Các tài
liệu chép về phong thủy ngôi huyệt đế vương nhà Trần có đề cập tới một con sông
bí ẩn. Tương truyền rằng, vì đào con sông này mà long mạch nơi đây bị phạm, dẫn
đến sự sụp đổ của nhà Trần.
Hiện
nay, có ý kiến tranh cãi rằng, con sông này là do Hồ Quý Ly thực hiện để phá
long mạch. Một ý kiến nữa lại cho rằng, việc này là do thầy phong thủy trả thù.
Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?
Cổng lớn
đi vào khu lăng mộ các vua Trần ngày nay
Đi tìm
con sông làm đứt mạch đế vương
Con sông
bí ẩn trên được nhắc đến trong sách Công Dư Tiệp Ký tiền biên của cụ Vũ Phương
Đề. Sách chép rằng, khi thầy phong thủy đặt đất cho nhà Trần xong, thầy phong
thủy làm một bản giao ước với Trần Hấp hứa hẹn với nhau rằng, nếu sau này nhà
Trần được nước thì con cháu thầy phong thủy sẽ đời đời được hưởng phúc ấm.
Tuy
nhiên, sợ sau này nhà Trần đối xử không tốt với con cháu mình nên thầy phong
thủy đã làm hai bản sấm thư để lại cho con cháu và dặn: “Nếu sau này họ Trần
vẫn đối đãi tử tế, thì bảo thực cho họ cách tiếp nối long mạch để nhà Trần tiếp
tục thống trị thiên hạ. Nếu họ bội ước thì cứ theo sấm thư mà làm như vậy”. Sau
khi căn dặn con cháu như vậy, thầy phong thủy tiếp tục căn dặn Trần Hấp rằng:
“Tôi đã để lại một phép, có thể làm cho nhà ông trị vì được lâu dài hơn. Phép
ấy là gì, sau này có biến thì hãy cử người đến gặp con cháu tôi. Bí quyết tôi
đã để lại sẵn và lúc ấy sẽ bảo nhà ông cho biết”.
Sau mấy
chục năm được ngôi huyệt đế vương đó, nhà Trần quả nhiên được nước từ nhà Lý.
Vua Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) nhường ngôi cho Trần Cảnh. Đối
chiếu với câu sấm “Phấn đại dương giao chiếu/Liên hoa, dĩ sắc đắc thiên hạ” thì
quả là nhà Trần được nước nhờ người con gái đẹp, tài sắc. Nhà Trần nhớ ơn tới
công lao của thầy phong thủy năm nào nên đối xử với con cháu họ rất hậu. Những
đời vua đầu, con cháu thầy phong thủy được cấp đất, chu cấp tiền và cho làm
quan. Tuy nhiên, càng về sau thì các vua Trần càng thờ ơ, đối xử lạnh nhạt với
con cháu thầy phong thủy nên khiến họ phật lòng. Thực tế, nhà Trần càng về sau
càng suy nên đã cho người đến xin bản sấm thư mà thầy phong thủy xưa để lại.
Vua Trần
xem sấm thư thấy nói: “Ngôi mộ phát tích ở Thái Đường nay sắp hết thịnh, cần
phải khơi thông thủy đạo thì mới giữ được lâu dài”. Vua Trần tin lời nói ấy,
bèn chiểu theo họa đồ ở sấm thư đào một thủy đạo từ sông Cái (tức sông Hồng) xã
Phú Xuân (không rõ ngày nay thuộc xã nào ở Hưng Hà) đi vào, quanh đến xã Thái
Đường. Không ngờ đào đứt long mạch, họ Trần suy rồi bị Hồ Quý Ly thoán đoạt.
Hiện nay, danh tính con sông này không còn ai biết tới. Tuy nhiên, ở Thái Đường
hiện nay vẫn tồn tại một con sông có tên là sông Thái Sư. Tương truyền rằng,
con sông này được đào vào thời cuối nhà Trần và do thái sư Hồ Quý Ly thực hiện.
Ông Cao
Thanh Bốn – Phó trưởng ban quản lý khu di tích đền Trần kể rằng: “Thái Đường
hiện nay quả có con sông tên là Thái Sư. Con sông này được đào từ rất lâu rồi.
Tương truyền nó được đào bởi thái sư Hồ Quý Ly vào cuối đời Trần. Mục đích đào
con sông này là để trị thủy, phục vụ tưới tiêu cho người dân trong vùng chứ
không nghe thấy bảo là làm đứt long mạch. Tuy nhiên, nếu tra thời gian đào sông
và năm nhà Trần bị diệt thì khoảng cách không lớn”.
Ông Bốn
cũng cho biết: “Con sông Thái Sư ngày nay được bắt nguồn từ xã Tân Lễ, huyện
Hưng Hà, chạy vòng qua khu tông miếu nhà Trần và đổ ra cửa sông gần đó”. Cứ xét
theo lời miêu tả của ông Bốn thì con sông này có điểm tương đồng khá lớn với
con sông làm đứt long mạch trong truyền thuyết. Tuy nhiên, hiện nay chưa có đủ
cứ liệu để chứng minh con sông trong truyền thuyết chính là con sông Thái Sư
ngày nay.
Đây chỉ
là một giả thuyết
Chia sẻ
thêm về vấn đề này, chuyên gia phong thủy Phạm Cương – cho biết: “Phong thủy là
khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống như hướng
gió, mạch khí, mạch nước, cấu trúc sông núi… nên khi một trong những yếu tố này
thay đổi sẽ ảnh hưởng ít nhiều cục diện phong thủy của cả một khu vực. Khoa học
phong thủy về phong âm phần cho rằng, người chết có ảnh hưởng tới dòng họ, tới
con cháu còn sống trên dương gian. Với kinh nghiệm của tôi điều đó có cơ sở.
Còn chuyện phát phúc đến đâu, phát đế vương hay phát công hầu, khanh tướng thì
việc đó cần phải bàn thêm”.
Cũng
theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương thì sự phát đạt của một dòng tộc, vương
triều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố phong thủy. “Trong phong
thủy còn có câu “tiên tích đức hậu tầm long”. Tức là một dòng họ muốn kết phát
thì trước nhất phải lấy đức làm đầu, sau đó mới tính tới chuyện tìm phong thủy.
Nếu dòng họ có đức độ thì mới phát huy hết được yếu tố cát lành của huyệt mộ
phát kết. Còn khi mạt phúc, hết đức thì huyệt tốt cũng như không.
Chuyên
gia Phong thủy Phạm Cương
Cứ theo
câu chuyện ở trên, thì ngôi mả phát đế vương ban đầu dành cho Nguyễn Cố nhưng
người cuối cùng được huyêt tốt lại là Trần Hấp. Thế mới biết, đức của dòng họ
Trần thật lớn vậy. Nếu cứ đặt một giả thiết là Nguyễn Cố được ngôi mả đó, nhưng
nếu không có phúc thì kiểu gì ngôi mả đó cũng bị xâm phạm, dần dần mà kém đi
thôi”, chuyên gia Phạm Cương cho biết thêm.
Theo
nhiều chuyên gia về phong thủy thì những ngôi huyệt phát đế vương bao giờ cũng
là ngôi huyệt kết hợp được tất cả những gì tinh túy nhất, tuyệt vời nhất và
trường hợp như vậy cũng phải hàng trăm năm mới có một lần. Bởi vậy, những mảnh
đất phát đế vương thường là do khí thiêng sông núi hun đúc tạo nên khí sắc
thanh tú, mượt mà. Chính vì thế mà ngôi huyệt quý này được nhắc tới không chỉ ở
dã sử mà còn trong chính sử nữa.
Trong
khi đó, TS Trần Thuận – Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
TPHCM lại cho biết: “Việc sụp đổ của một triều đại không thể chỉ do một yếu tố
đơn lẻ. Cho đến giờ, những nguyên nhân khiến cho nhà Trần sụp đổ cũng được rất
nhiều công trình nghiên cứu lịch sử giải thích, phân tích. Điều này là quá hiển
nhiên rồi. Tuy nhiên, nghi vấn nhà Trần do đào sông mà làm mất vượng khí cũng
chỉ là một giả thuyết trong dân gian, không có chứng cứ xác thực về lịch sử.
Dẫu vậy, nó cũng là một giả thuyết mà đến nay, chưa ai chứng minh được nó là
bịa đặt.
Thực
chất, mỗi vương triều xuất hiện trong dòng chảy lịch sử và thay thế vương triều
trước đó vì nó có những điểm tiến bộ hơn, phù hợp với sự phát triển của lịch
sử. Nhà Trần hình thành và sụp đổ cũng không nằm ngoài nguyên nhân đó. Vì thế,
bảo nhà Trần sụp đổ là do đứt long mạch thì tôi cho rằng không thực tế và chỉ
mang tính giai thoại mà thôi”.
TS. Trần
Thuận còn cho rằng, phong thủy là một bộ phận trong văn hóa người Việt và dùng
nó để giải thích thịnh suy của một dòng họ là lẽ thường. Không chỉ có riêng nhà
Trần mà còn rất nhiều những vương triều, dòng họ khác trong dòng chảy lịch sử
mấy nghìn năm của dân tộc cũng đều lấy phong thủy ra làm nguyên nhân thất bại
của mình. Đây được coi là một nguyên nhân trong nhiều nguyên nhân khiến cho một
triều đại suy tàn và diệt vong. Tuy nhiên, đừng nên coi đó là nguyên nhân chính
mà chỉ nên xem xét nó như một cách lý giải mang đậm màu sắc huyền thoại hơn là
dựa vào đó như một cứ liệu lịch sử.
Đứt long
mạch thường được dùng để lý giải sự sụp đổ của một vương triều
Chuyên
gia phong thủy Nguyễn Cung Hà cho biết thêm: “Sự sụp đổ của một vương triều bên
cạnh những nguyên nhân lịch sử cụ thể thì thường được lý giải ở phương diện tâm
linh. Trong đó, phổ biến nhất là chuyện động long mạch hoặc bị phá long mạch.
Tuy nhiên, theo tôi thì đó chỉ là thêu dệt về sau này, khi mà vương triều đó đã
sụp đổ rồi. Nó mang tính tổng kết về khoa học tâm linh hơn là những giá trị
chúng ta có thể tin vào.
Theo Lao
động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét