XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2022

Rừng thẳm tuyết dày - Khúc Ba (Chương 18 đến 27)

 

HỒI THỨ MƯỜI TÁM

HUYẾT CHIẾN TRÊN CẦU NHỊ ĐẠO HÀ.

 

      Ngày 28 tháng Chạp.

      Xe lửa đang qua bãi tuyết mênh mông, chạy nhanh về thôn Giáp Bì.

     Trên xe hầu hết là ông già phụ nữ. Cuộc sống được đổi mới làm cho họ rất sung sướng, trên xe không ngớt vui cười. Các chị giữ chặt lấy bọc hàng của mình, chỉ sợ rơi. Các cụ già mặt rất tươi tỉnh, mồm ngậm điếu thuốc, mắt luôn luôn nhìn những thứ mình đã mua về. Các bà đứng tuổi cũng luôn luôn cười nói:

     - Vải của tôi nhỏ sợi.

     - Bông của chị mượt thật!

      - Về phải may ngay cho nhà tôi một bộ để anh ấy mặc đi săn.

     - Tôi cũng làm đôi găng tay, đôi bí-tất, và cái mũ cho nhà tôi đi núi kẻo rét cứng tay chân mất.

     Các cô trẻ tuổi thì chỉ mỉm cười e thẹn. Các cô cũng đang suy nghĩ về sẽ sắm sanh những gì cho người chồng trai trẻ của mình. Lòng các cô quan tâm đến chồng con tha thiết hơn các thím và các chị ngồi đây nhiều.

     Các chị đều là người trong đoàn mậu dịch lâm thổ sàn của thôn Giáp Bì. Mới có bổn năm ngày giao dịch ở thị xã Mẫu Đơn Giang mà các chị đã học được rất nhiều bài hát. Nào là bài "Đông phương hồng", nàó là bài "Ca ngợi Đảng"... các chị đều thuộc làu.

      Thật thế, lần đầu được đến thành phố giải phóng, mắt thấv tai nghe cuộc sống mới đầy vui tươi ca hát của nhân dân, các chị cảm thấy sung sướng vô hạn, khác nào như người trong bóng tối ngạt thở được tới vườn hoa đầy ánh sáng, khác nào như mưa lâu bỗng thấy mặt trời.

      Học được mấy bài, nhưng ở thành phố còn e thẹn không dám hát. Từ khi bước lên xe lửa của mình thì các chị tự nhiên hơn. Mới đầu một chị hát khẽ, sau hai người, ba người, mười người, hai mươi người... cả tàu cùng hát. Tiếng hát mỗi lúc một to, tinh thần cũng mỗi lúc một thêm phấn khởi. Giọng hát nhịp nhàng, lời ca êm-ái, du dương như rót vào tai. Tiếng hát quyện theo đoàn tàu chạy. Tiếng hát vang lên trời cao bãi tuyết. Tiếng hát át cả tiếng rầm rập của đoàn tàu. Tiếng tàu chạy rập rình như một nhịp điệu hùng tráng xen lẫn với tiếng hát lời ca. Trên quãng đường sắt nằm dài giữa một vùng nhấp nhô núi tuyết rừng sâu, vang lên một bản đại hợp xướng, ca ngợi Đảng, ca ngợi tự do hạnh phúc.

     Lòng người như cảm hóa vạn vật. Người vui cảnh cũng vui theo. Giờ đây, cây rừng tuyết bãi, tất cả vạn vật như đang cùng với lòng ngưòi tung tăng vui cười ca múa.

      Như đón chào đoàn tàu lướt tới, núi cao rừng rậm như nhảy múa, bãi tuyết ngời lên, mắt mọi người ánh sáng long lanh. Từ các hang sâu khe thẳm vọng lên những tiếng vang, nhắc lại lời ca như hoan hô đón tiếp mọi người, cùng với mọi người xướng họa. Trước mắt mọi người diễn ra một quang cảnh vô cùng tráng lệ và thân thiết.

     Thực là:

    Long lanh núi ngọc rừng châu,

     Mênh mông bãi tuyết phau phau chói lòa!

     Xe đi vang dậy lời ca.

     Bốn bề rực rỡ như hoa đón mừng.

      Reo vui trời đất tưng hừng,

     Ước mơ nay đã thỏa lòng từ đây.

     Xe đi rầm rập như bay.

     Núi cao rừng rậm còn ngây đứng nhìn.

      Đây là chuyến xe thứ hai trở về Giáp Bì. Chuyến xe lần này do nhân dân Giáp Bì tự tổ chức theo nguyên tắc "làm lấy mà ăn". Từ ngày được phát súng, được quần áo, lại được hai tháng lương ăn, nhân dân ra sức lao động với một tinh thần hăng hái chưa từng có. Đi chặt củi, đi săn dã thú, toàn thôn sôi nổi làm việc, trong mấy hôm đã sản xuất ra hàng đống lâm thổ sản để chuyển về thành phố. Lần này Ủy ban sản xuất cử toàn phụ nữ và ông bà già về thành phố trao đổi hàng hóa. Ủy ban giữ lại những thanh niên trai tráng để khỏi ảnh hưởng đến nhiệm vụ sản xuất và tiễu phỉ. Lượt đi, xe chở đầy củi gỗ và các loại da thú. Lượt về, xe lại chở đầy bông vải sợi đỏ đỏ xanh xanh.

     Lái xe là Trương Đại Sơn, vừa là chủ nhiệm Ủy ban sản xuất, vừa là phụ trách đoàn nhân dân đi trao đổi hàng hóa. Làn này Lý Tiểu Phá làm nhiệm vụ đốt than vào lò, lửa cháy bừng bừng, nồi súp-de đầy hơi, làm xe lửa lúc nào cũng dư sức để chạy.

    Ở toa sau rốt, Cao Ba và một số chiến sĩ áp tải tên "thợ đồ gốm" Loan cảnh úy, đưa từ Mẫu Đơn Giang lên.Để đối phó với tên đạo sĩ và "Một chòm lông", Kiếm Ba quyết định đem tên thổ phỉ ấy về đây. Nhân việc vợ nó đã từng bị tên đạo sĩ gian dâm. lại bị "Một chòm lông" giết, sau được phân đội cứu sống, Kiếm Ba muốn lợi dụng lòng căm phẫn của nó với bọn kia cho bọn chó hằn thù cắn xé lẫn nhau, mà nắm lấy một số tình hình có lợi.

      Trên toa xe chứa than và nước, tiểu đội trưởng Quách Khuê Vũ phụ trách tổ súng máy chuẩn bị đối phó với kẻ địch tập kích, bảo vệ tài sản và tính mệnh của người trên xe.

     Xe lửa vẫn xình xịch chạy mạnh...

*

*   *

    Thôn Giáp Bì.

    Kiếm Ba đang cùng Huân Thương, Bạch Như, Trung Tùng bàn luận về việc tàu đêm nay sẽ trở về và nhân dân Giáp Bì sẽ vui sướng biết chừng nào.

 Bạch Như ngồi bên bàn viết câu đối Tết cho nhân dân. Lý Hồng Nghĩa ngồi cạnh cũng viết giúp nàng.

     Câu đối viết toàn lời mới.

     Đại khái như:

     "Đánh phỉ, giữ nhà yêu Tổ quốc

      Đi săn, chặt củi cố cần lao".

     Hay là:

     "Gắng sức làm ăn

      Ra công tiễu phỉ".

      Nhân dân rát thích câu đối Tết, lũ lượt đến yêu cầu Bạch Như viết giúp. Có anh em dân quân tự đặt ra câu đối, rồi nhờ Bạch Như viết, lắm câu rất hay.

     Thí dụ:

    "Một phát súng một con dã thú!

     Một phát súng một tên thổ phỉ”.

     Hay là:

    "Giương súng tan đầu Tưởng Giới Thạch,

     Vung dao đứt cổ Tọa Sơn Điêu".

     Người đến mỗi lúc một đông thêm. Càng về sau, lại càng nhiều nhũng câu đối mới, rất lý thú.

    Các bà các chị rất thích Bạch Như, phụ nữ trong thôn thì hầu hết một chữ không biết, các cụ rất phục Bạch Như, gật gù khen:

    - Xem! Con gái mà khéo tay thế! Viết đã nhanh, chữ lại rất già dặn! Thật con trai đến tức chết được...

     Huân Thương xưa nay vốn hay nói đùa Bạch Như, anh đến bên cạnh bàn Bạch Như, với giọng ỏn ẻn:

     - Cô nương Bạch Như của chúng tôi ơi! Cô thật là một con chim bồ câu hòa bình, đến đâu cũng làm cho người ta vui thích. Biết đi bộ đội, biết chữa bệnh, lại biết viết câu đối. Thêm vào đó lại có một bộ mặt rất xinh! Ái chà! Ai mà chẳng yêu, chẳng vì.

     Câu nói của anh làm cho mọi người cười ồ lên.

     Bạch Như đỏ mặt, không nói một lời, lẳng lặng lấy mực tiếp tục cúi đầu viết.

     Khi Bạch Như viết xong một câu đối, thì Huân Thương còn đang đứng bên mải hát. Bạch Như lấy bút thấm đầy mực, nhằm đúng mặt Huân Thương vẽ lung tung làm cho mặt Huân Thương đầy những vệt đen ngòm.

     Bạch Như cười khanh khách, nói:

     - Trêu người ta nữa đi! Xe tăng!

     Mọi người nhìn mặt Huân Thương vỗ tay cười vang.

     Huân Thương lấy tay xoa mặt, càng làm cho đen đều cả mặt, Trung Tùng nhảy lên mà cười:

     - A! Ai mua thuốc đánh răng nhãn hiệu "người đen" không?

     Mọi người ôm bụng mà cười.

     Huân Thương nhe hàm răng trắng gọi to:

     - Bán tiền ngay đây!

     Vừa nói, anh vừa chạy đi lấy hai nắm tuyết xoa mặt, xoa mãi mới sạch.,

     Trung Tùng ngồi bên bếp lửa, lấy đũa cả quấy nồi ninh thịt báo đang sôi sùng sục. Mùi thịt bốc lên thơm lừng cả nhà. Đây là thịt báo mà phân đội và nhân dân đã đi săn được để cải thiện đời sống.

     Trung Tùng vừa xáo thịt vừa nói:

     - Cậu Cao Ba thích món chân báo nhất! Hôm nay, không ai được ăn chân báo cả, để phần cho Cao Ba. Ninh thật nhừ, đun thật nóng, cậu ta vừa vào tới cửa là ta bưng ra ngay, các cậu xem hắn sẽ vui thích nhảy lên như thế nào.

      Mọi người đồng ý. Câu nói của Trung Tùng khiến mọi người lại quay ra nói chuyện về Cao Ba, Trương Đại Sơn và đoàn đi trao đổi hàng hóa. Vừa lúc ấy thì nghe thấy tiếng chú Hai Trâu chạy vào vẫy tay gọi:

      - Đến rồi, đến rồi!

     Nói xong chú co chân chạy thẳng.

     Mọi người reo ầm, xô ra khỏi cửa:

     - Đến rồi, đến rồi, - vừa gọi, họ vừa chạy thẳng tới nhà ga. Huân Thương và Trung Tùng quên cả đội mũ. Lý Hồng Nghĩa tay vẫn còn cầm một tờ câu đối chưa viết xong, Bạch Như tay cũng còn cầm một cái bút lông vừa mới chấm mực.

    Sân ga nhộn nhịp tiếng cười nói. Bao nhiêu con mắt chăm chú nhìn về phía quả đồi tây nam nơi mà xe lửa sẽ xuất hiện.

   Nhưng đợi đã hai mươi phút vẫn không thấy gì. Tiếng cười nói im dần. Mọi người đã lấy tai thay cho mắt, cố lắng nghe xem đã thấy tiếng xình xịch của xe lửa ở đằng xa chưa?

     Một thanh niên đập vào lưng Hai Trâu:

     - Thế mà gọi rối lên!

     Một thanh niên khác:

     - Lúc nào cũng mơ thấy xe về, chả là trên xe có vợ hắn, nên hắn mong xe như điên.

     Hai Trâu bĩu môi, cười nói:

     - Nếu chỉ có một minh vợ tôi, tôi đã không mong. Vì trên xe còn tất cả các bà vợ của toàn thôn, nên tôi càng nhớ tợn.

      Ai nấy cười rộ.

     Đợi mãi không thấy xe về, mọi người dần dần rút lui. Trong thôn Giáp Bì, nhà nào nhà nấy, người đứng đợi đầy cửa, mong tin tức và chế nhau đã đi đón hụt….Còn tiếp

Mục lục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét