Lê Minh Quốc & Đoàn Tuấn
Nhân vật
Phi ở ngoài đời là mẫu người như thế!
Đây là
một câu chuyện có thật trong đời. Và từ một câu chuyện có thật, một cuốn sách
được viết ra trong yêu thương của tình bạn. Khoảng năm 1997, tôi viết đề cương Mùa
thu đến muộn gửi cho Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh. Họ đồng ý dựng thành phim
sau khi tôi hoàn thành bản thảo. Thế nhưng, chỉ viế được vài trang là tôi bỏ
dở, không viết nữa. Lý do duy nhất là bấy giờ tôi đã chuyển qua viết tiểu
thuyết lịch sử cho NXB Văn Học. Cụ thể
là sau khi xuất bản tiểu thuyết Nguyễn Thái Học, được sự động viên cùa nhiều
người, tôi lại bắt tay vào viết Tướng quân Hoàng Hoa Thám và đang lấy tư liệu
để sau đó viết Nguyễn An Ninh - Dấu ấn để lại. Những sách này đều được NXB Kim
Đồng tái bản.
Lúc đó,
không thể ôm đồm một lúc nhiều việc, tôi nghĩ đến nhà biên kịch Đoàn Tuấn - một
người bạn đã từng sống chung với tôi những năm tháng ở chiến trường Kampuchia.
Cả hai chúng tôi có nhiều kỷ niệm gắn bó từ thời tuổi trẻ nên hiểu nhau, thương
nhau như cật ruột. Vì thế tôi chuyển đề cương và phần viết dở dang ra Hà Nội để
Tuấn hoàn thành bản thảo theo đúng kế hoạch của Đài Truyền hình. Dù đang bận
viết kịch bản Đi tìm chỗ ngủ http://www.leminhquoc.vn/lmq/le-minh-quoc/905-doan-tuan-di-tim-cho-ngu.html
(sau này
đạo diễn Lê Hoàng đổi tựa là Chiếc chìa khóa vàng) nhưng vì tôi, Tuấn gác hết
qua một bên để viết tiếp Mùa thu đến muộn và gửi vào cho tôi.
Lúc đó nhà
biên kịch Nguyễn Hồ và nhà thơ Lê Điệp đọc xong tác phẩm này thì ưng ý lắm,
đồng ý đưa vào sản xuất phim. Nhưng cả hai người đều đề nghị với tôi phải sửa
lại một số đoạn. Tôi không đồng ý. Chính vì thế, Mùa thu đến muộn cất kỹ vào
ngăn kéo.
Gần đây,
NXB Kim Đồng mở thêm tủ sách Tuổi mới lớn và ưu ái mời tôi tham gia cộng tác.
Tôi nhận lời vì thầm nghĩ trong tay đã có sẵn bản thảo này nhưng đến khi ngồi
đọc lại thì tôi mới thấy quả là có những tình tiết cần phải sửa lại như trước
đây đã có người góp ý. Thế là, Mùa thu đến muộn được tôi viết lại lần thứ hai,
tất nhiên cũng trên cơ sở những gì mà Tuấn đã thể hiện trước đó nhưng lần này
thay đổi như thế nào thì chúng tôi tiếp tục trao đổi qua điện thoại.
Và bây
giờ, các bận cầm tập sách trên tay…
Điều
sung sướng nhất của tôi và Tuấn là được đứng tên chung với nhau một tập sách,
cũng như trước đây chúng từng in chung với nhau tập thơ Đất bên ngoài Tổ quốc
http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/tap-tho/643-dat-ben-ngoai-to-quoc.html (NXB
Văn Học). Điều này cho thấy tình bạn của chúng tôi thời mười tám, đôi mươi cho
đến giờ vẫn còn nguyên vẹn và đáng quý biết bao!
Với Mùa
thu đến muộn, chúng tôi muốn đề cập đến những số phận từ miền quê xa xôi vào
kiếm sống tại đô thị lớn. Ở đó, họ gặp nhiều chuyện khó lường như trường hợp
của Lan. Nhưng rồi, ở đó cũng có những người tốt sẵn sàng chia sẻ với cảnh ngộ
của họ, mà Phi là một ví dụ. Có thể nhiều người sẽ cho rằng, tại sao Phi lại
hoàn lương chóng vánh ngay sau khi gặp Lan? Điều này có vô lý không? Nhưng tôi và Tuấn cùng nghĩ là hợp lý, bởi
trong mỗi con người đều có mầm thiện, nếu biết khơi lại lòng nhân ái thì họ sẽ
hướng thiện. Mà thật ra, nhân vật Phi ở ngoài đời là một mẫu người như thế.
Chính tình yêu với Lan và những đau đáu khi nghĩ về mẹ già nơi quê đã dần dần
thay đổi tâm tính của anh. Sau trận đòn thù của đám đàn em, Phi “rửa tay gác
kiếm” và sống yên lành như mọi người lương thiện khác. Đó là điều mà chúng tôi
xin “bật mí” cùng bạn đọc.
Riêng về
tủ sách Tuổi mới lớn của NXB Kim Đồng, qua những đầu sách đã in, tôi nghĩ rằng
đó là những cuốn sách hết sức cần thiết cho bạn đọc tuổi chập chững vào đời. Ở
đó các nhà văn có điều kiện để gửi gắm đến bạn đọc của mình những vấn đề mà họ
đang tâm đắc. Tuy nhiên, tôi đồng ý với ý kiến nhà văn Đoàn Thạch Biền khi anh
cho rằng: “NXB Kim Đồng nên tổ chức chcho các em tuổi mới lớn viết về mình. Có
thể bắt đầu từ nhữn tập truyện ngắn, các em cùng viết chung về một đề tài như:
biển, rừng, mùa xuân, mùa hạ, cha mẹ,
thầy cô… Các em cần biết những người cùng lứa tuổi đã nghĩ và viết như thế nào.
Nếu cứ để các em đọc nhiều, đọc mãi tác phẩm của những người “tuổi hết lớn”,
như vậy là “lấn sân” của các em.
Ngẫm
lại, lời góp ý này nghe ra khá thuyết phục.
LÊ MINH
QUỐC
(nguồn:
Mùa thu đến muộn - NXB Kim Đồng ấn bản tháng 9.2002)
Chương 1
Chuyến
tàu lửa chạy gập ghềnh trong đêm. Gió thổi hun hút. Ngồi trên ghế, dù mệt mỏi
nhưng Dũng cũng không sao chợp mắt được. Bên cạnh Dũng, chị Lan đang ngủ gà ngủ
gật. Mới đó mà đã hết một ngày. Sáng nay, một buổi sáng nắng đẹp. Con sông Bà
Rén chảy qua trước nhà. Đứng nhìn dòng nước lững lờ, thấy những bông hoa dại li
ti trôi xuôi, bỗng dưng Dũng cảm thấy bồn chồn không yên. Từ Quảng Nam vào đến
Sài Gòn xa ngái, lúc nào mới được về thăm mẹ? Dù đã sắp xếp quần áo vào va li
xong từ lâu, nhưng chần chừ mãi Dũng cũng không nhắc lên thử xem nặng hay nhẹ.
Đứng thừ người nhìn bâng quơ, chợt sực nhớ đến công việc, vội ngó xuống chiếc
đồng hồ đang đeo trên tay, Dũng biết không thể chần chừ được nữa bèn quay vào
nhà gọi:
- Chị
Lan ơi, chuẩn bị xong chưa?
Lúc ấy,
ngoài sân, bên góc vườn, Lan, một người con gái tuổi chừng ngoài 20, đang
nghiêng vai đổ đôi gánh nước vào chiếc lu có màu xám xịt. Nghe em gọi, Lan
ngoái đầu quay vào:
- Xong
rồi, đợi chị chút xíu!
Nhanh
lên chị, không trễ giờ tàu chạy!
Được mà.
Xong rồi đây.
Lan
buông chiếc đòn gánh, ý tứ dựng bên vách tường. Chị vội rửa tay. Rồi cứ để tay
ướt, cặp lại tóc, chị chạy nhanh vào nhà. Dưới bếp, má cũng vừa gói xong nắm
xôi, xách lên:
- Dũng
à, con mang theo. Hai chị em ăn kẻo đói!
Má rầy
rà quá. Tàu Thống Nhất bây giờ đã khác trước nhiều lắm rồi, người ta phục vụ
luôn cơm trưa, má lo làm gì?
Dù nghe
Dũng cằn nhằn, nhưng má vẫn độ lượng:
- Má gói
thêm xôi cho bọn mi đỡ tốn tiền dọc đường. Nhà mình nghèo, phải biết tiết kiệm
con ạ!
Dũng cầm
gói xôi, nhưng va li đã chật nên cứ đứng tần ngần. Lúc đó, Lan đã thay quần áo
mới, chạy ra:
- Má nói
vậy là đúng đó em. Thôi, cứ để vô túi xách của chị.
Quay
sang má, Lan nói:
- Chiều,
má nhớ lấy tấm ni lông đậy trên chuồng gà. Dạo này trời hay mưa lắm!
Má không
nói gì, chỉ nhìn con gái bằng ánh mắt thương cảm.
Hai chị
em đã chuẩn bị hành lý gọn gàng, bước ra sân. Má lấy khăn chấm nước mắt:
- Vào
Sài Gòn, học cho giỏi, làm việc bằng chúng bằng bạn, nghe không Dũng. Còn con
Lan, ngoài việc làm còn phải kèm cặp thằng Dũng nữa.
Dũng
cười hì hì:
- Chị
Lan nắm tay má:
- Má ở
nhà, nhớ giữ gìn sức khỏe nghe! Bọn con đi đây!
Má dường
như vẫn chưa muốn buông tay Lan:
- Nhớ
biên thư về cho má nghe con!
Dù má
nói bằng giọng bình thường như mọi ngày, nhưng không hiểu sao lúc ấy, Dũng lại
nghe giọng của má như đầy nước mắt. Chị Lan bặm môi lại cố ghìm xúc động. Má
tiễn hai chị em ra ngõ. Có những người hàng xóm ra đồng, đi ngang qua nhà một
bà hỏi:
- Ủa,
tưởng mỗi cậu Dũng đi. Cô Lan cũng đi à?
Má cười:
- Dạ!
Con Lan cũng vào Sài Gòn kiếm việc.
Thế bác
ở nhà một mình?
Đâu có.
Thỉnh thoảng vợ chồng thằng Hai chạy qua, chạy lại, có chi mà lo!
Một
người đàn ông dừng chân, vấn điếu thuốc rê Cẩm Lệ to bằng ngón chân cái, góp
chuyện:
- Dạ, má
cứ yên tâm. Con đã là sinh viên rồi mà má cứ coi con như con nít “ăn chưa no lo
chưa tới”!
Cũng
phải thôi, tuổi trẻ bây giờ phải để cho chúng tung cánh bay nhảy mới khôn lớn
được.
Chuyến
tàu lắc lư trong đêm. Nhìn qua bóng tối, Dũng lại cảm thấy nhớ nhà ghê gớm. Sao
sáng nay, mình lại không cầm lấy bàn tay của má một lần nữa?
Má nghe
vậy chỉ cười hiền lành và đứng nhìn theo bóng hai chị em Lan đang khuất dần
phía xa. Ra đến đường quốc lộ, Dũng còn ngoái đầu nhìn lại nhà mình nhưng chỉ
thấy rặng tre xanh che khuất tầm mắt...
Nỗi nhớ
bâng quơ đeo đuổi theo Dũng suốt một chặng đường dài. Con tàu chậm rãi lăn bánh
vào ga Hòa Hưng. Lan ngủ gà ngủ gật, Dũng nhắc:
- Chị
Lan, đến ga rồi.
- Vậy à?
Lan giật
mình, tỉnh dậy, dụi mắt. Xung quanh chị, tiếng ồn ào, cảnh tấp nập hiện ra
trước mắt. Dũng vội xách va li của mình. Lan còn mải nhìn qua cửa sổ xem cảnh
náo nhiệt dưới sân ga. Đôi mắt chị mở tròn ngạc nhiên, cái nhìn của một người
con gái lần đầu vào thành phố lớn. Dũng nhấc túi xách của Lan, ấn vào tay chị:
- Chị
cầm lấy túi xách nè. Giữ chặt nghen. Xuống xe, chị phải bám theo em nghe, không
thì bị bắt cóc đó!
Hai chị
em dắt tay rời khỏi toa tàu. Dũng xuống trước, đỡ chị. Họ vừa ra khỏi nhà ga
thì các anh xe ôm, xe lam, xích lô đã vây quanh, kẻ lôi người kéo. Họ tranh
nhau mời hai chị em:
- Anh
chị đi đâu?
- Lên xe
này đi!
- Đưa
túi đây. Lẹ lên!
Nhưng
vốn là người đã quen với cảnh nhốn nháo tại bến tàu bến xe, Dũng hết sức bình
tĩnh. Trong khi đó, Lan vừa lo vừa sợ. Chị luôn phải dằng lại túi xách của mình
kẻo suýt bị những vị khách không mời quá nhiệt tình giật mất. Dũng một tay xách
va li chững chạc đẩy đám đông tìm cách bước ra, một tay nắm chặt tay Lan và
quát lớn:
- Không!
Không! Chúng tôi có người nhà đón ở ngoài. Không đi xe của ai cả!
Phải mất
một lúc, hai chị em mới ra được khỏi nhà ga. Dũng đưa chị đến một quán nước
ngồi nghỉ. Người mướt mồ hôi, họ kéo lại áo, cặp lại tóc. Họ uống ly nước dừa
ngọt lịm. Gần đó, có một bác xích lô đang gặm bánh mì. Thấy gương mặt của bác
đôn hậu, Dũng quay sang hỏi:
- Bác có
về Phú Nhuận không?
Sao lại
không? Mời cô cậu lên xe đi.
Da.... -
Dũng ngập ngừng - Nhưng bác cứ ăn cho xong đã.
Không
sao. Cái nghề của tôi có việc là đi, bất kể lúc nào.
Lan từ
tốn:
- Từ đây
về đó bao nhiêu bác?
Người
khác thì lấy 8 ngàn. Còn tôi chỉ lấy 6 ngàn thôi. Nào, ta đi!
Hai chị
em lên xe xích lô. Trời nắng gắt. Cái nắng chói chang ở phương Nam đã khiến Lan
mệt nhừ như muốn say nắng. Chiếc xe nặng nề chuyển bánh. Dọc đường đi nhìn thấy
phố xá sầm uất, Lan không khỏi ngạc nhiên và không hiểu tại sao người ta lại
phóng xe nhanh, vội đến thế. Chẳng bù với ngoài quê, ngày tháng trôi qua êm
ả...
Chẳng
mấy chốc chiếc xe xích lô đưa họ đến căn nhà mà Dũng thuê để trọ học từ năm thứ
nhất.
Đó là
một căn nhà nhỏ nằm trong hẻm nhỏ thuộc xóm lao động. Vừa bước vào nhà, bà chủ
nhà đã xởi lởi:
- Chào
cậu Dũng! Về quê nghỉ hè có vui không? Gia đình vẫn mạnh giỏi chứ!
Dũng
đáp:
- Dạ,
cám ơn bác Sáu! Tất cả đều “trên cả tuyệt vời”!
Bà đưa
mắt nhìn Lan:
- Thế ai
đi chung với cậu vậy?
Nghe
nhắc đến mình, Lan lễ phép:
- Dạ,
cháu là chị ruột của Dũng ạ!
Bà chủ
nhà cười hiền lành:
- Hèn
chi trông hai chị em giống như hai giọt nước.
Dũng
nói:
- Bác
Sáu ơi! Má con ngoài quê có gửi cho bác một ít quà Quảng Nam để bác ăn cho lạ
miệng.
Nói
xong, Dũng lấy trong túi xách của chị Lan mấy tán đường bát và một xấp bánh
tráng đưa cho bà Sáu. Nhận lấy quà ngoài Trung, bà Sáu vui lắm:
- Cho
tôi gửi lời cám ơn bà cụ nghen! Thôi hai chị em dọn dẹp nhà cửa đi.
Hai chị
em Dũng kê dọn lại căn phòng. Mấy tháng hè không ai ngó ngàng tới nên bừa bãi
như là cái hang chuột. Dũng kiếm ván ngăn đôi phòng vốn đã nhỏ như cái hộp
diêm. Chiếc giường cũ, Dũng nhường cho chị và thầm nghĩ, mình trải chiếu ngủ
dưới đất thì càng mát chứ sao!
Đang bận
rộn với công việc, chợt có mấy sinh viên đến thăm. Lũ bạn chưa bước vào trong
nhà đã nghe giọng oang oang:
- Ê
Dũng, vào khi nào vậy?
Dũng
ngước nhìn ra sân, mừng rỡ:
- Mình
mới vào. Ủa, Hải đi chung với Lâm à? Vô nhà chơi!
Hai
chàng sinh viên đang hăm hở bước chân vào thì khựng lại khi chợt thấy Lan. Chị
gật đầu chào. Hai sinh viên chào lại, ngượng nghịu. Vừa ngồi xuống bàn học của
Dũng, Hải và Lâm liền choàng vai Dũng hỏi nhỏ:
- Ê
Dũng, ai mà xinh quá ta?
Dũng
tinh nghịch nheo mắt:
- Người
đồng hương của tao đó!
Tưởng
thật, cả hai hỏi dồn dập:
- Học
năm thứ mấy? Trường nào? Có người yêu chưa?
Dũng phá
lên cười:
- Bọn mi
làm chi mà cứ như mèo thấy cá đó hả? Chị Ba tao đó!
Hải
không tin:
- Thiệt
không? Xạo vừa vừa chứ cha nội. Mi làm chi có chị?
Thoáng
nghe, chị Lan dịu dàng cười:
- Thiệt
mà. Chị là chị ruột của Dũng. Các em học chung lớp với Dũng à?
Hải đáp
lễ phép:
- Vâng
ạ, thưa chị! Thế mà mấy năm nay nó giấu tiệt tụi em...
Không
đợi Hải nói hết câu, Lâm đã chen ngang:
- Thôi,
từ nay phải tích cực đến thăm em Dũng. Nè Dũng, nếu mi nhận tao làm anh, mỗi
tháng tao trợ cấp cho mi 20 ngàn học bổng, được chớ?
Còn Hải
cười khì:
- Đừng
nhận của nó, tao cho mi hẳn 50 ngàn, thỉnh thoảng lại bao ăn sáng nữa, được
không Dũng?
Thôi,
tao không tin những lời hứa suông. Ốc không mang nổi mình ốc, lại đòi mang cọc
cho rêu. Bọn mày có thiện ý thì đi mua giùm tao ít đinh về đây.
Hai đứa
đánh tù tì, ai thua thì phải đi. Hải thắng, Lâm nhanh chân phóng xe biến mất.
Hải ở lại nhà có sáng kiến là dùng kềm, tìm những đinh cũ trên gỗ, trên tường
để dùng tạm. Chị Lan mó tay việc gì, Dũng cũng không cho. Công việc nhờ có Hải
làm chung nên nhanh hơn. Trời đã trưa trật thì Lâm cũng vừa về đến nhà. Lan đưa
mắt nhìn căn phòng nhỏ xíu, gọn gàng tỏ vẻ rất hài lòng. Chị nói:
- Mấy em
ở lại ăn cơm chung với Dũng nhé. Chị đi nấu cơm đây!
Chương 2
Sáng sớm
hôm sau, Dũng dùng xe đạp chở chị lên Tân Bình. Trong năm học vừa rồi, thỉnh
thoảng đọc báo, Dũng biết tại đây có nhiều xưởng dệt mới mọc lên, họ cần tuyển
thợ có tay nghề và trả lương cũng kha khá. Do đó, nhân kỳ nghỉ hè, Dũng về quê
và bàn với má là cho chị Lan vào Sài Gòn kiếm sống, đỡ đồng nào hay đồng đó chứ
ở quê biết làm gì ra tiền phụ má? Sau nhiều ngày bàn bạc, cuối cùng má đồng ý
cho chị Lan vào Sài Gòn tìm việc làm. Đang nghĩ lan man như thế thì chẳng mấy
chốc hai chị em đến khu thợ dệt Bảy Hiền. Phố xá đông đúc. Dũng dừng xe trước
một công ty may. Ở đó có tấm biển đen với dòng chữ viết bằng phấn trắng: “TUYỂN
GẤP 200 CÔNG NHÂN MAY HÀNG XUẤT KHẨU. LƯƠNG TRẢ THEO SẢN PHẨM”.
Dũng đưa
xe vào trong bãi giữ xe của công ty. Khi nhận lấy phiếu giữ xe, thấy ghi số 9,
Dũng khấp khởi mừng thầm. Dấu hiệu của sự may mắn đây rồi. Hai chị em nhanh
chân bước vào cổng. Ông bảo vệ quát:
- Anh
chị đi đâu vậy?
Dũng
dừng lại:
- Dạ,
thưa bác, chúng cháu đến xin việc.
Ông chỉ
tay:
- Đi
thẳng đến phòng Tổ chức ở kia kìa.
Lan lí
nhí:
- Dạ,
cám ơn bác!
Hai chị
em vừa định bước đi theo hướng chỉ tay thì ông bảo vệ đã ngăn lại:
- Này,
tôi nói cho biết nhé! Trước kia khi chưa về hưu, tôi từng làm quản đốc nơi đây,
dưới tay hàng trăm công nhân chứ không phải đùa đâu!
Chị em
Lan ngơ ngác không biết ông ta nói như thế với ngụ ý gì? Bỗng ông ta đưa ra cái
hộp quẹt:
- Tôi có
lửa đây!
Dũng
nhanh trí hiểu ý, anh chạy ra ngoài mua mấy điếu thuốc lá đưa cho ông bảo vệ.
Thấy Dũng biết điều, ông ta cười:
- Chúc
cả hai thành công nhé!
Dũng và
Lan gật đầu và xoải chân bước nhanh. Trong đó có khá đông người đang đứng xếp
hàng, Dũng và Lan đứng nối đuôi theo sau. Thời gian chậm rãi trôi qua. Một
thanh niên đeo kính trắng đang cắm cúi ghi chép sau khi hỏi khả năng của từng
người xin việc. Đến phiên Lan, anh ta hỏi nhưng vẫn không ngẩng đầu lên:
- Chị
biết may chứ?
Lan bình
tĩnh:
- Dạ,
biết rồi.
Biết may
những thứ gì?
Lan
thành thật:
- Dạ, ở
nhà em thường may bộ đồ bà ba cho bà con lối xóm. Em còn biết cắt nữa.
Vẫn cắm
cúi ghi ghi chép chép, anh ta nói:
- Tốt.
Nhưng ở đây, chúng tôi cắt bằng máy, chỉ cần thợ biết may. Mà may bằng máy công
nghiệp, rất hiện đại. Dù biết may rồi vẫn phải học một thời gian, nhưng không
lâu đâu.
Lan khấp
khởi mừng:
- Dạ, em
xin cố gắng.
Bấy giờ,
anh ta mới ngẩng đầu lên nhìn Lan:
- Được,
hồ sơ cứ để đây. Chúng tôi đồng ý nhận chị vào làm. Nhưng chị có thể xuống ngay
phân xưởng để thử tay nghề được không?
Dạ,
được.
Xong,
anh ta lấy tay sửa lại giọng kính, hỏi Dũng:
- Còn
anh?
Dạ, em
là sinh viên. Em đang đi học.
Vậy hả?
Thế thì... xin lỗi, cho tôi gọi người tiếp theo.
Chị Lan
được một người dẫn đến phân xưởng may. Qua vài đường may, người kiểm tra săm
soi, rồi lại đưa qua cho người khác. Cả hai người này cùng gật đầu, trao đổi
với nhau những câu gì đó. Lan ngồi theo dõi họ kín đáo với cặp mắt lo âu. Lát
sau, một người đến bên Lan:
- Đường
may của chị tương đối khá. Chúng tôi đồng ý tuyển chị vô công ty. Chị có thể
làm việc ngay từ giờ phút này được không?
- Dạ,
được ạ. Nhưng... cho xin 5 phút?
- Làm
gì?
- Tôi ra
ngoài cổng, nói người nhà về trước.
- Được.
Nhưng nhanh lên nhé.
Lan mừng
quýnh, chạy nhanh ra ngoài. Chị bước xuống cầu thang, không quen, suýt ngã.
Dũng đứng đợi, thấy chị ra, hồi hộp:
- Chị
Lan, thế nào? Được không?ø
Lan cười
thật tươi:
- Được,
em à. Họ cho làm việc ngay. Thôi, em về đi. Chị vào phân xưởng đây.
Dạ,
nhưng chị may cẩn thận nghe, kẻo kim đâm vô tay đấy. Hôm trước em đi thực tập ở
bệnh viện gặp trường hợp đó rồi đấy!
Em yên
tâm. Thôi, về đi học nghen.
Nói
xong, Lan vụt chạy vào. Dũng nhìn theo chị với niềm vui khó tả. Ngước mắt nhìn
lên trời, Dũng cảm thấy trời bềnh bồng mây trắng và đáng yêu hơn mọi ngày.
Người
quản đốc dẫn Lan đến phân xưởng may. Họ xếp Lan may cạnh một cô gái. Cô này
chưa chi đã nhìn Lan bằng cái nguýt dài... Không nhận ra điều đó, ông quản đốc
vẫn hồ hởi:
- Đây là
Hằng, còn đây là Lan. Hai người làm quen với nhau đi.
Lan gật
đầu, mỉm cười chào Hằng với ánh mắt đầy thiện ý. Nhưng Hằng không thèm đáp lại,
thậm chí còn quay mặt đi.
Nhưng
Lan coi như không. Chị ngồi xuống, mở máy. Áo từ các máy khác theo dây chuyền,
được chuyển đến. Lan lúng túng tìm kéo cắt chỉ, nhưng không thấy. Chị mở ngăn
kéo, cũng không thấy nên quay sang hỏi Hằng:
- Chị,
cho tôi mượn cái kéo.
Hằng
nguýt Lan một cái rồi tiếp tục may. Ngay lúc đó, người quản đốc chạy tới, hỏi:
- Sao,
Lan, em cần gì?
Dạ, em
tìm cái kéo.
Ông ta
nheo mắt cười:
- Ồ, nó
ở đây. Xin lỗi, tôi không chỉ cho em những dụng cụ để chỗ nào. Đây là ngăn đựng
kéo. Còn ngăn đựng chỉ đây.
- Dạ, em
cảm ơn.
Lan cúi
xuống cặm cụi làm việc. Người quản đốc đứng nhìn hài lòng rồi quay lưng bước
đi.
Thời
gian chậm rãi trôi qua. Tại căn phòng trọ, Dũng vẫn đang chăm chú ngồi học bài.
Đồng hồ gõ nhịp trên tường. Trước mặt anh là những hình vẽ nhằng nhịt miêu tả
sự phức tạp của các bộ phận trong cơ thể người. Mắt Dũng như dán vào đó. Tay
anh cầm đi bút lần theo từng đường dây thần kinh như những chuỗi xoắn vào nhau
trên cơ thể.
Bỗng
chuông reo đúng 10 giờ. Dũng vội buông bút, dắt xe, khóa cửa, rời khỏi nhà. Anh
đạp xe ra khỏi con hẻm nhỏ. Xung quanh, từng ngôi nhà như đã ngủ yên. Chỉ còn
tiếng chó sủa vu vơ.
Thành
phố về đêm vắng vẻ, một sự vắng vẻ thật thơ mộng và trữ tình. Từ những ngọn đèn
hắt ra những khoảng sáng mờ như một vầng sương bao phủ lên đường phố. Những mái
nhà màu cần lao nhấp nhô như sóng lượn. Từng bức tường, từng khung cửa ra vào
của mỗi ngôi nhà như những gương mặt đôn hậu, lặng im đứng trầm tư đang thở ra
từng hơi thở dịu dàng sau một ngày lầm than, mệt mỏi. Và những hàng cây đứng
trang nghiêm trong đêm, hiền lành biết bao. Những cành lá như những bàn tay
buông thõng, một sự nghỉ ngơi đầy thanh bình. Gió từ sông Sài Gòn thổi vào
khiến Dũng mát rượi. Anh mở phanh ngực áo, ngẩng lên đón gió lồng lộng. Trong
lòng anh như đang ngân vang một giai điệu nhạc trong trẻo, ấm áp của một ca
khúc quen thuộc mà giới trẻ thành phốù đang yêu thích. Và Dũng cũng huýt sáo
theo...
Nhà máy
kia rồi. Dũng đạp xe đến đúng lúc nhà máy tan ca. Trước cổng đã có khá nhiều
chàng trai đứng bên xe đón người thân. Phần lớn là xe máy, chỉ có vài xe đạp.
Dũng dừng bên đường, ngó sang. Công nhân lũ lượt ra về. Gương mặt ai cũng mệt
mỏi nhưng trên môi họ không tắt được nụ cười, nhất là khi các cô gái gặp người
yêu đang kiên nhẫn đứng đợi. Đặc biệt, trên những gương mặt cần cù ấy, sáng lên
những niềm tin ấm áp trong đêm. Từng đôi, từng đôi lần lượt ra về. Từng người,
từng người í ới gọi nhau, đợi nhau, cùng ra về. Riêng Dũng, chờ mãi không thấy
chị Lan. Mãi đến khi mọi người ra thưa thớt, Dũng mới thấy chị Lan dìu Hằng đi
ra. Dũng chạy đến:
- Sao?
Có chuyện gì vậy, chị Lan?
Lan đáp:
- Không
có gì cả. Chị Hằng, bạn cùng phân xưởng của chị bị trúng gió em à. Hay em đưa
Hằng về trước?
Còn chị
thì sao?
Lan nói
quả quyết:
- Chị sẽ
đi xe ôm về nhà, em đừng lo cho chị.
Dũng
không đồng ý:
- Không
được đâu. Đi xe ôm một mình trong đêm nguy hiểm lắm. Hay thế này, chị đợi đây,
em đưa Hằng về rồi quay lại đón chị?
Cũng
được. Đi ngay đi. Chị ngồi nhờ trong phòng bảo vệ.
Từ nãy
đến giờ Hằng nhăn nhó, giờ mới lên tiếng:
- Không
sao đâu. Lan cứ về trước đi, lát nữa mình về cũng được.
Thôi,
Hằng lên xe đi. Áo khoác mình đây, khoác vào kẻo lạnh.
Thái độ ân
cần của Lan khiến Hằng cảm động lắm. Hằng cảm thấy mắc cỡ khi sáng nay đã có
thái độ không mấy thiện cảm với Lan. Lúc đó, Lan dìu Hằng lại xe Dũng, vừa
choàng áo mình lên người bạn mới quen. Dũng giữ xe cho Hằng ngồi. Anh hắng
giọng:
- Cẩn
thận vào nghen! Xong chưa? Khởi hành nhé!
Hằng cố
nhịn đau, mỉm cười, ấp úng:
- Xong
rồi! Sao lại nói là “khởi hành” nhỉ?
Dũng
không đáp. Xe từ từ chuyển bánh. Hằng cứ bám chặt vô yên xe. Nhưng đi được một
đoạn, không chịu nổi, cô đành ngả người, gục đầu vào lưng Dũng. Có hơi ấm của
cô gái, lúc đầu Dũng hơi e thẹn. Anh cảm thấy hơi nhột. Xe loạng choạng. Dũng
thử cố ngoái nhìn lại xem cô gái ngả đầu vào mình như thế nào, nhưng không
được. Bởi đây là lần đầu tiên anh chở một cô bạn gái lạ trên xe. Anh không nói
gì. Hằng cũng không nói gì.
Trên
đường đi, thỉnh thoảng Dũng ngẩng đầu lên nhìn bầu trời đầy sao. Đêm bình yên.
Nhưng bất chợt Dũng nhìn xuống đất. Anh vội thắng ngay xe lại. Âm thanh của má
phanh cọ vào vành xe vang lên khô khốc. Anh vội nhảy xuống. Hằng vội hỏi:
- Sao
vậy Dũng?
Không
sao. Em cứ ngồi yên trên đó.
Khi Dũng
cẩn thận giữ xe cho chắc rồi từ từ dắt xe qua ổ gà. Hằng ngồi trên, môi mím
chặt, bám chắc lấy xe. Qua được đoạn đó, Dũng thở phào, mỉm cười quay lại bảo
Hằng:
- Em
ngồi cho chắc. Ta đi tiếp nghen?
Dũng nói
chi lạ? Tôi mà là em?
Dũng
cười khì:
- Tất
nhiên rồi!
Hằng kêu
lên:
- Tôi là
bạn của Lan. Dũng cũng phải kêu tôi bằng chị mới ngoan. Nếu không thì tôi không
đi xe của Dũng nữa đâu.
Hằng vội
nhảy xuống xe.
Chết
chết. Xin lỗi. Dũng đùa đó mà...
Dũng
phải năn nỉ mãi, Hằng mới chịu lên xe đi tiếp.
Chương 3
Buổi
sáng, Dũng còn ngủ, nhưng Lan đã dậy. Chị đánh răng, rửa mặt, chải đầu, lấy túi
chuẩn bị đi làm. Có người rao bánh mì ngoài ngõ. Lan chạy ra mua một ổ. Cầm
bánh mì nóng giòn trên tay, Lan bỏ cẩn thận vào trong túi ni lông, để trên bàn
học của Dũng rồi chị bước ra sân. Lúc đó, có anh đưa thư đến, hỏi:
- Xin
lỗi cô, ở đây có ai tên Lan không?.
Dạ có,
tôi là Lan đây.
Cô có
thư, xin mời nhận.
Lan bối
rối cầm phong thư. Cô nhìn bì thư, biết đó là thư của gia đình bởi những dòng
chữ viết như to như những cọng rau muống rất khó đọc của anh Hai. Chị ngẩng lên
định cảm ơn thì người đưa thư đã đi khuất.
Vừa cầm
thư ở tay, Lan vừa chạy vội ra đường. Ở đó có chiếc xe buýt vừa dừng lại. Lan
lên xe. Đông người quá, chị không dám mở thư ra đọc. Trên đường đi đến chỗ làm
việc, Lan chỉ thầm mong là thư thăm hỏi bình thường...
Lúc xe
buýt dừng lại, Lan vào nhà máy nhưng vẫn chưa vội xé thư ra đọc. Trước mắt chị
là Hằng và các công nhân khác đang đứng đầy hành lang. Lan vội chạy đến chỗ
Hằng:
- Sao
vậy? Sao đứng đầy ngoài này thế?
Hằng hất
hàm:
- Không
nhìn thấy gì trên bảng thông báo sao?
Lan quay
sang đọc: “HÔM NAY CÚP ĐIỆN, ĐẾN 10 GIỜ MỚI CÓ” và quay lại hỏi Hằng:
- Thế
thì mình phải chờ à?
Hằng
thản nhiên:
- Chứ
sao. Thế còn may đấy. Bên phân xưởng I nghỉ rồi.
Sao lại
nghỉ?
Hết việc
chứ sao.
Lan thở
dài. Chị rời khỏi đám đông, tìm một chỗ vắng để mở thư ra đọc. Những dòng chữ
như nhảy múa trước mắt chị. Dường như có giọng nói của anh Hai vang lên:
- “Gửi
hai em Dũng và Lan. Anh báo tin buồn cho hai em, má phải vô bệnh viện nằm từ
hơn một tuần rồi. Bác sĩ chẩn đoán má bị tai biến mạch máu não. Anh đã bán đi
hơn hai trăm gia. lúa để lấy tiền cấp cứu cho má nhưng chưa chắc đủ. Bà con
chòm xóm cũng cho vay mượn ít nhiều. Thư này anh nhắn Lan, nếu em có tiền, gửi
về cho má vì má vẫn đang hôn mê, chưa tỉnh được.”
Đọc xong
lá thư, Lan buồn bã với tâm trạng rối bời. Vừa lúc đó, người quản đốc đến,
giọng nói sang sảng:
- Tất cả
về chỗ của mình nhận thông báo quan trọng.
Nghe
thế, lập tức mọi công nhân đều giữ yên lặng. Ông ta nói:
- Ban
Giám đốc Công ty xin thông báo với anh chị em công nhân một tin quan trọng,
mong anh chị em bình tĩnh tiếp nhận. Tình hình xuất khẩu áo gió sang các nước
Đông Âu của công ty ta, vào thời điểm này đang gặp rất nhiều khó khăn. Thị
trường biến động. Hàng chúng ta không bán được. Ban Giám đốc đã cố gắng rất
nhiều trong vấn đề khai thác thị trường, nhưng chưa có kết quả. Vì vậy, anh chị
em phải tạm thời nghỉ việc trong thời gian dài. Khi nào có việc, chúng tôi sẽ
thông báo sau. Còn tiền lương, Công ty sẽ trả đến nửa ngày hôm nay. Xin mời mọi
người đến phòng tài vụ nhận.
Mọi
người ngồi im, không tin sự việc là diễn ra như thế. Lác đác có người vội đứng
lên bàn tán như ong vỡ tổ:
- Đi
nhận tiền ngay đi, đằng nào cũng thế rồi.
Đi đi.
Chốc nữa đông lắm!
Lan ơi,
đi nào!
Hằng kéo
bạn. Nhưng Lan không đứng dậy được. Từ khi đọc thư, hình ảnh má thân thương cứ
hiện lên trong óc chị. Rồi những lời thông báo từ quản đốc, tưởng như dao nhọn
xuyên thẳng vào tâm trí Lan. Chị thấy xung quanh chao đảo. Những bức tường
nghiêng ngả. Cây bên ngoài như xoay trong bão. Và hình ảnh má lúc gần lúc xa,
khi ẩn khi hiện. Tự nhiên, Lan ứa nước mắt. Hằng tưởng bạn khóc vì chuyện vừa
rồi, liền nói:
- Hết
việc thì đi kiếm chỗ khác. Việc chi phải khóc?
Lan
không nói được, nghẹn ngào. Chị chỉ biết lắc đầu rồi theo Hằng lên phòng tài
vụ.
Không
ngờ tại đây mọi việc diễn ra chóng vánh. Cô thủ quỹ nói gọn lỏn:
- Mỗi
người được 195 ngàn đồng. Chỉ việc ký vào đây là xong.
Lan ký
tên mình rồi nhận tiền. Chị mang ra ngoài, đứng một góc đếm lại một cách chăm
chú, cẩn thận. Hằng thì khác. Nhận xong, nhét ngay vô túi quần. Đến bên Lan,
Hằng nói:
- Đếm
lại làm chi? Họ không bao giờ trả thừa cho mình đâu!
Lan cười
xuôi xị:
- Ừ! Nếu
có thừa thì mình đem vô trả lại cho họ.
Hằng
cười phá lên:
- Đừng
tưởng bở. Coi chừng lại thiếu đó.
Thiếu
thì cũng phải vào nói lại chứ.
Không
thiếu không thừa, chỉ đủ thôi. Mày chi li quá đấy Lan ơi!
Lan cự
lại:
- Sao
lại chi li? Tiền này là công sức mình bỏ ra mà, phải tằn tiện. Hằng ạ!
Hằng vẫn
cười dễ dãi:
- Thế mi
tưởng tao phung phí lắm hả? Thôi được, để chia buồn công ty hết việc, tao chiêu
đãi mi bữa ni, được không?
Thôi, ra
quán tốn tiền. Mi về nhà tao, tao nấu món ăn quê. Mi sẽ mê ngay.
Nhưng ở
nhà có em mi không? Tao ngại hắn lắm. Sinh viên chi mà mồm mép dữ vậy?
Lan
cười:
- Nó đi
học rồi. Ngại chi, hắn tốt bụng lắm đó.
Lan cãi
lại:
- Ừ thì
em mi tốt bụng. Nhưng mi đừng ngây thơ quá. Đàn ông không quen mà tốt bụng với
mình cũng đều có mục đích cả. Không ai giúp tụi mình cái gì vô tư đâu.
- Vậy à?
Lan ngạc
nhiên nhìn bạn cảm phục. Hằng cầm tay Lan:
- Mi tồ
lắm. Rồi thành phố ni sẽ mở mắt cho mi.
Cả hai
thong thả bước ra khỏi cổng công ty. Bỗng Lan hỏi Hằng:
- Hằng
ơi, mi có biết bệnh “tai tiếng mạch máu não” là gì không?
Hằng phá
lên cười:
- Căn
bệnh chi mà lạ thế? Ngố thật! Phải nói là tai biến mạch máu não mới đúng. Thế
mi bị à?
Giọng
Lan trầm hẳn:
- Bệnh
này có nguy hiểm không?
- Nguy
hiểm lắm. Ba tao mất cũng vì bệnh đó. Tức là có những mạch máu chạy lên não nhưng
không hoạt động nữa. Não bị tê liệt. Con người hôn mê. Chỉ nằm chờ chết thôi.
- Thôi,
mi đừng nói nữa.
Hằng
cười vô tâm:
- Mà tao
cũng chỉ biết có thế thôi. Muốn biết rõ, mày phải hỏi Dũng, em mày, bác sĩ
tương lai.
Hai
người đến bến xe buýt. Họ lên xe.
Về nhà,
Lan vội nấu hai tô mì gói, bưng lên. Trong lúc ăn, họ cảm thấy tô mì không ngon
như mọi ngày. Lan âu lo:
- Hết
việc rồi, mình phải kiếm việc chi làm hả Hằng?
- Mua
báo xem. Trên báo có mục cần người, họ rao tuyển nhiều lắm.
Lan đáp
nhỏ nhẹ:
- Mình
đọc rồi. Toàn tuyển những người có trình độ đại học, biết tiếng Anh với vi tính
thôi. Bọn mình sao tới đó được.
Hằng vẫn
ăn tô mì ngon lành:
- Thì cứ
đi. Ăn xong, tụi mình tự ra phố tìm việc chứ sao. Cứ đi là có việc thôi.
Lan chép
miệng:
- Nói bộ
dễ nghe. Mình có phải là đàn ông đâu mà cứ ra đường là có việc?
Thôi,
mày nghe tao. Đừng ngồi nhà bàn lùi nữa!
Lúc đó
có tiếng lao xao ngoài cổng. Dũng về dẫn theo Hải và Lâm nữa. Lâm vác theo cây
ghi ta, gảy phừng phừng, hát líu lô. Lan ghé nhỏ tai Hằng:
- Đừng
nói chi chuyện hết việc ở chỗ mình nghen!
Hằng gật
đầu. Vừa lúc đó, Dũng và các bạn bước vào. Dũng ngạc nhiên:
- Ủa,
hôm nay sao hai người về sớm vậy?
Hằng
đáp:
- Cúp
điện. Công ty không cho về giữ lại làm chi? Đơn giản vậy mà cũng hỏi.
Lâm làm
ra hiểu biết:
- Vậy
hả? Nhưng chuyện cúp điện đối với ngành y không đơn giản đâu. Đang có mổ cho
bệnh nhân mà cúp điện bệnh nhân đi toi ngay! Mà có khi bác sĩ cũng bị quy trách
nhiệm nữa cũng nên.
Hằng lém
lỉnh:
- Thế
mới biết, điện là sự sống còn của tất cả!
Còn Lan
đưa tay chỉ xuống bếp:
- Các em
triết lý cao siêu quá. Thôi, làm mì ăn đi.
Dũng hỏi
nhỏ:
- Chắc
thiếu mì hả chị?
Không
lo. Chị đã mua rồi.
Hay quá!
Có hành ớt tiêu gì chưa?
Cũng có
đủ. Em lột cho chị mấy củ hành, rồi lên nhà nói chuyện với bạn, để đó chị nấu
chọ..
Đứng
nhìn chị Lan nấu bếp, đảm đang chân tay, Dũng như chợt nhớ tới hình ảnh của má.
Dáng chị Lan ngồi bên bấp cời lửa cũng giống dáng má sao! Dũng chợt thở dài,
nói:
- Lâu
rồi sao má không gởi thư cho chị em mình nhỉ?
Chắc má
bận. Để chiều nay chị viết gửi về gia đình. Em cứ yên tâm, gắng học cho giỏi
cho má vui lòng.
Dũng
quay lên nhà:
- Vâng,
em sẽ cố gắng.
Nồi mì
được bưng lên. Dũng và hai bạn lôi ra mỗi đứa một ổ bánh mì. Họ bẻ ra bỏ vào
trong nồi, cùng ăn và tranh nhau xem tờ báo Cười. Hải nói:
- Đưa
đây, tao xem cái tranh siêu tưởng này chút xíu.
Dũng
cãi:
- Còn
hiện thực quá! Loại này siêu tưởng nỗi gì?
Đang
nhai ngồm ngoàn, Hải tiếp lời:
- Đúng
vậy, bọn mình mà vẽ tranh siêu tưởng có khi còn siêu hơn.
Thế mày
định vẽ đề tài gì?
Hải đáp:
- Đề tài
sinh viên tụi mình thôi. Chuyện ăn uống chẳng hạn...
Dũng reo
lên:
- Hay
đấy, thử nói nghe coi.
Này nhé,
tụi mình ăn mì, đi chân đất mà toàn nghiên cứu những vấn đề vĩ mô, có tầm cỡ
nhân loại, trong đầu lại ngập tràn những mộng ước tương lai, như thếâ không
siêu thực là gì?
Phải là
siêu siêu thực mới đúng!
Lâm nói:
- Vẽ đi.
Giấy bút đây!
Thấy
Dũng và bạn đang đùa vui, chị Lan bỗng hỏi:
- Nè
Dũng, chiều nay em có phải đến trường không?
Dạ
không!
Chị muốn
mượn xe em để đi công chuyện với chị Hằng.
Dũng nói
nhanh:
- Ồ, chị
cứ lấy!
Hải chen
ngang:
- Cả xe
em nữa. Các chị cứ tự nhiên.
Hằng
nói:
- Cám
ơn.
Ngoài
sân nắng đã leo vào tận trong cửa nhà. Mùi hương hoa ngâu thơm dịu thoảng vào
trong căn nhà trọ...
Chương 4
Lan và
Hằng dắt xe ra ngõ. Họ đạp xe lòng vòng để tìm việc. Lòng vòng qua các đường
phố, họ đến một nhà hàng ở ngoài có treo tấm biển lớn: “CẦN TUYỂN NỮ TIẾP VIÊN.
TUỔI TỪ 18-25. NGOẠI HÌNH TRẺ, ĐẸP”
Hai
người dừng xe, rón rén bước vào. Chủ quán là một phụ nữ, tuổi ngoài 40. Nhan
sắc vẫn mặn mà trên gương mặt. Môi đánh son màu tím nhạt như những diễn viên
điện ảnh Hàn Quốc. Lan và Hằng rụt rè bước vào:
- Chào
bà chủ.
Quan sát
cả hai xong, bà ta nói:
- Chào
các em. Các em đến có việc chi?
Hằng
nhanh nhảu:
- Dạ,
chúng em thấy ngoài cửa treo bảng tuyển tiếp viên...
- À,
đúng đó. Quán tôi đang cần tuyển người. Các em vào đây.
Hằng và
Lan thấp thoáng thấy ở phòng bên cạnh mà họ vừa bước chân qua, bên trong có một
số khách đang ngồi uống bia với mấy cô gái.
- Vào
đây các em!
Bà chủ
kêu. Lan và Hằng mạnh dạn bước chân vào. Lập tức có mấy thanh niên đi tới, dẫn
họ vào một căn phòng sâu phía trong. Bà chủ chỉ chỗ cho hai người ngồi rồi nhẹ
nhàng hỏi:
- Các em
từ quê ra phải không?
- Dạ.
- Lâu
chưa? Đã làm những công việc gì rồi?
Dạ,
chúng em làm công nhân may áo gió. Nhưng ở đó, tụi em thất nghiệp...
Bà chủ
cười dễ dãi:
- Tội
nghiệp! Thôi, ở lại đây làm việc. Nhưng các em có nơi ở chưa?
- Dạ, có
rồi.
- Tốt.
Nếu không có, ở ngay đây cũng được. Tuổi các em thế nào nhỉ?
- Dạ, em
là Lan, 22 tuổi. Còn đây là Hằng, 24 tuổi.
- Chị
nhận các em vào. Còn công việc thế nào, anh Hoàng đây sẽ nói cho các em. Nói
chung, không có gì phức tạp đâu.
Hai
người quay lại nhìn Hoàng. Một thanh niên to khỏe, mặt nghiêm. Anh ta để ria
mép, trông rất “anh chị”. Hoàng khoanh tay, gật đầu chào. Hai người hơi sợ, vội
cúi mặt xuống. Hoàng thong thả nói:
- Nghe
đây! Tiếp viên là nghề như thế nào? Nhưng trước tiên, tôi hỏi các cô đã đi làm
nhà hàng bao giờ chưa?
Hằng
mạnh dạn:
- Dạ
chưa. Đây là lần đầu.
Hoàng
nhếch mép:
- Thế
thì chúng ta phải thống nhất khái niệm: tiếp viên là phải chiều khách bởi khách
là thượng đế. Thượng đế nuôi chúng tạ..
Vừa nói,
y vừa nâng ly bia uống ừng ực, trông phát khiếp.
Ngày
sau, Lan và Hằng chính thức nhận việc. Trong ngày đầu tiên, họ phải bật bia
lon, dâng lên miệng khách. Lấy khăn lau mặt cho khách. Cùng khách nâng lon,
uống. Lan không uống được. Chị Ói mửa liên tục nhưng cố chịu. Nhưng khi khách
sàm sỡ thì Lan gạt tay họ ra, nhẹ nhàng:
- Đừng
anh, không nên thế!
Vị khách
này cau mặt:
- Sao
lại không nên? Bọn anh mất tiền phải được tình chứ!
Nói rồi,
vị khách cứ làm càn. Lan đứng dậy, hất tay. Lon bia của khách bị rơi, văng
xuống đất. Vị khách điên tiết đứng lên, rượt theo. Lan chạy khắp phòng nhưng y
vẫn, không tha. Chủ quán phải can thiệp, xin một cô khác thế chỗ, nhưng y vẫn
đòi Lan. Mặt ngầu vì bia, y vung tay:
- Con
nhỏ nhà quê này hỗn, dám làm phách với ông hả? Ông sẽ cho mày bài học nhớ đời,
liệu hồn.
Bà chủ
cợt nhả:
- Thôi,
em xin, em xin. Con nhỏ đó mới, nhập gia mà chưa tùy tục. Xin đền anh, em Tuyết
Trinh hoa hậu số một của nhà hàng.
Được bà
chủ vuốt ve, năn nỉ, vị khách kia vẫn ngoái cổ mắng Lan. Sau, được Tuyết Trinh
vỗ về y mới chịu nguôi. Còn Lan, trong khi tránh cuộc rượt đuổi quá nhiệt tình
của “thượng đế” nên bị ngã, chân khập khiễng, đau đớn. Bà chủ gọi Lan ra, gằn
giọng:
- Dạo
này làm ăn không phải dễ. Ai cũng như cô thì cũng có ngày công an đến “sờ gáy”
hoặc không có ma nào tới! Ngay từ bây giờ xin mời cô nghỉ việc cho tôi nhờ.
Lan
không biết nên vui hay buồn. Im lặng. Bà chủ tiếp tục đay nghiến:
- Cô dại
lắm. Sao không bắt chước bạn cô là Hằng đó. Được khách “bo” bao nhiêu là tiền?
Lan ấp
úng:
- Dạ,
mỗi người một tính cách.
Không để
cho Lan nói hết câu, bà ta gạt ngang:
- Thôi,
cô cứ đi tìm quán khác. Rồi cô sẽ thấy cả Sài Gòn, quán tôi là tử tế nhất. Khi
đó, nếu cô muốn quay lại cũng chưa muộn đâu!
Nói
xong, bà ta quay ngoắt bước vào phía trong. Lan thất thểu đứng lên bước chân ra
khỏi quán. Bỗng chị nghe có tiếng gọi:
- Lan
ơi! Mày cầm lấy chút đỉnh này nghen. Hẹn gặp lại sau.
Hằng đưa
cho Lan ít tiền, rồi bịn rịn chia tay bạn.
Thành
phố đã lên đèn. Lan bước đi qua những đường phố đầy ánh đèn xen lẫn bóng cây
loang lổ. Lan dừng lại trước bưu điện, chị nói:
- Chị
Ơi, cho em xin cái phiếu gửi tiền.
Chị nhân
viên đưa Lan tờ giấy. Lan cắm cúi ghi rồi lấy tiền ra đếm. Lan ghi đằng sau tờ
giấy những dòng thư thăm má:
- “Má
ơi, con gởi chút tiền lương cho má. Con mong má mau lành bệnh. Con và em Dũng
vẫn sống bình thường. Má yên tâm. Chúc má mạnh khỏe. Con - Lan”.
Lan gởi
tiền xong, dù trong túi không còn xu nào nhưng chị vẫn rất vui. Lan hình dung
những cảnh tượng vui vầy. Chị bước ra khỏi bưu điện, bất ngờ, một cơn mưa trùm
lên thành phố. Lan không trú mưa như mọi người mà vẫn cứ bước đi trong mưa. Chị
bước nhanh trên hè phố. Lan nở nụ cười, trong lòng ngập tràn niềm vui. Chị hình
dung cảnh má sẽ vui thế nào, sẽ cười móm mém, run run nhận tiền chị gởi. Má sẽ
ngồi dậy được, mắt rưng rưng. Và bên tai Lan, một giai điệu nhạc không lời từ
đâu đó vọng đến, quấn quyện theo từng nhịp chân của Lan.
Từng làn
mưa rì rào, rì rào như một hòa âm mượt mà. Lan nhìn mưa rơi chéo qua ngọn đèn
bên đường. Mưa to quá khiến Lan phải nép vào mái hiên. Chị nhìn mưa bay qua
vầng ánh sáng. Đẹp như pháo hoa. Lan say mê ngắm. Rồi lúc mưa đang tạnh dần,
chị lại rảo bước.
Trời đã
tạnh hẳn mưa. Lan đang bước đi trên một con đường vắng. Bất thần chị bị ngã.
Một đoạn dây thép quấn ngang chân chị. Lan đau đớn, chưa kịp định thần, từ
trong bóng tối, có tiếng kêu:
- Sập
bẫy rồi!
Hai tên
du đãng đang chăng dây thép ngang gần đó, phóng nhanh ra. Chúng xông vào, đấm
đá, giật túi của Lan. Chị vừa tri hô vừa chống lại. Bỗng bên đường, có luồng
ánh sáng lao tới. Một chiếc Dream dừng lại, cứ để xe nổ máy, một thanh niên lực
lưỡng từ trên xe nhảy xuống, tung những cú đá chính xác vào hai tên cướp, lấy
lại túi cho Lan. Người hùng hỏi:
- Chị có
sao không?
Lan định
thần lại, trước mắt chị là người đàn ông có gương mặt đen đúa, đã thế lại có
một vết sẹo dài trông dữ dằn. Lan e ngại:
- Dạ,
cám ơn anh. Em chỉ bị thương chút xíu.
Anh ta
nói rất tự nhiên:
- Thôi,
khoác túi lên. Chị Ở đâu để tôi đưa về.
Nghe
thế, Lan đâm ra rụt rè:
- Dạ,
cảm phiền anh quá. Em đi được mà.
Không
sao. Có gì đâu. Ông bà ta thường nói: 'Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã!”
Lan ngạc
nhiên:
- Anh
nói gì, em không hiểu.
Anh ta
mỉm cười:
- Đơn
giản là: giữa đường thấy sự bất bằng thì mình không thể dửng dưng được. Nào,
xin phép được đưa chị về nhà. Chắc chị mới vào Sài Gòn?
- Em
cũng mới vào thôi. Nhưng sao anh biết?
Chàng
trai không trả lời mà nói dịu dàng nhưng nghe dứt khoát như ra lệnh:
- Khỏi
cần nói nhiều. Nào đi!
Lan ngẫm
nghĩ một lát, rồi tặc lưỡi đồng ý. Trên đường đi, Lan hỏi:
- Sao
lúc nãy anh nói là biết em từ quê mới vào Sài Gòn?
Xe lướt
đi trong gió, chàng trai đáp:
- Tôi
nghe qua giọng nói.
- Thế
giọng nói của em như thế nào?
- Đặc
giọng Quảng Nam.
Khi
chàng trai giả giọng nói, Lan bật cười:
- Vậy
anh cũng là người Quảng Nam sao?
Chàng
trai đáp:
- Vâng,
tôi là người ngoài Trung, vào lập nghiệp ở đây lâu rồi.
Lan dò
hỏi:
- Thế
ngoài đó, anh ở huyện nào?
À! Tôi ở
ngay cầu Bà Rén.
Lan nói
nhanh:
- Thế ở
đoạn nào? Nhà em nhìn ra dòng sông Bà Rén, chắc là gần nhà anh?
Như chạm
phải nỗi lòng sâu kín, chàng trai nói bằng giọng trầm hẳn:
- Lâu
quá anh không về quê. Nhớ nhà lắm. Thế ở đó, em có biết nhà bà Tư bán trầu
không?
Lan nói
như reo lên:
- A! Bác
Tư bán trầu thỉnh thoảng cũng qua nhà em, thân với mẹ em lắm. Chẳng lẽ, anh là
con của bác Tư?
Chàng
trai không trả lời mà gật đầu. Trong tâm trí của Lan bỗng hiện lên hình ảnh quê
nhà xa ngái. Lan nhớ có lần bác Tư nói là có con trai lớn vào Sài Gòn mở công
ty trách nhiệm hữu hạn, làm ăn phát đạt lắm. Anh ta tên gì nhỉ? Lan cố nhớ. Mãi
một lát sau, tự nhiên trên môi Lan bật câu hỏi:
- Thế
anh tên là Phi? Đúng không nào?
Chàng
trai vỗ đét vào đùi:
- Quả
đất tròn. Không ngờ lại gặp người đồng hương nơi đây! Đúng, tôi tên là Phi. Còn
em?
Lan cười
giòn:
- Tên
của em xấu lắm. Lan, anh ạ!
Bất giác
Phi thấy nổi gai ốc. Lan! Chao ôi, cái tên ấy lại trùng với tên em gái của anh
ở quê nhà, cũng trạc bằng tuổi Lan. Cũng hồn nhiên và ngây thơ trước cuộc đời.
Tự nhiên, Phi thấy lòng mình dịu hẳn lại...
Còn Lan
cũng vui mừng không kém. Gặp được người quen nơi đất khách quê người thật là
quý. Chàng trai hỏi:
- Thế
dạo này mẹ tôi có khỏe không?
Dạ, bác
Tư dạo này yếu lắm, không còn đi bán trầu ở ngoài chợ nữa. Thỉnh thoảng, em có
qua thăm nghe bác Tư nói đã lâu lắm người con trai làm ăn ở Sài Gòn không về
thăm nhà...
Chàng
trai hỏi dồn:
- Mẹ tôi
có nói tôi làm gì ở Sài Gòn không?
Lan hồn
nhiên:
- Em có
nghe nói là anh làm giám đốc công ty gì đó!
Một tiếng
thở dài nghe chua chát:
- Tôi mà
làm giám đốc à?
Chiếc xe
vẫn lao nhanh, chẳng mấy chốc đưa Lan về Phú Nhuận. Đến nơi, Lan xuống, tần
ngần:
- Em mời
anh vô nhà chơi, nhưng nhà tụi em ở thuê, nghèo lắm!
Không
sao. Tôi hiểu, khuya rồi tôi vào không tiện đâu. Thôi, tôi đi nghe, lúc khác sẽ
ghé lại, chị đồng ý chứ?
Lan khẽ
gật đầu. Phi gật đầu chào lại với nụ cười ý vị rồi phóng xe đi. Trên đường đi,
Phi bỗng dưng thấy mình như trở thành một con người khác. Chẳng lẽ cứ giấu mẹ
mãi sao? Tội nghiệp cho mẹ, mẹ cứ nghĩ mình là người thành đạt ở Sài Gòn này.
Đã lâu lắm rồi, từ lúc ra tù, Phi muốn về quê thăm me.
Lúc Lan
khập khiễng bước vào thì Dũng đang học bài, anh chạy ra:
- Chị bị
sao vậy? Xe tông phải không?
- Không!
Chị bị vấp té!
Sao trên
vai có vết máu thế này. Lại cả ở cổ nữa. Chị bị cướp phải không?
Lan ngồi
xuống ghế, hổn hển:
- Không
mất gì. Cũng may là chị vừa gởi được hết tiền về cho mẹ. Pha cho chị ít nước
muối đi em.
Thế chị
Hằng đâu? Sao không về với chị?
Chị Hằng
chuyển sang ca khác rồi.
Dũng tin
là thật, pha nước muối cho chị. Lan kéo quần, rửa những vết thương ở chân. Lan
rấy nước muối, dùng bông lau vết thương. Dũng tế nhị quay mặt đi.
Chương 5
Ngay lúc
đó, quay trở về nhà thì Phi cảm thấy bồn chồn khi nghĩ đến Lan. Một tình cảm
mới đang len trong trái tim của anh. Phi dừng xe trước ngôi nhà khang trang nằm
khuất trong hẻm. Nghe có tiếng xe, một gã thanh niên tên Phong, mặt non choẹt
vội chạy ra mở cổng:
- Chào
đại ca!
Cứ để xe
nổ máy, phi nhảy xuống, bợp tai tên này:
- Tao đã
nói với bọn mày bao nhiêu lần rồi, chỉ gọi tao là anh Hai thôi! Nhớ chưa?
Dạ!
Nói
xong, Phong lấm lét dắt xe vào tận trong nhà. Phi đứng tần ngần ngoài sân suy
nghĩ mông lung một hồi lâu rồi mới bước vào nhà. Trước mắt anh vẫn là hình ảnh
quen thuộc. Vẫn là những tên đàn em đang ngồi sát phạt nhau với những con bài
đen đỏ. Phi hất hàm:
- Bữa
nay thế nào?
Một tên
cao to đứng dậy, lễ phép:
- Thưa
anh, chỉ được có ngần này.
Phi đưa
mắt nhìn vào góc nhà, nói chậm rãi:
- Vẫn
chia như mọi ngày.
Nói
xong, anh bước vào phòng riêng và ngã vật người xuống giường. Thái độ bất
thường của Phi đã khiến bọn đàn em ngơ ngác, không hiểu vì sao đàn anh của mình
lại như thế. Nằm một mình trong phòng, Phi nhớ về bến sông của quê nhà mà một
thời thơ ấu tươi đẹp anh đã tắm gội nơi đó. Anh lại nhớ đến mẹ. Chẳng lẽ, không
còn có dịp nào quay về thăm mẹ được nữa sao? Những năm tháng ăn cơm tù tưởng đã
khiến tâm hồn Phi chai sạn, khô cằn. Giờ đây... sao hình bóng của Lan lại tươi
tắn, trong trẻo đến thế?
Đêm ấy,
anh ngủ một giấc không được bình yên như mọi ngày, chỉ mong trời mau sáng. Lúc
Phi thức dậy thì bọn đàn em đang ngồi chờ anh phân công mọi việc. Một tên xâm
chằng chịt trên người đến gần anh hỏi nhỏ:
- Anh
Hai! Hôm nay công việc như thế nào?
Phi xua
tay, giọng mệt mỏi:
- Dạo
này công an tăng cường tuần tra dữ lắm. Bọn mày vẫn tiếp tục “thu thuế” ở các
nhà hàng, nhưng không được hoạt động lộ liễu như trước nữa.
Phong
hỏi:
- Thưa
anh Hai! Còn vụ “ăn” tiệm vàng thì sao ạ? Bọn em quan sát mấy ngày nay, thấy
cũng “ngon”. Mình không ra tay sớm, sợ băng khác đến cướp trước mất thôi!
Nghe
vậy, Phi thoáng rùng mình. Anh nhớ đến Lan trong trẻo và cảnh... tra tay vào
còng. Ăn cơm tù đến mòn răng rồi. Không khéo “chơi” phi vụ này mà bể bạc thì
hết cơ hội làm lại cuộc đời. Thoáng nghĩ như thế, Phi gằn giọng:
- Thôi,
để dịp khác! Không bàn cãi lôi thôi nữa!
Bọn đàn
em ngồi lắng nghe, bàn tán râm ran, rồi phóng xe đi.
Chỉ còn
lại một mình Phi trong nhà. Phi soi mặt mình vào trong tấm gương. Chao ôi!
Gương mặt của mình đây sao? Đã hằn những vết tủi nhục của năm tháng là một vệt
sẹo dài kéo qua mặt. Phi dùng tay day vết sẹo như muốn xóa đi tội lỗi của mình.
Rồi còn những vết sẹo hằn ngang dọc trên lưng, trên ngực... Có vết đã thâm tím,
có vết mới kéo da non. Anh rùng mình, vội lấy áo mặc như muốn che kín hết những
vết tích kia. Nhưng vết sẹo trên gương mặt thì sao? Phi thở dài và cảm thấy
ngao ngán chính mình...
Lúc nắng
lên, Phi dắt xe ra ngõ. Anh phóng đến Phú Nhuận, dừng xe trước cổng nhà Lan.
Phi xuống xe, nhìn vào. Từ trong nhà, Dũng đạp xe ngang qua. Hai người chưa
biết nhau nên không ai để ý đến ai. Phi nhìn vào, cánh cửa nhà Lan vẫn khép.
Anh ngập ngừng, nửa muốn vào, nửa không muốn.
Trong
Phi đang rối bời biết bao suy nghĩ. Anh nhặt chiếc lá rụng trước cổng nhà Lan
cầm trên tay. Chiếc lá màu xanh, đôn hậu, hiền lành. Phi nhìn kỹ những đường
vân lá và tự hỏi: “Tại sao mình lại đến nhà cô ấy? Có sao đâu. Mình chỉ muốn vô
thăm vết thương của cô thế nào? Nhỡ cô ấy nghĩ không tốt về mình, nghĩ chắc
mình đến đòi trả ơn huệ gì chăng? Không sao. Mình đến với tấm lòng chân thật
của mình. Nếu cô ấy nghĩ sai về mình, mình sẽ nhanh chóng chào tạm biệt. Tạm
biệt, chẳng có gì tiếc nuối!
Suy nghĩ
như vậy khiến Phi có thêm can đảm. Anh tiến lên mấy bước, sát hàng rào. Bỗng từ
trong nhà, Lan đẩy cửa bước ra. Chị bước đi hình như còn chưa vững. Thấy Phi,
Lan tươi cười:
- Ủa anh
Phi! Anh đến lâu chưa? Mời anh vô nhà chơi.
Phi khấp
khởi mừng thầm khi nghe Lan nói như vậy. Nhìn bước chân của Lan, anh muốn chạy
tới đỡ Lan nhưng còn ngại ngùng. Anh nói, giọng xúc động:
- Em còn
đau nhiều không?
Lan tươi
cười:
- Anh
thấy đó, em đã đi được rồi.
Nụ cười
và giọng nói đầy lạc quan của người con gái khiến Phi có nhiều cảm tình. Anh
bước vô nhà. Lan lúng túng tìm ghế cho Phi nhưng Phi đã nhanh tay lấy chiếc ghế
của Dũng ra kê giữa nhà. Lan phân trần:
- Anh
thông cảm ngồi tạm. Nhà này chúng em mới thuê ở trọ, chưa sắm sửa được gì.
Phi
cười:
- Không
sao. Chúng ta đều là những người ở trọ cuộc đời này.
Lan rót
nước mời Phi rồi hỏi:
- Anh
Phi, xin lỗi, anh đã ăn sáng chưa? Em làm chút gì cho anh nhé.
Câu hỏi
bình thường của cô gái khiến Phi xúc động. Anh cúi xuống, hồi lâu mới ngẩng lên
trả lời:
- Cám ơn
em. Chưa bao giờ anh được ai hỏi anh một câu ân cần như thế.
Sao vậy
anh?
Bao năm
rồi, anh toàn ăn cơm hàng cháo chợ, hiếm có được một bữa ăn do bàn tay phụ nữ
nấu cho mình.
Lan nhìn
Phi ngạc nhiên. Lời nói chân tình của Phi cũng khiến Lan thương cảm. Lan vờ
hỏi:
- Ủa,
thế chị ấy đâu mà không nấu cho anh?
Phi cười
như mếu:
- Anh mồ
côi người yêu.
Lan vội
quay mặt đi, cố trấn tĩnh:
- Nhưng
nhà em nghèo lắm, chỉ có mỗi mì tôm thôi...
Gì cũng
được. Bữa ăn ngon đâu phải do sơn hào hải vị mà do tấm lòng...
Lan nhìn
Phi, gật gù cười. Cô nhanh tay nấu xong tô mì. Bưng lên bàn hai tô, hai người
cùng cầm đũa. Lan nói:
- Mời
anh! Nếu lạt thì anh thêm nước mắm. Đây là nước mắm Nam Ô rất ngon mà em mới
đem từ quê vào.
Phi cảm
động:
- Anh
mời em.
Họ ăn xì
xụp. Phi ý tứ chan thêm một muỗng nước mắm. Mùi thơm đậm đặc của hương vị quê
nhà khiến Phi cảm thấy ngon miệng hơn. Đã lâu lắm, anh mới thưởng thức lại món
nước mắm đặc biệt của xứ Quảng. Thật lạ, mùi vị ấy lại gợi lên trong anh những
hình ảnh xa xăm của tuổi thơ nghèo khó nơi quê nhà. Thấy Phi trầm ngâm, Lan
hỏi:
- Có
ngon không anh?
- Tuyệt
trần. Bữa ăn sáng ngon nhất đời anh.
- Xạo!
- Anh
không bao giờ nói xạo với người thân quen.
- Em
cũng thế. Nói xạo là không tôn trọng nhau.
Phi
cười:
- Vậy là
chúng mình có một điểm giống nhau rồi nghen.
- Anh có
thêm ớt không?
Có. Cám
ơn em. Em hiểu anh rất nhanh.
Lan gật
đầu:
- Em
nhìn anh ăn ớt, coi bộ ngon dữ!
Phi nhìn
Lan đầy ý vị:
- Nhưng
ớt của em cũng rất cay đó nghen!
Lan mắc
cỡ bất ngờ, chị bị sặc, ho một hồi, phải đứng dậy lấy khăn. Phi đứng dậy theo.
Anh đứng sau Lan, bồi hồi:
- Lan,
anh xin lỗi. Anh nói đùa hơi quá!
Không có
chi mà anh...
Phi phân
bua:
- Anh vô
tình quá, xin lỗi em nhé.
Lan chỉ
mỉm cười. Phi đi lại trong nhà. Nhìn những đồ vật giản dị, sạch sẽ, Phi thấy
cảm tình ngay. Anh lại hỏi Lan:
- Lúc
nãy anh thấy có một người con trai đi từ đây ra, đó là ai vậy?
Lan lại
mỉm cười. Phi đưa mắt liếc nhanh hai cái giường cá nhân được ngăn giữa bởi
những tấm ván, gật gù:
- Xin
lỗi em, anh hiểu...
Lan ngạc
nhiên:
- Anh
hiểu? Nhưng hiểu cái chi?
Phi giả
lả:
- Anh
hiểu cái điều bí ẩn anh mới phát hiện ra.
Chợt Phi
ngẫm nghĩ điều gì đó. Anh lấy trong túi ra xấp tiền, đưa cho Lan:
- Lan
nè, anh... em cho phép anh được giúp đỡ anh... à quên, giúp đỡ em một chút. Gọi
là tiền thuốc men...
Lan giật
mình, trả lời bằng giọng dứt khoát:
- Anh
Phi, em chưa trả được ơn anh. Anh cầm lấy đi. Chân em... không cần phải thuốc
thang nhiều đâu. Em chỉ cần bôi dầu cù là thôi.
Thì cứ
cầm lấy mà mua dầu cù là.
Anh định
bày cho em cái nghề đi buôn dầu cù là hay sao?
Phi
cười:
- Cũng
có thể! Nếu em chưa có nghề gì!
Không
ngờ câu nói vô tình của Phi lại khiến Lan chạnh lòng. Trong óc của chị hiện lên
những cảnh sàm sỡ ở nhà hàng. Nhìn lại khuôn mặt mình trong gương, Lan chợt
thấy mắc cỡ. Chị úp mặt mình vào hai bàn tay. Phi đến bên, đặt hai tay lên vai
Lan:
- Anh
xin lỗi.
Lan vẫn
không ngẩng lên, vẫn im lặng. Phi không dám xúc phạm đến nỗi niềm riêng tư gì
đó hình như là rất sâu kín của Lan, anh nói nhỏ:
- Lan,
anh đi về nghe!
Lan vẫn
cúi mặt nhưng trả lời dứt khoát:
- Anh
Phi! Anh cầm lấy tiền của anh đi. Em không dám nhận đâu!
Phi vẫn
chần chừ:
- Mong
em hiểu cho anh, anh chỉ muốn giúp đỡ em trong lúc này để mua thuốc men...
Em biết
tấm lòng của anh, nhưng dứt khoát em không thể nhận tiền của anh được.
Trước
thái độ mềm mỏng nhưng cương quyết của Lan, Phi chột dạ. Chẳng lẽ, Lan cũng
biết những việc làm của mình sao? Thế đấy, những đồng tiền dơ bẩn, cướp được
của người khác, có đem tặng cho người lương thiện thì họ cũng chẳng thèm nhận!
Phi chua chát cầm lại sấp tiền đang nằm trên bàn và bước ra khỏi nhà.
Phi chậm
rãi dắt xe ra ngõ. Khi nghe tiếng máy xe nổ giòn tan, Lan mới từ từ ngẩng mặt lên.
Không thấy Phi đâu nữa. Như choàng tỉnh, Lan vội lật đật đứng lên nhưng vì vết
thương vẫn còn đau, chị lại ngã quỵ xuống...
Chương 6
Lúc thầy
giáo gấp giáo án, thu dọn đồ dùng dạy học, những dụng cụ thí nghiệm thì đám
sinh viên trong lớp ồn ào như ong vỡ tổ. Mãi đến lúc mọi người được yêu cầu giữ
yên lặng, thầy nói chậm rãi:
- Buổi
học của chúng ra hôm nay, đến đây là kết thúc. Các anh chị nhớ tìm tài liệu
tham khảo trước, chuẩn bị cho buổi học tuần sau.
Nói
xong, thầy bước ra khỏi lớp, bỗng lớp trưởng đứng dậy nói oang oang:
- Thưa
các bạn, chúng ta có một tin khẩn cấp, vô cùng quan trọng. Xin các bạn nán lại
ít phút.
Cả lớp
nhốn nháo chẳng hiểu chuyện gì. Lớp trưởng nói lớn:
- Phòng
giáo vụ nhà trường vừa gửi thông báo gấp xuống lớp ta, đề nghị bạn nào chưa
đóng tiền học phí thì phải khẩn trương. Hôm nay là thứ năm, đến cuối tuần nếu
bạn nào không đóng thì tuần sau sẽ phải nghỉ học.
Dũng cúi
mặt xuống. Nghe như sét đánh bên tai. Lớp trưởng vừa dứt lời, anh chuồn nhanh
ra ngoài. Lâm và Hải gọi theo nhưng Dũng vẫn không quay lại. Dũng lấy xe, nhanh
chóng phóng ra khỏi trường nhưng Lâm và Hải cũng cuối cùng cũng đuổi theo kịp.
Họ rủ
nhau vào quán cơm bình dân, ăn trưa. Cả ba đều lặng lẽ, không ai nói với nhau
lời nào. Lát sau, Dũng lên tiếng:
- Chắc
tuần sau bọn mình phải chia tay nhau rồi.
Lâm cười
khì:
- Yên
tâm. Ngay trong phút 89, mọi việc vẫn có thể thay đổi. Nhất định sẽ tìm ra
hướng giải quyết.
Dũng hỏi
nhanh:
- Mày có
cách chi?
Dễ ợt!
Hy sinh phương tiện đi lại! Mình nhảy xe buýt cho quen.
Nghe ra
cũng có lý nhưng Dũng vẫn ngần ngừ:
- Để tao
về hỏi chị Lan tao đã. Xe này mua bằng tiền của chị ấy.
Hải vẫn
thản nhiên:
- Thôi,
cứ bán đi rồi về nói sau cũng được. “Tiền trảm hậu tấu” thì mới được việc.
Dũng
phân vân:
- Nhưng
tao nghĩ, xe của tao, nếu bán, may lắm được 200 ngàn. Còn thiếu những 300 ngàn
nữa, kiếm đâu ra.
- Cái
đó, mày nhờ chị Lan hỗ trợ. Thôi, ăn đi, chúng mình phải tính kế làm ra tiền
thôi.
Ba đưa
ăn như tằm ăn rỗi vì đói.
Tối hôm
đó, Dũng và Lan ở nhà. Dũng cứ bồn chồn không yên. Lấy quyển sách mở ra nhưng
dòng chữ cứ nhảy múa, lại gấp sách đặt vào chỗ cũ. Dũng ngồi vuốt tóc mình
ngược ra phía sau rồi đi đi lại lại trong nhà, gõ tay lên mặt bàn. Lan để ý
thấy em khác thường, bèn hỏi:
- Dũng,
có chuyện chi đó em?
Biết
không thể giấu mãi được, Dũng thở dài:
- Tình
hình khó khăn lắm, chị ạ. Em không có tiền đóng học phí... Có lẽ phải bán xe
thôi, được không chị?
Lan giật
thót người như chạm phải điện:
- Em xem
có cách gì khác không? Cái xe là phương tiện đi lại chủ yếu của chị em mình.
Dũng
chua chát:
- Hơn
nữa, xe này bán đi cũng chưa đủ tiền học phí.
Lan tự
trấn tĩnh:
- Đừng
vội. Để chị tính xem.
Tính thế
nào được nữa? Mai mốt là hạn cuối cùng rồi.
Lan trầm
ngâm. Đắn đo một lúc, chị nói với Dũng:
- Em ở
nhà, chị đạp xe đi vay mượn tiền cho em.
- Để em
chở chị đi. Chân chị còn đau kia mà.
Sợ Dũng
biết mình đến đâu, Lan vội nói:
- Không,
không. Em ở nhà học bài. Chị đến nhà chị bạn một lát thôi mà. Hơn nữa, chân chị
cũng đỡ rồi.
Lan cố
nén đau, gắng đi thẳng. Chị dắt xe ra ngõ.
Lan
phóng đến quán bia, nơi Hằng làm việc.
Cũng
may, Hằng còn ở đó. Gặp bạn, Lan hỏi nhỏ:
- Hằng
nè, cho mình mượn ít tiền được không?
- Bao
nhiêu?
Lan buồn
rầu:
- Khoảng
500 ngàn.
- Nhiều
quá. Mình không có ngần ấy đâu. Trong túi mình chỉ có khoảng 300 ngàn, Lan cầm
tạm được không?
- Tốt
quá. Bao nhiêu cũng được. Mình đang cần tiền cho Dũng nộp học phí. Nó tính bán
thêm cái xe này đi nữa.
Hằng kêu
lên:
- Đừng
vội. Mình có cách này. Miễn là Lan đồng ý.
Lan nói
nhanh:
- Cách
chi mình cũng chịu được hết. Miễn là có tiền lo học phí cho em Dũng.
Hằng cầm
lấy tay Lan:
- Mình
biết có một nhà hàng mới. Nói chung là... tử tế! Họ đang cần tiếp viên nữ.
Lại cảnh
khui bia cho khách, rồi chiều chuộng, vuốt ve khách như những lần trước? Lan
nhìn Hằng, suy nghĩ một lát, rồi nói:
- Thôi
cũng được. Chẳng còn con đường nào khác. Nhưng liệu có tiền ngay không?
Để mình
gọi điện đến đó xem thế nào.
Hằng
chạy vào xin phép bà chủ:
- Dạ
thưa bà, cho con xin phép ra ngoài với bạn con một chút?
- Bạn
nào? Cô đừng giấu tôi. Con Lan bỏ đây đi chứ gì?
Hằng bối
rối:
- Dạ
vâng. Nó đang gặp khó khăn. Em trai nó đang hoạn nạn.
Bà chủ
nói dứt khoát:
- Nói
với nó cần gì cứ quay lại đây, lúc nào tôi cũng mở cửa đón nó.
- Dạ.
Hằng
chạy đi. Hai người đến bên chỗ có điện thoại công cộng. Hằng quay số. Cô cầm
ống nghe lên:
- A lô,
anh Long đó ạ? Anh có khỏe không? Dạ, bận quá, không lại thăm anh được. Dạ, em
có chuyện này. Dạ, em có một đứa bạn thân, muốn giới thiệu đến chỗ anh làm
việc.
- Tốt
thôi! Nhưng hình thức thế nào?
Hình
thức cũng như tính nết đều hơn em rất nhiều. Nhưng anh phải chấp nhận một điều
kiện.
- Điều
kiện gì?
- Nó
đang kẹt tiền. Anh ứng trước cho nó 300 ngàn, được không?
- Anh
chán cảnh thả gà ra đuổi lắm rồi!
Hằng
cười to:
- Nè anh
Long, em chưa làm phiền anh bao giờ đâu! Cảnh cáo anh coi thường tụi em quá đó
nghe. Nó là đứa bạn hết sức nghiêm túc, đứng đắn. Nếu anh không tin nó thì cho
em vay tạm anh 300 ngàn, được không? Xù món gì lớn chớ ai thèm xù cái móng tay?
Lan chăm
chú đứng nhìn Hằng nói chuyện qua điện thoại. Chị loáng thoáng đoán biết mọi
việc sẽ diễn ra như mong đợi. Thật vậy, buông điện thoại, Hằng nói ngay:
- Ông
chủ này tốt lắm. Tuy là em bà chủ chỗ mình, nhưng tính cách khác hẳn. Ổng cứ
thích mình sang đó, nhưng bà chủ không cho đi.
Chương 7
Sáng
nay, Lan dậy muộn. Cả đêm qua chị trằn trọc không yên. Chị đã nói dối em khi
Dũng hỏi về số tiền mà chị đưa cho Dũng đóng học phí. Trước sau, chị chỉ nói là
vay tạm của một người bạn, thế thôi. Lúc ánh nắng rọi vào trong nhà thì chị
cũng vừa dậy. Lúc ấy, Hải và Lâm đến tìm Dũng. Chị rót nước, mời:
- Hai em
uống nước đi!
- Dũng
đi đâu chị nhỉ?
- Sáng
sớm chị thấy nó dắt xe, nói là đi đến trường kia mà.
Lâm và
Dũng ngạc nhiên:
- Đến
trường làm gì nhỉ, chúng em đang được nghỉ để ở nhà ôn thị..
Ba chị
em đang nói chuyện thì Hằng đến. Cô ăn mặc, son phấn đúng như một cô gái nhà
hàng. Vừa đến, Hằng đã oang oang:
- Kìa
Lan, sao giờ này còn ở nhà? Tao đã gọi điện thoại đến chỗ nhà hàng mà không gặp
mày!
Hằng đến
bất ngờ, Lan giật mình. Chị cố làm hiệu cho Hằng đừng nói nữa nhưng Hằng không
biết vẫn liến thoắng:
- Thôi,
đến đi, không tao lại mất tín nhiệm với ông Long. Mày phải giữ thể diện cho tao
chứ! Tiền đã nhận của người ta rồi...
Lan đau
khổ, vội chạy vào trong phòng. Hằng vội vào theo. Lan vội túm lấy Hằng, bịt
miệng bạn lại:
- Tao
lạy mày, nói nhỏ thôi. Không thấy mấy đứa bạn của Dũng đang ở đó à?
Lúc này,
Hằng mới nhận ra, vội kêu lên:
- Chết,
chết! Xin lỗi. Cứ tưởng là ai...
Hải và
Lâm nghe tiếng nói chuyện của hai người phụ nữ, nhìn nhau và tự hiểu mình phải
làm gì. Cả hai cùng đứng dậy:
- Chị
Lan ơi, tụi em xin phép về nghe.
Lan chạy
ra, lúng túng:
- Ấy
chết, hai em ngồi... uống nước đã.
- Dạ,
cảm ơn chị, tụi em phải về. Chúng em đến trường tìm Dũng...
- Ừ, các
em đi nghen!
Trong
nhà, Lan diện bộ đồ mới, đang trang điểm. Sau đó, Hằng chở Lan đến nhà hàng.
Khi họ vừa ra đến đường lớn cũng là lúc Phi phóng xe tới. Vừa lúc đó, xe của
Hằng và Lan rẽ sang trái nên hai người không nhận ra Phi nhưng Phi thì đã nhận
ra Lan. Anh bí mật bám theo họ.
Lúc xe
của Hằng chở Lan rẽ vào nhà hàng có tên Hoa Sứ, Phi cũng dừng xe. Hằng và Lan
đi vào đó. Mấy người khách đàn ông cũng vào theo. Phi ngồi trên xe nhìn theo
với cái nhìn buồn đau vời vợi. Anh cố nuốt cục nghẹn đang dâng lên trong cổ.
Phi châm điếu thuốc nhưng vừa rít một hơi đã thấy đắng. Anh vứt ngay điếu thuốc
xuống đường, dùng mũi giầy dí cho nát nhừ. Tâm trạng của Phi đang rối bời.
Trong lúc Phi sai đàn em bảo kê “thu thuế” tại các nhà hàng thì chính anh lại
nhói lòng khi tận mắt thấy Lan bước vào trong đó. Thật lạ, từ lúc gặp Lan, Phi
đâm ra ngao ngán cho cái “nghề” làm ăn bẩn thỉu của mình...
Lúc đó,
trong trường, Dũng cùng các bạn đang vui vẻ đùa nghịch. Dũng cầm cây ghi ta hát
say sưa. Đám sinh viên đang đồng ca một bài hát quen thuộc.
Thấy Hải
và Lâm xuất hiện, Dũng ngừng chơi. Chuyền cây đàn cho một sinh viên khác, Dũng
chạy tới chỗ hai bạn, phân bua:
- Ở nhà,
tao không học được. Vô đây cho có...
Không để
cho bạn nói hết câu, Lâm nói:
- Nè
Dũng, chuyện đó không quan trọng. Có chuyện này, định không nói với mày nhưng
tao với Hải vừa bàn nhau, cuối cùng thống nhất ý kiến là phải nói cho mày nghe.
Nhưng trước hết, mày phải hết sức bình tĩnh...
Dũng
ngạc nhiên:
- Sao?
Có chuyện gì vậy? Tụi bay nói ngay đi.
Lâm
nghiêm nghị:
- Chúng
ta là bạn nhưng từ lâu đã coi nhau như anh em. Tụi tao thấy phải có trách nhiệm
nói với mày...
Dũng sốt
ruột:
- Có
chuyện chi? Tụi bay cứ nói, đừng lấp lửng, tao chịu đựng được mà.
Lâm và
Hải kéo Dũng ngồi xuống vạt cỏ, thì thầm:
- Nhưng
không có nghĩa là tụi tao tò mò chuyện riêng của mày, mà ngược lại, muốn chia
sẻ cùng với mày...
Dũng nổi
quạu:
- Bọn
mày nói đi, cứ vòng vo mãi. Tao không muốn nghe nữa đâu!
Hải nói
nhanh:
- Chị
Lan mày đã nghỉ làm ở công ty dệt may mà đi bán bia ở nhà hàng nào đó!
Dũng
nghe như sét đánh ngang tai. Những vòm cây xung quanh quay cuồng. Lát sau, Dũng
tự trấn tĩnh, giọng đanh lại, tỉnh táo:
- Nhưng
bọn mày thấy chị Lan mình ở quán nào?
- Không
ở quán nào cả.
Dũng
ngạc nhiên:
- Sao bọn
mày lại khẳng định chị Lan mình như vậy?
- Không
khẳng định, nhưng bọn mình nghi ngờ.
Dũng hỏi
vặn:
- Sao
bọn mày lại nghi ngờ?
Hải và
Lâm kể lại chuyện đã nghe được sáng nay cho Dũng nghe xong, hỏi:
- Mày
cần bọn tao giúp đỡ gì không?
Dũng
đáp:
- Không!
Tự tao tính được mà...
Nói
xong, Dũng quay lưng đi nhanh.
Dũng
không về nhà mà lang thang trên phố. Anh ghé vào các nhà hàng, nghiêng nghiêng
ngó ngó tìm chị mình. Không thấy, Dũng lại đi ra, đến nhà hàng khác. Có quán,
anh bị bảo vệ đuổi thẳng cổ. Có quán, chủ quán chặn Dũng lại gặng hỏi:
- Anh
tìm ai?
- Dạ
không!
Dũng
lúng túng, vội vã đi.
Lại có
quán, Dũng bị các cô gái phục vụ trong quán chèo kéo. Hoảng sợ, Dũng phải... bỏ
chạy, để rơi cả dép trong quán. Các cô gái nhặt được, gọi thế nào Dũng cũng không
dám quay lại. Anh tự cười mình là ngớ ngẩn, giữa Sài Gòn rộng lớn này có hàng
ngàn nhà hàng, thế mà cũng cất công đi tìm? Chiều xuống dần. Dũng thất thểu trở
về nhà trọ.
Ngôi nhà
nằm bình yên trong bóng sáng những ngọn đèn nhưng những chùm lá trên đầu xao
động như bão tố đang cuộn lên trong lòng Dũng. Đêm ấy, mãi khuya lắc khuya lơ,
chị Lan mới về đến nhà. Dũng giả vờ như đã ngủ say, không hay biết chuyện gì đã
xảy ra.
Sáng
sớm, Dũng vẫn đến trường như mọi ngày nhưng anh chỉ ngồi ở quán nước đầu hẻm để
xem chị Lan sẽ đến những nơi nào. Lúc Lan đi làm thì Dũng cũng bám theo.
Dũng đến
nhà hàng Hoa Sứ. Anh rẽ vào. Mấy cô gái đang lau dọn bàn ghế. Dũng bước tới.
Chợt một cô gái nhìn thấy Dũng. Cô chạy ra, Dũng sợ, tính bỏ đi nhưng cô gái đã
nhanh miệng:
- Có phải
Dũng đó không?
Dũng
giật mình quay lại. À, Hằng đây mà, nhớ ra rồi!
- Chị
Hằng ơi, gọi chị Lan giùm cho em một chút.
Hằng
nhìn trước ngó sau:
- Chị
Lan hả? Dũng tìm chị Lan có việc chi? Hay lại chuyện học phí?
Dũng gắt
gỏng:
- Không
phải. Em có một việc hết sức quan trọng cần nói với chị Lan ngay bây giờ.
Hằng
tưởng thật chạy vào gọi Lan. Lan nghe nói Dũng đến tìm tưởng chừng như ngã quỵ
ngay xuống đất, không hiểu tại sao Dũng lại biết mình làm ở nhà hàng này?
- Hằng!
Mày làm ơn chạy ra bảo là không có tao ở đây.
Hằng
cũng bối rối không kém:
- Nhưng
tao lỡ nói là có mày trong này, hơn nữa Dũng nói là có chuyện rất quan trọng.
Đầu óc
Lan quay cuồng. Lan chợt nghĩ đến má. Có thể má gặp tai nạn gì chăng mà Dũng
đến thông báo? Nghĩ vậy nên Lan bước ra. Nhìn thấy chị diêm dúa trong bộ quần
áo vừa thay ở nhà hàng, Dũng tức giận, quay mặt đi chỗ khác. Lan biết có chuyện
chẳng vui nên nhỏ nhẹ:
- Có gì
không Dũng?
Dũng gằn
giọng:
- Chị về
ngay!
Về ngay?
Không thể! Lan nói như sắp khóc:
- Em cứ
về trước đi. Mọi chuyện tối nay chị sẽ nói với em sau.
Dũng gầm
lên:
- Ai cho
phép chị đến đây? Thật nhục nhã!
Lan ôm
mặt nức nở:
- Em về
đi Dũng. Đừng làm lớn chuyện ở chỗ này.
Lúc ấy,
có ai đó gọi Lan. Không thể chần chừ, để mặc Dũng đứng đó, Lan quay vào bên
trong. Dũng nói vọng theo:
- Không
chị em chi hết nữa. Đồ hư đốn! Giao du cặp kè với bọn du đãng, lưu manh!
Thấy
Dũng mạt sát Lan quá nhiều, lại động chạm tới mình, chủ quán chạy ra nổi giận:
- Mi nói
gì? Thử nhắc lại xem?
Dũng
không sợ, lớn tiếng:
- Tôi
nói các người là lũ khốn nạn!
Bốp!
Bốp! Chủ quán điên tiết, tặng cho Dũng hai bạt tai rồi giằng tay Dũng bẻ quặt
ra sau, quát:
- Bước
ngay!
Dũng tay
ôm vai đau, chân bước khập khiễng ra ngoài nhưng vẫn còn ngoái đầu lại:
- Tôi từ
chị. Từ nay chị đừng nhìn mặt thằng Dũng này nữa...
Lan chạy
ra đứng chết trân, nhìn Dũng với cặp môi mím chặt.
Dũng
quay về nhà trọ, anh xếp quần áo, đồ dùng của mình vào chiếc va li. Sau đó,
Dũng ra bàn ngồi, đổ rượu trong chai ra ly, uống ừng ực. Mặt đỏ bừng, tay quệt
mép. Dũng say. Uống nữa, uống rất nhiều. Rồi Dũng gục xuống mặt bàn, ngủ thiếp
đi. Lúc tỉnh dậy, đầu óc nặng như chì và nhức như búa bổ. Cổ Dũng khát cháy.
Nhưng chị Lan vẫn chưa về. Dũng đứng dậy, bước ra sân chờ đợi. Sốt ruột quá,
Dũng quay vào trong nhà rót rượu vào ly định uống tiếp thì vừa lúc ấy, Lan về.
Thấy Dũng đang uống rượu, Lan chạy tới, giằng ly rượu trong tay em:
- Dũng,
em làm sao vậy?
Dũng gào
lên:
- Buông
tôi ra! Tôi không cho phép chị đụng vô người tôi! Chị không xứng đáng là chị
tôi nữa. Chị đồi bại, mất nết. Chị bôi tro trát trấu vào gia phong nhà mình. Ai
cho phép chị đi bán bia ôm, đi làm gái nhà hàng? Sao chị bỏ nghề may? Nghề may
tuy ít tiền nhưng sạch sẽ. Chị ham tiền, ham làm giàu, kiếm những đồng tiền dơ
bẩn. Dơ bẩn! Tôi không thèm ở đây với chị nữa. Tôi đi đây! Tôi sẽ viết thư méc
với má để má từ chị! Thật nhục nhã!
Dũng đập
chai, đập ly xuống nền nhà, xách va li, dắt xe đạp ra đi.
Lan chạy
theo, khóc:
- Dũng,
chị xin lỗi em! Dũng ơi, tha thứ cho chị. Em ở lại đây, Dũng ơi!
Lan cố
giữ lấy Dũng nhưng bị xô mạnh, Lan ngã xuống đất. Dũng lên xe phóng đi.
Lan nằm
trên giường, khóc như con nít. Hai mặt chiếc gối ướt đẫm. Rồi Lan thiếp đi lúc
nào không biết...
Chương 8
Những
tia nắng mới chiếu vào tận trong nhà. Lan bừng tỉnh bởi tiếng còi xe máy ngoài
ngõ. Phi đang đợi. Lan ra mở cổng. Nhìn đôi mắt sưng mọng của Lan, Phi hỏi:
- Sao,
có chuyện không vui à Lan?
Lan lúng
túng:
- Dạ
không, em bị đau mắt thôi mà.
Bước vô,
thấy những mảnh thủy tinh còn vãi tung tóe khắp nhà, Phi nhăn mặt:
- Tối
qua có ai say rượu ở đây phải không?
Lan vội
kiếm chổi quét. Chị không nói gì, cứ cúi mặt xuống. Phi nhìn quanh nhà rồi hỏi:
- Dũng
đâu em?
Không
nghe Lan trả lời, Phi loáng thoáng đoán biết có chuyện gì đó mới xảy ra, hỏi
thêm:
- Hai
chị em chắc lại có chuyện gì phải không?
Lúc này,
Lan mới ứa nước mắt, tức tưởi:
- Dũng
bỏ đi rồi. Em không biết nó đi đâu. Biết tìm nó ở đâu giữa Sài Gòn rộng lớn
này?
Phi ngạc
nhiên:
- Sao nó
bỏ đi?
Lan
nghẹn ngào:
- Dạ,
khổ lắm. Nó biết em làm ở nhà hàng. Nó tìm đến mắng nhiếc em một hồi rồi bỏ đi.
Phi thở
dài:
- Cái
thằng... thiệt trẻ người non dạ. Nhưng dù sao Dũng có lý của Dũng. Có lẽ em
cũng phải sớm bỏ nghề này thôi!
Lan chột
dạ:
- Anh
cũng biết...
Phi cắt
ngang:
- Không!
Nhưng anh nghĩ là Dũng hành động như vậy cũng không sai!
Lan ngồi
thừ người. Phi an ủi:
- Anh
cũng đang tính kiếm việc cho em đây. Còn thằng Dũng, cứ mặc kệ nó. Anh tin là
đời sẽ dạy nó hiểu thêm nhiều điều.
- Dạ, em
cũng chỉ mong có vậy. Nhưng sợ nó không hiểu, viết thư cho má thì em chỉ có
nước chết.
Phi dịu
giọng:
- Thôi,
đừng lo nghĩ viển vông!
Nghe câu
an ủi ấy, bất giác Lan òa lên khóc:
- Anh
Phi, bất đắc dĩ, đến bước đường cùng, em phải bước chân vào nghề này.
Phi trầm
tư:
- Anh
hiểu.
- Thế
anh có khinh em không?
Phi dứt
khoát:
- Không!
Ai mà không cật lực vì miếng cơm manh áo.
- Anh
cũng vậy sao?
Phi chìa
hai bàn tay ra:
- Em cứ
nhìn hai bàn tay chai sần của anh thì em sẽ rõ.
Lan thở
dài:
- Em
đang làm nghề may thì thất nghiệp. Trong khi đó, ở quê thì má bệnh nặng, rồi
lại phải lo tiền học phí cho em Dũng.
Phi nhìn
thẳng vào mắt Lan:
- Anh
hiểu. Anh rất muốn cùng được chung sức với em.
Lan cảm
động:
- Em cám
ơn anh nhiều.
Phi lắc
đầu:
- Không,
anh phải cám ơn em mới đúng. Sự hy sinh thầm lặng của em đã thức tỉnh lương tâm
anh. Anh nghĩ rằng, mình phải làm một điều gì đó để cuộc sống có ý nghĩa hơn...
Lan
không hiểu sự thức tỉnh trong lương tâm Phi là gì nên nhận xét:
- Anh
nói cứ như nhà thơ ấy!
Phi cười
buồn:
- Lúc
làm được một bài thơ thì anh cũng sẽ trở thành con người khác. Nhưng thôi,
chuyện đó mình sẽ nói sau. Còn bây giờ, mình đến trường tìm Dũng. Chỉ sợ nó trẻ
người non dạ, bỏ học thì khổ.
Phi chở
Lan tới trường tìm Dũng. Tại đây, Lan biết em mình đã vào trong ký túc xá ở
chung với Lâm và Hải. Chị khấp khởi mừng thầm. Phi bảo:
- Thôi
kệ. Mọi việc như thế là tạm ổn.
Trong
khi đó, ở trường, Dũng cùng lũ bạn sinh viên đang quây quần trong giảng đường.
Thầy giáo nói:
- Buổi
phụ đạo hôm nay kết thúc ở đây. Các bạn nhớ về ôn những phần trọng tâm cho tốt.
Tôi không muốn cho ai điểm 2 trong kỳ thi này. Tôi tin các bạn cũng thế.
Mọi
người lục tục đứng dậy ra về. Dũng nặng nề đếm từng bước chân, gương mặt buồn
thiu. Từng tốp sinh viên lao xao gọi nhau ra những quán cơm bình dân quanh
trường. Hải và Lâm đến khoác vai Dũng:
- Đi ăn
cơm? Đứng tư duy gì nữa?
Dũng
thiệt thà:
- Tao
hết tiền rồi.
- Ồ,
không sao. Tụi tao bao.
Hải cười
lớn:
- Tao
được chủ nhà thưởng thêm năm chục ngàn vì làm gia sư tốt, không dạy hết giờ mà
dạy hết bài mới về.
Hải giơ
tiền ra khoe. Cả bọn kéo nhau ra quán.
Tuy đã
biết em mình vào ở ký túc xá của trường với những người bạn tốt nhưng trong
lòng Lan cũng bồn chồn không yên. Buổi chiều, Lan nhờ Hằng đưa đến ký túc xá
thăm em, trên tay chị có xách theo một gói quà. Trong lúc Hằng đứng ngoài cổng
đợi thì Lan đi thẳng vào trong. Nghe tin có người thân đến tìm, từ trong phòng,
Dũng khoác áo chạy ra đón. Vừa đến cầu thang, thấy chị Lan, Dũng quay ngoắt vào
trong phòng và ngồi thừ xuống ghế. Im lặng. Chị rụt rè đến bên Dũng, đặt bàn
tay nhẹ nhàng lên vai em. Dũng gạt tay Lan, đứng phắt dậy, nói như quát:
- Thôi chị
về đi! Để cho tôi yên!
Nói
xong, Dũng chạy ra khỏi phòng. Lan muốn kêu lên nhưng nghẹn ngào không nói
thành lời. Tần ngần một lúc, Lan chậm rãi xuống cầu thang ra về. Thấy Lan trở
ra vẫn với gói quà trên tay, Hằng hỏi:
- Không
gặp Dũng à?
Lan đáp
lại như mếu:
- Có
gặp, nhưng Dũng vẫn còn giận...
Hằng
chép miệng:
- Thôi
đừng buồn, nó đang là sinh viên, chưa hiểu việc kiếm sống khó khăn như thế
nào...
Lan thở
dài:
- Vẫn
biết thế, nhưng chỉ buồn một nỗi là lúc này mình đang có ít tiền, muốn gửi cho
Dũng mà không biết làm cách chi?
- Gởi về
cho má?
- Má
mình khỏi bệnh rồi nhưng nhờ má chuyển, lại càng nhiêu khê. Mình không muốn má
biết chuyện tụi mình xung khắc. Biết, má chỉ thêm buồn.
- Hay
nhờ anh Phi chuyển?
Gợi ý
của Hằng khiến Lan cũng bất ngờ. Chị nói:
- Ừ nhỉ!
Sao không hỏi ý kiến anh Phi xem sao!
- Ừ, hay
đấy!
Thật lạ,
mỗi lần nghĩ đến Phi thì Lan lại có cảm giác như mình vẫn chưa hiểu gì anh ấy,
cho dù Phi đối xử với chị rất tốt. Bỗng Hằng hỏi đột ngột:
- Mi với
anh Phi yêu nhau nhau à?
Ngồi sau
lưng Hằng, Lan đập mạnh vào vai bạn:
- Đồ
quỷ! Tại sao lại nói vậy?
Hằng
thản nhiên:
- Thôi,
đừng giấu nữa. Hôm trước, tao có hỏi anh Phi về chuyện này. Anh ấy nói là muốn
tỏ tình với mày nhưng... chưa có điều kiện.
- Điều
kiện gì vậy?
Hằng
cười phá lên:
- Thật
tao cũng không ngờ. Anh Phi lãng mạn lắm. Anh ấy nói là lúc nào có được bài thơ
tình yêu đăng trên báo thì cho dù không tỏ tình thì mày cũng hiểu được tâm sự
sâu kín của anh ấy!
Lan
không rõ bạn nói thật hay đùa nhưng cũng hỏi tiếp:
- Anh
Phi mà cũng biết làm thơ à?
Hằng
đáp:
- Tao
không rõ. Anh Phi chỉ nói, ảnh sẽ lấy bài thơ ấy làm giấy chứng nhận ảnh là con
người tốt, làm giấy thông hành đưa ảnh đi vào cuộc sống mới...
Lan nghe
mà cứ tưởng như trong mơ. Anh Phi là người thế nào mà lại có ước mơ ngộ nghĩnh
như thế? Nghĩ vậy nhưng Lan vẫn gạt phắt:
- Thôi,
chuyện ấy tính sau. Bây giờ, phải hỏi anh Phi coi có cách nào chuyển tiền cho
Dũng không?
Hằng đạp
xe bon bon. Trời Sài Gòn đầy những đám mây xanh. Những vòm cây rợp bóng mát
bình yên.
Khi được
hỏi ý kiến, lúc đầu Phi cũng cảm thấy khó. Nhưng rồi, anh chợt nghĩ đến một
cách thật đơn giản mà kín đáo khiến Lan vui như Tết.
Lần đầu
tiên sống ở nơi đất khách quê người, đêm hôm qua Lan mới có được giấc ngủ ngon.
Chị không ngờ Phi lại có sáng kiến tuyệt vời đến thế. Đêm qua, chị mơ thấy mình
về quê nhà với Dũng, được má ra đón, chao ơi vui thật là vui. Niềm vui này vẫn
còn lắng đọng trong tâm hồn Lan cho đến tận những ngày sau.
Theo
đúng kế hoạch, Phi đã đưa Lan đến tòa soạn báo Tuổi Xanh. Đến nơi, Lan hỏi
người bảo vệ:
- Anh
chỉ giùm nơi đóng tiền ủng hộ quỹ học bổng cho sinh viên nghèo ở đâu?
- Anh
chị đi thẳng hành lang. Rẽ trái. Phòng thứ hai.
Lan lí
nhí:
- Dạ,
cảm ơn.
Người
bảo vệ gật đầu:
- Không
có chi.
Lan và
Phi bước vô. Một cô gái lịch thiệp tiếp họ:
- Vâng,
anh chị muốn giúp cho sinh viên nào?
Lan vui
vẻ đáp:
- Nhờ
chị chuyển giúp cho sinh viên Đặng Quang Dũng, năm thứ 2, trường đại học Y.
Cô gái
nhận tiền, viết phiếu rồi hỏi:
- Xin
lỗi, anh chị cho biết tên?
Phi đỡ
lời:
- Đây là
việc làm từ thiện. Chúng tôi muốn giấu tên để em Dũng khỏi băn khoăn, được
không chị?
- Dạ
được. Nhưng anh chị phải ký tên dưới biên lai này.
- Vâng.
Lan nói
và ký tên mình dưới phiếu chuyển tiền. Lúc ấy chị thấy trái tim mình đập khỏe
khoắn lạ thường. Một niềm vui đang choáng ngợp trong tâm hồn chi....
Chương 9
Từ ngày
sống xa chị, Dũng có cảm tưởng như mình đã trưởng thành hơn. Anh nghĩ đến
chuyện phải tự mình kiếm ra tiền để đóng học phí, để mua sách vở. Không thể mãi
trông cậy vào má và những đồng tiền bẩn thỉu của chị Lan. Nhưng kiếm tiền bằng
cách nào? Đi dạy kèm như Hải à? Dũng đã đăng ký tìm việc nơi trung tâm giới
thiệu việc làm nhưng người ta chưa báo tin gì cả. Trưa nay, ăn cơm xong, Dũng
không ngủ trưa như mọi ngày mà anh rủ Lâm đạp xe xuống phố. Cả hai lang thang đi
tìm việc làm.
Trời ngả
dần về chiều. Dù đã mỏi nhừ chân nhưng Dũng và Lâm bỗng tỉnh như sáo khi thấy
trước mặt mình là tấm bảng có ghi dòng chữ hấp dẫn: “Cần tuyển nhân viên tiếp
thị. Điều kiện dễ dàng”. Hai chàng sinh viên dừng xe, bước vào. Tiếp họ là một
người đàn ông trông dáng trí thức, đeo kính cận, nói năng từ tốn. Sau vài câu
hỏi xã giao, ông ta nói:
- Sản
phẩm dầu gội đầu, xà bông tắm của công ty chúng tôi nhập từ Pháp, Mỹ, Ý, Tây
Ban Nhạ.. rất có uy tín trên thị trường.
Dũng cầm
sản phẩm lên săm soi. Anh thấy quả thật như thế vì bao bì in lòe loẹt và nhất
là những dòng chữ bằng tiếng Anh giới thiệu sản phẩm này được sản xuất theo
công nghệ hiện đại nhất trên thế giới. Ông chủ nói tiếp:
- Không
những thế, công ty cũng điều hành nhân viên theo phương thức Âu Tây, nghĩa là
không trả lương hàng tháng...
Lâm kêu
lên:
- Không
trả lương?
Ông ta
cười giòn tan:
- Hề
hề... Ai mới nhận việc nơi đây cũng đều nói như cậu cả. Nhưng không sao. Chỉ
tại cậu chưa rõ đấy thôi. Này nhé...
Dũng và
Lâm tròn xoe mắt và lắng nghe ông ta nói trầm tĩnh, nhỏ nhẹ như rót mật vào
tai:
- Không
trả lương mà các cậu vẫn sống ngon lành, nghĩa là “ăn” theo sản phẩm. Cứ mỗi
sản phẩm bán được thì các cậu được hưởng 30% trên tổng số tiền đó.
Dũng
nhẩm tính và nói luôn:
- Chẳng
hạn, chai dầu gội đầu này giá 30.000 đồng thì chúng tôi được hưởng 9.000 đồng!
Ông ta
khịt mũi:
- Cậu
tính toán rất đúng. Rất giỏi. Nhưng đó mới là chuyện nhỏ. Nghe này nhé! Chuyện
lớn là công ty chúng tôi trong đợt này có chương trình khuyến mãi cho người
tiêu dùng. Hễ họ trúng thì các cậu cũng được hưởng phần trăm trên tổng số tiền
đó. Yên tâm chưa?
Dũng và
Lâm thấy mình may mắn quá. Chỉ tốn công sức đi giới thiệu và bán sản phẩm mà
thu được số tiền không phải là nhỏ. Nếu mình bán nhiều thì tiền nhiều. Thôi
thì, dành một ít thời gian cũng không sao?
Ông ta
cắt ngang suy nghĩ của hai cậu sinh viên:
- Đồng ý
chưa? Ngày mai đến nhận việc nhé! Chỉ cần hai cậu để lại chứng minh nhân dân
hoặc thẻ sinh viên cho chúng tôi là được.
Dũng và
Lâm chọn ngày thứ bảy, được nghỉ học để thực hiện một công việc lạ lẫm đầu tiên
trong đời. Cả hai khệ nệ chất sản phẩm lên xe đạp và đi vào trong các khu lao
động. Họ tin rằng nhờ có chương trình khuyến mãi mua xà bông, dầu gội đầu mà
trúng đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay thậm chí còn có thể trúng chuyến đi
du lịch ở Thái Lan, Singaporẹ.. thì ai cũng thích. Hàng sẽ bán đắt như tôm
tươi!
Trong
ngày đầu tiên, cả hai gõ cửa mời bà cụ da nhăn nheo mua sản phẩm này. Trông bà
cụ từa tựa như má mình nên Dũng nói năng đầy tình cảm và dần dần thuyết phục
được bà cụ. Ơ hay! Trông bà cụ hom hem, mắt mũi kèm nhèm thế mà lại hên. Ngay
sau khi xé bao bì bên ngoài ra thì đã thấy phiếu trúng thưởng. Ngay cả Dũng và
Lâm cũng giật thót tim khi đọc trong phiếu thấy ghi phiếu này là dành cho người
may mắn một chuyến đi du lịch Thái Lan! Dũng reo lên như chính mình vừa trúng
số độc đắc:
- A! Cụ
trúng rồi! Trúng rồi!
Bà cụ
lẩm cẩm hỏi lại:
- Trúng
cái gì vậy cậu?
Sau khi
nghe giải thích, bà cụ sung sướng đến chảy nước mắt. Cụ không ngờ mình lại may
mắn đến thế. Chờ cho cụ lắng cơn xúc động thì Lâm mới nói:
- Thưa
cụ, theo quy định của công ty thì người trúng thưởng ngoài việc mua sản phẩm
này còn phải đóng thêm 180.000 đồng để công ty làm thủ tục du lịch. Ngoài ra
không phải mất thêm một khoản tiền nào cả.
Thấy bà
cụ chần chừ, Dũng nói thêm:
- Công
ty của chúng con có cả địa chỉ, số điện thoại đây. Xin cụ an tâm. Ngày mai cụ
theo địa chỉ này đến làm thủ tục, nếu cụ không thích đi xa thì dành cho con
cháu của cụ cũng được!
Lâm cũng
nói:
- Tiền
đi du lịch cả bạc triệu, công ty đài thọ cho cụ suốt một tuần lễ “ăn chơi nhảy
múa” ở nước ngoài thì vài trăm ngàn của cụ thấm vào đâu!
Bà cụ
nghe nói cũng bùi tai bèn vào trong nhà lấy đủ số tiền trao cho Dũng và Lâm. Đã
thế, trước lúc cả hai đứng dậy để đi bán tiếp, cụ còn đem cả nải chuối thơm
phức ra mời. Dũng và Lâm tự cho mình may mắn, ngay trong ngày đầu tiên làm nhân
viên tiếp thị đã thuận buồm xuôi gió...
Suốt một
ngày ròng rã, hai chàng sinh viên đã bán được khá nhiều sản phẩm. Điều mà họ
vui mừng nhất là bất cứ ai mua hàng cũng trúng thưởng, có người trúng phiếu
nhận đồng hồ, có người trúng phiếu đi du lịch... Họ gật gù tự hào vì mình đã
đem lại niềm vui cho kẻ khác.
Chiều
xuống, Dũng và Lâm đem tiền và sản phẩm về nộp lại cho công ty. Tại đây, họ
được trích nhận 30% trên tổng số tiền đã thu vào. Dũng và Lâm thầm cám ơn cuộc
đời đã cho mình có cơ hội tìm ra tiền một cách dễ dàng. Trên đường về ký túc
xá, Lâm nói:
- Nè
Dũng! Tao thấy trúng cũng dễ quá! Sao mình không mua lấy chính sản phẩm của
mình, may ra có cơ hội may mắn như những người khác?
Dũng
đáp:
- Nhưng
mua xà bông với dầu gội đầu làm gì? Để dành tiền mua sách vở vẫn tốt hơn Lâm à.
Đừng có tham, lỡ trật thì phí tiền.
Lâm xuôi
xị:
- Ừ! Mày
nói nghe cũng có lý!
Đêm đó,
đôi bạn ngủ thật ngon, chỉ mong trời mau sáng.
Trời
sáng.
Họ lại
nhanh chóng có mặt tại công ty để nhận sản phẩm như ngày hôm qua. Lần này, họ
tiếp tục đi sâu vào trong xóm lao động. Cuối hẻm là ngôi nhà khang trang. Có
một người đàn ông bước ra với một vết sẹo chạy ngang qua mặt trông khá dữ dằn.
Dũng ngờ ngợ đã thoáng thấy người này ở đâu đó nhưng anh không thể nghĩ ra. Ôi!
Trên đời này biết bao gương mặt hao hao giống nhau cơ mà.
Người đó
chính là Phi.
Đợi cho
Dũng và Lâm “giở chiêu” mời mọc, Phi nói:
- Bán xà
bông và dầu gội đầu, có đúng không?
Tưởng
Phi trông chờ để mua hàng, Lâm liến thoắng giới thiệu sản phẩm và không quên
thòng một câu rất hấp dẫn:
- Nếu
anh mua thì có cơ hội trúng thưởng nữa đó!
Phi
nhếch miệng:
- Thế à?
Vậy hai em là sinh viên trường nào mà phải đi làm thêm như thế này?
Cả hai
thành thật kể lại hoàn cảnh của mình. Phi có linh cảm Dũng là em của Lan, nhất
là nghe giọng nói Quảng Nam quen thuộc nhưng anh không dám hỏi lại cặn kẽ hơn.
Nhìn gương mặt ngây ngô, trong sáng của họ,ï Phi bỗng thấy thương cảm. Suy nghĩ
một lúc anh nói dứt khoát:
- Anh
phải gọi công an lại để bắt hai em về tội lừa đảo!
Tội lừa
đảo? Cả hai hoảng hốt suýt kêu lên. Mình đi bán hàng đàng hoàng cho công ty có
địa chỉ, điện thoại hẳn hoi, tiền trao cháo múc mà nói là lừa đảo à? Vô lý!
Dũng và Lâm định gân cổ lên cãi thì Phi đã nhẹ nhàng:
- Xà
bông này, dầu gội đầu này ngoài chợ chỉ bán không đến 10 ngàn đồng mà hai em
lại bán đến 30ngàn đồng. Vậy không lừa đảo thì là gì?
Lâm cãi:
- Anh đã
nhầm. Đây là sản phẩm nhập từ nước ngoài chứ không phải hàng sản xuất trong
nước.
Phi cười
ruồi:
- Vậy à?
Lấy gì làm bằng chứng? Nhưng thôi anh không tranh luận. Anh chỉ nói, nếu các em
không tin thì tháo hết bao bì ra, xem có cục xà bông nào, chai dầu gội đầu nào
mà không có phiếu trúng thưởng không?
Cả hai
kinh ngạc trước lời nói quả quyết như đinh đóng cột. Không đợi cho cả hai trả
lời, Phi xé toạc một chai dầu thì quả nhiên có phiếu trúng. Dũng và Lâm ngớ
người ra. Họ thận trọng kiểm tra lại từng sản phẩm thì quả đúng như lời Phi
nói. Dũng vẫn không thể nào tin vào mắt mình:
- Ai
cũng trúng thưởng, thế thì làm sao công ty đủ tiền mà trả cho khách hàng?
Phi phá
lên cười:
- Đó là
công ty ma. Địa chỉ, số điện thoại ghi trên chai dầu, cục xà bông này đều là
giả. Không tin, mấy em cứ kiểm tra lại xem!
Dũng và
Lâm toát mồ hôi. Không ngờ, vì cả tin mà họ đã tiếp tay cho một trò lừa đảo
tinh vi. Không khéo có ngày sẽ bị công an tóm cổ thôi. Họ run như cầy sấy. Thấy
tội nghiệp, Phi nói:
- Thôi!
Hai em đem trả sản phẩm này lại cho công ty và từ đây, đừng có dại dột nữa nhé.
Tất cả đều chưa muộn đâu.
Cả hai
ríu rít cám ơn Phi đã dạy cho họ một bài học quý giá. Khi cả hai quay xe ra thì
bất chợt Phi gọi Dũng và nói nửa đùa nửa thật:
- Em cố
gắng học cho giỏi. Anh tin rằng sẽ có người giúp đỡ em ăn học! Qúy nhân phù trợ
là may mắn lắm đó em.
Dũng và
Lâm dù đang âu lo nhưng cũng phì cười. Chẳng lẽ anh ta là thầy bói chăng?
Về đến
công ty, cả hai không tiết lộ với ông chủ chuyện đã gặp sáng nay. Họ trả đầy đủ
sản phẩm và xin rút lại thẻ sinh viên vì đã đến ngày thi nên không thể làm nhân
viên tiếp thị được nữa. Ông chủ có vẻ tiếc rẻ, cố thuyết phục nhưng cả hai đều
cương quyết từ chối...
* * *
Ngày
tháng chậm rãi trôi qua. Đôi lúc, nhớ lại lời “phán” của người đàn ông có vết
sẹo trên mặt, Dũng lại cười thầm. Không rõ căn cứ vào đâu anh ta lại nói mình
sẽ có người giúp đỡ? Trưa nay, Dũng đang nằm khoèo trong ký túc xá thì có tiếng
gọi của Hải và Lâm:
- Ê,
Dũng! Mi trúng mánh lớn rồi!
Dũng
ngạc nhiên:
- Mánh
chi?
Hải lấy
trong túi phiếu chuyển tiền, giơ trước mặt Dũng:
- Báo
Tuổi Xanh mời mi đến toà soạn lãnh tiền. Mi bí mật viết bài cho báo phải không?
Dũng xua
tay
- Mình
có biết viết báo bao giờ đâu? Chắc họ nhầm. Bao nhiêu người có tên họ trùng với
mình?
Lâm nói:
- Không
biết. Nhưng trong phiếu ghi tên, địa chỉ thì đúng là mi. Lộc trời cho, cứ nhận
ngay.
Dũng
lúng túng xem phiếu. Hải thúc giục:
- Thôi,
xem làm chi nữa. Đến thẳng tòa báo hỏi xem, có gì lãnh luôn cho tiện. Mà dù có
lãnh nhầm, sau mang đến trả cũng chẳng sao. Hề... hề...
Cũng
khoái chí với ý nghĩ của bạn, Dũng đồng ý. Cả ba cùng nhau đến tòa soạn. Dũng
trình thẻ sinh viên. Cô phát tiền kiểm tra rồi đưa tiền cho Dũng. Dũng tần ngần
hỏi:
- Chị có
thể cho biết ai đã gởi tiền được không?
- Chúng
tôi là bộ phận trung gian, chỉ biết chuyển tiển. Trong thành phố, có nhiều sinh
viên cũng được nhận tiền như anh. Thường do một người hảo tâm hay một ân nhân
của anh gởi.
Dũng vò
tai bứt tóc:
- Ly kỳ
thiệt. Nhận tiền mà không biết ai gởi? Có nên nhận không?
Người
phát tiền mỉm cười:
- Không
sao, anh cứ nhận. Những ân nhân thường hay muốn giấu mình. Điều đó nhiều khi có
tác dụng lớn, giúp cho sinh viên có nguồn động viên tinh thần âm thầm, cố gắng
học tập, rèn luyện tốt hơn.
Dũng
xuôi xị:
- Dạ,
cảm ơn chị!
Ra khỏi
tòa soạn, trong khi các bạn vui như Tết thì Dũng vẫn chưa hết băn khoăn. Anh
không hiểu vì sao có một người hảo tâm nào đó lại quan tâm đến hoàn cảnh của
mình? Trên đường về ký túc xá, Dũng xăng xái bước vào nhà sách. Anh mua nhiều
sách về ngành y. Khi tính tiền, cô bán hàng nhìn Dũng dè đặt:
- 108
ngàn.
Dũng
hiên ngang đáp:
- Không
sao!
- Dạo
này sách hơi đắt. Những sách chuyên ngành y ít người mua lắm.
Dũng
nói:
- Nhưng
sinh viên tụi em cần kiến thức, đắt mấy cũng phải mua. Chứ sau này về quê, khó
kiếm lắm.
Cô bán
hàng nhìn Dũng gật đầu:
- Chắc
gia đình khá giả nên mới đủ sức theo học ngành y?
Không
giấu được niềm vui, Dũng đáp:
- Không,
nhà em nghèo nhưng em may mắn có người bảo trợ.
Cô bán
hàng nhìn Dũng bằng đôi mắt thiện cảm:
- Thế
thì hạnh phúc quá. Gắng học giỏi lên.
- Dạ,
cám ơn lời khuyên của chị.
Dũng
thong dong bước ra cửa hàng sách và anh huýt sáo vui vẻ. Ngước mặt nhìn lên
trời xanh, Dũng thấy vòm trời xanh hơn mọi ngày. Anh không ngớt phân vân tự
hỏi: Ai đã giúp đỡ cho mình như thế này? Quả là cứ như chuyện cổ tích.
Trong
những ngày này, Phi thường lui tới nhà hàng Hoa Sứ để gặp Lan. Trong căn phòng
lờ mờ ánh sáng, lần đầu tiên, Lan nghe Phi bộc bạch về cuộc đời của anh. Nghe
xong, Lan ôm mặt nức nở:
- Anh
Phi! Vậy mà lâu nay, em cứ tưởng...
Phi buồn
bã:
- Từ
ngày gặp em, trong tâm thức anh luôn nhớ đến người em gái đã qua đời. Em của
anh cũng tên Lan, cũng hồn nhiên, trong sáng như em giữa cuộc đời nhiều chuyện
nhố nhăng này. Anh xem Lan như em gái của anh. Anh thấy mình không thể tiếp tục
hành động thô bỉ như đã từng làm. Sống mà không dám hiên ngang ngẩng mặt nhìn
mọi người, lúc nào cũng cúi gằm mặt xuống đất vì mặc cảm thì khó sống lắm.
Lan hỏi
dò:
- Sao
anh không về quê sinh sống có hơn không?
Phi lắc
đầu:
- Về quê
à? Nhưng anh phải là người lương thiện, người tốt thì mới có thể nhìn bà con
lối xóm mà không mắc cỡ...
Lan bùi
ngùi:
- Má anh
biết chuyện này chắc vui lắm!
Phi trầm
ngâm:
- Chính
vì nhớ đến má mà anh mới quyết định như thế. Nhưng khổ nỗi, ai tin anh sẽ thành
người tốt? Vì thế anh mới có một ao ước, bao giờ anh có được bài thơ in trên
báo thì đó cũng là ngày anh “rửa tay gác kiếm”.
Lan lè
lưỡi:
- “Rửa
tay gác kiếm”! Anh nói gì mà nghe ghê quá!
Phi gật
đầu:
- Không,
anh nói thật đấy! Đây cũng là ngày cuối cùng em làm ở quán này, ngày mai em
nghỉ đi thôi. Mọi chuyện để anh thu xếp với anh Long chủ quán. Anh đã tìm việc
làm khác cho em, không phải bán bia nơi này nữa.
Rồi như
sực nhớ ra điều gì rất quan trọng, Phi nói lớn:
- À! Anh
mới làm bài thơ. Em đọc thử xem.
Lan reo
lên:
- Thật
à?
Phi nhẹ
nhàng lấy trong túi áo bài thơ đưa cho Lan. Nhưng rồi nghĩ sao đó, Phi lại nói:
- Thôi,
để khi nào in trên báo thì em đọc luôn...
Cắt
ngang tiếng nói của Phi là tiếng chạm ly nghe chát tai từ phòng bên cạnh vọng
sang:
- Một
trăm phần trăm!
Tiếng
cười nói náo động ấy đã khiến Phi và Lan giật mình. Cả hai cùng im lặng. Họ
biết có một nhóm văn nghệ sĩ trẻ đang uống bia. Chắc những người này đã uống
nhiều rồi, lon vứt đầy dưới đất nên câu chuyện mới náo nhiệt đến thế. Họ nghe
một người nói oang oang:
- Tôi
xin đọc cho các bạn nghe một bài thơ của Xuân Diệu mà tôi tâm đắc. Là một nhạc
sĩ nhưng tôi rất yêu thơ. Tôi sẽ phổ nhạc bài này. Nào, nghe nhé!
Có tiếng
reo hò náo nhiệt:
- Đọc
đi! Đọc to lên!
Bất chấp
những tiếng gào lên, chàng nhạc sĩ hắng giọng đọc to:
Dâng bài
vọng cổ giữa mưa đêm
“Con sáo
sang sông” chứa vạn niềm
Tất cả
nhớ thương về cập bến
Hồn anh
say đắm giữa vời em...
Dâng
điệu “Trường tương tư” nhạc Nam
“Văn
Thiên Tường” ấy, khúc ai làm
Mưa đang
lác đác lưng chừng ngớt
Nhạc tỏa
trong phòng ánh sương lam!
Ngồi bên
này, Phi lắng nghe như uống lấy từng chữ. Khi bài thơ vừa dứt, anh còn nghe rõ
cả tiếng vỗ đùi đen đét:
- Hay!
Tuyệt diệu. Ví nhạc như ánh sương trong phòng đúng là độc nhất vô nhị! Dô! Dô!
Trăm phần trăm! Xin chúc mừng thơ và nhạc đồng điệu!
Có tiếng
nói lớn:
- Trong
thơ có nhạc. Trong nhạc có thơ! Nào, nâng ly, các chiến hữu.
Mọi
người đứng dậy, tiếng ly chạm nhau nghe lanh canh. Họ uống nhự.. rồng leo, thật
khí thế. Phi và Lan lắng nghe, cũng lây niềm vui.
Lát sau,
có giọng một người khác ồm ồm:
- Các
ông có cái cảm giác được chở người yêu sau xe chưa?
Có tiếng
trả lời:
- Chuyện
thường. Tôi ngày nào mà chẳng phải chở người yêu đi làm. Có lẽ mình sắp biến
thành xe ôm.
Vẫn
giọng ồm ồm:
- Ồ,
không. Đó là chuyện bình thường của tất cả mọi người, Nhưng giác quan thi sĩ
lúc đó thì phải căng ra, nghe được giọng người thương tâm sự mới hay. Tôi xin
đọc bài thơ cũng của Xuân Diệu thì các ông sẽ thấy nó độc đáo thế nào. Nghe
đây:
- Em
ngồi ríu rít ở sau xe
Có tiếng
của ai đó “bình”:
- Dở
hơi! Em ngồi ríu rít thì té bổ chửng chớ còn gì!
Có tiếng
phản bác:
- Thế
mới là thơ. Thơ không cần hiểu, chỉ cần cảm thụ.
- Thôi,
đọc tiếp đi. Cãi nhau sau.
Mọi
người đều giữ im lặng. Giọng đọc thơ vang lên:
- Em
ngồi ríu rít ở sau xe
Em nói
lòng anh mải lắng nghe.
Nhịp thơ
đang đi ngon trớn, bỗng có ai la toáng lên:
- Chú ý!
Tai nạn giao thông!
Bất
chấp, những lời bình phẩm ồn ào, giọng đọc thơ vẫn vang lên:
...
Thỉnh thoảng tiếng cười em lại điểm
Đời vui
khi được có em kề.
Gió thổi
nhiều khi giọng nói bay
Chẳng
cần nghĩa chữ vẫn nghe hay
Sau xe
những tiếng em phơ phất
Cởi hết
ưu phiền gởi gió mây...
Khi lời
thơ vừa dứt, có người không kìm được xúc động:
- Hay
quá! Tặng cho tôi ngay bài thơ ấy để tôi đọc cho bà xã nghe chơi!
Còn
người khác, chắc là họa sĩ nên nói:
- Tôi sẽ
vẽ một bức tranh theo chủ đề bài thơ này. Tình tứ quá. Hai người giữa phố đông
mà hạnh phúc xiết bao!
Có người
lại nói đùa:
- Còn
tôi sẽ báo cảnh sát thổi phạt 200 ngàn vì tội không lo quan sát khi lái xe, cứ
tâm tình với người yêu!
- Vậy
mới là thơ chứ!
Phi và
Lan cùng cười. Bỗng Phi đứng dậy. Anh nheo mắt nhìn sang phòng bên cạnh qua một
ke hở, thấy một người có râu quai nón, đeo túi vải đang xua tay:
- Bài
thơ đó viên mãn quá! Thơ viên mãn thì thiên hạ chóng quên. Còn thơ tôi là thơ
của thời kỳ... tiền viên mãn! Tôi xin đọc một bài khác dường như cũng của Xuân
Diệu mà hay hơn, đời hơn.
Người
ngồi đối diện cao hứng:
- Này
nhà thơ! Làm một ly cho bốc rồi đọc!
Mọi
người lại cùng nâng ly. Anh chàng nhà thơ ngửa cổ nốc cạn rồi cất giọng:
Anh có
nhà có cửa
Nhưng
không vợ không con
Sợ cái
bếp không lửa
Sợ cái
cửa không đèn
Những
đêm đi xa về
Tận xa
nhìn cửa đóng
Không
ánh sáng đón mình
Chẳng có
ai trông ngóng.
Những
vần thơ nói đúng tâm trạng của Phi. Anh thật xúc động. Anh có cảm tưởng như bài
thơ ấy, tác giả đã viết riêng để tặng cho anh. Anh rơm rớm nước mắt như đứa trẻ
nghe được lời dỗ dành:
Từ khi
em đến anh
Cửa sổ
ánh đèn xanh
Xa xa
anh thấy sáng
Trong
đêm khung cửa lành
Phi sực
nhớ đến ngôi nhà trọ của Lan mà nhiều lần anh đã đến và thưởng thức những món
ăn ngon dù không phải là cao lương mỹ vị, nhưng ấm áp tình người. Một hạnh phúc
mà đã từ lâu Phi hằng mơ ước... Vần thơ lại đưa Phi vào cõi mơ:
Ôi! Cái
khung cửa sô?
Em
thường đứng nhìn ra
Em là
sao của cửa
Em là
hồn của nhà.
Thấy Phi
đứng lắng nghe chăm chú với gương mặt ngây ngô như trẻ thơ, Lan nhẹ nhàng bước
đến. Lần đầu tiên, Phi đưa bàn tay của mình cầm lấy bàn tay của Lan, chị để yên
dù ban đầu chị giật bắn cả người. Phi nói nhỏ như đang mơ:
- Thơ
hay quá em ạ! Chưa bao giờ anh có cảm giác hạnh phúc như lúc này. Thơ ấy là nỗi
niềm, tâm tình của anh, là vòm cây với tiếng chim ban mai, là mái nhà ấm với
gương mặt hiền lành của Lan.
Giọng
thơ tiếp tục vang lên ấm áp:
Ôi cái
khung cửa sô?
Của kiếp
anh, đời anh
Tay em
không đến mơ?
Thôi còn
gì tươi xanh...
Nhiều
tiếng vỗ tay nổi lên. Phi cũng vỗ tay theo. Sau đó, anh ôm thùng bia của mình
bước ra khỏi phòng. Sang đến phòng của các văn nghệ sĩ đang hào hứng đọc thơ,
anh chủ động đẩy cửa bước vào và đặt thùng bia lên bàn:
- Thưa
các anh, em là Phi. Em rất sung sướng khi được nghe các anh đọc thơ. Tâm hồn
em, nỗi niềm em được cởi mở. Em rất xúc động. Đời em cũng cơ cực lắm. Em xin tạ
Ơn những người lên tiếng giùm nỗi lòng của em, những con người bé nhỏ trong xã
hội...
Cả đám
nghệ sĩ vui vẻ đón Phi. Một người nói:
- Anh
nói cứ như thơ ấy. Có khi còn hơn cả thơ!
Được lời
như cởi tấm lòng. Phi mạnh dạn:
- Dạ,
nhiều lúc có tâm sự, em cũng muốn làm thơ nhưng không biết nên viết thế nào.
Một
người độ lượng bảo:
- Anh cứ
viết đi. Viết đúng những ý nghĩ của mình rồi đưa đây, tôi in.
Phi
tưởng mình nghe nhầm, anh lắp bắp:
- Anh
làm ở đâu?
- Tôi là
Thi, biên tập viên báo Tuổi Xanh.
Phi sung
sướng:
- Em có
sẵn bài thơ đây, em gửi anh. Trăm sự nhờ anh...
Biên tập
viên Thi không đọc qua mà cất vào trong túi, rồi rút ra tấm cạc:
- Tôi sẽ
đọc sau, nếu thơ hay thì sẽ cho đăng ngay. Địa chỉ tôi đây. Nào, uống đi!
Phi sung
sướng đến nghẹn lời.
Ngồi sa
đà trong quán bia, thời gian trôi qua rất nhanh. Phi không biết lúc mình đang
hào hứng với những vần thơ thấm đẫm tình người thì bọn đàn em đã tụ tập lại và
bàn tán sôi nổi về anh. Đưa tay xoa bên má đã bị Phi bợp tai vì tội gọi Phi là
“đại ca”, Phong hằn học:
- Ông
Phi dạo này đã thay đổi tâm tính, không còn xứng mặt thủ lĩnh của bọn mình nữa.
Đúng không Trường?
Tên
Trường nhún vai:
- Đúng!
Ông Phi đã xao nhãng công việc. Do đó, kỷ luật ở đây phải được sắp xếp lại.
Cả bọn
nhao nhao:
- Lật đổ
ông Phi à?
Phong
đứng dậy:
- Đúng!
Không thể sống như rắn không đầu được. Tao nghĩ đã đến lúc phải để thằng Trường
thay thế ông Phi! Đứa nào không đồng ý?
Tất cả
im re. Không khí nặng nề. Bỗng có tiếng quát:
- Tao
vẫn theo ông Phi. Chúng mày là đồ vô ơn phản chủ. Ai tạo dựng được cơ ngơi này?
Người
vừa nói là Hiền, một gã đàn em có gương mặt bặm trợn, hai tay xâm chằng chịt.
Lập tức, Trường như con thú dữ lao xuống phía Hiền. Cả hai quyết một phen sống
mái. Hiền không chống đỡ nổi trận đòn khi cả bọn cùng bâu vào xâu xé. Hiền ngất
đi và bị đồng bọn bịt miệng, trói lại. Trường hùng hổ:
- Mọi
việc đã xong. Ngay trong đêm nay, bọn mày không đứa nào được ở trong nhà này.
Mọi việc còn lại để tao với thằng Phong tính tiếp. Đứa nào phản phé báo tin cho
ông Phi thì tao cắt lưỡi. Nhớ chưa?
Lúc Phi
đưa Lan về nhà thì đêm đã khuya. Lan ngước mặt nhìn lên vòm trời. Những ngôi
sao lấm tấm. Đêm bình yên. Trong men say ngất ngưởng, Phi nghĩ đến ngày xin
cưới Lan. Anh sẽ mở cho Lan một kios bán vải ngoài chợ để kiếm sống qua ngày,
còn anh quyết định sẽ hoàn lương. Sống mà cứ nơm nớp vào tù thì đâu có khó,
sống làm người lương thiện mới là khó. Đang sung nghĩ mông lung, xe Phi vừa đến
đoạn đường vắng thì đột ngột hứng lấy một cục đá lớn ném thẳng vào mặt. Bằng
phản xạ tự nhiên, Phi nhanh chóng lạng xe né tránh. Chiếc xe thắng gấp, quay
bánh và ném Phi ngã sóng xoài xuống đất. Anh kịp nhận ra bọn thằng Phong,
Trường cùng đàn em xông ra tấn công. Phi nhanh chóng tìm cách đánh trả nhưng
men bia không cho anh làm chủ được hành động của mình. Bọn Trường, Phong vẫn
tấn công tới tấp. Phi bị trọng thương. Trong lúc Phi chống đỡ đòn thù thì Lan
kêu cứu:
- Cướp!
Cướp!
Ngay lúc
đó, một cây gậy từ phía sau phang thẳng vào đầu Lan. Chị ngã quỵ xuống. May mắn
sao, vừa lúc đó xe của cảnh sát cơ động đến. Các chiến sĩ nhảy xuống, bắt được
hai tên. Bọn còn lại túa chạy mỗi đứa một ngả. Phi và Lan nhanh chóng được mọi
người chuyển tới bệnh viện.
Đêm vẫn
yên ắng.
Chương 10
Trong
những ngày này, Dũng sống trong tâm trạng bồn chồn không yên. Dũng cảm thấy nhớ
chị Lan. Đã lâu mình không đến thăm chị. Mình đối xử với chị như thế có nghiêm
khắc quá không? Hơn nữa, Dũng cũng không còn nhận được tiền của ân nhân gửi đều
đặn mỗi tháng như trước. Anh cứ áy náy có thể ân nhân ấy trong công việc làm ăn
có gì trục trặc chăng? Nhất là không biết người đó là ai để sau này mình còn
phải tạ Ơn...
Tan
trường, Dũng không về ký túc xá ngay mà đến nơi trọ cũ nhưng nhà khóa cửa. Lá
rụng đầy sân. Người chủ nhà chạy ra vồn vã:
- Cậu
Dũng đó hả? Cậu phát tài phát lộc ở đâu mà không ghé thăm xóm nghèo này?â
Dũng
cười:
- Thế
chị Lan đâu mà để sân đầy lá rụng như thế này hả bác?
Bà chủ
nhà ngạc nhiên:
- Ủa!
Thế cậu chưa biết gì à?
Dung
giật mình:
- Chuyện
gì vậy hả bác?
Bà chủ
nhà trách:
- Trời
đất, cô Lan bị thương, nằm bệnh viện đã gần hai tháng rồi. Cậu không biết thật
à? Vào thăm ngay đi!
Dũng bủn
rủn cả tay chân, chỉ kịp nói:
- Dạ,
cảm ơn bác!
Rồi anh
phóng xe đi ngay. Nhưng được một đoạn, xe hết hơi. Túi không còn một xu, Dũng
lo lắm. Anh sực nhớ đến báo Tuổi Xanh. Đã hai tháng nay, Dũng chưa nhận được
tiền, có thể ân nhân không còn gửi nữa nhưng cũng có thể tòa soạn quên chăng?
Ừ! Biết đâu tòa soạn quên thì sao? Dũng xuống xe dắt bộ đi chậm rãi với hy vọng
mong manh. Trời nắng chói chang.
Tại báo
Tuổi Xanh, người phát tiền là một cô gái khác. Dũng ngập ngừng:
- Chị
Ơi, có thể cho em nhận ít tiền để em vào bệnh viện thăm chị em được không?
Cô gái
ngừng đọc báo, ngước mặt hiền hậu nhìn Dũng:
- Tiền
gì nhỉ?
Dũng đưa
thẻ sinh viên ra và nói:
- Em là
Đặng Quang Dũng, được một ân nhân giấu tên gửi cho tiền học, nhận vào ngày 15
mỗi tháng.
Cô gái
phát tiền lấy sổ ra xem rồi nói:
- Hai
tháng nay, ân nhân của bạn không còn gửi tiền cho bạn nữa.
Dũng
ngạc nhiên:
- Sao
vậy chị?
- Tôi
không rõ bạn ạ! Chỉ biết đã hai tháng này không có ai gửi tiền cho bạn nữa.
Dũng
thất vọng:
- Vậy
chị có thể cho em biết địa chỉ người gởi tiền cho em được không?
Cô phát
tiền nói đùa:
- Bạn
tính đến tận nơi để xin tiền à?
Dù biết
cô gái trêu mình, nhưng Dũng cũng nghiêm nét mặt:
- Không!
Tôi tính đến đó để cảm ơn.
Cô gái
lục túi hồ sơ, rồi đưa cho Dũng tờ giấy:
- Địa
chỉ không có. Chỉ có tên người gởi ký dưới đây thôi.
Dũng run
rẩy cầm lấy xem. Nhìn chữ ký ở dưới, Dũng bàng hoàng kêu lên:
- Trời!
Chị Lan!
Xung
quanh như chao đảo.
Dũng ứa
nước mắt. Dũng không ngờ chị mình đi bán bia ở nhà hàng cũng là để có tiền giúp
cho mình đóng học phí...
Về đến
ký túc xá, ăn qua loa miếng cơm, Dũng rủ Lâm, Hải vào bệnh viện thăm chị. Đang
chuẩn bị đi thì Dũng nghe cán bộ quản lý sinh viên báo là có điện thoại. Ai mà
gọi mình lúc này? Dũng nhanh chân chạy xuống văn phòng nghe điện thoại. Dũng
cầm ống nghe. Đằng kia là giọng nói ấm áp quen thuộc má:
- Dũng
đó hả con?
Dũng kìm
xúc động:
- Dạ,
con đây má ơi! Má có khỏe không?
- Má
khỏe con à. Sao dạo này con với Lan ít biên thơ về cho má vậy?
Dũng
không dám nói chị Lan bị tai nạn nằm bệnh viện, nói trớ qua chuyện khác:
- Chúng
con bận lắm má à! Còn má, sức khỏe như thế nào rồi?
- Má
khỏe rồi. Công việc cũng tạm ổn. Má tính vào Sài Gòn thăm các con, tiện thể
khám bệnh tổng quát luôn. Nghe nói Sài Gòn thay đổi nhiều lắm phải không?
- Dạ,
khi nào má vô, con ra ga Hòa Hưng đón.
- Cứ
biết vậy. Khi nào vô Sài Gòn thì má điện sau, nghe không?
Dũng bỏ
ống nghe xuống. Anh nghĩ sẽ dẫn má đi chơi Thảo Cầm Viên, Đầm Sen mới được...
Trong
lòng Dũng buồn vui lẫn lộn, vừa mừng sẽ được đón má nhưng vừa buồn chuyện chị
Lan gặp tai nạn.
Gặp nhau
tại bệnh viện, hai chị em nhìn nhau mừng mừng tủi tủi. Thấy chị gầy gò, Dũng
muốn chạy tới ôm chầm lấy chị, nhưng không hiểu sao anh chỉ có thể đứng yên. Lan
thở mệt nhọc:
- Dũng
à! Đây là anh Phi, bạn rất thân của chị!
Dũng và
Lâm ngớ người. A! Người đã dạy cho mình một bài học quý báu đây mà! Cả hai cùng
nhìn Phi bằng cặp mắt thân thiện. Phi cũng gật đầu, ra dấu chào lại. Thấy em
đến thăm mình trong hoàn cảnh trớ trêu này, Lan òa khóc:
- Đừng
giận chị nữa nghe Dũng. Anh Phi cũng khuyên chị bỏ nghề bán bia ở nhà hàng.
Lành bệnh, chị sẽ tìm công việc khác!
Dũng
nhìn các bạn, yên lặng. Lúc đó, từ ngoài cửa phòng, Hằng bước vào. Không kịp
chào mọi người, Hằng rút từ trong xách ra tờ báo, giơ lên:
- Xin
thông báo cho mọi người một tin mừng. Anh Phi thành nhà thơ rồi nghen. Số báo
này có đăng bài thơ anh Phi tặng Lan. Rất tình cảm.
Phi bật
dậy, kêu lên:
- Đâu?
Đâu? Đưa tôi xem!
Phi cầm
tờ báo nhìn mãi vào bài thơ của mình, nhất là dưới tựa bài thơ có ghi thêm hai
chữ “Tặng Lan”. Mùi mực thơm trên tờ báo mới đã tạo cho anh một niềm vui khó
tả. Hằng nói:
- Anh
Phi, đưa tờ báo cho em để em đọc cho mọi người cùng nghe.
Cầm lấy
tờ báo, Hằng đọc bằng giọng đọc ấm áp, nghe âm vang:
Anh đến
nơi này, hạnh phúc được gặp em
Nhưng
anh bỗng không muốn thấy em ở nơi đó nữa.
Những
bông hoa tuổi hai mươi sao không thể nở?
Anh sẽ
đưa em đến một nơi thật xa
Nơi ấy
chúng mình sẽ gầy dựng một ngôi nhà
Bằng
chính đôi tay của chúng mình
Đôi tay
cần lao sẽ trồng hoa trước cửa
Nuôi
chim bồ câu trên mái nhà
Và trên
đầu chúng ta là bầu trời xanh, rất xanh
Đứa con
chúng ta chơi đùa trước cửa
Dưới
bóng hoàng lan
Anh nằm
nhìn vòm cây xao động lăn tăn sóng lá
Cái màu
xanh ấy là em rủ xuống hồn anh sự yên bình
Bình yên
bình yên bình yên mãi mãi
Hoàng
lan hoàng lan hoàng lan của anh...
Mọi
người lặng yên trong xúc động. Từ khóe mắt Phi lăn xuống dòng nước mắt sung
sướng...
Dũng
ngước mắt nhìn ra ngoài cửa sổ bệnh viện. Anh thấy nắng tơ vàng trên vòm cây
xanh. Trời đang chuyển gió. Sắp vào thu rồi. Mùa thu năm nay hình như đến muộn.
Dũng gật gù nghĩ vậy...
HẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét