Nguyễn
Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
Lam Sơn Thực Lục
Thế Kỷ 15
(1431)
Tựa
sách: Lam Sơn Thực Lục Năm 1431
Soạn
giả: Nguyễn Trãi (biên soạn), Lê Lợi (đề tựa)
Dịch
giả: Bảo Thần 1944
Nhà xuất
bản: Tân Việt (in lần thứ 3) 1956
Chuyển
sang ấn bản điện tử bởi: Công Đệ, Tuyết Mai, Doãn Vượng, Lê Bắc 2001
Điều
hợp: Lê Bắc - bacle@hotmail.com 2001
Lam-sơn Thực Lục
Tựa
(Khi sửa lại bộ Lam-sơn thực lục)
Vua
Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi
nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ,
Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong
đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào
ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi
làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để
yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, để có được thiên-hạ.
Cùng với: bài đại-cáo khi bình giặc Ngô, đều là những lời trung, nghĩa, trí,
dũng; lẽ phải-chăng dạy lại con-cháu, đều là những đạo tu, tề, trị, bình, ...
Xét ra những việc mà chính mình Nhà Vua đã làm, không việc gì là không chép đủ.
Bộ sách này, cốt ý bày-tỏ sự khó-khăn về việc gây-dựng nghiệp đế, bảo cho
con-cháu được biết, để làm của báu gia-truyền mãi mãi; há những chỉ là
khoe-khoang tài võ như thần, tài văn như thánh mà thôi đâu! Phiền nỗi thế-đạo
giữa chừng sa-sút, mà bộ sách này cơ-hồ bị ngọn lửa tàn-ác đốt cháy, trong hồi
lấn ngôi, cướp nước. Thế nhưng công-đức ở trong Trời Đất nào phải không còn; lẽ
phải ở trong lòng người có mất sao được?
Tới đức
Hoàng-đế Bệ-hạ ngày nay, sớm chịu mệnh trời, nối giữ nghiệp báu; đức, nghĩa,
ngày một tiến; sức học ngày một cao; thực là nhờ chúa Công-đức Nhân-Uy-Minh-Thánh
Tây-Vương, lĩnh chức Đại-nguyên-soái, Chưởng-quốc-Chính, Thái-sư, Thượng-phụ,
có công nuôi-nấng, đúc-hun, giúp-đỡ, gầy- dựng; ghi nhớ ơn đức của Tiên-vương,
sửa-sang giềng-mối của lễ-nhạc, để làm cỗi-gốc cho việc nương- tựa, phù-trì;
chuyên ủy cho chúa Định Nam-Vương lĩnh chức Nguyên-soái Điển-quốc-chính, duy
trì danh- giáo, gây nên thái-bình. Cùng các quan quân-thần, huân-thần, giảng
cầu đạo trị nước. Dỡ coi sách-vở, nhìn vào tục cũ, thấy đấng Tiên-tổ dựng
nghiệp thật là khó-khăn; được nước thật là chính-đáng; từ khi nước Việt ta lập
thành nước đến giờ, chưa từng có việc như thế. Nếu chỉ coi xem qua-loa, mà
không kén- lựa những điều cốt-yếu, thì sao có rõ-rệt được nền công-đức trăm đời
không thể dời-đổi, mà khiến cho muôn thủa còn như trông thấy trước mắt được?
Bèn nhân những ngày rỗi, thường vời quan Tể-tướng cùng các nho-thần bàn đến
việc kinh-doanh nghiệp lớn của các bậc đế-vương tự đời xưa. Cho là bản sách cũ
tuy có sao chép lại, thỉnh-thoảng còn có chỗ lẫn sót, chưa dễ hiểu cho hết. Vậy
nay muốn soạn lại cho thật kỹ-lưỡng, thuần-túy, dùng để khắc vào bản gỗ, ngõ
hầu công-nghiệp của bậc Tiên-đế lại sáng tỏ với đời! Bèn sắc chúng tôi,
tham-khảo với bản chép cũ của các nhà mà sửa-sang lại; lầm thì chữa; sót thì
bù; để đọc coi cho tiện, truyền-bá cho rộng.
Chúng
tôi vâng lĩnh lời vàng, đâu dám không gia công tìm-tòi, chắp-vá, sắp lại thành
sách, kính chép dâng lên, để đợi trí sáng-suốt coi tới. Được cho tên là bộ
"Lam-sơn thực-lục sửa lại". Lập tức sai thợ mộc khắc bản, để lại
lâu-dài. Khiến cho trong thiên-hạ, ai ai cũng biết đến đức Tiên-đế; công lấy
lại nước ở tay giặc Ngô, còn trội hơn là việc trừ quân tàn-bạo của Hán Cao; ơn
cứu được dân khỏi vòng nước lửa, nào có kém gì việc chữa nạn lụt-lội của Hạ Vũ.
Ơn-đức ngài chót-vót như núi Kiền, núi Thái; công-nghiệp ngài rực-rỡ như mặt
trăng, mặt trời. Than ôi! Người chép bộ sách này, nào phải như kẻ viết Lĩnh-nam
trích quái, bày ra những chuyện hoang-đường; như kẻ viết Việt Điện u-linh góp
lại những lời quái-gở! Chỉ là ghi lại những việc thực, để cho ngôi nước được
chính, nghiệp vua được rõ mà thôi! Rồi đây sẽ thấy huân-nghiệp của Tổ-tông
chói-lọi ở trên tờ ngọc; công-lao của Tổ-tông sáng ngời để giữa sách vàng! Công
ấy, đức ấy, thường rực-rỡ với nghìn, muôn đời vậy. Bèn viết để làm lời tựa.
Khi ấy
là ngày tốt-lành, tháng cuối Xuân, năm đầu niên-hiệu Vĩnh-trị.
Đặc-tiến
Kim-Tử Vinh-Lộc Đại-phu, Tham-tụng, Công-bộ Thượng-thư, kiêm Đông-các
Đại-học-sĩ, coi việc chép Quốc-sử, Duệ-quận-công, Thượng-trụ quốc, tôi là Hồ Sĩ
Dương.
Gia-Tĩnh
đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Tả-thị-lang, vào hầu việc Giảng Sách. Sử-quán
Đô-tổng-tài, tôi là Đặng công Chất.
Quang-Tiến
Thận-lộc đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Hữu thị-lang vào hầu việc Giảng Sách,
Sử-quán Tổng-tài, Lại-An-nam, tôi là Đào Công Chính.
Triều-Liệt
Đại-phu, Tham-Chính trong ty Tân-trị Thừa-chính ở các xứ Sơn-nam... Sử-quán
Toản tu, tôi là Thiều sĩ Lâm.
Mậu
Lâm-lang, Bồi-tụng, Đông-các Hiệu-thư, Sử-quán Phó Toản-Tu, tôi là Nguyễn công
Vọng. Mậu Lâm-lang, Hiến-sát-sứ ở ty Hiến-sát-sứ, coi các xứ Nghệ-an... Sử-quán
Phó Toản-tu, tôi là
Lê hùng
Xưng.
Nội-sai
Thái-giám trong Thị-Nội giám, Tư-Lễ giám, Lĩnh-Xuyên hầu, tôi là Phạm thế Vinh;
Nội-sai Hữu-đề-điểm trong Tư-Lễ giám, Khoan-Thái-bà, tôi là Phạm đình Liêu.
Cùng
vâng sắc coi việc sửa sách.
Trị
trung trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Ngô thục Đức. Chính tự trong sở
Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Hàn Tung.
Huyện-thừa
trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn Luân.
Tự-thừa
trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Doanh. Huyện-thừa trong sở
Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê tiến Nhân.
Sứ coi
sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê duy Lương;
Huyện-thừa
trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Khoa. Cùng vâng sắc viết:
Thợ mộc,
người các xã Hồng-lục, Liễu-chàng vâng sắc khắc bản in.
Lam-sơn Thực Lục
Tựa của Vua Lê Thái-Tổ
Dịch âm
Trẫm
duy: Vật bản hồ Thiên, nhân bản hồ Tổ. Thúy như mộc, thủy, tất hữu căn, nguyên.
Thị dĩ tự cổ Đế-vương chi hưng, nhược Thương chi thủy ư Hữu Nhung; Chu chi thủy
ư Hữu Thai. ..
Cái kỳ bản thịnh tắc diệp mậu; nguyên thâm tắc lưu trường. Phi Tiên-thế chi
nhân ân chi sở bồi giả hậu, khánh trạch chi sở chung giả hồng, an-năng nhược
thị tai?
Trẫm tao
thị đa ạn, khai sáng vưu nan! Hạnh nhi Thiên dữ, Nhân quy, công-nghiệp hữu
thành giả, thực do Tổ-tông tích đức lũy nhân chi sở trí dã! Trẫm niệm chi phất
dĩ, nãi bút vu thư, mục viết "Lam-sơn thực lục", sở dĩ trong kỳ bản
thủy chi nghĩa. Diệc dĩ tự Trẫm gian-nan chi nghiệp, dĩ thùy thị Tử-tôn vân.
Thì
Thuận-thiên
tứ niên, trọng Đông-nguyệt, cốc nhật. Lam-sơn động-chủ, tự.
Dịch
nghĩa
Trẫm
nghĩ: Vật gốc từ Trời, người gốc từ Tổ. Ví như cây và nước, tất có gốc, nguồn.
Bởi vậy, từ xưa các dòng Đế-vương nổi lên, như nhà Thương, bắt đầu từ Hữu
Nhung; nhà Chu, bắt đầu từ Hữu Thai. ..
Vì rằng: gốc thịnh thì là tốt, nguồn sâu thì dòng dài. Nếu không phải nhờ ở
nhân-ân bồi-đắp được dày-dặn, phúc-đức chung-đúc được lớn-lao của các
Đời-Trước, thì đâu có được như thế!
Trẫm gặp
đời nhiều hoạn-nạn, mở nước, dựng nền, càng thấy khó-khăn! May mà Trời cho, Dân
theo, gây nên được công-nghiệpp, ấy thực là nhờ ở các bậc Tổ-tông tích-lũy mãi
nhân-đức, mà đi tới cả! Trẫm nghĩ về chuyện đó mãi bèn chép vào sách, gọi là
"Lam-sơn thực lục" (Sách ghi chuyện thực núi Lam) cốt là để trọng
nghĩa đầu gốc. Và cũng để kể rõ sự-nghiệp gian-nan của Trẫm, truyền-bảo lại cho
con-cháu vậy.
Khi ấy
là:
Ngày
tốt, tháng giữa Đông, năm thứ-tư hiệu Thuận-thiên. Chúa động Lam-sơn đề tựa.
Lam Sơn Thực Lục
Cuốn thứ nhất
Đức
Tằng-tổ nhà vua, họ Lê, tên húy là Hối người thôn Như-áng, huyện Lương-giang
(tức là huyện Ngụy-nguyên ngày nay) phủ Thanh-hóa. Tính trời chất-phác,
ngay-thẳng, giữ mình như kẻ ngu; thấy rõ việc từ lúc chưa xảy ra; biết sâu mà
lo xa. Lấy bà là Nguyễn-thị Ngọc Duyên, (người trại Quần- đội huyện Lôi-dương);
làm nghề ông thày.
Có một
hôm Ngài đi chơi, thấy các loài chim liệng quanh ở dưới ngọn Lam-sơn, như vẻ
đông người hội-họp, liền nói rằng: "Chỗ này tốt đây!". Nhân dời nhà
tới ở đấy.
Thế rồi
dọn gai-góc, mở ruộng-nương, chính mình siêng-năng việc cày-cấy. Qua ba năm mà
gây nên sản-nghiệp. Con-cháu ngày một đông; tôi-tớ ngày một nhiều. Việc dựng
nước, mở đất, thực gây nền từ đấy. Từ đó, đời đời làm chúa một miền.
Đức
Hoàng-tổ húy là Đinh, nối được nghiệp nhà, để kế chí người trước. Hiền-hòa để
trị dân; khoan-nhân mà thương người. Gần, xa đều đem lòng phục, càng ngày càng
mến, theo dần. Bèn có đến hơn nghìn người dân.
Bà là
Nguyễn thị Khoác, giữ nhà bằng cách siêng-năng, tần-tiện, tính-nết rất hiền.
Trong chốn buồng the, giúp-đỡ ông được nhiều việc lắm. Sinh hai con: trưởng là
Tòng, thứ là Khoáng.
Khoáng
tức là đức Hoàng-Khảo sinh ra Nhà-vua. Tính ngài hoà-nhã, hiền-lành, vui-vẻ,
thích làm việc thiện. Chiều-đãi khách-khứa, yêu-thương nhân dân. Phàm kẻ
đói-khó, túng-thiếu, ốm-đau, chết- chóc, tất là Ngài có chu-cấp giúp-đỡ. Những
dân ở hạt láng-giềng, coi cũng như người một nhà. Vì thế mọi người không ai là
không cảm Ngài về ơn-đức mà phục Ngài về nghĩa-khí.
Bà là
Trịnh-thị Ngọc Thương, lại chăm-chỉ về đạo đàn-bà: thờ cha, mẹ hết lòng
hiếu-kính; đãi họ hàng có ơn; dạy con, cháu, lấy lễ. Buồng the hòa-thuận, đạo
nhà ngày một thịnh thêm. Sinh ba con trai: trưởng là Học, thứ là Trừ, út tức là
Nhà-vua.
Học nối
nghiệp ông cha truyền lại, chẳng may ngắn số. Nhà vua kế nghiệp cha, anh, không
dám để sa-sút; suy-nghĩ sâu-sắc, sao cho nối chí, noi việc, trọn được đạo
thường!
Nguyên
xưa lúc Nhà-vua chưa sinh, ở xứ Du-sơn trong làng, dưới cây rừng quế, thuộc
thôn sau Như-áng, thường có con hổ đen, thân nhau với người, chưa hề làm hại
ai! Đến giờ Tý ngày mồng sáu tháng Tám năm Ất-sửu sinh ra Nhà-vua từ đó không
thấy con hổ đâu! Người ta cho là chuyện lạ1.
Lúc sinh
Nhà-vua có ánh-sáng đỏ đầy nhà, mùi hương đầy xóm. Lúc nhỏ, tinh-thần và vẻ
người coi rất mạnh-mẽ, nghiêm-trang; mắt sáng; miệng rộng; mũi cao; mặt vuông;
vai trái có bảy nốt-ruồi; đi như rồng; bước như hổ, tóc, lông đầy người, tiếng
vang như chuông; ngồi như hùm ngồi! Kẻ thức-giả biết là bậc người cực sang! Kịp
khi lớn, thông-minh, khôn, khỏe, vượt hẳn bọn tầm-thường; làm Phụ-đạo làng
Khả-lam.
Khi ấy
Nhà-vua sai người nhà cày ruộng ở xứ Phật-hoàng động Chiêu-nghi. Chợt thấy một
nhà sư già, mặc áo trắng, từ thôn Đức-tề đi ra, thở dài mà rằng:
- Quý-hoá
thay phiến đất này! Không có ai đáng dặn!
Người
nhà thấy thế, chạy về thưa rõ với Nhà-vua, Nhà-vua liền đuổi theo tìm hỏi
chuyện đó.
1 Xem
lời văn chữ Hán, đoạn này khác hẳn với đoạn trên, chắc của người sau thêm vào.
(Dịch-giả chú).
Có người
báo rằng:
- Sư-già
đã đi xa rồi.
Nhà-vua
vội đi theo đến trại Quần-đội, huyện Cổ lôi, (tức huyện Lôi-dương ngày nay)
thấy một cái thẻ tre, đề chữ rằng:
Thiên
đức thụ mệnh. Tuế trung tứ thập.
Số chi
dĩ định, Tích tai vị cập.
Nghĩa
là:
"Đức
trời chịu mệnh, "Tuổi giữa bốn mươi! "Số kia đã định,
"Chưa
tới ... tiếc thay!"
Nhà-vua
thấy chữ đề mừng lắm, lại vội vàng đi theo. Khi ấy có rồng vàng che
cho nhà
vua! Bỗng nhà sư bảo nhà vua rằng:
- Tôi từ
bên Lào xuống đây, họ Trịnh, tên là sư núi Đá-trắng. Hôm thấy ông khí- tượng
khác thường tất có thể làm nên việc lớn!
Nhà-vua
quỳ xuống thưa rằng:
- Mạch
đất ở miền đệ-tử tôi sang-hèn ra thế nào xin thầy bảo rõ cho? Nhà sư nói:
- Xứ
Phật-hoàng thuộc động Chiêu-nghi, có một khu đất chừng nửa sào, hình như quả
quốc-ấn. Phía tả có núi Thái-thất, núi Chí-linh (ở miền Lảo-mang); bên trong có
đồi đất Bạn-tiên. Lấy thiên sơn làm án (ở xã An-khoái). Phía trước có nước
Long-sơn, bên trong có nước Long-hồ là chỗ xoáy trôn ốc (ở thôn Như-ứng). Phía
hữu nước vòng quanh tay Hổ. Bên ngoài núi xâu chuỗi hạt trai. Con-trai sang
không thể nói được. Nhưng con-gái phiền có chuyện thất tiết. Tôi sợ con-cháu
ông về sau, có thế phân cư. Ngôi vua có lúc Trung-hưng. Mệnh trời có thể biết
vậy. Nếu thầy giỏi biết láng lại, thì trung hưng được năm trăm năm.
Nhà sư
nói rồi, Nhà-vua liền đem đức Hoàng-khảo táng vào chỗ ấy. Tới giờ Dần, về đến
thôn Hạ Dao-xá nhà sư bèn hóa bay lên trời! Nhân lập chỗ ấy làm điện Du-tiên.
Còn động Chiêu-nghi thì làm am nhỏ (tức là nơi một Phật-hoàng). Đó là gốc của
sự phát-tích vậy.
Khi ấy
Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê-Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường
làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi.
Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một
thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ) Nhà-
vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh-sáng, nhận ra mảnh sắt, Nhà-vua bèn hỏi?
- Sắt
nào đây?
Thận
nói:
- Đêm
trước quăng chài bắt được.
Nhà-vua
nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà-vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng,
thấy nó có chữ "Thuận-thiên", cùng chữ "Lợi".
Lại một
hôm, Nhà-vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình,
Nhà-vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu
quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy
mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn thành ra chuôi gươm.
Tới hôm
sau, lúc đêm, trời gió-mưa, sớm ngày mai, Hoàng-hậu ra trông vười cải, bỗng
thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng-hậu cả kinh, vào gọi
Nhà- vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận-thiên (sau lấy chữ này làm
niên-hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà-vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm
mừng, giấu-giếm không nói ra.
Khi ấy
Hồ Quý Ly cướp nhà Trần, lấn ngôi vua, đổi hiệu nước là "Đại Ngu".
Lại làm nhiều điều lầm-lỡ về chính-trị, mấy lần để thiếu các đồ cống.
Năm
Giáp-ngọ (1414), thứ mười-hai hiệu Vĩnh-lạc (niên-hiệu của vua Thành-tổ nhà
Minh), vua Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh, Trần Trí, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Lý Bân,
Phương Chính qua cửa ải lấn chiếm nước ta.
Nhà-vua
tuy gặp đời rối-loạn, mà chí giữ càng bền; lẩn dấu ở núi rừng làm nghề cày cấy;
tự mình vui với Kinh, Sử, nhất là càng chuyên tâm về các sách Thao Lược;
hậu-đãi các tân khách; chiêu-nạp kẻ trốn, kẻ làm phản; ngầm nuôi ác kẻ mưu-trí;
bỏ của, phát thóc để giúp cho kẻ côi-cút, nghèo-nàn; hậu lễ, nhún lời, để thu
bọn anh-hùng hào-kiệt; đều đợc lòng vui-vẻ của họ.
Khi ấy
có người thôn Hào-lương ở cùng huyện, tên là Đỗ Phú, tranh-dành với Nhà-vua,
đem kiện với tướng giặc Minh. Viên quan khám-ét, cho lý của Nhà-vua là phải, xử
cho được kiện. Đỗ Phú nhân lấy việc đó làm thù, bèn đem của đút cho giặc Minh.
Giặc Minh bức Nhà-vua. Nhà-vua cùng Lê Liễu chạy đến bên sông Khả-lam, bỗng
thấy một người con-gái nằm chết, mình còn mặc chiếc áo trắng, cùng đeo thoa
vàng, xuyến vàng. Nhà-vua cùng Liễu ngửa mặt lên trời khấn rằng:
- Tôi bị
giặc Minh bức-bách, xin phù-hộ cho tôi thoát nạn này, ngày sau được Thiên-hạ,
xin lập làm miếu thờ, hễ có cỗ-bàn, cúng nàng trước hết!
Đắp mả
chưa xong thì giặc xua chó ngao đến. Nhà-vua cùng Liễu chạy vào bộng cây đa!
Giặc lấy mũi giáo nhọn đâm vào, trúng vào vế bên tả của Liễu, Liễu bốc cát cầm
vuốt vào lưỡi giáo, cho khỏi có vết máu. Tự-nhiên bỗng thấy con cáo trắng chạy
ra! Chó ngao liền đuổi cáo. Giặc không ngờ bèn kéo đi. Nhà-vua mới được thoát
(đến khi bình- định thiên-hạ rồi, phong vị thần Áo-trắng làm Hoằng-hựu
Đại-vương; phong cho cây đa làm Hộ-quốc Đại-vương; tới nay dấu-tích ấy hãy còn).
Từ đó
tướng giặc ngày càng kiêu-kỳ, thế giặc ngày càng rông-rỡ! Giam, giết kẻ
trung-lương; hành-hại bọn côi-cút. Trong nước than-phiền, nhân-dân không sao
sống nổi! Chính-lệnh ngặt-nghèo, hình-phạt tàn-ác, không cái gì là chúng không
làm. Cấm muối, mắm, để cho dân thiếu ăn; năng sưu-thuế để cho dân hết của! Lặn
bể tìm nọc, khoét núi lấy vàng. Ngà voi, sừng tê, gỗ thơm, lông trả, ... Phàm
ta có bao nhiêu sản-vật, chúng tất hết sức lùng tìm, không cái gì là bỏ sót, để
cho đầy ham muốn, túi tham. Phàm ta có bao nhiêu nhân-dân, chúng tất kiếm
phương lừa-dối, đem dời đi nơi xa, để cho hả lòng lang, dạ thú! Lại đắp hơn
mười tòa thành, chia quân đóng giữ, để trấn-áp lòng người. Khiến cho những
trang mưu-trí của ta, cất tay, động chân không được! Lại khéo định ra danh-mục,
bắt hiếp phải làm quan, giả-vờ cho vào chầu, để ở luôn đất Bắc! Chỉ có Nhà-vua
bền giữ lòng xưa, không bị quan-tước dỗ-dành;
không chịu oai-thế
hà-hiếp. Tuy giặc
có khéo-léo, khôn-ngoan
nhiều ách, mà
tráng-chí của Nhà-vua, trước sau vẫn chẳng chịu chùng! Thế nhưng trong
khi thế giặc còn mạnh, chưa dễ đánh được nào. Nhà-vua thường hậu lễ, nhún lời,
đem nhiều vàng, bạc, của báu, đút lót cho các tướng giặc là bọn Trương Phụ,
Trần Trí, Sơn Thọ, Mã Kỳ; mong thư bớt tấm lòng hãm-hại Nhà-vua; để Nhà-vua
được đợi thời, lừa dịp.
Đảng của
giặc là Lương Nhữ Hốt bàn với bọn giặc, nói rằng:
1 Cả ba
đoạn "được đất, được gươm, được ấn", lời văn dốt-nát, có chỗ không
thành câu, chắc là của người sau thêm vào. (Dịch-giả chú).
2 Đoạn
này chắc cũng của người sau thêm vào, ít ra là hồi sửa lại. (Dịch-giả chú).
- Chúa
Lam-sơn chiêu vong, nạp bạn, đãi quân-lính rất hậu, chí nó chẳng nhỏ. "Nếu
thuồng- luồng gặp được mây-mưa, thì tất không phải là vật ở trong ao
đâu!". Nên sớm trừ đi, đừng để sau sinh vạ!
Năm
Mậu-tuất (1418) khi ấy Nhà-vua ba mươi ba tuổi, khởi quân-nghĩa ở Lam-sơn. Ngày
mồng- chín tháng giêng, bị giặc vây bức, bèn lui về đóng ở Lạc-thủy, đặt quân
phục để đợi. Ngày mười-ba, giặc kéo quân đến đông. Nhà-vua tung cả quân phục
ra, xông đánh quân giặc. Cháu Nhà-vua là Lê Thạch, cùng bọn Đinh Bồ, Lê Ngân,
Lê Lý, đánh hãm vào trận giặc trước, chém được hơn ba nghìn đầu. Quân- lương,
khí-giới, cũng bắt được kể nghìn!
Ngày
mười-sáu, có tên bầy-tôi làm phản, tên là Ái (người trại Nguyệt-ấn), cùng với
Đỗ Phú dẫn quân Minh đào lấy tiểu đựng hài-cốt ở xứ Phật-hoàng, treo ở sau
thuyền, hẹn Nhà-vua phải ra hàng. Nhà-vua sai Trịnh Khả, Lê Bí (người thôn
Hắc-lương), hai người, đội cỏ, bơi xuồng đến bến thôn Thượng- rao-xá, rình giặc
ngủ say, lên thuyền ăn trộm được tiểu xương đem về trình Nhà-vua. Nhà-vua mừng
rỡ, trọng thưởng hai người, rồi rước về xứ Phật-hoàng, lại táng y theo chỗ cũ.
Hôm sau
bị tên Ái dẫn lối, đem giặc Ngô đánh úp quân Nhà-vua, bắt được vợ, con, cùng
người nhà của Nhà-vua rất nhiều! Quân của Nhà-vua không còn lòng hăng-hái muốn
đánh, thật là cùng-khốn ngặt-nghèo! May nhờ có các bậc trung-thần là bọn Lê Lễ,
Lê Vấn, Lê Bí, Lê Xí, Lê Đạp, theo Nhà-vua lẩn- lút vào trong núi Chí-linh.
Tuyệt lương hai tháng trời! Đợi khi giặc đem quân lui, mới lại về đắp lũy ở quê
cũ là Lam-sơn. Nhà-vua thu lại tàn quân, chỉ chừng hơn trăm người! Lại đem quân
Mường ở Lam-sơn, trai, gái, khiêng gánh lương-thực. Ra vào nơi hiểm-hóc; phủ-dụ
các quân-lính; ước-thúc lại cơ đội, sửa- sang lại khí-giới. Quân lính
cảm-khích, thề không cùng sống với quân giặc! Nhà-vua biết quân-lính ấy có thể
dùng được, bèn sai bọn binh lanh-lẹ ra khiêu chiến trước. Giặc cậy mạnh, vào cả
đất hiểm để bức Nhà-vua. Nhà-vua đặt quân phục ở xứ Vấn-mang, dùng tên thuốc
bắn hai bên, giặc mới tan chạy. Nhà- vua lại tiến quân đến xứ Ninh-mang, ngày
đêm xông đánh, quân giặc lại bị thiệt-hại. Giặc lui giữ xã Bả- lạc-thượng.
Nhà-vua lại tiến quân tới trại Hà-đả, hằng ngày khiêu-chiến. Giặc ở vững trong
trại không ra.
Hôm sau,
giặc lại giao-chiến
với Nhà-vua ở
xứ Mỹ-mỹ. Bắt
được tướng chỉ-huy
của giặc là Nguyễn Sao, và chém được hơn nghìn đầu.
Khi ấy
quân ta chỉ mới được nhỏ, mà thế giặc đương mạnh, Nhà-vua bèn vời các tướng mà
bảo
rằng:
- Ai có
thể thay mặc áo vàng của Trẫm, lĩnh năm trăm quân, hai thớt voi, đánh vào thành
Tây-đô. Thấy giặc ra đối-địch, thì tự xưng tên: "Ta là chúa Lam-sơn
đây!". Để cho giặc bắt? Cho ta được náu mình, nghỉ binh, thu-họp cả
quân-sĩ, để mưu tính việc về sau!
Các
tướng đều không dám nhận lời. Chỉ có Lê Lai thưa rằng:
- Tôi
bằng lòng xin thay mặc áo Nhà-vua. Ngày sau Bệ-Hạ gây nên Đế-nghiệp, có được
thiên-hạ, thương đến công tôi, cho con-cháu muôn đời được chịu ơn nước. Đó là
điều tôi mong mỏi!
Nhà-vua
lạy Trời mà khấn rằng:
- Lê Lai
có công thay đổi áo. Sau này trẫm cùng con-cháu, và các tướng-tá, hay con-cháu
các công-thần, nếu không thương đến công ấy, thì xin đền-đài hóa ra rừng núi;
ấn-vàng hóa ra đồng sắt; gươm thần hóa ra đao-binh!
Nhà-vua
khấn xong, Lê Lai liền đem quân đến cửa trại giặc khiêu-chiến.
Giặc cậy
quân mạnh xông đánh. Lê Lai cưỡi ngựa, phi vào giữa trận giặc, nói rằng:
- Ta đây
là chúa Lam-sơn!
Giặc bèn
xúm lại vây, bắt lấy đem về trong thành, xử bằng hình-phạt cực ác, ra hẳn ngoài
những tội thường làm!
Năm
Kỷ-hợi, (1419), Nhà-vua ở Lam-sơn, cùng các tướng tá, tu-tạo thành-lũy,
chữa-sửa khí-giới, phủ-dụ và chu-cấp các quân-sĩ, nuôi oai chứa mạnh, chưa rỗi
đến việc chiến đấu.
Năm
Canh-tý, (1420) năm ấy giặc Minh lại đem thật đông quân đến. Nhà-vua liệu giờ
Mùi chúng tất đến bến Bổng. Nhà-vua đặt trước quân phục để đợi. Giờ Mùi,
quả-nhiên quân giặc tới đông, quân phục bốn mặt nổi dậy. Bọn giặc vỡ to. Quân
ta chém đầu không biết bao nhiêu mà kể, bắt được hơn trăm con ngựa. Các
khí-giới của giặc, nhất thời bị đốt hết.
Cùng năm
ấy, giặc nước ta tên là Cầm Lạn, dẫn đường cho các tướng Minh là bọn Lý Bân,
Phương Chính, đem hơn mười vạn quân, từ địa-phương của Cầm Lạn, tiến thẳng vào
Thôi-mang, để đánh Nhà-vua. Nhà-vua trước hết sai bọn Lê Triệu, Lê Lý, Lê Vấn,
đem vài trăm người, mai-phục ở xứ Bồ-mộng để đợi. Giặc đến, quân phục đều nổi
dậy. Quân giặc vỡ to. Quân ta chém được hơn ba trăm đầu. Giặc cậy quân còn
mạnh, tiến sát đến dinh Nhà-vua. Nhà-vua trước hết chia quân ra mai-phục ở
những chỗ hiểm-yếu.
Ngày mai
giặc đến, Nhà-vua tung quân ra đánh, cả phá ở xứ Bồ-thi-lang, chém hơn nghìn
đầu. Bọn Lý Bân, Phương Chính, chỉ chạy thoát được thân! Quân ta thừa thắng xô
đuổi, luôn sáu ngày đêm mới trở về. Nhà-vua lại tiến quân đóng ở trại Ba-lẫm
thuộc Lỗi-giang, trêu giặc ra đánh. Giặc không dám ra! Tướng giặc là bọn Tạ
Phượng, Hoàng Thành, lui đóng đồn ở Nga-lạc. Rồi về giữ Quan-du và thành
Tây-đô, đóng bền ở trong trại không chịu ra! Nhà-vua ngày đêm tìm nhiều cách
xông đánh để quấy rối và làm mệt quân giặc. Lại chia quân sai bọn Lê Hào, Lê
Sát, tiến đánh trại Quan-du, cả phá được giặc, chém hơn nghìn đầu, bắt được
khí-giới của giặc rất nhiều. Từ đó thế giặc ngày một suy. Nhà-vua bèn chiêu phủ
nhân-dân ở các miền trong nước, không đâu là không hưởng ứng. Cùng nhau góp
sức, tiến đánh các đồn, đốt phá các dinh, trại.
Năm
Tân-sửu (1421), ngày hai-mươi tháng mười một, tướng giặc là bọn Trần Trí, đem
quân giặc cùng đảng giặc người bản-thổ, tất cả hơn mười vạn, lại tiến đến sát
đánh Nhà-vua ở ải Kinh-lộng, trại Ba-lẫm. Nhà-vua hội các tướng bàn rằng:
- Nó
đông, ta ít: nó mỏi-mệt, ta nhàn-hạ. Binh-pháp dạy rằng: "Được, thua
quan-hệ ở tướng, chứ không do ở ít hay nhiều". Quân nó dù đông, nhưng ta
đem quân nhàn-hạ để đón quân mỏi-mệt, thì quyết là phá được!
Bèn đêm
chia quân ra đánh úp trại giặc. Thúc trống, hò reo, cùng tiến sát đánh vào trại
giặc, chém được hơn nghìn đầu. Quân-lương, khí-giới, bắt được rất nhiều!
Sau giặc
biết ta ít quân, hơi có ý coi thường ta. Lại mở đường núi tiến vào. Nhà-vua
ngầm phục quân ở ải Úng là nơi hiểm-trở để đợi chúng. Giờ ngọ, quân giặc từ
đường núi kéo ra, Nhà-vua tung quân đánh giáp hai bên, quân giặc quả-nhiên thua
lớn.
Nguyên
xưa Nhà-vua giao-hảo với Ai-lao không hề có điều gì xích-mích. Nhưng bị tên Lộ
văn Luật, làm quan với giặc, trốn sang nước ấy, du-thuyết để làm kế phản-gián.
Vì thế nước Lào hiềm-khích với Nhà-vua. Khi ấy Nhà-vua cầm cự với giặc Ngô,
được thua chưa quyết. Kịp khi giặc thua chạy, Ai-lao liền đem vài vạn quân, một
trăm thớt voi, thình lình đến trại ta, giả-vờ sang giúp ta; nói phao lên rằng
cùng ta góp sức đánh giặc. Nhà-vua thật bụng tin người, không ngờ-vực gì khác.
Nào dè nó mặt người dạ thú, nghe mưu-gian của Lộ văn Luật, đêm đánh úp trại ta.
Nhà-vua thân ra đốc chiến, tự giờ Tý đến giờ Mão. Quân-lính đua sức tranh nhau
tiến trước, cả phá được chúng, chém hơn vạn đầu; bắt được voi mười bốn thớt;
quân-lương, khí-giới, lấy vạn mà kể! Thừa thắng đuổi theo, đi luôn bốn ngày
đêm, tới thẳng nơi sào-huyệt của chúng. Viên tù-trưởng của chúng tên là Bồ Sát
vờ xin giảng-hòa, nhưng thực thì muốn cố-gắng giằng-giai, để đợi viện-binh.
Nhà-vua đoán biết mưu gian không cho. Nhưng các tướng cố nài, cho là quân-lính
mỏi-mệt lâu ngày, hãy nên tạm nghỉ ngơi. Chỉ có con người anh con bác của Nhà-
vua là Lê Thạch, một mình hăng hái xông đánh, không đoái-hoài chi cả, lỡ dẫm
phải chông mà mất!
Thạch
sức khỏe hơn người, tính trời nhân-ái. Lại rất ham học và khéo nuôi dạy
quân-lính. Nhà- vua rất đem lòng yêu. Vả chăng người bác xưa từng nuôi Nhà-vua
làm con, nên Nhà-vua yêu Thạch còn hơn con mình. Cất riêng làm tướng
Tiên-phong. Đánh đâu được đấy! Chỉ đáng tiếc là "có khỏe nhưng ít có mưu"
mà thôi!
Năm
Nhâm-dần (1422) ngày hai-mươi-bốn tháng chạp, giặc Ngô lại cùng Ai-lao hẹn
nhau, bên trước mặt, bên sau lưng, chẹt đánh Nhà-vua ở trại Da-quan. Quân ta
đánh luôn, nhiều người bị thơng, hơi có thiệt hại. Bèn ngầm rút về trại Khối,
yên-ủi lính-tráng, sửa-chữa khí-giới, để đợi quân giặc. Vừa
được bảy
ngày quả-nhiên giặc kéo đến. Nhà-vua bảo các tướng-sĩ rằng:
- Giặc
tới vây ta bốn mặt, muốn chạy thì chạy đi đâu! Đây tức là nơi mà binh-pháp gọi
là "đất chết". Đánh mau thì còn! Không đánh mau thì mất!
Nói rồi
sa nước mắt. Các tướng-sĩ đều cảm-khích thi nhau liều chết đánh giặc. Bọn Lê
Lĩnh, Lê Vấn, Lê Hào, Lê Triện, chính mình xông vào trận trước, bắt được tướng
giặc là Phùng Quý. Quân giặc thua lớn. Mã Kỳ, Trần Trí chỉ chạy thoát được
thân! Ta chém được hơn nghìn đầu, bắt được hơn trăm ngựa.
Thế rồi
Nhà-vua lại thu quân về núi Chí-linh. Quân-lính thiếu-lương ăn đến hơn hai
tháng, chỉ đào củ, đẵn măng, hái rau để ăn mà thôi!
Nhà-vua
giết bốn thớt voi, cùng ngựa của mình cưỡi, để cho quân-lính ăn. Nhưng thường
thường vẫn có kẻ trốn đi! Nhà-vua liền ra lệnh bó-buộc thật ngặt; bắt được viên
tướng trốn đi tên là Khanh, liền chém đầu đem rao. Các tướng lại nghiêm-trang
như cũ.
Khi ấy
gặp luôn những việc gian-nan, quân-sĩ mỏi-mệt, muốn được nghỉ-ngơi, đều khuyên
Nhà- vua nên hòa với giặc. Nhà-vua cực chẳng-đã, bèn giả-vờ hòa-hảo, cho sứ đi
lại với tướng giặc là bọn Sơn Thọ, Mã Kỳ.
Mà giặc
bị ta đánh thua luôn, ý cũng muốn lấy mưu dụ Nhà-vua. Nhà-vua cũng nhân nó muốn
dụ mình, định hãy cho quân-sĩ nghỉ-ngơi, đặng đợi thời mà làm việc.
Năm
Quý-Mão (1423), tháng tư, ngày mồng mười, Nhà-vua lại đem quân về Lam-sơn. Giặc
biết ý Nhà-vua: bề ngoài giả-vờ hòa-thân mà bên trong có bụng muốn đánh-úp; từ
đó tuyệt đường đi lại, hai bên không có tin-tức, sai sứ sang nhau nữa.
Binh-tình bên giặc nôn-nao, ngày đêm sợ-hãi. Nhà-vua dò biết chuyện ấy.
Khi ấy
có cháu ngoại của họ Trần, tên là Cầm Quý, lánh họ Hồ, trốn vào rừng núi, xưng
láo là dòng dõi vua Trần. Nhà-vua bèn đón về dựng làm vua, lấy hiệu là
Thiên-khánh. Nhà-vua đánh-chọi với giặc,
cay-đắng, khó-khăn. Đến
khi Thiên-hạ sắp
yên, chỉ có
Đông-kinh là chưa
hàng, bấy giờ Thiên- khánh ở thành Cổ-lộng. Nhà-vua ủy cho
con trai của Tư-quận-công Lê Lãng là Lê-Ngang, giữa thành và túc-trực.
Thiên-khánh
thấy Nhà-vua dẹp yên giặc Ngô, rất là sợ-hãi, bèn trốn vào Nghệ-an. Lê Ngang
đuổi theo bắt được đem về.
Nhà-vua
hỏi rằng:
- Đã
được lập lên làm vua, cớ sao lại sinh lòng kia khác mà đi trốn? Thưa rằng:
- Quả-nhân
không có công gì! Tướng-quân thì công trùm cả thiên-hạ! Ai là người trồng được
cây để cho kẻ khác ăn sẵn quả? Nên sợ chết mà trốn, chứ không có ý gì khác! Nay
xin cho được toàn thân mà chết!
Nhà-vua
thấy nói thế còn chưa nỡ! Các quan nói:
- "Trời
không hai mặt trời! Nước không hai vua!". Bèn cho hắn được tự thắt cổ.
Năm
Giáp-thìn (1424) ngày hai-mươi tháng chín, Nhà-vua chia quân đánh úp thành
Đa-căng, phá được thành. Quân giặc bị chém đầu và chết đuối có hơn nghìn người.
Viên
Tham-chính của giặc là Lương Nhữ Hốt chỉ chạy thoát được thân. Ta bắt được
lương-thực, khí-giới không biết bao nhiêu mà kể. Trại, lũy của giặc, bị đốt
cháy hết!
Chốc
lát, tướng giặc là Hoa Ánh lại đem quân đến cứu. Nhà-vua thừa thắng đánh tràn,
giặc lại thua to, chạy vào thành Tây-đô. Phàm vợ, con của giặc bị bắt, không nỡ
giết hại một người nào, đều thả về tất cả.
Rồi đó
kén-lựa trai tráng, sắm-sửa khí-giới, chỉnh-tề voi, ngựa, tiến thẳng vào Châu
Trà-long, (tức phủ Trà-lân ngày nay) thuộc thành Nghệ-an.
Gần tới
xứ Bồ-lạp, thình-lình gặp tướng giặc là Sư Hựu, cùng bọn làm quan với giặc là
Cầm Bành Cầm Lạn, lĩnh hơn năm nghìn người, đón chẹn lối trớc mặt. Lại có bọn
tướng-giặc là lũ Trần Trí, Phương Chính, Sái Phúc, Lý An, đem quân tiến sát
phía sau. Quân ta trước bụng, sau lưng, đều bị có giặc. Mặt trời lại sắp chiều.
Nhà-vua bèn dàn quân, dàn voi để đợi. Trong chốc lát, quân giặc quả tới nơi.
Nhà-vua tung quân-phục ra xông đánh. Quân của bọn Phương Chính vỡ to. Ta chém
hơn nghìn đầu, và bắt được hơn trăm ngựa.
Ngày
mai, Nhà-vua lại đem voi và quân-lính xông thẳng vào trại của bọn Sư Hựu. Quân
giặc lại thua to. Ta chém hơn nghìn đầu. Quân-lương, khí-giới, đốt cháy không
còn sót.
Khi ấy
bọn Cầm Bành là trùm-trưởng của giặc, đóng giữ đất ấy, không chịu hàng-phục.
Nhà-vua chiêu-dụ nhân-dân trong miền, khiến trở lại nghiệp xưa. Ai nấy đều mừng
được yên thân, đem lòng cảm-khích, hăng-hái giúp Nhà-vua hết sức vây Cầm Bành.
Hơn hai tháng, Cầm Bành giữ bền ở trong núi, để đợi quân cứu-viện của giặc.
Nhưng giặc hất-hải, ngờ-sợ, vẫn không dám tiến. Quân của Bành oán mà làm phản,
kế nhau đến hàng. Bành tự xét mưu-chước đã cùn, viện-binh đã tuyệt, liền mở cửa
trại ra hàng. hết!
Nhà-vua
ra lệnh với trong quân rằng:
- Tướng
giặc đã hàng, mảy-may cũng không được xâm-phạm. Bất cứ tội to, tội nhỏ, đều xá
cho
Về sau
Cầm Bành lại sinh lòng khác, đêm trộm quân trốn đi. Nhà-vua sai người đón đường
bắt được liền xử chém! Thế là dẹp được châu Trà-long. Nhà-vua bèn ủy-lạo các
tù-trưởng, phủ-dụ các nhân dân. Ai nấy đều cám ơn đội đức, xin ra sức lập công.
Bèn biên-soát các tay trẻ khỏe, thu vào trong quân ngũ, được hơn năm nghìn
người.
Khoảng
niên-hiệu Hồng-hy bên nước Minh, giặc lại cùng với các Nội-quan (quan Hoạn được
cắt đi giám-quân) là lũ Sơn Thọ đem lời quỷ-quyệt, để dỗ-dành Nhà-vua. Nhà-vua
đã biết trước ý ấy, liền nói:
- Giặc
sai lừa ta, ta phải nhân khoé của bên địch mà dùng nó!
Bèn cho
sứ đi lại, dò xét tình-hình quân giặc, để mưu đánh úp thành Nghệ-an. Giặc biết
mưu ấy, bèn không đi lại nữa.
Thế là
Nhà-vua liền chỉnh-đốn thật nhiều ngựa, voi, quân-lính, tiến cả về mặt thủy,
lẫn mặt bộ, đánh úp thành Nghệ-an.
Quân sắp
đi, xẩy có tin báo: giặc đã đem khá nhiều voi, ngựa, thuyền-bè; mặt thủy, mặt
bộ đều tới.
Nhà-vua
hội các tướng bàn rằng:
- Quân
địch đông, quân ta ít, đem ít đánh đông chỉ ở những đất hiểm là có thể lập được
công.
Vả chăng
binh-pháp nói: "Nhử người tới, chứ không để người dữ tới".
Bên chia
hơn nghìn quân, sai bọn Lê Liệt theo đường tắt giữ huyện Đỗ-gia, cướp thế tranh
tiên của giặc. Còn Nhà-vua thì chính mình cầm đại-quân, đóng giữ vào nơi
hiểm-trở để đợi.
Chừng
ba, bốn ngày, giặc đem hết cả quân, mặt thủy, mặt bộ đều tới ải Khá-lưu, đắp
lũy, đóng trại, ở miệt dưới. Nhà-vua ở miệt trên, dương cờ, đánh trống, đêm thì
đốt lửa. Lại ngầm sai quân tinh- nhuệ và bốn thớt voi, qua sông phục nơi
hiểm-yếu.
Trời sắp
sáng, giặc bèn dẫn quân, trên cạn, dưới sông đều tiến, để đánh dinh-trại của
Nhà-vua. Nhà-vua giả vờ lui, nhử giặc vào chỗ có quân phục. Giặc không ngờ, đem
hết quân vào sâu. Quân phục bốn mặt nổi lên, xông đánh, cả phá được trận giặc.
Giặc bị chém đầu và chết đuối lấy vạn mà kể.
Thế rồi
giặc tựa núi, đắp lũy để ở, không lại ra đánh nữa.
Khi ấy
lương giặc khá nhiều, mà quân ta không đủ ăn lấy mười ngày. Nhà-vua liền bảo
các tướng-sĩ rằng:
- Quân
giặc nhiều lương, đắp lũy để làm kế lâu dài. Quân ta ít lương không thể giữ
giằng-giai được với nó. Bèn đốt hết dinh, trại, nhà-cửa, vờ trốn lên miệt trên.
Và đi ngầm đường tắt, đợi giặc đến thì đánh. Giặc cho là ta đã chạy, bèn đem
quân lên đóng vào dinh-trại cũ của ta, lên núi đắp lũy. Hôm sau Nhà-vua thân
đem quân lanh-lẹ ra trêu đánh. Giặc kéo ra ngoài lũy giao chiến. Nhà-vua đêm
kén quân tinh-nhuệ, phục ở chỗ hiểm. Giặc lại không ngờ, đem hết cả quân ra,
Nhà-vua liền tung quân xông phá trận giặc. Bọn Lê Sát, Lê Vấn, Lê Bí, Lê Lễ, Lê
nhân Chú, Lê Ngân, Lê Chiến, Lê tông Kiều, Lê Khôi, Lê Bôi, Lê văn An, đều thi
nhau hãm trận. Giặc vỡ to thua chạy, bị chém đầu không thể đếm xiết. Thuyền
giặc trôi nghiêng, thây chết đuối tắc cả dòng sông. Khí-giới vất đầy ra giữa
núi. Bắt sống được tướng giặc là Chu Kiệt, chém được Tiên-phong của giặc là
Hoàng Thành. Trói được quân giặc hơn nghìn người. Thừa thắng đuổi dài, ba ngày
đêm, thẳng tới thành Nghệ-an. Giặc vào trong thành, đắp thêm lũy, cố giữ.
Hết cuốn
thứ nhất
Lam Sơn Thực Lục
Cuốn thứ hai
Năm
Ất-tỵ (1425), ngày hai mươi-lăm tháng giêng, Nhà-vua tới Nghệ-an, ra lệnh cho
các tướng
- Dân ta
khổ với quân nghịch-tặc đã lâu. Phàm đến châu, huyện nào, tơ hào không được
xâm- Nhân-dân không ai không mừng-rỡ, thi nhau đem trâu, rượu, đón khao, để
giúp vào việc dùng trong quân. Nhà-vua bèn đem chia cho các tướng cùng lính-tráng.
Ai nấy đều nhảy-nhót, xin đem sức liều chết. Thế rồi Nhà-vua tiến vào Nghệ-an.
Trong khoảng một tuần, quân-lính họp đủ, cùng nhau góp sức. Tới thành cửa sông
Hưng-nguyên, chỗ ấy có đền thờ thần, (tục gọi là thần Quả). Nhà-vua đêm chiêm
bao thấy thần-nhân nói với Nhà-vua rằng: "Xin một người vợ lẻ của
Tướng-quân sẽ xin phù-hộ Tướng-quân, đánh được giặc Ngô, để gây nên nghiệp
Đế". Ngày mai Nhà-vua vời các vợ lẻ đến hỏi rằng:
- Ai
chịu làm vợ lẻ cho Thần? Ta được Thiên-hạ sẽ truyền cho con làm Thiên-tử! Khi
ấy mẹ vua Thái-tông húy là Trần thị Ngọc Trần, quỳ xuống nói với Nhà-vua
rằng:
- Túc hạ
giữ đúng lời giao-ước, thiếp xin chịu nhận việc ấy. Ngày sau chớ phụ
con
thiếp.
Nhà-vua
giao-ước với các quan văn, võ, y như lời ấy. Ngày 24 tháng ba, Nhà-vua giao
Ngọc Trần cho thần Phổ Hộ bắt lấy, chết ngay trước mắt! Đến khi bình giặc Ngô,
Nhà-vua lên ngôi, nói rằng: "Ta là chúa Bách Thần!". Sai người động
Nhân-trầm là Lê Cố đem hài-cốt về đến xã Thịnh-mỹ. Chiều đến chưa kịp qua sông,
ngủ ở nơi chợ! Một đêm mối đùn thành đống đất, lấp lên huyệt thành mộ. Sứ-giả
thấy điềm lạ về tâu.
Nhà-vua
nói:
- Thần-nhân
đã y lời hẹn!
Liền
truyền ở lại nơi ấy, lập điện Hiển-nhân để phụng thờ. Ấy là đức Cung-từ Hoàng
Thái Hậu.
Nhà-vua
vây thành Nghệ-an. Giặc giữ bền trong trại, không dám ra nữa. Thế là đất toàn
hạt Nghệ-an là của ta có hết!
Nhà-vua
huấn-luyện tướng-sĩ, sửa-sang khí-giới chưa đầy mười ngày, chiến-cụ đã đầy đủ.
Ngày rằm
tháng tư năm ấy, tướng giặc là Lý An lại đem quân thủy từ Đông-đô tới cứu-viện.
Nhà- vua đoán thế giặc đã cùn-quẫn, hằng ngày đợi viện binh tới, tất nhiên là
mở cửa trại ra đánh. Bèn phục quân ở bờ sông, đợi quân giặc nửa sang sông thì
đổ ra đánh.
Đến ngày
hai-mươi-bảy, quân giặc quả-nhiên đại-đội kéo ra, đánh trại Lê Thiệt. Quân phục
của Nhà-vua đổ ra đánh cho vỡ to! Chém hơn nghìn đầu. Quân chết đuối rất nhiều.
Từ đó
giặc càng sợ-hãi, lại đắp thêm lũy, họp sức chống giữ.
1 Cả
đoạn văn viết đã không thông, sự-thực lại vô lý: Quan Khâm-sai nào lại ngủ ở
chợ? Hài-cốt Hoàng-hậu nào lại vất ở ngoài đồng để cho mối đùn? Vậy chắc của
người sau thêm vào. (Dịch-giả chú).
Nhà-vua
nói:
- Quân
giặc đến hết cả để cứu Nghệ-an. Các nơi tất là trống rỗng.
Nhà-vua
bèn kén hai nghìn tinh-binh, hai thớt voi, sai cháu ngoại là bọn Lê Lễ, Lê Sát,
Lê Bị, Lê Triện, Lê nhân Trú, đi suốt ngày đêm, đánh úp thành Tây-đô
(Thanh-hóa). Giặc đóng cửa thành chống giữ. Quân ta đánh cho vỡ, bắt được đảng
giặc rất nhiều, chém hơn năm trăm đầu. Phàm những dân ở gần thành giặc, tơ-hào
không xâm-phạm. Từ đó dân cả một lộ Thanh-hóa, cùng thân-thuộc, bạn cũ của
Nhà-vua, đều tranh nhau tới cửa trại quân, xin liều mình ra sức, để mưu việc
báo đền.
Chưa đầy
ba ngày, bộ ngũ đã sắp xong cả, bèn vây thành Tây-đô. Lê Lễ, Lê Triện vỗ về,
yên-ủi nhân-dân, dạy-dỗ, luyện-tập quân-sĩ, để tính việc tiến đánh.
Khi ấy
thành giặc ở mấy nơi Thuận-hóa, Tân-bình, cùng với Nghệ-an, Đông-đô, tin tức
cắt đứt đã lâu. Nhà-vua bảo các tướng rằng:
- Các
bậc tướng giỏi đời xưa, bỏ chỗ vững, đánh chỗ núng; lánh chỗ thực, công chỗ hư.
Như vậy thì dùng sức có nửa mà được công gấp đôi.
Bèn sai
bọn Lê Nỗ, Lê Bồ lĩnh hơn nghìn binh, một thớt voi, ra đánh các thành Tân-bình,
Thuận- hóa, và chiêu-mộ nhân-dân. Đến Bá chính gặp giặc, bèn dẫn quân vào chỗ
hiểm mai-phục. Khi giặc đến sát quân ta, Lê Nỗ đem một thớt voi, cùng các quân
khoẻ-mạnh, xông đánh trận giặc. Giặc bị chém đầu và chết đuối hơn nghìn người.
Nhà-vua
sai bọn Lê Triện, Lê Bôi, Lê văn An, đem bảy chục chiếc thuyền, vượt bể quấy
thẳng vào sào-huyệt của quân giặc. Kịp khi được tin quân nỗ, bèn thừa thắng cả
phá được các nơi. Tân-bình, Thuận-hóa, hết thảy thuộc về ta cả. Vả chăng
Tân-bình, Thuận-hóa, là nơi tâm-phúc của ta. Đã được đất ấy rồi, tất không còn
mối lo nội-cố.
Khi ấy
quân giặc tuy chưa diệt hết, nhưng quân ta thanh-thế ngày càng to, lòng người
ngày càng vững. Nhà-vua liệu chừng tinh-binh của giặc ở hết cả Nghệ-an, còn các
thành Đông-đô, đều đã trống rỗng, yếu-đuối hết thảy, bèn thêm voi, ngựa,
quân-lính, sai bọn Lê Triện, Lê Khả, Lê Bí, lĩnh hơn hai nghìn người, ra các lộ
Thiên-quan, Quốc-oai, Gia-hưng, Lâm-thao, Tam-đái, Tuyên-quang, cướp lấy đất
cát, thu-phục nhân-dân, để tuyệt lối quân cứu-viện ở Vân-nam sang. Lại sai bọn
Lê Bị, Lê nhân Chú, lĩnh hơn hai nghìn binh, ra các phủ Thiên-quan,
Thiên-trường, Kiến-hưng, Kiến-xương, để chẹn đứt đường về của Phương Chính, Lý
An. Đã chiếm được các đất ấy rồi, bèn chia quân đóng giữ. Lại sai Lê Bị, Lê
nhân Chú, lĩnh hơn ba nghìn quân Thanh-hóa, cùng hai thớt voi, ra các lộ
Khoái-châu, Thượng-hồng, Hạ-hồng, Bắc-giang, Lạng-sơn, để ngăn đứt quân cứu
viện ở Ôn-khâu.
Lại kén
hai ngàn tinh-quân, sai quan Tư-không là Lê Lễ, Lê Xý, đem quân tiến đánh
Đông-đô, để phô trương thanh-thế. Quân ta tiến đến đâu, mảy may không hề xâm
phạm. Vì thế các Lộ ở Đông-kinh, cùng các nơi phiên trấn, không ai là không vui
mừng, tranh nhau đem trâu, rượu, lương-thực để khao các tướng-sĩ. Khi ấy bọn Lê
Triện, Lê Khả, Lê Bí, thường đem quân đi lại, tiến sát thành giặc. Nhưng người
ta còn sợ giặc, chưa quy-phục hết.
Năm
Bính-ngọ (1426), ngày hai-mươi tháng tám, giặc cậy thế khỏe, cất quân đến đánh.
Bọn Triện, Bí đặt quân phục, đánh riết ở Ninh-kiều, cả phá được quân giặc, thừa
thắng đuổi theo đến thôn Nhân-mục (tức làng Mọc thuộc tỉnh Hà-đông ngày nay).
Trong khoảng vài chục dặm, xác chết chồng lên nhau! Từ đó giặc không dám ra
nữa.
Giặc tự
liệu thế ngày cùn-quẫn, viện binh lại không đến, bèn đưa "ống thiếc"
(?) cáo cấp với Nghệ-an.
Ngày
hai-mươi-sáu tháng chín, bọn Phương Chính, Lý An, bỏ thành Nghệ-an mà về, chỉ
để lại Sài Phúc, đóng cửa trại cố chết chống giữ.
Bọn An,
Chính lật đật không lên được trên bờ, tự cưỡi thuyền xuống bể, đêm trốn.
Bên ta
trước đã chia quân thủy phục ngầm ở nơi hiểm-yếu, để đón nẽo đường về. Nhưng
lúc ấy quân ta thuyền binh còn ít, cho nên bọn An, Chính được thoát thân mà
trốn.
Nhà-vua tự liệu thế giặc ngày một yếu, quân ta
ngày một mạnh, thời đến chẳng làm, sợ bỏ mất cơ hội. Bèn lựa bọn Lê Lễ, Lê văn
An, Lê Ngân, Lê Sát, Lê Bôi, Lê Lĩnh, Lê Thận, Lê văn Linh, Bùi quốc Hưng, vây
thành Nghệ-an.
Còn
Nhà-vua thì thân đem đại-quân, ngày đêm đi gấp đường, thủy, bộ cùng tiến, theo
chân bọn An, Chính. Khi tới thành Tây-đô, đóng dinh, úy-lạo các tướng-sĩ, ban
thưởng cho phụ lão trong làng, cùng các người thân-thích quen thuộc. Khi ấy
nhân-dân các quận huyện, nghe Nhà-vua đã tới Thanh- hóa, đều hăng-hái đem mình
đến cửa dinh, xin ra sức xông-pha, để mong lập chút công tấc, thước.
Tháng
mười năm ấy, nước Minh lại sai bọn Tổng-binh là Thành-sơn-hầu Vương Thông,
Tham- chính là Mã Ánh, đem năm vạn quân, năm nghìn ngựa, chia đươờng cùng sang
cứu các thành Đông-đô. Mà một vạn quân giặc ở Vân-nam thì sang trước, thẳng tới
sông Tam-kỳ, thuận dòng mà xuống. Bọn Lê Khả nghe tin giặc tới, từ Ninh-kiều
gấp đường mà tiến, gặp giặc ở cầu Luội (?) đón đánh cho quân giặc thua to, bị
chém hơn nghìn đầu, và chết đuối rất đông. Còn tàn quân đem nhau chạy vào thành
Tam- giang.
Sau đó
tướng giặc là Vương Thông, lại từ Ôn-khâu tiếp đến. Mới trong năm ngày, đem đại
quân hợp với hơn mười vạn quân của hai Nội-quan Trấn thủ là Sơn Thọ, Mã Kỳ cùng
lũ Phương Chính, Lý Lượng. Trần Hiệp, mặt thủy, mặt bộ đều tiến, đánh Lê Triện,
Lê Bí, ở các trại Cỗ-sở, Độ-ngoại.
Chúng
đóng trại chạy dài đến mười dặm, mũ, giáp lòa trời! cờ tàn rợp nội! Tự cho là
đánh một trận có thể quét sạch quân ta!
Bọn Lê
Triện liệu chống không nổi, bèn cáo cấp với Lê Lễ, Lê Hối, Lê Chiếu, Lê Xí.
Lê Lễ
khi ấy đã phục quân ở Thanh-đàm để đợi giặc. Nghe tin báo của Triện tới nơi,
bèm đêm đem hơn ba nghìn quân tinh-nhuệ, và hai thớt voi, đến cứu bọn Triện.
Cùng nhau góp sức xông đánh ở mấy nơi Tố-động, Ninh-kiều, cả phá quân giặc chém
Trần Hiệp, Lý Lượng và hơn năm vạn đầu giặc. Quân giặc chết đuối rất đông, bị
bắt sống hơn trăm người. Khí-giới, lừa ngựa, bạc, vàng, vải lụa, cùng các xe
lương-thảo bỏ lại rất nhiều không thể đếm xiết. Tướng giặc là bọn Vương Thông,
Mã Ánh, Mã Kỳ, Sơn Thọ, chỉ chạy thoát được thân, vào thành Đông-đô cố giữ để
đợi chết!
Bọn Khả,
Lễ, Bí, Xí, thừa thắng tiến thẳng sát thành bổ vây.
Khi ấy
Nhà-vua đương đóng dinh ở Thanh-hóa, hội-họp các quân ở Hải-tây (?). Kịp khi
được thư báo tin thắng trận của Lê Lễ, bèn chính mình cầm đại quân, và hai mươi
thớt voi, chia hai đường thủy bộ ngày đêm cố sức tiến.
Tháng
mười-một năm ấy, đến cầu sông Luống. Sai bọn Lê Bị lĩnh thủy-quân từ sông nhỏ
thẳng tiến lên miệt thượng nguồn. Còn Nhà-vua thì thân đem đại quân, hội-đồng
với bọn Lê Lễ, vây thành Đông-đô. Cả mặt thủy, mặt bộ giáp đánh, đêm phá được
trại ngoài của giặc, gỡ được hết những người nước ta bị giặc bắt hiếp, cùng
cướp được thuyền giặc và khí-giới rất nhiều.
Giặc
biết các quân-dân ở phụ thành đều theo về với ta. Xem thế càng ngày càng quẫn,
bèn lại đắp thêm tường lũy, cố chết giữ để đợi quân cứu viện.
Nhà-vua
tới Đông-đô trong ba ngày đầu, nhân-dân ở kẻ chợ cùng các phủ, huyện, châu và
các tù-trưởng ở biên-trấn, đều tấp-nập đến cửa trại quân, xin ra sức liều chết,
để đánh thành giặc ở các nơi. Nhà-vua đem lòng son để phủ-dụ, yên-ủi. Bảo cho
biết rõ lẽ thuận, nghịch, lui, tới. Phàm sĩ thứ tới cửa trại quân, Nhà-vua đều
nhún mình, hậu lễ tiếp đãi. Và đều tùy tài cao thấp, cắt-đặt làm các chức. Đem
tước thưởng mà cổ-lệ họ, khiến ai nấy đều tự cố gắng; lấy hình-phạt mà bó-buộc
họ, khiến ai nấy đều tự e dè. Vì thế người ta thảy đều nô-nức, thề hết sức liều
chết. Nên đến đâu cũng được thành công.
Nhà-vua
bèn chính mình dốc các tướng-sĩ đánh thành Đông-đô. Mà giặc thì đánh trận nào
thua trận nấy, khí đã nhụt, lòng đã nản, kế đã cùn, viện-binh đã tuyệt! Giặc
bèn cho sứ sang giảng hòa, xin cho được đem toàn quân về nước. Nhà-vua xét ý họ
đến nói, cũng hợp với lòng Nhà-vua. Vả chăng binh- pháp dạy rằng: "Không
đánh mà khuất được quân của người, ấy là mưu hay nhất trong các mưu hay!".
Bèn hứa cho, và giao-hẹn với chúng, cần nhất phải đưa thư lấy các quân đóng giữ
ở các nơi về. Nhất thời quân giặc phải họp cả ở Đông-đô, cùng nhau về nước
Nhà-vua cũng sắp ngay ngựa, voi, binh-lính,
đi lại
và giao-thông mua bán với giặc. Giặc quả y lời hẹn, thân tự tư giấy, lấy các
quân giặc ở Diễn-châu, Nghệ-an, Tân-bình, Thuận- hóa, họp đủ ở trại Bồ-đề, hẹn
ngày về nước, trả lại địa-phương cho ta.
Không
ngờ những kẻ làm quan với giặc là lũ Nhữ Linh, Nhữ Hốt, nghiệp dĩ bán nước để
lấy chức trọng, quyền cao của giặc, thật là ác sâu tội nặng! Sợ sau khi giặc
về, tất không có lý nào sống được, bèn ngầm bày mưu phản gián. Nói rằng:
"Xưa kia Ô Mã Nhi thua ở sông Bạch-đằng, đem quân ra đầu hàng, rồi bị ông
quận Vạn-kiếp (tức Hưng đạo Vương) dùng mưu đánh lừa. Lấy tàu lớn chở cho về
nước. Lại sai bọn người tài lặn, sung làm phu chở tàu. Khi ra ngoài bể, đêm
rình cho ngủ kỹ bèn lặn xuống nước đụt đáy tàu ra cho chết đuối hết, không một
người nào được về!". Giặc nghe mưu ấy, bèn sinh lòng ngờ. Mới lại đắp thêm
lũy, đào thêm hào, làm kế sống tạm bợ! Bề ngoài nói giảng hòa, bên trong tính
mưu khác.
Nhà-vua
sợ nó tráo-trở, bèn ở bốn bên cửa thành, ngầm đặt quân phục. Rình giặc ra vào,
bắt hơn ba nghìn quân thám-thính của giặc, cùng năm-trăm con ngựa. Từ đó giặc
không dám ra nữa. Việc cho sứ đi lại bèn cắt đứt.
Khi ấy
quân ta có hơn năm vạn tinh binh, cùng lòng góp sức. Mà quân giặc thua hoài,
ngồi để chờ chết! Trong khoảng chỉ, vạch, bắt, tha, quyền ở cả ta. Nhà-vua bèn
sai các tướng chia quân ra đánh các thành. Quốc Hưng lĩnh quân đánh hai thành
Điêu-kê, Thị-kiều (Đáp-cầu), chúng đều ra đầu cả. Bọn Khả, Đại đánh thành
Tam-giang, hơn một tháng thì thành ấy hàng. Bọn Lê Triện, Lê Sát, Lê Lý, Lê
Thụ, Lê Lãnh. Lê Hốt đánh thành Xương-giang. Bọn LêLự, Lê Bôi đánh thành
Ôn-khâu. Trong khoảng quay gót mấy thành đều vỡ. Chỉ có bốn thành Đông-đô,
Cổ-lộng, Tây-đô, Chí-linh, là chưa hạ mà thôi.
Lúc
trước Nhà-vua đóng dinh ở thành Phù-liệt, hơi xa với giặc. Sau bèn dời về dinh
Bồ-đề ở bên Bắc sông, đối diện với thành Đông-đô, để đón đường về của chúng.
Ngày đêm luyện-tập các tướng; kén thêm quân-sĩ; sắp đồ dùng đánh thành; chứa
oai nuôi sức; tập nghề võ; giữ hiệu-lệnh phân minh. Chia sai các tướng chẹn giữ
các đường quan-ải, dứt quân cứu-viện của giặc.
Khi ấy
các tướng-sĩ phần nhiều dâng thư khuyên Nhà-vua đánh các nơi thành Đông-đô.
Nhà-vua nói:
- Đánh
thành là hạ sách! Ta đánh vào thành vững, hàng tháng, hàng năm không hạ nổi.
Quân ta sức mệt, khí nản. Nếu viện-binh của giặc lại đến thì trước mặt, sau
lưng đều bị giặc đánh, đó là thế nguy! Không bằng nuôi oai chứa sức, để đợi ít
ngày. Viện-binh dứt thì thành tất phải hàng. Làm một được hai, đó mới là kế
vạn-toàn vậy.
Năm
Đinh-vị, ngày mồng-mười tháng sáu, tướng giặc là Trần viễn Hầu đem năm vạn
quân, một nghìn ngựa, từ Quảng-tây sang, cứu-viện các thành. Đến ải Pha-lủy
(Nam-quan), tướng giữ ải của ta là bọn Lê Lựu, Lê Bôi, đánh cho thua to, chém
hơn ba nghìn đầu, bắt được hơn năm trăm ngựa, cả phá đước giặc mà về.
Nước
Minh cậy mình mạnh lớn, không trông gương bánh xe đổ trước, lại cho đem hơn hai
mươi vạn quân, ba vạn con ngựa, sai bọn Tổng-quản là An-viễn-hầu Liễu Thăng,
cùng Kiềm-quốc-công là Mộc Thạnh, Bảo-định-bá là Lương Minh, Đô-đốc là Thôi Tụ,
Thượng-thư là Lý Khánh, Hoàng Phúc, đi chia làm hai đường. Bọn Liễu Thăng từ
Ôn-khâu tiến sang, bọn Mộc Thạnh từ Vân-nam đi lại. Ngày mười-tám tháng chín,
đều đến cả đầu biên-giới.
Nhà-vua
triệu các tướng bàn rằng:
- Giặc vốn
khinh ta, cho người nước ta tính nhút-nhát, lâu nay vẫn sợ oai giặc. Nghe tin
đại-quân đến, tất là khiếp sợ. Huống chi lấy mạnh lấn yếu, lấy nhiều thắng ít,
là sự chi thường. Giặc nào phải không biết luận đến; thế thua được của đấy,
đây; cơ tuần-hoàn của thời-vận. Vả chăng quân đi cứu-cấp, cần nhất phải cho
mau-chóng. Quân giặc tất nhiên cố sức đi gấp đường. Tức như lời binh-pháp đã
dạy: "Xô tới chỗ lợi mà ngày đi năm mươi dặm, tất quệ bậc thượng
tướng". Nay Liễu Thăng sang đây đường-sá xa xôi. Đem ba nghìn gái đẹp (?),
khua chiêng, dóng trống, hẹn cùng đi bằng ngày; long quân khổ vì mệt-nhọc. Ta
lấy thong-thả mà đợi quân mệt-nhọc, không có lẽ nào là không thắng!
Bèn sai
bọn Lê nhân Chú, Lê Sát, Lê Thụ, Lê Lãnh, Lê Liệt, đem một vạn tinh binh, năm
thớt voi, ngầm phục ở ải Chi-lăng để đợi.
Nguyên
trước Lê Lựu giữ ải Pha-lũy, thấy giặc đến lui giữ ải Truy. Giặc lại tiến đánh
ải Truy. Bọn Lê Sát, Lê nhân Chú giữ Chi-lăng, giặc lại tiến bức Chi-lăng. Bọn
Lê Sát, Lê nhân Chú sai Lựu ra đánh, rồi giả vờ thua mà chạy. Quả-nhiên quân
giặc mừng rỡ, Liễu Thăng thân đem đại-quân tiến vào chỗ phục. Bọn Chú, Sát tung
hết quân phục ra, bốn mặt đều vây, xông đánh quân giặc, cả phá được chúng chém
bọn Liễu Thăng, Lý Khánh, cùng hơn một vạn quân giặc. Chiến-cụ của giặc, nhất
thời bị đốt hết.
Nhà-vua
lại sai bọn Lê Lý, Lê văn An, đem quân đến tiếp. Tỳ-tường của giặc là bọn Thôi
Tụ, Hoàng-Phúc, thu nhặt đám quân tàn, lại gượng tiến đến ải núi Mã-yên.
Bọn Sát,
Chú, Lý, đem các tướng tung hết quân ra đánh. Giặc lại thua to. Ta chém được
hơn hai nghìn đầu; bắt được lừa, ngựa, trâu, bò, quân-lương, khí-giới, không
biết bao nhiêu mà kể!
Quân
giặc cho là thành Xương-giang chưa vỡ, tự lấy làm chắc. Kịp khi tới
Xương-giang, thấy thành đã bị hãm rồi, tưng-hửng thất-vọng, càng hoảng-hốt cả
sợ. Liền ngày đêm đắp lũy tự giữ lấy pháo hiệu làm tin, để thông tin với các
thành ở Đông-đô, nghe tiếng pháo thì đến tiếp-ứng. Thế nhưng các thành ở
Đông-đô, tự cứu mình không rồi, biết đâu đến chuyện khác!
Nhà-vua
liền sai các tướng, mặt thủy, mặt bộ đều tiến, vây đánh quân giặc. Lại chia
quân ra, chặn giữ các ải Mã-yên, Chi-lăng; Pha-lũy, Bàng-quan.
Bọn Thôi
Tụ, Hoàng Phúc muốn tiến không được; muốn lui không xong, bèn giả vờ xin hòa.
Nhà- vua nhất định từ chối không cho. Sai bọn Lê Hối, Lê Vấn, Lê Khôi, lĩnh ba
nghìn quân, bốn thớt voi, cùng bọn Lý, Sát, Nhân Chú, Văn An đánh phá quân
giặc.
Giặc
toàn quân bị hãm mất. Ta chém năm vạn đầu, bắt sống được Thôi Tụ, Hoàng Phúc
cùng hơn ba vạn quân giặc. Giáo, mác, lừa, ngựa, vàng, bạc, lụa là, gấm, đoạn,
từng hòm, từng đống, chứa chất như núi, không thể kể xiết!
Còn bọn
Kiềm-quốc-công là Mộc-Thạnh, Bảo-định-hà là Lương Minh, từ Vân-nam sang năm vạn
quân, đóng đồn ở chợ Lê-hoa, cầm cự với bọn Lê Khải, Lê Trung, Lê Đại. Nhà-vua
liệu chừng Mộc Thạnh tuổi già, trải việc đã nhiều, lại vốn nghe tiếng quân ta,
tất ngồi nhìn sự thắng bại của quân Liễu Thăng, không dám tiến liều! Liều viết
thư kín bảo bọn Sát, Khả, Đại, chỉ nên đặt quân phục để chờ, hãy chớ đánh nhau
với giặc.
Kịp khi
quân Liễu Thăng đã thua, Nhà-vua bèn lấy một viên Chỉ-huy, ba viên Thiên-hộ
trong đám quân bắt được, cùng là bằng sắc, ấn-tín của Liễu Thăng; đưa sang trại
quân Mộc Thạnh!
Bên Mộc
Thạnh trông thấy cả kinh, bèn chạy trốn, vỡ lỡ, giầy, xéo lên nhau! Bọn Khả,
Trung, Đại thừa thắng tung quân đuổi đánh, chém hơn vạn đầu, bắt được năm nghìn
con ngựa; cùng là khí-giới, vàng bạc, của báu, lụa là, không thể đếm xiết.
Khi ấy
các thành giặc ở Đông-đô cùng các nơi khác, nghe tin hai lộ cứu binh đều đã
thua vỡ, nhưng lòng còn nghi-hoặc, có điều chưa tin hết, nên vẫn còn đóng cửa
thành chống giữ.
Nhà-vua
bèn đem các tướng giặc bắt được là bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc cùng hơn ba vạn
quân, hai vạn ngựa, và các thứ gươm, giáo, chiêng, trống, cờ tàn, sổ sách, quả
ấn Song-hổ-phù của giặc, để rao bảo các thành! Quân giặc mới khiếp sợ, đều cởi
áo-giáp xin hàng.
Ngày
mười-sáu tháng chạp, tướng giặc là Vương Thông, Mã Ánh, Lý An, Trần Trí,
Nội-quan là Mã Kỳ, Sơn Thọ, Phương Chính, Đặc Khiêm, cùng các viên chỉ-huy giữ
thành Tây-đô là Hà Trung, giữ thành Chí-linh là Cao Tường, bèn đem tất cả các
hạng ngụy quan (người nước ta làm quan với giặc) lớn, nhỏ, và những nhân-dân
nước ta bị bắt hiếp vào trong thành, đưa trả về đủ số. Chỉ xin được cho đem
quân về Tàu.
Các
tướng sĩ cùng nhân-dân nước ta, không kể già, trẻ, trai, gái, bấy lâu khổ vì
mọi sự tàn-ác của giặc: giết hại cha, mẹ, bà con họ, bèn đem nhau cố xin
Nhà-vua giết cho hết bọn chúng để bỏ giận cho Trời, Đất, Thần, Dân; để hả lòng
các trung-thần, nghĩa-sĩ; để yên-ủi các hồn vô tội chịu oan khuất; để gột rửa
nỗi nhụt vô cùng cho Nước-Nhà!
Nhà-vua
với các tướng cùng người trong nước mà bảo họ rằng:
- Một
lòng báo oán là thường tình của con người ta. Nhưng không thích giết người là
bản-tâm của bậc nhân-giả. Vả chăng người ta đã ra hàng mà ta lại giết đi thì
không còn gì không lành hơn nữa! Dữ kỳ hả cái giận trong một sớm, mà chịu mang
tiếng giết kẻ đầu hàng với muôn đời, thì sao bằng để sống hàng ức, vạn mạng
người, mà dứt mối chiến-tranh về sau trong hai nước? Sử xanh chép lại, nghìn
thủa còn thơm! Như thế lại không tốt đẹp hay sao?
Bèn
không nghe lời họ. Rồi sai các tướng giải vây lui ra. Lại đưa cho hơn năm-trăm
chiếc thuyền, chi cấp cho đủ lương-thảo. Và đem các tướng giặc bắt được là bọn
Thôi-Tụ, Hoàng Phúc; quân mới sanag hơn hai vạn; quả ấn Song-hổ-phù của Liễu
Thăng; cùng quân giặc trấn thủ ở các thành, trai, gái, lớn nhỏ, hơn ba mươi
vạn; giao cả cho tướng giặc là bọn Vương Thông; bằng lòng cho hoặc thủy, hoặc
bộ, tùy tiện muốn về đường nào thì về. Lại sai sứ dâng biểu xin lỗi.
Khi bọn
Vương Thông về tới Long-châu, vua Minh đã biết trước quân Minh cùn-quẫn, việc
đã đến thế, không còn làm thế nào được. Bèn sai sứ-thần đem sắc-thư, truyền cho
các tướng đem quân về Tàu, trả lại đất cho An-nam. Còn việc vào chầu dâng cống,
lại theo lệ cũ đời Hồng-vũ, thông sứ đi lại.
Từ đó
giáo, mác dẹp tan; đất đai lấy lại; trong nước thái-bình, nhân-dân yên nghiệp
như cũ.
Nhà-vua
từ khi khởi nghĩa, đến lúc bình được giặc, lấy lại được nước, bao nhiêu giấy tờ
đi lại ở
trong
quân, đều sai văn-thần Nguyễn Trãi làm ra.
Hết cuốn
thứ hai
Lam Sơn Thực Lục
Cuốn thứ ba
Năm
Mậu-thân (1428), tháng ba, Nhà-vua hội hết cả các tướng cùng các quan văn, võ,
định phong, hành thưởng. Cứ theo công cao, thấp, mà sắp đặt phẩm cấp. Lại chia
trong nước làm mười lăm đạo. Mỗi đạo đặt quân coi giữ. Mỗi quân đặt một viên
tổng-quản; lớn, nhỏ ràng-buộc nhau; trong ngoài gìn-giữ nhau. Các đạo lại đặt
ra chức Hành-khiển, chia giữ sổ-sách quân và dân. Sai sứ đi các nơi, tế các
thần kỳ của Núi, Sông, Đền, Miếu; lễ tạ các lăng-tẩm các triều vua trước.
Truy-tôn các Tổ-tông và dâng thêm thụy hiệu.
Ngày
mười bốn tháng tư, Nhà-vua lên ngôi Hoàng-đế, lấy niên hiệu là Thuận-thiên. Bèn
sai Nguyễn-Trãi làm bài "Bình Ngô Đại Cáo". Lời rằng:
Bình Ngô Đại Cáo
Dịch âm
Đại
Thiên hành Hóa, Hoàng-thượng nhược viết:
Nhân,
nghĩa chi cử, vụ tại an dân. Điếu phạt chi sư, mạc tiên khứ bạo, Duy ngã Đại
Việt chi quốc,
Thực vi
Văn-hiến chi bang.
Sơn,
xuyên chi phong vực ký thù. Năm Bắc chi phong tục diệc dị.
Việt
Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc;
Dữ Hán,
Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương. Tuy cường, nhược thời hoặc bất
đồng,
Nhi
hào-kiệt thế vị thường phạp.
Cố Lưu
Cung tham công nhi thủ bại. Triệu Tiết hiếu đại nhi xúc vong; Toa Đô kỳ cầm ư
Hàm-tử quan;
Mã Nhi
hựu ế ư Bạch-đằng hải.
Kê chư
vãng-cổ,
Quyết
hữu Minh-trưng.
Khoảnh
nhân Hồ chính chi phiền-hà, Trí sử nhân-tâm chi cán-bạn.
Cuồng
Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân; Ngụy-đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc!
Phiến
thương-sinh ư ngược diệm; Hãm xích-tử ư họa khanh!
Khi
thiên, võng dân, quỷ kế cái thiên-vạn trạng! Liên binh, kết hấn, nẫm ác đãi nhị
thập-niên!
Bại
nghĩa, thương nhân, Kiền-khôn cơ-hồ dục tức! Trọng khoa, hậu liễm, sơn trạch
mỹ-hữu nghiết-đi!
Khai Kim
trường tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa! Thái minh châu tắc xúc giao long
nhi cắng yêu xám hải! Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hạm tịnh!
Điễn vật
chức thúy cầm chi võng-la!
Côn-trùng,
thảo-mộc, hàm bất đắc dĩ an kỳ sở;
Tuấn
sinh-linh chi huyết, dĩ nhuật kiệt-hiệt chi vẩn nha? Cực thổ, mộc chi công, dĩ
sùng công, tư chi giải vũ!
Chân lý
chi chinh, dao trụng khốn! Lư-diêm chi trữ, trục giai không!
Quyết
Đông-hải chi ba, bất túc dĩ trạc kỳ ô! Khánh Nam-sơn chi trúc, bất túc dĩ thư
kỳ ác! Thần, nhân chi sở cộng phẫn!
Thiên
địa chi sở bất dong!
Dư, phấn
tích Lam-sơn, Thê thân hoang-dã;
Niệm
quốc thù khởi khả cộng đái. Thệ nghịch-tặc nan dữ câu sinh!
Thống
tâm, tật thủ giả, thùy thập dư niên!
Ngọa
tần, thường đỏm giả, cái phi nhất nhật!
Phát
phẫm vong thực, mỗi nghiên đàm Thao-lược chi thư; Tức cổ, nghiệm kim, tế suy
cứu hưng, vong chi lý.
Đồ hồi
chi chi, Mụ-my bất vong!
Đương
nghĩa binh sơ khởi chi thì, Chính tặc thế phương trương chi nhật. Nại dĩ:
nhân-tài thu diệp!
Tuấn-kiệt
thần tinh?
Bôn, tấu
tiên, hậu giả ký phạp kỳ nhân! Mưu-mô duy-ác giả hựu quả kỳ trợ!
Đặc-dĩ
cứu dân chi niệm, mỗi uất uất nhi dục Đông! Cố ư đãi hiền chi xa, thường cấp
cấp nhi hư Tả!
Nhiên
kỳ: đắc nhân chi hiệu, mang nhược vọng dương! Do kỷ chi tâm, thâm ư chửng nịch!
Phẫn
hung-đồ chi vị diệt; Niệm quốc bộ chi do chuân;
Linh-sơn
chi thực tận kiêm tuần! Côi-huyện chi chúng vô nhất lữ!
Cái
thiên dục khốn ngã dĩ giáng quyết nhiệm. Cố dư ích lệ chi dĩ tế vu gian!
Yết can
vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập!
Đầu giao
hưởng sĩ, phụ-tử chi binh nhất tâm! Dĩ nhược chế cường, hoặc công nhân chi bất
bị.
Dĩ quả
địch chúng, thường thiết phục dĩ xuất kỳ! Tốt năng dĩ đại nghĩa nhi diệt
hung-tàn;
Dĩ chí
nhân nhi địch cường-bạo. Bồ-đằng chi đình khu điện xiết! Trà-lân chi trúc phá,
hôi phi!
Sĩ khi
dĩ chi ích tăng!
Quân
thanh dĩ chi đại chấn!
Trần
Trí, Sơn Thọ chi đồ, văn phong nhi trĩ phách! Lý An, Phương Chính chi bối, giả
tức dĩ thâu sinh! Thừa thắng trường khu, Tây-kinh ký vi ngã hữu. Tuyển phong
tiến thủ, Đông-đô tận phục cựu cương. Ninh-kiều chi huyết thành xuyên, lưu tính
vạn lý!
Tốt-động
chi thi mãn dã, di xú thiên niên! Trần Hiệp tặc chi phúc tâm, ký cưu kỳ thủ! Lý
Lương tặc chi gian tố, hựu bộc quyết thi!
Vương
Thông lý loạn nhi phần giả ích phần! Mã Ánh cứu đấu nhi nộ giả ích nộ!
Bỉ trí
cùng nhi lực tận, thúc thủ đãi vong!
Ngã mưu
phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất! Vị bỉ bất địch tâm nhi cải lự.
Khởi ý
phục tác nghiệt dĩ tốc cô!
Chấp
nhất kỷ chi kiến nhi giá họa ư tha nhân; Tham nhất thi chi công, nhi di tiếu ư
thiên hạ!
Toại sử
Tuyên-đức chi giảo đồng, độc binh vô yếm!
Viên
mạnh Thạch, Thăng chi nọa tướng, dĩ du cứu phần!
Đinh-vị
cửu nguyệt, Liễu Thăng tự dẫn binh, do Ôn-khâu nhi tiến. Bản niên thập nguyệt,
Mộc Thạnh diệc phân đạo tự Vân-nam nhi lai. Dư tiền ký tuyển phục tốt tắc hiểm,
dĩ tồi kỳ phong;
Hậu hựu
diệu kỳ binh tiệt lộ, dĩ đoạn kỳ thực.
Thập-bát
nhật, Liễu Thăng kỳ vi ngã sở công, kế trụy ư Chi-lăng chi dã! Nhị-thập nhật,
Liễu Thăng hựu vi ngã sở bại thân tử ư Mã-yên chi sơn! Nhị-thập-ngũ nhật,
Bảo-định-bá Lương Minh trận hãm nhi táng khu!
Nhị-thập-bát
nhật, Thượng-thư tào Lý Khánh, kế cùng nhi vẫn cảnh! Ngã ký nghinh nhận nhi
giải!
Bỉ tức đảo
qua tương công!
Ký nhi
tứ diện thiêm bình dĩ bao vi;
Ký dĩ
thập-nguyệt trung tuần nhị điễu diệt. Viên manh tỳ-hưu chi sĩ;
Thân sử
trảo-nha chi thần; Am-tượng nhi hà thủy cản! Ma đao nhi sơn thạch khuyết!
Nhất cổ
nhi kình khoa, ngạc đoạn! Tái cổ nhi điểu tán, huân kinh!
Quyết
hội nghĩ ư băng-đê! Chấn cương-phong ư khô-diệp!
Đô-đốc
Thôi Tụ tất hành nhi tống khoản! Thượng-thư Hoàng Phúc diện phọc nhi tựu cầm!
Cương-thi tắc ư Lạng-sơn, Lạng-giang chi đồ!
Tiên
huyết xích ư Xương-giang, Bình-than chi thủy! Phong vân vị chi biến sắc!
Nhật,
nguyệt thảm dĩ vô quang!
Kỳ
Vân-nam binh vi ngã quân sở ách ư Lê-quan, tự đồng nghi, khư-át nhi tiên dĩ quá
đởm!
Ký Mộc
Thạnh đẳng vi ngã quân sở bại ư Cần-trạm, toại lạn tạ, bôn hội nhi cận
đắc
thoát thân!
Lãnh-câu
chi huyết chử lưu, giang thủy vị chi ô yết!
Đan-xá
chi thi sơn tích, dã thảo vị chi ân hồng! Lưỡng lộ cứu binh, ký bất toàn chủng
nhi câu bại!
Các
thành cùng khấu, suất tương giải pháp dĩ xuất hàng! Tặc thủ thành cầm, bỉ ký
trạo khốn thú khất liên chi vĩ! Thần-vũ bất sát, dư tiệc thể Thượng-đế hiếu
sinh chi tâm!
Tham-tướng
Phương Chính, Nội-quan Mã Kỳ đẳng, tiên cấp thuyền ngũ bách dư sưu, ký độ hải
nhi do thả hồn phi phách táng!
Tổng-binh
Vương Thông, Tham-chính Mã Ánh đẳng, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc
nhi ích tự cổ lật, tâm kinh!
Bỉ ký úy
tử, tham sinh, nhi tu hiếu hữu thành. Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dữ dăn đắc
tức. Phi duy kế mưu chi cực kỳ thâm-viễn;
Ức diệc
cổ kim chi sở vị kiến-văn! Xã-tắc dĩ chi điện-an.
Sơn
xuyên dĩ chi cải quán. Kiền-khôn ký bĩ nhi phục thái.
Nhật,
Nguyệt, ký hối nhi phục minh. Vu dĩ khai vạn thế thái-bình chi cơ! Vu dĩ tuyết
thiên-cổ vô cùng chi sỉ!
Cái do
Thiên, Địa, Tổ, Tông chi linh hữu dĩ âm tướng, mặc-hựu nhi trí nhiên dã; Ô-hô!
Nhất
nhung đại định, bất thành vô cạnh chi công! Từ hải vĩnh thành, đảm bá duy-tân
chi cáo!
Bá cáo
Thiên-hạ. Hàm sử văn, tri!
Dịch
nghĩa
Thay
Trời giáo-hóa, Hoàng-thượng truyền rằng:
Làm việc
trọng nhân vì nghĩa, cốt là yêu đám lương-dân. Cất quân hỏi tội, cứu đời, trước
phải trừ loài tàn-bạo!
Thử xét
nước nhà: Đại Việt. Vốn là xứ-sở văn-minh.
Cõi bờ
của sông, núi đã chia.
Phong-tục
của Bắc , Nam cũng khác.
Từ
Triệu, Đinh, Lý, Trần, đã dựng thành một nước;
Cùng
Hán, Đường, Tống, Nguyên, đều làm chúa một phương. Dù mạnh yếu có lúc không
đều;
Nhưng
hào-kiệt chưa đời nào thiếu!
Cho nên:
Triệu Tiết thích lớn mà mau mất! Lưu Cung tham công mà hóa thua!
Mã Nhi
đã chết ở bể Bạch-đằng! Toa Đô lại tù ở ải Hàm-tử!
Xét về
đời trước, Gương đã rõ ràng!
Gần đây
vì họ Hồ phép ngặt, lệnh phiền; Đến nỗi khiến dân nước lòng lìa, dạ oán. Giặc
Minh dòm-dỏ, bèn mượn thế tàn dân! Lũ nịnh gian-tham, nỡ cam lòng bán nước!
Đẩy con
đỏ xuống hang tối! Thui dân đen bằng lửa nồng!
Dối
trời, lừa người, mẹo bày ra có nghìn muôn cách! Tràn quân, gây chuyện, ác chứa
lại ngót hai mươi năm! Trái nghĩa, hại nhân, lẽ Trời Đất tưởng chừng tắt hẳn!
Thu nhiều, lấy nặng, lợi núi, chầm, vét chẳng sót đâu!
Kẻ khai
mỏ vàng thì đào non, đãi cát, mà nước độc dám nài.
Người
lấy ngọc trai thì lặn biển dấn thân mà rồng thiêng chẳng quản. Giết-hại vật thì
dệt ra lưới bắt chim trả!
Quấy rối
dân thì đặt ra bẫy bắt hươu đen!
Bọn
long-đong côi-cút, đều không tìm được chỗ nương thân! Dù sâu, bọ, cỏ, cây, cũng
không biết có ngày vui sống!
Béo
nanh, miệng, bao phường kiệt-kiêệt, rút-bòn máu-mủ sinh-linh!
Đẹp
đền-đài khắp ngã công, tư, hoài-phí công trình xây-dựng.
Nơi
châu-quận, thuế-sưu nặng lắm! Miền nhà quê khung-cửi sạch không!
Tháo
biển Đông cho cạn sông, không đủ để gột hết dơ!
Chặt núi
Nam
cho trụi tre, không đủ để chép hết tội!
Thần,
Dân đều phải căm giận! Trời, Đất, lẽ nào cớ đúng!
Ta, cất
bước núi Lam:
Nương
thân nội cỏ.
Nghĩ thù
nước, Trời không chung đội! Thề giặc ngoài, thế chẳng sống đôi!
Vò đầu,
nát ruột, kể đã hơn mười năm!
Nếm mật,
nằm chông, nào phải mới một sớm!
Quên bữa
chỉ vì lòng tức-bực, sách lược-thao thường vẫn đọc, bàn. Theo xưa mà nghiệm
việc đời nay, lẽ hưng-phế kỹ-càng suy-xét.
Tấm lòng
khôi-phục. Thức, ngủ không quên!
Quân
nghĩa ta mới nổi lúc đầu,
Thế giặc
nó chính đương còn mạnh. Khốn nổi: tuấn-kiệt như sao buổi sớm!
Nhân-tài
như lá mùa thu!
Bên mình
thua, chạy, đã thiếu tay sai; Trong trướng tính-toan lại ít người giúp.
Nhưng
sốt ruột cứu bầy dân-chúng, thường bồn-chồn muốn đánh sang Đông; Nên sắp xe đợi
bậc hiền-tài, vẫn thành-kính bỏ không phía Tả.
Thế
nhưng: mờ-mịt như trông ra bể, người có thấy ai! Vội vàng hơn vớt đắm đò, ta
nào nản dạ!
Giận lũ
giặc chưa đến ngày tuyệt diệt! Thương nước-nhà còn đương bước long-đong! Cơm
Linh-sơn chịu thiếu hàng tuần!
Quân
Côi-huyện không còn thành đội!
Chắc
trời muốn thử người để giao cho công-việc; Nên Ta càng gắng chí, để vượt khỏi
gian-nan!
Vỉ bẻ
làm cờ, dân cầy-cuốc nổi theo tứ phía!
Rượu hòa
thêm nước, quân cha-con vốn dốc một lòng! Đánh người hoặc nhân lúc hở cơ, yếu
đè được mạnh! Bày kế thường đặt quân mai phục, ít địch nổi nhiều.
Rút lại:
lấy đại-nghĩa mà diệt lũ hung-tàn;
Lấy
chí-nhân mà thay được phường cường-bạo. Quân Đồ-bằng sấm vang, chớp nhoáng!
Giặc
Trà-lạn nứa chẻ, tro bay! Hăng-hái vì thế tăng thêm; Tiếng-tăm từ đó lừng-lẫy!
Lũ Trần
Trí, Sơn Thọ, vía tan theo gió!
Bọn Lý
An, Phương Chính, sống tạm từng hơi!
Thừa
thắng đuổi dà, chiếm-cứ được thành Tây-kinh trước. Kén tài tiến đánh, thu phục
hết đất Đông-đô xưa!
Ninh-kiều
máu chảy thành sông, tanh lây muôn dặm! Tốt-động thây nằm đầy nội, để thối
nghìn thu!
Lý Lương
là sâu mọt dân, ta đã đem phanh xác! Trần Hiệp là tay chân quân giặc, cũng bị
bêu đầu! Vương Thông dẹp loạn mà nơi cháy lại cháy thêm. Mã Ánh gỡ đòn mà kẻ
giận càng giận dữ!
Trí đã
cùn, sức đã kiệt, chúng bó tay đợi chết biết sao!
Phá bằng
mưu, công bằng lòng, ta không đánh mà được là thế. Tưởng chúng tất biết nghĩ và
đổi bụng-dạ.
Nào ngờ
còn gây chuyện để thêm tội-tình.
thân!
Gieo
tai-vạ cho kẻ khác, chỉ chấp theo ý-kiến riêng mình.
Làm trò
cười cho người đời, bởi tham được thành công chốc lát. Xui-khiến thằng nhãi ranh
Tuyên đức, không chán dụng binh!
Bèn sai
phường tướng khổ Thạnh, Thăng, đem dầu chữa cháy! Tháng chín Đinh-mùi Liễu
Thăng tự dẫn quân do Ôn-khâu tiến đánh.
Tháng
mười năm ấy, Mộc Thạnh cũng chia ngả từ Vân-nam kéo sang.
Ta:
Trước đã kén quân phục nấp nơi hiểm-yếu, đánh cho tan đội tiên-phong.
Sau lại
cho kỳ-binh chẹn lối đi về, cắt cho đứt đường lương-thực.
Ngày
mười-tám, mắc mưu ở ải Chi-lăng, Liễu Thăng đã bị ta đánh bại! Ngày hai-mươi,
thua trận ở núi Yên-ngựa, Liễu Thăng lại bị ta chém đầu! Ngay hai mươi lăm,
Bảo-định-bá là Lương Minh, trận vỡ phải liều mình. Ngày hai mươi tám, Thượng
thư Tào là Lý Khánh kế cùn tự đâm cổ!
Ta đã
tiến đâu được đấy! Nó liền giở giáo đánh nhau,
Kế đó
thêm quân bốn mặt để bao vây! Hẹn đến trung tuần tháng mười là diệt hết! Bèn
sai các tướng nanh-vuốt,
Đem theo
những lính hùm-beo, Voi uống mà cạn nước sông!
Dao mà
đủ lở đá núi!
Một trận
mà băm kình, chém ngạc! Hai trận mà xẩy nghé, tan đàn!
Tưới tổ
kiến bằng thế nước tràn! Rung lá khô bằng làn gió mạnh. Đô-đốc Thôi Tụ quỳ gối
mà đưa lễ;
Thượng-thư
Hoàng Phúc, trơ mặt mà nộp mình! Xác chết đầy cả đường Lạng-sơn, Lạng-giang!
Máu chảy đỏ cả nước Bình-than, Xương-thủy!
Muôn dặm
gió, mây, đổi màu ảm-đạm! Hai vầng nhật, nguyệt, ánh-sáng lu mờ!
Quân
Vân-nam bị ta chẹn lối ở Lê-quan, tự ngờ sợ, bàng-hoàng, mà vỡ cả mật! Bọn Mộc
Thạnh bị ta đánh bại ở Cần-trạm, tự giầy xéo, tan vỡ, chỉ thoát được
Lãnh-câu
máu chảy trôi chầy, nước sông khóc thảm!
Đan-xá
thây chồng bằng núi, cỏ nội đẫm hồng! Quân cứu hai đường, chưa kịp quanh chân
đã vỡ! Giặc tàn các ngả, cùng nhau cởi giáp xin hàng!
Tướng
giặc bị tù, thú sa bẫy đã vẫy đuôi xin mạng!
Oai thần
không giết, Trời chí công nên mở lượng hiếu sinh!
Bọn
Tham-tướng Phương Chính, Nội-quan Mã Kỳ, cấp trước cho hơn năm trăm
thuyền,
vượt bể rồi mà vẫn hồn xiêu, vía lạc.
Bọn
Tổng-binh Vương Thông, Tham-chính Mã Ánh, về nước rồi mà còn lòng khiếp người
run!
Nó đã
tham sống, sợ chết, mà thực bụng giảng hòa. Ta lấy toàn quân là hơn, để cho dân
nghỉ sức.
Chẳng
những mưu-kế thực sâu-xa tột bực! Mà cũng xưa nay chưa nghe thấy bao giờ! Non
sông rày đã khác xưa!
Xã-tắc
từ đây yên vững! Ánh Ác, Thỏ tối rồi lại sáng!
Lẽ
Kiền-khôn cùng mãi phải thông!
Để
gây-dựng nền thái-bình cho muôn đời! Để gội-rửa nhục vô-cùng cho cả nước!
Cũng là
nhờ Trời, Đất, Tổ-tông linh-thiêng, đã ngấm-ngầm phù-hộ mà được như thế này!
Than ôi!
Mảng giáp dẹp yên hết cả, gây được nên công-nghiệp phi thường. Bốn phương
phẳng-lặng từ nay, bảo cho biết cuộc đời đổi mới.
Bá cáo
thiên-hạ,
Đâu đấy
đều hay!
Trích-lục Bản dịch của cụ Bùi Kỷ
Tượng
mảng:
Việc
nhân-nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu-phạt chỉ vì khử bạo, Như nước Việt ta từ
trước,
Vốn xưng
văn-hiến đã lâu, Sơn-hà cương-vực đã chia, Phong-tục bắc nam cũng khác.
Từ Đinh,
Lê, Lý, Trần, gây nền độc-lập,
Cùng
Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng-cứ một phương, Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song
hào-kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên
Lưu Cung
sợ uy mất vía,
Triệu
Tiết nghe tiếng giật mình, Cửa Hàm-tử giết tươi Toa Đô, Sông Bạch-đằng bắt sống
Ô Mã, Xét xem cổ-tích,
Đã có
minh-trưng,
Vừa rồi
Vì họ Hồ
chính-sự phiền-hà,
Để trong
nước nhân-dân oán bạn, Quân cường Minh đã thừa-cơ tứ ngược, Bọn gian-tà còn bán
nước cầu vinh,
Nướng
dân đen trên ngọn lửa hung-tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai-vạ.
Chước
dối đủ muôn nghìn khoé, Ác chứa ngót hai mươi năm.
Bại
nhân-nghĩa nát cả càn-khôn, Nặng khóa-liễm vét không sơn-trạch
Nào lên
rừng đào mỏ, nào xuống bể mò châu, Nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chim trả,
Tàn-hại cả côn-trùng thảo-mộc,
Nheo-nhóc
thay! quan quả diên liên
Kẻ há
miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy! no-nê chưa chán, Nay xây nhà, mai đắp đất,
chân tay nào phục-dịch cho vừa, Nặng-nề về những nỗi phu-phen,
Bắt-bớ
mất cả nghề canh-cửi.
Độc-ác
thay! trúc rừng không ghi hết tội, Dơ-bẩn thay! nước bể khôn rửa sạch mùi, Lẽ
nào trời đất tha cho,
Ai bảo
thần-nhân nhịn được.
Ta đây:
Núi
Lam-sơn dấy nghĩa, Chốn hoang-dã nương mình,
Ngắm non
sông căm nổi thế thù,
Thề sống
chết cùng quân nghịch-tặc,
Đau lòng
nhức óc, chốc là mười mấy nắng mưa, Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối,
Quên ăn vì giận, sách lược-thao suy-xét đã tinh,
Ngẫm
trước đến nay, lẽ hưng-phế đắn-đo càng kỹ. Những trằn-trọc trong cơn mộng-mị,
Chỉ
băn-khoăn một nỗi đồ hồi. Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, Chính lúc quân thù đang
thịnh.
Lại ngặt
vì:
Tuấn-kiệt
như sao buổi sớm, Nhân-tài như lá mùa thu, Việc bôn-tẩu thiếu kẻ đỡ-đần,
Nơi duy
ác hiếm người bàn-bạc.
Đôi phen
vùng-vẫy, vẫn đăm-đăm con mắt dục đông Mấy thủa đợi chờ, luống đằng-đẵng cỗ xe
hư-tả,
Thế mà
trông người, người càng vắng ngắt, vẫn mịt-mù như kẻ vọng dương, Thế mà tự ta,
ta phải lo toan, thêm vội-vã như khi chửng nịch,
Phần thì
giận hung-đồ ngang-dọc, Phần thì lo quốc-bộ khó-khăn,
Khi
Linh-sơn lương hết mấy tuần, Khi Khôi-huyện quân không một đội,
Có lẽ
trời muốn trao cho gánh nặng, bắt trải qua bách chiết thiên ma, Cho nên ta cố
gắng gan bền, chấp hết cả nhất sinh thập tử.
Múa đầu
gậy ngọn cờ phất-phới, ngóng vân-nghê bốn cõi đan hồ, Mở tiệc quân chén rượu
ngọt-ngào, khắp tướng-sĩ một lòng phụ-tử. Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi,
Quân
giặc nhiều, ta ít mà ta được luôn.
Dọn hay:
Đem đại
nghĩa để thắng hung-tàn, Lấy chí nhân mà thay cường-bạo. Trận Bồ-đằng sấm vang
sét dậy, Miền Trà-lân trúc phá tro bay,
Sĩ-khí
đã hăng,
Quân-thanh
càng mạnh,
Trần
Trí, Sơn Thọ, mất vía chạy tan.
Phương
Chính, Quý An tìm đường trốn-tránh.
Đánh
Tây-kinh phá tan thế giặc. Lấy Đông-đô thu lại cõi xưa,
Dưới
Ninh-kiều máu chảy thành sông, Bến Tụy-động xác đầy ngoài nội.
Trần
Hiệp đã thiệt mạng, Lý Lương lại phơi thây.
Vương
Thông hết cấp lo-lường, Mã Anh khôn đường cứu-đỡ
Nó đã
trí cùng lực kiệt, bó tay không biết tính sao,
Ta đây
mưu phạt tâm công, chẳng đánh mà người chịu khuất. Tưởng nó đã thay lòng đổi
dạ, biết lẽ tới lui,
Ngờ đâu
còn kiếm kế tìm phương, gây mầm tội-nghiệt. Cậy mình là phải, chỉ quen đổ vạ
cho người,
Tham
công một thời, chẳng bỏ bày trò dở-duốc.
Đến nỗi
đứa trẻ con như Tuyên-đức, nhàm võ không thôi. Lại sai đồ nhút-nhát như Thạnh,
Thăng đem đầu chữa cháy.
Năm
Đinh-mùi tháng chín,
Liễu
Thăng tự Khâu-ôn tiến sang1, Mộc Thạnh tự Vân-nam kéo đến.
Ta đã
điều binh thủ hiểm, để ngăn lối Bắc-quân,
Ta lại
sai tướng chẹn ngang, để tuyệt đường lương-đạo. Mười-tám, Liễu Thăng thua ở
Chi-lăng,
Hai-mươi,
Liễu Thăng chết ở Mã-yên, Hai-mươi-lăm, Lương Minh trận vong, Hai-mươi-tám, Lý
Khánh tự vẫn,
Lưỡi dao
ta đang sắc, Ngọn giáo giặc phải lùi,
Lại thêm
quân bốn mặt vây thành Hẹn đến rằm tháng mười diệt tặc. Sĩ-tốt ra oai tì-hổ,
Thần-thứ
đủ mặt trảo nha. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống
nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận sạch không kinh-ngạc. Đánh hai trận
tan-tác chim-muông.
Cơn gió
to trút sạch lá khô, Tổ kiến hổng sụt toang đê cũ. Thôi Tụ phải quỳ mà xin lỗi,
Hoàng Phúc tự trói để hàng.
Lạng-giang,
Lạng-sơn, thây chất đầy đồng, Xương-giang, Bình-than, máu trôi đỏ nước. Ghê-gớm
thay! sắc phong-vân phải đổi, Thảm-đạm thay! sáng nhật-nguyệt phải mờ.
Binh
Vân-nam nghẻn ở Lê-hoa, sợ mà mất mật.
Quân Mộc
Thạnh tan chưng Cần-trạm, chạy để thoát thân, Suối máu Lãnh-câu, nước sông
rền-rĩ,
Thành
xương Đan-xá, cỏ nội đầm-đìa. Hai mặt cứu-binh, cắm đầu trốn chạy,
Các
thành cùng khấu, cởi giáp xuống đầu.
Bắt
tướng giặc mang về, nó đã vẫy đuôi phục tội, Thể lòng trời bất sát, ta cũng mở
đường hiếu sinh.
Mã Kỳ,
Phương Chính, cấp
cho năm trăm
chiếc thuyền, ra
đến bể chưa
thôi trống ngực,
Vương
Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn đổ mồ-hôi. Nó đã sợ
chết cầu hòa, mở lòng thú-phục,
Ta muốn
toàn quân làm cốt, cả nước nghỉ-ngơi. Thế mới là mưu-kế thật khôn,
Vả lại
suốt xưa nay chưa có. Giang-san từ đây mở mặt, Xã-tắc từ đây vững-bền.
Nhất-nguyệt
hối mà lại minh, Kiền-khôn bĩ mà lại thái.
Nền vạn
thế xây nên chăn-chắn. Thẹn nghìn thu rửa sạch làu-làu.
Thế là
nhờ trời đất tổ-tông khôn-thiêng giúp-đỡ cho nước ta vậy.
1 Tiếng
sang với cháy không theo niêm.
2 Tiếng
lăng với đạo không theo niêm. Hai chỗ này là tự-sự có thể dùng lối tản hành,
không theo niêm cũng được.
Than ôi!
Vẫy vùng
một mảnh nhung-y, nên công đại định. Phẳng-lặng bốn bề thái-vũ, mở hội
vĩnh-thanh, Bá cáo xa gần,
Ngỏ cùng
nghe biết.
*
Nguyên
trước Nhà-vua kinh-doanh việc bốn phương, Bắc đánh giặc Minh, Nam đuổi quân
Lào, mình trải trăm trận, đến đâu được đấy, chỉ dùng có quan võ là bọn Lê
Thạch, Lê Lễ, Lê Sát, Lê Vấn, Lê Lý, Lê Ngân, ba mươi lăm người; quan văn là
bọn Lê văn Linh, Lê quốc Hưng; cùng những quân-thân như cha,
con; hai trăm
thiết-kỵ, hai trăm
nghĩa-sĩ, hai trăm
dũng-sĩ và mười
bốn thớt voi.
Còn bọn chuyên-chở lương-thảo,
cùng già yếu đi hộ-vệ vợ con, cũng chỉ hai nghìn người mà thôi.
Trước đó
có tên Hồ Ông, là con đứa ăn-mày, đổi tên là Cầm Quý, nhận bảo là con-cháu vua
Trần. Khi ấy người trong nước khổ vì những chính-lệnh ngặt-nghèo của giặc, mong
tìm được người làm chủ. Mà Nhà-vua thì nóng lòng muốn diệt giặc cứu dân, bèn
sai người đón dựng làm vua, để quyền-nghi công-việc một thì, nên ban đầu cũng
chẳng kén-chọn gì hiền hay ngu, thực hay giả. Sau khi giặc yên, các quan đều
dâng sớ cố sức can. Cho là Hồ Ông không có công gì với dân, sao đáng ăn trên
ngồi trước mọi người, nên trừ đi cho sớm.
Nhà-vua
biết thế là phải, nhưng lòng còn không nỡ, lại càng hậu-đãi thêm.
Hắn tự
biết người trong nước không phục, trong lòng hổ thẹn, bèn ngầm cùng tên giặc là
Văn Duệ thông mưu làm phản, để cho mau đáng tội chết! Chẳng phải "tự mình
làm mình" thì đâu đến nỗi thế!
Trong khi muôn
việc có rỗi, Nhà-vua thường cùng các quan bàn-luận về duyên-cớ thịnh
suy, được, mất từ xưa đến nay. Cùng là giặc Ngô sở dĩ thua, Nhà-vua sở dĩ thắng
là vì cớ làm sao?
Các quan
đều nói rằng:
- Người
Ngô hình-phạt tàn-ác, chính-lệnh ngổ-ngược, mất hết cả lòng dân. Nhà-vua làm
trái lại đạo của chúng, lấy nhân mà thay bạo, lấy trị mà thay loạn, vì thế cho
nên thành công được mau-chóng là thế!
Nhà-vua
phán rằng:
- Lời
các thầy nói, tuy là đúng lẽ, nhưng cũng còn có điều chưa biết. Trẫm trước gặp
lúc loạn-ly, nương mình ở Lam-sơn, vốn cũng mong giữ toàn được tính-mệnh mà
thôi! Ban đầu cũng không có lòng muốn lấy thiên-hạ. Đến khi quân giặc càng ngày
càng tàn-ác, dân không sao sống nổi! Bao nhiêu người trí-thức, đều bị chúng
hãm-hại. Trẫm đã chịu khánh-kiệt cả gia-tài để thờ-phụng chúng! Vậy mà chúng
vẫn đem lòng muốn hại Trẫm, không chịu buông tha! Vieệc khởi nghĩa, thực cũng
là bất-đắc-dĩ mà Trẫm phải làm! Trong lúc ấy, Trẫm thân trọ quê người, vợ, con,
thân-thích, đều tán-lạc hết! Cơm không đủ hai bữa! Áo không phân Đông, Hè! Lần
gặp nạn ở núi Chí-linh, quân thua, lương hết! Trời kia bắt lòng ta phải khổ,
trí ta phải mệt, đến thế là cùng! ... Trẫm thường dụ bảo các tướng-sĩ rằng:
"Hoạn-nạn mới gây nổi nước! Lo-phiền mới đúc nên tài! Cái khốn-khổ ngày
nay là trời thử ta đó mà thôi! Các thầy nên giữ vững lòng xưa, cẩn-thận, chớ vì
thế mà chán-nản". Vậy mà tướng-sĩ cũng dần dần lẩn trốn! Theo Trẫm trong
cơn hoạn-nạn, mười người không được lấy một, hai! Còn bỏ Trẫm mà đi, thì
đại-loại là phường ấy cả! Kể như lúc ấy, nào ngờ lại có ngày nay! May mà Trời
chán đứa giặc! Phàm lúc giặc làm cho Trẫm cùn, trí Trẫm lại càng thêm rộng!
Phàm cách giặc làm cho Trẫm khổ, lòng Trẫm lại càng thêm bền. Trước kia
quân-lính đói thiếu, giờ lại nhờ lương của giặc mà số trừ-súc của ta càng sẵn!
Trước kia quân-lính lẩn-trốn, giờ lại mượn binh của giặc, mà trở giáo để chúng đánh
nhau! Giặc có bao nhiêu mác, mộc, cung, tên, ấy là giúp cho ta dùng làm
chiến-cụ! Giặc có bao nhiêu bạc, vàng, của báu, ấy là cung cho ta lấy làm
quân-lương! Cái mà chúng muốn dùng để hại ta, lại trở lại làm hại chúng! Cái mà
chúng muốn dùng để đánh ta, lại trở lại để đánh chúng! Chẳng những thế mà thôi:
Kìa như nước Ai-lao, với Trẫm là nước láng-giềng, trước vẫn cùng nhau giao-hảo.
Khi Trẫm bị giặc vây khốn, đem quân sang nương-nhờ. Nghĩ rằng môi hở, răng
lạnh, thế nào chúng cũng chứa ta! Nào ngờ quân dạ thú, lòng lang, thấy ta bị tai-vạ,
thì lấy làm vua-sướng! Rồi thông tin với giặc, ngầm chứa mưu gian, muốn để bắt
vợ con của quân ta! Vậy mà ta tìm cách để đối-phó với chúng, thật là thong thả
có thừa! Nó vốn trông vào quân giặc để đánh-úp ta! Ta cũng nhân vào thế nó, để
đánh lui giặc! Nó vốn lấy khách đãi ta! Ta cũng lấy khách mà xử nó! Phàm ý nó
muốn làm gì, ta tất biết trước! Vẻ nó muốn động đâu, ta tất chẹn trước! Cho nên
có thể lấy đất đai của nó, làm nơi chứa quân cho ta; lấy hiểm-trở của nó, làm nơi
lừa giặc của ta! Binh-pháp dạy: "Lấy khách làm chủ, lấy chủ làm
khách", có lẽ là như thế chăng? Thế nhưng Trẫm đối-đãi với ai cũng hết
lòng thành-thực. Thà người phụ ta, ta chớ phụ người! Phàm kẻ bất bình vì một
việc nhỏ, mà đem lòng kia khác, Trẫm thường tha thứ, dong cho có lối đổi lỗi.
Tuy nhiều khi chúng trở mặt làm thù ngay, nhưng Trẫm thường tin-dùng như
gan-dạ! Biết đổi lỗi thì thôi, không bới lông tìm vết làm gì! Ấy cũng là bởi
Trẫm trải nhiều lo nghĩ, nếm đủ gian-nan, cho nên biết nén lòng nhịn tức, không
lấy việc nhỏ mà hại nghĩa lớn, không lấy ý gần mà nhãng mưu xa. Trong khoảng
vua, tôi, lấy nghĩa cả mà xử với nhau, thân như ruột thịt, có gì mà phải
ngờ-vực. Thế cho nên có thể được lòng người, mà ai ai cũng vui lòng tin theo.
Tuy vậy, trong khi hoạn-nạn, mười chết, một sống, kể lâm vào nguy-hiểm là
thường! Ngày nay may được thành công, là do Hoàng-Thiên giúp-đỡ, mà Tổ Tiên
Trẫm chứa nhân tích đức đã lâu, cũng ngấm-ngầm phù-hộ, cho nên mới được thế.
Đời sau kẻ làm con-cháu Trẫm, hưởng cái giàu-sang ấy, thì phải nghĩ đến Tổ,
Tông Trẫm tích-lũy nhân-đức đã bao nhiêu là ngày, tháng; cùng công-phu Trẫm
khai sáng cơ-nghiệp bao nhiêu là khó khăn! Mặc những gấm-vóc rực-rỡ, thì phải
nghĩ đến Trẫm ngày xưa áo, quần lam-lũ, không kể Đông, Hè! Hưởng những cổ-bàn
ngon-lành, thì phải nghĩ đến Trẫm ngày xưa hàng tháng thiếu lương, chịu đói
nhịn khát! Thấy đền-đài lộng-lẫy, thì phải nghĩ đến Trẫm ngày xưa ăn mưa, nằm
cát, trốn lủi núi rừng! Thấy cung-tần đông, đẹp, thì phải nghĩ đến Trẫm ngày
xưa thất-thểu quê người, vợ con tan-tác! Nên nhớ rằng Mệnh Trời nào chắc được
không thường, tất phải suy-tính nỗi khó khi mưu-toan việc dễ. Nghiệp lớn khó
gây mà dễ hỏng, tất phải cẩn-thận lúc đầu mà lo tính về sau. Phải đề-phòng đầu
mối họa-loạn, có khi vì yên-ổn mà gây nên. Phải đón-ngăn ý-nghĩ kiêu-xa, có khi
vì sung-sướng mà sinh sự! Có như thế thì họa là mới giữ-gìn được. Nên Trẫm nghĩ
làm ra bộ sách này, thực là rất trông-mong cho con-cháu đời sau!
Lam Sơn Thực Lục
Phụ Lục
Lời bình
Âm không
cùng thì Dương không nẩy. Loạn không cực thì đức không sinh. Đó là lời bàn
thông- thường xưa, nay! Nước Việt ta từ nhà Nhuận-Hồ trái đạo, trong nước mất
trông mong. Người Minh nhân dịp ấy đem quân sang lấn. Giả-vờ làm quân
nhân-nghĩa; ngấm-ngầm tính việc xâm-lăng! Tàn-hại nhân- dân; cướp lấy của báu.
Rồi đó gồm nuốt nước ta, chia đặt quận, huyện. Thay-đổi phong-tục của ta; hiếp
trao quan-tước của họ. Dân ta trong lúc ấy, đã khổ về chính-lệnh nhà Hồ
nghiêm-ngặt, lại thảm nỗi quan-lại bên Minh rút-bòn! Quần-chúng thở-than, không
kêu-gọi vào đâu cho được! Dù đương-thời có những trang quyền-biến, trí-thức,
cũng chẳng qua náu hình, lẩn bóng, tránh tiếng, trốn đời để giữ mình cho khỏi
bị hại mà thôi!
Ví không
có bậc Thánh-nhân ra, thu lại đám dân tan-tác, cứu cho vận nước long-đong, thì
ngôn- ngữ ta đã nói theo Tàu; áo-mũ ta đã mặc theo Tàu, dân-chúng biết lấy ai
nương-nhờ? Ngôi nước biết bao giờ khôi-phục?
Trời
giúp nước ta, đốc sinh ra đức.
Thái-tổ
Cao hoàng-đế chúng ta, lấy tài thông-minh, trí, dũng; làm việc hỏi tội, cứu
dân. Trong lúc mới cất quân khởi nghĩa; Không để cho quan-tước dụ nổi; không để
cho oai-thế hiếp nổi. Tuy gặp lúc nhiễu-nhương, mà lòng càng vững; trải cơn
cùn-quẫn mà chí càng hăng. Tới khi tiếng nghĩa đồn dậy, gươm thần vung dài, mà
các dũng-tướng, mưu-thần xúm lại như mây họp! Tướng võ thì bọn Trịnh Khả, Lê
Xí, thường lập được công to. Tướng văn thì bọn Nguyễn Trãi, Văn Linh, hằng bày
ra kế giỏi ... Cho nên có thể lấy được ít mà địch được nhiều, lấy yếu mà chống
nổi mạnh! Vả chăng trong lúc xông-pha hàng trận, không quên nghiên-cứu
lược-thao. Có khi đặt mai-phục mà dùng kỳ-binh. Có khi nó định lừa mà ta phản
lại! Tiến quân Vua như chẻ cây nứa! Phá lũ giặc như bẻ cành khô! Các tướng bên
Minh, dùng hùng-hổ như bọn Liễu Thăng, Lương Minh, đều thua trận mà mất đàu!
mưu-trí như bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc, cũng hết kế mà dương mắt! Lũ giặc hơn hai
mươi năm, quét trừ trong một sớm! Mặt non sông từ đó đổi mới! Ánh Nhật, Nguyệt,
từ đó lại trong! Đất-cát lại đất-cát nước Nam ! Nhân-dân lại nhân-dân giống
Việt! Áo-xiêm, phong-tục, lại đúng như xưa! Nền-nếp, mối-giềng, lại sáng như
cũ! Nhà-vua đã làm xong việc đuổi trừ quân tàn-bạo, lại suy rộng tấm lòng
"không ham giết người". Phàm những quân, tướng người Minh bị bắt, đều
cấp thuyền cho đưa về nước, khiến cho hơn mười vạn người được đội đức tái sinh.
Nếu chẳng phải bậc Thần Võ không cần giết người, có sao được thế? Gia-dĩ hiểu
đạo giao-hảo láng-giềng, rõ nghĩa tôn-trọng nước lớn. Liền sai sứ-thần, sửa lại
việc hòa-hảo cũ. Tỏ ra rằng: công-việc thuận trời, giữ nước, nếu chẳng phải bậc
người hiểu sâu về nghĩa-ý của Thánh-hiền, có dễ được như thế đâu!
Xin xét
về đời cổ mà bình-phẩm chuyện đó: Vũ-đế nhà Triệu cùng vua Hán đều tự làm vua
nước mình, gồm có đất ở ngoài Ngũ-lĩnh, đóng đô ở Phiên-ngu, thật là vua
anh-hùng. Thế nhưng chẳng qua cũng là một người Tàu sang cai-trị nước ta, chưa
được chính-thống. Vua Tiên-hoàng nhà Đinh, đánh tan mười hai Sứ-quân, thống
nhất được bản-đồ, dựng nên nước ta, thực là vua chính-thống. Thế nhưng lỡ vì
không cẩn-thận đề-phòng việc nhỏ, gây ra sự chẳng lành, mà nước cũng mất theo.
Vua Thái-tổ nhà Lý, nhân vua Ngọa-triệu thất đức, bèn có Thiên-hạ. Nhưng về
nghĩa vua, tôi, sai, trái danh-phận, không thể không mang thẹn ở trong Trời,
Đất! Vua Thái-tông nhà Trần, nhân vua Chiêu-hoàng quá yêu, bèn chiếm ngôi báu;
nhưng về trong buồng-the, ở lỗi đạo hằng, không thể không để cười mãi đến muôn
đời! Còn Nhà-vua thì từ núi Lam mà khởi nghĩa, giận giặc Tàu mà cất quân. Rút
lại có thể lấy nhân mà giết lũ bất nhân; lấy chính mà đánh phường bất chính;
khôi-phục nước ta sau hồi giặc Minh; gồm lấy thiên-hạ ở tay Của các quan đời
Vĩnh-trị. người Minh ... Tới khi mảnh giáp dẹp yên, bốn phương phẳng-lặng, ban
lời đại-cáo, để lên ngôi vua. Được nước như vậy kể rất là chính-đáng. Sách dạy
rằng: "Người quân-tử trọng sự ở cho chính". Lại nói rằng: Bậc
vương-giả trọng sự nhất-thống". Nhà-vua đã được như thế vậy! Lại rõ
mực-thước trị nước, biết phép-tắc truyền nhà, soạn ra sách Thực Lục, bày-tỏ nỗi
khó-khăn gây nên vương-nghiệp, để răn-bảo con-cháu đời sau: chớ lấy giàu-sang
mà sinh kiêu-xa; chớ lấy yên-vui mà nhãng phòng-ngừa. Ấy, dựng nghiệp, để mối
là thế! Kìa những việc làm của các vua Triệu, Đinh, Lý, Trần, có sánh bì đâu
được một phần muôn?
Công-đức
của Nhà-vua to-tát: đất rộng, trời dài!
Ân-trạch
của Nhà-vua thấm-nhuần: non cao, biển cả!
Vậy thì
Tông-miếu được bền. Đế-nghiệp được vững, cho đến ức, vạn năm, đều là nhờ ở
công, đức của Nhà-vua gây nên vậy.
Văn Bia Vĩnh-Lăng Ở Lam-Sơn
(Lăng vua Lê Thái-Tổ)
Dịch âm:
Duy Thuận-thiên lục niên, tuế thứ Quý-sửu, nhuận bát nguyệt, nhị thập-nhị nhật.
Thái-tổ
Cao hoàng Đế tân thiên. Bản niên thập nguyệt, nhị-thập tam nhật, táng vu
Lam-sơn chi Vĩnh-lăng.
Đế tính
Lê, húy Lợi. Tằng-tổ húy Hối. Thanh-hóa phủ nhân dã. Thường nhất nhật du
Lam-sơn, kiến chúng điểu quần phi, tường nhiễu ư Lam-sơn chi hạ, nhược chúng
nhân tụ hội chi trạng; viết: "Thử giai xứ dã!". Nhân tỷ gia cư yên.
Tam-niên nhi sản-nghiệp thành. Tử-tôn nhật phồn; nô-lệ nhật chúng. Kiến bang,
khải thổ, thực cơ ư thử yên. Tự thị thế vi nhất phương Quân-trưởng.
Hoàng-tổ
húy Đinh, khắc thừa kỳ gia, dĩ kế tiên chí, hữu chúng chí thiên dư nhân.
Hoàng-tổ
tỷ Nguyễn-thị, tối hữu hiền-hạnh, sinh nhị tử, trưởng viết Tòng, thứ viết
Khoáng: Đế chi.
Hoàng-khảo
dã: khải-để từ-tường, hưu-hưu lạc thiện, hiếu dưỡng tân-khách. Lân-cảnh chi
dân, thị đồng nhất gia. Thị dĩ nhân mạc bất cảm kỳ ân nhi phục kỳ nghĩa dã.
Hoàng-tỷ
Trịnh-thị húy Thương, cần ư phụ đạo. Khuê-môn hòa mục, gia nhật ích xương. Sinh
tam tử: bá viết Học, Trọng viết Trừ, quý tắc.
Đế dã Bá
thụ Tổ, Phụ, chi truyền, bất hạnh đoản mệnh.
Đế thừa
Tổ, Phụ chi nghiệp duy cẩn. Tuy thì tao đại-loạn nhi chí thả ích kiên. Hối tích
sơn-lâm, dĩ giá-sắc vi nghiệp. Do kỳ phẫn cường-tặc chi lăng-bạo vưu chuyên tâm
ư thao-lược chi thư. Khánh-kiệt gia-tư, hậu đải tân-khách.
Mậu-tuất
khởi tập nghĩa binh, đồn Lạc-thủy thượng. Tiền hậu phàm sổ phập dư chiến, giai
thiết phục, xuất kỳ, tỵ nhuệ, thừa tệ; dĩ quả địch chúng; dĩ nhược chế cường.
Bính-ngọ
chiến ư Tốt-động, đại tiệp, toại tiến vi
Đông-đô. Đinh-vỵ tặc viện An-viễn-hầu
Liễu Thăng lĩnh binh thập vạn, do Quảng-tây tiến, Kiềm-quốc-công Mộc Thạnh,
lĩnh binh ngũ vạn do Vân-nam tiến. Chi-lăng nhất chiến, Liễu Thăng thụ thủ;
trảm tặc chúng sổ vạn dư cấp; Sinh cầm tặc tướng Hoàng Phúc, Thôi Tụ đẳng tam
bách dư nhân, quân-hạ tam vạn dư khẩu. Sở hoạch Liễu Thăng sắc mệnh, binh phù,
tống Vân-nam quân. Mộc Thạnh kiến chi, cử chúng tiêu hội. Trảm quắc sinh cầm,
bất khả đàn kỷ. Thời trấn thủ Đông-quan thành, Thành-sơn hầu Vương Thông đẳng
tiên dử ngã quân giảng hòa vi định, chí thị thỉnh minh ư. Nhị-hà chi thượng.
Các xứ trấn thủ thành-trì, câu khai môn xuất hàng. Phàm sở cầm hoạch tặc nhân,
cập các thành hàng tốt, cai thập dư vạn khẩu, nhất giai phóng hoàn. Thủy lộ
tống hiệu thuyền ngũ bách du sưu. Lục lộ ứng phó khẩu lương, cước lực. Giới
trấp quân sĩ, thu-hào nhất vô sở phạm. Lưỡng quốc tự thị thông hiếu. Bắc Nam vô sự.
Mang-lễ, Ai-lao, câu nhập bản-đồ; Chiêm-thành, Đồ-bà, hàng hải tu cống.
Đế tiều
y hãn thực, phàm lục tải nhi quốc trung đại trị. Chí thị băng.
Thuận-thiên
lục niên, Quý-sửu, Thập nguyệt, Cát nhật, Vinh-lộc Đại-phu, Nhập-nội
Hành-khiển, Tri Tam Quân sự, thần Nguyễn Trãi phụng Sắc loạn.
Hàn-lâm-viện
đãi-chế, thần Vũ văn Phỉ phụng thư.
Dịch
nghĩa: Duy hiệu Thuận-thiên năm thứ sáu, là năm Quý-sửu tháng tám nhuận, ngày
hai mươi hai, đức Thái-tổ Cao-hoàng đế chầu Trời. Tháng mười năm ấy, ngày hai
mươi ba, táng ở Vĩnh-lăng thuộc Lam-sơn.
Nhà-vua,
họ Lê húy Lợi.
Tằng-Tổ
húy Hối, là người phủ Thanh-hóa. Từng có một ngày đến chơi Lam-sơn, thấy các
chim bay hàng đàn, liệng quanh ở dưới núi Lam-sơn, như vẻ đông người hội-họp;
liền nói rằng: "Chỗ này tốt đây!". Nhân dời nhà đến ở. Ba năm mà gây
nên sản-nghiệp; con-cháu ngày một đông; tôi-tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước,
mở đất, thực gây nền từ đó. Từ đó đời đời làm chúa một phương.
Hoàng-tổ
húy Đinh, nối được nghiệp nhà, để kế chí người trước, có dân đến hơn nghìn
người. Hoàng-tổ-tỷ họ Nguyễn, rất có nết hiền, sinh hai con: trưởng là Tòng,
thứ là Khoáng, ấy là: Hoàng-khảo của Nhà-vua: hoà-nhã, hiền-lành, vui-vẻ, thích
làm việc thiện, chiêu-đãi khách-khứa. Dân ở cõi bên, coi cũng như một nhà. Vì
thế không ai không cảm ngài vì ơn-đức và phục ngài vì nghĩa-khí.
Hoàng-tỷ
họ Trịnh, húy là Thương, chăm-chỉ đạo đàn-bà; buồng-the hòa-thuận, nhà ngày
càng thịnh. Sinh ba con: cả là Học, giữa là Trứ, út là Nhà-vua. Ông Cả chịu
cơ-nghiệp của ông, cha truyền lại, không may ngắn số.
Nhà-vua
nối nghiệp ông, cha, rất là kính-cẩn. Tuy gặp thì loạn lớn, mà chí càng bền.
Lẩn dấu vào núi rừng, chăm nghề cày-cấy. Bởi ngài giận quân giặc cường-bạo
lấn-hiếp, nên càng chuyên tâm về các sách thao-lược. Khánh-kiệt của nhà,
hậu-đãi khách-khứa.
Năm
Mậu-tuất, bắt đầu họp tập quân-nghĩa, đóng đồn trên sông Lạc-thủy. Trước sau
gồm hai mươi mấy trận đánh, đều đặt mai-phục! dùng kỳ-binh; lánh quân hăng; lừa
lúc mệt; lấy ít địch nhiều; lấy yếu chống mạnh.
Năm
Bính-ngọ, đánh ở Tốt-động (giờ thuộc Hà-đông), được lớn. Bèn tiến lên vây
Đông-đô (Hà-nội).
Năm
Đinh-vị, quân cứu-viện của giặc là An-viễn-hầu Liễu Thăng, đem mười vạn quân từ
Quảng-tây tiến sang; Kiềm-quốc-công là Mộc Thạnh, đem năm vạn quân từ Vân-nam
tiến sang. Một trận đánh ở Chi-lăng, Liễu Thăng nộp đầu; chém quân giặc hơn vài
vạn; bắt sống được tướng giặc là lũ Thôi Tụ, Hoàng Phúc hơn ba trăm người;
quân-lính hơn ba vạn miệng. Đem tờ sắc cùng binh-phù bắt được của Liễu Thăng
đưa sang cho quân Vân-nam. Mộc Thạnh thấy thế, đem quân đêm trốn. Nào chém đầu,
nào bắt sống, không thể xiết chép. Khi ấy trấn-thủ ở thành Đông-quan, là bọn
Thành-sơn-hầu Vương Thông, trước đã cùng quân ta giảng hòa chưa quyết, đến bây
giờ xin ra thề ở trên sông Nhị-hà. Các kẻ trấn-thủ thành-trì các nơi, đều mở
cửa ra hàng.
Phàm
những quân giặc bắt được, cùng lính đầu hàng ở các thành gồm hơn mười vạn
miệng, nhất thiết đều tha về. Đường thủy đưa cho hơn năm trăm thuyền hiệu.
Đường bộ cấp cho lương ăn cùng phu gánh. Răn-bảo quân-sĩ, mảy may không
xâm-phạm một chút nào. Hai nước từ đó thông sứ hòa-hảo. Nam , Bắc yên
việc. Mang-lễ, Ai-Lao, đều vào bản đồ. Chiêm-thành, Đồ-bà, vượt bể đến cống.
Nhà-vua
dậy sớm, ăn trưa, gồm sáu năm mà trong nước thịnh-trị. Tới nay băng.
Thuận-thiên
năm thứ sáu, Quý-sửu, tháng mười, ngày lành, Vinh-Lộc đại-phu Nhập-nội Hành-
khiển, chủ việc Ba Quân, tôi là Nguyễn Trãi phụng
Sắc,
soạn. Hàn-lâm-viện đãi chế tôi là Vũ văn Phỉ phụng viết
Bạt
Cuốn
"Lam-sơn thực lục" có phải do tay Nguyễn Trãi viết không?
Đọc văn
bia Vĩnh-lăng, theo bản trường Viễn-đông Bác-cổ đã dập được và in ra, ta thấy
đoạn đầu văn bia ấy tức là đoạn đầu cuốn sách này. Văn bia ấy là của Nguyễn
Trãi soạn, vậy cuốn sách này tức cũng do Nguyễn Trãi soạn. Một là vì giọng văn
rất giống nhau. Hai là vì không có lẽ ông Trãi là một tay văn-hào, phụng sắc
viết bia, kể cũng là một việc trọng, lại lười mà chép cả đoạn ở một cuốn sách
do người khác viết như vậy. Ba là vì trong sách chỉ nhắc đến Nguyễn Trãi về
việc giữ giấy tờ trong quân và viết bài Bình Ngô đại cáo. Còn chỗ nói đến các
văn-thần có công giúp Nhà-vua mở nước, thì chỉ kể có Lê văn Linh và Bùi quốc
Hưng. Ấy là ông Trãi tự mình khiêm-tốn không dám tự-nhận là hạng khai-quốc
nguyên-huân. Nếu người khác viết thì có lẽ nào chỗ đó lại bỏ tên Nguyễn Trãi
cho được?
Vậy thì
sao trong lời tựa vua Lê Thái-tổ lại tự nói là mình viết? Mà trong lời bình
người sau lại cũng nhận là của Nhà-vua viết? Cái đó không có gì lạ: Nhà-vua sai
ông Trãi viết hộ mình, cũng như viết hộ bài Bình Ngô đại cáo mà thôi. Đọc suốt
cuốn sách mà coi, nếu quả vua Lê tự viết, thì dù Ngài hiếu thắng đến đâu, cũng
không tự tán-tụng mình đến như thế! Huống chi Nhà-vua lại không phải người hiếu
thắng. Về việc lấy nước làm vua, một thì rằng: Bản chí cũng muốn yên thân,
không có lòng muốn lấy thiên-hạ; hai thì rằng: Nhờ Tổ-tiên nhân đức, trời, đất,
phù-hộ, nên mới được thế! Cho đến dưới bài tựa
cũng chỉ xưng
mình là Chúa
động Lam-sơn, cái
hiệu lúc còn
làm một vị
"lang mường" nho-nhỏ, ...
Tiếc
rằng sách đã qua tay các quan đời Vĩnh-trị được vua cho phép đem các sách riêng
của họ mà bù thêm vào! Họ bù thêm vào được cái gì? Được mấy đoạn truyện thì
hoang-đường, văn thì dốt-nát, mà tôi đã vạch ra trong khi dịch...
Trừ cái
vết nhỏ ấy ra, thì "Lam-sơn thực lục" chính là một hòn ngọc ở trong
mớ sử-liệu nước nhà. Cái giá-trị nó ở chỗ người đương-thời chép việc
đương-thời. Đối với các sử-gia, những tài liệu như thế chẳng phải là dễ kiếm.
Vì lẽ
ấy, tôi dịch "Lam-sơn thực lục"
Đêm
Thất-tịch Giáp-thân (1944) Tại nhà xuất-bản Tân Việt
Bảo Thần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét