XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2022

Nghịch lý thế kỷ XX



        - Tên sách: Nghịch lý thế kỷ XX

                          Hay là Những bí ẩn về vật thể bay lạ - UFO   

        - Tác giả: B. Surinop

        - Người dịch: Phicôngtiêmkích (Nguyễn Công Huy)

        - NXB: Nhà xuất bản Lao Động

        - Số hóa: Giangtvx

 

        MỤC LỤC

        Chương I: Những vật thể bay vô định  

        Chương II: Những nhân chứng  

        Chương III: Phương pháp “khoa học” trong hành động  

        Chương IV: Những người ngoài hành tỉnh  

        Chương V: Tỉa sáng bí hiểm  

        Chương VI: “Đĩa bay” - văn bản trí tuệ  

        Phẩn kết

        Báo “Sự thật Matxcơva” ra ngày 15 tháng 11 năm 1979 có đăng tải một bài mang dòng tít nhỏ với tiêu đề “Sự cố ở Valêvôt”: Một chiếc máy bay dân dụng của Italia chở 119 hành khách đã phải hạ cánh bắt buộc xuống Valenxi. Theo nguồn tin của hãng Roitơ thì phi công của máy bay này đã thông báo rằng “nguyên nhân của việc hạ cánh bắt buộc là do sự xuất hiện của vật thể bay lạ” (UFO). Viên phi công kể: UFO đã phát ra hai luồng ánh sáng chói màu đỏ, bám theo máy bay trong vòng 15 phút. Cố gắng để thoát khỏi những luồng sáng ấy, phi công đã tiến hành giảm độ cao, nhưng UFO “vẫn tiếp tục treo ở trên đuôi máy bay”. Trong tất cả những trường hợp như vậy, độ tin cậy vào những lời kể của phi công hầu như rất khó khăn, không xác định được, vì theo như hãng Roitơ: sau khi nhận được tin báo, các máy bay tiêm kích của lực lượng không quân Italia đã xuất kích, còn UFO thì biến mất không để lại dấu vết (Bảo “Sự thật Matxcơva” - TASS).

        Đĩa bay, những vật thể bay lạ (UFO)... Bất kể ai trong số chúng ta cũng có thể đặt ra câu hỏi: thực sự có UFO không, hay chẳng qua chỉ là do mấy tay nhà báo rỗi hơi nặn chuyện ra, như những kẻ thăm dò mỏ vàng mà thôi.

        Những ai trong số chúng ta tự giải đáp được câu hỏi ấy, và có những ai đã thử tìm lời giải đáp về những sự việc ấy?

        Than ôi! Chỉ được một vài! Cuộc sống không cho chúng ta có nhiều thời gian rảnh rỗi dể chúng ta tập trung vào bản chất của những vấn đề mà dễ bị coi là trò đùa cợt. Và khi đó chúng ta chờ đợi câu trả lời từ phía những nhà bác học. Chúng ta tin tưởng ở họ, bởi vì ngoài những nhà bác học với những kiến thức siêu việt ra thì ai còn có thể trả lời cặn kẽ hơn họ về những câu hỏi này được. Chúng ta làm sao lại không tin tưởng được khi những giải đáp của những nhà bác học công bố rất rõ ràng từng vụ việc một? Nhưng rồi có lần, có một tin được đăng tải vô tinh về một sự quan sát mới về UFO đã đi ngược lại những quan điểm chính thống của các nhà bác học, làm cho họ phải thận trọng xem xét lại những vấn đề chừng như đã được phán quyết, và để lại trong họ mầm mống của sự hoài nghi. Những mầm mống ấy ngày càng lớn dần, không cho họ yên ổn. Cuối cùng, họ bắt buộc phải tự phân tích, đọc lại thường xuyên những tài liệu, những bản báo cáo về sự điều tra, quan sát, những xác nhận đứt đoạn trong toàn bộ quá trình ấy. Để khôi phục lại sự thực thì không được khống chế những ý kiến tranh luận, còn tự bản thân mình thì cần kiểm tra những chứng cử và những tư liệu, tự phân tích xem có hay không có lời khai của nhân chứng và có hay không có độ tin cậy của lượng thông tin này.

        Và vậy là đã có một cách xem xét dường như là duy nhất trên thế giới về cách trả lời chính thức bằng nghiên cứu khoa học về UFO được tiến hành ở Mỹ, dưới sự lãnh đạo của nhà bác học nổi tiếng Kônđôn, nhưng rồi mọi chuyện cũng lại dẫn vào ngõ cụt vì không tìm được ý kiến đồng nhất. Kết quả của sự nghiền cứu ấy đã giúp chúng ta rút ra những nhận xét như sau:

        1. Những nhà bác học của chúng ta trích dẫn báo cáo với sự phản bác UFO. Bản thân bản báo cáo không tính đến và không sử dụng đến những vấn đề thuộc về bản chất của UFO.

        2. Họ có đọc, nhưng vốn hiểu biết về tiếng Anh của họ ít ỏi, không cho phép họ hiểu đúng những gì đã được trình bày bằng văn bản.

        3. Họ đọc và hiểu quá rõ, nhưng dường như bằng niềm tin vào những quan điểm khoa học của mình, họ đã lờ đi “những kết quả bất lợi” của việc nghiên cứu và việc nêu bật những sự kiện thích hợp.

        Những điều nêu ra trên đây có thể cắt nghĩa được quan điểm mà các nhà bác học của chúng ta vẫn giữ và trích dẫn báo cáo đặc biệt duy nhất trên thế giới cho Hội đồng của Kônđôn. Nhưng giải thích thế nào về quan điểm đối địch dữ dội UFO ở Mỹ? Họ không có vấn đề ngôn ngữ... Ở đây, chừng như, chúng ta áp dụng điều kết luận thứ ba, hoặc là... chúng ta tìm kiếm cái “hoặc là” này trong thực tế và trong các văn bản. Và thực tế khắc nghiệt là bắt dầu từ năm 1947 về chương trình UFO đã có hình thành một nhóm trung tâm “bác học” nổi tiếng - trung tâm điều hành trinh sát, nghiên cứu mà vai trò của nó trong việc giữ kín chương trình được mô tả khá rõ nét trong một loạt sách báo. Những dĩa bay, những vật thể bay lạ... Điều được nhắc đến thường xuyên trong chương trình là “hiện tượng kỳ lạ của UFO”. Nhưng bản thân từ “hiện tượng kỳ lạ” lại gợi cho mọi người liên tưởng đến mọi hiện tượng của thiên nhiên và dẫn dắt họ theo hướng không tìm kiếm bản chất nữa. Nhiệm vụ nhận thức luận là ở chỗ từ vẻ bề ngoài xác định được bản chất, chứ không phải từ vẻ bề ngoài phóng tác ra cái bản chất mình cần, bỏ qua mọi điểu bất tiện, ảnh hưởng đến sự dẫn dắt tương tự. Thật đáng tiếc là sự việc lại xảy ra đúng như vậy.

        Ví dụ rõ ràng như mọi người kể về sự xuất hiện của vật thể giống như điểu xì gà ngay trước mắt họ, nó bay qua một đoạn ngắn, dừng lại, quay theo trục một hướng 90 độ rồi biến mất. Thế là mọi người được giải thích rằng: đó là vệ tinh nhân tạo vừa được phóng lên. Hoặc là, mọi người nói ràng họ đã thấy một vật thể giông như con sứa, thay đổi được quỹ đạo bay và vị trí bay rất tuỳ tiện thì lại được nghe câu trả lời là đấy chẳng qua chỉ là sự phát quang mà thôi! Thật giản đơn theo tính chất khoa học vào thời gian đó. Hoặc, mọi người phát hiện thấy các vật thể tự do, bay ở độ cao khoảng 60m. Bất ngờ có một vật thể như đo đạc (trong không trung!) tựa hồ lưỡng lự không biết nên quay đi đâu, rồi liền vòng phải với góc mà các khí tài mặt đất không thể nào thực hiện nổi, bay qua ngay đầu chiếc taxi - chiếc xe rung lên và khựng lại. Tất cả những điều đó diễn ra trong sự im lặng đến tuyệt đối. Cần phải được giải thích trên báo chí. Và họ nhận được câu trả lời: vấn đề các bạn phản ảnh dã được chuyển đến trạm khí tượng thuỷ văn rồi! Xin cám ơn vì đã không chuyển đến bệnh viện tâm thần!

        Tuy nhiên, liệu có sự khác biệt này nọ của các cơ quan không nghiên cứu những vật thể bay không xác định được hay không. Những nhân vật - những con người như chúng tôi và các anh ấy. Ngày nay, sự kém cỏi về khoa học hiện đại đã làm cho những hiểu biết của chúng ta còn hạn hẹp. Cứ sẵn sàng đi, ngày mai rồi sẽ đến lượt các anh. Việc xem xét theo rất nhiều tài liệu lịch sử và những phản đoán của ngành khảo cổ thì nhiều vẩn đề luôn tồn tại và được thuyết trình tuỳ theo mức độ quan niệm, tri thức được tích luỹ từng thời đại.

        Cùng với sự phát triển của khoa học, đã đến lúc phải liền hệ đến các hiện tượng của thời tiết. Đấy, con người đã chế tạo ra máy bay và khai thác nó bất chấp một số nhà bác học cho rằng máy bay chỉ là thứ dồ chơi không có tiền đồ; con người đã sử dụng năng lượng nguyên tử bất chấp một sô nhà bác học đa nghi, cho rằng điều ấy không thể có được trong một thời gian ngắn; con người đã bay vào vũ trụ bất chấp một số nhà bác học khẳng khái tuyên bố ngay trước khi phóng vệ tinh nhân tạo là khả năng bay vào vũ trụ là không thể nào có được.

        Rốt cục thì thời gian cho thấy những nghịch lý vẫn tồn tại một cách hiển nhiên, có nghĩa là toàn bộ vị trí ổn định của khoa học, được xem như thống soái ban đầu của nhận thức, không cắt nghĩa được những sự kiện thực tế về những vật thể bay không xác định được. Nghịch lý tồn tại chỉ cho thấy sự việc ấy xảy ra không chỉ một lần trong lịch sử khoa học và kỹ thuật, như là vật chướng ngại trên con đường nhận thức, vì nếu cho phép chỉ có quan tâm và giải thích những sự kiện thực tế không chấp nhận sự thắng thế của nghịch lý, thì những tiến bộ của nhận thức chừng như không thể có.

        Vấn đề UFO đòi hỏi sắp xếp lại những ý nghĩ những hiểu biết của chúng ta. Thói quen sắp đặt của chúng ta là ở chỗ - con người là nhà nghiên cứu, có nghĩa là chủ thể của việc nghiên cứu. Và bất ngờ, toàn bộ những sự kiện lại chứng minh về một điều rằng sau này chủ thể của việc nghiên cứu có thể đồng thời trở thành khách thể nghiền cứu từ một phía chủ thể to lớn hơn. Thế giới vật chất giữ kín khá nhiều điều bí ẩn phức tạp, nổi trên bề mặt dạng như những điều nghịch lý. Thế nào là điều nghịch lý? - Đấy là kiến giải độc đáo, đưa ra rất ít khi được thừa nhận, đấy là kết quả bất ngờ chẳng phù hợp với khái niệm thông thường. Sự xuất hiện nghịch lý chứng minh về tính khách quan của những tình huống đối lập phức tạp, mà ở đó sự lợi thế của nghịch lý không đưa ra một câu trả lời nào cụ thể trước những câu hỏi đặt ra. Sẽ diễn giải thế nào trong trường hợp những vật thể bay không xác định được? Chúng vẫn tồn tại ở chỗ không được xác định mặc cho mọi toan tính muốn đồng nhất chúng với những hiện tượng kỳ lạ của thiển nhiên, bởi để trình bày “những ý tưởng điên rồ” không cho phép sự thụ động của tư duy.

        UFO - đấy là nghịch lý! - Nghịch lý của thế kỷ XX!

CHƯƠNG I

NHỮNG VẬT THỂ BAY VÔ ĐỊNH NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 1947

        Việc bàn luận và nghiên cứu một cách rộng rãi vấn đề UFO được bắt đầu tiến hành từ ngày 24 tháng 6 năm 1947. Trong ngày ấy, một nhà công nghệ người Mỹ tên là Kennhet Arnôn đã bay trên một loại máy bay nhỏ theo hướng về Iakima (bang Oasinhtơn, Mỹ). Trên đường đi, tiện thể ông dự định bay qua khu vực vùng núi nơi mà chiếc máy bay VMX bị tai nạn. Khoảng gần 3 giờ chiều, khi đang bay trên khu vực máy bay bị nạn, Kennhet Arnôn phát hiện thấy trong không trung 9 vật thể hình đĩa sáng chói, bay với tốc độ lớn. Các vật thể ấy có kích thước tương tự như kích thước của loại máy bay 4 động cơ C-54, bay theo hai đường bay song song: 5 vật thể bay ở đường thứ nhất và 4 vật thể bay ở đường thứ hai. Theo sự đánh giá của Kennhet Arnôn thì tốc độ của các vật thể đó xấp xỉ khoảng 2700 km/h, mặc dù vào thời ấy “ngưỡng âm thanh” (tốc độ vượt tiếng động) chưa đạt được 1200 km/h. Nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất lại là: các vật thể ấy không những có tốc độ lớn, mà còn có thể bay nhảy cóc như những viên đá ném thia lia trên mặt nước nữa. Sáng ngày hôm sau, sự kiện ấy đã được đăng tải trên báo với tiêu đề “những chiếc đĩa bay!”. Cùng ngày hôm đó, khi báo chí và đài phát thanh còn chưa kịp thông báo cho toàn thế giới biết về chuyện lạ lùng mà Kennhet Arnôn đã quan sát được thì nhà địa chất Phret Giônxơn - người từng ở suốt ngày trên dãy Caxcat của Ôrêgôn cũng kể về việc ông ta nhìn thấy trên trời có 5 -6 chiếc đĩa có đường kính khoảng 30 phit (mỗi phit bằng 30,48 cm). Giônxơn quan sát những vật thể đó bằng kính thiên văn và thấy rằng những kim đồng hồ đặc chủng quay loạn xạ khi những vật thể kia xuất hiện. Sau khi công bố sự kiện mà Kennhet Arnôn đã thấy thì mới vỡ lẽ ra rằng còn có nhiều thành phần khác nữa như các phi công, trắc thủ rađar và các chuyên gia khác cũng đều thấy những vật thể này trên không trung.

        SỰ KIỆN GẦY ẤN TƯỢNG KHÔNG CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.

        Đĩa bay! Sự kiện gây ấn tượng! Nhưng không phải cho tất cả mọi người. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai - Ngày 29 tháng 8 năm 1942: Côlumbus (bang Mixixipi, Mỹ), trắc thủ trên đài quan sát của căn cứ không quân, đã quan sát thấy chuyến bay của hai vật thể tròn đỏ treo trên cánh đồng một thời gian. Ngày 25 tháng 2 năm 1942 có 1430 quả đạn pháo cao xạ được bắn lên bầu trời Lôt Angiơlet. Mục tiêu: những máy bay vô định, chẳng những chúng có khả năng “bay rất chậm” mà còn không hề bị thương tổn ngay trước mũi pháo cao xạ. Tổng thống Mỹ đã nhận được bị vong lục với nội dung như sau:

        “Ngày 26 tháng 2 năm 1942,

        Bị vong lục gửi ngài Tổng thông

        Những tin tức dưới dây chúng tôi đã nhận được từ Bộ Tham mưu về việc báo động phòng không sáng ngày hôm qua tại Lôt

        Angiơlet. Theo những thông tin có được trong thời điểm ấy thì:

        1. Không có máy bay nào thuộc lực lượng không quân hoặc hải quân trên bầu trời Lôt Angiơlet trong khoảng thời gian từ 3 giờ 12 phút đến 4 giờ 15 phút.

        Các khẩu đội của lữ đoàn cao xạ 37 CA đã bắn 1430 quá đạn.

        2. Trong thời gian ấy có khoảng 15 máy bay, bay theo đường bay cố định với mọi tốc độ - từ “cực chậm” cho đến 360 km/h, ở độ cao từ 9000 đến 18000 phit.

        3. Không oanh tạc một quả bom nào.

        4. Quân đội ta không có tổn thất.

        5. Không chiếc máy bay nào bị rơi.

        6. Không có một chiếc máy bay nào thuộc lực lượng không quân và hải quân xuất kích cả.

        Cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành. Có thể cho rằng những máy bay vô định kia thuộc về lực lượng không quân thương mại được kẻ địch sử dụng để quấy rối các phân đội phòng không, chụp ảnh vị trí các khẩu đội và do thám ngành công nghiệp, nhờ vào sự ngụy trang ánh sáng. Kết luận này được khẳng định bằng các loại tốc độ khác nhau của các máy ảnh và sự không xuất hiện của một quả bom nào từ các máy bay đó."

Ký tên: Macsan                          [/i]

(Công bố ngày 4 tháng 9 năm 1974)          

        Những thông báo về những vật thể vô định thường xuyên xảy ra. Tình báo Mỹ nhanh chóng phân tích các tình huống và hiểu rằng chẳng hề có lực lượng không quân thương mại nào hết, nhưng xét theo bối cảnh quân sự đã đi đến kết luận: đó là sự xuất hiện một loại vũ khí tuyệt mật của Đức, rồi được mô tả rành rọt trên tờ “Thời báo Niu Óoc” ngày 14 tháng 12 năm 1944 với tiêu đề “Quả cầu bay bí ẩn - loại vũ khí phòng không mới của bọn Quốc xã”.

        “Bộ Tổng tham mưu. Các lực lương liên quân. Ngày 13 tháng 12. Ngày hôm nay đã có thông báo về sự xuất hiện loại vũ khí mới của Đức ở Phương diện quân không quân phía Tây. Các phi công thuộc lực lượng không quân đã báo cáo về việc bắt gặp các vật thể hình cầu trắng bạc trên lãnh thổ nước Đức. Các khối cầu ấy bay đơn lẻ hoặc bay theo từng nhóm. Thi thoảng chúng gần như trong suốt.

        Bộ Tổng tham mưu. 13 tháng 12 (Roitơ). Người Đức đã sản xuất được loại vũ khí “bí mật”. Khả năng chúng là vũ khí phòng không và trông giống như quả cầu bằng kính khổng lồ treo trên các cây thông ngày Nôen. Không hề có tin tức gì về việc những quả cầu ấy được treo như thế nào như những ngôi sao trong không trung và để làm gì.”

        Có thể kết luận rằng, những quả cầu ấy được điều khiển ở một khoảng cách nào đó và đây cũng là những vấn đề cần nghiên cứu tham khảo.

        Vào tháng 7 năm 1944 ở Brext (Pháp) - hai quân nhân của trung đoàn bộ binh 175 thuộc sư đoàn bộ binh 29 phát hiện thấy một vật thể hình khối rất lớn không có dấu hiệu động cơ, bay chậm chạp trên phòng tuyến mặt trận, hướng ra phía biển. Sự việc ấy xảy ra vào ban đêm và vật thể bay vào thời điểm trăng đã tà.

        Ngày 10 tháng 8 năm 1944, thành viên trong kíp bay của máy bay ném bom đang bay trên hành trình giữa Xâylon và Palemban đã phát hiện thấy một vật thể vô định cơ động. Vào tháng 10 năm 1944, trên vùng Đông Nam lãnh thổ Hà Lan, sĩ quan pháo binh và các binh lính của ông ta đã thấy một vật thể sáng chói di chuyển trên bầu trời, lượn một vòng cung 90 độ trong thời gian 45 phút, về phía mình, người Đức cũng công bố là kẻ địch đã sáng chế ra một loại vũ khí mới. Họ nhận thấy những vật thể hình điếu xì gà dài hàng trăm mét ấy đã mất hút với tốc độ vượt tiếng động, còn khi họ phóng thử nghiệm những quả Phau-2 đầu tiên thì thấy xuất hiện những chiếc đĩa bay lạ lùng.

        Ngày 2 tháng 1 năm 1945, tờ “Thời báo Niu Óoc” đăng tải những thông báo của hãng AP của Pháp về sự xuất hiện những vật thể bay vô định ở thời gian gần đây. Theo lời kể của trung uý Đô nan Mâye thì máy bay của anh ta đã hai lần bị loại thiết bị bay lạ rượt đuổi. Vào năm 1946, những vật thể bay vô định đã được quan sát thấy trên lãnh thổ Bắc Âu, trên các căn cứ của Mỹ ở Oac Ridgiơ và Khenphord, trên trường bắn Alamôgorđo. Những vật thể ấy đều xuất hiện khi phóng tên lửa. Tất cả những điều đó đã làm cho các quan chức lãnh đạo không quân Mỹ lo lắng.

        SỰ NGHIÊN CỨU “KHOA HỌC”

        Vào năm 1947, các quan chức lãnh đạo không quân hối thúc vị đứng đầu việc điều hành cung ứng thiết bị kỹ thuật cho không quân - trung tướng Natan Ph. Tuainhing phải cho chính kiến về vấn đề này. Ngày 23 tháng 9 năm 1947, Tuainhing đã trả lời bằng văn bản như sau:

        1. Theo yêu cầu, chúng tôi bày tỏ quan điểm về vấn đề liên quan đến cái gọi là “những đĩa bay”. Quan điểm này được xây dựng trong thời gian gặp gỡ, trao đổi với các đại diện của trường đại học kỹ thuật hàng không, ban trinh sát T-2, trưởng ngành bộ môn cơ giới và đại diện của Phòng thí nghiệm nghiên cứu máy bay, động cơ và cánh quạt của đơn vị T-3.

        2. Quan điểm như sau:

        a. Những hiện tượng đặc biệt được công bố đích thực không phải là kết quả của những ảo ảnh.

        b. Những vật thể tồn tại dưới hình dạng đĩa và kích thước của máy bay là do con người chế tạo ra.

        c. Có thể cho rằng, một số trường hợp quan sát được gợi đến như là những hiện tượng thiên nhiên, trong chừng mực, là khí tượng.

        d. Những đặc điểm được miêu tả như: cất cánh rất nhanh, có tính cơ động cao, biến mất khi có người quan sát, khi có sự cố gắng tiếp cận của các máy bay hoặc khi cắt qua sóng rađar - cho phép ta nghĩ rằng một vài vật thể được điều khiển bằng tay hoặc điều khiển tự động ở khoảng cách nào đó.

        e. Những đặc điểm thường quan sát được là:

        - Bề mặt được cấu tạo bằng kim loại hoặc bằng chất liệu có tính phản xạ kém.

        - Không để lại dấu vết trừ một vài trường hợp trùng lặp hãn hữu, có khả năng cơ động với sức mạnh siêu việt.

        - Hình dáng tròn hoặc dạng ê-lip, đáy phẳng, đỉnh kiểu vòm.

        - Cơ bản là không phát ra tiếng động, trong vài ba trường hợp có nghe thấy tiếng nổ trầm đục.

        - Một số thông báo về những chuyến bay theo kiểu hình học gồm từ 3 đến 9 vật thể.

        3. Khuyến cáo Bộ tham mưu không quần cần ra những chỉ thị về quyền ưu tiên, về chế độ bảo mật và mã số...

        4. Trong thời gian chờ đợi có lệnh đặc biệt, bộ phận điều hành cung ứng thiết bị kỹ thuật sẽ tiếp tục theo dõi...

N.Ph.Tuainhing, Trung tướng.”      

        Những khuyến cáo của Tuainhing đã được chuyển theo hồ sơ “Mật”, và ngày 30 tháng 12 năm 1947, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Đgiây Đ. Phorextôn đã ký sắc lệnh thành lập ban nghiên cứu vật thể bay vô định mang mật danh “Đề án dấu hiệu”. Công việc thật ngập ngụa. Qua một tháng, một nhóm đã tiến hành nghiên cứu nghiêm túc theo kiểu mạng vòng chiến thuật.

        Ngày mồng 7 tháng 1 năm 1948, vào khoảng 13 giờ 45 phút, trên bầu trời vùng Mêđicônvil (bang Kentucki) đã phát hiện thấy một vật thể hình tròn với đường kính gần 70m. Vật thể ấy bay theo hướng tiến đến Phort Nôc, nơi để vàng dự trữ của Mỹ. Nhân viên của căn cứ không quân ở Gôtmen quan sát hành trình bay của UFO bằng ông nhòm, thậm chí mắt thường cũng có thể thấy được. Ba chiếc tiêm kích F-51 vào thời gian ấy đang bay qua Phort Nôc đã nhận được nhiệm vụ phải tiến hành chặn kích vật thể lạ. Đại uý Tômat Menten, người dẫn đầu nhóm bay tuần tiễu liền lấy hướng bay về Gôtmen và vào lúc 14 giờ 45 phút dường như đã bay thấp hơn vật thể lạ. Menten thông báo: “Tôi tiếp cận để nhìn nó cho được rõ hơn. Con tàu rất lớn và như là làm bằng kim loại”. Ớ độ cao 5000m, hai máy bay khác không phát hiện được máy bay của Menten nên đành quay về Gôtmen hạ cánh. Vào lúc 15 giờ 15 phút, Menten báo cáo rằng anh ta không có khả năng tiếp cận được vật thể nữa vì không có bình dưỡng khí và việc bám đuổi đành ngừng ở độ cao 6000m. Đấy là lần báo cáo cuối cùng của Menten. Gần 16 giờ thì thấy các mảnh vỡ của chiếc tiêm kích rơi vương vãi trong vòng bán kính vài cây số. Với trình độ chuyên môn của Menten và các nhân viên của căn cứ không quân ở Gôtmen thì không thể nói trường hợp này là ảo giác được.

        Vào năm 1948, ban “Đề án dấu hiệu” đã lập bản báo cáo với nhan đề “Đánh giá tình huống”. Trong bản báo cáo ấy, họ đưa ra kết luận rằng những vật thể bay vô định không phải là những máy bay của Xô viết như ban đầu người ta vẫn tưởng mà đấy là những thiết bị bay ngoài trái đất. Nhà trắng đã bác bỏ kết luận ấy và chẳng bao lâu sau, ban đó bị giải thể. Nhưng những thông tin về những vật thể vô định vẫn tiếp tục tiếp diễn, và “đề án dấu hiệu” được đổi tên thành đề án “chớp nhoáng”, đề án “kỷ niệm ác độc”, đề án “kỷ niệm ác độc mới”, đề án “con gấu” và cuối cùng là đề án “cuốn sách màu xanh da trời” tồn tại cho đến năm 1969. Vượt tất cả các kỷ lục về thời gian tồn tại, nhóm đề án “cuốn sách màu xanh da trời” đã làm việc một thời gian dài dưới sự lãnh đạo của đại uý Rappen, mà trong cuốn sách ấy (“Phúc trình về UFO”,1956) đã nói rằng tất cả những tài liệu thông báo về những cuộc hạ cánh mà các nhóm trước chọn lọc cần nhanh chóng vứt vào sọt rác. Vào tháng giêng năm 1953, Rappen trình bản báo cáo chứa đựng nội dung về những tin tức được phân tích. Từ 4400 trường hợp trong các báo cáo của lực lượng không quân Mỹ (giai đoạn từ 1947 đến 1952) để lựa chọn phân tích 1593 lần quan sát, 26,9% những trường hợp là không xác định được, hơn nữa, chúng ta chỉ đang nói về những trường hợp tin cậy trên văn bản. 26,9% dự đoán ấy không làm ảnh hưởng đến sự xuất hiện bài viết sau đây: “Lại vào năm 1953, một nhóm nghiên cứu được thành lập theo sáng kiến của lực lượng không quân Mỹ rút ra kết luận chắc chắn rằng tất cả những trường hợp “đĩa bay” đều có thể giải thích hoàn toàn bằng những lý do của trái đất và không có cơ sở nào viện đến “công lao” của những người đến từ hành tinh khác cả” (V.Gubarep, “Huyền thoại về những người ngoài trái đất. Vài chuyện về những hiện tượng “bí ẩn” với những lời bình luận”, báo “Sự thật” ngày 2 tháng 3 năm 1980).

        Những tài liệu có giá trị về sự quan sát thấy UFO vẫn tiếp tục được gửi đi các nơi. UFO cũng không lẩn tránh cả Oasinhtơn. Ngày 19 và ngày 26 tháng 7 năm 1952, dã quan sát thấy chúng ngay trên thủ đô nước Mỹ, hơn nữa, còn đánh dấu được chúng đến hai lần trên những màn hình radar. Ngày 10 tháng 3 năm 1954, cơ quan phát ngôn hữu trách phối hợp giữa hai lực lượng không quân và hải quân gọi tắt là Gianap đã công bố bức thông tri của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân với yêu cầu cần tập họp những báo cáo chính xác về sự quan sát UFO. Bức thông tri biểu lộ sự cố gắng che giấu khuynh hướng chỉ thị của tài liệu, chỉ nói về việc quan sát các máy bay, chiến hạm, tên lửa và những tàu ngầm vô định, nhưng cuối bức thông tri lại cho thí dụ cách lập báo cáo với nội dung chính là về UFO.

        "... Những vật thể bay vô định bay theo hướng Tây Bắc 17000 phit. Hình dạng điếu xìgà 50 phit. đến hướng Tây Nam cách xa 2 hải lý (l hải lý= l,852km)”. Ngày 12 tháng 8 năm 1954 xuất hiện bản thông tri của lực lượng không quân Mỹ AFR 200-2. Tài liệu này nói đến hệ thống tổ chức quan sát những vật thể bay vô định và nhiệm vụ của phi đội trinh sát 402 thuộc lực lượng không quân chuyên theo dõi những trường hợp xuất hiện UFO trên lãnh thổ nước Mỹ."

        HÌNH DÁNG UFO

        Từ tất cả những tin tức được thông báo, có lẽ ta thấy UFO có rất nhiều hình dáng khác nhau. Thông thường nhất là các dáng hình đĩa, rồi hình cầu. UFO còn có cả dáng hình điếu xì gà, hình quả trứng, hình chóp nón, hình mũ, hình tam giác, hình trụ, hình con quay và cả hình bóng đèn điện nữa. Rất nhiều hình dáng không thể nào có được trong khái niệm về khí động lực học hiện đại, vậy mà điều đó lại không gây cản trở gì cho vật thể bay vô định bay với tốc độ mà những động cơ hiện đại nhất cũng không thể đạt nổi.

        Tốc độ lớn nhất của UFO trong bầu khí quyển trái đất có thể đạt được 72000km/h, tức là 20 km/giây. Lấy một vài ví dụ dẫn chứng: ngày 15 tháng 10 năm 1948, tổ bay của máy bay F-61 phát hiện thấy UFO trên bầu trời Nhật Bản có hình dáng như “viên đạn”. Ngày 11 tháng 7 năm 1950, ngay phía trước hai máy bay không quân của hải quân Mỹ bay vụt qua một UFO hình đĩa vòm. Việc quan sát này đã được các rađar khẳng định.

        Ngày 7 tháng 11 năm 1954, trên vùng Lucant Pôin (Niu Dilân) đã quan sát thấy vật thể hình êlip màu da cam với những cửa mạn tàu màu xanh da trời. Ngày 26 tháng 7 năm 1955, trên vùng Lây se (Anh) - UFO với hình dáng loại vũ khí bumerăng đã bay qua. Ngày 25 tháng 8 năm 1956, vài UFO với hình quả tạ tay đã tiếp cận chiếc máy bay bay từ Vaiôming đến bang Môntana (Mỹ).

        Ngày mồng 4 tháng 10 năm 1954, ở Exek (Anh), một UFO hình dáng giống như hành tinh sao Thổ đã bay qua sát chiếc máy bay thuộc lực lượng không quân Hoàng gia.

        Ngày 25 tháng 10 năm 1954, hàng trăm người dân của thủ đô Bengrat (Nam Tư) đã chứng kiến một vật thể hình trứng bay qua với tốc độ lớn.

        Ngày 16 tháng 1 năm 1958, trên đảo Trinhiđat, chiếc tàu khoa học mang tên “Đô đốc Xanđanhia” (Braxin) khi đang tiến hành nghiên cứu chương trình của Năm vật lý địa cầu thế giới đã chụp được ảnh của UFO hình sao Thổ.

        Ngày 22 tháng 10 năm 1954, ở Marixvin (bang Ôhaiô - Mỹ), giám đốc trường cao đẳng, các giáo viên và 60 sinh viên đã phát hiện thấy UFO hình điếu xì gà màu sáng bạc với những ô cửa ở mạn tàu. “Bản báo cáo về những vật thể bay vô định” của Rappen cho ta thấy rằng vào tháng 6 năm 1952 có rất nhiều thông tin, thông báo về sự phát hiện thấy UFO đến từ Nam Triều Tiên.

        Ví dụ, ngày 29 tháng 1 năm 1952, trên vùng Vônxan, tổ bay của máy bay B-29 đã nhìn thấy trên cánh đồng có một vật thể hình đĩa sáng chói. Cũng vào đêm đó, một tổ bay khác trên máy bay B-29 đã phát hiện thấy vật thể tương tự ở cách 80 hải lý so với vị trí phát hiện ban đầu.

        Về những sự xuất hiện các UFO còn được phát hiện bằng các trạm rađar từ Nhật, từ căn cứ không quân của Mỹ trên đảo Ôkinaoa. Một loạt những vật thể mang những hình dáng có thể quy chung vào nhóm mà E.Misen gọi là “những con sứa hình đĩa”. Ở đây, trong rất nhiều trường hợp còn nhận thấy cả sự tác động điện từ đến các khí tài mặt đất và những hiệu ứng màu sắc ánh sáng khác nhau nữa.

        Ngày mồng 8 tháng 7 năm 1961, vào lúc 22 giờ 40 phút, trên vùng Phêrbor (bang Ồhaiô, Mỹ) đã quan sát thấy một vật thể màu da cam trong vòng 10 phút. Nó làm ta liên tưởng đến chiếc dù với ánh sáng chiếu rọi từ phía dưới. Có một người trong số những người quan sát đã vẽ phác thảo nó như “con sứa” điển hình, được miêu tả trong nhiều trường hợp kinh điển.

        Ngày 3 tháng 10 năm 1954, ba người dân vùng Amena (Pháp) đã dõi theo một vật thể lạ hình chiếc nấm mũ, màu da cam đậm, sáng chói, bay khá thấp. Theo lời kể của họ thì phần dưới chiếc nấm hình như rung động, màu sắc thay đổi từ tím đến xanh, còn dưới nữa là những vật gì đó như những sợi dây thừng to, ngắn treo lơ lửng.

        “Con sứa” kinh điển còn được quan sát vào ngày 20 tháng 9 năm 1977 trên thành phố Pêtrôzavôt, nó không chỉ là hiện tượng tĩnh, mà còn là hiện tượng động (trong chương Phương pháp “khoa học” trong hành động)

        Ngày 23 tháng 1 năm 1965, vào lúc 8 giờ 50 phút, một nhà kinh doanh (yêu cầu được giấu tên) ở bang Birginhia (Mỹ) đã thấy một vật thể lạ lùng với dạng hình nấm hoặc gần như là bóng đèn treo lơ lửng trên mặt đất. Theo lời kể của ông ta thì vật thể dừng ở độ cao 70 đến 80 phit, dường kính phần đỉnh khoảng 25 phit, phần đáy khoảng 10 phit. Màu xám của vật thể được xác định giống như mầu kim loại. Trong thời gian vật thể đó treo, có nghe thấy tiếng ồn tựa như là tiếng của máy hút bụi khi đang làm việc.

        UFO dáng hình bóng đèn còn được quan sát thấy ở Liên Xô. Bài bút ký của B.xtrennhicôp trên tờ báo “Người trung thực” (tổ chức đảng của Ban biên tập báo “Sự thật”) đã được nhiều người biết đến.

        B.xtrennhicôp cùng với một nhóm phóng viên đã quan sát chuyến bay của chiếc “bóng đèn điện sáng chói” trên bầu trời vùng Khanta-Manxixki vào ngày 13 tháng 9 năm 1977. Vị trí hạ cánh của UFO hình bình cầu được đánh dấu ở vùng Xerpukhôp (Ph.Iu.Zighen, “Cuộc hạ cánh của UFO ở vùng thành phố Xerpukhôp ngày 19 tháng 8 năm 1977”. Phúc trình sơ bộ)

        Phân tích những lượng thông tin về sự quan sát thấy các UFO ở Pháp cho ta thấy hình dáng các vật thể như sau:

        - Hình tròn, hình cầu - 30%

        - Hình đĩa - 16%

        - Hình trụ, hình điếu xì gà - 14%

        - Hình trứng - 14%

        - Các hình khác nhau - 14%

        - Hình điểm chấm - 9%

        - Hình vòm - 3%

        Câu hỏi về hình dáng đích thực của vật thể ra làm sao thì thật khó trả lời. Ví dụ, ngày 28 tháng 10 năm 1954, rất nhiều người dân của thành phố Iaunđa (Camơrun) đã quan sát thấy một vật thể hình đĩa, dạng nấm mũ với ánh sáng chói lòa, đứng bất động, sau đó vật thể ấy biến thành hình trụ dài, có đường kính dài bằng hình đĩa ban đầu. Rõ ràng rằng, vật thể hình tam giác có thể nhìn thành hình vuông qua mặt ngang, hình khối thay đổi thành hình thoi, vật thể hình điếu xì gà có thể thành hình đĩa, khi nhìn ngang, vật hình trụ sáng chói thành loé sáng xung quanh, khả năng vật thể có thể quay quanh trục của mình khi ở vị trí đứng yên, lúc đó mặt đáy (ngang) của nó hướng về phía người quan sát v.v...

        Tất nhiên, giả thuyết ấy không thể nào loại bỏ được khả năng quan sát thấy những vật thể hình điếu xì gà thực sự hoặc những vật thể với các hình dạng khác. Hơn nữa, lại còn có những thông báo nói rằng những vật thể hình điếu xì gà (hình trụ) là những trạm mang những máy móc hình đĩa hoặc dạng hình cầu được phóng lên từ mặt đất.

        Thương gia B.Migierây từ Vernôn (Pháp) trong đêm 22 rạng ngày 23 tháng 8 năm 1954 trong khoảng 45 phút đã may mắn quan sát được một vật thể dạng điếu xì gà khổng lồ đứng đờ ra ở độ cao khoảng 300 m. Từ phần dưới của điếu xì gà đổ ra những chiếc đĩa, những chiếc đĩa ấy sau một thời gian ngắn rơi tự do bắt đầu phát sáng với cường độ lớn và chuyển sang trạng thái bay bằng. Trong bối cảnh phức tạp, Migierây thấy xuất hiện năm chiếc đĩa, và sau khi thả những chiếc đĩa ấy, điếu xì gà biến mất trong đêm tối. Sự việc mà Migierây quan sát thấy đã được đăng ký vào sổ của đồn cảnh sát Vernôn cùng với lời khai của ba người khác nữa: một kỹ sư của phòng thí nghiệm quân sự và hai cảnh sát cũng đã thấy những chiếc đĩa lần lượt được thả ra từ điếu xì gà. Đấy là một trong số những hình dáng đã quan sát được.

        Những tài liệu của không quân Mỹ cũng thấy có những thông báo sau: ngày 27 tháng 6 năm 1959, vào lúc 21 giờ, ở Đenvin (bang Virginhia) - có một vật thể được bao quanh bằng khói và sương mù kỳ lạ bay rất nhanh trên mặt đất. Bất ngờ, từ vật thể đó văng ra bốn vật thể nhỏ và sắp xếp theo hình bậc thang. Lưu ý đến quy trình ngược là: điếu xì gà lớn hấp thụ những UFO nhỏ.

        Ngày 4 tháng 10 năm 1960, vào lúc 18 giờ 10 phút, giáo chủ L.Brôunhing cùng với vợ ông ta đã quan sát thấy trên vùng Crexi (Taxmanhi) đằng sau vật thể hình điếu xì gà lớn còn có một số những phi thuyền nhỏ. “Đầu tiên chúng tôi thấy một vật thể to lớn mà xám đục, dài 300 phit. Nó bay với tốc độ không lớn, sau đó dừng lại”,- L.Brôunhing nói. Vật thể dừng bất động khoảng 30 giây, sau đó từ đám mây đằng sau và phía trên bay vụt ra năm hoặc sáu chiếc đĩa nhỏ với tốc độ không tưởng tượng được. Những chiếc đĩa ấy có đáy phẳng và phía đỉnh hình vòm. Những chiếc đĩa ấy mất hút vào trong điếu xì gà lớn tựa như “hòn đá mất hút trong nước vậy”. Vợ chồng giáo chủ giữ kín chuyện ấy cho tới khi nhận được tin là nhiều người khác cũng đã từng thấy như vậy.

        UFO thường được bao phủ bởị “những đám mây màu trắng”.

        Ngày 5 tháng 7 năm 1959, vào lúc 19 giờ, Niu Ônbenhi (bang Mixixipi, Mỹ). Trên bầu trời quan sát thấy một vật thể màu đỏ với những dải màu bạc treo lơ lửng. Đường kính của nó tương tự như đường kính của mặt trăng khi nhìn bằng mắt thường. Sau ba phút thì thấy xuất hiện dải mây màu trắng, lớn gấp bốn lần vật thể. Phút chốc, vật thể bay lạ chuyển động và mất hút vào trong đám mây.

        THÔI ĐÀNH VẬY.

        Đôi lúc, sự hoạt động của những vật thể bay vô định tăng lên đột ngột, liên tục có những tin thông báo về sự quan sát thấy UFO trong vòng mấy ngày liền, và đôi khi lại chỉ trong vòng một ngày hoặc một giờ thôi. Nhưng sự việc phức tạp là ở chỗ, lắm khi UFO lại chồng lên những nơi chúng ta đang thử nghiệm và phóng tên lửa. Tôi viết “chồng lên” vì (biết đâu) có thể nói đúng hơn là “trùng với sự tiến hành những cuộc thử nghiệm đã làm cho họ quan tâm đến điều gì đó”? Dù cách này hay cách khác đi nữa thì sự song trùng ấy cho phép khả năng loại bỏ những tin tức của các nhân chứng bằng cách giải thích sai lệch là những khí tài quan sát từ trên không của chúng ta. cần phải nói rằng, sự giải thích sai lệch - những hiện tượng thực tế, sai sót có thể có, đặc biệt là những kẻ dốt nát về kỹ thuật. Nhưng nếu phân tích đơn giản những thông báo được giải thích, “mặc kệ nhau”, chỉ cần theo dõi sự lặp lại từng trường hợp riêng lẻ của các nhân chứng, hướng bay của các vật thể, hướng phóng của tên lửa, những hiệu ứng màu sắc và ánh sáng, thời gian phóng và các đặc điểm khác nữa thì có thể kiểm tra được sự đối lập của các thông báo.

        Có nhiều bí ẩn về những hiện tượng quan sát được vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng 6 năm 1980 ở vùng phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông thủ đô Matxcơva. (Biết đâu còn có cả ở những vùng khác nữa). Vào những ngày tiếp theo, những nhân chứng đã trình bày trên giấy những gì mà họ đã thấy, nhưng để đồng nhất hóa với cái gì đó thì họ lại không làm được. Nhiều người đã vẽ những gì họ thấy. Ngày 24 tháng 6 năm 1980, báo “Sự thật” đã đăng tải bài của V.Gubarep với tiêu đề “Khi trái đất câm lặng”, trong đó có đoạn viết: “Một tổ bay khi về hạ cánh ở sân bay Seremenchevô có thấy một quả cầu lửa bay trên trời. Sáng ngày hôm sau, chuông điện thoại vang lên trong tòa soạn của chúng tôi. “Nhiều khả năng hơn cả, - một phi công nói, - là chúng tôi đã thấy con tàu vũ trụ của hành tinh khác”. Những tin thông báo tương tự như vậy cũng đã bay đến Viện hàn lâm khoa học gần Matxcơva, sau đó thì vòng những người quan sát được dần lan rộng ra- “quả cầu” đã được nhiều người thấy trên các vùng khác nhau của đất nước. Thời gian được đánh dấu chính xác là hiện tượng ấy xảy ra vào lúc nửa đêm. Xác nhận: nhìn thấy “quả cầu” rất rõ!. Chỉ có điều, đơn giản đấy là sự kiện phóng vệ tinh nhân tạo mang tên “vũ trụ” mà chúng tôi được phép công bố vào ngày hôm sau mà thôi”. Tôi nói chuyện với viên phi công- người đã quan sát thấy vật thể lạ. Viên phi công không tin vào sự giải thích của V.Gubarep. Có khá nhiều nguồn tin mà V.Gubarep không đưa vào cốt truyện trong bài “Huyền thoại về người ngoài hành tinh” (tạp chí Khoa học và đời sống, 1980, số 11). Đúng là “quả cầu” không có ở khắp nơi thật.

        Về hình dáng “đĩa kim loại thi đấu trong thể thao” thì thông tin đã được cung cấp từ Ivanchepca, “hình dáng điếu xì gà với tỷ lệ so sánh giữa chiều dài và độ dày là hai lần rưỡi đến ba lần, đã quan sát được ở khu ga xe lửa “Pôđôxinca” (đường nhánh Curôpxcaia trong tuyến đường sắt Cazanxcaia). Phải nói rằng trường hợp ấy thật rốì rắm và phức tạp, đòi hỏi phải làm việc rất nghiêm túc.

        Ngày 8 tháng 3 năm 1967, dân chúng của 11 bang nước Mỹ cũng thấy rõ ràng sự xuất hiện các vật thể bay vô định, (lấy từ báo được trích dẫn theo sách của Giôn A.Kili “Chiến dịch Con ngựa thành Tơroa”).

        1. Mỉnnhexôta: “Xuất hiện một vật thể lạ lùng trên bầu trời. Nó bay lượn trên các mái nhà, gây ra nỗi kinh hoàng cho một số người dân. Từ vật thể ấy phát ra luồng ánh sáng bí hiểm, được phản ánh trên bức hoạ về sự đổ bộ của những người hành tinh khác với da dẻ màu xanh lá cây xuống một trong những sân nhà. Vật thể lúc thì nhẹ nhàng chuyển động trong không khí, tỏa ra ánh sáng chói rực, lúc thì chao lượn, di chuyển với tốc độ cực lớn. Nó xuất hiện vào lúc 8 giờ chiều và ở đó khoảng gần 1 tiếng đồng hồ, sau đó gần như tan biến trong không khí”. (Phlutvut, Minhexôta, “Hội thảo Rueren” ngày 9 tháng 3 năm 1967).

        2. Mỉchỉgân: “Cảnh sát đã báo cáo về việc nhận được những nguồn tin về UFO bay lượn trên vùng Lit giet Sun vào ngày thứ tư, lúc khoảng 8 giờ tối. Cảnh sát Grôux Sôit Vut cùng với lực lượng không quân đã tiến hành thẩm định những báo cáo về “vật hình bầu dục mầu da cam bay lượn”, mà trong tuần ấy đã hai lần chụp ảnh được. Trực ban tác chiến của căn cứ không quân Xenphritgiơ - thiếu tá R.Nhile kể: “Ở đó đúng là đã có cái gì đó thật, rất nhiều người đã thấy mà” (Đetrôi, Michigân, ngày 11 tháng 3 năm 1967).

   3. Ôklahôma: “Ngày thứ tư, vào lúc 20 giờ 45 phút, bà Gôme Xmit bước ra khỏi hiên nhà mình và sửng sốt khi nhìn thấy một vật thể quay tròn, vút qua rất nhanh, tỏa ra ánh sáng nhiều màu sắc rực rỡ, bay dọc theo đại lộ số 9 về phía Nam. Bà gọi đứa con trai 10 tuổi của mình ra xem, và cậu bé đã chứng kiến được cảnh tượng lạ lùng như vậy. Bà Xmit nói: vật thể chuyển động và quay tròn rất nhanh nên rất khó xác định được số lượng màu sắc, chỉ biết là chúng rất nhiều. Bà ta cho rằng bà đã nhìn thấy phía đằng sau của phi thuyền, qua sự phán đoán các dòng lửa phụt ra từ đó” (Ghenrieta, Ôklahôma, ngày 19 tháng 3 năm 1967).

        4. Arcanzatx: “Bà Nhet Vanôc đứng ở trong bếp, nhìn qua cửa sổ, thấy một vật thể trong đêm tôi, mà theo lời của bà thì “có màu da cam đỏ, nhưng trước khi bay đi, lại đổi thành màu trắng bạc. Vật thể hình tròn và rất to. Nó ở độ caõ khá thấp, rồi tăng độ cao và tốc độ trước khi mất hút. Nó bay rất nhanh, đến mức có thể nhầm nó như một ngôi sao đổi ngôi. Bà Vnôc chạy bổ sang hàng xóm, đến nhà phu nhân Phônket, mọi người trong nhà phu nhân cũng thấy hệt như thế” (Klaiđôn, Arcanzax, ngày 16 tháng 3 năm 1967). 

        5. Merilân: Có hai người dân thường và một sĩ quan cảnh sát đã nhìn thấy vật thể hình tròn với “đáy màu vàng sáng rực”. Khi vật thể đó bay lượn, phần trên (đỉnh) của nó phát ra vừng sáng đỏ rực. Nó bay ba lần theo quỹ đạo hình bầu dục giữa vùng Phort và Lôren rồi mất hút” (Lôren, Merilân, ngày 16 tháng 3 năm 1967) 

        6. Môntana: Ngài Richac Khelen sống ở Xtivenxvin đã gọi điện báo cho lãnh đạo vùng Mixun biết rằng vào ngày thứ tư, lúc 20 giờ 20 phút, ông ta đã thấy vật thể hình tròn bay, “nó quăng ra ba quả cầu lửa trước khi biến mất” (Mixun, Môntana, ngày 9 tháng 3 năm 1967).

        7. Kentukỉ: Ngài Xlen Mur sống ở Calêđôn, thứ tư tuần trước, vào lúc 19 giờ 15 phút, khi nhìn qua cửa sổ bếp nhà mình thì thấy một vừng sáng, liền hô gọi vợ. Bà Mur cho biết rằng, họ đã quan sát thấy một vật thể “hình cầu kim loại sáng rực” trông hình dáng như quả dưa hấu. Quanh quả cầu tỏa ra rất nhiều lúồng sáng với các màu sắc rực rỡ - màu chủ đạo là xanh lá cây và đỏ, có pha trộn với các màu trắng, xanh da trời, vàng và màu gần như màu da cam”. Họ đoán chừng vật thể có chiều dài khoảng 35 phit và thời gian họ quan sát được là 15-20 phút. (Vađxtôun, Kentuki, ngày 16 tháng 3 năm 1967) 

        8. Mitxuri: Bà Philix Rô un ở Banktôn (Mitxuri) thông báo rằng đã thấy một vật thể rất nhiều màu sắc xuất hiện vào ngày thứ tư, lúc 8 giờ tối. Bà ta cho biết vật thể đã chiếu những tia sáng màu xanh da trời, xanh lá cây và trắng. Nó bay lượn trong vòng 2 tiếng đồng hồ, di chuyển theo phương thẳng đứng. Rất nhiều người dân trong vùng ấy cũng thông báo về hiện tượng như vậy, trong đó có cả phóng viên đài phát thanh KRMX Leo Kex. (Bunvin, Mitxuri, ngày 9 tháng 3 năm 1967). 

        9. Ilỉnôỉ: “Phu nhân Đêvit chạy xe trên đường quốc lộ số 30, vào lúc khoảng gần trưa họ “đã thấy một luồng sáng xuất hiện trên vùng đồng bằng phía Nam”. Họ dừng xe khoảng 3-4 phút để quan sát vật thể lạ, mà theo lời kể của bà Đêvit thì “rất sáng chói, phụt ra những luồng sáng màu đỏ và màu xanh da trời. Nó hình tròn, chừng như di chuyển về phía chúng tôi, nhưng rồi đột ngột quay ngoắt lại, lấy độ cao và lẩn mất vào đám mây nhỏ. Chúng tôi đợi thêm chừng 10 phút nữa, nhưng không thấy nó xuất hiện”. Rônan Cônberg ở Aurora (Ilinôi) cho biết rằng khoảng trong vòng mấy tháng gần đây, ông và người hàng xóm của ông đêm nào cũng thấy luồng ánh sáng lạ trên bầu trời phát ra từ phía Tây nơi họ ở”. (Aurora, Ilinôi, ngày 9 tháng 3 năm 1967). 

        10. Ilinôi: “Một số người ở Pôntêch (Ilinôi) đã hỏi cảnh sát bang về những hiện tượng xảy ra vào ngày thứ tư ở khu vực họ cư trú. Theo lời của họ kể thì vật thể xuất hiện lúc gần 22 giờ và họ quan sát được đến tận lúc nửa đêm, nó chậm rãi di chuyển theo các độ cao, phát ra những luồng sáng với các màu khác nhau như trắng, đỏ và xanh tuỳ theo từng thời gian.” (Pôntêch, Ilinôi, “Thủ lĩnh”, ngày 10 tháng 3 năm 1967)

        11. Ilinôi: “Viên trợ lí Nôc Phren Kuxôn và 20 người khác vào hôm thứ tư đã quan sát thấy một vật thể hình tròn với những xung động ánh sáng màu đỏ và trắng trong vòng mấy tiếng đồng hồ liền. Vật thể làm ta liên tưởng đến quả cầu bị đập bẹp, ở độ cao chừng 2000 phit cách mặt đất. Phren Kuxôn cho biết thêm rằng “vật thể ấy rất giống với vật thể đã xuất hiện trên nóc ô tô của anh ta vào hôm thứ hai, khi anh ta đang chạy trên đường giao thông số 74 gần Genxburg. Việc ấy anh ta chẳng hề kể với một ai cả”. Có rất nhiều tin báo về việc quan sát thấy các UFO xuất hiện vào chiều ngày thứ tư ở vùng Uôren và Genri gần khu vực Genxburg.

        12. Ilninôi: “Vào chiều ngày thứ tư, cảnh sát bang và hàng chục người khác đã quan sát thấy UFO ở gần khu vực Phlengien. Binh nhì cận vệ tên là Kenheđi cho hay rằng, anh ta dõi theo vật thể đến tận đường giao thông liên bang số 51, nơi mà hai người lái xe môtô cũng từng thấy vật thể ấy từ phía Đông tiến đến gần Mainhônca. Vật thể phát ra những luồng sáng màu trắng, xanh da trời và đỏ. (Blumingtơn, Ilinôi, ngày 10 tháng 3 năm 1967).

        13. Ilinôi: “Vào chiều hôm thứ tư, ban điều hành của vùng Nôc ở thành phố Genxburg đã nhận được bản báo cáo của một cựu cảnh sát và viên phi công nói về “đĩa bay”. Hàng tá báo cáo như vậy cũng đã gửi đến các trung tâm điều hành của cảnh sát ở các thành phô" Môlai, Ilinôi”. (Chicagô, Ilinôi, ngày 9 tháng 3 năm 1967).

        14. Ilinôi: “Vào chiều ngày thứ tư, thứ năm và thứ sáu tuần trước, có một số bản báo cáo của một số người gửi đến, trong đó có bà giáo sư Tis, Cônhi Đêgita cùng người em trai tên là Giêch Tredvik, rồi cả Giôn Kaiven nữa. Tất cả đều cho biết rằng UFO xuất hiện thường vào lúc 20 giờ 30 phút ở khu vực phía Tây vùng Endor. Các bản báo cáo của vùng Xternbôt Rôc gửi đến cũng nói hệt như vậy” (Enđora, Aiôva, ngày 14 tháng 3 năm 1967).

        15. Aiôva: “Bà L.Cônhenkhôve thông báo rằng, vào lúc 21 giờ 45 phút ngày thứ tư, bà đã thấy “quả cầu màu đỏ khổng lồ” bơi trên nóc nhà của bà. Các anh có biết đôi khi lúc mặt trời lặn, có ráng đỏ rực bùng cháy lên như thế nào không?- bà ta hỏi. Tôi đã thấy đúng như vậy, và vào cái thời điểm ấy nó rất sống động. Nó nhanh chóng biến mất và cái ráng hồng chói mắt kia chuyển thành ánh sáng dịu. Trước đây tôi cũng đã từng thấy vệ tinh nhân tạo, nhưng ở đây hoàn toàn không giống như thế. Vật thể này chuyển động rất nhanh và cơ động rất gấp”. Ông Uônter Ingxtrôm - thân sinh của bà bổ sung rằng, hiển nhiên đấy là của ngoài hành tinh rồi”. (Bun, Aiôva, ngày 10 tháng 3 năm 1967)

        16. Canzax: “Vào khoảng giữa 20 giờ và 20 giờ 30 phút ngày thứ tư, một số cảnh sát của thành phố Mariôn (Canzax) đã quan sát thấy UFO. Xteling Phrem - trực ban điều phối của cảnh sát, trong quá trình quan sát vật thể bằng ống nhòm, khẳng định rằng vật thể ấy biến màu, lúc thì đỏ, lúc xanh lá cây, lúc lại vàng. “Tất cả những ai cùng đứng với tôi đều thấy rõ điều ấy,- anh ta nói. Không thể cho là ảo ảnh được”. (Mariôn, Canzax, ngày 9 tháng 3 năm 1967).

        17. Canzax: “Lúc gần 21 giờ ngày thứ tư, có một nhóm thanh niên sống ở Tôven, khi đến cạnh những chiếc ôtô đỗ dọc đường quốc lộ phía Tây Bắc, bất ngờ thấy trên khu vực để các ông dẫn nước của thành phố có những quầng lửa màu đỏ, màu trắng và xanh da trời đang quay tròn và chuyển động về hướng Vinxônphin. Các thanh niên đã gọi điện cho ông Virgini Oxbon - giám đốc sở cảnh sát thành phố. Ông Oxbon sau khi đến khu vực ấy đã kể: “Làng xóm ven sông sáng rực màu sắc của cầu vồng khi vật thể bí ẩn ấy bay qua”. Cả một đoàn xe bám theo sau xe của giám đốc sở cảnh sát đã theo dõi vật thể ấy. Nó vẫn tiếp tục bay không thay đổi hướng và độ cao cho đến khi họ mất hút nó” (Uaivater, Canzax, ngày 9 tháng 3 năm 1967).

        18. Canzax: “Vào buổi chiều ngày thứ tư, G.L.Xeliven và giám đốc cảnh sát Kixnhe đã quan sát thấy một vật thể bay lượn hơn 1 tiếng đồng hồ trên bầu trời gần thành phố Gutlenđ (Canzax). Họ cho biết rằng, vật thể ấy có dạng hình cầu, chiều dài khoảng 12 đến 14 phit, phía dưới hình cầu đó còn có một vật gì đó nữa với đường kính chừng 12 phit. Vật thể có ba luồng lửa: đỏ, xanh lá cây và màu hổ phách. Rôn Vikhan - cảnh sát của thành phô Gutlenđ nói rằng buổi chiều hôm đó, anh ta cũng thấy vật thể hình bầu dục bay trên thành phố với tốc độ không lớn lắm, ở độ cao khoảng 1500 phit. (Norton, Canzax, “Điện báo”, ngày 14 tháng 3 năml967)

        Dân chúng ồ các thành phố, các khu dân cư khác của Liên Xô cũng thấy được cảnh tượng tương tự như vậy diễn ra không chỉ một lần. Tiếc rằng, những người từng thu thập những thông tin về sự xuất hiện của vật thể bay vô định cho đến tận bây giờ vẫn không thể hợp lực được với nhau để xây dựng lấy một bộ danh mục về sự xuất hiện UFO trên đất nước chúng ta.

        SỰ NGHIÊN CỨU “KHOA HỌC” VẪN TIẾP DIỄN

        Vào năm 1964, thiếu tá Kintanhin trưởng nhóm đề án “cuốn sách màu xanh da trời” là người nổi tiếng kiên nhẫn trong những chứng cứ phủ nhận về sự tồn tại của UFO. Như vậy, có thể nói rằng, nhóm ấy đã chuẩn bị tư tưởng cho những quan điểm không trùng nhau về UFO, mà điều đó thì có quá nhiều trong năm 1965, nhất là vào thời kỳ những tháng mùa hè.

        Có thể liệt kê ra đây một số như sau:

        Ngày 3 tháng 7, ở Antarchich, các quân nhân và các nhà khoa học của Achentina, Anh và Chilê đã quan sát được sự cơ động của UFO trong vòng 10 phút. UFO ấy khi thì bay dích dắc, khi thì treo lơ lửng.

        Ngày 3 tháng 7, ở Buenôt-Airet, người ta đã chụp được ảnh hai UFO tỏa ánh sáng trong dải màu từ đỏ-xanh lá cây đến xanh lơ.

        Ngày 9 tháng 7, nhân viên của cảng hàng không Xanta Maria (Caliphonhia) đã thấy UFO nhào lộn trên khu vực sân bay trong vòng 45 phút. Khi vật thể màu trắng hình trụ ấy treo trên trời, khoảng 10 phút liền, các đồng hồ điện tử đều không làm việc. 

        Ngày 10 tháng 7, hai ngư dân người Bồ Đào Nha đã quan sát thấy UFO trông giống như “chiếc đĩa sâu lòng lật ngửa”. Ngày 15 tháng 7, ở Canbera (úc) đã ghi nhận được UFO trong không vực trên cảng hàng không. Nhiễu rất nặng khi nhận được các tín hiệu “Marinhera-4” bay qua vùng này. 

        Vào lúc 2 giờ đêm ngày 17 tháng 7, một chiếc đĩa màu đỏ sáng chói đã bay theo hình dích dắc trên bầu trời vùng Caracat (Vênêduêla). Cũng trong ngày hôm đó, ở phía Nam Bôxtôn, có hai chiếc đĩa tròn màu đỏ bay ở độ cao không lớn lắm.

        Ngày 18 tháng 7, có một vật thể hình trứng với bốn chân màu đen đã hạ cánh ở bãi biển Urugoay- Khônđ. UFO cất cánh sau đó 2 phút

        Ngày 22 tháng 7, khoảng hai mươi người dân vùng Phramingem (bang Masachuset, Mỹ) đã thấy UFO hình tròn, màu bạc. Vật thể ấy treo trong không trung chừng 20 phút, sau đó chao từ phía nọ sang phía kia.

        Ngày 28 tháng 7, ở Lima (Pêru), một công dân tên là Prôxperô An va đã có mặt vào lúc UFO hình tháp hạ cánh. Từ trong tháp thò ra những thiết bị trổng tựa như những cuộn dây thép gai cuốn lại. Chiếc tháp quay từ từ và các thiết bị kia hình như “sờ mó” đất cát thì phải. Rồi sau đó, “chiếc tay gai” biến vào trong tháp và UFO bay đi với tốc độ rất lớn.

        Ngày 3 tháng 8, ở Kiritip (Braxin) có thông báo về chuyến bay của mười tám vật thể.

        Ngày 19 tháng 8 năm 1965, UFO đã hạ cánh trên lãnh thổ trang trại nuôi bò sữa của Viliam Batcher thuộc bang Niu Óoc. Có đến 7 người chứng kiến được điều ấy. Vào lúc 20 giờ 20 phút, Batcher vừa mang chiếc máy vắt sữa, vừa nghe nhạc qua chiếc đài xách tay. Bất ngờ, đài bị nhiễu và không nghe được nhạc nữa. Đúng vào thời điểm ấy, chiếc máy kéo đang chạy trên đường cũng bị tắt máy, còn đàn bò thì hoảng loạn. Batcher tiến đến gần cửa sổ và thấy một vật thể to lớn hình ê-lip hạ cánh cách đấy một phần tư hải lý. Không khí có mùi rất khó chịu. Vật thể cất cánh ngay tắp lự, biến mất hút vào trong những đám mây, sau đó một phần tư giờ đồng hồ lại xuất hiện và tiến hành lượn vòng trên khu vực một thời gian ngắn. Cảnh sát nhận được tin báo qua điện thoại. Ngày hôm sau, một ngài đại uý cùng bốn chuyên gia của nhóm 4621 thuộc lực lượng không quân Mỹ tới. Khi nghiên cứu mẫu đất ở các địa điểm khác nhau, họ đã phát hiện thấy một loại chất lỏng màu tím, đồng thời có những dấu vết khó hiểu với cây cỏ bị cháy sém.

        Phân tích chất lỏng bằng quang phổ thì thấy có thành phần nhôm, sắt và silic. Theo ý kiến của các nhà hóa học khi tìm qua những mẫu cỏ, mùi khó chịu có trong không khí là phôtpho.

        Ngày 20 tháng 8, một vật thể lạ lùng đã hạ cánh gần khu nhà văn hóa đổ nát Inca ở phía Đông Nam Pêru.

        Ngày 24 tháng 8, UFO hạ cánh trên nóc trường học ở Lima. Tất cả các báo chí của Pêru đã đăng tải về chuyện này.

        Ngày 2 tháng 9 năm 1965, trung tâm nghiên cứu hạt nhân ở quần đảo Britan đã nằm dưới “sự quan sát chăm chú” của vật thể hình đĩa quay tròn. Trong số người được chứng kiến có cả sĩ quan bảo vệ an ninh của trung tâm.

        Ngày 3 tháng 9, hàng ngàn người dân của thành phố Kuxcô, khi được đài phát thanh thông báo về sự xuất hiện UFO đã đổ ra đường phố để quan sát chuyến bay của bốn vật thể bay, trong đó có một vật thể tách ra khỏi đội hình, hạ thấp độ cao, rồi sau đó lại trở lại vị trí trong đội hình. “Cuộc ra mắt” kéo dài trong vòng hai tiếng đồng hồ. Ngày hôm sau, báo chí đã đăng tải: “Không còn nghi ngờ gì nữa về sự tồn tại của đĩa bay, chúng đã từ hành tinh khác bay đến”. Nhưng những cộng sự của nhóm đề án “cuốn sách màu xanh da trời” không công nhận những quan sát ấy, chỉ giải thích là “không đủ lượng thông tin”, “hiện tượng đặc biệt của tâm lý”, hoặc để “cắt nghĩa” rõ ràng nhất trong những trường hợp đặc biệt là “nguồn tin không tin cậy”. Cách diễn đạt tương tự loại trừ ngay lập tức sự cần thiết phải tiến hành theo dõi một vấn đề nào đó. Lãnh đạo nhóm đề án “Cuốn sách màu xanh da trời” cùng với các cộng sự đã đưa rất nhiều sự giải thích rối rắm vào các tình huống để rồi sau đó mọi chuyện càng trở nên phức tạp hơn nhiều.

        Buổi chiều ngày 20 tháng 3 năm 1966, tài xế xe tải 47 túổi tên là Phren Menorx, sống ở ngoại ô Michigân, đã thấy một vật thể sáng chói lạ lùng bay trên bầu trời, nó thực hiện những động tác khi bay lại còn lạ lùng hơn nữa. Menorx gọi điện báo cho cảnh sát biết điều ấy và cùng con trai mình cố gắng tiếp cận vật thể ấy lúc thì hạ thấp, lúc lại bay bổng lên. Theo lời kể của ông ta thì, cách khoảng 500m, vật thể đó trông giông như hình kim tự tháp, kích cỡ to bằng chiếc ôtô. Menorx và viên cảnh sát đều chứng kiến thấy ngọn lửa trên UFO. Chiều ngày hôm đó, trợ lý giám đốc và các cảnh sát vừa quay về sau khi kết thúc phỏng vấn Menorx xong thì lại thấy UFO hình vòm bay lượn.

        Những vật thể bay lạ cũng làm cho những thày cô giáo và 87 người khác nữa trong trường trung học Khinđây (Michigân) cùng liên tưởng đốg hình dáng quả bóng bầu dục. Những trường hợp này, các báo chí đều đăng tải và lực lượng không quản đã phải tìm lời giải thích.

        Ngày 22 tháng 3, chủ nhiệm khoa vật lý thiên văn của trường đại học Tây Bắc Alen Khainec đã có sự lý giải điều mà trước đó “cuốn sách màu xanh da trời” đã từng đề cập. Sự giải thích của Khainec thật nực cười: ông ta cho ráng những hiện tượng được nêu chính là nhưng tên lửa trò chơi được trẻ em phóng lên, rồi nào là Mặt trăng với Kim tinh và rồi cuối cùng thì UFO chẳng qua là khí mêtan bốc lên từ vùng đầm lầy mà thôi. Cái lí do “khí bốc lên từ vùng đầm lầy” đã trở thành đề tài châm chọc của các nhà hài hước. Sau này, Khainec đã thừa nhận rằng có nhận nhiệm vụ của lực lượng không quân giao cho là phải tìm mọi cách để giải thích những thắc mắc kia. Điều ấy dẫn đến việc Khainec bị mất uy tín, nhưng dầu sao, cũng thấy rõ được vai trò của Khainec. Trong cuốn “Những đĩa bay được nhận dạng”, Rôbec Lôphtin sau khi phê phán kịch liệt tư cách của Khainec với kiểu giải thích “khí bốc lên từ vùng đầm lầy, đã viết như sau: "... Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, giáo sư Khainec đã trình bày hết mọi quan điểm và có thể rút ra kết luận: những vật thể bay vô định - là có thật... Hãy theo dõi chúng từ bây giờ và cả mai sau nữa. Có những dấu hiệu mà giáo sư Khainec đã bắt đầu thấy sáng tỏ...”.

        NGAY TRÊN ĐẦU CHÚNG TA THÔI.

        UFO xuất hiện ở khắp nơi. Rất nhiều vật thể bay vô định được quan sát thấy trên bầu trời thủ đô Matxcơva vào năm 1978. Ví dụ như, ngày 3 tháng 4 năm 1978, trên bầu trời thủ đô, vào các thời điểm khác nhau đã quan sát thấy 17 vật thể khác nhau, còn trong cả năm thì khoảng 120 lần. Tôi tán đồng với ý kiến của những người chứng kiến và đưa ra một số thông tin như sau: “Ngày 20 tháng 6 năm 1978, mẹ tôi đứng ở ngoài ban công, gọi tôi ra để cùng quan sát một vật nào đó trên bầu trời. Vật thể ấy ở độ cao chếch so với đường chân trời khoảng 60 độ, ánh màu nhôm trong tia nắng mặt trời đang lặn. Vật thể đó có những chuyển động loạn xạ. Lúc ấy là khoảng 20 giờ 30 phút. Chúng tôi quan sát vật thể đó đến chừng 21 giờ 30. Trong suốt thời gian ấy, vật thể đều chuyển động trong không gian. Đến 21 giờ 35 phút, nó ở vị trí khoảng 70-80 độ. ở độ cao này, nó phóng ra một vật thể tương tự như nó, và mấy giấy sau lại bắn ra một vật thể giống như thế nữa. Tất cả có ba vật thể bay lên phía trên, vượt ra khỏi tầm quan sát. Địa phương Khôrinô, N.V.Tr.”

        Những câu hỏi được đặt ra- khi nói chuyện với tôi, người chứng kiến đã khẳng định rằng hai vật thể sau nhỏ hơn vật thể trước. Liên quan đến từ “bắn ra” là phản ảnh sự xuất hiện các vật thể nhỏ hơn. Kích thước vật thể đầu tiên to chừng 1/15 kích thước của mặt trăng. Khi bay lên phía trên, các vật thể ấy nhỏ dần rồi mất hẳn.

        “Chiều ngày 3 tháng 4 năm 1978, vào lúc gần 18 giờ 45 phút, ở phía Tây xuất hiện một đám mây (khi ấy người quan sát đứng ở khu vực tháp truyền hình Ôxtankinô, B.Surinốp). Đám mây hình dạng tròn và tỏa ra ánh sáng đặc biệt khác thường. Nó ở bên trái mặt trời một chút. Một thời gian ngắn sau lại thấy xuất hiện một đám ở bên phải mặt trời, trông giống như đám trước nhưng dài hơn, hình vòng cung. Lập tức, đám mây thứ hai chuyển động theo đường vòng cung sang phía đám thứ nhất và đám thứ nhất đang từ hình tròn (khả năng là hình cầu - B.s.) chuyển ngay sang hình dài giống như đám thứ hai. Sau đó vài phút, chúng tan biến. Cả quá trình kéo dài chừng 35-40 phút. Cũng chiều hôm đó, vào lúc 20 giờ đã xuất hiện một ngôi sao lạ thường, rất to và rất sáng. Thời gian ngắn sau, ngôi sao ấy rời khỏi vị trí và lao vút sang phía bên phải. Tất cả những diễn biến ấy đều quan sát thấy rất rõ vì nó xảy ra ở phía dưới đường chân trời.- L.P.B.”.

        “Ngày 4 tháng 2 năm 1978, vào lúc 14 giờ 12 phút đến 14 giờ 45 phút, vợ chồng tôi và đứa con trai đã .quan sát thấy trên bầu trời có một vật thể với hình dạng khác thường đang bay. Vợ chồng tôi quan sát nó qua cửa sổ căn phòng trên tầng 8, còn con trai tôi bấy giờ thì đang ở ngoài sân. Chúng tôi sống ở khu vực tàu điện ngầm “Chim ưng”. Hôm ấy là ngày nắng, bầu trời không một gợn mây, chỉ có một dải khói ngang đường chân trời mà thôi. Vật thể ấy ở độ cao khoảng 1000-1500m, dưới góc 45 độ so với đường chân trời. Nó có hình dạng rõ nét trông như chiếc đinh tán hướng đầu lên phía trên (hoặc như chiếc đèn pin tròn). Nó phản xạ những tia nắng mặt trời rất mạnh. Phần hình trụ của nó sáng trắng, hơi nâu sẫm, màu thép. Nhìn hai phía của vật thể, phần dưới của nó trông như những quả cầu cân đối, màu vàng da cam. Chúng ít tương phản và vì thời gian quan sát rất ngắn (3-4 phút), lại bất ngờ nên không thể đếm được chính xác, nhưng chúng có khoảng 5-7 mỗi phía. Vật thể chuyển động với tốc độ lớn hơn máy bay trực thăng, bay từ phía Đông Nam sang Tây Bắc, qua các dãy nhà- V.P.D., kỹ sư”. 

        Theo lời kể của các nhân chứng thì những vật thể hình cầu màu da cam bố trí một cách cân xứng không liên quan gì đến vật thể chính cả, nhưng vì sự chuyển động đồng bộ một cách tuyệt đối của cả giàn lại làm cho ta thấy rằng tất cả các thành phần ấy có liên quan chặt chẽ với nhau. Giáo sư tiến sĩ khoa học, nhà sinh vật học G.v đã có dịp chứng kiến sự xuất hiện ba UFO vào tháng 5 năm 1955 trên bầu trời thôn Băcxanget, cách thành phố Nhantrich 33km. Sự liên hệ cơ học giữa các thành phần với nhau nhìn từ bên ngoài cho thấy không chỉ một lần.

        Thí dụ tiếp theo đã được đăng tải trên một tạp chí thiên văn học của Pháp: “Klôt Paxter đã báo cáo cụ thể về hiện tượng xuất hiện trên vùng trời Tur vào lúc 20 giờ 30 phút ngày chủ nhật 16 tháng 8 như sau: Có hai cỗ máy hình tròn bay rất thấp và phát ra những “âm thanh nặng nề” không giống tiếng của bất kể một phi thuyền nào từ trước tới nay. Chúng chuyển động rất chậm chạp, bay theo một đường thẳng tuyệt đối. Hai cỗ máy này chuyển động giống nhau đến nỗi có cảm giác như chúng có mối liên hệ cơ học với nhau vậy” (“Thiên văn”, 1953).

        Một tiến sĩ toán lý, giáo sư khoa học của trường Đại học bách khoa Tômxki đã kể về sự quan sát thú vị như sau: “Vào tháng 5 năm 1973, lúc 11 giờ đêm, tôi cùng với vợ tôi đi bách bộ dọc theo đại lộ trung tâm của thành phô" Tômxki. Bầu trời lúc bấy giờ vẫn còn sáng mặc dù không có trăng sao. Thời gian ấy ở Tômxki khoảng 22 giờ thì trời mới bắt đầu tối. Bất ngờ, trên bầu trời phía Tây Bắc xuất hiện một vật thể hình cầu sáng rực với đường viền bao quanh nham nhở đã làm cho mọi người phải chú ý. Kích cỡ quả cầu to bằng mặt trăng ngày rằm. Vật thể bay không phát ra tiếng động di chuyển về hướng Đông hoặc Đông Nam thì phải. Có cảm tưởng là vật thể đó quay quanh một trục, mà trục ấy lại hướng về phía chúng tôi. Quá trình quay thấy có những ánh sáng lấp lánh với dải quang phổ kiểu của đèn nê-ông. Sau vài phút thì quả cầu ấy biến mất hút sau đường chân trời. Ngoài vợ chồng chúng tôi ra còn có rất nhiều người dân khác của thành phố Tômxki cũng quan sát thấy được hiện tượng lạ lùng ấy”. Dân chúng của thành phố Tômxki hôm ấy chắc sẽ thú vị hơn nữa nếu biết rằng vào năm 1954, ở gần Uai Plâyza (Mỹ), những nhà chuyên môn đã kịp thời có mặt khi có một vật thể với kích cỡ to bằng mặt trăng xuất hiện, trong khi lúc ấy ở trên trời đang có mặt trăng thật hình lưỡi liềm. Thời gian quan sát kéo dài từ 20 phút đến nửa tiếng đồng hồ. Vật thể được xác định qua hai trạm rađar và hai chiếc tiêm kích đã được xuất kích để đánh chặn. Theo lời kể của các phi công và những người chứng kiến ở dưới mặt đất thì khi máy bay tiếp cận, vật thể đã thay đổi màu sắc và biến mất hút về phía Đông Nam với tốc độ rất lớn. Cùng lúc, trên màn hình rađar cũng mất mục tiêu. Chẳng có gì là không bình thường khi so sánh ánh sáng phát ra từ vật thể bay ở Tômxk với ánh sáng của đèn nê-ông cả.

        Ngày 30 tháng 10 năm 1978, một nhóm cộng sự của trường đại học Matxcơva, nhóm “thiết kế phục chế” đã quan sát trong vòng 15-17 phút một vật thể màu xanh da trời hình dáng như hình ê-lip, sáng chói xuất hiện trên bầu trời vùng Quybưsep, mà như họ nói thì “theo màu sắc và độ sáng, có thể so sánh với ánh sáng quảng cáo bằng đèn nê-ông”. Tuy nhiên, hiệu ứng ánh sáng thì quan sát được thường xuyên.

        Ngày 28 tháng 7 năm 1959, Korpux Krixti (Têchdat, Mỹ), rất nhiều người đã quan sát thấy sự xuất hiện của bôn vật thể hình tròn lớn được các vật chiếu sáng màu trắng vây quanh. Hình dạng các vật thể trông tựa hình cầu. Sau đó một phút, lại xuất hiện thêm một UFO nữa với hình dáng như chiếc đĩa gốm sáng rực ở phía dưới và tỏa ánh sáng xanh ra xung quanh. Hai trong số những người xem đã chụp được những tấm ảnh màu, mà một trong số những bức ảnh đó đã được đem đi nghiên cứu riêng. Sự quan sát ngày hôm đó được liệt kê vào phạm trù không nhận thức được.

        Bâylac, 23 giờ ngày 7 tháng 7 năm 1961 (Michigân, Mỹ). Cách Bâylac 5 hải lý, có hai thanh niên trên xe ô tô đã phát hiện thấy một ngọn lửa trắng xanh da trời bay với tốc độ của máy bay phản lực từ hướng Đông Nam sang Tây Bắc. Sau đó vật thể dừng lại, hạ độ cao và biến mất sau những rặng cây, rồi từ đó lại bất ngờ xuất hiện ngọn lửa màu đỏ. Những người này quan sát chừng năm phút và quyết định đi về Bâylac. Họ kéo theo hai người khác nữa trở lại chỗ cũ. Cả bốn người đứng theo dõi vật thể ấy chiếu sáng cả khu vực tựa như ánh sáng trăng rằm. Sau 15 phút, họ đi về Ximmer-man Rôut để quan sát được rõ hơn. Bên cạnh vật thể đầu tiên, họ thấy có một ngọn lửa đỏ giống như ngọn hải đăng. Sau 5 phút, cả hai khối sáng ấy chuyển động về phía cánh rừng với độ cao gần sát mặt đất và luôn giữ cự ly với nhau. Rồi lại có bốn vật thể nữa xuất hiện. Bốn người liền quay trở lại Bâylac và gọi thêm ba người nữa đi theo. Họ quan sát vật thể giống ngọn hải đăng và những ngọn lửa bằng mọi cách. Họ về nhà và không tìm cách tiếp cận với những vật thể lạ nữa. Đêm hôm đó có ba người lại trở lại chỗ cũ, nhưng không thây gì cả. Những vật thể lạ có thể đã cuốn lại thành những đám mây. Chúng khác những đám mây thật ở chỗ là chúng có những khả năng cơ động rất bất ngờ.

        Ngày 13 tháng 10 năm 1952, trên vùng Ôxima (Nhật Bản), một phi công và thợ máy của lực lượng không quân đã thấy một vật thể tròn có đám mây bao quanh, sau đó xác định rõ vật thể đó hình ê-lip và rồi nó biến mất hút với tốc độ rất lớn.

        Tờ báo Paeze xera của Italia (ra ngày 14 tháng 12 năm 1978, số 345) ngay ở trang nhất đã đăng một bức ảnh về một đám mây giông UFO và đưa tin: “vào 5 giờ và 7 giờ sáng đã có mười người gọi điện đến phòng trực của trạm cảnh sát với cùng một nội dung: “chúng tôi gần như bị lòa mắt...”, “chùm tia sáng chuyển động giữa vùng Tiberina và Xalaria”. Viên trung uý và thượng sĩ cảnh sát chạy ra ngoài sân thượng để kiểm tra: đúng là có vật thể bay lờ mờ đã vẽ trên bầu trời”.

        NHỮNG “ĐĨA BAY MẶT ĐẤT”.

        Theo giác độ của khí động lực học thì những vật thể dạng hình đĩa, hình trứng, hình ê-lip không gây ra sự phản bác trong đội ngũ chuyên gia. Đã có rất nhiều thử nghiệm về việc chế tạo đĩa bay. Năm 1942, một kỹ sư người Đức tên là Simerman đã chế tạo một đĩa bay và lấy tên là “bánh tráng bay”. Trong các cuộc thử nghiệm, đĩa bay ấy đã đạt được kết quả gần như cất cánh thẳng đứng, tốc độ bay lớn hơn 700km/h, tốc độ tiếp đất gần bằng 60 km/h, nhưng chiếc “bánh tráng bay” lại có tính ổn định rất kém. Qua bài báo trong tạp chí Lịch sử (của Pháp, xuất bản năm 1977, số 368) của tác giả Saclo Garo thì ta có thể biết được rằng: vào tháng 4 năm 1943, trong phòng thí nghiệm của Stesin, Đocmun, Exena và Penhemun, nhóm các kỹ sư người Đức đã bắt tay vào chế tạo chiếc đĩa bay - trực thăng F-7. Ngày 17 tháng 5 năm 1944, chiếc F-7 đã bay thử nghiệm chuyến đầu tiên. Theo báo cáo của công trình sư gửi cho Hit le thì một số hình dáng và tính năng của những “máy móc kỳ lạ” so với ngày nay cũng giống hệt như hình chiếc đĩa thi đấu của thế vận hội Ôlempic với đường kính 2l m. Nhưng số phận của Đức quốc xã đã đi đến hồi kết cục. Hình như không tìm thấy được bất kỳ một hình vẽ, một bản sao chép nào trong phòng của Kâyten cả. Ở Mỹ cũng đã có sự thử nghiệm chế tạo đĩa bay. Theo chỉ thị của Pentagôn (Nhà trắng) - công việc ấy giao cho nghiệp đoàn AVRO Canađa. Vào năm 1955, lực lượng không quân Mỹ đã công bố rằng AVRO đã có cuộc cách mạng cho các tính năng: 2300 km/h và có thể cơ động được ở tốc độ lớn và hình dáng của AVRO trong cuộc bay trông giống như “đĩa bay”. Đúng, hình dáng bề ngoài của chiếc đĩa bay này rất xinh xắn, nhưng tính năng bay thì lại cực dở. Ngày 24 tháng 6 năm 1960, sự thất bại chính thức được công nhận. Việc hợp tác với Canađa bị rạn nứt, mọi thứ chỉ còn lưu lại trên tranh ảnh mà thôi.

        Ở Pháp, nguyên mẫu đĩa bay được kỹ sư R.Cuzine chế tác. Những thử nghiệm cuối cùng cần phải nhắc đến là đĩa bay của G.R.Pete và M.Vinton. Còn nữa, trong lực lượng không quân, nhà sáng chế người Nga nổi tiếng tên là Anatôli Uphimsep đã chế tạo ra chiếc máy bay với cánh hình tròn, mà ông gọi là “quả cầu bay”, nhưng “quả cầu bay” không cất cánh được vào trong không trung. Vào năm 1957, ở vùng ngoại ô Matxcơva đã thử nghiệm chiếc đĩa bay do nhóm công trình sư của Nôvôximbiêc dưới sự chỉ huy của M.V.Xukhanôp chế tạo (báo Ngọn lửa nhỏ, 1958, sô" 11). Như thế đấy, dạng khí tài bay hình đĩa được cả người mặt đất quan tâm. Liên Xô đã thiết kế và chế tạo các tàu lượn mang tên “Tàu đĩa-1” (1950), “Tàu đĩa-2” (1962) có tính động lực học và tính năng khá tốt ở tốc độ nhỏ.

        Những cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. cho phép dự đoán rằng khí động lực học của hình dạng đĩa sẽ tốt hơn ở tốc độ vượt tiếng động - V.P.Burđacôp và Iu.I. Đanhilôp viết như vậy. Tiếp nữa, vào năm 1959, một trong số những tác giả của cuốn sách nổi tiếng đã đưa ra một đề án về đĩa bay toàn cầu với đường kính 500 m, trung tâm đĩa bay là khoang buồng lái và khoang hành khách chứa được 30-50 người, 4 khối năng lượng nguyên tử sẽ cung cấp lực đẩy cho mọi giai đoạn của chuyến bay, không cần sử dụng thêm bất kể tí gì tác nhân của bên ngoài.

        Một đề án tương tự như vậy cũng đã được hãng “Minnheapolix Khonheveir của Mỹ xây dựng, nó có thể vận chuyển trọng lượng bằng 50% trọng lượng cất cánh. Đường kính đĩa bay này là 600 m, chiều cao 30 m. Nó không có những phần treo phụ. Tất cả đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ từ mặt đất để tiến hành chuyến bay đến các hành tinh có khí quyển (ví dụ như sao Hỏa) rồi lại quay trở về mặt đất. Ghi nhận rằng, dạng cấu trúc hình đĩa bay tương đối thuận tiện không chỉ cho lúc cất cánh, mà cả khi bay vào tầng khí quyển dày đặc và lúc quay về hạ cánh nữa. Đặc biệt, việc tiến hành hạ cánh của đĩa bay không có gi là khó khăn cả. (V.P.Burđacôp, Iu.I. Đanhilôp, tạp chí “Những sự dự trữ bên ngoài và du hành vũ trụ”, M.1976)

        Ngày 17 tháng 12 năm 1957, nước Anh đã công bố bằng sáng chế số 830816 về việc sẽ hoàn tất vật thể bay dạng hình đĩa. Đĩa bay ấy do các sinh viên trường đại học MAI triển khai, dự án mang tên “thiết bị bay tạp chủng”, sử dụng lực của cả động lực học và khí tĩnh học. Các tác giả đã khẳng định tính ổn định của nó, nhờ đó mà nó có thể dễ dàng vận chuyển được những hàng hóa cực nặng (đến 600 tấn) và bay trên chặng đường dài đến 5000 km, với tốc độ 150-200 km/h. (Tạp chí Kỹ thuật trẻ, 198Ọ, số 11). Nhưng khi nói về các hình dáng khác nhau của UFO thì thấy nổi lên một điều rằng những người chế tạo UFO khi bắt tay vào công việc của mình chẳng hề tính toán đến chất lượng khí động lực học của các thiết bị bay cũng như tỷ trọng của môi trường. Hoàn toàn rõ ràng là, chúng ta không thể biết được những vật thể ấy với các hệ thống hoạt động như thế nào mà không hề phụ thuộc vào những khả năng khí động lực học. Hệ thống động cơ ấy có lẽ phải loại trừ khả năng ma sát giữa các phân tử của môi trường xung quanh với vỏ của thiết bị.

        ĐỘNG HÌNH HỌC CỦA UFO.

        Động hình học của UFO là không bình thường. Luôn luôn thấy chúng bay theo kiểu dích dắc, chuyển động dạng làn sóng, dao động như đồng hồ quả lắc, “nhảy cẫng” trong không gian và dừng phắt ngay lại khi đang ở tốc độ đến chóng mặt.

        Vào đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1978, trên bầu trời thành phố Rôkiskix (thuộc nước Cộng hòa Litôpxki) phát hiện thấy một vật thể màu vàng, sáng như sao Kim. Nó chuyển động dích dắc, thi thoảng lại thắt vòng đứng và dừng lại. (Tạp chí Khoa học và đời sống, 1978, sô" 7, Vinhiut) 

        Vào lúc 19 giờ 18 phút ngày 14 tháng 9 năm 1961, tại căn cứ không quân Mỹ ở Hàn Quốc, trong vòng 10 phút đã quan sát thấy một vật thể trắng hình tròn. Chuyển động của nó hoàn toàn bất thường theo cả tốc độ và hướng bay. Trong một thời điểm nhất định, nó dừng lại hoàn toàn, bắt đầu tỏa ánh sáng chói lọi, nhiều màu sắc sặc sỡ và sau đó bay vút lên theo phương thẳng đứng. Khi xuất hiện chiếc máy bay phản lực ở gần đó, nó bay vụt lên phía trước, quay ngoắt một góc 90 độ, trở lại hướng bay cũ và cùng với sự cơ động đột ngột như vậy, bay mất hút về hướng Đông Nam. So sánh tốc độ của vật thể thì máy bay không sao đạt tới được.

        Ngày 2 tháng 7 năm 1978, trên bầu trời thành phố Matxcơva, xuất hiện một chấm sáng, hướng và tốc độ của nó luôn thay đổi. Sau đó chấm sáng ấy treo ở giữa trời và rồi mất hút sau 20 phút. Chúng ta thấy đấy, UFO chẳng hề có lập trình gì và cũng chẳng phụ thuộc gì vào môi trường khí quyển cả.

        Đài thiên văn của Vinhiut đã nhận được khoảng ba mươi thông báo từ các địa phương khác nhau với những tin tức về các vật thể giống như UFO mà các nước khác cũng từng quan sát thấy. Cuộc quan sát thú vị nhất xảy ra vào chiều ngày 20 tháng 8 năm 1974 ở một số nơi như: Raxâynai, Vinhiut, Ratviliskix. Sự quan sát của các nơi giúp cho khả năng xác định cơ bản về độ cao và kích thước của vật thể. Đã xác định được một vật thể hình kim tự tháp với kích thước 140 m, ở độ cao khoảng 20 km, treo gần như cố định ở một vị trí vào giữa buổi trưa thuộc phía bắc Raxâynai.

        Và cuối cùng, để kết thúc vấn đề về động hình học của UFO, chúng ta hãy xem xét đến một trường hợp xảy ra vào ngày 2 tháng 2 năm 1968 với chiếc máy bay DX-4 của Pêru khi đang bay trên đường bay Piura- Lima. Lái chính là Ôxvanđô Xanviti phát hiện thấy UFO trước tiên và thông báo cho hành khách qua đối không như sau: “Tất cả hành khách chú ý! Xin hãy nhìn qua các ô cửa bên phải thành tàu. Phía đó có một vật thể lạ đang theo dõi chúng ta. Đấy là UFO đấy!”. 52 hành khách và 7 nhân viên phi hành đoàn đã quan sát vật thể trong vòng một tiếng đồng hồ khi nó thực hiện “cuộc biểu diễn đặc sắc” quanh máy bay. Xanviti miêu tả cuộc gặp gỡ ấy như sau: “Chúng tôi bay ở độ cao 2100 m, khi đó tôi phát hiện thấy phía bên phải máy bay có một vật thể phát sáng. Trời bắt đầu tối. Vật thể phát ra những luồng sáng chói, có hình chóp nón lật úp và ở độ cao chừng 13 km, rồi tiến hành chuyến bay với cùng tốc độ, độ cao và hướng bay như của chúng tôi. Nói một cách khác, nó bay song song với chúng tôi nếu như chúng tôi có ý định quan sát nó. Tôi thấy vật thể thực hiện nhiều động tác cơ động và tất cả đều tiến hành ở tốc độ lạ thường. Nhiều lần nó vọt thẳng đứng lên phía trên, sau đó lại quay trở lại vị trí cũ. Tôi hướng dẫn hành khách để cho họ có thể quan sát được UFO. Tôi nói với họ là nó đang theo dõi chúng ta. Trong một thời gian ngắn, vật thể bay “tháp tùng” chúng tôi ở phía bên phải, lúc thì lên cao, lúc lại xuống thấp, nhưng vẫn giữ hướng bay song song. Sau đó, bất ngờ nó chuyển hướng bay thẳng về phía chúng tôi và như một mũi tên, bay đến trên máy bay. Quá trình đó, nó chiếu ra những tia sáng chói. Khi tiếp cận máy bay, phần trên của nó có màu xanh, phía dưới mầu đỏ. Nhưng khi bay ở phía trên máy bay, nó lại thay đổi màu sắc: phần màu xanh chuyển thành màu đỏ, còn màu đỏ thì lại chuyển thành màu da cam. Khi UFO bay qua đầu chúng tôi, tôi thấy phần dưới của nó có hình dạng như cái phễu. Tôi đồ chừng đường kính phần phễu lớn phía trên khoảng gần 230 phit”. UFO mất hút với tốc độ không thể nào tưởng tượng nổi.

        NHÓM CỦA KÔNĐÔN.

        Ngày 7 tháng 10 năm 1966, một nhóm của trường đại học Côlôratxki đã ký kết hợp đồng với lực lượng không quân Mỹ để nghiên cứu một cách cẩn thận, công tâm về hiện tượng đặc biệt của những UFO. Trong bản hợp đồng có đoạn: “Công việc phải được tiến hành trong điều kiện khách quan đến mức tối đa, không được có định kiến về vấn đề UFO. Sự công bằng ấy rất cần thiết cho việc nghiên cứu và công bố sự thật về phía chính phủ và trên lĩnh vực khoa học”.

        Lãnh đạo nhóm là nhà bác học nổi tiếng - giáo sư Kônđôn, người đã từng công bố cho các nhà báo rằng “khả năng hiện thực của các vật thể này là vô cùng ít ỏi... và rằng, sự điều tra của chúng tôi vấp phải những vấn đề mà tôi cho rằng đấy hoàn toàn là ảo giác”. Tiếp lời người lãnh đạo nhóm khoa học, nhà quản lý Rôbec Loi cho rằng, trong những lời khai của các nhân chứng có thể tìm được khá nhiều điều thú vị về chính các nhân chứng ấy hơn là những tư liệu khoa học nào đó (Bưu điện Đenver pôxt, ngày 9 tháng 10 năm 1966)

        Thế là, hội đồng “khách quan” đã được trang bị phương pháp “khoa học”, được diễn đạt cụ thể trong biên bản ghi nhớ mà R.Loi đã lập ngày 9 tháng 8 năm 1966. Phù hợp với phương pháp ấy là thủ pháp trong cách điều tra để chứng minh khách quan là không có hiện tượng đặc biệt:

        “Thủ pháp này, tôi nghĩ, có thể mô tả cho công chúng một đề án mà tổng thể sẽ nghiên cứu vật thể, nhưng theo các nhà khoa học thì có thể sẽ mô tả bằng hình ảnh cho một số người còn hoài nghi, sẽ cố gắng hết mức để đạt được kết quả, nhưng hầu như rồi chẳng thu được kết quả gì cả” (Đavit R.Saun-ders và R.Rôgiơ Hackin, “Có UFO hay không? Có đấy!”).

        Cuộc điều tra “khách quan” bắt đầu được tiến hành. Thực hiện thủ pháp tuyệt đối không dễ một chút nào cả, nhưng Kônđôn và Loi dựa vào khoa học, dũng cảm lao vào trận chiến. Từ 1500 cuộc quan sát, hội đồng lọc ra gần 100 trường hợp để xem xét, nhưng ngay cả điều ấy cũng không giúp gì được cho các mối liên hệ. Kết quả nghiên cứu trường hợp số 2 cho kết luận: “Ở đây, chừng như vấn đề UFO là có thực”.

        Khó khăn hơn cả lả trường hợp số 46 (ngày 11 tháng 5 năm 1950, Mac-Minvil, bang Ôrêgôn) có sự xác nhận bằng hai bức ảnh. Sau khi tiến hành phân tích bằng quang kế, kiểm tra hình thái hình học, phối cảnh, độ sáng v.v. thì đi đến kết luận: “Trường hợp này là một trong những báo cáo hiếm hoi về sự quan sát thấy UFO. Những yếu tố được xem xét (như hình học, tâm lý học, vật lý học) của các nhân chứng cho thấy vật thể kim loại lạ thường với dạng hình đĩa có đường kính 10 m đã bay qua trước mặt hai nhân chứng”. Và cũng đúng như sự chờ đợi, trong mọi chuyện không thể không có những người bỡn cợt.

        Vào tháng 2 năm 1967, Kônđôn nhận được một bức thư, tác giả của nó nói rằng bản thân có khả năng tiên đoán được sự xuất hiện của những UFO hình dạng tam giác vuông. Sau đó một tuần lễ lại xuât hiện bức thư thứ hai, rồi lại tiếp một bức nữa.

        Trong thư nói rằng người gửi đang có mối liên hệ thần giao cách cảm với những người ngoài hành tinh mà họ đang dự định hạ cánh vào lúc 11 giờ ngày 15 tháng 4 ở Xôn- Phlet (bang Iuta). Kônđôn gọi điện cho thông đốc bang Iuta và yêu cầu phải tổ chức theo dõi khu vực dự kiến hạ cánh ấy. Tất cả mọi việc được triển khai đầy đủ. Nhưng than ôi, không có cuộc hạ cánh nào xảy ra cả!

        Tiếp theo, có một người tên là Đichxơn, tự giới thiệu với tư cách là người đại diện cho nền văn minh ngoài trái đất. Ông ta nói là chỉ cần đưa cho ông ta 3 tỷ đô-la thì ông ta sẽ trang bị cho cảng hàng không những khả năng tiếp đón được các phi thuyền của người ngoài hành tinh đến, và yêu cầu đặt cọc trước là 3000 đô-la. ít lâu sau mới vỡ lẽ ra là “người đại diện của nền văn minh ngoài trái đất” kia vừa mới được xuất viện tâm thần xong. Kônđôn thì đã báo cáo về Oasinhtơn những lời đề nghị của Đichxơn mất rồi. Trên thực tế thì ai biết được có bao nhiêu người đã xuất viện kiểu như thế! Vào tháng 9 năm 1967, có một vị khách đến thăm Kônđôn nói rằng cụ ngoại của ông ta “đã đến từ chòm sao Anđrômet”. Theo lời kể của ông ta thì vợ ông ta thường xuyên giao du với những người thông thái ở ngoài vũ trụ. Khi Kônđôn đề nghị ông ta kể tỉ mỉ hơn, thì người ấy tỏ vẻ ngạc nhiên, nói: “Ông là kẻ đa nghi!”, rồi bỏ đi.

        Những chuyện tương tự như vậy có rất nhiều. Các buổi gặp gỡ với “những vị đại diện” của các giới mà các đại sứ của họ hoạt động dưới trái đất diễn ra liên tục. Kônđôn có đủ thời gian và tinh thần lạc quan tiếp họ trong các phòng của bệnh viện tâm thần.

        Không còn thời gian dành cho những hoạt động riêng và để phân tích từng trường hợp nữa. Trước khi hội đồng của Kônđôn công bố kết luận thì ngày 16 tháng 12 năm 1968, lực lượng không quân đã có quyết định dừng việc nghiên cứu những UFO. Trong quyết định nói rằng “quyết định về việc dừng nghiên cứu UFO là dựa trên cơ sở những kết quả của trường đại học Kôlôratxki...”.

        Bản báo cáo của Kônđôn được công bố vào ngày 1 tháng 1 năm 1969. Một tấm ảnh giả mạo được đăng trên trang bìa của bản thảo. Điều ấy đã nói lên thái độ tiêu cực của Kônđôn đối với chương trình. Phần kết luận do chính Kônđôn viết, nhưng không đưa vào cuối bản báo cáo như thường lệ, mà đưa ngay lên những trang đầu. Tuy vậy, đối với Kônđôn thì điều ấy lại rất lô gích: phần kết lập tức dẫn dắt người đọc nắm ngay được tình hình công việc và hiểu rằng chẳng cần phải đọc chi tiết làm gì nữa cho mệt. Như vậy sẽ đạt được ý định: chỉ cần biết kết luận của bản báo cáo là đủ, không cần quan tâm đến các nội dung khác. Tiếc thay, toàn bộ bản báo cáo có rất nhiều điều thú vị mà không thể giải thích nổi. Cách đặt vấn đề “khách quan” từ đầu làm cho mọi người tò mò.

        Trong hồi ký của Loi có những dòng như sau: “Để công việc đạt được kết quả tốt, cần phải có cách tiếp cận khách quan, nhưng điều đó có nghĩa là cho phép xác nhận khả năng việc tồn tại ƯFO là có thật. Hoàn toàn không có cơ sở cho phép phân tích một cách nghiêm túc khả năng ấy...”. Và tiếp nữa: “Công việc nghiên cứu của chúng tôi cần giao cho những người có tính đặc biệt hoài nghi để trong trường hợp nếu như không có đủ cơ sở bác bỏ những lập luận thì có thể dùng các tài liệu ấy chứng minh rằng mọi sự quan sát kia đều là tếu táo”. Kônđôn đã không lầm: mọi người vẫn tiếp tục viện dẫn bản báo cáo của ông ta, quen dần, tin dần vào những lời trích dẫn, bản tóm tắt do người khác đưa cho họ.      

CHƯƠNG II

NHỮNG NHÂN CHỨNG HÀNH TRÌNH CHÔNG GAI DẪN ĐẾN SỰ THẬT. 

        Có thể xuất hiện được hay không một cái gì đó mà anh chưa hề thấy bao giờ và chẳng hiểu tí gì về nó cả? Có thể có được hay không việc đại đa số người dân sống ở nhiều nước khác nhau đều thấy cái gì đó giống nhau, nếu như “cái đó” hoàn toàn không có trong thực tế? Nếu một nguời không có khái niệm về máy bay thì có thể cho đó là con chim, và với họ đó là thực tế khách quan quen thuộc - điều ấy hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng nếu người ta nhìn lên bầu trời, thấy một vật thể lạ lúc thì bay theo đường bay dích dắc, lúc thì dừng lại, lúc thì thay đổi hướng bay đột ngột, họ sẽ rơi vào trạng thái lúng túng, vì trong trường hợp cụ thể ấy không thể áp dụng được cảm tính trực quan hình ảnh của những vật thể và những hiện tượng của thế giới khách quan mà họ từng cảm nhận được trước đó. Rồi sau đó thì sao? Những nhân chứng có thể câm lặng, vì với họ, sự việc thật hiển nhiên và bí ẩn, nhưng cũng có thể ngược lại, họ sợ trở thành đối tượng bị chê cười vì cái thông báo kỳ cục về những điều đã xảy ra cho một trung tâm khoa học nào đó. Kết quả là sự thông báo sẽ nằm trên bàn của một nhà khoa học nào đó. Rồi tiếp theo? Nếu nhà khoa học ấy không ở vào thời kỳ “lão hóa khoa học” thì có thể vượt qua tuổi tác, nắm bắt những trường hợp tương tự, bắt tay vào nghiên cứu những gì mà các nhân chứng đã thấy. Còn nếu như nhà khoa học lão hóa quá sớm, tự đánh mất mất khả năng ngạc nhiên và sự ham muốn học tập, có tính kiêu ngạo, tự cao tự đại, cường điệu tầm quan trọng về kiến thức của bản thân và tin vào những lời nhận xét chắc chắn của mình, thì cũng chẳng cần quấy rầy họ làm gì cho uổng công, vô ích. Những nhà bác học như thế sẽ tìm thấy những cơ sở “khoa học” để bác bỏ những chuyện của các nhân chứng, thậm chí còn chẳng muốn tiếp chuyện họ nữa. Chẳng còn cách nào cả.

        Đành cứ bước tiếp thôi. Chúng ta không phải là những người theo chủ nghĩa bi quan. Tin tưởng rằng, không phải nhà bác học nào cũng già quá sớm. vẫn có những người muốn đi cho đến khi tìm được chân lý. Mà đi đến chân lý thì như C.Mác đã nói - đấy là đi đến tận nơi tồn tại thực tế. (C.Mác, Ph. Ảng ghen, tập 1, trang 29). Giai đoạn này, hành trình của chúng ta trong thực tế phụ thuộc rất nhiều vào sự thông báo của các nhân chứng. Những ai là nhân chứng? Và có thể tin họ được hay không?.

NHỮNG AI NHÌN THẤY UFO?

        Tuyệt đại đa số quần chúng, những người không muốn làm quen với chương trình những vật thể bay vô định từ những lý lẽ khoa học giả hiệu đều quan niệm rằng, chỉ những người đồng cảm mới “nhìn thấy” sự tồn tại của UFO. Quan điểm này không phù hợp với thực tế. “Bản báo cáo về UFO liên quan đến hàng triệu người- giáo sư Khainec phát biểu điều này tại phiên họp của Ban nội chính Liên hiệp quốc ngày 27 tháng 11 năm 1978 khi họ triệu tập thành phần từ 133 nước tham dự. Đa số là những nhân vật có trách nhiệm - những chuyên gia ngành vô tuyến, những nhà du hành vũ trụ, những phi công quân sự, những tổ bay thương mại, những người có chức vị cao và những nhà bác học cùng những nhà thiên văn học. Mới đây, viện Gatop trưng cầu ý kiến và thấy rằng 57% người dân Mỹ tin UFO là có thực” (“Ph.X.R.”, tập 24, số 6, trang 7). Chẳng phải là thời gian gần đây thôi, hiện tượng sét hòn đã từng là điều cực kỳ vô lý ư? Mọi người ai chẳng biết chuyện tiếu lâm về cái người lần đầu tiên trong đời nhìn thấy con hươu cao cổ trong vườn thú, rồi suốt ngày chỉ lặp đi lặp lại có mỗi một câu là không thể có con vật như thế được. Rồi cuối cùng thì người ấy cũng quen với ý nghĩ về hươu cao cổ như là một thực tế khách quan. Xét đoán theo đó, dường như các sự kiện được xáo trộn lên cho chúng ta cùng làm quen với ý nghĩ về thực tế của các vật thể bay vô định (và chính sự “xáo tung” các sự kiện lên ấy dẫn đến việc không thể mưu toan kéo dài sự không công nhận công khai tính chất thực tế của UFO. Chúng ta không thể loại bỏ chúng trong mệnh lệnh được.

        Hàng năm, hiện tượng UFO vẫn làm phong phú bằng các sự kiện mới, ngược lại với những câu chuyện về “ảo giác của những người được gọi là nhân chứng” và chứng bệnh tâm thần phân liệt tập thể. Sự không căn cứ của việc giải thích “ảo giác” hoặc “tâm thần” của những nhân chứng được nêu ra không chỉ một lần. Hãy tự đánh giá đi: số lượng những người quan sát thực nghiệm ở những vùng thưa dân cư, vùng núi và những vùng rừng rộng thì số lượng sự kiện tăng đáng kể so với vùng đông dân cư, trong khi cơ sở tâm lý của hiện tượng theo lô gích thì ta lại chờ đợi ngược lại. Chứng bệnh tâm thần đó rõ ràng được ghi nhận. Nhưng không phải là trước lúc quan sát, mà là sau đó, không nằm trong nguyên lý của sự quan sát mà chính là hậu quả của nó. Đồng thời cũng phải ghi nhận về những thay đổi của các nhân chứng nữa, có một số trường hợp cá biệt, nhân chứng đã bộc lộ việc phải xem xét lại mối quan hệ của bản thân với cuộc sống. Thế còn “cuộc diễu hành” trên trời vào ngày 21 tháng 9 năm 1910 mà báo chí của thế giới thời ấy đã đăng tin thì sao? Trong giới hạn, cả triệu người dân Niu Óoc đã theo dõi trong vòng 3 tiếng đồng hồ hàng trăm vật thể hình tròn tỏa sáng, bay ngang qua trên thành phố. Đấy là cái gì? Áo giác tập thể ư? (Những nhà phản biện chuẩn bị giải thích theo khuynh hướng thiên văn học à? Chẳng có gì ngạc nhiên cả. Ai cũng tìm cho mình sự loại suy nhất định. Những đại diện của thời kỳ đồ đá, lẩn khuất trong những cánh rừng vùng Nam Mỹ, vẫn cho rằng những chiếc máy bay mà họ từng quan sát được là một loài chim nào đó). Cách chắc chắn nhất dùng để bác bỏ những bằng chứng của các nhân chứng là làm mất uy tín của họ. Phương pháp “khoa học” này được áp dụng rộng rãi. Cứ nghĩ mà xem, nó mang lại kết quả không tồi đâu. “Nó đã tác động khá mạnh đến bản thân các nhân chứng, đến tâm lý và địa vị xã hội của họ hơn chính những sự quan sát” - Loi đã tuyên bố trong bị vong lục và ấn định nền tảng của sự “khách quan” của Kônđôn. Họ đã làm như vậy đấy. Cho đến tận bây giờ, những người phủ nhận sự thật UFO vẫn đang vỗ tay cho “sự khách quan” ấy. Duy có một lần họ không sử dụng phương pháp ấy là lần với Ghenri Phord Hai. Máy bay của Phord đang bay chở rất nhiều quan chức lãnh đạo của nhà máy ông ta đã bị một vật thể hình tròn, to lớn kinh khủng, có đường kính khoảng 150 - 200 m bám theo trong vòng nửa tiếng đồng hồ, điều chỉnh bay theo tốc độ của máy bay lúc đó xấp xỉ 1000 km/h ở độ cao 12000 m. Đấy là ngày 16 tháng 4 năm 1968. Vậy đấy, trường hợp xảy ra với Phord thì những người phản bác kia liền “im lặng”, vì họ rất nhạy cảm trong việc cần phải đụng vào đâu và sẽ nhận được cái gì. Ai hiểu được gì về cá nhân những nhân chứng? Clôt Pôer đã nghiên cứu đề tài ấy và công bố kết quả vào năm 1972. Những số liệu sau đây dựa trên sự phân tích 825 trường hợp nổi bật.

        Bảng số lượng nhân chứng: 

        - Không rõ 7,03%

        - Một nhân chứng 28,24%

        - Hai nhân chứng 16,97%

        - Ba nhân chứng 10,18%

        - Bốn nhân chứng 5,94%

        - Năm nhân chứng 3,76%

        - Từ 6 - 10 nhân chứng 7,03%

        - 11 - 100 nhân chứng 3,63%

        - Lớn hơn 100 2,91%

        - Không xác định 14,30%

        Bảng lứa tuổi nhân chứng:

        - Không có số liệu 80,73%

        - Đến 13 tuổi 1,94%

        - Từ 14 - 20 tuổi 3,64%

        - Từ 21 - 59 tuổi 12,85%

        - Lớn hơn 60 tuổi 0,85%

        Bảng nghề nghiệp của nhân chứng:

        - Không có số liệu 31,76%

        - Học sinh, trẻ chăn bò 3,39%

        - Công nhân nông nghiệp, công nhân bốc vác 7,03%

        - Thuỷ thủ, nội trợ, công nhân, lái xe tải 9,46%

        - Người phục vụ, thợ thủ công, nhân viên y tế, nhạc công, quân đội, cảnh sát 10,46%

        - Nhân viên cứu hỏa, người kiểm soát, nhà báo 9,46%

        - Giáo viên phổ thông, thợ ảnh, kỹ sư, bác sĩ, sĩ quan 8,36%

        - Những người trong nhà thờ, nhà thiên văn học, thuyền trưởng, phi công (quân sự và dân sự) 12%

        - Những người làm công tác khoa học, các giáo viên trung học, các nhà khí tượng 4,12%

        - Các giáo sư thiên văn học 4,36%

        G.U.Perâyra khi nghiên cứu 230 trường hợp đã rút ra số liệu tương đối sau đây đối với các nhân chứng: bản thân nhân chứng thấy rõ ràng: 217 trường hợp; thấy không rõ lắm: 76. Từ 30 loại nghề kể trên, ta thấy nhiều nhất là công nhân nông trang (38 trường hợp). Các trường hợp khác được đề cập đến là công nhân: 15; thương gia: 12; cảnh sát và cảnh sát giao thông: 13; quân đội: 7; kỹ sư: 7; bác sĩ: 5. Theo những số liệu do trưởng phòng khoa học của Bộ quốc phòng Pháp là Gaxtôn Alêchxich tổng hợp (tạp chí “Hiện tượng không gian”, tháng 6 năm 1976, số 48) có thể phân chia những nhân chứng người Pháp theo nhóm xã hội như sau:

        - Thiên văn học 5%

        - Nhân viên khoa học 5%

        - Phi công quân sự và dân sự 10% (quân sự ít hơn 1%)

        - Kỹ sư 12%

        - Thợ máy 20%

        - Quân đội 13%

        - Công nhân 15%

        - Người làm ruộng 15%

        - Chăn nuôi gia súc 15%

        Về phân chia theo lứa tuổi thì có thể tính như sau:

        - 10% nhỏ hơn 13 tuổi

        - 18% từ 13 đến 20 tuổi

        - 64% từ 21 đến 59 tuổi

        - 8% lớn hơn 60 tuổi

        Phân tích những thông tin eủa các nhân chứng, G.Alêchxich thấy rằng: so sánh các nguồn thông tin theo các kênh khác nhau, loại bỏ những nghi ngờ đi thì đến 80% hiện tượng thuộc về tính chất của hàng không vũ trụ. Điều ấy cho thấy rằng các nhân chứng đã quan sát rất tỷ mỉ những hiện tượng lạ, bởi trên cơ sở những quan sát ấy có thể liệt kê được những sự kiện nào thuộc vào lĩnh vực vật lý học hay hàng không vũ trụ. Vì vậy, nếu các nhân chứng thực sự hợp tác thì các chuyên gia có thể dễ dàng loại bỏ những gì không thích hợp trong quá trình điều tra. Nhìn từ góc độ kỹ thuật thì phải quan tâm đến những thông báo của những người làm công tác kỹ thuật hoặc các phi công. Mặt khác, các chi tiết nhỏ nhặt gây ngạc nhiên lớn lại thuộc về sự nhận xét của dân chúng vùng thôn dã, họ thường có số lượng người quan sát đông hơn cả.

        Trong thời kỳ từ năm 1947 đến năm 1952, các nhân viên của Edvarđa Rappel, người lãnh đạo nhóm đề án “cuốn sách màu xanh da trời” hồi đó đã chọn được 1593 thông báo trong đống số liệu. Được biết tỷ lệ những nhân chứng như sau:

        - Phi công và các thành viên tổ bay -17,1%

        - Bác học, kỹ sư và thợ máy - 5,7%

        - Nhân viên điều hành bay - 1%

        - Trắc thủ rađar - 12,5%

        - Các nhân chứng khác (quân đội và dân sự) - 63,7%

        Như vậy, phần lớn các nhân chứng đều có những kiến thức và cách tiếp cận nghiệp vụ cho việc quan sát những sự việc bất thường, hình dáng của vật thể theo cách của mình.

        Thử nghiệm đầu tiên được tiến hành phân tích kiểu thống kê các vụ việc quan sát UFO tại Liên Xô đã được L.M.Ginđilix, Đ.A.Mencôp và I.G.Pêtrôpxki tiến hành vào năm 1977 - 1978. Không thể không nhắc đến bản báo cáo của L.M.Xinđilix với tiêu đề “Thống kê những vụ quan sát UFO” trong cuộc hội thảo về “Nghiên cứu những vật thể dị thường trong môi trường xung quanh bằng phương pháp vô tuyến điện tử” được tổ chức ngày 28 tháng 10 năm 1979. Chúng ta được biết một loạt những số liệu thú vị, trong đó có cả sự phân hạng những nhân chứng Xô viết theo ngành nghề. Bản dẫn chứng với các nhóm người khác nhau đã đánh dấu công sức lớn lao của các nhân viên khoa học, những chứng nhân về sự xuất hiện UFO. Mối quan tâm lớn nhất đến chương trình UFO thuộc về các hiến binh Pháp. Những hiến binh khi biết tin về đường bay của UFO hoặc vị trí hạ cánh của nó là lập tức xuất hiện ngay, tiến hành gặp gỡ các nhân chứng, lập báo cáo chi tiết, chụp ảnh mọi dấu vết để lại nếu có. Hiến binh Pháp theo yêu cầu của nhân chứng có thể bảo đảm việc không công bố tên người cung cấp tin. Theo lời của đại uý Kervanđal thì, những nhân chứng đến thông báo những gì đã thấy cho hiến binh biết - là những người thuộc đủ các thành phần của xã hội, mọi lứa tuổi, nhưng đương nhiên, trước hết đấy là những người sống gần gũi với thiên nhiên, hoặc là những người thường xuyên đi lại. Đấy là những người không hề sợ việc phải giãi bày những gì mình thấy. Có thể, họ tin tưởng vào những người ngồi nghe họ kể, cũng có thể, với họ, những cảm xúc từng nếm trải còn lớn hơn sự ngại ngùng trở thành trò cười cũng nên. (Bài của đại uý Kervanđal được đăng ở tạp chí Quân đội ngày nay, năm 1975, sô 3. Những biên bản báo cáo của hiến binh Pháp từng được đăng trong các cuốn sách của G.K.Burre “Lời thách thức mới được đưa ra từ những vật thể bay vô định”, “UFO, tiếng nói của quân đội” và “Khoa học đối mặt với người ngoài hành tinh”).

        Những hiến binh Pháp cũng trực tiếp là những nhân chứng của sự xuất hiện UFO. Ngày 24 tháng 8 năm 1975, khoảng 25 người, trong đó có 15 hiến binh đã quan sát thấy trên vùng Sapen Xen Phrây (Xart, Pháp) một vật thể hình đĩa sáng chói, chuyển động từ phía Bắc sang phía Đông. Thời gian quan sát khá dài- suốt từ 22 giờ 30 phút đến 0 giờ 30 phút (miền Tây nước Pháp, ngày 26 tháng 8 năm 1975). Ngày 28 tháng 8 năm 1975, vào lúc 21 giờ 15 phút, hai hiến binh và những nhân chứng khác đã có mặt khi có một khối ánh sáng xuất hiện trên bầu trời, với quỹ đạo bay vô cùng lạ lùng. Địa điểm quan sát là Xen Giulen Xiu- Xiuran (Giura, Pháp). Những hiến binh còn chụp được cả một số ảnh.

        NHỮNG NHÀ THIÊN VĂN QUAN SÁT VÀ... KHÔNG HỂ NHẬN DẠNG ĐƯỢC GÌ.

        Trong năm, chúng tôi đã hai lần gặp gỡ các nhà thiên văn người Pháp là Bôđe và nhà bác học người Đức là V.Mâyer. Cả hai lần đều trong “Huyền thoại về người từ nơi khác đến” của V.Gubarep (báo Sự thật, ngày 2 tháng 3 năm 1980, Khoa học và đời sống, 1980, số 11). Những người từ nơi khác đến đều có hình dạng như nhau, nhưng huyền thoại thì khác nhau tuỳ thuộc vào sự mô tả. Nhà thiên văn người Pháp là Bôđe trình bày vào năm 1823 (“Không lầm đâu”, năm 1823) là do ma trơi và những ngọn đuốc và nhà bác học người Đức- V.Mâyer vào năm 1909 cũng trao đổi những cảm tưởng của mình về quả cầu lửa nổ được nhắc trong hai huyền thoại. Hơn nữa, trong trường hợp đầu tiên mà Bôđe miêu tả và Mâyer nêu ra như một bằng chứng làm cơ sở cho luận điểm về những vật thể bay vô định là không có thực, còn trường hợp thứ hai - thì lại như bằng chứng đưa ra từ phía những người ủng hộ việc UFO là có thực, để có thể nói rằng không thể nào có được kết luận đồng nhất. Luận cứ của kẻ xu thời u? “Tại sao các nhà bác học lại bình tĩnh đến thế?” - B.Gubarep hỏi. Câu trả lời rất đơn giản là: bởi vì chuyện đó - Bôđe, Mâyer và Menzel đã giải thích từ lâu rồi. Xuất phát từ chỗ Bôđe không phải là nhà thiên văn duy nhất, Mâyer cũng không phải là nhà bác học duy nhất, tôi đã quyết định tìm kiếm những thông tin về sự quan sát các vật thể lạ của các nhà thiên văn mà họ không thể giải thích được sự xuất hiện của chúng. Một bức tranh được hiện ra, dù không toàn cảnh:

        1686 - Kirkh (“Quả cầu sáng chói đến nỗi đọc sácii không cần phải thắp đèn”).

        1718 - Klôan (“Quả cầu của bầu trời sáng rực”).

        1762 - De Rôxtan (“Hình điếu xì gà có vòng bụi bao quanh”).

        1777 - Mexe (“Những chiếc đĩa màu sẫm”) 

        1802 - Phrita (“Chiếc đĩa màu sẫm gần mặt trời”).

        1813 - Vartman (“Vật thể hình điếu xì gà tỏa sáng”).

        1818 - Lôpht (“Vật thể lạ ở gần mặt trời”).

        1819 - Griutixôn (“Những vật thể màu sảm ở phía trước mặt trời”).

        1822 - Pactorph (“Những chiếc đĩa bay theo tất cả các hướng”).

        1834, 1836, 1837.

        1884 - Glêder (“Những chiếc dĩa sáng chói phát ra những đợt sóng ánh sáng với tốc độ cao”)

        1849 - Inglix (“Có hàng ngàn vật thể phát sáng”)

        1855 - Ritter và Smit (“Có một vật thể bay to lớn”)

        1859   - Caringtơn (“Hai vật thể bay”)

        1860 - Kheric và De Cupic (“Chuyến bay của những chiếc đĩa nhỏ màu đen”)

        1863 - Vônph (“Có một số lượng lớn những chiếc đĩa sáng chói bay từ phía Đông đến”)

        1871 - Truven (“Một tốp những vật thể phức tạp: hình tam giác, hình tròn, các hình dạng khác nhau. Có cảm giác như có vài cuộc diễu hành”)

        1882 - Maunđer - (“Một chiếc đĩa tròn lớn phát ra ánh sáng màu xanh”)

        1880 -Trô ki un - (“Hai chiếc đĩa tách ra từ vật thể hình điếu xì gà”)

        1898 - Kônđ và Phâytơn (“Một phi thuyền hình tròn có đường kính khoảng 70% của mặt trời”)

        Nếu như theo dõi lô-gich của V.Gubarep, việc đánh giá để dẫn đến chân lý thì chỉ cần nghe lời khai của các nhân chứng (mà những người đó không nhìn thấy gì hoặc nhìn không rõ) là đủ. Nhất quyết không hỏi những người mà những lời khai của họ có thể làm ảnh hưởng đến chân lý cần thiết đã được ấn định. Trong trường hợp UFO, chỉ cần hỏi nhà bác học người Đức là V.Mâyer và nhà thiên văn người Pháp là Bôđe thôi. Mà bạn đã được nghe chút gì về nhà thiên văn học người Pháp là Bôđe chưa? Xin mời hãy ngó vào quyển từ điển bách khoa của Pháp tên là “LAROUSSE” mà xem. Ở đó có những dòng như sau:

        “Bôđe (Iôgan Elert), nhà thiên văn Đức, sinh tại Hămbuôc (1747 - 1826). Là người chỉ ra phương pháp (Luật Bôđe) tính toán gần đúng khoảng cách tương đối của hành tinh đến mặt trời (1778) Không tìm thấy Bôđe nào khác nữa trong từ điển. Chúng ta tiếp tục tìm xem. Nhà thiên văn người Mỹ là Lincôn La Paz, vào năm 1947, trong chuyến du lịch sang Mêhicô bằng ô tô, ngày 10 tháng 7 đã phát hiện thấy một vật thể lạ, tròn to, treo bất động giữa các đám mây. Dừng xe lại, La Paz tính toán về khoảng cách và kích cỡ, về sự chuyển động thẳng đứng của vật thể và đi đến kết luận là UFO đang ở phía trước ông ta. (Trong rất nhiều trường hợp tôi không biết phiên âm tên họ theo tiếng Nga, nên đành phải sử dụng cách phiên thực tế vậy). Giáo sư A.Khon, nhà thiên văn của đài thiên văn Laienxcaia (Arizôna, Mỹ) đã quan sát UFO qua kính thiên văn vào lúc 13 giờ ngày 20 tháng 5 năm 1950. Khon đã tính được cự ly, tốc độ và đường kính của vật thể. Giáo sư Xâymur L.Khex của trường đại học Phloritxki đã quan sát thấy UFO lúc 12 giờ ngày 22 tháng 5 năm 1950. Thời gian đó Khex cũng ở đúng đài thiên văn mà trước đó hai ngày nhà thiên văn A.Khon đã quan sát thấy vật thể bay 

        Nhà thiên văn nổi tiếng người Anh là Garônd Perxi Vinkinx, một trong những nhà lãnh đạo Hiệp hội thiên văn Anh quốc, hội viên của Hiệp hội thiên văn Pháp, hội viên danh dự của các hiệp hội thiên văn Mỹ, Tây Ban Nha, luôn luôn bác bỏ “những chuyện bịa đặt” về những vật thể bay vô định, vào ngày 11 tháng 6 năm 1954 đã “đối mặt” với ba UFO khi chúng chậm chạp bay lên trên những đám mây. Thời điểm đó, bản thân Vinkinx đang ở trong máy bay bay về hướng Atlanta (bang Giorgia, Mỹ).

        Giáo sư Ph.Khanxted ở đài thiên văn Đarlingtơn kể như sau: “Chính phủ Mỹ biết UFO là thứ gì rồi, nhưng họ sợ sẽ gây ra hoảng loạn khi công bố sự thực. Rất nhiều nhà thiên văn chuyên nghiệp đã khẳng định UFO bay từ hành tinh khác đến hoặc từ hệ mặt trời khác đến. Có khả năng là họ sử dụng sao Hỏa làm căn cứ” (Tờ Diễn đàn, ngày 7 tháng 7 năm 1954).

        Giáo sư G. Đuncan Phlettre của Hiệp hội thiên văn Kênhixki đã quan sát được chuyến bay của UFO vào ngày 15 tháng 10 năm 1954.

 

        Nhà thiên văn Râyna: “Chúng tôi đang quan sát vệt bay của vệ tinh “Ekho-2”, thì thấy UFO hạ xuống vuông góc với quỹ đạo vệ tinh. Khi UFO vào giữa tâm kính, nó thay đổi hướng chuyển động về phía “Ekho- 2”. Nó dịch chuyển từ Đông sang Tây trong vòng 8 giây. Sau đó nó lại xuất hiện vào lúc 20 giờ 52 phút ở phía Đông Nam và tiếp tục làm các động tác cơ động như cũ. Vào lúc 21 giờ, nó bay qua đỉnh đài thiên văn một lần nữa. Thật thú vị khi vật thể di chuyển đến gần vệ tinh “Ekho-2”. Lúc đó có thể xác định được kích thước của nó. Bóng của vệ tinh quan sát được khoảng 41 m khi nó bay ở độ cao 1300 km. Tương tự, UFO phải có đường kính đến 120m. Nếu so sánh tốc độ của nó với tốc độ của vệ tinh (28000 km/h) thì có thể nói rằng nó bay với tốc độ lớn hơn 100000 km/h.

        Ngày 8 tháng 10 năm 1957, UFO được quan sát thấy ở vùng Tulu. Người cộng sự của đài thiên văn Tulu đã quan sát chuyên bay của vật thể bằng mắt thường và bằng kính viễn vọng có bội số 30. Đã đánh dấu được ba vị trí xuất hiện, lấy độ cao, thắt vòng đứng và hạ độ cao. Nhiều nhân chứng đã khẳng định chuyến bay của UFO.

        Chúng ta trở lại thế kỷ XIX một lần nữa.

        Mục sư Rit là người ham mê thiên văn học, đã thông báo rằng, vào tháng 9 năm 1851 ông đã quan sát thấy hơn một trăm vật thể. Trong vòng mười tiếng đồng hồ, các vật thể đó di chuyển về các hướng khác nhau. Vào năm 1863, Henri Vannher cũng quan sát thấy cảnh tượng tương tự, và để phòng xa, ông đã thông báo những gì đã thấy cho đài thiên văn Surich. Giáo sư Vônph trả lời Vannher rằng, đài thiên văn Capôđimônte (gần Nheapôn) cũng đã theo dõi được cuộc diễu hành của hàng trăm quả cầu chiếu sáng. Năm 1883, nhà thiên văn Bônhin đã chụp ảnh UFO khi nó xuất hiện chớp nhoáng qua kính thiên văn. Còn ngày 12 và 13 tháng 8 năm 1883, ông đã đếm được 1166 vật thể nhỏ hình ê-lip diễu qua mặt trời ở khoảng cách ngắn hơn khoảng cách giữa mặt đất đến mặt trăng.

        Như vậy, những nhà thiên văn cũng đã từng quan sát thấy cái gì đó. Họ có thấy được tất cả những gì bí ẩn ở trên trời hay không? Than ôi, không! Vừa rồi, các nhà bác học ở đài thiên văn Nheapôn đã công bố rằng, cho đến thời điểm này, họ không hề thấy những gì không giải thích được ở trên bầu trời. Nhưng đừng quên rằng, “nhà thiên văn chuyên nghiệp thời nay được trang bị những thiết bị tối tân, loại trừ được những gì trực tiếp liên quan tới bầu trời, không như những bậc tiền bối (xưa kia thi thoảng lại phải bỏ thiết bị để nhìn ra bầu trời bằng mắt thường) (L.M., báo cáo “Theo dõi thống kê UFO”).

        Ph.Gard cũng có cùng quan điểm tương tự như vậy (“Những thợ săn UFO”): “Không được sơ xuất cho rằng không phải tất cả mọi nhà thiên văn đều liên tục bám chặt vào bầu trời và để hoàn tất được mọi chuyện tính toán đòi hỏi phải ngồi ở bàn làm việc”.

        Chúng ta quay trở lại bài báo hồi tháng Ba của V.Gubarep “UFO trên châu Úc! Tin giật gân phát ra từ Menburn. Một nhóm nhà quay phim đã công bố những thước phim quay về một UFO từ xa”. Những dòng tít lớn được đăng tải trên các báo, rất nhiều cuộc phỏng vấn trên vô tuyến... Duy có một thông báo ít người để ý đến là: giám đốc đài thiên văn Tân tây lan Nam Anpa là Đêvit Mâybin công bố rằng trên các tấm phim mà các nhà quay phim quay được không phải cái gì khác mà chính là sao Kim, và nếu như quan sát từ máy bay hay từ xe ô tô đang chuyển động thì sẽ có cảm giác là sao Kim cũng chuyển động đúng với tốc độ như vậy, giống như ấn tượng nêu về “vật thể vô định” (Báo Sự thật, ngày 2 tháng 3 năm 1980).

        V.Gubarep vừa đúng lại vừa không đúng. Đúng vì thích hợp với chúng ta: tin ấy ít người để ý vì đơn giản là ít người phát hiện thấy. Không đúng tương đối với thế giới còn lại vì họ không chỉ quan tâm mà còn hưởng ứng nữa. Một trong những số báo hồi tháng giêng của Luân đôn, tờ “Đâyli têlêgrap” đã đề cập đến vấn đề sao Kim trong bài xã luận: “Sự hoài nghi của khoa học là một điều tốt, nhờ đó mà chúng ta tiến sâu hơn. Đúng là những tấm ảnh của các vật thể bay phản ảnh một vấn đề gì đó cũng được: từ biển báo giao thông đến trứng la-cooc, nhưng chúng đều do con người làm ra, chúng ta không có cơ sở để không tin. Ngoài ra, những vật thể còn hiện rõ trên màn hình rađar nữa. Nếu nhà bác học nào cho rằng vật thể quan sát được ấy là sao Kim thì có thể bình tâm đi đến nhà thương điên được rồi”. V.Gubarep không quan tâm đến các thông tin đăng trên tạp chí “Kỹ thuật - tuổi trẻ” (năm 1979, số 12). Ở đó đã đưa ra cách giải thích dựa theo các số liệu của những người làm công tác khí tượng ở Trerri: “Không khí ẩm và lạnh nằm bao bọc trên các đảo vùng biển. Gió theo hướng Đông - Tây thổi mạnh trên các tầng, đưa không khí khô và nóng đến. Những phản xạ của rađar được ghi qua các trạm rađar ở Velingtơn có liên quan đến hiệu ứng “khúc xạ ánh sáng trong vũ trụ ở trong những điều kiện đặc biệt”. Còn những gì liên quan đến việc quan sát được bằng mắt thường thì họ cho là có lẽ đấy là sự khúc xạ của những ánh đèn trên các tàu thuyền đánh cá trong thời gian đánh bắt ngoài biển”. Vậy thì ai có thể hoàn toàn bình tâm đi đến nhà thương điên! Và bây giờ thì các bạn tự mình tin lấy điều đó. Nhưng trước tiên, chúng tôi lưu ý đến một sự kiện thú vị: ngày 30 tháng 12 năm 1978, xuất hiện trường hợp trong hàng loạt trường hợp, còn chúng ta thì lặng im. Một năm trôi qua, bất ngờ lại có sự giải thích về “ánh sáng bị uốn cong trong vũ trụ”. Sau đó 2 tháng là bài báo của V.Gubarep. Bài báo chỉ độc có 2 câu nói về sự kiện, còn lại là giải thích quá nhiều. “Biết hỏi ở đâu cho đến nơi đến chốn rằng cái gì đã từng xảy ra?” - người ta hỏi tôi.

        Hiểu cặn kẽ - đấy là điều mà các độc giả quan tâm. Bản thân V.Gubarep cũng chẳng hiểu được đến nơi đến chốn, nếu xét theo góc độ bài báo của ông ta.

        Phóng viên đài truyền hình Úc tên là KPhogarti nghe được chuyện một viên phi công của Niu Dilân đã quan sát thấy vật thể bay vô định vào ngày 21 tháng 12 năm 1978 trên vịnh Cuc (nằm ở giữa Nam và Bắc đảo Niu Dilân). Người phóng viên chân chính ấy quyết định thử di tìm vận may. Chiều ngày 30 tháng 12, anh ta cùng bay với nhà quay phim của đài truyền hình Úc theo đúng đường bay ấy. Ngày 31 tháng 12, đã có được cuốn phim dài 7 phút ở Menburn.

        Sau khi cất cánh khỏi Velingtơn được 10 phút, tất cả đều quan sát thấy những quả cầu phát sáng ngày càng tăng, chiếu dọc theo bờ biển và thành phố Caicuru. “Chúng tôi sợ hãi khi trắc thủ rađar của Velingtơn thông báo rằng có một vật thể ở ngay sau đuôi máy bay của chúng tôi, sau đó lại có bốn hay năm vật thể nữa cùng sáp nhập với nó”, - Phogarti kể. Đại uý Bin Xtarlap, người lái chiếc máy bay chở nhóm phóng viên ấy nói về UFO lớn nhất như sau: “Nó cách máy bay khoảng 20 km. Sau đó còn 16 km. Tôi quyết định tiếp cận nó, nhưng nó vẫn giữ cự li ấy. Trắc thủ rađar của tàu phát hiện nó trên màn hình, sau đó thì ngạc nhiên hết mức: nó xuất hiện ngay trên đầu máy bay chúng tôi, rồi lại xuống phía dưới máy bay và biến mất hút, Vật thể đã thực hiện những động tác cơ động giống như chúng tôi”. Có 2 vật thể hình ô-van sáng chói là nhìn rõ nhất, hình dạng bên ngoài của chủng giống như ảnh chụp của sao Mộc vì có vành sáng, sau đó phía bên phải của máy bay lại thấy xuất hiện một vật thể nữa. Thêm vào đó, vật thể lớn nhất chỉ có thể gọi là hình ô-van khi nó căng hết cỡ (có ảnh công bố ở tạp chí Tổ quốc của Bungari ngày 27 tháng 4 năm 1979, số Cool. Các bạn không cảm thấy rằng trong trường hợp này có quá nhiều sao Kim chuyển động tương đối quanh máy bay hay sao? Các bạn có quyền xét đoán là: người phi công giàu kinh nghiệm kia có phải là kẻ nói dối hay không? Và như vậy thì cứ mỗi lần khi gặp một trường hợp nào đó, phi công cũng đều cho là sự xuất hiện của UFO. ít nhất là có 12 cảnh sát báo cáo rằng họ đã thấy một vật thể màu xanh da trời sáng chói trong vòng ba tiếng đồng hồ đã bay rất tuỳ tiện trên vùng bờ biển phía Đông Bắc nước Úc. Liệu bạn có cơ sở cho rằng các cảnh sát kia cũng là những kẻ nóỉ dối hay không? Còn những nguồn tin về vật thể giống như sao Kim lại không đáng quan tâm: Kiểm Soát viên không lưu của Velingtơn là Dzeph Kozer thông báo: “Chủng tôi đã đăng ký những trường hợp do 6 phi công bay trên 3 máy bay loại “Argoza” phát hiện trong vòng 10 ngày, đồng thời có nhiều trường hợp xuất hiện những chấm sáng trên màn hình rađar. Chắc chắn rằng, những hiện tượng lạ lùng này đều được quan sát và theo dõi”. Bạn có cơ sở để cho rằng những trắc thủ không lưu theo dõi những mục tiêu xuất hiện trên màn hình là những người thích đùa không?

        Chúng ta cần quay lại bài báo của V.Gubarep: “UFO trên nước Úc!” - tác giả viết có nhầm lẫn. Bởi vì trường hợp được đăng là trường hợp xảy ra ở Niu Dilân. Trong hai “Huyền thoại về những người hành tinh khác” được D.Menzel - nhà thiên văn người Mỹ nhắc lại, vấn đề, ông ta là kẻ thù điên cuồng nhất của UFO (xem I.A.Krưlôp “Chú voi và chú muỗi”). Các trích đoạn từ sách của D.Menzel (trang 9 -32). Vào năm 1962, trong cuốn dịch sang tiếng Nga đã được công bố, D.Menzel bổ sung “một chương mới viết cho nhà xuất bản Nga” (“Về những đĩa bay”,M. 1962). Nói một cách khác, những chương đó không xuất bản ở phương Tây, và những độc giả phương Tây không hề biết nội dung của nó, nhưng chúng ta có một ưu việt là chúng ta không xem thường họ. Ở trang 330, D.Menzel viết: “Khi tôi viết cuốn sách này, tôi có rất ít bằng chứng để so sánh, ngoài niềm tin rằng, những hiện tượng ấy có lẽ hoàn toàn không giống gì với những người ngoài vũ trụ”. Hãy đồng ý rằng, cách tiếp cận này không “có thể”, và việc xác định đầy đủ chẳng dựa trên sự tiếp cận khoa học chân chính nào hết. Để chứng minh, bản luận án lập luận bằng các dẫn chứng, mà như nhà thiên văn người Mỹ D.Menzel thì các dẫn chứng lại lấy ra từ luận án. Kinh nghiệm nhiều thế kỷ đã tin vào con người vì sự lập luận vững vàng, bằng chứng xác đáng - đấy là đặc tính quan trọng của sự tư duy đúng đắn. Bằng chứng và những phương pháp của nó đã đứng ở trung tâm sự chú ý của hầu như tất cả sự lô-gich từ khi xuất hiện ngành khoa học về tư duy. Nhưng Menzel cần gì đến lô-gich, khi mà lòng tin của ông ta có thừa?

        Còn lại nguyên vẹn cả chuỗi những sự quan sát bí ẩn, mà không thể nào giữ trong im lặng được. Những sự quan sát này có liên hệ gì với UFO không? Rất có thể.

        ĐIỀU GÌ XẢY RA TRÊN MẶT TRĂNG?

        Trong bản danh sách liệt kê những sự dị thường của mặt trăng được NASA công bô vào năm 1968, đề cập đến 579 những sự khá lạ lùng, tập hợp trong thời gian bốn thế kỷ và cho đến tận bây giờ cũng vẫn không tìm được câu trả lời nào cả. Xin được nhắc đến những trường hợp từng quan sát được vào ngày 26 tháng 11 năm 1956: có những vật như hình chữ thập chiếu sáng chói, những điểm chấm, những hình tam giác, những hình vuông tỏa sáng, sự biến mất của các miệng núi lửa, sự xuất hiện của “những bức tường”, những vật thể phát sáng chuyển động, những luồng ánh sáng cắt qua những miệng núi lửa và những ngọn núi, những hình dạng hình học, những giao thông hào màu sắc kéo dài chuyển động với tốc độ 6 km/h. Hiệp hội thiên văn Hoàng gia Anh còn lưu giữ bản phúc trình của nhà thiên văn Birt lập vào năm 1871 gồm 1600 lần quan sát. Birt đã quan sát miệng núi lửa Platôn trên mặt trăng, thấy những tín hiệu sáng, những hình dạng hình học, những vật chuyển động. Không có đủ lý giải để bác bỏ những điều quan sát hoặc để dèm pha những điều quan sát ấy. Nhận xét về giả thiết này hay giả thiết khác đều mang tính khoa học, không thể lờ các sự kiện đi được. Mà sự kiện thì lại quá đơn giản: các nhà du hành vũ trụ Mỹ đã ghi nhận được những vệt song song khi họ ở độ cao không lớn lắm. Ai đã để lại những vệt ấy trên mặt trăng? Những phi thuyền “Apôlô 10” và “Apôlô -11” của Mỹ trên đường bay qua miệng núi lửa Arixtar đã ghi được những hiện tượng ánh sáng lạ lùng, lặp lại theo từng vòng bay. Dưới mặt đất cũng quan sát thấy hiện tượng ánh sáng ấy.

        Người phản kháng đĩa bay nổi tiếng là giáo sư Đgiây Grinac đã xác nhận rằng, vào năm 1963, ông ta cùng với bốn nhà thiên văn khác ở đài thiên văn Phlecxtap (bang Arizôn) đã quan sát thấy trên mặt trăng có 30 vật thể phát sáng di động. Chúng có kích thước khổng lồ (5km X 300m). Các vật thể ấy chuyển động trong đội hình nghiêm ngặt. Các vật thể nhỏ (chúng có đường kính 150 m) di chuyển giữa các vật thể lớn. Các thiết bị đặc biệt đã phát hiện thấy dưới vỏ mặt trăng có những hang động lớn. Nằm dưới độ sâu vài chục kilômet, chúng có thể có nhiệt độ bảo đảm cho cuộc sống. Một trong những hang động đó ước chừng độ rỗng khoảng 100 km khối. Theo lời của K.Xagan thì “những điều kiện ở dưới bề mặt của mặt trăng chắc là sự thuận lợi cho cuộc sống tồn tại” (tháng 5 năm 1962). Quan điểm ấy cũng được Alêchxanđrơ Đây - nguyên là giám đốc đài thiên văn Puncôp đề cập vào năm 1961. Sự bí hiểm còn lại là những vòm khổng lồ, thay đổi màu sắc và không hắt bóng, cứ như chúng cho ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua vậy. Mặt trăng chứa một số lượng lớn tài nguyên thiên nhiên. Có gì là ngạc nhiên khi ai đó sẽ sử dụng nguồn tài nguyên giàu có ấy trong vòng hàng ngàn năm nữa?.

        CÁC NHÀ DU HÀNH VŨ TRỤ MỸ ĐÃ THẤY NHỮNG GÌ?

        “Mọi người tin vào những xác nhận của các nhà du hành vũ trụ và các phi công vũ trụ, - V.Gubarep viết, vậy tại sao không công nhận họ là những người đồng minh? - những nhà tuyên truyền của UFO quyết định” (báo Sự thật, ngày 2 tháng 3 năm 1980). Tại sao lại không đưa họ vào danh sách những bạn đồng minh? - những người tuyên truyền đã quyết định không tồn tại UFO. Thế là nổ ra cuộc ẩu đả. Để khởi đầu, chúng ta giải thích thế này: thực tế chuyến bay vào vũ trụ đã là cơ sở đầy đủ cho việc khẳng định hay phủ định tính thực tại của UFO chưa? Các bạn hãy đồng ý một điểm rằng, chương trình chắc đã được quyết từ lâu, nếu những phi thuyền vũ trụ của mặt đất không va vào quá nhiều UFO, tựa như ta va vào những khách hàng khi ta lách qua họ để đến đài phun nước ở trung tâm Bách hóa tổng hợp quốc gia vậy. Sự phong phú của UFO như thế lại không ghi dấu lại được. Con người bay vào vũ trụ, và khi trở về mặt đất, có thể nói rằng họ không thấy UFO. Và chúng ta cũng vẫn phải tôn trọng những lời nói ấy vì chúng ta chẳng có căn cứ nào để mà không tin cả. Nhưng “không nhìn thấy UFO” không có nghĩa là sự đồng nghĩa với “UFO không tồn tại”, thành thử “không nhìn thấy UFO” không thể là sự chứng minh việc không có những vật thể bay vô định. Phi công vũ trụ hay nhà du hành vũ trụ là người không thấy UFO có thể bổ sung: “Tôi cho rằng chúng không tồn tại”. “Tôi giả định rằng chúng ta lẻ loi trong vũ trụ” hoặc là tương tự như vậy, nhưng điều đó chỉ là ý kiến đề xuất, những sự nghi ngờ, chứ tuyệt đối không phải là sự chứng minh rằng không có UFO. Con người bay vào vũ trụ, có thể nói rằng họ đã nhìn thấy một vật thể nào đấy mà sau khi phân tích mọi khía cạnh thì cho rằng chúng là vật thể bay vô định. Và chúng ta cũng phải tôn trọng ý kiến ấy vì chúng ta không có căn cứ nào để không tin. Tất cả phi công vũ trụ và các nhà du hành vũ trụ đều có mức độ tin cậy như nhau, vì thế, những gì họ nói đều dược ghi nhận như nhau. Nhưng điều “tôi không trông thấy” do một phi công vũ trụ hay một nhà du hành vũ trụ nào đó nói không mang nghĩa là không có UFO. Vì trong thời gian ấy, việc “đã nhìn thấy” như thế nào do người khác kể lại chứng minh về sự tồn tại của chúng, và cho hy vọng rằng những ai chưa thấy thì vẫn còn có khả năng gặp. Vấn đề “thấy - không thấy” tôi có đủ cả. Những ai muốn quay trở lại với những lập luận ấu trĩ về sự không có UFO, dựa trên những sự phản ảnh cá biệt của một phi công vũ trụ bay một nhà du hành vũ trụ nào đó là không hề nhìn thấy UFO, thì có thể cứ tiếp tục suy diễn theo kiểu đó. Như vậy, người ta sẽ thường xuyên đặt câu hỏi: “Có đúng là các phi công vũ trụ Mỹ đã nhìn thấy UFO không?”. Phải thật thận trọng khi trả lời câu hỏi này, vì chỉ những người trực tiếp liên quan đến chương trình theo dõi vũ trụ của Mỹ, hoặc chính những phi công vũ trụ mới có thể trả lời được. Xin định hướng vào câu trả lời của Môrit Satlen - một trong những người sáng lập của “Apôlô”, người phụ trách hệ thống thông tin liên lạc. Trong cuốn “Tổ tiên của chúng ta đến từ vũ trụ”, ông viết rằng: cái cảm giác về sự quan sát các vật thể bay vô định tồn tại xuất hiện ở tất cả các chuyến bay khi bay theo chương trình của Mỹ. (Satlen không truyền bá những giả thuyết trừu tượng. Theo ý kiến của ông, UFO - có xuất xứ từ ngoài hành tinh).Satlen viết rằng, Uônter Sira là người đầu tiên sử dụng mật khẩu “Xanta-Klaux” (ông già Tuyết) để chỉ những UFO quan sát được (chuyến bay theo quỹ đạo của “Mercuri- 8”). Trong chuyến bay của “Apôlô-8” (từ ngày 21  đến ngày 27 tháng 12 năm 1968, Ph.Bocinan; Đ Loien, V.Anđec). Đgiây Loien khi ở trên quỹ đạo mặt trăng, kể lại: “Chúng tôi vừa nhận được thông báo là Xanta-Klaux chính thức đang tồn tại” dù rằng đã qua ngày Nô-en, ngày 25 tháng 12 rồi. Việc nhắc đến Xanta-Klaux khá đúng lúc làm cho Loien đề cập đến rất nhiều vấn đề như những minh chứng cho sự quan sát thấy cái gì đó bất thường, nhất là khi bay trên vùng khuất của mặt trăng. (Các bạn có cảm thấy rằng, Loien đã làm mất ý nghĩa trong những câu diễn giải khác không?). Đgiây Măc Đivit là người đầu tiên chụp được ảnh vật thể bay vô định (“Đgieminhi-4”, ngày 4 tháng 6 năm 1965, bức ảnh đã được đăng ở tạp chí Khoa học và đời sống, năm 1978, số 8, trang 72). Những người không cho là có sự tồn tại của UFO đã cố gắng bắt Măc Đivit phải giải thích cho họ về cái vật thể đã quan sát được ấy. Câu trả lời của phi công vũ trụ rõ ràng là gay gắt.... Đ.Cuse - tác giả của cuốn sách viết về “Tam giác Becmut” đã hằn học đối với những câu chuyện liên quan đến UFO, yêu cầu Măc Đivit và cả Loiren nữa bình luận về sự kiện ấy. Phi công vũ trụ người Mỹ - Măc Đivit đã trả lời thế này: “Để trả lời bức thư ngài viết hôm 22 tháng 1, tôi xin thông báo rằng, trong thời gian chuyến bay của mình trên con tàu vũ trụ “Đgieminhi-4”, rõ ràng tôi đã thấy cái mà một số người vẫn gọi là UFO. Tôi nhớ rằng những chữ cái “U” “F” “O” viết tắt được cắt nghĩa là “Vật thể bay vô định”. Vật thể mà tôi thấy là vô định. Nhìn chung, không thể kết luận được rằng đấy là con tàu vũ trụ nào đó của một hành tinh nào đó xa xôi trong vũ trụ, mà cũng không thể cho rằng đấy không phải là một phi thuyền vũ trụ được. Chỉ có thể rút ra một điều: trong chuyến bay, tôi đã thấy một vật thể, mà tôi và bất kể một ai khác nữa cũng không thể xác định được nó là cái gì”. (Loiren Đ.Cuse, “Tam giác Becmut”, Matxcơva 1978, trang 248). Đấy là câu trả lời của một phi công vũ trụ trả lời các bạn mà không được trích dẫn trong “Huyền thoại về những người ngoài hành tinh”.

        Ngày 4 tháng 12 năm 1965, Ph.Bocman và Đ.Loien (Đgieminhi-7) đã phát hiện thấy hai UFO và tiến hành chụp ảnh chúng. Qua những tấm ảnh, thấy rõ là những UFO này có dạng hình nấm. (Về sau này, Bocman lại nói là “những đĩa bay” không tồn tại, nhưng mà... những tấm ảnh thì vẫn còn). Ngày 22 tháng 5 năm 1969, T.Xtapho và Đ.Iang (“Apôlô-10”) trong thời gian quay phim về trái đất đã quay được UFO ở gần quỹ đạo mặt trăng. Trước chuyến đổ bộ xuống mặt trăng (“Apôlô-11”), Etvin Ođrin đã chụp được ảnh hai UFO trong chuyến bay. Những tấm ảnh đó được đăng trong tạp chí “Môđen pipl” (tháng 6 năm 1975). Số phận của phi công vũ trụ Gônđôn Cuper kể cũng lạ. Là phi công giỏi trong các chuyến bay trên “Mecuri-9” (năm 1963) và “Đgieminhi-5” (năm 1965), nhưng anh ta lại không được tham gia trong các chương trình của “Apôlô”. Satlen viết rằng, G.Cuper không chỉ là một phi công vũ trụ, mà còn là nhà bác học tin tưởng vào sự tồn tại của nền văn minh ngoài trái đất đã từng đến với trái đất từ xưa kia và cả bây giờ nữa.

        Trong thư của G.Cuper được đọc ở Ban nội chính Liên hiệp quốc ngày 27 tháng 11 năm 1978, người phi công vũ trụ đã khẳng định niềm tin của mình vào sự viếng thăm trái đất của những phi thuyền và phi hành đoàn ngoài hành tinh. Theo lời của Cuper, nguyên phi công thuộc lực lượng không quân Mỹ, từ năm 1951, trong vòng 2 ngày liền đã gặp UFO với các kích cỡ khác nhau ở châu Âu. (“PSR”, số 6, tháng 4 năm 1979).

        Thế đấy đến đây chúng ta tạm dừng chuyện nói về những phi công vũ trụ Mỹ, những người đã thấy hoặc đã chụp ảnh được các vật thể bay vô định.

        NHỮNG PHI CÔNG VŨ TRỤ CỦA CHỨNG TA NGHĨ GÌ VỀ NHỮNG NỀN VĂN MINH NGOÀI TRÁI ĐẤT VÀ UFO?

        Chuyện về những nhà du hành vũ trụ Xôviết mang tính chất đặc biệt. Đối với những nhà du hành vũ trụ, nhân dân chúng ta rất kính trọng họ, cùng vui mừng với những thành tích họ đạt được và cùng tưởng nhớ đến những người đã khuất... Không nên lôi kéo họ vào cùng với những bài viết nghi hoặc về “những đĩa bay” mà trong đó là cả một sự lộn xộn hết mức, sự trình bày cẩu thả, sự sai lệch các số liệu. Kiểm tra những cái đó thật dễ ợt. V.Gubarep trình bày những điều ấy chẳng để làm gì cả. Thật dáng tiếc, “Huyền thoại về những người ngoài hành tinh” trong tạp chí Khoa học và đời sống đã giới thiệu chúng ta với một nhân vật Xưsich đần độn, tin vào người ngoài hành tinh và nhân vật Vetrôp- một con người tỉnh táo, quen công việc với các sự kiện. “Xin mời cứ uống trà thật tự nhiên, - chúng tôi đọc được trong “Huyền thoại..”. - Xưsich say ngà ngà khi uống một ly duy nhất, bởi trong nhà này không bao giờ mời thêm ly khác. Câu chuyện được mở đầu như vậy”. Câu chuyện đã khơi mào, và tất nhiên rồi, chuyện về những vật thể bay vô định như vậy “nhẹ nhàng” dừng lại ở cái tính chất hiện thực của nó, rằng để cười nhạo tất cả dự án cũng chẳng khó khăn gì, đặc biệt nếu như Vetrôp là người phản biện mà lại “ít hiểu biết về “đĩa bay”, nhưng lại quen nhìn nhận mọi việc bằng sự hài hước. Như vậy sống sẽ dù hơn”. Thì cứ mặc ông ấy sống dù dãi, nhưng trình bày như ông ấy không thể được. Các trang tài liệu đều xen vào cuộc sống của các phi công vũ trụ của chúng ta. Và tất nhiên, không thể không nhắc đến cả nhà thiên văn Bôđe “người Pháp”. Chúng ta có những tài liệu nghiêm túc về những phi công vũ trụ. Thật ngạc nhiên với những bài viết của V.Gubarep. Các độc giả của tạp chí Kỹ thuật tuổi trẻ đã có cuộc gặp gỡ các phi công vũ trụ trong chuyên mục “Những người chinh phục vũ trụ - về cuộc sống, về trái đất, về hành tinh”. Họ thực sự hài lòng qua cuộc gặp gỡ ấy. Họ được làm quen với mối quan hệ của các phi công vũ trụ với hàng loạt vấn đề, trong số đó có cả khả năng gặp gỡ với những người ngoài hành tinh.

        Những dẫn chứng dưới đây được trích từ những trả lời của các phi công vũ trụ về những câu hỏi do ban biên tập đặt ra có liên quan đến chương trình mà chúng ta đang xem xét. Trong bài báo “Huyền thoại về những người ngoài hành tinh” có nói về “sự kết luận rõ ràng” của nhóm nghiên cứu là “tất cả những trường hợp quan sát thấy “đĩa bay” đều có thể giải thích hoàn toàn do các nguyên nhân ở mặt đất, và chẳng có chút gì gọi là “thành tích” của những người ngoài hành tinh từ vũ trụ đến cả”. Và cái đó “đã có từ năm 1953!”.

        Những dòng đó nhằm đánh lạc hướng các độc giả. Độ tin cậy của những dòng đó tuỳ thuộc vào từng người, vấn đề là người đó đã đọc quyển sách của Edvađor Rappel- người chỉ huy nhóm ấy viết hay chưa. Từ 4400 thông tin có trong các bản báo cáo của lực lượng Không quân đã chọn ra 1593 trường hợp để phân tích, kết luận. Có 26,9% những thông tin không tìm được những sự giải thích từ mặt đất. Nói cách khác, những sự quan sát ấy trở thành vô định. Bản thân Rappel cũng phải công nhận là có rất nhiều trường hợp bí ẩn ông ta đã vứt ngay vào sọt rác.

        G.T.Beregôvôi, hai lần Anh hùng Liên Xô:

        “Thời gian gần đây, người ta nói quá nhiều về cái gọi là UFO - vật thể bay vô định. Họ nói rằng đã thấy chúng ở đâu đó. Nhưng thật là lạ: chẳng có một phi công vũ trụ nào va phải những hiện tượng dày đặc ấy, mặc dù họ ở trong vũ trụ với một thời gian khá dài. Mặt khác, cũng không có khả năng cho rằng trong vũ trụ khôn cùng này chỉ có chúng ta là những người thông minh nhất tồn tại. Nói một cách thô thiển, cũng tựa như trong rừng đại ngàn kia chỉ duy nhất có một người què quặt sống ở đó. Trên trái đất này còn tồn tại rất nhiều bí ẩn mà cho đến nay vẫn chưa tìm được lời giải thích đầy đủ: những quảng trường lạ lùng, những cổ hoạ trên đá, những hình dáng con người trong những bộ trang phục trông tựa như quần áo của những nhà du hành vũ trụ... Mọi hiện tượng khó giải thích, chúng ta không được vứt qua “ngưỡng cửa”, mà phải nghiên cứu thật cẩn thận” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1979, số 1).

        V.Gorbatcô, hai lần Anh hùng Liên Xô:

        “Tôi không quan tâm đến những chuyện tào lao về những người ngoài hành tinh mà chừng như họ đang theo dõi chúng ta. Không thể phủ nhận được một vấn đề là cuộc sống không chỉ có duy nhất trên trái đất, nhưng để chống lại chứng cứ ấy thì cũng khó, kể cả chúng tôi, kể cả những nhà du hành vũ trụ Mỹ cho tới giờ cũng chưa hề gặp được người ngoài hành tinh hoặc một quả bóng thám không nào của họ cả. Vào năm 1977, tại phòng khách của Không quân ở Pari, giữa buổi nói chuyện, tôi có hỏi Tômat xtappho: “Có đúng là các đồng nghiệp của ngài đã thấy những người da màu xanh lá cây phải không?”. Ông ta trả lời tôi bằng cách hỏi lại: “Thế còn các ngài?” - “Không một ai!”, - “Và chúng tôi cũng không một ai!”. (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1980, số 4).

        P.R.Papôvich, hai lần Anh hùng Liên Xô:

        “Theo tôi, vấn đề gặp gỡ với những người có lý trí tồn tại ngoài hành tinh mang tính chất thời sự, có tính triết học quan trọng, ngày nay lại càng bức xúc hơn nữa.

        Tôi nghĩ rằng, sự quan tâm đến các nền văn minh khác không phải là vô cớ. Bây giờ điều ấy đang được đại diện của rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu, và các nhà bác học không tìm được tiếng nói chung là hoàn toàn đương nhiên. Có sự sống trên hành tinh khác hay không, cho đến giờ thì không một ai biết được. Số này chứng minh là có, số khác lại không. Quan điểm và lập luận của các bên đều ít bằng chứng. K.E.Xiôncôpxki đã từng tin tưởng vào sự tồn tại của những nền văn minh khác, tin tưởng vào khả năng di chuyển loài người trong không gian vũ trụ, vào sự di dân vũ trụ. Câu hỏi cụ thể - có câu trả lời cụ thể. Không bao giờ các nhà du hành vũ trụ Mỹ kể về sự quan sát thấy “những con người da màu xanh lá cây”, nhưng khi hỏi: “Có đúng là đồng nghiệp của các ngài đã nhìn thấy những vật thể bay vô định nào đó hay không?” thì T.Xtappho có thể nhắc đến những tấm ảnh mà ông ta và Đ.Iang đã chụp được (“Apôlô-10”) mà không nhận dược sự trả lời (của mặt đất) hoặc là lấy những dẫn chứng của Măc Đivit “rõ ràng thấy một cái gì đó mà một số người gọi là UFO”. Tôi thì tôi cũng tin, nhưng tôi cũng chẳng có chứng cứ nào cả, chỉ có linh cảm mà thôi”. (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1979, số 12).

        V.Liakhôp, Anh hùng Liên Xô:

        “Những gì liên quan đến người ngoài hành tinh, những thám không của họ, thì quả thật, tôi không biết và không kể gì được. Nếu như họ quan tâm đến trái đất, thì trong 175 ngày đêm bay trong vũ trụ, có lẽ chúng tôi đã quan sát thấy dấu vết nào đó về sự có mặt và sự hoạt động của họ. Ngay UFO - chúng tôi cũng không gặp. Hơn nữa, nếu như nhìn kỹ qua cửa sổ ở mạn tàu để muốn thấy một cái gì đó thì chắc chắn sẽ nhìn thấy chứ. Về UFO thì bằng trí tưởng tượng của mình mọi thứ đều có thể biến thành, bao nhiêu cũng được... Nhưng nếu như chúng tôi gặp được những người ngoài hành tinh thì chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để làm sao có thể trao đổi một cách hữu nghị với họ. Những vấn đề ít xảy ra nhất cũng cần phải được xem xét một cách thực tế. (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1980, số 3).

        P.Climuc, hai lần Anh hùng Liên Xô:

        "... Tất cả những điều bất thường mà chúng tôi gặp phải trong vũ trụ đều có nguồn gốc từ mặt đất. Tôi cho rằng, không có một quả bóng thám không nào của người ngoài hành tinh hoặc từ các hành tinh lân cận bay đến trái đất chúng ta cả, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi cho rằng không tồn tại một sinh vật có lý trí nào ngoài con người chúng ta. Tôi đã nói là theo tôi thì không có sự nghiên cứu hành tinh chúng ta từ phía ngoài vũ trụ. Cũng vì vậy, sự gặp gỡ với người ngoài hành tinh là không có khả năng xảy ra. Nhưng rồi đến một lúc nào đó nó sẽ xảy ra chứ. Đấy sẽ là cuộc gặp gỡ trong lần thăm viếng đầu tiên, sẽ không có chuyến bay nào ẩn danh hết. Cuộc gặp gỡ như vậy hoàn toàn ngẫu nhiên, nó là cuộc gặp gỡ bình đẳng và nó là phương pháp đơn giản nhất để trong một thời gian ngắn nhất có thể thu thập được lượng thông tin về nhau nhiều nhất. Tôi cảm thấy rằng, các nhà văn viễn tưởng phương Tây sẽ mất sự tự tin cùng với mọi mánh khoé, mưu mẹo của họ đối với những người ngoài hành tinh” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1979, số 4).

        Từ những chuyện kể của V.Liakhôp, chứng tỏ rằng, phi công vũ trụ tiếp cận với những nền văn minh ngoài trái đất là có thể có và họ nghiên cứu thế giới xa xưa của họ bằng những tiêu chuẩn của mặt đất. Nếu như họ quan tâm đến trái đất, V.Liakhôp nói, thì chúng ta đã quan sát được những dấu vết về sự có mặt của họ. Một trong những chương cuối sẽ chỉ rõ, chúng ta từ chối nhìn vào sự thật, quay lưng lại những dấu vết trên mặt đất thế nào. Mặt khác, tôi không có cơ hội tìm được trong văn bản nào đó nền tảng khoa học khả năng định hình những vật thể trên ảnh hoặc trên phim, được tạo ra bằng sự hình dung trong vũ trụ. Chúng ta, những người của trái đất ở thế kỷ XX liệu có thể hiểu được phượng pháp đơn giản nhất để thu thập thông tin mà loài người sẽ áp dụng ở thế kỷ XX được không? Có cảm tưởng rằng, P.Climue đã không đọc những tài liệu được trình trước Liên hiệp quốc trong thời gian soạn thảo chương trình UFO của Ban nội chính (tháng 11-12 năm 1978). Ở đó đã đưa ra những ví dụ về việc bắn phá UFO.

        V.Rôgiơđextvenxki, Anh hùng Liên Xô:

        “Những gì liên quan đến người ngoài hành tinh, thì tất nhiên, không nên nhận định là những hiện tượng đặc biệt trong vũ trụ khôn cùng. Mặt khác, cuộc sống của loài người - chỉ ngắn như cái chớp mắt trong thước đo tỷ lệ mà các nhà bác học sử dụng để tính sự tồn tại của các thời kỳ địa chất mà thôi. Bởi vậy, chưa chắc đã có những nền văn minh lạ ở đâu đó, dù cho chỉ cách chúng ta vài pacxec (1 pacxec bằng 3,26 năm ánh sáng). Còn nếu như họ lại định cư ở phía bên kia bờ Ngân hà hoặc xa hơn, thì với chúng ta cũng coi như không tồn tại, hoặc cách biệt hẳn khỏi chúng ta về không gian và thời gian, về nguyên tắc là không thể xác định nổi. Còn việc có “người da màu xanh lá cây” nào đó từng gõ vào cửa sổ mạn tàu của một trong số những tàu “Liên hiệp” của chúng ta, thì tôi không tin (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1980, số 10)

        E.Khrunôp, Anh hùng Liên Xô, Tiến sĩ khoa học:

        “Có thể đưa ra vấn đề có tồn tại nền văn minh ngoài trái đất hay không ư? Tất nhiên rồi, có thể! Khi mà chưa chứng minh được Trái đất là hành tinh duy nhất, thì những điều kia vẫn có quyền tồn tại. Nói cách khác là phải tin vào những ý định siêu tự nhiên. Những gì liên quan đến UFO thì không nên phủ định hết vì có hàng nghìn người nhìn thấy chúng kia mà. Có thể phỏng đoán rằng chúng là hiệu ứng ánh sáng, nhưng một số tính chất của chúng lại làm sửng sốt trí tưởng tượng đơn thuần, ví dụ như khả năng thay đổi hướng 90 độ ở tốc độ lớn của chúng chẳng hạn” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ,1979, số 3)

        Iu.Glazcôp, Anh hùng Liên Xô, Tiến sĩ khoa học:

        “Có thể nói một cách nghiêm túc về cuộc gặp gỡ của các phi công vũ trụ với những người ngoài hành tinh hay không? Tôi không biết, nhưng với những dấu vết của những nền văn minh khác, tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ tiếp xúc. Có một giả thuyết rất thú vị: 74 triệu năm trước, giữa quỹ đạo sao Hỏa và sao Mộc đã có một hành tinh tồn tại. Đấy là một hành tinh già, già gấp rưỡi trái đất. Nhưng có một điều cơ bản là: trên hành tinh đó có sự sống. Thành phần những thiên thạch rơi xuống mặt đất đã minh chứng điều ấy! Một số nhà bác học cho rằng sự tiến hóa của cuộc sống trên hành tinh ấy đã đạt đến hình thái cao: có nền văn minh tồn tại ở đó!” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1979, số 6).

       A.Lêônôp, hai lần Anh hùng Liên Xô:

        Giả thuyết liên quan đến câu hỏi về khả năng gặp gỡ giữa các phi công vũ trụ với những người ngoài hành tinh, phi công vũ trụ của nước cộng hòa nhân dân Ba lan - M.Germasepxki, người cùng bay chuyến bay với P.Climuc cho rằng: minh chứng cho sự tồn tại của các bóng thám không ngoài hành tinh ở quỹ đạo gần trái đất ít bao nhiêu thì minh chứng rằng họ không tồn tại cũng ít bấy nhiêu” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1979, số 7).

        Tất cả những lần ở gần mặt trời, phần lớn vật chất những ngôi sao chổi chia ra cho sự tạo thành đuôi. Biết được trọng lượng của sao chổi và trọng lượng đuôi, ta có thể dễ dàng tính được thời gian tồn tại của nó,- thời gian mà tự nó phải tiêu phí. Nhưng sao chổi sau khi biến mất sau vùng chân trời, qua 100 - 200 - 300 năm, đã phá vỡ toàn bộ những dự đoán, .lại tiếp tục xuất hiện lần nữa và lần nữa! Tại sao vậy? Thế còn định luật bảo toàn năng lượng? Hình như ở đâu đó trên con đường của vũ trụ, những ngôi sao chổi đã có những tác động, những thay đổi mà chúng ta không được biết thì phải. Một câu hỏi được đặt ra là chúng được bảo vệ từ đâu. Bởi rõ ràng - tuổi của hệ mặt trời không nhỏ hơn 4,5 tỉ năm. Nếu như cho rằng chúng cùng sinh ra với hệ mặt trời thì chúng đã hết năng lượng từ lâu rồi. Nhưng nếu tin vào “mắt mình”, thì các sao chổi vẫn cứ tồn tại, và hơn nữa số lượng lại còn gia tăng. Kết quả là các sao chổi được “tạo ra” ở đâu đó do những nghệ nhân huyền bí của bầu trời. Một giả thuyết cho rằng - đó là do sự phún xuất của những núi lửa cực mạnh trên các hành tinh lớn và các vệ tinh. Giả thuyết khác lại cho rằng chúng được sinh ra trong vùng lân cận của Mặt trời từ những đám mây sao chổi khổng lồ. Nhưng sự hão huyền của các nhà thám hiểm lại còn dẫn dắt xa hơn nữa - xuất hiện giả thuyết cho rằng một số sao chổi có những phi thuyền trinh thám của nền văn minh khác đã hàng ngàn năm nay thu thập thông tin về hệ Mặt trời, trong đó có cả Trái đất. Xin được nói thêm là, những sự kiện từng đưa ra chẳng thấy ai có ý kiến phản đối cả...” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1979, số 5).

        A. Êlixâyep, hai lần Anh hùng Liên Xô, Tiến sĩ khoa học:

        “...Những gì liên quan đến việc gặp gỡ với những người ồ hành tinh khác thì tôi không chuẩn bị cho cuộc trao đổi một cách nghiêm túc ở đây, trong khi chẳng có tư liệu tin cậy nào về sự tồn tại của một cuộc sống ngoài hành tinh, và hơn nữa lại là về hình dạng của nó. Thêm vào đó là việc giao tiếp của hai nền văn minh nhìn chung không cần thiết phải chung cho cả hai phía. Khả năng, những hình thái của cuộc sống và mức độ phát triển của nó trên các thiên thể khác nhau dị biệt tới mức một trong các khía cạnh có thể không hoài nghi rằng đã có những cuộc tiếp xúc lẫn nhau từ lâu rồi. Tiếc là cho tới giờ chúng ta không sắp xếp được dù là lượng thông tin nhỏ nhất để xây dựng trong chừng mực nào đó những giả thuyết có căn cứ về đặc điểm những cuộc gặp gỡ tương tự” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1980, số 6).

        A. Gubarep, hai lần Anh hùng Liên Xô:

        “Những gì liên quan đến người ngoài hành tinh, thì cá nhân tôi, tôi tin vào sự tồn tại của họ. Gần đây, các nhà bác học người Mỹ đã đăng ký được tín hiệu của tần số xác định hướng đến từ vũ trụ. Tồn tại sự phỏng đoán rằng nó được nhận từ một nền văn minh khác. Biểu đồ của tín hiệu nói về sự xuất xứ nhân tạo của nó. Đáng tiếc là, các nhà bác học Mỹ không ghi nhận được tín hiệu lặp lại nên không phân tích được môi trường cụ thể. Dầu sao, những người lạc quan cũng đã thấy sảng khoái hơn. Khi trên trái đất xảy ra sự di dân của những lãnh thổ mới với nền văn minh tương đối phát triển (muốn nói trước tiên là từ châu Âu), đã gặp một nền văn minh khá lạc hậu, già cỗi. Khi chinh phục vũ trụ, bức tranh có lẽ sẽ khác: người ta sẽ tính toán chỉ ra được 9 nền văn minh phát triển trội hơn hẳn chúng ta từ 10 sự tồn tại bất kể nào. Tôi không muốn so sánh một cách cứng nhắc, chỉ nói rằng, nhờ sự chinh phúc vũ trụ và nhờ những cuộc gặp gỡ với những người anh em có lý trí, khoa học và kỹ thuật của chúng ta có thể hoàn thành được bước đột phá chất lượng. Nghĩ rằng, “chiếc vòng vĩ đại” - hiệp hội những nền văn minh của hệ Ngân hà mà Ivan Antônôvich Êphrêmôp từng mơ tưởng không còn là sự viển vông nữa” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1980, số 1).

        Sự xuất hiện UFO trên Têhêran vào ngày 19 tháng 9 năm 1976 được xem xét vào những chương tiếp theo đã là nội dung chính của tờ Têhêran thời báo: “Các phi công vũ trụ Liên Xô, những thành viên của tàu liên hợp “Liên hiệp - Apôlô”, ngày hôm qua đã có cuộc trao đổi với các phóng viên quan điểm “chờ đợi và quan sát” đối với mối quan hệ với các vật thể bay vô định, trên cơ sở những sự kiện ấy cộng với một chút viễn tưởng, chúng tôi có thể phỏng đoán rằng đã có những phi thuyền vũ trụ đến từ các hệ mặt trời khác, nhưng chúng không bay vào vùng khí quyển của Trái đất”, - Valêri Cubaxôp đã phát biểu trong Câu lạc bộ đế chế Hàng không ở sân bay Mêkhrabat như vậy” (Trích dẫn từ bản thảo của Ph.Iu.Zighen “Sự quan sát UFO tại Liên Xô”, xuất bản tháng 3 năm 1978).

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP “KHOA HỌC” TRONG HÀNH ĐỘNG THẤY NHỮNG GÌ TRÊN THÀNH PHỐ PÊTRÔZAVÔT?

        “Các độc giả của tờ báo Sự thật là V.Mencôp ở Pêtrôzavôt, N.Phlorôp ồ Ômxk, Iu.Nhicôlaep ở Kiep đã thuật lại những hiện tượng mà họ thấy và yêu cầu được giải thích căn nguyên. Nhóm đông độc giả, sau khi được nghe về cái gọi là UFO hoặc “những đĩa bay” cũng muốn biết chính kiến của các chuyên gia về vấn đề ấy - V.Gubarep đã viết trong “Huyền thoại của người ngoài hành tinh” (Báo Sự thật ngày 2 tháng 3 năm 1980). Tôi không hiểu N.Phrolôp ở Ômxk và lu.Nhicôlaep ở Kiep nhìn thấy gì, nhưng trong vấn đề ấy, những gì liên quan đến V.Mencôvaia, thì bà ta cùng các người khác ở Pêtrôzavôt đã quan sát thấy được cái gì đó liên tục xảy ra ở đó. Các độc giả muốn được nghe chính kiến của các nhà chuyên môn về cái gọi là UFO theo đúng quy luật. Nhưng nói về UFO mà lại bỏ qua dù chỉ là sự phân tích nhỏ thôi những trường hợp ở Pêtrôzavôt cũng đã là không có ý nghĩa rồi. Hoàn toàn rõ ràng, trong khuôn khổ một bài báo nhỏ thì V.Gubarep không thể nào kể lể một cách chi tiết được những gì đã xảy ra ở Pêtrôzavôt và các nhà chuyên môn đã suy nghĩ những gì. Cái gì đã xảy ra ở Pêtrôzavôt nhỉ? Và các nhà chuyên môn suy nghĩ gì nhỉ?.

        MỘT TRỒ CHƠI VỚI CÁC ĐOẠN VĂN.

        Trong bài bút ký ngắn với tiêu đề “Cái gì trên bầu trời ở phía đằng kia nhỉ?” (Đăng trên báo Tuần lễ, 1979, số 3). V.Mitrulin - thành viên của hiệp hội phóng vỉên Liên Xô và Iu.Platôp - tiến sĩ vật lỷ toán học khoa học đã thừa nhận rằng “với những hiện tượng không tìm được lời giải thích ở giai đoạn hiện nay, thì những gì quan sát thấy ở vùng Pêtrôzavôt vào tháng 9 năm 1977 là một trong những lượng thông tin đáng giá nhất”. Ở đó, có thể thấy rằng “những người nhiệt tâm đã nhiều lần bắt tay vào việc thử thu thập và tổng hợp tư liệu thực tế của những lần quan sát. Mức độ nào đó, các tác giả khác nhau đã làm được điều ấy, nhưng khi lựa chọn và phân tích những tài liệu, theo quan điểm của chúng tôi, thì họ đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Thôi thì, cũng phải tôn trọng các quan điểm khác nhau. Những gì liên quan đến các kết luận, chúng tôi nhường cho độc giả tự đánh giá lấy xem họ quả đoán đến mức nào.

        Để làm được điều đó, cần phải có sự phân tích cụ thể từng thí dụ một, tài liệu cũng cần được lựa chọn và phân tích không thể chỉ bằng sự nhiệt tình. Từ cái gọi là “bài giảng gây chấn động”, những độc giả “nhiệt tình” tình cờ hiểu ra rằng, nhiều vấn đề sau những biến cố, cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm vào ngày hôm sau ở bất kỳ tờ báo nào. Nhưng nếu điều ấy không xảy ra, thì báo chí cũng phải tính đến việc công bố những tin tức về những sự kiện bí ẩn mà những sự kiện ấy có thể đếm trên đầu ngón tay, và tôi cũng cố gắng thu thập vào một nơi, đánh số thứ tự để dễ dàng so sánh với các bài báo viết trên các báo.

        Tờ báo Nền công nghiệp XHCN từ ngày 23 tháng 9 năm 1977 đã đăng tải bài với tiêu đề:

        HIỆN TƯỢNG VÔ ĐỊNH CỦA THIÊN NHIÊN

        . Dân chúng Pêtrôzavột là những người được chứng kiến những hiện tượng bất thường của thiên nhiên - ngày 20 tháng 9, vào lúc gần 4 giờ sáng, trên nền trời tối sẫm bỗng loé sáng một “ngôi sao” khổng lồ, phát xung lượng từng chùm ánh sáng xuống mặt đất. “Ngôi sao” ấy từ từ chuyển dịch về khu vực Pêtrôzavôt, rồi trải xoài ra như hình con sứa, buông xuống thành phố những dòng sáng mỏng manh, có cảm giác như đang trút những dòng nước mưa vậy.

        2. Sau một thời gian ngắn thì sự chiếu sáng kết thúc, “con sứa” biến thành hình bán nguyệt sáng chói, tiếp tục di chuyển về phía hồ Ônhegiexki, quanh đường chân trời của nó được bao phủ bằng những đám mây màu xám. về sau, trong màn mây ấy hình thành một hố xoáy bán nguyệt với màu đỏ chói ở giữa và màu trắng ở xung quanh.

        Hiện tượng đó theo các nhân chứng cho biết là kéo dài chừng 10 - 12 phút.

        3. Giám đốc trạm khí tượng thuỷ văn của thành phố là ông Iu.Grômôp đã kể cho phóng viên thông tấn xã Liên Xô rằng những nhân viên khí tượng của Garêli từ trước tới giờ chưa hề thấy một hiện tượng nào tương tự như vậy cả. Hiện tượng ấy được gọi là gì và nó là thế nào của thiên nhiên thì là cả một sự bí ẩn, bởi vì không có sự thay đổi nào trong khí quyển mà lại không được ghi lại ở những ngày qua. Chúng ta cũng biết rằng, Iu.Grômôp nhấn mạnh, không có bất kỳ cuộc thử nghiệm kỹ thuật nào trong khu vực của chúng ta vào thời gian ấy. Song, đưa tất cả chúng vào loại ảo ảnh cũng không nên, bởi vì có rất nhiều người chứng kiến được hiện tượng bất thường ấy, miêu tả lại nhiều nét giống nhau mặc dù sự quan sát không để lại chứng cứ vật chất nào. Những thông tin ấy được đưa đến từ những vị trí khác nhau của thành phố. Pêtrôzavôt, N.Milôp.

        4. Phóng viên Thông tấn xã Liên Xô ở Lêningrat đã đề nghị giám đốc Trạm thiên văn trung tâm Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, hội viên Hội nhà báo Liên Xô, ngài V.Krat cho biét quan điểm của mình. “Quả cầu lửa sáng rực, - nhà bác học nói,- bay vụt qua bầu trời của vùng Lêningrat và Carêli từ phía Nam lên phía Bắc vào rạng sáng ngày 20 tháng 9 thì các đài thiên văn của Puncôpxki cũng quan sát thấy, về việc xác định sự xuất xứ của nó thì bây giờ khó giải thích vì các nhân chứng vẫn tiếp tục gửi các thông tin về và mọi thông tin đều đang được xử lý”. Tin được đáng trong tờ báo Nền công nghiệp XHCN mà tôi tình cờ phát hiện được vẻn vẹn chỉ có sáu dòng có lẽ là sự thông báo đầy đủ nhất về sự quan sát huyền bí.

        Trù tính đến những chi tiết thú vị nào đó thấy được trực tiếp từ vị trí quan sát, tôi đến bộ phận báo chí ra đều kỳ của thư viện mang tên V.I.Lênin, lấy tờ báo Sự thật được xuất bản ở Pêtrôzavôt để xem. Thật ngạc nhiên, tờ báo này lại chỉ trả lời về sự kiện kia sau khi các tờ báo trung tâm đã đăng tải, có nghĩa là sự kiện đã xảy ra được bốn ngày rồi. Trong sô báo ra ngày 24 tháng 9, với tiêu đề “Hiện tượng vô định của thiên nhiên”, trích dẫn từ tờ “Sự thật” dòng đầu tiên, dòng thứ hai và dòng thứ năm có bổ sung như sau:

        5. “Tuy nhiên, trên cơ sở những dữ liệu đã có, các nhà bác học nghiêng về phía đánh giá một cách nhanh gọn nhất, đấy là những thiên thạch có kích thước khổng lồ. “Người ngoài vũ trụ” đã để lại sau mình dấu vết sáng chói lọi, rồi lu mờ dần và tan biến sau đó 20 phút. Đấy là điều hoàn toàn hiển nhiên vì khi chạm vào bầu khí quyển của trái đất, tảng đá trời bốc cháy và nung nóng đến trắng ra trên chặng đường đi, phát quang cùng lớp vỏ bọc không khí”. Tiếp sau đó, tờ báo ở Pêtrôzavôt trình bày bài của mình “Người ngoài vũ trụ trên thành phố Pêtrôzavôt”, nhưng lượng thông tin đến muộn hơn một chút.

        Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại tổng thể các đoạn văn với các nội dung một cách chung nhất xem sao. Hoàn toàn rõ ràng là, không phải ở đoạn 3 (“những nhân viên khí tượng của Karêli trước đó chưa hề thấy trường hợp nào tương tự cả”, “không có một sự thay đổi đột ngột nào trong khí quyển diễn ra ở những ngày qua mà lại không được ghi chép lại”), không ở đoạn 4 (“không hề có một sự thử nghiệm kỹ thuật nào trong khu vực của chúng ta trong thời gian ấy”), không cần đến sự gần gặn của đoạn 5 (“trên cơ sở những dữ liệu đã có, các nhà khoa học nghiêng về phía đánh giá một cách nhanh gọn nhất, đấy là những thiên thạch có kích thước khổng lồ”). Những đoạn ấy chẳng ăn nhập gì với nhau. Trong tờ “Tin tức” chỉ đăng có đoạn 1, đoạn 2, mà không có đoạn 3 - đoạn rất súc tích và quan trọng để ghi nhớ những gì đã qua, bởi vì qua đoạn 3, chúng ta thấy được rằng không thể có những cuộc thử nghiệm, phủ nhận những ảo ảnh, biết bao người nhân hậu không tán thành UFO đã có sự tôn trọng đối với các nhân chứng, biết bao người không yêu mến những người phản bác UFO. Để bổ sung cho hiện tượng huyền bí lu mờ, đoạn 4 chẳng cần sự vô định. Đoạn 5 rất quan trọng, bởi vì qua đó chúng ta hiểu được rằng quả cầu lửa sáng chói bay vụt qua bầu trời vùng Lêningrat và Karêli từ phía Nam lên phía Bắc đã được các đài thiên văn Puncôpxki phát hiện. Nói một cách khác, quả cầu đó là một thực thể rõ ràng chứ không phải là ảo ảnh hay là hậu quả của chứng bệnh loạn thần kinh tập thể. Đấy là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai, quả cầu đó không phải là vật thể đã thấy trên Pêtrôzavôt, bởi vì ở đây - nó bay vụt qua ngang bầu trời, còn đằng kia là chuyển động chậm chạp, hay đấy chính là nó mà bản thân nó có thể thay đổi được tốc độ bay tuỳ ý, hơn nữa lại còn treo được (“ngôi sao” ấy chậm chạp chuyển động đến Pêtrôzavôt rồi tan ra chuyển thành hình “con sứa”, treo lơ lửng...). Treo lơ lửng! Thế thì sức hút trái đất ở đâu? Đấy, cái gì xảy ra ở đoạn 4 đã không cho phép xác định được nguồn gốc của “ngôi sao” huyền bí, “bởi vì các thông tin của các nhân chứng vẫn tiếp tục gửi đến và đang được xử lý”. Nhằm nhò gì! Đoạn 6 đã làm cho tất cả những đoạn trước tan biến thành mây khói, là “trên cơ sở những dữ liệu đã có, các nhà bác học nghiêng về phía đánh giá một cách nhanh gọn nhất, đấy là những thiên thạch có kích thước khổng lồ”. Ai là những nhà bác học ấy? Vâng, đấy chừng như không phải là nhà bác học, vì rằng nhà bác học nào mà lại đưa ra giả thuyết về thiên thạch, nếu như vật thể đầu tiên chuyển động chậm chạp, sau đó lại treo lơ lửng trong không trung, rồi treo chán lại bắt đầu chuyển động? Rồi cũng đó lại giải thích “khoa học” rằng “tảng đá bốc cháy và nung nóng đến trắng ra trên chặng đường đi, phát quang cùng lớp vỏ bọc không khí”. Thật mong muốn dù chỉ một lần thấy được hòn đá đã luyện được cách treo trong không trung hay là chuyển động chậm chạp theo ý của mình!

        Tuy nhiên, hòn đá ở đó cũng chẳng là gì, nhưng mà nhà bác học lại mạo hiểm với cách giải thích “lô gích” như vậy dù chỉ một lần thôi thì cũng ghê thật! Ai ẩn giấu dưới cái từ vững chãi là “nhà bác học”? Rõ ràng là không phải Iu.Grômôp- giám đốc Trạm khí tượng thuỷ văn của Pêtrôzavôt rồi, vì quan điểm của ông ta được trình bày rất rõ ràng ở đoạn 3 và đoạn 4. Chúng ta sẽ cho rằng đấy là sự huyền bí trong huyền bí. Tác giả bài báo trong tờ báo Tuần lễ có nhận ra sự sai sót nghiêm trọng của các chuyên gia trong việc thu thập các tài liệu và phân tích chúng, “rằng dẫn đến những kết luận nông nổi” hay không? Nếu như các nhà bác học nghiêng về ý kiến cho rằng đó chỉ là việc quan sát thấy thiên thể khổng lồ do lầm lẫn vì kém cỏi trong việc phân biệt với các thiên thể - thì điều đó cũng chẳng nguy hiểm gì, nhưng nếu như chúng ta tham dự vào những mưu toan vụng về để đánh lạc hướng chú ý của xã hội khỏi sự quan sát nghiêm túc với bất kỳ sự giúp đỡ nào, kể cả sự giải thích không nghiêm túc, cốt sao gạt bỏ khả năng xuất hiện những giả thuyết về vật thể bay vô định, thì chúng ta sẽ nhận được kết quả theo chiều hướng khác đấy.

        BIẾN DỊ TRONG ĐÊ TÀI QUẢ CẦU LỬA.

        Chúng ta hãy làm quen với tờ báo xuất bản ở Pêtrôzavôt với đề mục: “Người ngoài vũ trụ ở trên thành phố" Pêtrôzavôt”.

        Điều ấy bắt đầu vào lúc gần 4 giờ sáng và kết thúc vào khoảng 5 giờ 10 phút ngày 20 tháng 9 năm nay. Vào lúc 8 giờ 40 phút cùng ngày, phóng viên của chúng tôi đã phỏng vấn các nhân chứng trong ca trực là nhân viên lái xe cứu thương V.A.Bêlaep và bác sĩ V.I.Mencôvôi. Sự thể là thế này, Vlađimia Alêchxâyêvich Bêlaep kể, - lúc gần 4 giờ sáng, tôi cùng kíp cứu thương đang trên đường phố Anôkhin theo lệnh gọi đến nhà sô 37-B. Khoảng 4 giờ 05 phút, thấy có sự phát sáng trên nóc nhà đối diện (đêm ấy trời quang mây, không trăng sao). Rồi tôi nhìn thấy một vừng hào quang lạ lùng và một ngôi sao đang tỏa sáng, chiếu ra các luồng sáng bao trùm một phần lớn bầu trời. Khi quả cầu lửa tiến đến gần “cánh tay” của chòm sao Đại hùng tinh, sự tỏa sáng biến mất, còn nó thì rơi thẳng xuống dưới. Sự việc ấy kéo dài khoảng chừng 10-15 phút. Sau đó chúng tôi tiến ra sân và đi vào đại lộ Lê nin, tôi thấy đằng sau hồ có quầng sáng. Trên các đám mây hiện lên rõ ràng một hình ô-van không trọn vẹn, phía trên nó có sắc thái hồng hồng, ở phía dưới thì sáng chói. Cảnh tượng quả thực là khác thường. Đúng, đúng thế thật! - Viôleta Ivanôpna Mencôva trầm trồ. Quả thực là khác thường! Thời gian ấy tôi cũng ở cùng chỗ với lái xe Vatrexlap Xavin và y sĩ Valentina Xvixtunôva mà. Tôi còn có thể bổ sung được gì nữa đây?. “Ngôi sao” chiếu ánh sáng rất chói. Nó trông như con sứa, có điều nó trong suốt hơn nhiều, có lồng bao xung quanh, ở giữa không có khoảng tối nào cả. Tất cả những điều ấy không thể nào cắt nghĩa nổi, phi thực tế, viễn tưởng lắm và làm cho ta liên tưởng đến thiên thể của Bắc cực quang và nhiều nơi khác nữa. Khi chúng tôi đến gần bệnh viện thành phố, “ngôi sao” chuyển về phía bên và hạ thấp xuống. Các tia sáng bao quanh nó trở nên mờ hơn, sau đó chỉ còn lại dấu vết như sương mù. Với “những người ngoài vũ trụ”- có nhiều người dân của Pêtrôzavôt quan sát được: như người phụ nữ ở trong trạm điện thoại tự động, người khác thì thấy lúc đang vội vã đến hiệu thuốc, rồi cả đội ngũ công nhân cảng nữa. Một trong những số ấy- anh công nhân cần cẩu tên là Anđrây Akimôp còn vẽ được cả “vị khách” ở các thời điểm khác nhau trong chuyến viếng thăm bầu trời Pêtrôzavôt của “vị khách” ấy. Vào lúc 9 giờ sáng, chúng tôi gọi điện thoại cho giám đốc trạm khí tượng thuỷ văn- ông Iu.Grômôp, người từng cùng với các cộng sự của mình tham gia nghiên cứu hiện tượng bất thường này, có so sánh với các sự quan sát nhận được từ các thành phố khác nhau nữa. Có giả định cho rằng đấy là một thiên thạch, nhưng các nhà bác học cũng vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng. (Báo Sự thật Lêningrat ngày 24 tháng 9 năm 1977).

        Các bạn có thấy quả thực là khác thường khi quả cầu lửa tiếp cận đến “cánh tay” của chòm sao Đại hùng tinh, sau đó lại hạ thẳng đứng xuống dưới, rồi lại chuyển dịch sang phía bên và hạ thấp hơn nữa, du ngoạn giữa bầu trời Pêtrôzavôt mà không rơi không? Vậy mà người ta vẫn trình bày cho độc giả đấy là thiên thạch. Thông thường, “thiên thạch” luôn gắn bó với “sự rơi”, vẫn có câu: sự rơi của thiên thạch, hoặc thiên thạch sa. Nhưng việc nghe về sự tiếp cận của thiên thạch với sự rơi, sau đó rồi lại di chuyển sang một phía khác thì chưa bao giờ thấy cả. Bài bút ký phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn các tài liệu, như xen vào câu nói về cái mà V.I.Mencôva sực nhớ ra các thiên thạch, Bắc cực quang và nhiều cái khác nữa, và bài văn đó đã tìm được sắc thái yên tĩnh. Chúng ta nhớ lại lời của Iu.A.Grômôp rằng “những nhân viên khí tượng của Karêli từ trước tới giờ chưa hề thấy hiện tượng tương tự như vậy trong thiên nhiên”. Hoàn toàn có thể cho rằng, cả V.I.Mencôva cũng không quan sát được những gì tương tự. Khi đó, ta loại bỏ những thiên thạch và Bắc cực quang, chỉ còn lại “rất nhiều cái khác”. Nhưng về quan điểm của Iu.A.Grômôp, các độc giả của báo Pêtrôzavôt không hiểu được, bởi vì trong đó không có sự nhớ lại của các đoạn 3 và 4. Trong trường hợp nếu Iu.A.Grômôp đưa ra lời phỏng đoán về thiên thạch, như có thể cho phép, thì xét đoán theo những dòng cuối của bài bút ký, sẽ đưa ra kết luận rằng giám đốc trạm khí tượng thuỷ văn đã gây ra hàng loạt những phỏng đoán và đẩy chúng vào sự phụ thuộc bởi tờ báo và các độc giả, nhưng diều ấy lại không như vậy: Iu.A.Grômôp trong cuộc toạ đàm với phóng viên thông tấn xã Liên Xô đã nói rất rõ ràng về thiên nhiên huyền bí. Như chúng ta đã thấy, bỏ qua dòng này hay dòng khác với sự bổ sung những sự mâu thuẫn cho bài văn đầy đủ sự suy lý sẽ bóp méo thông tin. Bằng cách hoán trạng phù hợp, có thể trong sự tính toán cuối cùng đưa “hiện tượng huyền bí” của Pêtrôzavôt vào việc quan sát thấy sao Kim hay sao Mộc của những người nhiệt tâm dẫn đến những kết luận vội vàng trong kết quả của sự lựa chọn các tài liệu không đúng đắn và phân tích sau đó. Nhưng chúng ta hãy tiếp tục:

        Ngày 25 tháng 9 năm 1977, tờ Lao động đã đăng bài ký “Bầu trời bùng sáng trên thành phố Henxinhky”: Vào rạng sáng ngày thứ ba 20 tháng 9, lúc 3 giờ 6 phút theo giờ địa phương (4 giờ 6 phút theo giờ Matxcơva) bầu trời trên thành phố Henxinhky (Phần Lan) bị xé rách bởi sự bùng nổ sáng chói. Một vật thể sáng bay ngang qua trên đầu thành phố về hướng Bắc. Phóng viên các tờ báo “Kanxan Ưtixôt” và “ưen Xuômi” nhân dịp này đã gặp gỡ nhà phát minh Matti Kivinhen - người cộng sự của đài thiên văn vật lý ở Puriliarvi. Ông ta cho rằng, vật thể bay trên bầu trời của Phần Lan là phần còn lại của tên lửa đẩy hoặc là vệ tinh nhân tạo của Trái đất. Thông thường, khi từ vũ trụ bay vào tầng khí quyển dày đặc thì chúng nổ hoặc bốc cháy, vì vậy những trường hợp tương tự như đã thấy là rất hiếm. Nhà bác học cũng nói thêm rằng kiên quyết bác bỏ những lời đồn đại hủ lậu cho rằng đấy có thể là “đĩa bay” hoặc là phi thuyền với những người ngoài hành tinh. R.Khintunhen.

        Còn đây lại là những gì mà phóng viên thông tấn UPI đưa tin:

        “Henxinhki, ngày 20 tháng 9, một quả cầu lửa sáng rực được quan sát trong vòng 4 phút vào buổi sáng sớm trên thành phố Henxinhki. Có thể đấy là vụ nổ của tên lửa vũ trụ Liên Xô. Đại diện khoa thiên văn học của trường đại học Henxinhki đã thông báo về việc này vào hôm thứ ba. Hiện tượng kỳ lạ tương tự như vậy cũng được quan sát vào hồi tháng 4 và chính quyền Xô viết sau này đã thông báo rằng đấy là vụ nổ của tầng tên lửa đẩy. Đại diện cảnh sát Henxinhki nói rằng quả cầu sáng chói được phát hiện thấy từ lúc 3 giờ 6 phút đến lúc 3 giờ 10 phút.

        Ông ta nói rằng quả cầu ấy rất sáng và để lại vệt khói. Đài kiểm soát của sân bay Henxinhki thông báo rằng đã theo dõi được quả cầu sáng này qua màn hình rađar, nó di chuyển sang phía Đông. Đài kiểm soát cũng thông báo rằng, sự xuất hiện của quả cầu lửa cũng làm tăng cường độ đối không trẽn lãnh thổ Liên Xô vào thời điểm mà đối không thường im lặng” (Thông báo của phóng viên hãng thông tấn UPI được viện dẫn từ bản thảo của Ph.Iu.Zighen “Sự quan sát UFO ở Liên Xô", số 3).

        Ở đây có một chi tiết thú vị: trong bản thông báo đầu tiên từ Henxinhki thì vật thể bay “về hướng Bắc”, bản thông báo sau thì lại “chuyển động về hướng Đông”. (Chúng ta nhớ lại rằng các nhà thiên văn của Puncôpxki đã quan sát thấy quả cầu lửa sáng rực bay vút qua bầu trời từ Nam lên Bắc). Trong bài báo của tờ Lao động chứng ta cũng thấy rằng cộng sự của đài thiên văn địa lý đã loại bỏ những tin đồn hủ lậu, mà những tin ấy không cần phải tranh luận, phải loại bỏ, để đi đến kết luận về sự quan sát trên Henxinhki là phần còn lại của tầng tên lửa đẩy hoặc là vệ tinh nhân tạo của Trái đất, mà “thông thường khi từ vũ trụ bay vào tầng khí quyển dày đặc thì chúng nổ hoặc bốc cháy, vì vậy những trường hợp tương tự như đã thấy là rất hiếm”. Từ những việc kể trên thì thấy rằng, trong trường hợp hãn hữu, phần còn lại của tầng tên lửa đẩy khi bay vào tầng khí quyển dày đặc lại không bốc cháy, không nổ mà lại vẫn tiếp tục hành trình bay và phù hợp với mọi sự tồn tại của các định lý vật lý, nhất định phải rơi xuống đất. Nhưng nó lại không rơi, mặc dù sự rơi của vật thể chiếu sáng không thể không nhận thấy. Vật thể sáng ấy vẫn tiếp tục bay và cuối cùng là bay đi đâu không biết, bởi vì nó chẳng để lại một mảnh vụn nào. Thành thử, quan điểm của nhà phát minh Matti Kivmhen theo ý nghĩa khoa học của mình đã chuyển sang phạm trù tin đồn hủ lậu. Mà chúng thì dĩ nhiên là phải loại bỏ. Bản thông báo của phóng viên hãng thông tấn UPI làm kinh ngạc bằng sự trắng trợn của mình. Quả cầu lửa được đại diện khoa thiên văn của trường đại học Henxinhki giải thích như là sự nổ của tên lửa Xô viết. Mà tại sao lại chính là Xô viết? Phải chăng trạm rađar của sân bay Henxinhki nhận thấy quả cầu sáng chuyển động về phía Đông, có nghĩa là về phía Liên Xô? Có vẻ có sức thuyết phục đấy. Những gì liên quan đến việc trích dẫn trường hợp tháng 4 mà “chính quyền Xô viết sau này đã xác nhận”, thì nếu như có cái gì đó đã bay thì nó cứ bay, khi chẳng phá vỡ những định lý vật lý nổi tiếng, không gây ra những trận mưa ánh sáng và không treo lơ lửng trên các thành phô trước sự ngạc nhiên của dân chúng. Nếu như cho rằng quả cầu chuyển động sang phía Đông đã là nguyên nhân làm tăng cường độ đối không trên lãnh thổ chúng ta, khi mà cộng sự của đài quan sát vật lí M.Kivinhen, người cho rằng quả cầu bay về hướng Bắc, thì là không phù hợp với địa lý học, là cần phải giả định về sự quan sát thấy một số vật thể sáng xuất hiện ở biên giới Liên Xô và bay về các phía khác nhau, vào thời gian ấy lại còn có một vật thể nữa bay từ phía Nam lên phía Bắc trên khu vực Lêningrat và Karêli. Tất cả những sự nhầm lẫn ấy phát sinh từ những sự thu nhận khác nhau: một đằng thì muốn bằng những sự thật và không thật bác bỏ mọi tin đồn hủ lậu về “đĩa bay”, đằng khác - thì kết tội Liện Xô về việc tiến hành những cuộc thử nghiệm nguy hiểm của kỹ thuật tên lửa trên lãnh thổ khác. Kết quả cuối cùng là đã tạo ra luồng thông tin ở mức độ những lời đồn hủ lậu. Nhưng chúng ta lại quay trở lại Karêli...

        Viện dẫn trong bài ký “Sự quan sát UFO ở Liên Xô” (phát hành số 3) có đoạn văn ngắn của tờ báo Sự thật Lêningrat mà chúng ta đã từng được tiếp xúc, Ph.Iu.Zighen khả năng muốn bênh vực quan điểm của mình về những vật thể bay vô định, đã bỏ đi những câu cuối, cụ thể là: “Giả định đấy là thiên thạch, nhưng cuối cùng thì các nhà bác học vẫn không đưa ra được kết luận cụ thể”. Trong vấn đề này ông ta không đúng, bởi vì con người chân chính thì phải tin tưởng vững chắc vào lẽ phải của quan điểm của mình chứ, việc gì phải sợ sự viện dẫn của những người phản biện. Mọi người cũng không đến nỗi đần độn như ai đó tưởng đâu, và nếu như bày ra trước họ tất cả các sự kiện, họ cũng rút ra được những kết luận đúng đắn đấy. Còn chúng ta thì đã thấy ở phần trên như thế nào, sự thay đổi hướng bay của vật thể lạ cho đến việc nó treo trong không trung vẫn bị bác bỏ, nói một cách nhẹ nhàng về giả thuyết thiên thạch. Sự thật- đấy không chỉ là minh chứng lập luận tốt nhất, mà còn là chứng cứ vững chắc nhất, hiệu quả nhất cho việc phản bác. Nhưng nếu những sự kiện gây cản trở cho những đối thủ thực tế của UFO, họ sẽ tế nhị né tránh nó. Chúng ta thì quan tâm đến những sự kiện. Trên cơ sở phân tích những thông tin nhận được, những người nghiên cứu người ngoài hành tinh của Xô viết đã đi đến kết luận rằng vào đém rạng ngày 20 tháng 9 năm 1977, những hiện tượng lạ thường trên bầu trời đã được quan sát thấy trên lãnh thổ rộng lớn từ Henxinhki đến Pêtrôzavôt và từ Pxcôp đến Murmanxk. Nhưng những sự quan sát thú vị nhất hình như lại ở Pêtrôzavôt. Vật thể bí hiểm bay đến từ hướng Đông Bắc, dừng trên đỉnh Pêtrôzavôt trong thời gian 10-12 phút, sau đó bay về hướng Bắc. Vật thể có lõi cứng, được bao bọc xung quanh chừng như bằng chất plasma phát sáng. Phần ấy của UFO đã được các nhân chứng vẽ lại như một vật dạng hình cầu hay hình đĩa phát sáng với đường kính khoảng chừng 1 độ. Trong thời gian bay và trong thời kỳ treo, UFO phóng ra những luồng khí sáng (khả năng trong quá trình tái hợp), làm ta liên tưởng đến những xúc tu của con sứa. Khi vật thể tiến đến gần Pêtrôzavôt, những dòng ấy hướng về phía ngược lại với sự chuyển động. Khi vật thể treo, ta có cảm tưởng như những vòi phun nước phun ra từ vật thể theo đường cong parabôn tỏa xuống dưới. Sự giống nhau như con sứa, cái ô, cái dù trong những phút ấy đã được nhiều người chứng kiến ghi nhận. Cảnh tượng rực rỡ khác thường. Vùng lõi của vật thể có màu đỏ - vàng da cam, còn những dòng tỏa ra từ vật thể lại có màu trắng- xanh da trời. Sáng đến chói lọi (“sáng như ban ngày”), nhưng cũng chỉ sáng theo vùng, khu vực thành phố là sáng còn vùng xung quanh vần tối. Phân tích những bức hoạ của A.Akimôp, ta thấy rằng có màn mây khí do UFO tỏa ra, đầu tiên có dạng hình cầu, trong đó lại có những xoáy lốc theo trục quay của UFO. Sau đó, đám mây mất dần hình dáng cũ và tan ra khắp bầu trời. Việc chiếu sáng của UFO theo các xung lượng thường so sánh được với các vật thể cùng chủng loại. Sự chiếu sáng ấy đã gây ra một số “sự cảm xúc cảm ứng” (Ph.Iu.Zighen, “Sự quan sát UFO ở Liên Xô”, phát hành số 3). Chúng ta hãy nhớ lại bài được đăng trong tờ Sự thật Lêningrat, trong đó người lái xe cứu thương và bác sĩ đã kể về những gì họ đã nhìn thấy. Thật tiếc là bài báo không hề viết tí gì về những cảm giác của họ. Thực ra, khi ô tô rơi vào vùng ánh sáng chiếu ra từ vật thể, tất cả những người ngồi ở trong xe đều bị “bao trùm bởi cảm giác sợ hãi và tuyệt vọng”, lái xe dừng xe lại và chỉ nhúc nhích khi sự chiếu sáng kết thúc. Phân tích những lời khai của các nhân chứng, sự chiếu sáng ấy được gọi là “mưa ánh sáng”. V.G.Agiagia đã viết về “trận mưa ánh sáng” như thế này: "... Bắt đầu một trận mưa không bình thường. Thoạt tiên, từ UFO chiếu ra một luồng sáng trung tâm thẳng đứng, tựa như chiếc kính thiên văn đẩy ra chiếc chân của máy ảnh vậy. Sau đó xuất hiện và chiếu xuống mặt đất những luồng sáng xa trung tâm. Hoàn toàn có cảm giác là mưa rào. Thậm chí, một số người còn nghe thấy cả tiếng mưa, nhưng đấy chẳng qua chỉ là ảo giác. Một số còn có cảm giác là những tia lửa không chiếu thẳng, mà lại rung rung “như rắn bò”. Cảnh tượng đã chế ngự bằng tính huyền ảo và bất thường của mình. Các nhân chứng nói rằng: chúng tôi rất sợ hãi và chỉ muốn vùi mình vào trong đất. Đấy hoàn toàn là sự phản ứng tự nhiên của con người, mà không một ai kịp chuẩn bị tiếp nhận hiện tượng ấy. Ngược lại, xã hội chúng ta thì lại luôn giải thích rằng những việc tương tự như vậy không tồn tại”. (V.G.Agiagia, “Trí tuệ trong vũ trụ? Những thực tế và giả thuyết”, trích yếu toàn bộ bản báo cáo).

        TIẾC RẰNG CÓ NHIỀU NHÂN CHỨNG QUÁ.

        Tờ báo Sự thật Lêningrat cho biết có rất nhiều dân chúng của Pêtrôzavôt đã quan sát thấy “những vị khách đến từ vũ trụ”: nào là “người phụ nữ khi đứng trong buồng điện thoại tự động, người khác thì đang vội đi mua thuốc, rồi đội công nhân cảng...”. Chúng tôi xin dẫn lời của Tamara Tikhônôva- khi ở buồng diện thoại tự động: “Ngày 20 tháng 9 năml977, vào lúc gần 4 giờ sáng, tôi đã chứng kiến một hiện tượng bất thường. Khi vừa ra khỏi buồng điện thoại tự động để đi sang góc phố Anticainhen và đại lộ Lênin, tôi có cảm giác là có cái gì đó to lớn vụt qua phía trước ngang tầm mắt trái. Tôi chạy vọt ra giữa đại lộ Lênin và thấy ở vị trí gần khách sạn “Phương Bắc” (mà cũng có thể ở gần về phía tôi một chút cũng nên) có một vật thể lạ với kích thước lớn, khi chuyển động không có tiếng động. Tôi chỉ nhìn thấy phía sau của nó thôi. Nó hình tròn, màu sáng, lúc thì xanh da trời, lúc thì màu xám. Vật ấy di chuyển về phía hồ ở độ cao không lớn lắm, nhưng rồi đến một khoảng cách nhất định, nó như nhấc lên phía trên và lệch sang phía bên trái một chút. Khi vật thể ấy đến hồ, phần mặt phía trên của vật thể chuyển thành màu hồng, sau đó chuyển sang màu lửa và xung quanh toé ra những luồng tựa như lúc mặt trời mọc vậy. Vật thể để lại sau mình một vệt hình xoắn ốc giống như các máy bay phản lực thường để lại vệt bay trên bầu trời. Sau đó quả cầu lửa vỡ ra trên trời và ở chỗ đó hình thành “chiếc hố” kích thước lớn, được chiếu sáng từ phía trong ra. Rồi từ “chiếc hố" ấy xuất hiện hai luồng khí thải với kích thước khá lớn. Tôi, đương nhiên là rất sợ hãi, về đến nhà rồi mà mãi vẫn không sao chợp mắt được, sợ hãi tất cả mọi thứ, sợ đến phát điên lên”. Một người dân của Pêtrôzavôt tên là A.Pavlencô kể lại cho phóng viên thồng tấn xã Liên Xô là N.P.Miđôp rằng ông ta đã thấy một vật thể hình cầu, hạ độ cao theo đường xoắn ốc và treo trên khách sạn “Phương Bắc”. Vật thể nhấp nháy và phát ra tiếng ồn. Sau 5-7 phút gì đó, tiếng rú tăng lên và vật thể bay về phía hồ. Trong bài báo của tờ Sự thật Lêningrat, chúng ta đã làm quen với bác sĩ của xe cứu thương là V.I.Mencôva. Bà kể lại như sau: “Trên hồ Ônhegiơki có một “ngôi sao” như bị đông cứng lại và bắt đầu hạ xuống, các đám mây bao quanh nó thì ngày càng nhiều hơn. “Ngôi sao” ấy tỏa ánh sáng rất chói, về hình dáng, nó giống như con sứa, như chiếc dù với chiếc vòm mà ở giữa là “ngôi sao” lấp lánh. Bất ngờ, từ “ngôi sao” đó có cái gì đó tách ra, như tia sáng và điểm cuối của tia sáng đó xuất hiện hình bánh xe tỏa sáng dạng chiếc đĩa hình ô-van, nó bắt đầu hạ thấp xuống rồi sau đó biến mất” (những lời kể của các nhân chứng được trích dẫn theo bài viết của Ph.Iu.Zighen “Những sự quan sát ƯFO ở Liên Xô”, xuất bản lần hai).

        Tờ báo “Cờ đỏ” của Xortavan trong số ngày 8 tháng 10 năm 1977 đã đăng bài với nhan đề như sau:

        “ĐIỂU BÍ ẨN CỦA THIÊN NHIÊN”

        Sáng sớm ngày 20 tháng 9 năm 1977, trên vòm trời của thành phố Xortavan đã quan sát thấy một hiện tượng thú vị từ 4 giờ 10 phút và kéo dài trong vòng 15 phút. Bầu trời không một gợn mây, sáng rực những ngôi sao. Rồi ở hướng Đông Bắc, vị trí khoảng 60 độ so với đường chân trời, xuất hiện một ngôi sao không lớn lắm. Thoạt đầu, nó chuyển động rất nhanh từ hướng Đông Bắc sang Tây Nam, sau đó nó chuyển động chậm lại, và chẳng mấy chốc, “ngôi sao” ấy như treo đứng một chỗ. Theo mức độ tiếp cận, kích thước nó lớn dần và tỏa ra những tia sáng trắng chói lọi được tạo quanh “ngôi sao” hình ê-lip này. Diện tích của nó tăng lên nhanh chóng. Có cảm giác là vết đen loang ra theo hình cân đối như gân lá hoặc tia sáng, làm ta gợi nhớ đến những sợi râu của loài cá miệng tròn. Tăng kích thước, hình ê-lip quay đảo và nghiêng về phía trái đất. Sự chiếu sáng tỏa lóng lánh. Phía vành của vết đen về phía bên phải có 3 chấm vàng tựa như đèn ở trên thân máy bay. Những chấm ấy loé lên, tạo thành những vết màu như vết lớn và biến mất, để lại đằng sau mình vệt sáng màu vàng. Theo thời gian, những vết sáng tăng lên thành những luồng sáng rực như ánh đèn nê-ông. “Ngôi sao” bắt đầu chuyển động về phía Bắc. Sự chiếu sáng cũng nhạt dần và độ sáng giảm hẳn. Có cảm giác rằng “ngôi sao” bị hút vào trong vết sáng của mình, nhưng theo mức độ xa dần về phương Bắc, vết ấy lại chuyển thành hình đuôi cá với ánh sáng rực như đèn nê-ông. “Ngôi sao” biến mất hút, chỉ còn lại một quả cầu mờ đục, nhạt mờ dần, chuyển thành vòng tròn và khuất dưới đường chân trời. Trước đó hai tiếng rưỡi đồng hồ, ở phía Tây Bắc quan sát thấy hiện tượng bắc cực quang yếu, còn sau khi “ngôi sao” mất hút, lại quan sát thấy vầng cầu vồng sáng rực ở phía Đông Bắc.

        A.Xôlôviôpva, N. Êgorưtrep, L.Abramencô là các nhà khí quyển học, X.Bebenhina là nhà khí tượng học của đài khí tượng thuỷ văn Xartavanxki. Những con người này đã quen nhìn vào bầu trời, biết phân biệt rõ rệt sự khác biệt giữa hiện tượng của thiên nhiên- bắc cực quang yếu với ngôi sao bí hiểm chuyển động trên bầu trời theo tốc độ khác nhau và treo ở một chỗ. Sự hấp thụ “ngôi sao” của vết sáng thì các nhà nghiên cứu vật thể bay vô định hiểu quá rõ. Tất nhiên, vầng sáng cầu vồng sót lại, thường đánh dấu khi UFO chuyển động với những hiệu ứng ánh sáng chói lọi. Và cuối cùng là câu chuyện của kỹ sư A.P.Nôvôgilôp- người từng công tác ở trường Đại học Quản lý hồ của Liên Xô vào thời gian ấy (theo bài của K.K.Pôlevixki, Lêningrat). “Bị lỡ mất chuyến tàu thuỷ về Lakhđenpôkhia, tôi quyết định đi bằng ô tô đến Priôzerxk.Tôi đứng gần đường quốc lộ ở làng Curkiôki để đợi xe. Lúc đó khoảng gần 4 giờ sáng ngày 20 tháng 9. Tôi đứng quay mặt về phía đường, quay lưng lại phía hồ, nhìn về hướng Tây Bắc. Thoạt đầu có mưa, sau đó trời tạnh và thấy được những vì sao. Nôvôgilôp thấy một ngôi sao sa, anh ta tưởng là sao băng, nhưng “ngôi sao băng” lại không rơi mà dừng lại và bắt đầu chuyển động đến chỗ người quan sát, kích thước tăng rất nhanh, hình dáng vật thể trông rõ, giống như khí cầu máy. Vật thể có đến sáu hoặc tám hình dáng, kéo dài, hẹp ở giữa và phía sau có những vết sáng chói. Những nguồn sáng ấy được nối với nhau bằng sáu hoặc tám cạnh, bố trí cân xứng. Những cạnh ấy chiếu ánh sáng trắng chói, có một vài vết mờ. Các mặt được giới hạn bằng các cạnh bằng nhau và chiếu sáng cũng bằng ánh sáng trắng, ánh sáng của chúng yếu hơn ánh sáng phía mặt, hơn nữa ở các mặt ánh sáng như được chiếu từ phía trong cửa sổ, tựa như phía trong của hai tấm màn tuyn vậy. Vật thể chuyển động ở độ cao 300 -500m, có đường kính khoảng 12-15m. Sự tiếp cận của vật thể làm cho người đang quan sát có cảm giác báo động và hoảng loạn. Anh ta kể: “Thật là khủng khiếp, tôi nằm rạp người xuống đất”. Vật thể dài chừng 100 m. Trên đường tiến đến phía người quan sát, từ phần đuôi của vật thể bắn ra quả cầu trắng sáng chói và bay về phương Bắc, vuông góc với hướng chuyển động của “khí cầu máy” đang chuyển động từ Tây sang Đông. Thoạt tiên quả cầu bay bằng, sau đó lao xuống phía sau rừng, xuống đất. Khi quả cầu tiếp đất, một vừng ánh hồng chói lọi bùng lên, nhìn rõ được cả khu rừng trên nền phông ấy. Vào thời điểm vật thể lớn tiến đến, tôi kịp lấy máy ảnh trong ba lô ra và chụp ba kiểu với tốc độ giữ chậm 0,1 giây, màn chắn sáng 2,0 và phim 65 đơn vị. Thời gian ấy cũng có thêm hai người nữa đến và cũng quan sát thấy hiện tượng ấy. Cả ba chúng tôi trèo lên đồi để nhìn ánh hồng và chỗ rơi của vật thể sau khi tách ra. Tôi lên xe buýt về Êlixenvara. Đến Êlixenvara, tôi chuyển sang đi xe điện và đi về Lêningrat. trên xe tôi đã mê man. Ngày sau, tôi cảm thấy rất yếu. Ngày thứ hai, ngày thứ ba tôi vẫn bị ngất. Vật thể bay với tốc độ như trực thăng. Thời gian quan sát được là khoảng 10-15 phút. Tất cả diễn ra trong sự im lặng tuyệt đối. Vật thể to gấp nhiều lần mặt trăng. Những tâm ảnh đều bị hỏng cả. Tiến sĩ khoa học Pôlevixki Cônxtantin Cônxtantinôvich soạn thảo những lời kể của A.P.Nôvôgilôp vào ngày 30 tháng 10 năm 1977. (Ph.Iu.Zighen, “Sự quan sát UFO ở Liên Xô”, xuất bản lần 3, bút ký). Nhiều nguồn tin về sự quan sát và tất cả đều chứng minh rằng vào đêm rạng sáng ngày 20 tháng 9 năm 1977 mọi người đã thấy một vật thể ở trên trời được gọi là UFO. Nhưng những thông báo riêng biệt thì chẳng nói lên điều gì, và để nhìn nhận một cách tổng thể thì nhà bác học không muôn nhận những thỏa mãn trong lòng khỏi cuộc đấu tranh với các sự kiện, bởi lẽ bấy giờ chẳng có gì để bác bỏ cả. Nhưng những gì đã quan sát được trên bầu trời Pêtrôzavôt thì là một bộ phận của sự xuất hiện thực tế những vật thể bay vô định trong tầng khí quyển trái đất. Trong ngữ cảnh này, trường hợp của Pêtrôzavôt được tiếp thụ với ý nghĩa đặc biệt.

        “SỰ HUY HOÀNG VÀ KHỐN CÙNG” CỦA MỘT LÝ THUYẾT.

        Cần phải đọc kỹ bài báo của tiến sĩ hóa học khoa học M.TĐmitriep được đăng trên tạp chí Hàng không và vũ trụ (1978, số Cool, tờ báo Vận tải đường không (ngày 17 tháng 8 năm 1978 và tạp chí Kỹ thuật và khoa học (1978, số 9). M.T. Đmitriep giải thích hiện tượng ở Pêtrôzavôt là sự phát quang do phản ứng hóa học, không hề đả động tí gì về việc quan sát sự chuyển động của các vật thể được ghi chép vào cùng đêm hôm đó ở trên các thành phố khác. Và điều đó được hiểu là: nếu bản thân mình không tạo những điều kiện cho cách đề cập khoa học, thì ai sẽ làm điều đó? Trước khi xảy ra trường hợp ở Pêtrôzavôt, quan hệ của M.T. Đmitriep với sự phát quang do phản ứng hóa học làm ta nhớ đến mối quan hệ của bất kỳ ông bố nào với đứa con của mình. Hơn nữa, đấy cũng hợp quy luật thôi: 20 năm làm việc, khai thác bộ phân tích tự động xách tay về tầng ô-zôn trong khí quyển (xem tạp chí Thiên nhiên, 1977, số 7; “Vệ sinh học và vệ sinh phòng bệnh”, 1976, số 2 và 1975, số Cool. Nhưng hồi đó, sự ghi chép trong những bài báo của M.T, Đmitriep vào năm 1978 thiếu quy mô vũ trụ. Sự phát quang do phản ứng hóa học là cái gì vậy? Đấy là sự phát sáng của không khí sạch, phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố. Có thể nói, loài người từ lâu đã từng quen với những hiện tượng tương tự, bởi vì không khí sạch thì rất sẵn, những yếu tố cần thiết đôi khi có khả năng phát sinh, nhưng không phải tất cả giản đơn là “khoa học biết rằng, sự chiếu sáng mờ nhạt của không khí không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ được xác định bằng những thiết bị đặc biệt” (Hàng không và vũ trụ, số Cool. Vấn đề như vậy đấy. Lẽ dĩ nhiên là trước khi có trường hợp ở Pêtrôzavôt. Vào thời gian ấy khoa học đã biết rằng nếu bằng mắt thường không nhìn thấy gì thì hoặc là chẳng có sự chiếu sáng nào hết hoặc là yếu ớt. Vậy thì phát hiện sự chiếu sáng ấy thế nào? Như thế này: “Gần 20 năm trước đây, chúng ta đã quy ước rằng, không khí sạch có tính chất bức xạ riêng. Nó được phát hiện, đối chiếu đơn giản. Nếu trong một phòng với độ tối tương đối, ở đó ta hướng vào cửa sổ của bộ phận quang một dòng không khí sạch, rồi nối mạch với máy tăng áp vào bộ phân quang, ghi lại những sự phát quang tương đối đậm (Thiên nhiên, 1977, số 7). Chúng ta tính rằng, khu vực trên Pêtrôzavôt đã hoàn thành chức năng của phòng tối trong cuộc thử nghiệm thiên nhiên. “Khối lượng phòng tối càng lớn bao nhiêu thì sự phát quang càng mất chậm bấy nhiêu. Trong phòng với khối lượng gần 10 triệu, sự phát quang của không khí kéo dài chỉ 20 giây. Khối lượng 10-20 triệu - vài phút” (Thiên nhiên, 1977,số 7). Thời gian phát quang sẽ kéo dài bao lâu trên Pêtrôzavôt theo sô liệu của M.T.Đmitriep? Sự phát quang kéo dài 10-20 phút (Hàng không và vũ trụ, 1978, số Cool. “Sự phát quang cường độ lớn kéo dài đến hơn 20 phút” (Kỹ thuật ưa khoa học, 1978, số 9). Như chúng ta thấy đấy, trong 1 tháng (từ tháng 8 năm 1978 đến tháng 9 năm 1978) sự phát quang đã tăng thêm cường độ và thời gian phát quang hơn 8 phút. Vậy thì có lô-gich hay không nếu cho rằng với khối lượng “phòng” của Fêtrôzavôt, thì sự phát quang có thế kéo dài đến vài giờ? Chúng ta cũng ghi nhận rằng “cường độ phát quang riêng của không khí chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: thời gian mùa trong năm, ngày đêm, thời tiết, đặc điểm địa hình v.v... Như vậy, cường độ của sự tự phát quang lớn nhất là từ giữa mùa Xuân đến giữa mùa Hạ, còn thời gian trong ngày thì tăng phần lớn vào giữa trưa. Tuy vậy, ban đêm thực tế không khí luôn luôn có sự tự phát quang. (Thiên nhiên,  số 7). Trong trường hợp của chúng ta, lúc ấy là tháng 9, có nghĩa là qua giữa mùa Hạ lâu rồi, lại vào lúc 4 giờ sáng, có nghĩa là còn lâu mới đến trưa. Còn ban đêm thì không khí có thể, đương nhiên là có sự tự phát quang, nhưng khoa học cũng biết rõ là sự phát quang yếu ớt của không khí mắt thường hoàn toàn không thấy được.

        “Theo mức độ cách xa mặt đất ở độ cao l - 2 km, cường độ phát quang tăng lên, sau đó từ từ giảm đi” (Thiên nhiên, 1977, số 7). Khoảng cách đến “ngôi sao” có được, và chuyển động, rồi lại treo, ước chừng khoảng 13 km. Phân tích những gì đã viết trước ngày 20 tháng 9 năm 1977, M.T. Đmitriep nói không úp mở rằng, việc quan sát được những hiện tượng đặc biệt đâu có phải đơn giản. Và bỗng nhiên ở Pêtrôzavôt - có một cảnh thần tiên không thể nào quên được, một hiện tượng có một không hai. “Giám đốc đài thiên văn của Pêtrôzavôt thông báo,- M.T. Đmitriep viết,- rằng trong suốt lịch sử, sự quan sát thấy hiện tượng như vậy là độc nhất vô nhị. Cái này là thế nào, điều này là thế nào? Giám đốc đài thiên văn luôn quan sát vào bầu không khí sạch và chưa hề thấy một lần nào tương tự. Tuy nhiên, trong đài thiên văn, sự tự phát quang quang học phát hiện được “bằng cách so sánh đơn giản”. Nếu ở trong phòng với độ tối tương đối, và ở đó ta hướng cửa sổ của bộ phân quang v.v... (xem ở phần trên). Rút ra kết luận: ở Pêtrôzavôt đã quan sát thấy cái gì đó khác với sự phát quang do phản ứng hóa học.

 

        Ý KIẾN CỦA CÁC NHÀ BÁC HỌC. “ĐIỀU TUYỆT DIỆU CỦA PÊTRÔZAVÔT” ĐÃ 'ĐƯỢC CHỜ ĐỢI.

        Để thật minh bạch, cũng cần phải nhớ đến M.T. Đmitriep và những lời phát biểu của thành viên- phóng viên báo chí thông tấn xã của AN CCCP Viện Hàn lâm Liên Xô là V.Crat: “Quả cầu lửa sáng rực bay vụt cắt qua bầu trời từ phía Nam lên phía Bắc trên vùng Lêningrat và Karêli vào buổi sáng sớm ngày 20 tháng 9. Những nhà thiên văn học ở Puncôpxki cũng quan sát thấy” (Nền công nghiệp XHCN, ngày 23 tháng 9 năm 1977). Tương tự, điều ấy không thích hợp cho việc giải thích trường hợp ở Pêtrôzavôt bằng sự phát quang do phản ứng hóa học. Không đáng sợ lắm. Đấy chỉ là “những người nhiệt tâm không chỉ một lần tiến hành những thử nghiệm thu thập và khái quát tư liệu thực tế của những lần quan sát” mà thôi. (V.Migulin và Iu.Platôp). Nhưng M.I. Đmitriep lại không liên quan đến những người nhiệt tâm, ông ta không cần thu thập và khái quát tư liệu thực tế của những lần quan sát. Đã có đủ tài liệu thích hợp để xây dựng lý thuyết riêng của ông ta rồi. Và các bạn thấy đấy, không một ai nói cho M.T. Đmitriep biết rằng khi tập hợp những tài liệu và phân tích chúng thì “đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng là đi đến kết luận một cách vội vàng”. Còn đây là một số dòng tiếp theo bài báo của M T. Đmitriep, rất thú vị: “Những kỹ sư trực đêm ấy ở trung tâm máy tính bố trí gần khu vực quan sát đã nhận thấy có những rối loạn lớn trong chế độ làm việc của hệ thống máy tính điện tử, sau đó các chức năng lại được hồi phục hoàn toàn” (Hàng không và vũ trụ, 1978, số Cool. Đấy. chính là trường hợp điển hình khi UFO xuất hiện: "... Hai chiếc máy bay tiêm kích “F-4 - Con ma” của lực lượng không quân Iran đã xuất kích theo lệnh báo động đế tiến hành đánh chặn một vật thể nào đấy tỏa ánh sáng chói chang trên bầu trời gần thủ đô Têhêran. Các tiêm kích “F-4”, như trong báo cáo, đã truy đuổi và phát hiện được mục tiêu. Khi họ tiếp cận mục tiêu thì đối không hoàn toàn bị mất liên lạc. Trong bản báo cáo của các nhà chức trách Mỹ cũng có nói rằng, hệ thống điều khiển vũ khí trên mạn tàu của một trong số máy bay đã không làm việc khi phi công chuẩn bị phóng tên lửa “Âymơ-9” vào một mục tiêu nhỏ hơn như được tách ra từ vật thể lớn hơn. Những thiết bị điện tử của các máy bay ấy, theo như thông báo, thì lại làm việc trở lại sau khi họ thoát ly về một phía tách khỏi vật thể nhỏ kia...”. (TASS, ngày 25 tháng 1 năm 1979, trang 18). Vào đêm ngày 9 rạng ngày 10 tháng 11 năm 1978, UFO đã hạ cạnh ở gần thành phố En-Cuvây. Đã ghi nhận được sự tác động vật lý của vật thể bay vô định đến các khí tài mặt đất: những nhân chứng tìm mọi cách để liên lạc với Bộ Nội vụ và các cơ quan báo chí, nhưng không thể được. Tất cả các mạng thông tin hữu tuyến và vô tuyến trong khu vực ấy dều tịt mít trong vòng 7 phút, khi mà UFO đang ở trên đất Cuvây. Bất ngờ, vật thể lạ lùng cất cánh theo phương thẳng đứng với tôc độ chóng mặt” (TASS, ngày 13 tháng 11 năm 1978, trang 14). Sau trường hợp ấy thì các cấp chính quyền có thẩm quyền bắt đầu theo dõi, cố gắng tìm hiểu tình huống xuất hiện UFO trên đất Cuvây. Cụ thể là tìm hiểu tình huống xuất hiện! Chứ không phải là cấm xuất hiện!

     Rạng sáng ngày 22 tháng 11: “Lần cuối cùng UFO đã xuất hiện vào buổi sáng thứ tư, có nghĩa là sau một ngày chính quyền Cuvây chỉ định ra một hội đồng đặc biệt về UFO để nghiên cứu hai trường hợp xảy ra trước đấy. Tờ báo An Kaba thông báo rằng, cũng hệt như hai trường hợp trước, tất cả hệ thống thông tin liên lạc giữa Cuvây với thế giới còn lại đều bị gián đoạn trong thời gian UFO có mặt ở khu vực trên” (TASS, ngày 25 tháng 11 năm 1978, trang 9). Các báo chí quốc tế cũng đăng tải rộng rãi về trường hợp ấy. Để tạo toàn cảnh một cách “khoa học”, tôi chỉ việc viện dẫn quan điểm của tờ An Kaba xuất bản ngày mồng 6 tháng 12 năm 1978 Dưới đầu đề “Vấn đề chiến tranh thế giới thứ ba”, các độc giả được thông báo rằng- UFO chẳng phải là cái gì khác, mà chính là nguyên hình của một loại vũ khí bí mật của Liên Xô hoặc của Mỹ, và rồi - hai siêu cường này đang ráo riết chuẩn bị cho “cuộc chiến tranh hạt nhân vũ trụ”. Tờ Lexan Ext ngày 23 tháng 11 đăng 3 bức ảnh UFO ở Cuvây. Vật thể có dạng hình đĩa. Nếu như giải thoát khỏi những ước nguyện, trả nó về thực tế thì trường hợp ở Pêtrôzavôt cũng đưa ra được nhiều vấn đề để suy ngẫm cho cả M.T. Đmitriep nữa. vấn đề hiệu ứng ánh sáng và màu sắc vốn có của UFO có thể giải thích bằng một loạt kiểu thế này hay thế khác có liên quan đến phạm trù vật lý mà nền khoa học của chúng ta chưa làm rõ được: như tăng nồng độ khí ô-zôn, một lượng lớn xon khí quang hóa ni-tơ, nhiệt độ tăng bất thường, sự tích tụ các vật chất phát quang do phản ứng hóa học, và như đã thấy là sự tăng tốc độ những phản ứng hóa học. Đồng thời cũng thật thú vị khi xem xét đến khả năng tăng sự tích tụ các i-ông và các điện tử, tăng tính truyền dẫn của khối lượng không khí V.V....Nói một cách khác là xem xét vấn đề phát quang của không khí quanh UFO. Quan trọng hơn cả là trước hết phải tiếp xúc với những tài liệu liên quan đến việc tính toán ấy, ví dụ như sách của Đ.Măc- Kemben “Cách nhìn nhận mới về vấn đề những vật thể bay vô định với góc độ khoa học là ý nghĩ đúng đắn” (Benmônt, Mỹ, 1973, chương 3. Sự phát quang của UFO. Thư mục chương 52, trích dẫn) (vào năm 1975 I.M.Sâyđin đã dịch tóm tắt sang tiếng Nga, nhưng tiếc là mới chỉ là bản thảo viết tay). (Thú nhận rằng, tôi rất khó xử khi đưa ra những lời khuyên với tiến sĩ khoa học- hóa học, nhưng chẳng lẽ sự tìm hiểu cặn kẽ những vấn đề lịch sử, ở lứa tuổi ngoài 20 (có nghĩa là lứa tuổi của sự phát hiện tính phát quang của không khí sạch) không là cơ sở tiếp cận khoa học hay sao?). Rất muốn rằng bản thân tác giả của sự giải thích phát quang do phản ứng hóa học với trường hợp ở Pêtrôzavôt tin tưởng vào sự đúng đắn của mình, nhưng ông ta còn thuyết phục được ai nữa? Hãy cứ đọc những bài báo đã giới thiệu, rồi tất cả lại đứng vào chỗ cũ. Vâng, đúng là như vậy đấy, không một ai “mổ” vào cái sự phát quang do phản ứng hóa học, kể cả trong những sự tìm kiếm nhỏ nhất của sự giải thích dù hiểu. Bởi vì, tất cả những gì đã xảy ra vào cái đêm hôm ấy ở Pêtrôzavôt liệt vào hiện tượng đặc biệt của sự phát quang do phản ứng hóa học- thì đấy có nghĩa là sự tuỳ tiện xem thường tất cả những sự quan sát UFO trên một lãnh thổ rộng lớn từ Lêningrat đến tận Murmanxk. Bằng cách tự điều chỉnh những sự quan sát thích hợp và loại bỏ những sự không thích hợp thì có thể đạt đến sự phát quang do phản ứng hóa học, và đến được sao Kim, nhưng rồi sẽ làm gì đây với một số lượng lớn những thông tin của các nhân chứng? (xem bài ký của Ph.Iu.Zighen “Việc quan sát UFO ở Liên Xô, xuất bản lần 3, chương “Điều kỳ diệu ở Pêtrôzavôt”). Khi đó vào tháng 9 năm 1977, bất chợt gặp hiện tượng đặc biệt bí hiểm. Không có được tấm ảnh nào cả. Tất cả đều đồng tình với sáng kiến của người thợ cần cẩu là Anđrây Akimôp vẽ phỏng đoán “vị khách” ở các thời điểm khác nhau trong chuyến viếng thăm bầu trời Pêtrôzavôt. Giám đổc đài thiên văn Pêtrôzavôt đã không biết lại còn nói “từ trước tới giờ chưa hề thấy hiện tượng nào tương tự như vậy”. “Ngôi sao bay vô định” đã được miêu tả theo các nhân chứng tình cờ bắt gặp (như bác sĩ xe cứu thương, người phụ nữ ở buồng điện thoại tự động...). Các nhà khí quyển học và thiên văn học ở Xortavan hóa ra cũng lúng túng chẳng kém gì các người khác, mà có khi còn lúng túng hơn cơ, nếu xét về góc độ nghiệp vụ của họ.

        V.Krat, thành viên thông tín viên của AN CCCP kể:

        “Không một ai có sự chuẩn bị để nghiên cứu hiện tượng nổi tiếng ở Pêtrôzavôt vào tháng 9 năm vừa rồi. Đến giờ mới chỉ tiến hành xác nhận những gì đã quan sát thấy mà thôi, chẳng nghiên cứu gì” (“Báo Văn học, 26 tháng 7 năm 1978). Không có sự giải thích khoa học (với cách nhìn của khoa học hiện đại) cho những nhân chứng.

        "... Hiện tượng đặc biệt ở Pêtrôzavôt mà các báo chí đã đăng tải cho đến bây giờ cũng vẫn không tìm được lời giải đáp có luận chứng. Có nghĩa là chúng ta không có căn cứ bác bỏ khả năng tồn tại của UFO” (V.X.Trôitxki, thành viên-thông tín viên của AN CCCP, báo Lao động, ngày 6 tháng 7 năm 1979). Thời gian cứ trôi, còn mọi người thì cứ viết, cứ yêu cầu giải thích cái gì đã xảy ra ở Pêtrôzavôt. Đấy có phải là UFO không? Tờ Nước Nga Xôviết ra ngày 19 tháng 4 năm 1980 có đăng bài “Kết thúc một tin giật gân”, nhưng những ai đã đọc nó rồi thì lại thấy xuất hiện những vấn đề khác, như kiểu người ta hô: “Hoàng đế băng hà - Hoàng đế vạn tuế!”.

        Các bạn cứ viết tất cả đi và có muốn nhận được câu trả lời chính thức không? Đây, xin mời:

        “Hiện tượng đặc biệt ở Pêtrôzavôt, như người ta vẫn đặt tên cho một trong những hiện tượng thú vị và vô cùng phức tạp trong thiên nhiên mà chúng ta chờ đợi xảy ra chính ở vùng này, - giám đốc trường đại học về địa từ, tầng điện ly và sự lan truyền của sóng vô tuyến, thành viên- thông tín viên của A.N CCCP- ông V.V.Migulin giải thích,- sự thể là vào tuần cuối của tháng 9 năm 1977  đã xảy ra hiện tượng vẫn gọi là sự nhiễu loạn tình trạng vật lý địa cầu ở đúng khu vực những vĩ độ cao này. Đã xảy ra vụ bùng nổ prôtông trên mặt trời. Thời điểm ấy cũng trùng với lúc chúng ta tiến hành các cuộc thử nghiệm thăm dò tầng điện ly với mục đích quan sát các quá trình phun trào các hạt nhỏ từ vành đai bức xạ, sự xuất hiện dạng phát quang của các cực quang v.v... Tất cả những điều ấy đã tạo ra những điều kiện phát sinh những hiện tượng hoàn toàn lý học mà thị giác chúng ta tiếp nhận như là một cái gì đó khác thường, lạ lùng” (báo Nước Nga Xôviết ngày 19 tháng 4 năm 1980). Sau đó, V.V.Migulin yêu cầu không nên lên án những người không am hiểu gì. Xin lỗi, đấy là những ai vậy thưa ngài?

        Thành viên- thông tín viên V.Krat: “...không một ai có sự chuẩn bị để nghiên cứu hiện tượng đặc biệt ở Pêtrôzavôt cả...”.

        Giám đốc đài khí tượng thuỷ văn của Pêtrôzavôt- Iu.Grômôp: "... những hiện tượng tương tự như vậy trong thiên nhiên, từ trước tới giờ các nhân viên khí tượng của Karêli chưa bao giờ thấy cả. Hiện tượng đó được gọi là gì, bản chất của nó ra làm sao vẫn còn là điều bí ẩn, bởi vì chẳng có một sự thay đổi đột ngột nào trong khí quyển trong mấy ngày qua mà lại không được đăng ký ở các trạm quan sát thời tiết”. Điều ấy sẽ không lên án ai đây, thưa nhà khí quyển học và nhà thiên văn học ở Xortavan? Như vậy, vào tháng 9 năm 1977 thì tất cả nha khí tượng đều là những người dốt nát, đến ngày 19  tháng 4 năm 1980 thì mới sáng mắt ra. Nhưng rồi cuối cùng thì vẫn chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Còn ai nữa, nếu không phải là những chuyên gia đã chọn đúng thời gian và địa điểm để tiến hành những cuộc thử nghiệm và theo dõi?

        Về những gì liên quan đến những người nhiệt tâm mà chương này đề cập đến- thì chúng ta hãy quên đi rằng tất cả họ đều là những chuyên gia với các thứ bậc bác học, và sự việc đã kết thúc.

        Trong bài “Phân tích hiện tượng kỳ lạ”, Giaca Vale có viết những dòng như sau: “...Những con người của khoa học có những phản ứng khá lạ lùng với sự thông báo về UFO. Đề cập đến vấn đề này, họ phủ nhận những nguyên tắc cơ bản của nền khoa học chân chính, cho phép mình được hành động sao cho những người kém hiểu biết hơn thấy rằng những hiện tượng kỳ lạ không còn là bí hiểm của thời đại nữa”. Mà tốt nhất là không nói nữa   

CHƯƠNG IV

NHỮNG NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH HỌ THẾ NÀO?

        Những cuộc gặp gỡ với UFO bất thường đến nỗi theo lời kể của A.Khainhêch thì chừng như “chúng thực sự gây xúc động mạnh cho con người như thể người vùng nhiệt đới gặp gỡ băng tuyết khi đến vùng vĩ tuyến phía Bắc”. Bất thường hơn nữa là ý nghĩ về khả năng gặp gỡ với sinh vật ở bên trong vật thể bay vô định, nói một cách khác là với những người ngoài hành tinh. Từ những năm 1947, 1948, qua các thông báo của các phi công đã từng nếm trải sự gặp gỡ với ƯFO trong không trung thì chứng tỏ rằng, UFO hoặc là được điều khiển tự động, hoặc là có ai đó ở phía trong. Những năm về sau này đã khẳng định rằng “ai đó” đúng là một thực thể khách quan, cũng tựa như những phi thuyền của họ. Sau 30 năm, bắt đầu từ năm 1947, số lượng những lần hạ cánh của họ dược đánh dấu trên các địa điểm khác nhau của Trái đất đã tăng lên đến 1500 lần. Và hầu như ở tất cả các nước, có hàng trăm người nghề nghiệp khác nhau, trình độ học vấn khác nhau đã thấy được các phi công hoặc hành khách của UFO và cho những miêu tả về họ, nhưng về độ chính xác thì tuyệt đại đa số lại chịu, vì thời gian gặp gỡ quá ngắn ngủi và bất ngờ. Dầu sao, một số lượng đáng kể những cuộc gặp gỡ của người Trái đất với “những người lạ mặt” diễn ra ở cự ly gần (từ vài chục mét đến trực tiếp) đã cho phép lấy làm cơ sở về thông báo của các nhân chứng. (Các bạn có thấy không, “lấy làm cơ sở” chứ không phải là “tin tưởng” như con người tin vào chính mình). Không thể tạo được một chân dung rô-bốt của người ngoài hành tinh, bởi vì có số lượng lớn các phạm trù sinh vật khác nhau theo sự miêu tả của các nhân chứng. Chừng như, điều kết luận quan trọng nhất là trong 96% các trường hợp bắt gặp, các dâu hiệu được ghi nhận cho phép gọi họ là người ngoài vũ trụ. Đã có những cố gắng phân loại “những khách lạ”, nhưng hiện nay, sự phân loại thích hợp nhất theo các nhóm khác nhau phụ thuộc vào các dữ kiện khách quan là sự phân loại của Giađe Perâyra. Công trình nghiên cứu này được công bố rộng rãi trên các ấn phẩm liên quan đến vật thể bay lạ ở nước ngoài. Chúng ta chỉ việc xem xét đến sự thống kê. Từ những đề nghị nghiên cứu 333 trường hợp, Perâyra đã loại bỏ đi 103 trường hợp trong danh sách vì lý do không đủ số liệu, nguồn gốc chưa rõ ràng hoặc có những nghi ngờ riêng. (Những nghi ngờ riêng liệu có phải là người trợ thủ tốt trong việc thống kê các số liệu không?). Dù thế nào đi chăng nữa cũng vẫn còn 230 trường hợp, trên cơ sở ấy, công việc cũng đã hoàn tất. Dựa vào các căn cứ hoặc các đặc điểm khác nhau (như quần áo bay, vóc dáng, màu da, tóc, những nét đặc trưng của thân hình, khuôn mặt, đầu v.v...) mà Giađe Perâyra chia ra làm 12 loại. Trong từng loại lại có một số dị bản. Ví dụ, về vóc dáng trong 197 trường hợp thì: 123 trường hợp- từ 70 cm đến l m 60; 43 trường hợp- từ l m 65 đến l m 85; 27 trường hợp - từ 2 đến 3 m. Ngày 14 tháng 8 năm 1947 ở gần Vin Xanghin (Italia) đã ghi nhận là có những người lùn (15 cm) và có cả những người khổng lồ (4- 5 m). Quần áo bay như phi công vũ trụ được ghi nhận trong 67 trường hợp. Trong 77 bản báo cáo có nói về màu da: 28 trường hợp da trắng hoặc “bình thường”; 28- sẫm, đen, xám, ngăm ngăm, vàng; 5- đỏ tía; 1- xanh lơ; 7- xanh lá cây. Những gì liên quan đến màu da xanh lá cây là cả một vấn đề cần thiết “sống còn”. V.A.Iulac thừa nhận về mặt nguyên tắc như sau (trong bài báo “Có hay không những người màu xanh lá cây” đăng ở tạp chí Khoa học và đời sống, 1974, số 7) - da màu vanh lá cây là vì cũng như cây cỏ có chứa chất diệp lục tố, nó cho phép không phụ thuộc vào thức ăn hữu cơ bên ngoài. (Những cơ thể như vậy - sinh vật học gọi là tự quang hợp). Nhưng rồi một câu hỏi được đặt ra: liệu những con người tương tự như vậy có tự quang hợp đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bản thân tồn tại hay không? Theo sự tính toán của tác giả là không được, bởi vì, hiệu suất quang hợp của con người tổng cộng tất cả chỉ có 2,4gr đường trong 1 giờ, hay là 28,8gr trong 1 ngày (12 giờ). 30gr đường sẽ cho 112 calo năng lượng. Với con người của Trái đất, một ngày đêm nhu cầu của con người cần 2000 đến 4000calo. Như vậy, 112 calo là quá ít. Thế nếu như sản phẩm của sự quang hợp chỉ là một trong nhiều thành phần của hệ thống dinh dưỡng mà chúng ta chưa biết đến thì sao? Đúng là trên Trái đất này chưa có một sinh vật phức tạp nào như vậy cả, nhưng chủ nghĩa nhân chủng học của chúng ta đã nổi dậy chống lại sự có mặt của những sinh vật phức tạp tồn tại đâu đó trong vũ trụ. 

        Quan niệm ấy không phải là mới. K.E.Xiôncôpxki cũng đã viết: "... Còn có một phương pháp nữa sử dụng cho sự sống là: những sinh vật có lý trí sử dụng trực tiếp những tia nắng mặt trời. Khi đó, trong chừng mực nào đấy, họ sẽ tự chuyển hóa sang thực vật và trở thành những sinh vật- thực vật phức tạp” (K.E.Xiôncôpxki, “Cuộc sống trong môi trường giữa các vì sao”, M, 1964, trang 65). (Điều ấy, đơn giản chỉ là thông tin để suy ngẫm mà thôi). Vào năm 1966, Giăc Valle “cam đoan” với chúng ta rằng không có những người màu xanh lá cây tồn tại (trong “Giải phẫu hiện tượng hiếm có”), nhưng những thông tin về họ thì lại vẫn thấy tiếp tục đăng tải trên các báo. Tháng 5 năm 1978,   một tờ báo của Ba Lan đã đăng về một cuộc gặp gỡ giữa người nông dân tên là Ivan Vônxki với “hai người lạ mặt” có sắc mặt màu xanh lá cây. Cũng vào thời điểm đó, có một cậu bé 6 tuổi cũng trông thấy người “phi công” với khuôn mặt màu xanh lá cây cách chỗ Vônxki gặp là 1 km.

        Một trong những thủ lĩnh của sinh vật học toán học là nhà bác học người Mỹ - N.Rasepxki đã xác định được số lượng chủng loại sinh vật về nguyên tắc có thể tồn tại. Từ công trình của N.Rasepxki có thể kết luận rằng, không phụ thuộc vào cách phân hóa hệ thống sinh học của các hành tinh khác nhau, thì nhanh hơn cả đấy là những người họ hàng. Chúng ta quay trở lại với công trình của Perâyra. Tóc được ghi nhận trong 31 trường hợp thường là màu sáng và dài. Từ “hói” được nhắc đến trong chục trường hợp. Khuôn mặt bình thường đề cập đến 22 lần, cằm nhọn - 7 lần. Khi miêu tả khuôn mặt “những người lạ mặt”, các nhân chứng sử dụng những định ngữ sau: 5 lần - “khuôn mặt có những nét đẹp”, 2 lần - “khuôn mặt không gợi cảm”, gặp gỡ những “gương mặt trẻ”, “gương mặt mang dáng dấp của Capca”, “mặt voi”, “mặt mèo”, “mặt ếch”. Cặp mắt “bình thường” được miêu tả trong 12 trường hợp, to và tròn - trong 20 trường hơp. Tiếp nữa - bộ mặt lân quang (5) và màu đỏ sáng chói (3). Rồi gặp những cặp mắt xếch kiểu châu Á. Trong 7 trường hợp được ghi nhận chỉ có một mắt ở giữa trán. Mồm được nhắc đến trong tất cả các lần quan sát, nhưng môi thì thường là khó nhận ra. Những dị thường của cấu tạo thân thể rất ít được đề cập đến. Đôi khi lại ghi nhận là lồng ngực không cân đối, những cánh tay đầy lông, những đôi tai “như của loài dơi”. Nhìn chung, người ngoài hành tinh giống như chúng ta. Theo ý kiến của những nhà nghiên cứu vật thể bay lạ, thì những điều ấy nói lên sự chân thật của các thông tin: những kẻ bịp bợm hoặc đơn giản là những người thích đùa không thể nghĩ ra được hàng loạt những chi tiết vô lý được. Mối quan hệ của những người ngoài hành tinh với những nhân chứng theo Perâyra đánh giá thì như sự “thân thiện” hoặc là “quan sát” mà thôi. Thường là họ bỏ chạy khi thấy có người quan sát, nhưng đôi khi cũng thấy có những dấu hiệu thù địch. Trong 13 trường hợp, các nhân chứng xác nhận có hiện tượng thần giao cách cảm, áp đặt những ý muốn xa lạ. Trong 24 trường hợp được nhắc đến chuyện “những người lạ” nói chuyện với nhau (“ngôn ngữ lạ lùng”, “những âm thanh không rõ ràng”, “những âm thanh thanh quản”), 40 lần họ hỏi các nhân chứng, 20 lần với thứ ngôn ngữ không hiểu, 8 - với tiếng Tây ban nha, 8 - tiếng Anh, 3 - Bồ đào nha, 2 - Pháp. 20 nhân chứng kể về “vũ khí” của họ. Thường thì là một cái ống hay là một quả cầu sáng chói, phát ra những tia sáng gây tê liệt ngay tắp lự (14 trường hợp), gây ngất (3 trường hợp), mất sức lực (1 trường hợp), sút cân ở những ngày sau đó (2 trường hợp), bỏng da (2 trường hợp). (Ở đây cũng cần phải cho những người hoài nghi có những nhận xét thích đáng rằng liệu những vết bỏng ấy có tạo được sự tin tưởng hơn không. Liệu con người có thể tự huỷ hoại sức khoẻ của mình (như bỏng đến phải nằm viện, mất một phần thị lực, rồi tuy chậm chạp nhưng không tránh khỏi cái chết do hậu quả của sự chiếu giọi ánh sáng) chỉ cốt để cho chuyện kể của . mình về việc gặp những người ngoài hành tinh có độ tin cậy hơn?)

        Trong 230 trường hợp được xem xét, có 57 lần miêu tả đến những dấu vết nguyên liệu do các vật thể bay vô định để lại, 27 lần xác nhận cỏ cây bị cháy hoặc nhàu nát, đất bị ấn lõm, các dấu vết mang hình tam giác hoặc hố tròn. Có 4 lần có những vết dầu mỡ. Ba lần thấy tăng tần suất nhiễu động vô tuyến. 10 lần phát hiện có những vết chân. Đại đa số những trường hợp được chọn xem xét diễn ra ở các năm: 1954 - 53 lần quan sát, 1957 - 14 lần, 1965 - 26, 1967 - 25, 1968 - 27. Trong 141 trường hợp có đề cập đến thời gian quan sát. 90 lần xảy ra về ban đêm, hơn nữa là thường về đêm mùa Hè và mùa Thu. Liệu điều ấy có liên quan đến thời tiết nóng nực nên mọi người phải ra khỏi nhà để đi dạo hay không? Trong 30 trường hợp, thời gian quan sát kéo dài hơn 10 phút, các trường hợp còn lại - hơn 5 phút. 230 trường hợp có nói đến địa điểm ở 30 nước. Phần lớn xảy ra ở Braxin (46), sau đó là ở Mỹ - 38, Pháp - 31, Achentina - 29, Vênêduêla- 11, Italia- 11. A.Gamar đã thông kê theo những tài liệu của 559 lần quan sát những người ngoài vũ trụ ở khắp mọi miền trên Trái đất. Gamar chỉ ra rằng, phần lớn số lần quan sát ấy đều trùng lặp với sóng quan sát UFO.

        TRONG TƯƠNG LAI CHÚNG TA SẼ LÀ NHỮNG NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

        Như vậy, giữa những người ngoài hành tinh, các người vũ trụ thường được quan sát thấy hơn cả. họ rất giống người nhưng thấp bé với cái đầu to. Vậỵ con người của Trái đất sau hàng trăm nghìn hoặc triệu năm nữa sẽ như thế nào? Quan niệm về người lùn vũ trụ được tiếp tục vận dụng với con người. Giáo sư Rôbet Khanxen ở trường đại học công nghệ Masachuset (Mỹ) đề nghị ấn định tầm vóc tối đa của người trưởng thành là 90 cm. Bản liệt kê những ưu điểm mà loài người có thể nhận được nhờ kết quả giảm tầm vóc đã gây ra nhiều sự giễu cợt. Tuy nhiên, đấy chính lại là lời hứa những món lợi kếch xù.

        Actua Clark cũng trình bày ý nghĩ tương tự: “Có thể đưa ra những chứng cớ chắc chắn rằng, con người hiện nay to lớn hơn là họ cần phải có. Thể lực mạnh mẽ và tầm vóc lớn lao sẽ cần phải giảm dần và giảm hơn nữa trong tương lai. Mặt khác, thân thể to lớn sẽ là những trở ngại nhất là khi ở trong những phi thuyền vũ trụ chật hẹp”. Và, “nếu như tất cả mọi người đều có tầm vóc gần 90 cm thì chắc chắn chẳng ai cho rằng đấy lại là người lùn cả” (“Những đặc điểm của tương lai”, M., Thế giới, 1966, trang 223).

        Còn Alêchxanđrơ Gorbôpxki - thì nói: “Nếu như có thể đặt được con người hiện đại cạnh tổ tiên xa xưa của họ, thì lập tức thấy ngay được những sự thay đổi về hình dáng bên ngoài. Sự thay đổi ấy lại cần phải xem xét hơn nữa nếu như con người hiện đại lại được sắp đặt cạnh con người tương lai. Con người thay đổi hình dang bên ngoài có dẫn đến thay đổi về đại thể hay không thì còn có nhiều ý kiến khác nhau. Một số cho rằng, thể lực của con người đã đạt đến đỉnh của sự tiến hóa rồi, thì họ như thế nào, sẽ mãi mãi như thế. Số khác thì lại suy nghĩ khác: họ cho rằng, chân con người sẽ teo lại, chỉ bé tí xíu. Đàn ông thì không có tóc, sẽ hói đầu tựa như bây giờ trên mặt không có lông mao vậy. Hiện nay con người có 32 chiếc răng, trong tương lai chỉ còn 26 chiếc thôi, và trước tiên là những chiếc răng khôn sẽ biến mất. Những lời tiên đoán ấy sẽ thành hiện thực. Và còn tiếp nửa, mắt trái hiện nay của con người đang kém dần, sớm hay muộn nó cũng bị teo lại, mắt phải sẽ chuyển dịch vào gần gốc mũi và con người thành người một mắt.

        Mặc dù khẳng định “bản thân khó chuyển” hay “dù chuyển” và không thể dự đoán sự thật bằng các tiêu chí, tác giả của những dòng thế hệ một mắt mai sau cũng xuất hiện những nghi ngờ. Trong mọi trường hợp ít mong muốn nhất, chủ yếu là từ lý lẽ thẩm mỹ học thuần tuý. Tất cả những điều thay đổi ấy, đương nhiên chỉ là những giả thuyết trong quá trình tiến hóa không có sự tác động và ảnh hưởng của bản thân con người. Nhưng, như sự tính toán của nhiều nhà nghiên cứu, có ít khả năng để con người có thể giữ được điều ấy trong tương lai” (A.Gorbôpxki, “Năm 2000 và xa hơn”, M. Kiến thức, 1978). 

        Vào năm 1932, O.Hăcxli đã trình bày tư duy về những đứa trẻ thời đại tương lai sẽ được nuôi dưỡng ngoài cơ thể của mẹ, sẽ có những khả năng và những thiên hướng mà xã hội có nhu cầu. Không cần phải tranh luận, thế hệ tương lai của những con người một mắt sẽ chẳng hào hứng gì, nhưng chúng ta nên nhớ rằng, trong công trình của Perâyra viết để tặng những người vũ trụ trên cơ sở phân tích 230 lần quan sát, có nhắc đến bảy người một mắt. Liệu có thể ai biết được rằng, những huyền thoại và những chuyện cổ tích lại không thuật lại về người một mắt, về những cuộc gặp gỡ thực sự của tổ tiên chúng ta với những người ngoài vũ trụ? Bởi vì, những chuyện viễn tưởng không xuất phát từ chân không. Có thể cho rằng, những người lùn đầu to là kết quả hợp quy luật của sự phát triển loài người. Còn những người vũ trụ lại giống như chúng ta? Liệu họ có phải là những đứa trẻ của Trái đất bị bắt cóc với mục đích tiếp nhận lớp hậu sinh, thích hợp cho việc sử dụng khi hoàn thành mọi sứ mệnh trên Trái đất?

        Tờ báo Sự thay đổi của Lêningrat (ngày 4 tháng 2 năm 1979, số 30) có đăng những dòng tin của hãng thông tấn từ Italia: “Mới đây, khán giả truyền hình của Ghênui đã tiếp xúc với Phortunatô Zanphretti, nghề nghiệp là người gác đêm. Ông ta đưa ra một lý thuyết “độc đáo”, giải thích về sự bắt cóc người ở Italia, số lượng ấy tăng lên đặc biệt vào thời gian cuối này. Theo Zanphretti thì tất cả tội lỗi ấy đều do “những con người nhỏ bé màu xanh lá cây từ hành tinh khác gây ra”. Trong trạng thái thôi miên, người gác đêm miêu tả với các khán giả về việc những người ngoài hành tinh đã bắt ông ta từ trạm gốc và giữ ông ta trên phi thuyền vũ trụ của họ mấy tiếng đồng hồ như thế nào. “Họ có cặp mắt tam giác màu vàng, da màu xanh lá cây, má mọc những cái gai, và khi họ nói, từ miệng họ phát ra luồng sáng xanh”. Chuyện kể của người gác đêm có thể cho là nực cười nếu như xem xét những lời kể của ông ta ngoài chương trình UFO, và không cười được nếu như nhìn nhận một cách nghiêm túc. Nực cười hơn có lẽ lại là lời giải thích của bác sĩ khoa tâm thần: “Có mặt trên kênh truyền hình, người bác sĩ khoa tâm thần thông báo rằng bệnh nhân của ông ta không nói dối, nhưng đấy không có nghĩa là tất cả những gì xảy ra với ông ta đều là có thật”. (Liên quan đến vấn đề này, cần nhắc đến bài báo nhỏ “Những cuộc gặp gỡ kiểu tưởng tượng” đăng trên tờ Tin tức Matxcơva. Bài báo này đã xuyên tạc quan điểm của Iung về vấn đề UFO, bằng cách chỉ nhắc lại những vấn đề nhìn nhận trước đó mà không nói gì về sau này. Rõ ràng, vấn đề sự tìm kiếm “nguyên liệu loài người” là không có: hàng năm có một số lượng lớn người bị mất tích không để lại dấu vết, có thể, một phần nào đó trong số mất tích được chuyển đến viện thí nghiệm nuôi chuột lang. Tất cả số còn lại - cho công việc kỹ thuật. Các tù nhân có thể biến thành những kẻ dễ sai bảo, chỉ biết ngoan ngoãn thi hành mệnh lệnh. Quan điểm này cũng chẳng xa lạ gì với người Trái đất?!

        Lãnh đạo phòng thí nghiệm nghiên cứu tâm lý của trường Đại học Michigân - tiến sĩ Đz.Măccônen mơ ước về một ngày không xa, khi mà có thể “phối hợp các phần mất trí nhớ với sự giúp đỡ của thuốc mê và thuật thôi miên với hệ thống khích lệ tài tình và hình phạt, mục đích là đạt được sự kiểm tra tuyệt đối phẩm hạnh của mọi người” (báo Sự thật ngày 10 tháng 2 năm 1979). Mơ ước ấy cũng không phải là của những người sáng tạo ra UFO những ngày qua hay sao? Bởi vì, nếu như họ vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác không thể hoặc không muốn xuất hiện trên Trái đất, thì cái gì sẽ thuận lợi hơn là gửi đi những công trình đặc biệt bằng con đường thao tác sinh vật học của phi công, nó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao với mức độ chính xác nhất mà không cần chuyển trong cùng thời gian những giới hạn của lập trình hóa?. Trong giới hạn của cùng những giả thuyết ấy có thể đề xuất rằng những người lùn chính là một trong những dạng khác nhau của phi công “được đưa đến”. Một giả thuyết được Enmơ Misen nêu ra năm 1966. Theo quan điểm của ông, hình thái học của người vũ trụ không loại bỏ họ ra khỏi hình dáng loài người, mà nó chứng tỏ sự biến dạng của họ. Đã có một số lượng lớn những người bị mất tích một cách bí hiểm, tuyệt đại đa số các trường hợp là không thể biết được vị trí cụ thể, nên khó mà đưa ra được ý kiến phỏng đoán. Có trường hợp những dấu vết trên mặt đất bất ngờ biến mất chẳng hạn, nó bắt chúng ta phải nói rằng con người ấy “đã bay hơi” hoặc mất hút.

        Ngày 14 tháng 8 năm 1952, Tôm Bruc cùng với vợ và đứa con trai 11 tuổi, sau khi chia tay với bạn bè xong, lên ô tô đi về nhà. Lúc bấy giờ là 23 giờ 40 phút, sự việc ấy xảy ra ngay cạnh quán rượu ở cây số 60 cách Maiami (bang Phloriđa, Mỹ). Ngày hôm sau, vào lúc 7 giờ 14 phút, cảnh sát phát hiện thấy ô tô của Bruc ở cách quầy rượu 18 cây số. Đèn pha vẫn bật sáng, các cánh cửa xe vẫn mở, ghế sau có túi xách của vợ Tôm Bruc, trong túi còn có rất nhiều tiền. Bên ven đường người ta phát hiện thấy có những vết tích của Bruc: mọi người ra khỏi ô tô, đi khoảng chục bước cách đường quốc lộ, và đến đó thì mất hết mọi dấu vết. Cách vị trí đó 11 km, một nhân viên phục vụ của khách sạn tên là Mây Tvin cũng mất tích đúng vào thời điểm ấy và cũng giống như thế. Một trong những cộng sự của FBI nói đùa: “Có lẽ, cư dân của sao Hỏa đã bắt những người ấy đi rồi”. Nhân thể xin được nói thêm rằng, tác giả của cuốn sách đăng những tin trên là một người phản đốì những quan điểm về sự tồn tại của UFO trong thời nay, hay công nhận những lần viếng thăm Trái đất của những người ngoài hành tinh xưa kia. Và những sự kiện mà ông ta dẫn chứng đã chống lại ông ta. Vậy đấy, ở trang 215, có in những dòng: "... các trắc thủ rađar ở Oocli vào ngày 19 tháng 2 năm 1956 không hề có cảm giác rằng trong vòng 4 tiếng đồng hồ họ đã quan sát thấy “những vật thể bay vô định”, khi thì chúng treo trên bầu trời, khi thì chuyển động với tốc độ lớn hơn 3000 km/h”.

        CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN.

        Trong khuôn khổ bài viết này không thể nêu hết được những trường hợp các phi công từng quan sát thấy những vật thể bay vô định như thế nào. Chúng ta chỉ nhắc lại vắn tắt một số trường hợp phổ cập mang tính kinh điển mà thôi.

        Vào mùa Xuân năm 1952, ngài Oxcar Linke, nguyên là thị trưởng thành phố Ađaimerkhauzen (Cộng hòa dân chủ Đức) cùng với đứa con gái 12 tuổi của mình đi trên xe mô tô về nhà. Khi họ đi qua khu rừng Khaxenbaxki thì trời đã nhá nhem tối. Rồi bánh sau lại bị hết hơi, họ đành phải đẩy xe. Cô con gái có cảm giác đằng sau những hàng cây có cái gì đó lay động. Đi khoảng 100 m nữa, Linke thấy ở phía trước, chỗ đám rừng thưa có 2 người với chiều cao chừng l m. Cả hai đều trong bộ áo liền quần, màu kim loại sáng. Trên ngực một người có gắn một ngọn đèn to nhấp nháy. Cách đó không xa là một vật thể bằng kim loại đứng sừng sững. Thời điểm đó, cô con gái bật ra khỏi người cha và dừng lại trên đường. Cả hai người kia chạy bổ lại phía cỗ máy, và sau mấy giây, đường viền quanh cỗ máy hình đĩa bắt đầu rung động, phát ánh sáng màu xanh, rồi chuyển sang màu đỏ chói. Vật thể cất cánh, quay tít như con quay và nhanh chóng mất hút. Linke cho rằng, vật thể hình đĩa ấy có đường kính khoảng chừng 15m. Trung tâm hình đĩa có một tháp trụ màu đen, có nhiều khả năng thò được xuống phía dưới, bởi vì sau khi vật thể cất cánh thì quan sát thấy vết lõm trên đất, chứng tỏ rằng vật hình đĩa được đặt trên phần hình trụ trồi ra. Nghĩ rằng đấy là một loại khí tài bay bí mật do Xô viết chế tạo và qua chuyện này muốn kiếm ít tiền, Linke tính chuyện vượt biên sang Tây Đức, nhưng việc đó không thành. Sau khi phân tích những lời khai và xem xét hình vẽ vật thể do Linke hoạ lại thì các chuyên gia đã kết luận rằng ông ta đã thấy UFO.

        Hòn đảo Rêiunôn nằm ở Ấn Độ dương thuộc khu vực giữa đảo Mavrikie và Mađagasca. Vào ngày 31 tháng 7 năm 1968, lúc 9 giờ sáng, điền chủ Liut Phônten (31 tuổi) đi cắt cỏ cho thỏ ăn, đứng ở khoảng trống của rừng keo. Cách đó khoảng 25m, anh ta thấy một vật hình ô-van, treo lơ lửng cách mặt đất chừng 5-6m. Anh ta gọi phần trên của vật đó là buồng lái, có màu sẫm, còn phần giữa có màu sáng và trong suốt. Phía trên và phía dưới vật thể có hai trụ bằng kim loại sáng chói. Giữa buồng lái, anh ta thấy hai hình người đứng quay lưng lại phía anh ta. Sau đó, người đứng phía bên phải quay mặt lại phía Phônten. Người ấy trong bộ áo liền quần và đội mũ bay. Phônten xác định tầm vóc của họ chỉ khoảng 90 cm. Rồi vật thể phụt sáng như tia lửa hàn. Phônten cảm thấy hơi nóng ghê gớm và gió rất mạnh. Sau đó mấy giây, vật thể mất hút. Phônten kể những gì đã thấy cho vợ mình nghe và cùng nhau đi gặp hiến binh.

        Hai đại uý Mangian và Lêgrô tiến hành điều tra và cho biết khu vực ấy có nồng độ phóng xạ cao và có cả chất phóng xạ trên quần áo của Phônten nữa. Từ trung tâm điều hành phòng vệ dân sự, Lêgrô xác định được 8 điểm có chất phóng xạ trên cỏ. Nối các điểm ấy với nhau ta được một hình hình học. (Báo cáo của các hiến binh chứa đựng tất cả những chi tiết của việc thăm dò các nhân chứng, vợ anh ta và những người biết về anh ta. Kết quả quan sát địa hình. Kết quả kiểm tra phóng xạ và bảng tổng hợp khí tượng chi tiết có thể tìm thấy trong sách của G.KBure.)

        Cũng trên hòn đảo Rêiunôn này đã xảy ra một trường hợp nữa được đưa vào kinh điển của ngành vật thể bay lạ. Vào đêm 11 rạng ngày 12 tháng 2 năm 1975, Antuan X. trong mơ nghe thấy những tín hiệu kiểu “bip- bip”. Sau khi tỉnh dậy, những tín hiệu lại tiếp tục xuất hiện và kéo dài cho đến khi Antuan đi làm ở cửa hàng về lúc giữa trưa ngày 14 tháng 2. Trên đường về, Antuan cảm thấy tín hiệu tăng hơn và có thời điểm lại bị ngắt quãng như nó bị ngáng trở trên đường đi. Rời khỏi đường, anh ta đi theo cánh đồng ngô, nhưng rồi bỗng dừng ngay lại, người không trạng thái, thậm chí không nhúc nhích được. Antuan có cảm giác nóng lạ lùng và nhìn thấy một vật thể giống như một cái nón lớn hay là như cái chén to úp trên đĩa, đáy ỗ phía trên. Vật thể ấy có màu nhôm và treo cách mặt đất l,5m. Đối với Antuan thì rõ ràng vật thể này là nguồn phát ra tín hiệu “bip bip” đã theo anh ta những ngày vừa rồi. Phía dưới vật thể xuất hiện một chiếc thang có 3 bậc, một người nhỏ bé với trang phục bộ áo liền quần sáng chói, tay cầm một vật dài chừng 30cm cũng sáng chói theo đó trèo xuống. Sau đó có có thêm hai người nữa xuống. Có cảm giác rằng, họ đi trên các bậc thang nhẹ nhàng hơn là bước dưới đất. Trên đầu của cả ba người đều có hai cần ăng-ten. Một trong số đó quay sang phia Antuan, các cần ăng- ten của nó rung rinh. Qua ô cửa sổ tròn ở trên thân vật thể còn thấy đầu của người thứ tư. Bùng lên ánh sáng chói lọi và Antuan ngã gục. Những người kia nhanh chóng trèo lên cầu thang và vật thể bay mất hút. Mẹ của Antuan trở về nhà lúc 4 giờ rưỡi, bắt gặp con trai đang khóc ti tỉ ở trong bếp. Antuan nói rằng, bây giờ mà anh ta kể lại tất cả những gì đã thấy thì sẽ chẳng một ai tin cả. Đến chiều thì Antuan bị câm. Ngày 16 tháng 2, thị lực giảm. Các hiến binh đến thăm hỏi vào ngày 15 và 16 tháng 2, bệnh nhân cố gắng kể lại những điều đã xảy ra chỉ bằng điệu bộ và bằng cách vẽ hoạ. Sau đó Antuan hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa, đến tận chiều ngày 19 tháng 2 mới hồi phục lại thị lực và rơi vào trạng thái lảm nhảm. Vào lúc 23 giờ 50, các hiến binh đến cạnh giường của Atuan thì anh ta chẳng còn nhớ được cuộc gặp gỡ kia là cái gì nữa. Sáng ngày 20 tháng 2, Antuan đi cùng các hiến binh đến nơi từng xảy ra sự kiện. Sau khi bước được mấy bước ngoài cánh đồng, Antuan bỗng ôm lấy tai và ngã bất tỉnh nhân sự. Điều ấy lại lặp lại vào các ngày 22 và 24 tháng 2. Trong bản báo cáo y tế của bác sĩ T. có đoạn như sau: “Ngày 6 tháng 3 năm 1975, tôi, người ký tên dưới đây, khẳng định rằng, vào ngày 14 tháng 2 năm 1975 đã kiểm tra Antuan X. sống ở Stit In (Rêiunôn). Theo lời của anh ta thì anh ta đã phải chịu đựng bởi trường hợp “kỳ lạ”. Xác nhận như sau: trạng thái mệt mỏi cùng cực, cảm giác báo động, mất giọng, nhìn bất động. Tôi cho rằng, đấy là cơn loạn thần kinh xảy ra bởi hậu quả của cú sốc ghê gớm, không nói cụ thể được tuy sự thực, nhưng trước đây khám nghiệm lại không thấy có hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh và tâm thần”. Đài phát thanh của Pháp vào ngày 4 tháng 6 năm 1975 đã thông báo về trường hợp này. Toàn văn biên bản của hiến binh Pháp G.K.Bure được đưa vào trong quyển “Lời thách thức được gửi đến bằng vật thể bay vô định”. Lần gặp gỡ với người vũ trụ tiếp theo đã gây tiếng vang lớn ở Táy Ban Nha. Vào đêm 27 rạng ngày 28 tháng 1 năm 1976, chàng trai Mighen Phecnanđê Caraxcô, 24 tuổi, đi bộ trở về làng Bênacaxôn. Đến cách làng chừng 1 cây số, Caraxcô nghe thấy âm thanh giống như tiếng máy cày đang làm việc và thấy một luồng ánh sáng chói lọi tiếp cận anh ta rất nhanh. Caraxcô sợ hãi, ù té chạy, trong khi đó vật thể sáng chói cơ động vài lần và hạ cánh ngay cạnh đường, cách anh ta chừng 6m. Theo ĩời kể của Caraxcô, vật thể trông giông như buồng điện thoại tự động, chiều rộng khoảng 2m và chiều cao 4m. Phía trên đỉnh là hình vòm, tỏa ra những ánh sáng đỏ và trắng. Ngoài ra, phần trên cùng còn có những cánh phụ dài chừng 50 cm. Tất cả cấu trúc ấy được đứng trên 3 chiếc càng. Cửa mở, thang hạ và từ vật thể có hai “người” với chiều cao khoảng 2m hoặc là hơn 2m bước xuống, đứng cách Caraxcô chừng 4m. Quần áo của họ trông giống như quần áo của thợ lặn. Vòng khóa thắt lưng rộng bản, chiếu ra ánh sáng màu đỏ, trắng sáng chói làm anh ta phải giơ tay che mắt. Theo lời kể của Caraxcô, anh ta nghe thấy những tiếng giống như tiếng người. Caraxcô bỏ chạy. Họ cũng không đuổi theo. Cả hai quay trở lại “buồng lái”, vật thể cất cánh với một góc nghiêng, phụt ra luồng sáng chói và đám mây khói phả vào mặt Caraxcô đang khiếp sợ và anh ta ngất xỉu. Trạng thái bất tỉnh nhân sự ấy đã dẫn đến việc mất một phần trí nhớ và chỉ hồi phục hoàn toàn khi Caraxcô về đến nhà. Vào trong nhà rồi, anh ta van xin bố mẹ đóng chặt các cửa lại “để vật thể với những vì sao không thể quay lại được”. Thấy trạng thái cáu bẳn và khiếp đảm của cậu con trai, bố mẹ cậu ta liền gọi bác sĩ và cậu ta được đưa ngay vào bệnh viện. Trong bệnh viện, ngoài trạng thái bị kích động ghê gớm, không phát hiện thấy bệnh tật gì. Các bác sĩ đã xác nhận trạng thái tâm thần hoàn toàn ổn định của Caraxcô 

        Trong cuốn sách “Theo phía bên kia của Trái đất và những cuộc tiếp xúc của những người với UFO” xuất bản vào năm 1974, Ranph và Đzuđi Bỉỉum đã kể tường tận trường hợp xảy ra vào chiều ngày 11 tháng 10 năm 1973. Charl Khichxôn (45 tuổi) và Canvin Parker (18 tuổi) cùng đi câu cá ở sông Paxcagun (bang Mixixipi, Mỹ). Bất ngờ vang lên một tiếng rít làm cho họ phải quay đầu lại. Một vật thể thon dài với những tia lửa màu xanh da trời nhấp nháy tiến đến phía họ, rồi dừng lại cách mặt đất khoảng l m, cửa mở và xuất hiện ba vật gớm ghiếc, “bơi theo không khí”. Tầm vóc gần l,5 m với chiếc đầu dài, không thấy có cổ, những đôi tay dài ngoẵng với phần kết thúc trông tựa như cái kìm. Những con vật này không có quần áo, chỉ có một lớp da màu trắng, nhăn nheo phủ chúng thôi. Đầu hói, mắt là một khe hở, tai là hai cái hình nón nhô ra, ở vị trí của mũi cũng lồi như thế, miệng cũng chỉ là một khe hở. Hai vật này nhấc Khichxôn lên, vật thứ ba thì chăm sóc Parker đang nằm bất tỉnh nhân sự. Khichxôn tê liệt, mất cảm giác và mất trọng lượng cơ thể, “được kéo đi” trong không khí về hướng con tàu. Bên trong vật thể có ánh sáng chói không biết từ đâu phát ra. Khichxôn treo lơ lửng trong không khí, không cựa quậy được tí nào, rơi vào trước cỗ máy giống như “con mắt lớn”. Sau đó, như lời Khichxôn kể lại, anh ta chỉ đường cho “con mắt” đi khắp các ngả, rồi họ đưa anh ta lên bờ và vật thể thon dài mất hút. Parker chỉ tỉnh lại khi vật thể đã bay đi khỏi. Họ trở về nhà, Khichxôn và Parker lập tức gọi điện thoại cho một căn cứ không quân gần nhất, họ nhận được lời khuyên là phải báo ngay cho cảnh sát. Chiều hôm đó, Khichxôn và Parker ở trong trạng thái bị kích động không bình thường. Họ đã được phỏng vấn và mọi lời kể của họ đều được ghi âm lại. 36 giờ sau vụ việc xảy ra với Khichxôn và Parker, buổi toạ đàm của A.Khainhêch, tiến sĩ tâm thần học Đgiây Kharđer và Ranph Blium được tổ chức. Cũng trong ngày hôm ấy, một cuộc thử nghiệm dò hỏi các nhân chứng theo thuật thôi miên được tiến hành, nhưng kết quả là chỉ nhận thấy sự sợ hãi về những gì đã qua mà thôi. Ngay sau khi xảy ra sự việc, Khichxôn và Parker đã yêu cầu được tổ chức kiểm tra qua máy kiểm tra nói dối, nhưng sau đó lại nói rằng không chuẩn bị được cho một cuộc kiểm tra tương tự, sau này mới được biết là có ai đó trong số bạn bè đã khuyên họ rằng máy nói dối ấy “được thiết kế chống lại họ”. Luật sư Đgiô Côlingô phải can thiệp, khẳng định cho Khichxôn và Parker biết rằng, nếu như họ không đồng ý kiểm tra qua máy phát hiện nói dối thì họ chẳng còn làm được gì ở Paxcagun này cả bởi vì chẳng ai muôn tiếp nhận những kẻ dối trá và rồi họ sẽ bị chế giễu đến tận cuối đời cho mà xem. Khichxôn và Parker đã chấp thuận.

        Xcôt Glazgô- người thao tác máy kiểm tra nói dối của một chi nhánh của Pentônxki (Ooclân mới) đến để tiến hành kiểm tra. Theo lời của luật sư Côlingô, sau hai tiếng kiểm tra Khichxôn liên tục, thử nghiệm lặp đi lặp lại, thì người thao tác máy đã nói: “Tôi e rằng cái thằng chết tiệt này đã nói thật!”. Sau đó lại có tin là không đạt trình độ điều tra trên “máy nói dối”. Kết quả những cuộc thử nghiệm đã được công bố trên đài truyền hình. Tham dự chương trình truyền hình gồm có nhà du hành vũ trụ người Mỹ Măc Đivit, có A.Khainhêch, Các Xagan, Lari Kôi và Đgiôn Ưôlex Xpenxer - tác giả của cuốn “Tam giác Becmut”. Khichxôn và Kôi đã kể về trường hợp từng xảy ra với họ. (Phi công trực thăng, đại uý L.Kôi vào ngày 18 tháng 10 năm 1973 lúc 23 giờ 10 phút đã là người chứng kiến thấy UFO. Ngoài Kôi ra, trên trực thăng còn có ba người nữa. UFO đuổi kịp máy bay trực thăng, bay trên đầu họ. Thời điểm ấy, Kôi chuyển cần diều khiển vào vị trí “hạ xuống” và máy bay đã hạ độ cao từ 600m xuống 450m. UFO tỏa ra tia sáng xanh xuyên thấu vào trong trực thăng, phủ kín những đèn tín hiệu của bảng điều khiển bằng cường độ lớn và sơn tất cả bằng màu xanh. Sau đó, UFO biến mất. Đồng hồ chỉ độ cao báo độ cao gần 1150m, trong khi cần điều khiển vẫn ở vị trí “hạ xuống”. 

        Chúng ta trở lại buổi phát trên đài truyền hình. Khichxôn và Kôi kể lại tất cả những gì đã xảy ra với họ. Xagan thì cười gằn, nhạo tất cả; Măc Đivit mất bình tĩnh, nhưng nhìn chung, như R.Blium đánh giá là buổi phát đạt yêu cầu. Sau đó, báo chí lại đăng tải tin Khichxôn đã từng có bốn năm ở tù, vì thế không nên tin anh ta làm gì. Mọi người đều biết tin ấy. Có rất ít người biết được sự thật: Đúng là có một Khichxôn có bốn năm ở tù, nhưng mà không phải là Charl Khichxôn quê ở Paxcagun, mà là một người nào đó trùng tên. cần phải biết rằng, Charl Khichxôn đã từng được tặng năm Huân chương Chiến công. Có là sự ngạc nhiên hay không khi Khichxôn nhắn gửi đến tất cả và từ chối mọi cuộc kiểm tra lại? Nhưng mà, “tất cả- cả những người hoài nghi lẫn những người nhiệt tâm đều nài nỉ đòi phải điều tra đầy đủ hơn nữa”,- Đ.Oberg viết (Khoa học và đời sống, 1978,sô" Cool... 

        “Người ta đã tỏ ý mời Khichxôn đi bằng máy bay và ở khách sạn trong thời gian hội thảo nếu như anh ta đồng ý cho điều tra lai”. Thật hào hiệp làm sao sau khi chẳng cần cái quái gì nữa! Những gì liên quan đến Parker thì chín tháng sau khi sự việc xảy ra với cậu ta, cậu ta vẫn trong trạng thái không thể làm được việc gì cho ra hồn. Không hiểu tại sao những con người thông minh lại không tung tin: “Cuối cùng thì nó cũng tìm được cái cớ để khỏi phải làm việc!”. 

        Một trường hợp không kém phần lý thú đã xảy ra vào năm l973: Đgiepha Grinkhau- nguyên là cảnh sát trưởng của thành phố Phônkxvin (Alabama, Mỹ) từng bị chế giễu. Grinkhau sau khi nhận được tin báo về sự xuất hiện của vật thể bay vô định, đã đến khu vực quan sát. Ông ta chẳng hề thấy một vật thể nào hết, nhưng bất ngờ, qua ánh sáng đèn pha của xe cảnh sát, xuất hiện một hình dáng lạ lùng đứng ngay giữa đường. Grinkhau dừng xe, gọi giật giọng với người đang đứng, những không thấy trả lời. Thấy lạ lùng về vẻ bề ngoài của người đang đứng tựa như người đang đi làm, với phần gồ ra trên phần đầu bịt kín. Grinkhau lấy máy ảnh ra chụp. Khi Grinkhau bật đèn của cảnh sát trên nóc xe thì bóng kia bỏ chạy, hơn nữa chạy nhanh tới mức ô-tô không đuổi kịp. Khi bóng dáng kia vượt ra khỏi tầm sáng của đèn pha thì không thể đuổi kịp nữa. Grinkhau khinh xuất, kể tất cả những gì đã xảy ra. Ánh cũng được rửa và thấy rằng đó là một người nào đó trong bộ quần áo lạ lùng phản quang. Tất cả cười phá lên. Vợ anh ta cũng cười nhạo. “Cô ta không thể cười nổi, nếu như thấy được những gì mà tôi đã thấy”- Grinkhau nói. Tiếp đến là diễn ra một loạt những vấn đề không hay ho gì: anh ta bị sa thải khỏi ngành cảnh sát, vợ thì đòi ly dị, những người thích đùa ở NASA thì kể lể rằng, bộ quần áo như vậy là của những người lính cứu hỏa cách Phônkxvin 40 dặm, nhưng là đồ phế liệu. Nhiếp ảnh gia Iôren Iork, khi nghiên cứu, phân tích những bức ảnh do Grin chụp, đã kết luận rằng, hình dáng người trong bộ quần áo phản quang không giống một tí nào với những người lính cứu hỏa của NASA. Theo ý kiến của Iork, người đứng trong ảnh ở phần trên đầu có một bộ máy gì đó, có thể đấy là thiết bị bay nguyên tử. Nếu mà đúng như vậy thì có thể hiểu được rằng tại sao Grinkhau không thể phóng xe đuổi kịp bóng dáng bí hiểm kia. Không một ai trong số những người tếu táo lại không có được ý nghĩ rằng: tại sao cảnh sát trưởng- một con người với quan điểm duy vật lại cần đến “trò đùa’ như thế để rồi lâm vào cảnh bị vứt ra đường?. 

        Ta chuyển sang sự trình bày những việc đã diễn ra mà Beti và Barnhi Khin phải chịu đựng. Vào đêm 19 rạng ngày 20 tháng 9 năm 1961, sau chuyến nghỉ ngắn ngày ở Canađa, vợ chồng Khin trở về nhà ở Portxmut (Niu- Gempsi, Mỹ) theo quốc lộ số 3. Khi họ đi qua Lankaxter, Beti thấy trên trời có một chấm bay sáng và chỉ cho chồng mình biết điều ấy. Vật thể có thể nhận biết như một ngôi sao hoặc một vệ tinh nhân tạo bay theo quỹ đạo thẳng (tương đối so với ô tô đang chạy). Nhưng tính chất của chấm sáng ấy đã làm cho họ chú ý và họ đã dừng lại để quan sát.

Chẳng mấy chốc, có thể khẳng định đấy không phải là chấm sáng mà là vật thể khi nó từ từ hạ thấp độ cao. Barnhi quan sát nó qua ống nhòm và ngạc nhiên thấy hình dáng nó không giống máy bay. Lúc ấy, đoạn đường chạy qua khe núi Uai-Mautin có rất nhiều ổ gà. Thi thoảng, cây cối hoặc những đỉnh núi lại che lấp vật thể, nhưng vào thời điểm mà anh ta quan sát được thì nó đã to và chừng như đang theo hướng của ô tô. Thoắt cái, vật thể ở ngay đằng trước ô tô, ở độ cao không lớn lắm. Beti còn phân biệt được đường bao quanh nó với những ngọn lửa đỏ tỏa ra các hướng kia mà. Barnhi dừng xe theo yêu cầu của vợ, bước ra ngoài, không tắt máy xe và quan sát phi thuyền lạ lùng ấy qua ống nhòm. Anh ta thấy rõ hai hàng ô cửa trên mạn tàu chiếu sáng. Bấy giờ, Barnhi đột ngột đi về hướng vật thể đang treo lơ lửng trong không trung, không hề nghe thấy tiếng hét của Beti yêu cầu anh ta phải quay lại xe. Barnhi thấy qua ô cửa sổ mạn tàu có những hình bóng giống người thì sợ hãi chạy bổ lại phía ô tô và nhấn ga chạy. Khi họ ngoặt lại thì Beti không thấy vật thể nữa, nhưng Barnhi thì vẫn thấy nó bay ngay trên đầu. Bất ngờ, họ nghe thấy ở phía thùng hàng có những tín hiệu “bip-bip”. Sau đó họ nghe thấy tiếng ồn của động cơ và thấy rằng họ đang chạy trên đoạn đường ở Exlen, cách Inđien Khet 56km, nơi mà họ nhìn thấy vật thể bay lần cuối. Họ trở về nhà chậm mất hai tiếng đồng hồ vì từ Inđien Khet đến Portxmut khá xa. Sau khi trở về nhà, Beti đã kể lại mọi chuyện cho chị gái mình nghe, bà chị rất thận trọng trong vấn đề này và khuyên nên đem theo la bàn trên xe. Ngày hôm sau, khi kiểm tra xe thì phát hiện được khoảng 15 vật phát sáng to bằng đồng đô-la nằm rải rác trền nóc thùng hàng. Kim đồng hồ la bàn chỉ loạn xạ khi đặt cạnh những vật ấy. Một người hàng xóm khuyên nên báo cáo tất cả việc này với một căn cứ không quân gần nhất để họ xử lý. Thiếu tá Ghenđerxôn đã phỏng vấn Beti và Barnhi Khin, rồi rút ra kết luận rằng họ đã thấy vật thể bay lạ giống như trong “Cuốn sách màu xanh da trời” từng miêu tả. Khi được đọc một trong những cuốn sách của D.Kikhau về những vật thể bay vô định, ngày 25 tháng 9, Beti đã viết thư cho Kikhau. Trong thư, chị ta đã miêu tả về vật thể mà chị đã thấy như thế nào, về những giấc mơ lạ lùng đến bây giờ chị vẫn phải chịu đựng. Kikhau chuyển bức thư ấy cho Vanter Bebb làm việc ở đài thiên văn Khaiđen- Bôxtôn để ông ta gặp gỡ Khin. Ngày 19 tháng 10 năm 1961, Bebb đến thăm gia đình Khin và cũng có kết luận tương tự. Vài tuần lễ sau biến cố ấy, khi thấy có chiếc ô tô đỗ trên đường và có một số người đứng xung quanh thì Beti yêu cầu chồng bằng bất kỳ giá nào cũng phải phóng xe qua, không được dừng lại. Sức khoẻ của họ giảm sút. Beti kể với bạn bè rằng: “Tôi mơ thấy tôi gặp một nhóm người lạ mặt. Họ đến gần ô tô thì tôi bị ngất. Tôi tỉnh dậy thì thấy tôi cùng với Barnhi ở trong một cỗ máy lạ lùng, tổ lái tiến hành kiểm tra y tế toàn bộ cho chúng tôi. Họ tin rằng chúng tôi không có hại gì và sau khi được phóng thích sẽ không nhớ được tý gì về biến cố lạ thường này nữa”. Vào cuối tháng 11 năm 1961, trong số khách khứa đến thăm nhà Khin, có Đgiây Măc Đônan, người quan tâm đến mọi tin tức. Măc Đônan đề nghị được tiến hành điều tra vợ chồng Khin dưới dạng thôi miên. Họ đồng ý, nhưng bấy giờ lại thiếu chuyên gia giỏi để tồ chức tiến hành, thành ra ý định đó vẫn cứ lơ lửng ở trên trời. Càng ngày sức khoẻ của Bamhi càng giảm. Vào năm 1963, anh ta được đưa đến bệnh viện gặp bác sĩ xtêphen. Sau khi khám bệnh xong, bác sĩ nói với anh ta rằng sức khoẻ của anh ta suy sụp là do một nguyên nhân nào đó của một loạt yếu tố tâm lý gây nên và giới thiệu đến bác sĩ B.Xaimôn, một bác sĩ của khoa tâm thần học. Người ta đã chuyển đến cho Xaimôn bản báo cáo của Vanter Bebb và ngày 4 tháng 1, bác sĩ khoa tâm thần bắt tay vào công việc của mình. Các buổi thôi miên sâu được tiến hành từ ngày 22 tháng 2 năm 1964. Tất câ đều được ghi âm và đa phần những đoạn ghi âm sau đó đã được công bố. Qua lời kể của Beti và Barnhi trong trạng thái thôi miên, có thể thấy được rằng, sau những tín hiệu “bip-bip”, họ đã đi xuống đường. Barnhi cầm theo dụng cụ chữa ô tô để đề phòng mọi tình huống bất trắc. Barnhi nói: “Tôỉ thấy một nhóm người đứng ở giữa đường. Bấy giờ trời sáng như ban ngày, nhưng không phải ánh sáng ban ngày. Họ đi về phía tôi. Tôi không dám nghĩ đến dụng cụ mang theo. Tôi sợ rằng chỉ cần nghĩ đến vũ khí thôi là họ sẽ bổ vào tôi ngay. Nếu mà tôi không cầm thanh dụng cụ thì họ chẳng làm gì tôi cả. Họ đến gần tôi và bắt ra khỏi xe. Tôi cảm thấy mệt ghê gớm, nhưng không sợ hãi. Tôi không hồi hộp. Tôi không hỏi câu nào. Chân lê bước. Tôi không sợ. Tôi cảm thấy tôi đang ngủ. Đôi chân của tôi không bước trên mặt đất. Đấy là điều khủng khiếp. Tôi cảm nhận chân mình chỉ chạm đất thôi. Tôi sợ mở mắt vì cơ thể tôi ra lệnh cho tôi phải nhắm mắt lại. Tôi không dám mở mắt. Tôi không muốn qua phẫu thuật.

        Tôi nghĩ đến điều đó nhưng mắt vẫn nhắm nghiền. Điều đó trong sự tưởng tượng. Tôi không thấy đau đớn gì. Chỉ có cảm giác thôi. Cảm giác lạnh ở vùng bẹn”. Beti được điều tra riêng, tách khỏi chồng. Bà ta được đặt trên “bàn phẫu thuật” và hoàn toàn bình tĩnh khi bắt đầu kiểm tra. Họ kiểm tra rất kỹ lưỡng vùng da tay, tai, mũi và họng. Sau đó Beti kêu thét lên khi họ đâm chiếc kim to vào rốn. Nhưng một người vũ trụ có vẻ là nhân vật chính giơ tay lên trước mặt bà ta và cơn đau tan biến. Họ giải thích cho Beti hiểu đấy là sự kiểm tra thai nghén. Sau khi kiểm tra, Beti đứng dậy và hỏi điều gì đó để nhớ. “Sếp” đưa cho bà ta quyển sách. Beti thấy những chữ cái lạ lùng: ở đó toàn là những vạch ngang, mỏng và đậm, thẳng và cong, có rất nhiều dấu chấm. Có cảm giác như là các chữ cái đi từ dưới lên trên, nếu có thể gọi được như thế. Vào thời điểm đó, xảy ra vụ rắc rối thú vị. Một “bác sĩ” bước vào phòng mà Beti và “sếp” đang đứng và ra lệnh (bằng động tác, bởi vì theo lời của Beti thì chỉ thấy có “sếp” nói thôi) cho Beti há mồm đồng thời định thò tay vào để nhổ răng. Sau đó người ấy rất ngạc nhiên. Barnhi cũng kể rằng, khi kiểm tra anh ta, họ cũng lấy đi chiếc răng giả. Điều ấy có khả năng cũng chính là nguyên nhân để kiểm tra răng của Beti, nhưng than ôi, chúng đều là răng giả cả. Với chứng cứ ấy, Khainhêch viết: “Có thể hình dung ra được bản báo cáo về cuộc thám hiểm mặt đất ở hội nghị của các nhà bác học thuộc “hành tinh X” như sau: những con trống màu đen - có răng giả, những con cái màu trắng thì không...”. Beti nói: "... Tôi hỏi “sếp” từ đâu đến, bởi vì tôi biết rằng ông ta không phải người của Trái đất. Ông ta hỏi tôi có biết gì về vũ trụ không? Tôi nói chẳng biết gì. Thực tế đúng là tôi chẳng biết tí gì thật. Ông ta nói rằng ông ta muốn tôi biết được nhiều hơn. Tôi trả lời rằng giá mà... Ông ta đi ngang phòng, đến góc bàn và mở cái gì đó. Đấy không phải là ngăn kéo. Có một khe hở trên bức tường kim loại. Ông ta lôi ra tấm bản đồ và hỏi tôi từ trước tới giờ có thấy tấm bản đồ nào tương tự như vậy không. Tôi đi ngang phòng và đến tựa vào bàn. Tôi ngó nhìn: tấm bản đồ hình thuôn thuôn, chiều ngang hơi rộng. Các chấm điểm rải rác trên bản đồ, một số nhỏ như đầu kim băng. Số khác thì có kích cỡ như đồng xu. Có những đường thẳng, những đường cong nối từ điểm nọ đến điểm kia. Từ vòng tròn lớn rẽ ra rất nhiều đường. Rất nhiều đường đi đến các vòng tròn khác ở gần đấy nhưng không to như thế. Đấy là những đường đậm. Tôi hỏi chúng biểu hiện cho cái gì. Ông ta trả lời những đường đậm là những đường thương mại. Các đường khác đánh dấu các địa điểm thi thoảng họ qua lại. Những đường chấm chấm là những đường thám hiểm. Tôi hỏi ông ta từ đâu đến. Ông ta trả lời bằng cách hỏi lại: “Bà ở chỗ nào trên bản đồ này?”. Tôi cười, nói rằng tôi không biết. Khi đó ông ta nói: “Nếu bà không biết bà ở đâu thì tôi cũng không thể giải thích cho bà được là tôi từ đâu đến”. Ông ta đẩy tấm bản đồ. Tấm bản đồ tự cuộn lại. Ông ta đặt nó vào trong tường và đóng khe hở. Tôi cảm thấy tôi sao mà đần độn, không biết được Trái đất nằm ở vị trí nào trên bản đồ ấy... “Khi đến thời gian phải rời phi thuyền, “sếp” lấy lại quyển sách đã đưa cho Beti mà bà ta dự định mang theo. Beti: “Tôi không bao giờ quên được! Ông có thể thu lại quyến sách, nhưng không thể bắt tôi quên được!”. “Sếp” cười. Ông ta nói: “Cũng có thể bà sẽ nhớ, nhưng tôi hy vọng rằng không. Điều đó chỉ đem lại đau đớn cho bà mà thôi. Barnhi cũng sẽ không nhớ lại. Vì vậy, tốt nhất là bà nên quên đi”. Họ tiễn biệt Bamhi. Tôi quay về ô tô. Barnhi đã ở đó rồi. Anh ta đi như một cái máy: mắt mở, mọi hành động bình thường. Tôi nhìn vật thể. Nó trở nên sáng hơn, chói hơn. Nó nhấc bổng lên và xa dần. Tôi nói với Barnhi: “Anh hãy thử nói với em một lần nữa rằng anh không tin vào đĩa bay đi!”. Anh ta trả lời tôi: “Chẳng có gì buồn cười cả”. Tôi nghĩ là anh ta nói đùa và bỗng lại nghe thấy tiếng “bip- bip” một lần nữa. Ngày 28 tháng 3, bác sĩ Xaimôn và gia dinh của Khin tiến hành thảo luận về cuộc thôi miên vừa qua. Barnhi không tin rằng anh ta có thể kể chi tiết: “Tôi không thể tin được!. Tôi bị sốc...”. Bác sĩ Xaimôn: “Bị sốc vì nguyên cớ gì?”. Barnhi: “Vì những gì tôi nhớ lại. Trông thấy UFO, có cuộc tiếp xúc với người ngoài hành tinh, tất cả điều đó làm rung động trí tưởng tượng của tôi. Rồi còn những điều khó tin là có thật của tất cả những gì xảy ra nữa chứ. Tôi hỏi ngài rằng, liệu đấy có phải là ảo ảnh không?”. Bác sĩ Xaimôn: “Anh hỏi tôi rằng tôi có tin những điều anh kể hay không ư? Thế bản thân anh suy nghĩ về điều ấy thế nào?”. Barnhi: “Thật thà mà nói, nếu như không sợ bị biến thành trò cười, thì tôi đã kể hết sự thật những gì đã xảy ra”.

        Cuối cùng, ngày 5 tháng 4 năm 1964, Khin được phép nghe tất cả cuốn băng ghi âm, sau đó anh ta hồi phục lại được tất cả những gì đã xảy ra theo từng giai đoạn một. Cần phải nói rằng, sự hồi phục của hai giờ đồng hồ vừa qua không đem lại sự yên ổn của tâm trí, và vào năm 1967, gia đình Khin lại muốn được kiểm tra một lần nữa dưới dạng thôi miên. Trong hai tiềng đồng hồ, họ lại được trải qua tất cả những diễn biến của chuyến du ngoạn gián đoạn của mình. Thời gian ấy, A.Khainhêch và Dz.Phuler cũng có mặt và có cơ hội đặt ra những câu hỏi. A.Khainhêch viết: “Cuộc thử nghiệm đã gây ấn tượng mạnh đối với tôi, bởi vì mức độ căng thẳng của anh ta ngày càng tăng lên theo sự miêu tả lại việc bị bắt cóc và bác sĩ Khaimôn rất vất vả trong chuyện phải trấn an anh ta”. Một loạt những thử nghiệm được tiến hành vào năm 1964 rút ra kết luận rằng chỉ có “sếp” nói được tiếng Anh thôi. Vậy còn các người khác thì sao?. Họ có nói chuyện với nhau không? Họ sử dụng ngôn ngữ gì khi tiếp xúc với Khin? Khainhêch rất quan tâm đến vấn đề này.

        Khainhêch: Họ phát âm như thế nào?

        Beti: Từng từ, từng tiếng một.

        Khainhêch: Tiếng Anh à?

        Beti: Không.

        Khainhêch: Nhưng bà có hiểu không?

        Beti: Có.

        Khainhêch: Bà giải thích việc đó thế nào?

        Beti: Đấy là tất cả những gì tôi có thể nói,- là thế đấy, khi mà họ dạy tiếng Pháp.

        Khainhêch: Khi họ dạy tiếng Pháp?

        Beti: Không, nhưng mà điều ấy đã xảy ra, như thường lệ khi dạy tiếng Pháp. Khi nghe lần đầu tiên từ tiếng Pháp, họ lại nghĩ là tiếng Anh.

        Khainhêch: Tôi hiểu rồi. Thôi được, bà nghe những âm thanh ấy giống tiếng gì đấy, nhưng bà vẫn hiểu được chúng tựa như đấy là tiếng Anh. Đúng không?

        Khainhêch đặt những câu hỏi đối với Barnhi.

        Khainhêch: Ông ccí gắng hãy kể cho tôi nghe đấy là thứ tiếng gì, nó giống ngôn ngữ nào ông từng biết hay không? Liệu ông có nghĩ đến tiếng của loài vật nào tương tự không?

        Barnhi: Không 

        Khainhêch: Âm thanh na ná cái gì?

        (Barnhi phát âm giọng rung rung: 0, o, 0>.

        Điểm cuối cùng trong công việc của Khin, Giăc Vale đã tìm được trong hồ sơ lưu trữ của trung đoàn không quân ném bom chiến lược đóng ở căn cứ không quân thuộc bang Niu-Gempsi, tài liệu duy nhất do thiếu tá Ghenđerxôn soạn thảo, nếu ta còn nhớ, người đầu tiên đến gặp phu nhân của Khin sau khi xảy ra sự cố. Trong bản báo cáo số N-100-1-61 có nói rằng, vào đêm rạng sáng ngày 20 tháng 9, trắc thủ rađar ở trạm N 214 đã theo dõi một vật thể lạ, nó phù hợp với những gì được miêu tả trong tạp chí (xem G.Vale “Thị thực đến Magônhia”).

        Còn có một phần bổ sung thêm rằng, vào tháng 9 năm 1961, Barnhi Khin khoẻ mạnh bình thường, sau đó đổ bệnh ốm triền miên, anh ta trở nên hay cáu bẳn, không hòa thuận với gia đình và cuối cùng, vào tháng 2 năm 1969, Barnhi chết vì xuất huyết não.

        Sự việc xảy ra tiếp theo cũng giống như với gia đình nhà Khin: vào ngày 6 tháng 1 năm 1976, lúc 23 giờ 30 phút, ba người dân của thành phô" Liberti (bang Kentuki, Mỹ) là Ilây Tômat, Luiza Xmit và Môna Xtaphord đi xe ô tô trở về nhà. Xuất hiện một vật thể hình vòm trắng với ánh sáng chói lòa bên cạnh có những ngọn lửa đỏ ở phần giữa và ba, bốn ngọn lửa vàng ở phía dưới. Thoạt đầu nó treo lơ lửng phía trên xe, sau đó lại ở phía sau xe. Không thể điều khiển được ô tô nữa. Những người phụ nữ bị ngất và chỉ tỉnh lại sau đó 80 phút. Sau này, dưới sự tác động của thuật thôi miên, họ đã kể lại là đã bị bắt lên UFO, phải trải qua một cuộc xét nghiệm y tế, như chúng ta thường gọi   

        NHỮNG CUỘC TÌM KIẾM NGƯỜI THỪA HÀNH.

        Ngày 11 tháng 6 năm 1976, vào lúc gần nửa đêm hôm thứ hai, cô gái tên là Giuliana (không thông báo họ) trở về nhà bằng ô tô trên đoạn đường Rôman-Ôxten (Pháp). Khi xuất hiện vật sáng chói màu da cam cách ô tô chừng 20m thì động cơ ô tô bỗng ngừng hoạt động và đèn pha tắt ngấm. Hoảng sợ và bị chói, Giuliana lấy tay che mắt. Khi cô ta mở mắt ra thì không thấy gì cả. Sau khi trở về nhà, cô ta xác nhận rằng, đoạn đường lẽ ra chỉ đi mất hơn mười phút thì cô đã đi đến hơn hai giờ đồng hồ. Giuliana đồng ý được thử nghiệm kiểm tra bằng phương pháp thôi miên. Và đã được cắt nghĩa như sau: có 2 người bé nhỏ lôi cô ta ra khỏi xe, phủ lên mặt cô một tấm khăn và đưa vào phía ánh sáng chói. Rồi cô ta được đặt nằm trên chiếc bàn kim loại trong phòng có trần vòm. Một trong số “những người lùn” đã vẽ lên áo len dài tay của cô một vòng tròn sáng. Giuliana được chuyển về xe ô tô, còn các người bé nhỏ thì đi về phía ánh sáng và mất hút trong bầu trời. Một trường hợp thú vị nữa cũng xảy ra vào mùa- hè năm 1975 ở gần Xônhetrnôgorxki. Câu chuyện được miêu tả khá tỷ mỉ: Có một chàng trai bị bắt lên phi thuyền có hình dáng thấu kính hai mặt lồi và đưa đi đâu không rõ. Theo lời của A.M., người trải qua sự kiện viễn tưởng ấy thì đất ở đó cũng giống như của chúng ta, nhưng đi dễ hơn, và thở dễ hơn, tựa như mình trở nên nhẹ cân hơn. A.M. bị bắt giữ gần 19 tiếng đồng hồ và vào khoảng 22 giờ 30 phút thì lại được trả về đúng chỗ cũ. Theo lời của tổ bay UFO thì đoạn đường một chiều đi mất 45 phút. A.M. ít nhất cũng đã nói như thế. Hai thiết bị tiến hành nghiên cứu vị trí hạ cánh, một trong số ấy đã xác định được hướng đến địa điểm hạ cánh, nó ở cách đấy vài cây sô". Mới đây thôi, tôi lại có trong tay quyển sách của Ph.Garđ với tiêu đề “Những người thợ săn UFO” trong đó tác giả nhắc lại chuyện một người Pháp kể về chuyến du ngoạn trên UFO đến một hành tinh xa lạ. Chuyện xảy ra vào thời gian cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Người Pháp ấy không cần sự quảng cáo, đã kể hết chuyến đi ấy của mình. Có một điều thú vị là đoạn đường cả đi lẫn về mất gần 2 giờ đồng hồ. Trong trường hợp của A.M.-một chiều mất 45 phút. Thật là một sự trùng lặp thú vị. Qua những bản báo cáo về sự quan sát người ngoài hành tinh, có thể rút ra kết luận rằng, khi UFO hạ cánh và khi người ngoài hành tinh bước ra khỏi tàu thì những nhân chứng cảm thấy sợ hãi, rơi vào trạng thái bị sốc. Nhưng khi người ngoài hành tinh đến gần thì con người lại trấn tĩnh được. Sau khi họ trở lại tàu thì cảm giác sợ hãi lại quay lại, xuất hiện ý muốn phải chạy xa và ẩn nấp vào đâu đó. Chuỗi mắt xích “sợ hãi-trấn tĩnh-sợ hãi” này cho phép nhận định sự có mặt của người ngoài hành tinh có khả năng làm cho ta trấn tĩnh được ở một khoảng cách nào đó thôi. Trong trường hợp xảy ra với hai cha con (mà họ đề nghị được giấu tên) vào ngày 20 tháng 3 năm 1967 ở bang Penxinvanhie, thì cô con gái khẳng định rằng, khi ngọn lửa tiếp cận đến gần ô tô, cô ta đã nghe thấy giọng nói cứ lặp đi lặp lại: “Không được cử động, không được cử động...”. Cô ta tin rằng đấy không phải là âm thanh ảo giác, mà cảm giác rằng giọng nói xuất hiện ngay trong ý thức.

        Tính vật chất của người vũ trụ và của UFO khẳng định không chỉ bằng những dấu vết trên mặt đất mà còn là cả những dấu vết ttên thân thể những nhân chứng là nạn nhân nữa. Vênêduêla, cuối năm 1954, có 3 cuộc gặp gỡ với người vũ trụ và cả 3 lần đều phải dùng vũ lực. Ngày 26 tháng 11, vào lúc 2 giờ sáng gần Caracat, UFO hình đĩa sáng chặn đường chiếc xe tải. Lái xe là Guxtave Gônxalet ra khỏi buồng lái và đã đối mặt với “một gã lùn xồm”, các ngón tay đều có vuốt, giữa các ngón tay đều có màng. Gônxalet tóm được gã lùn và nhấc bổng lên, theo như lời của lái xe thì gã chỉ nặng khoảng 16kg thôi. Gã lùn nhanh chóng thoát ra được và chấp nhận cuộc giao tranh. Bấy giờ Gônxalet dùng dao găm để chống lại những móng vuốt kia, nhưng lưỡi dao đều bị trượt như đâm vào kim loại khi gã lùn tự vệ. Rồi Gônxalet bị tia sáng làm lóa mắt, gã lùn biến mất và UFO cất cánh. 

        Buổi chiều ngày 8 tháng 12, hai thanh niên tên là Khêxut Gômêch và Lôrenxô Phlorêch khi đi săn về đã trông thấy một vật thể chiếu sáng ở trong các bụi cây dọc theo đường qua Anđa. Khi họ tiến đến gần thì xuất hiện 4 người lùn, lông lá rậm rạp, cao chỉ chừng 90cm. Chúng tóm lấy Gômêch và kéo anh ta về phía UFO. Phlorêch lao đến cứu bạn, dùng súng nện lũ lùn. Súng vỡ tan, cứ tưởng như không phải nện vào lũ lùn mà là nện vào “những tảng đá” vậy. Nhưng rồi Gômêch cũng kịp thoát được. Chiều ngày 16 tháng 12, ở Xan-Caclôt, một người lùn đầy lông lá đã làm cho chàng trai Khêxut Pax bị xây xát và choáng váng. Lúc ấy có thêm mấy người khác xuất hiện và gã lùn đã bỏ chạy về UFO hình đĩa. Trong cả ba trường hợp, những nhân chứng đều phải đến bệnh viện để điều trị vì những vết cào sâu do những người lùn lông lá gây ra. Bảng danh mục này có thể vẫn còn tiếp tục. 

        NHỮNG NGƯỜI MÁY.

        Chúng ta được sông trong hạnh phúc không ngờ vì liên quan thực sự đến sức mạnh trí tuệ của những nhà bác học chưa từng biết đến, đang ở đâu đó trong hệ Ngân hà hoặc ở ngoài hệ Ngân hà đã phái về phía chúng ta những phi thuyền để tiến hành những cuộc nghiên cứu. Bản chất của chúng có thể hoàn toàn cách xa trí tuệ con người hiện nay. Nhưng sự vượt trội theo cách so sánh với chúng ta, mức độ phát triển của một nền văn minh giả thiết hay là nền văn minh có thực, cho phép chúng ta bày tỏ sự nghi ngờ về sự hợp lý khi phải phái những thực thể - những sinh vật có trí tuệ cao đi trinh sát.

        Về thực chất, cần gì phải có sự liều lĩnh không cần thiết, trong khi có thể tìm được những cách thực hiện hoàn chỉnh? Ý tưởng về người thực hiện không lạ lẫm gì đối với cả người Trái đất. Từ năm 1929, trong tác phẩm “Thế giới, thể xác và quỷ dữ”, Đgiôn Bernan đã đi đến kết luận rằng sự chưa hoàn thiện của cơ thể con người chỉ có thể khắc phục được nhờ vào sự trợ giúp của những thiết bị máy móc. Theo kết quả của sự biến đổi này với cơ thể con người đầu tiên, có thể còn giữ lại chỉ là bộ não. Giờ đây, khi đã chế tạo được những bộ phận tim, thận, phổi và các cơ quan nhân tạo khác thì ý tưởng của Đgiôn Bernan không còn là viễn tưởng nữa. Mẫu nhà du hành vũ trụ lý tưởng tương lai có thể được chế tạo bằng cách biến hình của cơ quan con người một phần bằng phẫu thuật, phần nhờ vào những biến hình của hóa học. Câu chuyện nói về sự tạo ra cơ quan điều khiển kiểu nửa người máy- “bán rô-bốt”. Theo ý định của các nhà bác học người Mỹ là M.Klaix và N.Klaina ở bệnh viện Rôclenxki (bang Niu Óoc), “bán rô-bốt” sẽ có cơ thể với sự ghép nối hoặc đặt các máy móc ở trong, cốt để hoặc là thực hiện một số chức năng của cơ quan hoặc là hoàn thiện chúng. Những mối nối riêng biệt và chi tiết “cơ thể” ấy sẽ thay thế được và vì vậy trên thực tế nó sẽ là vĩnh cửu. Nói một cách vắn tắt là chuyện của sự cộng sinh con người và máy móc. Những vật thể ấy không cần đến thức ăn, nhận năng lượng từ nguồn bên trong, không thở, có thể sống trong môi trường không có không khí hoặc là trên hành tinh có khí quyển ni-tơ hay mê-tan. Không tin tưởng vào khả năng tạo lập được sự tập hợp cơ sinh học tương tự- có nghĩa là không tin vào sức lực của trí tuệ con người. Mà trí tuệ con người lại có khả năng giải quyết được những nhiệm vụ khó khăn nhất, tất cả chỉ dựa vào vấn đề thời gian. Cũng tự thấy rằng, không một nền văn minh ngoài trái đất nào vượt trội hơn loài người ở mọi lĩnh vực, có thể tạo ra được những sự tập hợp cơ sinh học hoàn hảo hơn. Tiến sĩ Phritmen và các đồng nghiệp của ông đã lên tiếng phản đối sự tiến hành thí nghiệm với mục đích làm biến dạng con người trong kiểu nửa người máy “bán rô-bơt”, ông định tạo thành con người hoàn hảo - con người hoàn hảo nhất. Tiến sĩ Phritmen cho rằng con người hoàn hảo sẽ có hình dáng bên ngoài bình thường, nhưng chịu được cảnh thiếu ô-xy như đạo sĩ của Hymalaya, có khả năng chống lửa và kìm chế như một ẩn sĩ. Có được sức mạnh của lực sĩ con người hoàn hảo, chỉ trong vòng 3 phút là vượt được khoảng cách dài 1 dặm và giải quyết được bất kể nhiệm vụ nào. Một số nhà bác học lại cho rằng con người hoàn hảo không đáng sợ bằng “bán rô-bốt”. Đúng là nó có hình dạng bên ngoài bình thường, nhưng đừng quên rằng nó được tạo bởi sự hưng phấn lạ thường của các chức năng của con người bình thường. Thêm vào đó là một số chất hóa học, ảnh hưởng đến tư chất con người, bắt nó không chỉ biết hoàn thành ý chí của “ông chủ” mà còn phải quên đi những việc xảy ra. Đạt được như vậy thì mọi công việc sẽ tự động tiến hành. Tờ Thời báo Niu Óoc viết dựa vào chứng cứ ấy như sau: việc tìm kiếm phương tiện cho phép bẻ gãy được ý chí con người, sẽ lập trình cho nó hoàn thành bất kể sứ mệnh nào, ngay cả việc chống lại những định luật cơ bản của thiên nhiên như là bản năng tự bảo tồn” (Báo Sự thật, ngày 9 tháng 2 năm 1979). “Khả năng hiền và dữ,- Actua Klac viết,- được đưa ra ở đây, hiển nhiên tới mức không còn ý nghĩa khuyếch trương hơn, không phải chú ý nữa... Sự nô dịch với sự giúp đỡ của điện tử học, những con người-rô- bơt được điều khiển qua vô tuyến từ trạm trung tâm thì ngành kỹ thuật đã có khả năng từ trước năm 1948” (A.Clac, “Những đặc điểm của tương lai”). Nhưng nếu như A.Clac bị nhầm lẫn và những con người- rôbơt được tạo ra muộn hơn, thì chẳng còn gì để hoạnh hoẹ cả. Thời gian ấy đã có một cuộc hội thảo mà một phía thì cho rằng giả thuyết về hành tinh khác phát triển đến mức độ “tuyệt tác của sự sáng tạo” là không có khả năng. Phía khác thì cho rằng những sinh vật từ vũ trụ cũng chẳng khác biệt gì hơn những kẻ sống ở trong nhà bên kia đường đi mua thông tin. Thêm nữa, những người vũ trụ mà ta quan sát được có phải là phương án người “bán rô-bốt” hay là con người hoàn hảo hay không?.

        Ngày 24 tháng 5 năm 1962, chính phủ Achentina đã đưa tin chính thức về việc hạ cánh của một UFO ở La Pampa. Đài truyền thanh thông báo rằng, các nhân chứng tin cậy đã quan sát được sự hạ cánh của vật thể lạ hình đĩa, từ đó bước ra hai “sinh vật” mà các chuyển động của nó gợi nhớ đến các chuyển động của rô-bốt. Các nhân chứng có cảm tưởng rằng, khi các rô-bốt phát hiện thấy người thì nhanh chóng quay ngay trở lại vật thể hình đĩa và vụt cất cánh.

        Một sĩ quan thuộc lực lượng Không quân của Achentina đã theo dõi và khẳng định sự hạ cánh của UFO. Ở vị trí hạ cánh, đất bị cháy xém bề mặt trong vòng bán kính 6m. Ngày 23 tháng 10 năm 1965, vào lúc gần 8 giờ chiều, Đgiây Taunxen phóng xe trên tuyến đường quốc lộ số 27 (bang Minnhexôta, Mỹ). Khi xe anh ta đi qua một trong số những đoạn vòng thi động cơ không làm việc nữa và đèn pha bị tắt. Theo lời của Taunxen thì xe ô tô của anh ta khựng lại chỉ cách vật thể hình quả tên lửa khoảng 6m. Taunxen ra khỏi xe. Anh ta thực sự ngạc nhiên khi thấy từ UFO bước ra 3 ống hình trụ đi trên những đôi chân bé như những chiếc bút chì. Taunxen viết rằng, 3 sinh vật ấy đứng ngay trước mặt anh ta. “Tôi nghĩ rằng chúng đang nhìn tôi, nhưng lại không tin như vậy vì chúng không có mắt. Tôi biết rằng tôi nhìn chúng đắm đuối. Các anh có thể hỏi tại sao tôi chỉ có ý định đi về phía trước, mà bây giờ lại dừng lại. Tôi hy vọng đấy là ý nghĩ đúng đắn. Tôi cảm thấy, rằng chúng có khả năng dừng được cả ô tô thì với tôi, chúng có thể làm được điều gì đó còn tệ hại hơn, mà tôi thì lại muốn sống và kể về sự kiện ấy để cho dân chúng Liên bang biết cái gì đã xảy ra. Tôi có thể nói rằng chúng tôi đứng nhìn nhau trong khoảng thời gian chừng ba phút. Sau đó bọn chúng quay về vật thể và nó chậm chạp cất cánh sau vài giây”. Động cơ ô tô của tôi lại tự nổ máy, đèn pha lại tự sáng. Taunxen đến báo cáo với sếp phụ trách vùng Tôtt là Đ.Bây và cảnh sát L.Liubis. Sau này, hai người kể lại là bấy giờ có một chàng trai vọt vào văn phòng của họ trong trạng thái rất hốt hoảng và việc đầu tiên anh ta thông báo là anh ta không bị say rượu và không điên. Sếp và cảnh sát nhanh chóng phi đến chỗ UFO hạ cánh, ở đó, họ thấy có 3 vệt dầu mỏng với chiều dài 90cm. Không thể nào giải thích nổi về những vệt dầu ấy ngoài sự kiện viễn tưởng mà Đgiây Taunxen vừa kể. Bản thân Taunxen kết thúc bài viết của mình về cuộc gặp gỡ bất thường ấy bằng những lời như sau: “Đấy, câu chuyện là thế. Tôi biết rằng, đấy thực sự là sự kiện ghê gớm và nếu như các anh không tin tôi thì các anh sẽ gặp những điều còn tồi tệ hơn nhiều”.

        Một số nhà sinh vật học nước ngoài có nói về khả năng xuất hiện một loài đặc biệt “không giống người”, một chủng tộc rô-bốt sinh học- có hình dáng giữa người và khỉ. Chúng có tay chân cứng rắn, phản ứng rất nhanh, không sợ phóng xạ, không biết sự sợ hãi, không khoan dung, không thương hại, có thể phái chúng vào những nơi nguy hiểm nhất- đến những hành tinh chết.

        Và các bạn sẽ nói gì về trường hợp sau . đây?. - Một trang trại đơn độc ở vùng Keli (bang Kentucki, Mỹ). Thứ bảy, ngày 21 tháng 8 năm 1955, vào lúc 19 giờ. Gia đình Xattôn có 8 người lớn và 3 trẻ em đang chuẩn bị cho bữa ăn tối. Bin Taylo (người hàng xóm của Xattôn) đi lấy nước, trở về nhà và hồi hộp kể: “Tôi vừa thấy một vật lạ lùng trên bầu trời: hình sáng rực, bay rất nhanh và dừng lại bất ngờ. Nó hạ xuống đằng sau nhà, chỗ khe nước ấy”. Tất cả đều cho rằng đấy là hiện tượng sao đổi ngôi. Họ cười đùa và quên “vật thể hình tròn chiếu sáng” trong bữa ăn. Sau đó khoảng 1 giờ thì ngoài sân có tiếng chó sủa. Con chó này nó chỉ sủa khi có người lạ. Hai người đàn ồng cầm lấy khẩu súng săn và súng lục, ra khỏi nhà bằng lối cửa sau, dự định bất ngờ tóm vị khách không mời mà đến. Nhưng vị khách không mời lại xuất hiện bất ngờ: họ kinh ngạc khi thấy sinh vật đi đến phía họ chỉ cao khoảng l m. Sinh vật ấy có cơ thể sáng lân tinh (khả năng là bộ quần áo kim loại phản sáng- theo cảm giác ban đầu), tay giơ cao và ở khoảng cách chỉ 20 m đến Enmơ và Đgiôn (tên hai người đàn ông). Theo lời của Khainhêch thì ở địa phương này có luật bất thành văn là “cứ phải bắn đã, đàm phán sau”. Trường hợp này cũng không vượt khỏi khuôn khổ ấy: cả hai nổ súng. Đạn trúng đích, hơn nữa, khi trúng đích âm thanh phát ra như bắn vào trong thùng vậy. Sinh vật ngã ngửa, nhưng rồi ngay lập tức trườn đi và mất hút trong bóng tối. Enmơ và Đgiôn ngạc nhiên, vội vã quay vào nhà, cài cửa và tắt đèn, chỉ bật duy nhất một bóng đèn ở lối cửa ra vào. Chẳng bao lâu lại thấy xuất hiện một sinh vật tương tự như vậy ở trước cửa sổ nhà ăn. Và cuộc đụng độ lại xảy ra như trước. Yên tĩnh được một thời gian. Enmơ và Đgiôn quyết định đi ra. Lần này ngay lập tức họ thấy hai “quái vật” chiếu sáng: một ở trên cửa chính, một ở trên nóc nhà, trên tam cấp. Họ lại nổ súng tiếp. Hỏa lực không có hiệu lực là nỗi thất vọng nhất cho trang trại bang Kentuca. Cả gia đình đành lập chiến luỹ để tự vệ, còn các sinh vật bí hiểm thì chốc chốc lại xuất hiện trước cửa sổ. Sau đó thì im ắng. Qua ba tiếng đồng hồ, gia đình quyết định phải vọt ra ngoài. Vào lúc 11 giờ đêm, mười một người trên hai xe ô tô được vũ trang đầy mình, sau khi không gặp một ai thì cố chạy thẳng đến đồn cảnh sát cách nhà khoảng 10 km trên đoạn đường Khôpkinxvin. Họ cùng với các cảnh sát quay trở lại. Kết luận của sếp Raxen Grinven: “Những con người này đã thấy cái gì đó lạ lùng thật. Tôi không hề nghi ngờ gì về điều đó. Tôi biết đấy là cái gì rồi, nhưng họ đã thấy và đã bắn qua cửa chính và cửa sổ”. Cảnh sát đã xác nhận những dấu vết của những phát đạn. Một phần ở lưới của ô cửa sổ ở phòng ăn. Trong báo cáo của cảnh sát có nói rằng gia đình Xattôn chẳng hề có điện thoại, đài, ti vi và sách báo. Với trình độ văn hóa của mình thì các thành viên của gia đình này không hề có sự hiểu biết về bản chất của vấn đề và không biết tí gì về những sự quan sát các sinh vật tương tự ở các vùng khác của nước Mỹ. Những bức vẽ các sinh vật ấy đã được hoàn thiện qua sự mô tả của các nhân chứng: bức vẽ của Bat Ledvit vẽ theo lời kể của nhân chứng qua một ngày sau khi xảy ra sự cố. Bức vẽ của Pôlin Bauen thì theo mẫu phác thảo từng đăng ở lực lượng không quân Mỹ.

        SẼ THẾ NÀO, NẾU CÓ “NGƯỜI TUYẾT”?...

        Và cuối cùng, không nên bỏ qua thông báo của Xen Gorđôn “UFO và sự quan sát những sinh vật sống ở Penxinvanhia”,- nó có liên quan đến vấn đề “người tuyết” dưới góc độ nhìn nhận mới. “Từ năm 1800 đã có hàng trăm huyền thoại và những câu chuyện nói về những cuộc gặp gỡ của con người với loài khỉ-người ở phía Tây Bắc vùng bờ biển Thái bình dương, cũng như ở nhiều nơi khác nữa trên Trái đất. Thông thường, các sinh vật này được mô tả là đi đứng thẳng như con người và toàn thân phủ đầy lông lá. Chiều cao của chúng khoảng 5 - 9 phit (l phit = 30,48 cm) và tay dài quá đầu gối là các số liệu thường thấy nhắc đến trong các bản thông báo. Trong một số trường hợp, các nhân chứng còn thấy chúng có mùi khó ngửi và có tiếng kêu the thé. Những cuộc gặp gỡ ấy đã gợi cho việc cần phải tổ chức những cuộc thám hiểm với mục đích là phải tóm cho được cái sinh vật ấy. Nhưng rồi, cho dù có tiêu tốn hàng ngàn đô-la và hàng trăm người/giờ, thì kết quả thu được cũng chỉ là ít ỏi. Chỉ tìm thấy những dấu vết to lớn giống như con người, tóc, phân và vài bức ảnh đáng ngờ. Những dấu vết kia đã kích thích sự chú ý của nhiều nhà nhân chủng học. Họ cho rằng, những sinh vật mà một số người đã bắt gặp có thể đấy là “một phần thất lạc của lịch sử loài người”. Dĩ nhiên, không thể tiếp cận đến vấn đề đó được, nếu không có kiến thức của những công trình của B.Ph.Porsnhep. Rất nhiều bài báo viết về “người tuyết” xuất hiện vào thời gian gần đây, trong đó có cả báo chí của chúng ta nữa. (Ví dụ: Vòng quanh thế giới, 1972, số 4 và 1977, số 4; Khoa học và tôn giáo, 1976, số 6; Hải ngoại, 1979, số 39; Sự thật Cômxômôn, ngày 8 và 9 tháng 9 năm 1979; Tuổi trẻ, 1980, số 3). Báo Tuần tin tức ra ngày 31 tháng 10 năm 1980 đã đăng tải: “...Sau khi thám hiểm vùng phía Tây của Tibet trở về, một nhóm gồm năm nhà leo núi người Nhật bản đã thông báo về việc họ đã phát hiện được những dấu vết của “người tuyết”. Những nhà leo núi đã đưa ra những tấm ảnh rõ nét chụp được những dấu vết trên tuyết ở độ cao 5800m cho những người tham gia cuộc họp báo ở Tôkiô xem. Những dấu vết có kích cỡ chiều dài hơn 30cm, chiều ngang 20cm, xếp thành hàng kéo dài trên cánh đồng mới phủ tuyết. Bước chân cách nhau l,5m. Sau khi nghiên cứu kỹ các tấm ảnh chụp các dấu vết bí hiểm ấy, các chuyên gia của vườn thú ở Tôkiô đã cho rằng, những dấu vết ấy là của những sinh vật cỡ lớn để lại”. Về “người tuyết” và dạng như “người tuyết” được viết rất nhiều. Những sự cười cợt cũng chấm dứt trước những bằng chứng hiển nhiên của sự tồn tại “người tuyết” bí hiểm qua từng giai đoạn. Chúng ta hãy quay trở lại với thông báo của Xten Gorđôn, người không hề tin vào tính đồng nhất của bản thể liên quan đến UFO, với những sinh vật dạng “người tuyết”. “Thực ra, chúng rất giông nhau ở một số đặc tính”, Gorđôn viết tiếp. Nhưng tại sao lại xem thường một số đặc tính giống nhau như thế? Xten Gorđôn cũng ghi nhận rằng, sự xuất hiện của các sinh vật ở Penxinvanhia vào năm 1972 kế tiếp những đợt xuất hiện UFO. Vậy thì, “một số đặc tính” ấy là thế nào?. “...Tôi đã gặp dấu vết rõ ràng của loài thú chân 3 ngón, -X.Gorđôn viết,- dấu vết ấy để lại trên tro mềm. Đất xung quanh đấy rất cứng, vì thế chỉ thấy được độc một vết mà thôi. Những đám cỏ cao ở gần đấy bị nhàu nát. Tôi đã liên hệ với trung tâm kiểm tra UFO và yêu cầu họ cử thợ ảnh đến. Nhiếp ảnh gia Đêvit Bâycơ đến ngay tắp lự. Chúng tôi chụp và đo đạc dấu vết, sau đó đổ một cái khuôn. Chiều dài của vết đó là 13 insơ (tấc Anh), chiều ngang là 8 (32,5 X 20cm, - B.S.). Dấu vết ở đây là 32,5 X 20 cm, còn dấu vết mà các nhà leo núi Nhật Bản tìm thấy là 30 X 20. Có bằng chứng để nhận xét rằng có một sô" sự tương đồng. U.X.Gorđôn đưa ra một ví dụ: “Có một lần vào buổi chiều, ông bố dượng đang cạo râu. Bất ngờ, ông hắt hơi vì bỗng có mùi hôi thối kinh khủng, tựa như mùi “dưa chuột thối rữa”. Ông quay lại và hoảng hồn khi thấy một cặp mắt đỏ, sáng rực đang nhìn ông ta qua cửa sổ”. Chiếc cửa sổ ấy cao 8 phit (khoảng 244cm). Thế thì, cái “người khổng lồ chân to” ở ấy nhìn kiểu gì được nhỉ?. Chiều cao của người- thú khoảng từ 1,8 đến 3m. Tất cả đều xác nhận một cái điều hiển nhiên là sinh vật ấy có lông lá đầy mình mặc dù không rậm xù. Đàn ông thì lông lá phủ kín phần đầu, ngực, tay và chân. Những cặp mắt đỏ ngầu tựa như đầy máu. Tất cả đều xác nhận là sinh vật ấy bốc ra mùi “khỉ” ghê gớm. (“Vòng quanh thế giới”, 1972, số 4). Nếu bạn chưa biết mùi của khỉ thế nào thì có thể so sánh với mùi của “dưa chuột thối rữa”. Đến bây giờ thì chúng ta đã biết được vẻ ngoài của “người khổng lồ chân to” rồi. So sánh chúng với những gì mà xten Gorđôn vẽ về UFO thì thấy có liên quan. Theo lời kể của X.Gorđôn thì có ba người đàn bà giống như sinh vật khỉ đã có mặt trong vật thể hình tam giác lớn bằng kim loại. Trong một thời gian ngắn, có đến 245 người thông báo rằng họ đã quan sát thấy những sinh vật giông như thế. Chuyện ấy xảy ra ở những vùng mà từ xưa tới giờ chưa hề thấy như thế bao giờ.     

CHƯƠNG V

TIA SÁNG BÍ HIỂM

TIA SÁNG CÓ MẤU KẾT THÚC.

        Hai kỹ sư vật lý người Matxcơva thông báo về một sự quan sát thú vị như sau: “Ngày 2 tháng 7 năm 1978, vào lúc 21 giờ 25 phút (bầu trời không một gợn mây, lặng gió, không trăng sao) đã thấy một chấm sáng chói lọi (độ sáng chói nhiều lần so với sao Kim) chuyển động chậm chạp theo hướng Tây Bắc (vuông góc với thành phố Merescôp). Hướng và tốc độ đều biến động. Vào lúc 21 giờ 45 phút, điểm sáng treo gần như ở giữa đỉnh bầu trời. Một tia sáng được chiếu rọi ra từ nó về phía bên phải và xuống dưới mà điểm cuối của tia sáng ấy hình thành một chấm sáng với cường độ sáng nhỏ hơn../’ (có bốn nhân chứng cả thảy, nhưng hai người cảnh giác nên đứng trong bóng tối). Điều thú vị ấy song trùng với thành phố Pêtrôzavôt: “Bất ngờ tách ra từ ngôi sao nhỏ một luồng như tia sáng mà điểm cuối của nó có mấu, hình dạng như cái đĩa lót chén hoặc ổ khớp hình ô-van phát sáng...”, (bác sĩ ở xe “cấp cứu” V.I.Mencôva). Hiện tượng thú vị cũng xuất hiện trên thành phố Quybưsep không chỉ một lần. Ví dụ, một trong số những cộng sự của trường đại học bách khoa đã viết: “Tôi cùng với hai người bạn của tôi đã thấy sự tỏa sáng với một tia sáng trên thành phố (như tia lửa hàn), có điểm mấu...”. Tia sáng lại có điểm “mấu” ấy là cái gì vậy? Liệu có khả năng có thực hay không? ô... Trong những trường hợp được ghi nhận ở các nơi thì đường kính của tia sáng dao động trong khoảng vài xăngtimet đến vài mét, còn chiều dài thì từ vài mét đến vài kilômet. Độ lan rộng của tia sáng cũng như vậy. (Tôi không đặt ra nhiệm vụ liệt kê tất cả những gì tương tự đã biết ở ngày nay về đặc tính của tia sáng bí ẩn- điều ấy đã có hàng loạt công việc được tiến hành, tôi chỉ đưa ra một số ví dụ các tia trong chuyện kể trên thôi). Tờ Miền Tây châu ức ra ngày 1 tháng ll năm 1967 đã đăng một tin như sau: Vào ngày thứ hai, 30 tháng 10, lúc gần 9 giờ tối, nhân chứng là một thương gia nổi tiếng đang trên đường đi về vùng Baian Bruc (phía Tây châu úc). Bất ngờ, có một tia sáng chói tiến sát vào ô tô. Ô tô chết máy, đèn pha tắt ngấm và rađiô thì câm bặt. Tia sáng được chiếu ra từ vật thể hình nấm có đường kính lớn hơn 30 phit, bay lượn cách mặt đất khoảng 100 phit. Tia sáng được chiếu ra từ phần phía dưới của vật thể, dưới một góc chừng 40 độ. Nhân chứng kể: “Tôi có cảm tưởng là tôi bị rơi vào trong luồng sáng, giống như một ống sáng có đường kính khoảng 2-3 phit với những bức tường phía ngoài sáng chói... Tôi ở phía trong ống sáng ấy, và không thấy được giới hạn của nó. Có thể khẳng định rằng, tia sáng không hắt ánh hồng nào ra phía ngoài hoặc thứ gì đó tương tự như thế... Không biết sức mạnh nào bắt giam tôi trong ống sáng ấy, nhưng tôi không cảm thấy sợ hãi chút nào, tôi không thể nói được tôi có suy nghĩ được điều gì cụ thể hay không nữa. Khoảng chừng 5 phút, tia sáng tắt. Vâng, tôi có cảm giác là nó tự tắt như ánh sáng điện bình thường. Màu sắc của phi thuyền sẫm dần, sau đó trong nháy mắt, nó chuyển động với tốc độ rất lớn và mất hút về phía Tây.”

        CHIẾC Ô TÔ TRONG SUỐT.

        Tia sáng có nhiều tính chất thật bí hiểm. Ví dụ như những vật thể rơi vào trong tia sáng tương tự như vừa kể, có thể hóa thành trong suốt. Sự “trong suốt” ấy đã được ghi nhận trong hàng loạt trường hợp, trong số đó, có trường hợp xảy ra với O.Paperu là trường hợp lạ lùng nhất (O.Paperu 41 tuổi, có vợ và 2 con, ở bang Xan-Paolô, Braxin). Khoảng 3 giờ sáng ngày 22 tháng 5 năm 1973, Paperu đi ô tô về nhà. Trời đổ mưa. Bất ngờ, chiếc rađiô ậm oẹ, động cơ cũng làm việc ngắt quãng. Paperu chuyển về số 2 khi cảm thấy lực kéo của động cơ không đủ. Vào đúng lúc ấy, anh ta phát hiện thấy có một hòn ánh sáng chói màu xanh, đường kính gần 20 cm. Hòn sáng ấy xuất hiện trong xe, chậm chạp chuyển động dọc theo bảng đồng hồ, ghế ngồi, va li đựng các tài liệu, sàn xe và chân của Paperu. Theo lời kể của nhân chứng thì khi hòn sáng lăn qua bảng đồng hồ, anh ta trông thấy cả động cơ của ô tô. Thật thú vị là Paperu cô" tìm cách giải thích “thông thường” với những gì đã xảy ra với mình, sau khi cho rằng đấy là hiện tượng quang học có liên quan gì đó đến mặt trăng. Nhưng bấy giờ trời thì mưa và đâu có mặt trăng. Bỗng dưng, Paperu thấy có một tia sáng xanh chói lọi từ đâu đó ở phía trước, di chuyển về phía anh ta. Cảm giác như là có cái gì đó, có thể là một chiếc xe tải đang tiếp cận. Dự đoán là sắp va chạm đến nơi rồi. Paperu tháo kính ra khỏi mắt, lấy 2 tay ôm lấy đầu và chúi vào xe, nhưng chẳng thấy gì xảy ra cả. Lúc ấy Paperu mới ngửng đầu lên và thấy có một vật thể treo lơ lửng trong không trung ở độ cao 35 phit chếch về một phía cửa ô tô. Paperu cho rằng đấy là một chiếc trực thăng. Ngay lúc ấy không biết nguyên do tại sao mà trong xe rất nóng và khó thở. Chui ra khỏi xe, Paperu cũng vẫn thấy nóng và thiếu không khí như vậy. Nghe thấy những tiếng vo vo, và sau khi nhìn thấy vật thể lạ lùng thì Paperu mới hiểu ra rằng đấy không phải là máy bay trực thăng. Vật thể mang hình dáng hai chiếc đĩa úp vào nhau, đáy ở phía ngoài. Vật thể có màu xám đục, chiều dày ở phần trung tâm khoảng 25 phit, ở độ cao 38 phit. Không quan sát được các chi tiết. Rồi vật thể làm nghiêng “bức mành trong suốt”, nó từ từ chuyển động từ phải sang trái. Sau đó thì thấy hết nóng và trở nên dễ thở. Từ phần dưới vật thể xuất hiện một chiếc ống, kéo dài xuống tận mặt đất. Cảm giác sợ hãi trùm lên Paperu, anh ta cho rằng anh ta sẽ bị bắt. Anh ta co cẳng chạy về phía rừng, nhưng rồi lại khựng ngay lại như bị một lực nào đó kéo ngược lại. Paperu nói rằng anh ta có cảm giác như bị trói “bằng các sợi dây cao su”, nhưng khi anh ta quờ quạng khắp người để tìm cách tháo thì chẳng thấy gì cả. Nhìn về phía ô tô, Paperu thấy tia sáng xanh với đường kính chừng 7 insơ xuất phát từ phía thành của vật thể đang hướng về nó. Khi tia sáng chạm vào ô tô thì cảm thấy ô tô trong suốt. Paperu không thể hiểu nổi những gì đã xảy ra, nghĩ rằng chiếc ô tô bắt đầu nóng chảy. Thoáng ý nghĩ trong đầu: vậy là hết sạch số tiền lớn vừa đi vay mượn, chẳng còn cách gì trả nợ được nữa. Paperu lăn ra, bất tỉnh nhân sự.

        Qua chừng một giờ đồng hồ, có hai người phóng xe qua con đường ấy, thấy có chiếc ô tô đỗ, bật pha đèn, cửa xe mở và một người nằm úp mặt xuống đất ẩm thì cho rằng người ấy đã bị giết chết nên không dừng xe mà chạy thẳng về Cantanđuva báo cho cảnh sát biết. Đến gần 5 giờ sáng thì họ cùng cảnh sát quay lại chỗ cũ. Người vẫn nằm nguyên như vậy. Trước xe là tấm bản đồ của vùng bắc Braxin, trong xe là chiếc va li bị bật nắp, trong đó có: những tấm séc, những bức ảnh và các giấy tờ tài liệu. Họ đến gần Paperu, không hề thấy anh ta bị thương liền lật anh ta lại. Paperu bừng tỉnh sau nỗi sợ hãi và bắt đầu đánh nhau với ba người lạ mặt, khó nhọc lắm mới làm cho anh ta trấn tĩnh được. Paperu kể lại những gì đã qua và rất ngạc nhiên khi thấy va li bị mở vì chìa khóa luôn luôn ở trong túi của anh ta. Theo lời anh ta thì trong va li có tấm bản đồ (thấy nằm ở trước xe) và chẳng thấy mất thứ gì cả. Paperu được đưa vào bệnh viện ở Cantanđuva và ở đó cả ngày. Trong thời gian nằm viện, Paperu có cảm giác bị ngứa nhẹ ở vùng lưng và bụng. Ngày hôm sau thì những mảng da ở vùng ấy được phủ bằng những vết màu xanh và màu huyết dụ, rồi dần dần biến thành màu vàng. Không xác định được nguyên nhân gây ra những vết ấy, kể cả sau khi đi giám định y tế ở Xan-paolô. Đã tiến hành hai buổi thôi miên với mục đích hồi phục lại những gì thiếu hụt, nhưng kết quả những buổi này không được thông báo.

        TIA SÁNG CÓ THỂ GÂY NGUY HIẾM.

        Tia sáng có thể có tác động cơ học đến các vật thể khi nó chạm phải. Vào đêm 21 rạng ngày 22 tháng 7 năm 1972, có một tu sĩ trẻ nằm đọc sách và quên tắt rađiô để ở đầu giường khi đã hết các chương trình. Khoảng gần 2 giờ sáng, tu sĩ thấy cường độ ánh sáng trong phòng của mình tăng hẳn lên. Từ ngạc nhiên chuyển sang sợ hãi khi tu sĩ này thấy có một vật thể sáng rực, không tiếng động chậm chạp bay vào phòng. Vật thể ấy có hình quả trứng, theo phán đoán của tu sĩ thì nó có chiều dài 50cm và chiều ngang là 30cm. Bề mặt của vật thể lạ chừng như là làm bằng kim loại, nó đứng cứng đờ ở giữa phòng, tỏa ánh sáng chói lọi. Sau đó nó hạ theo phương thẳng đứng rồi treo lơ lửng cách sàn nhà khoảng 40cm. Từ vật thể phát ra “nguồn” của tia sáng, từ từ chuyển động về phía chiếc rađiô và chạm vào nó. Khi tia sáng chạm vào, chiếc rađiô hơi rung nhẹ. Tia sáng co lại một chút rồi lại chạm vào chiếc rađiô. Sau những “lần làm quen” tương tự như vậy với rađiô, tia sáng chậm chạp thu về và vật thể lặng lẽ cất cánh qua cửa sổ rồi mất hút. (Hiện tượng không gian, số 38)

        Có khá nhiều thông báo của các nhân chứng cho biết rằng, tia sáng có thể làm tê liệt những người quan sát một thời gian ngắn. Trong mức độ nào đấy có thể xem xét những tài liệu nói về việc áp dụng vũ khí ánh sáng với sự điều chỉnh cường độ tác động đến nhân chứng. Trong sách hướng dẫn việc quan sát UFO của Mỹ cũng có lời khuyên rằng không nên tiếp cận với nó, nhất là không để tia sáng rọi vào mắt trong thời gian quan sát. Trong trường hợp không thể tránh được thì không nên có những hành động chống đối lại nó, không được làm những động tác đột ngột, bằng không thì sẽ phải hứng chịu những điều chẳng tốt đẹp gì.

 

        Một sự kiện khá nổi tiếng xảy ra vào ngày 10 tháng 9 năm 1954 với Mariut Đêvin (Carup, Pháp). Thành phần của những người tiến hành điều tra gồm có hiến binh, cảnh sát, lực lượng không quân, điều hành an toàn lãnh thổ và nhiều chuyên gia khác nữa. Ngôi nhà của Đêvin nằm ở khu vực giao nhau của các tuyến đường sắt vào khu mỏ than. Vào lúc 22 giờ 30 phút, Mariut Đêvin- một công nhân luyện kim, 34 tuổi ở lại một mình trong phòng đọc sách sau khi vợ và con trai đã đi sang phòng ngủ. Bất ngờ, chú chó đang nằm ngủ dưới chân anh ta bỗng chồm lên sủa những tiếng lạ lùng. Đêvin nghĩ rằng có ai đó mò đến chuồng gà nhà mình, liền cầm đèn pin và đi ra ngoài sân. Cách nhà khoảng 10 m, anh ta thấy có một vật sẫm màu nằm trên đường ray. Đêvin cho rằng đấy là chiếc xe ba gác chở cỏ khô mà người nông dân nào đó bỏ lại vì đường quá xấu không thể kéo đi được. Lúc đó ở bên phải nghe thấy tiếng bước chân, chú chó lại lên tiếng sủa. Sau khi chiếu đèn pin về phía tiếng động, Đêvin thấy có hai người bé con đang đi đằng sau bờ rào, theo hướng đến vật nằm trên đường ray. Họ đội mũ như mũ thợ lặn, trong bộ áo liền quần như nhà du hành vũ trụ. Với ý định phải tóm bằng được ít nhất là một trong số ấy, Đêvin lao bổ qua chiếc cửa ngách ở hàng giậu nhà mình. Khi còn cách sinh vật lạ lùng kia khoảng 2 m thì từ vật sẫm màu chiếu ra tia sáng i-ôt chói lọi làm lóa mắt anh ta. Đêvin muốn kêu lên mà không kêu được. Cơ thể bị tê liệt cho đến khi ánh sáng kia tắt hẳn. Vật thể nhuốm dần thành mầu đỏ, cất cánh và sau 1 phút thì mất hút.

        Trên những thanh tà vẹt gỗ phát hiện thấy 5 vết lõm, mà chỉ có thể do vật nặng khoảng 30 tấn đè lên thì mới như vậy. Những viên đá ở xung quanh chỗ hạ cánh trở nên ròn tan. Điều ấy chứng tỏ nó bị nung nóng ghê gớm. Sự kiện ấy đối với Đêvin vẫn chưa kết thúc. Ngày 10 tháng 10 năm ấy, vào khoảng gần trưa, đứa con trai của anh ta chạy vào nhà, kêu lên rằng trên các đường ray có cỗ máy đang đứng. Đê vin ra khỏi nhà. Cách đó chừng 50m thấy có một vật thể hình tròn dẹt, cạnh đó là những sinh vật nhỏ bé giống như những người cách đây một tháng anh đã gặp đang đi đi lại lại. Một trong số người đó đi lại phía Đêvin bấy giờ đang quỳ gối cạnh đứa con trai sợ hãi. Đầu người ấy đội chiếc mũ trong suốt, qua đó Đêvin thấy được khuôn mặt cười cười kiểu châu Á. Vị khách chạm vào vai Đêvin một cách thân thiện, nhìn cậu con trai và hướng về phía đàn gà đang đi quanh nhà. Chủ nhà ngạc nhiên vì chẳng thấy đàn gà tháo chạy. Sau khi tóm một ả gà mái, con người đội mũ kia quay trở về cỗ máy bí hiểm, nhấc khỏi thảm cỏ và bay mất. Ở đúng vào chỗ cỗ máy hạ cánh, lại tìm thấy những dấu vết giông như khi UFO hạ cánh vào ngày 10 tháng 9 để lại.

        Những bức tranh minh hoạ thú vị đã diễn tả về những khả năng của người ngoài hành tinh làm vô hiệu hóa những tâm trạng có tính chất gây hấn của các nhân chứng trong các trường hợp đối với Môrix Maie (ngày 1 tháng 7 năm 1965, thành phố Valanxôn, Pháp) và với giáo sư R.L.Ioanhix (ngày 14 tháng 8 năm 1947, Italia). Trường hợp đầu, người ngoài hành tinh làm tê liệt nhân chứng ở cự ly cách 7-8 m bằng vật gì đó cầm trong tay. Trường hợp sau, tia sáng được “bắn ra” từ thắt lưng ở khoảng cách 25m.

   NẾU NHƯ CỐ TÌNH THÌ SAO?

        Không phải lúc nào những điệu bộ gây hấn của con người khi bị tia sáng cắt qua cũng có kết cục yên ổn. Cuộc gặp gỡ với người vũ trụ xảy ra vào ngày 13 tháng 8 năm 1967 ở Crisac (bang Gôiax, Braxin) đã dẫn đến một kết cục bi thảm. Lúc 16 giờ, người công nhân nông trường tên là Inaxiu đi Xôza cùng với vợ là Maria trở về trang trại- một vùng rộng lớn tính có đến vài ngàn hecta và có cả đường cất hạ cánh cho máy bay riêng của chủ nhân hoạt động. Khi về đến gần nhà, Inaxiu và vợ anh ta trông thấy trên đường băng có một chiếc “máy bay” lạ lùng, giống như chiếc chảo lật úp với đường kính 35m. Họ còn hoảng sợ hơn khi thấy có bóng 3 người đang ở khoảng cách giữa “chiếc chảo” và ngôi nhà của họ. Khi trông thấy Inaxiu và vợ anh ta, những người hói đầu kia chạy về phía họ. Lo sợ bị tấn công, Inaxiu quyết định nổ súng, không đợi tình hình diễn biến tiếp nữa. Và phát hỏa. Nhưng đúng vào thời điểm ấy thì Inaxiu đã ngã gục bởi vì từ “chiếc chảo” phóng ra một tia sáng xanh chói vào đúng vai anh ta. Maria chạy bổ đến chỗ chồng, giương súng, nhưng những người lạ mặt kia đã đi vào trong phi thuyền, cất cánh thẳng đứng với tốc độ rất lớn, ngoài ra còn nghe thấy những tiếng động giống như tiếng vù vù của đàn ong. Trong suốt hai ngày sau, Inaxiu thấy buồn nôn, người đờ đẫn, tay chân run rẩy. Anh ta được đưa đến Gôiax để kiểm tra y tế. Ở vùng vai trái thấy có vết bỏng hình tròn, đường kính 15cm. Chẩn đoán: bị bệnh bạch cầu cấp tính, chỉ sống được 2 tháng nữa là cùng. Tình trạng của anh ta giảm sút trầm trọng. Trên bề mặt của da xuất hiện những vết to như móng tay màu vàng sáng. Inaxiu chỉ còn da bọc xương. Ngày 11 tháng 10 thì anh ta từ giã cuộc sống 

        Cũng có vài trường hợp nói đến tính chất gây hấn của các đội bay của UFO. Một trong những trường hợp ấy đã xảy ra ở bang Ôhaiô (Mỹ) vào buổi chiều ngày 14 tháng 3 năm 1968. Cậu bé 9 tuổi tên là Grêgori Uen vì một lý do nào đó phải ra chiếc xe hòm đỗ cách nhà bà cậu ta khoảng 45m, cậu ta thấy một vật thể lạ lùng treo ở trên các ngọn cây. Grêgori ngạc nhiên, dừng lại. Từ phần phía dưới của cỗ máy thò ra một chiếc ống, phóng ra những chùm sáng và quần áo của cậu bé lập tức bốc cháy. Nghe tiếng kêu, bà và mẹ cậu ta chạy ra dập lửa. Cậu bé được chuyển đến bệnh viện vì bị bỏng. Vật thể hình trụ thì bay về phía nhà của cậu bé. Việc ấy một số người hàng xóm đều thấy cả.

        Ngày 4 tháng 11 năm 1957, Phort Itaipu (Braxin). Vào lúc 2 giờ sáng, có hai người lính canh phát hiện được một đốm lửa sáng chói trên bầu trời đang tiếp cận rất nhanh đến chòi gác. Phút chốc, thấy rõ ràng đấy là một vật thể vô định tỏa ánh sáng màu da cam. UFO treo ở độ cao 50m, trên bốt gác. Những tia sáng màu da cam làm cho những người gác đứng đờ ra, không thể nào báo động được. Những tiếng ồ ồ, ầm ầm vang ra từ vật thể hình đĩa đang treo tràn ra những đợt nóng bỏng rát. Một người gác đã ngã gục, bất tỉnh nhân sự. Người kia thì kêu thét lên vì đau đớn và chui xuống dưới giá súng. Tiếng thét của anh ta vang khắp doanh trại, nhưng ngay lúc ấy thì ánh sáng tắt ngấm, rất nóng bức và sự hoảng loạn bắt đầu xảy ra. Sau khoảng 1 phút thì độ nóng giảm, ánh sáng lại có trở lại. Một số người lính còn trông thấy vật thể vút bay xa. Bộ Tổng tham mưu Braxin đã phái những máy bay chiến đấu đến khu vực ấy, nhưng bầu trời hoàn toàn vắng tanh vắng ngắt, về sau, thành phần tham gia nghiên cứu vấn đề ấy gồm có các sĩ quan quân đội Braxin và cả đại diện của lực lượng Không quân Mỹ nữa.

        CHẲNG CÓ GÌ MỚI MẺ CẢ.

        Trong những chuyện nói về thứ ánh sáng bí hiểm thì chẳng có gì là mới mẻ cả, vì may thay, ánh sáng có thể là vô hại. “Lễ rửa tội được ấn định vào cuối buổi chiều ngày thứ tư, 29 tháng 12 năm 1875. Bấy giờ trời rất tối. Sau buổi cầu nguyện, tôi gặp Đgiôn Taylo và Xaru Laiveli. Tôi và những người ấy đã làm lễ tẩy ở sông Temze (thành phố Luân đôn, vùng Ôntariô, Canađa). Bất ngờ, từ trên trời chảy tràn xuống một thứ ánh sáng tuyệt dẹp, chiếu sáng tất cả và tất cả những tông đồ có mặt ở đó đều sáng rực hơn ban ngày... Luồng sáng cứ hạ thấp dần, thấp dần kèm theo âm thanh giống như tiếng gió rít, và khi nó xuống đến một độ thấp nhất định thì chúng tôi hiểu ra rằng, chúng tôi đã được tắm trong ánh hào quang của Chúa Trời. Ánh hào quang bao phủ tất cả không gian giữa trời và đất, nhưng không hiểu tại sao lại không chiếu sáng tất cả 1 dặm xung quanh... Sau lễ rửa tội, chúng tôi ra về mà ánh sáng vẫn không tắt, nó cứ di chuyển cho đến khi khuất khỏi tầm mắt chúng tôi” (G.I.Vent, “Sách Kinh thánh của châu Mỹ cổ”).

        Ánh hào quang của Chúa Trời... Xét về mọi phương diện, các nhà bác học thời nay dễ dàng chấp nhận hơn là với những vật thể bay vô định, mà sự xuất hiện của chúng kèm theo những hiệu ứng khác nhau, trong số ấy có cả tia sáng có mấu kết thúc.     

CHƯƠNG VI

ĐĨA BAY” - VĂN BẢN TRÍ TUỆ

CHÚNG TA GIỮ VAI TRÒ TRONG CÁC CUỘC THỬ NGHIỆM.

        Thú nhận là, tôi đã mượn những tiêu đề của giáo sư Đ.Ia.Martưnôp trong các trang của tạp chí Trái đất và vũ trụ (1977, số 4) tính chất vô căn cứ của các câu chuyện về “đĩa bay" và những kẻ trưng bày trong thế giới xấu xa là những “người bị quyến rũ bởi sự gây dư luận ầm ỹ của Mỹ, loan truyền những chuyện ngồi lê đôi mách về UFO hay là đọc “diễn văn” trong giảng đường hẹp...”. Nhưng tất cả sự tán thưởng nào đấy của công chúng độc giả hoặc không phải là độc giả của chúng ta mà họ có được, - Đ.Ia.Martưnôp viết tiếp, thì chính bây giờ đây trong chúng ta lại thấy rõ ràng sự hồi sinh của những tin đồn đại về UFO, bắt tôi phải cầm bút viết” (trang 44). Và như vậy, thú nhận là tôi đã mượn những tiêu đề của giáo sư Đ.Ia.Martưnôp chỉ dẫn tính chất vô căn cứ... Thêm nữa, chính sự chỉ dẫn tính chất vô căn cứ ấy đã bắt tôi phải cầm bút. Trong bài báo của mình, Đ.Ia.Martưnôp viện dẫn từ sách của Đ. Đgiâycôp “Cuộc luận chiến về UFO ở Mỹ” (1975), tạp chí Trái đất và vũ trụ (1970, số 3, trang 14), sách của Đ.Menzen “Về đĩa bay” (M. “Văn học nước ngoài”, 1962), bài báo của V.Marcôvich (Trái đất và vũ trụ, 1968, số 3), đề cập đến vấn đề, rằng “trước khi mất không lâu, giáo sư Menzen đã viết xong một dị bản mới”. Sau đó lại có những bài nhận xét của A.Clac gửi cho tờ Thời báo Niu Óoc và tạp chí nổi tiếng là tạp chí Sao Thuỷ (1975, số 6) do hiệp hội thiên văn học Thái Bình Dương xuất bản. Nội dung đụng chạm đến việc thử nghiệm trí tuệ đối với vấn đề UFO. Không có tham vọng, nhưng ít nhiều tôi cũng muốn thử vận may trong chuyện thử nghiệm về trí tuệ. Mà muốn làm được việc đó thì lại phải cần tiếp cận với những tài liệu của Đ.Ia.Martưnôp. Không biết Đ.Ia.Martưnôp trình bày quyển sách của Đ. Đgiâycôp “Cuộc luận chiến về UFO ở Mỹ” thế nào mà các độc giả của tạp chí Trái đất và vũ trụ đã có những quan điểm lệch lạc về nó. “Đại đa số trong số ấy (UFO) cuối cùng cũng nhận ra rằng: một số hóa ra không phải là khí cụ bay, một số khác - thậm chí không phải là vật thể nữa”- Đ.Ia.Martưnôp viết, không cho biết chính xác đấy là quan niệm của ông ta hay là của Đgiâycôp. Than ôi, không phải là Đgiây- côp rồi. Cái tạp chí mà Đ.Ia.Martưnôp viện dẫn về quyển sách của Đgiâycôp đăng tải như sau: "... đấy là sự nghiên cứu sáng suốt trong những sự nghiên cứu, tập trung vào đặc tính lịch sử của Hội đồng lực lượng Không quân. Tuy vậy, tác giả nghiêng về quan điểm “khó giải thích” với một số hiện tượng quan sát”. Thêm nữa, tính chất cuốn sách của Đgiâycôp lại thuộc về địch thủ thực tế UFO. “Sự nghiên cứu sáng suốt trong những sự nghiên cứu” - điều ấy nếu như trong 2 từ với ý kiến lạ lẫm, các bạn hãy tự đọc lấy và dừng ở đoạn: “Cuộc luận chiến về UFO” kể về cuộc đấu tranh của lực lượng Không quân và Phòng không với việc che dấu sự thật về UFO đối với nhân dân Mỹ. “Lực lượng Phòng không quan tâm đến hiện tượng đặc biệt của UFO trong thời gian quan sát được vào năm 1952.

        Họ và một số sĩ quan cao cấp của lực lượng Không quân, trong đó có cả các vị tướng Vanđenber và Xemphord, cho rằng, khối lượng thông tin về UFO có thể trở thành mối đe doạ đối với nền an ninh quốc gia (Đ.Đgiâycôp “Cuộc luận chiến về UFO”, trang 89). Đối với Đ. Đgiây- côp, sự khác biệt với Đ.Ia.Martưnôp là một số những vật thể bay đã trở thành vô định. Còn những bài báo của Đ.Ia.Martưnôp thì không có được khả năng phán đoán như vậy. Hơn nữa, trong đó có cả việc thử nghiệm trí tuệ: tôi viết thế chắc các bạn chẳng thể hiểu được gì cả, và nếu như các bạn có tham vọng, thì hãy tự phân tích lấy. Ớ trang 44, Đ.Ia.Martưnôp viết: "... Vào năm 1968, Chính phủ Mỹ đã ra quyết định thành lập một hội đồng đặc biệt. Hội đồng đó gồm có các nhà bác học và đại diện của lực lượng không quân có nhiệm vụ kiểm tra các tin đồn về những “tách bay” hoặc “đĩa bay” xuất hiện ở một số vùng của nước Mỹ với những kiểu rất giật gân. Hội đồng đã nghiên cứu “những vật thể bay vô định” (họ gọi như vậy với mục đích khách quan nhất) rất lâu và thận trọng, so sánh với cả hàng trăm trường hợp trước đó và xác nhận: “Chúng tôi thống nhất quan điểm là nghe tất cả mọi luồng thông tin và vận dụng khoa học kỹ thuật một cách khách quan để đề cập đến việc giải quyết vấn đề “những vật thể bay vô định”. Dựa trên những kiến thức hiện đại, có thể nói rằng, ít ra giả thuyết về sự đến thăm trái đất của những sinh vật có lý trí ngoài hành tinh là sự giải thích tương tự của “những vật thể bay vô định” (“Trái đất và vũ trụ”, 1970, số 3, trang 14). Tôi không biết mình có hiểu những-tài liệu về thử nghiệm trí tuệ sâu hay không, đúng hay không nữa?. Khả năng là đúng. Và điều ấy đã đẩy tôi vào vị trí khó xử: thật khó nói làm sao rằng giáo sư Đ.Ia.Martưnôp đã không hiểu được nội dung bài báo đăng trên tạp chí “Trái đất và vũ trụ”, ở số 3, năm 1970 (trang 14). vả tất nhiên, điều đó chính là: kết luận của hội đồng này lại đem đặt vào miệng kẻ khác. Điều ngượng ngùng ấy đi theo sự rối rắm mà có thể nói là Đ.Ia.Martưnôp hoàn toàn không am hiểu tí gì trong vấn đề nghiên cứu. Vào năm 1968, chẳng có một hội đồng đặc biệt nào của chính phủ Mỹ được thành lập để nghiên cứu chương trình ƯFO cả. Nếu có dưới dạng hội đồng của Kônđôn thì nó cũng đã bắt tay vào công việc từ ngày 7 tháng 10 năm 1966. Và nó không nghiên cứu, “kiểm tra những tin đồn”, mà là phân tích những tài liệu, trong đó có những tài liệu chính thức của lực lượng không quân. Hơn nữa, lại còn khéo léo tránh những trường hợp đặc biệt phức tạp. Trong hàng trăm trường hợp, như Đ.Ia.Martưnôp viết thì không thể nào có được. Đã xem xét 59 trường hợp. Đ.Ia.Martưnôp viện dẫn nhận xét Hội đồng Hàn lâm viện khoa học quốc gia hiểu được từng trường hợp một khi đọc những bài trong tạp chí “Trái đất và vũ trụ” (1970, số 3, trang 14). Thực ra hội đồng đó có 11 người và thời gian để xem xét kỹ lưỡng đối với vấn đề nào đó là không có được: sau khi nhận 1485 trang đánh máy của nhóm Kônđôn soạn thảo vào tháng 11 năm 1968, 11 người ấy không đi mua những lời tán dương, và vào ngày 8 tháng 1 năm 1969, niềm hân hoan của họ đã được thông báo cho các nhà báo. Nhân thể xin nói thêm, tất cả những điều đó, Đ.Ia.Martưnôp có thể biết được qua cuốn sách của Đgiâycôp (trang 238-240). Bị lẫn lộn tất cả, Đ.Ia.Martưnôp viết: “Hình như, sau bao nhiêu kết luận tinh tế về uy tín măt nào đó tương tự, cần phải bỏ đi sự hấp dẫn của mình. Nhưng điều ấy lại không xảy ra” (“Trái đất và vũ trụ”, 1977, số 4, trang 44). Điều ấy không xảy ra được, nhất là khi tự đặt cho mình câu hỏi: điều gì che đậy những mánh khoé vụng về khi phản đối UFO?. Đ.Ia.Martưnôp viết về “kết luận uy tín”. Chúng nhiều lắm. Nhưng cũng có ít quyển tố giác vai trò của trung tâm tình báo, đóng dấu “Mật” trong việc “kết luận uy tín” tương tự. Thời gian cứ trôi và đã xuất hiện những cuốn sách, trong đó trung tâm tình báo đưa ra vai trò người từ thiện và người đỡ đầu khoa học nghệ thuật. Trung tâm tình báo đóng vai những người biện hộ, ví như Đ.Oberg là người có uy tín về phương diện đăng ký những vật thể quan sát được gán cho sự thử nghiệm của kỹ thuật quân sự và vũ trụ của Liên Xô. Các nhà bác học của chúng ta bực bội về việc báo chí đăng sai sự thật về UFO, về vai trò của trung tâm tình báo đã làm mất uy tín của chương trình này. Sự thử nghiệm trí tuệ vẫn cứ tiếp diễn, và tôi xin các thành viên của hội đồng cứ yên vị cho.

        Đ.MENZEN.

        Chúng ta hãy quay về với quyển sách của Đ.Menzen “Về những đĩa bay” (M. Văn học nước ngoài, 1962). Theo lời của Đ.Ia.Martưnôp, “những người lật tẩy tất cả những lời giải thích nhảm nhí của những hiện tượng quan sát, và đôi khi còn không có “những hiện tượng được quan sát” nữa. (Trái đất và vũ trụ, 1977, số 4, trang 44). Đônan Menzen quá cố, nhà thiên văn vật lý học, nguyên giám đốc đài thiên văn Gavarxki, đã giải thích tất cả những sự quan sát bằng hiện tượng khí quyển, bằng ánh sáng phản chiếu của thuỷ tinh, bằng sự ảo giác quang học, bằng những bầy chim, những đám mây dạng hình đĩa, hơn nữa, bằng những mũ nón, bằng những cơn gió đứt, bằng những mạng lưới, bằng những xuất sứ ở sao Hỏa hoặc sao Kim... Trong khi ấy ông ta lại không bị bối rối vì những vật thể bị rađar đánh dấu được hoặc những dấu vết để lại trên mặt đất... Cách tiếp cận “khoa học” của Menzen (nếu giả dụ như chỉ có một mình ông ta!) đã kết thúc bằng sự không mong muốn biết tất cả, rằng các giả thuyết đã chống lại ông ta.

        Trường hợp tiếp theo giới thiệu chúng ta với phương pháp của Menzen: ngày 25 tháng 8 năm 1951, trên thành phố Labôc (Têchdat, Mỹ) có một tốp những ánh sáng màu xanh da trời lặng lẽ bay qua. Hiện tượng ấy quan sát được cả vào mấy đêm sau đó nữa, và điều ấy ngay cả bản thân Menzen cũng không cải chính. Sự miêu tả trường hợp ấy cũng là một trong những tin đáng tin cậy nhất. Ba giáo sư ở trường cao đẳng kỹ thuật bang Têchdat đứng gần nhau, cùng lúc đều quan sát thấy tốp sáng lộn xộn bay vụt qua bầu trời một cách lặng lẽ. Sau đó mấy ngày, một sinh viên 18 tuổi đã chụp ảnh được nhóm vật thể bay trong đội hình với hình chữ V giống hệt như những con ngỗng trời hoặc máy bay. Những giáo sư lần đầu quan sát thấy hiện tượng ấy, đặc biệt nhấn mạnh rằng những vật phát sáng đã bay lung tung, hỗn độn trên bầu trời” (Đ.Menzen, “Về những đĩa bay”, trang 46). Tiếp đó, Menzen nghĩ. Và nghĩ như thế này: “Tôi nghĩ rằng, hiện tượng ấy là sự phản xạ của ánh sáng từ một tầng dạng sóng mỏng của khói sương mù ở ngay trên đầu người quan sát. Nguồn gốc của ánh sáng có thể là hàng đèn đường phố hoặc là các ánh sáng đèn pha ô tô ở đâu đó khá xa hoặc thậm chí ở gần nhà hoặc một nhóm nhà nào đấy” (trang 48). Thật là lạ lùng là cả ba vị giáo sư quan sát lần đầu tiên thấy những ánh sáng ấy lại không nghĩ cách kiến giải đơn giản như vậy. Lạ lùng nữa là sự tương tự như lần quan sát ấy không có nữa, mặc dù ở Labôc và những ngôi nhà, những đèn đường, đèn pha ô tô vẫn có từ trước kia và cả bây giờ, còn tầng mỏng dạng sóng của khói sương mù, hiển nhiên, có thể xuất hiện ngay trên đỉnh đầu người quan sát. Và “những ngọn lửa đêm” nữa chứ. Rồi Menzen lại viết tiếp: “Một trong số những trường hợp được miêu tả qua đồng nghiệp của tôi là Klai U.Tômboi ở Lat-Kruxex (bang Niu Mêxichcô) - một nhà thiên văn học nổi tiếng vào năm 1930 đã phát hiện na sao Diêm vương. Ông ta quen với việc quan sát bầu trời rồi, chắc gì ông ta lại nhầm lẫn được với máy bay thông thường...

        Chuyện ấy xảy ra vào ngày 20 tháng 8 năm 1949, lúc gần 22 giờ 45 phút. Klai U.Tômboi, vợ và mẹ vợ ông ta đã trông thấy sáu hoặc tám hình chữ nhật chiếu sáng bằng “ánh sáng xanh - vàng nhạt”. Khi những hình chữ nhật bay xuất hiện trên bầu trời, chúng đã qua đỉnh bầu trời và chuyển dịch về phương Nam. Chúng chuyển dịch rất nhanh và đều, chỉ cần chừng 3 giây đồng hồ là đã qua được đoạn đường từ đỉnh đến điểm cách đó khoảng 50 độ tính từ đỉnh bầu trời, sau đó mất hút. Khi chúng bay, những hình chữ nhật trở nên chừng ngắn hơn theo trục chuyển động. Có cảm giác đấy hoàn toàn là những vật phẳng và kích thước cũng nhỏ dần theo khoảng cách đến người quan sát. Tất cả nhóm dàn trên bầu trời, chiếm một khoảng không gian ước chừng 1 độ, tức là to gần gấp đôi mặt trăng rằm”. Menzen viết tiếp: “Qua hàng mấy nghìn giờ trong đời mình từng quan sát bầu trời đêm, tôi chưa bao giờ thấy được cảnh tượng lạ lùng và ngạc nhiên đến như vậy. Tôi kinh ngạc đến mức quẫn trí. Thật tiếc làm sao là bấy giờ tôi lại không mang theo ống nhòm; Chúng bay hoàn toàn lặng lẽ” (trang 49). Đến đây, sự trích dẫn của bản thân Tômboi kết thúc, nhưng chúng ta biết rằng (trong sự trình bày của Menzen và những lời giải thích của ông ta), Tômboi “đã thấy 3 vật thể nữa, nhưng đó chẳng qua đơn giản chỉ là những điểm sáng chói khác thường, mà có khả năng là những thiên thạch chói lọi hay là ánh sáng loé ra, gây ra ảo ảnh mà thôi”.

        Có thể tin rằng, khi bắt đầu bằng những từ “mà, khả năng, đã...” thì quan điểm của Menzen tự được diễn đạt. Rồi tiếp đó: “Chúng không thể nào so sánh được với đoàn diễu hành của những hình chữ nhật với ấn tượng đặc biệt, mà hiển nhiên thuộc về phạm trù hiện tượng, rằng những ánh sáng ở Labôc, cho dù đã xuất hiện trước đó 2 năm”. Và ở đây lại chuyện: “mà hiển nhiên...”... kết luận của Menzen thật ngạc nhiên: những hình chữ nhật “thuộc về cùng phạm trù ánh sáng ở Labôc...” Và cuối cùng lại còn ngạc nhiên hơn nữa: “dù cho xuất hiện gần như trước đó 2 năm”. Thế là thế nào? Phải chăng đoàn diễu hành của những hình chữ nhật, theo quan niệm của Menzen cũng thuộc vào cùng phạm trù ánh sáng ở Labôc, cần phải xuất hiện kiểu khác, chỉ mình Menzen biết được thời hạn mà thôi? Nhưng chúng ta hãy quay trở lại chuyện liên quan đến Tômboi (trong sự diễn đạt của Menzen). “Tiếp đó Tômboi nói về những gì mà theo quan điểm của ông ta, những vật thể ấy không thể là những phi thuyền vũ trụ hoặc tựu trung là những khí tài bay được, mặc dù một số đã gọi sáu hình chữ nhật là “những cửa sổ phát sáng” của tên lửa giữa các hành tinh, mà bản thân nó là vô hình, nhưng vẫn để lại dấu vết sáng mờ dưới dạng những ngọn đuổc phản chiếu” (trang 49). Có thể hiểu được sự nghi ngờ của nhà thiên văn học lỗi lạc Tômboi, mặc dù chúng ta không có khả năng trực tiếp tiếp xúc với bản thông báo và những bức hoạ của ông ấy trong bức thư gửi riêng cho Đ.Menzen. Đành phải chấp nhận vào sự tin tưởng qua chuyện kể của Menzen, người từng là đối thủ số 1 của UFO. Nhưng dầu sao chăng nữa, Tômboi cùng vợ và mẹ vợ ông ta đã thấy những gì? Chúng ta nhớ lại rằng, những hình chữ nhật bay chuyển động nhanh và đều đặn, “chỉ khoảng chừng 3 giây đã bay qua khoảng cách từ đỉnh đến điểm cách đấy với góc 50 độ...”, và rằng khi chúng bay “các hình chữ nhật trở nên như ngắn hơn theo trục chuyển động, có cảm giác đấy hoàn toàn như các vật phẳng và chúng giảm kích thước so với cự ly cách người quan sát”. Chúng ta đi đến kết luận rằng: những vật thể bay được mà không thể xác định được thì đấy chính là những vật thể bay vô định.

        Nhưng Menzen lại không giản đơn thế. Khi anh sống giữa đám người lạc hậu không biết một tí gì, thì phải giải thích cho họ mọi việc thật cặn kẽ: “tầng sương mù hoặc tầng khói mỏng manh ở độ cao thấp đã hắt ánh sáng của các ô cửa sổ của ngôi nhà nào đó, hoặc là từ một nguồn sáng nào đó lên”. Nhưng ngay tự nó đã thấy vô căn cứ rồi: “sương mù, hiển nhiên là không thể có vì Tômboi nói là không khí trong suốt đến lạ thường” (trang 50). Klai U.Tômboi, người từng được nhận giải thưởng Nôben, người đã từng cống hiến hàng nghìn giờ trong đời mình cho việc quan sát bầu trời đêm và là người quan sát trực tiếp chuyến bay của những hình chữ nhật bí ẩn, không thay thế sương mù, còn Đ.Menzen- người chuyên ngồi sau bàn giấy lại thải số lượng sương mù đằng sau nhiều tới mức đến tận bây giờ nó vẫn không tan hết!. Và sương mù sẽ không tan cho đến khi nào mà mọi người chấp nhận được sức quyến rũ của bức thư tay có kết cấu chặt chẽ với sắc thái khoa học. Menzen là một nhà thiên văn vật lý học nổi tiếng. Điều ấy rất tốt. Nhưng những gì liên quan đến UFO thì trong tay Menzen chẳng có tí tài liệu nào, ngoài con bài thua cuộc, lén lút công bố những điều sai sự thật. Phương pháp “khoa học” ấy cũng đem áp dụng với cả sự quan sát của Klai Ư.Tômboi. Và đây là những gì thu được từ con bài thua cuộc: “Giáo sư Tômboi viết ngày 10 tháng 9 năm 1957: “Những hình chữ nhật phát sáng mà tôi quan sát được đã giữ vị trí ổn định tuyệt đối giữa chiếc nọ với chiếc kia, điều ấy cho phép phỏng đoán rằng vật thể được cấu tạo từ vật liệu cứng. Tôi vô cùng nghi ngờ về cái điều cho rằng hiện tượng ánh sáng đặc biệt ấy là do sự phản quang của ánh sáng mặt đất” (Ph.Etvard, “Những đĩa bay- vấn đề nghiêm túc”, trang 41-42). Điều ấy Menzen có biết hay không? Tất nhiên là tất cả mọi người đều biết điều ấy rồi. Menzen cũng biết những gì mà theo lời đồng nghiệp của ông ta là Tômboi về vật thể bay bí ẩn hình dáng điếu xì-gà lớn. Biết, nhưng lại không nhắc đến. Menzen im lặng về những điều mà theo lời của Tômboi thì dọc theo độ dài của vật thể lờ mờ trên nền trời với hình dáng điếu xì-gà, có một hàng lỗ hổng được chiếu sáng bằng ánh sáng màu vàng. Không phải là “cuộc diễu hành đặc biệt ấn tượng của các hình chữ nhật”, mà là những hình chữ nhật phát sáng được bố trí thành hàng ở giữa vật thể hình điếu xì-gà. A.Phran nhận thấy là “có thể tin tưởng mà không cần dựa vào cơ sở nào hết, nhưng không được nghi ngờ khi không có cơ sở”. Klai Ư.Tômboi không hề cho thế giới khoa học một chút cơ sở nghi ngờ nào vào phương pháp của ông ta quan sát và phân biệt những vật bay trên bầu trời với sự phản xạ của những tia sáng từ những cửa sổ của ngôi nhà nào đó.

        Ví dụ sau đây chỉ cho Menzen biết như là cuộc luận chiến nhỏ “khéo léo”. Lập luận của nó sẽ làm tổn thương sâu sắc và tất nhiên sẽ chứng minh về trí tuệ lớn chống đĩa bay. Cuối buổi chiều ngày 3 tháng 9 năm 1965, ỗ khu vực thành phố Exetơra đã xảy ra một sự kiện như sau: Noocman Maxcarelô - chàng trai 18 tuổi khi đi đến gần ngôi nhà của Klai Raxen thì thấy trên đỉnh những ngọn cây gần đấy xuất hiện một vật thể lạ lùng phát sáng bằng ánh sáng màu đỏ. Maxcarelô sợ hãi, nấp vào đằng sau bức tường đá. Trong thời gian ấy, UFO di chuyển và treo trên mái nhà. Theo lời kể của Maxcarelô thì vật thể có kích thước to hơn ngôi nhà, chiều dài từ 80 đến 90 phit (một phit bằng 30,5cm). Khi UFO bay không tiếng động về phía rặng cây, Maxcarelô liền chạy đến đập cửa, nhưng Raxen không trả lời vì cho rằng đấy là một kẻ say rượu nào đó gõ. Vào lúc 1 giờ 45 phút sáng, Maxcarelô đến trạm cảnh sát của Exetơra cách chỗ quan sát thấy ƯFO khoảng 2 dặm để báo cáo. Hai viên cảnh sát là Tôlan và Bertran không tin vào chuyện kể lộn xộn của cậu Maxcarelô đang trong trạng thái sợ hãi, nhưng dầu sao Bertran cũng vẫn đi cùng cậu ta đến chỗ xảy ra sự cố. Không thấy UFO đâu cả, nhưng sau đó một thời gian ngắn, nó lại xuất hiện ngang tầm rặng cây và chuyển dịch hướng về phía mọi người, ở độ cao 60 - 70 phit. Rõ ràng trông thấy trên vật thể có một hàng những ánh sáng đỏ nhấp nháy. Bertran rút súng định bắn nhưng rồi lại thôi. Thứ tự xung lượng của 5 điểm sáng là 1-2-3-4-5-4-3-2-1 làm cho Bertran nghĩ đến “chiếc phi thuyền điều khiển có lý trí”. Ánh sáng chói lòa không cho phép nhìn rõ vật thể, nhưng rõ ràng là nó to lớn - hình dạng tròn hoặc hình trứng. Bertran gọi ứng cứu qua bộ đàm. Cảnh sát Đêvit Khan từ trạm cảnh sát của Exetơra đến và vẫn còn thấy được UFO, quan sát trong vòng 6 phút theo vật thể ngày càng bay xa dần, những ánh sáng đỏ của nó vẫn còn tiếp tục nhấp nháy. Nhóm phóng viên đài truyền hình ABC của Mỹ đã tổ chức họp báo nhân sự kiện ấy. Tham gia chương trình ấy có cả các giáo sư Menzen, Xprinla, Xônberi và nhà báo Phuler được tiến hành trong vòng sáu tuần lễ ở khu vực Exetơra để thu thập tài liệu cho cuốn sách “Sự kiện xảy ra ở Exetơra”. Menzen phát biểu với uy tín chắc chắn. Theo lời của ông ta, thì tất nhiên, hai cảnh sát đã lầm lẫn. Ngoài ra, họ còn ở trong trạng thái loạn thần kinh, và nhìn chung, chuyện đó chẳng cần phải quan tâm gì hết. 

        Phuler đặt cho Menzen những câu hỏi sau: ông ta đã ở Exetơra bao lâu để tiến hành nghiên cứu trường hợp này? Ông ta nói chuyện với cảnh sát trong thời gian bao lâu? Ông ta có đi cùng với các nhân chứng đến địa điểm xảy ra sự kiện không? Ông ta có đọc những bản báo cáo tương tự trong tạp chí cảnh sát không? Ông ta có tìm được những nhân chứng nào khác nữa của sự kiện ấy không?. Hình như, Menzen chưa bao giờ đặt chân đến Exetơra và cũng chẳng trả lời được câu hỏi nào cả. Và khi mà “lập luận khoa học”, các kết luận của giám đốc đài thiên văn Garvaxki giáo sư Menzen đã trở nên hoàn toàn hiển nhiên, nhà bác học đã la ầm lên cái lý lẽ xác đáng nhất của mình: “Hãy câm miệng đi!”. Tại sao tất cả lại bác bỏ những hiện thực của UFO và nhanh chóng bực bội... Chính về Menzen này, Đ.Ia.Martưnôp đã kể lại như về một nhà bác học tận tụy, người tiếp cận một cách công khai đến với chương trình UFO! Và cùng đó là nhắc lại một sự thử nghiệm trí tuệ nào đó!

        Hoặc là có thêm một ví dụ nữa minh chứng cho sự quan trọng của quan điểm của Menzen. Mùa hè năm 1968, trong Hội đồng khoa học và ngành du hành vũ trụ tại kỳ Đại hội Hạ nghị viện Mỹ cần được nghe những bản báo cáo về vật thể bay vô định. Trước khi Hội nghị bắt đầu cho đến lúc các thông báo xuất hiện thì đều tin rằng sẽ không có lời nhận xét nào được gửi đến địa chỉ lực lượng Không quân hoặc là hội đồng của Kônđôn mà lại không giải quyết được. Phát biểu trước Hội đồng gồm: nguyên cố vấn khoa học của lực lượng Không quân Mỹ, trưởng khoa thiên văn học của trường đại học Tây-Bắc, giáo sư Alây Khainhêch; nhà vật lý học chủ chốt của trường Đại học Vật lý Các hiện tượng khí quyển, trường Đại học Tổng hợp Arizônxki, giáo sư Đgiây Măc Đô- nan, giáo sư K.Xagan từ Đại học Tổng hợp Kornhenxki, trưởng Khoa xã hội học của trường Đại học Tổng hợp Ilinôixki, giáo sư R.Khôn, giáo sư Đgiây Kharđe từ trường Đại học Tổng hợp Caniphoocni, giáo sư Rôbert Bâycơ, nguyên cố vấn tập đoàn hàng không “Đuglat”, nguyên lãnh đạo trung tâm nghiên cứu khí động lực học của tập đoàn “Lôckhit”, lãnh đạo Nghiệp đoàn khoa học về nghiên cứu máy tính, nguyên biên tập viên tạp chí “ngành du hành vũ trụ”, chủ tịch hội đồng về vũ trụ động lực học Hàng không học và ngành du hành vũ trụ thuộc trường đại học Mỹ. (Nhân thể xin nói thêm, R.Bâycơ đã quan tâm đến chương trình UFO từ khi ông là cố vấn của tập đoàn hàng không “Đuglat”. Chẳng rõ bằng cách nào mà ông lại có trong tay hai tấm phim chụp được UFO. Bâycơ nghiên cứu những tấm phim trong vòng 18 tháng và đi đến kết luận rằng những hình ấy, không thể giải thích đấy là những hiện tượng của thiên nhiên được). Hội uỷ cũng nhận được những ý kiến trình bày bằng văn bản về vấn đề trên của giáo sư Menzen, giáo sư Gari Genđerxôn, giáo sư Ibo Xprin, giáo sư xtentôn T. Pritman, giáo sư Richarđ Sêpar và giáo sư Phren Xônberi. Mười người bày tỏ việc bảo vệ sự nghiên cứu UFO. Quan điểm của KXagan có thể tóm tắt như sau: ông ta không cho là mối liên hệ của UFO với những nền văn minh ngoài trái đất có những chứng cứ hiển nhiên, nhưng lại không có những cơ sở xác đáng để chống lại giả thuyết ấy. Chống lại sự nghiên cứu - chỉ có mỗi mình Menzen mà thôi. Và cũng chỉ có mỗi sách của Menzen là được dịch ra tiếng Nga. Giải thích thế nào về hiện tượng lạ lùng này? Tuy vậy, chúng ta hãy quay trở lại với bài báo của Đ.Ia.Martiihôp: “Trước khi chết, giáo sư Menzen đã viết xong một dị bản mới. Chúng ta tin tưởng rằng nó sẽ đạt được mục tiêu đề ra, nhưng mà các độc giả cũng chẳng có nhiều tác phẩm ấy trong tay đâu!” (“Trái đất và vũ trụ”, 1977, số 4, trang 45). Đúng là số lượng không có nhiều thật. Không đọc cuốn của Martưnôp thì làm sao mà hiểu được cuốn mà Menzen cùng viết với Tâyvz, nhờ vào đó mà nó trở nên thú vị hơn nhiều.

        CÁC QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NHẢ BÁC HỌC.

        Các nhà bác học có những quan điểm rất khác nhau về UFO. Sự tranh luận của họ dai dẳng và gay gắt. Chúng ta có thể tính đến B.Marcôvit với “Vật lý và phép siêu hình của những vật thể bay vô định”, rồi A.Klac với “Những đĩa bay-cuộc thử nghiệm về trí tuệ”, hay E.Parnôp, Giorg Ler, Rôber Saru, M.Monheri, Ph.Klac..., rồi Kônđôn với rất nhiều nghiên cứu và lập luận. Trong cuộc “đấu tranh”quyết liệt ấy cũng có cả những thành phần bỗng trở thành nhân vật trung gian, như Tômboi chẳng hạn: “Tôi không nghĩ là ngoài Trái đất ra lại có một hành tinh nào trong hệ mặt trời lại có được những điều kiện vật lý để duy trì cuộc sông lý trí. Nhưng cũng có thể có những hành tinh thích hợp quay quanh những vì sao khác, với cự ly tương đối xa. Tôi không biết có những đĩa bay của hành tinh khác đến hay không, vì thế tôi đứng trung gian”. Chúng ta cần quan tâm đến chương trình UFO, chứ không phải đến những người với bản chất tiền hậu bất nhất. Rồi đến các bức ảnh có đáng cho chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng đã chụp được UFO hay không. Bức ảnh sẽ là bằng chứng, nhưng với điều kiện nó không bị làm giả. Mà sự giả tạo thì lại nhiều vô cùng. Một nhóm nghiên cứu mang tên “Quan sát UFO từ mặt đất” (bang Arizôn, Mỹ) khi nghiên cứu các bức ảnh, đã rút ra kết luận rằng có đến 90-95% là giả tạo. Vậy còn lại 5% kia thì sao? Ví dụ trên chuyến bay của con tàu “Đgiemin-4” quanh quỹ đạo gần trái đất, ngày 4 tháng 6 năm 1965, phi công vũ trụ Măc Đivit phát hiện thấy một vật thể dạng hình trụ đang tiếp cận tàu của mình. Anh ta định điều khiển gấp để tránh sự va chạm, nhưng rồi nhận ra rằng không có gì nguy hiểm cả. Măc Đivit đã chụp một số kiểu ảnh và một trong số đó được trưng bày ở trung tâm nghiên cứu vũ trụ NASA và có đăng tải ở tạp chí Khoa học và đời sống. Không chỉ mình Măc Đivit chụp được ảnh của UFO, mà khá nhiều người khác ở nhiều hoàn cảnh khác nhau cũng đã chụp được những bức ảnh khác nhau nữa. Các nhà bác học cũng đã mất rất nhiều công sức để nghiên cứu cả âm bản lẫn dương bản, nhưng rồi kết cục thì chưa cho chúng ta một kết luận nào cụ thể cả. Biết bao nhiêu giả thuyết được đặt ra quanh vấn đề UFO với những cuộc tranh luận nẩy lửa, ví dụ như giả thuyết “Ngoài Trái đất”, hay “Cuộc chiến tranh bí mật”, hoặc “Thế giới song song”, “Du ngoạn theo thời gian” v.v...., nhưng giả thuyết thì vẫn cứ là giả thuyết và chúng ta thì vẫn cứ chờ đợi câu trả lời thực chất có hay không có UFO.

PHẦN KẾT

        Như vậy, về vấn đề những vật thể bay vô định đã có hai quan điểm trái ngược nhau: UFO thực sự tồn tại và UFO không tồn tại. Hiển nhiên, hai dòng tư duy trái ngược nhau ấy đều trình bày về cùng một vấn đề và hai dòng tư duy ấy không thể cùng là hiện thực. Điều đó có nghĩa là, hoặc là phía này, hoặc là phía kia nhầm lẫn. Nói đom giản thì là thế, nhưng từng phía là thế nào và ai trong phía ấy có uy tín hơn cả?. Phía đầu tiên là những người công khai công nhận UFO tồn tại. Trong nhóm này còn có cả Bộ quốc phòng Pháp, giám đốc sở hiến binh Pháp, Tư lệnh không quân Anh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, người điều phối chính của lực lượng Phòng không và Không quân Tây Âu, Tổng tư lệnh các lực lượng liên quân NATO ở Nam châu Âu, dẫn đường công huân Liên Xô là V.I.Akuratôp và nhà du hành vũ trụ L.Măc Đivit là những người từng trực tiếp nhìn thấy những vật thể vô định.

        Chúng ta tạm dừng không thì danh sách còn rất dài.

        Phía thứ hai - là nhóm những người phản bác, gồm những thành viên chống đối tích cực nhất: Ph.Clac, L.Oberg, KKagan, những phóng viên thông tấn AN CCCP- V.A.Krat, V.V.Migulin, I.X.Sklôpxki (số có máu mặt đến nay không còn nữa).

        Nhưng vấn đề UFO có thực hay không có thực thì không thể giải quyết đơn giản bằng cách biểu quyết được. Liên

        Chúng ta thử chú ý đến cách tiếp cận chương trình với trách nhiệm và sự nghiêm túc cùng với cách bày tỏ minh bạch. Nếu xuất phát từ những tiêu chí ấy, thì nhóm phản bác không thể cầu mong dạt được điểm 3 trên thang điểm 5. Hơn nữa, có thể cho họ phụ thêm 1 điểm vì khoa học lõa thể của Cac Xaghen (trong thời kỳ tác giả chung với I.X.Sklôpxki đã qua) được đăng tải trên các tờ tạp chí Lá cải, mà tôi cho rằng những tranh vẽ và cả những bức ảnh đều rất giật gân. Vả lại, chúng ta cũng chẳng cần xúc động làm gì đối với K.Xagan lẫn Đ.Oberg. Quan trọng hơn cả là phải hiểu bằng cách nào mà các nhà bác học của chúng ta lại phản bác các hiện tượng, phát sinh sự khao khát thay đổi sự phân tích khoa học hiện thực khách quan bằng cái học thuyết chủ quan lố bịch? Bởi vì, triết học duy vật không hạn chế sự tự do xác nhận những hiện tượng thực tế. Nghịch lý của UFO không bất tiện đối với người tư duy giáo điều theo nguyên nhân thái quá, với quan điểm của hệ biến hóa thống trị, chống lại mâu thuẫn sự phát triển của các sự kiện thực tế. Nỗi sợ hãi trước sự mâu thuẫn cướp đi sự hứng thú đang đến đón họ, và vi vậy không một sự khám phá nào, nhất là sự giải quyết vấn đề nào của họ được đặt ra cả. Đúng ra, có thể cho rằng, cả hai quan điểm về UFO đều có thể mắc sai lầm. Quan niệm ấy đã được Đêcart diễn đạt chính xác từ thế kỷ 17 qua ví dụ hai người cãi nhau: “Trong mọi trường hợp, khi hai người giữ hai quan điểm trái ngược nhau về một vấn đề, thì chắc chắn rằng một trong số họ sẽ lầm lẫn hoặc thậm chí không một ai trong số họ tìm được sự thật” (Đêcart p. “Tuyển tập”, M. 1950, trang 82) 

        Thế còn những đường bay dích dắc, những phương pháp khó hiểu khác, những dấu vết vật chất để lại trên mặt đất, những vệt bỏng của người lính gác Braxin ở vọng gác Itaipu vào năm 1957, những gì đã thấy trên trạm xe tăc-xi Tbilixi vào ngày 8 tháng 2 năm 1978, những gì xảy ra với viên cai trưởng Vanđe, những gì mà các nhà thiên văn học đã thấy, trong đó có cả người từng nhận giải thưởng Nôben, những gì đã chụp ảnh được thì sao? Những câu hỏi này có thể còn tiếp tục, nhưng chẳng lẽ lại không có lấy một trường hợp tương đối tin cậy? Một trường hợp thôi! Những người đặt niềm tin vào sự tồn tại thực tế của UFO sẽ vui mừng làm sao khi được tiếp xúc với bất kỳ sự tranh luận, lập luận nào. Sự tranh luận không tách ra khỏi các sự kiện xuất phát chỉ từ việc “đạt trình độ học vấn khoa học đủ sành sỏi”, chỉ có cơ sở thực tế, không có sự tung hứng. Những người đặt niềm tin vào sự tồn tại thực tế của UFO khẳng định sâu sắc vào sự cần thiết phải lôi kéo ngành khoa học vào chương trình này, tính toán cách tiếp cận nghiêm túc đến nghịch lý của thế kỷ XX sẽ là tác nhân kích thích mạnh mẽ cho sự phát triển khoa học và kỹ thuật. Đều biết rằng, ai chứng minh nhiều thì chẳng chứng minh được gì. Chúng ta sẽ không ôm đồm, việc ấy là của những người phản bác. Chúng ta sẽ quên tất cả những giả thuyết đã nêu, xóa bỏ người ngoài hành tinh trong bộ nhớ. Chúng ta tìm cách khác. Hiện thực đang thách thức các nhà bác học. Những người phản bác hiện thực của UFO đã đề nghị dạng thử nghiệm trí tuệ đối với những trường hợp như: Hồ CORB. Đêm 27 rạng ngày 28 tháng 2 năm 1961, TÊHÊRAN, ngày 19 tháng 9 năm 1976; RAXÂYNHAI, ngày 20 tháng 8 năm 1974.; RÔKISKIX, ngày 29, 30 tháng 4 năm 1978; MÔLÔTAI, ngày 8-9 tháng 5 năm 1978

        Tôi xin hé mở một bí mật nhỏ: tất cả những trường hợp nêu ra trên đây chỉ có thể giải thích bằng cách cho rằng hoặc là có vật thể bay vô định, hoặc là ma quỷ. Nếu như bạn không tin vào ma quỷ thì hãy cho rằng đấy là UFO. Hãy đọc lại quyển sách này một lần nữa và nó sẽ cho bạn quan niệm khác. Còn nếu như bạn ngả về phía ma tà hoặc là “mánh khoé gian lận của lũ quỷ sứ” thì hãy cho rằng các nhà bác học phản bác đã chiến thắng, khi sợ nhìn thẳng vào mặt con cháu chúng ta. V.I.Lênin đã viết rằng, chủ nghĩa Mác đặt tất cả các vấn đề phát triển xã hội trên “nền tảng lịch sử, không với tư duy chỉ giải thích cái cũ, mà với tư duy không sợ tiên đoán tương lai...” (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, trang 75). Và rồi, trong khoảng 35 năm tới đây thôi, tương lai sẽ gõ cửa dồn dập, còn chúng ta thì lại giả tảng như chúng ta không có nhà...

HẾT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét