XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Phương án sắp xếp doanh nghiệp thủy nông giai đoạn 2017-2020



PHƯƠNG ÁN
SẮP XẾP, ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017-2020

          Thực hiện điểm b khoản 4 điều 3 Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020; Văn bản số 1155/BKHĐT-PTDN ngày 16/2/2017 của Bộ kế hoạch và Đầu tư “Về phương án sắp xếp công ty thủy lợi, thủy nông”  Văn bản số 596/UBND-KT ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh Gia Lai “Về phương án sắp xếp công ty thủy lợi, thủy nông;
          Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai lập Phướng án “Sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp đến năm 2020” cụ thể như sau:

PHẦN I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2014-2016

1/Giới thiệu chung về công ty (Tên gọi; ngành nghề; lĩnh vực, địa bàn hoạt động)
+Tên Công ty: CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI GIA LAI
+Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai (tiền thân) là Công ty thủy nông Gia Lai-Kon Tum, được thành lập theo quyết định số 11/QĐ-UB-TC ngày 27/4/1983 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai-Kon Tum, năm 1996 chuyển sang hoạt động công ích, ngày 16/12/1999 được thành lập lại theo quyết định số 124/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Gia lai “V/v Đổi tên công ty Thuỷ nông Gia Lai thành công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai”, Ngày 17/11/2010 Chuyển đổi sở hữu công ty từ công ty nhà nước sang công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 theo Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.
+Chức năng, nhiệm vụ: Qui định tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Mã số doanh nghiệp: 5900182143, đăng ký lại lần thứ nhất do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 17/11/2010. Gồm:
-Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế khác.
-Xây dựng, sửa chữa, nâng cao, hoàn chỉnh công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
-Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công công trình thuỷ lợi cấp 3 trở xuống.
-Dịch vụ bán vé vào công trình đầu mối thuỷ lợi Ayun hạ tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo.
-Dịch vụ đưa khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ
-Dịch vụ đáp ứng các nhu cầu: gửi xe, nhiếp ảnh, câu cá, ăn uống của khách tham quan; Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản.
-Lập dự án và thực hiện các chương trình khuyến ngư, hướng dẫn phổ cập kỹ thuật, phương pháp sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh; Liên doanh, liên kết nuôi trồng thuỷ sản các hồ chứa do công ty quản lý.
-Dịch vụ Du lịch; Sản xuất kinh doanh mua bán điện.
+Trụ sở chính đóng tại: 97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
+Địa chỉ liên hệ: Ông Trương Vân, Chủ tịch Kiêm Giám đốc công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai-97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
+Điện thoại cố định: 0593821816-Di động: 0913408476
+Địa chỉ liên hệ (thư điện tử): ctyktcttlgl@gmail.com
+Hình thức pháp lý: Công ty TNHH một thành viên hoạt động công ích
+Cơ cấu và qui mô vốn: Vốn Điều lệ: 1.265.082.998.761đồng
+Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Nông nghiệp -Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
*Qúa trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai là doanh nghiệp nhà nước thành lập ngày 27/4/1983, năm 1996 chuyển sang hoạt động công ích, ngày 16/12/1999 được thành lập lại theo quyết định số 124/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Gia lai. Ngày 17/11/2010 chuyển đổi sở hữu hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 với tên mới là “Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai. Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, điều tiết được lũ lụt, giải quyết được vấn đề hạn hán, giữ rừng đầu nguồn, bảo vệ rừng đặc dụng, làm vệ tinh cho hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh và góp phần ổn định đời sống cho dân cư trong khu vực.
*Những thành tích quan trọng đã đạt được: Tính đến tháng 2 năm 2017 Công ty được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ 36 công trình thuỷ lợi loại vừa và lớn (gồm 12 hồ chứa, 21 đập dâng), 3 trạm bơm điện với tổng năng lực thiết kế là 30.586 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho trên 28.000 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp. Mặc dù gặp không ít khó khăn do hoạt động trên một địa bàn trải rộng và chịu sự tác động trực tiếp của thiên nhiên, nắng mưa, bão lũ, nhưng trong những năm qua, tập thể CBCNV của Công ty đã đoàn kết, nỗ lực để tìm ra biện pháp quản lý, chỉ đạo sản xuất hợp lý; tăng cường công tác bảo vệ công trình; phân cấp, phân quyền cụ thể cho cơ sở; áp dụng cơ chế khoán quỹ lương, khoán chi phí từng phần cho đơn vị sản xuất… Nhờ đó, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ tưới tiêu và đáp ứng được yêu cầu dùng nước của nông nghiệp, công nghiệp, các thành phần kinh tế dùng nước và dân sinh trên địa bàn. Bên cạnh hoạt động công ích, công ty cũng hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh bổ sung như: sản xuất điện, thủy sản, du lịch, xây dựng thủy lợi, tư vấn thiết kế xây dựng thủy lợi.

2/ Đặc điểm hoạt động:
        2.1-Nguồn vốn từ NSNN đầu tư ban đầu cho hệ thống thủy lợi công ty quản lý và chi phí bảo dưỡng sửa chữa công trình hàng năm:
        Vốn, tài sản của công ty hình thành trên cơ sở giá trị các công trình thuỷ lợi nhà nước giao cho công ty quản lý, tại thời điểm chuyển đổi vốn điều lệ của công ty là 1.265 tỷ đồng, năm 2014 vốn và tài sản của công ty là 1.527,21tỷ đồng; Các chỉ tiêu tài chính được giao 15 khoản mục theo thông tư liên tịch số 11/2009/TT-BTC từ năm 2010 trở về trước công ty tự cân đối thu chi, đảm bảo hoạt động bình thường (Riêng trích hai quỹ khen thưởng và phúc lợi theo qui định và nâng cấp công trình được UBND tỉnh cân đối cấp bù), công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình hàng năm được công ty đặc biệt quan tâm, chi phí cho sửa chữa bảo dưỡng hàng năm công ty thực hiện từ 14-17% doanh thu thủy lợi phí. Từ khi chuyển đổi sở hữu (17/11/2010) thực hiện hợp đồng đặt hàng (2011-2012), thực hiện chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao 2013 đến nay Ngoài chỉ tiêu sửa chữa công trình hàng năm 15% doanh thu công ty tự cân đối thu chi đảm bảo hoạt động bình thường (Riêng 2 tháng lương trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi của công ty được UBND tỉnh cân đối và cấp bù khi hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao)
        2.2-Tình hình cấp bù thủy lợi phí: Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ về chính sách cấp bù thủy lợi phí cho dân đã giải quyết kịp thời kinh phí cho công ty để chi cho hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đồng thời giảm bớt gánh nặng về khoản đóng góp của các hộ dân sản xuất nông nghiệp có dùng nước từ công trình thủy lợi; chính sách miễn thủy lợi phí làm cho diện tích dùng nước thủy lợi tăng thêm đặc biệt là diện tích phải bơm tưới vùng cao, vùng xa hệ thống thủy lợi (trước đây bỏ hoang), chính sách này cũng kích thích người dân khai hoang xây dựng thêm đồng ruộng mở rộng thêm diện tích tưới cho công ty; Mức thu thủy lợi phí các đối tượng không miễn và giá trị thủy lợi phí được nhà nước cấp bù phù hợp với giá cả vật tư, hàng hóa và chế độ tiền lương hiện hành do vậy công ty có tiền thêm để duy tu, sửa chữa và bảo dưỡng công trình, bảo đảm đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho thủy điện, công nghiệp, sinh hoạt và dân sinh; Tiền lương nhờ đó được trả đầy đủ và kịp thời hàng tháng cho người lao động trong công ty; Tuy nhiên đến nay không còn phù hợp do biến động tăng về giá nguyên, nhiên, vật liệu và tiền lương tối thiểu, kinh phí không đảm bảo chi cho sửa chữa công trình hàng năm;
        2.3-Tổng kết, đánh giá hiện trạng chung về quy mô, địa bàn hoạt động, đất đai, nguồn doanh thu, các khoản mục chi phí cơ bản, định mức chi phí lao động và tình hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi:
        2.3.1-Về Quy mô: quản lý, khai thác và bảo vệ 36 công trình thuỷ lợi loại vừa và lớn (gồm 12 hồ chứa, 21 đập dâng), 3 trạm bơm điện với tổng năng lực thiết kế là 30.586 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho trên 28.000 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp;
        2.3.2- Địa bàn hoạt động: 11 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai (Trong đó có 2 công trình liên huyện: Hồ chứa thủy lợi Biển Hồ và Hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ, một công trình liên tỉnh: Hồ Ia Mơr nhận bàn giao quản lý trong năm 2017, còn các công trình khác đều nằm trong 1 huyện, hoặc 1 xã)
        2.3.3-Về đất đai: Công ty hiện đang quản lý diện tích chiếm đất của 36 công trình thuỷ lợi trên địa bàn toàn tỉnh, chính thức được UBND tỉnh giao đất có 5 công trình (Ayun Hạ, Biển Hồ, Hồ Chư Prông, Hồ Ia M’Lah, Hồ Ia Ring). Các công trình còn lại chưa được giao đất bảo vệ công trình cũng như cắm mốc chỉ giới theo qui định tại điều 25 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001.
      Từ nhiều năm nay công ty nhận bàn giao quản lý các nhà quản lý công trình được xây dựng trên hệ thống các công trình thuỷ lợi trên địa bàn toàn tỉnh, với tổng số nhà là 42 nhà, mới được giao đất và thuê đất 5 nhà (Văn phòng công ty, văn phòng xí nghiệp đầu mối kênh chính, văn phòng xí nghiệp Chư Prông và xí nghiệp Chư Sê, văn phòng 2 Ayun Hạ) còn lại 37 nhà chưa được giao (hoặc thuê đất), diện tích ước tính: 71.934m2
        2.3.4- Về Định mức chi phí lao động
        Từ 2003-2015 Công ty thực hiện định biên lao động theo quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Gia lai “Ban hành tạm thời về việc áp dụng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi” Với mức tiêu hao lao động cho một đơn vị tưới tiêu là 6,403công/ha (qui đổi ra diện tích lúa);
        Từ năm 2016 Công ty thực hiện định biên lao động tính theo định mức lao động ban hành tại Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 của UBND tỉnh Gia Lai "Ban hành định mức lao động và định mức chi phí quản lý doanh nghiệp đối với công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai" và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi theo quy định của nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;  Với mức tiêu hao lao động cho một đơn vị tưới tiêu là 4,709công/ha (qui đổi ra diện tích lúa); Tổng lao động theo định mức 388 người, công ty sử dụng thực tế 299 người;
        2.3.5- Về vốn, tài sản và nguồn vốn (các chỉ tiêu đã được giao, mức độ hoàn thành, nguyên nhân)
        Nguồn vốn công ty được nhà nước giao quản lý và sử dụng đảm bảo hiệu quả. không để xảy ra thất thoát, mất vốn, nguồn vốn luôn luôn được bảo toàn; Sản lượng sản xuất sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp là cấp nước tưới cho cây trồng được tính bằng ha diện tích cấp nước tưới cho cây trồng và giá trị cấp nước năm sau luôn cao hơn năm trước; Chi phí hoạt động của doanh nghiệp được cân đối từ nguồn thu, doanh thu phục thuộc vào mức thu do nhà nước quy định theo từng thời kỳ; Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ đảm bảo đúng theo quy định của nhà nước; Trong năm lượng tiền mặt mà doanh nghiệp tạo ra đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính của doanh nghiệp và thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn.

3/ Đánh giá tình hình tổ chức hoạt động khai thác công trình thủy lợi, kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm 2014-2015-2016
3.1- Về thực trạng tổ chức, bộ máy quản lý khai thác công trình của đơn vị (cơ cấu tổ chức bộ máy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, công tác tổ chức chỉ đạo điều hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý; các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ; các ưu khuyết điểm)
* Về cơ cấu tổ chức bộ máy
        Trước chuyển đổi sở hữu (ngày 17/11/2010) thực hiện theo phương án tổ chức và hoạt động được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định số 79/1999/QĐ-UB ngày 08 tháng 9 năm 1999. Công ty xây dựng mô hình tổ chức trực tuyến xen lẫn chức năng thực thi nhiệm vụ: Quản lý khai thác và bảo vệ 29 công trình thủy lợi (10 hồ chứa, 17 đập dâng và 02 trạm bơm điện), làm chủ đầu tư sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao hoàn chỉnh các công trình thuỷ lợi Công ty quản lý, kinh doanh XDCB, dịch vụ du lịch, tư vấn thiết kế, sản xuất kinh doanh cá giống và liên doanh và liên kết nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa công ty quản lý. Công ty thực hiện định biên lao động theo quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Gia lai “Ban hành tạm thời về việc áp dụng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi” Với mức tiêu hao lao động cho một đơn vị tưới tiêu là 6,403công/ha (qui đổi ra diện tích lúa);
        Sau khi chuyển đổi sở hữu công ty từ ngày 17/11/2010 đến nay công cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty thực hiện theo đề án chuyển đổi công ty từ công ty nhà nước thành công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai; Thực hiện định biên lao động theo quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Gia lai “Ban hành tạm thời về việc áp dụng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi” Từ năm 2016 trở lại đây Công ty thực hiện định biên lao động tính theo định mức lao động ban hành tại Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 của UBND tỉnh Gia Lai “Ban hành định mức lao động và định mức chi phí quản lý doanh nghiệp đối với công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai” và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi theo quy định của nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
        Thực thi nhiệm vụ: Quản lý khai thác và bảo vệ 36 công trình thủy lợi (12 hồ chứa, 21 đập dâng và 03 trạm bơm điện) với tổng năng lực thiết kế là 30.586 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho trên 28.000 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp (có danh mục công trình thủy lợi và tông số kỹ thuật 36 công trình đính kèm), Cụ thể:
-Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc.
(Trong đó: 01 Phó Giám đốc phụ trách công trình liên huyện Ayunhạ và công trình Hồ chứa Ia M’Lah-Krông Pa, 01 phó giám đốc phụ trách Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tây Trường Sơn, 01 phó giám đốc phụ trách Phòng Quản lý nước, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật và hoạt động Khai thác tổng hợp công trình thủy lợi)
*Bộ máy giúp việc:
-Phòng Quản lý nước và CTTL
-Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
-Phòng Hành chính
-Phòng Tài vụ - Nhân sự
-Phòng Dự án
*Về phương thức hoạt động:
a) Công ty: Hoạt động theo đề án chuyển đổi sở hữu công ty và điều lệ tổ chức và hoạt động được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.
b) Các đơn vị trực thuộc (XN, đội) hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do Giám đốc Công ty ban hành, Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc, trạm, đội kinh doanh độc lập hạch toán riêng và trực tiếp với Công ty.
* Công tác tổ chức chỉ đạo điều hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý
Tổ chức theo mô hình trực tuyến và chức năng đan xen
+Nghiệp vụ chuyên môn tuân thủ mô hình chức năng
+Nghiệp vụ phát sinh điều hành theo mô hình Giám đốc điều hành trực tiếp.
+Các đơn vị trực thuộc nhận chỉ tiêu kế hoạch từ giám đốc công ty, hạch toán tập trung tại công ty.
+Các tổ chức chính trị trong công ty cũng tuân thủ theo mô hình sinh hoạt tập trung tại công ty.
* Các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ công trình
1-Xí nghiệp Thủy nông Đầu mối-Kênh chính Ayun Hạ
2-Xí nghiệp Thủy nông Phú Thiện
3-Xí nghiệp Thủy nông Kênh Nam-Bắc Ayun Hạ
4-Xí nghiệp Thủy nông Ia M’Lah
5-Xí nghiệp thuỷ nông Chư Păh – Ia Grai
6-Xí nghiệp Thủy nông Pleiku-Mang Yang
7-Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh
8-Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông
* Các ưu khuyết điểm
+Ưu điểm: Hoàn thành nhiệm vụ tưới tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh theo kế hoạch được giao. Xử lý sự cố công trình tập trung, cân đối được tiềm năng, nguồn lực, chi phí sửa chữa giữa các đơn vị trực thuộc trong toàn công ty
+Khuyết điểm: Cước phí đi lại giữa công ty và các cơ sở cao dẫn đến làm tăng chi phí quản lý

3.2- Về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao 3 năm 2014, 2015. 2016 và ước thực hiện năm 2017
TT
CH TIÊU
ĐVT
2014
2015
2016
ƯTH
2017
1
Vn Điu l
Trđ
1.527.210
1.527.210
1.527.210
2.286.756
2
Din tích tưới thanh lý HĐ
Ha
27.287
27.754
28.283
28.537
3
Đầu tư đổi mi thiết b CN
Trđ
1.000
1.500
2.000
2.000
4
Doanh thu
Trđ
32.746
32.953
34.511
35.305

+Qun lý khai thác (TLP)
Trđ
31.966
32.103
33.155
34.305

+Kinh doanh, khác
Trđ
780
850
1.356
1.000
5
Li nhun
Trđ
1.887
2.190
1.684
-
6
S lao động
Ng
298
299
298
299
7
Thu nhp B.quân/người/tháng
Trđ
5,4
5,8
6,108
6,20
8
Np đủ NS nhà nước (không n)
Trđ
478
720
890
Nộp đủ
9
BHXH, BHYT, BHTN (Np đủ)
%
22%
22%
22%
22%
10
Công tác Phúc li, XH-T thin
Trđ
46
50
52
100
11
Các sáng kiến ci tiến k thut
SK

1

1
12
Cải tiến,Áp dng tiến b KH-KT
AD
57
52
74
75
13
Gía tr làm li ca (11)
Tỷ đ
0
0,7
0
100
14
Hot động đảm bo môi trường
ĐB
ĐB
ĐB
ĐB
ĐB
15
Thc hin an toàn VSLĐ
AT
AT
AT
AT
AT
+Hiện nay vôn chủ sở hữu của công ty là 2.286.756.635.228 đồng, công ty đang làm tờ trình xin điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng vốn chủ sở hữu và phê duyệt điều lệ công ty theo quy định của Chính Phủ;
+Nguồn thu thủy lợi phí (TLP) các đối tượng không được miễn thủy lợi phí trong phần doanh thu quản lý khai thác hàng năm của công ty chiếm tỷ trọng khoảng 14,1% (2014), 13,6%(2015), 16,28%(2016) tuy nhiên nguồn thu này không ổn định và rất bấp bênh phụ thuộc vào nguồn nước, thời tiết và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dùng nước trả thủy lợi phí; Nguồn thu chính của công ty chủ yếu là giá trị thủy lợi phí được miễn và được nhà nước cấp bù hàng năm;
*Chi tiết kết quả hoạt động 3 năm 2014-2016 (theo phụ lục đính kèm)
3.3- Về hiện trạng công trình, máy móc thiết bị và công tác tu sửa, bảo vệ (nhiệm vụ được giao, mức độ hoàn thành, nguyên nhân)
+Các công trình thi công từ sau ngày giải phóng đến trước năm 1985 hiện nay đã già cỗi, xuống cấp, chưa được cấp đất quản lý bảo vệ, chỉ giới thường bị dân và các thành phần kinh tế xâm lấn, cần được đầu tư nâng cấp, cấp đất để nâng cao hiệu quả phục vụ và bảo vệ công trình.
+Máy móc thiết bị các công trình cũ đã lạc hậu, lỗi thời, thiếu kinh phí đầu tư mua sắm mới.
+Công tác tu sửa, bảo vệ công trình được công ty ưu tiên quan tâm từ nhiều năm nay, công trình thuỷ lợi công ty quản lý 15 năm liên tục đảm bảo an toàn nhưng do kinh phí tu sửa hạn hẹp nên không thể đảm bảo tuổi thọ lâu dài theo qui định của Pháp luật.
3.4 – Đánh giá các cơ chế, chính sách nhà nước qui định đối với hoạt động của công ty (công tác triển khai, vận dụng cụ thể các chính sách vào hoạt động của công ty)
Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai là công ty THHH 100% vốn nhà nước, hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty được chủ Sở hữu là UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt. Trong quá trình hoạt động công ty đã thực hiện tốt và đầy đủ các cơ chế, chính sách của nhà nước qui định đối với hoạt động của công ty như:
+Cơ chế đặt hàng QLKT công trình thủy lợi thực hiện năm 2011-2012 và giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm 2013 đến nay;
+Cơ chế khoán quỹ lương và trả lương khoán theo hiệu quả công tác.
+Chính sách miễn thủy lợi phí theo nghị định 115/2008/NĐ-CP, Nghị định 67/2012/NĐ-CP
+Chính sách BHXH, BHYT, BHTN, thai sản,…
+Chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng trong đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi
+Chính sách khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh bổ sung của công ty như: XDCB, Tư vấn xây dựng, thủy sản, du lịch, sản xuất điện.
+Quy định của Pháp luật hiện hành đối với hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của công ty như: Lập hồ sơ đề nghị ngành tài nguyên và môi trường cấp phép sử dụng nước mặt 12 hồ chứa công ty quản lý; Cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình lòng hồ và kênh mương, Lập quy trình bảo trì, quy trình điều tiết công trình hồ chứa, Kiểm định an toàn đập, Lập phướng án bảo vệ công trình, Phương án phòng lũ hạ du đập, Phương án phòng chống lụt bão; Do thiếu kinh phí phải đề nghị Trung ương hỗ trợ nên đến đầu năm 2017 công ty mới chỉ thực hiện được cắm mốc chỉ giới lòng hồ Ia Ring, Lập xong quy trình bảo trì Hồ IaM’Lah và hồ Plei Pai, Lập quy trình điều tiết 5 hồ (Ayun Hạ, Ia H’Rung, Ia M’Lah, Ia Ring và Plei Pai); Thực hiện kiểm định an toàn đập được 5 hồ đập (Ayun Hạ, Hà ra Nam, Ia M’Lah, Chư Prông và Plei Pai), Lập phương án phòng chống lụt bão công ty thực hiệp lập đều đặn cho các hồ và tự phê duyệt hàng năm; Số còn lại công ty chờ kinh phí trung ương hỗ trợ khoảng 26,8 tỷ đồng và sẽ thực hiện hoàn chỉnh trong các năm tiếp theo;

PHẦN II
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỔ PHẦN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

1/ Đánh giá tính khả thi của việc cổ phhần hóa:
1.1- Thuận lợi:
+Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao hàng năm;
+Khai thác tối đa năng lực tưới của các công trình thủy lợi do công ty quản lý (28.537ha thực tưới/30.586 ha thiết kế); Phục vụ tưới đủ nước theo hợp đồng và thực hiện giảm đến mức tối đa diện tích ngập úng và hạn hán hàng năm;
+Quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi an toàn không để xảy ra sự cố hư hỏng lớn.
+Thực hiện tiết kiệm chi tiêu để tự cân đối tài chính hàng năm, thực hiện tăng chi phí bảo dưỡng để giảm chi phí sửa chữa thường xuyên công trình;
+Thực hiện kinh doanh bổ sung thủy sản, du lịch có lãi và giảm kinh doanh XDCB, tư vấn thiết kế, sản xuất mua bán điện theo nghị quyết 11/CP;
+Tăng cường khai thác tổng hợp cấp nước thủy điện, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt tăng doanh thu tiền nước mỗi năm;
1.2- Khó khăn:
+Công tác đầu tư cho an toàn hồ, đập do thiếu vốn từ ngân sách Nhà nước nên triển khai chậm; Kinh phí sửa chữa thường xuyên hàng năm còn thiếu so với định mức, nhưng chưa được nhà nước hỗ trợ cấp bù;
+Công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ cho nâng cấp, nâng cao công trình thủy lợi có sự phối hợp của các địa phương còn triển khai chậm;
+Hành lang chỉ giới bảo vệ công trình 70% (số công trình) chưa được cắm mốc, giao đất nên đôi lúc, đôi khi công trình vẫn bị xâm hại và xảy ra tranh chấp;
+Thiếu kinh phí thuê đơn vị tư vấn xây dựng định mức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Kinh phí Lập quy trình bảo trì, kiểm định an toàn đập, quy trình vận hành điều tiết, cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình, lập phương án phòng lũ hạ du đập, phương án bảo vệ, phương án phòng chống lụt bão;
+Vốn chủ sở hữu quá lớn 2.286,756 tỷ đồng; Nếu thực hiện cổ phần hóa nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (theo quyết định 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ) từ 51%-65% thì vốn cổ phần còn lại từ 35% đến 49% (800,36 tỷ đến 1.120,5tỷ đồng) quá lớn dân và doanh nghiệp không đủ tiền mua cổ phần;
+Hoạt động công ích không vì mục đích lợi nhuận nên các tổ chức, cá nhân sẽ không có ai đầu tư mua cổ phần trong lĩnh vực thủy lợi, thủy nông;
+Khi cổ phần hóa chắc chắn Nhà nước sẽ bỏ chính sách miễn thủy lợi phí, doanh nghiệp cổ phần phải trực tiếp đi thu thủy lợi phí trong khi đối tượng phải thu là dân nghèo, đồng bào dân tộc địa phương vùng sâu, vùng xa nên cũng không khả thi;

1.3- Tính khả thi khi cổ phần hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy lợi, thủy nông:
        Căn cứ vào thực trạng, đặc điểm và những thuận lợi khó khăn nêu ở phần trên, nhận thấy phương án cổ phần hóa doanh nghiệp thủy lợi, thủy nông không có khả năng thực hiện;
1.4- Đề xuất cơ chế, chính sách, lộ trình và các điều kiện cần thiết để thực hiện cổ phần hóa thành công doanh nghiệp thủy lợi, thủy nông;
Để công tác cổ phần hóa công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai thành công cần phải có các điều kiện sau:
*Về cơ chế chính sách:
+Tỷ trọng nắm giữ cổ phần chi phối của nhà nước ít nhất phải đạt từ 90-95%
+Quyền đại diện chủ sở hữu điều hành doanh nghiệp phải là người có cổ phần lớn nhất;
+Nguồn lực đất đai nhà nước phải giao đất cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới kêu gọi vốn chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thêm kênh mương, nâng cấp công trình hồ chứa,…khai thác dịch vụ tổng hợp kinh doanh có lãi trong khi thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ nông nghiệp là hoạt động công ích không vì mục đích lợi nhuận;
+Cơ chế chính sách đầu tư của nhà nước và chủ đầu tư Công ty cổ phần phải hợp lý, phải chú trọng đầu tư xây dựng mới, đầu tư công trình đầu mối song song với  đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống. Công trình thủy lợi đầu tư phải khai thác hết năng lực thiết kế.
*Về lộ trình:
Đề xuất:  Giai đoạn 2017-2020: Sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động
               Giai đoạn 2021-2025: Thực hiện xã hội hóa công tác thủy lợi thủy nông (Công ty nắm giữ công trình đầu mối, kênh chính lớn, còn lại từ kênh cấp 1 đến kênh chính nhỏ, đến mặt ruộng giao cho các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý (kèm theo giao công trình và giao đất cho các tổ chức này);
              Giai đoạn 2026-2030: Thực hiện cổ phần hóa nhà nước nắm cổ phần chi phối lớn;
*Về điều kiện khác: Phải công khai, minh bạch, tất cả các cá nhân và các thành phần kinh tế đều được tham gia, có chính sách giải quyết lao động dôi dư hợp lý;

1.5-Đề xuất chọn phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp thủy nông nếu không thực hiện được cổ phần hóa:
        Công ty chọn phương án: “Sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động theo công trình và mô hình quản lý toàn tỉnh 1 công ty đang áp dụng hiện nay;

PHẦN III
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG  TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI GIA LAI GIAI ĐOẠN 2017-2020

       Trong những năm vừa qua Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai đã tổ chức sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển bền vững nhờ sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của UBND Tỉnh gia Lai, sự hỗ trợ tạo điều kiện giúp đỡ của các Bộ, Sở, Ban ngành và chính quyền địa phương các cấp; Bên cạnh với bộ máy đã được sắp xếp, đổi mới tinh gọn và sự nỗ lực của Ban Giám đốc và CBCNV Công ty đã thực sự trưởng thành.
      Với tính ưu việt của mô hình chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước đã nâng lên một bước trình độ quản lý của lãnh đạo công ty, do vậy năm 2017 đến 2020 công ty đề nghị giữ nguyên mô hinh này và cũng mong muốn sự tiếp tục giúp đỡ của UBND Tỉnh, các Sở Ban ngành và chính quyền địa phương các câp trong toàn tỉnh Gia Lai.

I/ Các giải pháp về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động trong năm 2017 đến năm 2020.
a/Về sắp xếp :
      +Tổ chức mô hình công ty duy trì mô hình 1 công ty trực thuộc tỉnh, nhận quản lý công trình hồ chứa huyện, thị thành phố bàn giao từ 1 triệu m3 nước trở lên (Gồm có 4 hồ: Hồ Ia Déh huyện Krông Pa, hồ C5 huyện Đức Cơ, Hồ Ia Muar huyện Chư Prông, Hồ Plei Tô kon huyện K’Bang với tổng diện tích tưới theo thiết kế của 4 hồ là 1080ha);
      +Sắp xếp lại tổ chức nhân sự và bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ các xí nghiệp trực thuộc: Phòng Tổng hợp các xí nghiệp chỉ định biên 02 người, 1 trưởng phòng (phụ trách kỹ thuật-kế hoạch-quản lý nước-quản lý công trình,...) và 1 nhân viên (kế toán kiêm tạp vụ, thống kê); Riêng xí nghiệp đầu mối kênh chính Ayun Hạ bố trí thêm tổ quan trắc (04 người) trực thuộc phòng tổng hợp xí nghiệp;
      +Sắp xếp nhân sự (việc làm): Từ 2017-2020 ổn định lao động trong toàn công ty ở mức 300 người, khi có người nghỉ hưu hoặc nhận bàn giao quản lý công trình mới thì điều chuyển nhân sự nội bộ không tuyển thêm lao động;
b/Về đổi mới :
      +Chuyển dịch mạnh mẽ đối tượng phục vụ của công ty từ phục vụ tưới tiêu đơn thuần cho cây trồng nông nghiệp sang phục vụ đa mục tiêu, ưu tiên cao phục vụ thủy sản, du lịch, cấp nước công nghiệp và sinh hoạt;
      +Đổi mới phương pháp phòng chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và thời tiết cực đoan bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với nâng cao năng lực phòng chống của cộng đồng; Chủ động ứng phó với biến động bất thường của thời tiết và tăng cường quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường;
      +Thực hiện giao khoán chi phí bảo dưỡng công trình (giao kế hoạch) cho từng xí nghiệp (căn cứ khối lượng và dự toán được phê duyệt) xí nghiệp tổ chức thực hiện nghiệm thu và thanh toán theo tháng hoặc theo vụ;
     +Tiếp tục thực hiện nâng cao tự chủ thêm so với năm 2016 một số chỉ tiêu tự chủ điều hành và tự chịu trách nhiệm vật chất cho Phó Giám đốc công ty, Giám đốc xí nghiệp thuỷ nông trực thuộc.
     +Thực hiện và áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước ở tất cả các công trình công ty quản lý;
c/Về phát triển:
      +Nhận quản lý khai thác thêm công trình liên tỉnh Ia Mơr và chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Plei Thơ Ga huyện Chư Pưh;
      +Đẩy mạnh công tác cấp nước thủy điện, thủy sản, sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho các loại cây trồng mới giá trị kinh tế cao nhằm tăng thêm doanh thu tiền nước cho công ty.
      +Thành lập xí nghiệp thủy nông Ia Mơr nhận bàn giao quản lý công trình Ia Mơr (nếu được tỉnh giao) nhân sự lấy từ xí nghiệp thủy nông Chư Prông và các xí nghiệp khác thuộc công ty (không tuyển mới); Giai đoạn đầu khi chưa có diện tích tưới chưa có doanh thu kiến nghị bộ máy chuẩn bị sản xuất của công trình này hưởng lương từ Ban Thủy lợi 8-Bộ nông nghiệp và PTNT;     
      +Tiếp tục tạo điều kiện để các thành phần kinh tế (tổ chức, cá nhân, hộ gia đình) khai thác du lịch, nước sinh hoạt, cấp nước công nghiệp, chăn nuôi vịt trời, gia súc ở tất cả các hồ chứa công ty quản lý để tăng thêm doanh thu tiền nước về cho công ty;
      +Tích cực tìm đối tác liên doanh, liên kết nuôi trồng và khai thác thủy sản các hồ chứa Chư Prông, Hoàng Ân, Ia Grai, Hà Ra Bắc, Hà Ra Nam, Ia Hrung, PleiPai , Ia Mơr;
      +Xin chủ trương của Tỉnh đưa Hồ Ia Mơr vào đấu thầu nuôi trồng và khai thác thủy sản ngay từ khi mới nhận bàn giao; Làm thủ tục cấp đất cho thuê đất 37 nhà quản lý công trình 91.934m2
d/Về nâng cao hiệu quả hoạt động:
        + Tiếp tục thực hiện đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi hiện có: Nâng cấp hệ thống kênh mương, công trình trên kênh, đầu tư xây dựng mới hệ thống kênh mương, trạm bơm để tăng tỷ lệ diện tích cấp nước so với diện tích thiết kế;
        + Đầu tư các hạng mục công trình để nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ có thu nhập như: Cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ và các loại hình sản xuất nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, tăng nguồn thu cho công ty giảm bớt bao cấp từ ngân sách nhà nước, tạo động lực nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi;
       + Ưu tiên đầu tư các trang thiết bị, công nghệ để nâng cao năng lực dự báo hạn, mưa lũ, úng ngập trong hệ thống, nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống;
      + Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống công trình thủy lợi: chuyển đổi căn bản cơ chế hoạt động của công tác quản lý khai thác từ cơ chế giao chỉ tiêu kế hoạch sang cơ chế đấu thầu quản lý khai thác, khuyến khích mở rộng các hoạt động cung cấp dịch vụ có thu, ưu tiên cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao; áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh;
      + Thực hiện phương án chống hạn bền vững ở tất cả các công trình công ty quản lý: Tưới sớm vụ đông xuân; tưới muộn cho vụ mùa; Dùng nước trữ thừa ở công trình hồ chứa bổ sung nước thiếu cho các công trình đập dâng;
       TÓM LẠI: Với cách thức quản lý mới (sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động) sẽ tạo bước chuyển biến trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Công ty đang quản lý; Cụ thể chính bản thân phương án sẽ tạo ra sức cạnh tranh trong các đơn vị trực thuộc, bảo đảm được tính công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế giữa hộ dùng nước, tổ chức hợp tác dùng nước trong hệ thống và doanh nghiệp, HTX tham gia khai thác nguồn lợi tổng hợp từ công trình thủy lợi:
        Nâng cao tính cạnh tranh: Đòi hỏi các xí nghiệp trực thuộc phải không ngừng đổi mới, củng cố và phát triển để nâng cao năng lực của xí nghiệp (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và các điều kiện khác) để sản xuất, cung ứng dịch vụ tưới tiêu, cấp nước có chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất, đáp ứng nhu cầu khó tính của người dùng nước trong cơ chế thị trường hiện nay.
        Bảo đảm tính công bằng: Nhà nước tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho Công ty và các doanh nghiệp thuc các thành phần kinh tế, các tổ chức, hợp tác xã dùng nước. Như vậy sẽ huy động được các nguồn lực của xã hội và phù hợp với chủ trương mở cửa thị trường, hội nhập và phát triển.
        Nâng cao tính minh bạch: Công ty Đổi mới phương thức hoạt động cung ứng dịch vụ tưới tiêu cấp nước trong giai đoạn mới là nhằm minh bạch các hoạt động quản lý, tài chính; là cơ sở pháp lý kiểm tra, kiểm soát các khoản cấp phát, thanh toán, nhờ đó sẽ xoá bỏ được cơ chế xin cho hiện nay.
        Nâng cao hiệu quả kinh tế: Thông qua phương thức đầu thầu cho phép nhiều đơn vị cùng thực hiện khai thác tổng hợp nguồn lợi có từ côngtrình thủy lợi sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh, chắc chắn sẽ chọn lựa được đơn vị tốt nhất, với mức chi phí hợp lý nhất. Cơ chế đó sẽ tạo ra tính năng động sáng tạo, nhờ gắn quyền lợi với trách nhiệm nhờ đó tạo ra động lực để phát triển mới cho công ty.

PHẦN IV
KIẾN NGHỊ

Một số kiến nghị với Nhà nước, tỉnh, các ngành liên quan và chính quyền địa phương.
     +Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị với Chính phủ nghiên cứu sửa đổi đơn giá thủy lợi phí theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP vì hiện nay không còn phù hợp; Mức thu thủy lợi phí hàng năm cần được điều chỉnh tương ứng mức tăng tiền lương nhà nước quy định và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, nhằm bảo đảm kinh phí chi trả lương, đóng nộp bảo hiểm các loại cho người lao động, sửa chữa công trình theo định mức quy định và chi hoạt động quản lý khai thác khác;
      +UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT có chủ trương cho phép công ty tổ chức đấu thầu nuôi trồng thủy sản hồ Ia Mơr trong thời hạn 15 năm; Chỉ đạo UBND huyện Chư Sê thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Hồ Ayun Hạ và UBND huyện Chư Prông thành lập hợp tác xã, hoặc tổ hợp tác thủy sản ký hợp đồng thuê mặt nước hồ Plei Pai và trả thủy lợi phí cho công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
       +Chính quyền địa phương 11 huyện thị nơi có công trình thủy lợi của Công ty đứng chân có biện pháp phối hợp bảo vệ công trình, chỉ đạo, huy động dân, các thành phần kinh tế tổ chức quản lý vùng bán ngập, nuôi trồng và khai thác thủy sản hồ chứa, khai hoang diện tích trong khu tưới các công trình công ty quản lý có diện tích tưới đang còn thấp so với thiết kế hoặc các công trình công ty mới nhận bàn giao để tăng diện tích tưới cho công ty và diện tích hưởng lợi cho nhân dân.

Nơi gửi:                                               GIÁM ĐỐC CÔNG TY
-UBND tỉnh (Báo cáo)
-Sở Kế hoạch và Đầu tư
-Kiểm soát viên (Để biết)
-Lưu VT-KH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét