XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

LỊCH SỬ LÀNG YÊN TÔN THƯỢNG, XÃ VĨNH YÊN, HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HOÁ;

Yên Tôn Thượng xưa thuộc đất Kẻ Don là một làng Việt cổ xuất hiện từ Thời Hùng Vương, cách ngày nay trên dưới 2.000 năm; Kẻ Don thuộc đất ba làng hiện nay là Yên Tôn Thượng, Phù Lưu và Yên Tôn Hạ nên dân trong vùng quen gọi là Ba Don (Don Thượng, Don Giữa và Don Hạ); Từ Kẻ Don có từ thế kỷ thứ IX, thế kỷ X có tên là Sách An Tôn, thế kỷ XIV có tên là Động An Tôn (Sách, Động) là tên đơn vị hành chính cấp cơ sở; Từ đầu thế kỷ XIX được thành lập làng, xã riêng được gọi là xã An Tôn Thượng; Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập và đổi tên làng An Tôn Thượng Thành làng Yên Tôn Thượng (Yên và An theo tiếng tàu là như nhau); Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 An Tôn Thượng là một xã gồm 2 thôn (An Tôn Thượng và Phù Lưu); Trong dân truyền lại câu: “An Tôn Thượng nhất xã, nhị thôn” nghĩa là một xã có hai thôn;
An Tôn thượng ngày xưa nằm trong động An Tôn; Động là đơn vị hành chính cấp cơ sở thuộc miền núi, nên mảnh đất An Tôn Thượng có núi An Tôn và và có những rừng cây rậm rạp, lại có sông Mã chảy qua sát vào núi đá, phong cảnh hữu tình, đất đai màu mỡ. Rừng ở đây tốt tươi và rậm rạp, núi có nhiều hang động. Trước đây nơi này có nhiều loài động vật như Hổ, báo, hươu, nai, khỉ, …sinh sống trong các hang động và trong các rừng cây;
Qua nghiên cứu chúng ta khẳng định Yên Tôn Thượng là một làng Việt cổ, những lớp cư dân xuất hiện đầu tiên ở nơi đây hiện không còn truyền đến ngày nay; Họ đã đi đâu, về đâu hoặc bị tiêu diệt hiện nay chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép lại;
Hiện nay làng Yên Tôn Thượng có 11 dòng họ đang sinh sống, đó là các dòng họ: Nguyễn, Trịnh, Phạm, Vũ, Ngô, Trần, Lê, Trương, Hà, Đỗ, Lâm. Trong đó họ Trịnh có tới 7 dòng, Họ Nguyễn 5 dòng, Họ Phạm 3 dòng, Họ Lê 2 dòng,…các dòng họ hầu hết không còn gia phả, một số dòng họ mới ghi chép lại những năm gần đây, do đó việc tìm hiểu các đời trước của các dòng họ đều gặp khó khăn.
Vào năm 1970 cụ Nguyễn Đình Hiên nguyên là thường vụ huyện uỷ Vĩnh Lộc, trưởng Ban tuyên huấn huyện uỷ Vĩnh Lộc, khi viết lại gia phả họ Nguyễn của Cụ đã ghi khái quát sự hình thành làng Yên Tôn Thượng như sau: “Theo truyền miệng của những người cao tuổi trong làng, Ấp An Tôn có lúc gọi là Sách An Tôn (Sách cũng là đơn vị hành chính cấp cơ sở) đã xuất hiện trên mảnh đất này từ thờ Tiền Lê (980 – 1005). Buổi đầu đến lập Ấp có 5 gia đình thuộc 5 dòng Họ khác nhau ở tứ phương lưu lạc đến khai phá đất đai và định cư sinh sống vào cuối thế kỷ IX sau công nguyên”.
- Họ Nguyễn Đình do ông Nguyễn Cao Cường làm trưởng tộc, là một dòng họ đông nhất làng, hiện có 4 chi và trong đó có 130 hộ ở tại làng. Cách đây gần 200 năm dòng họ này đã có người đến Nông Cống, Thanh Hoá, có người vào Làng Còng Vĩnh Hưng sinh cơ lập nghiệp để phát triển thành chi, phái của dòng họ Nguyễn Đình ở nơi đó; Hàng năm chi, phái ở Làng Còng vẫn về làng Yên Tôn Thượng để làm giỗ Tổ;
- Họ Nguyễn do ông Nguyễn Văn Lưu làm trưởng Tộc hiện có 2 chi với 35 hộ;
- Họ Phạm do ông Phạm Đồng làm trưởng tộc hiện cũng có 2 chi với 35 hộ đang sinh sống tại làng;
- Họ Trịnh do ông Trịnh Văn Chức làm trưởng tộc có 2 chi với 70 hộ;
- Họ Trịnh do ông Trịnh Văn Khơi thay trưởng tộc hiện có 4 chi, tổng có 60 hộ và có 113 đinh;
Những năm về sau nhất là vào cuối thế kỷ thứ XVIII có thêm nhiều hộ đến đất An Tôn Thượng lập nghiệp, Gồm Họ Nguyễn do ông Nguyễn Hoè làm trưởng tộc hiện có 20 hộ; Họ Nguyễn do ông Nguyễn Văn Thành làm trưởng tộc, hiện có 28 hộ; Họ Phạm do ông Phạm Văn Tiểu làm trưởng tộc hiện có 4 chi, 80 hộ; Họ Phạm do ông Phạm Đình Thảo làm trưởng tộc có 50 hộ, Họ Phạm do ông Phạm Xuân Bích làm trưởng Tộc, hiện có 2 chi với 30 hộ, Họ Trịnh do ông Trịnh Xuân Chức làm trưởng tộc hiện có 2 chi với 30 hộ; Ngoài ra còn có họ Trịnh do ông Trịnh Lượng làm trưởng tộc, Họ Trịnh do ông Trịnh Khanh làm trưởng tộc, hiện nay mỗi họ có khoảng từ 3 đến 15 hộ; Họ Vũ do ông Vũ Thoán làm trưởng tộc, hiện có 36 hộ; Họ Lê do ông Lê Văn Lòng làm trưởng tộc, hiện có 20 hộ; Họ Lê do ông Lê Văn Ngọc làm trưởng tộc hiện có 15 hộ; Họ Ngô do ông Ngô Văn Chuyên làm trưởng tộc hiện có 20 hộ; Rồi các họ Trần do ông Trần Đình Xuất làm trưởng tộc, Họ Lâm do ông Lâm Văn Hồng làm trưởng tộc; Họ Nguyễn do ông Nguyễn Văn Thống làm trưởng tộc đều mới đến làng gần đây mỗi họ chỉ có 1 hộ;
Nhìn chung các dòng họ đến sinh cơ lập nghiệp trên đất làng Yên Tôn Thượng đầu phát triển tốt, có những dòng họ đông đúc phát triển ra thành nhiều chi, phái như họ Nguyễn Đình; Nhưng cũng có dòng họ sinh cơ, lập nghiệp ở đây đã lâu đời nhưng số hộ, số đinh hiện tại có ở làng rất ít; Vì có nhiều người thoát ly quê hương đi nơi khác sinh sống đem cả vợ con và gia đình đi theo, đặc biệt sau 30.4.1975 có rất nhiều người rời bỏ quê vào miền Nam làm ăn sinh sống và định cư luôn nơi miền đât mới.
Dân cư làng Yên Tôn Thượng sống chủ yếu bằng nghề Nông; Cây tròng chính là lúa, ngô, đậu, lạc, vừng, bông; Chăn nuôi bò, lợn, dê, gà,….Ngoài ra còn có nghề trồng dâu nuôi tằm, một số ít người làm nghề khai thác đá….
Làng Yên Tôn Thượng xưa kia có nghè Thượng làm trên núi có ba gian và 1 gian hậu cung, Nghè Thượng bị sập do đá đổ đè vào năm 1948, Nghè thứ 2 là Nghè Lũng có ba gian, Nghè bị hư hỏng trong những năm kháng chiến chống Pháp; Năm 2007 dân làng xây dựng lại nghè Lũng với ba gian tiền đường, dài 9m rộng 3m; Gian hậu cung 2,5m x 3m; Đình làng Yên Tôn Thượng cũng gọi là Nghè gồm gian tiền đường và hậu cung; Đình được xây dựng vào năm Thành Thái thứ 11 (1899) hiện đang còn và được làng sử dựng và bảo quản bình thường; Hiện tại làn Yên Tôn Thượng có tổng diện tích đất tự nhiên là 161,79ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 123,57ha, đất ở 16,37ha, núi đá 18,64ha, còn lại là đất khác; Dân số hiện tại là 1.700 người với 410 hộ; Phía Bắc giáp làng Mỹ Xuyên, Phía Nam giáp làng Thọ Đồn, Phía Đông giáp làng Tây Giai, Phía Tây giáp sông Mã bên kia sông là huyện Yên Định
Trích Lịch sử đảng Bộ Xã Vĩnh Yên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét