Trích trong "Cỏ cháy vùng biên"
Đại đội
4 huấn luyện lại một lần nữa xáo trộn quân số và thay đổi nơi ở. Tôi và vài
lính khoác ba lô chuyển về nhà ông Tầng sinh hoạt. Căn nhà 5 gian khá rộng, một
chiếc phản lớn chứa được gần chục thằng. Tôi, Minh, Tùng và Điệp nằm giữa.Thằng
Quang Bắc Kinh ngực đầy lang ben bị đẩy ra ngoài cùng..(từ ngày đầu tiên khi bị
Tân Cu Lừng cho vài cước vào ngực ở bếp ăn đại đội vì tội ăn uống hỗn láo ...nó
tự nhiên bị lép vế hẳn đi, không còn dám lên mặt với ai).
Ông Tầng
là dân buôn chuyến, ông có những ba bà vợ ở chung một nhà. Bà cả đã đứng tuổi,
bà hai trẻ nhưng kém nhan sắc, bà vợ ba là chị Phiến người dân tộc Thái đẹp
lắm. Chị có cặp mắt lá dăm, lông mày mảnh như vẽ. Thân hình thon thả, mái tóc
dày đen nháy. Có điều chị lại thích hút thuốc lào. Cái điếu ục to như bắp vế mà
chị kéo sòng sọc, rồi từ từ phả khói ra như rồng như phượng. Chúng tôi luyện
mãi mới hút được như chị. Có lần tôi hỏi chị :
- Chị
trẻ đẹp như hoa khôi, sao lại phải làm lẽ
một ông già vừa gày vừa xấu như vậy?
Chị vừa
cười vừa trả lời:
- Hình
như lão ấy có bùa, gặp chị lão ấy tán vài câu.. làm chị say như điếu đổ... vậy
là cứ theo lão về nhà làm vợ.
Ông Tầng
tuổi trạc tứ tuần, vui tính. Khi gặp chúng tôi là chuyện trò rổn rang, hết
chuyện buôn bán lại chuyện gái mú. Ông cứ bô bô kể chuyện chiến tích tình sử
trước mặt cả ba bà vợ, chẳng cần giữ ý tứ.
Ông ở
nhà khoảng vài ba hôm , rồi lại bặt âm vô tín mất cả tuần. Công việc của ba bà
vợ được phân chia rất rõ ràng.. bà cả và bà hai lên đồi làm rẫy. Riêng chị
Phiến ở nhà chăm lo đàn lợn, quét dọn nhà cửa và cơm nước cho cả gia đình.
Một hôm, Điệp bị đau bụng phải nghỉ ở nhà.
chúng tôi ra thao trường, cả nhà vắng tanh không có ai. Chị Phiến sang bên hàng
xóm chơi, một lúc sau chị rủ thêm 2 chị hàng xóm về nhà, khoe chiếc áo mới ông
Tầng vừa mua cho, các chị điềm nhiên thử áo, thay quần trong buồng, cánh cửa
buồng vô tình mở hé ... họ không biết
hay cố tình phớt lờ thằng bé, khiến cho Điệp không dám thở mạnh .. cả ba chị
như ba vị thần vệ nữ, đua nhau phơi bày tòa thiên nhiên... rồi cùng nhau cười
khúc khích. Điệp nén hơi không dám thở mạnh khiến cho máu dồn lên mặt xuýt đổ
máu cam, cơn đau bụng cũng biến đi lúc nào không rõ. Khi buổi chiều chúng tôi
từ thao trường trở về... điệp mới hoàn hồn thì thầm kể lại tường tận những gì
đã thấy.
Quang
Bắc kinh cười hi hí:
- Sướng
nhé! Được xem Tivi mầu ... sướng nhé!
Rồi một
đêm trăng sáng, Quang Bắc Kinh lay chúng tôi dậy, thì thầm:
- Dậy,
dậy mau xem ti vi mầu.
Đang
ngái ngủ tôi buông một câu:
- Đm! Ở
đâu mà sẵn thế!
- Thề
luôn, nhanh lên kẻo hết.
Quang
rón rén vạch liếp chỉ về hướng chum nước cạnh cây dừa non.
Dưới
trăng sáng chị Phiến đang tắm, chị đẹp tựa tiên sa, từng lọn nước luồn quanh cơ
thể như dát bạc, cặp bồng đảo căng tròn được ánh trăng khuếch tán tỏa sáng. Với lứa tuổi 25 cơ thể
phụ nữ của chị được hoàn thiện đến mức tối đa. đẹp, đẹp thật, đẹp đến nỗi tắc
thở.
Rồi cũng
hết ba tháng huấn luyện, ngày chia tay cũng tới. Chúng tôi tổ chức liên hoan
nhẹ ... mời tất cả ba bà cùng góp vui, ông Tầng đi vắng nên không kịp về. Chị
Phiến luộc một nồi sắn mì bê lên. Chúng tôi vừa ăn sắn vừa cùng nhau ca hát,
chị Phiến cũng góp vui vài bài, trong đó có bài "tình ca tây bắc" một
bài hát phổ biến của các chị em thời bấy giờ,.. chẳng mấy khi được bung tỏa,
chị tự nhiên như hoa ban trắng rung rinh giữa đám lính trẻ. Thằng Điệp hát tặng
chị bài "chuyện tình người thiếu nữ tên Thi" câu chuyện buồn nhưng
tiết tấu vui tươi, chị Phiến thích lắm, chị ngỏ lời xin chép lại lời bài hát để
làm kỷ niệm. Đêm liên hoan gần tàn, nồi
sắn luộc cũng hết nhẵn.
Sáng hôm
sau chúng tôi chào gia đình, đảo mắt tìm quanh mà chẳng thấy chị đâu. Đám lính
lững thững khoác ba lô ra đến đầu con mương thì gặp chị đã đứng chờ từ lúc nào.
Hai tay chị bê hai trái bưởi to, đặt vào tay thằng Điệp, nghẹn ngào chị nói :
- Chị
chẳng có gì làm quà, chỉ có ngần này, tuy ít nhưng là tấm lòng của chị, mong
các em nhận lấy gọi là quà quê hương.
Thằng
Tùng đứng cạnh nói tếu táo :
- Giống
bưởi quý của ông Tầng trồng, mới ra quả lần đầu tiên mà chị hái xuống, không lo
ông ấy mắng à?
- không sao! Còn cây thì còn quả. Ông ấy không
dám mắng chị đâu.
Trên
đường hành quân, chúng tôi chuyền tay nhau mang hai trái bưởi, mang cả hình
bóng và tấm lòng của chị vào chiến trường.
Quên sao
được dáng hình người phụ nữ đẹp tựa tiên sa dưới ánh trăng, giống như một kỷ
niệm, như một món quà dành riêng cho những người lính chưa hề biết gì một nửa
mảnh ghép cuộc đời, bước chân vào trận không phải ân hận vì chẳng biết cái chi
chi.
NGUYỄN
TUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét