Làng kia
họp chuẩn bị xây lại cổng Làng bổ mỗi khẩu 300k . Trưởng xóm hô : ai đồng ý giơ
tay ? Răm rắp cả làng giơ tay ! Trưởng xóm lại hô : ai ko đồng ý giơ tay ? Lại
cả làng giơ tay ! Trưởng xóm hỏi cụ A thưa Cụ con hỏi ai đồng ý giơ tay Cụ giơ
tay Con hôi ai ko đồng ý Cụ cũng giơ tay là sao ? Cụ A dõng dạc nói: Tôi giơ
tay đồng ý xây cổng làng nhưng cũng giơ tay đồng ý ko đóng tiền mỗi khẩu 300k!
Trưởng thôn bảo thưa Cụ và toàn thể bà con : khôn như Cụ làng con đầy !
PHẢI
CHĂNG ĐÂY LÀ HỆ LỤY CỦA VĂN HÓA NHÂN KHẨU ???
“Cái gì
còn lại trong khi những cái khác mất đi là văn hóa”; Cái gì còn lại ở đồng bằng
bắc bộ từ xa xưa cho đến nay…đó là chế độ nhân khẩu (hưởng tem phiếu, sổ gạo,
chất đốt,…), xã viên hợp tác xã cấp thấp, cấp cao, rổi kinh tế hộ gia đình theo
nhân khẩu được chia ruộng; Tóm lại là chế độ bình quân chủ nghĩa không ai giàu
và cũng không ai nghèo, ai cũng như ai, công bằng trong cống hiến và hưởng thụ;
Nhưng nó có rất nhiều điểm nhược không thể kể hết ra đây được…Tóm lại không ai
giúp đỡ ai, không ai cho không ai, không ai đóng góp việc công hộ ai; người
giàu hơn không chi, người nghèo hơn không xin nên dẫn đến nhiều hệ lụy không
thể giải quyết: Ví dụ làng A cần xây cổng làng, đề nghị đóng góp mỗi người
300k, nhưng họp nhiều lần cuối cùng chỉ thu được kết quả quá bán giơ tay đồng ý
(65%); vậy chi còn lại 35% không đồng ý; Tuy nhiên theo luật bất thành văn
(hoặc theo hương ước) thiểu số phải chấp hành đa số; người không có tiền đóng
được ghi nợ có thời hạn, làng vẫn cho xây cổng làng và đi vay số tiền mà người
tham gia họp làng chưa đóng (họ chỉ dám từ chối chưa có đóng thôi không dám bảo
không đóng vì nếu không đóng làng sẽ không cho đi qua cổng mà cổng làng chỉ có
một cái độc nhất); Cái hay của văn hóa NHÂN KHẨU này ở chỗ người giàu không bao
người nghèo; kẻ nghèo không chịu ơn kẻ giàu nên mới có hệ lụy như vậy; Người
Bắc khác người Nam ở điểm này người Bắc được cho là giàu khi trong khoản dự trữ
có nhiều tiền, nhưng người Nam thì quan niệm khác họ quan niệm ai tiêu nhiều
tiền hơn thì người dó là người giàu; Vậy hệ lụy của văn hóa nhân khẩu để lại
cho làng là gì ? đó là không ai giúp đỡ ai…khi làng có nhiều công trình cần làm
và phương pháp huy động gần như xây cái cổng thì lại lặp lại số con nợ như
trên…đến một lúc nào đó số nợ mỗ hộ gia đình sẽ lên đến vài chục triệu không có
khả năng trả nợ; Gặp đợt chính phủ hỗ trợ dân nghèo, hoặc các nhà từ thiện cho
tiền, hoặc các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ thì nghiễm nhiên số tiền mà đáng lý
họ được hưởng sẽ bị làng thu giữ để khấu trừ số nợ bấy lâu nên đã nghèo lại
càng nghèo thêm, đó cũng là cái vô lý mà các bài báo hay đưa về sự vô lý của
chính quyền đối với dân nghèo miền Bắc; Cái nạn này do hương ước trái luật (lệ
nhiều hơn luật) và chế độ biểu quyết mà ra cần phải loại bỏ;
Ở trong
Nam họ làm khác có lẽ vì văn hóa của họ không trải qua chế độ nhân khẩu, ví dụ
như xây cái cổng như trên cho dễ hiểu họ không kêu gọi tài trợ trước khi họp
dân, còn thiếu bao nhiêu họp bổ vào đầu dân như người Bắc mà họ tài trợ sau khi
họp dân, họ hỗ trợ vào phần dân đóng góp thiếu, họ nói rõ họ hỗ trợ làng và đề
nghị làng miễn thu của dân không có khả năng đóng góp, có nghĩa là dân không có
ai bị nợ; Những người tài trợ là những người cùng sinh sống trong làng hoặc có
nguồn gốc từ làng, họ tài trợ rất thoải mái và vô tư không hề kể công và bắt
phải hàm ơn như người theo văn hóa nhân khấu; Đi họp phụ huynh cũng vậy họ đưa
ra mức đóng góp tối thiểu nhất để ai cũng có thể đóng góp và không hạn chế mức
tối đa đóng góp cao, nên kết quả khi ra về ai cũng vui vẻ, họ còn bảo cô chủ nhiệm
không cho con họ biết họ hỗ trợ như thế nào sợ làm hư con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét