XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Công chúa Phụng Dương


Công chúa Phụng Dương phu nhân Thái sư Trần Quang Khải con ai?
      Nhiều nhà nghiên cứu do cẩu thả đã nhầm lẫn chức tước của Trần Nhật Hiệu với Trần Thủ Độ, nên đã viết Trần Quang Khải lấy công chúa Phụng Dương là lấy cô làm vợ. Có lẽ người đầu tiên phạm sai lầm chết người này là hai tác giả sách "Các triều đại Việt Nam" Quỳnh Cư và Đỗ Quốc Hùng.
      Bài phản biện này là căn cứ theo Văn bia "Phụng Dương công chúa thần đạo bi minh tỉnh tự" tức là Văn bia thờ công chúa Phụng Dương được dựng tại mộ bà ở thôn Cao Đài xã Mỹ Thành huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định, là thái ấp của Thái sư Trần Quang Khải chồng bà. Bia được dựng năm 1293 tức là sau khi bà mất hai năm. Văn bia do Thái bảo Đinh Củng Viên (không phải Lê Củng Viên) soạn theo yêu cầu của Thái sư Trần Quang Khải và con trai trưởng của hai người là Văn Túc Vương Trần Đạo Tái
      (Đinh Củng Viên mất năm 1294, vua Anh Tông tôn trọng không cho gọi tên: Toàn thư BK QVI, tờ 3a)
      Văn bia cho biết cha của Công chúa Phụng Dương là TƯƠNG QUỐC THÁI SƯ.
      Vậy Tướng quốc Thái sư là ai?
      Thưa rằng Tướng quốc Thái sư là Trần Nhật Hiệu (Đại Việt sử ký toàn thư, tr.37, tập 1). em vua Thái Tông Trần Cảnh chứ không phải Trần Thủ Độ.
      Chức tước của Trần Thủ Độ là THỐNG QUỐC THÁI SƯ (Đại Việt sử ký toàn thư, tr.7, tr.14, tr.17, tập 1).
      Trần Cảnh và Trần Nhật Hiệu là anh em ruột. Con trai Trần Cảnh lấy con gái Trần Nhật Hiệu là anh em con chú con bác lấy nhau, tức là hôn phối đồng hàng chứ không phải hôn phối trèo hàng tức loạn hôn
.     Chỉ vì cẩu thả khi tra cứu mà hậu thế đã bôi nhọ danh dự của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và công chúa Phụng Dương. Thiết nghĩ kẻ nào đã dù vô tình hay hữu ý xướng xuất điều sai trái đó cần phải đính chính lại cho đúng. Sai lầm chết người này đã được Sỏ Văn hoá thông tin tỉnh Nam Định chép lại khi biên soạn tập tài liệu Thân thế sự nghiệp thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải để phân phát cho khách thập phương đến thăm đền thờ Ngài và lăng mộ công chúa Phụng Dương ở Cao Đài-Mỹ Thành-Mỹ Lộc-Nam Định; nó cũng được chép trong sách "Vương phi công chúa triều Trần của Hồ Đức Thọ. Đó mới chỉ là hai tài liệu mà kẻ này được đọc chứ chưa phải là tất cả.

       Chi tiết xin đọc sách " Các công chúa và phi hậu nhà Trần", tác giả Ngô Vui do NXB Văn học ấn hành năm 2011.
Nguồn: Sưu tầm 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét