XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

NGUỒN GỐC NGÀY LỄ GIÁNG SINH (NOEL)

Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm


1. DO THÁI GIÁO. Do Thái giáo xuất hiện cách đây trên 3000 năm, khởi nguồn từ Abraham đặt trên nền tảng Kinh Torah. Khác với các tôn giáo và tín ngưỡng xuất hiện cùng thời thường thờ đa thần, Do thái giáo là tôn giáo độc thần thờ một đấng duy nhất là Đức Giahôvê (Thiên Chúa - Đức Chúa trời) - đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn vật và muôn loài, mà cao trọng nhất là loài người, vì Thiên Chúa đã tạo dựng tổ tiên họ theo hình ảnh Người. Nhưng vì tổ tiên loài người là Adam và Ever nghe theo sự xúi bẩy của quỷ làm trái lời dạy Thiên Chúa nên bị đuổi ra khỏi vườn Địa đàng chịu muôn vàn cực khổ để tồn tại. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót đã hứa với loài người sẽ cho một đấng từ trời xuống – gọi là “đấng Mêsia” (đấng cứu thế) - để cứu vớt nhân loại.
2. THIÊN CHÚA GIÁO VÀ KITÔ GIÁO.

Thiên Chúa giáo bao gồm những tôn giáo thờ một đấng tạo lập thế giới duy nhất, bao gồm Do thái giáo và hai tôn giáo có nguồn gốc từ đó là Kitô giáo và Hồi giáo. Tuy nhiên điểm khác biệt của ba tôn giáo này là các Kitô hữu tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước còn hai tôn giáo kia chỉ thừa nhận Đức Kitô (Jesus - Giêsu) là đấng Massiah chứ không thể là Con Thiên Chúa(!).
Theo Kinh Tân Ước, bộ sách quan trọng bậc nhất của Kitô giáo khẳng định rằng đức Jesus được sinh ra do một trinh nữ trần thế là Đức Maira (Mary) không bởi một người đàn ông nào cả mà bởi quyền năng của Thiên Chúa (Ngôi ba) là Đức Chúa Thánh Thần, và Jesus chính là Ngôi hai. Người sinh ở Bethlehem (Bêlem), trong máng cỏ khi Mary cùng chồng bà là Joseph(Giuse) trên đường trở về Nagiarét quê chồng. Điều ngạc nhiên là trong Kinh Quran (bộ kinh quan trọng nhất của Hồi giáo – một tôn giáo có cùng nguồn gốc nhưng được xem là đối lập với Kitô giáo) cũng thừa nhận rằng Đức Jesus là Đấng Messiah và người duy nhất trên thế gian này được sinh ra từ một người nữ đồng trinh – đó là đức Mary.

3. ĐỨC GIÊSU KITÔ

Sau khi Đức Giêsu phục sinh, Kitô giáo được truyền đi nhiều vùng đất, lãnh thổ, trong đó có Roma – thủ đô của Đế quốc La mã. Lúc đầu, các Kitô hữu bị các hoàng đế Lamã dìm trong biển máu. Phải đến thế kỷ thứ III sau Công nguyên, chính quyền Lamã mới chấp nhận Kitô giáo là quốc giáo, và lấy ngày 25.12 (vốn trước đó là ngày tôn vinh Juypite – thần mặt trời) tượng trưng là ngày giáng sinh của Đức Kitô và được Giáo hội Kitô chấp thuận. Từ đó ngày này gọi là đại lễ Noel hay Thiên Chúa giáng sinh.
Tại sao toàn thế giới tiến bộ (không riêng gì các Kitô hữu) đều xem ngày Noel là đại lễ của toàn nhân loại? Theo Kinh thánh (Tân ước), Đức Kitô mang hai bản tính. Bản tính loài người bởi do một con người trần thế cụ thể là đức Mary sinh ra, mặc lấy xác loài người để cùng trải qua và thấu hiểu những đói nghèo, khốn khó mà mỗi người sinh ra trên cõi thế phải gánh chịu. Nhưng chính yếu hơn, quan trọng hơn, Người còn mang bản tính của Thiên Chúa, bởi Người là Ngôi hai con Thiên Chúa, xuống thế để mặc khải cho loài người (do đó trong Tin mừng của thánh Gioan gọi Người là Ngôi Lời), là đấng Masia (Đấng cứu thế) đã chịu chết trên cây Thánh giá để thức tỉnh và cứu chuộc loài người, và sau ba ngày phục sinh (sống lại) vì Người là đấng hằng sống. Nhờ ơn cứu độ của Người, mỗi chúng ta cũng sẽ chết rồi được sống lại như Người, nếu chúng ta thành tâm nối kết với Người.
Đức Giêsu Kitô giáng sinh để thiết lập một giao ước mới (Tân ước) giữa Thiên Chúa và loài người, giữa trời và đất, giữa Thiên đường và trần thế. Có thể nói sự Giáng sinh của Người là cuộc “sáng thế” mới, nhằm xây dựng một Thế giới mới bình an, bác ái và công bằng trong sự thương yêu quan phòng của Thiên Chúa.
Nguồn từ Facebook Lê Quốc Hán

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét