Công
dụng của cây xăng sê hay cây khôi đốm
Từ lâu
khi nói đến thảo dược điều trị bệnh viêm loét dạ dày là chúng ta nghĩ ngay tới
cây khôi tía. Tuy nhiên có một loại thảo dược mang hình dáng gần giống với cây
khôi tía, được nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày sử dụng làm thuốc, nhưng ít
người biết tên gọi thật của loài cây này – đó chính là cây xăng sê.
Cây xăng
sê còn được dân gian gọi là cây khôi đốm (do cây có hình dáng gần giống với cây
khôi tía, hơn nữa cây cũng có công dụng tương đồng với cây khôi tía). Cây khôi
đốm có lá đốm xanh kèm sọc vàng, những
gân vàng lớn nổi trên nền lá màu xanh đậm, lá khôi đốm nhẵn chứ không có lông
nhung như cây khôi tía.
Để biết
sự giống và khác nhau giữa hai loại cây này mời bạn tham khảo thêm bài viết:
Tránh nhầm lẫn lá khôi tía với cây xăng sê (phân biệt khôi tía)
Cây xăng
sê mọc ở đâu ?
Ở nước
ta cây xăng sê được nhân dân trồng như một loại cây cảnh, cây được trồng ở một
số nơi làm cảnh và làm hàng dào, ngoài ra còn thấy được trồng ở một số vườn
thuốc nam của các cơ quan, bệnh xá quân dân y.
Trên thế
giới một số nước coi xăng sê là loài cây xâm lấn, như ở Úc, Indonesia và một số
nước Châu Mỹ – mặc dù một số nơi có sử dụng loại cây này làm cảnh và dược liệu,
nhưng do độ phủ của nó quá lớn, làm ảnh hưởng đến hệ thực vật bản địa do vậy
người nơi buộc phải đốn bỏ (2).
Bộ phận
dùng làm thuốc
Dân gian
dùng lá xăng sê làm thuốc, lá có thể dùng trực tiếp lá tươi hay đem phơi khô
đều được.
Cây khôi
đốm hay lá xăng sê
Thành
phần hóa học
Các tài
liệu cổ về y học cổ truyền ít viết về cây xăng sê, tuy nhiên các công trình và
tài liệu nghiên cứu hiện đại về cây xăng sê lại có khá nhiều và phổ biến. Theo
thông tin mà chúng tôi thu thập được tại trang Thư viện số tài liệu nội sinh –
Đại học quốc gia Hà Nội có xác định; cây xăng sê còn có tên gọi là cây khôi
đốm, tên khoa học Sanchezia nobilis Hook.f. Quá trình phân tích hóa dược từ
dich chiết cây khôi đốm nhóm nghiên cứu đã xác định được ba thành phần chính
trong lá cây đó là; 9-methoxycanthin-6-on, 9-hydroxyheterogorgiolid, O-methyl
furodysinin lacton. (3).
Tính vị
Cây có
vị nhạt, ít mùi, tính mát, công dụng tiêu viêm, chống oxy hóa.
Công
dụng của cây xăng sê
Dân gian
Việt Nam
từ lâu đã sử dụng cây xăng sê làm thuốc điều trị viêm loét dạ dày, cắt các cơn
đau do bệnh dạ dày và bệnh đường tiêu hóa gây ra. Dưới đây là những công dụng
chính của vị thuốc này;
Điều trị
viêm loét dạ dày (bao tử) (4)
Giảm đầy
bụng, ợ chua
Trung
hòa axit trong dạ dày
Điều trị
đau bụng, đi ngoài
Cách
dùng cây xăng sê làm thuốc
Với cách
dùng vô cùng đơn giản, bạn có thể dùng cây khôi đốm làm thuốc theo hai cách như
sau:
Dùng lá khô:
Chuẩn
bị: Lá khô 30g, nước sạch 1 lít.
Cách sơ
chế: Lá khô các bạn đem rửa sạch, để dáo nước, bỏ nào ấm đun và đổ thêm khoảng
1 lít nước sạch, đun sôi sau đó duy trì sôi nhỏ lửa tới khi nước trong nồi cạn
còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp và chắt nước ra sử dụng.
Cách
dùng: Uống thuốc vào lúc đói, tốt nhất là vào buổi sáng sớm trước khi ăn bữa
sáng, ngoài ra nên chia thuốc ra làm 3 lần để uống vào trước ba bữa ăn trong
ngày.
Kiên trì
dùng cách trên sẽ có hiệu quả rất tốt, nhiều bệnh nhân chỉ cần uống lần đầu đã
thấy dịu bớt cơn đau bao tử.
Dùng lá tươi:
Chuẩn
bị: Lấy khoảng 3 đến 4 lá tươi, một thìa nhỏ muối trắng.
Cách sơ
chế: Lá đem rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó với ra
vẩy sạch nước;
Cách
dùng: Vào buổi sáng sớm khi chua ăn sáng, lấy lá tươi đã rửa sạch, ăn sống với
vài hạt muối trắng – mỗi ngày ăn từ 1 đến 2 lần vào lúc đói sẽ có hiệu quả điều
trị viêm dạ dày rất tốt. Ngoài ra bạn có thể dùng lá tươi đun nước uống (hãm
nước sôi) với cách dùng tương tự như sắc uống lá khô vẫn có tác dụng tốt.
Tham
khảo: Lá khôi tía (cây khôi nhung) điều trị hiệu quả bệnh viêm dạ dày
Hoa xăng sê
Hoa xăng
sê màu đỏ
Các
nghiên cứu khoa học
Hoạt
động chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ của lá cây xăng sê Sanchezia speciosa
Leonard: Nhóm nghiên cứu tại Đại học
dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tiến hành phân lập từ chiết xuất ethanol của
lá S. speciosa . Bằng các phương pháp dược lý hiện đại nhóm nghiên cứu đã xác
định các hợp chất được lấy từ chiết xuất lá xăng sê cho thấy hoạt động chống
oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ (5).
Tác dụng
kháng axit từ chiết xuất cây khôi đốm Sanchezia nobilis Hook.f. từ Việt nam:
Nhóm nghiên cứu tại Đại Học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành lấy mẫu cây khôi đốm
thu thập tại tỉnh Nam Định, tổng hợp thành chiết xuất nước và tiến hành nghiên
cứu bằng phương pháp sắc ký để xác đinh thành phần hóa học và làm sáng tỏ các
đặc tính của loại cây này. Kết quả thu được; Các hợp chất n-hexan, ethylacetate
và dịch chiết xuất từ loại cây này cho thấy tác dụng kháng axit rất đáng kể
(6).
Hoạt
động chống oxy hóa và kháng ung thư: Nhóm nghiên cứu tại Pakistan đã
tiến hành nghiên cứu về cây Sanchezia speciosa
nhằm đánh giá về hoạt tính chống oxy hóa và kháng ung thư của dịch chiết
cây xăng sê. Phần kết luận, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động gây độc tế bào
ung thư vú và hoạt đống chống oxy hóa mạnh nhất từ loại thảo dược này (7).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét