Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:
“Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Hãy cùng ngược dòng quá khứ để tìm hiểu xem các sĩ tử thời xưa đi thi như thế nào qua bộ ảnh Kỳ thi Hương ở Nam Định của André Salles được chụp vào năm 1897. Bộ ảnh giúp người xem hình dung được phần nào chế độ khoa cử thời phong kiến cũng như nhân dạng, ngoại hình và cách phục sức của quan, lính, văn nhân Đại Nam ở cuối thế kỷ thứ 19
Phục chế: Việt Nam _ Ký ức xưa, Vietkolor2020@gmail.com
#vietnam_kyucxua #vietnam #kyuc #namdinh #nam_dinh #namdinhxua #ky_thi_huong_1897 #thi_huong #vietnamkyucxua #vietkolor
Tân khoa ra mắt Khảo quan (Trường Hà-Nam 27/12/1897)
Nghe xướng đến tên mình, ông Tân khoa phải ứng tiếng "Dạ !" thật to, đưa trình thẻ căn cước rồi theo một người lính dẫn đến vái chào các Khảo quan. — tại Việt Nam - Ký ức xưa.
Ông Nguyễn Đức PhongÔng Cao Xuân Tiếu, Giám khảo trường Hà-Nam, khoa thi Hương năm Đinh-Dậu (12/1897)
Giám khảo Trần Sĩ Trác
Nam Định, 12-1897 - Kỳ thi Hương năm Đinh Dậu
Nam Định, 12-1897 - Kỳ thi Hương năm Đinh Dậu
Hội đồng giám khảo kỳ thi Hương Nam Định, tháng 12/1897
Nam Định, 28-12-1897 - Khoa thi Hương năm Đinh Dậu - Các tân khoa làm lễ bái tạ tại Vọng cung
Tân khoa Khoa thi Hương năm Đinh Dậu làm lễ tạ ơn vua ở Vọng cung, với sự hiện diện của các quan giám khảo, cựu quyền Kinh lược sứ Bắc Kỳ Nguyễn Trọng Hiệp và Công sứ Pháp Lenormand. Ngày 28-12-1897
Nam Định, 27-12-1897 - Lễ xướng danh khoa thi Hương năm Đinh Dậu
Toàn quyền Paul Doumer (đội mũ đen, bên phải), Thống sứ Bắc Kỳ Fourès (đội mũ đen, bên trái), Công sứ Nam Định Lenormand (mũ trắng, bìa phải), và Tổng đốc Cao Xuân Dục (mặc áo dài, bên trái) đến dự lễ xướng danh Khoa thi Hương năm Đinh Dậu trường Hà-Nam, diễn ra vào ngày 27-12-1897.
Nam Định, 27-12-1897 - Lễ xướng danh khoa thi Hương năm Đinh Dậu
Nam Định, tháng 12-1897 - Khoa thi Hương năm Đinh Dậu
Ông Cao Xuân Dục, Tổng đốc Nam Định-Ninh Bình, đến dự lễ bái tạ của các tân khoa kỳ thi Hương năm 1897 tại Vọng cung Nam Định
Cựu Quyền Kinh lược sứ Nguyễn Trọng Hợp
Kinh lược sứ Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) đến dự lễ.
Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) tên là Tuyên, sau lấy tên tự là Trọng Hợp làm tên, hiệu là Kim Giang, biệt hiệu là Quế Bình; người làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà nội, đỗ Cử-nhân năm 1858, đỗ Tiến sĩ đệ tam giáp năm 1865. (kỳ thi năm đó không lấy nhất giáp, chỉ có Trần Bích San người xã Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đỗ nhị giáp; ông San đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, Hội và Đình nên được gọi là Tam nguyên Vị Xuyên)
Làm quan đến chức Thượng thư, Phụ chính đại thần, hàm Văn Minh điện Đại học sĩ, tước Vinh Trung tử. Tác giả tập Kim Giang thi tập. Trong Hồi ký, P. Doumer tỏ ý rất kính trọng Nguyễn Trọng Hợp là một ông quan có học vấn cao, rất tế nhị và liêm chính
(vào cuối năm 1897 ông Nguyễn Trọng Hợp đã thôi làm Quyền Kinh lược sứ từ hơn 10 năm trước nên trong hình này ông chỉ là một Cựu Quyền Kinh lược sứ)
Nam Định, 29-12-1897 - Tiệc mừng kết thúc Khoa thi Hương năm Đinh Dậu tại nhà Tổng Đốc Cao Xuân Dục.Công sứ Nam Định Lenormand và ông Nguyễn Trọng Hiệp, cựu quyền Kinh lược sứ Bắc Kỳ, trong tiệc mừng các tân cử nhân Khoa thi Hương năm Đinh Dậu tại nhà Tổng Đốc Cao Xuân Dục. 29-12-1897
Nam Định, 27-12-1897 - Lễ xướng danh khoa thi Hương năm Đinh Dậu
Các giám khảo ngồi thành hai hàng trên ghế cao để các tân khoa đi qua bái chào.
Nam Định, 27-12-1897 - Lễ xướng danh khoa thi Hương năm Đinh Dậu
Đám đông theo dõi lễ xướng danh khi các tân khoa được hướng dẫn đi bái chào các quan giám khảo ngồi trên hai dãy ghế cao hai bên con đường Thập đạo dẫn vào từ cổng chính ở bìa trái hình. 27-12-1897
Nam Định, tháng 12-1897 - Khoa thi Hương năm Đinh Dậu
Các tân cử nhân dự tiệc tại nhà Tổng đốc Nam Định, 29-12-1897
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét