Núi Bền nay
Hố xí xưa (Chỉ mang tính minh họa)
Hồi ký một thời sống và làm
việc dưới chân núi Bền
Huyện Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh
Minh, Vĩnh An, Vĩnh Thịnh có dãy núi đá vôi Kim sơn, còn gọi là Thiên sơn linh
mẫu trong dãy có núi Bền, núi Lở được xem là hai núi đẹp nhất trong vùng; Bên cạnh đá đỏ Cẩm Vân hay đá đen núi Nhồi, ngành sản xuát đá Thanh Hóa
còn một loại đá lấy ở núi Lở, núi Bền Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc) này. Ðá núi Lở, Núi
Bền trắng ngần được xếp ngang với đá bông tuyết nổi tiếng của I-ta-li-a. Chính
vì lẽ đó mà năm 1989 Xí nghiệp đá ốp lát xuất khẩu Vĩnh Minh được thành lập,
trụ sở đóng tại chân núi để khai thác loại đá này bán ra thị trường xây dựng
trong nước và xuất khẩu;
Tuy tôi chỉ làm việc ở đây chỉ đúng 1 năm
(1990) với chức danh trưởng phòng Kế hoạch-Kỹ thuật, thường xuyên quan sát
nguồn nguyên liệu trên núi, quan sát địa thế hiểm yếu của núi Lở, Núi Bền, leo
trèo núi cùng Kỹ sư Mỏ địa chất Phạm Huy Quất (giám đốc xí nghiệp) tìm mỏ khai
thác nguyên liệu cùng với 9 tổ thợ khai thác đá lành nghề của xã Vĩnh Minh; Hỏi
các cụ già trong vùng về lịch sử của hai núi Lở và Bền, ngoài tài nguyên đá
vôi, đá ốp lát còn nguồn tài nguyên nào khác nữa không; Hỏi họ Tại sao người ta
lại xây dựng lò vôi liên hoàn ở chỗ này (chỗ đặt phân xưởng cưa dàn của xí
nghiệp) mà không đặt nơi khác, hỏi ở đây có ai tìm được vàng ở núi này không?
Có ai đến đây khai thác vàng lần nào chưa ? Trên 29 ngọn núi 28 ngọn tạo thành
nhị thập bát tú còn lại một ngọn cao nhất tên là gì ? mà người ta gọi là ngôi
sao tinh tú nhất trời Thanh, Trong lịch sử dân tộc có sự kiện nào diễn ra ở núi
này ? Thời Pháp có ai đến đây không, nghe nói trên đỉnh ngọn cao nhất có cắm
cột mốc của Pháp có đúng không ? Tại sao gọi là núi Bền, núi Lở mà không phải
là tên khác Bền có trước Lở có sau hay có lở mới có Bền, Lở bao bọc và bảo vệ
Bền ?
Thì được người dân trả lời trong những lần uống rượu thịt chó với 9
tổ khai thác đá nguyên liệu…cụ thể như sau:
- Núi Lở là núi
giáp sông Mã gồm hai phần phần thứ nhất là mỏm núi lở còn lại nhô ra sông Mã
tạo thành vũng xoáy mỗi khi có lũ về qua nhiều năm bị sông Mã xô lấn tấn công
giờ chỉ còn lại mỏm đá và phần chôn dưới đất, phần thứ hai là ngọn núi đá trằng
ngoảnh mặt ra sông Mã tương đối sát đường đi Vĩnh An và Đi Lèn,m dãy núi sau lò
vôi liên hoàn kéo dài về hai phía là núi Bền có đủ các loại đá có màu sắc khác
nhau mà các chú đang thuê chúng tôi khai thác;
- Tài nguyên khác ở hai núi này một
thời có vàng lẫn trong cát đá trên núi người dân phát hiện khi xây 2 lò vôi nhỏ
(1964) phía trong lò vôi liên hoàn xây sau này 1976 cách nhau khoảng 25m, năm
1965 hai lò vôi nhỏ này bị máy bay Mỹ ném bom, theo dòng chảy tự nhiên thì dòng
chảy từ trên núi xuống lò vôi liên hoàn chảy thẳng ra phần núi lở bị sói mòn
tạo phần lõm và bên bờ sông Mã;
- Trong lịch sử dân tộc Sách cũ viết năm
Ất Mão (1555) quân Mạc đem đại binh tiến đánh Thanh Hoa, ngược dòng sông Mã mà lên
trước tàn phá quê hương Biện Sơn – Sóc Sơn của họ Trịnh, sau đánh vào hậu cứ
kinh thành Vạn Lại – Yên Trường của Vua Lê (Thời Nam Bắc Triều). Quân Mạc đóng
quân tại núi Kim Sơn, thấy chim vẫn bay hót, khỉ vẫn vin cành hái quả, tin rằng
không có phục binh. Gần núi Kim Sơn là chợ Ông Công (Ông Cung) chiều hôm thấy
quân Mạc, sợ bỏ chạy cả. Quân Mạc tạm dừng thuyền lên chợ nấu ăn, hàng quán
người ta bỏ lại tha hồ vơ vét. Nhưng nửa đêm, quân Mạc bất ngờ bị phục binh bốn
mặt đổ ra đánh cho tan tác. Tướng Mạc tiên phong là Thọ quận công đóng ở Kim
Sơn, bị phục binh trong hang ngọn Cốc Sơn đổ ra vây bắt sống. Đại quân Mạc Kính
Điển tiến sau thất kinh tháo chạy tán loạn. Trận ấy quân Mạc đại bại. Khi Vua
Lê Trung hưng đã trở về Thăng Long, người ta khắc bia đá tại hang mấy chữ “Trú
quân sơn” để kỷ niệm việc tướng Mạc Thọ quận công bị quân Lê (Nam triều) đồn
trú ở đây bắt sống...
- Viên công sứ Thanh Hóa người Pháp
là Bu-lốt-tơ (Boulotte) nghe tiếng những thắng cảnh vùng Thành Nhà Hồ qua chơi
thăm cho rằng động Kim Sơn đẹp không kém động Hồ Công (Thuộc dãy núi Xuân Đài).
Động Hồ Công được chúa Trịnh Sâm đề tặng 4 chữ “Thanh kỳ khả ái” (trong lạ đáng
yêu). Bắt chước người xưa, Bu-lốt-tơ cũng sai người khắc 4 chữ “Thanh Hóa thắng
tích” lên vách đá động Kim Sơn.
- Còn chuyện nghe nói trên đỉnh có
cột mốc của Pháp đánh dấu gì đó thì chỉ nghe dân đồn thổi thôi không có căn
cứ chính xác;
- Còn tên đặt núi Lở Núi Bền thì
trước đây người ta nói núi không có tên sau này một núi cứ lở và mất dần do sát
sông mã mỗi khi đổi dòng nên gọi là núi Lở do đó nó có tên trước đương nhiên
núi còn lại không bị lở người ta gọi là Bền;
- Chuyện Tôi chứng kiến trong một năm
làm việc tại đây:
1. Một lần trực sản xuất ca 3 nghe
công nhân mài tinh đánh bóng trong Phân xưởng 2 hô to trong đá có vàng, tôi vào
xem thì thấy hai viên đá 25 x30 được mài tình đánh bóng có vàng là những hạt
cát nhỏ li ti ken đặc vàng lấp lánh, tôi đem về phòng giám đốc báo cáo với Phạm
Huy Quất, ngày hôm sau truy tìm nguồn gốc nguyên liệu sản xuất ra viên đá này
là thuộc tổ khai thác đá nào, thì được nghi ngờ là Tổ 9 có tổ trưởng tên là
Quỳnh, tuy nhiên hỏi thì được trả lời không biết mỏ nào và khai thác vào lúc
nào, sau một tuần leo núi với kiến thức địa chất của kỹ sư Phạm Huy Quất xong
cũng không thể tìm ra, và đành bỏ cuộc vì quá mất thời gian và mệt mỏi;
2. Một lần nhận được tin Giám đóc Sở
cùng ba người quốc Tịch Bỉ đăng ký đến tham quan xí nghiệp, xem tận mắt công
nghệ sản xuất và đặt vấn đề mua đá ốp lát của xí nghiệp; Giám đốc xí nghiệp
đăng ký đón họ ở văn phòng Sở tại thị xã nhưng họ không chịu họ muốn tự đi bằng
đường thủy đến xí nghiệp từ Trạm Hàm Rồng (Tại sao lại đi đường thủy ngược dòng
mà không đi đường bộ tiện hơn, họ muốn nghiên cứu cái gì từ đường thủy ?);
Cuối cùng Họ cũng đến 2 nam và một nữ, công nhân xí nghiệp gần như ngừng sản
xuất để xem họ vì tháy lạ, đặc biệt là người nữ mũi lõ da trắng tóc xoăn; Sau
một hồi làm việc và thảo sơ hợp đồng để hai bên ký kết, là kỹ sư kinh tế làm
công tác xây dựng nhiều năm tôi liếc thấy hợp đồng ghi độ chính xác góc vuông
đến hàng giây (độ, phút, giây) tôi nói với giám đốc Phạm Huy Quất là không thể
thực hiện được vì quá chính xác gần như là lý thuyết rồi, nhưng ông ấy sợ cấp
trên không dám tham gia, tôi nói bâng quơ “Không thể làm được đâu xem lại đi” để
Ông Phan Trọng Tiến nghe thấy xem ông ấy nghĩ sao, Ông ấy cũng lơ luôn…tôi nghĩ
lô hàng sẽ bị trả về hoặc bán rẻ thối (nhưng mặt trái của nó có thể khác, nhà
nước có thể mất tiền nhưng cá nhân có thể được tiền nếu thỏa thuận có lợi cho
họ), do hợp đồng chưa ký ngay nên tôi cũng không quan tâm nữa; Bỗng dưng Cô gái
người Bỉ có nhu cầu đi đại tiện, tôi yêu cầu chị em bộ phận hành chính và công
nhân phân xưởng 2 đưa cô ấy đi ra nhà xí tập thể nhiều ngăn bên bờ ao để đại
tiện nhưng khi ra đến nơi thì ruồi nhặng bay tứ tung, mùi hôi thối sộc lên tận
mũi cô ta la toáng lên làm mọi người giật mình và cô ấy xua tay ý nói không thể
đại tiện nơi này được, một số người đưa ra ý kiến đưa cô ấy xuống bờ sông thoáng
mát để đại tiện nhưng cô ấy không chịu, sau khi thỏa thuận với hai ông nam giới
người Bỉ Tổng giám đốc liên hiệp phải điều ca nô chở cô ấy về lại khách sạn ở
thị xã thanh hóa để đại tiện; Nghĩ lại công nhân cán bộ thời đó sống thật khổ
sở và mất vệ sinh, kinh khủng nhất là những ngày trời nắng
nóng, khu nhà xí công cộng bên bờ ao ngập trong thứ mùi “khó tả” cùng tiếng vo
ve bất tận của lũ ruồi, người khi ngồi ỉa là cứ phải rung lắc, đung đưa thân
hình liên tục để bọn tàu bay ấy (chỉ lũ ruồi) không đáp được lên người. Lại còn
gián con bò lổm ngổm quanh tường, con bay xè xè sẵn sang lao vào mặt, nhìn
xuống hố thì ròi trắng lúc nha lúc nhúc thấy ghê người. Trời thì nóng, ngồi mấy
phút là mồ hôi đầm đìa chả khác gì tắm hơi, toàn thân ướp hương”. Những hôm trời mưa
ngập mới lại càng rùng rợn. Thôi thì thứ gì nổi được cứ nổi, cái gì dập dềnh cứ
dập dềnh. Thế nhưng cái sự tiêu hóa nó không ngừng lại được, người ta vẫn phải
nhón chân bì bõm đi ra…
(Tôi sẽ đăng cùng bài thơ mô tả hố xí thời bấy
giờ để minh họa cho bài viết đi đại tiện của cô gái này thêm sinh động);
3. Năm 1992 hay năm 1993 gì đó sau
khi tồi rời khỏi xí nghiệp nhận công tác ở xí nghiệp Vĩnh Hòa nghe nói và chứng
kiến có một doanh nghiệp Hàn Quốc ký kết hợp đồng khai thác đá ngầm chôn dưới
dân núi Lở sát bờ sông Mỏm lở như đã mô tả ở phần trên, người ta (công nhân lái
máy Hàn Quốc) dùng máy đào đào lên những khối đá to như cái tủ, cái bàn lớn,
bày la liệt trên mặt đê sát mép sông những tưởng sau đó họ sẽ vận chuyên đi làm
nguyên liệu sản xuất hoặc chở về Hàn Quốc nhưng không phải vậy họ bỏ đi và để
lượng đá ấy lại không biết trong cả quá trình đào bới họ tìm được cái gì và đã
lấy đi cái gì không ai biết, cái này thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia nên ngoài
công an, an ninh có lẽ không ai rõ cả;
4. Xí nghiệp đá ốp lát Vĩnh Minh sau
khi Liên hiệp vật liệu xây dựng 1 giải thể năm 1992, một phần công nhân chuyển
về xí nghiệp 3-2 núi Vức tiếp tục sản xuất đá, phần còn lại vẫn hoạt động như
cũ nhưng trực thuộc công ty đá hoa Thanh Hóa do Phan Trọng Tiến làm giám đốc,
sau công ty đá hóa Ông Tiến giải thể xí nghiệp được giao lại cho ông Trương Như
Cường giám đốc xí nghiệp Vĩnh Hòa kiêm nhiệm tổ chức sản xuất, sau cùng bán lại
cho doanh nghiệp tư nhân Quỳnh Nhi trước đây là tổ trưởng tổ khai thác đá thuộc
xóm 9 Vĩnh Minh, sau nay khi hết thời hạn hợp đồng nguyên liệu không biết xí
nghiệp còn ở đó hay đã chuyển địa điểm mọi người đọc bài viết này cho ý kiến bổ
sung;
5. Núi Bền thực tại
hiện nay ra sao ? nhiều người đi qua
dãy núi về kể lại dãy núi Bền, Lở hiện nay đã khác xưa, ngọn núi này đang bị
“tổn thương” khủng khiếp với 7 doanh nghiệp được cấp mỏ ngày đêm “xẻ thịt” núi.
Và theo như tìm hiểu, hiện ngọn núi này đang có 3 doanh nghiệp xin thăm dò khai
thác.
Đặc biệt, tại khu
vực núi Bền từ ngày 18/5/2016, Công ty cổ phần AMD Group được UBND tỉnh Thanh
Hóa đồng ý cho công ty được thăm dò khoáng sản đá vôi chỉ cách đường khoảng
700m, thời gian là 2 năm kể từ ngày ký. Tuy nhiên, hơn 5 tháng sau, ngày
27/10/2016 Công ty cổ phần AMD Group đã được UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định
cho khai thác núi Bền với thời hạn 30 năm, tổng diện tích là 6ha.
Mặc dù có thời hạn
30 năm, nhưng công ty này mới đây lại tiếp tục có văn bản xin khai thác mở rộng
tiếp 1,7 ha
núi Bền, dù các ngành chức năng chưa xem xét nhưng công ty này liên tục có văn
bản gửi các ngành, trong đó có Sở VH-TT-DL để xin được mở rộng. Văn bản chỉ đạo
một đằng, thực tế một nẻo; Bền, Lở xưa nhức nhối bởi thiên nhiên nay lại nhức
nhối thêm vì xã hội;
ỈA XƯA NHƯ LÀ LỊCH SỬ
Đất nước ta thuở chưa xa lắm
Ba chục năm nhiều nhặn gì đâu
Nhà nhà mỗi lúc đi cầu
Hố xí -lựa chọn hàng đầu hai ngăn
Một ngăn để cứt lăn xuống hố
Còn ngăn kia làm chỗ cứt dồn
Khi nào đầy oặc cả buồng
Đánh ra ngoài ruộng cho muôn cây trồng
Đêm buông xuống ỉa đồng rất khoái
Cũng là nơi trai gái hẹn hò
Chỗ thì bờ ruộng nhấp nhô
Ao, mương, kênh cứ tìm bờ thả bom
Làn gió mát trăng tròn lấp lánh
Lại cộng thêm ngàn ánh sao khuya
Râm ran tâm sự bạn bè
Khác nào đại tiệc bốn bề quê hương
Rồi cuộc sống rộng đường phát triển
Xí hai ngăn đã biến mất rồi
Nhà nhà chăm chút tuyệt vời
Bồn cầu tự hoại ngời ngời thơm tho;
Ruộng đồng cũng dành cho nhà máy
Ao Chuôm xưa còn máy cái đâu
Lấp đi xây những nhà lầu
Làm khu giải trí tiêu sầu thế gian
Về quê cảm thấy lòng man mát
Bạn ỉa giờ phiêu bạt nơi nao
Bâng khuâng thương nhớ bờ ao
Cục phân ngày cũ rơi vào thiên thu;
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét