhiều: Gà làm
thịt xong, chặt chân, cổ và bộ lòng làm món cháo gà (dùng để ăn nóng sau
khi nhậu xong), phần còn lại của con gà (không chế biến, không phết gia
vị) người ta dùng xăm thép, nứa hoặc cây lồ ô xuyên qua con gà và cắm
xung quanh bếp lửa, làm cho thịt khô dần và cho đến khi chín tới, vàng
ươm, thơm lừng, xong xếp ra dĩa, mỗi dĩa một con, thông thường là khẩu
phần nhậu của một người khi đến đây để thưởng thức. Khi ăn dùng tay xé
gà không dùng các thực cụ: dĩa, dao, muỗng, đũa. Chấm thịt gà với muối
é, ớt xanh.....muối là muối hầm hạt to nguyên thuỷ rang khô bỏ vào cối
giã nhỏ (không phải muối tinh, hay muối iốt), ớt xanh có mùi và vị thơm
hăng hắc nhưng rất cay, é là lá cây é được bỏ vào cối giã cùng với ớt
xanh và hạt muối rang, người ta không dùng thêm bất kỳ một gia vị nào
khác các loại trên, vì theo sự giải thích của dân địa phương nếu dùng
gia vị (hiện đại) thì sẽ làm mất hương vị của thịt gà, ban đầu không tin
nhưng khi thưởng thức thấy quả đúng là như vậy
Cảnh giã muối é, ớt xanh
Gia đình tôi
Khu chăn nuôi gà, heo của đồng bào dân tộc địa phương
Khu ẩm thực được đặt từ trước, nhưng thường tới 18 giờ mới đông khách, có lẽ do ngày lễ du khách ăn, nhậu muộn hơn thường ngày
Trường Sơn cao ngất rừng xanh
Quây quần hũ rượu, Em - Anh chung cần
Quây quần hũ rượu, Em - Anh chung cần
Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện chén chú, chén anh, chén ông, chén bác... Mọi người cùng uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái, cha, mẹ, vợ, con, anh, em, bè bạn,...nhâm nhi thịt gà nướng mà không sợ mất vệ sinh...thắm đượm tình người.
Cơm
lam có nguồn gốc từ những chuyến đi rừng dài ngày của người đàn ông với
túi gạo mang theo, dao quắm và đá đánh lửa cùng ống nứa sẵn có trong
rừng, vậy mà nay đã trở thành món đặc sản, "hút hồn" du khách đến với
Tây nguyên. Trong hình dung cảm tính của nhiều người, cơm lam phải là
thứ cơm đại loại có mầu xanh của lá rừng, có hương thơm của cây rừng...
Nhưng thực tế đặc sản của vùng đất bazan ấy được làm từ gạo nếp ngâm lẫn
với lá thơm đêm trước, cho vào ống nứa non. Khi gạo đã đầy hai phần ba
ống, người "đầu bếp" khéo léo đổ nước suối mát lạnh đựng trong những cái
bầu khô như cái hồ lô đen bóng dốc vào từng ống một. Người ta tước
những thẻ lá chuối già hườm hườm và ươm ươm vàng đã tai tái héo bởi hơi
nóng lửa hơ và bắt đầu vê từng cái nút cho từng ống nứa. Những chiếc ống
sau khi đã nạp đủ gạo, nước, nút lá chuối kín, được vùi vào bếp tro
hồng. Tiếng những hạt lửa nhỏ nổ, tiếng nước reo li ti trong ống nghe
thật ấm áp, vui tai. Những hạt gạo dẻo bắt đầu giữ rịt lấy nhau, nước từ
thành ống nứa ngấm dần vào từng hạt gạo.... Chỉ là một món ăn giản dị
của núi rừng, gắn với những con suối chảy róc rách đầu nguồn, những
nương lúa chín vàng bên sườn đồi, những vạt rừng tre, nứa, lồ ô xanh
ngút đầu non và bếp lửa hồng mùa đông của mẹ, mà sao có thể khiến người
đi xa khó nguôi quên đến thế. Cơm lam cũng khiến người mới gặp lần đầu
bỗng ngỡ ngàng trước một món ăn tưởng không có gì đơn giản, khiêm tốn
hơn, mà chứa trong đó biết bao nghệ thuật và ý tưởng của hạt gạo vùng
cao trong mối giao tình với nước, lửa và những ống nứa non...hình như
ống nứa càng nhỏ, càng non, càng dài thì cơm đựng trong ống càng ngon.
Cơm lam thường được ăn cùng với thịt rừng nướng hay thịt gà nướng. Từ
lịch sử hình thành và cách làm từ lâu cơm lam đã là một món ăn truyền
thống đậm chất dân dã của dân tộc Jrai, Bahnar. Theo truyền thống của
người Bahnar, Jrai, cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi
lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng.
Trong sự biến thiên, giao thoa của các giá trị tinh thần, cơm lam không
còn là món ăn của riêng đồng bào dân tộc thiểu số nữa mà nó đã trở thành
tài sản chung trong khối tài sản văn hóa ẩm thực các dân tộc Việt Nam.
Cơm lam xuất hiện ngày càng nhiều trong các bữa tiệc thịnh soạn, những
bữa cơm thết đãi người thân, bạn bè ở các nhà hàng, khách sạn của tỉnh
Gia Lai. Giữa không gian mênh mông, thoáng đãng, từng khúc cơm lam trắng
ngần chấm muối vừng ăn với thịt gà, lợn nướng thật không gì thú bằng.
Trong men rượu cần chuếnh choáng say, người ăn thưởng thức cơm lam đậm
hương vị nồng ấm của cây, của đất và như tận hưởng được cả thanh âm của
núi rừng. Cơm lam của người JơRai, Bahnar thể hiện sâu sắc tính cộng
đồng, gắn kết chặt chẽ với nhiều chi tiết liên quan đến đời sống thường
nhật của người dân. Chính vì thế cùng với thời gian, cơm lam đã nâng lên
thành một nét văn hóa ẩm thực, là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc
Bahnar, JơRai.
Thường chỉ có thêm đĩa dưa leo để ăn cho đỡ say
Rượu cần Phố núi
Đây
là đặc sản rất riêng của núi rừng Tây Nguyên, rượu cần được làm từ men
rượu ủ với cơm, ngô, sắn nấu chín đựng trong ghè sành, trên phủ lá chuối
khô nén chặt. Độ 4-5 ngày rượu cần ngấm men, khi uống cho thêm nước lọc
vào. Rượu cần có nồng độ nhẹ, có vị chua chua, ngọt ngọt, người ta uống
rượu bằng cần. Trong những dịp Tết, lễ hội người ta thường uống rượu
cần để chúc mừng sức khoẻ, mừng mưa thuận gió hoà. Rượu cần có nhiều
loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để
bỏ vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ năm, sáu hôm sau là dùng
được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là
trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu
chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v...
thì cũng làm theo cách trên. Đồng bào Ba Na gọi rễ cây men là Hiam. Rễ
này cùng với gừng, ớt được giã nhỏ, trộn với gạo rồi viên thành viên
nhỏ. Hoặc lấy rễ dây men - loại dây có gai bò trên mặt đất giống như dây
trầu - đem phơi khô, giã nhỏ với củ riềng hay củ gừng rồi cũng viên
thành từng viên lớn như quả trứng gà so. Mỗi ché chỉ bỏ độ một viên men
là đủ. Đến lúc uống mới đem cần cắm vào ché. Cần uống thường làm bằng
cây trúc hay cây triêng. Cuốn cây triêng thường dài cả mét, chặt đem về
phơi khô, rút lõi bỏ đi, dùng làm cần rượu thì tuyệt! Rượu cần tuy nhẹ,
dễ uống, nhưng uống nhiều, khách dễ bị say và có thể ngã lăn quay
lắm...lắm
Đã phê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét