|
|
Số: /ĐA-UBND |
Vĩnh Lộc, ngày tháng năm
2022 |
ĐỀ ÁN
Đặt tên đường, phố
và công trình công cộng trên địa bàn
thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Vĩnh
Lộc là thị
trấn huyện lỵ của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thị trấn Vĩnh
Lộc nằm ở phía tây huyện Vĩnh Lộc, dọc
theo quốc lộ 45; có 5,43 km2 diện
tích tự nhiên và quy mô dân số 7.597 người. Thị trấn Vĩnh Lộc giáp các xã Ninh
Khang, Vĩnh Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tiến và huyện Yên Định. Trong những
năm qua, thị trấn Vĩnh Lộc đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống công
trình cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn chỉnh, các tuyến đường nội thị
ngày một khang trang với nhiều khu nhà được xây mới, nhất là các tuyến
giao thông trục chính quan trọng nối thị trấn Vĩnh Lộc với các vùng phát triển
kinh tế trong tỉnh, huyện được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, hiện đại. Tuy nhiên, các đường, phố mới tại các mặt bằng quy hoạch (gọi tắt là MBQH), phố, thôn thì người dân vẫn gọi tên đường, tên phố theo thói quen, theo các MBQH
mà chưa được đặt tên một cách khoa học và được cấp thấm quyền cho phép điều đó
dẫn đến khó khăn trong việc kê khai hành chính, giao dịch, tìm kiếm địa chỉ của
người dân.
Nhằm đáp ứng yêu cầu cung
cấp thông tin, địa chỉ, phục vụ cho việc giao dịch, giao lưu, tạo điều kiện cho
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần chỉnh trang diện mạo
đô thị. Tạo điều kiện cho việc quản lý hành chính, quản lý hạ tầng kỹ thuật đạt
hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc ngày càng
văn minh, hiện đại. Ngoài ra việc đặt tên đường phố và công trình công cộng còn
nhằm mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về
tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của nhân dân huyện Vĩnh Lộc nói chung,
thị trấn Vĩnh Lộc nói riêng về
những danh nhân, anh hùng, các địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu.
Vì vậy, việc lập Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc là hết sức cần thiết và cấp
bách, phù hợp với sự phát triển của đô thị, đáp ứng với mong muốn của chính quyền các cấp
và nguyện vọng của nhân dân.
II. CĂN CỨ
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày
11/7/2005 cùa Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và
công trình công cộng;
- Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di
tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch;
- Thông
tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về Hướng dẫn
thực hiện một số điêu của Quy chế đặt tên, đổi tên đường; phố và công trình
công cộng;
- Nghị
quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh về việc ban hành Ngân
hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết
định số 17/2018/QĐ-UBND, ngày 15/5/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về
việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và các
công trình công cộng trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày
07/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm
2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số
3244/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây
dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến
năm 2070;
- Quyết
định số 2268/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc về việc thành lập Ban xây dựng Đề án đặt tên đường, công viên, đổi tên khu phố và gắn biển số nhà trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số 3288/QĐ-BXD ngày 21/9/2021 của Ban
Xây dựng Đề án đặt tên đường về việc thành lập Tổ công tác giúp việc Ban xây dựng Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc;
- Kế hoạch
số 187/KH-BXD ngày 21/9/2021 của Ban Xây dựng Đề án đặt tên đường về việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
2. Các cơ sở tài liệu
- Hồ sơ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070;
- Hồ sơ đồ án Quy hoạch
chung xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030;
- Hồ sơ các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trên địa bàn thị trấn đã được phê duyệt;
- Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật hiện hành;
- Các tài liệu, số
liệu khác có liên quan.
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG
TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÀ THỊ TRẤN VĨNH LỘC
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ, PHÁT TRIỂN HUYỆN VÀ THỊ TRẤN
VĨNH LỘC.
1. Vị
trí địa lý, ranh giới
1.1. Huyện Vĩnh Lộc
Vĩnh Lộc là huyện đồng bằng nằm về phía Tây
Bắc tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá khoảng
- Phía Bắc giáp
huyện Thạch Thành;
- Phía Nam giáp
huyện Yên Định;
- Phía Đông giáp
huyện Hà Trung;
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ.
Toàn huyện có 12 xã và một
thị trấn chia làm 2 vùng:
+ Vùng Đông sông Bưởi gồm 6 xã và một phần xã Vĩnh Phúc trung tâm vùng là
đô thị Bồng (đang lập quy hoạch).
+ Vùng Tây sông Bưởi gồm 5 xã; thị trấn Vĩnh Lộc và phần còn lại của xã
Vĩnh Phúc. Trung tâm vùng là thị trấn Vĩnh Lộc.
Ngoài đô thị huyện lỵ là thị trấn Vĩnh Lộc, huyện đang hình thành các tụ điểm
kinh tế là các thị tứ như Vĩnh Quang, Vĩnh Tiến, Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh, Minh
Tân ...v.v, khai thác thế mạnh sẵn có của huyện để phát triển dịch vụ du lịch với
các di tích danh lam thắng cảnh như: Thành Nhà Hồ, chùa Giáng, danh thắng núi
Kim Sơn, động Hồ Công, khu di tích Phủ Trịnh, Nghè Vẹt, khu tượng đá Đa
Bút, đền thờ Trần Khát Chân v.v....
1.2. Thị trấn Vĩnh Lộc
Vĩnh Lộc là thị trấn huyện
lỵ của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thị trấn Vĩnh Lộc nằm
ở phía tây huyện Vĩnh Lộc, dọc theo quốc lộ 45; có 5,41 km2 diện
tích tự nhiên và quy mô dân số 7.597 người. Thị trấn Vĩnh Lộc giáp các xã Ninh
Khang, Vĩnh Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tiến và huyện Yên Định.
2. Lịch sử hình thành, cảnh quan và di
tích lịch sử tại huyện Vĩnh Lộc và thị trấn Vĩnh Lộc.
2.1. Lịch sử hình thành của huyện và
thị trấn.
a. Huyện Vĩnh Lộc
Vĩnh Lộc là
một huyện đồng bằng nằm
ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Thời
Bắc thuộc, đất
Vĩnh Lộc thuộc huyện Tư Phố, quận Cửu Chân. Đến thời Tùy - Đường, huyện Vĩnh Lộc
cùng với các huyện Thạch Thành, Hà Trung lập thành huyện Nhật Nam, quận Ái
Châu. Đến thời Lý - Trần, toàn bộ vùng đất của huyện Vĩnh Lộc ngày nay cùng với
một số xã của huyện Hà Trung được thành lập huyện Vĩnh Ninh, thuộc trấn Thanh
Đô.
Thời Lê Trung
Hưng, do tránh húy vua Lê Trang Tông nên gọi là huyện Vĩnh Phúc.
Đến thời Tây Sơn, huyện Vĩnh Phúc đổi thành huyện Vĩnh Lộc. Từ đây,
tên gọi huyện Vĩnh Lộc chính thức ra đời. Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), 4
huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quảng Địa1 được sáp nhập thành phủ Quảng
Hóa, sở lỵ đặt tại Vĩnh Lộc thuộc xã Biện Hạ (nay thuộc xã Vĩnh Minh), sau
chuyển về Nhân Lộ (nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc).
Ngày 11/9/1964, sáp nhập xã Cẩm Minh thuộc huyện Cẩm Thủy chuyển vào Vĩnh Lộc đổi tên thành xã Vĩnh Quang.
Tháng 9/1977, huyện Vĩnh Lộc và huyện
Thạch Thành sáp nhập lấy tên là huyện Vĩnh Thạch, trụ sở đóng tại khu vực núi
Chè, xã Vĩnh Thành. Ngày 14-9-1982, Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định tách huyện
Vĩnh Thạch thành hai huyện như cũ là Vĩnh Lộc và Thạch Thành.
Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số
786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh
Hóa (Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/12/2019). Theo đó:
- Sáp nhập hai xã Vĩnh Ninh và Vĩnh Khang thành xã
Ninh Khang;
- Sáp nhập hai xã Vĩnh Minh và xã Vĩnh Tân thành xã
Minh Tân;
- Sáp nhập xã Vĩnh Thành vào thị trấn Vĩnh Lộc.
Huyện Vĩnh Lộc có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị
trấn Vĩnh Lộc (huyện lỵ) và 12 xã: Minh Tân, Ninh Khang, Vĩnh An, Vĩnh Hòa, Vĩnh
Hùng, Vĩnh Hưng, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tiến, Vĩnh Yên.
b. Thị trấn Vĩnh Lộc
Thị trấn Vĩnh Lộc được hình thành trên cơ sở đất của làng Cao Mật, làng
Nhân Lộ, làng Giáng (xã Vĩnh Thành), đất của làng Phương Giai (xã Vĩnh Tiến) và
đất của làng Bái Xuân, làng Đồng Minh (xã Vĩnh Phúc). Theo các nghiên cứu khảo
cổ học, mảnh đất Vĩnh Lộc từ xa xưa đã có cư dân người nguyên
thủy sinh sống. Thông qua việc khai quật di chỉ Đa Bút (xã Vĩnh
Tân), các nhà khoa học chứng minh cư dân thời nguyên thủy từng sinh sống ở khu
vực này. Những di vật khai quật được từ di tích Phà Công (giáp ranh giữa xã
Vĩnh Thành và xã Vĩnh Khang) cũng chứng tỏ cách đây hàng nghìn năm đã có con
người sinh sống trên mảnh đất này. Thị trấn Vĩnh Lộc ngày nay thuộc huyện Vĩnh
Lộc.
Ngày 28/01/1992, thành lập thị trấn Vĩnh Lộc, thị trấn thuộc
huyện Vĩnh Lộc, trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Vĩnh Thành,
Vĩnh Phúc và Vĩnh Tiến. Ngày 19/5/1992, huyện Vĩnh Lộc long trọng
tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thị
trấn Vĩnh Lộc, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từ đây, ngày 19/5 hàng năm được lấy là ngày thành
lập thị trấn Vĩnh Lộc. Sự ra đời của thị trấn Vĩnh Lộc đã đáp ứng nguyện vọng
của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát
triển xã hội. Ngày thành lập thị trấn Vĩnh Lộc càng trở nên có ý nghĩa hơn khi
ngày này cũng là ngày kỷ niệm sinh nhật của Bác Hồ kính yêu.
Thực hiện theo
Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Ngày
01/12/2019, thị trấn Vĩnh Lộc được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích
và dân số của xã Vĩnh Thành vào thị trấn Vĩnh Lộc. Trước khi sáp nhập, xã Vĩnh
Thành đã được công nhận xã Nông thôn mới nâng cao, thị trấn Vĩnh Lộc (cũ) đã
được công nhận thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Đến nay, Thị trấn Vĩnh
Lộc là một trong 13 đơn vị hành chính của huyện Vĩnh Lộc, có vị trí
địa lý trải dọc hai bên trục đường Quốc lộ 45 và 217, cách thành phố Thanh Hóa
45km về phía Tây bắc, cách Thành Nhà Hồ 01km về phía Nam. Đây là đơn vị trung tâm kinh tế,
hành chính, văn hóa, quốc phòng – an ninh của huyện Vĩnh Lộc. Hiện nay thị trấn
Vĩnh Lộc có diện tích tự nhiên là 5,41km2, chia thành 10 khu phố với 2.508 hộ với 8.126 nhân khẩu.
2.2. Di tích lịch sử, văn hóa
a. Di tích lịch sử
Vĩnh Lộc là đất địa linh nhân kiệt, thời nhà Trần là thái ấp của Lê Tần, một danh tướng trong cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên Mông lần thứ nhất; quê hương của Trần Khát Chân, danh tướng cuối đời nhà Trần; của các chúa Trịnh; Thái tể Hoàng Đình Ái; Trạng nguyên Trịnh Tuệ; tướng Trịnh Khả, Trịnh Duy Sản... là những danh tướng thời nhà
Hậu Lê và của Tống Duy Tân, danh sĩ chống thực dân Pháp. Vĩnh Lộc với nhiều truyền thuyết gắn với quá trình
xây dựng tòa thành đá độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á chỉ trong vòng 3 tháng, sự
tích tảng đá có vết lõm gắn với sự tích nàng Bình Khương đập đầu vào đá kêu oan
cho chồng; Truyền thuyết về nhà Trịnh; về các nhân vật lịch sử, các vị thần được thờ
trong các đình, đền… gắn với quá trình hình thành của vùng đất cố đô, những
truyền thuyết xen lẫn yếu tố huyến bí và tâm linh là những câu chuyện hấp dẫn
thu hút sự tò mò khám phá của du khách…
Huyện Vĩnh Lộc hiện có rất nhiều di tích, theo thống kê thì có 01 di sản
và 66 di tích đã được xếp hạng và hơn 200 di tích chưa xếp hạng. Trong đó,
nhiều di tích nổi tiếng có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn
hóa và danh lam thắng cảnh. Các di tích đã xếp hạng gồm:
- 01 di sản Thế giới (là di sản thế giới duy nhất của
cả tỉnh): Thành nhà Hồ.
- 13 di tích cấp Quốc Gia (chiếm tỷ lệ khoảng 9,9% so
với cả tỉnh). Gồm:
1- Đền
thờ Hoàng Đình Ái
2- Di tích Phủ Trịnh
3- Danh thắng Động Hồ Công
4- Đền thờ
Trần Khát Chân (thị trấn Vĩnh Lộc)
5- Đền Thờ và
Bia ký
Trịnh Khả
6- Chùa Tường
Vân (chùa Giáng)
7- Di tích Nghè Vẹt
8- Động Kim
Sơn (danh thắng núi Kim Sơn)
9- Đàn tế Nam
Giao
10- Chùa Hoa
Long
11-
Đền thờ Trần
Khát Chân (xã Vĩnh Thịnh)
12- Đền thờ Tống Duy Tân
13- La Thành
- 53 di tích cấp tỉnh (chiếm tỷ lệ khoảng 7,5% so với
cả tỉnh).
Các quần thể
di tích lịch sử này đều có giá trị giáo dục truyền thống cao và phục vụ nhu cầu
tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Chính quyền các cấp và nhân dân đã có nhiều
cố gắng trong việc tôn tạo và tu sửa. Nguồn kinh phí để thực hiện từ ngân sách
nhà nước và huy động sự đóng góp của nhân dân. Từ năm 2015 đến nay huyện đã chỉ
đạo, triển khai trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp nhiều di tích, tiêu biểu
như: Phủ Trịnh; Nghè Vẹt, Đền Thờ và Bia ký Trịnh Khả....
b. Lễ hội truyền thống
Các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đều gắn với các
nhân vật lịch sử, được thờ tại các di tích. Hàng năm các lễ hội trên địa bàn
huyện được tổ chức nhằm bảo tồn nét văn hóa của địa phương, đồng thời tôn vinh
công lao của các nhân vật lịch sử, tuyên truyền giáo dục truyền thống uống nước
nhớ nguồn, yêu quê hương đất nước, phát huy giá trị của di tích góp phần thu
hút con em quê hương, nhân dân và du khách trên khắp mọi miền tổ quốc về dâng
hương, tìm hiểu lịch sử. Một số lễ hội thu hút lượng khách lớn như:
Lễ hội “rước nước” chùa Báo Ân, làng Bồng Thượng,
xã Vĩnh Hùng: Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ ngày 27 đến hết ngày 30 tháng 2 âm
lịch hàng năm. Trong ngày lễ hội cũng diễn ra nhiều trò chơi dân gian như chơi bài điếm, cờ tướng,
đêm hội hoa đăng trên dòng sông Mã.
Lễ hội truyền thống chùa Du Anh, xã Ninh Khang: Lễ hội chùa Du Anh
tổ chức vào ngày 9 tháng giêng âm lịch hàng năm. Tham ra lễ hội du khách được
thắp hương cầu một năm may mắn và tham gia vãn cảnh động Hồ Công.
Lễ hội đền Trần Khát Chân, thị trấn Vĩnh Lộc, diễn ra vào ngày 24
tháng 4 âm lịch (là ngày mất của ông). Trong phần hội có làn điệu múa hát
Chèo cạn và các nghi thức, nghi lễ trang trọng, uy nghiêm tôn kính người anh
hùng dân tộc.
Ngoài ra còn có một số lễ hội đã bị mai một đã và đang được khôi phục: Lễ tế giao đã bị mai một, hiện đang
có kế hoạch khôi phục. Lễ hội đền thờ bà Bình Khương mùng 01/9 (âm lịch
hàng năm) được tổ chức tại khuôn viên di tích
nhằm tưởng nhớ đến tấm lòng thủy chung, sự quyết đoán dám hy sinh của nàng Bình
Khương với chồng và đó cũng là đức tính của người phụ nữ Việt Nam. Lễ hội là dịp
để nhân dân địa phương cầu cho mọi sự tốt lành, một năm làm
ăn tràn đầy may nắm.
c. Không gian sống, kiến trúc và mỹ thuật
* Làng cổ:
Trong khu vực đệm của di sản Thành nhà Hồ cho đến ngày nay còn tồn
tại nhiều làng cổ, có lịch sử đồng đại hoặc lịch đại so với sự ra đời và tồn tại
của vương triều Hồ và kinh thành Tây Đô, ở cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15. Tại
các làng cổ đời sống văn hóa tinh thần, nhiều phong tục tập quán của người dân
vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống với những hội hè, những trò chơi dân
gian, tập quán sinh hoạt ... (bài điếm, hát ca công, hội kết chạ, tục tế thành
hoàng làng...). Trong các làng cổ còn có hệ thống nhà cổ, giếng
cổ, cây di sản, đình làng... mang nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo có khả năng
thu thu hút khách tham gia loại hình du lịch Homestay.
Số lượng nhà cổ hiện có tại các làng cổ:
Làng cổ Xuân Giai: 5 nhà; Làng cổ Tây
Giai: 10 nhà; Làng cổ Đông Môn: 12 nhà; Làng cổ Bồng: 28 nhà.
* Kiến trúc và mỹ thuật:
Vĩnh Lộc từng là kinh đô của nước Đại Ngu dưới Vương triều Hồ, lại
là nơi phát tích của 12 đời chúa Trịnh; Vì vậy kiến trúc và mỹ thuật còn tồn tại
trên quê hương Vĩnh Lộc chủ yếu là kiến trúc và mỹ thuật thời Hồ, thời Trịnh…và
được lưu giữ trong các công trình cổ
còn lại với một số lượng phong phú, mang nhiều giá trị nghệ thuật kiến trúc và
các hoa văn mỹ thuật đặc trưng của từng thời kỳ. Một số di tích có nét
kiến trúc, mỹ thuật đặc sắc trên địa bàn huyên thu hút khách du lịch đến thưởng
thức, chiêm ngưỡng đó là: Nghè Cẩm Hoàng, xã Vĩnh Quang; Khu tượng đá Đa Bút,
xã Minh Tân; Thành Nhà Hồ, xã Vĩnh Tiến; Nhà thờ và lăng mộ Lê Văn Điếm, xã
Minh Tân; Ngôi nhà cổ Tây Giai, xã Vĩnh Tiến; Chùa Hoa Long, đền Trần Khát
Chân, xã Vĩnh Thịnh; Chùa Tường Vân (chùa Giáng), thị trấn Vĩnh Lộc; Đình Hồ
Nam, xã Ninh Khang: là di tích lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật gỗ thời
Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2006; Đình
Đông Môn, xã Vĩnh Long: Di tích lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh,
xếp hạng năm 1995.
d. Làng nghề truyền thống
Hiện nay số lượng làng nghề trên địa
bàn huyện Vĩnh Lộc còn rất ít. Tuy nhiên các làng nghề hiện đang tồn tại lại rất
có giá trị, đã và đang được nhà nước xác định cho khôi phục, bảo tồn khẩn cấp:
Làng nghề sản xuất Chè lam Phủ Quảng,
thị trấn Vĩnh Lộc
Làng nghề chế tác đá làng Mai, xã
Minh Tân
Bánh đa làng Bồng Trung xã Minh Tân
Làng nghề mây tre đan xã Vĩnh Hòa
Nhìn chung các làng nghề trên địa bàn
huyện Vĩnh Lộc hiện nay có tác dụng thu hút khách du lịch, có thể khai thác để
phát triển du lịch cộng đồng.
3. Tình hình chung về kinh tế - xã hội.
Năm 2021, mặc dù còn
nhiều khó khăn, thách thức, nhất là diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19;
song với chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, sát sao từ sớm, từ
xa của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng
thuận của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong huyện, kinh tế - xã hội của
huyện tiếp tục có chuyển biến và đạt được những kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh
vực, đó là: (1) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa
phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, không để dịch bùng phát
và lây lan ra diện rộng. (2) Đã kịp thời tham mưu ban hành các chương trình, kế
hoạch, đề án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị để tổ chức triển
khai thực hiện, đưa Nghị quyết vào thực tiễn. (3) Đã tổ chức thành công cuộc bầu
cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. (4)
Các hoạt động văn hóa, xã hội có chuyển biến tiến bộ, các chính sách an sinh xã
hội, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được thực hiện đầy đủ
và kịp thời. (5) An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo
môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội.
4. Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng
xã hội của thị trấn Vĩnh Lộc.
4.1. Cảnh quan.
Vĩnh Lộc nằm ở
vị trí địa lý chuyển tiếp giữa địa hình đồng bằng và vùng đồi núi cao phía Tây
tỉnh Thanh Hóa, có sông Mã, sông Bưởi chảy qua với những cánh đồng bát ngát, những
dãy núi nằm rải rác, tạo nên cảnh quan nhiên nhiên tươi đẹp với nhiều danh lam
thắng cảnh độc đáo và hấp dẫn, có mau An Tôn xanh mát, có hệ thống núi đá như
núi Đún, núi Thổ Tượng, núi An Tôn, núi Eo Lê, núi Xuân Đài, núi Cẩm Viên, núi
Bền…; và các hang động địa chất đẹp như: Danh thắng núi Kim Sơn, động Eo Lê, động
Hồ Công… hình thành nên vùng cảnh quan sơn thuỷ hữu tình.
4.2. Hiện trạng các công trình kiến trúc
Trong khu vực
thị trấn Vĩnh Lộc mật độ xây dựng tương đối cao, các công trình được xây dựng
khá kiên cố. Các công trình hành chính và công cộng cơ bản đã đầy đủ về hạng mục,
tuy nhiên chất lượng các công trình và quy mô còn hạn chế, hình thức kiến trúc
nghèo nàn. Trong khu vực chưa có công trình nào đẹp hoặc có giá trị kiến trúc
cao. Khu vực xã Vĩnh Phúc có mật độ xây dựng thấp, quỹ đất
nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
Các công
trình chủ yếu bố trí tập trung dọc theo Quốc lộ 45 và QL 217 đoạn qua thị trấn,
quy mô từ 1 đến 5 tầng. Nhiều công trình xây dựng từ khá lâu, đã xuống cấp về
hình thức và chất lượng, hoặc không phù hợp về quy mô sử dụng.
4.3. Hiện trạng các công trình hạ tầng xã hội
Hệ thống công
trình giáo dục, y tế đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp trong giai đoạn gần đây.
Chất lượng công trình tương đối tốt, quy mô 2-3 tầng kiên cố, đã cơ bản đáp ứng
được nhu cầu của nhân dân.
4.4. Hiện trạng công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
Trong khu vực
lập quy hoạch có nhà máy may xuất khẩu của Công ty, công ty may Vĩnh Long,
công ty TNHH may Manseon Globla tại khu vực phía Đông Bắc núi Đún, với quy mô
1.19ha; nhà máy gạch của Công ty cổ phần Vĩnh Hòa quy mô 11.14ha. Hạ tầng kỹ
thuật cơ bản đã hoàn thiện.
Ngoài ra,
trong giới hạn nghiên cứu quy hoạch còn có các cơ sở sửa chữa cơ khí, mộc dân dụng
và một số cơ sở sản xuất nhỏ khác.
4.5. Hiện trạng dịch vụ - thương mại
Các hoạt động
thương mại chủ yếu kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và hàng phục vụ nông nghiệp...
Tuy nhiên còn mang tính tự phát, chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ dọc
các tuyến giao thông chính.
4.6. Về Văn hoá – Thể dục thể thao
Cùng với phát
triển kinh tế, những năm qua các cấp uỷ và chính quyền từ huyện đến cơ sở đã
chăm lo tổ chức, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, xây
dựng phong trào rèn luyện TDTT thường xuyên.
Phát huy truyền
thống cách mạng của nhân dân, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, xây dựng nếp sống văn hoá mới
ở khu dân cư văn minh đã được phát triển mạnh, các hủ tục lạc hậu được đẩy lùi
và xoá bỏ.
Hiện tại thị
trấn đã có Trung tâm thế dục - thể thao với quy mô 2,89ha nằm ở phía Đông QL45
(đối diện chợ Giáng), dự kiến khu vực này sẽ làm đất Quảng trường; khu Trung
tâm văn hóa, thế dục - thể thao sẽ chuyển về phía Nam ĐT522 (hiện đang tiến
hành xây dựng).
5. Khái quát chung về hệ thống giao thông trên địa bàn thị trấn.
* Quốc lộ: thị trấn Vĩnh Lộc hiện nay có 2 tuyến quốc lộ đi qua gồm QL 45
và QL 217.
- Quốc lộ 45: Chiều dài nằm trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch là 5km trong đó có 2,5km
nằm trong ranh giới thị trấn.
Mặt cắt ngang tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, cấp IV trung du và miền
núi, lộ giới quản lý là 26m:
+ Đoạn qua trung tâm thị trấn mặt đường 10,5m; vỉa hè 5mx2;
+ Đoạn từ xã Ninh Khang đến đầu thị trấn: mặt đường 7m; nền 9m.
+ Đoạn từ đường vào Thành nhà Hồ đi Thạch Thành: mặt đường 9m; nền 12m.
- Quốc lộ 217: Chiều dài nằm trong ranh giới quy hoạch là 4km trong đó có 3km trùng với
QL45.
Mặt cắt ngang QL217 đoạn không trùng với QL45 đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng
bằng, mặt đường 5,5m; nền 6,5m. Lộ giới hiện đang quản lý là 26m.
* Đường tỉnh: Hiện tại trong ranh giới quy hoạch có tuyến ĐT522; tuyến đạt
tiêu chuẩn đường cấp VI trung du và miền núi: mặt đường 3,5m; nền 5m; mặt đường
láng nhựa. Tuy nhiên, hiện nay tuyến đã được cắm mốc GPMB với chiều rộng 44m.
* Tuyến đường Trung tâm thị trấn Vĩnh Lộc (Đường trục chính Trung tâm thị
trấn Vĩnh Lộc nối QL217 và QL45 huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) hiện đang được
thi công: mặt đường 10,5mx2; phân cách giữa 3m; lề đất 0,5mx2. Tổng cộng chiều
rộng nền 25m.
* Đê sông Mã: đoạn đê sông Mã nằm trong ranh giới quy hoạch được kết hợp
giao thông nội bộ trong thị trấn. Đoạn thuộc đê cấp II, mặt đê rộng 6m đổ BTXM,
nền rộng 7,5m. Đê được kè kiên cố mái và có lan can bảo hộ phía sông Mã.
* Đê sông Bưởi: đoạn đê
sông Bưởi nằm trong ranh giới quy hoạch được kết hợp giao thông nội bộ
của xã Vĩnh Thành cũ (nối thôn 6 với QL 217). Đoạn thuộc đê cấp II, mặt
đê rộng 6m đổ BTXM, nền rộng 7,5m.
Đoạn đê tả sông Bưởi được
kết hợp giao thông nội bộ của xã Vĩnh Phúc. Đoạn đê cấp III, mặt đê
rộng 5m, mặt cấp phối đá dăm, nền rộng 6m.
* Các tuyến đường còn lại
trong ranh giới quy hoạch có bề rộng mặt đường từ 3 - 5,0m, nền đường từ 5 - 9m
kết cấu mặt đường chủ yếu là nhựa, bê tông, còn lại một số tuyến mặt đường đá
cấp phối và đường đất.
II. THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG
TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĨNH LỘC.
1. Thực
trạng đường, phố trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc đã được đặt tên và đưa vào sử dụng.
Hiện nay, trên địa bàn thị trấn
Vĩnh Lộc chưa đặt tên đường, phố. Các đường, phố mới tại
các MBQH, phố, thôn thì người dân vẫn gọi tên đường, tên phố theo thói quen,
theo các MBQH mà chưa được đặt tên một cách khoa học và được cấp thấm quyền cho
phép điều đó dẫn đến khó khăn trong việc kê khai hành chính, giao dịch, tìm kiếm
địa chỉ của người dân.
2. Thực trạng công
tác đặt tên công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc
Hiện nay, trên địa bàn thị trấn
Vĩnh Lộc chưa đặt tên công trình công cộng.
3. Đường, phố và công trình công cộng trên
địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc đã sử dụng ổn định nhưng chưa được đặt tên
3.1. Các đường, phố được sử dụng ổn định
nhưng chưa được đặt tên
Qua rà soát trên địa
bàn thị trấn Vĩnh Lộc có khoảng
hơn 20 đường, phố vẫn chưa được đặt tên nhưng được sử dụng ổn
định.
3.2. Công trình
công cộng được sử dụng ổn định nhưng chưa được đặt
tên.
Trên địa bàn thị trấn có nhiều công trình
công cộng như công viên, vườn hoa, cầu, bến xe, khu thể dục thể thao, y tế, giáo dục,
công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí... Trong đó, 01
công trình công cộng tiêu biểu đề nghị
các cấp có thẩm quyền đặt tên đợt này, bao gồm: 01 công viên.
PHẦN III: PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG
TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĨNH LỘC
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀCÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
TRẤN VĨNH LỘC.
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
- Việc đặt tên đường, phố và công trình
công cộng nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành
chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch
kinh tế, văn hóa - xã hội.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành
chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đô thị, đáp ứng yêu
cầu xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc
ngày càng văn minh, hiện đại.
- Việc đặt tên đường, phố và công trình
công cộng nhằm tôn vinh, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận
thức về tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc của nhân dân huyện Vĩnh Lộc. Đồng thời thể hiện tình hữu nghị
đoàn kết quốc tế.
1.2. Yêu cầu.
- Việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng
trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc phải đảm bảo các quy định của pháp luật, tính khoa học, tính xã hội và sự ổn
định lâu dài.
- Lựa chọn các tên đặt phải phù hợp, tương xứng
với ý nghĩa địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh
nhân, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Trong đó, ưu tiên lấy tên địa danh, sự kiện
lịch sử, văn hóa, danh nhân tiêu biểu của địa phương để đặt tên đường, phố và
công trình công cộng (Lựa chọn tên tại Ngân hàng tên đường, phố và công trình
công cộng được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành).
2. Nguyên tắc đặt tên chung
2.1. Nguyên tắc lựa chọn theo quy định của pháp
luật.
2.1.1. Áp dụng theo
nguyên tắc chung quy định tại Nghị định số
91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 cùa Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi
tên đường, phố và công trình công cộng và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày
20/3/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy
chế đặt tên, đổi tên đường; phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số
91/2005/NĐ-CP;
2.1.2. Tên đặt cho
đường, phố và công trình công cộng được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường phố và
công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tại Nghị quyết số
90/2017/NQ-HĐND ngày 28/12/2017.
2.1.3. Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố và công trình
công cộng để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự
kiện lịch sử và công lao của danh nhân.
2.1.4. Cách chọn đặt
tên đường, phố và công trình công cộng.
+ Tên các danh nhân,
nhân vật lịch sử cùng thời kỳ hoặc cùng lĩnh vực hoạt động được nghiên cứu ưu
tiên đặt gần nhau, tạo thành các cụm tên đường có liên quan.
+ Chỉ đặt một tên đối
với đường dài và thông suốt. Khi đường bị ngắt khúc bởi các giao lộ, vòng xoay
thì đoạn kế tiếp được đặt tên khác.
2.2. Nguyên tắc lựa chọn tên
Trên cơ sở các
nguyên tắc chung theo các quy định của pháp luật, Đề án cũng đặt ra các nguyên
tắc cụ thể như sau:
2.2.1. Không đặt
trùng tên cùng một danh nhân, trường hợp đặc biệt phải tuân thủ điều 6, Nghị định số 91/2005/NĐ-CP
ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc
ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.
2.2.2. Đảm
bảo nguyên tắc tên các danh nhân, nhân vật lịch sử cùng thời kỳ hoặc cùng lĩnh
vực hoạt động được nghiên cứu ưu tiên đặt gần nhau, tạo thành các cụm tên đường
có liên quan.
2.2.3. Các đường, phố
có chiều dài lớn hơn 300m, chiều rộng từ 5,0m trở lên, có dân cư sinh sống ổn định,
trong nội thị được ưu tiên đặt tên trước.
2.2.4. Ưu tiên lựa chọn các danh nhân có quê
quán, có nhiều đóng góp với quê hương Vĩnh Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói
chung để đặt tên đường, phố nhằm mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức
về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của nhân dân địa phương.
3. Quy cách biển tên đường, phố
- Kích thước: Hình chữ nhật 75cm x40cm.
- Màu sắc: Xanh lam sẫm, đường viền trắng rộng
0.5cm cách mép ngoài của biển từ 3cm đến
- Chất liệu: Sắt tráng men hoặc nhôm lá dập,
sơn chất liệu phản quang.
- Chữ viết trên biển: Kiểu chữ in hoa không có
chân, màu trắng; từ “đường” ở dòng trên, từ tên đường ở dòng dưới, và có cỡ chữ
to hơn dòng trên.
- Vị trí gắn biển: Biển được gắn ở đầu, ở cuối
đường hoặc phố, và các điểm giao nhau với đường khác.
- Biển được gắn trên đầu cột sắt đường kính tối
thiểu 10cm, được chôn vững chắc, khoảng cách từ mặt đất đến đầu cột cao khoảng
250cm, vị trí cột ở gần mép góc vuông vỉa hè của hai đường giao nhau. Hai biển
tên đường hai đường giao nhau gắn trên một cột, hướng biển tên đường song song
với đường tương ứng. Tại nơi gắn biển có cột điện ở vị trí thích hợp thì có thể
gắn biển tên đường tại cột điện đó.
4. Cơ sở dữ liệu ngân hàng tên được sử dụng đặt
tên đường, phố.
Tên đặt cho đường,
phố và công trình công cộng được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường phố và
công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tại Nghị quyết số
90/2017/NQ-HĐND ngày 28/12/2017.
II. PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĨNH LỘC.
- Đặt tên 24 đường, phố (gồm 20 đường và 04 phố);
- Đặt tên 01 công trình công cộng (01 công viên). Trong đó:
1.
Đề xuất đặt tên cho 24 đường, phố (gồm 20 đường và 04 phố), tên danh nhân có trong Ngân hàng
tên của tỉnh.
* Thời phong kiến có đóng góp cho đất nước
và tỉnh Thanh Hóa: 10 tên.
- Danh nhân sinh ra, quê quán tại tỉnh
Thanh Hóa (02 tên): Hồ Nguyên Trừng và Trần Nhân
Tông
- Danh nhân sinh ra, quê quán tại huyện
Vĩnh Lộc (08 tên): Trịnh Kiểm, Trịnh Khả, Trần Khát Chân; Phạm
Đốc, Trịnh Tuệ; Lưu Hưng Hiếu; Vũ Uy và Lê Thọ Vực.
* Thời kỳ chống thực dân Pháp; đế quốc Mỹ
và xây dựng đất nước, có đóng góp cho đất nước và tỉnh Thanh Hóa: 14 tên.
- Danh nhân sinh ra, quê quán tại huyện
Vĩnh Lộc (13 tên): Tống Duy Tân, Lê Văn Thiệp, Đặng Văn Hỷ; Trịnh Huy Quang; Phạm Văn Hinh; Trần Hữu Hỡi; Trần Tiến Quân; Võ Quyết; Hoàng Xung Phong; Vũ Văn Huyền; Mai Xuân Điểm; Lê Văn Bảo và Lê Văn
Tân.
- Danh nhân sinh ra, quê quán tại các tỉnh
khác (01 tên): Tố Hữu.
DANH SÁCH ĐƯỜNG, PHỐ ĐỀ NGHỊ ĐẶT TÊN
TT |
Tên đường, phố đề nghị đặt tên |
Vị trí |
Kích thước |
Ghi chú |
||
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Dài (m) |
Rộng (m) |
|||
I |
Đường: 20 |
|
|
|
|
|
1 |
Đường Trịnh Khả |
công viên trung tâm thị |
tiếp giáp xã Ninh Khang |
950 |
10.5 |
QL45 |
2 |
Đường Trần Khát Chân |
công viên trung tâm thị
trấn Vĩnh Lộc |
cầu Công |
2,200 |
10.5 |
QL217 |
3 |
Đường Tống Duy Tân |
tiếp giáp xã Vĩnh Long |
công viên trung tâm thị
trấn Vĩnh Lộc |
2,400 |
10.5 |
QL45+217 |
4 |
Đường Tố Hữu |
tiếp giáp xã Vĩnh Tiến |
tiếp giáp xã Ninh Khang |
2,500 |
6.0 |
Đê sông Mã |
5 |
Đường Phạm Đốc |
đường Tống Duy Tân |
đường Tố Hữu |
850 |
6.0 |
|
6 |
Đường Lê Văn Thiệp |
đường Tống Duy Tân |
đường Tố Hữu |
650 |
6.0 |
|
7 |
Đường Trịnh Tuệ |
tiếp giáp xã Vĩnh Phúc |
đường Tố Hữu |
720 |
6.0 |
|
8 |
Đường Trịnh Kiểm |
tiếp giáp xã Vĩnh Phúc |
đường Tố Hữu |
900 |
6.0 |
|
9 |
Đường Đặng Văn Hỷ |
đường Tống Duy Tân |
đường Tố Hữu |
600 |
6.0 |
|
10 |
Đường Trần Nhân Tông |
đường Hồ Nguyên Trừng |
đường Tố Hữu |
710 |
5.5 |
|
11 |
Đường Trịnh Huy Quang |
đường Hồ Nguyên Trừng |
đường Tố Hữu |
590 |
5.5 |
|
12 |
Đường Phạm Văn Hinh |
đường Hồ Nguyên Trừng |
đường Tố Hữu |
600 |
5.5 |
|
13 |
Đường Lưu Hưng Hiếu |
bến phà sông Bưởi |
đường Tố Hữu |
1,300 |
7.5 |
|
14 |
Đường Trần Hữu Hỡi |
tiếp giáp xã Vĩnh Phúc |
đường Tố Hữu |
1,000 |
5.5 |
|
15 |
Đường Hồ Nguyên Trừng |
di tích Đàn tế Nam Giao |
đường Trần Khát Chân |
850 |
5.5 |
|
16 |
Đường Hoàng Xung Phong |
đường Trần Khát Chân |
đường Lưu Hưng Hiếu |
950 |
6.0 |
|
17 |
Đường Vũ Văn Huyền |
Nhà máy gạch Vĩnh Hòa |
đường Lưu Hưng Hiếu |
850 |
6.0 |
|
18 |
Đường Vũ Uy |
đường Phạm Đốc |
đường Trần Nhân Tông |
1,400 |
6.0 |
|
19 |
Đường Lê Thọ Vực |
đường Trần Nhân Tông |
đường Lưu Hưng Hiếu |
880 |
6.0 |
|
20 |
Đường Mai Xuân Điểm |
đền Trần Khát Chân |
đường Trần Khát Chân |
800 |
5.5 |
|
II |
Phố: 04 |
|
|
|
|
|
1 |
Phố Lê Văn Bảo |
tiếp giáp xã Vĩnh Phúc |
đường Tống Duy Tân |
300 |
5.5 |
|
2 |
Phố Lê Văn Tân |
tiếp giáp xã Vĩnh Phúc |
đường Tống Duy Tân |
300 |
6.5 |
|
3 |
Phố Trần Tiến Quân |
đường Hồ Nguyên Trừng |
đường Trịnh Khả |
400 |
5.5 |
|
4 |
Phố Võ Quyết |
đường Trịnh Khả |
đường Lê Thọ Vực |
400 |
5.5 |
|
3.
Đề xuất đặt tên 01 công trình công cộng
(gồm 01 công viên), là tên địa danh
có trong Ngân hàng tên của tỉnh.
Tên đề nghị đặt cho 01 công trình công
cộng là địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân huyện Vĩnh Lộc (01 tên): Phủ Quảng.
TT |
Tên công trình |
Vị trí, |
Quy mô |
1 |
Công viên Phủ
Quảng |
Là công viên trung tâm thị trấn, thuộc khu phố 3,
thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc. |
Diện tích |
III. THUYẾT MINH Ý NGHĨA TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN
VĨNH LỘC.
1. Ý nghĩa tên đường,
phố trên địa
bàn thị trấn Vĩnh Lộc.
TT |
TÊN ĐƯỜNG, PHỐ |
Ý NGHĨA TÊN ĐƯỜNG,
PHỐ |
NQ 90/2017 |
1. |
Trịnh Khả |
Trịnh Khả (1399 -1451), người làng Kim Bôi, huyện Vĩnh Ninh phủ
Thanh Hóa (nay thuộc thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc), tỉnh
Thanh Hóa, là Danh tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, Đô Thái giám thời Lê sơ. |
158 trang 71 |
2. |
Trần Khát Chân |
Trần Khát Chân (1370-1399), quê ở Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (nay
là huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), là Thượng tướng quân thời Trần, có công đánh
lui các cuộc tấn công của quân Chiêm Thành vào Đại Việt, giết được vua Chiêm
là Chế Bồng Nga. |
36 trang 56 |
3. |
Tống Duy Tân |
Tống Duy Tân (1837-1892), người làng Đông Biện, huyện Vĩnh Lộc,
nay là thôn Bồng Trung (cũng gọi là Đông Biện), xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc,
tỉnh Thanh Hóa, là Tri phủ, Thừa biện bộ Hình thời nhà Nguyễn và lãnh tụ của
Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887 - 1892)
trong Phong trào Cần Vương. |
304 trang 90 |
4. |
Tố Hữu |
Tố Hữu(1920- 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê làng Phù
Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, từng giữ chức Bí thư Trung ương Đảng (1960), Bí thư Ban chấp
hành Trung ương Đảng… Năm 1981, Phó Chủ tịch, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng
Bộ trưởng, ông từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. |
150 trang 69 |
5. |
Phạm Đốc |
Phạm Đốc (1514 - 1559), quê ở Thọ Sơn, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là Võ quan, làm quan đến chức Thượng thư dưới thời
Lê Trung hưng. |
98 trang 63 |
6. |
Lê Văn Thiệp |
Lê Văn Thiệp (1899-1956), quê làng Phương Giai (nay thuộc xã Vĩnh
Tiến, huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa, là Chiến sĩ Cách mạng trung kiên tỉnh
Thanh Hóa. |
204 trang 141 |
7. |
Trịnh Tuệ |
Trịnh Tuệ (1701 - ?), quê ở làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc (nay là
xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc) tỉnh Thanh Hóa, là Thượng thư, Tham tụng, Tế tửu
Quốc Tử giám thời Lê Trung hưng. |
412 trang 107 |
8. |
Trịnh Kiểm |
Trịnh Kiểm (1503 -1570) tức Thế Tổ Minh
Khang Thái Vương, quê ở làng Sóc Sơn,
nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là Thượng tướng Thái quốc công thời
Lê Trung hưng và cũng là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của Họ Trịnh. |
175 trang 73 |
9. |
Đặng Văn Hỷ |
Đặng Văn Hỷ (1916 – 2003),
quê ở làng Cao Mật (nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc) tỉnh Thanh Hóa,
là Lão thành Cách mạng, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Thanh
Hóa, Chiến sĩ Cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa. |
85 trang 126 |
10.
|
Trần Nhân Tông |
Trần Nhân Tông
(1258-1308), quê Nam Định, là vị hoàng đế thứ ba của Vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam, trị
vì từ năm 1278 đến năm 1293, Ông được nhiều sử gia đánh giá là
một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại
Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng
cương thổ đất nước. |
368 trang 100 |
11.
|
Trịnh Huy
Quang |
Trịnh Huy Quang (1909-1974), quê làng Phúc Tường, tổng Sóc Sơn,
phủ Quảng Hóa (nay thuộc làng Nghĩa Kỳ, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc), tỉnh
Thanh Hóa, từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, là Chiến sĩ Cách mạng
trung kiên tỉnh Thanh Hóa.
|
157 trang 135 |
12.
|
Phạm Văn Hinh |
Phạm Văn Hinh (1914-1941), quê làng Cẩm Bào,
tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, (nay thuộc làng Cẩm Bào, xã
Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa, là Chiến sĩ Cách mạng trung kiên
tỉnh Thanh Hóa. |
72 trang 124 |
13.
|
Lưu Hưng Hiếu |
Lưu Hưng Hiếu (1456- ?) còn gọi là Lê Hưng Hiếu, quê ở xã Hà Lương (nay là xã Vĩnh
Thành), huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, là Thượng thư kiêm đông các đại học sĩ dưới
thời Lê sơ. |
125 trang 67 |
14.
|
Trần Hữu Hỡi |
Trần Hữu Hỡi (1920-1950), bí danh là Thép Luyện, quê ở làng Hồ
Nam, tổng Hồ Nam (nay là xã Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa, là Chiến
sĩ cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa. |
80 trang 125 |
15.
|
Hồ Nguyên
Trừng |
Hồ Nguyên Trừng (thế kỷ XIV - XV), quê ở làng Đại Lại (nay là xã
Hà Đông, huyện Hà Trung), tỉnh Thanh Hóa,là con trưởng của Hồ Qúy Lý, là Tả
Tướng quốc thời Hồ. |
405 trang 106 |
16.
|
Hoàng Xung Phong |
Hoàng Xung Phong (1910-2002), quê làng Bồng Trung, tổng Biện Thượng,
huyện Vĩnh Lộc, phủ Quảng Hóa, (nay thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc), tỉnh
Thanh Hóa, là Chiến sĩ Cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa. |
150 trang 134 |
17.
|
Vũ Văn Huyền |
Vũ Văn Huyền(1894-1935), còn có tên là Vũ
Công Huyền, quê làng Thổ Sơn, tổng Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc, phủ Quảng Hóa
(nay là làng Thổ Phụ, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa, là Chiến
sĩ Cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa. |
83 trang 125 |
18.
|
Vũ Uy |
Vũ Uy (? –1424), còn gọi là Lê Uy, quê ở làng Thụ Mệnh, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là Danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, được truy tặng
Thiếu úy dưới thời Lê sơ. |
425 trang 109 |
19.
|
Lê Thọ Vực |
Lê Thọ Vực (? - 1484), quê ở xã Thái Đường, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa, là Võ tướng, Thái úy thời Lê sơ. |
433 trang 110 |
20.
|
Mai Xuân Điểm |
Mai Xuân Điểm (1935-1965),
quê ở Xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là Anh hùng Lao động. |
4 trang 153 |
21.
|
Lê Văn Bảo |
Lê Văn Bảo (1909- 1931), quê làng Bồng Thượng (nay thuộc xã Vĩnh
Hùng), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những chiến sĩ Cách mạng
trung kiên tỉnh Thanh Hóa. |
3 trang 115 |
22.
|
Lê Văn Tân |
Lê Văn Tân (1900-1982), quê làng Xuân Áng, tổng Cổ Tế, huyện Thạch
Thành (nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa, là chiến sĩ
Cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa. |
219 trang 143 |
23.
|
Trần Tiến Quân |
Trần Tiến Quân(1917- 1993), tên thật là Trịnh Huy Lãng, quê ở
làng Phúc Tường, tổng Sóc Sơn (nay thuộc xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh
Hóa, là Lão thành Cách mạng, Chiến sĩ Cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa. |
158 trang 135 |
24.
|
Võ Quyết |
Võ Quyết (1921-1979), tên thật là Vũ Đình Thờn, quê thôn Mỹ
Xuyên, tổng Cao Mật, phủ Quảng Hóa (nay là xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc),
Thanh Hóa, là Chiến sĩ Cách mạng trung kiên tỉnh Thanh Hóa. |
167 trang 136 |
2. Ý nghĩa tên công trình công cộng trên địa
bàn thị trấn Vĩnh Lộc.
TT |
TÊN CTCC |
Ý NGHĨA TÊN CÔNG
TRÌNH CÔNG CỘNG |
NQ 90/2017 |
1 |
Phủ Quảng |
Phủ Quảng, tên gọi tắt của Phủ Quảng Hóa được thành lập
năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) gồm các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Quảng
Địa. |
04 trang 35 |
PHẦN IV:
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
I. Trình tự thủ tục
Thực hiện theo Điều
4, Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc
ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình
công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Thành lập Ban Xây
dựng Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn
Vĩnh Lộc;
2. Tổ chức lập nhiệm
vụ và dự toán lập Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn
thị trấn Vĩnh Lộc, trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở lựa chọn nhà thầu
Tư vấn thực hiện đề án theo quy định pháp luật;
3. Thu thập tài liệu,
số liệu, bản đồ quy hoạch các loại để xác định các tuyến đường và công trình
công cộng chưa có tên riêng.
4. Khảo sát, đánh
giá hiện trạng đường phố và công trình dự kiến đặt tên;
5. Lập Danh mục phân
cấp, phân loại các tuyến đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên;
6. Căn cứ quy mô,
tính chất và ngân hàng tên đường phố, đề xuất phương án dự kiến đặt tên cụ thể
cho từng tuyến đường phố, công trình công cộng;
7. Họp Ban xây dựng Đề
án để tham gia ý kiến vào phương án dự kiến đặt tên.
8. Tổ chức xin ý kiến
quần chúng nhân dân; Các cơ quan hữu quan cấp huyện, xã nơi có tuyến đường phố
và công trình công cộng dự kiến đặt tên;
9. Báo cáo Ban Thường
vụ Huyện ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân; Mặt trận tổ quốc;
Các cơ quan chuyên về lịch sử, văn hóa;
10. Công bố công
khai phương án đặt tên đường phố và công trình công trình công cộng trên các
phương tiện thông tin đại chúng của huyện và thị trấn (Trung tâm văn hóa, thể
thao và du lịch huyện, Cổng thông tin điện tử UBND huyện và thị trấn…) trong
vòng 10 ngày làm việc;
11. Hoàn thiện hồ sơ
đề án xin ý kiến thẩm định của Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố và công trình
công cộng cấp tỉnh;
12. Xin ý kiến Đoàn
thể cấp tỉnh. Công bố công khai phương án đặt tên đường phố và công trình công
trình công cộng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh (Báo Thanh
Hóa, Đài phát thanh truyền hình tỉnh…), trong vòng 10 ngày làm việc;
13. Hội đồng tư vấn
tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh;
14. Trình xin ý kiến
Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
15. Hội đồng nhân
dân tỉnh ban hành Nghị quyết việc đặt tên đường phố và công trình công cộng;
16. Tổ chức lễ công
bố đặt tên các tuyến đường và công trình công cộng, đồng thời tuyên truyền để
nhân dân biết về các đường phố và công trình công cộng;
17. Lập kế hoạch và
Đầu tư xây dựng dự án Lắp đặt biển tên đường phố và công trình công cộng theo
quy định của Pháp luật.
II. Trách
nhiệm của các cơ quan có liên quan
1. Phòng
Văn hóa và Thông tin
- Chỉ đạo, điều hành cơ quan thường trực (Phòng VH&TT) tham mưu
giúp Ban xây dựng đề án xây dựng kế hoạch; ban hành các văn bản liên quan về việc
đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc.
- Phối hợp với phòng Kinh tế
- Hạ tầng, phòng Tài nguyên và Môi trường, Thị trấn Vĩnh Lộc, đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát, đánh
giá hiện trạng, lập danh mục các tuyến đường cần đặt tên đường, phố; lựa chọn
tên tại Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng được HĐND tỉnh ban
hành, đề xuất phương án dự kiến đặt tên cụ thể cho từng tuyến đường.
- Đăng tải Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng cho thị
trấn Vĩnh Lộc trên trang thông tin điện tử của huyện.
- Tổng hợp ý kiến các tổ chức Đảng, thường trực HĐND, MTTQ, nhân
dân thị trấn Vĩnh Lộc về Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên
địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc; tổng hợp kết quả, hoàn thiện hồ sơ Đề
án gửi Hội đồng tư vấn tỉnh.
- Tổ chức công bố
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Lễ gắn biển tên các đường, phố, và công
trình công cộng được đặt tên.
- Hàng năm tham mưu giúp UBND huyện sưu tầm nghiên cứu,
cung cấp tư liệu về các nhân vật, sự kiện, địa danh để bổ sung vào Ngân hàng dữ
liệu tên đường phố và công trình công cộng trình HĐND tỉnh xem xét.
2. Trung
tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện
Tuyên truyền, giới thiệu vị trí, làm rõ ý nghĩa sự
kiện lịch sử, giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, công trạng của danh nhân được
chọn để đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để nhân dân hiểu
sâu sắc hơn về nội dung, ý nghĩa tên các đường, phố và công trình công cộng.
3. Phòng
Kinh tế - Hạ tầng
- Phối hợp với đơn vị tư vấn, Phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Tài
nguyên và Môi trường, thị trấn Vĩnh Lộc và các ngành có liên quan tham gia khảo
sát, đánh giá hiện trạng, lập danh mục các tuyến đường, lập bản đồ các tuyến đường
cần đặt tên.
- Hằng năm phối hợp với Ủy ban nhân dân thị trấn thường
xuyên cập nhật các tuyến đường, phố và công trình công cộng xây mới trong quá
trình lập, thẩm định các đồ án quy hoạch đô thị báo cáo Ủy ban nhân dân huyện.
- Cung cấp các tài liệu, số liệu, các đồ
án, đề án trong phạm vi nghiên cứu và các văn bản chủ trương có liên quan cho
đơn vị tư vấn.
- Nêu nhiệm vụ, yêu cầu và cung cấp các tài
liệu số liệu có liên quan cho đơn vị tư vấn.Tham dự hội nghị tham vấn, thẩm định
với các ngành, các cấp và các bên liên quan trước khi trình duyệt.Tham gia ý kiến
về nội dung đề án.
4. Phòng
Tài chính - Kế hoạch
Tham mưu đảm bảo kinh phí xây dựng và triển khai thực hiện Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc;
Thẩm định dự toán kinh phí lập đề án và triển khai thực hiện Đề án.
5. Ủy
ban nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan trong việc
khảo sát, đánh giá hiện trạng, lập danh mục các tuyến đường, lập bản đồ các tuyến
đường cần đặt tên đường (chiều dài, chiều
rộng, điểm đầu, điểm cuối); tổ chức lấy ý kiến cán bộ, nhân dân thị trấn về
Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng thị trấn Vĩnh Lộc.
- Phổ biến quần
chúng nhân dân và các cơ quan trên địa bàn thị trấn nơi có tuyến đường, phố và
công trình công cộng được đặt tên.
- Thường xuyên cập nhật các tuyến đường, phố và công
trình công cộng xây mới để gửi văn bản đề xuất việc đặt mới tên đường, phố và
công trình công cộng đến Thường trực Ủy ban nhân huyện.
6. Ủy
ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể cấp huyện
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích nhân
dân, nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ giữ gìn tài sản nhà nước
nói chung và biển gắn tên đường, công trình công cộng nói riêng sau khi được lắp
dựng, nâng cao nếp sống văn minh đô thị.
7. Trách
nhiệm của đơn vị tư vấn
- Phối hợp
với Ban xây dựng Đề án, các phòng ban chức năng, các cơ quan chuyên ngành có
liên quan, thu thập số liệu, tài liệu, theo quy định của nhà nước.
- Tổ chức nghiên cứu, báo cáo đồ, chỉnh sửa
đổi hồ sơ, hoàn hiện hồ sơ Đề án đảm bảo đúng quy định và tiến độ.
III.
Thành phần hồ sơ
Thực hiện theo Điều
5, Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc
ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình
công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm:
* Hồ sơ UBND huyện Vĩnh Lộc gửi Hội đồng tư
vấn tỉnh gồm:
- Tờ trình của huyện Vĩnh Lộc;
- Đề án đặt tên đường,
phố và công trình công cộng:
+ Tóm tắt ý nghĩa
của tên dự kiến để đặt tên các đường, phố và công trình công cộng; mô tả các
công trình về quy mô, cấp độ, kích thước;
+ Bản đồ quy hoạch
tổng thể tỷ lệ 1/1.000 đã xác định vị trí cụ thể các đường, phố và công trình
công cộng dự kiến đặt tên.
- Báo cáo tổng hợp
ý kiến của các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và
nhân dân huyện và thị trấn Vĩnh Lộc.
* Hồ sơ Hội đồng
tư vấn tỉnh trình UBND tỉnh gồm:
- Hồ sơ Đề án;
- Tờ trình của Hội
đồng tư vấn;
- Biên bản họp của
Hội đồng tư vấn.
* Hồ sơ UBND tỉnh
trình HĐND tỉnh gồm:
- Hồ sơ Đề án;
- Tờ trình của UBND tỉnh, dự thảo Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường, phố, công trình công cộng trên địa
bàn thị trấn Vĩnh Lộc, huyện
Vĩnh Lộc.
IV. Thời gian:
- Hoàn thiện hồ
sơ, trình tự, thủ tục đảm bảo đúng quy định trong tháng 5/2022.
- Tổ chức công bố
Nghị quyết HĐND tỉnh về đặt tên các tuyến đường, phố và công trình công cộng, đồng
thời tuyên truyền để nhân dân biết về các đường. phố và công trình công cộng: sau
khi được HĐND quyết nghị.
V. Kinh phí thực hiện Đề án
Kinh phí thực hiện Đề án đặt tên đường, phố và
công trình công cộng được lấy từ nguồn ngân sách huyện và nguồn
huy động hợp pháp khác.
PHẦN V:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Vĩnh
Lộc là thị
trấn huyện lỵ của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Trong những
năm qua, thị trấn Vĩnh Lộc đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống công
trình cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn chỉnh, các tuyến đường nội thị
ngày một khang trang với nhiều khu nhà được xây mới, nhất là các tuyến
giao thông trục chính quan trọng nối thị trấn Vĩnh Lộc với các vùng phát triển
kinh tế trong tỉnh, huyện được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, hiện đại. Tuy nhiên, các đường, phố mới tại các MBQH, phố, thôn thì người dân vẫn gọi tên đường, tên phố theo thói quen, theo các MBQH
mà chưa được đặt tên một cách khoa học và được cấp thấm quyền cho phép điều đó
dẫn đến khó khăn trong việc kê khai hành chính, giao dịch, tìm kiếm địa chỉ của
người dân.
Vì vậy, việc lập Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc là hết sức cần thiết. Nhằm đáp ứng yêu cầu cung
cấp thông tin, địa chỉ, phục vụ cho việc giao dịch, giao lưu, tạo điều kiện cho
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần chỉnh trang diện mạo
đô thị. Tạo điều kiện cho việc quản lý hành chính, quản lý hạ tầng kỹ thuật đạt
hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc ngày càng
văn minh, hiện đại. Ngoài ra việc đặt tên đường phố và công trình công cộng còn
nhằm mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về
tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của nhân dân huyện Vĩnh Lộc nói chung,
thị trấn Vĩnh Lộc nói riêng về
những danh nhân, anh hùng, các địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu.
Để việc đặt tên
đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc sớm được triển
khai thực hiện, phục vụ giao dịch, quản lý hành chính, kính đề nghị các cấp có thẩm quyền
xem xét, thông qua theo quy định của pháp luật./.
TM. UBND HUYỆN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tâm
Ghi chú của độc giả:
1/Danh nhân Vũ Uy là cháu bốn đời của Phò
mã đô uý Hưng Mỹ hầu Vũ Trung Khái ở thôn
Hương Trù, ấp Tô
Xuyên (nay là thôn Tô Đàm, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình). Năm 1399, khi Hồ Quý
Ly chuẩn bị soán
ngôi, ông cùng 12 tông thất nhà Trần chạy về
trang Tô Xuyên nhằm mưu đồ khôi
phục cơ nghiệp nhà Trần. Đến khi
quân Minh sang xâm lược, Trần
Nguyên Hãn khi giả
trang làm người bán
dầu đã qua trang Tô Xuyên liên lạc với Vũ Uy và Trần Cẩn.
Ngày 29 tháng 2 năm 1399 (âm lịch),
ông rời tổng Tô
Xuyên vào Lam Sơn định cư ở thôn
Thụ Mệnh, làm gia thần cho
Lê Lợi
Tham gia sự nghiệp khởi nghĩa cùng ông trong thôn còn có Trương Lôi, Trương Chiến, Phạm Lật, Lê
Cẩm, Lê
Văn Lễ và Lê Vũ Bị. Vũ Uy cùng Trương Chiến được
giao cho phụ
trách cày ruộng ở xứ Phật Hoàng, cùng với cha
con Ngô Kinh, Ngô Từ đảm bảo vấn đề lương thực cho
nghĩa quân Lam Sơn.
Năm 1416, Lê Lợi
cùng các chiến hữu tổ chức cắt máu
ăn thề tại hội thề Lũng Nhai. Vũ Uy là một
trong 18 người
tham gia hội thề. Năm 1418, Lê Lợi khởi
binh, ông tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ ở
Thanh Hóa, lập nhiều chiến
công. Năm 1424, Lê Lợi
nghe theo sách lược của
Nguyễn
Chích, tiến vào Nghệ An.
Ông được cử làm tiên phong triệt hạ đồn Đa Căng do Lương Nhữ Hốt chỉ huy để mở đường
cho nghĩa quân, mặc dù
thắng lợi nhưng ông lại chủ quan
dẫn
quân đi xa truy kích quân địch
nên hy sinh.
Sau khi nhà Lê sơ thành lập, Lê
Thái Tổ truy
tặng Vũ Uy tước Thiếu úy
Tuy quốc
công cùng quốc
tính (họ Lê).
Phu nhân của ông
là bà Lương Thị Ngọc,
sinh hạ ba
con trai là Vũ Lực, Vũ Phấn, Vũ Lại.
Tại
thôn Tô Đàm, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình ngày nay, các hậu duệ họ Vũ đã lấy ngày ông rời quê
hương (ngày 29 tháng 2 âm lịch) làm ngày Tế Xuân
để tưởng nhớ công
ơn của
ông.
Hiện mộ và đền thờ Vũ Uy tọa lạc tại huyện
Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa.
(VŨ UY Chẳng
liên quan gì đến Vĩnh Lộc
Thanh Hoá)
2/ Mai Xuân Điểm phải ghi
rõ là anh hùng Liệt sỹ, Vĩnh Lộc còn có Anh hùng Vũ Ngọc Đỉnh, Lê Hữu Hãnh (nếu
đã chết cũng nên đưa vào)
3/ Một số danh nhân có ghi chú là chiến
sỹ cách mạng Trung kiên (về thành tích còn thấy chung chung quá nên hỏi thêm ý
kiến nhân dân)
4/ C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét