XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Quân đội đế chế Trung Hoa cuối kỳ trung đại

51PMMnCtq2L._SX370_BO1,204,203,200_.jpg
Lê Tùng Dương chuyễn ngữ và biên tập
GIỚI THIỆU
Đây là tập cuối cùng trong bộ năm tập phác thảo lịch sử quân sự Trung Quốc. Do công chúng ở các quốc gia phương Tây không được tiếp nhận mảng lịch sử này nên họ cho rằng do những tác động của một nền văn hóa phi quân sự nên nghệ thuật chiến tranh ở Trung Quốc không thay đổi trong thời gian dài. Những thể hiện yếu kém của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Nha Phiến là điều hoàn toàn bình thường và không thể cải thiện được. Hi vọng rằng loạt bài này sẽ xua tan đi những huyền thoại đó, thúc đẩy một số nhận thức khác về lịch sử, thú vị hơn và cũng đẫm máu như ở châu Âu.
Tập này được giới hạn trong khoảng thời gian từ khi những người châu Âu đầu tiên xuất hiện cho đến khi bắt đầu chuỗi “các hiệp ước bất bình đẳng” từ năm 1840. Trong thời trung đại, Trung Quốc đã dẫn đầu trong công nghệ quân sự, là những người đầu tiên phát triển Pháo và tàu biển mà sau này người phương Tây đã sử dụng chính chúng để chống lại họ. Sau thế kỉ 15, những tiến bộ này không được duy trì và Trung Quốc rời vào trạng thái trì trệ. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn còn đang được tranh luận nhưng chúng ta có thể xác định một số yếu tố chính: những học giả không quan tâm đến vấn đề quân sự; những chính sách cấm đoán của nhà nước do lo ngại các thế lực chống đối; và có lẽ trên hết là do thiếu những đối thủ cạnh tranh có sức mạnh tương đương cùng với những ảo tưởng về vị trí hàng đầu của Trung Quốc. Bất kể vì lý do gì, từ thế kỉ 16 châu Âu đã bắt đầu vượt Trung Quốc về mặt vũ khí và sau đó là bỏ xa họ vào giữa thế kỉ 19.
Quy mô khổng lồ của đế quốc, sự tự mãn về văn hóa và tính phức tạp của chính trị đã ngăn cản sự phát triển của khoa học kĩ thuật quân sự rồi dẫn đến một hậu quả thảm khốc như nhiều xã hội khác. Trung Quốc bị chinh phục bởi một số ít người nước ngoài như trường hợp của Aztec và Incas nhưng trên thực tế, vào cuối thể kỉ 18, thời kỳ phát triển của hệ thống thuộc địa, Trung Quốc vẫn ở trên vị thể của người chiến trắng. Nhà Thanh của người Mãn Châu đã lật đổ nhà Minh vào năm 1640, trở thành một đế quốc lớn nhất là đông dân nhất thế giới với các lãnh thổ được mở rộng ra rất nhiều sau đó.
Dưới sự cai trị của nhà Thanh, lãnh thổ Trung Quốc đã được mở rộng hết mức có thể, gần với các ranh giới hiện tại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Mông Cổ và phía Bắc Mãn Châu. Họ đã chinh phục được những người du mục Trung Á, mối đe dọa chính đối với nền văn minh Trung Hoa suốt hai thiên niên kỉ. Giai đoạn này cũng chứng kiến việc hoàn thiện Vạn lý trường thành ở phía bắc, can thiệp vào cuộc chiến Nhật Bản – Triều Tiên, sự tranh giành quyền lực giữa nhà Minh và nhà Thanh, những chuyến thám hiểm đến Siberia, Kazakhstan và Nepal.
Sự tiếp xúc không thể tránh khỏi với phương Tây trong thời kì này đã mang đến những quan điểm mới về hệ thống quân sự của họ. Ngoài con mắt của người Trung Quốc, chúng ta còn có thể khai thác góc nhìn của người bên ngoài về hệ thống quân sự Trung Quốc thời kì này. Từ những ghi chép của de Rade vào những năm 1570 và của Huc những năm 1840 không thể nào không bị ảnh hưởng bởi những điểm tương đồng, người Trung Quốc hiện lên một cách hèn nhát, rời rạc, bị buộc phải chiến đấu như một đám đông vô tổ chức chỉ biết la hét một cách vô ích, thích bày vẽ hơn là quan tâm đến hiệu quả.
Tái hiện một cách chân thực những thành tựu quân sự của nhà Minh và nhà Thanh là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên chúng tôi đã được trợ giúp bởi những nguồn cung cấp thông tin phong phú từ Trung Quốc. Chính sử, sử địa phương cũng như các hồi ký, báo cáo có chứa một lượng dữ liệu rất lớn về quân sự mặc dù chỉ có rất ít được dịch. Ngoài quyển bách khoa toàn thư về quân đội đương đại nổi tiếng nhất là Võ Bị Chí (武備志) được Mao Nguyên Nghi (茅元仪)viết vào năm 1621 không thể thiếu là một số lượng lớn những tác phẩm nghệ thuật, vũ khí, áo giáp còn lại được tìm thấy trong các viện bảo tàng ở Anh.
NIÊN BIỂU
1517 Mông Cổ bại trận tại Ying-chou. Đại sứ đầu tiên của Bồ Đào Nha đến Trung Quốc.
1525 Phá hủy hạm đội để cô lập Trung Quốc khỏi các ảnh hưởng từ bên ngoài.
c.1540 Bắt đầu xây dựng hệ thống Vạn lý trường thành hiện đại.
c.1540-c.1565 Thời kì hoàng kim của hải tặc Oa Khấu tại Đông Nam Trung Hoa.
1550 Yên Đáp Hãn (Altan Khan) tấn công Bắc Kinh.
1567 Dỡ bỏ lệnh cấm hải thương.
c.1583 Sự trỗi dậy của Nỗ Nhi Cáp Xích (Nurhachi), những bước khởi đầu của nhà nước Mãn Chu.
1593-98 Chiến tranh với Nhật Bản tại Triều Tiên.
1618-19 Chiến dịch chống Mãn Châu của nhà Minh thất bại.
1626 Nhà Minh đánh bại Mãn Châu tại Ninh Viễn, Nô Nhi Cáp Xích tử trận.
1636 Nhà Thanh thành lập.
1644 Vị vua cuối cùng của nhà Minh tự sát. Nhà Thuận của Lý Tự Thành tồn tại trong thời gian ngắn. Mãn Châu chiếm Bắc Kinh.
1661-1722 Thời đại của hoàng đế Khang Hi.
1664 Mãn Châu chiếm Phúc Kiến. Nhà Thanh kiểm soát hoàn toàn nội địa Trung Quốc.
1673-81 Loạn Tam Phiên.
1683 Thế lực thân Minh ở Đài loan sụp đổ.
1689 Hòa ước Nerchinsk điều chỉnh đường biên Trung – Nga.
1696 Đánh bại Cát Nhĩ Đan (Galdan Khan). Đông Mông Cổ sáp nhập vào nhà Thanh.
1720 Tây Tạng trở thành chư hầu của nhà Thanh.
1736-96 Thời đại của hoàng đế Càn Long.
1757 Quyết định hạn chế ngoại thương.
1757-59 Đánh bại Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ (Jungar Mongols) và đồng minh Hồi giáo của họ.
1792 Đánh bại Nepal.
1793 Đại sứ quán Anh dưới quyền của Macartney ở Bắc Kinh.
1817-27 Người Hồi giáo thánh chiến tại lòng chảo Tarim,
1839 Thất bại trong chiến tranh Nha phiến lần 1 với người Anh.
1842 Hòa ước Nam Kinh mở cửa nhiều cảng biểu của Trung Quốc. Người Anh chiếm Hồng Kông.
CUỐI THỜI MINH (1517-1598)
Mặc dù nhà Minh đã trục xuất người Mông Cổ ra khỏi Trung Quốc vào năm 1368 nhưng vào thế kỉ 16, mối đe dọa chính lại tiếp tục đến từ các con cháu người Mông Cổ ở biên giới phía Bắc. Những bộ tộc Mông Cổ liên tục liên minh với nhau dưới dự lãnh đạo của những thủ lĩnh tự nhận mình là hậu nhân của Thành Cát Tư Hãn. Hoàng đế Chính Đức (1506-1521) đã bị các sử gia trung đại phê phán nặng nề vì ông không quan tâm đến võ bị và không xứng đáng là một nhà lãnh đạo. Ông đã đạt được một số thành công trong cuộc chiến chống lại Mông Cổ nhưng dưới sự cai trị của người kế nhiệm ông, Gia Tĩnh (1522-67), những thành quả thu được đã nhanh chóng bị mất đi. Vị vua mới đã chủ trì những cuộc tranh chấp bất tận trong triều đình, ngăn cản việc phát triển chính sách quân sự một cách nhất quán nhưng ông lại chống Mông Cổ một cách cuồng tín, ngăn chặn tất cả nỗ lực hòa bình, trừng phạt bất kì viên quan nào có ý định đàm phán.
Ming_cavalrymen (1) 2
(Kị binh quân Minh)
Một trong những điển hình trong phong cách của ông là một sắc lệnh cho nhân vật “i”, ‘đề cập đến “lũ mọi rợ” miền Bắc nên luôn luôn được viết càng nhỏ càng tốt’. Tất nhiên những biện pháp này không ngăn cản được người Mông Cổ. Văo năm 1540, thủ lĩnh của Vệ Lạp Đặc (Tây Mông Cổ) Yêm Đáp Hãn đã hợp nhất với những người Mông Cổ phía Đông và đặt nền móng cho một nhà nước: xây dựng các thành phố, thúc đấy nông nghiệp phát triển, thu hút những người Trung Quốc đến phục vụ ông. Ông đề nghị buôn bán với nhà Minh nhưng bị từ chối. Thậm chí nhà Minh còn lên kế hoạch tấn công ông, kế hoạch mạo hiểm này cuối cùng đã bị hủy bỏ vì những khó khăn về tài chính của chính phủ. Năm 1548, Yêm Đáp hãn đã tấn công nhà Minh, chiếm đóng và phá bỏ những bức tường tại Hsuan-fu. Hai năm sau, ông lại dẫn quân vượt qua Vạn lý trường thành và bao vây Bắc Kinh. Mặc dù người Mông Cổ đã rút lui nhưng sự kiện nhục nhã này đã làm nổi lên sự bất lực của quân Minh, bên cạnh đó đã tạo động lực thúc đẩy việc hoàn thiện Vạn lý trường thành. Phải đến tận năm 1571, sau khi Gia Tĩnh qua đời, người Mông Cổ mới được buôn bán với nhà Minh trong hòa bình. Biên giới được bình ổn trong 20 năm sau đó.
Sự thiếu quyết đoán trong cách cai trị của Gia Tĩnh cũng được thể hiện ở các mặt trận khác. Năm 1513, Hami, một tiền đồn trên con đường tơ lụa dưới sự kiểm soát của nhà Minh đã bị chiếm đóng bởi Hồi vương của Turfan, một trong số những nhà cai trị độc lập, người đã thành công trong việc cai trị Timurid và Hãn quốc Sát Hợp Đài tại lòng chảo Tarim. Người Trung Quốc đã trả đũa lại bằng việc thuê một số đạo quân Mông Cổ đến chiếm lại Hami nhưng đáng tiếc đã thất bại. Năm 1528, thành phố bị xóa sổ, khả năng nắm bắt thông tin yếu kém của nhà Minh đã tạo cơ hội cho một cuộc đột kích từ Turfan vào phía Tây Bắc Trung Quốc và những người Hồi giáo đã nổi dậy trong đế quốc. Năm 1537, một kế hoạch tấn công vào Việt Nam với lý do Việt Nam ngừng triều cống đã được lập ra nhưng sau ba năm ngần ngại, vị hoàng đế đã từ bỏ ý định. Tiếp đó, người Việt Nam và Miến Điện đã tấn công lên vùng phía Nam của Vân Nam và Quảng Tây.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang đứng
(Quân Minh với hỏa khí)
Một vấn đề nghiêm trọng khác xuất hiện trong năm 1540, những tên cướp biển tại bờ biển phía Nam đã tổ chức thành một lực lượng quân sự đáng gờm. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự thiển cận của chính phủ Trung Quốc vào năm 1525 khi đã cố cách ly người dân khỏi các ảnh hưởng từ bên ngoài bằng một loạt các sắc lệnh hạn chế thương mại và đi biển. Các thương nhân địa phương đã chiếm giữ các hòn đảo ngoài khơi làm cơ sở cho các hoạt động thương mại trái phép với người Nhật và người Bồ Đào Nha. Bên cạnh buôn bán, họ đã nhanh chóng phát triển các hoạt động cướp phá, xây dựng lực lượng quân đội mạnh và thậm chí đã tấn công các thành phố ven biển. Những tên cướp biển ban đầu được hỗ trợ bởi các gia đình thương nhân tại Kyushu, Honshu và được củng cố thêm bởi những đội cướp biển người Nhật, những người đã cướp bóc suốt hai thế kỉ tại khu vực Đông Nam Á. Mặc dù nhà Minh gọi những toán cướp biển này dưới cái tên “Oa Khấu”, có nghĩa là cướp biển Nhật Bản, nhưng hai phần ba nhân lực của những toán cướp là người Trung Quốc.
Năm 1547, Chu Wan đã được cử đến để ổn định tình hình nhưng các thương nhân với những mối quan hệ trong chính quyền đã tìm cách để sa thải ông.
Những hạn chế nghiêm ngặt hơn về những hoạt động trên biển đã đẩy ngư dân vào bước đường cùng và buộc họ phải bạo động. Điều này khiến cho Oa Khấu mạnh hơn bao giờ hết. Vào năm 1554, họ đánh bại quân Minh trên đất liền, đe dọa những thành phố lớn ven biển như Nam Kinh, Hàng Châu.
Hai viên tướng đã được chọn để kiểm soát tình hình là Hồ Tôn Hiến và Thích Kế Quang. Các hoạt động quân sự, những nỗ lực bắt giữ các thủ lĩnh cướp biển được tăng cường. Sau đó, vào năm 1567, lệnh hải cấm được dỡ bỏ. Tình hình dần ổn định trở lại.
Hoàng đế Vạn Lịch lên ngôi vào năm 1573, ông là một người không có khả năng và bị giam cầm bởi hệ thống chính trị lúc bấy giờ, cố giữ cho hoàng đế như bị cầm tù trong cung điện, cách biệt với thế giới bên ngoài. Triều đại của ông đã ghi nhận “ba chiến dịch vĩ đại” và chúng thường được sử dụng như một bằng chứng cho thấy quân đội nhà Minh vẫn còn mạnh mẽ. Tuy nhiên, hai trong số những chiến dịch này không đáng kể. Dương Ứng Long, một viên quan ở Tứ Xuyên, sau khi nhận được sự ủng hộ của các bộ tộc Miêu bản địa đã phát động nổi loạn ở Phan Châu. Tranh thủ nhà Minh còn bận bịu ở những nơi khác, Dương giữ được độc lập trong vài năm. Đến năm 1600, một đội quân, chủ yếu là các bộ tộc địa phương, do Lý Hóa Long lãnh đạo đã đánh bại Dương trong một chiến dịch kéo dài 100 ngày. Chiến dịch tại Ordos (Ngạc Nhĩ Đa Tư) năm 1592 thậm chí còn được bản địa hóa hơn nữa. Quân đồn trú tại Ninh Hạ đã nổi dậy và liên minh với một thủ lĩnh Mông Cổ. Cuộc nổi dậy này bị đánh bại vào tháng 10 năm đó khi quân triều đình dùng nước ở một hồ gần đó làm suy yếu tường thành.
Chiến dịch can thiệp vào chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên (1592-1598) là điểm nhấn đáng chú ý nhất trong ba chiến dịch quân sự thời Vạn Lịch. Năm 1592, người Nhật dưới sự dẫn dắt của Hideyoshi Toyotomi đã xâm lược bán đảo Triều Tiên như một bước đầu để chinh phục Trung Quốc. Ban đầu, chiến dịch của người Nhật khá thuận lợi, chiếm được Seoul và Bình Nhưỡng trong thời gian ngắn, sau đó họ tạm dừng lại để tập hợp lại lực lượng. Tháng 1 năm 1593, một đội quân Minh dưới quyền của Lý Như Tùng đã vượt sông Áp Lục tiến vào Triều Tiên, đánh bại quân Nhật bên ngoài Bình Nhưỡng. Đang gặp khó khăn về vấn đề hậu cần, tình hình của quân Nhật càng trầm trọng thêm vì hoạt động của hải quân Triều Tiên và các mật vụ Trung Quốc, những mật vụ này đã đốt một kho lương lớn của quân Nhật rồi rút về gần Busan. Một thỏa thuận ngừng chiến được thiết lập cho đến tháng 10 năm 1596 khi một đoàn đại sứ của Trung Quốc đến Nhật để đàm phán hòa bình.
Kết quả cuộc đàm phán minh họa cho một trong những khiếm khuyết trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Trung Quốc không chấp nhận việc những người man di được đối xử một cách bình đẳng. Hideyoshi dự liệu việc Triều Tiên được phân chia và có một cuộc hôn nhân chính trị với công chúa nhà Minh nhưng người Trung Quốc lại chọn cách: sẽ công nhận ông là vua của Nhật Bản (ông đã cai trị Nhật bản trên thực tế trước đó) nếu ông chấp nhận là một chư hầu và không bao giờ xâm lược lục địa nữa. Hideyoshi coi điều này như một sự xúc phạm và đã tổ chức một cuộc tấn công vào Seoul trong năm tiếp theo. Cuộc tấn công này đã bị chặn bởi một lực lượng Trung Quốc 5 vạn người. Đô đốc Triều Tiên Lý Thuấn Thần (Yi Sun-sin) được một đội tàu nhà Minh dưới sự chỉ huy của chuyên gia pháo binh Trầm Lâm giúp đỡ đã kiểm soát được mặt biển, cắt đứt hậu cần và những đoàn quân tiếp viện từ Nhật Bản, làm cho người Nhật một lần nữa thất bại. Năm 1598, tuy những cuộc tấn công của quân Minh tại Ulsan, Sunchon, Sochon đã bị thất bại nặng nề nhưng họ đã thành công trong việc giam chân người Nhật ở những khu vực quan trọng. Tin về cái chết của Hideyoshi đến vào cuối năm, khi mọi người đã kiệt sức, đã tạo điều kiện cho cả hai phe đồng ý đình chiến. Người Nhật rút khỏi Triều Tiên, nhà Minh đạt dược một thắng lợi chiến lược.
QUÂN ĐỘI CUỐI MINH
18700803_1905028396440662_8494008904079883031_o
Những quan lại tham nhũng và bất tài đã làm suy yếu hệ thống quân sự “vệ sở” của nhà Minh. Vào thế kỉ 16, quân đội đã trở thành một gánh nặng, thiếu đào tạo và kỉ luật, sức mạnh của họ ngày một giảm sút. Các sĩ quan tiếp tục ghi tên những người đã chết hoặc đã bỏ đi vào trong danh sách để lấy thêm tiền lương. Ch’en Chien khi viết về thời Gia Tĩnh đã miêu tả vệ sở như là: “nguồn gốc của nhiều rắc rối. Họ nổi loạn và sẵn sàng tạo phản bất cứ khi nào các nhà chức trách chậm trả tiền cho họ… bất kì khi nào có chiến tranh, do lo sợ quân đội bị tổn thất, lính đánh thuê và dân binh được sử dụng để chống lại những bọn cướp. Nói cách khác, dân thường được sử dụng để bảo vệ những người lính“.
Vào giữa thế kỉ 16, lực lượng chính của quân Minh là những người lính đánh thuê được tuyển dụng từ dân chúng – một hệ thống tương tự như của nhà Tống. Tuy nhiên, thời đại của những chiến binh đã trôi qua, những người lính có địa vị xã hội rất thấp. Họ được tuyển mộ chủ yếu từ những kẻ lang thang, trộm cướp. Họ bị đối xử tồi tệ, lương thấp, thất thường và thậm chí còn bị cướp bởi những viên chỉ huy. Do được tuyển mộ từ những vùng khác nhau, những đạo quân mang tính địa phương rất lớn. Những người đến từ Hsiang-fu, Hồ Nam dễ kiểm soát nhưng lại hèn nhát. Trái lại, Mao Hồ Lô binh (毛葫蘆兵), những cựu thợ mỏ dũng cảm nhưng lại vô kỷ luật. Những người lính Tứ Xuyên vốn là những kẻ cướp, dễ bị thu hút bởi những đồ đạc bị kẻ thù bỏ lại. Nhìn chung, những người nông dân làm lính tốt hơn những thị dân. Về sau, những đội quân này được trao quyền tự quản khá cao.
Kết quả hình ảnh cho ming cavalry
Kị binh nhà Minh
Những người lính từ Liêu Đông đã chống lại cuộc nổi dậy ở Thiểm Tây vào năm 1630 khá hiệu quả. Họ không hiểu được tiếng địa phương nên không thể bị mua chuộc hay bị làm rối loạn (quân đội được tuyển dụng ở Thiểm Tây trở nên vô dụng vì họ là những người đồng hương với quân nổi dậy, có xu hướng liên kết với đối phương thay vì chiến đấu). Những đội quân quan ngoại cũng được tuyển mộ.
Tùy mục đích sử dụng, họ sẽ dũng những người lính đánh thuê Mông Cổ với quy mô khác nhau. Từ việc thuê toàn bộ bộ lạc để chinh phục Trung Á cho đến những toán nhỏ hơn được tuyển mộ từ những tù binh chiến tranh. Những toán nhỏ này được đưa đến những vùng xa xôi của đế chế và được phân biệt bởi những chiếc mũ đỏ của họ.
Pubei, nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy Ordos năm 1592 là một người Mông Cổ xuất thân từ một gia đình từng phục vụ quân Minh trong nhiều thế hệ. Giống như những người Mông Cổ, một số bộ lạc chư hầu người Nữ Chân đã cung cấp những binh lính, chủ yếu là kị binh cho quân Minh. Các nhóm nhỏ của Nhật cũng được thuê vào cuối thể kỉ 16. Một đạo quân Triều Tiên với tư cách đồng minh đã chiến đấu bên cạnh quân Minh trong chiến dịch chống lại Mãn Châu năm 1618-19.
Theo truyền thống, thủ cấp của kẻ thù được mang ra treo thưởng để tạo động lực cho binh lính chiến đấu, nhưng vào thể kỷ 17, việc này đã bị lạm dụng. Các tù nhân chiến tranh và thường dân vô tội thường bị binh lính tàn sát để lấy thủ cấp làm bằng chứng cho những chiến tích hư cấu và thậm chí có một phương pháp hấp đầu để làm cho thủ cấp của người Hán trông như thủ cấp người Mãn Châu. Điều này đã làm cho số lượng kẻ thù bị tiêu diệt tăng vọt, khiến chính phủ không biết một chút gì về tình hình thực tế. Năm 1640, hoàng đế Sùng Trinh đã cố gắng hủy bỏ hệ thống này nhưng đã quá muộn.
Trận Ninh Viễn lần thứ nhất năm 1626 (Viên Sùng Hoán đã lãnh đạo quân Minh đánh bại người Nữ Chân dưới sự chỉ huy của Nỗ Nhi Cáp Xích)
Giống như “vệ sở”, nhiều đơn vị lính đánh thuê cũng nhanh chóng trở thành gánh nặng. Năm 1620, Shen kuo-yuan đã đưa ra một báo cáo về quân đội tại Bắc Kinh cũng tồi tệ như những gì Ch’en Chien viết: “Không thể dùng chúng để bảo vể kinh đô nếu chiến tranh nổ ra. Người ta nói các nhà chức trách không dám cải tổ chúng vì sợ chúng sẽ làm loạn. Họ cũng không dám đào tạo vì điều này cũng sẽ dẫn đến thảm họa tương tự“.
Các nhà quan sát châu Âu cũng không kém gay gắt khi nói về chất lượng quân đội của nhà Minh. Matteo Ricci vào cuối thể kỉ 16 cho rằng sức mạnh của quân Minh nằm ở số lượng chứ không phải kỹ năng của họ. Nhiều phong trào cải cách đã được bắt đầu, đáng chú ý như cuộc cải cách của Trương Cư Chính trong thời Vạn Lịch nhưng cuộc cải cách này ít tiến bộ và đã bị lực lượng quan liêu chống lại gay gắt. Tham nhũng thậm chí đã được thể chế hóa. Ví dụ như ở một số địa phương, các viên chức sau khi đóng một khoản tiền sẽ được miễn trừ nghĩa vụ hoặc được phép “mượn” ngựa của quân đội để sử dụng cho mục đích cá nhân. Trong những năm 1560, chỉ có 3 vạn lính ở Hsuan-fu chống lại cuộc xâm lược của Mông Cổ, trong khi con số trên giấy là 12 vạn.
Sự đa dạng của các đơn vị khiến cho việc kiểm soát của trung ương rất khó khăn, cộng thêm sự chênh lệch giữa những con số trên giấy và thực tế. Các lực lượng vũ trang thời đầu nhà Minh được cho là có khoảng 3 triệu người. Tình trạng quản lý gian dối và yếu kém đã trở thành căn bệnh mãn tính khiến cho không thể nào xác định được sức mạnh thật sự của quân đội. Martin de Rada đã đưa ra một danh sách các đồn lũy vào cuối thế kỉ 16 với tổng cổng 4.178.500 bộ binh và 780.000 con ngựa. Không còn nghi ngờ gì nữa, những ghi chép trên giấy đã vượt quá xa thực tế. Nhưng với mức độ dân số của nhà Minh, từ 65 triệu trong năm 1400 đến 150 triệu vào năm 1600 đã có thể đảm bảo quy mô của một đội quân lớn.
Về mặt chiến lược, được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng với rất nhiều con đường và cây cầu được xây trong thời kì bùng nổ của nền kinh tế vào thế kỉ 11-13, tính cơ động của họ khá cao. Trong chiến dịch Ninh Hạ vào năm 1592, 400 khẩu pháo đã vượt qua 300 dặm địa hình khó khăn trong một tháng. Chiến dịch năm 1619 chống lại Mãn Châu với bốn mũi tiến quân riêng biệt có tổng quân số khoảng 20 vạn người cho thấy các cuộc hành binh đầy tham vọng vẫn có thể được thực hiện.
Trận Tát Nhĩ Hử (chiến dịch năm 1618-19 của liên minh: nhà Minh, Triều Tiên và Diệp hách nhằm chống lại người Nữ Chân)
Chiến dịch Tát Nhĩ Hử (1618-19)
Đầu thế kỉ 17, dưới sự lãnh đạo của Nỗ Nhi Cáp Xích, các bộ tộc Nữ Chân được thống nhất và ngày càng trở nên hùng mạnh. Diệp Hách là một trong những bộ tộc thân Minh còn sót lại và họ không thần phục Nỗ Nhi Cáp Xích. Đây là một trong những lí do chính khiến người Nữ Chân đụng độ với nhà Minh. Năm 1618, ông ban bố “Thất đại hận”, chính thức khai chiến với quân Minh.
Rất nhanh chóng, các thành ở Đông Bắc nhà Minh gục ngã trước vó ngựa của Nữ Chân. Sơn Hải Quan bị uy hiếp. Để đáp trả, Minh Thần Tông phong Dương Cảo làm Liêu Đông kinh lược sứ, chỉ huy cuộc hành binh, phối hợp với Triều Tiên và tộc Diệp Hách để chống lại Nữ Chân.
Liên quân bao gồm 14 vạn quân, chia làm bốn đường đánh thẳng vào kinh đô của người Nữ Chân:
  • Tây lộ quân do Tổng binh Sơn Hải quan Đỗ Tùng chỉ huy, khoảng 3 vạn quân Minh
  • Bắc lộ quân do Tổng binh Khai Nguyên Mã Lâm chỉ huy, khoảng 2,5 vạn quân Minh và 1 vạn quân bộ tộc Diệp Hách do Kim Đài Cát chỉ huy.
  • Đông lộ quân do Tổng binh Liêu Dương Lưu Đĩnh chỉ huy, khoảng 2,7 vạn quân Minh và 1,3 vạn quân Triều Tiên do Khương Hoằng Lập chỉ huy.
  • Nam lộ quân do Tổng binh Liêu Đông Lý Như Bách chỉ huy, khoảng 2 vạn quân Minh.
Dương Cảo cùng với 1,5 vạn quân đóng ở Thẩm Dương để chỉ huy toàn cục.
Lực lượng của Nỗ Nhi Cáp Xích khoảng 6 vạn người. Nhận ra những nhược điểm của quân Minh như lực lượng bị phân tán, những bất đồng trong nội bộ, khả năng thông tin liên lạc, phối hợp và kĩ năng kém, ông quyết định sẽ tập trung lực lượng giao chiến với từng đạo quân Minh một. Với ưu thế cơ động của kị binh cùng với khả năng chiến đấu vượt trội, ông đã đánh bại hoàn toàn 14 vạn liên quân chỉ trong vòng 6 ngày.
Danh tiếng của Nỗ Nhi Cáp Xích vang dội khắp miền Bắc Trung Quốc. Toàn bộ các bộ tộc Nữ Châu giờ đã quy phục ông. Đây là một trận đánh điển hình của việc vận dụng nguyên tắc tập trung binh lực và khả năng cơ động.
Trên chiến trường, thay vì cố gắng chỉ huy những đoàn quân khổng lồ được đào tạo sơ sài, các tướng thường sử dụng các đơn vị được tuyển chọn đặc biệt với quy mô không lớn hơn một tiểu đoàn làm mũi nhọn tấn công. Ví dụ như Lưu Đĩnh, vào năm 1619 ông đã dùng một lực lượng gồm 736 vệ binh trang bị trường kiếm chiến đấu ở trận tiền. Những tinh binh như vậy rất thiện chiến và hung dữ, thề chết với các chỉ huy của họ chứ nhất quyết không chạy trốn. Những đợt tấn công dữ dội của họ đã gây ấn tượng mạnh với đồng minh Triều Tiên. Tuy nhiên, với hầu hết các sĩ quan có kĩ năng chiến đấu kém, việc đánh trận trở nên tồi tệ hơn, những cách đánh đầy chiến thuật và linh hoạt được sử dụng bởi quân Minh vào thời kì đầu đã bị thay thế bằng cách tấn công toàn lực vào mặt trước với việc sử dụng ưu thế về lực lượng.
Các nhà quan sát phương Tây đã bình luận về hiệu quả đào tạo và luyện tập. Người Trung Quốc nhấn mạnh vào kĩ năng sử dụng vũ khí cá nhân hơn là phối hợp tập thể. Theo Rada, các cung thủ Trung Quốc rất khéo léo nhưng bộ binh của họ nói chung: “…các cuộc diễn tập không được thực hiện theo mệnh lệnh… các đám đông đứng tụ lại gần nhau một cách hỗn loạn”.
Có những ngoại lệ với việc suy giảm chung của quân đội. Đặc biệt nhất là Thích Kế Quang, người chỉ huy quân đội tại Chiết Giang năm 1555 với nhiệm vụ chống lại giặc Oa Khấu. Khi đã thiết lập được một tinh thần tốt hơn cho quân đội, ông đã áp dụng một hệ thống kỷ luật nghiêm ngặt. Thậm chí ông đã giết những sĩ quan tự ý rút lui trên chiến trường. Những người lính cũng được khuyến khích thông qua các bài diễn văn, các hình tượng tôn giáo. Họ được đào tạo các chiến thuật ở đơn vị nhỏ và các kĩ năng chiến đấu cá nhân một cách chuyên sâu. Ở cấp cao hơn, ông lên kế hoạch một cách cẩn thận với sự trợ giúp của các sa bàn.
Early Mandarin Duck Squad
Uyên ương trận
Sự đổi mới lớn nhất của Thích Kế Quang là việc thành lập những đội “Uyên ương” 12 người, trong đó mỗi người lính có một vai trò xác định. Bốn trong số họ được trang bị giáo dài để chiến đấu với những tên cướp biển được trang bị kiếm Nhật, những giáo binh được bảo vệ trong trận chiến tầm gần bởi hai kiếm sĩ, một ở bên phải với khiên lớn và một bên trái với lá chắn nhỏ hơn với một vài cái lao; hai người mang trúc xoa, với những cành cây trên trúc xoa sẽ gây vướng víu, giúp giữ khoảng cách với kẻ thù; canh chừng phía sau là hai người được trang bị đinh ba; những người còn lại là một sĩ quan và một người phục vụ. Sự sắp xếp này có vẻ không hiệu quả, chỉ có một phần ba trong số những người này có thể tấn công nhưng trong thực tế mà Thích Kế Quang phải đối mặt, ông có rất nhiều nông dân nhưng không có khả năng chế tạo vũ khí tinh vi, đây là một sự sắp xếp hợp lý.
Một đặc điểm nổi bật của Oa Khấu là khả năng dùng kiếm của họ, kỹ năng này được học hỏi cả ở Nhật và Trung Quốc. Họ chiến đấu, nâng và hạ gươm rất nhanh theo mệnh lệnh từ quạt của các viên chỉ huy.
Ban đầu, những tên cướp biển có kỉ luật tốt hơn và thường xuyên đánh bại quân triều đình, nhưng họ thích phòng thủ hơn là chủ động tấn công quan quân. Thích Kế Quang lưu ý rằng: “những tên cướp biển luôn luôn ngồi trên những cao điểm rình mò chúng tôi. Chúng chờ cho đến khi trời tối, lúc mà binh lính trở nên mệt mỏi. Rồi họ xuất hiện cùng những chiếc mũ bằng dây màu và sừng động vật với những tạo hình ma quái để dọa chúng tôi”.
Thích Kế Quang dần dần trấn áp được cướp biển. Năm 1568, ông được chuyển lên phía Bắc, đến Cẩm Châu, để chiến đấu với Mông Cổ. Tại đây ông cũng sáng tạo ra những chiến thuật mới phù hợp với tình hình địa phương để bộ binh có thể đối mặt với kị binh Mông Cổ trên địa hình bằng phẳng. Chiến thuật này dựa trên một nhóm 20 người được triển khai xung quanh những chiếc xe kéo hai bánh, mỗi xe trang bị hai pháo hạng nhẹ do mười người điều khiển, mười người còn lại mang những vũ khí khác nhau, bốn trong số đó sử dụng súng hỏa mai. Thích Kế Quang phản đối việc phụ thuộc quá nhiều vào súng tay, những kinh nghiệm ở phương Nam đã cho ông thấy những rủi ro với loại vũ khí này như là nhiều lúc không bắn được hay thậm chí bị nổ.
Đội hình phòng thủ trước kị binh sử dụng xe của quân Minh (nguồn: http://greatmingmilitary.blogspot.com)
PHÁO BINH QUÂN MINH
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang đứng
Súng cầm tay là một vấn đề gây tranh cãi thường xuyên vào cuối thời nhà Minh, nhưng nhìn chung, mọi người đều đồng ý tăng số lượng súng trong khả năng có thể. Năm 1530, đã có một đề nghị muốn giảm bớt số lượng quân đồn trú bằng cách tăng cường trang bị những khẩu pháo nhỏ, mỗi khẩu do ba người vận hành, điều này sẽ giúp giải phóng chín phần mười nhân lực để tăng cường cho các hoạt động nông nghiệp. Vài ngàn vũ khí đã được sản xuất trong những năm sau đó nhưng sản lượng không đủ. Trong thời gian này các đơn vị sử dụng hỏa khí truyền thống của Trung Quốc đã bắt đầu được thay thế bằng các loại vũ khí phương Tây. Những khẩu hỏa mai tân tiến được đưa vào vùng Tây Bắc Trung Quốc từ đế quốc Ottoman thông qua Turfan trong chiến dịch Hami (1513-24) và vào các vùng đất khác trong những năm 1540 bởi hải tặc Nhật Bản, những người mới sao chép chúng từ người Bồ Đào Nha. Những vũ khí này được người Trung Quốc gọi là “điểu thương”, có lẽ do lúc điểm hỏa giống như con chim đang mổ xuống. pháo Phật Lăng Cơ (Frankish cannon) có lẽ đã được người Trung Quốc thu được lần đầu tiên vào năm 1523 trên hai con tàu Bồ Đào Nha bị bắt, sau đó họ đã sản xuất loại pháo này vào năm 1529. Ban đầu,”pháo Phật Lăng Cơ” được dùng để gọi những khẩu súng nạp hậu làm bằng sắt gắn trên những tàu chiến Bồ Đào Nha, nhưng thuật ngữ này sau này còn được dùng để gọi cả những khẩu súng lớn nạp tiền làm bằng sắt hoặc đồng và những phiên bản sao chép nhẹ và di động hơn làm bằng gỗ. Dường như ở từng khu vực khác nhau, chất lượng của những loại hỏa khí cũng khác nhau. Rada đã mô tả pháo Trung Quốc rất nhỏ và yếu đuối. Juan de Mendoca vào năm 1585 lại mô tả khẩu pháo “thật to lớn và vĩ đại, tốt hơn cả những khẩu pháo của chúng ta”. Phương pháp sử dụng pháo cũng rất phức tạp: một ghi chép lịch sử địa phương tại Tô Châu dưới thời Sùng Trinh đã mô tả lại những người lính đã dùng kính viễn vọng trong một trận chiến chống lại Lý Tự Thành, trước khi khoa học kĩ thuật được áp dụng rộng rãi ở châu Âu.
Kết quả hình ảnh cho súng trung liên
Đội hình quân Minh với súng hỏa mai
Vào cuối thể kỉ 16, pháo binh hạng nặng ở châu Âu đã vượt trội hơn so với pháo binh Trung Quốc. Những khẩu pháo ở Trung Quốc gần như đã biến mất, chỉ còn được dùng để bảo vệ cho các bức tường thành, nơi mà tính di động và tốc độ bắn của chúng ít quan trọng hơn khi ở trên những chiến trường trống trải. Trong thời kì trị vì của vua Thiên Khải (1621-27) họ thậm chí còn thờ cúng những khẩu đại pháo như những vị thần. Nhà Minh thường tìm kiếm sự trợ giúp của những người châu Âu, những người được coi là chuyên gia trong việc sử dụng pháo, trong cuộc chiến chống lại Mãn Châu. Năm 1621, ba khẩu pháo Bồ Đào Nha do những nô lệ châu Phi điều khiển đã đánh bại quân Mãn Châu mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài.
Hong Yi Po
Định Liêu Đại tướng quân, pháo được đúc bằng sắt và đông, bảo tàng tỉnh Liêu Ninh
Chiến thắng này chủ yếu là nhờ khả năng sử dụng pháo của họ, được kế thừa từ những nhà truyền giáo được phép cư trú ở Bắc Kinh. Matteo Ricci là một trong những nhà truyền giáo đầu tiên được cư trú tại Bắc Kinh vào năm 1602, ông sớm bị buộc phải sản xuất súng cho nhà Minh, tiếp đó là Adam Schall vào năm 1642.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
Một số người bảo thủ và bài ngoại đã phản đối việc sử dụng vũ khí nước ngoài. Cuối năm 1642, Lưu Tôn Chu đã khuyên hoàng đế không sử dụng các vũ khí phương Tây với lý do các triều đại Đường và Tống vẫn cai trị được mà không cần có chúng. Trên thực tế, những người lính ở nhiều khu vực không quen thuộc với súng và những người thợ Trung Quốc thiếu kinh nghiệm chế tạo súng. Năm 1630, Từ Quang Khải cho rằng việc sản xuất thuốc súng và sử dụng hỏa khí nên giao hẳn cho người châu Âu, ông cũng phớt lờ ý kiến của hoàng đế muốn tăng hiệu quả các khẩu pháo ngoại nhập bằng việc tăng lượng thuốc phóng. Những tai nạn thuốc súng thường xuyên xảy ra với người Trung Quốc. Hàng trăm người đã chết trong một vụ nổ vào năm 1605, những người lính phát hiện ra thuốc súng của họ đã đóng cục lại sau một thời gian dài lưu trữ, họ dùng búa để làm tan thuốc súng và vụ nổ đã xảy ra.
Trận Liêu Dương (1621), có thể thấy quân Minh sử dụng khá nhiều hỏa khí để chống lại kị binh Nữ Châu khi thủ thành.
Ngay cả vào cuối thời nhà Minh, đa số binh lính vẫn được trang bị những vũ khí truyền thống. Kị binh chủ yếu dùng cung, với kĩ thuật kị xạ được học từ Mông Cổ. Kị binh suy yếu ngay từ đầu thời Minh vì thiếu ngựa, một vấn đề thường gặp phải ở các triều đại không tiếp cận được với những đồng cỏ phía Bắc. Bộ binh sử dụng cung, nỏ, trường kiếm và vũ khí cán dài và những loại vũ khí khác được mô tả trong Võ Bị Chí. Giáp trụ chủ yếu là lamellar và brigandine được làm từ da hoặc các tấm sắt , được trang bị chủ yếu cho kị binh và các sĩ quan. Phần lớn bộ binh không được trang bị giáp.
VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH
Vạn lý trường thành là thành tựu quân sự nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Được xây dựng lần đầu dưới thời Tần (215 TCN) sau đó được nhà Hán xây mới thêm rất nhiều. Bức tường được mở rộng về phía Tây đến tận Cam Túc. Những năm sau đó, việc xây dựng bị gián đoạn lại một thời gian. Vạn lý trường thành ngày nay là sản phẩm được xây dựng dưới thời nhà Minh.
Bản đồ Đông Bắc Á (1620-1630)
Ý thức được sự nguy hiểm của các bộ tộc phương Bắc, nhà Minh đã cho xây dựng các công trình phòng thủ dọc biên giới ngay từ những năm 1370. Việc xây dựng bức tường một cách có hệ thống được bắt đầu tại Ordos dưới thời Binh bộ thượng thư Yu Tzu-chun vào năm 1480. Năm 1540, mối đe dọa ngày một tăng đến từ nước Mông Cổ mới của Altan Khan đã thúc đẩy việc thay thế những bức tường đất đã bị xói mòn bằng những bức tường mới được xây từ gạch và đá. Lực lượng xây dựng những bức tường này là những đội quân đóng tại địa phương. Đây là một trong các phản ứng để đối phó lại với những cuộc tấn công của quân Mông Cổ. Nhiều đoạn tường thành đã được xây đi xây lại rất nhiều lần do bị người Mông Cổ tàn phá trong những đợt tiến quân.
Sơn Hải quan ngày nay
Bức tường cũng thể hiện những thăng trầm trong nền chính trị nhà Minh. Sự đấu đá giữa những người theo đuổi một chính sách tấn công hung hăng và những người chỉ muốn phòng thủ.
Một số đoạn tường thành ở phía Tây không được xây bằng đá và hiện tại chỉ còn lại một chút tàn tích. Một số đoạn khác, như ở Đại Đồng và Bắc Kinh được xây dựng vững chắc hơn rất nhiều. Tại Bát Đạt Lĩnh, phía Bắc kinh đô, bức tường có chiều cao trung bình khoảng 24 feet (khoảng 7,3m) rộng 20 feet (6m) ở chân và 16 feet (4,9m) trên bề mặt, đủ để năm kị mã đi song song. Bề mặt của nó được bọc đá, bên trên có hàng rào với lỗ châu mai. Cứ 150 yard (137m) lại có một tháp lửa truyền tin, cứ 300 yard (274,3m) có một tháp canh được trang bị vũ khí hạng nặng như pháo hoặc nỏ hạng nặng.
Kết quả hình ảnh cho manchu conquest of china
Sơn Hải quan (1644), có thể thấy hệ thống phòng thủ ở khu vực này của quân Minh với một loạt các đồn, pháo đài và tường thành được xây dựng dựa trên những chướng ngại tự nhiên
Ba pháo đài quan trọng trên bức tường là Gia Dục quan, “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” thuộc núi Gia Dục, nằm ở điểm cực tây của Vạn lý trường thành. Tuy được xây dựng vào năm 1372 nhưng phải đến năm 1570 mới được liên kết với phần còn lại của bức tường. Thứ hai là Cư Dung Quan, ở gần Bắc Kinh, được xây dựng vào năm 1580. Cuối cùng là Sơn Hải quan ở điểm cực Đông, trên vịnh Bột Hải. Sơn Hải quan được xây dựng để đối phó với sự lớn mạnh của người Nữ Chân trong những năm cuối thế kỉ 16, nhưng cuối cùng thì Ngô Tam Quế, người trấn giữ Sơn Hải quan lại mở cửa cho người Nữ Chân tiến vào Trung Nguyên vào năm 1644. Từ đó, người Nữ Châu sở hữu cả hai phía bức tường.
role_2_1_c56f825.png
Sàng nỏ
Vào cuối thế kỉ 16, bức tường được chia thành chín đoạn, có thể được hiểu như chín khu quân sự được chỉ huy bởi các vị tướng. Ở các khu vực ít quan trọng, chỉ có những đội tuần tra canh giữ. Ngược lại, ở những vùng trọng điểm, bức tường là trung tâm của một hệ thống phòng thủ phức tạp. Các pháo đài được xây dựng ở cả hai phía bức tường để chống đỡ các cuộc tấn công hoặc là những điểm tựa cho những cuộc phản công.
Ngay trước bức tường là một dải cát để theo dõi những hành động của quân địch. Các cuộc tấn công có thể được cảnh báo một cách rõ ràng bằng pháo hiệu là lửa. Ví dụ, một đợt tấn công của khoảng 100 quân địch sẽ được báo hiệu bằng một phát pháo hiệu và một đống lửa, năm phát súng và năm đống lửa để báo hiện cho một cuộc tấn công của 1 vạn người. Khói màu và những người truyền tin được dùng để truyền tải những thông tin cụ thể, đầy đủ hơn.
Đằng sau bức tường là những điểm đóng quân được xây dựng kiên cố với tường bao xung quanh bảo vệ. Những cây nỏ lớn và pháo được trang bị trên những tháp canh. Giá trị của hỏa khí trong việc chống lại những đội kị binh du mực đã được công nhận từ rất sớm. Từ năm 1412, pháo đã được triển khai ở các pháo đài phía Bắc. Số lượng hỏa khí được cung cấp khá lớn. ở Thiểm Tây trong giai đoạn 1536-38, hơn 9300 khẩu súng đã được trang bị.
ĐỤNG ĐỘ VỚI CHÂU ÂU
Trong khi nhà Minh đang bận rộn với các vấn đề ở khu vực biên giới phía Bắc thì mối đe dọa mới đã xuất hiện ở phía Nam. Năm 1498, người Bồ Đào Nha tìm ra con đường vòng qua mũi Hảo Vọng đến phương Đông. Năm 1511, họ chiếm được Malacca, một thành bang thuộc quần đảo Malay, lúc này đang thần phục nhà Minh. Năm 1517, đội tàu đầu tiên của Bồ Đào Nha đến Trung Quốc để thực hiện những hoạt động thương mại trong hòa bình. Ba năm sau, một nhóm khác dưới quyển Siman Andrade đã phá hoại mối quan hệ hữu nghị đang trong quá trình xây dựng ban đầu bằng cách tấn công các con tàu Trung Quốc gần Quảng Châu và xây dựng một pháo đài trái phép ở ngoài khơi. Một trận chiến nhỏ đã nổ ra. Sau dó, người Bồ Đào Nha đã được phép kinh doanh tại Thượng Xuyên đảo và Ninh Ba đến khi họ tự phá hoại mối quan hệ này một lần nữa bằng các hoạt động cướp biển. Trong những năm 1540, họ thường hợp tác với Oa Khấu (cướp biển Nhật Bản) trong việc buôn lậu hàng hóa vào vùng Đông Nam. Năm 1557, họ lập một căn cứ trên bán đảo Macao. Căn cứ này được nhà Minh công nhận một cách không chính thức. Địa điểm này đã nhanh chóng trở thành thương cảng chính của Trung Quốc và châu Âu.
Hoạt động của Oa Khấu thế kỉ 16
Tây Ban Nha là quốc gia thứ hai thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Họ mua căn cứ tại Philippines vào những năm 1560. Sau năm 1567, khi Hải cấm bị dỡ bỏ, các hoạt động thương mại ngày một phát triển. Như chúng ta đã thấy, người châu Âu thế kỉ 16 coi thường sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Mới giành được thắng lợi ở châu Mỹ, người Tây Ban Nha cũng có những tham vọng tương tự ở châu Á. Một số kế hoạch chinh phục Trung Quốc đã được đưa ra. Đáng chú ý nhất là kế hoạch của Andres de Mirandola được phác thảo trong một bức thư gửi vua Philip II vào năm 1569. Vì những xáo trộn xảy ra khi tên cướp biển Lâm Phụng bất ngờ tấn công Manila (lúc này đang của Tây Ban Nha), kế hoạch không bao giờ trở thành hiện thực. Khi tấn công Manila, Lâm Phụng đã sử dụng những con tàu trông giống tàu của người Bồ Đào Nha gây nên một số nhầm lẫn. Người Tây Ban Nha đã hợp tác với tư lệnh hải quân tỉnh Phúc Kiến để bắn Lâm. Nếu kế hoạch thành công, người Tây Ban Nha sẽ nhận được một căn cứ tại Hạ Môn. Nhưng đáng tiếc kế hoạch vây bắt đã thất bại.

Năm 1622, môt hạm đội Hà Lan đã chiếm quần đảo Pescadores (Bành Hồ) ngoài khơi bờ biển phía Nam và sử dụng nơi đây như một bàn đạp để tiếp cận Trung Quốc. Nhà Minh lại tiếp tục ngăn cấm thương mại. Họ muốn tước đoạt những nguồn lợi mà người Hà Lan vất vả có được. Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng thúc đẩy thêm nhiều cư dân địa phương chuyển sang làm cướp biển và đi buôn lậu. Hải tặc Trung Quốc phái triển mạnh ở khu vực duyên hải phía Nam dưới sự lãnh đạo của Trịnh Chi Long. Năm 1624, bằng một cuộc hành quân, người Minh đã đẩy người Hà Lan ra Đài Loan.
Nhìn chung, người châu Âu đã tạo cho người Trung Quốc những ấn tượng xấu. Những hành vi chứa đựng màu sắc bạo lực và tạo nên tình trạng bất ổn đã củng cố cho những chính sách biệt lập của nhà Minh và sau này được tiếp nối bởi Mãn Châu.
NHÀ MINH SỤP ĐỔ
Kết quả hình ảnh cho shenyang
Cờ hiệu và hệ thống màu sắc trang phục của Bát kì, lần lượt từ trái qua phải: Chính Lam kỳ, Chính Hồng kỳ, Chính Bạch kỳ, Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ, Tương Lam kỳ. 
Vào thế kỉ 16, người Nữ Chân, hậu duệ của Kim quốc đã từng chiếm đóng miền Bắc Trung Quốc vào thế kỉ 12, vẫn đang sinh sống ở Mãn Châu. Lúc này họ là những chư hầu của nhà Minh, được nhà Minh phong là “thủ lĩnh Kiến Châu”. Cuối thế kỉ 16, họ cũng đã chiến đấu bên cạnh quân Minh trong chiến tranh Triều Tiền với Nhật Bản. Tuy nhiên, vào năm 1583, một trong những thủ lĩnh của người Nữ Chân là Nỗ Nhi Cáp Xích đã bắt đầu quá trình thống nhất các bộ lạc riêng lẻ thành một nhà nước tập quyền. Năm 1601, ông thành lập hệ thống “Bát kì”, giống như hệ thống “Mãnh an Mưu khắc” (meng-mou-k’o) của Nữ Chân thời trước. Hệ thống Bát kì tổ chức toàn bộ dân chúng thành các đơn vị chiến đấu và các đơn vị phu dịch. Năm 1616, Nỗ Nhi Cáp Xích đã thể hiện sức mạnh và tính chính danh của mình bằng việc tự xưng là Thiên Mệnh đế – hoàng đế của Hậu Kim (học theo mẫu hình Trung Quốc).
Click the image to open in full size.
Người Nữ Chân
Năm 1618, gần như tất cả các bộ tộc Mãn Châu đã công nhận sự cai trị của Nỗ Nhi Cáp Xích những vẫn còn hai ngoại lệ là bộ tộc Yehe và Haishi. Hai bộ tộc này vẫn nằm dưới sự bảo trợ của nhà Minh, điều này sẽ đặt Nỗ Nhi Cáp Xích vào một cuộc xung đột với Trung Quốc. Mãn Châu đã bắt đầu chiến tranh bằng việc tấn công chiếm đóng Phủ Thuận và tiêu diệt một đội quân Minh đến tiếp viện.
Hình ảnh có liên quan
Kị sĩ Mãn châu này được trang bị cung tên, súng và giáo (giáo có một đoạn dây ở cán để có thể đeo sau lưng khi không dùng đến)
Để đáp trả, nhà Minh đã huy động 200.000 quân dưới sự chỉ huy của Dương Cảo, bao gồm cả bộ tộc Yehe (Diệp Hách) và các đồng minh Triều Tiên. Vào tháng 4 năm 1619, đội quân này vượt qua biên giới, chia thành bốn đường tiến đánh thủ đô Mãn Châu: Hách Đồ A Lạp (Hetu-ala, Liêu Ninh).
Với ưu thế cơ động của kị binh Mãn Châu và Mông Cổ, Nỗ Nhi Cáp Xích đã đánh bại 3 đạo quân Minh tại Sarhu, Siyanggiayan và Niu-mao-chai bằng cách tập trung chiến đấu với từng đạo quân một. Đạo quân thứ thư vội vã rút lui. Liêu Đông nhanh chóng rơi vào tay Mãn Châu. Viên Kinh lược Liêu Đông Phùng Đình Bản đã có thể cứu vãn tình hình bằng kế hoạch cố thủ ở Trường thành của ông nhưng một thuộc hạ đã tự ý tấn công Nỗ Nhi Cáp Xích dẫn đến sự thất bại của toàn quân vào năm 1621. Phùng Đình Bản bị xử tử vì thua trận.
Quá trình chinh phục Trung Hoa của Mãn Châu không hề dễ dàng. Năm 1626, quân Minh với sự vượt trội về vũ khí đã đánh bại họ tại thành Ninh Viễn. Nỗ Nhi Cáp Xích bị thương và rất có thể đây là nguyên nhân cho cái chết của ông không lâu sau đó (lời người dịch: sau trận Ninh Viễn lần hai, Nỗ Nhi Cáp Xích còn tổ chức các cuộc hành quân sang phía Tây để đánh Mông Cổ nên thông tin ông chết do bị thương trong trận Ninh Viễn có thể không chính xác). Họ cũng gặp khó khăn trong việc cai trị các cư dân Trung Quốc tại những vùng lãnh thổ mới chiếm được. Những nỗ lực hòa hợp dân tộc đều bị cản lại bởi những vị tướng quý tộc Nữ Chân bảo thủ thích cướp bóc và chiến tranh hơn là cai trị lâu dài. Hai cuộc thảm sát tự phát của những viên tướng tại Vĩnh Bình và Thiên An vào năm 1629 sau khi hai nơi này rơi vào tay quân Mãn Châu là một trong những ví dụ tiêu biểu. Khi chiếm được Vĩnh Bình, người Mãn Châu đã thu giữ được một số khẩu súng được đúc theo kiểu phương Tây và cả những người thợ chế tạo. Đến năm 1631 họ đã đúc được những khẩu pháo của riêng mình. Ưu thế về vũ khí của quân Minh dần dần bị phá vỡ.
Kết quả hình ảnh cho manchu cavalry
Ngoài ra, người Mãn Châu còn có thêm một lợi thế là những bất ổn đang gia tăng từng ngày trong nội bộ nhà Minh. Những cuộc nổi loạn của dân chúng ngày càng gia tăng do việc đánh thuế không công bằng, tham nhũng và nghèo đói do nạn nhân mãn và thiên tai. Nhà Minh đã trở thành một “triều đại bị trời nguyền rủa” theo quan niệm của người Trung Hoa. Vào giữa những năm 1620, triều đình đã mất kiểm soát một số khu vực.
Năm 1627, tỉnh Thiểm Tây là tâm điểm của một cuộc nổi dậy dữ dội. Những cư dân ở đó có kĩ năng chiến đấu, thậm chí một số người là những tay kị mã giỏi. Bị cái đói thúc đẩy, họ hợp lại thành những đội quân lớn. Đến giữa những năm 1630, những đội bạo dân này tiến xuống các vùng đồng bằng tại sông Hoàng Hà và Dương Tử.
Các nhóm nổi dậy đã liên kết lại thành những đạo quân. Một trong số đó là Trương Hiến Trung với biệt danh “hoàng hổ”. Ông là một tên bạo chúa với những cuộc thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Vào năm 1642, để tránh áp lực từ quân Minh, ông di chuyển từ hạ lưu sông Dương Tử lên Thành Đô, Tứ Xuyên và bắt đầu thời kì khủng bố của mình. Ông cướp đất đai, tài sản và bắt giữ những người thuộc tầng lớp trên. Ngoài ra, Trương cũng tàn sát toàn bộ các quan chức và học giả mà ông tìm được. Những kẻ dưới quyền bất tuân cũng phải chịu đựng kết cục tương tự. Con số nạn nhân được những người cùng thời phóng đại lên đến 600 triệu, cao hơn rất nhiều lần dân số trên toàn lãnh thổ Trung Hoa thời kì đó. Ông gần như đã xóa sổ được hoàn toàn tầng lớp thượng lưu ở Tứ Xuyên. Quyền lực của ông được duy trì đến năm 1647 thì bị Mãn Châu tiêu diệt.
Mạnh mẽ và nguy hiểm hơn là Lý Tự Thành, ông tự giới thiệu mình là một người bảo vệ nhân dân. Rất nhiều người đã ủng hộ và quay sang làm việc cho ông sau khi triều Minh sụp đổ. Năm 1643, ông lên ngôi Hoàng đế, lập ra vương triều Đại Thuận. Tháng 5 năm 1644, ông tiến vào Bắc Kinh. Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh là Sùng Trinh tự sát.
Tuy nhiên, việc thành lập chính quyền mới đã bị cản trở bởi Ngô Tam Quế, viên tướng đang trấn giữ tại Sơn Hải quan ở phía Đông Bắc, nay đã liên minh với Mãn Châu. Liên minh giữa Ngô Tam Quế và Mãn Châu đã đánh bại Lý Tự Thành bên ngoài Sơn Hải quan. Người Mãn Châu dưới sự dẫn dắt của Đa Nhĩ Cổn đã nắm lấy cơ hội và đã không mất nhiều thời gian cũng như công sức để chiếm được Bắc Kinh. Một triều đình mới được thành lập, nhà Thanh. Lý Tự Thành rút lui về phía Tây, tăng cường phòng thủ Đồng Quan để ngăn chặn những đợt tấn công truy kích. Đầu năm 1645, hoàng tử Đa Đạc đã dẫn đầu một cuộc hành quân về phía Tây và đã tiêu diệt Lý Tự Thành và tàn quân.
Đa Đạc
Với việc tập trung cao độ mọi nguồn lực ở kinh đô, đánh mất Bắc Kinh là một tổn thất nặng nề với nhà Minh. Không có một nơi nào khác trên đế quốc có nguồn lực đủ mạnh để xây dựng lại thế lực. Tuy nhiên, nhà Minh không sụp đổ ngay lập tức. Một người trong hoàng tộc đã được chọn để kế vị. Kinh đô mới được đặt tại Nam Kinh. Triều đình Nam Minh ra đời. Sự yếu đuối của chính quyền mới đã nhanh chóng trở nên rõ ràng. Triều đình bị chia rẽ vì những tranh chấp giữa các hoàng tử. Quân đội đã bị Mãn Châu đánh cho tan tác. Số tàn binh còn lại, tuy số lượng vẫn còn hàng trăm ngàn nhưng đã không còn sức chiến đấu. Không có tiền hay lương thực để nuôi quân đội, những đội tàn binh này nhanh chóng trở thành những toán cướp. Thay vì là những người bạn, những người bảo vệ, họ nhanh chóng trở thành kẻ thù của nhân dân.
Nhà Thanh tiêu diệt Nam Minh Đa phần những người có thế lực ở Trung Hoa lúc đó đã coi Mãn Châu là thế lực duy nhất có sức mạnh để phục hồi trật tự. Có nhiều sự chống đối đã diễn ra, đặc biệt xung quanh sắc lệnh buộc người Trung Quốc phải để kiểu tóc và ăn mặc theo kiểu Mãn Châu. Những thủ lĩnh còn lại của nhà Minh đã khổng muốn hoặc không thể huy động những sự chống đối này. Năm 1645, Chin Sheng (Tiến Thịnh ?) đã cố gắng tổ chức lực lượng dân quân ở Giang Nam, ông quân sự hóa toàn bộ dân làng, kể cả những người phụ nữ cũng được dạy cách chiến đấu.
Nhưng việc này đã không được những người đồng sự của ông chấp nhận, nhất là khi quân sự hóa người dân. Một trong những nhân vật phản đối nổi bật là Dương Đình Thục (Yang T’ing-shu ?), người được mời tham gia vào một nhóm du kích thân Minh tại Tô Châu. Ông công nhận lòng trung thành với nhà Minh của họ, nhưng lại hỏi: “Lực lượng sẽ lấy từ đâu?”, “Từ người dân”, “Nếu đúng như vậy” Dương nói “Thì các ông là kẻ cướp, nó có quan hệ gì với lòng trung thành?”.
Cuộc phản công của quân Minh vào năm 1645 thất bại. Đa Dạc dẫn quân xuống đồng bằng sông Dương Tử, các viên chỉ huy địa phương đầu hàng một cách nhanh chóng. Đầu tháng 6, Mãn Châu vượt sông Dương Tử tại Trấn Giang, Nam Kinh nhanh chóng sụp đổ. Những người trung thành với nhà Minh rút xuống vùng bờ biển phía Đông Nam. Các đợt tấn công của quân Mãn Châu trong giai đoạn 1646-50 đã bào mòn lực lượng còn sót lại này. Trong cơn tuyệt vọng, nhà Minh kêu gọi sự giúp đỡ từ Nhật Bản và Bồ Đào Nha. Nhật Bản im lặng, người Bồ Đào Nha trợ giúp bằng cách gửi 300 tay súng từ Macao. Những tay súng này đã tham gia chiến đấu một cách kiên cường trong trận đánh phòng thủ Quế Lâm dưới sự chỉ huy của một viên tướng Trung Quốc theo Thiên Chúa giáo, Cù Thức Tỷ. Năm 1659, Vĩnh Lịch đế, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Minh đã phải trốn sang Miến Điện. Hai năm sau, Ngô Tam Quế, lúc này đang chiến đấu cho nhà Thanh đã truy sát và buộc người Miến Điện phải giao nộp Vĩnh Lịch. Triều đình Nam Minh sụp đổ.
QUÂN ĐỘI NHÀ THUẬN
Khi thành lập vương triều Thuận vào năm 1643, Lý Tự Thành có khoảng 6 vạn binh sĩ. Số binh sĩ này được tổ chức thành năm đạo quân, sau đó được chia thành các đơn vị nhỏ hơn, mỗi đơn vị này bao gồm 50 kị binh, 150 bộ binh và 30-40 phu dịch. Đạo quân lớn nhất có 100 đơn vị như vậy, 130 đơn vị còn lại được chia đều cho bốn đạo quân. Có lẽ lấy cảm hứng từ việc cùng họ với các hoàng đế nhà Đường, Lý Tự Thành đã cố gắng thể hiện tính chính danh của mình bằng việc dùng một loạt các chức hiệu thời Đường để phong cho thuộc hạ.
Trong công cuộc kiến quốc của mình, quân đội của Lý đã bị quân Minh đánh tan sau thất bại tại Tzu-t’ung vào năm 1638. Sau đó, ông đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Ma Shouying (Mã Châu Dĩnh), một lãnh tụ của phong trào Hồi giáo ở Tây Bắc Trung Hoa. Mã đã cho ông ta binh lính để xây dựng lại quân đội. Những tín đồ Hồi giáo chiếm vị trí quan trọng trong lực lượng Thuận quân, thậm chí có tin đồn cho rằng, Lý Tự Thành đã theo Hồi giáo. Các lực lượng Hồi giáo hợp tác với Lý Tự Thành đã tồn tại lâu hơn ông ta. Họ đã chiến đấu chống lại Mãn Châu cho đến tận khi bị Mạnh Kiểu Phương tiêu diệt vào năm 1650.
Ban đầu, trang bị của Nghĩa quân Thiểm Tây rất kém, nhưng họ đã phát triển một cách nhanh chóng và đến năm 1640, có một số lượng lớn hỏa khí đã được trang bị. Không chỉ đơn giản là cướp được của quân triều đình, họ còn tự đúc được hỏa khí cho riêng mình. Một viên quan Minh đã than thở: “Những gì chúng ta có (vũ khí) không thể sánh với chúng”. Chiến thắng của Lý Tự Thành trước Tả Lương Ngọc vào năm 1642 là nhờ những ưu thế về pháo binh. Kị binh của Thuận quân cũng rất mạnh mẽ. Một số nguồn cho rằng rất nhiều bộ binh Thuận quân đã sử dụng ngựa khi di chuyển. K’ou-shih pien-nien (?) đã mô tả cảnh tượng Thuận quân vượt sông trên lưng các con ngựa. Khi tiến vào Bắc Kinh năm 1644, Thuận quân có đồng phục là áo khoác xanh và mũ trắng.
Sấm vương Lý Tự Thành
Nghĩa quân ban đầu có kỉ luật khá tốt, sau khi Bắc Kinh thất thủ, tính kỉ luật suy giảm nghiêm trọng. Lý Tự Thành không muốn sử dụng lại các viên quan nhà Minh vì những ác cảm về nạn tham nhũng. Ông tổ chức trưng thu và đã lấy được được rất nhiều tài sản có được nhờ tham nhũng của các viên chức nay. Cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn tồn tại dai dẳng. Không đủ tiền để nuôi quân, những người lính trở thành kẻ cướp. Cho rằng chiến tranh đã kết thúc, rất nhiều binh sĩ đã chiến đấu một cách miễn cưỡng khi Mãn Châu tấn công xuống phía Nam. Thuận quân sụp đổ hoàn toàn trong trận chiến với Mãn Châu tại Sơn Hải quan. Quân Mãn Châu được cư dân Bắc Kinh chào đón như nhưng người giải phóng.
THANH TRIỀU (1644-1842)
Trung Hoa vào tháng 11  năm 1644, Màu vàng là lãnh thổ Nam Minh, màu đỏ là nước Đại Tây của Trương Hiến Trung, màu nâu là Đại Thuận của Lý Tự Thành, màu xanh là Mãn Thanh
Sau khi hoàn thành công cuộc chinh phục Trung Hoa, Mãn Châu phải mất một thời gian để ổn định tình hình. Trịnh Thành Công, con trai của hải tặc nổi tiếng – Trịnh Chi Long, vẫn đang duy trì thế lực của mình ở vùng duyên hải Đông Nam. Ông cố gắng tập hợp lực lượng và xây dựng phong trào thân Minh ở đây. Năm 1655, với 250.000 người và 2.300 tàu thuyền, ông phát động một cuộc Bắc tiến với tham vọng khôi phục nhà Minh. Mãn Thanh đã phái một hạm đội ra ngăn chặn. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm hàng hải, hạm đội này đã bị một cơn bão đánh tan. Năm 1659, Trịnh Thành Công bao vây Nam Kinh, một trận chiến lớn trên đất liền đã nổ ra, Mãn Châu đã đẩy được Trịnh Thành Công ra khỏi đại lục.
Bản đồ khu vực kiểm soát của Trịnh Thành Công, màu đỏ là những khu vực ông từng chiếm giữ, màu hồng là khu vực kiểm soát.
Ông rút đến Đài Loan, lúc này đang bị người Hà Lan chiếm đóng với những công trình phòng thủ kiên cố như pháo đài Zeelandia. Sau chín tháng vây hãm, Trịnh Thành Công đã giành lại được Đài Loan từ tay Hà Lan. Đáng tiếc, ông mất ngay sau đó. Những người kế nhiệm ông giữ được Đài Loan thêm 20 năm nữa thì bị quân Thanh tiêu diệt. Đài Loan là một hòn đảo nghèo, tình hình càng trở nên khó khăn hơn cho nghĩa quân khi quân Thanh cố gắng cô lập hòn đảo. Chính quyền của Trịnh Thành Công không đủ khả năng tài chính để duy trì một lực lượng quân đội cũng như tàu thuyền đủ mạnh để quay trở lại đại lục. Năm 1664, nhà Thanh đã kiểm soát được hoàn toàn bờ biển Đông Nam. Tiếp đó vào năm 1683, họ chiếm được Đài Loan.
Tập tin:Zeelandia model.JPG
Mô hình phục chế thành Zeelandia

Năm 1673, “Loạn Tam phiên” (Tam phiên chi loạn) đã bùng nổ ở phía Nam Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng này nổ ra do những sai lầm của vị hoàng đế trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm: Khang Hi. Để nhận được sự ủng hộ của các tướng lĩnh người Hán, các vị hoàng đế tiền nhiệm đã trao cho họ khá nhiều quyền lực. Thế lực của các phiên vương này đã khiến cho Khang Hi e ngại đến mức ông quyết định phải áp chế họ. Vị phiên vương quyền lực nhất là Ngô Tam Quế. Ông được giữ lại quyền chỉ huy quân đội sau chiến dịch xâm chiếm Miến Điện và đã biến vùng đất phía Tây Nam thành vương quốc của riêng mình. Thế lực của Ngô Tam Quế ngày càng lớn mạnh nhờ lợi nhuận từ các mỏ khoáng sản và các tuyến đường thương mại. Ông xưng đế, lập ra nhà Chu và tuyên bố sẽ chiếm đóng toàn cõi Trung Hoa. Nhưng các vị tướng người Hán khác vẫn trung thành với nhà Thanh. Năm 1676, với việc hai đồng minh chính là Vương Phụ Thần và Cảnh Tinh Trung phản bội, thế lực của Ngô Tam Quế suy yếu nhanh chóng. Ông mất vào năm 1678, cháu của ông là Ngô Thế Phan lên kế vị. Quân Thanh đánh đến Côn Minh, thủ phủ của chính quyền họ Ngô. Năm 1681, Ngô Thế Phan tự tử, cuộc nổi dậy bị dập tắt.
Nội loạn ở Trung Hoa cuối thế kỉ 17 (Wu San-kuei: Ngô Tam Quế, Keng Ching-chung: Cảnh Tinh Trung, Wang Fu-ch’en: Vương Phụ Thần, Shang Chih-hsin: Thượng Chi Tín, Ch’ing: Thanh)
Mặc cho những tai tiếng trước đây khi mở cửa cho Mãn Thanh vào Trung nguyên cũng như việc lập ra một triều đình mới (triều Chu), Ngô Tam Quế vẫn tự nhận mình là một người trung thành với nhà Minh. Những người lính của ông để tóc kiểu Hán. Họ sử dụng mũ trắng, cờ trắng với ý nghĩa để tang vua Minh. Quân đội của Ngô Tam Quế còn có một lực lượng tượng binh bao gồm 45 con voi. Không rõ đơn vị này được hình thành từ bao giờ, có lẽ những con voi này được cung cấp nhờ mối liên hệ với Miến Điện.
Sau thất bại của loạn Tam phiên, đa phần lãnh thổ Trung Quốc được sống trong thái bình dưới sự cai trị của một loạt các vị hoàng đế tài năng như Khang Hi (1661-1722), Ung Chính (1723-36) và Càn Long (1736-96). Những pháp lệnh được áp dụng một cách cứng rắn, tham nhũng được kiểm soát và áp lực thuế lên người dân tương đối nhẹ. Trong phần lớn thế kỉ 18, Trung Quốc đã có một thời kì thịnh vượng chưa từng thấy. Bắt đầu từ thời Khang Hi, đế chế đã có thể thực hiện được một loạt các chiến dịch quân sự mở rộng lãnh thổ và đã trở thành đế quốc rộng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Một trong những mối đe dọa từ bên ngoài đầu tiên xuất hiện đến từ Nga. Người Nga từ Siberia di chuyển sang phía Đông và phía Nam. Vào năm 1652, họ xâm nhập thung lũng Amur (Hắc Long Giang) ở Mãn Châu, tàn sát một loạt các bộ lạc bản địa đang là chư hầu của nhà Thanh. Nhà Thanh đã đuổi họ đi nhưng hai năm sau họ quay lại. Người Nga cố gắng dùng thuyền đi dọc sông Sungari, một nhánh của Amur, để tiến vào Mãn Châu. Vào mùa xuân năm 1658, họ bị một đội tàu pháo của nhà Thanh chặn lại và phải chịu thất bại nặng nề. Trong năm 1685, một trận chiến lại nổ ra tại pháo đài Albazin của Nga ở Amur. Những căng thẳng được giải quyết trong một cuộc đàm phán vào năm 1689 giữa đại sứ Nga và viên đại học sĩ nhà Thanh: Sách Ngạch Đồ, người đang được hậu thuẫn bởi một đội quân hùng hậu gồm 15.000 người và 50 khẩu pháo. Người Nga, lúc này chỉ có 2000 quân trong khu vực, đã phải đồng ý hòa bình. Thỏa thuận này, hay còn được biết dưới cái tên “Hiệp ước Nerchinsk”, là hiệp định đầu tiên giữa Trung Quốc và một cường quốc châu Âu. Người Trung Quốc rõ ràng đã đạt được một thắng lợi to lớn về ngoại giao khi quyền cai trị miền Bắc Mãn Châu của họ được công nhận và duy trì cho đến tận những năm 1850.
Quân Thanh tấn công pháo đài Albazin (có thể thấy những bị binh quân Thanh bên góc dưới bên trái)
Đông Mông Cổ (hay còn được gọi là Khalka) đã liên minh với Mãn Châu từ trước khi người Mãn Châu chinh phục Trung Hoa. Tuy nhiên, xa hơn về phía Tây, một nhóm các bộ tộc độc lập được gọi là Oirats đã chiếm vùng lưu vực Tarim và Tây Tạng, thành lập một quốc gia thù địch luôn muốn gây chiến với nhà Thanh. Năm 1686, đại hãn Cát Nhĩ Đan (Galdan khan) đã phát lệnh tấn công Khalka, chính thức với nhà Thanh. Năm 1696, vua Khang Hi tổ chức một cuộc hành binh vào Mông Cổ. Cát Nhĩ Đan cố gắng lẩn tránh nhưng đã bị bao v­ây rồi đánh bại tại Jao Modo (gần Ulan Bator ngày nay). Ông đã trốn thoát được nhưng đã bị bắt lại trong năm tiếp theo.
Một hình ảnh mô tả kị binh Mãn Chân, có thể thấy những kị sĩ đi đầu đang bắn súng
Chiến thắng này đã cho phép nhà Thanh kiểm soát hầu hết Mông Cổ hiện đại. Tuy nhiên, ở phía Tây, Jungars, một trong những gia tộc Oirat, đã dần dần xây dựng lại sức mạnh. Năm 1755, chiến tranh lại nổ ra một lần nữa. Hai năm sau, một đội quân nhà Thanh dưới sự chỉ huy của Triệu Huệ đã tiến vào thung lũng lli. Người Jungars bị tiêu diệt hoàn toàn và những đồng minh Hồi giáo tại Tarim của họ cũng chịu chung số phận vào năm 1759. Biên giới nhà Thanh đã được mở rộng đến tận hồ Balkhash và dãy Pamir, nơi mà nhà Đường, đã không thể xâm nhập.

1 nhận xét:

  1. Trung Quốc có 5 khu tự trị gồm Tân Cương, Quảng Tây, Nội Mông Cổ, Hồi Ninh Hạ, Tây Tạng. Có 22 tỉnh gồm: Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Giang Tô, An Huy, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Thiểm Tây, Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Hải Nam. 4 Thành phố trực thuộc trung ương gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân. 2 tiểu khu tự trị Hồng Kông và Macao theo kiểu một quốc gia hai chế độ; Tổng cộng Trung quốc có 33 đơn vị hành chính cấp tỉnh với 1,4 tỷ người; Trong khi đó Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh và tương đương với 90 triệu dân;

    Trả lờiXóa