Thành nhà Hồ được xây vào cuối
thế kỷ 14 còn gọi là động An Tôn tọa lạc ở làng Tây Giai, huyện Cẩm Thủy (Thanh
Hóa) trên cuộc đất có thế phong thủy “còn non” mà các nhà nghiên cứu địa lý xem
tựa như “con rồng đang cuộn mình nhưng chưa đủ sức bay lên”…
Nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật năm
nay đã hơn 80 tuổi, có ngót nửa thế kỷ tìm hiểu và khai quật khảo cổ học, đã
dày công nghiên cứu về thành nhà Hồ và phong thủy của thành này trong hơn 40
năm qua. Dưới đây là nội dung của buổi tiếp cận và hỏi chuyện cụ Đỗ Đình Truật
về cuộc đất thành Hồ nói trên.
– Thưa ông, thành nhà Hồ ra đời trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
Thành nhà Hồ có diện tích gần 1.000.000m2,
xây bằng đá “cự thạch” nghĩa là loại “đá lớn” nặng từ nửa tấn đến 4 – 5 tấn. Thành có 4 cổng: Đông, Tây , Nam ,
Bắc và đều có lầu để quan sát. Đại môn thành là cửa mở vào chính Đông Nam . Cửa thành
gồm có 3 hình cong, rộng 12m, cao hơn 3m. Ở trên có lầu, có hỏa hồi, có cờ
hiệu, có các viên quan túc trực thành. Ngôi thành xây bằng đá lớn như vậy là
một di sản văn hóa thành lũy cổ hiếm có của Việt Nam và cả Đông Nam Á nữa.
Về hoàn cảnh ra đời của thành nhà
Hồ, còn gọi thành Tây Giai, trước hết ai cũng biết chủ nhân của ngôi cổ thành
nầy là vua Hồ Quý Ly. Ông là phò mã của nhà Trần, đã được Trần Nghệ Tông giao
việc nhiếp chính, vì lúc này nhà vua đã già, trong nước suy yếu, bên ngoài giặc
Minh dòm ngó toan xâm lược Việt Nam.
Lúc ấy, sứ giả nhà Minh liên tục
đến Thăng Long yêu sách hết việc này đến việc khác, như thúc ép vua tôi nhà
Trần phải cung cấp lương thực, dân phu, gái đẹp, kể cả phải cung cấp thầy chùa,
sư sãi, đến sừng tê, ngà voi, chim trĩ và bao nhiêu cũng không vừa lòng chúng.
Đứng trước tình thế đó Hồ Quý Ly biết rằng đường nào cũng phải đánh giặc Minh,
nên quyết định canh tân đất nước, mà việc đầu tiên là phải xây dựng thành Tây
Giai tại động An Tôn để thủ hiểm.
Vì vùng này nhiều núi non hang
động cách xa Thăng Long hơn một ngày đi ngựa, nằm sau lưng dãy núi Hòa Bình,
đường đi lại hiểm trở. Thành xây trong vòng 3 năm thì hoàn thành (1397 – 1400)
do Hồ Hán Thương phụ trách và Đỗ Tĩnh làm kiến trúc sư kiêm việc định hướng địa
lý và chọn thế phong thủy để thực hiện.
– Vậy quan điểm phong thủy của Đỗ
Tĩnh như thế nào về cuộc đất của thành nhà Hồ?
Quan điểm của Đỗ Tĩnh có khác với
Hồ Hán Thương – con ruột của Hồ Quý Ly. Đỗ Tĩnh là người trực tiếp trông coi
công việc xây thành có hỏi Hồ Hán Thương rằng: “Cuộc đất ở động An Tôn còn non,
tôi xem xây thành thì sự nghiệp không được bền vững, có thể tìm nơi khác
không?”. Hồ Hán Thương đáp: “Tôi cũng biết điều đó, nhưng việc quá gấp vì nếu
ta chậm trễ mà giặc Minh kéo đến sớm, ta biết chạy ẩn núp ở đâu? Hiện nay tiềm
lực ta chưa đủ mạnh để bảo đảm phòng vệ được Thăng Long khỏi cuộc tấn công của
giặc”.
Nghe vậy Đỗ Tĩnh ngậm ngùi than:
“Rồng ở vực sâu khó bay cao?/ Sông phù, núi khuyết biết làm sao?/ Sông cứ hướng
đông mà chảy mãi / Núi ngoảnh về sau tỏ phụ phàng / Không duyên khó gặp Thiên
địa hội / Trời đã biểu vậy, biết làm sao”. Tạm dịch và dẫn giải: “Sông cứ hướng
đông mà chảy mãi, nghĩa là dòng sông Mã mà hợp lưu với sông Chu, nếu gặp nhau sớm ở đoạn trên
huyện Cẩm Thủy chứ không chảy mãi một mình về hướng Đông thì tốt quá không việc
gì phải bàn. Đằng này sự hợp giang đó muộn quá (còn non) cho nên cơ hội tốt mất
đi – đó là cái nghĩa sông phù (âm phù) theo thuyết phong thủy”.
Còn “Núi khuyết” nghĩa là: núi ở
động An Tôn không tách ra về phía bên kia sông ở bên huyện Thiệu Dương như núi
tròn núi trĩnh, thì núi bên phía đông An Tôn không khuyết – nghĩa là được dương
trợ. Hai nghĩa này trong học thuyết phong thủy coi một cuộc đất nào có âm phù
dương trợ là đất đắc địa.
Vậy nên sông cứ hướng Đông mà
chảy mãi, núi cứ hướng Nam
mà ngoảnh nhìn… có nghĩa là cả sông lẫn núi mạch khí trái ngược nhau, do đó
sinh ra cái họa sau này mà Đỗ Tĩnh ám chỉ là quẻ “Thiên địa bỉ”.
– Quẻ Thiên địa bỉ liên quan gì
đến cuộc đất xây thành của Hồ Quý Ly?
Quẻ Thiên địa bỉ nghĩa là 3 gạch
dương ở trên ≡ là quẻ càn với 3 gạch âm ở dưới là quẻ khôn ≡ ≡
vậy ta đem để quẻ càn ở trên, quẻ khôn ở dưới là:
≡ càn trên
≡ ≡ khôn dưới
Thành ra quẻ Thiên địa bỉ, nghĩa
của quẻ là khí trời cứ đi lên, khí đất cứ đi xuống, hai khí âm và dương không
gặp nhau, nên là bỉ là xấu, không có gì phát triển được của vạn vật. Vì thế, ám
chỉ cuộc đất xây thành không có duyên hội ngộ của trời đất là vậy! Một điểm
khác về địa mộc, là ngôi thành nhà Hồ tọa lạc trên địa vực cả hai dòng sông:
sông Chu và sông Mã.
Nhưng cửa Đồ Sơn mở ra biển thì
lại quá hẹp, quá cạn, không đáp ứng cho địa cuộc thông thoáng và sinh khí quanh
thành! Điểm này Quách Phát đã nói “Người to mà cuống họng nhỏ thì làm sao nói
là một cơ thể tốt được”.
Điểm qua bấy nhiêu ta thấy rõ
ràng là phong thủy ở thành Tây Giai “còn non” và nhiều mạch khí phát triển
không tốt. “Đất có mà khí ít” chính là vùng nầy, muốn xây dựng cơ đồ, xây thành
lớn phải chờ một thời gian lâu nữa (già) mới phát triển, như Hoàng Phúc tướng
nhà Minh đã nói: “Có thể vùng đất miền trong (ám chỉ miền trung nước ta hiện
nay) qua thiên niên kỷ III thì phát triển mà Bắc triều ta (Trung Quốc) khó
khống chế”.
– Hoàng Phúc là người cũng từng
mưu trấn yểm các cuộc đất tốt của nước ta vào thế kỷ 15?
Đúng vậy, Hoàng Phúc là tướng nhà
Minh sau khi xâm lược nước ta đã quyết tâm đi yểm trừ khí sông núi khắp nơi
trong đó có vùng Thanh Hóa. Đặt chân đến khu vực thành Hồ, Hoàng Phúc bảo rằng
ở ven biển của vùng nầy có nhiều huyệt đạo tốt, ý Phúc muốn chỉ vùng đất từ Nga
Sơn đến Vinh cần phải yểm nốt.
Nhưng không may cho Phúc chưa làm
được mưu thâm độc đó thì bị Lê Lợi bắt sống, phải chịu phục mạng và xếp khăn
gói về nước. Trở lại chuyện phong thủy thành nhà Hồ, ở đây ta lại gặp cụm từ
“vì đất còn non, nên thành Tây Giai chỉ tồn tại có 7 năm” sao lại trùng hợp với
thuyết về cuộc đất “con sư tử còn ngủ ở sông Côn” (Bình Định) nơi anh em nhà Nguyễn
Nhạc khởi binh…
Ngôi thành nhà Hồ tọa lạc trên
địa vực cả hai dòng sông: sông Chu và sông Mã.
Nhưng cửa (Hới) Sầm Sơn mở ra biển thì lại quá hẹp, quá cạn. “Người to mà cuống họng
nhỏ thì làm sao nói là một cơ thể tốt được”.
Theo Duyên Dáng Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét