Núi Bền,
Núi lở (đã bị sông Mã chảy sói mất giờ chỉ còn lại mỏm đá đầu đường đi Lèn tiếp
giáp hai xã vĩnh Minh và Vĩnh An) nằm trong dãy núi Kim Sơn, dân gian gọi là
núi Biện hoặc núi Bồng, núi Sóc. Mạch núi Kim Sơn từ phía Đông núi Hùng Lĩnh
men theo ven sông Mã bò xuống đến khúc sông Sóc Sơn nổi vọt lên 29 ngọn, xa
trông nhấp nhô tàn lộng, lâu đài, cờ quạt, voi ngựa... Khí sắc thay đổi muôn
màu, long lanh buổi sáng, tím biếc chiều hôm... dưới những áng mây trời lúc tan
khi tụ... Ở chân núi cao vót có hang đá sâu nước biếc thăm thẳm. Động lớn nhất,
cửa rộng, vách cao, càng đi vào càng sáng. Xưa khách lãng du, vai đeo bầu rượu;
với mái chèo ngư phủ, cưỡi lá thuyền thơ, mở lối vào nguồn đào xuyên suốt qua
lòng suối, giữa đôi bờ vách đá, trên đầu nhũ đá buông thả những giọt nước rơi
tí tách. Nếu dừng thuyền gỗ vào nhũ đá lớn, tiếng kêu ngân vang tựa chuông
khánh. Non xanh nhiều thắng cảnh, nước biếc sông mã chẳng ngừng trôi là tài
nguyên du lịch lớn cho huyện Vĩnh Lộc, Ngoài ra còn là trữ lượng đá vôi, đá xây
dựng và ốp láp rất lớn của tỉnh nhà; Mạch núi Kim Sơn khi về đến Vĩnh An, Vĩnh
Minh hầu hết là núi đá vôi gồm có đá xanh, đá màu trắng đục thường gọi là đá
marble (trắng, trắng vân mây vàng, trắng vân mây đục, trắng đục vân mây
nâu,...). Thời bao cấp UBND huyện Vĩnh Lộc đã cho xây dựng dưới chân núi Bền Lò
vôi liên hoàn chuyên sản xuất vôi phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng cho
huyện nhà từ năm 1966; Tại chân núi bền sát mỏm núi lở bên cạnh lò vôi Liên
Hoàn Liên Hiệp VLXDI Thanh Hóa xây dựng xí nghiệp đá ốp lát xuất khẩu Vĩnh Minh
vào cuối năm 1989;
Hôm nay
Bồi hồi nhớ lại 1 năm làm trưởng phòng Kế hoạch ở xí nghiệp đá ốp lát xuất
khẩu.....Nhớ xí nghiệp đá ốp lát xuất khẩu Vĩnh Minh xưa thành lập vào cuối năm
1989, là đơn vị trực thuộc Liên hiệp xí nghiệp Vật liệu xây dựng I Thanh Hóa
nhằm mục đích sản xuất đá ốp lát xuất khẩu từ công nghệ tiên tiến đương thời
nhập khẩu của nước Ý (Italia), tuy nhiên công nghệ sản xuất chỉ nhập khẩu được
phần cắt đá (phần giữa), phần đầu khai thác đá nguyên liệu vẫn khai thác theo
kiểu nổ mìn thủ công, phải dùng kinh nghiệm để nghiệm thu đá đảm bảo chất
lượng, loại không nghiệm thu các khối đá om, phần xẻ thô và cắt cạnh dùng lưỡi
cưa cắt nhập của nước Ý tuy nhiên khung cưa và dàn cắt đều do đội cơ điện xí
nghiệp tự chế tạo nên độ chính xác không cao, phần mài thô và mài tinh đánh
bóng cũng dùng công nghệ nửa vời bàn mài sản phẩm nhập, máy đánh bóng và bột
đánh bóng tự sản xuất và tự mua trong nước sản phẩm làm ra tuy có chất lượng
nhưng độ chính xác không cao (màu sắc không đồng đều, không cùng độ dày, góc
không đảm bảo đúng 90 độ, độ bóng các viên không đều) gây khó khăn cho bộ phận
KCS (Chính vì vậy giai đoạn này ở xí nghiệp Vĩnh Minh bộ phận KCS là quan trọng
nhất), những tháng cuối năm 1989 xí nghiệp vừa tuyển dụng công nhân, vừa xây
dựng cơ sỏ vật chất, trang bị máy móc, nhà xưởng, chuẩn hóa công nghệ và bố trí
dây truyền sản xuất 2 ca, sang đầu năm 1990 sản xuất bắt đầu đi vào ổn định với
tổng số 346 cán bộ công nhân (gồm phòng 5 phòng ban KH-KT-KCS-TCHC-TV và 5 phân
xưởng sản xuất PX1-PX2-PX3-PX4-PX Cưa dàn)
Ngoài ra
xí nghiệp còn ký hợp đồng khai thác nguyên liệu với 9 Tổ khai thác đá nguyên
liệu thuộc các thôn lân cận núi Bền của xã Vĩnh Minh;
Trong
346 người có khoảng 100 cán bộ công nhân là công nhân lành nghề của 2 xí nghiệp
trực thuộc Liên hiệp điều đến (XN Vĩnh Hòa và XN Cẩm Trướng) còn lại 246 người
đều tuyển dụng từ các huyện (Vĩnh Lộc, Thiệu Yên, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Nga Sơn,
Hà Trung) phần lớn là con em các cán bộ của xí nghiệp Cẩm Trướng, Vĩnh Hòa và
Sở xây dựng;
Nhớ giám
đốc Phạm Huy Quất (chiều nào cũng vào các tổ khai thác đá nhậu thịt chó), Phó
Gíam đốc Đỗ Cung suốt ngày bận rộn với cơ điện đặc biệt là theo dõi hoạt động
của 54 động cơ 33kw chạy liên tục hai ca, Nhớ Kế toán trưởng Trực, trưởng phòng
Lắt OV10 hai trước một sau, Nhớ kỹ thuật Chiến, Trung KCS, nhớ 5 quản đốc phân
xưởng cả tháng rộn rã với ca ba ăn mỳ tôm đêm và xà phòng nhận thay lương không
biết bán cho ai, nhớ Quán Quang Lan bên bờ mỏm núi lở đã cùn chân chỉ còn lại
hố nước xoáy sâu mừa lũ, Nhớ Quán Ông Đa mở sau nhưng có cô con dâu tên Hiến
suốt ngày xinh xắn tươi vui…Thời đó thực sự là một thời khó khăn năm 1988 xóa
bỏ chế độ tem phiếu, 1989 tinh giảm biên chế nhà nước, 1990 Liên Xô đổ các
ngành lương thực, thực phẩm, vật tư, vật liệu, thương nghiệp, ngoại thương giải
tán giải thể…đặc biệt là Thanh Hóa nợ nhà nước 3,7 tỷ từ 1985 không trả nổi
toàn tỉnh đói kém thiếu công ăn việc làm thể hiện qua bài vè được lưu truyền
trong dân tôi nhớ được sau đây: Bài vè Thanh Hoá này có lẽ ra đời thời Hà Trọng
Hoà làm Bí thư...Năm 1988 hoặc 1989 được Trung ương cho Lê Huy Ngọ Thay;
.........
Ve vẻ vè
ve
Nghe vè
Thanh Hoá
Thanh
hoá bầy choa
Khu bốn
đẩy ra
Khu ba
đẩy vào
Đem cho
nước Lào
Nước Lào
không nhận
Bí thư
oán hận
Lập
vương quốc riêng
Thủ đô
thiêng liêng
Là miền
Nông Cống
Quốc ca
chính thống
Dô tá dô
tà
Sản phẩm
quốc gia
Là chum,
là vại
Công
nghiệp hiện đại Là phá đường tàu
Nông
nghiệp hàng đầu Trồng cây rau má
Làm ăn
khấm khá
Nhờ bảy
chữ lờ
Những
năm được mùa
Bà con
hớn hở
Vài năm
một cữ
Bảo táp
mưa sa
Quảng Xương,
Tĩnh Gia
Sắm sanh
bị gậy
Uỷ ban
cấp giấy
Cho đi
ăn xin
Lang
thang mọi miền
Vào nam
ra bắc
Vốn cổ
dân tộc
Vẫn được
duy trì
Cụ bà
nhà quê
Vẫn quần
một ống
Phụ nữ
làm ruộng
Đồng gần
bãi xa
Bồng con
dạo mát
Học hành
dốt nát
Có làng
“Khoa Trường”
Đặt tên
Quí Hương
Quê anh
Bảo Đại
Đem hòn
trống mái
Phô giữa
nước non
Cái cầu
con con
Gọi là
cầu bố
Vài cây
lố nhố
Gọi là
Rừng Thông
Cách
mạng đến Còng
Thì quay
trở lại
Có ga
Yên Thái
Kẻ cắp
như sung
ăn ở
lung tung
Gọi
huyện Yên Định
Xung
phong vào lính
Vì nhà
thiếu ăn
Tình
nguyện công nhân
Bởi nhà
đông trẻ
Lấy vợ
từ thuở
Còn để
trái đào
Đặt tên
con đầu
Không cò
thì hĩm
Mấy cô
gái đảm
Thả lợn
chạy rông
Là làm
ăn lớn
ăn nói
táo tợn
Đổi mới
tư duy
Trọng
Hoà dẫn đi
Vào
đường tắc tị
Đánh Tây
đánh Mỹ
Chẳng
kém thua ai
Tính máy
bay rơi
Đếm
thùng dầu phụ
Đánh
đuổi đặc vụ
Mười
trận thắng ba
Xây dựng
quốc gia
Rất nổi
đình đám
Có Đặng
Đình Tám
Làm vua
một thời
Nổi danh
trù người
Có anh
Lê Vận
Buôn
gian bán lận
Cao thị
Lan Lừa
Công an
bắt bừa
Giam cả
con nít
Ngọc tỷ
ngày xưa
Nhân dân
đào được
Uỷ ban
đến trước
Sử dụng
bất minh
Cô Hằng
lai kinh
Được đi
quốc tế
Người
trên o bế
Đem vàng
đi buôn
Không
lọt hải quan
ăn cái
cảnh cáo
Thống kê
nói láo
Rằng
được mùa to
Lương
thực thu mua
Vượt mức
kế hoạch
Đến mùa
giáp hạt
Thiếu
đói khắp nơi
Triệu
người hụt hơi
Vài chục
người chết
Nhân dân
phẩn uất
Đài báo
nêu lên
Tỉnh
phản ứng liền
Cấm dân
mua báo
Những
người tiết tháo
Ra tận
Trung ương
Đề nghị
khẩn trương
Chấn
chỉnh Thanh Hoá
Tác giả
Vô Danh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét