Vĩnh Hưng là một xã miền núi miền quê
có bề dày lịch sử văn hóa và giàu truyền thống yêu nước. Di chỉ khảo cổ học
Làng Còng đã nói lên vùng đất này cách đây hơn 6.500 năm đã có con người đến
đây sinh sống. Những tên làng, thôn, xóm. Làng Còng, Cù Đông. Mĩ Chí, Nhân Sơn,
Bái Thôn...Dù đã thay đổi qua nhiều tên khác nhau nhưng vẫn mang đậm dấu ấn,
gắn bó với mỗi con người nơi đây một nắng hai sương cần cù, siêng năng vật lộn
với mảnh đất Sống chung với lũ Để tồn tại vươn lên.
Những di
tích: Đê Bà Chúa, đền Cao Sơn, chùa Linh Quang đều lưu truyền mãi với hậu thế,
truyền thuyết và huyền Thoại.
Dưới
thời pháp thuộc, nhân dân Vĩnh Hưng đã sớm giác ngộ tư tưởng yêu nước, cách
mạng, giải phóng dân tộc. Từ những năm 1930 đã nhen nhóm tổ chức cách mạng;
Trong phong trào chiến khu Ngọc Trạo (1939 - 1941) nhân dân Vĩnh Hưng đã có
nhiều hoạt động giúp đỡ, che chở cho các chiến sỹ hoạt động.
Từ khi
Đảng bộ Vĩnh Hưng được thành lập (1953) đến nay, dưới sự lảnh đạo của Ban Chấp
hành Đảng bộ,nhân dân Vĩnh Hưng đã đi theo ngọn cờ của Đảng, chung sức chung
lòng vượt qua mọi khó khăn thử thách, đóng góp sức người, sức của cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
I. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
Vĩnh
Hưng là một xã miền núi năm ở phía đông bắc của huyện Vĩnh Lộc có mã số quốc
gia 271307, nằm cách huyện lỵ Vĩnh Lộc 5 km về phía đông Bắc, cách thành phố
Thanh Hóa 50 km. Xã Vĩnh Hưng có vị trí phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía
Tây giáp xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, phía Đông giáp huyện Thạch Thành, phía Nam
giáp xã Vĩnh Hòa. Diện tích tự nhiên xã Vĩnh Hưng, tính đến thời điểm tháng 10
năm 2012 là 1.672,95 ha. Trong đó đất nông nghiệp có 1.178,36 ha, Là một xã
miền núi nhưng địa hình là đồi thấp diện tích đất sản xuất nông nghiệp phần lớn
lại là vũng trũng nên gặp rất nhiều khó khăn. Trên địa bàn xã có dòng sông Bưởi
chạy qua dài hơn 3km là phụ du của sông Mã. Sông bưởi hẹp, uốn khúc nhiều đoạn,
vì vậy mùa mưa lũ hằng năm, khi nước thượng nguồn đổ về nhiều làm giảm tốc độ
thoát nước của dòng chảy gây ra ngập lụt cục bộ. Sông Bưởi là nguồn nước cơ bản
cung cấp nước tươi phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
Với vị
trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đất đai, sông ngòi, đồi núi, khí hậu.. đã tạo
điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội ở Vĩnh Hưng.
II. Các di tích lịch sử văn hóa của xã.
Vĩnh
Hưng là vùng đất cổ lâu đời. Tất cả các làng từ xưa đều có đình, chùa, nghè,
phủ lăng, đền, bia thờ khổng tử....Tiếc rằng những năm chiến tranh và thời gian
bao cấp đã bị phá hủy chỉ còn là phế tích. Hiện nay trong xã còn lại 2 di tích:
Đền thờ Cao Hiển và Hoàng Bà, di tích chùa Linh Quang.
Chùa Linh Quang
Về chùa
Linh Quang hay còn gọi là Chùa Còng. Vào thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072)
đã cùng hoàng hậu đến đây cầu tự và cũng đã đến đây lễ tạ. Nói về sự kiện này,
thần phả còn giữ được ở chùa Ling Quang do Bùi Xuân Vĩ cán bộ Hán Nôm Thư viện
Khoa học tỉnh Thanh Hóa dịch thuật đã viết như sau:
Thời
Lý Thánh Tông lam vua chuyên lấy đức hóa dân, lòng nhân đạo đó như trời biển,
trí tuệ đó như thần thánh, đời khen là vua hiền tài đức độ. Lúc đó vua cùng
hoàng hậu tên húy là Quang Thục (Sinh ngày 11 tháng giêng năm giáp Thìn) lấy
nhau mà chưa có con nên vua cung hoàng hậu năm thang thường đi tuần du các nơi,
cảnh núi linh thiêng để cầu nguyện thần thánh. Vua đã cùng hoàng hậu đến địa
giới Khu Cương trang phúc lâm, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hóa
(Tức Làng Còng ngày nay) thấy vùng đất đó có núi bao bọc, sông giao nhau một thắng
cảnh đẹp, anh linh có một ngôi đền thiêng viết chữ Tối linh từ nghĩa là đền
linh thiêng nhất. Vua lý Thánh Tông cùng hoàng hậu làm lễ cầu đảo và cùng qua
chùa Linh quang thắp hương được Phật Quan Âm báo điềm tốt...
Về đền thờ Cao Hiển Hoàng Bà.
Đây là loại
di tích lịch sử văn hóa Nơi lưu niệm danh nhân và sự kiện cao Hiển Cao Sơn
Đại Vương một thừa tướng đã cùng nhân dân lập trang trại,khai hoang lập ấp và
chống ngoại xâm (Giặc Đông Dy). Cũng tại khu cương trang Phúc Lâm, nơi có cảnh
đẹp, có nhiều đền miếu linh thiêng nơi mà Hoàng Hậu nhà Lý đã cùng vua Lý Thánh
Tông đến đây thăm và chiêm ngưỡng, cũng là nơi an nghỉ của bà Hoàng Hậu nơi lưu
giữ kỷ niệm vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072)
III. Nhân dân Vĩnh Hưng đến với cách mạng.
Những
năm 1925 - 1930, thực dân Pháp không những nắm giữ mọi ngành kinh tế quan trọng
mà chúng còn tăng cường khai thác sức người, sức của ở Việt Nam để bù đắp sự
thiệt hại sau chiến tranh và làm giàu cho chúng.
Ngày 03
tháng 02 năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Namđược thành lập. Sự kiện trọng đại này
mở ra giai đoạn mới của cách mạng ViệtNamnói chung và các đại phương trong cả
nước nói riêng. Ngày 29 tháng 7 năm 1930 tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa được thành lập.
Ngày 16 tháng 4 năm 1934 chi bộ Đảng ghép gồm Vĩnh Lộc và Thạch Thành được
thành lập tại chùa Xuân Áng (xã Vĩnh Long).
Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, những năm 1935- 1939, phong trào đấu tranh Cách mạng diễn ra
ở nhiều nơi của huyện Vĩnh Lộc.
Ở làng
Cù Đông xã Vĩnh Hưng những năm 1934 - 1935 đã xuất hiện mầm mống cộng sản. Bấy
giờ làng Cù Đông có ông Phạm Quang Hồng Tức Phạm Văn Tằm đã được đồng chí Trịnh
Quang Đản giác ngộ cách mạng và thường xuyên lui tới nhà ông Phạm Quang Hồng để
giúp đỡ và gửi cho ông Phạm Quang Hồng nhiều loại báo cách mạng đó là: Hà thành
thời báo, Dân nghèo, Dân cày, Công hội và nông hội đỏ.., Mùa đông năm 1938 do
cuộc đấu tranh gay gắt xảy ra trong việc thu thuế, kết quả lý trưởng làng cù
đông bị đánh đòn, 2 hội viên của hội Tương tế ái hữu là ông Phạm Văn Thuật, Lê
Xuân Phương bị chính quyền thực dân bắt giam 2 tháng còn ông Quỷnh ông Hỷ bị
truy nã. Khoảng giữa năm 1941, do việc bố trí cuộc họp giữa các chiến sỹ cách
mạng ở làng Cù Đông bị lộ, hai đồng chí là Phạm Văn Thuật và Phạm Quang Hồng bị
chính quyền tay sai bắt giam 2 năm tại nhà lao Thanh Hóa.
IV. Nhân dân Vĩnh Hưng tham gia kháng chiến
kiến quốc thắng lợi và trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước.
Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, cùng với cả huyện, cả tỉnh, nhân dân Vĩnh Hưng dã dũng cảm
vùng dậy đánh đổ đế quốc thực dân phong kiến góp phần thắng lợi trong cuộc cách
mạng tháng 8 năm 1945.
Trong
kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Vĩnh Hưng đã thực hiện tốt khẩu hiệu kháng
chiến kiến quốc. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhân dân Vĩnh Hưng tích cực
tăng gia sản xuất, xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện cho tiền tuyến, tòng
quân giết giặc, đi dân công tải lương tiếp đạn, hết lòng giúp đỡ các đơn vị bộ
đội, thương binh, đồng bào tản cư về ở tại địa phương.
Hòa bình
lập lại ở miền Bắc, nhân dân Vĩnh Hưng thực hiện chủ trương của Đảng, tiến hành
cải cách ruộng đất thắng lợi, thành lập tổ đổi công, xây dựng hợp tác xã bậc
thấp, hợp tác xã bậc cao, đưa quê hương Vĩnh Hưng tiến dần lên chủ nghĩa xã
hội.
Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân vừa thi đua lao
động sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội; quốc phòng an ninh; xây dựng hệ thống chính trị, chi viện cao nhất sức
người, sức của cho tiền tuyến, góp phần vào công cuộc giải phóng Miền Nam,
thống nhất đất nước.
Trong
các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,đế quốc Mỹ và bảo vệ tổ quốc của dân
tộc. Vĩnh Hưng đã có 679 người lên đường tham gia chiến đấu và 1.379 người tham
gia phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường. Hiện nay trong toàn xã có 5
được truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng", số liệt sỹ là 82, số
thương binh và bệnh binh là 76, số người bị nhiễm chất độc da cam điôxin là 6
đồng chí.
Sau đại
thắng mùa xuân năm 1975, cả nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân Vĩnh Hưng cùng cả nước đi vào khắc
phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và chung sức chung lòng xây dựng lại quê
hương đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Hơn 30
năm đổi mới, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc các nhiệm kỳ, được
sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy VĨnh Lộc, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh
Hưng đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, đoàn kết, tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo
trong lao động sản xuất. Chính vì thế trên bước đường đổi mới, Vĩnh Hưng đã đạt
được những thành tựu to lớn đáng phấn khởi; kinh tế - văn hóa có bước phát
triển khá, quốc phòng an ninh được giữ vững, chính trị xã hội ổn định, đời sống
nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân
hằng năm là 13%. Năm 2010, tổng thu nhập của cả xã là 53 tỷ 600 triệu đồng,
bình quân thu nhập đầu người trong năm là 10 triệu đồng. Năm 2018, tổng thu
nhập của cả xã là 214 tỷ 992 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người trong năm
36 triệu đồng.
Xã đã
căn bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng cơ bản gồm điện, đường, trường học,
trạm y tế, hội trường công sở, các nhà văn hóa thôn.
Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đạt kết quả tốt. 12/12 làng, cơ quan văn hóa, đến nay đã có 7 làng và 4 cơ quan đạt danh hiệu làng, cơ quan văn hóa cấp huyện, xã Vĩnh Hưng đạt chuẩn quốc gia về Y tế giai đoạn 2.
Trong
quá trình hơn 60 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của huyện ủy Vĩnh
Lộc, Đảng bộ xã Vĩnh Hưng ngày càng phát triển không ngừng. Đảng bộ Vĩnh Hưng
luôn đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tổ chức chính quyền, Mặt trận
tổ quốc và các đoàn thể hàng năm đều đạt danh hiệu vững mạnh và vững mạnh xuất
sắc.
Bước vào
thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
và nông dân, nhân dân Vĩnh Hưng dưới sự lãnh đạo của Đảng đang phát huy những
thành tựu đã đạt được, nhận rõ khó khăn và thuận lợi quyết tâm hoàn thành tốt
các nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Trải qua
hàng ngàn năm lịch sử, kể từ thuở khai phá đất hoang lập trại, rồi lập nên xóm,
nên làng, các thế hệ người dân nơi đây và cả những người dân nơi khác đến đã bỏ
bao nhiêu mồ hôi, công sức và trí tuệ để có được một xã Vĩnh Hưng tốt lành và
trù phú như tên gọi của mảnh đất này.
Những
giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương sẽ được thế hệ hôm nay và mai sau
trân trọng, giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Cùng với
nhân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Hưng đang quyết tâm, thực hiện thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa quê hương đất nước, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Nguồn tư liệu: Lịch sử xã Vĩnh Hưng;
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét