BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA -XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh Lộc nằm trong vùng
đồng bằng sông Mã. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa
Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thủy và Thạch Thành
Phía
Phía Tây giáp huyện Cẩm Thủy và Yên Định
Phía Đông giáp huyện Hà Trung
Diện tích tự nhiên là
1.2. Đơn vị hành chính
Toàn huyện có 15 xã (gồm: Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hưng, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân,Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An) và thị trấn Vĩnh Lộc.
1.3. Tài nguyên
- Tổng diện tích đất đang quản lý
và sử dụng là
+ Đất nông nghiệp:
+ Toàn huyện có
Vĩnh Lộc có các khoáng sản gồm: Than bùn, Sét để sản xuất gạch, ngói, Đá, Cát , Sỏi, Đất sét và một số loại khoáng sản khác.
1.4. Về sông ngòi
Huyện Vĩnh Lộc có 2 con sông cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt gồm: Sông Mã và sông Bưởi.
Sông Mã phát nguồn từ Điện Biên
Phủ, chảy qua các tỉnh Sơn La, Sầm Nưa (Lào) vào Thanh Hóa ở Quan Hóa, qua Hồi
Xuân, Bá Thước, chảy qua địa phận huyện Cẩm Thuỷ vào đồng bằng huyện Vĩnh Lộc
với chiều dài
Sông Bưởi (còn có tên là sông Bảo, Bái Giang) phát nguồn từ vùng Mai Châu (Hoà Bình) chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam qua những vùng đá vôi rộng lớn của Hòa Bình, Thanh Hóa rồi nhập vào dòng Sông Mã trên địa phận huyện Vĩnh Lộc tại xã Vĩnh Khang.
2. Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1. Giao thông, thủy lợi
Vĩnh Lộc có hai tuyến Quốc lộ
chạy qua: Quốc lộ 217 chạy từ Quốc lộ 1A (đoạn Đò Lèn) đi Na Mèo, có
Huyện Vĩnh Lộc có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh đủ bơm nước cho đồng ruộng, bao gồm các trạm bơm chính: Trạm bơm Yên Tôn (Vĩnh Yên), trạm bơm Vĩnh Hùng, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang và hệ thống kênh mương nội đồng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
2.2. Kinh tế
Việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp. Năm 2015 tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Nông-lâm-thủy sản chiếm 37,5%; Công nghiệp-xây dựng chiếm 26,95%; dịch vụ chiếm 35,75%. Bình quân thu nhập tính theo đầu người đạt 25,7 triệu đồng/người/năm.
2.3. Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Lộc là huyện có nền văn hóa phong phú lâu đời với nhiều di sản văn hóa vật thể (đình, chùa, đền, danh lam- thắng cảnh) và phi vật thể (các phong tục tập quán, các lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian: tuồng, chèo, ca công…), có các tôn giáo: Phật giáo và Công giáo. Đồng bào lương- giáo sống đan xen, hòa đồng, nhân dân có truyền thống yêu nước. Là nơi đã sinh ra nhiều danh tướng có vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhiều người con ưu tú, có nhiều cống hiến cho đất nước trong lịch sử dân tộc cũng như trong thời hiện đại.
Tính đến tháng 6/2016, toàn huyện có 65 di tích, danh thắng được xếp hạng gồm: di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ; 14 di tích cấp Quốc gia, 50 di tích cấp tỉnh, hàng trăm di tích chưa được xếp hạng.
Về giáo dục: Huyện có 3 trường THPT và 1 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; 16 trường THCS, 17 trường tiểu học và 16 trường mầm non.
Về văn hóa: Huyện có 1 sân vận
động trung tâm có diện tích
Về y tế: Huyện có 1 Bệnh viện đa khoa, 1 Trung tâm y tế huyện và 16 Trạm y tế xã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân trên địa bàn huyện đã và đang là điều kiện thuận lợi để huyện Vĩnh Lộc sớm xây dựng thành công huyện Nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa.
BÀI 2: CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VĨNH LỘC, PHONG TỤC, TẬP QUÁN, LỄ HỘI CỦA HUYỆN VĨNH LỘC
1. Quá trình hình thành cộng đồng dân cư Vĩnh Lộc
Theo kết quả khảo cổ học Di chỉ Đa Bút thì cách đây khoảng 7.000 năm, những người Nguyên thủy, chủ nhân của của văn hóa Hòa Bình- Bắc Sơn rời hang động, mái đá ở vùng núi cao xuống vùng thấp dọc triền sông Mã. Điểm dừng chân trong quá trình chinh phục vùng đồng bằng giàu sản vật này chính là địa bàn Vĩnh Lộc ngày nay. Họ là chủ nhân của nền văn hóa Đa Bút. Họ sinh sống chủ yếu dựa vào tự nhiên.
Đến thập niên đầu công nguyên, khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, quân Mã Viện đàn áp dã man những người tham gia khởi nghĩa, do đó đã xuất hiện những dòng người di cư từ Giao Chỉ vào Cửu Chân. Vì Vĩnh Lộc nằm trên con đường huyết mạch từ Giao Chỉ vào Cửu Chân nên trong dòng người di cư có rất nhiều người đã dừng chân tại Vĩnh Lộc sinh sống, lánh nạn.
Năm 1397 khi xây thành An Tôn, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng chợ Kinh Đô, xây dựng các đường phố, nhiều dòng họ, các thợ thủ công, dân buôn bán đã tụ tập về đây sinh sống. Sau khi triều Hồ thất thế, nhiều quan lại đã ở lại Vĩnh Lộc sinh cơ lập nghiệp.
Trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc có hai tôn giáo là: Đạo phật (đạo phật có ở hầu hết các làng trong huyện) và đạo Thiên Chúa Giáo (có ở ba xứ: Kẻ Bền, Nhân Lộ, Đồng Mực).
Phong tục tập quán, lễ hội truyền thống
Từ xa xưa nhân dân Vĩnh Lộc lấy nghề nông là nghề chính. Nghề thủ công của Vĩnh Lộc có các nghề: nuôi tằm dệt vải, kéo mật, nấu Chè lam Phủ Quảng, đục đá.
Vĩnh Lộc có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú. Toàn huyện hiện nay có 131 thôn, khu phố. Trong quá trình hình thành cộng đồng dân cư ở Vĩnh Lộc cũng xuất hiện nhiều phong tục, tập quán như tục kết chạ (Vĩnh Quang), hát ghẹo (hát đúm, hát đối đáp các làng xã dọc triền sông Mã, sông Bưởi).
Trên địa bàn huyện có 05 lễ hội và lễ kỷ niệm truyền thống:
- Lễ hội chùa Thông xã Vĩnh Ninh ngày 9/1 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Kỳ phúc Nghè Cẩm Hoàng xã Vĩnh Quang ngày 6/02 âm lịch hàng năm.
- Lễ kỷ niệm ngày mất Đức Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm xã Vĩnh Hùng ngày 18/02 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội “Rước nước” cổ truyền chùa Báo Ân xã Vĩnh Hùng ngày 28/02 âm lịch hàng năm.
- Lễ kỷ niệm ngày mất Thượng tướng quân Trần Khát Chân tại di tích đền Trần Khát Chân xã Vĩnh Thành, di tích đền Trần Khát Chân xã Vĩnh Thịnh, đền Tam tổng xã Vĩnh Tiến ngày 24,25/4 âm lịch hàng năm.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có lễ tế Thành Hoàng làng vào rằm tháng giêng, lễ tế dòng họ vào ngày rằm tháng giêng, lễ hội mùa xuân tại các chùa trên địa bàn huyện kéo dài hết quý I hàng năm.
Các lễ hội mang bản sắc văn hóa nghệ thuật và tâm linh, đồng thời cũng thể hiện tinh thần thượng võ trong nhân dân.
II. NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA VĨNH LỘC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
1. Những nhà khoa bảng
Vĩnh Lộc là một vùng đất có truyền thống hiếu học và rất coi trọng nhân tài. Ngay từ đầu thế kỷ XIV, đã có Phạm Bân- một thầy thuốc nổi tiếng. Ông là người ham học tập, nghiên cứu y học và học thuật để có các bài thuốc đắc dụng chữa bệnh cho mọi người. Ông đã được vua Trần Anh Tông mời vào cung giữ chức Thái y chuyên lo chăm sóc chữa bệnh cho nhà vua.
Thời Lê Sơ (1428- 1527), Vĩnh Lộc có 8 người trong số 49 người đỗ tiến sĩ lộ Thanh Hóa, trong đó nổi bật là Bảng nhãn Lê Hưng Hiếu (người làng Hà Lương, xã Vĩnh Thành, đỗ tiến sỹ năm 1481). Lê Hưng Hiếu là hội viên Hội Tao đàn - một tổ chức văn học tiêu biểu nhất vào cuối thế kỷ XV do Lê Thánh Tông sáng lập và trực tiếp làm Chính nguyên súy. Lê Hưng Hiếu đã từng giữ chức Thượng Thư kiêm Đông các đại học sỹ. Năm 1482 ông làm Cấp sự trung hộ khoa. Năm 1491, ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị Giảng, Tham trưởng Hàn lâm viện sự. Năm 1495 ông giữ chức Hàn lâm viện thị tộc, Tham trưởng viện sự. Khi vua Lê Thánh Tông mất ông cùng Thân Nhân Trung và Đàm Văn Lễ vâng mệnh vua soạn văn bia Chiêu Lăng (bia ca ngợi sự nghiệp trị nước của vua Lê Thánh Tông).
Sau thời Lê Sơ (1527- 1788),Vĩnh Lộc còn có 8 người đỗ đạt cao, trong đó có trạng nguyên Trịnh Tuệ (còn gọi là Trịnh Huệ), người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc (nay là xã Vĩnh Hùng). Ông là cháu 4 đời của Trịnh Tùng, đỗ trạng nguyên năm 1736 đời vua Lê Ý Tông. Ông đã từng giữ chức Thượng Thư, Tham tụng, Tế tửu Quốc tử giám thời Lê Trung Hưng.
Đến thời Nguyễn (1802- 1945) Vĩnh Lộc có 43 người đỗ Cử nhân.
Từ sau cách mạng tháng 8 đến nay Vĩnh Lộc có nhiều người con đỗ đạt cao trên các lĩnh vực hiện đang công tác trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
2. Những nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước
- Hồ Quý Ly tự là Lý Nguyên, sinh (1336- 1407) tại làng Đại Lại, Tổng Ngọ Xá huyện Vĩnh Lộc (Sau này Đại Lại thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung). Là vị vua đầu tiên của nhà Hồ. Hồ Quý Ly là hậu duệ đời thứ 4 của Hồ Liêm. Ông là người cho xây dựng Thành Nhà Hồ và lập nên triều Hồ. Ông có rất nhiều cải cách quan trọng (về kinh tế, giáo dục, quân sự, chính trị…) và là người đầu tiên cải cách tiền đồng sang tiền giấy.
- Hồ Nguyên Trừng (Thế kỷ XIV- XV) là con trai trưởng của Hồ Quý Ly. Ông là người có nhìn nhận đúng về vai trò sức mạnh của lòng dân trong đạo trị nước. Là người có trí thông minh phi thường, Hồ Nguyên Trừng đã phát minh ra phương pháp đúc súng mới là súng “thần cơ”.
- Hồ Hán Thương (? – 1407) là con trai thứ của Hồ Quý Ly và Công chúa Huy Ninh (con gái vua Trần Nghệ Tông). Năm 1401, Hồ Hán Thương được Hồ Quý Ly chính thức thức truyền ngôi báu, trở thành vị vua thứ hai của nhà Hồ. Cùng với Thượng Hoàng Hồ Quý Ly, ông tiếp tục thực hiện cải cách trên nhiều phương diện: lập lại thuế ruộng đất, quy định cách thức thi Hương, thi Hội...Trong thời gian làm vua Hồ Hán Thương đã hai lần mang quân đi đánh Chiêm Thành mở rộng lãnh thổ Đại Ngu về phía Nam đến Bắc Quảng Ngãi.
- Trần Khát Chân (sinh năm 1370) là dòng dõi của Lê Hoàn-Trần Bình Trọng, ba đời làm Thượng tướng quân. Trần Khát Chân quê làng Hà Lãng (nay là làng Hà Lương, xã Vĩnh Thành). Là người bắn chết vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga trên sông Triều Giang Khẩu. Khi ông mất nhân dân suy tôn làm Thánh Lưỡng. Ông mất năm 1399, để tưởng nhớ công lao của ông trên toàn tỉnh Thanh Hóa có 72 nơi thờ. Tại huyện Vĩnh Lộc có 03 nơi thờ: tại xã Vĩnh Thành, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thịnh. Nơi thờ chính đặt tại Đền Đún thuộc thôn 8, xã Vĩnh Thành.
- Trịnh Khả người làng Kim Bôi
(nay là làng Giang Đông, xã Vĩnh Hòa), là một tướng tài, được Lê Lợi giao chỉ
huy nghĩa quân đánh thắng nhiều trận quan trọng được phong chức Thượng tướng
quân. Năm 1443, ông tiếp tục chỉ huy đánh quân Chiêm Thành xâm lược ở phía
- Trịnh Kiểm người làng Sóc Sơn (xã Vĩnh Hùng ngày nay). Ông là một tướng tài giúp vua Lê dẹp Mạc thành công nên được phong chức Đại tướng quân, Lưỡng Quốc công và Thượng tướng Thái Quốc công. Ông phụ giúp 3 triều vua là: Trang Tông, Trung Tông và Anh Tông. Trịnh Kiểm đã có công tạo ra hình thái Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Vua Lê- Chúa Trịnh và ổn định chính trị, mở rộng bờ cõi, tổ chức thi cử kén chọn nhân tài, phát triển kinh tế nông nghiệp, mở rộng giao lưu buôn bán. Tạo nên 12 đời Chúa giúp vua điều hành đất nước tạo nên thời Lê Trung Hưng (1533- 1788 ). Các Chúa Trịnh sau Trịnh Kiểm là:
+ Trịnh Tùng (1550- 1623)
+ Trịnh Tráng (1577- 1657)
+ Trịnh Tạc (1606- 1682)
+ Trịnh Căn (1633 – 1709)
+ Trịnh Cương (1686- 1729)
+ Trịnh Giang (1711-1762).
+ Trịnh Doanh (1720- 1767)
+ Trịnh Sâm (1739- 1782)
+ Trịnh Cán (1777- 1782)
+ Trịnh Khải (1763- 1786)
+ Trịnh Bồng (Thế kỷ XVIII)
- Phạm Đốc người làng Thổ Sơn (nay là Thổ Phụ, xã Vĩnh Tiến) sinh năm 1514. Từ nhỏ ông đã rất thông minh có tài đối đáp được Trịnh Kiểm yêu mến và tin dùng. Ông trở thành danh tướng thời Lê Trung Hưng cùng Trịnh Kiểm phù Lê - diệt Mạc. Năm thứ 8 (1556) thời vua Lê Trung Tông đã được phong chức Thượng thư Bộ binh chưởng bộ sự. Cũng trong năm đó khi lập Anh Tông Hoàng đế lên ngôi, ông đã có nhiều công lập nền chính sự mới, được gia tăng Thái Phó, tước Đức quận công. Ông mất năm 1559 thọ 45 tuổi, được truy phong là Thái Úy Tước đức Quốc Công.
- Hoàng Đình Ái (1527) là người Biện Thượng (xã Vĩnh Hùng ngày nay), ông là một danh tướng thời Lê Trung Hưng, làm quan trải 4 đời vua: Trung Tông, Anh Tông, Thế Tông và Kinh Tông. Ông là người có học thức, thông tường binh pháp, cầm quân nghiêm chỉnh. Được phong đến chức Thái Tể (Tể tướng). Ông mất ngày 15 tháng 12 niên hiệu Hoàng Định thứ 8 (1607) hưởng thọ 80 tuổi.
- Lê Văn Điếm (1850) người Bản
Thủy (nay là xã Vĩnh Thịnh). Lê Văn Điếm có sức khỏe phi thường và võ nghệ cao
cường. Triều đình nhà Nguyễn tổ chức kỳ thi võ ông đã trúng cử và được trọng
dụng. Thời kỳ giặc Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, ông được đề bạt chức Đề
đốc hộ thành
- Tống Duy Tân quê ở làng Đông Biện (nay là làng Bồng Trung, xã Vĩnh Tân). Ông đỗ Tiến sĩ năm 1875. Hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, ông từ quan về quê vận động nhân dân xây dựng lực lượng chống Pháp. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 6 năm (1886- 1892), sau thất bại ông bị thực dân Pháp bắt và sát hại.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Vĩnh Lộc có nhiều người con đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
Những người con được phong tặng anh hùng là:
+ Anh hùng, liệt sỹ Mai Xuân Điểm quê xã Vĩnh Tân là anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
+ Anh hùng Lê Hữu Hãnh quê xã Vĩnh Tân là anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Mỹ.
+ Anh hùng Vũ Ngọc Đỉnh quê xã Vĩnh Yên là anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Mỹ
Những người con được phong hàm cấp tướng là:
+ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh quê xã Vĩnh Tiến.
+ Thiếu tướng Trịnh Chương quê xã Vĩnh Hưng.
+ Thiếu tướng Nguyễn Đăng Nghị quê xã Vĩnh Thịnh.
+ Thiếu tướng Hoàng Thị Thủy quê xã Vĩnh Thịnh.
Vĩnh Lộc là vùng đất cổ giàu truyền thống văn hóa và lịch sử. Con người Vĩnh Lộc cần cù, chịu khó, giàu tình yêu quê hương đất nước. Truyền thống đó đã sản sinh ra những người con ưu tú, có nhiều đóng góp cho lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
BÀI 3: VĨNH LỘC- ĐỊA DANH TỪ THỜI TIỀN SỬ ĐẾN THẾ KỶ XX
Vĩnh Lộc nằm trong vùng bằng sông Mã, tỉnh Thanh Hóa. Thời Bắc thuộc, Vĩnh Lộc thuộc huyện Tư Phố, quận Cửu Chân, lộ Thanh Hóa. Thời Lý - Trần (1010- 1400) gọi là huyện Vĩnh Ninh, thời Lê, niên hiệu Hồng Đức (1470- 1497) đổi thành huyện Vĩnh Phúc, thời Tây Sơn (1788- 1802) được đổi tên là huyện Vĩnh Lộc và được giữ nguyên cho đến ngày nay.
Theo sách “Vĩnh Lộc huyện chí” của tác giả Lưu Công Đạo: Vĩnh Lộc có 7 tổng, 44 xã, dân số toàn huyện đầu thế kỷ XIX (1815) có 2.392 người.
I. Về địa danh
1. Tổng Bỉnh Bút (còn gọi là tổng Bỉnh Lỗi) gồm các xã: Bỉnh Bút, Phú Lâm, Giang Biểu, Cổ Điệp, Vân Vận, Nhật Chiêu, trang Đông Môn và trang Giang Biểu.
2. Tổng Cao Mật gồm các xã: Cao Mật, Hà Lương, Thổ Sơn, Phú Sơn, Phương Nhai, Hoa Nhai, Tây Giai, Mỹ Tuyền (nay là làng Mỹ Xuyên), An Tôn Thượng, An Tôn Hạ, Nhân Lộ, Phụng Công.
3. Tổng Nam Cai gồm các xã: Nam Cai, Hữu Chấp, Thiên Vực, Bất Một, Kỳ Ngãi, Thọ Xương.
4. Tổng Sóc Sơn gồm các xã: Sóc Sơn, An Việt, Ngân Bôi, Kim Bôi, Cù Đông và thôn Phúc Tường (nay là Phúc Tự).
5. Tổng Biện Thượng gồm các xã Biện Thượng, Đông Biện, Bản Thủy, thôn Biện Hạ, thôn Đa Bút, thôn Thọ Lộc, thôn Kim Sơn. (Hai thôn Thọ Lộc, Kim Sơn sau này cắt về huyện Hà Trung). Vào cuối thế kỷ thứ XIX, tổng Biện Thượng đổi thành tổng Bồng Thượng (là làng của những người có nghề đánh cá trên sông)
6. Tổng Hoàng Xá gồm các xã: Hoàng Xá, Tiên Kiều (nay là Tiên Hòa), Vĩnh Lộc, Kim Tử, Quan Bốn (nay là xã Tứ Mỹ, Hà Trung).
7. Tổng Ngọ Xá gồm các xã: Ngọ Xá, Kim Âu, Thái Đường và thôn Nhuệ, thôn Đông. Hai tổng Ngọ Xá, Hoàng Xá sau này đều chuyển về huyện Hà Trung.
II. Về cơ cấu hành chính
Được thành lập theo 6 cấp gồm Trung ương, tỉnh, phủ, huyện, tổng và xã. Người đứng đầu bộ máy đó lần lượt là: Vua, Tỉnh trưởng (Quan đầu tỉnh), Tri phủ, Tri huyện, Cai tổng và Lý trưởng.
Từ thế kỷ XV, huyện Vĩnh Ninh là một trong 8 huyện thuộc phủ Thiệu Thiên, đến năm 1815 đổi thành phủ Thiệu Hóa. Từ năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), Vĩnh Lộc được chuyển về phủ Quảng Hóa. Phủ Quảng Hóa thời bấy giờ có 4 huyện gồm Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Thạch Thành và Quảng Địa (sau này Quảng Địa sát nhập với Thạch Thành lấy tên là huyện Thạch Thành). Đến thời Tự Đức (1847- 1883) Phủ Quảng Hóa có thêm huyện Yên Định.
Địa bàn Vĩnh Lộc có thời kỳ là Phủ lỵ của Phủ Quảng Hóa, đó là thôn Nhân Lộ thuộc xã Vĩnh Thành và thôn Bông xã Kim Sơn (nay là xã Vĩnh An). Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chính quyền Cách mạng mới bỏ đơn vị hành chính cũ (là phủ và tổng), lập đơn vị hành chính mới là tỉnh, huyện, xã. Khi thành lập huyện Vĩnh Lộc chỉ có 15 xã cụ thể như sau :
1. Tổng Bỉnh Bút được lập thành 3 xã: Đồng Xuân, Đỉnh Tân, Đông Phú.
2. Tổng Cao Mật được lập thành 4 xã: Đại Đồng, Lưu Phương, Tiến Mỹ và An Hòa.
3. Tổng Nam Cai được lập thành 2 xã: Quốc Tuấn và Hạnh Phúc.
4. Tổng Sóc Sơn được lập thành 2 xã: Cộng Hòa và Vĩnh Hòa.
5. Tổng Biện Thượng (sau đổi thành Bồng Thượng) được lập thành 4 xã: Hùng Lĩnh, Duy Tân, Thủy Lộc và Ngọc Sơn.
Từ giữa năm 1946 đến năm 1954, các xã trong huyện có sự sáp nhập chia tách và đặt tên bắt đầu từ chữ “Vĩnh” với 14 xã có tên gọi như hiện nay. Năm 1956 huyện Vĩnh Lộc chuyển làng Thọ Lộc về huyện Hà Trung và tiếp nhận về huyện 5 làng mới của huyện Thạch Thành là: Cẩm Bào, Xuân Áng, Yên Phong, Đồng Mực và làng Mỹ Chí. Tháng 10- 1964, theo chủ trương của tỉnh, xã Cẩm Minh huyện Cẩm Thủy chuyển về Vĩnh Lộc và đổi tên thành xã Vĩnh Quang.
Ngày 5-7-1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 177-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện của tỉnh Thanh Hóa. Ngày 26-8-1977, hai huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành đã chính thức hợp nhất thành huyện Vĩnh Thạch.
Ngày 30/8/1982 Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 149-CP, tách Vĩnh Thạch thành 2 huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành. Ngày 15/9/1982 Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ra quyết định số 913-QĐ/TU thành lập Đảng bộ huyệnVĩnh Lộc.
Ngày 28 tháng 01 năm 1992, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ra quyết định cho Vĩnh Lộc thành lập thị trấn Vĩnh Lộc trên cơ sở chuyển một phần diện tích, đất đai, dân số của ba xã Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc và Vĩnh Tiến. Như vậy cho đến thời điểm này huyện Vĩnh Lộc có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và một thị trấn.
Vĩnh Lộc là vùng đất cổ, từ thời tiền sử đã có con người tụ cư đến đây sinh sống. Trong thời đại đồ đá mới với các di tích khảo cổ học như di chỉ Đa Bút xã Vĩnh Tân, di chỉ Bản Thủy xã Vĩnh Thịnh, di chỉ làng Còng xã Vĩnh Hưng, di chỉ làng Núi Sen xã Vĩnh An…đã tạo cho vùng đất này có bề dày truyền thống lịch sử- văn hóa, giàu truyền thống hiếu học và tinh thần thượng võ…
BÀI 4: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG HUYỆN VĨNH LỘC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Phong trào cách mạng huyện Vĩnh Lộc từ đầu thế kỷ XX đến 1930
Ngay từ những năm đầu thế kỷ XIX, huyện Vĩnh Lộc đã xuất hiện nhiều tấm gương có tinh thần yêu nước dũng cảm như: Lê Văn Điếm, Tống Duy Tân... Đến đầu thế kỷ XX, Ngô Hải Hoằng quê làng Nhân Lộ, xã Vĩnh Thành đã gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng.
Từ cuối năm 1926, ở Thanh Hoá có
2 tổ chức cách mạng hoạt động: “Hội Việt
Cuối năm 1928, chi bộ Đảng Tân Việt được thành lập tại Sóc Sơn do Nguyễn Đan Quế (là Đốc giáo trường Pháp - Việt Quảng Hoá) làm Bí thư, chọn Sóc Sơn làm địa điểm liên lạc, là nơi tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ cơ sở, đồng thời cũng là nơi đặt cơ quan ấn loát của Tỉnh bộ Tân Việt.
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản
Việt
Phong trào cách mạng huyện Vĩnh Lộc từ 1930 đến 1945
Ngày 16-4-1934, Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Vĩnh Lộc và Thạch Thành tại chùa Xuân Áng xã Vĩnh Long. Đồng chí Lê Văn Tân được cử làm Bí thư chi bộ.
Sau khi được thành lập, chi bộ Đảng đã nhanh chóng ổn định tổ chức, phát triển đảng viên mới, kiện toàn và mở rộng các cơ sở cách mạng, từng bước đưa phong trào trong huyện hòa nhập với phong trào chung của tỉnh và cả nước. Hưởng ứng phong trào “Đông Dương đại hội” do Tỉnh ủy Thanh Hóa phát động, nhân dân các làng nổi lên đấu tranh chống thuế thân như nhân dân làng Mỹ Xuyên, nhân dân làng Cù Đông đấu tranh chống bắt phu làm đường.
Cuối năm 1934, đầu năm 1935, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về việc thành lập các hội ái hữu, các làng Cẩm Bào, Xuân Áng, Đông Môn, Yên Tôn Hạ, Thọ Đồn, Mỹ Xuyên, Hữu Chấp, Quang Biểu mở đầu phong trào ái hữu trong toàn huyện. Phong trào ở các làng này đã giành được những thắng lợi quan trọng. Đã bãi bỏ được nhiều tục lệ lạc hậu, quần chúng ngày càng được giác ngộ và đấu tranh trực diện với bọn quan lại cường hào.
Năm 1937, hưởng ứng phong trào “Đông Dương đại hội” do Tỉnh ủy phát động, nông dân khắp nơi đấu tranh đòi chia lại công điền, đòi giảm tô, giảm thuế, chống sưu cao thuế nặng, chống phù thu lạm bổ, đòi cải cách hương thôn, chống hủ tục phong kiến lạc hậu: Hội Tương tế ái hữu làng Cẩm Bào buộc hương lý phải bãi bỏ các tục lệ: ma chay quá tốn kém, lệ xôi cân, gà luộc, cưới cheo, khao vọng; tháng 6- 1937, nhân dân làng Mỹ Xuyên đấu tranh chống thuế thân; Cuộc đấu tranh đưa người vào nghị trường cũng diễn ra sôi nổi. Tháng 7-1938, Ủy ban vận động cách mạng huyện Vĩnh Lộc được thành lập gồm 10 người do đồng chí Lê Văn Thiệp làm Trưởng ban. Sau khi thành lập, Ủy ban cách mạng đã vận động nhân dân đứng lên đấu tranh, tiêu biểu là các phong trào: đấu tranh chống tăng 25% thuế thân và thuế ruộng đất (nhân dân làng Bái Thôn xã Vĩnh Hưng đấu tranh đòi khất thuế).
Tháng 3-1938, nhân dân làng Cù Đông đấu tranh chống bắt phu làm đường. Các cuộc đấu tranh chống phù thu lạm bổ diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn toàn huyện. Tiêu biểu là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Yên... Nhân dân làng Đông Môn đấu tranh đòi Lý trưởng không được phù thu khoản tiền 50 đồng mà y đã bổ vào đầu dân.
Tháng 7-1938, Ủy ban vận động cách mạng huyện Vĩnh Lộc được thành lập (Ủy ban được thành lập tại nhà ông Nguyễn Thành Khải, thường gọi là ông Lý Kim (ở làng Phương Giai, xã Vĩnh Tiến). Uỷ ban gồm 10 người: Đồng chí Lê Văn Thiệp làm Trưởng ban, đồng chí Đặng Văn Hỷ phụ trách công tác thanh niên. Ủy ban vận động cách mạng huyện ra đời tạo nên sức mạnh mới thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức quần chúng cách mạng và phong trào đấu tranh chung của nhân dân trong huyện.
Năm 1939, thực dân Pháp bắt đầu khủng bố phong trào dân chủ. Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban vận động cách mạng huyện các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi: phong trào đấu tranh chống tăng 25% thuế thân và thuế ruộng đất ở Vĩnh Lộc diễn ra quyết liệt. Tháng 4-1939, dân làng Nham Thôn đấu tranh chống lại Lý trưởng chiếm của dân làng hơn 10 mẫu ruộng công và ao hồ để bóc lột địa tô và sức lao động của dân nghèo. Tại Thọ Đồn (Vĩnh Yên), tháng 4-1939, một cuộc mít tinh lớn chống lại việc cưỡng bức thanh niên đi lính cho Pháp. Tháng 5-1939, nhân dân làng Bái Thôn (Vĩnh Hưng) đấu tranh đòi khất thuế.
Từ cuối năm 1940, phong trào cách mạng ở Vĩnh Lộc dần được củng cố và có bước phát triển mới, tạo tiền đề cho cách mạng sau này. Tháng 4-1941, hàng trăm quần chúng thuộc các làng Cẩm Bào, Xuân Áng, Đông Môn, Cổ Tế và các làng xung quanh đã tập trung tại Đồi Mỏ tham gia cuộc mít tinh chống thuế, khất thuế.
Tháng 7 năm 1941, Tỉnh ủy chỉ đạo thành lập Ban chấp hành Huyện ủy Phản đế cứu quốc liên huyện Vĩnh Lộc - Thạch Thành nhằm tăng cường phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang tiến tới thành lập chiến khu Ngọc Trạo. Vĩnh Lộc có nhiều người tham gia và đã chiến đấu dũng cảm như liệt sỹ Phạm Văn Hinh (Quê Vĩnh Long), Phạm Ngọc Oanh (quê Vĩnh Hòa).
Cuối năm 1944, đầu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Tỉnh bộ Việt Minh, lực lượng cách mạng ở Vĩnh Lộc đã tổ chức đấu tranh vạch trần bộ mặt bán nước hại dân của bọn Đại Việt, đồng thời tăng cường giác ngộ quần chúng, đưa thanh niên ra khỏi con đường lầm lạc.
Ở tổng Cổ Tế, đêm 25-7-1945, bọn thủ lĩnh Đại Việt tổ chức diễn kịch để phô trương thanh thế. Mặt trận Việt Minh tổng Cổ Tế kết hợp với Mặt trận Việt Minh Vĩnh Lộc huy động lực lượng toàn tổng, tổ chức cuộc vũ trang tuyên truyền.
Thực hiện chỉ thị “Kíp sửa soạn khởi nghĩa” và “Sắm vũ khí đuổi thù chung” của Trung ương và Tỉnh ủy, Huyện ủy Việt Minh Vĩnh Lộc mở cuộc vận động quyên tiền, sắt, thép để rèn, sắm vũ khí. Công tác chuẩn bị lực lượng được xúc tiến khẩn trương về mọi mặt, nhất là xây dựng lực lượng vũ trang. Tổ chức Đảng và Huyện ủy Việt Minh Vĩnh Lộc đặc biệt quan tâm tổ chức và xây dựng lực lượng tự vệ. Đến giữa năm 1945, lực lượng tự vệ phát triển đến từng thôn, làng. Các đội tự vệ thường xuyên luyện tập quân sự.
Đầu tháng 8-1945, “Ủy ban khởi nghĩa huyện” được thành lập do đồng chí Đặng Văn Hỷ làm Chủ tịch. Đến 9 giờ sáng ngày 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Vĩnh Lộc hoàn toàn thắng lợi.
Những thành quả đạt được thời kỳ này là cơ sở quan trọng để Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Lộc vững tin bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
BÀI 5: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG HUYỆN VĨNH LỘC TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN 1975
1. Huyện Vĩnh Lộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)
Sau cách mạng tháng Tám cùng với cả nước, cả tỉnh nhân dân huyện Vĩnh Lộc bước vào xây dựng quê hương, đất nước trong điều kiện hết sức khó khăn:
Tình hình chính trị: hành động phá hoại của bọn đế quốc phản động, quân Trung Hoa dân quốc đóng quân trên địa bàn huyện, bọn phản động trong nước…
Về kinh tế: Nền tài chính của huyện sau cách mạng hầu như trống rỗng, gần 90% dân số toàn huyện thiếu đói, 50% đất đai bị bỏ hoang.
Về văn hóa - xã hội: trên 90% nhân dân bị mù chữ, nhiều hủ tục lạc hậu và tệ nạn của chế độ cũ còn rất nặng nề.
Thực hiện Chỉ thị: “Kháng chiến, kiến quốc” của Ban chấp hành Trung ương Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tích cực động viên nhân dân hăng hái tham gia khôi phục sản xuất nông nghiệp, chống nạn đói, chống nạn mù chữ, xây dựng đời sống mới.
Tháng 5-1946, Tỉnh ủy có quyết định công nhận Chi bộ Huyện ủy Vĩnh Lộc và phân công đồng chí Đặng Văn Hỷ làm Bí thư.
Ngày 6-1-1946, cùng với cử tri cả nước, trên 90% cử tri của huyện Vĩnh Lộc tham gia cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên.
Về quân sự: Cuối tháng 4 năm 1946, theo Nghị định số 121 ngày 11/4/1946 của Bộ Nội vụ, Ban Trinh sát Việt Minh được chuyển thành Ban Công an huyện đặt dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban hành chính huyện. Ban Công an huyện Vĩnh Lộc do đồng chí Tạ Trọng Quán (quê Hà Trung) là Huyện đội trưởng dân quân kiêm Trưởng Ban Công an huyện.
Ngày 2 tháng 3 năm 1947, Huyện đội dân quân Vĩnh Lộc được thành lập.
Ngày 4-5-1947, trung đội du kích tập trung đầu tiên của huyện Vĩnh Lộc được thành lập. Ngày 20-11-1949, do yêu cầu phát triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân, đại đội huyện Vĩnh Lộc chính thức được thành lập có phiên hiệu là Đại đội 214.
Tháng 12 năm 1947, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Chi bộ Huyện uỷ Vĩnh Lộc đã triệu tập đảng viên trong huyện tổ chức Đại hội và tuyên bố thành lập Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc tại trại sản xuất của dân quân thuộc làng Cổ Điệp (Vĩnh Phúc). Đồng chí Ngô Văn Khoan được bầu làm Bí thư.
Tháng 12-1948, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II được tiến hành tại thôn Phù Lưu xã Vĩnh Yên. Đại hội bầu đồng chí Trịnh Đình Đản làm Bí thư.
Tháng 12-1949, Đảng bộ huyện tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III. Đại hội đã bầu đồng chí Triệu Văn Cự làm Bí thư.
Cuối năm 1949, Đảng bộ Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ ba ở thôn Yên Lạc (xã Vĩnh Ninh). Được tỉnh giao nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho Đại hội, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã chỉ đạo địa phương đào hơn 400m hào giao thông, làm 100 hầm trú ẩn và giáo dục nhân dân nâng cao cảnh giác, bí mật bảo vệ an toàn cho các đại biểu trong suốt thời gian diễn ra Đại hội.
Năm 1949, Chính phủ phát hành công phiếu kháng chiến, nhân dân trong huyện đã hưởng ứng mua được 5.200 phiếu (bằng 3.106.400 đồng) và tổ chức đợt “Bán lúa Cụ Hồ khao quân” được 219 tấn thóc. Các tổ chức quần chúng như: Hội Mẹ chiến sĩ, hội Phụ nữ, hội Phụ lão được thành lập ở hầu khắp các thôn xã. Nhiều địa phương tiếp tục cuộc vận động hưởng ứng tuần lễ “Bán lúa khao quân”, “Hũ gạo tiết kiệm”... kết quả đã thu mua được 32 tấn lương thực.
Tháng 12-1951, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV được tiến hành. Đại hội nhấn mạnh: phải tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác chính trị tư tưởng trong nhân dân, tăng nhanh năng lực sản xuất, thực hiện tốt chính sách thuế nông nghiệp, chính sách dân công phục vụ kháng chiến. Đại hội đã bầu đồng chí Ngô Văn Khoan làm Bí thư. Với sự chỉ đạo của Huyện ủy cuộc vận động thực hiện thuế nông nghiệp thu được kết quả lớn: vụ chiêm năm 1952 và vụ mùa 1953, toàn huyện tham gia nộp thuế nông nghiệp ở mức cao và tích cực tham gia cuộc vận động “Lúa Cụ Hồ khao quân”, huyện Vĩnh Lộc thu được 219 tấn “thóc công lương” và 92.132 đồng.
Tháng 9 năm 1952, Công an nhân dân huyện Vĩnh Lộc chính thức ra đời.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Vĩnh Lộc đã dùng 300 xe đạp thồ kết hợp
với hàng trăm dân công gồng gánh vận chuyển 1.176 tấn lương thực, 15 tấn muối,
60 tấn đậu xanh phục vụ chiến dịch. Các đoàn xe đạp thồ của hai xã Vĩnh Thành,
Vĩnh Tân nổi tiếng về tinh thần phục vụ quên mình và năng suất phục vụ chiến
dịch. Những kiện tướng dân công tiêu biểu như ông Chí xã Vĩnh Thành dùng xe đạp
thồ tới
Ngày 7-5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đảng bộ và nhân dân huyện Vĩnh Lộc vô cùng tự hào vì đã góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.
2. Huyện Vĩnh Lộc vừa sản xuất, vừa chiến đấu, góp phần cùng cả nước kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi (1954 – 1975)
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954) thắng lợi, miền Bắc giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương của cả nước, miền Nam tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngay từ ngày đầu hòa bình lập lại, Đảng bộ và các cấp chính quyền trong huyện đã phát động các phong trào thi đua: sản xuất tiết kiệm, khắc phục nạn đói và dịch bệnh, phong trào khai hoang, phục hóa, phong trào đi dân công tu sửa đường sá và các công trình thủy lợi của địa phương, phong trào đổi công.
Sau 3 năm (1955-1957) bước vào thời kỳ cách mạng mới, với tinh thần phấn đấu cao, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Lộc đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cụ thể như sau:
Về kinh tế: Năng suất lúa và hoa mầu đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Nạn đói được thu hẹp và đẩy lùi, đời sống nhân dân bước đầu được ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, ở Vĩnh Lộc đã mắc phải một số sai lầm nhưng được tiến hành sửa chữa kịp thời. Đến tháng 7-1957, công tác sửa sai ở Vĩnh Lộc cơ bản hoàn thành.
Vì Miền Nam ruột thịt huyện Vĩnh Lộc đã đón và nhận nuôi dưỡng 225 cụ già Miền Nam ra tập kết tại hai khu điều dưỡng thuộc xã Vĩnh Hòa và Vĩnh Phúc trong thời gian 7 năm.
Về giáo dục: Công tác giáo dục được quan tâm. Giai đoạn 1955-1959, toàn huyện có 14 trường cấp I (mỗi xã 1 trường); có 3 trường cấp II. Với tinh thần “Mỗi người biết chữ là một giáo viên Bình dân học vụ”, xã Vĩnh Khang đã trở thành xã dẫn đầu cả nước về phong trào bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ.
Ngày 21 tháng 12 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi đồng bào xã Vĩnh Khang. Năm 1957, xã Vĩnh Khang được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng II. Đến tháng 4 năm 1958, huyện Vĩnh Lộc đã hoàn thành xoá nạn mù chữ cho toàn dân từ 16 tuổi đến 45 tuổi, là đơn vị dẫn đầu toàn Miền Bắc. Ngày 17 tháng 6 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đồng bào và cán bộ huyện Vĩnh Lộc về thành tích: Đã xoá xong nạn mù chữ trước thời hạn quy định và sớm nhất trong các huyện toàn Miền Bắc.
Công tác y tế được coi trọng. Hoạt động của mạng lưới y tế trong huyện đã kịp thời dập tắt các loại dịch bệnh mới phát sinh.
Hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể từ huyện tới cơ sở đều được củng cố. Trật tự trị an được giữ vững.
Thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa trong những năm 1954 - 1957 đã làm cho bộ mặt xã hội ở Vĩnh Lộc có những biến đổi quan trọng. Nền kinh tế có nhiều thành phần, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu thương…
Năm 1958- năm mở đầu của kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy: “Tích cực củng cố phong trào đổi công, trên cơ sở đổi công được củng cố, phát triển dần hợp tác xã cấp thấp một cách vững chắc”. Huyện ủy chủ trương khôi phục, phát triển tổ đổi công từ thấp đến cao, rộng khắp đến từng thôn, xóm, tiến hành xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã xóm 4 Vĩnh Khang được chọn để xây dựng thí điểm. Đến cuối năm 1958, toàn huyện xây dựng được 37 hợp tác xã nông nghiệp. Bên cạnh đó các hợp tác xã mua bán, tín dụng cũng được tổ chức, kịp thời phục vụ sản xuất và đời sống.
Đầu năm 1959 Đại hội đại biểu Đảng bộ Vĩnh Lộc lần thứ V được tổ chức. Đại hội thông qua Nghị quyết phấn đấu hoàn thành kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Vĩnh Lộc trước năm 1960. Đại hội bầu đồng chí Ngô Văn Khoan làm Bí thư.
Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng thông qua đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc. Đại hội quyết định những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1964) nhằm từng bước xây dựng cơ sở - vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Năm 1961, Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ VI được tiến hành. Đại hội bầu Ban Chấp hành mới gồm 13 đồng chí. Đồng chí Trịnh Văn Viết được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Đại hội xác định: Tập trung lực lượng, tận dụng mọi nhân tố mới của phong trào đưa nông nghiệp của huyện tiến lên với một tốc độ mới, làm tốt công tác an ninh - quốc phòng, hết lòng hết sức chi viện cho cách mạng Miền Nam, đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa giáo dục, chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, nhất là vùng công giáo.
Trong năm 1962, Đảng bộ huyện tập trung sức xây dựng cơ sở vật chất, trước tiên dồn sức hoàn chỉnh hệ thống trạm bơm Yên Tôn. Các trạm bơm Vĩnh Hùng, Vĩnh Hòa và một số hồ, đập chứa nước cũng được khởi công xây dựng hoặc nâng cấp góp phần đẩy mạnh công tác vỡ hoang, tăng vụ, mở rộng diện tích trồng trọt. Hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, trạm xá, nhà kho, sân phơi được xây dựng ở hầu khắp các hợp tác xã. Các công trình của huyện như trụ sở Ủy ban, Huyện ủy, công ty thương nghiệp, hợp tác xã mua bán cũng được xây dựng và sớm đưa vào sử dụng, phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó việc điều chỉnh mật độ dân cư thông qua việc di chuyển nhân dân đi khai hoang phục hóa cũng được quan tâm thực hiện. Tiêu biểu là 42 hộ ở làng Bồng Trung, xã Vĩnh Tân đi phát triển vùng kinh tế mới của huyện tại xóm Phúc Thọ, xã Vĩnh Phúc.
Tháng 7-1963, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII. Đại hội nhấn mạnh: Tăng cường tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm. Đại hội bầu đồng chí Trần Văn Dọc làm Bí thư. Huyện ủy đã phát động trong toàn Đảng bộ phong trào thi đua giành năng suất cao, chăn nuôi giỏi, trồng cây công nghiệp năng suất cao. Tổng sản lượng lương thực năm 1964 so với năm 1963 tăng 2.685 tấn. Tổng sản lượng cây công nghiệp cũng tăng hơn, năm 1963 có 1.172 con trâu, 8.117 con bò và 10.495 con lợn. Các loại gia súc như: gà, vịt, ngan… phát triển, có 57 trong tổng số 84 hợp tác xã nông nghiệp tiến hành cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật đạt tỷ lệ 67%.
Thời kỳ 1961-1965, toàn huyện có 16 trường cấp I, cấp II có 11 trường. Trường cấp III Vĩnh Lộc được thành lập năm học 1961. Công tác y tế có nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm sức khỏe cho nhân dân. Công tác xây dựng lực lượng củng cố quốc phòng bảo vệ trật tự trị an được tăng cường. Các tổ chức thanh niên, phụ nữ, nông dân, mặt trận đã có những đóng góp tích cực vào việc động viên quần chúng thực hiện kế hoạch Nhà nước và tham gia quản lý kinh tế.
Năm 1964, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII được tiến hành. Đại hội bầu Ban Chấp hành mới gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Mạo được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Đại hội đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới là: ra sức củng cố, tăng cường lực lượng hợp tác xã, tích cực xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, trên cơ sở đó tập trung đẩy mạnh sản xuất mà trọng tâm là nông nghiệp. Phát triển mạnh giao thông kết hợp với thủy lợi. Tăng cường công tác thương nghiệp phục vụ sản xuất. Đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, giáo dục, nhất là phát triển mạnh bổ túc văn hóa, bảo vệ sức khỏe, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tăng cường đoàn kết nhất trí trong nhân dân, nâng cao cảnh giác cách mạng, tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
Tháng 6 năm 1967 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Mạo làm Bí thư. Đại hội khẳng định cần tăng cường công tác tư tưởng, tổ chức, trọng tâm là công tác xây dựng cơ sở Đảng. Mục tiêu phấn đấu của công tác xây dựng Đảng trong năm 1967 là: đưa 60% chi bộ, Đảng bộ, 70% đảng viên khối nông thôn và 70% chi bộ, 80% đảng viên khối cơ quan đạt yêu cầu “4 tốt”, phải kết nạp được 500 đảng viên trong đó 60% là nữ, giải quyết hết chi bộ yếu kém.
Tháng 5 năm 1969 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ: Bảo đảm đầy đủ và kịp thời mọi yêu cầu của tiền tuyến; tăng cường lực lượng vũ trang; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất. Đại hội đã bầu đồng chí Lê Văn Khôn làm Bí thư.
Tháng 11 năm 1970 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI. Đại hội nhấn mạnh: Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chi viện về người và của cho tiền tuyến. Ra sức xây dựng hậu phương, phát triển kinh tế toàn diện. Đại hội đã bầu đồng chí Lê Văn Khôn làm Bí thư.
Tháng 4 năm 1972, Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XII. Đại hội đề ra nhiệm vụ: Trong trồng trọt gồm hai cây chính
là lúa và thuốc lá; trong chăn nuôi gồm hai con chính là lợn và bò sinh sản;
Tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và chi viện cho Miền
Tháng 5 năm 1974, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII. Đại hội đã bầu đồng chí Trịnh Phỏng làm Bí thứ. Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ trong 2 năm 1975- 1976 là: Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao về lương thực, thực phẩm, sản phẩm hàng hóa từ cây công nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước về nông sản phẩm, lao động và nhiệm vụ chi viện tiền tuyến. Ổn định bền vững đời sống nhân dân. Phấn đấu đạt 20.000 tấn thóc, 750 tấn thuốc lá, 20.000 đến 28.000 con lợn, 1.600 đến 1.800 bò nuôi sinh sản; Ra sức xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phấn đấu hoàn thành các công trình thủy lợi trọng yếu, đảm bảo sản xuất đủ các giống cây con chủ yếu và có chất lượng tốt. Tăng cường củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; Xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, trong sạch về tổ chức, mạnh mẽ về hành động đáp ứng yêu cầu lãnh đạo hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Tăng cường vai trò và hiệu lực của tổ chức chính quyền. Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động và các đoàn thể quần chúng.
Giai đoạn 1954- 1975, cùng với cả nước, cả tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã lao động sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ phát triển sản xuất, chi viện cho các chiến trường Miền Nam góp phần thống nhất đất nước.
BÀI 6: VĨNH LỘC TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN CUỘC ĐỔI MỚI
(1976 – 2015)
1. Giai đoạn 1976- 1985
Sau ngày Miền
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XIV được tiến hành qua 2 vòng. Vòng 1 vào tháng 6, vòng 2 vào tháng 10 năm 1976. Đại hội bầu đồng chí Lê Văn Khôn làm Bí thư, đồng chí Cao Ngọc Khối được bầu làm Phó bí thư phụ trách Chính quyền.
Ngày 5-7-1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 177-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện của tỉnh Thanh Hóa. Trong đó có việc hợp nhất huyện Vĩnh Lộc với huyện Thạch Thành thành huyện mới là Vĩnh Thạch. Ngày 26-8-1977, hai huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành đã chính thức hợp nhất thành huyện Vĩnh Thạch. Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ định đồng chí Lê Văn Khôn- Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lộc làm Bí thư; đồng chí Phạm Minh Quý- Bí thư Huyện ủy Thạch Thành làm Phó bí thư phụ trách Chính quyền. Sau hợp nhất, Đảng bộ huyện Vĩnh Thạch bắt tay ngay vào việc lãnh đạo nhân dân xây dựng huyện Vĩnh Thạch thành một huyện có cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp, vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng và an ninh, đảm bảo cho nhân dân các dân tộc trong huyện có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Phong trào thi đua lao động sau ngày hợp nhất huyện tập trung mạnh mẽ nhất là mặt trận khai hoang tăng diện tích và làm vụ đông. Từ năm 1977, vụ đông từng bước trở thành một vụ sản xuất chính.
Từ ngày 27 đến ngày 31-3-1978, Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Thạch lần thứ nhất được tiến hành tại hội trường lớn thuộc khu vực Núi Chè (xã Vĩnh Thành). Nghị quyết Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 năm 1978-1980 của huyện là tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại lực lượng lao động. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 33 đồng chí. Ngày 14/4/1978, tại Hội nghị, khóa I bầu đồng chí Lê Văn Khôn làm Bí thư, đồng chí Phạm Minh Quý làm Phó bí thư phụ trách Chính quyền.
Chiến tranh biên giới 1978-1979 diễn ra ác liệt, ngày 17/02/1979, đáp lời kêu gọi tổng động viên của Chủ tịch nước, 345 cán bộ chiến sĩ đã phục viên của huyện cùng với các thế hệ thanh niên trẻ hăng hái lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc.
Từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 7 năm 1979, Đảng bộ huyện Vĩnh Thạch tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ hai tại Nông trường Thạch Thành. Đại hội đã xác định: cần tập trung cao độ sức lực của huyện vào khâu cải tiến quản lý, nhanh chóng hình thành các vùng chuyên canh. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện gồm 32 đồng chí. Đại hội bầu đồng chí Lưu Đình Tiệp làm Bí thư; đồng chí Mai Xuân Minh làm Phó bí thư phụ trách Chính quyền.
Bước sang năm 1980, năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, Đảng bộ, các cấp chính quyền Vĩnh Thạch đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện những chính sách mới của Đảng và Nhà nước nhưng do thiên tai bão lụt nên vụ mùa diện tích mất trắng đến 50%, năng suất lúa bình quân cả năm chỉ đạt 43% kế hoạch. Để khắc phục những yếu kém trong năng suất lao động, Huyện ủy chủ trương mở rộng hình thức khoán sản phẩm cho nhóm và người lao động một cách tích cực, toàn diện ở các hợp tác xã nông nghiệp, nông - lâm nghiệp, bao gồm cả cây lúa, màu, cây công nghiệp, cây thực phẩm và các ngành sản xuất khác như chăn nuôi, nghề rừng, thủ công nghiệp, do đó trong vụ đông xuân 1981 là vụ được mùa toàn diện cả lúa và hoa màu trong phạm vi toàn huyện.
Ngày 30-8-1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 149 chia huyện Vĩnh Thạch thành 2 huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành. Ngày 15/9/1982, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành quyết định số 913- QĐ/TU thành lập Đảng bộ Vĩnh Lộc và chỉ định Huyện ủy lâm thời gồm 12 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Mạo được chỉ định làm Bí thư. Ban Chấp hành Đảng bộ Vĩnh Lộc lâm thời đã khẩn trương ổn định bộ máy tổ chức từ huyện đến cơ sở và di chuyển trụ sở mới của huyện về xã Vĩnh Thành.
Từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 01 năm 1983, Đại hội Đảng bộ tiến hành Đại hội lần thứ XVII. Đại hội xác định cơ cấu kinh tế của huyện là “nông- công- lâm nghiệp”; tập trung khai thác và phát triển các thế mạnh của địa phương. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 23 đồng chí, bầu đồng chí Nguyễn Văn Mạo làm Bí thư. Huyện ủy Vĩnh Lộc ra Nghị quyết số 05 về việc sửa chữa những khuyết điểm trong việc lãnh đạo thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư. Huyện ủy chủ trương tổ chức quản lý và thực hiện tốt các khâu: giải phóng đất, giống, phân bón, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh và thu nạp sản phẩm khoán. Trước mắt tập trung vào việc điều chỉnh diện tích giao khoán, sản lượng khoán, chế độ hưởng thụ của cán bộ hợp tác xã và áp dụng khoán đến sản phẩm cuối cùng trong các ngành nghề, chăn nuôi. Nhờ sản xuất nông nghiệp phát triển, năm 1985, Vĩnh Lộc đã cơ bản tự bảo đảm đủ lương thực và thực phẩm cho nhân dân.
2. Giai đoạn 1986- 1996
Đầu năm 1986, đường 217 từ Vĩnh Lộc đi Hà Lĩnh được xây dựng.
Từ ngày 6 đến ngày 10-10-1986, Đảng bộ Vĩnh Lộc tổ chức Đại hội lần thứ XVIII. Đại hội đề ra nhiệm vụ: Tập trung sức phát triển toàn diện, coi nông nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu, từ sản xuất lương thực, thuốc lá và xuất khẩu mà đi lên, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp mà trọng tâm là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản hàng xuất khẩu. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện gồm 33 đồng chí, bầu đồng chí Trịnh Thái Đàn làm Bí thư. Đồng chí Trịnh Văn Trang làm Phó Bí thư phụ trách Chính quyền.
Từ ngày 05 đến ngày 07 tháng 01 năm 1989, diễn ra Đại hội Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX. Đại hội chỉ rõ: Nhiệm vụ trọng tâm cấp bách: Tập trung cao độ cho 3 chương trình kinh tế (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) nhằm ổn định tình hình kinh tế- xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế nông- lâm- tiểu thủ công nghiệp. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 29 đồng chí, bầu đồng chí Trịnh Thái Đàn làm Bí thư. Đồng chí Trần Minh Báo Phó Bí thư phụ trách Chính quyền.
Năm 1991, Đảng bộ Vĩnh Lộc tiến hành Đại hội lần thứ XX (vòng 1 từ ngày 8 đến ngày 10/4/1991; vòng 2 từ ngày 29 đến ngày 31-10-1991). Đại hội nhất trí thông qua phương hướng, nhiệm vụ tổng quát 5 năm (1991 - 1995) là: Tập trung phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, từng bước hình thành sản xuất hàng hóa nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Đại hội bầu ban chấp hành gồm 33 đồng chí, bầu đồng chí Trịnh Thái Đàn làm Bí thư. Đồng chí Trần Minh Báo được bầu lại làm Phó Bí thư phụ trách Chính quyền.
3. Giai đoạn 1996- 2015
Từ ngày 13 đến ngày 15/3/1996, Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc tiến hành Đại hội lần thứ XXI. Đại hội nhất trí trông qua phương hướng, nhiệm vụ tổng quát 5 năm (1991 - 1995) là: Tập trung phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, từng bước hình thành sản xuất hàng hóa nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 33 đồng chí, bầu đồng chí Vũ Ngọc Sắt làm Bí thư. Đồng chí Trần Minh Báo được bầu lại làm Phó Bí thư phụ trách Chính quyền.
Từ ngày 9 đến ngày 11-11-2000, Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc tiến hành Đại hội lần thứ XXII. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm đầu của thế kỷ XXI (2001 - 2005) là: “Tập trung mọi lực lượng và khả năng, tranh thủ thời cơ vượt mọi khó khăn thử thách đẩy mạnh sản xuất. Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giảm mạnh hộ nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân. Phát huy nhân tố con người, giáo dục - đào tạo và ứng dụng khoa học công nghệ. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố và phát triển nền quốc phòng toàn dân. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới”. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 33 đồng chí, bầu đồng chí Vũ Ngọc Sắt làm Bí thư, đồng chí Phạm Ngọc Vị được bầu làm Phó bí thư phụ trách Chính quyền.
Ngày 25 tháng 4 năm 2004, cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp (nhiệm kỳ 2004 - 2009) trên địa bàn huyện thành công tốt đẹp. Toàn huyện cử tri đi bầu đạt 99,9%.
Từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 10 năm 2005, Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc đã tiến hành Đại hội lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010). Đại hội đề ra phương hướng chung là: “Tập trung mọi lực lượng, khả năng, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân của tỉnh. Phát huy nội lực, khai thác các nguồn lực bên ngoài nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đại hội đề ra một số mục tiêu cụ thể để Đảng bộ và nhân dân trong huyện phấn đấu đó là: Tốc độ tăng trưởng GDP đến năm 2010 đạt 13,5% trở lên. GDP bình quân đầu người 12 triệu đồng/năm trở lên. Cơ cấu nông nghiệp 41%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 26%, thương mại - dịch vụ 33%. Tổng sản lượng lương thực từ 60.000 tấn/năm trở lên. Tổng giá trị xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1,5 triệu USD trở lên. Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 37 đồng chí, bầu đồng chí Đỗ Văn Vơn làm Bí thư, đồng chí Vũ Ngọc Ninh làm Phó bí thư phụ trách Chính quyền, đồng chí Nguyễn Văn Tuấn làm Phó bí thư Thường trực.
Từ ngày 22 đến ngày 23/7/2010, Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc tiến hành Đại hội lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2010- 2015). Đại hội xác định 3 chương trình trọng tâm là: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chương trình phát triển cụm công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Chương trình phát triển nguồn nhân lực. Đại hội bầu ban chấp hành Đảng bộ gồm 37 đồng chí, bầu đồng chí Nguyễn Văn Tuấn làm Bí thư, đồng chí Lê Quang Tuấn làm Phó bí thư phụ trách Chính quyền, đồng chí Vũ Văn Lộc làm Phó bí thư thường trực.
Từ ngày 03 đến ngày 05/8/2015, Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc tiến hành Đại hội lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2015- 2020). Đại hội xác định 3 chương trình trọng tâm là: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chương trình phát triển nguồn nhân lực. Chương trình phát triển du lịch. Đại hội bầu 38 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ, bầu đồng chí Lê Quang Tuấn làm Bí thư, đồng chí Vũ Thị Hương làm Phó bí thư phụ trách Chính quyền, đồng chí Vũ Văn Lộc làm Phó bí thư thường trực.
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1976- 2015) Đảng bộ và nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã giành được những thành tựu to lớn và khá toàn diện: Chính trị ổn định, kinh tế- xã hội có nhiều sự chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2015 đạt: Nông-lâm-thủy sản chiếm 37,5%; Công nghiệp-xây dựng chiếm 26,95% ; dịch vụ chiếm 35,75% . GDP bình quân đầu người đạt 25,7 triệu đồng người/năm. Đây thực sự là bước đà lớn tạo ra những tiền đề thuận lợi cho Vĩnh Lộc vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
BÀI 7: DI TÍCH VÀ LỄ HỘI TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LỘC
Trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc có 66 di tích đã được xếp hạng gồm: Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, 14 di tích, danh thắng cấp quốc gia, 51di tích, danh thắng cấp tỉnh, Song song với quá trình hình thành và phát triển vùng đất là hệ thống các phong tục, tập quán, lễ nghi, lễ hội truyền thống.
1. Di tích
1. 1. Di tích lịch sử Cách mạng
- Chùa Xuân Áng, xã Vĩnh Long
Chùa Xuân Áng thuộc làng Xuân Áng, xã Vĩnh Long huyện Vĩnh Lộc. Chùa cách Thành Nhà Hồ 3km về phía Bắc. Chùa Xuân Áng là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tại huyện Vĩnh Lộc vào 16 tháng 4 năm 1934. Vào tháng 10 năm 1941 Chùa cũng là nơi trú quân của đoàn du kích Ngọc Trạo. Chùa Xuân Áng đã được xếp hạng là di tích cách mạng cấp tỉnh năm 1995.
- Đình làng Cẩm Bào xã Vĩnh Long
Đình Cẩm Bào thuộc địa phận thôn Cẩm Bào, xã Vĩnh Long, nằm phía Bắc Thành Nhà Hồ.
Trong thời kỳ thành lập Chiến khu và đội du kích Ngọc Trạo ở huyện Thạch Thành (1941), đình Cẩm Bào là nơi tổ chức các cuộc họp bí mật của Ban lãnh đạo Chiến khu, là địa điểm tập kết các chiến sĩ du kích trước khi lên chiến khu Ngọc Trạo; là nơi trung chuyển lương thực, thực phẩm từ các nơi gửi lên Chiến khu. Đình Cẩm Bào là trụ sở của đội tự vệ Việt Minh, Ủy ban dân tộc giải phóng, là nơi tổ chức các lớp học buổi tối cho nhân dân nhằm tránh sự theo dõi của kẻ thù.
Đình Cẩm Bào được xếp hạng di tích lịch sử Cách mạng cấp tỉnh năm 1992.
- Nghè Yên Lạc, xã Vĩnh Ninh
Nghè Yên Lạc thuộc thôn Yên Lạc xã Vĩnh Ninh. Nghè Yên Lạc từng là nơi diễn ra Đại hội tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa lần thứ II (tháng 4 năm 1949), là nơi tập kết lương thực, thực phẩm phục vụ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Nghè Yên Lạc đã được công nhận là di tích Cách mạng cấp tỉnh năm 2011.
1. 2. Di tích lịch sử văn hóa
- Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ còn được gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai, thành An Tôn. Thành có 4 cổng và 4 bức tường thành tương ứng với 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Thành Nhà Hồ nằm trên địa phận của hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành Nhà Hồ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.
Thành Nhà Hồ do Hồ Qúy Ly cho khởi công xây dựng vào năm 1397, Thành được xây dựng trong vòng ba tháng. Đây là một công trình xây dựng bằng đá đồ sộ tiêu biểu ở Đông Nam Á.
Thành được xây bằng các khối đá tảng xếp chồng lên nhau. Đá xây thành được khai thác ở núi An Tôn, núi Đốn Sơn, núi Hắc Khuyển. Các phiến đá được đục, đẽo phẳng, ghè vuông vức, chồng khít lên nhau, không cần chất kết dính, mà nhờ trọng lực của tảng đá và lực hút của trái đất làm cho các khối liên kết với nhau vững chắc.
Thành Nhà Hồ được xây dựng gồm
vòng thành bao bọc lẫn nhau: Vòng thành trong cùng bao bọc bảo vệ nơi làm việc,
ăn nghỉ của Hoàng đế, Hoàng gia và triều đình, là nơi quan trọng nhất và được
gọi là Hoàng thành. Ở Thành Nhà Hồ vòng thành đá hình vuông hiện còn chính là
Hoàng Thành. Thành Nhà Hồ mở 4 cửa, trong đó hướng chính là hướng
Vòng thành bên ngoài có Hào thành và La thành.
- Hào thành: Hào thành bao quanh toàn bộ tòa thành đá và là bộ phận khăng khít của Thành nội. Hào thành nằm giữa thành nội và La thành. Hào nước phía Đông và phía tây cách chân thành khoảng 100m - 120m, phía bắc cách chân thành khoảng 70m. Mặt hào nước chỗ hẹp nhất còn hơn 10m, chỗ rộng nhất còn hơn 20m. Hào thành không chỉ có chức năng phòng vệ mà còn có chức năng giao thông đường thủy và tiêu thoát nước cho toàn bộ kinh thành.
Hiện nay đoạn hào nước thuộc khu vực làng Đông Môn còn khá rõ nét. Hào nước chạy uốn lượn bao quanh Thành, phía trước đình Đông Môn.Trên bờ của Hào Thành có nhiều rặng tre gai, cho thấy sự tinh thông trong xây dựng tuyến phòng thủ quân sự của triều Hồ, sự tài tình của Hồ Qúy Ly (kết hợp giữa hào tre và hào nước).
- La thành: Bao quanh toàn bộ thành đá và hào thành là La thành. La thành có chức năng bảo vệ toàn bộ các kiến trúc và cư dân trong kinh thành. Theo sử sách ghi lại thì La Thành được xây dựng vào tháng 9 năm 1399 (sau hai năm xây dựng thành nội). La thành hiện còn là tòa thành đất cao khoảng 6m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9,20m, chân thành rộng 37m, mặt ngoài dốc đứng phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc cao 1,5m một số vị trí có trộn thêm sạn, sỏi gia cố. Trên thực địa La thành có dấu vết từ núi Đốn sơn (xã Vĩnh Thành) đến núi Hắc khuyển (xã Vĩnh Long), các núi Xuân đài, Trác phòng, Tiến sỹ (xã Vĩnh Ninh), núi Kim ngọ (xã Vĩnh Tiến), núi Ngưu ngọa, núi Voi (xã Vĩnh Quang). Trong đó có những đoạn là đê của sông Bưởi và sông Mã.
La Thành ngoài nhiệm vụ phòng thủ
quân sự còn có chức năng là đê phòng lũ cho toàn bộ kinh thành. Đây là nét sáng
tạo độc đáo trong kiến trúc xây dựng thành lũy trong lịch sử phong kiến của dân
tộc Việt
- Nghè Vẹt, xã Vĩnh Hùng
Di tích Nghè Vẹt thuộc xã Vĩnh Hùng cách Phủ Trịnh khoảng 500m, là công trình kiến trúc gỗ. Trước đây Nghè thờ Thành hoàng làng, sau này bài vị của các chúa Trịnh cũng được đưa về đây để thờ.
Di tích Nghè Vẹt gắn liến với sự tích: Khi mẹ của Trịnh Kiểm mất, xác của bà trôi trên dòng sông Mã, có một đàn chim vẹt bay phía trên giống như một đám mây lớn che xác của bà. Khi xác dạt vào bờ sông, có một người họ Mai làng Đông Biện vớt lên bờ, về nhà lấy dụng cụ ra chôn cất. Nhưng khi ra tới nơi thì mối đã đùn nổi lên một gò đất lớn chạy từ giữa sông vào bờ, thành ngôi mộ thiên táng kỳ lạ ôm giữ thi hài bà. Lạ hơn, phía trên ngôi mộ có một đàn vẹt đông đảo bay kín như một đám mây. Đàn vẹt ở đó rất lâu rồi bay đi, nên nhân dân trong vùng mới phát hiện ra mộ của bà. Chính vì vậy Trịnh Kiểm cho đặt tên là Nghè Vẹt.
Di tích Nghè Vẹt được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1995.
- Di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng
Phủ Trịnh thuộc địa phận xóm Thẳng, làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là khu hành dinh của nhà Trịnh. Phủ Trịnh trước kia được xây dựng trên một khoảng đất rộng khoảng 10ha, gồm các khu vực như Từ phủ, khu Nội phủ, vườn, hồ …
Năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi, ông đã cho trùng tu di tích Phủ Trịnh. Phủ Trịnh được trùng tu lại nhiều lần (lần trùng tu gần đây nhất là vào năm 2003). Di tích phủ Trịnh được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1995.
Phủ Trịnh ngày nay còn lại một dãy nhà gỗ bảy gian lợp bằng ngói chính là dãy nhà ăn xưa (gọi là Trù túc), hiện nay được sử dụng làm nơi thờ các chúa Trịnh, ông nội của Trịnh Kiểm, các nhân vật có công với nhà Trịnh.
Di tích Phủ Trịnh được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1995.
- Đền thờ Quốc Công Hoàng Đình Ái, xã Vĩnh Hùng
Di tích đền thờ Quốc công Hoàng Đình Ái hay còn gọi là di tích nhà thờ Hoàng Đình Ái thuộc xóm Đông, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.
Thái Tể Vinh Quốc Công Hoàng Đình Ái sinh ngày 23 tháng Chạp năm Bính Tuất (1526). Từ nhỏ Hoàng Đình Ái đã theo nghiệp võ, lớn lên ông đầu quân giúp nhà Lê Trung Hưng và trở thành danh tướng tài ba lỗi lạc. Danh tướng Hoàng Đình Ái là một trong các công thần có công lớn nhất trong việc giúp nhà Lê Trung Hưng. Năm Gia Long thứ 1 (1802) ông được liệt vào hàng công thần trung hưng bậc nhất; năm Minh Mệnh thứ 4 (1824) cho phép thờ phụng ông tại miếu Lịch Đại Đế Vương (ở Kinh Thành Huế).
Đền thờ Hoàng Đình Ái được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1995.
- Di tích lịch sử văn hóa chùa Báo Ân
Chùa Báo Ân lúc đầu chỉ là Am, với tên gọi là “Am Lộc Sơn tự”, đến thời Hậu Lê (trước thế kỷ XVI) mới xây dựng thành chùa. Sau này, chúa Trịnh đã đổi tên từ “Am Lộc Sơn tự” thành “Báo Ân tự”, nhân dân trong vùng thường gọi là chùa Báo.
Chùa nằm tọa lạc phía Tây
Chùa Báo Ân được xếp hạng di tích lịch sử Văn hóa nghệ thuật cấp tỉnh năm 2000.
- Đình Bồng Trung, xã Vĩnh Tân
Đình làng Bồng Trung thuộc địa
phận xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa. Tên gọi Bồng Trung là tên gọi của đình gắn với tên
của làng. Đình Bồng Trung nằm quay mặt ra hướng
Kiến trúc đình làng Bồng Trung là kiến trúc tiêu biểu của đình làng thời Nguyễn, cấu trúc đình gồm 5 gian, 16 cột cái, 10 cột quân (làm bằng gỗ lim). Vì kèo được trang trí hổ phù và lá cúc cách điệu. Trước đây đình có 4 cửa ra vào, ở kẻ bảy tất cả đều trang trí bằng hình rồng, mái lợp bằng loại ngói mũi hài to thời Nguyễn (nay đã bị thay thế nhiều phần).
Đình Bồng Trung là nơi tế cờ khởi nghĩa Hùng Lĩnh, nơi diễn ra hội nghị văn thân toàn tỉnh, đồng thời gắn liền cuộc đời và sự nghiệp của các nhà yêu nước Tống Duy Tân, Đề đốc Lê Điếm… Đình Bồng Trung đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1993.
1.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu
- Cụm di tích chùa Hoa Long - đền Trần Khát Chân, xã Vĩnh Thịnh
Cụm di tích thuộc địa phận làng
Trung, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hoá
khoảng 43km, cách Thành Nhà Hồ
Chùa Hoa Long tên chữ là Hoa Long Tự, ngoài tên gọi chính ra chùa còn được nhân dân gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Chùa Rồng Hoa, chùa Bản Thủy, chùa làng Trung… để phân biệt với các chùa khác. Chùa được xây dựng từ thời nhà Trần, mang đậm kiến trúc thời Lê - Trần (kiến trúc bằng gỗ, lợp ngói mũi hài, bốn mái uốn cong).
Đền thờ Trần Khát Chân là công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê - Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn ở Thanh Hóa với đường nét chạm trỗ gỗ hoa văn, ở các mảng cấu trúc gỗ đường nét chạm thủng, chạm bong tinh xảo, hệ thống cột, mái thấp phù hợp theo kiến trúc thời Lê Trung.
Hiện nay, trong di tích còn lưu giữ khá nhiều hiện vật bằng gỗ, sứ, các tập văn bản chữ Hán, câu đối, các đạo sắc phong và bức đại tự có giá trị.
Chùa Hoa Long - đền thờ Trần Khát Chân là quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo có giá trị được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2004. Năm 2014 được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cụm di tích được trùng tu tôn tạo khang trang.
- Đình Đông Môn, xã Vĩnh Long
Đình Đông Môn thuộc địa phận làng Đông Môn xã Vĩnh Long. Đình Đông Môn thuộc loại hình di tích lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật điêu khắc gỗ độc đáo còn lại khá nguyên vẹn của thế kỷ XVIII, là 1 trong 3 ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật gỗ cổ còn lưu giữ lại khá nguyên vẹn trên đất Vĩnh Lộc và xứ Thanh.
Đình Đông Môn được công nhận là di tích lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 1995. Năm 2009 đã được trùng tu, tôn tạo lại.
- Nhóm tượng điêu khắc đá Đa Bút, xã Vĩnh Tân
Quần thể di tích nhóm tượng điêu khắc đá Đa Bút gồm khu lăng Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm vợ của chúa Trịnh Doanh và khu rồng đá. Quần thể di tích này nằm dưới chân núi Mông Cù, thuộc làng Đa Bút, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, là công trình có kiến trúc nghệ thuật điêu khắc đá thế kỷ XVII với quy mô khá lớn. Nơi đây xưa kia là khu hành dinh của nhà Trịnh.
Tại khu lăng bà Nguyễn Thị Ngọc Diệm (mẹ chúa Trịnh Sâm), trước sân có 12 pho tượng đá xếp thành hai hàng, mỗi bên 6 pho đối diện nhau trong tư thế đứng canh gác. Phía đầu 2 hàng tượng có hai phỗng đá hình dáng được tạo tác trong tư thế chầu đợi lệnh,
Khu vực rồng đá, tại đây còn 3 đôi rồng đá được bố trí theo thứ bậc cao thấp (theo kiểu tam cấp).
Nhóm tượng điêu khắc đá Đa Bút đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1993.
2. Các Lễ hội tiêu biểu trên địa bàn huyện
2.1. Lễ hội chùa Thông
Chùa Thông hay còn được gọi là chùa Du Anh nằm dưới chân dãy núi Xuân Đài thuộc địa phận xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Theo truyền thuyết, ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch là ngày Ngọc Hoàng giáng thế. Ngày Mậu Ngọ mùng 9 tháng giêng năm Hồng Đức thứ 7 (1476) vua Lê Thánh Tông về thăm động Hồ Công có làm bài thơ khắc trên vách động Hồ Công. Vì vậy nhân dân đã lấy ngày này để tổ chức lễ hội truyền thống với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
2.2. Lễ hội Kỳ Phúc, nghè Cẩm Hoàng, xã Vĩnh Quang.
Hàng năm vào ngày 06 tháng 2 âm lịch, tại Nghè Cẩm Hoàng xã Vĩnh Quang diễn ra lễ hội Kỳ phúc (cầu phúc). Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc mang đậm phong cách truyền thống của người dân Cẩm Hoàng. Lễ hội Kỳ Phúc cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, vạn vật tươi tốt, nhân dân thái bình. Trong nghi lễ tế thần, người dân sử dụng 10 làn điệu hát múa chèo chải. Nghi lễ này vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay.
2.3. Lễ kỷ niệm ngày mất Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm, xã Vĩnh Hùng
Đức Minh Khang Thái Vương Trịnh
Kiểm sinh ngày 24 tháng 8 năm Quý Hợi (1503), niên hiệu Cảnh Thống thứ 6 đời
vua Lê Trang Tông, tại làng Biện Thượng (nay là làng Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng,
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Ông có nhiều cống hiến đối với sự phát triển
của lịch sử Việt
Ngày 18/2 năm Canh ngọ (1570), Đức Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm tạ thế ở tuổi 68. Minh Khang Thái Vương là người mở đầu cho 12 đời chúa Trịnh với hơn 200 năm có mặt trên chính trường Đại Việt.
Hàng năm, vào ngày 18 tháng 02 âm lịch. Lễ kỷ niệm ngày mất của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm được tổ chức tại di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng.
2.4. Lễ hội “Rước nước” chùa Báo Ân, xã Vĩnh Hùng
Lễ hội “ Rước nước” và “Rước bóng” ở chùa - phủ Báo Ân xã Vĩnh Hùng (xưa là làng Bồng Thượng) với nhiều lễ nghi Phật giáo diễn ra trong 3 ngày (27,28, 29 tháng 2 (âm lịch) hàng năm) thu hút nhiều du khách thập phương đến tham quan và dự lễ. Nghi lễ “Rước nước” là nội dung chính trong lễ hội. Ý nghĩa truyền thống của lễ hội là lấy nước giữa dòng về tắm cho Phật, cho Mẫu và cho Tứ nhuận Quần sinh (muôn loài).
Lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân làng Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng là lễ hội mang đậm truyền thống văn hóa, lịch sử, thể hiện quan niệm của nhà Phật: “Nước là sự sống, là mạch nguồn của mọi vật. Cho nên nước tượng trưng cho người mẹ”. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” xuất phát trên quan điểm đó, hướng mọi người luôn nhớ tới cội nguồn của mình. Nước còn là tên gọi của quê hương, của đất nước, của dân tộc. Lễ hội “Rước nước” nói lên tinh thần phải luôn tôn trọng, yêu mến quê hương đất nước của mình.
2.5. Lễ kỉ niệm ngày mất của Thượng tướng quân Trần Khát Chân, xã Vĩnh Thành
Trần Khát Chân là người làng Hà Lãng (nay là làng Hà Lương), xã Vĩnh Thành, ba đời làm Thượng tướng quân. Ông là dòng dõi danh tướng Trần Bình Trọng. Trần Khát Chân sinh năm Bính Tuất (1366), Ông là người có công cứu dân tộc khỏi họa xâm lăng do giết được vua Chiêm Thành. Hàng năm, lễ kỷ niệm ngày mất Trần Khát Chân diễn ra vào ngày 24 tháng 4 âm lịch. Trong lễ kỷ niệm nhân dân đã sử dụng 10 điệu múa hát chèo cạn và các nghi thức, nghi lễ trang trọng, uy nghiêm tôn kính một người anh hùng của dân tộc.
BÀI 8: MỘT SỐ MÓN ĂN TIÊU BIỂU CHO VĂN HÓA ẨM THỰC HUYỆN VĨNH LỘC
1. Chè lam Phủ Quảng
Chè Lam là món đặc sản của làng nghề truyền thống thuộc xã Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc. Trước đây, món ăn này thường được làm vào các dịp lễ tết để cúng tổ tiên và mừng đầu xuân năm mới. Ngày nay, Chè lam được sử dụng như một món quà biếu, món ăn thường xuyên quanh năm.
Tên gọi của món Chè Lam này được lấy theo tên phủ Quảng Hóa (gọi tắt là phủ Quảng). Phủ Quảng Hóa được thành lập năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) trên cơ sở chia tách từ phủ Thiệu Hóa, gồm các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Quảng Tế. Sau cách mạng tháng Tám (1945), phủ được chia thành các huyện tương ứng trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, địa danh Quảng Hóa không còn tồn tại nữa.
Nguyên liệu:
Nguyên liệu để chế biến Chè Lam gồm có gạo nếp, lạc, gừng, mật mía.
Gạo nếp được sử dụng là nếp cái hoa vàng. Mật mía thường chọn mật từ mía Kim Tân vị ngọt, đặc sánh. Các nguyên liệu khác cũng được chọn kỹ.
Cách chế biến:
Gạo nếp sau khi được xay giã đến mức độ vừa phải (không quá trắng) thì được xay nhuyễn. Trước đây, việc xay gạo được tiến hành bằng cối đá, xay nhiều vòng quay mới được một vài giọt bột rơi xuống. Bột gạo xay được lắng đi phần nước trong, sau đó cho vào tấm vải thô, đặt trên thúng tro rơm nếp cho ráo hết nước, bẻ thành từng miếng nhỏ như miếng cau đem phơi nắng đến khi trắng, giòn. Những miếng bột này được ủ trong túi nilon, đựng trong chum sành, khi nào làm mới sử dụng.
Cùng với gạo nếp xay, một lượng nhỏ gạo nếp được đem rang chín đến khi có màu vàng, mùi thơm dịu. Gạo thường được rang cùng với cát trong chảo gang to, trong khi rang phải giữ lửa đều và luôn tay đảo đều. Gạo rang xong đem trải ra nia cho nguội và xay thành bột khô.
Lạc nhân sau khi rang thì được giã vỡ đôi hoặc vỡ ba. Gừng được đem đồ rồi cắt lát thật nhỏ.
Mật mía được cho vào chảo thắng (đun cô đặc) đến khi nào mật sôi kỹ, giảm lửa, để mật sôi lăn tăn, đến độ cô nhất định. Sau đó, toàn bộ bột gạo, gạo rang, lạc, gừng được đổ nhanh vào chảo mật, quấy nhanh và đều tay. Hỗn hợp sau khi trộn kỹ thì được đổ lên mặt bàn hoặc mâm sạch và phẳng, có trải sẵn một lớp bột chống dính (là bột gạo nếp rang nghiền nhỏ). Chè Lam lúc này được lăn đều rồi vo thành từng cục to như trái bưởi sau đó đưa cối để giã tiếp. Sau khi được giã kỹ, chè Lam được đưa lên bàn lăn thành bánh tròn như bắp tay rồi để nguội tự nhiên. Sau đó, những bánh chè này được cho vào khuôn, rồi dùng con lăn bằng sắt lăn kín mặt khuôn và dùng dao hớt tạo mặt phẳng.
Thành phẩm:
Miếng chè Lam phủ Quảng thường có
độ dày
Chè Lam phủ Quảng có độ giòn thơm của gạo nếp, vị bùi của lạc, vị cay dịu của gừng, vị ngọt đậm của mật mía. Miếng chè Lam có màu nâu nhạt, có hoa trắng do lạc tạo nên.
Hiện nay, nghề thủ công truyền thống chè Lam Phủ Quảng vẫn được duy trì tại làng Cao Mật, xã Vĩnh Thành và một số hộ tại thị trấn Vĩnh Lộc.
2. Sâm Báo Vĩnh Hùng
Nói về Sâm Báo ở xã Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc, sách “Thanh Hóa Vĩnh Lộc huyện chí” của Lưu Công Đạo có viết: “Là sản vật hiếm ở các núi Biện Thượng, Hùng Lĩnh tục gọi là Báo Sâm, mùi vị ngọt, hơi chua, tính hơi hàn, tẩm nước gừng đem đồ với gạo nếp, xắt thành từng miếng nhỏ, thời tiết càng nóng uống càng tốt.
Sâm ở núi Báo (nên gọi là Sâm Báo) thuộc làng Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc có từ xa xưa. Hàng năm, mỗi độ xuân về, bà con xã Vĩnh Hùng rủ nhau lên núi tìm Sâm và đào Sâm. Sâm mọc riêng lẻ từng cây. Sâm đào được đem về rửa sạch, đưa lên Giếng Sôi ngâm độ 30 phút mới mang đi sao tẩm.
Giếng Sôi ở tận khe Chân Chó cách
làng
Ngâm nước Giếng Sôi đem về tiếp tục ngâm nước gạo nếp, đồ với gạo nếp đến khi nào sôi chín là được. Sâm đồ được thái lát mỏng đem phơi, sau đó tẩm nước gừng, sao qua bếp lửa, khi sao tẩm có tra thêm chút mật ong; bỏ vào lọ hoặc giấy gói kín, khi dùng pha nước uống như uống nước chè; thơm ngon, mát bổ. Ngoài ra có thể đem ngâm rượu uống làm cho con người khoan khoái, khỏe mạnh.
Sâm có rải rác trên núi Báo, núi Gạch Xây, núi Sóc Sơn, núi Dựng, núi Voi, núi Rùa…nhưng chỉ có Sâm ở núi Báo là tốt hơn cả, có lẽ là do chất đất và tinh túy của đất trời tạo cho Sâm Báo có giá trị thần dược như vậy. Chẳng những thế mà trong triều đại phong kiến đã nói về Sâm báo là: “ĐẠI VIỆT ĐỆ NHẤT DANH SÂM”.
3. Dê núi Vĩnh An
Dê núi Vĩnh An là tên gọi thông dụng của các món đặc sản ẩm thực được chế biến từ thịt dê sống ở miền núi đá vôi Vĩnh An như tái dê, lẩu dê, dê xào, dê nướng, dê hấp, dê hầm...
Tái dê: Thịt dê nhúng vào nước sôi cho chín tái, sau đó thái nhỏ, mỏng đều. Lấy vừng đã rang giã dập, sả thái nhỏ, lá chanh, gừng, ớt tươi thái nhỏ, nước chanh, gia vị cùng thịt dê tái đã thái, tất cả trộn đều là thành tái dê. Ăn tái dê phải kèm theo lá sung, chuối xanh, khế, lá mơ và không thể thiếu tương gừng để chấm. Thông thường có ba loại tái dê: Tái nhúng là cách thịt dê thái mỏng thành lát rồi nhúng vào nước đang sôi, ăn theo cách này thì thịt dê được dai hơn; Tái lăn là cách thịt dê thái mỏng rồi lăn qua chảo mỡ nóng. Loại này khi ăn có vị thơm và bùi béo; Tái vừng là thịt dê được thái mỏng lăn qua chảo mỡ nóng như cách làm trên, sau đó đưa ra bóp trộn kỹ với vừng hoặc lạc rang dập nhỏ cùng một số gia vị khác. Khi ăn cả ba món đều phải dùng tới nước chấm. Nước chấm phổ biến nhất là Tương bần. Ngoài ra, khi thưởng thức món tái dê, thực khách có thể ăn kèm một số gia vị như ớt, tỏi, sả, rau thơm... tùy theo khẩu vị từng người. Thông thường tại các nhà hàng, người ta gói tái dê trong lá sung hoặc bánh đa tráng mỏng, chấm tương bần, nên ăn vừa có vị bùi, vị chát, vừa thơm ngọt.
Các món ăn khác từ thịt dê: dê nướng, lườn dê xào lăn, dê tái chanh, dê hấp sả, dê xào sa tế, dê xào thập cẩm, ngọc dương xào xả ớt, dê bóp thấu, dê hấp cách thuỷ, chân móng dê hầm thuốc bắc…
Ngoài một số đặc sản kể trên, Vĩnh Lộc còn có nhiều đặc sản đã đi vào thơ ca như: Khoai bông chợ Bồng, Ổi Đa Bút, Táo Phương Giai, Cà Giáng, Dưa Don Vĩnh Yên…
Ai về nhớ Táo Phương Giai
Nhớ Ổi Đa Bút, nhớ Khoai chợ Bồng
Chịu trách nhiệm xuất bản
Vũ Thị Hương
TVHU – PBT – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện
Trưởng ban biên tập
Nguyễn Văn Tâm
HUV – Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét