XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Thủy sản Hồ Ayun Hạ

1/Sơ lược về lịch sử công trình Công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ bắt đầu thi công từ năm 1986 kết hợp với khai hoang xây dựng đồng ruộng, chính thức khởi công xây dựng năm 1990, chặn dòng sông Ayun năm 1994, từ tháng 12/1993 UBND Tỉnh Gia lai giao công trình cho công ty thuỷ nông Gia Lai (Nay là công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai) quản lý (theo quyết định số 1165/QĐ-UB ngày 21/12/1993 của UBND tỉnh Gia lai) 
2/ Mô tả một số thông số kỹ thuật và đặc điểm của công trình: Hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ (xã Ayunhạ, huyện Phú Thiện) là công trình cấp 3 (nhóm A), được khởi công xây dựng từ năm 1990, chặn dòng (sông Ayun) năm 1994, có dung tích hữu ích 253 triệu m3 nước, dung tích ứng với mực nước gia cường 401,7 triệu m3, diện tích lưu vực 1.670 km2, diện tích mặt hồ (mực nước dâng bình thường) :3.700 ha, Diện tích ứng với mực nước gia cường 3.983ha, diện tích ứng với mực nước chết 1.080 ha (ngập vĩnh viễn), vùng ngập dài ngày 2.620 ha, ngập tạm thời 1.880ha, bán ngập 370 ha, vành đai vùng ngập lụt dài khoảng 21 km, Đập đất dài 366 m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m, cao trình đỉnh đập 211, cao trình khu tưới bình quân 160, cống lấy nước (3mx3,5m) bê tông cốt thép dài 113m, cao trình đáy cống 195, lưu lượng nước qua cống bình quân 23,4m3/s, năng lực tưới theo thiết kế 13.500ha, cống thuỷ điện Q= 23,4 m3/s, công suất nhà máy 2.700kwh, Tràn xả lũ 3 cửa cung BxH = 6m x 5m, QMax= 1.267 m3/s, cao trình ngưỡng tràn 199, cột nước cao 9,92m. Hệ thống kênh: Kênh chính dài 14,458km, năng lực tải nước 23,4m3/s , kênh chính Nam dài 18,565km, năng lực tải nước14,8m3/s, kênh chính Bắc dài 14,8 km, năng lực tải nước 8,8m3/s, trên 80,7 km kênh cấp 1, 150km kênh cấp 2, hàng trăm km kênh cấp dưới và hàng ngàn công trình trên kênh trải dài và tưới phủ khắp địa bàn ba huyện, thị (Phú Thiện, Ia pa & thị xã Auynpa). Vị trí công trình: Nằm trong toạ độ 12o56’59” – 12o57’60” vĩ độ Bắc, 107o27’20”- 107o28’00” kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính 6 xã thuộc 3 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Đắc đoa đồng thời là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Lòng hồ Ayunhạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường sơn và bán Tây Trường sơn.  
3/ Nhiệm vụ của công trình: Cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong khu tưới của công trình thuộc địa bàn huyện Ayunpa (cũ) từ sau ngày chặn dòng năm 1994, năm 1996 UBND tỉnh giao mặt nước hồ cho Trạm nghiên cứu thực nghiệm và dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Sở Nông nghiệp và PTNT Gia lai quản lý, ký hợp đồng cho xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung thuê mặt nước hồ nuôi trồng thuỷ sản với giá 50.000.000đ /năm. Từ năm 2001 Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai tổ chức khai thác đa mục tiêu tiềm năng sẵn có từ công trình đem lại hiệu quả kinh tế cao (Du lịch, thuỷ điện, thuỷ sản, cấp nuớc Công, Nông nghiệp, sinh hoạt,…)
4/Một số hạn chế: +Do Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dụng công trình không thiết kế hệ thống tiêu riêng mà thiết kế tiêu theo kiểu tự tiêu tràn từ ruộng này qua ruộng khác và đổ ra sông Ayun nên việc tiêu nước mặt của cả hệ thống công trình vẫn còn nhiều hạn chế. +Một số diện tích tưới tự chảy nằm trong khu tưới ghi trong luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, qua nhiều năm Chính quyền địa phương chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng làm giảm diện tích tưới.
5/ Hiệu quả của công trình. Chỉ sau hơn 15 năm quản lý khai thác, công trình thủy lợi Ayun Hạ đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt cho đồng bào các dân tộc và cư dân kinh tế mới thuộc 2 huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayunpa nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung: Công trình đã vận hành ổn định và nâng cao đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần cho cư dân, tạo thành một vùng nông thôn trù phú, giàu đẹp và đã trở thành vựa lúa lớn nhất Tây Nguyên.
6. Hiệu quả cụ thể tính đến năm 2009 Hồ chứa Ayunhạ ngoài việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trên địa bàn ba huyện, thị (Phú thiện, Ia pa, và thị xã Ayunpa) xấp xỉ 13.500ha lúa nước 2 vụ, công trình còn Cấp nước phát điện công suất 3.000 kw/h đạt sản lượng 21 triệu kw/năm, tương ứng doanh thu cho ngành điện:12 tỷ đồng/năm mang lại doanh thu tiền nước cho công ty hàng năm 1.044 triệu đồng. Cấp nước công nghiệp mía đường: Trên 400.000 m3/năm, Thuỷ lợi phí thu được: 225 triệu đồng/năm. Cấp nước nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích 3.700 ha mặt nước, sản lượng đạt trên 250 tấn cá/năm chưa kể 1 trại cá giống của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung nằm ở thượng lưu hồ (30ha), 1 trại cá giống của công ty (4,6ha), 3 trại cá giống tư nhân và trên 1.500 ao cá của nhân dân trong khu tưới của công trình, bảo vệ an toàn tuyệt đối lòng hồ và vùng bán ngập ven hồ, tiền nước thu được từ hợp đồng cho thuê hồ 73 triệu đồng/năm ngoài ra còn tiết kiệm chi phí bảo vệ hồ chứa trên 400 triệu đồng mỗi năm. Cấp nước sinh hoạt cho Nhà máy nước thị xã Ayunpa:10 triệu đồng/tháng mang lại doanh thu tiền nước cho công ty 100 triệu đồng/năm. Liên kết khai thác trục vớt các cây gỗ chết trong lòng hồ Ayunhạ: sản lượng theo hợp đồng liên kết đã ký 300m3/năm đem lại doanh thu 10% giá trị hợp đồng cho công ty. Dịch vụ du thuyền trên hồ (đưa khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ bằng tàu du lịch, dạo chơi dưới nước bằng đạp thiên nga và tổ chức kéo dù rớt nước bằng thuyền cao tốc): Doanh thu ước tính đạt hàng trăm triệu đồng/năm, mỗi năm có tới 30 ngàn lượt khách trong và ngoài nước ra vào khu đầu mối công trình tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo trong hồ và ven hồ, hàng ngàn lượt khách đi du thuyền thăm quan thắng cảnh lòng hồ và thưởng thức sinh thái rừng tự nhiên quanh hồ. Khai thác du lịch sinh thái: Hiện nay công ty đang cùng với Sở Thương Mại và Du lịch, công ty Dịch vụ du lịch Gia lai và các doanh nghiệp Du lịch của thành phố Hồ Chí Minh khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng hồ Ayunhạ thành điểm du lịch sinh thái, vui chơi, giải trí với giá trị đầu tư trên 60 tỷ đồng (Gồm 6km đường giao thông từ quốc lộ 25 gần chân đèo Chư sê băng rừng, núi đi thẳng vào lòng hồ, 01 làng du lịch gồm nhà nghỉ, trò chơi, nhà hàng, khách sạn qui hoạch khoảng 10 ha ven mép nước, 30 ha rừng tự nhiên có cải tạo lại phục vụ du khách đi voi thưởng thức thắng cảnh, non nước Tây nguyên, 01 bến cảng lớn phục vụ du thuyền, nhà hàng nổi di động. Trên mặt nước 3.700ha tổ chức các trò chơi cảm giác mạnh như du thuyền, đua thuyền, lướt ván, câu cá chạy…..Trong tương lai không xa Ayunhạ sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong tuor du lịch Hồ Chí Minh – Tây nguyên – Huế – Hà nội – Hồ chí Minh. Khai thác thuỷ năng Kênh chính Ayunhạ: Cuối năm 2009 và năm 2010 công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai (đơn vị quản lý hồ) sẽ tổ chức thi công nhà máy thuỷ điện Kênh Bắc Ayunhạ (dùng nước từ hồ Ayunhạ) với tổng công suất lắp máy 900kwh, doanh thu tiền điện ước đạt 4 tỷ đồng/năm, doanh thu thuỷ tiền nước xấp xỉ 400 triệu đồng/năm. Tóm lại trong các năm đơn vị quản lý hồ thực hiện giải pháp “Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ đạt hiệu quả kinh tế cao” tiền nước, tiền chi phí bảo vệ tiết kiệm được và doanh thu kinh doanh dịch vụ công ty tự tổ chức ở công trình Ayunhạ bình quân mỗi năm thu được trên 1 tỷ đồng đủ trang trải cho hoạt động cho xí nghiệp Đầu Mối- Kênh chính, đảm bảo kinh phí tu sửa, bảo vệ công trình đầu mối và lòng hồ không cần dùng đến cũng như trông chờ vào nguồn thuỷ lợi phí của công ty thu từ các Trạm QLKT hệ thống hoặc từ nguồn ngân sách Nhà nước..




   




   

1 nhận xét:

  1. Ông Trần Anh Kiệt chủ doanh nghiệp tư nhân Nuôi trồng thủy sản miền Trung Nhà Trang-Khánh Hòa ký hợp đồng NTTS Hồ Ayun Hạ với Trạm nghiên cứu và thực nghiệm NTTS thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lai 15 năm 1996-2010; Go giải thể Trạm thực nghiệm chuyển hợp đồng về Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai từ 2002-2010; UBND tỉnh Gia Lai không cho ký tiếp, Công ty Khai thác trực tiếp nuôi từ 2011-2014 để cho dân đánh bắt thoải mái từ 2015

    Trả lờiXóa