Bàn về văn hóa hay tính cách người Thanh Hóa
(dân Trại) và người Tràng An - Hà Nội-(Dân Kinh) sau khi đọc bài NGHỊCH
LÝ TÍNH CÁCH NGƯỜI THANH HÓA CỦA GIÁO SƯ TRẦN NGỌC THÊM
"Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình" (Giáo sư Trần Ngọc Thêm)
"Cái gì còn lại khi tất cả những
cái khác bị quên đi- cái đó là văn hoá". (E.Heriôt)
Theo (UNESCO)- "Văn hoá phản ánh và
thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân,
tổ chức và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra
trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá
trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định
bản sắc riêng của mình".
Và người
Tràng An (Hà Nội) là người nào, Kinh hay Trại, nguồn gốc xuất xứ từ đâu?.
Theo tôi tất cả các định nghĩa về văn
hoá tôi tâm đắc nhất câu : "Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên
đi- cái đó cái còn lại là văn hoá" của (E.Heriôt) câu này đơn giản nhưng
súc tích và đầy đủ nhất...và cái gì còn lại ở Hà Nội về văn hoá cho đến hôm nay...tất
nhiên chúng ta phải đi tìm nhất là sau khi được đọc bài viết của Giáo sư Trần Ngọc Thêm về 7 tính xấu của người Thanh Hóa: (ăn cắp vặt, gian dối, hám lợi, ích kỷ,
hiếu thắng, hay gây gổ, cực đoan, ngông nghênh)
Thực ra giáo sư võ đoán nói sai sự thật vì bản chất của dân Thanh Hóa là
dân Trại khác hoàn toàn với bản chất dân kinh; Thói “ăn cắp vặt, gian dối, hám
lợi, ích kỷ” là tính cách của người kinh không phải tính cách của người Trại;
Tính cách “hiếu thắng, hay gây gổ, cực đoan, ngông nghênh” mới thực là bản chất
cậy thế đất vua của người Trại Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh (người Thanh Hóa có thêm
tính ưa dùng vũ lực, người Nghệ -Tĩnh ưa dùng lời nói nịnh thần (đặc biệt là
dân Hà Tĩnh, thời Nguyễn Du trốn chạy Tây sơn không ra làm quan nhưng từ khi
xây hồ Kẻ gỗ có lẽ long mạch nay đã khác xưa nhiều);
Chắc
trong mỗi chúng ta ai ai cũng nhớ câu ca dao thời bao cấp:
Con gái Khu Ba da trắng tóc xanh (dân kinh)
Mỗi khi chồng gọi thưa anh gọi gì (nhưng đểu)
Con gái khu bốn chân cẳng đen xì (Dân Trại)
Mỗi khi chồng gọi chi chi rứa hề (chân tình)
Bàn về
giọng nói, tính cách và văn hoá của người Hà Nội, trước hết phải bàn lịch sử
trước hết, các đời vua Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Lê, Nguyễn có vị
vua nào là người Hà Nội không? Vậy văn minh Hà nội có được là do đâu? không lẽ
do người ở quê các ông vua kia chạy về sống ở kinh thành mang lại, không lẽ lại
do các thương gia Trung, Ấn ở phố Hàng ngang, hàng Đào và Hàng Buồm mang lại.
Hay là do các nhân sỹ Bắc Hà vùng Châu thổ sông Hồng, vùng Đông Cổ Am-Nam Hành
thiện đỗ đạt khoa bảng nhiều mang lại. Giọng nói nghe phổ thông đấy nhưng chua
và không chuẩn (nói A&B thì lại nói là A với cả B), không phân biệt được Tr và ch, x và s, trời
gọi là giời, Trăng gọi là giăng,…, nói vừa lòng người nên không thật, nói hay
nhưng không làm theo lời nói, hay nói tục và vô lễ với người trên, phụ nữ thì
90% lăng loàn. Sống ở Sài Gòn Bạn có nghe trẻ con chửi ông bà già bao giờ chưa
? hay chỉ có ở Hà Nội, đã được nghe vợ chửi chồng như hát hay chưa ? hay chỉ có
ở Hà Nội. Ra ngoài đường, ga tàu, bến xe, cổng bệnh viện, chợ Sép, chợ trời,
chỗ đông người gặp thường xuyên ăn cắp vặt, móc túi (Dân trại nếu thiếu đói thì
chỉ cướp chứ không hèn hạ móc túi ăn cắp vặt như dân kinh), trong làm ăn gian
dối, hám lợi, nói một đường làm một nẻo, trong quan trường thì ích kỷ, nhỏ
mọn ăn tham, ăn bẩn ăn không từ thứ gì
dân gian có câu “Một năm chỉ một mùa Thu nhưng riêng Hà nội Thu luôn 4 mùa”; Trong
quan hệ giao tiếp thì thích người khôn ngoan hơn người tài giỏi, Một vài thói tục đã thành di truyền ăn vào xương máu người
kinh:
-Một là
học để làm quan;
-Hai là
làm quan ăn lót: Làm quan... cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi
riêng, thói ăn của dân cho là cái quyền lợi tự nhiên mình được hưởng, tập dữ
tính thành không ai cho là điều quái lạ hổ thẹn.
-Ba là a
dua người quyền quý: Ngu dốt mà cũng tán rằng thông minh, bạo ngược mà cũng tán
rằng nhân đức... bất cứ việc gì người ra thế nào, đã là quyền quý thì cứ nhắm
mắt tán dương.
-Bốn là
trọng xác thịt: Ngoài sự ăn sung mặc sướng, ở yên ra gần như không có tư tưởng
gì nữa. Đối với kẻ khác cũng lấy cái mục đích đó mà xem xét. Nghĩa là không hỏi
nhân cách thế nào, mà chỉ thấy ăn mặc xa hoa, lầu cao nhà lớn thì sinh lòng hâm
mộ, dầu có hại nòi nát giống, mà đạt được mục đích thì cũng không từ.
-Năm là
bị ảnh hưởng văn hóa nô tài trong cung vua truyền ra: Đi nhẹ, nói khẽ, ăn ít,
trọng mặc hơn ăn, đẻ ra nhiều quy tắc vặt vãnh hệt như quy tắc của thái giám
trong cung vua, sống luồn cúi giả tạo không thật lòng, sợ người quyền quý, sợ
phạm húy với bề trên, hay khoe quen quan to, hay cậy nhờ người quyền quý đến
mức trở thành lề thói chuyển sang thể chế cộng hòa thì cũng vậy cậy nhờ để sống
nhờ bầu ngân sách nhà nước…, từ đó sinh ra tính khinh người yếu thế, khinh
người nhà quê mà quên đi rằng mình cũng là người gốc nhà quê;
Mặt khác
người Hà nội không có quê (cố tình quên quê), nên chẳng có gì đáng tự hào,
chẳng qua chỉ là dân góp nhiều nơi có học một chút, làm quan, buôn bán phát đạt
trụ lại thành người kẻ chợ hợp lại thành quần cư để sinh sống mà thôi. Bạn đã
nghe ai nói tôi quê Hà Nội chưa? Họ chỉ dám nói tôi đang sống ở Hà Nội mà thôi.
Khu kinh
tế mới của Hà Nội là huyện Lâm Hà tỉnh Lâm đồng, khu kinh tế mới của Nghệ An là
Hà Nội và đương nhiên người làm kinh tế mới phải đem đến nơi họ ở giọng nói
mới, sinh khí mới, phong tục, tập quán mới hay nói gọn đi đó là văn hoá
mới......
Người
Nghệ An có nhiều ở Hà Nội trong nửa cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 là rất hợp lý
vì họ là quê hương của “đời vua cuối cùng”, nhưng so với chiều dài lịch sử thì
rất ngắn (chỉ hơn nửa thế kỷ) vậy thời kỳ ngắn này Hà Nội tạm chịu ảnh hưởng
của Văn hoá xứ Nghệ. Còn ngày xưa người xứ Nghệ chỉ làm Thần (cống nộp), làm
ông đồ và thờ thần thánh thôi, trong khi xứ Thanh hầu hết làm vua trong các
thời kỳ (trừ triều Lý-Trần) của lịch sử Việt Nam (cậy thế) vì vậy nên người xưa
có câu: “Thanh thế, Nghệ thần”.
Tóm lại
Hà Nội cổ chịu ảnh hưởng lớn của văn hoá xứ Thanh (Văn hoá “Thế”) văn hoá của
sự ly gián, đố kỵ và chà đạp nhau để leo lên ngôi vua, trái với (Văn hoá Thần)
“đoàn kết chống lại vua” có lẽ vì vậy và cho đến bây giờ cũng vậy người Nghệ An
thành lập hội đồng hương dễ hơn và được lâu hơn người Thanh Hoá. Tôi nói như
vậy có nghĩa là người Tràng An (thanh lịch) xưa 90% chịu ảnh hưởng của văn hoá
xứ Thanh và còn đọng lại cho đến ngày nay (cái gì còn lại trong khi những cái
khác lần lượt bị mất đi đó là “Văn hoá”), rất ít người nhận ra điều này (hoặc
giả vờ không nhận ra) vì cái đó không đẹp đẽ gì (văn hoá Tôi, Văn Hóa nói xấu
người khác, Văn Hóa đố kỵ, chà đạp, ghen ghét không muốn cho ai hơn mình ngay
cả đối với người thân trong gia đình cũng đối xử như vậy) họ luôn nhăm nhăm
phấn đấu để trở thành người (ăn trên, ngồi trốc-từ này của Nghệ An), thành
người “đi không phải báo, nói láo có người nghe, đe có người sợ, vợ có người
chăm, nằm có người bóp, họp có người ghi, chi có người trả, ngã có người nâng,
tâng có người hứng,..”. Buồn thay. Nếu bạn đọc ca dao “mười yêu” qua các thời
kỳ sẽ thấy rất rõ bản chất và thói quen của người Hà Nội, bởi vì ca dao thường
thể hiện lề lối, thói quen của các thời kỳ được người lao động thừa nhận (Sài Gòn:
Năm yêu mảnh áo ngắn tà. Sáu yêu quần trắng la đà gót sen, Hà Nội: Năm yêu
không có bà bô. Sáu yêu Văn Điển ông bô sắp về). Rất bất hiếu và khốn nạn. Tại
sao vậy không lẽ lại đúng như GS Mạc Văn Trang đã viết trong bài xin lỗi Hà Nội
cách đây 10 năm: …“Người nhà quê rất tự tin, hùng hổ đảo lộn cả Hà Nội, ngày
càng nắm quyễn lãnh đạo từ phường cho đến quận, rồi cả thành phố và các cơ quan
trung ương đóng tại Hà Nội. Người Hà Nội gốc thành thiểu số, họ co cụm lại và
bền bỉ, khéo léo bảo vệ những giá trị của mình…Người Hà Nội khó có thể làm lãnh
đạo, quản lý được trong bối cảnh xã hội mới, vì họ biết rộng, làm gì cũng cân
nhắc cẩn trọng; họ quá nhạy cảm, tế nhị, ngại va chạm, sợ làm tổn thương người
khác và rất sợ bị tổn thương”… Rồi….[Với sự lịch lãm, tài hoa, tâm hồn phong
phú, tinh tế của mình, họ thường sáng tạo được những giá trị cao trong các lĩnh
vực khoa học, âm nhạc, hội họa, văn học… Còn lãnh đạo thời nay đòi hỏi phải
biết mưu mẹo và đấu tranh, “dám nghĩ, dám làm” mọi chuyện, phải “dấy lên phong
trào”, “Quyết tâm phấn đấu”, “Đồng loạt ra quân”, “Chỉ đạo quyết liệt”, “Quyết
tâm đột phá”… Những thứ đó đều xa lạ với tư duy và cách ứng xử của người Hà
Nội”] (Mạc Văn Trang viết trong bài xin lỗi Hà Nội năm 2010).
Theo tôi
người Hà nội gốc cũng là người nhà quê thôi...nhà quê ra tỉnh ăn nên làm ra
nhưng không tôn trọng quê mà lại khinh rẻ quê nên một khi người bị khinh rẻ
đông hơn quay lại sống gần thì cái giá phải trả là tất yếu....cái mà người đời
trả thù đau nhất đó là thay đổi phong tục, tập quán, lề lối, thói quen tóm lại
là thay đổi văn hoá. Hà nội đã bị Xứ nghệ xâm chiếm văn hóa hay nói đúng hơn là
bị Nghệ hóa….Vậy Thói “ăn cắp vặt, gian dối, hám lợi, ích kỷ” là do văn hóa nô
tài 1000 năm Thăng long của các triều vua trị vì ở đất này truyền từ trong cung
mà ra;
Bởi vậy
thơ Nguyễn Bính thời nay được người Hà Nội cải biên lại như sau:
Hà Nội
xưa ba sáu phố phường (Nguyễn Bính)
Hà Nội
nay 63 Hội đồng hương (Nghệ An lớn nhất)
Hà nội
rộng ra thành Hà Nội khác (Hà Lội)
Tìm Trần
Văn Thêm biết hỏi mấy đường ??? (Bỏ luôn khỏi tìm)
Còn người Xứ Nghệ thì sao ?
“Trong
Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi: Lý thị nói: Đất Thanh-hoa là nơi cuối sông đầu núi,
nhỏ hẹp, thấp, trũng. Nơi ấy khi loạn ở thì thích hợp, khi trị ở thì không
thích hợp; Đinh, Lê ở Đại-hoàng, Hồ ở Tây-nhai, việc xe trước đổ đáng lấy làm
gương, đối với Thái-tổ thì câu nói của Nhữ Thuyết càng đáng tin.
Nguyễn
Thư-hiên nói: Thế xứ Thanh, thần xứ Nghệ, nước Hưng Thái, ma Cao Lạng đều rất
đáng sợ.” Cho thấy Câu Thanh Thế, Nghệ Thần có từ thời Nguyễn Trãi sau này Le
Breton và Đặng Thai Mai còn thêm vào từ “Cậy” và đưa ra lời giải thích câu tục
ngữ “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần”, nghĩa là tỉnh Thanh Hóa dựa vào ân huệ của
vua, đất Nghệ Tĩnh được thần phù hộ. Nếu cho đến ngày nay đất Thanh Hóa được
hưởng những đặc ân của triều đình thì bởi vì đấy là quê hương của triều Nguyễn.
Nhưng Nghệ Tĩnh không ganh tỵ về chuyện đó vì Nghệ Tĩnh là đất được lựa chọn
cho những vị thần bảo hộ. Các vị thần ấy đều được thờ cúng một cách trịnh trọng
vô chừng. Nghệ Tĩnh lấy làm hãnh diện có 4 trong số những ngôi đền đẹp nhất An
Nam: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”
Tuy
nhiên theo tôi đấy mới chỉ đúng một nửa Xứ Thanh đất tứ vương, nhị chúa (có 48/97
vị vua và 20/20 vị chúa kể từ khi lập nước), đương nhiên cậy thế nhà vua, cậy
thế thì hay có thói quen tiền trảm hậu tấu, không sợ sệt, trong nói năng hay
dùng động từ, ít dùng tính từ, làm nhiều nói ít, làm trước nói sau, không nói
nịnh, nói rào, nói đón; Xứ nghệ ngoài cậy thần thánh như trên đã đề cập còn cậy
vào thần dân bề tôi giỏi gần vua (quan văn) dưới 1 người trên muôn người nên
thường dùng tính từ ca ngợi, nịnh hót, ít dùng động từ lâu dần thành thói quen
ví dụ như trong ca dao dân ca xứ Thanh ta: Dô tá, Dô huầy, tá huầy động từ dùng
trước sau mới đến tính từ : ới dô khoan….ta dô khoan; Còn Nghệ Tĩnh- Quảng bình
ca: “Tình tang noong tang tinh, tinh tang noọng tang tình” ..trước sau mới đến
câu tiếp theo:….”Phen này ta phải làm thôi sau” tính từ dùng trước (lượng ý nhà
vua xem có đồng ý không, sau đó mới dùng động từ để làm; Dân gian tổng kết ca
dao dân ca thể hiện tính cách con người từng vùng trong lao động sản xuất hoàn
toàn đúng như vậy; Thời nay dân Hà Tĩnh nịnh thần rất khéo, cũng uống nước sông
Lam nhưng bờ bắc Nghệ an tính tình ngay thẳng còn Bờ Nam Hà tĩnh thì nói năng
mềm mỏng khôn khéo vô cùng; Trong giao tiếp không bao giờ chê bai hay nói xấu
ai, toàn ca ngợi, nói tốt cho người nên rất ít kẻ thù, ít khi lộ rõ tình cảm
thật ra mặt như người Thanh Hóa -Nghệ an, cái gì hiện nay cũng nhất nước UVTW
10% (20/200); tướng quân đội công an 10% (68/680), Bộ Trưởng trên 10% (3/23), BCT
trên 10% (2/19), đi nước ngoài, các thứ khác…đều như vậy cả …Thanh Hóa mãi mãi là (Tỉnh) đất 5 Trung, (Thành) đất Tứ chắn
thiên nhiên và lịch sử đã định sẵn cho rồi:
Người Thanh hóa sống đất mạch cường chắc chỉ có con đường duy nhất là được làm vua thua làm giặc mà thôi;
5 Trung:
Địa lý đầu Trung
Đất đồi Trung du
Thành phần Trung nông
Tư tưởng Trung bình
Cậy thế Trung quân
Tứ chắn:
Ra Bắc gặp Lèn
Vô Nam
gặp Chẹt
Sang Đông gặp Cốc
Về Tây dính NhồiNgười Thanh hóa sống đất mạch cường chắc chỉ có con đường duy nhất là được làm vua thua làm giặc mà thôi;
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét