Nhà thơ Bút Tre và những bài bất hủ
Nhà thơ lấy bút danh Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, còn gọi là Đặng Văn Quang, quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông sinh năm 1911, mất năm 1987. Ông đỗ tú tài triết học dưới thời Pháp thuộc, viết báo dưới thời đó với bút danh Lục Y Lang. Trước năm 1945 dạy học ở Tuyên Quang, có truyện dài kỳ đăng trên trang Tiểu thuyết thứ 7 của tờ Đông Pháp, bút danh Lục Y Lang. Năm 1956, thư ký cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm. Ông từng làm công tác ngoại giao với chức danh bí thư thứ hai sứ quán Việt Nam tại Rumani. Sau đó ông về làm Trưởng ty (bây giờ gọi là Giám đốc sở) Văn hoá Phú Thọ. Người ta nhớ Bút Tre, không phải vì những bài thơ trữ tình, cũng không vì thơ ông gần với những bài ca dao, mà vì cách làm thơ, gieo vần của ông thật bất ngờ, thường mang đến cho những người nghe sự sảng khoái sau những giờ lao động mệt nhọc căng thẳng.
Ngoài những tác phẩm đã công bố ông
còn để lại hơn nghìn trang bản thảo chưa kịp xuất bản.
Nhiều người Việt, dù ở bất cứ nơi
nào trên thế giới tự dưng đều thuộc dăm ba câu thơ Bút Tre, thuộc mà không biết
vì sao mình thuộc và không hề biết tác giả của nó là ai.....
Điều may mắn, bất hạnh trong thi ca
của ông là lúc đương thời ít ai biết Bút Tre là ai và những người làm thơ theo
phong cách của ông hầu hết đều bị bắt.
Sau này dân gian mượn thơ Bút Tre
để trào phúng những vấn đề trong xã hội và người ta gọi chung là thể thơ Bút
Tre.
Câu lục bát nổi tiếng nhất mà có rất nhiều người thuộc khi nhắc đến ông là câu nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về...
Thơ của ông rất buồn cười:
Làng ta có cái núi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Voi cũng hăng say đua sản xuất
Đầu thì trồng sắn đít trồng khoai.
từ đó thơ Bút Tre dân gian sáng tác thêm theo lối Hoan hô:
"Hoan hô đồng chí Hà Đăng
Ẩn cho tàu chạy băng băng như rùa..."
Nhiều người không gọi thơ Bút Tre là thơ. Chỉ gọi là vè. Nhưng dẫu sao, lối thơ (hay vè) của Bút Tre đã cùng tồn tại với rộng rãi người dân Việt Nam suốt nửa cuối thế kỷ 20 và có thể sẽ còn lâu hơn nữa trong cách sống lạc quan mang lại niềm vui ngày thường cho nhiều người Việt Nam. Một trong những câu sau cùng Bút Tre nhắn lại cho hậu thế là:
Mai sau kẻ đoái, người hoài, mặc
Hạnh phúc hôm nay mát dạ người.
Thơ kiểu Bút Tre trong dân gian
Người Việt thích cách nói có vần điệu, các câu tục ngữ, các lời hát đối từ xưa đã thế. Từ một số bài của Bút Tre, người ta cười, rồi bắt chước thành một phong trào quần chúng và gán cho Bút Tre nhiều câu theo lối của Bút Tre mà một số nhà nghiên cứu gọi là lối thơ Bút tre như:
Anh đi công tác Pơ-lây-
cu dài dằng dặc biết ngày nào ra?
Còn em em vẫn ở nhà
Cửa (nhà) mình em mở người ra kẻ vào.
Chị em du kích tài thay
Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa mình.
Phụ nữ thường rất hay lười
Riêng em anh thấy là người cần... (cù)
Bắc Ninh có cậu Nguyễn-Trùng-
Dương, vật khỏe quá cả vùng thất kinh.
Và nhiều đoạn thơ mang trường phái Bút Tre:
Liên Xô rất đỗi tự hào
Anh Ga ga rịn bay vào vũ tru.
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Bay vào vũ trụ một tuần về ngay
Quê hương tôi đẹp tuyệt vời
Ở dưới có nước trên trời có mây.
Xin mời các bạn về đây
Để thăm quê tớ mỗi ngày một sang.
Con đò dịch đít sang ngang
Xa xa có một cái làng thò ra.
Đằng kia là một vườn na
Đằng này thì có mấy bà chổng mông.
Cây lúa cao sản ngoài đồng
Đến mùa thu hoạch nhà nông vui cười.
Quê tôi thế đấy bạn ơi
Nhờ có đổi mới nên đời thêm xuân.
Con gái giờ chẳng mặc quần…
Mà mặc váy ngắn hở chân hở đùi
Hoan hô đại tướng Vő Nguyên
Giáp ta thắng trận [Điện Biên]] trở về
Hoan hô anh Tạ Đình Đề
Trước đi theo địch nay về với ta
Hoan hô anh Lê Quảng Ba
Trước đi theo phỉ nay ra hàng mình
Hoan hô đồng chí Trường Chinh
Trước thân Trung Quốc nay hình như thôi
Hoan hô chị Nguyễn Thị Bình
Được mời ngồi với bác Chinh bác Đồng
Hoan hô bác Vő Chí Công
Cho làm khoán hộ ruộng đồng tốt tươi
Hoan hô bộ trưởng Đỗ Mười
Tác phong chậm chễ mọi người vẫn khen.
Hoan hô đồng chí Trần Hoàn
Lên làm Bộ trưởng chiếu toàn phim hay.
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc, phân xanh đầy đồng.
Hoan hô cục trưởng Hà Đăng
Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa
Hoan hô anh La Văn Cầu
Cánh tay bị đứt nhưng đầu vẫn nguyên.
Chị em nô nức đặt vòng
hoa mộ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn.
Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc ... tồ tồ cả đêm
Chợ Đồng Xuân có tiếng đồn
Có chị bán trứng vịt lộn.... rất to.
Ba bà đi chợ cầu đông
Vừa đi vừa nhổ lông....mày ra xem.
Anh đi công tác Pờ Lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê
Họp xong anh ghé Buôn Mê
Thuột xong một cái rồi về với em
Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm
Anh đi công tác bản Muờng
Tè xong một cái lên đường về quê
Trung thu là tết thiếu nhi
Mà sao người lớn lại đi là nhiều
Đi nhiều rồi lại làm liều
làm liều rồi lại có nhiều thiếu nhi
Bà con toàn thể xã ta
Ðồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
Dái dê to mập dài ghê
Nãm sau ta cứ dái dê ta trồng
Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to
Chưa đi chưa biết Ðồ Sơn
Ði về mới biết chẳng hơn đồ nhà
Ðồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật hơn là Ðồ Sơn
Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi rồi mới thấy chẳng hơn gà nhà
Gà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà cà chậm hơn là Cà Mau
Không vô không biết bút tre
Vô rồi mới biết muốn tè ra ngay
Chưa ăn chưa biết cu đơ
Ăn rùi mới biết nó đờ cu ra
Chưa đi chưa biết Cửa Ông
Đi rồi mới thấy toàn mông với giò
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới thấy toàn giò với mông.
Chưa đi chưa biết Sài gòn
Đi rồi mới biết chẳng còn một xu
Về nhà mới biết là ngu
Mồm tiêu thì ít thằng cu tiêu nhiều
Không đi không biết Tam Đao (Tam Đảo)
Đi thì không biết chỗ nào mà ngu (ngủ)
Một giường nó nhét hai cu (cụ)
Thôi thì cố nhịn đến chu nhật về...
Số tôi số chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ, ti vi đời đầu
Đời đầu nên chẳng có râu
Xoa mông vỗ đít mà mầu chẳng lên
Ti vi hàng xóm nhà bên
Chưa sờ đến núm đã rên ầm ầm
Ước gì trời nổi cơn giông
Để tôi sang đó ôm nhầm ti vi.
Xưa kia gương vỡ lại lành
Thi đi thi lại cũng thành kỹ sư
Bần tăng chẳng xin cơm chay
Chỉ xin thí chủ “ba ngày ba đêm”
Chị em phụ nữ chơi cầu
Lông bay vùn vụt lên đầu thanh niên.
Chồng người du kích sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần
Ở trong hang đá đi ra
Vươn vai một cái rồi ta đi vào
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Có đôi trai gái ngồi hơ quần đùi
Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc tồ tồ cả đêm
Lâu rồi mình chẵng yêu ai
Lâu rồi cũng chẳng có ai yêu mình
Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm
Hội trường yên ắng ngủ say
Thuyết trình vừa dứt, vỗ tay ra về.
Nhớ quê ra đứng đỉnh đèo
Bỗng đâu thấy một chú mèo gâu gâu
Dừng chân đứng lại trên cầu
Bỗng đâu thấy một con trâu vàng vàng
Anh em chuẩn bị ra đồng
Chị em đã vội đi trồng dưa leo
Hôm nay đài nói vui thay
Người ở dưới đất, chó bay lên trời
Hôm nay trên quốc lộ hai
Thể nào cũng có một vài ô tô.
Nào đâu có thích vần ồn
Cơ mà yêu quá cái “hồn” chị em
Nên thơ cứ mãi lem nhem
Quanh đi quẩn lại toàn em với “hồn”.
Nghệ An nổi tiếng gió Lào
Trẻ già trai gái người nào cũng đen
Thằng nhỏ mặc quần hở mông
Vẫn hơn con nhỏ còn không mặc quần.
Trẻ em thường thích ở trần,
Nhưng mà người lớn có phần thích hơn.
Rừng xanh núi đỏ um tùm
Thương anh địa chất cưỡi hùm lên non
Chiều về ngựa phóng bon bon
Tay anh nắm chặt hai hòn thạch anh.
Tình yêu đâu phải phân trâu,
Mà anh lại sợ để lâu hóa bùn.
Tình yêu đâu phải con lươn
Mà anh lại sợ nó trườn khỏi tay.
Em như một cái sập vàng
Anh như manh chiếu nhà hàng bỏ quên
Cầu trời cho gió nổi lên,
Cho manh chiếu rách nằm trên sập vàng
Cuộc đời như bát phở gà,
Thiếu chanh, thiếu ớt chắc là mất ngon.
Hôm qua anh đến chơi nhà
Thấy mẹ chăn vịt, thấy cha chăn ngồng (ngỗng)
Thấy em hát nhạc Trịnh Công
Sơn xanh, sơn đỏ, anh không dám vào.
Con gái ai cũng biết xinh
Con trai tuy xấu, không xinh nhưng liều
Anh đi giường chiếu lặng câm
Anh về giường chiếu reo ầm cả lên
Chọn mãi mới được một ngày
Gặp em để quyết giãi bày yêu thương
Hai đứa ngồi trên bờ mương
Công nông thì chạy trên đường, bụi ghê!
Cứ thế mà buôn dưa lê
Mãi không đề cập vấn đề trọng tâm
Anh liền nói chuyện lòng vòng
Đợi em sơ ý là cầm tay luôn.
Ngờ đâu anh chộp đã nhanh
Em rút tay lại còn lành nghề hơn
Mất đà anh lộn xuống mương
Bò lên đã thấy em chuồn từ lâu.
Vừa về anh vừa lầu bầu:
“Biết thế bố bỏ từ lâu cho rồi!”
Em đi phố Huế chiều mưa
Anh về mài lại cái cưa đã mòn
Đi đâu mà hổng lấy chồng
Người ta lấy hết chổng mông kêu trời
Thu đi để lại lá vàng
Anh đi để lại cho nàng thằng con
Ra đường sợ nhất xe ben
Về nhà sợ nhất vợ rên “không tiền”
Anh đi công tác Sông Đà
Vướng phải tai nạn ở phà sông Gianh
Tay chân thì vẫn nguyên lành
“Cần tăng dân số” tan tành khói mây
Tiến lên, ta quyết tiến lên
Tiến lên, ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu không biết đi đâu
Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi
Nhà máy sản xuất nhiều mu (mũ)
Để đem đi bán các chu (chú) đội đầu
An toàn ta nhắc nhở nhau
Hễ đi xe máy hàng đầu là mu (mũ)
Giai thoại
Theo Ngô Quang Nam trong "Lối thơ Bút Tre", NXB Văn Hoá 2000, khi ông Đăng (Bút Tre) làm trưởng ty văn hóa, ông ký quyết định cho ông Nguyễn Lộc-ở HTX Phùng Nguyên đi học về bảo tàng, ông Lộc không muốn đi, Bút Tre đã gửi cho ông Lộc hai câu:
Chú sang công tác bảo tàng
Đó cũng là việc cách màng giao cho.
Khi chủ tịch Hồ Chí Minh mất, Bút Tre cảm thán:
Nghe tin mà bỗng bàng hoàng
Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần.
Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, khi ký tên thường không đánh dấu các chữ tiếng Việt nên viết là Dang Van Dang, mọi người đọc không dấu là Giăng-Van-Giăng, đồng âm với tên nhân vật chính trong "Những người khốn khổ" của Victor Huygo. Từ đó những người cùng cơ quan gọi ông là Giăng Văn Giăng.
Nhà Bút Tre nghèo, ông ngủ trên một cái chõng tre, nhà không cánh cửa, chỉ che bằng phên liếp lá cọ, nghe tin người bạn mất trộm, ông đùa:
Cứ như tớ hoá lại hay
Chẳng lo giữ của cả ngày lẫn đêm
Cửa ngõ không phải cài then
Ai thăm cứ việc đẩy phên mà vào.
Sau đây là một số khổ
thơ sưu tầm trong các bài thể thơ Bút Tre và thơ của ông.
Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm.
Anh đi công tác bản Mường
Tè xong một cái lên đường về quê.
Nhớ nhung về thị xã Phan.
Thiết tha mơ tưởng cô hàng nước măm
Chồng người du kích sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần.
Con đò dịch đít sang ngang
Bên kia có một cái làng thò ra.
Chợ Đồng Xuân có tiếng đồn
Có chị bán trứng vịt lộn rất to.
Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường.
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to.
Trên trời mây trắng như bông
ở dưới cánh đồng mông trắng hơn mây .
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết nó to thế này.
Chị em du kích tài thay
Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa mình.
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Bay vào vũ trụ một tuần về ngay.
Hôm nay mồng tám tháng ba
Chị em phụ nữ đi ra đi vào
Liên hoan có bánh có chuồi
Ta đi ta nhớ cái buồi hôm nay
Khoa học thời đại lên cao
Anh Ga ga rỉn bay vào vũ tru
Mấy em mặc váy đánh cầu
lông bay phấp phới trên đầu các anh
Anh đi công tác Pờ Lây
Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra
Còn em ở lại Buôn Ma -
Thuột đi thuột lại thằng cha láng giềng
Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc ... tồ tồ cả đêm"
Không đi không biết Tam Đao (Tam Đảo)
Đi thì không biết chỗ nào mà ngu (ngủ)
Một giường nó nhét hai cu (cụ)
Thôi thì cố nhịn đến chu nhật về
Phụ nữ thường rất hay lươi (lười)
Riêng em anh thấy là người cần... cù
Bắc Ninh có cậu Nguyễn-Trùng-
-Dương, vật khoẻ quá cả vùng thất kinh ...
Ngọt ngào bóc múi em ra
Mời nhau cặp bưởi, chút quà Hùng Đoan
Chưa đi chưa biết đảo côn
Lôn em rậm rạp hoang sơ thế này
( côn lôn - côn đảo )
Thu đi để lại lá vàng
Anh đi để lại cho nàng thằng cu
Khi đi anh nắm cổ tay
Khi về em nắm chổ này chổ kia
Anh đi công tác ban mê
Thuật xong một cái anh về pờlây
Cu anh tuy có hơi gầy
Nhưng mà em vẫn ngày ngày đợi anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét