XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Vĩnh Lộc Quê hương Tôi

 
1. Điều kiện tự nhiên:
Huyện Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá 45 Km về phía Tây- Bắc theo quốc lộ 45, cách thị xã Bỉm Sơn 40 km về phía Tây theo quốc lộ 217.
- Có toạ độ địa lý từ 19057’- 20008’vĩ độ Bắc
- Có toạ độ địa lý từ 105033’- 105046’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía Nam giáp huyện Yên Định, phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ, phía Đông là huyện Hà Trung.
Có diện tích tự nhiên 157,58 Km2, dân số trung bình 88.200 người (năm 2006); mật độ dân số 559 người/km2; có hai dân tộc là Kinh và Mường; có các tôn giáo: Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Khí hậu thời tiết: Là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa Hạ khí hậu nóng ẩm và có chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Mùa Đông khô hanh có sương giá, sương muối. Xen kẽ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp: Giữa Hạ sang Đông là mùa Thu ngắn thường có bão lụt. Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ rệt thường có mưa phùn.
Nhiệt độ không khí trung bình là 23,40c. Từ tháng 5 đến 9 nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C, cá biệt có những thời điểm nhiệt độ trên 400C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1600 -1700 mm, hàng năm có khoảng 137 ngày có mưa, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 xấp xỉ 400 mm, thấp nhất là tháng 01 dưới 20 mm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm là 86%. Mùa Đông, những ngày khô hanh heo độ ẩm xuống thấp dưới 50% (thường xảy ra vào tháng 12). Cuối Đông sang Xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 89%.
2. Tài nguyên thiên nhiên.
a) Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất đai dang quản lý và sử dụng là 15.758,80 ha.
Trong đó:
     - Đất nông nghiệp: 8353,10 ha.
Gồm đất sản xất nông nghiệp: 6640,02 ha
- Đất Lâm nghiệp: 1553,73 ha
Trong đó đất rừng sản xuất: 325 ha
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 159,35 ha
- Đất phi nông nghiệp: 3668,87 ha
- Đất chưa sử dụng: 3736,81 ha.
b) Tài nguyên rừng:
Toàn huyện có 5467 ha đất đồi núi chiếm 34,74% diền tích tự nhiên; Rừng của Vĩnh Lộc chủ yếu là rừng trồng, không có rừng tự nhiên. Năm 2006 đất có rừng trồng sản xuất là 1.207 ha chiếm 22% diện tích đồi núi của huyện, trong đó đất rừng sản xuất 325 ha, rừng phòng hộ 217 ha.
c) Tài nguyên khoáng sản:
Vĩnh Lộc có các khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dụng gồm: Đá vôi và đá ốp lát.
- Mỏ đá vôi Vĩnh Ninh có trữ lượng 22 triệu tấn có thể làm nguyên liệu sản xuất xi măng và sử dụng vào công nghệ luyện kim.
- Mỏ đá ốp lát núi Bền Vĩnh Minh, đá có các màu xám, trắng, vân may, xám đen, có trữ lượng 2 triệu m3, phục vụ cho chế biến đá xuất khẩu. Ngoài ra còn có các mỏ đá nhỏ nằm rải rác ở các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Yên,Vĩnh Thịnh,...
- Mỏ sét: Làm xi măng tại Vĩnh Thịnh có trữ lượng 780.000m3
- Mỏ sét Bãi Trời - Vĩnh Hưng có trữ lượng 7,8 triệu tấn, công dụng làm gạch, ngói nung.
d) Tài nguyên nước:
Huyện Vĩnh Lộc có 2 con sông: Sông Mã và sông Bưởi đây là nguồn nước ngọt dồi dào cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân ngoài ra nguồn nước ngầm trong lòng đất đã và đang cung cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước sạch (cung cấp nước cho 2 địa phương: Thị trấn và xã Vĩnh Thành) và cung cấp cho hàng ngàn giếng khơi, giếng khoan phục vụ sinh hoạt trong nhân dân.
3. Nguồn nhân lực:
a) Dân số:
Đến 31/12/2008 là 89.796 người, trong đó năm 43.623 người; nữ 46.173 người.
b) Lao động: Lao động trong độ tuổi: 51.404 người. Trong đó lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp: 32.792; lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ: 2.347 người; lao động là cán bộ, công chức, viên chức: 2403 người.
4. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
a) Giao thông vận tải: Hiện nay toàn huyện có gần 1000 km đường bộ các loại. Trong đó có:
                 + Quốc lộ 45 từ cầu Kiểu - Vĩnh Ninh đi qua các xã: Vĩnh Thành - Thị trấn Vĩnh Lộc - Vĩnh Tiến - Vĩnh Long - đi huyện Thạch Thành đoạn này dài 12,5 km.
                + Quốc lộ 217: Từ quốc lộ 1A qua Hà Trung, qua các xã Vĩnh Thịnh - Vĩnh Minh - Vĩnh Tân -Vĩnh Hùng - Vĩnh Hoà - Thị trấn Vĩnh Lộc - Vĩnh Tiến - Vĩnh Long -Vĩnh Quang - qua Eo Lê sang huyện Cẩm Thuỷ đoạn chạy qua huyện dài 25 km ngoài 2 tuyến quốc lộ, trên địa bàn có tỉnh lộ 5, đoạn chạy qua huyện dài 5 km (Vĩnh Hùng - Dốc Cuội - Thạch Thành)
                + Hệ thống giao thông liên xã, liên thôn cũng được mở mang, toàn huyện có 285 km đường xe cơ giới đi được và đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá.
                - Đường thuỷ: Giao thông thuỷ trên địa bàn huyện được duy trì và phát triển, huyện có 2 tuyến sông: Sông Bưởi và Sông Mã tạo cho huyện có mạng giao thông thuỷ bộ khá hoàn chỉnh. Các cầu lớn nhỏ trên các tuyến giao thông đã được xây dựng và hoàn thành, phá thế ốc đảo, tạo thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế - xã hội, cải thiện bộ mặt nông thôn.
b) Hệ thống điện:
Hiện nay trên địa bàn huyện được cấp điện từ 3 tuyến:
+ Tuyến 35 KV từ trạm 110 kv Yên Phong - Yên Định theo lộ 376 qua các xã Vĩnh Ninh - Trạm trung gian núi Đún xã Vĩnh Thành đi xã Vĩnh Long và đi huyện Thạch Thành cung cấp điện cho 12 xã và thị trấn.
+ Tuyến 10 kv từ trạm trung gian thị trấn Quán Lào - Yên Định qua xã Định Tân vượt sông Mã cấp điện cho các xã: Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An.
+ Tuyến 35 KV mới xây dựng năm 2003 theo lộ 375 từ trạm 110 kv Hà Ninh (Hà Trung) đi Vĩnh Thịnh - Vĩnh Hùng - Vĩnh Thành khép mạch vòng với lộ 376 của trạm 110 kv Yên phong - Yên Định tại xã Vĩnh Thành.
Tổng đường dây các cấp điện áp 35 kv – 10 - 0,6 kv là 180 km tổng số các trạm biến áp là 70 trạm, trong đó 1 trạm trung gian 35 kv dung lượng 2 x 2500 KVA, gần 70 trạm tiêu thụ, tổng dung lượng gần 11.000 KVA.
c) Hệ thống bưu chính, viễn thông:
Huyện Vĩnh Lộc có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông gồm:
- Viễn thông Vĩnh Lộc thuộc VNPT cung cấp các dịch vụ: Internet, điện thoại cố định, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động …
- Viễn thông quân đội (Vietteltelecom): Cung cấp các dịch vụ: internet, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động.
- Viễn thông điện lực (EVN telecom): Internet, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động…
- S telecom: Điện thoại di động
1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính thuộc VNPT.
 - Huyện có 16 bưu điện văn hoá xã thuộc bưu điện Vĩnh Lộc và Viễn thông Vĩnh Lộc
d) Hệ thống cung cấp nước:

Huyện có trạm bơm Yên Tôn xã Vĩnh Yên là công trình đầu mối lớn của huyện với năng lực thiết kế: 2800 ha. Nhiệm vụ chủ yếu là là tưới vùng phía Tây sông Bưởi. Ngoài trạm bơm Yên Tôn trên địa bàn huyện còn được bố trí các trạm bơm Vĩnh Hùng, trên 30 trạm bơm khác phục vụ tưới, đưa tổng năng lực tưới bằng bơm toàn huyện là 7900 ha.





















































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét