XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

THƠ GÁI XỨ THANH

 Em chỉ là con gái Thanh Hóa thôi.

Chẳng rực rỡ như màu hoa phượng đỏ

Chẳng tình tứ như như lời người Quan họ.

Chẳng dịu dàng trầm mặc nét cố đô.

Thanh Hóa mùa thu xanh xanh mặt nước hồ.

Chiều quê lúa nghiêng một vành nón trắng

Thanh Hóa mùa xuân xanh nõn bàng trong nắng

Với chút xôn xao thành phố lúc tan tầm.

Em chẳng dám so với óng ả tơ tằm.

Của con gái Hà Đông tài hoa dệt lụa

Cũng chẳng dám nói cười như Quảng Bình nắng gió

Bởi thiếu cái mặn mà mạnh mẽ của biển khơi

Em chỉ là con gái Thanh Hóa thôi

Mộc mạc lắm màu chiếu hoa, chiếu cói.

Người nông dân như thói đời vẫn nói.

Trai sạn sần sùi ram ráp giữa bàn tay.

Chút dịu dàng trong buổi trưa nắng

Cũng chẳng dám mong dịu tiết trời tháng sáu

Cũng chẳng dám để lòng đau đáu

Bởi phương trời thầm lặng của xứ Đông.

Nắng Sài Gòn rực rỡ lắm phải không ??

Nên con gái Sài Gòn thắm hương nồng nhiệt lắm.

Trời Hà Nội về thu càng sâu thắm.

Cho những dáng kiều thanh nhã đáng yêu hơn.

Nhưng anh ơi họ có dám yêu thương..

Giành tất cả cho người mình thương mến

Họ có dám giữ tình như ngày đầu mới đến?

Hay sớm sớm chiều chiều họ đau đáu xa xăm?

Không yêu kiều muôn vẻ dáng kiều thanh.

Nhưng em vẫn tự hào gái Thanh em đó.

Có chàng trai ngoại tỉnh nào muốn ngỏ.?

Có hiểu được tình em người quê lúa thật lòng?

Anh có về với Thanh Hóa em không?

Xoàng xĩnh lắm những màu cây sắc cỏ.

Và tất cả những gì mà Thanh Hóa em có

Có đủ níu chân người khi vừa mới đi qua.

(Sưu tầm)

Đôi lời bình luận về gái Xứ Thanh

Những người đi ra chắc cũng nhận thấy một điều rằng, người nơi khác thường có thành kiến và ác cảm với dân mấy tỉnh quân khu 4 đặc biệt là Thanh Hóa. Người miền Bắc ghét dân Thanh Hóa như dân Nam Kỳ ghét dân đất Bắc vậy; Vì ghét người Thanh Hóa mà họ vừa xuyên tạc cái câu “Quan xứ Nghệ không bằng lính lệ Xứ Thanh” thành “Trăm thằng xứ Nghệ không tệ bằng một thằng xứ Thanh” Có một cậu sinh viên khi ra Hà Nội đi học, tìm được một ngôi nhà trọ có giá rất mềm, lại ở gần trường, sau khi thỏa thuận xong cậu ta đưa cho bác chủ nhà chứng minh nhân dân của mình để làm khai báo tạm trú. Sau khi xem chứng minh nhân dân của cậu ấy, bác chủ nhà lập tức không cho thuê nữa. Chỉ vì một lí do rất đơn giản. Cậu ấy là người Thanh Hóa.

Tại sao lại như vậy:

+ Thứ nhất do nhược điểm của người Thanh Hóa: ăn nói xấc sược, tự phụ, chà đạp, ghen ghét, đố kỵ,..thói quen “cậy thế” của người đất Vua, không chịu thua ai bao giờ, thích chơi trội;

+Thứ hai do sự đố kỵ của người tỉnh khác: Thanh Hóa là đất học, sinh ra biết bao nhân tài cho đất nước, đi đến đâu cũng nghe người ta nói người Thanh Hóa chăm chỉ, chịu khó, gái Thanh Hóa đảm đang, trai Thanh Hóa anh Hùng. Chả thế mà câu: "Chè Thái, gái Tuyên" lại được sửa thêm thành: "Trai Thanh, chè Thái, gái Tuyên" để nói đề cao trai Thanh Hóa. Được cấp trên giao chuyện gì thì người Thanh Hóa cũng làm rất tích cực và hoàn thành xuất sắc. Vì thế mà các vùng khác tỏ ra đố kỵ, ghen ghét. Từ đó người Thanh hóa bị ghét...

+Thứ ba do Thanh Hóa đông dân, lại đoàn kết và có tình yêu quê hương rất lớn: Đi đâu cũng thấy hội đồng hương Thanh Hóa nổi trội hơn tất cả các hội đồng hương khác về số lượng cũng như chất lượng, khi thấy một người đi xe máy biển số 36 ngay lập tức người Thanh Hóa khác sẽ vượt lên bắt chuyện làm quen. Dân Thanh Hóa có lòng tự trọng rất lớn. Một thằng Thanh Hóa sẵn sàng đánh lại 3 thằng tỉnh khác nếu chúng nó xúc phạm đến người Thanh Hóa quê choa (không bọ) bênh vực cho người Thanh Hóa.

Tấm huân chương mặt phải của nó bao giờ cũng lấp lánh, lấp lánh không phải vì nó lấp lánh mà lấp lánh bởi vì mặt trái của nó rất sần sùi. Cơ bản người Thanh hoá tính tốt rất nhiều, nhưng điểm nhược (nhất là những điểm chủ yếu) cũng không ít. Nguyễn Trãi đã viết về đất Thanh Hóa trong Dư địa chí: “Thanh Hoa là đất cuối sông đầu núi, thời loạn ở thì hợp, thời trị ở không hợp. Đã bao lần thời phong kiến, các nhà vua khi lâm nguy ở đất Kinh kỳ đều phải thiên đô, lấy Thanh Hoá làm điểm tựa phản công lại kẻ thù để giành lại đất nước”. Còn thời bình thì như thế nào Nguyễn Trãi nói không cụ thể mà chỉ nói ở không hợp mà thôi. Không hợp ở đây chắc là do nhân tố con người. Khi nghiên cứu cho thấy mỗi miền đất, với cấu tạo long mạch, khí hậu, địa hình mà làm cho con người ta có bản tính riêng biệt. Thông thường nơi miền sơn cước (mạch cường) tính khí con người hung hăng, táo tợn. Nơi đây, thường sinh ra các võ tướng thời loạn (ví dụ như đất Lam Sơn, Tây Sơn, Yên Thế...). Vùng đồng bằng yên ả tính tình con người hiền dịu, hay sính lễ hội vũ ca, tôn giáo trị vì thường sinh ra các bậc đại học sỹ, nhà giáo, thầy thuốc, nghệ nhân,... quan văn trong triều,....

Vùng đất dữ dằn, khắc nghiệt của khí hậu thường làm cho con người táo tợn, lỗ mãng, liều lĩnh, nhưng cũng rất trung kiên và trung hậu,..Chắc tất cả mọi người đã nghe câu "Xứ Thanh cậy thế Xứ Nghệ cậy thần". Cậy thế: Người Thanh Hóa (đất vua, chúa) nên có tính hiếu thắng và khinh người, chơi cờ chơi bài thì chỉ muốn thắng hoặc hoà, không bao giờ chịu thua, và dùng tất cả thủ đoạn để thắng, nếu không được sẽ xoá bàn cờ. Người Thanh Hoá không khen ai bao giờ chỉ có chê, mặc dù bản thân mình không bằng ai (do bản chất đất vua), sống đố kỵ, ghen ghét hẹp hòi, hay tranh cãi để giành phần thắng nếu thua hay dùng vũ lục (do sống ở miền sơn cước (mạch cường) nên tính khí nóng nảy, lỗ mãng. Do Thanh Hoá đông dân nhất so với các tỉnh (gần 4 triệu người), đất đai cằn cỗi, nên làm ở quê thường không đủ ăn, phải đi làm thuê, người ta KẾT thuê dân thanh hoá bởi vì rẻ, nhiệt tình với công chuyện (nói năng kém nên làm chuyện chân tay hiệu quả hơn) Con Gái Thanh Hóa Trên mạng có rất nhiều topic ở các diễn đàn bình luận về con gái Xứ Thanh, hầu hết họ đều cho rằng con gái Xứ Thanh thô thiển, khô khan không được dịu dàng, con gái Xứ Thanh tránh cho lành…vv…

Thực ra Gái Thanh hoá không biết nịnh trai nên con trai tỉnh khác ít có cảm tình. Nhưng mọi người cũng nên biết vì sao mà tất cả 9 đời chúa Nguyễn cho đến 13 đời vua triều Nguyễn vị vua chúa nào cũng lấy vợ người Thanh Hóa (chủ yếu là người Tống Sơn Thanh Hóa) và lập con trai của người vợ Thanh Hóa làm thái tứ. Gái Thanh hoá nổi tiếng đảm đang, mùa đông chồng ở nhà bế con, sưởi ấm, gái Thanh hoá vẫn đi cày bình thường và hầu như làm hết phần chuyện nặng nhọc trong gia đình...làm nhiều nên nói năng sấc xược, người ta hay nói gái xứ thanh “con gái chưa chồng, đặt vòng tránh đẻ”; “Gái Thanh hoá khoá viro” là nói theo kiểu “không ăn được thì đạp đổ đấy thôi” còn đọc trên báo, đài, nhà hàng khách sạn tỷ lệ gái Thanh làm nghề mại dâm rất ít so với các tỉnh khác do xứ thanh là nguồn gốc của phong kiến Việt Nam nên con gái xứ Thanh làm nghề này không được quê hương và dòng họ chấp nhận, trừ trường hợp đi ra khỏi quê hương; Con gái Thanh Hoá Phát huy truyền thống Triệu Thị Trinh "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta" nên không có thói quen và động cơ lấy chồng: "Tìm một bờ vai để dựa" mà chỉ cốt tìm được người để cùng chung lưng, đấu cật và sẻ chia mà thôi, bởi vậy "nịnh đực" rất kém.

Con trai Thanh Hoá thường chung tình với vợ và hầu như không bỏ vợ như các tỉnh khác (bởi vì vợ quá tốt không thể bỏ được) nhưng lại hay lấy thêm vợ (bởi gái thanh Hoá hiểu biết hơn nên dễ tha thứ hơn các gái các tỉnh khác) có lẽ tuân theo quy luật "con người ta càng hiểu biết bao nhiêu thì sự thông cảm và đức vị tha càng lớn lên theo bấy nhiêu" và bề dày lịch sử do sống ở đất nhiều vua (phong kiến nặng vừa đi vào tiềm thức của từng dòng họ) nên chuyện ba thê, bảy thiếp nghe cũng quen rồi chăng?. Con gái Thanh Hoá chê người khác nhưng bênh vực chồng và tự hào về con, tuy không giỏi nhưng rất tôn trọng lễ giáo phong kiến [tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh), ngũ thường (Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), nữ công gia chánh (thêu thùa, vá may, nội trợ, chăm con, thờ chồng,...)]

Nếu con hỏi quê nào đẹp nhất?

Mẹ trả lời: Quê ấy Xứ Thanh.

Hàng dừa xanh soi mình trong bóng nước.

Lúa rợp đồng Quê ấy tận Miền Trung

Nếu bạn hỏi nơi nào anh dũng?

Tôi tự hào nơi ấy Xứ Thanh.

Cầu Hàm Rồng đi vào lịch sử.

Núi Ngàn Nưa vang dậy chiến công

Nếu anh hỏi nơi nào yêu nhất?

Em mỉm cười Quê ấy Xứ Thanh.

Quê em đó có rừng vàng biển bạc

Thắm nghĩa, đậm tình Đất Mẹ thân yêu !

(ST)

Nếu họ vẫn không hiểu thì hãy nói cho họ biết:

“Bay có biết rằng trong lịch sử cha, ông

Dân Thanh Hoá quê choa đều làm vua cả đó

Từ Tiền Lê-Hậu Lê-đánh tan Nhà Mạc nữa

Rồi Hồ Qúi Ly-đến Minh Mạng-Gia Long

Họ Trịnh-Nguyễn quê choa cũng làm chúa 200 năm

Nhưng do dưới vua nên quê choa không tính.

Văn nhân, Đại thần quê choa nhiều vô kể

Bởi đất nhiều Rồng nên chẳng thể sống chung

Phải vào đàng trong ở cùng “đồ xứ Nghệ”

Bởi thế nên quê choa mới bị người ta chế:

"Xứ Thanh quen Cậy thế để Xứ Nghệ cậy thần"

Những đứa con xa quê, nghe chớ bần thần

Bởi bản chất của dân quê choa là vậy đó.

Yêu nước, cần cù và cũng rất Trung Quân

Hãy nhớ đất mẹ nghèo nuôi thân mình khôn lớn,

Và phải biết mẹ trải quá nhiều đau đớn.

Vất vả và khổ rồi nên càng lớn, càng yêu,

Ta yêu tổ quốc Việt Nam bao nhiêu,

Càng tự hào nhiều vì mình Quê Thanh Hóa.”

Câu Thanh Thế, Nghệ Thần có từ thời Nguyễn Trãi sau này Le Breton và Đặng Thai Mai còn thêm vào từ “Cậy” và đưa ra lời giải thích câu tục ngữ “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần”, nghĩa là tỉnh Thanh Hóa dựa vào ân huệ của vua, đất Nghệ Tĩnh được thần phù hộ. Nếu cho đến ngày nay đất Thanh Hóa được hưởng những đặc ân của triều đình thì bởi vì đấy là quê hương của triều Nguyễn. Nhưng Nghệ Tĩnh không ganh tỵ về chuyện đó vì Nghệ Tĩnh là đất được lựa chọn cho những vị thần bảo hộ. Các vị thần ấy đều được thờ cúng một cách trịnh trọng vô chừng. Nghệ Tĩnh lấy làm hãnh diện có 4 trong số những ngôi đền đẹp nhất An Nam: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”

Tuy nhiên theo tôi đấy mới chỉ đúng một nửa Xứ Thanh đất tứ vương nhị chúa đương nhiên cậy thế nhà vua, cậy thế thì hay có thói quen tiền trảm hậu tấu, không sợ sệt, trong nói năng hay dùng động từ ít dùng tính từ, làm nhiều nói ít, làm trước nói sau; Xứ nghệ ngoài cậy thần thánh như trên đã đề cập còn cậy vào thần dân bề tôi giỏi gần vua (quan văn) dưới 1 người trên muôn người nên thường dùng tính từ ca ngợi nịnh hót ít dùng động từ lâu dần thành thói quen ví dụ như trong ca dao dân ca xứ thanh ta: Dô tá, Dô huầy, tá huầy động từ dùng trước sau mới đến tính từ : ới dô khoan….ta dô khoan; Còn Nghệ an Quảng bình: Tình tang noong tang tinh, tinh tang noong tang tình ..trước sau mới đến câu tiếp theo…”Phen này ta phải làm thôi sau” tính từ dùng trước (lượng ý nhà vua xem có đồng ý không, sau đó mới dùng động từ để làm; Dân gian tổng kết ca dao dân ca thể hiện tính cách con người từng vùng trong lao động sản xuất hoàn toàn đúng như vậy; Thời nay dân Hà Tĩnh nịnh thần rất khéo, cũng uống nước sông Lam nhưng bờ bắc Nghệ an tính tình ngay thẳng còn Bờ Nam Hà tĩnh thì nói năng mềm mỏng khôn khéo vô cùng; Trong giao tiếp không bao giờ chê bai hay nói xâu ai toàn ca ngợi, ít khi lộ rõ tình cảm thật ra mặt như người Thanh Hóa Nghệ an, cái gì hiện nay cũng nhất nước UVTW 10% (20/200); tướng quân đội công an 10% (68/680), Bộ Trưởng trên 10% (3/23), đi nước ngoài, các thứ khác…đều như vậy cả …Người Thanh hóa sống đất mạch cường chắc chỉ có con đường duy nhất là được làm vua thua làm giặc mà thôi;

Bản đồ thanh Hóa đất 5 Trung..

Địa lý đầu Trung..
Đất đồi Trung du..
Thành phần Trung nông..
Tư tưởng Trung bình
Cậy thế Trung
quân
Ngô Thị Tuyển anh hùng lực lượng vũ trang vác thùng đạn 98kg trong trận chiến bắn máy bay Mỹ bảo vệ cầu Hàm rồng năm 1965

Cầu Hàm Rồng trước năm 1947

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét