XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

Nguyễn Trãi có mặt trong hội thề Lũng Nhai hay không?

 


                                                                             Lê Văn Viện

Đến nay, đa số các ý kiến cũng như các bộ sử lớn khi đề nói đến danh sách 18 người cùng Lê Lợi cắt máu ăn thề tại hội thề Lũng Nhai năm 1416 thề quyết đánh đuổi giặc Minh giành lại độc lập cho đất nước đều nhắc tới cái tên Nguyễn Trãi.

Theo sách Khởi nghĩa Lam Sơn của tác giả Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Nhân văn, Hà Nội, 1998 và bản dịch Lam Sơn thực lục của Mạc Bảo Thần, Nhà xuất bản Tân Việt, 1943 thì danh sách 18 người có mặt trong hội thề Lũng Nhai cùng Lê Lợi cắt máu ăn thề nguyện cùng sống chết đánh giặc cứu nước cũng có tên Nguyễn Trãi.

Tuy nhiên, theo danh sách ở cuốn Lam Sơn thực lục của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2006, thì danh sách này không có cái tên Nguyễn Trãi quen thuộc ta vẫn thường biết đến từ trước đến nay, mà thay vào đó là cái tên Nguyễn Tiến “rất xa lạ” với chúng ta bây giờ.

Vậy, thực ra Nguyễn Trãi có tên trong danh sách hội thề Lũng Nhai năm 1416 hay không? Nguyễn Tiến là ai?

Trước hết tôi xin được đưa ra một vài lời dẫn và một số ý kiến nhỏ của cá nhân tôi như sau:

Sách: Truyền thuyết và cổ tích Lam Sơn của Ty Văn hoá Thanh Hoá xuất bản năm 1973 và sách: Những mẫu chuyện lý thú về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của tác giả Trịnh Mạnh, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007 có mẫu chuyện ghi việc Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đi tìm minh chủ và gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Trong hai cuốn sách này đều ghi khi Nguyễn Trãi đi tìm minh chủ và gia nhập nghĩa quân Lam Sơn thì ông đi cùng Trần Nguyên Hãn.

Cũng theo hai cuốn sách này thì khi Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn vào đất Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn đã phải cải trang thành một người bán dầu và Nguyễn Trãi cải trang thành một chàng thư sinh để che mắt giặc Minh.

Như chúng ta đã biết, Trần Nguyên Hãn là người ở xã Sơn Đông, nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc dòng tộc con cháu nhà hậu Trần. Vì nhà Trần mất, ông bất mãn với việc giặc minh xâm lược đã đàn áp và bóc lột nhân dân ta tàn bạo nên đã nuôi chí quyết chống giặc cứu nước. Biết Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đất Lam Sơn chống lại giặc Minh nên ông đã cùng Nguyễn Trãi từ Đông Quan vào Lam Sơn tìm minh chủ và gia nhập nghĩa quân.

Vậy, Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đã gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trong thời gian nào?

Có tài liệu cho rằng Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn gia nhập nghĩa quân Lam Sơn vào năm 1420, cũng có tài liệu lại nói là năm 1423.

Sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án chép rằng Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đến gặp Lê Lợi hai lần. Lần thứ nhất hai ông đến rồi bỏ về khi thấy Lê Lợi ngồi trong góc cửa, quần vén lên tận đùi, một chân duỗi dọc, tay xách chiếc đùi lợn, tay kia cầm dao xẻo ăn một cách thô lậu. Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi thấy vậy đều thở dài và chê Lê Lợi là phường tầm thường, ham ăn ham uống nên sáng hôm sau cả hai đến cáo từ Lê Lợi, nói dối là xin phép về thăm quê rồi bỏ đi (Cũng có tài liệu cho rằng khi thấy Lê Lợi cầm cả cái đùi lợn xẻo ăn trong ngày giỗ nên hai ông định bỏ về nhưng sau đó lại ở lại). Trên đường đi hai người ghé nghỉ quán trọ vì trời đã tối và nghe được lời bàn của hai tên lính Minh xem thiên văn đoán vận nước Nam thì nghe được một người nói: Vua nước Nam là một viên hổ tướng đa sát, mà việc ăn uống thì có phần sỗ sàng thô lậu. Nghe vậy Trần Nguyên Hãn giật mình, sáng mai bàn với Nguyễn Trãi và hai người trở lại đất Lam Sơn. Trên đường đi hai người thấy đâu cũng nghe người ta ca ngợi đức tính và lòng hào hiệp của Lê Lợi. Lần này, sau khi ở lại xem xét kỹ và để ý thấy Lê Lợi thường đêm khuya nghiền ngẫm binh thư, lương thực nhập xuất bất thường, binh khí thì thường xuyên rèn rũa bổ sung, lại thấy thường lúc nửa đêm về sáng là lúc Lê Lợi vắng nhà nên Nguyễn Trãi rắp tâm theo dõi thì bắt gặp Lê Lợi đang bàn việc quân ở Du Sơn (núi Dầu). Khi Nguyễn Trãi nghe Lê Lợi dự tính là sẽ khởi binh vào năm Hợi (1419) thì từ bên ngoài Nguyễn Trãi mới cất lời: Chúa công tính nhầm rồi! Nguyễn Trãi bước vào trình bày rõ lai lịch của mình và tính lại cho mọi người nghe rồi tất cả tôn Lê Lợi làm chủ tướng. Như vậy thì ta có thể tạm khẳng định là Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trước khi khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra chứ không phải đến năm 1420 hoặc 1423 như một số tài liệu đã nói. Đương nhiên nói như vậy không có nghĩa là Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trước sự kiện “Hội thề Lũng Nhai”.

          Sự kiện, khi Nguyễn Trãi vào gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và tìm minh chủ Lê Lợi nhưng chưa thực sự tin tưởng vào con người Lê Lợi có thể làm một lãnh tụ qua việc ông và Trần Nguyên Hãn thấy Lê Lợi một tay cầm dao, tay kia cầm chiếc đùi lợn, quần vén đến tận đùi, một chân duỗi dọc ngồi trong góc nhà xẻo ăn một cách thô lậu trong ngày giỗ nên hai ông đã lấy cớ để bỏ về. Trên đường về, tình cờ nghe được lời bàn tán của hai tên lính Minh trong quán trọ về Thiên văn và nói đến việc thời vận có nói rằng: Vua nước Nam là một viên hổ tướng đa sát, mà việc ăn uống thì có phần sỗ sàng thô lậu nên hai ông đã quay trở lại Lam Sơn. Tuy nhiên, lần này quay lại, Nguyễn Trãi đã để ý rất kỹ Lê Lợi và thường theo dõi hành tung của ông. Trong một lần theo dõi Lê Lợi thì ông đã bắt gặp Lê Lợi đang bàn việc quân ở Du sơn và lúc này Lê Lợi mới để ý đến Nguyễn Trãi. Từ khi Nguyễn Trãi nghe Lê Lợi bàn với các tướng sĩ là dự định sẽ khởi binh vào năm Hợi (1419) thì ông mới bắt đầu được tham dự bàn luận việc quân cơ. Đặc biệt, khi Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách thì ông mới được trọng dụng vì lúc này Lê Lợi mới biết đến tài năng của ông. Điều này chứng tỏ việc Lê Lợi biết đến Nguyễn Trãi và để ông tham dự việc quân cơ đã là lúc Lê Lợi sắp khởi binh chứ không phải Nguyễn Trãi được Lê Lợi biết đến và trọng dụng ông trước hoặc trong hội thề Lũng Nhai.

          Theo gia phả họ Đinh Liệt thì vào mùa Xuân năm 1423, trong khi Lê Lợi sai Phạm Văn Xảo đi tìm Nguyễn Trãi ở Đông Quan thì lúc này Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đã đi tìm đến với Lê Lợi rồi. Nguyễn Trãi lấy tên là Trần Văn và Trần Nguyên Hãn lấy tên là Trần Võ. Tuy nhiên thì ban đầu vì chưa rõ lai lịch nên Nguyễn Trãi chỉ được giao làm Ký lục quân lương, Trần Nguyên Hãn thì chở thuyền do phía Lam Sơn. Sau này, khi Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách thì Lê Lợi mới nhận ra tài năng và học vấn của hai ông và hai ông mới được trọng dụng.

          Như vậy thì có lẽ Nguyễn Trãi phải gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trước năm 1418 nhưng điều đó không có nghĩa là Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trước khi hội thề Lũng Nhai diễn ra và Nguyễn Trãi cũng có mặt trong hội thề Lũng Nhai.

          Một vấn đề nữa là: vì Nguyễn Trãi khi vào Lam Sơn gia nhập nghĩa quân đi cùng Trần Nguyên Hãn thì lẽ nào Nguyễn Trãi có mặt trong hội thề Lũng Nhai mà Trần Nguyên Hãn lại không có mặt trong hội thề?

          Như chúng ta đã biết thì đa số các tướng sĩ ban đầu của nghĩa quân Lam Sơn là những người họ hàng thân thích cũng như bạn bè thân hữu xa gần của Lê Lợi nên ta có thể khẳng định cái tên Nguyễn Tiến phải là một trong số những người bà con thân thích hoặc bạn bè quanh vùng của Lê Lợi chứ không thể là một người xa lạ được.

         Theo sách Lam Sơn thực lục của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2006 thì đã có sự nhầm lẫn giữa chữ Trãi và chữ Tiến của dịch giả trong khi dịch Lam Sơn thực lục.

          Cũng theo sách này thì Nguyễn Tiến người lộ Khả Lam (nơi đây có lẽ thuộc vùng đất thượng du của tỉnh Thanh Hoá ngày nay). Tuy nhiên, về thân thế, sự nghiệp cụ thể hơn về Nguyễn Tiến thì cho đến nay vẫn chưa tìm thấy được tài liệu nào.

          Điều này tôi cho là phù hợp bởi lý do: lực lượng ban đầu của nghĩa quân Lam Sơn là rất ít và lực lượng này là bạn bè thân hữu và người trong gia tộc hoặc những người Lê Lợi đã quen biết từ trước. Vì ban đầu để chuẩn bị cho việc khởi nghĩa chống giặc Lê Lợi chưa thể phát động hưởng ứng rộng rãi trong toàn dân mà vẫn còn trong bí mật xây dựng lực lượng. Chỉ đến khi lực lượng của nghĩa quân đủ đáp ứng được cho việc khởi binh thì mới có thể công bố rộng rãi được.

Như vậy ở đây có thể trong khi dịch Lam Sơn thực lục đã xảy ra sự nhầm lẫn trong khi dịch là rất lớn. Bởi trong chữ Hán thì chữ Trãi và chữ Tiến có thể nói là gần giống nhau.

          Trên đây là một số lời dẫn và ý kiến của cá nhân tôi về việc Nguyễn Trãi có mặt trong hội thề Lũng Nhai hay không. Rất mong được sự quan tâm bàn luận, góp ý và đánh giá của độc giả, các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu…về vấn đề này.

montaukmosquito nói:

Tháng Hai 21, 2022 lúc 10:07 chiều

Chắc là có. Đã ghi rõ trong tài liệu Đảng “Nguyễn Ái Quốc & tôi”, tôi hổng phải là Hán gian vv … vv …

Trả lời

MinhThuong.VũngLiêm nói:

Tháng Hai 22, 2022 lúc 3:06 sáng

● Theo sách Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn toàn Tập thì :

* Trong 18 vị cùng THÍCH MÁU ĂN THỀ chỉ toàn là người thân và quen biết lâu năm với Lê Lợi cả ! Chiếm đại đa số là bà con và mang họ Lê cả ! Trong 18 vị này không có vị nào có tên là Nguyễn Tiến cả ! Và suốt thời gian chiến đấu cho đến ngày luận bàn công trạng và khắc biển ghi danh các đại công thần thì cũng không hề có tên vị nào là Nguyễn Tiến cả ! Tất cả những người tham gia ăn thề điều được ghi danh cả ! Vì hơn nửa thế kỷ rồi nên tôi không nhớ đủ hết 18 vị này nhưng ở quyển sách Đại Việt Thông Sử có ghi lại đầy đủ ở 2 phần khác nhau . Nếu tôi không nhầm thì trong 18 vị này chỉ có duy nhất là vị Nguyễn Xí là họ Nguyễn mà thôi ! Vị này nổi tiếng là huấn luyện chó săn nên Lê Lợi cho ông làm thủ lĩnh trại huấn luyện đội quân Chó .

* Nguyễn Trăi và Trần Nguyên Hãn không có trong 18 vị Thích Máu Ăn Thề này ! Hai người đến sau khi mà danh tiếng của Lê Lợi đã vang xa khắp nơi rồi ! Đúng là hai vị này đến gặp Lê Lợi lần thứ nhất thì chê Lê Lợi là người THÔ LỖ không có tính cách của một bậc quân vương nên cáo từ gần 2 năm sau mới quay lại và mới xin gia nhập nghĩa Quân

* Trần Nguyên Hãn có câu nhận xét về Lê Lợi như sau : Người mà có mắt Diều Hâu . Mép Quą . Cổ rắn v v Là những người chỉ có thể chia sẻ và sống chung trong lúc hoạn nạn mà thôi chứ khó mà sống chung cùng hưởng trong thái bình được v v và thường khuyên Nguyễn Trãi nên cẩn trọng kẻo mang hoạ sát thân v v Chính vì thế sau khi giành được độc lập ông xin Điền Viên và được Lê Lợi cấp cho hưởng lộc hơn 2000 mẫu ruộng nhưng sau đó vu khống ông có âm mưu tạo phản và cho 40 lực sĩ xuống đóng gông ông để giải về kinh đô xét xử. Khi thuyền ra khơi bị làm chỉ còn duy nhất một tên lực sĩ chủ chốt về tâu lại v v Lê Lợi mới sai quân xuống bắt tất cả người nhà của ông và tịch thu toàn bộ gia sản của ông. Người nhà của ông đa phần bị thủ tiêu chỉ còn lại một số phụ nữ bị làm nô bộc và rồi cũng chết già chẳng khác gì bị Tru Di Cửu Tộc vậy !

Nên tìm quyển sách ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ THÌ SẼ BIẾT TÊN CỦA TẤT CẢ 18 VỊ ẤY !

Phú Tiên – TN : 22/02/2022

Trả lời

Đoàn Dựa nói:

Tháng Hai 22, 2022 lúc 5:15 sáng

Theo bản online của sách Đại Việt Thông Sử của dịch giả Lê Mạnh Liêu – Tủ sách cổ văn – Ủy ban dịch thuật Viện Sử Học – Hà Nội năm 1973 tại địa chỉ https://tailieumienphi.vn/doc/dai-viet-thong-su-ifuntq.html thì:

1) Trang 3/91: “Ngày Hoàng đế sanh, thì trong nhà có hào quang đỏ chiếu sáng rực, và mùi thơm ngào ngạt khắp làng. [tờ8b] Khi lớn tuổi, ngài thông minh dũng lược, độ lượng hơn người, vẻ người tươi đẹp hùng vĩ, mắt sáng mồm rộng; sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên; bả vai bên tả có 7 nốt ruồi, bước đi như rồng như hổ; tiếng nói vang vang như tiếng chuông. Các bậc thức giả biết ngay là một người phi thường.”

2) Trang 4/91: “Ngày mồng 2 là ngày Canh Thân, tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), nhằm niên hiệu Vĩnh Lạc triều Minh thứ 16, [tờ 11a] Hoàng đế dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, phong chức Đại Tướng và chức Thừa Tướng cho: Lê Khang, Lê Luân, Lê Sao, Lê Lễ, Lê Hiêu, Lê Nhữ Tri, Lê Cố, Trịnh Thác, Trịnh Hối, Lê Thỏ, lê Lý, Lê Xa Lôi, Lê Khắc Phục, Lê Định, Lê Lãng, Lê Vấn, Lê Cuống, Lê Chiêm, Lê Đệ, Lê Khiêm, Lê Trinh, Lưu Đàm, Lê Lâm, Lê Nghiệm, Lê Văn Giáo, Trần Đạt, Trần Khai, Lê Cảnh Thọ, Phạm Lung, Phạm Quì, Lê Sát, Trương Lôi, Trịnh Khả, Bùi Quốc Hưng, Lê Nỗ, Lê Liễu, Lê NhữLãm, Lê Khả Lãng, Vũ Oai, Trịnh Vô, Lưu Hoạn, Trần Hốt, Đỗ Bí, Nguyễn Trãi, Lê Văn Linh, Lê Thận và Lê Văn An, [tờ 11b] chia nhau đốc suất đội quân Thiết đột ra đối địch với quân Minh.”

Cụ đọc thông tin từ bản của dịch giả nào, xuất bản năm nào vậy ?

Nhiều khả năng là cụ đã nhầm vì sau này phần lớn các vị khai quốc công thần đều được ban quốc tính, đổi sang họ Lê, chứ nguyên gốc là 18 vị trên, đủ các dòng họ.

Trả lời

Đoàn Dựa nói:

Tháng Hai 22, 2022 lúc 5:34 sáng

và tôi cũng đếm nhầm: ở đoạn trích trên, lễ dựng cờ khởi nghĩa là vào năm 1418 và có tới 47 vị

MinhThuong.VũngLiêm nói:

Tháng Hai 22, 2022 lúc 2:27 chiều

● Tiên Sinh nói đi đâu vậy ? Ở bài viết và phản biện của tôi là cùng nói đến buổi lễ TRÍCH HUYẾT ĂN THỀ CỦA 18 vị ở tại địa điểm Lũng Nhai chứ đâu có bàn về buổi dựng cờ khởi nghĩa đâu nè ? Vậy mà Tiên Sinh lại nêu ra những vị lãnh đạo khung của nghĩa nghĩa quân trong ngày chính thức dựng cờ khởi nghĩa. . ● Đây đâu có phải là buổi THÍCH HUYẾT ĂN THỀ (THỆ) Ở Lũng Nhai đâu ? Chắc Tiên Sinh cũng biết ngày dựng cờ khởi nghĩa này thì dưới trướng của Lê Lợi đã có hơn 2000 nhân mã rồi chứ ?

● Sau khi luận bàn Công trận thì có 98 vị được khắc vào biển Công Thần trong đó có 6 vị đã hy sinh. Những vị có trên trong biển Công Thần mà không phải là họ Lê thì mới được Lê Lợi ban cho họ Lê họ của vua . gồm : Đỗ Bí (đã chết cùng với Lê Triện khi 2 con voi của 2 ông bị sa lầy ở Tốt Động trong chiến dịch vây thành Đông Quan) thành Lê Bí. Trịnh Khả thành Lê Khả. Phạm Vấn thành Lê Vấn. Đinh LIỆT thành Lê LIỆT. Nguyễn Xí thành Lê Xí; Đinh Nỗ thành Lê Nỗ. Phạm Văn Xảo thành Lê Văn Xảo (là anh trai của bà thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần. Mẹ của vua Thái Tông) Đinh Lễ thành Lê Lễ v v Đây là những đại công thần được vua ban họ cho .

● Quyển sách này ghi chép từ thời ông nội của Lê Lợi quyết định dời nhà về khai hoang lập nghiệp (sau có tên là Đại Áng) đến thời Nguyễn Hoàng nhận lệnh vào trấn thủ 2 trấn Thuận – Quãng năm thứ 3 thì mới hết .

● Trong đó ghi chép đầy đủ họ tên quê quán của khoảng 20 vị đại công thần (kể đầy đủ từ khi gia nhập và từng trận đánh rất rõ ràng v v và có khi đến cả đời cháu nữa. Điển hình là vị tướng Lê Triện)

● Quyển sách này còn ghi chép về vị vua Trần Thái Tông Cảo. Hay các bà vợ của Lê Lợi và Lê Thái Tông v v

● Đặc biệt là ghi chép rất kỹ về cuộc chiến giữa nhà Lê và nhà Mạc

● Quyển sách này khoảng 546 trang chữ cỡ nhỏ vì lâu quá nên tôi không nhớ tên dịch giả v v

Phú Tiên – TN : 22/02/2022

Trả lời

MinhThuong.VũngLiêm nói:

Tháng Hai 22, 2022 lúc 2:41 chiều

Xin đính chính lại vị vua Trần Cảo mà tôi nhấn nhầm là Trần Thái Tông Cảo do cái đt cà tàng và mắt bị nhòe không trông thấy rõ v v xin thành thật xin lỗi quý vị nhé !

● Muốn viết thêm nhiều nhưng mắt không cho phép hẹn dịp khác vậy.

Phú Tiên – TN : 22/02/2022

Trả lời

Đoàn Dựa nói:

Tháng Hai 23, 2022 lúc 4:04 sáng

1) Sách Đại Việt Thông Sử ghi “ngài thông minh dũng lược, độ lượng hơn người, vẻ người tươi đẹp hùng vĩ, mắt sáng mồm rộng; sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên; bả vai bên tả có 7 nốt ruồi, bước đi như rồng như hổ;” có thể kiểm chứng qua nguồn online phía trên quá dễ dàng. Còn việc Trần Nguyên Hãn nhận định “Người mà có mắt Diều Hâu. Mép Quą. Cổ rắn” thì chả có nguồn nào để kiểm chứng hết.

2) Như đã nói tôi cũng nhầm. Nhưng một lần nữa thông tin mà tiên sinh đưa ra là dựa vào một cuốn thiên thư từ thưở nào đó bìa long chữ mờ, không rõ nhà xuất bản lẫn dịch giả nên không thể kiểm chứng thông tin. Cổ nhân đã dạy: Nói có sách, mách có chứng, tiên sinh ạ.

Trả lời

MinhThuong.VũngLiêm nói:

Tháng Hai 23, 2022 lúc 7:09 sáng

● Về việc mô tả về hình dáng và những đặc điểm v v của Lê Lợi thì đã có quá đầy đủ ở các quyển sách ls hay những bài văn viết vêl ls (theo thể truyện) có đầy ở chương trình học phổ thông rồi ạ !

● Còn về quyển sách tôi nói là quyển ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ Lê Quý Đôn toàn tập. Do Lê Quý Đôn biên soạn về từ thời kỳ đầu của Lê Lợi và kết thúc vào thời điểm chúa Nguyễn Hoàng vâng lệnh triều đình vào cai quản 2 trấn Thuận – Quãng đến năm thứ 3 .

● Sở dĩ nó có tên toàn tập là vì quyển sách này được là có đầy đủ các tập của toàn bộ của bộ sử mà Lê Quý Đôn soạn Viết về Triều đại nhà hậu Lê

● Nếu như Tiên Sinh chưa tìm được là vì quyển sách này quá dài cho nên khó được lưu ở dạng sách điện tử được nếu có thì họ chỉ trích dẫn từng TẬP riêng rẻ mà thôi ! Chỉ có ở những thư viện sách lớn mai ra còn lưu giữ lại vv

● Tôi nhắc đến quyển sách này nếu có ai có điều kiện tìm ở các thư viện hoặc những ai còn lưu giữ để họ cùng góp sức làm rõ vẩn đề mà bài viết đã nêu ra . Nhằm giúp cho mọi người đọc biết rõ sự thật chứ nó chẳng có ích lợi gì cho tôi cả !

Phú Tiên – TN 23/02/2022

Trả lời

Lại Việt nói:

Tháng Hai 27, 2022 lúc 7:01 sáng

Hề… hề…, lại thưa chuyện với hai cụ Minh Thương và Đoàn Dựa, do mấy ngày nay tôi bị lôi cuốn vào việc Nga xâm chiếm Ukrane (mà đã mạn phép thưa cùng hai cụ rồi), nên, bây giờ mới quay lại hầu chuyện hai cụ về lịch sử nước nhà, thành thật xin hai cụ xá tội ạ?!?!:

1. Thứ nhất, TÔI lại cho rằng cái đám sử gia ở TK 18 và 19 đều là lũ bịa đặt, tâm linh hóa các sự kiện vớ vẩn để nhằm bào chữa cho một sự việc nào đó:

a. Lê Thái tông (Lê Nguyên Long) được Thái tổ Lê Lợi truyền ngôi chỉ vì thân mẫu của mình là Phạm Thị Ngọc Trần hiện lên trong giấc mơ của Lê Lợi đòi quyền lợi cho con.

b. Bịa đặt về chuyện lấy mỡ viết thành “LÊ LỢI VI QUÂN, NGUYỄN TRÃI VI THẦN” trên mọi lá cây rừng để hiệu triệu toàn dân tham gia khởi nghĩa chống xâm lược, nâng cấp Nguyễn Trãi là ANH HÙNG VĂN HÓA của người Việt

2. Thực ra, Nguyễn Trãi chỉ là BỀ TÔI CỦA 4 DÒNG VUA mà thôi. Rất mong 2 cụ ngẫm nghĩ thêm nhé!?

Trả lời

MinhThuong.VũngLiêm nói:

Tháng Hai 27, 2022 lúc 2:11 chiều

● Dạ xin thưa với Tiên Sinh Những gì tôi nói là từ quyển sách ( hay đúng hơn là bộ sách sử do nhà bác học Lê Quý Đôn soạn đấy ạ .) Mà Lê Quý Đôn thì không có sống ở 2 thế kỷ thứ 18 và 19 đâu ạ . Còn người dịch thì tôi không nhớ là vị nào vì khi ấy tôi ít quan tâm đến chuyện này mà chỉ chú trọng vào tác giả mà thôi !

Tên của bộ sử này là ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ -LÊ QUÝ ĐÔN TOÀN TẬP ( như vậy có nghĩa là quyển sách của tôi nói là được dịch lại đầy đủ tất cả các tập của bộ sử này đấy )

Đoàn Tiên Sinh đã tìm thấy ở trên mạng tên của bộ sử này rồi nhưng không biết nội dung có đầy đủ hay không hay bị chia ra làm nhiều tập hoặc là chỉ sơ lược mà thôi ( điều này ít có xảy ra vì đây là sách ls )

● Tôi xin cam đoan chắc chắn 100% là Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn không có trong 18 vị CẮT MÁU ĂN THỀ (THÍCH HUYẾT ĂN THỆ) lần đầu tiên ở HỘI THỀ LŨNG NHAI và cũng không có vị nào tên là Nguyễn Tiến cả ! Nay tôi chỉ còn nhớ được các vị như sau ngoài Lê Lợi ra thì có Lê Thận (người đánh cá nhặt được thanh guom) Lê Nhân Chú. Lê Niệm, Lê Lễ,  Lê Văn An,  Lê văn Linh,  Lê Nổ,  Lê Thạch Lỗi, NguyễnXí,  Lê Hiu, Lê Lăng. Tôi chỉ còn nhớ có bấy nhiêu đó còn số còn lại thì tôi không đảm bảo là chính xác được 

          Nguyên Trãi là quan văn nên không có được khắc tên trên biển đại công thần gồm 98 vị ngoài các vị đã chết thì Lê Sát là lớn hơn hết được phong làm đại tư đồ (còn về cái gì là quốc công thì tôi không còn nhớ)

● Nếu các vị nào tìm được thì bổ sung thêm

● Trong quyển sách này cũng có nói rõ là vị Thái tử Lê Nguyên Long lúc ấy bị bệnh điên và đã giết chết một bà thiếp của vua Lê Lợi ban cho để chăm sóc thế tử . Bệnh của vị thái tử này dù chạy chữa nhiều nơi và nhiều thầy thuốc mà không hề thuyên giảm nên có một buổi sáng lâm triều vua Lê Lợi mới đưa vấn đề muốn phế bỏ vị thái tử này mà lập người anh lên thay nhưng cả triều thần đa phần không tán thành và khuyên vua nên để thêm một thời gian nữa để xem bệnh của Thái tử có thuyên giảm hay không v v. (Vì ai cũng biết lời hứa của Lê Lợi trước khi bà Phạm Thị Ngọc Trần chịu hy sinh thân mình để làm vật hiến tế cho vị thần Vũ Hộ) Nhưng Lê Lợi kiên quyết là phế truất . Đến hết buổi sáng mà các vi đại thần điều không tán thành nên Lê Lợi bục tức bãi triều. Và mấy ngày sau đó cũng không thèm bàn đến việc này nữa Vì ông đã quyết định là phế truất thái tử rồi. Cho đến một hôm ông nằm ngủ trưa thì mơ thấy bà Ngọc Trần hiện về với vẻ mặt hết sức đau buồn và buông lời trách ông đã quên hết lời hứa năm xưa v v khi giật mình tỉnh giấc thì ngay buổi chiều hôm ấy ông chính thức lập lại vị thái tử Lê nguyên Long. Điều này có trong quyển sách mà tôi đã đọc vì đọc qua sách đã phiên dịch mà không xem được bản gốc thì tôi không biết độ chính xác là bao nhiêu !

Phú Tiên- TN : 27/02/2022

Trả lời

Lại Việt nói:

Tháng Hai 27, 2022 lúc 3:07 chiều

Vâng thưa cụ Minh Thương, các sử gia như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ…., rồi đến thế hệ sau là các vị trong Sử quán Quốc triều Nguyễn không hiểu thế nào mà trong khi TRƯỚC TÁC lại cố nhồi nhét vào đầu dân ta rằng: CHÚNG TA LÀ HÁN NHÂN, nên, mọi vấn đề xuyên tạc lịch sử thông qua huyền thoại hóa, mọi vấn đề xuyên tạc lịch sử bằng việc tạo dựng các đấng anh hùng và xuyên tạc tôn giáo thông qua việc biến Thượng Thiên Thánh Mẫu LIỄU HẠNH từ một VỊ THÁNH MẪU là tấm gương cho các bà mẹ: nuôi con khỏe, dạy con ngoan và lớn lên trở thành người có ích cho bản thân cho gia đình và cho xã hội thì lại trở thành VỊ THÁNH MẪU có quyền năng vô hạn (chỉ cần xin phúc từ MẪU bằng việc múa may quay cuồng – hầu đồng, thì sẽ được MẪU ban phúc….). Nên, tôi xin thành thật nói thẳng với cụ rằng: THÀNH TỰU SỬ HỌC Ở TK 18 & 19 CHỈ LÀ NGỤY SỬ, và tai hại hơn nữa, là CÁI TƯ DUY NGỤY SỬ đó lại trở thành CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU của các nhà sử học hiện nay!

 

Trả lời

Lại Việt nói:

Tháng Hai 28, 2022 lúc 2:31 chiều

Bổ sung: Thưa cụ Minh Thương, có lẽ có nhầm lẫn gì đó nên mong cụ đọc lại ạ vì ngay sau khi bao vây thành Đông Quan, Thái tổ Lê Lợi (lúc đó là Bình Định vương) đã phong cho con cả Lê Tư Tề, một anh hùng trẻ của khởi nghĩa Lam Sơn, làm Khai quận công, còn, con trai nhỏ lúc ấy chưa tròn 5 tuổi là Lê Nguyên Long làm Lương quận công. Sau này, ngày 7 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1429) thì Tư Tề được phong làm Quốc vương, còn Nguyên Long được phong làm Hoàng Thái tử.

1. Tư Tề chưa bao giờ làm Thái tử cả, ông từ Tư đồ, Hữu tướng quốc Khai quận công được phong thẳng lên Quốc vương. Ông cũng là nhân vật bị xuyên tạc nhiều nhất bởi các sử gia ở tk 18 & 19, nào là “điên khùng, giết cả người phi….” nào là ” Thái tổ thấy phẫn nộ nên vời Lê Khôi vào cung để bàn chuyện phế truất ngôi Thái tử….” (hê…. hê… xin nhắc lại, Tư Tề chưa bao giờ ở ngôi Thái tử cả!).

2. LAM SƠN THỰC LỤC của Nguyễn Trãi là tập sử liệu quan trọng nhất về phong trào Lam Sơn, tiếc thay, nó bị TRÙNG SAN và bị NHUẬN SẮC quá nhiều. Lẽ ra, con cháu ngày nay sẽ biết tên họ đầy đủ các vị tham gia HỘI THỀ, nhưng, cả ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ cả LAM SƠN THỰC LỤC đều bị sử gia đời sau xuyên tạc có chủ ý. Nhưng, tôi cũng rất tán thành ý kiến của cụ, Nguyễn Trãi không có mặt trong HỘI THỀ đó đâu.

NGUỒN BÀI ĐĂNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét