XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

ISRAEL - PALESTINE (Phần 7)

 7. Người Do thái (phần 2)

* Mâu thuẫn

Nếu như Marx cho rằng mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn giữa giới chủ và người làm công.... e rằng điều đó nó không đúng với dân tộc này. Mà mâu thuẫn lớn nhất ở đây là mâu thuẫn giữa những nhóm người trong cùng một tôn giáo.

Tuy cùng một bộ thánh kinh Torah và các luật lệ trong kinh Talmud. Nhưng cách giải thích và cách tuân thủ khác nhau từ đó chia ra làm 5 dòng Do thái giáo chính ở đất này (như tôi đã nói ở phần 2) thế nhưng trong một dòng tu lại có người có tư tưởng nọ, tư tưởng kia và tạm chia thành 4 nhóm chính.

1. Đầu tiên là những người Israel thế tục và không theo lệ cổ. Đây là những người cấp tiến nhất, họ sốt sắng về đất Thánh phục quốc. Họ chung tay xây dựng lên một quốc gia, quân đội và sau này là những người nghiên cứu, sáng tạo, lao động miệt mài để tạo những phát minh đóng góp vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Những người Do Thái thế tục này chiếm 50% dân số Do thái. Họ rộng lượng đón chào tất cả những người Do thái trên thế giới trở về và cũng sẵn sàng đón những người không phải Do thái cải sang đạo Do thái vào cộng đồng mình.

Những người này họ coi ngày lễ Do thái như ngày lễ của quốc gia. Họ quan niệm rằng: Thành lập được nhà nước, một ngôi nhà mà bầu trời của người Do Thái, đất của người Do Thái, nước cũng của người Do thái rồi thì cần gì đến nhà thờ nữa. Thế nên họ bỏ hết các nghi lễ tôn giáo vốn được xác định bản sắc của người Do thái.

Ngoài đời những người này mặc quần Jean, áo phông, uống beer rượu và cũng chơi bời chẳng kém đàn ông Việt Nam là mấy 

2. Tiếp theo là những người theo chủ nghĩa Phục quốc mộ đạo. Đây là những người Do Thái Chính Thống or Bảo thủ.... Họ ủng hộ hoàn toàn chủ nghĩa phục quốc thế tục. Nhưng nhấn mạnh rằng nhà nước không thể thay thế được giáo đường Do thái. Họ tích hợp được cả luật lệ nhà nước và kinh Torah. Họ tin rằng việc tạo ra nhà nước Do thái là sự kiện tôn giáo là do ý Chúa dẫn dắt. Và phải cùng nhau xây dựng nhà nước lớn mạnh theo ý Chúa.

Những người này chiếm 30% dân số Do thái.

3. Trường phái thứ 3 này cũng được hình thành theo chủ nghĩa phục quốc mộ đạo nhưng thiên về khuynh hướng Đấng cứu thế hơn. Theo họ việc xuất hiện và tái sinh nhà nước Do Thái không đơn giản là sự kiện tôn giáo mà nó là quá trình trong việc xuất hiện Đấng cứu thế (Đấng Messiah). Theo quan điểm của họ: nhà nước là công cụ tập trung dân Do thái để xuất hiện Đấng cứu thế. Chính vì thế kệ cmn, không cần phòng thủ, không cần đối ngoại mà chỉ cần ngồi một chỗ đợi Đấng cứu thế về dẫn dắt dân tộc là xong.

Những người này chiếm khoảng 5% dân số Do Thái.

4. Cuối cùng là những người Do thái chính thống cực đoan. Tiếng Hebrew gọi là Haredi.

Họ là những người rất sợ thượng đế.

Họ là những người cực kỳ sùng đạo. Họ chẳng cần thiết tái sinh nhà nước Do thái mà quan điểm của họ tất cả là do ý Thượng đế. Người Do thái phạm tội thì phải chịu sự trừng phạt của thượng đế. Kể cả có vào lò hơi ngạt của Đức quốc xã cũng là ý của Thượng đế. Nên họ thực hiện tất cả mọi điều răn trong Kinh Talmud. Thậm chí họ dùng ngôn ngữ Yiddish (ngôn ngữ cổ của người Do thái ở châu Âu) chứ ít khi dùng tiếng Hebrew.

Thậm chí khi thành lập nhà nước Do thái rồi, sang đón họ về vùng đất Thánh này họ cũng không chịu bước lên máy bay. Lập tức người ta phải thuyết phục các giáo sĩ trích Kinh Thánh "Nào là trong chương này, sách này có nói xuất hiện con chim dẫn dắt người Do thái...." sau đó đưa họ ra sân bay và chỉ vào cái máy bay và nói "con chim của Chúa đây, theo kinh thánh đây....." lúc bấy giờ họ mới gật gù bước lên máy bay và tin rằng Chúa cử đến con chim sắt này cho mình bay về đất thánh

Những người này chiếm 15% dân số Do Thái. Ngoài đường rất dễ nhận ra những người này. Trông họ như quý ông từ thế kỷ 16. Với chiếc mũ cao, bộ quần áo đuôi tôm đen, bộ râu dài và tóc mai không bao giờ cắt.

Chính vì có 4 trường phái, quan điểm khác nhau như thế nên sự mâu thuẫn không thể tránh khỏi.

Cuối tuần, người Do thái thế tục dẫn con trai đến nhà thờ Do thái chính thống, chỉ vào những người đó và nói:

" Con hãy nhìn những người này khi có thể, họ là di sản của quá khứ, loài khủng long trong lịch sử. Hãy chiêm ngưỡng họ đi vì thế hệ sau sẽ không còn những người như thế này nữa"

Ngược lại, cũng cuối tuần, người Do thái chính thống cũng dẫn con trai đến những tụ điểm của người thế tục và nói:

" Hãy nhìn những người rỗng tuếch này, đến đời sau họ sẽ nhận ra việc người Do thái trở về đất Thánh không phải là hành động chính trị mà là ý Chúa. Và họ sẽ giống hệt chúng ta"

Những mâu thuẫn đó là nhỏ, nhưng mâu thuãn về luật "Ai là người Do thái" thì lớn hơn nhiều. Người Do thái chính thống luôn thúc ép quốc hội phải sửa luật này. Họ đòi hỏi một người Do thái phải là người có mẹ theo đạo Do thái hoặc chuyển sang đạo Do thái do một giáo sĩ Do thái chính thống thực hiện việc cải đạo theo luật Do thái.

Điều này nó ảnh hưởng tới luật Hồi hương, khi đang được quy định rằng "Bất cứ người Do thái nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể vè Israel và được tự động thừa nhận quyền công dân."

Những tranh cãi này mấy chục năm nay chưa dứt và nó làm đau đầu các nhà lập pháp Israel và chắc cãi nhau cũng khá tốn beer rượu.

Ngoài ra người Do thái chính thống cũng đòi quốc hội thông qua việc chỉ có giáo sĩ Do thái chính thống mới được làm phép kết hôn và ly dị. Chẳng biết thế nào chứ cách đây vài năm tôi xem bộ phim về cặp vợ chồng người Do thái ly dị mà ra tòa đến hơn 30 lần mới xong.

Những người Do thái thế tục họ thường phóng khoáng, văn minh và rộng lượng hơn Chính thống. Khi Israel còn chiếm đóng Bờ Tây và dải Gaza họ cũng muốn trả lại vùng đất đó cho người Palestine để đổi lấy hòa bình với PLO.

Nhưng những người Chính thống không nghĩ thế. Họ không bao giờ dùng từ Bờ tây (West bank) cả, mà họ luôn gọi đó là Judea và Samaria (Theo tên cổ của vùng đất này trong Kinh Thánh). Họ sẵn sàng trả Gaza, Sinai cho Ai Cập thâm chí là Golan cho Syria nhưng vùng đất như Jericho - Nơi Joshua dẫn dắt dân Do thái khỏi Ai cập có chiến thắng đầu tiên và là khu định cư đầu tiên. Hay Hebron - nơi chôn các vị tổ phụ của họ như Abraham, Isaac, Jacob.... thì nó là vùng đất thiêng không bao giờ chịu trả. Và cuối cùng như chúng ta đã biết, Jericho, Hebron bây giờ đang nằm trong quyền quản lý của Palestine, người Israel đổi lấy để kiểm soát những vùng đất an ninh chiến lược hơn. Và vụ này người thế tục thắng.

Đảng phái chính trị cũng có 2 đảng phục vụ cho 2 trường phái này. Nếu như đảng dân tộc Likud mang tính cực hữu, bảo thủ và hướng tới những người chính thống. Thì đảng Lao động (ngày xưa) mang hơi hướng thế tục hơn nhiều.

Hai phái này cãi nhau như mổ bò. Người Chính thống thì nói "Không có họ sẽ không có ai giữ gìn bản sắc để trở về"

Người thế tục cãi lại "Không có họ thì có trở vè cũng bằng không vì nhà nước Do thái sẽ bị tiêu diệt ngay tức khắc"

Nói chung phái nào cũng có lý lẽ của riêng mình. Nhưng khi xảy ra chiến tranh, đứng trước sự tồn vong của dân tộc thì họ rất đoàn kết

* Đoàn kết

Trước cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, quân đội các nước Arab (Ai cập, Jordan, Syria) với sự hỗ trợ của Liên xô và khối Arab (Iraq, Algeria, Arab Saudi, Kuwait) nhăm nhe nuốt sống và xóa sổ nhà nước Israel.

Người Do thái bắt đầu ngửi thấy mùi hơi ngạt, mùi thịt cháy ở lò thiêu Đức quốc xã..... họ cùng đứng dậy nắm chặt tay nhau. Người Do thái chính thống ngồi cầu Thượng đế ở giáo đường, người thế tục, bảo thủ, cải cách.....cùng nhau tham gia quân đội. Những người Do thái trên khắp thế giới bay về nước chiến đấu trong mầu áo quân đội Israel. Gia tộc Roshchild ủng hộ tài chính. Người Do thái trong chính trường Mỹ và các nước khác ủng hộ chính danh của Israel trong cuộc chiến này. Có lẽ từ lúc Joshua dẫn người Do thái vào đất Thánh cho đến bây giờ người Do thái mới đoàn kết đến thế. Cả thế giới nín thở ngồi nhìn xem chàng David (Israel) đấu với tên khổng lồ Goliah (Arab) ra sao. Và điều thần kỳ đã đến, chàng David không những quật ngã được tên khổng lồ Goliah mà còn chiếm được đất của hắn. Họ chiếm được Sinai của Ai cập, chiếm được bờ tây của Jordan, chiếm được Golan của Syria và quan trọng nhất là chiếm được toàn bộ đông Jerusalem và người Do thái giờ đây có thể đến được nền móng của Ngôi đền thứ 2 của họ (Bức tường than khóc).

Diện tích đất nước tăng gần 4 lần, mở ra một vùng đất mầu mỡ cho canh tác và quan trọng hơn là một loạt các thánh tích.

Chưa hết năm 1973, trong khi người Do Thái đang nghỉ lễ Yom Kippur thì Ai cập và Syria bất ngờ tấn công hai mặt. Một làn nữa người Do Thái lại nắm tay cùng nhau, bỏ qua hết sự khác biệt về tín ngưỡng. Họ đánh cho Ai cập te tua, vượt cả Hồng hải và chỉ còn cách Cairo 100km. Mặt trận phía bắc họ đánh cho Syria tan tác, các đoàn xe tăng hướng tới và đe dọa sự tồn vong của Damacus. Liên Xô lúc giờ nhìn thấy 2 thằng đệ của mình kém quá định can thiệp quân sự. Ai Cập vội vã bán đứng Syria khi nhận đc đề nghị trả một phần Sinai. Syria cay đắng khi mất toàn bộ Golan chỉ vì bị đồng minh bán đứng. Dù trước đó, hội nghị ở Khartoum hai ông này cắt máu ăn thề ba không "Không hòa bình, không công nhận và không đàm phán với Israel."

Và một lần nữa người Do thái lại cười vào tính đoàn kết của mấy ông Arab.

* Quân đội và luật nghĩa vụ quân sự của Israel

Vì xung quanh là các quốc gia thù địch nên Israel áp đặt chế độ nghĩa vụ quân sự cho tất cả các công dân kể cả nữ. Từ 18 tuổi trở lên, nữ phục vụ 2 năm nghĩa vụ quân sự, nam là 3 năm. Sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự xong, mỗi năm họ phải phục vụ một tháng trong lực lượng dự bi để rèn luyện khi cần có thể ra trận ngay. Người Arab ở Israel không bị bắt buộc nghĩa vụ quân sự. Nếu họ tình nguyện thì cũng được chấp thuận nhưng bị kiểm tra rất chặt chẽ trước khi được vào biên chế quân đội. Ấy thế làm cho người Do thái ghen tỵ, theo họ người Do thái bị mất 3 năm bắt buộc trong lính, trong khi người Arab có thể đi làm ngay. Nghe thì cũng có lý nhưng thực tế là quân đội đã dạy cho họ rất nhiều. Từ tư duy phản biện, kỷ luật quân đội đến các vấn đề xã hội..... nên người đã qua quân ngũ thường thành công hơn người không qua quân ngũ. Nói thế là vì trong quân đội Israel không có sự xa cách giữa người chỉ huy và anh binh nhì. Anh binh  nhì luôn có quyền phản biện: Tại sao như thế? Ông chỉ huy tôi, ông phải giải thích cho tôi biết về các quyết định của ông. Nên làm tướng ở Israel cũng chẳng sung sướng gì và chắc chắn cũng chẳng có mấy “ tâm tư” như ở một số nước  khác.

Ngoài ra hàng năm các quân nhân phải đến một loạt các bảo tàng của dân tộc họ, như là một buổi học ngoại khóa. Từ đó người lính biết họ chiến đấu cho ai, vì cái gì khi hiểu được họ sẽ cống hiến tốt hơn, tinh thần chắc chắn sẽ tốt. Vì thế nên hãng hàng không quốc gia của họ El AL chỉ tuyển phi công đã từng phục vụ trong quân đội.

Còn một tộc người không bị bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự là người Haredi. Họ là những người theo dòng đạo Do thái truyền thống. Nếu như người Arab không được tham gia vì vấn đề tôn giáo thi ông này cũng thế ông này ăn uống kiêng khem khó bỏ mẹ. Sinh hoạt nhất nhất phải theo giờ giấc và có những ngày lễ không làm việc gì cả. Các bác thử tưởng tượng xem, giặc đến mà ông ấy cứ dứt khoát kệ cmn giặc, đến giờ bố đọc kinh thì phải đọc kinh đã. Thế thì nhận các ông này vào quân đội chỉ thêm vướng chân. Nhưng người Do thái thế tục thì họ lại kêu, cho rằng như thế là không công bằng cho họ. Chính phủ cũng chẳng biết làm thế nào chỉ đưa ra những điều kiện tốt hơn cho những người tham gia quân ngũ thôi.

Ấy thế mà quân đội Do thái lại nhận lính đánh thuê từ nước ngoài. Ưu tiên số một là những người Do thái ở nước ngoài. Ngoài ra họ cũng tuyển người ngoại đạo. Bác nào muốn phục vụ thì vào web site quân đội của họ đăng ký. Biết đâu một ngày đẹp trời nào đó lại nhận được cuộc điện thoại mời làm việc thì sao.

* "Đồ chơi" của người Do thái.

Nhìn ngoài vào những người Do thái chính thống  rất dễ nhận ra họ vì những nét khác khác biệt từ tóc tai, quần áo.....nên trở lên khá lập dị

Nhưng lần tôi đến bức tường than khóc gặp mấy ông trên đầu cái đèn soi ếch mình tưởng bở. MK dell gì xứ này lắm ếch thế. Các ông này đi bắt ếch ở dek đâu vậy. Nhìn kỹ ra tay lại còn quấn mấy sợi băng dính điện đen đen nữa. Tò mò lại gần bắt chuyện hỏi han. Hóa ra dek phải thế các bác à. Em tham ăn nên đầu óc chỉ nghĩ đến ăn, nhục thật. Hóa ra cái đó được gọi là Tefillin. Tefillin là cái hộp bằng da, trong đó đựng mảnh giấy ghi câu trích dẫn từ Kinh thánh. Ông nào thích câu nào thì cho vào bên trong rồi đeo vào. VD như: “Brigands demand your money or your life, women require bot” đấy là em ví dụ thế chứ câu này dek có trong Kinh thánh đâu các bác à. Nếu Chúa mà biết được câu này thì đã không tạo ra Eve phải không các bác?

Cái tay quấn băng dính điện kia cũng là một phần của bộ Tefillin kiểu như trên trán đeo câu Kinh Thánh nào thì cái tay phải bị trói lại để thực hiện những điều đã hứa bới Chúa vậy.

Trên chỏm đầu họ đội một cái mũ nhỏ như cái vung niêu cơm. Đầu tiên em cứ tưởng mấy ông hói đội cái mũ này để che chỗ hói đi. Nhưng cũng dek phải, mũ này được gọi là mũ Kippah đại khái đội vào để luôn tưởng nhớ và biết ơn Chúa.

Bên trên mũ Kippah khi họ cầu nguyện họ trùm một cái khăn mầu trắng được gọi là khăn Tzitzit. Chắc sợ lạnh nên phải đội vào. Chẳng biết cầu nguyện thiêng liêng với họ như thế nào. Nhưng đối với mấy em 9x của Vietnam nhìn thấy chắc khóc thét vì sợ ma.

Xong rồi đến nhà của họ. Em thấy ông Do thái đi về hôn lên tay rồi đặt vào một cái vật dài dài trước cửa. Cái này được gọi là Mezuzah. Bên trong được chứa một mảnh giấy bằng da cũng trích đoạn trong Kinh thánh. Nhưng khác với Tefillin, Mezuzah đòi hỏi phải có thầy tư tế viết nó mới thiêng và ý nghĩa. Nghe đồn gần đây mấy chú Tầu khựa cũng sang và in hàng loạt những mảnh giấy da cho Mezuzah rất nhiều. Ý nghĩa của Mezuzah là người Do thái này dâng cả gia đình cho Chúa và thề với Chúa sẽ dẫn dắt gia đình đi theo đường lối của Chúa. Hóa ra đặc sản xin thề, xin hứa....không chỉ ở riêng Vietnam mình có mà Do thái cũng có. Có khác chỉ khác là người đàn ông Do thái giỏi hơn, có thể dẫn dắt gia đình được còn đàn ông Vietnam mở mồm ra định dẫn dắt gia đình, gấu nó vả cho vỡ cmn mồm thì hết cả dẫn với chả dắt.

Cây chúc đài

Nếu để ý thì ta sẽ thấy người Do thái họ có 2 cây chúc đài loại 7 nhánh và 9 nhánh. Loại 7 nhánh được gọi là đèn Menorah. Cái đèn này là biểu tượng cổ xưa nhất của người Do thái. Thấy bảo Vua Solomon cho đặt một loạt đèn Menorah này ở trong ngôi đền thứ nhất (tất nhiên là nó được làm từ vàng nguyên khối). Sau đó ngôi đền thứ nhất thất thủ chắc người Babylon đem nó nấu chảy thành vàng

Thời kỳ ngôi đền thứ 2 cũng có cây đèn Menorah này chắc do Herode làm. Và khi ngôi đền thứ 2 bị phá thì có rõ bằng chứng là người La mã lấy nó về. Vì trên cổng Titus ở Roma bác nào đi qua đó để ý sẽ thấy trên cổng có chạm khắc hình ảnh lính La mã đem chiến lợi phẩm từ Israel về trong đó có cây Menorah. Trong đó vẽ cảnh cả đám lính mới khuân được cây đèn nên tôi cũng đoán nó là vàng nguyên khối nên mới nặng thế.

Theo dân tình đồn thổi thì ngày xưa khi ông Moses chém gió với Chúa trên núi Sinai, Chúa đã cho ông cây đèn Menorah này và bảo ông về khuyên dân thắp nến vào mỗi một chỗ tương ứng với các kỳ lễ của người Do thái.

Chỗ giữa, cao nhất của cây đèn được đốt cho Lễ Lều tạm. Các chỗ còn lại tương ứng với các ngày lễ: Lễ vượt qua, lễ bánh không men, lễ trái ngọt đầu mùa ( first fruits), Lễ Shavuot, Lễ Trumpets, và lễ Yom Kippur.

Người Do thái thường xuyên thắp cây Menorah này khi cầu nguyện vì nó tượng trưng cho ánh sáng Thiên Chúa soi rọi tâm hồn họ.

Thế nhưng ngày nay các bác đến Israel sẽ thấy cả cây Chúc đài 9 nhánh. Không phải hàng fake của Tàu đâu, cũng hàng xịn cả đấy nhưng nó lại là một tích khác.

Chuyện là vào năm 165 TCN Vua Syria cho dựng tượng những vị thần Hy lạp bên ngoài ngôi đền của người Do thái. Thấy bị xúc phạm tín ngưỡng Maccabe cầm đầu người dân nổi loạn và chiếm lại được đền. Họ tẩy rửa và thắp đèn, lúc đó chỉ còn một ít dầu olive có thể thắp đèn. Nhưng ngọn đèn đã thắp được 8 ngày liền. Vì vậy hàng năm đến ngày này người Do thái tổ chức mừng lễ hội Hanukkah để kỷ niệm. Ngặt nỗi cái đèn menorah cũ có nhõn 7 nhánh không đủ để thắp cho 8 ngày, thế là họ chế thêm 2 nhánh vào nữa để đốt đèn cho đủ 8 ngày. Chiếc đèn này được gọi là Chanukah. Nhánh ở giữa sẽ thắp liên tục. Trong khi mỗi ngày người ta sẽ thắp một nhánh. Đủ 8 ngày là sẽ thắp đủ 8 nhánh.

Ngôi sao 6 cánh- Ngôi sao David

Giải thích về ngôi sao này cũng lắm thuyết lắm. Nhưng có 1 điều chắc chắn rằng nó ra đời sau Menorah và cả Chanukah rất nhiều. Nhưng bây giờ đang là biểu tượng và được in trên quốc kỳ của Nhà nước Do thái.

Có thuyết thì cho rằng hai tam giác lồng vào nhau. Một cái tượng trưng cho nam, 1 cái tượng trưng cho nữ, lồng vào nhau như thuyết âm dương. Trong âm có dương và trong dương có âm vậy.

Có thuyết thì lại cho rằng tuy ngôi sao 6 cánh nhưng lại có 12 cạnh. Tượng trưng cho 12 chi tộc Ích xà......

Nói chung dek biết tin thuyết nào. Nhưng cá nhân tôi thích ngôi sao 6 cánh hơn 5 cánh vì thấy nó cân đối tròn trịa hơn

Còn nữa.......



Ảnh: Cậu thiếu niên người Haredi - Người Do thái chính thống. Sau khi chém gió một hồi không những cậu ta rủ tôi chụp ảnh cùng lại cho tôi mượn mũ chụp ảnh nữa. Điều này chứng tỏ họ rất tôn trọng mình

Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét