XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Gia Định Thành Thông Chí


Gia Định Thành Thông Chí Trịnh Hoài Đức
 [1a] CƯƠNG VỰC CHÍ CHÉP VỀ BỜ CÕI [22b] TOÀN THÀNH CƯƠNG VỰC [24a] TRẤN PHIÊN-AN
[36a] TRẤN BIÊN-HOÀ [45a] TRẤN ĐỊNH-TƯỜNG [53b] TRẤN VĨNH-THANH [63A] TRẤN HÀ-TIÊN


Mục lục
[1a] CƯƠNG VỰC CHÍ CHÉP VỀ BỜ CÕI
[22b] TOÀN THÀNH CƯƠNG VỰC
[24a] TRẤN PHIÊN-AN
[36a] TRẤN BIÊN-HOÀ
[45a] TRẤN ĐỊNH-TƯỜNG
[53b] TRẤN VĨNH-THANH
[63A] TRẤN HÀ-TIÊN
[1a] CƯƠNG VỰC CHÍ CHÉP VỀ BỜ CÕI
Giữa vũ trụ, khí Khinh-thanh nổi lên trời, chất trọng-trọc ngưng dưới đất. Từ đời Bàn-cổ khai phá khi chất hỗn-độn mà thoát ra, từ đó vật loại mới hóa sanh ra nhiều. Những khu đất ở giữa rộng lớn thì gọi là trung-châu, còn bốn phía đông tây nam bắc đều tùy các chỗ mà gọi danh hiệu, chứ khi đầu chưa có hoạch định cương giới từng nơi nào cả. Kịp khi khí-vận lần mở, nhân dân lần đông, khi ấy vua Hoàng-đế (2697-2596 trước Dương-lịch) vạch ra khu vực, vua Thần- vũ (đời Hạ 2205-2198 tr. D.L.) chia ra làm 9 châu, có sách vở tương truyền. Nhưng ở Trung- quốc chỉ biết có 9 châu mà thôi, chứ sự thực thì ngoài 9 châu ấy ra lại có 9 châu nữa, cũng như ngoài bốn biển còn có 4 biển nữa. Như sách nhà Phật có nói: "4 Đại-bộ-châu" vậy thì những nước biết ăn gạo lúa mặc tơ lụa, chẳng biết còn có bao nhiêu nước nữa, chỉ vì sách xưa thiếu sót đó thôi.
[1b] Như vậy thì sơn hà nhân vật có phải ngày nay mới khai sinh ra đâu ? Như người Tây- dương bảo có "tân-thế giới" là cuộc theo cái kiến thức hạ-trùng[1] tỉnh-oa[2] tất nhiên không được hiệp lý vậy.
Do đó mà ta nhận thấy từ khi ngao-cực (trụ cá ngao)[3] đã lập, hồng-trảo[4] (móng chim hồng) đã phân, trời đất mở ở hội Tý, thì Gia-định cũng đồng thời mở từ khi ấy, đất mở ở hội Sửu, thì Gia-định cũng đồng thời mở từ khi ấy, người sinh ở hội Dần, thì người Gia-định cũng đồng thời sinh từ khi ấy, không phải trong ấy có chỗ riêng sinh riêng dưỡng riêng che riêng chở gì. Còn những cương thường, thân thể, ẩm thực, ngôn động, thì người thuở ấy bẩm thụ thiên tánh cũng như những người đời nay; hoặc có khác là chỉ khác sự ăn mặc vật dụng, xưng hô danh mục, do theo sự tập thượng của người, tùy theo thế đại Văn-minh hay chất phác mà biến chuyển đó thôi; ấy là lý tất nhiên vậy.
Nhưng thật ra, những người trong thời đại ấy [2a] ngày thường không biết sẽ làm việc gì ? Lúc đi cũng không biết sẽ đi đến đâu ? Cả đời già chết không qua lại nhau, lại ở khoảng giữa trời đất minh mông rộng lớn, núi sông cách trở, hiểm yếu, mà kiến thức của con người thì có hạn, ví như dừng chân đứng nơi bờ biển, phóng tầm con mắt trông ra ngoài khơi, chỉ thấy lai láng mờ mịt, mặt nước sát với chân trời, không tiến được nữa, bèn chỉ chỗ mình trông thấy nhận cho là chỗ trời đất tận cùng, như vậy đâu phải là lời nói đã do sự thấy biết một cách chắc chắn rõ ràng.
Vậy cho nên đời vua Thần-nông địa giới phía nam đến Giao-chỉ, đời vua Hoàng-đế phía nam đến sông Giang, đời Ngu-thuấn Hy-thúc trắc nghiệm khí hậu cũng chỉ đi đến Nam-giao; đời Hạ- vũ tuần hành phía nam, hội chư-hầu cũng tại Đồ-sơn (huyện Thọ-xuân tỉnh An-huy), ấy là cứ theo chỗ thanh giáo phổ cập và dấu chân đi đến mà biên chép theo sách vở đó thôi. Còn ngoài ra thế nào, phải đợi người đời sau, chứ chưa có thể cứu xét đến cùng. Vậy thì Gia-định của nước ta [2b] không biên vào sử sách của Tàu cũng vì lẽ ấy. Nếu không phải như vậy, thì sao đối với một khu vực vĩ đại cách tỉnh Hà-nam của Trung-quốc là nơi Kinh-đô của các vị đế vương ngày xưa, chỉ có 13.189 dặm, vả lại đất ấy liên tiếp cùng nhau nằm trong bốn biển, các nước đều đã giao thông, không phải sánh như nước ở hẻo lánh xa xôi; mà từ  kỷ-nguyên Giáp-thìn (2597 trước Tây lịch) đời Đế-Nghiêu đến năm Nhâm-tuất (1802) niên hiệu Gia-khánh đời Thanh, trải qua 4164 năm mà sách sử Trung-hoa không từng nói đến, mãi cho đến năm nước ta bắt đầu sang cống hiến, thì tên Nông-nại (Gia-định, tục danh là Đồng-nai, người Thanh gọi là Nông-nại) mới thấy bày rõ ở nơi sử-quán, ấy là một điểm lớn mà sách xưa còn thuyết lược vậy.
Lại cử một tỷ lệ nữa mà nói: như phía bắc Trung-hoa có Mãn-châu, Mông-cổ, phía tây có Tây-dương Thổ-lỗ [3a], phía đông có Lưu-cầu, Lữ-tống, các nước ấy đất rộng lớn có đến hơn vạn dặm, đất nước nhỏ cũng không dưới vài ngàn dặm, đều có nước phụ dung thuộc quốc la liệt như sao đăng, đời sau sử sách luôn luôn bày tỏ trước tai mắt người, vậy đâu nên vịn lấy cớ sách xưa không chép danh hiệu mà gác bỏ ra ngoài, chứ không kể đến hay sao ? Như vậy là sự học vấn của bọn thư-sinh theo những kiều-ngôn[5] truyền thuyết vào lai, chứ không phải là lối học hỏi in sâu vào lòng.
Nhưng thời đại khác nhau, sự nghiệp đều khác, chính-sách kiết-thẳng[6] không ghi nhớ được xa, chỉ nhớ việc cận liền, cứ theo ngôn-luận, chứ không có sáng tác sử sách nên không lấy làm lạ gì sách Ngoại-kỷ của Lưu-đạo-Nguyên lượm lặt nhiều việc kỳ quái vậy. Nay chỉ lựa lấy điều nào trọng yếu xác thật có khảo chứng để biên chép, vậy là chẳng những lý đương nhiên, mà cũng là cái thể bất đắc bất nhiên vậy.
[3b] Gia-định ngày xưa nguyên đất của Thủy-chân-Lạp (tức nay là nước Cao-miên, có biệt danh Lục-chân-Lạp và Thủy-chân-Lạp), đất ruộng phì nhiêu có địa lợi sông biển cả muối và lúa đậu rất nhiều. Các Tiên-hoàng-đế triều ta (tức triều Nguyễn) chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để đất ấy cho Cao-miên ở, nối đời làm phiên-thuộc ở miền nam, cống hiến luôn luôn. Đến đời vua Thái-tông Hiếu-triết hoàng-đế năm thứ 11 Mậu-tuất (1658) tháng 9 (tức Lê-thần- Tông hiệu Vĩnh-thọ nguyên-niên, Thanh Thuân-trị năm thứ 14), Vua nước Cao-miên là Năc- ong-Chân phạm biên-cảnh ( Ghi chú: người Cao-miên không có họ, những con cháu nhà vua đều xưng là Nặc-ong, còn chữ Chân là tên người, mà mạng danh thì lấy chữ tốt đẹp, tuy ông cháu cũng đồng tên mà không kiêng cữ. Nước ta có gởi văn-thơ xuống cho nước ấy, thì xưng là " Cao- miên quốc-vương Nặc-ong (Mỗ )"... là lấy cái tên của con vua nước ấy mới được phong mà gọi. Còn như Vương-tước nước ấy tự-xưng thì có 11, 12 chữ đến 23, 24 chữ, tùy ý dùng chữ tốt đẹp chứ không định lệ). Khâm mạng Trấn-biên-dinh ( Ghi chú: khi đầu khai thác, phàm những chỗ đầu biên-giới gọi tên là Trấn-biên . Xét Trấn-biên đây, tức là trấn Phú-yên ngày nay), Phó-tướng Yến-vũ-Hầu, [4a] Tham mưu Minh-lộc-Hầu, và Tiên-phong Cai-đội Xuân-thắng-Hầu đem 3 ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mỗi-xuy (hay Mô-xoài) nước Cao-Miên, đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy là Nặc-ong-Chấn giải về hành-tại dinh Quảng-bình. Vua dụ cho tha tội, và phong Nặc-ong-Chấn làm Cao-miên quốc-vương, cho được giữ đạo phiên-thần của Việt-nam, lo bề cống-hiến, không được xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương, và khiến quan binh hộ tống về nước.
Khi ấy địa đầu Gia-định là Mỗi-xuy (hay Mô-xoài) và Đồng-nai (tức nay là đất Biên-hòa trấn) đã có lưu dân của nước ta đến ở chung lộn với người Cao-miên khai khẩn ruộng đất. Người Cao- miên khâm phục oai đức của triều-đình, đem nhượng hết cả đất ấy, rồi tránh ở chỗ khác, không dám tranh trở chuyện gì.
[4b] Mùa xuân tháng 2 năm Giáp-dần (1674) đời vua Thái-tông Hiếu-triết hoàng-đế (chúa Hiền Nguyễn-phúc-Tần) Nặc-Đài Cao-miên (xét sách Nam-việt-chí của Nguyễn-bảng-Trung gọi là Nặc-Ô-Đài, sách Phủ-biên-lục của Lê-quý-Đôn gọi là Nặc-Đài đuổi vua nước ấy là Nặc-ong- Non, Non chạy sang cầu cứu, vua sai Thái-khang dinh tướng Dương-lâm-hầu làm Thống-xuất, Tham-mưu Diên-phái-hầu hiệp lý biên-vụ, đem binh đi tiến thảo.
Tháng 4, phá vỡ luôn được 3 lũy: Sài-côn (nay là đất Phiên-an trấn) Gò-bích và Nam-vang.
Nặc-Đài thua chạy rồi tử trận.
Nặc-Thu đến xin hàng. ( Ghi-chú:xét sử Cao-miên về ngôi vua gồm có 3 đẳng, Chánh-vương, Nhị-vương và Tam-vương, thuở trước Nặc-Sô làm Chánh-vương, em là Nặc-Tân làm Nhị-vương, con lớn của Nặc-Sô là Nặc-sá-Phủ-tâm không được làm vua bèn giết cha rồi tự lập. Nặc-tân cùng con người em là [5a] Nặc-Non đầu nhập nước ta. Khi ấy Nặc-sá-Phủ-tâm liền bị người vợ giết chết, người con là Nặc-Chi tự lập kế vị. Năm Giáp-dần niên hiệu Thiên-vận[7] (năm 1594) quan binh tiến thảo, Nặc-Chi bỏ chạy rồi chết. Quan quân đem Tân và Non về nước, con thứ của Năc- Sô là Nặc-Su đầu hàng, còn Nặc-Tân thì bịnh chết, cho nên triều-đình cho lập Nặc-Su làm Chính- quốc-vương, Nặc-Non làm Nhị-vương, chia nhau trị nước. Như trên đã nói, thì danh-tự không đồng với Nặc-Đài mà sự tích cũng hơi khác, nghi cho 2 chữ Su, Thu quốc âm gần nhau, nên có sai lầm vậy).
Tháng 6 mùa hạ năm ấy tiệp thơ tâu lên, triều-đình nghi cho Nặc-Thu là phái đích, phong làm Cao-miên chính-quốc-vương, ngự trị ở thành Vũng-long, còn Nặc-Non làm Phó-quốc-Vương ngự-trị ở thành Sài-Côn vẫn giữ triều cống như cũ. Vua lại thăng cho Dương-lâm-Hầu làm Trấn- thủ Thái-khang-dinh, phòng ngự việc ngoài biên giới.
[5b] Tháng 5 năm Kỷ-vị (1679) đời vua Thái-tông Hiếu-triết Hoàng-đế năm thứ 32 (tức năm thứ 18 niên hiệu Khang-hy nhà Thanh), quan Tổng-binh trấn-thủ các địa-phương thủy lục ở Long-môn thuộc tỉnh Quảng-đông nước Đại-minh là Dương-ngạn-Địch và Phó-tướng là Hoàng- Tấn quan Tổng-binh trấn-thủ, các châu Cao, Lôi, Liêm, là Trần-thắng-Tài và Phó tướng là bọn Trần-an-Bình, đều đem binh hiền và gia quyến trên 3000 người, chiến thuyền hơn 50 chiếc nhập cửa biển Tư-dung và cửa Đà-nẵng gần Kinh-đô.
Quan địa phương tâu lên rằng: có bọn cựu thần (người tôi cũ bỏ nước trốn đi) của nhà Minh thề cùng tận trung với nước, chỉ vì thế cùng lực tận mà vận nước nhà Minh đã hết, họ không chịu thuần phục nhà Thanh, nên mới chạy sang nước ta xin làm thần-dân v.v... Khi ấy ở Bắc hà dương có nhiều việc phiến loạn, mà quan binh họ ở xa đến, chưa biết thực hư thế nào, huống chi họ lại y phục khác, tiếng nói khác, khó sử dụng được. Nhưng họ trong lúc thế cùng, nên phải chạy sang, khẩn khoản bày tỏ một tấm lòng thành thì cũng không nên cự tuyệt. [6a] Vả lại địa phương Giản-phố (biệt danh đất Gia-định hồi xưa) của nước Cao-miên, đất ruộng béo tốt kể đến ngàn dặm, triều-đình chưa rảnh kinh lý, chi bằng ngày nay lợi dụng sức lực của họ, giao cho khai phá đất đai để ở, cũng là một việc mà được 3 điều tiện lợi.
Nghĩ như thế vua bèn ra lệnh khao đãi khuyến khích, chuẩn y cho họ giữ nguyên chức hàm và lại phong cho quan tước, cho vào Nông-nại khai thác ruộng đất làm ăn và phải lo hết nghĩa vụ; đồng thời giáng dụ cho Quốc-vương Cao-miên biết, để tỏ ý không phân biệt họ là người ngoại-quốc.
Nhận được lệnh trên bọn họ Dương và họ Trần cùng đến kinh đô tạ ơn, rồi sau phụng chỉ tiến hành. Tướng Long-môn là bọn họ Dương đem binh lính ghe thuyền chạy vào cửa Xoi-rạp và Đại-Tiểu hải-khẩu (thuộc trấn Định-tường) rồi lên đồn trú ở xứ Mỹ-tho. Tướng Cao Lôi Liêm là bọn họ Trần đem Binh thuyền chạy vào cửa biển Cần-giờ [6b] rồi lên đồn trú ở địa phương Bàn- lăng xứ Đồng-nai, khai phá đất hoang, lập chợ phố thương mãi, giao thông với người Tàu, người Nhật-bổn, Tây-dương, Đồ-bà, thuyền buôn tụ tập đông đảo. Phong hóa Trung-quốc từ đấy bồng bột lan khắp ở vùng Giản-phố vậy.
Tháng 6 mùa hạ năm Mậu-thìn (1688) đời vua Anh-tông Hiếu-nghĩa hoàng-đế, Phó-tướng Long-môn là Hoàng-tấn sinh lòng hung hãn, đem binh đánh giết Dương-ngạn-Địch, rồi dời binh đến đóng ở xứ Rạch-nan (thuộc trấn Định-tường) chiếm cứ hiểm-yếu, đóng chiến thuyền, đúc đại bác, ngăn cấm người buôn qua lại, cướp bóc nhân dân Cao-miên. Vua nước Cao-miên là Nặc- ong-Thu phải đắp lủy đất ở 3 xứ Cầu-nơm, Nam-vang và Gò-bích, còn ở sông Cầu-nơm thì kết bè nổi, [7a] xâu dăng dây kẽm ngang cửa sông để chống giữ. Lúc ấy Phó-vương nước ấy là Nặc-Non đóng ở Sài-côn đem hết sự tình vào tấu. Tháng 10 triều-đình sai Thái-đức-Dinh Phó-tướng Vạn- long-Hầu làm Thống-suất, Thắng-long-Hầu và Tân-lễ-Hầu là Tả-hữu Vệ-trận, Vị-xuyên-Hầu làm Tham-mưu đến đánh. Và ủy cho phương lược khai biên.
Quan quân kéo đến Rạch-sầm (thuộc thôn Kim-sơn, huyện Kiến-đăng, trấn Định-tường) nói thác là đánh Nặc-Thu, rồi sai Hoàng-tấn là Tiên-phong, dụ y hội tại giữa sông, sẵn có phục-binh ở đấy chụp bắt, phá cả đồn trại. Hoàng-tấn chạy trốn rồi bị tử nạn, quan quân chiêu dụ đoàn binh Long-môn, còn những người bị hiếp tùng thì được tha tội tất cả.
Giết được Hoàng-tấn quan quân thừa thế tấn công Nặc-Thu, ủy cho tướng Cao Lôi Liêm Thắng-tài-Hầu kiêm quản tướng sĩ Long-môn [7b] làm tiên-phong, bắt chước việc cũ của Tấn- Vương-Tuấn nhà Tấn[8] đốt hết dây kẽm ngang sông rồi tới lấy được 3 lũy Cầu-nơm, Nam-vang và Gò-bích ; Nặc-Thu lui binh đóng ở Vũng-long, lập mưu sai Chiêm-Luật làm nữ-sứ (sứ-giả đàn bà) đến xin đầu hàng, và xin tạ việc lui quân để chúng trang biện lễ vật cống hiến, mà kỳ thiệt là chúng dụng kế hoãn binh để mộ thêm viện binh chống cự. Vạn-long-Hầu sơ xuất tin theo, kéo quân về đóng ở Bến-nghé (nay là chợ Điều-khiển), hơn năm mà Nặc-thu không nạp cống khoản, vừa khi ấy có phát bệnh dịch, quân sĩ nhiều người bị chết, các tướng hiệu bèn liên danh đứng tờ tấu đàn hạch Vạn-long chần chừ không chịu tiến quân, bỏ lỡ cơ hội.
Mùa đông năm Kỷ-tỵ (1689) vua sai [8a] Cai-cơ Hào-lương-Hầu Nguyễn-hữu-Hào (con ông Tiết-chế Chiêu-võ-Hầu Nguyễn-hữu-Dật) làm Thống-binh, Hòa-tín-Hầu làm Tham-mưu. Cai đội Thắng-sơn-Hầu làm Tiên-phong, tuyển lựa tinh binh các xứ Phú-yên, Thái-khương và Bình- thuận tấn công Cao-miên, và trói bọn Vạn-long-Hầu giải về Kinh-sư. Sau khi ấy triều-đình kiến nghị miễn chức Vạn-long-Hầu xuống làm thứ dân (dân thường), giáng chức Vị-xuyên-Hầu xuống làm lại thuộc tướng thần.
Tháng 3 mùa xuân năm Canh-ngọ (1690) Hào-lương-Hầu đánh Cao-miên đắc thắng, bắt vua nước ấy là Nặc-Thu về Sài-côn, rồi nghỉ binh.
Nước Cao-miên được bình định nhưng ít lâu sau Nặc-Thu lâm bệnh chết, Nặc-ông cũng chết nốt, đích phái giòng vua Cao-miên không có người nào, [3b] các tướng có đề tấu lên, nhân theo lời tấu, vua phong con Nặc-Non là Nặc-Yêm làm vua cho đóng ở thành Gò-bích. ( Ghi chú: xét quốc-sử Cao-miên Niên-hiệu Thiên-vận năm 1632 là vào năm Thìn, con Nặc-Non là Nặc-Yêm tức là Tham-đích-Sá-chiêu-Thùy lên làm vua, so sánh theo thời đại danh hiệu cũng hơi phù hiệp, nhưng chỗ năm tháng thì sai khác, nay cứ biên vào để khảo cứu sau).
Mùa xuân năm Mậu-dần (1698) đời vua Hiển-tông Hiếu-minh hoàng-đế sai Thống-suất Chưởng-cơ Lễ-thành-Hầu Nguyễn-hữu-Kính sang kinh lược Cao-miên, lấy đất Nông-nại đặt làm Gia-định phủ, lập xứ Đồng-nai làm huyện Phước-long, dựng dinh Trấn-biên, lập xứ Sài-côn làm huyện Tân-bình, dựng dinh Phiên-trấn [9a] mỗi dinh đặt chức Lưu-thủ, Cai-bộ, và Ký-lục để quản trị ; Nha thuộc có 2 ty Xá-lại để làm việc ; quân binh thì có cơ đội-thuyền thủy-bộ tinh-binh và thuộc-binh để hộ vệ.
Đất đai mở rộng 1000 dặm, dân số hơn 40.000 hộ, chiêu mộ những lưu-dân từ Bố-chánh- châu trở vô nam đến ở khắp nơi, đặt ra phường ấp xã thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh điền và lập bộ tịch đinh điền. Từ đó, con cháu người Tàu ở nơi Trấn-biên thì lập thành xã Thanh-hà, ở nơi Phiên-trấn thì lập thành xã Minh-hương rồi ghép vào sổ hộ-tịch.
Mùa thu năm Kỷ-mão (1699) tra bắt đạo [9b] Hòa-lang (tức đạo Thiên-chúa ở Tây-dương) phàm những người thuộc về dân nước ta thì bắt bỏ đạo trở lại như người thường, đốt những sách đạo và lấy những chỗ nhà tu đạo làm nhà thường dân ở, còn người Tây-dương thì đuổi về nước của họ.
Tháng 8 mùa thu năm Giáp-ngọ[9] (1714) đời vua Hiển-tôn Hiếu-minh hoàng-đế năm thứ 24, vua phong cho người ở Lôi-châu tỉnh Quảng-đông là Mạc-Cửu làm Tổng-binh trấn Hà-tiên.
Mùa xuân năm Nhâm-tý (1732) đời vua Túc-tôn Hiếu-minh hoàng-đế năm thứ 8 sai Khổn- súy Gia-định chia đất ấy lập làm châu Định-viễn, dựng dinh Long-hồ (lỵ sở ở địa phận thôn An- bình-đông, huyện Kiến-đẳng tục gọi là đình Cái-bè).
[10a] Năm Bính-thìn (1736) vua phong cho Mạc-thiên-Tứ (tự Sĩ-Lân) trấn Hà-tiên làm Đô- đốc Tôn-đức-Hầu kế lập theo ông cha là Mạc-Cửu. Tháng 6 mùa hạ năm Mậu-ngọ (1738) đời vua Thế-tôn Hiếu-võ hoàng-đế năm đầu, định quan-chế, cải phục sắc, đổi phong tục trung dân- gian đều theo lối mới, trừ tập tệ ở Bắc-hà từ xưa tới nay (thuở ấy lấy từ sông Linh-châu Bố- chanh trở vào nam làm Nam-hà, trở ra bắc làm Bắc-hà). Từ đấy miền nam tỏ rạng làm một lãnh thổ y quan văn vật vậy.
Mùa đông năm Quí-dậu (1753) đời vua Thế-tôn Hiếu-võ hoàng-đế, hạ lệnh cho Cai-đội Thiện-chánh-hầu làm Thống-suất, Ký-lục Nghi-biểu-hầu Nguyễn-cư-Trinh làm Tham-mưu, điều khiển tướng-sĩ 5 dinh: Bình-khương (Năm Canh-ngọ thứ 4 cải phủ Bình-khương làm dinh Bình- khương) Bình-thuận, Trấn-biên, Long-hồ [10b] đem đi kinh-lược Cao-miên, đồn trú ở xứ Bến- nghé kết lập dinh trại gọi là Đồn-dinh (tức nay là chợ Điều-khiển) huấn luyện quân ngũ, trù tính lương thực, lập kế khai thác đất đai.
Tháng 6 năm Giáp-tuất (1754) binh ở Gia-định chia làm 2 đạo, Nghi-biểu-hầu đem cơ-binh do sông Bát-đông tấn đánh, quân đi đến đâu, địch đều tan rã. Lần lần đến đất Tần-lê-Bắc rồi ra Đại-giang hiệp cùng chánh-binh Tiền-giang của Thiện-chánh-hầu hội ở Lò-yêm rồi đồn trú tại 4 phủ[10] Xoi-rạp[11], Tầm-đôn, Câu-nâm và Nam-vang, Cao-miên đều đầu hàng. Quan quân ta bèn sai thuộc tướng Cai-đội Chấn-long-hầu qua Tầm-phong-tiêm-phủ chiệu-dụ Tỳ-man ở Thuận- thành[12] để làm thanh thế. Khi ấy Cao-miên Quốc-Vương là Nặc-ong-Nguyên chạy qua ở phủ Tầm-phong-Thu (nay gọi là La-bích phủ) vừa có trận lụt mùa thu tràn ngập, quan quân đều trở về đồn tạm nghỉ.
Mùa xuân năm Ất-hợi (1755) đại binh của Thiện-chánh-hầu đã về trước ở đồn Mỹ-tho, ra lệnh cho Côn-man Thuận-thành bỏ đất Ca-khâm [11b] đem cả bộ lạc xe cộ xuống đồn trú ở đất Bình-thanh (nay gọi là Gò-vấp) quân tinh tráng có trên vạn người, đi đến đất Võ-tà-ôn bị binh chúng Cao-miên hơn một vạn thừa cơ đuổi theo chụp đánh, quân của Côn-man đuối sức và cô thế, bèn đem xe kết thúc lại làm thành lũy đồng tâm chống giữ, và cấp báo với Thiện-chánh-hầu. Thiện-chánh-hầu bị rừng ao ngăn trở khó bề cứu ứng cho mau được. Duy có Nghi-biểu-hầu đem 5 đội tùy-binh đến cứu viện. Cao-miên trông thấy oai-phong phải rút lui. Nghi-biểu-hầu đem bọn Côn-man cả nam nữ hơn 5000 người đem về cư trú dưới núi Bà-đinh và hạch tấu Thiện- chánh-hầu về tội làm thất cơ-nghi, rút quân không kỷ-luật, bỏ những người mới qui phụ mà không viện trợ, để cho quân giặc bắt đi. Tấu-trạng dâng lên, triều-đình ra lệnh tra vấn, giáng chức Thiện-chánh-hầu làm Cai-đội, thâu quyền Thống-suất lại, rồi cho Khâm-sai Cai-đội Du- chánh-hầu Trương-phước-Du làm Thống-suất [12a] dùng Côn-man làm hướng-đạo qua đánh phủ Cầu-nâm và Nam-vang giết vài Nha-ốc. Vua nước ấy cả sợ chạy sang nương dựa Tôn-đức- hầu là Mạc-thiên-Tứ ở trấn Hà-Tiên, nhờ Tứ thay lời tâu rõ: Việc đáng tiếc ấy là do biên-tướng Cao-Niên là Chiêu Thùy-Ếch lén tập kích bọn Côn-Non, nay vua nước ấy xin chịu tội.
Năm Bính-tý (1756) vua nước Cao-miên là Nặc-ông-Nguyên xin dâng 2 phủ Tầm-đôn và Xoi- rạp để chuộc tội, và bù cống-lễ trong 3 năm trước chưa nạp. Triều-đình buộc phải bắt tên cầm đầu cuộc loạn là Chiêu-thùy-Éch đóng cũi đem nộp. Nhưng Nặc-ong-Nguyên gọi Chiêu-thùy-Éch bằng cậu ngoại, sẵn tình thân ái, mà việc tập kích đó y cũng dự mưu, bèn trá xưng rằng: y đã đem Chiêu-thùy-Éch ra chánh-pháp rồi. Triều-đình biết [12b] y nói dối, chất vấn đến cùng, rồi sai y bắt giải vợ con của Chiêu-thùy-Éch đến. Nặc-ong-Nguyên cũng thác từ nói chúng hiện còn ẩn-náu. Nghi-biểu-Hầu tâu xin chuẩn hứa cho y chuộc tội, lấy đất 2 phủ bổ và châu Định-viễn để cho hoàn toàn biên-giới. Vua hạ chiếu y cho.
Năm Đinh-sửu (1757) Quốc-vương Cao-miên Nặc-ong-Nguyên mất, người chú họ là Nặc- ong-Nhuận quyền nhiếp việc nước. Khổn-thần Gia-định tâu xin nên nhơn theo tình trạng mà lập Nặc-ong-Nhuận để tỏ ân ý và để củng cố biên cương. Vua dụ rằng phải hiến thêm 2 đất Trà-vang và Ba-thắc, nhiên hậu cho lập.
Giữa lúc ấy người rể của Nặc-ong-Nhuận là Nặc-Hinh cướp ngôi, giết Nặc-ong-Nhuận, cháu của Nhuận là Nặc-ong-Tôn [13a] chạy sang Hà-tiên, Du-chính-Hầu thừa thế tấn công, Nặc-Hinh chạy đến Tầm-phong-Xoi bị Phiên-liêu[13] là Ốc-nha-Uông giết. Thuở ấy Mạc-thiên-Tứ cũng bị Nặc-ong-Tôn trần tấu, vua ban sách phong Nặc-ong-Tôn làm Quốc-vương Cao-miên, khiến Mạc- thiên-Tứ hiệp binh tướng 5 dinh đem Nặc-ong-tôn về nước, nhưng buộc y phải dâng đất Tầm- phong-Long.
Quan quân khải-hoàn Gia-định. Du-chính-hầu và Nghi-biểu-Hầu nghị tâu dời dinh Long-hồ qua xứ Tần-xoi (địa phận thôn Long-hồ ngày nay). Lại đem xứ Sa-đéc đặt làm đạo Đông-khẩu, xứ Cù-lao (tục danh gò cát giữa sông gọi là Cù-lao) ở Tiền-giang đặt làm đạo Tân-châu, xứ Châu- đốc ở Hậu-giang đặt làm đạo Châu-đốc. Đem binh ở dinh Long-hồ đến trấn thủ ngăn chận chỗ yếu hại nơi địa đầu.
Bởi vậy Nặc-ong-Tôn [13b] đem 5 phủ: Vũng-thơm, Cần-bột, Chân-sâm, Sài-mạc, và Linh- quỳnh biếu Mạc-thiên-Tứ để tạ ơn Tứ đã bảo-toàn y. Thiên-Tứ lại đặt xứ Rạch-giá làm đạo Kiên- giang, xứ Cà-mâu là đạo Long-xuyên, đều đặt quan lại, chiêu mộ cư-dân, lập thành thôn ấp, nên đất đai Hà-tiên mới rộng lớn ra vậy.
Tháng 10 mùa đông năm Kỷ-hợi đời Thế-tổ Cao-hoàng-đế năm thứ 2 (1779) họa địa đồ[14] cắt xén địa giới 3 dinh Trấn-biên, Phiên-trấn và Long-hồ cho liên lạc nhau. Lại lấy địa-bộ 3 dinh tọa lạc xứ Mỹ-tho đặt làm Trường-đồn-dinh, đặt lỵ-sở ở Giồng-cai-Yến.
[14a] Địa phương Nông-nại nguyên xưa có nhiều ao chằm rừng rú, khi đầu thiết lập 3 dinh, mộ dân đến ở. Pháp chế còn khoan dung giản dị, có đất ở hạt Phiên-trấn mà kiến trưng[15] làm đất ở hạt Trấn-biên, hoặc có đất ở hạt Trấn-biên mà Kiến-trưng làm đất của Phiên-trấn, như vậy cũng tùy theo dân nguyện không có ràng buộc chi cả, cốt yếu khiến dân mở đất khẩn hoang cho thành điền, lập làm thôn xã mà thôi. Lại hoặc có đất hiện còn bùn cỏ mà trưng làm sơn-điền, hoặc đất gò-đống mà trưng làm ruộng cỏ cũng có phần nhiều, đến như sào mẫu khoảng sở tùy theo miệng khai rồi biên vào bộ chứ không hạ thước đo khám, phân bổ đẳng hạng tốt xấu, còn thuế lệ nhiều ít và cái hộc ( đồ đong lương) lớn nhỏ cũng tùy nguyên lệ sở-thuộc phỏng theo đó mà làm [14b] không có đồng nhau một mực. Đến đây mới tham chước mà làm cho có mực quân bình, nhưng so với các dinh trấn về phía bắc thì pháp chế ở Gia-định khoan hồng mà thuế cũng nhẹ hơn.
Năm Canh-thân (1800) triều Thế-tổ năm 21 đổi Gia-định-phủ làm Gia-định-trấn.
Tháng 6 mùa hạ niên hiệu Gia-long thứ 4 (Ất-sửu-1805) vua sai 6 dinh trấn: Gia-định, Phiên-trấn, Trấn-biên, Vĩnh-trấn (tức Vĩnh-thanh) Trấn-định (tức Định-tường) và Hà-tiên kê khảo sự tích cương-vực thổ sản trong địa hạt, và đo xem đường xá xa gần, núi sông chỗ nào hiểm-yếu hay bình-thản, vẽ vào bản-đồ, ghi chép biên-bản theo từng khoản, cước chú rõ ràng, dâng lên để làm Trình-lục (sách kê hành trình).
[15a] Tháng 7 mùa thu niên hiệu Gia-long thứ 6 (1807) Nặc-ong-Chân Cao-miên khiến sứ thần Ốc-nha-Vị Bôn-lịch, Ốc-nha-lịch-già-phủ-phủ-rách đệ biểu-văn đến kinh-sư xin phong cho làm vua.
( Ghi chú: Năm Đinh-sửu (1757) Nặc-ong-Tôn làm vua nước Cao-miên, Nặc-ong-Non chạy sang Tiêm-la. Năm Kỷ-sửu (1769) Tiêm-vương là Phi-nhã-Tân sai binh hộ tống Nặc-ong-Non về nước đánh lấy lại Cao-miên không được, bèn đến phủ Lò-gò đánh cướp rồi trở về. Năm Tân- mão (1771) binh nước Tiêm sang đánh úp phủ Nam-vang bắt mất hơn vạn dân, gia dĩ ở đó phát ra dịch chứng, hư hao nặng nề. Năm Ất-vị (1775) Nặc-ong-Tôn nhường ngôi cho em là Nặc-ong- Vinh làm Chính-vương, Nặc-ong-Tôn giáng làm Nhị-vương, Nặc-ong [15b] Thâm làm Tam- vương.
Năm Bính-thân (1776) Nặc-ong-Vinh không kính trọng giữ chức nhân-thần, nên Tiết-chế Tuấn-quận-công đến đánh. Năm Đinh-dậu (1777) Cao-miên có nội-biến, Nặc-ong-Thâm bị giết, Nặc-ong-Tôn oán hận mà chết. Năm Mậu-tuất (1778) Tiêm-vương Phi-nhã-tân sai Phi-nhã Chất-tri Phi-nhã Sô-sĩ lãnh một vạn binh Tiêm và mượn một vạn binh Cao-miên lấy đường Cao- miên chia 2 đạo thủy lục tấn công Xương-tinh Lao-khổng Ba-thắc, thẳng đến Viên-chăn Lao đều hàng phục cả. Thuở ấy Cao-miên phải chuyển vận lương thực, mà nước lại nghèo, dân chúng phải đi lưu tán. Năm Kỷ-hợi (1779) Nặc-ong-Vinh mất chính quyền, anh em Chiêu-thùy-Nò chiếm cứ phủ Phong-xoi, Vị-bôn-Sưu chiếm cứ phủ La-bích, xin binh ở Gia-định đánh giết Nặc- ong-Vinh, bèn lập con Nặc-ong-Tôn là Nặc-ong-Ấn làm vua, Ấn mới [16a] 8 tuổi, nên dùng Chiêu-thùy-Mô làm phụ-chính.
Năm Tân-sửu (1781) Tiêm-vương Phi-nhã-Tân chia binh làm 3 đạo, sai con là Chiêu-Nỗi đánh phủ La-bích, Phi-nhã Sô-sĩ đánh Phong-xoi. Khi ấy Cao-miên xin viện-binh, triều-đình sai quan Điều-khiển Thụy[16] -ngọc-hầu đến cứu viện. Tháng 3 năm Nhâm-dần (1782) Thụy-ngọc- hầu cùng tướng nước Tiêm giảng hòa, chia địa giới Tiêm-la, Chân-lạp rồi về. Năm Quí-mão (1783) cựu thần của Nặc-ong-Vinh là Ốc-nha Nhẫm-rạch-Bèn từ nước Tiêm trở về chụp giết Chiêu-thùy-Mô cùng Thảm-đích-Sửu, Nhẫm-rạch-Bèn tự xưng là Chiêu-thùy.
Năm ấy người Đồ-bà là Toàn-sét-Cháu-voi-vuốt xướng loạn, Nặc-ong-Ấn Chiêu-thùy-Bền chạy qua Tiêm-la, vua Tiêm thấy Nặc-ong-Ấn tuổi nhỏ bèn lưu-dưỡng ở Tiêm, sai Chiêu-thùy- Bèn [16b] làm A-phi-phò-liệt (chức lớn, trấn thủ Cao-miên.
Năm Giáp-dần (1794) Chiêu-thùy-Luyện chụp đánh giết được Toàn-sét. Viện binh Tiêm-la cũng quét sạch quân giặc Đồ-bà. Năm Kỷ-tỵ, Đô-đốc Trấn của Tây-sơn đánh cướp phủ Nam- vang. Ngày 27 tháng 5 năm Giáp-dần, vua Tiêm đưa Nặc-ong-Ấn về nước, phục lại ngôi vua, Chiêu-thùy phong Phụ-chính Phò-liệt-Bèn về trấn Bắc-tầm-bôn. Năm Bính-thìn (1796) Nặc- ong-Ấn chết, con là Nặc-ong-Chân nối ngôi.
Nước Cao-miên nguyên làm phiên-thần nước ta trải đời cung thuận, vì nước ta gặp vận  trung suy, Tây-sơn làm rối, thuở ấy Cao-miên bị khốn đống đã nhiều, mà nước ta không rảnh cứu vớt. Năm Tân-dậu (1801) khôi phục Thần-kinh, năm Nhâm-tuất (1802) bình định được cả giặc loạn. Năm ấy, Nặc-ong-Chân sai [17a] sứ đến xin phép kế tập ngôi vua, ngày 2 tháng 9 vua sắc phong Nặc-ong-Chân làm Cao-miên Quốc-vương, sau Khâm-mạng Binh-bộ Tham-tri Tĩnh- viễn-Hầu Ngô-nhân-Tĩnh, Ký-lục Dinh Vĩnh-trấn: Đàn-ngọc-hầu Trần-công-Đàn làm chính phó sứ, cung đệ sắc phong và ấn mạ vàng, mà tráp đựng ấn thì chạm hình con lạc-đà sang Cao-miên làm lễ sách-phong, chuẩn định cống-lễ lấy năm Đinh-mão (1807) làm đầu, sau lấy năm Tỵ, Thân, Hợi, Dần, cách 3 năm một lần cống-hiến. Cống-phẩm gồm 2 thớt voi đực cao trên 5 thước, 2 cái sừng tê ngưu 2 cái ngà voi, 50 cân đậu-khấu, 50 cân sa-nhơn, 50 cân sáp vàng, 50 cân cánh-kiến, 50 cân trần-hoàng, 20 chum ô-tất (sơn đen). Sứ-bộ gồm 1 chính-sứ, 1 phó-sứ, 2 thông-ngôn, 6 tùy tùng [17b] cộng 10 nhân viên, đến kỳ cung đệ biểu văn và cống phẩm, trong tuần tháng 4, đến thành Gia-định trình khám cống phẩm, nhận thâu trang hoàng tử tế rồi có ủy- viên ở Gia-định hướng dẫn bắt trạm hộ tống đến Kinh-sư dâng nạp, còn sự cung đốn yến khoản sẽ có bộ Lễ chiếu biện.
Ngày 12 tháng giêng năm Mậu-thìn (1808) niên hiệu Gia-long thứ 7, đổi Gia-định-trấn làm Gia-định-thành, chỉ định Khâm-sai chưởng Chấn-võ-Quân Nhân-quận-Công Nguyễn-văn-Nhân làm Tổng-trấn, Khâm-sai Lễ-bộ Thượng-thơ An-toàn-hầu Trịnh-hoài-Đức làm Hiệp-tổng-trấn, ban cho ấn trên chóp có sư-tử hình được dùng son đỏ, trấn-thành thì đóng ở huyện Bình-dương phủ Tân-bình.
[18a] ngày 4 tháng 10 năm Canh-ngọ (1810) niên hiệu Gia-long thứ 9, vua hạ chiếu cho Thần-sách-Quân Tả-dinh Đô-thống-Chế Phong-đăng-hầu Lê-văn-Phong và Định-tường-Trấn Ký- lục Minh-đức-hầu Bùi-văn-Minh lãnh chiến thuyền và 3000 thủy binh án cừ địa diện Tân-châu để tuần tiêu biên phòng.
Vì trước khi ấy vua Tiêm sai em của Nặc-ong-Chân là Nặc-ong-Yêm và Nặc-ong-Đôn về Cao- miên, và bắt Nặc-ong-Chân chia đất Cao-miên cho Nặc-ong-Nguyên làm Nhị-vương, Nặc-ong- Yêm làm Tam-vương, còn Nặc-ong-Chân thì chưa cho làm gì. Vừa khi tháng 8 niên hiệu Gia-long thứ 8, vua Tiêm hạ trát nói là Tiêm-la cùng Diến-điện (tục danh Ô-đỗ lại danh là Phò-ma) đương khai chiến ở địa phương Xa-lãng [18b] đất nước Tiêm, nên hiệu triệu 10.000 binh Cao-miên nhưng phải đem 3.000 người đi trước do đường biển đến thành Vọng-các để chờ sai khiến.
Những binh ấy chưa phát hành thì ngày 13 tháng 8 năm ấy, Ốc-nha Cao-la-hâm-Mang và Ốc- nha-ca-tri-Bèn mưu phản, (2 người nầy nguyên phụng mệnh vua Tiêm làm Phụ-thần vua Cao- miên) bị Mặc-ong-Chân giết, đồng đảng của y là Đê-đô-Minh phản lại chiếm cứ phủ Phong-xoi, A-phi-phò-biệt-Bèn đắp đồn ở Bắc-tàm-Bòn, ý muốn giết Nặc-ong-chân. Nên biệc tuần-biên nầy do Lê-văn-Phong và Bùi-văn-Minh đảm nhiệm, (đã nói trên) là để làm thanh viện cho Cao-miên vậy.
Ngày 8 tháng 11 vua hạ chiếu cho Khâm-sai Tổng-trấn Chưởng Chấn-võ-quân Nhân-quận- Công đem đại binh [19a] kinh lược Cao-miên làm thanh thế bảo-hộ nước ấy. Khi ấy tướng nước Tiêm là Poi-nhã-ong-Mang, Phi-nhã-na-Trật và Phi-nhã-na-Lạc đem trọng-binh ở Gò-rạch tới đóng Bắc-tầm-Bòn. Nặc-ong-Chân xin viện binh, ngày 1 tháng 12 Bảo-hộ: Nhân-quận-công đem binh đến dinh La-bich (chỗ ở của quốc vương Cao-miên) trù hoạch kế sách an biên, nước Tiêm thấy vậy không dám hành động gì cả.
Ngày 14 tháng giêng năm Gia-long thứ 9 (1810) Nhân-quận-công kéo binh về đến thành Gia- định.
Ngày 16 tháng 12 năm thứ 10 Tân-vị (1811) Nặc-ong-Nguyên ban đêm trốn qua ở phủ Vũ- lật, bọn tội-thần Cao-miên đương trốn tránh, nhiều người hưởng ứng theo, Nặc-ông-Chân khiến bọn Rạch-y-giá-Thiên lần lượt đến đón, Nặc-ong-Nguyên chống cự mệnh lệnh của Chân [19b] bắt giữ bọn Thiên không cho về, lại chỉnh đốn binh bị, đòi lại đất đai 3 phủ: Ca-gò, Phủ-tròng, Phủ-trong, Nặc-ong-Chăn nghi sợ đem việc báo cáo sang Gia-định, bèn ủy phái Định-tường Trấn-thủ Chưởng-cơ Thụy-ngọc-hầu Nguyễn-văn-Thụy đem liền 500 binh tới dinh La-bích, bề ngoài giả làm người đến đốn cây gỗ, mà bên trong là âm thầm để bảo vệ Cao-miên. Khi ấy vua nước Tiêm sai Phi-nhã Nhẫm-ba-lạc làm đại-tướng quản lãnh binh tượng của bọn Phi-nhã Thái- nam nối tiếp đến Bắc-tầm-Bôn, khí thế rất mạnh mẽ.
Ngày 24 tháng 3 năm Nhâm-thân (1812) niên hiệu Gia-long 11, tướng nước Tiêm là Phi-Nhã Nhẫm-ba-Lạc chia binh làm 2 đạo thủy lục thẳng đến dinh La-bích. Thụy-ngọc-hầu đem quan binh ngăn trở, chúng không dám phạm đến.
Ngày 28 Nặc-ong-Chân [20a] đem gia quyến xuống thuyền và sai bọn bề tôi chạy xuống đạo Tân-châu, còn em của Chân là Nặc-ong-Yêm và Nặc-ong-Đôn trước đêm ngày 29 đã chạy vào đồn binh nước Tiêm. Vừa gặp lúc Viện-binh Gia-định đến hộ tống Nặc-ong-Chân về thành. Thụy-ngọc-hầu thống quản đồn Uy-viễn, Dung-ngọc-hầu Nguyễn-văn-Dung đóng ở Lò-xứ, Trấn- thủ Vĩnh-Thanh là Tưởng-quang-hầu Lưu-phước-Tường đóng ở đạo Châu-đốc, bảo thủ chốn địa-đầu. Binh nước Tiêm đóng lại ở Vũng-long, niêm phong kho đụn, sửa sang thành lũy. Không tính đến việc tấn công.
Ngày 15 tháng 4 quan binh để Nặc-ong-Chân ở nơi công-thự (dành riêng cho chư hầu ở) bên sông lớn phía đông thành. Những binh-biền và bọn nam phu lớn nhỏ tùy tùng đều theo thứ tự cấp cho tiền gạo [20b] ngày 15 tháng giêng năm Qui-dậu (1813) niên hiệu Gia-long 12, nước Tiêm sai Phi-nhã-Ma Kha-a-Mặc, Phi-nhã Lạc-đồ-Tha-sá-Thong-sứ đến Gia-định thành đệ trình quốc-thư, rồi từ đó phái trạm để ra kinh thành bái yết.
Trong quốc-thư đại ý nói: “Nặc-ong-Nguyên vốn là anh em ruột thịt, mà Nặc-ong-Chân không có lòng hiếu hữu, nên Nặc-ong-Nguyên phải trốn qua ở phủ Vũ-lật kiến thiết phòng bị làm chước bảo thân. Nặc-ong-Chân lại sai binh truy nả rất gắt gây nên cuộc đánh giết nhau. Sợ 2 anh em thương tình cốt nhục mà phụ ý của 2 nước lớn (tức nước Việt và nước Tiêm) đã có công bồi dưỡng, nên nước chúng tôi khiến người thân-tín trọng thần đến nơi hòa giải, không ngờ Nặc-ong-Chân bỏ nước chạy đi. Chúng tôi phải tu sửa thành lũy để đợi cho y về đó thôi.”
[21a] ngày 15 tháng 2 vua hạ chiếu cho Gia-định thành Tổng-trấn chưởng Tả-quân Binh-tây Tướng quân Duyệt Quận-công Lê-văn-Duyệt, và Hiệp tổng-trấn Công-bộ Thượng-thơ Tĩnh-viễn- hầu Ngô-nhân-Tĩnh, nói: "Trong thơ của Tiêm-vương tình hòa lý thuận, không có ý chống cự, các khanh nên chỉnh sức chiến thuyền binh bị đợi Tiêm sứ đến, đồng thời dẫn Nặc-ong-Chân về nước".
Ngày 3 tháng 4, Duyệt quận-công và Tĩnh-viễn-hầu lãnh chiến thuyền và 13.000 quân cùng bọn Tiêm sứ là Phi-nhã Ma-kha-a Mặc hộ tống Nặc-ong-Chân lên đường. Vua cấp cho tiền lộ phí 5000 quan, lụa 20.000 vuông, và bạc nén trị giá tiền 10.000 quan để chi dụng. Ngày 14, quan binh đến dinh La-bích hội kiến với tướng nước Tiêm là Phi-nhã-phi sai-phủ-liên-tra và Phi-nhã- phi Phạt-cô-sả để kinh lý mọi việc. [21b] Ngày 18 tháng 7 đắp xong thành Nam-vang, hộ tống Quốc-vương đến ở. Tướng nước Tiêm bàn giao kho đụn, đồn bảo, rồi triệt binh về. Còn em Quốc vương là Nguyên, Yêm, Đôn thì đã lẻn sang Tiêm-la từ trước.
Tháng 8, để Chưởng-cơ Thụy-ngọc-Hầu và 1.500 quân ở lại bảo hộ nước Cao-miên, ngày 16 Duyệt-quận-công và Tĩnh-viễn-Hầu dẫn toàn tuân khải hoàn. Ấy là nhờ oai của triều đình, nên Tiêm-la sợ phục, sự giao hảo ngày càng bền chặt, mà Cao-miên cũng nhờ đó được yên.
Ngày 26 tháng 8, dựng đài An-biên ở xứ Ngòi-chàng-Oa (?) trên đài xây Nhu-viễn-Đường, phàm những lễ nguyên-đán, trừ-tịch, đoan-dương, vạn-thọ và nhận lịch-sóc, thì vua tôi nước ấy đều đến trước đường Nhu-viễn chiếu theo nghi chú làm lễ vọng bái.
[22a] Ngày 25 tháng 9 vua ban dụ cho Chưởng-cơ Nguyễn-văn-Thụy và Binh-bộ Tham-tri Đàn-ngọc-Hầu Trần-công-Đàn trấn thủ thành Nam-vang bảo hộ nước Cao-miên.
Ngày 5 tháng 10 xây xong đồn Lò-yêm để làm chỗ dự trữ tiền lương.
Ngày 2 tháng 12 vua ban cho Nặc-ong-Chân những đồ triều phục: kim-phốc-đầu (mão đội nạm vàng) hồng mãng-bào (áo bào sắc hồng thêu rồng 4 móng) và ngọc-đái (đai thắt ngang lưng có đính ngọc).
Ngày 6 tháng 7 năm Bính-tý (1816) niên hiệu Gia-long 15 vua ban cho bề tôi Cao-miên những đồ văn võ triều phục.
Từ đấy y phục khí dụng của quan và dân Cao-miên đều bắt chước theo phong tục của ta, và các man-lục như trùm vải lên đầu, quấn vải làm váy, lạy kiểu nhà Phật, tay đập cơm mà ăn đều đổi bỏ cả.

[22b] TOÀN THÀNH CƯƠNG VỰC
Đất Gia-định nguyên xưa là đất Chân-lạp, phía đông-nam giáp biển, có 17 hải-cảng lớn: Xích- lam, Tắc-ký, Cần-giờ, Đồng-tanh, Xoi-rạp, Cửa-đại, Cửa-tiểu, Ba-lai, Bâng-côn, Ngao-châu, Cổ- chiên, Ba-thắc, Mỹ-thạnh, Hào-bàn, Long-xuyên, Kiên-giang và Hà-tiên. Còn vũng biển nhỏ thì nhiều hơn, nhưng bùn cát khi mở ra khi lấp lại, dời đổi không thường. Sông suối dọc ngang la liệt, đi trên sông ấy không phải người thổ dân thuộc đường thì ắt hẳn bị cùng đường lộn lạch. Duy có vũng biển Cần-giờ ở phía đông-nam có Thát-sơn (tục danh núi Gành-rái) đứng che ở ngoài, Vũng-tàu nằm ở trong, 4 mùa đều được yên ổn, không có cái nạn núi đá nằm chùm dưới nước và những sóng lớn gió to. [23a] Các nước đều khen nơi đây là một hải cảng tốt thứ nhất vậy?
Ngoài biên giới Gành-rái có hiệp-sào-giới-thủy tục gọi là Giáp-nước, tiết gió nam thì chỗ giáp nước dời ra phía bắc tiết gió bắc thì chỗ giáp nước dời vô phía nam, ghe thuyền qua lại biết rõ giới hạn đặng tránh trước đi, thì khỏi tai nạn.
Phía tây-bắc giáp giới mán rừng Cao-miên.
Phía tây từ Lao-quốc đến phủ Sơn-bô Cao-miên, có nhiều núi hoặc nổi hoặc chìm, hoặc xuyên theo ruộng, hoặc chạy qua eo, dọc theo đại giang Cao-miên chạy đến dài dặc, trải ra đồng bằng rồi đột khởi lên núi Bà-đinh, so rừng giăng ngang, cỏ rậm bùn sâu, không có sạn-đạo (đường sàn gác vào cây để qua lại) thì không đi được. Theo nơi đây chuyển qua phía bắc, núi rừng sầm uất dài đến ngàn dặm, sách động sơn man chia giới hạn để ở, và nạp thuế.
Phía bắc giáp giới núi Thần-phong trấn Bình-thuận (tục danh là mũi bà Khiết), theo từ phía đông qua phía bắc, núi non trùng điệp dài đến ngàn dặm, trong có những súc, mang, động, sách liên tiếp của bọn Mọi quen, chính phía bắc trong núi cao còn có Mọi lạ chưa thuần giáo hóa.
Phía nam giáp giới Cao-miên, có 4 đạo Quang-hóa, Tuyên oai, Tân-chân và Châu-đốc để trấn thủ, lấy Tiền-giang, Hậu-giang làm hào rãnh thiên nhiên, chạy dài nối tiếp đất 5 phủ: Linh- quỳnh, Chân-sâm, Sài-mạt, Cần-bột và Vũng-thơm thuộc tỉnh Hà-tiên.
Thành nầy từ đông đến tây cách 352 dặm rưỡi, hành trình 5 ngày; từ nam đến bắc cách 742 dặm rưỡi, hành trình 13 ngày. Từ thành đến Kinh 2340 dặm rưỡi, hành trình 30 ngày, đến địa đầu Cao-miên 447 dặm, hành trình 7 ngày. Lãnh coi các việc binh dân, xâu thuế, và hình phạt của 5 trấn: Phiên-an, Biên-hòa, Định-tường, Vĩnh-thanh, và Hà-tiên, lại coi xa thêm đến trấn Bình-thuận, phàm việc binh thì do ở thành tiết chế, còn xâu thuế hình phạt thì do trấn ấy [24a] xử đoán và thâu liễm.
Đất Gia-định núi sông hiểm yếu, binh mạnh lương đủ, sở trường về nghề ghe chèo, dịch sử bọn Đê man,[17] khống chế hai nước Tiêm-lạp, các ngoại quốc tụ hội làm thành một hùng-trấn ở miền nam nước Việt ta.
[24a] TRẤN PHIÊN-AN
Trấn Phiên-an đất rộng việc nhiều, đường thủy đường bộ giao thông, Phía bắc giáp giới trấn Biên-hòa, trên từ sông Đức-giang (tục gọi sông Thủ-đức) đến Bình-giang chuyển quanh xuống đến cửa Tam-giang Nhà-bè, thẳng ra cửa biển Cần-giờ [24a] đất ở bờ phía nam sông là địa giới trấn Phiên-an. Phía nam giáp trấn Định-tường, trên tử đạo Quang-hóa, Quang-phong vòng lên phía tây đến thác Phiến, Rạch-cỏ, và sông Bát-chiên rồi chuyển xuống đông đến Vũng-gù, Tra- giang rồi ra cửa biển Xoi-rạp, lấy bờ phía bắc con sông làm địa giới trấn Phiên-an.
Trấn Phiên-an phía đông giáp biển, tây giáp Cao-miên, từ đông đến tây cách 325 dặm, từ nam đến bắc cách 107 dặm. Trấn nầy khi đầu kiến thiết gọi là Phiên-trấn-dinh, lãnh coi 1 huyện 4 tổng. Lỵ-sở ở thôn Tân-lân, tổng Bình-trị, huyện Bình-dương.
Ngày 12 tháng giêng năm Mậu-thìn (1807) niên hiệu Gia-long cải làm Phien-an-trấn, đem huyện làm phủ đem tổng làm huyện, đó là xét theo phần đất rộng hẹp, số dân nhiều ít, và địa thế liên lạc mà chia đều, lại đặt thêm các tổng, đều lập giới hạn phân minh.
Năm Gia-long thứ 10 (1811) [25a] dời lỵ-sở đến chợ Điều-khiển (tức chỗ nền cũ đồn-dinh) xóm Tân-mỹ.
Năm Bính-tý niên hiệu Gia-long 15 (1816) lỵ sở đổi đến địa phương thôn Hòa-mỹ, phụ phía bắc thành Gia-định. Lãnh 1 phủ, 4 huyện 8 tổng, danh mục phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phường, lân, ấp sự thay đổi liệt kê ra sau (trong số mục ấy là cứ theo những người bản thổ có ruộng đấy ở trong xã thôn mà liệt kê, ngoài ra còn hạng người biệt-nạp biệt-tính, có xâu thuế mà không có địa phận riêng thì gọi là ngụ-cư. Lại còn nhiều danh mục hộ khẩu đều chưa gồm vào ở đây).
PHỦ TÂN-BÌNH
Trước là huyện nay thăng làm phủ. Lãnh 4 huyện, 8 tổng, 460 xã, thôn, phường, lân, ấp, điếm.
[25b] HUYỆN BÌNH-DƯƠNG[18]
Trước là tổng, nay cải làm huyện. Lãnh 2 tổng, 150 xã, thôn, phường, lân, ấp. Phía đông đến cửa biển Cần-giờ, phía tây vượt qua chằm gò tiếp giáp với miền thượng ; phía nam đến ngã-ba Thị-phổ tổng Tân-long huyện Tân-long, rồi ngược dòng sông Tiểu-phong thẳng lên cửa cống chợ Tân-cảnh đến Lão-nhông, phía đông-nam giáp tổng Bình-cách, huyện Thuận-an.
TỔNG BÌNH-TRỊ ( mới đặt )
Có 76 xã, thôn, phường, lân, ấp. Phía đông giáp Bình-giang, từ sông ở trước thành dọc đến kho gian thảo, phía tây giáp đầu suối Bến-nái [26a] đến cầu Tham-lương giáp địa giới phía đông tổng Dương-hòa, phía nam giáp kho gian-thảo qua miếu Hội-đồng đến cầu Tham-lương, phía bắc giáp trấn Biên-hòa, trên từ sông Đức-giang xuống đến bờ phía nam Bình-giang.
TÊN CÁC THÔN, PHƯỜNG, LÂN, ẤP:

Long-hưng thôn Thanh-hoa thôn Tân-phước phường
An-hòa lân          Trọng-hòa thôn  Tây-tự lân

Giang-trạm          Tân lộc      Tây-hòa lân   phường (tây giáp)             
Thanh-phú lân    Tân-thuận lân     Tân-thuận-Nhị lân
Tân-hội lân         Tân-hội-Nhị lân Tân-mỹ lân
Tân-mỹ-Đông lân        Tân-khánh lân    Tân-hòa lân
Tân-thạnh lân     Tân-phú lân        Vĩnh-quí lân
[26a] Tân-thái lân        Tân-hưng lân      Lưỡng-thạnh lân
Tân-an lân Tân-lộc lân         Thanh-bình lân
Thái-thành lân    Tân-định lân       Nhân-hòa thôn
Long-điền thôn  Tân-khai thôn     Hòa-mỹ thôn
Phú-mỹ thôn      Thạnh-đa thôn    Mỹ-hội Tân-an thôn
Hạnh-thông thôn         Hạnh-thông-Tây thôn An-hội thôn
Bình-quí thôn (t.g)      Thái-hòa thôn     Phú-nhuận thôn
Phú-hanh thôn   Tân-an xã (t.g)    Hanh-thạnh thôn
An-lộc thôn        An-lộc-Đông thôn       Anh-thạnh thôn (trung giáp)
Cựu-Bình-nhan thôn   Bình-lý thôn       Bình-lý Đông thôn
Tử-thánh   Tân-mỹ thôn đông       An-thái thôn
Mỹ-đức thôn               
[27a] Mỹ-hạnh thôn    Tân-đông thôn (đông giáp)
Tân-đông thôn (tr.g)    Tân-đông thôn (t.g)     Phước-an thôn
An-hòa ấp Bình hòa thôn (mới lập)       Tân-thạnh trung thôn
Hưng-thạnh thôn (mới lập)  Tân-an-Thạnh thôn     Tân-thạnh thôn (đông giáp)
Tân-thạnh thôn (t.g)    Tân-an-Thạch thôn      Phú-hòa đông thôn
Định-hòa thôn    Nhuận-đức thôn An-nhơn thôn (tây giáp)
An-bình thôn (mới lập)        Thái-hòa thôn     Vĩnh-khánh lân
Tân-đức thôn      Hoa-đăng thôn   Mộc-khôi Mỹ-thạnh thôn
TỔNG DƯƠNG-HÒA
Có 74 xã, thôn, phường, ấp. Phía đông giáp biển, phía tây giáp Cao-miên, vượt qua chằm gò tiếp đến sơn-man; phía nam, giáp tổng Tân-phong, huyện Tân-long, từ ngã ba Thị-phổ [27b] dọc theo sông Tiểu-phong qua cửa cống chợ Tân-cảnh đến hồ Lão-nhông; phía bắc giáp sông cái Phước-bình, từ cửa cảng Cần-giờ ngược dòng qua Tam-giang Nhà-bè đến sông Phước-thành; phía đông-nam giáp tổng Lộc-thành huyện Phước-lộc; phía tây-nam giáp bờ phía đông-nam hồ Lão-nhông tổng Tân-phong huyện Tân-long, ôm quanh theo núi Bà-đinh rồi vượt hồ chằm tiếp giáp sơn-man.
TÊN CÁC THÔN, PHƯỜNG, LÂN ẤP:

Bình-định thôn  Hòa-thuận Đông thôn An-phú thôn
Mỹ-hòa thôn      Tân-thuận thôn  Bình-sơn thôn
An-định thôn      An-sơn thôn       An-sơn đông thôn
Phú-thuận thôn  An-thành thôn    An-thành thôn (t.g)
An-hòa trung thôn       Thanh-tuyền thôn        Trung-hòa thôn
[28a] Thuận-kiều thôn Thanh-tuyền thôn        Thanh-hòa trung thôn

Tứ-chánh   Giao-đức thôn    Tân-thái bình thôn Tân-thái đông thôn
   
Tân-thái tây thôn         Tân-thái trung thôn     Tân-thái nhất thôn
Tân-thái nhì thôn         Tân-thái tam thôn        Tân-thái tứ thôn

Mỹ-toàn thôn     Tân-thái nhứt thôn (tây giáp) Tân-thái nhị tây thôn
Xuân-thái thôn   Xuân-thái tây thôn      Tân-phú thôn (t.g)
Tân-thông thôn  Tân-thông thôn (t.g)    Phước-an thôn
Vĩnh-an thôn      An-thuận tây thôn       Trung-chánh thôn
Trung-chánh tây-thôn Phước-tường thôn        Vĩnh-an tây thôn
Tân-lập trung-thôn      Tân thông trung-thôn  Phước-mỹ thôn
Vĩnh-hòa thôn (mới lập) Tân-thông-an thôn [28b]   Phú-nghĩa thôn
Long-thanh thôn          Cần-giờ anh-thạnh thôn       Phú-mỹ tây thôn
Tân-thuận đông-thôn  Tân-vĩnh thôn Đồng-tranh   Tân-hòa thôn
Phụ-đinh-cảo khánh-hội thôn (trước đây là phường Tân-hội)
Bình-ý thôn        Vĩnh-khánh thôn         Hòa-trung thôn
Tân-thạnh thôn  Tứ-chánh-điếm   Tứ-xuân ấp
Tứ-chánh-điếm   Bình-thuyên ấp  Tứ-chánh điếm Tân-an ấp
Tứ-chánh-điếm,  Bình-hòa ấp        Bình-an phường
Tân-cảnh thôn    Tân-chân đông-ấp       Đồng-văn phường
Tân-chánh thôn  (xưa là Tân-châu thôn)         Hòa-dương thôn
Phú-hội thôn      An-nhơn thôn     Phước-thạnh thôn
Mỹ-xuân thôn    Tân-thông thôn (đ-g) 

*
*
(Xưa là tổng nay đổi làm huyện )
HUYỆN TÂN-LONG
 Lãnh 2 tổng, 150 thôn, phường, ấp, điếm, [29a] Phía đông giáp tổng Dương-hòa, huyện Bình-dương; phía tây giáp hồ Lão-nhông; phía nam giáp sông cái Thuận-an, phía bắc giáp ngã- ba Thị-phổ huyện Bình-dương đến sông Tiểu-phong, qua cửa cống chợ Tân-cảnh đến cầu Tham-lương.
TỔNG TÂN-PHONG
Tổng nầy có 76 thôn, phường, ấp, điếm. Phía đông giáp chỗ ngã ba Khúc-rang (?), rồi theo chỗ ngã ba sông Biên-bức chạy đến hạ khẩu sông Sa-hà, phía tây giáp hồ Lão-nhông ; phía nam giáp tổng Hưng-long, cách một cái khe đến thượng-khẩu Sa-hà, phía bắc giáp cửa cống chợ Tân- cảnh đến sông Tiểu-phong xuống ngã ba Thị-phổ.
TÊN CÁC THÔN, PHƯỜNG, ẤP, ĐIẾM:

Khánh-hòa thôn Bình-nghi thôn   Tân-hóa thôn
Phú-hưng thôn   Long-vĩnh thôn  Bình-long thôn
Cựu  An-phú thôn       Tân Phú-hội thôn Hiệp-ân thôn
Thuận-an thôn    Tân-thuận thôn  Tấn-lộc thôn
Bình-tây thôn     Bình-tiên thôn [29b]   Bình-đăng thôn

Bình-đông thôn  Quang-phục thônNgũ phúc thôn
Tân-thuận thôn  Bình-lộc thôn     Long-cảnh thôn
Hội-đức thôn (mới lập) Hòa-định thôn  Tân-đồn thôn
Phú-an thôn        Tân-liêm thôn     Tân-lạc thôn (đ.g)
Tứ-chánh điếm   Tứ-xuân phường Vạn-xuân thôn
An-phú thôn  Phước-thanh thôn, Tứ-chánh điếm, Tấn-đức phường
Nhơn-mỹ thôn    Bình-đức thôn    Tân-phú thôn
Phước-lộc  Đông thôn (mới lập)    Toàn-lộc phường
Tân-quảng thôn  Phú-vinh thôn,   Tứ-chánh Thái-lộc phường
Tân-an thôn tây-giáp   Tân-an thôn(đ-g)         Tân-long thôn
Giang-trạm          Tân-an trung thôn        Tân hương thôn
Nhơn-nghĩa thôn                  
[30a] An-thái thôn       Tân-phú-thạnh-Đông thôn   Tân-hưng thôn
Tân-khánh thôn Tân-phú-điền thôn,     Tân-an xã (đ-g)
Tân-hội thôn      Tân-miên thôn    Tân-lộc xã
Tân-đức thôn      Tân-thanh thôn  Tân-thành thôn
Phú-hữu thôn     Tân-phú-Lâm thôn      Bình-quí thôn
Minh-phụng thôn    Cựu-phú-Lâm thôn      Tân-định thôn (mới lập)
Tân-hòa thôn (đ-g),     Tân-hòa thôn tây-giáp
Bình-hòa thôn    Sài phú      Tân-an phường
Tứ-chánh   Tân-hòa thôn (mới lập)        Tân-tạo thôn
Bình-trị đông thôn (mới lập)         Tân-lộc thôn      
An-hòa ấp Tân-hòa thôn   Tân-lạc tây thôn Tân-phú đông-điếm.            
[30b] TỔNG LONG-HƯNG
Tổng nầy có 74 thôn, phường. Phía đông giáp hạ khẩu Sa-hà, theo ngã ba sông Cần-bột chuyển qua chợ Thị-Đắc ra đến sông Thang-giang (hay Tranh-giang); phía tây giáp hồ Lão- nhông dọc theo khe Miễn-mộ (?) tổng Bình-cách huyện Thuận-an; phía nam giáp sông cái Thuận-an, phía bắc giáp tổng Tân-phong cách ngòi đến thượng-khẩu Sa-hà.
TÊN CÁC THÔN, PHƯỜNG:

Mỹ-thuận thôn   Mỹ-thuận-Tây thôn     An-lạc phường
Trung-hưng thôn         Phú-mỹ thôn      Thái-bình thôn
Tân-hội Đông thôn      Tân-kiên thôn     Long-đức thôn
Tân-nhựt thôn    Tân-tảo thôn       Tân-hữu thôn
Tân-phú tây thôn         Lương-hòa tây thôn     Lương-hòa đông thôn
Tân-sơn thôn nhị giáp [31a] Sơn-hòa thôn      Bình-hưng thôn
Bình-hưng đông thôn  Bình-thạnh thôn Tân-hòa thôn
Tân-phước-Thiện thôn, Lương-phú thôn (mới lập) Tân-tảo tây thôn
Tân-nguyên thôn         Tân-hồ thôn        An-tường thôn
Bình-trường thôn         Bình-chánh thôn          Long-thạnh thôn
Bình-thượng thôn,       Tân-tú thôn         Hòa-thạnh đông thôn
Bình-định thôn  Tân-hưng tây thôn       Bình-an thôn
An-phú tây thôn An-phước tây thôn      Đức-hòa thôn

An-thạnh thôn    Tân-phú-An thôn        An-mỹ thôn
Mỹ-an thôn         Tân-phú-An tây thôn  Mỹ-hòa thôn
Mỹ-thạnh thôn   Thanh-tuyền thôn        Bình-nghĩa thôn
[31b] Bình-phước thôn   Tân-sơn thôn nhứt giáp        Tân-kim thôn
Tú-chánh   Phước-lộc thôn (mới lập)     Tân-mỹ thôn
Hưng-long thôn  Bình-giao thôn   Chân-thái thôn
Tân-kiều thôn     Tân-nhiễu thôn  Tân-thủy thôn
Tân-quí thôn      Tân-quí tây thôn          Phước tri phường
Long-thái tân thôn Sông-tra Châu-thạnh thôn Mỹ-hạn thông(lập lại)
Phú-thạnh thôn  Tân-câu tây thôn          Ninh-đức thôn (lập lại)
Tân-liễu thôn      Tân-kinh thôn    Tân-phong thôn
Bình-an tây thôn   Mỹ-hội đông thôn       Qui-hòa thôn (mới lập)
HUYỆN PHƯỚC LỘC
Nguyên trước là tổng, nay cải làm huyện. Khi xưa là tổng Phước-lộc thuộc huyện Phước- long, dinh Trấn-biên; sau khi có địa-đồ, chiếu theo địa thế liên lạc [32a] cho thuộc về dinh Phiên-trấn, nay cũng để y như cũ.
Huyện nầy lãnh 2 tổng, 95 xã, thôn, phường, lân, ấp, điếm. Phía đông giáp vũng biểu Xoi-rạp; phía tây giáp sông Tranh, tổng Tân-phong, huyện Tân-long; phía nam giáp sông Xá-hương và cửa sông Tranh; phía bắc giáp sông Loát-giang tổng Dương-hà, huyện Bình-dương, rồi qua sông Ô-giang đến sông Biên-bức (giơi giơi).
TỔNG PHƯỚC-ĐIỀN
Có 48 xã, thôn, phường, lân, ấp, điếm. Phía đông giáp bến ngã ba sông Xá-hương tiếp đến vũng biển Xoi-rạp; phía tây giáp chợ Thị-đắc và Tranh-giang; phía nam giáp tổng Thuận-đạo huyện Thuận-an; phía bắc giáp tổng Lộc-thành.
TÊN CÁC THÔN, PHƯỜNG, LÂN, ẤP:

Phước-cơ thôn    Long-thạnh tây thôn    An-xuân điếm
Hòa-nghĩa thôn  Tân-an thôn        Phú-long đông-thôn
Long-đinh thôn  Phước-bình phường [32b]    Vĩnh-phước phường
Tân-mỹ thôn       Phước lý thôn     Long-hưng thôn
Phước-quảng thôn       Phước-toàn thượng thôn       Phước-toàn trung thôn
Phước-nghĩa thôn        Long-phú thôn   Tấn-long thôn
Phước-tịnh thôn Phú-thạnh tân ấp         Long-hiệp thôn
Bảo-hòa thôn      Bình-an thôn      Bình-thiện thôn
Nhơn-lợi thôn (mới lập)       Phú-lợi thôn       Long-hựu thôn
Phước-an đông-phường        Phước-an phường        Tân-an xã
Nhơn-hòa thôn   Tân-lân thôn       Phước-thạnh thôn
Phước-mỹ thôn  Phước-tường thôn        Long-mỹ thôn
Mỹ-lệ thôn          Vạn-phước phường     Tân-thạch thôn
Phước-lại thôn    Tân-thanh thôn  Vĩnh-khánh thôn
Phước-vĩnh tây thôn   Phước-vĩnh đông thôn    Phước-khoa thôn
Long-phụng thôn Long-thạnh-thôn đông giáp Tân-châu-phước phường
Thuận-an thôn    Hòa-xuân thôn  

* *
*
[34a] HUYỆN THUẬN-AN
Nguyên trước là tổng Bình-thuận: Phía đông giáp sông Xá-hương; phía tây giáp rừng hoang nguồn Quan-hóa phủ Tầm-đôn Cao-miên; phía nam giáp sông lớn Hưng-hòa trấn Định-tường, ngược dòng theo dọc sông Bát-chiên đến thủ-sở đạo Tuyên-oai; phía bắc giáp cửa sông Xá- hương ngược lên sông Thuận-an, ngòi Miễn-mộ giáp chằm lớn ở núi Bà-đinh.
TỔNG BÌNH-CÁCH
Có 33 xã, thôn, phường. Phía đông giáp ngã ba nước mặn cửa sông Tranh, phía tây giáp chằm lớn ở núi Bà-định nguồn Quang-hóa và phủ Tầm-đôn Cao-miên; phía nam giáp Thuộc- lãnh Tra-giang trấn Định-tường; phía bắc giáp sông Đội-ma dọc sông Thuận-an đến ngòi Miên- mộ
TÊN CÁC THÔN, PHƯỜNG:

Bình-thuận thôn Bình-đức thôn    Bình-thanh thôn
Bình-thạnh thôn Bình-cảnh thôn  Bình-nghị thôn
Bình-tường tây thôn [34b]   Bình-tường đông thôn Phú-mỹ đông thôn
Nhơm-hoà thôn  Bình-nhựt thôn  Bình-tự thôn
Tân-đức thôn      Tân-an xã đông-giáp   An-lý phường
Bình-dạ thôn      Cựu-bình-sơn thôn      Hậu-đức thôn
Cảm-giàng tây thôn     Long-tuyền thôn          Thạnh-đức thôn
Thái-bình thượng thôn         Bình-thánh thôn Thanh-phước thôn
Mỹ-an thôn         Tân-phủ thượng-thôn  Tân-lợi thượng thôn
Bình-tinh đông thôn   Tân-phước thôn Tây-giáp Bình-an thôn
Dơí-nhựt thôn    Thuận-thành đạo         Tân-hoá thôn
Quang-hoá đạo   Bình-phú thôn   
TỔNG THUẬN-ĐẠO
Có 32 thôn phường: Phía đông giáp sông Xá-hương và giáp biển: phía tây giáp [35a] phủ Tầm-đôn Cao-miên; phía nam giáp Thuộc-lãng, Tra-giang, ngược dòng qua Hưng-hoà đến sông Bát-chiên đạo Tuyên-oai, giáp Cao-miên; phía bắc giáp tổng Bình-cách đến ngã ba nước mặn sông Tranh rồi qua Cai-dao Bô-bô đến địa_giới Cao-miên
TÊN CÁC THÔN, PHƯỜNG

Hậu-đức thôn     Tân-trụ thôn       Bình-chánh thôn
Quảng-phủ thôn ( mới lập)  Bình-lãnh thôn   Bình-dương thôn
Mỹ-thuận thôn   Tân-phong thôn Hưng-thạnh thôn
Bình-khuê thôn  Bình-tung thôn   Phú-thạnh thôn
Long-tang thôn   Bình-tang thôn   Bình-phú thôn
Long-thạnh thôn          Bình-định tây thôn      Bình-lương tây thôn
[35b] Bình-lương đông thôn         An-hoà trung thôn       Long-thạnh đông thôn
Vĩnh-thạnh thôn Cựu Bình-hoà thôn     Hưng-thạnh đông thôn
Toàn-hoà thôn    Thuận-nghĩa thôn        Long-xuân thôn

Thuận-hoà đông thôn Thuận-nghĩa thượng-thôn    Thạnh-hoà đông thôn
Bình-cang trung thôn  Bình-lương trung thôn         
[36a] TRẤN BIÊN-HOÀ
Trấn biên-hoà tựa lưng vào núi, trở mặt ra sông. Khống chế vùng sơn-man, chặn nơi yếu hiểm. Ranh giới cũ: phía đông-bắc đến trấn Bình-thuận lấy nửa sông La-ly làm giới hạn. Năm Mậu-thìn (1808) niên-hiệu Gia-long thứ 7, Chuẩn-định phía đông giáp núi Thần-mẫu, lập trạm Thuận-biên, chạy dài ra phía bắc đều là sách động của sơn-man; phía nam giáp trấn Phiên-an, trên từ suối Băng-bột qua sông Đức-giang đến Bình-giang bẻ quanh về Tam-giang Nhà-bè, thẳng xuống vũng biển Cần-giờ qua Vũng-tàu ra Thát-sơn, (núi Rái) lấy một dải sông dài làm giới hạn. Phàm đất ở bờ phía bắc con sông là địa giới trấn Biên-hoà; phía đông giáp biển; phía tây đến sơn-man.
Từ đông đến tây cách 542 dặm rưỡi, từ nam đến bắc cách 587 dặm rưỡi, phía nam đến trấn cách 55 dặm rưỡi.
Khi đầu đặt trấn [36b] gọi là Trấn-biên-dinh, lãnh 1 huyện 4 tổng, lỵ-sở tại địa phận thôn Phước-lư. Ngày 12 tháng giêng năm Gia-long thứ 7 (1808), cải làm trấn Biên-hoà, đem huyện làm phủ đem tổng làm huyện, xét đất rộng hẹp dân nhiều ít, cứ theo địa thế liên lạc nhau mà chia đều, lại đặt thêm tổng, đều lập giới hạn. Năm Gia-long thứ 15 (1816) tháng 2, đời lỵ-sở đặt thôn Tân-lân, huyện Phước chánh.
Danh mục các phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phường thay đổi liệt-kê ra sau:
PHỦ PHƯỚC-LONG
Trước là huyện nay thăng làm phủ: lãnh 4 huyện, 8 tổng- 310 xã, thôn, phường
[37a] HUYỆN PHƯỚC-CHÁNH
Xưa là tổng Tân-chánh, nay đổi ra Phước-chánh, khi mới khai thác, thì đầu nguồn Đồng- nguyên còn là rừng rậm, thổ dân lấy bãi Tân-chánh làm tổng, thuộc [37a] về dinh Trấn-biên và huyện Tân-binh, sau lại đem những đất rậm biên vào sở thuế, đều lấy chữ Tân đứng đầu. Cho nên trong chỗ hoang tạp lại phức tạp thêm. Mãi đến khi lập thành đồ bản thì mới có đầu mới, và đổi về dinh Trấn-biên, công việc mới nhất định nay theo đó.
Gồm 2 tổng, 85 xã, thôn, phường. Phía đông giáp bến đò Thị-nghĩa, chợ thôn Bình-dương tổng Long-vĩnh, huyện Long-thành sát đến núi rừng; phía tây giáp man-sách đầu nguồn; phía nam giáp huyện Bình-an từ núi Chiêm-thái liền đến xứ Ba-đốc sông Thị-kiên; phía bắc giáp Man-sách rừng lớn.
TỔNG PHƯỚC-VINH (mới đặt)
Có 46 thôn phương. Phía đông giáp bến đò Thị-nghĩa thôn Bình-dương, tổng Long-vĩnh, huyện Long-thành, liền đến rừng núi; phía tây giáp thượng nguyên ba-can và thủ-sở Táo-mộc ( cây táo); phía nam giáp Phước-giang; phía bắc giáp Man-sách rừng lớn.
[37b] TÊN CÁC XÃ, THÔN, PHƯỜNG

Bình-đa thôn      Bình-an thôn      Vĩnh-an thôn
Tân-mai thôn      Tân-nhơn thôn   Tân-phong thôn

Phước-thạnh thôn        Tân-tục thôn       Bình-trúc thôn
Phụ-hội-đồng miếu     Phước-lư thôn    Tân-lân thôn
Bình-thành thôn Tân-lai thôn        Bạch-khôi thôn
Bình-điện thôn   Bình-thạch thôn Bình-sơn thôn
Bình-thới thôn   Tân-thạch thôn   Tân-thạch đông thôn
Bình-thuận thôn Bình-thạnh thôn Bình-ý thôn
Bình-hậu thôn    Bình-thảo thôn   Tân-xuân thôn
Tân-triều tây thôn        [38a] Tân-triều đông thôn    Tân-thành thôn
Bình-lục thôn     Long-phủ thôn   Xuân-hoà thôn
Bình-thanh thôn Bình-định thôn  Bình-lợi thôn
Long-chánh thôn         Tân-lộc tây thôn Phú-an thôn
Tân-huệ tây thôn         Tân-huệ đông thôn      Tân-quan chánh thôn
Tân-quan trung thôn   Tân-quan đông thôn    An-lâm thôn
Bình-an tây thôn          Tân-định thôn   
TỔNG CHÁNH-MỸ
Có 39 xã, thôn, phường. Phía đông giáp sông Thị-lộ, tổng Thành-tuy, huyện Long-thành; phía tây giáp thương-nguyên đạo Đường-sứ và thủ Tham-linh, giao-dịch trường[19] ; phía nam giáp huyện Bình-an từ núi Chiêm-thái đến xứ Ba-đốc sông Thị-kiên; phía bắc giáp Phước-giang
[38b] TÊN CÁC XÃ, THÔN, PHƯỜNG

Tân-phước thôn Tân-phú thôn     Tân-vạn thôn
Tân-bản thôn      Bình-tiền thôn    Tân-hạnh đông thôn
Bình-trị thôn      Tân-hạnh thôn    Phước-hạnh thôn
Phước-hạnh trung thôn         Tân-trung thôn tây giáp        Tân-hoa thôn
Tân-thạnh thôn đông giáp    Tân-hội thôn      Tân-khánh đông thôn
Tân-khánh trung thôn Tân-lương thôn  Bình-chử thôn
Bình-hưng thôn  Tân-trúc thôn     Tân-chánh thôn
Bình-chữ trung thôn    Điều-hoà thôn    Bình-chánh đông thôn
Bình-hoá thôn    Tân-hoà thôn      Bình-thuận đông thôn
Bình-hoá tây thôn       Tân-lợi thôn       Tân-lập thôn
Tân-lộc đông thôn       Tân-định thôn ( có thôn Tân-đức tháp nhập)
[39a] Tân-lộc thượng thôn   Tân-quan thôn    Phú-xuân đông thôn
Mỹ-thạnh thôn   Tân-thạnh thôn  Tân-quan thượng thôn
Bình-an Đông thôn              
HUYỆN BÌNH-AN
Gồm 2 tổng, 119 xã, thôn, phường, ấp, điếm. Phía đông giáp tổng Thành-tuy huyện Long- thành; từ sông Thị-lội nối đến đống Lão-tố ( giồng Ông Tố); phía tây giáp man-sách thượng- nguyên Băng-bột; phía nam giáp Bình-giang trấn Phiên-an; phía bắc giáp tổng Chánh-mỹ huyện Phước-chánh; từ núi Chiêu-thới đến xứ Ba-đốc sông Thị-kiên.
TỔNG BÌNH-CHÁNH
Có 50 xã, thôn, ấp, điếm. Phía đông giáp tổng An-thuỷ, từ xứ Ba-đốc đến Gò-trà; phía tây giáp man-sách nguồn Băng-bột; phía nam giáp Bình-giang, trấn Phiên-an; [39b] phía bắc giáp sông Thị-kiên xứ Ba-đốc tổng Chánh-mỹ huyện Phước-chánh.

TÊN CÁC XÃ, THÔN, ẤP, ĐIẾM

An-phước thôn   Long-tuyền thôn          Hoà-thanh đông thôn
Hoà-thuận thôn  Hoà-thuận đông thôn  An-định thôn
An-định tây thôn         Tân-an xã nhị giáp       Tân-an xã đông giáp
Tân-an xã thuận giáp   Tân-an xã hoà giáp     
Tân-an xã lợi giáp        Tân-an xã thạnh giáp  
Tân-an xã trung giáp   Tân-an xã tây giáp      
Tân-mỹ tây thôn Bến-sắn điếm     
Hoà-mỹ thôn      Phú-an ấp  Vĩnh-tường thôn
Bình-nhan tây thôn     Phước-hoá thuận thôn Tân-khánh tây thôn
Tân-phước thôn Vĩnh-phú thôn  
Bình-hoà thôn    Tân-đồng thôn   Phú-lợi thôn trung giáp
[40a] Phú-lợi tây thôn Bình-điền thôn   Bình-luật tây thôn
Chánh-an trung thôn   Phú-thạnh thôn  Phú-thuận thôn
Hoà-thạnh thôn  Chánh-an tây thôn       Chánh-an thôn tây giáp
Chánh-an thôn   Chánh-hoà thôn Phú-lợi thôn tây giáp
Phú lợi thôn        Phú-hoà thon      An-phú ấp
Bình-nhan thượng thôn        Tân-thái thôn tây giáp
Tân-thái thôn đông giáp       Tông-thái thôn   Vĩnh-phước thôn
TỔNG AN-THUỶ
Có 69 xã, thôn, phường. Phía đông giáp sông Thị-lộ tổng Thành-tuy huyện Long-thành liền đến đống Lão-tố Giồng Ông Tố; phía tây giáp sông Gò-thà xứ Ba-đốc tổng Tây-chánh; phía nam giáp Binhg-giang trấn Phiên-an; phía bắc giáp núi Chiêu-thái xứ Ba [40b] đốc tổng Chánh-mỹ huyện Phước-chánh.
TÊN CÁC XÃ, THÔN, PHƯỜNG

Tân-an xã đông giáp    Tân-thạnh thôn  Phú-mỹ thôn

Tân-long thôn   
Lý nhơn tây thôn ( có thôn  Phú-xuân tháp
nhập)
Hành-hoa thôn   Phước-an thôn    An-phú thôn
Long-quí thôn    Phước-thọ thôn Đông-an trung thôn     
Minh-phụng thôn        Đông-an thôn     Đông-an tây thôn
Tân-an xã tây giáp       Tân-an xã đông giáp   

Bình-chiểu thôn
Bình-chiểu tây thôn    Bình-chiểu thôn
trung giáp
Bình-xuân phường ( có thôn Bình-
xuân đông giáp nhập)
Bình-thắng tây thôn    Bình-thắng phường     Hoà-thạnh thôn

Tân-nhơn thôn  
Trường-xuân thôn tây giáp  Tân-quí thôn
thượng giáp
An-thạnh thôn ( mới lập, có thôn
Thạnh-sơn tháp nhập)
[41a] Xuân-hoà thôn   Linh-chiểu thôn tây giáp      Bình-đường thôn
Bình-thạnh thôn Linh-chiểu thông đông giáp Bình-qui đông

                   thôn
Bình-lợi đông thôn      Bình-qui thượng thôn Bình-qui hạ thôn

Bình-kinh thôn 
Bình-lợi tây thôn         Bình-phú thượng thôn
Bình-đán đông thôn    Tân-lợi thôn       Phước-lộc thôn
Tân-lộ thôn         Bình-đồng thôn đông giáp  
Bình-đồng trung thôn (có thôn Bình- đồng-chánh tháp nhập)
Bình-đồng thôn tây giáp      Bình-kinh tây thôn     
Phú-long đông thôn    Long-đức thôn    Bình-phú thôn
Tân-giám thôn    Bình-kinh đông thôn  Bình-hoà thôn
Tân-hưng xã       Bình-quan thôn  Long-qui thôn
Bình-qui thôn     Bình-xương thôn         Bình-trị thôn

[39b] Tân-mỹ thôn      Bình-phú trung thôn (có 4 thôn Bình-lộc, Chánh-thái, Thuận-bình, Phước-đông và Bình-hạnh nhất giáp tháp vào)

Bình-thuận nhứt thôn
Bình-hoà nhứt thôn     Bình-hoà đông thôn
Om-tài thôn        Bình-qui thôn     An-lợi thôn
Bình-tâm thôn    Bình-phước thôn         Mỹ-an thôn
HUYỆN LONG-THÀNH
Trước kia là tổng, nay đổi làm huyện, lãnh 2 tổng, 63 xã, thôn, phường, ấp. Phía đông giáp tổng An-phú huyện Phước-an, từ núi Nữ-ni đến cửa Ngã-bảy; phía tây giáp núi Lượng-ni, tổng An-thuỷ, huyện Bình-an; phía nam giáp sông lớn Nhà-bè; phía bắc giáp xứ Ao-cá, tổng Phước- vinh, huyện Phước-thành.
TỔNG LONG-VĨNH
Có 34 xã, thôn, phường, ấp. Phía đông giáp man-sách rừng lớn liền đến sông Đồng-môn; phía tây giáp núi Lượng-ni, tổng An-thuỷ; phía bắc sông Trảo-trảo tổng An-thuỷ- phía bắc giáp xứ Ao-cá, tổng Phước-vinh huyện Phước-chánh,
[61a] TÊN CÁC XÃ, THÔN, PHƯỜNG, ẤP:

Long-tường thôn          Bình-lương thôn Long-an thôn
An-hòa thôn       Vĩnh-thọ thôn    Vĩnh-hòa thôn
Vĩnh-đông thôn Phước-toàn thôn Vạn-toàn thôn
An-xuân thôn     Phước-châu thôn         Phước-tân thôn
Phước-khả thôn  Phước-gia thôn   Phước-miên thôn
Phước-trường thôn      Long-hòa thôn    Phước-quí thôn
Phước-mỹ thôn  Phước-tường thôn        Long-thạnh Tây-thôn
Long-thạnh đông thôn          Long-phú đông-thôn   Phước-thiện thôn
Phước-hậu thôn  Phước-thái thôn Long-đại thôn
Phước-tuy phường       Phước-hòa thôn [63A]          Phước-lợi thôn
Vĩnh-thuận thôn Long-thành thôn          An-hưng thôn
Phước-mỹ thôn.          
TỔNG THÀNH-TUY (mới đặt)

Có 29 thôn ấp. Phía đông giáp tổng An-phú, huyện Phước-an, từ núi Nữ-ni đến cửa sông Ngã-bảy ; phía tây giáp sông Trảo-trảo tổng Long-vĩnh đến sông Nhà-bè ; phía nam giáp sông Phước-bình ; phía bắc giáp man-sách rừng lớn đến sông Đồng-môn.
TÊN CÁC THÔN, ẤP:

Vĩnh-an thôn      Phước-lộc thôn   Phước-lợi-An thôn
Vĩnh-xương thôn (mới lập)  Phước-thành thôn  Phước-kiên thôn
Mỹ-khoan thôn  Phú-mỹ-an thôn Phước-lai thôn
Long-tạo thôn     Long-thuận thôn          Phước-hòa đông thôn
[43b] Phú-an thôn       Phú-hòa thôn      Long-hưng thôn
Hương-mỹ thôn  Lý-nhơn thôn     Vĩnh-hưng thôn
Lương-phước thôn      Lương-phước đông thôn   Phước-thanh thôn
An-thuận thôn (mới lập)      An-phước thôn   Long-đức thôn
Lương-thạnh thôn        Thanh-hòa thôn Trường-lộc thôn
Mỹ-an thôn         Long-hiệu thôn 
HUYỆN  PHƯỚC-AN
Lãnh 2 tổng, 43 xã, thôn, phường, ấp. Phía đông giáp biển ; phía tây giáp núi Cam-la và núi Nữ-ni đến cửa sông Ngã-bảy ; phía nam giáp trấn Phiên-an dọc theo phía bắc vũng biển Cần-giờ
; phía bắc giáp Man-sách thủ Sông-nục
[44a] TỔNG AN-PHÚ
Có 21 xã thôn ấp. Phía đông giáp biển cả ; phía tây giáp núi Nữ-ni đến cửa sông Ngã-bảy ; nam giáp xã Phước-bình trấn Phiên-an dọc theo bờ phía bắc vũng biển Cần-giờ ; phía bắc giáp đường quan tổng Phước-hưng.
TÊN CÁC XÃ, THÔN, ẤP

Long-hòa xã       Long-hiệp thôn  Long-thắng thôn
Phước-đức thôn  Long-lập thôn     Long-xuyên thôn
Long-kiên thôn  Long-thuận thôn          Phước-thạnh thôn
An-nhứt thôn      Hắc-lăng thôn     Phước-thiện thôn
Long-an thôn      Long-điền thôn  Long-thạnh thôn
Long hương thôn         Phụ lủy      Tỉnh-bổng thôn (Giếng-bộng)
[44b] TỔNG PHƯỚC-HƯNG
Có 22 xã, thôn, phường. Phía đông giáp biển cả ; tây giáp núi Cam-La đến núi Nữ-ni ; phía nam giáp đường quan tổng An-Phú ; phía bắc giáp man-sách thủ Sông-Nục.
TÊN CÁC XÃ, THÔN, PHƯỜNG:

Phước-thái thôn Phước-hưng thôn         Phước-liễu thôn
Long-thinh thôn Long-hưng thôn Phước-hiệp thôn
Thái-thạch thôn  Phước-lộc thượng-phường   Long-hòa thôn
Phước-an trung xã       Long-thái thôn   Gia-thạch thôn
Phước-lợi thôn   Phú-thạnh thôn  Phước-hoa thôn
Long-sơn thôn    Phước-hải thôn   Long-hội sơn thôn
Long-hải thôn     Giang-trạm[20]  Long-mỹ tây thôn

Giang-trạm          Hòa-mỹ thôn      Giang-trạm Tân-an thôn.


[45a] TRẤN ĐỊNH-TƯỜNG
Đất Định-tường khi đầu khai thác, nhơn dân chia ra thống thuộc nhiều mối, bởi vì đất Nông- nại rộng lớn nên phải mộ dân đến ở. Đầu tiên đặt ra 2 huyện Phước-long và Tân-bình ở cũng chưa khắp hết, mà đất ấy cách Biên-hòa, Phiên-an xa xăm hiểm trở, tình thế không thể gấp lấy pháp luật ràng buộc, vậy nên phải trù hoạch nhiều phương, lập ra sổ sách biệt nạp. Có 9 khố- trường: Qui-an, Qui-hóa, Cảnh-dương, Thiên-mụ, Gian-thảo, Hoàng-lạp, Tam-lịch, Bả-canh, Tân- Thạnh cho dân tùy tiện lập ấp khai canh cho khắp. Nhưng ở dựa theo núi hoặc nương theo biển, những chỗ hẻo lánh rời rạc [45b] lại còn có người chuyên nghiệp về lợi núi chằm mà không có chỗ quản cố. Lại lập ra trang, trại, mạn,[21] nậu[22] để thâu thập dân chúng, đều tùy theo nghề nghiệp mà nạp thuế cho có thống thuộc, cốt yếu về việc mở-mang ruộng đất trồng tỉa hoa lợi mà thôi, như vậy tuy thấy có sự phức tạp, nhưng tựu trung đều có giường mối.
Khi đầu ở xứ Mỹ-Tho có lập đạo Trường-đồn dùng chức Thơ-ký đảm nhiệm. Năm Kỷ-hợi đời Thế-tổ Cao-hoàng-đế năm thứ 2 (1779) lập địa-đồ bằng châu bản (bản in) hoạch-định rõ địa- giới Trấn-biên, Phiên-trấn, Long-hồ và Hà-tiên, bãi bỏ thể lệ biệt nạp theo 9 khố-trường (đã nói trên), trừ ra  hạt nào khi trước lệ thuộc các  nha [46a]  thì đem người và ruộng lập thành ra huyện Kiến-Khương, lập dinh Đồn-trưởng đặt chức Lưu-thủ, Cai-bộ và Ký-lục để cai quản lỵ-sở ở giồng Kiến-định (tục gọi chỗ đất bốn phía bằng ở giữa nổi cao gọi là đống), lãnh 1 huyện, 3 tổng.
Năm Tân-sửu thứ 4 (1781) đổi làm dinh Trấn-định dời lỵ-sở qua thôn Mỹ-chánh chợ Mỹ- tho. Tháng giêng năm Mậu-thìn niên hiệu Gia-long thứ 7 (1808) đổi làm trấn Định-tường lãnh 1 phủ, 3 huyện, 6 tổng, nơi đây đất ruộng béo tốt, đường thủy lục tiếp giáp, phía đông giáp biển, phía tây giáp nước Cao-miên, bắt đầu từ Phiếm-da[23]: Rạch-cỏ, Tuyên-oai. Bát-chiên-giang chuyển qua phía bắc trải sông Hưng-hòa xuống sông Tra-giang, rồi qua phía đông ra cửa biển Xoi-rạp, chạy theo một dải trường giang… Bờ phía nam con sông là giới-hạn trấn Định-tường, phía nam từ đạo Tân-châu, thủ Hùng-ngự dẫn theo Tiền-giang xéo ra phía bắc quẹo về phía đông trải, qua sông Hàm-long [46b] rồi thẳng ra cửa biển Ba-lai, bởi phía bắc là trấn Phiên-an.
Từ đông đến tây cách 430 dặm rưỡi, từ nam đến bắc cách 348 dặm, từ lỵ-sở đến thành Gia- định 149 dặm rưỡi, ao chằm uất hiểm, sông nguồn lưu thông.
*
* *
Những danh-mục phủ, huyện, tổng, thôn, ấy thay đổi liệt kê sau đây:
PHỦ KIẾN-AN
Nguyên trước là huyện, nay thăng làm phủ. Lãnh 3 huyện, 6 tổng, 314 thôn, ấp.
HUYỆN KIẾN-ĐĂNG
Lãnh 2 tổng, 87 thôn. Phía đông giáp những sông Tranh-giang, Ba-lai, Tân-kinh, tổng Kiên- xương, huyện Kiến-hưng, phía tây giáp phủ Cầu-nôm nước Cao-miên ; phía nam giáp trấn Vĩnh-

thanh lấy Tiền-giang đến sông Hiệp-ân, Cái-tử[24] Cổ-lịch làm giới hạn ; phía bắc giáp trấn Phiên- an, gối đầu địa giới Cao-miên, ôm vòng theo sông Bát-chiên và sông Bát-đông.
[47a] TỔNG KIẾN-HÒA
Có 44 thôn. Phía đông giáp những sông Tranh-giang, Ba-lai, Tân-kinh, tổng Kiến-xương, huyện Kiến-hưng ; phía tây giáp tổng kiến-phong lấy từ ngòi nhỏ sông Bát-chiên thẳng đến cửa sông Mỹ-lương (tục danh Cái-thìa) ; phía nam giáp sông Tiền-giang, dọc theo sông lớn Mỹ- lương và Ba-lai, phía bắc giáp sông Bát-chiên và sông Bát-đông.
TÊN CÁC THÔN:

Kim-sơn thôn     Giao-long thôn   Phú-phong thôn
Bình-chánh trung thôn         Bình-chánh đông thôn          Bình-chánh thôn
Mỹ-đông chánh thôn  Mỹ-hòa thôn      Mỹ-đông trung thôn
Mỹ-đông thôn    An-thủy thôn      Long-phú thôn
Phú-hòa an thôn An-thủy tây thôn         Tân-sơn thôn
Long-điền thôn (mới lập)     Mỹ-quí thôn       Mỹ-ân thôn
Trà-luật thôn      Mỹ-an thôn         [47b] Phú-long thôn
Mỹ-trang thôn    Mỹ-tường thôn   Mỹ-trinh thôn
Tân-hội thôn      Tân-hòa thôn      Hòa-thuận thôn
Hữu-hòa thanh-sơn thôn      Hội-sơn thôn      Xuân-sơn thôn
Cảm-sơn thôn     Phú-thuận đông thôn  Bình-chánh tây thôn
Phú-an thôn        Bình-Phú thôn   Mỹ-hạnh đông thôn
Mỹ-hạnh trung thôn    Mỹ-hạnh tây thôn        Phước-an thôn
Phú-mỹ thôn Đông-an thôn An-mỹ thôn       
Bình-hiệp thôn (mới lập)     Mỹ-hưng thôn   
TỔNG KIẾN-PHONG
Có 43 thôn. Phía đông giáp ngòi nhỏ sông Bát-chiên thẳng đến cửa sông Mỹ-lương ; phía tây giáp phủ Cầu-nôm Cao-miên ; phía nam giáp sông lớn Tiền-giang, Hiệp-ân, Cái-lao. [48a] Cổ-lịch
; phía bắc giáp sông Bát-chiên tiếp đất Cao-miên.
TÊN CÁC THÔN:

Tân-đức thôn      Tân-hiệp thôn     Tân-phú sơn thôn
Tân-bình đông thôn    An-bình tây thôn         An-thành thôn
Mỹ-chánh thôn  Mỹ-thạnh thôn   Hòa-mỹ thôn
Mỹ-đức đông thôn      Mỹ-đức tây thôn          Mỹ-thiện thôn
Mỹ-lợi thôn        Mỹ-lương thôn   An-thái đông thôn
An-thái trung thôn       An-thái tây thôn Hòa-lộc thôn
Mỹ-hưng thôn    Mỹ-thuận thôn   Mỹ-an đông thôn
Thanh-hưng thôn         Mỹ-an tây thôn  An-mỹ thôn
Mỹ-long thôn     Bình-hàn tây thôn,      Bình-hàn trung thôn
Mỹ-toàn thôn     [48b] Mỹ-xương thôn Mỹ-đảo thôn
Mỹ-lộc thôn (mới lập) Mỹ-định thôn     Mỹ-trà thôn
Mỹ-nghĩa thôn   Tân-an thôn        An-bình-long thôn
Tân-mỹ thôn       An-long thôn      Tân-phú thôn

Tân-thạnh thôn  Tân-an thôn        Tân-khánh thôn
Tân-phú-đông thôn              
*
* *
HUYỆN KIẾN-HƯNG
Lãnh 2 tổng, 76 thôn. Phía đông giáp sông Bảo-định chạy dài ngang đến cửa sông Mỹ-tho, qua bờ phía đông nửa sông kênh đào làm giới hạn ; phía tây giáp Tranh-giang, và kênh mới Ba- lai; phía nam giáp sông lớn Tiền-giang, Ba-lai và Mỹ-tho; phía bắc giáp trấn Phiên-an, và giáp trường-giang Bát-đông, Hưng-hòa.
TỔNG KIẾN-THUẬN (mới đặt)
Có 39 thôn. Phía đông giáp giới sông Bảo-định chạy dài ngang đến cửa sông Mỹ-tho [49a] qua Kênh đào và hạ khẩu sông Ba-lai ; phía tây giáp tổng Hưng-xương, và kênh mới Tranh- giang, dọc theo ngã ba xã-Quảng đến Rạch-khoai ; phía nam giáp Rạch-khoai tổng Hưng-xương đến sông An-đức (tục danh sông Xoài-miệt) ; phía bắc giáp trường-giang, Bát-đông và Hưng- hòa.
TÊN CÁC THÔN

Thái-sơn thôn     Phú-an       Tây thôn Phú-an-lộc thôn
Giang-trạm          Điều-hòa thôn    An-đức chánh thôn
Bình-tạo thôn     An-hòa thôn       Trung-lương thôn
Đạo-ngạn thôn   An-đức đông thôn       Long-hội thôn
An-vĩnh thôn      Cữu-viễn thông  Nghĩa-hữu thôn
Tân-nhơn thôn   An-thái thôn       Nhơn-hòa thôn
Long-hội tây thôn        An-thạnh thôn    Tân-thạnh trung thôn
[49b] An-phước thôn  Tân-an thôn        Long-thạnh thôn
Mỹ-thuận đông thôn   Mỹ-thuận tây thôn      Bình-toàn đông thôn
Long-hưng thôn Vĩnh-kiên đông thôn   Bình-đông thôn
Bình-toàn tây thôn      Tân-đức đông thôn      Tân-đức chánh thôn
Hữu-đạo thôn     Bình-sơn thôn    Vĩnh-kim tây thôn
Mỹ-điền thôn     Tân-phú thôn (mới lập)        Phú-an thôn
Tân-hưng thôn            
TỔNG HƯNG-XƯƠNG (mới đặt)
Có 37 thôn. Phía đông-bắc giáp ngòi nhỏ xã Quảng tổng Kiến-thuận qua Rạch-khoai (chằm khoai) đến sông An-đức ; phía tây giáp tổng Kiến-lợi huyện Kiến-phong lấy ngòi xã Quảng, và kênh mới Ba-lai làm giới hạn ; phía nam giáp sông Tiền-giang Ba-lai rồi quan theo cù.lao Trà- luật xuống sông lớn An-đức.
[50a] TÊN CÁC THÔN:

Hòa-mỹ thôn (mới lập)         Tân-hiệp thôn     Tân-lý tây thôn
Tân-lý đông thôn         Tân-hương tây thôn     Tân-hương thôn
Nhơn-hậu thôn   Tân-hương trung thôn Bình-quân thôn
Nhơn-lợi và        Lương-tri   Lương-thanh nghị thôn Nhơn-lý tây thôn (lập lại)

Bình-định thôn  Nhơn-thượng thôn       Xuân-sanh thôn
Nhơn-hậu đông thôn   Bình-an thôn      Nghĩa-lợi thôn
Dương-hòa thôn Tân-hội đông thôn      Tân-hội tây thôn
Vĩnh-hòa thôn    Phú-mỹ thôn      Vĩnh-hòa đông thôn
Mỹ-thạnh thôn   Long-định thôn  Trường-khánh thôn
Bình-an đông thôn (mới lập)         Phú-khương thôn        Phú-thượng thôn
Thân-hòa thôn Đông-an thôn        [50b] Mỹ-phước thôn
Đông-an thôn (mới lập)        Tân-đông thôn   Chánh-đông trung thôn
Tân-thạnh thôn (mới lập )    Tuyên-thạnh thôn.      
*
* *
HUYỆN KIẾN-HÒA
Xưa là tổng nay thăng làm huyện, lãnh 2 tổng, 151 thôn ấp. Phía đông giáp đến cửa biển Xoi_rạp và Ba-lai ; phía tây giáp tổng Kiến-thuận huyện Kiến-hưng lấy sông Bảo-định chạy ngang qua sông cái Mỹ-tho đến cửa sông lớn Ba-lai làm giới hạn ; phía nam giáp trấn Vĩnh- thanh lấy sông Tiền-giang, Ba-lai và Mỹ-tho chạy ra biển làm giới-hạn ; phía bắc giáp trấn Phiên-an lấy sông dài Hưng-hòa làm giới-hạn.
TỔNG KIẾN-THẠNH
Có 65 thôn. Phía đông giáp Tra-giang, tổng Hòa-bình chạy ngang qua sông cái Kỳ-hôn Mỹ- tho và Kinh đào đến hạ khẩu sông Ba-lai ; phía tây giáp kinh Hòa-hưng chảy ngang qua sông cái Mỹ-tho đến hạ khẩu sông Ba-lai; phía nam giáp sông cái Mỹ-tho ; phía bắc giáp sông Hưng-hòa.
TÊN CÁC THÔN:

Ái-nghĩa thôn     Tân-nho thôn     Tân-hòa thôn
Bình-thanh thôn Đông-an thôn     [51b] Tân-xuân thôn
Mỹ-chánh thôn  Phú-hội thôn      Mỹ-hóa thôn
Bình-hài thôn     Bình-phong thôn         Long-hòa thôn
Thanh-xuân thôn         Bình-hạnh thôn  An-hòa thôn
Lương-phú thôn Phú-an thôn        Phú-đức thôn
Mỹ-trung thôn    Bình-trung-lộc thôn    Bình-phú thôn
Bình-trị thôn      Nhơn-nghĩa thôn         Phú-lộc thôn
Bình-cang thôn  Bình-nguyên thôn       Bình-thâm thôn
Phú-long thôn    Bình-quí thôn     Phú-đà thôn
Bình-hiệp thôn   Bình-định đông thôn  Bình-công tây thôn
Tân-thạnh thôn  Bình-an thôn      Bình-dương thôn
Nhật-tân thôn     An-khương thôn Phú-hòa thôn
Phú-xuân thôn   Bình-phước thôn         Tân-hưng-long thôn
Mỹ-hội thôn       Tân-an tây thôn  Tân-thủy thôn
Phú-tây thôn       Bình-thuận thôn Mỹ-đức thôn
Thanh-xuân đông thôn         Bình-thái thôn    Tân-an thôn
Tân-giang thôn   Bình-đăng thôn  Vĩnh-phước thôn
Tân-mỹ thôn       Tân-thạnh-lợi thôn      Hưng-nghĩa thôn

Long-trì thôn      Long-hựu thôn   Tân-trinh đông thôn
Tân-trịnh thôn Điền-trang thôn     Bình-thời thôn  
Mỹ-thuận thôn   Tân-hưng thôn  
[52a] TỔNG HÒA BÌNH (mới đặt)
Có 86 thôn, phường, ấp. Phía đông giáp cửa Xoi-rạp và cửa đại Ba-lai, tiểu Ba-lai ; phía tây giáp Tra-giang chạy ngang qua sông Kỳ-thôn, Mỹ-tho, đến kênh đào và hạ khẩu sông Ba-lai ; phía nam giáp sông lớn Ba-lai ; phía bắc giáp sông dài Hưng-hòa.
TÊN CÁC THÔN, PHƯỜNG, ẤP:

Bình-phú đông thôn    Bình-xuân thôn  Bình-sơn thôn
Bình-hưng thôn  Bình-quang thôn         Thuận-hòa thôn
Tân-hóa thôn      Long-thạnh thôn          Bình-phương thôn
An-định thôn      Bình-thạnh thôn Toàn-thạnh thôn
Bình-thủy thôn  Bình-phục nhứt thôn   Tân-nhựt thôn
Bình-phục nhứt đông thôn   Bình-phục nhị thôn     Bình-phú chánh thôn
Vĩnh_hộ thôn     [52b]Vĩnh-lợi thôn (mới lập)        Vĩnh-an thôn
Vĩnh-thạnh thôn Bình-long tây thôn      Bình-long thôn
An-long đông thôn      An-long tây thôn         Tân-cang thôn
Tân-câu trung thôn      Tân-câu đông thôn      Bình-nghị thôn
Bình-ân thôn      Tăng-huy   An-hòa nhị thôn
Toàn-phước phường    Tân-niên đông thôn     Tân-niên tây thôn
Dương-phước thôn      An-hòa ấp Tân-long thôn
                   Tân-niên trung thôn
Bình-thạnh đông thôn Bình-thuận đông thôn Bình-thuận tây thôn
Bình-công thôn  Tân-phước thôn Miếu ông thôn
Giao-long thôn   Phước-an đông thôn    Phước-hòa thôn
Tân-thạnh an-hồ thôn Thái-phước thôn          Phước-hậu thôn
Phú-vinh thôn [53a]    Hoàng-long Quí-sơn thôn    Phú-an thạnh thôn
Phú-an-hòa thôn (mới lập)   An-hải thôn        Giao-hòa thôn
An-hòa tân thôn Long-phụng thôn         Phú-nhuận thôn
Thanh-long         Long-thạnh nhị thôn   Phú-mỹ thôn Chân-hưng thôn
Long-thái thôn   Vinh-qui thôn    Lộc-thuận thôn
Tân-định thôn    Tân-hội thôn      Phú-hòa thôn
Phước-thuận thôn        Lương-thạnh thôn        Bình-đại thôn
An-lộc       Tân thôn    Thái-hòa thôn Vĩnh-thạnh thôn
Tân-quang thôn  Long-thái   Long-hòa thôn Phước-toàn thôn
Phước-định thôn          Phú-thanh thôn  Phước-hạnh tây thôn
Phú-mỹ thôn (mới lập)         Phước-hạnh thôn (mới lập) 
Long-hưng thôn (mới lập)    Bình-thanh đông thôn
Phước-hạnh đông thôn (mới lập)  Vĩnh-đức-Hòa thôn (mới lập)       
[53b] TRẤN VĨNH-THANH
Trấn Vĩnh-thanh nầy nguyên so lập ra châu Định-viễn và dựng dinh Long-hồ ở xứ Cái-bè, sau dời qua ấp Long-an, thôn Long-hồ, lãnh 1 châu, 4 tổng. Năm thứ 2 (1779) đời vua Thế-tổ cao Hoàng-đế đổi tên là Hoằng-trấn dinh, lỵ-sở ở chỗ này, tục gọi là xứ Bãi-bà-lúa. Năm thứ 3 (1780) vì Cao-miên hữu sự, ở xa khó chế ứng, nên đem lỵ sở về thôn Long-hồ, đổi tên làm Vĩnh- trấn-Dinh.
Năm Mậu-thân (1778) đầu thời trung-hưng, đem 2 đạo Long-xuyên và Kiên-giang nhập về quản hạt, trong ấy có phủ Ba-thắc [54a] nguyên người Cao-miên ở, ngoại trừ ra để làm thuộc địa Cao-miên.
Năm Mậu-thìn (1808) niên hiệu Gia-long thứ 7, đổi châu (Định-viễn) làm phủ, và Vĩnh-trấn làm Vĩnh-thanh-trấn.
Năm Gia-long thứ 9 (1810) trích đem Long-xuyên, Kiên-giang thuộc về trấn Hà-tiên.
Ngày 22 tháng 2 năm Gia-long 12 (1813) đắp thành trì dựng công thự ở địa-phận ấp Bình- an và ấp Trường-xuân thôn Long-hồ. Nơi đây có những dải sông to lớn ràng buộc, chiếm cứ yếu hiểm, làm một hùng-phiên cự-trấn cho thành Gia-định, khống chế Cao-miên, lại có đường thủy của 2 con sông rất tiện lợi về sự giao thông, mà ruộng vườn cũng béo tốt.
Phía đông giáp huyện Kiến-hòa trấn Định-tường, lấy hạ-khẩu sông lớn Ba-lai làm giới hạn ; phía tây giáp 3 phủ Nam-vang, Linh-quỳnh, Chân-sâm nước Cao-miên ; phía nam giáp 2 đạo Kiên-giang, Long-xuyên trấn Hà-tiên ; phía đông-nam giáp biển lớn: Ba-lai, Ngao-châu, Băng- cung, Ba-thắc, Mỹ-thanh ; phía bắc giáp huyện Kiến-đăng trấn Định-tường, lấy Tiền-giang làm giới hạn [54b]. Từ đông đến tây cách 200 dặm rưỡi, từ nam đến bắc cách 350 dặm rưỡi, phía bắc đến thành Gia-định 240 dặm rưỡi, lãnh 1 phủ, 4 huyện, 6 tổng.
*
* *
Danh-mục phủ, huyện, tổng, thôn, phường, ấp thay đổi kê ra sau đây:
PHỦ ĐỊNH-VIỄN
Trước là châu nay thăng làm phủ, lãnh 4 huyện, 6 tổng, 353 thôn, phường, ấp, điếm, trại.
HUYỆN VĨNH-BÌNH
Nguyên trước là tổng Bình-dương nay đổi tên là huyện Vĩnh-bình. Lãnh 2 tổng, 100 thôn ấp. Phía đông giáp Tiền-giang lấy cù lao Tân-cù sông Hàm-long và thượng khẩu Cần-đai đến nửa sông Cổ-chiên làm giới hạn ; phía tây lấy Ngư-câu (ngòi cá) đến nửa sông Cái-bồn làm giới hạn ; Phía nam lấy Hậu giang từ Ba-thắc đến nửa sông Cái-bồn làm giới hạn ; phía bắt từ Ngư-câu đến cù lao Tân-củ làm giới hạn.
[55a] TỔNG VĨNH-TRƯỜNG (mới đặt)

Có 52 thôn ấp. Phía đông giáp tổng Tân-minh huyện Tân-an lấy từ cù lao Tân-cù đến thượng khẩu Cần-đài xuống mân-thít đến nửa sông Trà-ôn làm giới-hạn ; phía tây từ ngư-câu đến nửa sông Cai-bồn dọc sông Trà-ôn làm giới-hạn ; phía bắc giáp Tiền-giang từ Ngư-câu đến cù lao Tân-cù làm giới-hạn.
TÊN CÁC THÔN

Long-hồ thôn     Bình-an thôn      Trường-xuân thôn
Thanh-mỹ thôn  An-thành thôn    Bình-lương thôn
Bình-an     Bình-thạnh         An-cù tam thôn Phú-thuận thôn
Phú-hòa thôn      Bình-long thôn   Tân-cù Tân-bình nhị thôn
Phước-đức thôn  Tân-thái thôn      Tân-phú thôn
Bình-phụng thôn         Phước-định thôn [55b]         Phú-hưng thôn
Phú-sơn thôn      Phước-lộc thôn   Bình-toàn thôn
Bình-sơn thôn    Bình-định thôn  Mỹ-tường thôn
Mỹ-thạnh thôn   Sơn-đông thôn   Mỹ-hòa thôn
An-phú-Hòa thôn        Xuân-sơn thôn   Tân-điền thôn
Định-thái thôn    Hòa-phú-Đông thôn    Thủy-thuận thôn
Tân-hạnh thôn    Tân-mỹ đông thôn       Tân-hiệp An-phú nhị thôn
Tân-hội đông thôn      Tân-phú đông thôn     Bình-an thôn
Phú-lộc thôn       Mỹ-lợi thôn        Phú-trường thôn
Mỹ-thạnh trung thôn   Mỹ-phú trung thôn (mới lập)        Long-hội thôn
Bình-thắng thôn An-hội thôn        Tân-phước-an thôn
Phú-trường đông thôn [56a]          Long-cù thôn      Hạnh-hoa thôn (mới lập)
An-thạnh-hòa thôn      Long-thạnh thôn (mới lập)  
TỔNG BÌNH-CHÁNH
Có 48 thôn. Phía đông lấy sông Lãng-the xuống đến nửa sông Cổ-chiên làm giới-hạn ; phía tây lấy sông Ba-kỳ đến nửa sông Tra-ôn làm giới hạn, phía nam lấy sông Hậu-giang và Trà-ôn đến sông Ba-thắc Cổ-chiên làm giới hạn ; phía bắc lấy sông Mân-thít đến nửa sông Lãng-the làm giới-hạn
TÊN CÁC THÔN:

Phước-tường thôn        Phú-thái thôn     Thái-bình thôn
Cựu Phước-khánh thôn,       Thanh-hưng thôn         An-phú thôn
Thái-khánh thôn (trước là Long-cang thôn)    Bình-thạnh thôn
Phú-nhuận thôn An-toàn thôn      Tân-hưng thôn
Bình-thạnh thôn (mới lập)   Quang-đức thôn Hiệp-nghĩa thôn
An-tường thôn    Phước-toàn thôn (trước là Bình-hòa thôn)
[56b] Phú-đức Bình-mỹ nhị thôn           Long-thạnh thôn
Tân-phú thôn (trước là Tân-toản thôn)  Tân-định thôn   
Vĩnh-tường thôn        Long-hưng thôn Vĩnh-long, Vĩnh-an nhị thôn
Phước-long thôn          Cựu Phước-hoà thôn   Long-tuyền thôn
Long-hậu, Mỹ-lý nhị thôn   Hoàng-long thôn         Tân-an tây thôn
Tường-lộc thôn  Thi-lập Thái-hoà thôn Vĩnh-hưng thôn
An-thạnh-mỹ thôn       Long-an thôn      Long-thái thôn

Long-trị thôn      Long-phước thôn         Hoà-hữu thôn
An-thái trung thôn       Long-vĩnh thôn  Long-phú thôn
Long-khánh thôn         Cựu  Long-an thôn Phước-thọ thôn
Phú-an thôn        Long-định thôn  An-thạnh thôn
[57a] Từ chánh Mỹ-hoà thôn (tục gọi người ở bốn phương là tứ chánh) bởi vi qui tụ nhận dân lưu-tân bốn phương làm một thôn, chớ không phải thổ dân của ông cha để lại)
HUYỆN VĨNH-AN
Nguyên trước là tổng nay đổi làm huyện, lãnh 2 tổng, 81 thôn, phường; phía đông giáp huyện Vĩnh-bình lấy từ ngư-câu ngang đến tiểu-câu Đồ-bà rồi đến cửa sông Cái-bồn làm giới- hạn; phía tây giáp phủ Nam-vang Cao-miên lấy cửa sông Tiền-giang ngang đến thượng-khẩu Hậu-giang làm giới hạn; phía nam giáp huyện Vĩnh-định lấy thượng-khẩu Hậu-giang xuống đến cửa sông Cái-bồn làm giới hạn; phía bắc lấy thượng-khẩu Tiền-giang bao cả những cù lao Cái Vừng, bãi Tê, bãi Tân, bãi Ngưu, bãi Long ẩn, Cai-nga, Tân-phụng, Vĩnh-long đến bờ nam nửa sông cái làm giới hạn.
TỔNG VĨNH-TRINH (mới đặt)
Có 29 thôn. Phía đông giáp tổng An-trung lấy thượng-khẩu sông Cái-tàu [57b] thẳng đến thủ Cường-oai làm giới-hạn; phía tây giáp phủ Nam-vang Cao-miên lấy thượng khẩu hai con sông (Tiền-giang, Hậu-giang) làm giới-hạn; phía-nam giáp huyện Vĩnh-định, lấy thượng-khẩu Hậu- giang, qua Châu-đốc đến thủ Cường-oai làm giới hạn; phía bắc từ thượng-khẩu Tiền-giang bao gồm các cù lao Cái-vừng, bãi Tê, bãi Tân, bãi Ngưu, đến thượng-khẩu sông Cái-tàu làm giới-hạn.
TÊN CÁC THÔN:

Tân phú-lâm thôn        Long-khánh thôn (mới lập)  Long-sơn thôn
Mỹ-lương thôn   Tân-hưng thôn   Tân-điền thôn
Tân-thuận thôn  Nhơn-hoà trung thôn (mới lập)    
Tân-hoà thôn      Mỹ-hưng thôn    Mỹ-chánh thôn
Phú-hưng thôn   Phú-an đông thôn        Tân-thái thôn
Toàn-đức thôn    Toàn-đức đông thôn [58a]   Tân-phước thôn
Tân-tịch thôn      Tòng-sơn thôn    Mỹ-long thôn
Mỹ-phú thôn      Bình-thành tây thôn    Bình-thạnh đông thôn
Bình-thạnh-hoà thôn   Nhơn-lợi- trung, Tân-an nhị thôn (mới lập)
Tấn-an thôn (mới lập) Thái-bình thôn   Mỹ-khánh thôn
Tân-long thôn             
TỔNG VĨNH-TRUNG (mới đặt)
Có 52 thôn, phường. Phía đông giáp tổng Vĩnh-trường huyện Vĩnh-bình lấy Ngư-câu Tiền- giang đến tiểu-câu Đồ-bà rồi đến cửa sông Cái-bồn làm giới-hạn; phía tây giáp tổng Vĩnh-trinh lấy thượng-khẩu sông Cái-tàu đến nửa sông Cường-oai làm giới-hạn; phía nam giáp huyện Vĩnh-định lấy từ sông Hậu-giang qua đồn Cường-oai đến bờ phía bắc sông Cái-bồn làm giới- hạn; phía bắc từ thượng-khẩu sông Cái-tàu [58b] thuộc Tiền-giang, bao gồm các cù lao Long-ẩn, Cai-nga, Tân-phụng và Vĩnh-tòng đến Ngư-câu (ngòi-cá) làm giới-hạn.
TÊN CÁC THÔN, PHƯỜNG

Mỹ-an thôn         Cựu-hội-an thôn Tân-mỹ thôn
Tân-an trung thôn        Nhơn-qui thôn   Tân-long thôn
Long-hậu thôn    Bình-an thôn      Tân-bình thôn
Nhơn-hoà thôn   Tân-xuân thôn    Tân-lâm thôn
An-tịch thôn       Tân-phụng thôn Sùng-văn phường
Vĩnh-phước thôn         Tân-phú đông thôn     Tân-phú trung thôn
Bình-tiên thôn    Long-phụng thôn         Tân-qui tây thôn
Tân-qui đông thôn      Tân-đông thôn   Tây-khánh thôn
                   Tân-khánh tây thôn
Tần-triều thôn    Tân-thạnh thôn  Định-an-phú thôn
[59a] Định-hoà thôn   Tân-lộc trung thôn      Đông-thành trung thôn
Phú-lộc thôn       Bình-lữ thôn       Tân-hoa thôn
Vĩnh-long thôn  Tân-hạnh thôn    Tân-sơn thôn
Tân-hội thôn      Phú-hữu thôn     An-thuận thôn
Tân-nhơn thôn   Tân-an đông thôn        Tân-hựu thôn
An-hoà đông thôn       An-phú thôn       Đông-thành thôn
Mỹ-thuận thôn   Giang-trạm Tân-giai thôn     Phú-hội thôn
Tân-hoà thôn      Tân-lộc thôn (mới lập)        
Giang-trạm Phước-hậu thôn
HUYỆN VĨNH-ĐỊNH
Phía đông giáp biển, phía tây giáp đất 3 phủ Nam-vang. Linh-quỳnh và Chân-sâm của Cao- miên; nam giáp đất Kiên-giang, Long-xuyên trấn Hà-tiên, khởi từ thượng-khẩu Hậu-giang trải qua sông Châu-đốc [59b] và hạ khẩu mới đào của sông Vĩnh-tế đến hạ-khẩu Thụỵ-hoà luôn đến Ba-lãng, Bãi-xao ra cửa biển Mỹ-thanh làm giới hạn; phía bắc giáp 2 tổng Vĩnh-trinh Vĩnh- trường huyện Vĩnh-an và tổng Bình-chánh huyện Vĩnh-bình, lấy thượng khẩu Hậu-giang đến bờ phía nam con sông ở nơi cửa biển Ba-thắc làm giới hạn.
CỘNG 37 THÔN ĐIẾM KỂ SAU:
(huyện Vĩnh-định địa giới tuy rộng, nhưng nhơn-dân chưa đông nên chưa chia ra làm tổng).
Bình-thạnh tây thôn    Bình-trung (mới lập) thôn    Bình-lâm thôn (mới lập)
Bình-đức thôn    Mỹ-phước thôn  Mỹ-thạnh thôn
Đại-hữu thôn      Thái-thuận thôn Thái-hoà trung thôn
Tân-thuận đông thôn  Tân-lộc đông thôn       Thái-hưng thôn
Thái-an thôn       Thái-an đông thôn       Bình-thuỷ thôn
Thái-bình thôn [60a]   Tân-an thôn        Tân-thạnh thôn
Tân-nhơn thôn   Tân-phú đông thôn     Phú-mỹ đông thôn
An-lạc thôn (mới lập)  Phú-long thôn    Tân-thạnh đông thôn
An-thạnh nhứt thôn     Đại-hoà thôn      An-thạnh nhị thôn
An-hoà thôn (mới lập)          Hoà-mỹ thôn      Châu-qui-an thôn
Mỹ-hội đông thôn       Long-hưng thôn Mỹ-đức thôn
Tân-lợi thôn       An-thạnh điếm   Tâu-thạnh điếm
Hậu-giang cựu Vĩnh-thạnh thôn (mới lập)     
HUYỆN TÂN-AN
Nguyên trước là tổng nay đổi làm huyện, lãnh 2 tổng 135 thôn trại, phía đông giáp cửa biển Ba-lai, Ngao-châu, Băng-cung, Cổ-chiên; phía tây giáp thượng-khẩu sông Cần-đài đến sông cái Hàm-long; phía nam giáp [60b] thượng-khẩu sông Cần-đài đến nửa sông Cổ-chiên làm giới hạn; phía bắc giáp những sông Tiền-giang, Hàm-long, Súc-sĩ và Ba-lai làm giới hạn.
TỔNG TÂN-MINH (mới đặt)
Có 72 thôn. Phía đông giáp cửa biển Ngao-châu, Băng-cung, Cổ-chiên; phía tây giáp thượng- khẩu Cần-đài đến sông Hàm-long làm giới hạn; phía nam giáp thượng-khẩu Cần-đài đến sông Cổ-chiên làm giới hạn; phía bắc giáp hạ-khẩu Cần-đài xuống đến cửa biển Ngao-châu làm giới hạn.

Bình-an thôn      Bình-thanh thôn Thanh-tránh thôn
Tân-hương Bình-chánh nhị thôn  Bình-trung thôn
Thanh-an thôn    Thanh-hoà thôn Phú-thạnh thôn
Tân-thuận thôn  Tân-qui thôn      Vĩnh-khánh thôn
Bình-hiệp thôn [61a]  Bình-phụng (mới lập) Bình-long nhị thôn

An-lộc thôn       
Lộc-hoà thôn      Phú-thuận thôn (hiệp cả thôn tân, thôn
cựu)
Vĩnh-hội thôn    Vĩnh-hoà thôn    Vĩnh-thuận thôn
Tân-phụng thôn Long-an thôn      Gia-khánh thôn
Tân-nhơn thôn   Nguyên-khánh thôn    Tân-cù thôn

Đông-thành thôn         Khánh-hoà thôn (mới lập, trước là An-mỹ
thôn)
Tân-phú đông thôn     Phước-hạnh thôn         Trung-mỹ thôn
Phú-mỹ thôn      Mỹ-sơn thôn       Mỹ-thạnh thôn
Tân-nghĩa thôn   Gia-thạnh thôn   Thanh-long thôn
Tân-thiện thôn   Tân-thông thôn  Thanh-xuân thôn
Thanh-sơn thôn  Tân-viên thôn     An-hoà thôn
Hội-an thôn        Bình-trạch thôn [61b] Tân-điều thôn
An-thái thôn       Phú-thạch thôn   Cảm-sơn thôn
Thái-hoà thôn     Trường-lộc thôn Thanh-tân tây thôn
Tân-thành thôn  Tân-đức thôn      Thái-thuỷ thôn
Long-thạnh thôn (trước là Long-hoá thôn) Định-phước thôn        
Tân-khánh thôn Phước-khánh thôn       Phú-an định thôn
Tân-trung thôn   Tân-xuân thôn    Mỹ-điều thôn
Phú-khánh thôn An-qui thôn        Long-điền thôn (mới lập)
Giao-thạnh thôn Toàn-phú đông thôn   Tân-lộc trung thôn
Giao-long thôn (mới lập)     Vĩnh-an thôn      An-thạnh thôn
Vĩnh-thành thôn Hoà-thạnh thôn 
[62a] TỔNG AN-BẢO (mới lập)
Có 63 thôn trại, phía đông giáp biển Ba-lai và Ngao-châu; phía tây giáp thượng-khẩu Cần-đài và sông Hàm-long, Bình-thuỷ (tục danh Súc-sĩ ở thôn Bình-thuỷ) làm giới-hạn; phía nam giáp tổng Tân-minh lấy hạ-khẩu sông Cần-đài đến nửa sông Cổ-chiên làm giới-hạn; phía bắc giáp sông Bình-thuỷ đến biển Ba-lai làm giới-hạn.

TÊN CÁC THÔN TRẠI

Hàm-long thôn   Hoà-thuỷ thôn    Phụ-long thôn
Mỹ-phú thôn      Tiên-thuỷ thôn   Tiên-thuỷ tây thôn
Sơn-an thôn        Sơn-hoà thôn      Sơn-thuận thôn
Mỹ-thành thôn   Phú-lợi thôn       Phú-an Nhuận-đức thôn
Phú-khương thôn        Tân-thành đông thôn  Phú-tự thôn
Phú-hưng thôn   Tân-sơn thôn      Tân-điền thôn
Mỹ-an thôn         Long-thạnh thôn [62b]         Long-hưng thôn
Hưng-thạnh thôn         Tân-hào thôn      Tân-hào đông thôn
Tân-định thôn    Tân-thanh đông thôn  Tân-thanh trung thôn
Cựu Tân-hưng thôn     An-toàn thôn      An-nghĩa tây thôn
An-nghĩa trung thôn    An-hoà đông thôn       Vĩnh-đức tây thôn
Vĩnh-đức đông thôn    Vĩnh-đức trung thôn   An-bình đông thôn
An-bình tây thôn         Phú-long tây thôn        An-hoà thôn
An-thuỷ thôn      Tân-thuận thôn (mới lập)     Tân-thuỷ thôn
Bình-thuỷ tây     Bình-thuỷ đông nhị thôn     Phú-quí thôn
Phước-đức thôn  Phước-lộc thôn   Phước-tường thôn
Phước-an trung   Phước-an-chánh nhị thôn [63a]    Phước-an-thạnh thôn
Phú-an-thuận thôn      Định-hoà thôn    Châu-thái thôn
Bình-hoà thôn (mới lập)       Phước-thạnh       Long-thạnh nhị thôn
Châu-bình thôn  Mỹ-nhơn thôn    Tân-trang thôn
Bình-định thôn  Mỹ-nhơn thôn    Tân-thạnh thôn
Phú-long đông thôn    Tân-thạnh thôn  Đồng-gia trại
Tân-xuân thôn            


[63A] TRẤN HÀ-TIÊN
Hà-tiên nguyên đất của Chân-lạp, tục xưa lag Mang-khảm, tiếng Tàu gọi là Phương-Thành, khi ban đầu Mạc-Cửu người xã Lê-quách huyện Khang-hải phủ Lôi-châu tỉnh Quảng-đông nước Đại-minh, vào năm niên-hiệu Khang-Hy thứ 19 (1680) đời Đại-thanh, nhà Minh mất, ông Cửu không phục chánh sách nhà Thanh, để tóc dài chạy qua phương nam ở tại phủ Nam-vang nước Cao-miên, thấy nơi phủ Sài-mạt của nước ấy có những người các nước: Trung-hoa, Cao-miên, Đồ-bà tụ tập mở trường đổ-bác trưng thuế, gọi là thuế hoa-chi, ông bèn trưng mua thuế ấy, lại được cái hầm bạc nữa, nên mau phát giàu có, ông lại chiêu mộ dân phiêu lưu ở Phú-quốc, Lũng- kỳ, Cần-bột, Vũng-thơm, Rạch-giá, Cà-mau lập làm 7 xã thôn. Xứ sở nầy tương truyền thường có người tiên hay xuất hiện trên sông, nhơn đó gọi tên là Hà-tiên.
[63b] Mạc-Cửu bèn sai người thuộc hạ là Trương-Cầu, Lý-Xá đệ biểu-văn trần-tình đến kinh đô Phú-xuân xin làm quan trưởng xứ ấy.
Mùa thu tháng 8 năm Mậu-tý (1708) đời vua Hiếu-tông Hiếu-minh Hoàng-đế (Nguyến-phúc- chu) sắc cho Mạc-Cửu làm Tổng-binh trấn Hà-tiên phong tước Cửu-ngọc-hầu; Cửu lập đinh trại đồn trú ở đất Phương-thành, nhơn dân càng ngày qui tụ càng đông đảo.
Tháng 4 năm 21 Tân-mão (1711) Hà-tiên trấn Tổng-binh Cửu-ngọc-hầu Mạc-Cửu đến cửa Khuyết tạ ơn.
[64a] Tháng 5 năm thứ 11 Ất-mão (1735) đời vua Túc-tôn Hiếu-minh Hoàng-đế (Nguyễn- phúc-Chú) Mạc-Cửu mất. Con trưởng là Mạc-Tông, tự là Thiên-tứ (hiệu là Sĩ-lân-thị Thọ-đức- hiên) dâng thơ cáo phó. Tháng 2 mùa xuân năm Bính-thìn (1736) Vua ban cho Thiên-tứ Kế tập theo cha, thăng làm Khâm-sai Đô-đốc Tôn-đức-hầu và cho 3 chiếc long-bài-thuyền được miễn thuyền-thuế, thường năm thuyền xuất dương lựa mua vật quí đem về Kinh thượng-tiến, Vua lại ra ơn cho được mở lò đúc tiền.
Tứ chia đặt Văn Võ nha thuộc, tuyển lựa quản binh, dựng công-thự, đắp thành-bảo, chia đặt đường sá chợ quán, sau đấy thương thuyền các nước vãng lai đông đảo.
Tứ lại chiêu tập những văn-sĩ tài nghệ các xứ, nên những văn nhơn tỉnh Phúc-kiến là bọn Châu-phát Trần-minh-Hạ, Châu-cảnh-Dương, Ngô-chi-Hàn, Lý-nhơn-Trưởng, Trần-duy-Đức, Trần-dược-Uyên, Trần-tự-Nam [64b] Từ-Hoằng, Lâm-duy-Tắc, Tạ-Chương, Đơn-bỉnh-Ngự, Vương-đắc-Lộ, Từ-hiệp-Phỉ, Từ-đăng-Cơ, người tỉnh Quảng-đông là Lâm-kỳ-Nhiên, Tôn-thiên- Thuỵ, Lương-hoa-Phong, Tôn-thiên-Trân, Lội-phùng-Cái, Thang-ngọc-Sùng, Dự-tích-thuần, Trần-thuỵ-Phụng, Lư-triệu-Dinh, Trần-thiệp-Tứ, Vương-húc, Hoàng-kỳ-Trấn, Trần-bá-Phát; người phủ Triệu-phong là Phan-đại-Quảng, Nguyễn-Nghi, Trần-Ngoan, Đặng-minh-Bần. Người phủ Gia-định là Trịnh-liên-Sơn, Lê-bá-Bình, Người ở Qui-nhơn là Hoàng-Long Hoà-thượng (người phật giáo). Người Phúc - Kiến là Đạo sĩ Tô -Dần tiên - sinh. Nối nhau đi đến Tứ mở gác Chiêu-anh mua sách vở, thường ngày cùng chư-nho giảng-luận, có thơ vịnh 10 cảnh ở Hà-tiên, thi sĩ họa lại rất đông, từ đấy văn-phong mới truyền bá ra miền biển ấy. Tôn đức-hầu có khắc bản Hà-tiên thập vịnh và bản Minh-bột di-ngư truyền lại cho đời.
[65a] Tháng 8 mùa thu năm Đinh mão (1747) đời vua Thế Tôn Hiếu-võ Hoàng-đế (Nguyễn- phúc-Khoái) có tên giặc biển ngụy xưng là Võ-vương Đức-bụng (người ở Qui-nhơn tên là Đức, vì có bụng lớn nên gọi là Đức-bụng) cướp lấy thuyền Long-bài ở ngoài biển Hà-tiên. Trước khi ấy, trung tuần tháng 4 Tông đức-hầu sai người cưỡi thuyền Long-bài đem thủy hỏa ngọc châu mỗi thứ 1 viên, 20 hạc-đỉnh, (?) 1 con hỏa-kê (gà tía) Tây-dương, 1 con chó ngao Tây-dương, 1 con cù-cốc ngũ sắc, 1 con anh-võ ngũ sắc và vải Tây-dương, chiếu giao-văn chiếu đẳng-hoa các quí vật ấy đến dâng. Vu ban cấp cho cáo-thân-bằng[25], 2 đạo sắc Cai-đội, 2 đạo sắc Đội-trưởng và các hạng gấm đoạn, khí vật... Tháng 8 sứ giả của Thiên tử về đến hải phận Long-xuyên gặp bọn giặc biển là ngụy Võ-vương tên là Đức-bụng đã do thám biết trước, chờ đón ngoài biển cướp lấy tài vật, Tôn đức-hầu được tin báo, lập tức sai người rể là Ngũ-nhung Cai-đội Kỳ-tài-hầu Từ-hữu-Dung đem 10 chiếc chiến hạm [65b] ra bắt được 4 người trong đảng của giặc trảm thủ, còn Đức-bụng chạy trốn qua hải phận Ba-thắc, Tông đức-hầu đem việc tư qua Gia-định, điều khiển quan binh chia đi tuần bắt, năm sau bắt được Đức-bụng làm tội lăng-trì[26] dư đảng đều dẹp yên cả.
Năm thứ 18 (Ất-hợi - 1755) nước Cao-miên trái mạng, vu sai quan quân đến đánh, vua nước ấy là Nặc-ong-Nguyên chạy sang Tôn-đức hầu ở Hà-tiên, nhờ Tôn-đức-hầu tâu giúp mới được dâng đất để khỏi tội.
Năm thứ 20 (Đinh-sửu - 1757) nước Cao-miên có loạn, vương tôn là Nặc-ong-Tôn chạy sang nương náu ở Hà-tiên rồi xin làm con nuôi Tôn-đức-hầu, Tôn-đức-hầu đem việc tấu lên, vua phong cho Nặc-ong-Tôn làm quốc vương Cao-miên, rồi hộ tống về nước. Sau khi được sắc phong, Nặc-ong-Tôn đem đất 5 phủ Chân-sân, Sài-mạt [66a] Cần-bột, Linh-quỳnh, Vũng-thơm dâng cho Tôn-đức-hầu để tạ ơn giúp đỡ. Tôn-đức-hầu đem dâng đất ấy lên triều, và vua hạ chỉ chuẩn đặt 5 phủ thuộc trấn Hà-tiên quản hạt. Tôn-đức-hầu lại lập đạo Kiên-giang ở xứ Rạch-giá, lập đạo Long-xuyên ở xứ Cà-mau, đều đặt quan lại cai trị.
Tháng 8 mùa thu năm Bính-tuất (1766) đời vua Duệ-tôn Hiếu-định-Hoàng-đế năm thứ 2 (Nguyễn-phúc-Thuần) có thám-tử trấn Hà-tiên từ nước Tiêm-la về báo tin rằng Phong-vương nước Tiêm (vua nước ấy có bịnh phong hủi) nên người trong nước gọi là phong-vương) đã chỉnh bị chiến tháp (chiến thuyền của nước Tiêm gọi là tháp, cách thức giống chiếc tam-bản của tàu Tây-dương mà lớn hơn, người thủy-thủ ngồi xây mặt ra sau mà chèo) và binh biển sẽ đến đánh trấn Hà-tiên.
Phong vương thuở ấy ưa việc sử dụng võ toan xâm-lấn nước ngoài, gây oán với bốn bên lân- quốc, mà chánh-trị rất tàn bạo. Tôn-đức-hầu lấy làm lo [66b], nên sự phòng bị càng thêm chặt chẽ, tháng 9 tư báo với khổn-súy (chủ-tướng) thành Gia-định xin binh ứng-viện. Ngày 10 tháng 10, quan Điều-khiển (ở Gia-định) là thống-suất Khôi-khoa-hầu Nguyễn-phúc-Khôi, Tham-mưu Miên-trường-hầu Nguyễn-hữu-Miên, sai Bộ-đạo-quan Cai-đội Siêu-nghĩa-hầu, Tân-châu-đạo Cai-đội Kế-thiện-hầu, Binh-luận Duy-tài-bá, đem 20 chiếc thuyền tuần bể và 1000 tinh-binh đến trấn Hà-tiên, đề phòng bị ngoại hoạn.
Tháng 3 mùa xuân năm thứ 3 (Đinh-hợi - 1767) nước Miến-điện[27] nhơn oán dân nước Tiêm-la, bèn cử binh qua đánh phá nước này, đốt cung thất, cướp [67a] ngọc lụa, bắt Phong- Vương và con vua là Chiêu-Đốc, cùng mấy vạn dân số đem về, bỏ nơi ấy làm đất trống. Con thứ 3 của Tiêm-vương là Chiêu-xí-Xan trốn qua nước Cao-miên. Con thứ 2 của vua ấy là Chiêu-thủy chạy sang Hà-tiên. Từ đấy Tiêm-la không còn mưu toan đến đánh nước ta nữa.
Tôn-đức-hầu đem đủ tình trạng đề đạt lên  triều và tạ ơn quan điều-khiển xin rút viện binh về cho khỏi lao khổ. Tháng 5 Khổn-súy Gia-định triệu bọn Siêu-nghĩa-hầu kéo binh về an nghỉ.
Tôn-đức-hầu lại sợ Miến-điện nhơn có nhuệ-khí thắng trận, rồi chúng lại hoành hành xâm nhiễu đến ta, bèn sai cháu ngoại là Thắng-thủy-đội Cai-đội Sửu tài-hầu Trần-văn-Lực (con của viên tướng trấn thủ ở các châu Cao-lỗi-Liêm là Tổng-binh Định-sách-hầu, cháu của Đô-đốc Thắng-tài-Hầu, và con người
em gái của Tôn-đức-Hầu) đem chiến hạm binh lính ra đông Chân-bôn (địa-giới sát nước Tiêm) để tuần phòng việc bất ngờ ở biên cảnh.
Thuở ấy nước Tiêm sau khi binh hỏa [67b] bị dịch bệnh hoành hành, quân Hà-tiên qua đồn thú và dân Tiêm bị chết ngổn ngang, Sửu-tài-Hầu cũng bị chết, nhưng ở biên-giới chưa yên, việc binh không nên bãi bỏ, bèn sai Ngũ-nhung Kỳ-tài-Hầu qua thế, không bao lâu Kỳ-tài-Hầu cũng bịnh được triệu về, đi đến nửa đường thì chết, bèn sai Cai-đội Đức-nghiệp-Hầu đem thú-binh tuần-tiễu các hải-đảo Cổ-công, Cổ-cốt và Dần-khảm.
Trước khi ấy có côn đồ Triều-châu tên là Hoắc-nhiên am-thông võ nghệ tụ tập đồng-lõa. Thấy đảo Cổ-công là nơi hiểm trở hẻo lánh, trong liền với núi cao của Cao-miên, ngoài có núi làm bình phong che kín, giữa có vũng sâu đầm rộng ghe thuyền đậu được yên-ổn, chúng bèn chiếm cứ làm sào huyệt, thường ra vào dọc biển đón cướp thuyền buôn Nam Bắc đi lại, cùng sang đoạt của cải của dân Tiêm tỵ nạn nơi bờ biển.
Hoắc-nhiên có nghề dùng mũi tên lớn bịt sắt bắn đứt dây buồm, hoặc dùng cái khiên mây [68a] che mình nhảy qua thuyền buôn. Y hoành-hành trên biển, đảng-lõa rất đông, bèn âm mưu toan chiếm đoạt Trấn Hà-tiên. Mưu ấy bị tiết lậu, Tôn-đức-Hầu mật sai Cai-đội Khang-thành- Hầu đem quan binh tinh nhuệ lặng lẽ đến vây bắt. Khi tiếng súng đều nổ, tiếng trống và tiếng hò hét vang lên, quân giặc hoảng kinh chạy trốn; Hoắc-nhiên chỉ cầm một cái đoản đao cỡi chiếc ghe nhỏ phá vòng vây chạy ra, bị súng điểu-thương loạn xạ, y liền nhảy xuống nước để tránh, lại bị thương nhiều phải chết. Sau khi y bị bêu đầu lên giữa dân chúng, dư đảng của y đều giải tán.
Năm thứ 4 (Mậu-tý - 1768) có người Triều-châu tỉnh Quảng-đông tên là Trịnh-quốc-Hoa ở Tiêm gọi là Phi-nhã-Tân, nguyên trước lưu ngụ Tiêm-la nối theo nghiệp cha (tên là Yển) làm quan-trưởng đất Mang-tát, lại gọi là Phi-nhã-Tát (Phi-nhã là tên chức quan). Nhơn khi nước Tiêm không có vua, trộm cướp dấy lên như ong, Phi-nhã-Tân bèn chiêu nạp những bọn cừ khôi mà thống-nhất lại [68b] rồi tự xưng làm Vua, và viện lễ để đòi Cao-miên phải cống hiến hoa vàng hoa bạc. Vua Cao-miên là Nặc-ong-Đôn tự cho Phi-nhã Tân không phải là thế hệ của Tiêm- la nên chống cự không tuân mệnh.
Ngày 1 tháng 2 mùa xuân năm Kỷ-sửu (1769) có con mãnh hổ vào thành Hà-tiên chạy rống cả trong nha thự, quan quân hiệp nhau vây bắt, con hổ ấy rống lên một tiếng rồi vọt nhảy ra ngoài thành, không thấy tông tích chi nữa. Khi ấy Tiêm-vương Phi-nhã-Tân sai Phi-nhã sô-sĩ bôn-ma đốc suất binh biển qua đánh Nặc-ong-Tôn ở Cao-miên và hộ tống Ngụy vương Cao- miên là Nặc-ong-Non về nước. Khi đến Lô-khu-vật đánh mãi không thắng, bèn bắt dân đem về.
Trấn Hà-tiên nghe lân-quốc phiến động, phải nghiêm sức việc biên-phòng. Vừa có người lưu vong ở Triều-châu là Trần-thái quần tu bọn cướp ở núi Bạch-mã (địa phận Hà-tiên) mưu chụp lấy trấn Hà-tiên, mật kết người họ Mạc [69a] là Mạc-sùng, Mạc-khoan, ước hẹn đếm ngày 13 tháng 6 đốt lửa làm nội ứng. Việc ấy phát giác Tôn-đức-hầu bèn y theo đúng ước hẹn của chúng

rồi đặt phục-binh vây bắt. Đồng đảng của chúng ở chùa Hương-sơn, Trần-thái chạy trốn qua xứ Chân-bôn Tiêm-la. Qua ngày 20, ở Cao-miên có lời đồn rằng: ở Súc-nặc-bồn tụ tập hơn 900 người toan gây rối loạn, nhưng liền bị dẹp yên cả.
Tháng 7 năm thứ 6 (Canh-dần - 1770) có tên đào binh là Phạm-Lam chiêu-tập ác-phỉ ở Vũng-thơm, Cần-bột cùng Vinh-ly Ma-lú ở Đồ-bà, Nha-ốc-kê ở Cao-miên đảng lõa có hơn 800 người chia đường thủy lục chụp đánh Trấn thành, và thuyền giặc 15 chiếc vào cửa biển Hà-tiên. Vừa đến núi Thúy-bình đều bị Trấn-binh đánh phá, đâm chết Phạm-Lam ở giữa sông và bắt được bọn Lư-Kẻ đem chém tất cả.
Nhưng cũng từ đây Hà-tiên binh lương thiếu thốn [69b] dân tâm nao động, Tôn-đức-hầu dâng sớ bày tỏ và xin cố gắng hết sức, Triều đình khoan dung ủy lạo và sắc cho Khổn-súy Gia- định rằng: khi nào Hà-tiên hữu sự báo cáo nguy cấp, thì nên cứu ứng cho mau.
Tháng 8 năm thứ 7 Tân-mão dò biết Tiêm-vương Phi-nhã-Tân đương kiểm điểm binh giáp định ngày tấn công. Tôn-đức-Hầu gởi dịch qua quan Điều-khiển Gia-định xin viện binh. Khôi- khoa-hầu và Miên-trường-hầu phúc thơ nói: năm trước hoang báo việc biên-cảnh làm cho quan quân lao khổ, ngày nay nên chỉnh sức tướng-sĩ, đợi khi nào có tin binh Tiêm tràn qua biên cảnh chắc chắn, chúng tôi sẽ phát binh ứng chiến thì cũng không muộn.
Thế rồi ngày 14 tháng ấy trong thành Hà-tiên ở phía nam thấy có 2 cái mống đỏ giao lại thành chữ thập (+), dài hơn 3 trượng, ngày 16 ở dưới lầu Bắc-đế nguyên có đống cát cao hơn 1, trượng [70a] bỗng bị gió cuộn bay lên không trung, làm cho trong thành mù mịt, rồi khi đổ xuống thành một đống hình chữ thập, kẻ thức giả dự đoán đó là điềm “tháng 10 thì mất thành”.
Tháng 9 Phi-nhã-Tân lo lắng Chiêu-thủy (con thứ 2 Phong-vương Tiêm-la đã nói trên) hiện ở Hà-tiên tình thế chẳng khác gì như ở bên gường nằm có người thở ngáy ò ò thì ngủ không yên giấc, bèn nhân nhuệ khí mới phá được giặc ở Lục-côn (thuộc Miến-điện) nên đem 20.000 binh thủy lục dùng tên cướp ở núi Bạch-mã là Trần-Thái làm hướng-đạo. Ngày 3 tháng 10 tiến đến Hà-tiên vây đánh Trấn-thành, 3 mặt thành dựng ván gỗ không đắp đất đá, khi ấy Trấn-binh ít ỏi, nên phải đóng thành cố thủ, một mặt phi báo với đồn dinh Long-hồ, thì ngay lúc ấy thủy-binh của Tiêm chiếm cứ núi Tô-châu bắn đại-bác vào trong thành, thế rất nguy ngập! Đêm ngày 10 kho thuốc súng ở núi ngũ-hổ phát hỏa làm cho trong thành kinh động, đêm ngày 13 binh Tiêm theo cửa phía sau thành nơi cửa sông nhỏ chỗ không đắp thành, chúng chặt phát cửa quan xông vào [70b] phóng hỏa đốt dinh, sáng rực cả rừng núi, binh Tiêm nội ngoại giáp công, đánh trống hò hét huyên náo, tiếng súng nổ vang như sấm, Tôn-đức-hầu thâu đốc binh bản bộ đánh theo lối xáp lá cà dọc theo trên đường, một chặp, quân dân trong thành tan chạy rối loạn, qua canh 3 thành bị hãm, Tôn-đức-hầu đương quyết tử chiến thì Cai-đội Đức-nghiệp-hầu bèn cặp nách Tôn-đức-hầu lên thuyền chèo đến đường sông giang-thành (tên một thủ-sở) mà tẩu thoát, còn Hiệp-trấn mạc-tử hoàn, Thắng-thủy Mạc-tử-xương và Tham-tướng Mạc-tử-Dung dều đem thủy- binh phá vòng vây do đường biển chạy xuống Kiên-giang rồi qua Trấn-giang đồn trú. Ngày 15 thuyền Tôn-đức-hầu đi đến đạo Châu-đốc, bị truy-binh của tướng Tiêm là Chiêu-khoa-Liên (Người Triềm-châu, họ Trần, tên Liên, làm Mưu sĩ cho Tân. Chiêu-khoa là tên chức quan của Tiêm) theo đến, Tôn-đức-hầu sai Đồ-bà Cai-đội Sa chống cự, nhưng cũng bị thua. Cai-đội Sa có phép cấm đao-thương [71a] tuy bị nhiều vết thương nhưng không chết, chạy ra Tân-châu-đạo Tiền giang, vừa gặp Lưu-thủ Long-hồ-dinh là Cai-cơ Kính-thân-hầu Tống-phước-Hiệp đem dinh-binh đến tiếp ứng, cấp tốc bắt người Hải-đạo dẫn vào Châu-đốc đánh lui binh giặc. Binh

Tiêm không biết đường sá đi lầm vào cùng giang, bị đại binh ta theo kịp chém được hơn 300 thủ-cấp, Chiêu-khoa Liên bỏ thuyền lên bờ theo đường Chân-sâm đương đêm chạy về Hà-tiên, Dinh binh thâu hoạch 5 chiếc chiến-thuyền và súng ống khí-vật của Tiêm và thuyền Hà-tiên rồi để binh phòng thủ đạo Châu-đốc, còn đại-binh trở về Tân-châu, cùng Tôn-đức-hầu hỏi thăm cơ- sự, rồi sai ghe thuyền hộ tống Tôn-đức-hầu đến dinh Long-hồ tạm trú.
Còn Cai-đội đạo Đông-khẩu là Nhơn-thanh-hầu Nguyễn-hữu-Nhân đón đánh binh Tiêm ở thủ Cường-thành Hậu-giang chận lối hiểm [71b] xuất Kỳ binh đánh luôn mấy trận đều thắng cả, thâu được chiến thuyền của Tiêm 10 chiếc, binh Tiêm do đường bộ chạy trốn bị chém và bị đói khát chết mất quá nửa, sau cho đất Long-hồ là nhiều chỗ hiểm-yếu không dám tái phạm. Phi- nhã-Tân bèn để Chiêu-khoa-Liên ở lại chiêu phủ Trấn Hà-tiên, rồi đem đại-binh thẳng đến nước Cao-miên. Vua nước ấy là Nặc-ong-Tôn chạy qua địa phương Bát-chiên Long-quật, Phi-nhã-Tân đem Nặc-ong-Non trở về làm Vua Cao-miên, binh Tiêm chiếm cứ phủ Nam-vang, có ý dòm ngó đánh thành Gia-định.
Tháng 11 Thống-suất Khôi-khoa-hầu, Tham mưu Miên-trường-hầu đưa công văn mời Tôn- đức-hầu hội nghị, Kính-đức-hầu (hiện ở Long-hồ) phái ủy thuộc viên dẫn đến công quán Nghi- giang, quan Điều-khiển mời Tôn-đức-hầu đến bản dinh ủy lạo và hỏi gốc ngọn công việc để tục tấu về Triều. Tôn-đức-hầu trình bày nguyên do thất thủ, dâng biểu thọ tội.
[72a] tháng 12 phụng Chiếu văn khoan miễn tội cho Tôn-đức-hầu, lại cấp cho tiền lương và sai Điều-khiển Khổn-thần sức bắt binh-biển hộ vệ Tôn-đức-hầu về Trấn-giang cư trú, đặng chiêu dụ kẻ lưu vong, để toan có ngày dẹp giặc.
Tháng 2 năm thứ 8 Nhâm-thìn (1772) Vua sai Đốc-chiến Đàm-ân-hầu Nguyễn-phước Đàm, Tham-tám Tiến-lễ-hầu Nguyễn-đại-Tiến lãnh đem thủy bộ tinh-binh 10000 người ở 2 dinh Bình-khang Bình-thuận và 300 chiếc thuyền vào Gia-định thay làm công việc Điều-khiển. Nghị tội Thống-suất Khôi-khoa-hầu về việc không tiếp viện nên Hà-tiên bị hãm với quân địch, giáng làm Cai-đội và triệu Tham-mưu Miên-trường-hầu về kinh đợi lệnh.
Tháng 6 quan Điều-khiển điều độ việc tấn chính: Đàm-ân-hầu lãnh đại-binh kéo tới Tiền- giang [72b] Cai-bộ dinh Long-hồ là Hiến-chương-hầu Nguyễn-khoa-Toàn đem quan-binh Đông- khẩu do đường biển kéo tới, Lưu-thủ (Long-hồ-dinh) Kính-thận-hầu do đường Hậu-giang tiến đến Châu-đốc để làm hại đường sá chứng. Khi ấy Nhơn-thanh-hầu vừa bị trọng bệnh, chỉ có Hiến-chương-hầu quản lãnh 3000 binh biển và 50 chiếc thuyền cả lớn và nhỏ tới giao-chiến cùng binh Tiêm, nhưng giao-chiến bất lợi phải rút lui về Kiên-giang. Đàm-ân-hầu dùng Nhâm- lịch-Tối làm tiên-phong đến Nam-vang đánh phá binh Tiêm giết chết rất nhiều. Phi-nhã-Tân chạy xuống Hà-tiên, Nặc-ong-Non chạy về Cần-bột, quân ta thâu phục được các phủ Nam-vang, La-bích Nặc-ong-Tôn trở lại làm vua, nước Cao-Miên bình-định, đại-binh khải-hoàn, làm tờ báo tiệp về Triều.
Đàm-ân-hầu về đến đồn-dinh đắp lũy đất, [73a] phía nam từ Cát-ngang, phía tây đến cầu Lão-huệ, phía bắc giáp thượng-khẩu Nghi-giang dài 15 dặm bao quanh đồn dinh, cắt ngang đường bộ, để ngăn ngừa sự bất-trắc.
Phi-nhã-Tân về đến Hà-tiên đưa thư giảng hòa cho Tôn-đức-hầu, nhưng Tôn-đức-hầu không trả lời. Phi-nhã-Tân nghĩ mình mới chiếm được nước Tiêm cội rễ chưa được vững bền, nay toan kế lược viễn chinh cũng chưa thành tựu, nếu để quân sĩ ngày tháng rong chơi rồi già cỗi mất, một mai nước Tiêm có người chiếm cứ sào huyệt, thì mình tới lui đều bị cùng đường, ăn năn không kịp, bèn lụa binh biển ủy cho Chiêu-liên án thủ Hà-tiên, còn Tân thì dẫn binh cướp bắt con cái của Tôn-đức-hầu và Chiêu-thúy đem xuống chiến-thuyền trở về Vọng-các.
Tháng 2 năm thứ 9 (Quí-tỵ - 1773) Tôn-đức-hầu ở Trấn-giang phái viên qua Tiêm thăm dò động tĩnh, bề ngoài thì nói đi giảng cuộc hòa thân, Phi-nhã-Tân bằng lòng, [73b] đưa người thiếp thứ tư và con gái nhỏ của Tôn-đức-hầu mà y đã bắt trao về Trấn-giang để làm tin, và triệu Chiêu-khoa-Liên về nước.
Thuở ấy binh nước Tiêm kéo sang đã phá tan thành bảo Hà-tiên và đốt nhà cửa, lấy tài vật, nhân dân đào tán, chỉ để lại một gò đất hoang mà thôi. Tôn-đức-hầu không nỡ nhìn thấy cái cảnh thành quách hoang vu, nên mới tạm trú ở Trấn-giang, rồi ủy cho Hiệp-trấn Mạc-tử-Hoàng về trước (về Hà-tiên) chỉnh lý lại.
Tháng 7 được báo tin người Tây-sơn ở phủ Qui-nhân là anh em Nguyễn-văn-Nhạc,Nguyễn- văn-Huệ đã đoạt lấy thành Qui-nhân.
Tháng 5 năm Giáp-ngọ (1774) An-nam-quốc Đại-tư-đồ Diệp-quận công Hoàng-ngũ-Phước xâm chiếm vào miền nam, ngày 28 tháng 12 Kinh-thành thất thủ, Vua chạy vào địa phương Bến- giá thuộc Quảng-nam-dinh. Ngày 12 tháng 2 năm Ất-vị (1775) Vua cùng Thế-tổ Cao-hoàng-đế đi theo đường biển vào nam, ngày [74a] 25 đến phủ Gia-định tạm trú ở địa phương Bến-nghé phía bắc Đồn-dinh, Tôn-đức-hầu đến hành-tại (chỗ vua ở) bái kiến, Vua tấn phong cho làm Quốc-lão Đô-đốc quận công gia cho 3 người con: là Mạc-tử-Hoàn làm Chưởng-cơ Xướng làm Thắng-thủy Cai-đội, Dung làm Tham-tướng cai-cơ, đều về án thủ Trấn-giang-đạo, chiêu tập lưu dân tàn-tốt Hà-tiên để đợi cơ-hội.
Ngày 8 tháng 2 năm Bính-thân (1776) em thứ hai nhà Tây-sơn là Tiết-chế Nguyễn-văn-Lữ đem binh thuyền vào lấy Gia-định phủ.
Trước khi ấy Tây-sơn chiếm cứ Qui-nhơn và Quảng-ngãi, ở Phủ-yên báo cấp về Gia-định. Năm Giáp-ngọ Lưu-thủ dinh Long-hồ là Kính-thận-hầu Cai-bộ là Hiến-chương-hầu đốc lãnh tướng sĩ 5 dinh (Điều khiển Gia-định lãnh coi tướng sĩ 5 dinh: Bình-khang, Bình-thuận [74b] Trấn-biên, Phiên-trấn và Long-hồ, khi ấy Kính-thuận-hầu đốc suất đánh giặc) gồm cả lính thủy bộ 20.000 người thẳng đến Phú-yên, bộ binh của Kính-thận-hầu đồn trú ở Chợ-gò, Thủy-binh của Hiến-chương-hầu đóng ở Vũng-lâm, oai thanh như gió táp sấm vang, quân Tây-sơn đều hoảng sợ. Nguyễn-Nhạc bèn trước đưa thư trá hàng, sau Nguyễn-Huệ đem cả binh ở Qui-nhơn vào chụp đánh phá được, rồi thừa thắng đến bắt Cai-cơ Triệu -vân-hầu ở Ba-non, Kính-thận-hầu lui về đóng quân ở Ô-cam chặn chỗ hiểm yếu, thế rồi Quảng-nam có xảy việc Nguyễn-Nhạc cấp báo cho Nguyễn-Huệ rút binh về, để đạo binh Hòa-nghĩa ở lại ngăn đón mặt sau Phú-yên. (Đạo binh Hòa-nghĩa sẽ nói ở sau).
Lúc bấy giờ Vua đặc cách tấn chức cho Kính-thận-hầu làm hữu-phủ-quốc-công, Hiến- chương-hầu làm Tham-chánh và triệu 2 ông kéo quân về để lo toan hậu sự.
Thuở ấy Gia-định thế cô sức yếu [75a] Văn-lữ thốt nhiên vào chiếm, Chưởng-cơ Hựu-đức- hầu Tống-phước-Hựu chỉ đem có một số quan binh để bảo vệ Thánh-giá chạy qua Trấn-biên- dinh đóng ở Đồng-tràm rồi chiêu mộ binh Cần-vương để tiễu trừ quân địch. Vậy nên Thạch- thuyền Cai-đội Phương-danh-hầu Đỗ-thanh-Nhơn đem 3000 binh của bọn hổ tướng là Nguyễn- hoàng-Đức, Trần-búa, Đỗ-vàng, Đỗ-tai, Võ-nhàn, Đỗ-bảng thuộc Nghĩa-lữ Đông-sơn, xưng là
Đông-sơn Thượng-tướng-quân chặt cây vác sào bôi áo vẽ mặt rồi từ Ba-giồng cuồn cuộn kéo tới, đến đâu quân địch đều lui tránh cả.
Tháng 5 thu phục được Gia-định, Văn-lữ chỉ cướp lấy lúa kho chở hơn 200 chiếc thuyền [75b] chạy về Qui-nhơn. Phương-danh-hầu phụng Thánh-giá trở về hành tại Bến-nghé thuộc dinh-Phiên-trấn. Vua đặc cách tấn phong cho Phương-danh-hầu làm Ngoại-hữu-chưởng-dinh Quận-công. Còn Hữu-phủ Kính-quốc-công đem quân bản bộ cùng tướng đầu hàng là bọn Lý- tướng-quân đạo Hòa-nghĩa (Lý-tướng-quân là người Phúc-kiến (Trung-hoa) lưu ngụ phủ Qui- nhơn, gặp khi Nguyễn-Nhạc dấy binh, có chiêu lập người Tàu (Đường-nhơn) làm binh sĩ gọi là Hòa-nghĩa-đạo để hưởng ứng theo, Nguyễn-Nhạc thấy Lý là người cảm tử hung-hãn dùng làm vai cánh. Từ năm Ất-vị (1775) đạo Hòa-nghĩa cùng binh Bắc-hà giao chiến ở Quảng-nam, sau khi bại trận ở Cẩm-sa bị Tây-sơn bạc đãi, nhơn năm ấy Tây-sơn giao cho Tài bảo-thủ Phú-yên, Lý Tài bèn đem binh đến qui thuận với Kính-quốc-công, nên đồng thời kéo về Gia-định đến Trấn-biên-dinh trú binh ở đấy [76a] rồi thân dẫn thuộc tướng đến hành tại bái yết.
Tháng 6 năm ấy Kính-quốc-công ốm chết, thuở ấy Tôn-quận-công cũng còn ở Trấn-giang mà trong tay không đủ binh quyền, chỉ ngồi nhìn nạn nước, nên thường đấm ngực nghiến răng  phẫn uất hổ thẹn mà than thở mãi.
Tháng 3 năm thứ 13 (Đinh-dậu_1777) Long-nhương tướng quân Tây-sơn là Nguyễn-văn- Huệ lại vào chiếm Gia-định; tháng 4 xa giá chạy qua Trấn-giang-đạo, Tôn-quận-công nghinh giá tại đấy. Tháng 6 Vua để Tôn-quận-công lưu thủ Kiên-giang, còn đại-giá qua Long-xuyên, tháng 8 bị binh Tây-sơn bắt đưa về đồn Phiên-trấn đồng thời với Mục-vương, duy Thế-tổ Cao-hoàng-đế tránh ở địa hạt Long-xuyên nên mới thoát nạn. Tháng 9 Tôn-quận-công chạy qua La-giang. Phi- nhã-Tân được biên cảnh báo tin [76b] bèn sai Bò-ong-Giao người Cao-miên lấy hảo ý đến đón rước Hoàng-thân Xuân-quận-công cùng Tôn-quận-công qua Tiêm-la lưu trú. Tháng 10 vua Cao- miên là Nặc-ong-Vinh giết người anh là Nhị-vương Nặc-ong-Tôn.
Ngày 5 tháng giêng năm Mậu-tuất, ba quân mặc đồ vải trắng tôn Thế-tổ Cao-hoàng-đế lên làm Đại-nguyên-súy, khởi binh khôi phục Gia-định phủ. Tháng 6 khiến Chánh-sứ cai-cơ Trưng- tín-hầu Lưu-phước-Trưng qua Tiêm-la thương thuyết sự lân-hảo và thăm tìm Xuân-quận-công và Tôn-quận-công về.
Năm thứ 2 (Kỷ-hợi) mùa Xuân Chiêu-thủy-mô Đê-đô-luyện ở Cao-miên đánh Nặc-ong-Vinh, Vinh sai Vị-bộn-xu [77a] triệu binh Ba-thắc cứu viện, Xu lại đem tội trạng thi nghịch của Vinh đến kinh đô trần-tố. Tháng 6, Triều-đình khiến Phương-quận-Công qua đánh Cao-miên bắt giết Nặc-ong-Vinh, lập con là Nặc-ong-Ấn làm quốc vương Cao-miên.
Tháng giêng năm thứ 3 (Canh-tý_1780) Đại Nguyên-súy lên ngôi ở Gia-định. Tháng 6 vua sai Cai-cơ Tấn-đức-hầu Tĩnh-viễn-hầu qua Tiêm-la giao hảo, thì vừa lúc tàu buôn của vua Tiêm (tục nước Tiêm cả vua tôi đều chuyên việc thương-mãi) về báo rằng: khi từ Quảng-đông về ngang qua hải phận Hà-tiên, bị tướng chưởng-cơ Thăng-binh-hầu cướp giết. Phi-nhã-Tân giận lây, bắt 2 sứ-thần (đã nói trên) hạ ngục. Thế rồi Bo-ong-Giao từ cao-miên qua Tiêm tố cáo rằng y có bắt được mật thơ của Gia-định ngầm sai Xuân-quận-công [77b] và Tôn-quận-công làm nội ứng mưu đánh thành Vọng-các. Vua Tiêm nghe tưởng thực, ngày 5 tháng 10 các ông bị trói cột tra tấn, nhưng đều kêu oan không phục tội, Tham-tướng Mạc-tử-dung ra sức biện thuyết cho việc ấy là vu-cáo, liền bị Phi-nhã-Tân đánh chết, còn Tôn-quận-công thì tự tử. Ngày 24, Xuân-quận-công
cùng sứ-thần nước ta cùng gia quyến của Tân-quận-công cộng 53 người đều ngộ hại, còn nhân dân Việt-nam ở bên nước ấy đều bị lưu đày ra biệt xứ.
Tháng 10 năm Tân-sửu (1781) Đại tướng Tiêm-la là Chất-tri và Sô-si 2 anh em sang đánh nước Cao-miên, vua nước ấy là Nặc-ong-Ấn cấp báo về triều. Tháng giêng năm Nhâm-dần (1782) Triều đình sai Điều-khiển Chưởng-cơ Thụy-ứng-Hầu Nguyễn-hữu-Thụy đem binh cứu viện. [78a] Khi ấy Phi-nhã-Tân làm việc tàn bạo, ai hơi trái ý là bị chém giết, nhân dân không được yên ổn, bọn trộm cướp dấy lên tứ tung, duy quận giặc ở thành Cổ-lạc thì lại rất mạnh. Phi- nhã-Tân bèn sai đại tướng Phi-nhã Oan-sản đem binh đi đánh, tên thủ tướng giặc ở thành Cổ- lạc là em ruột của Oan-sản bèn bày tỏ tệ chánh của bạo quân (Phi-nhã-Tân), nếu không tính việc trước, ắt bị Tân tàn sát đến nơi. Oan-sản nghe theo, bèn hiệp-binh kéo về thành Vọng-các vây đánh, dân chúng đều hưởng ứng theo, bắt được Phi-nhã-Tân bỏ tù, rồi phát ngân khố khao thưởng cho tướng sĩ khởi nghĩa, và đón anh em Chất-tri về nước thương nghị.
Tháng 3 Chất-tri được tin báo, lập tức sai em là Sô-si ở lại sau, để cùng Thụy-ứng-Hầu giảng hòa. Còn Chất-tri tự đem vệ-binh đi đêm về thành Vọng-các kể tội Phi-nhã-Tân rồi giết chết [78b] phơi thây ngoài thành để đáp tạ lòng người trong nước.
Khi ấy Chất-tri lên ngôi Phật-vương Tiêm-la (tục nước Tiêm trọng Phật, gọi vua là Phật- vương, cũng như ở trung thổ hay kinh trời, xưng vua là Thiên-vương). Còn Sô-si về sau phong làm Nhị-vương, và phong người cháu là Ma-lặc làm Tam-vương. Những nhân dân Việt-nam trước bị Phi-nhã-Tân lưu đày, thì nay đều được ân xá cho về Vọng-các an-trí, cấp cho tiền gạo để nuôi sống. Còn Oan-sản tự quyền phát bạc kho nên bị bỏ tù. Oan-sản phẫn uất tự tử, ấy là cũng do sự nghi kỵ nhau vậy. Rồi sau Chất-tri lại sai Thát-xỉ-Đa đến chiếm đất Hà-tiên.
Tháng 2, anh em Tây-sơn Nguyễn-văn-Nhạc, Nguyễn-văn-Huệ đem 30.000 binh thủy-bộ vào lấy Gia-định, thủy-tinh ta bày trận ở ngã bảy Cần-giờ. Binh Tây-sơn nhơn thuận theo chiều gió và nước thủy-triều kéo buồm xông thẳng vào trận ta, binh ta không đánh mà tan rã, [79a] chỉ có tàu Tây-dương của Man-hòe chống cự được lâu. (Man-hòe người là nước Lang-sa Tây-dương giúp sức với Bản-triều, làm quan Khâm-sai cai quản Trung-khuông-Đội tước An-hòa-Hầu, khi mất được tặng Hiếu-nghĩa Công-thần phụ-quốc thượng-tướng-quân, tòng sự vào miếu Hiến- trung). Sau Nguyễn-Huệ hiệp binh vây đánh đốt tàu, Man-hòe chết, Tây-sơn bèn thừa thắng phá luôn binh ta ở ngã ba Xoi-rạp thẳng đến Bến-nghé, quan binh ta tan chạy. Khi ấy vua chạy đến Ba-đống hiệu triệu các quân sĩ, bốn phương hưởng ứng tụ-tập rất đông. Tháng 5 anh em Nguyễn-Nhạc đem binh thủy bộ về Qui-nhơn, để tướng Tây-sơn là Đỗ-nhàn-Trập đốc lãnh binh biển trấn thủ Gia-định, đồn trú ở Bến-nghé. Tháng 8 quan binh khắc-phục được Gia-định, Nhàn- trập thua chạy.
[79b] Tháng 2 năm Quí-mão (1783) Nguyễn-văn-Lữ, Nguyễn-văn-Huệ lại vào chiếm Gia- định. Vua triệu Tiếp-quận-công từ Sơn-đồn Chà-rang kéo quân về để điều-khiển thủy binh lập trận hỏa công, điều khiển Trừng-thanh-Hầu giữ đồn Thủ-thiêm, Hoàng đệ Thiếu-phó-Mân giữ đồn Rạch-bàng, Giám-quân-Phiên-trấn-Dinh là Tô-văn-Hầu giữ bè hoa-công, tàu thuyền của Tiếp-quận-công đem phân bố thảo-long (bè cỏ) giăng ngang trên sông lớn Bến nghé. Ngày 24 Chương-thủy-quân Hoàng-nhật-Hầu và Thăng-bình-Hầu đem kỳ binh đón đánh ở Khúc-láng (?) nhử giặc vào trận để khởi hỏa công, ngày ấy gặp ngày đạp-triều[28] từ giờ đần đến giờ tỵ nước lên tràn ngập, thình lình ngọn gió đông bắc quật lại làm cháy cả bè hỏa-công của binh ta, khói lửa cháy nổ kịch liệt, binh Tây-sơn thừa thế hỗn chiến, binh ta chạy tán loạn. Tiếp-quận-công do

đường núi chạy lên Lao-quốc [80a] (Tộc loại Ai-lao tiếp giáp phía nam tỉnh Vân-nam, phía tây bắc nước ta, ngoài Sơn-man có những tộc loại Ai-lao, Lạc-hoàn, Vạn-tượng, Xỉ-đa, Mục-đa, Hán- viên, Chân-man, Khống-xương, Mại-xương, Tinh-ba-Thắc danh hiệu rất nhiều, nhưng tổ tiên của họ gốc ở Lao-sơn, nên tổng danh gọi là Lao). Vua phải chạy đến Mỹ-tho, đi qua cửa Đôm ra Phú- quốc đảo, rồi sai Tả-thủy Dụ-tài-Hầu vào Hà-tiên chiêu tập tàn-binh. Thuở ấy chức điều-khiển đạo Hòa-nghĩa là Trần-Đĩnh trái mạng không hiệp tác, bị Dụ-tài-Hầu chém chết, đảng của Đĩnh là Tống-binh Trần-Hưng, Lâm-Húc chụp đánh giết Hữu-chi Khuôn-chánh-Hầu, rồi chiếm cứ Hà- tiên làm việc phản-nghịch. Quan binh đến hội-tiễu giết được Trần-Hưng. còn Lâm-Húc chạy trốn. Giữa lúc ấy có tên Vinh-ly-ma-Luyện người Đồ-bà từ ngoài hải-đảo đem hơn 10 chiếc thuyền đến xin đầu hàng.
Tháng 6, vua trở ra Phú-quốc lánh ở trong vũng Lụy-thạch, [80b] vừa bị du-binh của Thống- suất Thân (Tây-sơn) chụp đánh bắt đặng Vinh-ly-ma-Luyện, vua chạy qua đảo Côn-lôn, lại bị trinh-thám Tây-sơn dò biết. Tháng 7, ngự-binh dời qua hướng đông đậu neo ở Eo-lội Băng-côn, ngày 12 chiến-thuyền của Đô-úy Trấn, Ngự-úy văn (Tây-sơn) kéo đến vây đánh, thế rất nguy bức. Ngày ấy trời đương tạnh sáng, thốt-nhiên mây mù bốn phía, gió sóng nổi lên ồ ạt, chiến thuyền của địch rời rạc như bèo trôi giữa biển, xuôi theo chiều gió, bị chìm đắm không biết bao nhiêu mà kể. Thuyền của Vua liền trương 2 buồm trông hướng tây bắc chạy ra, vừa đến chỗ ngang với vũng biển Ma-ly, lại bị chiến-thuyền của thủ-binh Tây-sơn xông đến, nhưng không dám phạm, một lát thì nổi gió mưa ban ngày mù tối cả, ngự-châu phải nhắm hướng đông trở buồn chạy ra giữa biển, không biết bở bến nơi nào.
Lúc nước ngọt trong thuyền đã hết, quân sĩ khát nước đã 7 ngày, [81a] vậy mà bỗng chốc thì thấy mặt biển khói tan, đầu thuyền sóng lặng, mặt nước chia ra có giới-hạn đen trắng phân- minh, nước trong tràn ra, nếm thủ thấy ngọt. Quân sĩ nhờ đó được khỏi chết khát, bèn quay thuyền về đảo Phú-quốc, rồi các thuyền hộ-tùng lần lượt qui tụ lại.
Tháng 8 vua trở về Long-xuyên-đạo tu bổ ghe thuyền để vận tải lương. Rồi sau Lưu-thủ Hóa của Tây-sơn dò biết, đem đại đội thủy binh từ Ba-thắc kéo đến đầy biển, vừa chiều tối đình quân ở hạ-khẩu Đốc-vàng, phân phái điều đô, định sáng ngày mai thì hiệp vây. Đêm ấy vua dò biết được, lập tức thâu quân chạy ra Hòn-chong, quân Tây-sơn biết vua có chuẩn-bị, không dám đuổi theo. Quan quân lại chạy ra đảo Thổ-châu ẩn-tránh cho xa chiến địa.
Tháng 12, sứ nước Tiêm là Thát-xỉ-Đa đệ biểu văn của Tiếp-quận-công và quốc-thư của vua Tiêm mời vua sang Tiêm hội nghị việc phục-quốc. [81b] Vì thế vua mới biết rằng: sau khi binh bại ở Bến nghé, Tiếp-quận-công đã lo trước, do đường nước Lào để sang Tiêm cầu viện binh, mà Hoàng-thiên giúp đỡ cho Thánh-chủ (chỉ Thế-tổ) có những báo ứng thần kỳ, được truyền bá ở bia miệng người Tây-sơn. Vì vậy nên Chưởng-cơ Vân-long-hầu Nguyễn-đăng-Vân là con nuôi Nguyễn-Huệ mà là người đứng đầu trong bọn mười người anh-kiệt, lại nghiêng lòng hướng mộ Thế-tổ, bèn giả bệnh câm, cởi bỏ binh quyền, lén ra hải đảo truy tầm không gặp. Tháng giêng năm Đinh-vị (1787), Vân đến hành tại thành Vọng-các bái yết, xin làm tiền khu cho vua để tảo thanh bọn ác. Sau binh bại ở Mỹ-tho, ông bị Tây-sơn bắt, ông mắng chửi rồi tuyệt thực mà chết.
Tháng 3 năm thứ 7 (Giáp-thìn_1784) vua sang Tiêm-la kể hết đầu đuôi [82a] những lúc dầm dãi phong trần, và yêu cầu viện binh phục quốc. Vua Tiêm tiếp đãi và giúp đỡ rất trọng hậu, Phật-vương lấy nghĩa trọng lân giao hứa hẹn cử nghĩa binh giúp vua khôi phục. Giữa khi ấy Nhị- vương Tiêm-la nhắc đến việc năm trước, Cao-miên đã cùng Thụy-ngọc-hầu giao hòa thì có ước

thệ rằng hễ gặp hoạn nạn thì phải ra sức cứu trợ lẫn nhau. Cách không bao lâu xảy có việc chiến tranh với Miến-điện, Nhị-vương phải xuất chinh, bèn ủy người cháu là Chiêu-tăng làm súy tướng, Chiêu-sương làm tiên phong đem 2.000 thủy binh, 300 chiến thuyền, định 5 ngày 9 tháng 6 khởi hành đưa vua về nước, Tiếp-quận-công đi theo hộ giá.
Khi đầu Tôn-quận-công cùng con cháu đều ngộ hại, duy con thứ là Tử-Sanh, Tử-Tuấn và Tử Thiêm vì còn nhỏ tuổi và lại nhờ có Cao-la-hàm-Hốc (?) (người cao-miên làm quan nước Tiêm) thương tình giấu kín, còn bọn cháu là Công-Bính, Công-du, Công-Thế, Công-Tài hãy còn thơ ấu lẫn lộn theo dân ta lưu cư ở cõi xa, [82b] sau được vua Tiêm (vua mới) đem về cấp dưỡng, đến lúc này vua nghĩ đến giòng sót của công thần, bèn dùng Tử-Sanh làm Tham-tướng tước Lý- chánh-hầu. Tháng 7 đại binh tới lấy đạo Kiên-giang, rồi vào Trấn-giang đánh phá quân Đốc-hóa (Tây-sơn) rồi lại thẳng đến các chỗ Ba-thắc, Trà-ôn, Mân-thít, Sa-đéc chia binh đồn trú.
Ngày 18 tháng 10, Tiếp-quận-công ban đêm chụp đánh thủy binh của Phò-mã-Đa ở sông Mân-thít, chém được Chưởng-tiền-Bảo, quân Tây-sơn bị tử thương rất nhiều, bỏ thuyền lội chạy. Khi ấy Tiếp-quận-công ở trong vòng hỗn chiến, bị địch ám hại, cách mấy ngày rồi chết. Quân nhà vua thâu được ghe thuyền khí giới của Tây-sơn không xiết kể, còn Phò-mã-Đa trốn về Long-hồ cùng Đô-đốc Trấn cứ thủ ở đấy.
Tháng 11 binh ta đánh phá đồn Trà-luật, Ba-lai, đến đâu quân địch đều tan rã. Trước khi ấy tướng Tây-sơn cấp báo về Qui-nhơn, [83a] Nguyễn-Nhạc sai Nguyễn-Huệ đem hết tinh binh đi thuyền vào Gia-định ứng viện, mà quân Cần-vương của ta khi ấy bốn phương tụ tập binh oai cũng đã chấn hưng, duy có binh Tiêm đến đâu đều cướp bóc khó bề hạn chế, nên vua lấy làm lo. Đã vậy mà binh Tiêm lại kiêu hãnh, lòng dân bất phục, khi kéo đến Rạch-sâm không biết địa thế hiểm dị thế nào, lại bị quân giặc dùng kế dụ cho đi sâu vào ơi trọng địa. Phục binh thủy bộ của địch đổ ra chặn đánh, toàn quân chìm đắm, Chiêu-Tăng, Chiêu-Sương đem vài ngàn tàn binh do đường Cao-miên chạy về nước Tiêm.
Ngày 18 tháng 12, vua đến Trấn-giang, Tham-tướng Lý-chánh-hầu nghinh tiếp về qua Hà- tiên-trấn. Vua sai Lý-chánh-hầu cùng Cai-cơ Trung-nghĩa-hầu đệ quốc thư nói rõ duyên do bị thất lợi để vua Tiêm biết.
[83b] Tháng giêng năm thứ 6 (Ất-tỵ - 1785) vua tạm trú ở đảo Thổ-châu, địch binh kéo đến, vua chạy ra đảo Cổ-cốt, khi ấy đã có ghe thuyền của quan Tiêm chực sẵn ở đấy để nghinh giá. Ngày 1 tháng 3, vua lại qua thành Vọng-các, vua Tiêm tiếp-rước và hỏi thăm tình hình rồi nói: "bọn cháu tôi kiêu căng phóng tử, nên bị thua nhục, làm nhọc thánh giá phải bôn ba". Nói xong, sai đem Chiêu-Tăng, Chiêu-Sương ra chém; vua ta lấy lòng nhân từ khoan hồng can rằng đó là ý trời chưa muốn bình định nên còn đợi một thời cơ. Vậy xin khoan thứ tội lỗi của 2 vị tướng đó. Vì thế vua Tiêm mới tha.
Thuở ấy văn-võ tướng sĩ ngày càng tụ-tập thêm đông, tuy rằng tiền lương cấp trên và cấp dưới không phải đến nỗi thiếu thốn, nhưng về đại kế thì binh lương cần có súc tích từ trước. Bởi thế vua bèn tạm trú ở đất Long-khâu để chuyên việc đồn điền. Vua lại phân phái chư tướng hoặc giúp cho vua Tiêm đi đánh Miến-điện ở Sài-nặc (năm Bính ngọ -1786 - nước Miến-điện [84a] đánh nước Tiêm ở phủ Sài-nặc, vua Tiêm cầu cứu vua ta đi thân chinh dùng súng hỏa-hổ đánh Miến-điện được thắng trận) hoặc đánh Đô-bà ở Tòa-ni (bọn Hoa thương ở hải-đảo tây nam xưng là Đại-niên làm thuộc-quốc Tiêm-la. không tuân chức cống, năm Bính - ngọ vua Tiêm yêu cầu nước ta giúp binh, vua ta sai Tiền-quân Dũng-quận-công hiệp với Nhị-vương nước Tiêm dẹp yên được), hoặc tới các hải đảo tu chỉnh ghe thuyền, hoặc lẻn về Gia-định chiêu mộ nghĩa binh toan kế hưng phục. Tháng 5 năm thứ 10 (Đinh-vị - 1787) Giám-quản Uất-văn-hầu Tống-phước-Đạm đến Vọng- các tâu bày việc anh em Nguyễn-Nhạc, Nguyễn-Huệ đương gây chiến sát hại lẫn nhau. Tường Đô-trấn ở Gia-định rút hết binh bản-bộ về Qui-nhơn cứu viện. Do đó, Gia-định hiện nay hết sức yếu, có cơ lấy được.
[84b] Ngày 1 tháng 7, vua trù tính sáng suốt, hiệp theo ý trời, không theo thường-linh mà đi cầu mượn binh lương, để cho họ (người Tiêm) được thế kiêu căng khó bề kìm hãm và hại nhơn- dân: và cũng không câu nệ tiểu tiết là phải đương diện từ tạ, để họ tự nghĩ không thể giúp đỡ, rồi lại mượn cớ ngăn trở. Vì thế nên ngài chỉ lưu bức thư tử tạ tại nơi nhà ở rồi ban đêm kéo đoàn thân binh từ cửa biển Bắc-nam đến đảo Tre điều khiển công việc tấn chinh, chém Cai-cơ Trung lấy thủ cấp gởi tạ Tiêm-vương (vì Trung hiếp giết người Tiêm, việc sắp phát giác, cho nên thanh tội bắt chém). Khi ấy vua Tiêm khiến quan rượt theo, ân-cần bày tỏ những lời tự trách, và nói như có cần thiết gì thì xin cung cấp đầy đủ. Vua chỉ gởi lời cảm tạ, rồi thẳng đến Hà-tiên.
Lúc bấy giờ có hai chủ đảng hải-phỉ tàu-ô Thiên-địa-hội (đảng Bạch-liên-giáo tỉnh Tứ-xuyên vào biển xưng vương hiệu là Thiên-địa-hội, cướp bóc tứ bề, ở mân Việt không kiềm chế được) là tướng quân Hà-hỷ-Văn và Châu-viễn-Quyền [85a] đem binh-thuyền đến xin qui-phụ. Quân vua đến đạo Long-xuyên, tướng Tây-sơn là Lưu-thủ Quyền-chánh-hầu Nguyễn-văn-Trương đem binh bản-bộ đầu hàng, nguyện làm tiền phong, tới phá đồn của địch ở Trà-ôn, Ba-lai. Khi ngự- giá đến chỗ Hồi-thủy (tức đồn Hồi-hoa, thôn Hưng-long tỉnh An-giang) đồn trú, nghĩa quân bốn phương đều hưởng ứng qui tụ: ở Trấn-định có Tiên-phong Tánh-thiện-hầu Võ-công-Tánh, ở Trấn-biên có Chưởng-cơ Nghĩa-lý-hầu Nguyễn-văn-Nghĩa, là những người có đại thủ đoạn, kỳ dư những bọn hào kiệt thường hay đánh giết quan lại của Tây-sơn, lúc nầy cũng theo quan binh, không sót nơi nào. Cũng có những nhóm thế cô mưu sự bất thành, bị địch giết, [85b] sau cũng có nhóm vì lòng trung phẫn xúc phát, ứng nghĩa để làm nội công, trông thấy khói lửa nổi lên ngùn ngụt, quân địch không sao chế nổi,nên nhà vua trung hưng, có thể định trước được cả ngày tháng vậy.
Tháng 6 Tham-tướng Lý-chánh-hầu ở Tiêm-la về giữ trấn Hà-tiên, thuở ấy thanh thế của ta vang dậy. Đông-định-vương Nguyễn-văn-Lữ (mấy người sau đây cũng là tướng tá Tây-sơn) dẫn binh lánh đến gò Mu-lượng ở Trấn-biên đắp lũy đất ở không được bao lâu phải đem thuộc hạ trở về Qui-nhơn. Tham-đốc Tú giữ Phiêu-trấn, giới nghiêm phòng thủ, đường thương mãi bị cắt đứt. Thái-bảo-Sâm ở Long-hồ Mỹ-tho mỗi khi giao chiến thường bị thua, phải dùng thuyền chiến làm thủy-thành, kết thành đội ngũ để bảo vệ nhau. Còn ở các địa phương Ba-lai, Kiến- định, Mỹ-tho quân địch không dám lên bờ, vừa có Thái-úy... đem 30 thuyền từ Qui-nhơn chở binh đến cùng Thái-bảo-Sâm hiệp lực trợ chiến, nhưng cũng bị bại trận luôn. Mùa hạ năm Mậu- thân (1788) chúng phải chở lương về [86a] duy còn Thái-bảo-Sâm ở lại chống chọi một cách mệt nhọc thôi.
Ngày 8 tháng 8 năm thứ 11 (Mậu-thân - 1788) Thánh-giá thu phục Gia-định, đồn trú ở Bình- dương, Tham-đốc Tú đến đầu hàng. Thái-bảo-Sâm dẫn binh thuyền ở Qui-nhơn và Thuận-hóa ngoại phủ đến Cần-giờ vào cửa Tiểu-hải qua Ba-lai, Long-hồ rồi trú ở Ba-thắc, bôn ba khắp ngã, bị đại binh ta đuổi theo.

Tháng giêng năm thứ 12 (Kỷ-dậu) vua ngự giá thân chinh, Sâm bị cùng khốn phải đầu hàng, vua tha cho tội chết. Sau Sâm mưu phản, việc phát giác bị tru lục, Gia-định thành từ đây được bình định thống nhất.
Thuở ấy Tham-tướng Lý-chánh-hầu đã lâm bệnh chết rồi. Vua Tiêm đưa Mạc-công-Binh về ở Hà-tiên trấn. Trấn ấy ở nơi hẻo lánh, bị binh hỏa lâu ngày, nhơn dân chưa phục hồi, vua gia chức cho Công-Binh làm Lưu-thủ Binh-chánh-hầu [86b] đồn trú ở đạo Long-xuyên. Không bao lâu Công-Binh lâm bệnh mất, phải thay người khác phân quản 2 đạo Long-xuyên và Kiên-giang, duy có Hà-tiên trấn thì còn để khuyết.
Năm thứ 22 (Ất-vị - 1799) vua triệu Mạc-tử-Thiêm và Mạc-công-Du (con Hiệp-trấn Hoàn- công-hầu) từ Tiêm-la về. Tháng 10 năm Nhâm-tuất niên hiệu Gia-long nguyên-niên (1802) dùng Mạc-tử-Thiêm làm Hà-tiên Trấn-thủ với chức Cai-cơ, trở về trấn ấy để chiêu tập nhân dân, tha khỏi đóng thuế. Còn số thuế nhân dân 2 đạo Long-xuyên và Kiên–giang thì đem nạp lại tại Vĩnh-trấn-dinh.
Tháng 12 năm Kỷ-tỵ (1809) niên hiệu Gia-long thứ 8, Hà-tiên-trấn Trấn-thủ Chưởng-cơ Thiêm-lộc-hầu Mạc-tử-Thiêm mất. Thuở ấy Công-Du, Công-Thê, Công-Tài còn nhỏ tuổi, chưa am hiểu chánh sự, [87a] vua bèn ban cho bọn ấy chức hàm Cai-đội để thờ phụng Mạc Thống-binh và Mạc Quận-công, cấp cho sái phu và quân thủ mộ 53 người.
Tháng giêng nam Canh-ngọ niên hiệu Gia-long thứ 9 (1810) Tổng-trấn Gia-định-thành Khâm-sai chưởng chấn võ-quản Nhơn-quận-công Nguyễn-văn-Nhơn, khâm-sai Hộ-bộ Thượng- thơ Hiệp-tổng-trấn An-toàn-hầu thần Trịnh-hoài-Đức, quyền Khâm-sai Cai-đội Nghiệm-chánh- hầu Ngô-y-Nghiễm, Tham-luận Tri-lễ-hầu Lê-tấn-Phước án thủ Hà-tiên-trấn; Y-Nghiễm và Tấn- Phước tâu xin cho đổi bỏ 3 ngạch thuế hoa-chi nha-phiến và mỡ heo. Vua dụ: các tàu buôn và ghe buôn ở hạt Hà-tiên từ nay về sau đều cho miễn thuế.
Tháng 9, khâm-mạng thuyên chuyển Thiện-chánh-hầu Nguyễn-văn-Thiện hiện Trấn-thủ Vĩnh-thanh-trấn làm Trấn-thủ Hà-tiên [87b] kỹ-lục Hội-lý-hầu Nguyễn-đức-Hội làm Hiệp-trấn, Tham-luận Châu-quang-hầu Dương-văn-Châu làm Tham-hiệp, ban cho đồng-chương tử-nê (ấn đồng mực đỏ) để làm việc, đem 2 đạo Long-xuyên, và Kiên-giang thuộc về trấn Hà-Tiên như cũ, và chuyển đi 20 thuộc-viên trong 2 thừa-ty tả hữu của 4 trấn Phiên-an, Biên-hòa, Vĩnh-thanh, Định-tường, sung bổ làm 2 thừa-ty cho trấn nầy; lại cấp 200 cơ cho 4 trấn, và 6 chiếc ghe sai- phái, chuẩn định trong 6 tháng một phiên thay đổi, thuộc quyền quan Lưu-thủ sai sử việc công, tuần phòng giặc biển. Vì trấn nầy trải qua cuộc biến loạn đã điêu tàn, nên ngạch lại-thuộc và binh sĩ cũng đều thiếu thốn.
Thiện-chánh-hầu được thuyên bổ làm Trấn-thủ, nhưng chưa đến trấn thì bị bệnh mất. Còn Hội-lý-hầu và Chân-quang-hầu thì không đủ tài chấn chỉnh, lại còn cạnh tranh với nhau, dắt dẫn quân đi ẩu đả rối loạn địa-phương. Khổn-súy Gia-định phải bắt hạ ngục, tâu xin tra xét, [88a] rồi quyền sai Thủy-quân Khâm-sai chưởng-cơ Thụy-văn-hầu Nguyễn-phước-Thụy đến phủ dụ cư- dân và tuần phong đạo tặc.
Tháng 8 năm Tân-vị (1911) niên hiệu Gia-long thứ 10, Khâm-mạng Kiên-giang-đạo Cai-cơ giao-hóa-hầu Trương-phước-Giáo thăng làm Trấn-thủ trấn Hà-tiên, thuyên chuyển Kỷ-lục-trấn Định-tường là Minh-đức-hầu Bùi-văn-Minh làm Hiệp-trấn.

Từ đấy Minh-đức hầu chỉnh lý quan-nha quản-trại chiêu dụ lưu-dân, tụ tập người thương mãi, đặt trường-học, mở các đường sá chợ quán, có thứ tự phân biệt. Lúc bấy giờ người Trung- hoa, Cao-miên, Đồ-bà theo tộc-loại đến ở cùng nhau nhờ được chánh tích khoan giản, không có phiền nhiễu, từ đó việc trấn mới có thứ tự khả quan.
Tháng giêng năm Bính-tý (1816) niên hiệu Gia-long thứ 15, vua hạ chiếu cho Trịnh-công-Du làm Hiệp-trấn trấn Hà-tiên. [88b] Tháng 12 năm Mậu-dần (1818) niên hiệu Gia-long 17, vua gia thăng cho Hiệp-trấn Du-thành-hầu làm Trấn-thủ Hà-tiên. Ấy là Triều-đình nghĩ thương công- thần khai thác đất đai mà con cháu được nhờ phúc ấm tổ tông lâu dài vậy.
Trấn nầy phía nam giáp trấn Vĩnh-thanh, phía tây giáp nước Tiêm-la, phía tây nam ngó ra biển, phía đông trông xuống thành Gia-định, phía bắc giáp nước Cao-miên, đảo Đại-tiểu Kim-dự làm viên ngọc châu trấn phía trước hải đảo, núi Ngũ-hổ làm khẩu ấn kẹp phía sau, phía đông có núi Tô-châu đứng sững, làm hùng quan bảo vệ dòng sông cho được thấm nhuần, phía tây có dãy núi Lộc-trĩ làm thạch trụ đón ngăn các lớp sóng cồn. Vả lại Hà-tiên phía tả có Bình-sơn triều về, phía hữu có quần-đảo hộ vệ, án gần không đứng ngay hàng thẳng lối, hình như răng chó vậy, hoặc giống như đai ngọc, cánh cung, hoặc như khay vương, đờn sắt, nằm ngang, cúi xuống mà có từng dãy bao quanh. Lại có đảo Phú-quốc triều ở ngoài xa, hình cao tốt đẹp, nay lại có sông Vĩnh-tế mới đào, [89a] ghe thuyền trong sông và ngoài biển đến tụ hội làm cho đường thủy lục giao thông tiện lợi, thật là một nơi có hình thắng vậy.
Phía nam đến phía bắc cách nhau chỉ 45 dặm, phía đông đến phía tây cách 419 dặm, phía đông bắc đến thành Gia-định 773 dặm. Lãnh 2 huyện, 4 tổng, 103 xã, thôn, điếm, đội, nậu, phố, thuộc, sơ, súc, danh mục thay đổi liệt kê sau đây:
HÀ-TIÊN TRẤN LỆ-THUỘC
(Chưa đặt danh hiệu phủ, huyện, tổng)
Phía đông giáp tổng Kiên-định huyện Kiên-giang, phía tây giáp địa đầu Chân-bôn Đại-đồng nước Tiêm-la, phía nam giáp bờ biển, phía bắc giáp nước Cao-miên, có 52 xã, thôn, điếm, phố, sở, thuộc, đội, súc.
19 XÃ, THÔN, THUỘC VIỆT-NAM:

Minh-hương xã  Hòa-mỹ xã
Tân-an thôn        Thuận-an thôn
Tân-đông xã       [89b] Tiêm-hương thôn
Tiêm-hưng thôn
Dương-cảng đông-thôn
An-hòa thôn       Thái-thạnh thôn
Vĩnh-thạnh thôn Phước-lộc thôn
Phú-đông thôn   Tân-qui thôn
Cảm-sơn thôn     Mỹ-thạnh thôn
Phước-sơn thôn  Tiên-tỉnh thôn
Minh-hương thuộc.    
(Trong số trên đây, có 12 thôn thuộc, kể từ Dương-cảng đông thôn trở xuống, nguyên ở ngoài đảo Phú-quốc, thuộc đạo Long-xuyên quản hạt, đến tháng 11 năm Gia-long thứ 18, tức 1819, được đem về lệ thuộc Hà-tiên cho cận tiện).

6 PHỐ, SỞ, ĐIẾM, THUỘC CỦA NGƯỜI TÀU:
Minh-bột đại phố Minh-bột tân phố
Minh-bột kỳ-thọ phố (trước tên là Cây-cầy) Minh-bột lư-khê-sở (trước tên là xứ Rạch-vược) Minh-bột thổ-khâu-điếm (trước tên là Điếm-rê)
Đường-nhơn-thuộc (ở Phú-quốc, nguyên trước thuộc đạo Long-xuyên quản hạt, năm Gia- long 18 lệ-thuộc về Hà-tiên)
[90a] 26 SÚC CAO-MIÊN[29]

Lộc-trĩ súc Phiếm-súc
Cổ-cần-lộ súc     Cò-vinh súc
Sa-cà-mao súc    Xoài ?... súc
Cớ-sâm (hay tham) súc         Hấp-tra súc
Cố…?... súc        Kiên xà nư Rạch-vược súc
…?... súc   Ta lo súc
Ba-nam-rạp súc  Côn…?... súc
Hòn-chông súc   Côn-đồng súc
Nam-rạp súc       Việt-trắc súc
Côn-trà-Vị súc    Cốt-trà-mục súc
Cốc-tầm-lai súc  Bài-tầm-man súc
Cốt-trà-câu súc   Lạc-bà-già súc
Phun-vàng-co súc        Tầm-nặc-tà-bẹt súc
[90b] một đội Đồ-bà: Đồ -bà đội.
HUYỆN LONG-XUYÊN
Huyện mới đặt, lãnh 2 tổng, 40 xã, thôn, điếm, nậu, thuộc.
TỔNG TÂN-THỦY (mới đặt)
Có 23 xã, thôn, nậu, thuộc. Lấy 2 bên Cai-điều đến Gành-hầu giáp Mương đào làm giới-hạn.
TÊN CÁC XÃ, THÔN, THUỘC, NẬU, ĐIẾM:

Tân-xuyên xã     Minh hương xã
Sai-phu nậu        Tân-phong thôn
Tân-trạch thôn    Tân-qui thôn
Mỹ-chánh thôn  Tân-định thôn
Bình-thạnh thôn Phong-thạnh thôn
Mỹ-thuận thôn   Vĩnh-thạnh thôn
[91a] Tân-long thôn    Tân-thuộc thôn
Hòa-thạch thôn  Hòa-thạnh thuộc (Tàu)
Tân-đức thôn      Tân-nghĩa thôn
Bình-lâm thôn    Tân-thái thôn

Cát-an thôn         Tân-bình thôn
Tân-an thôn       
TỔNG QUẢNG-XUYÊN (mới đặt)
Có 9 thôn, nậu. Lấy bên tả cửa bể Gành-hầu lưu thông giáp Mương-đào làm giới hạn.
TÊN 9 THÔN, NẬU:

Tân-hưng thôn   Tân-duyệt thôn
Tân-thuận thôn  Tân-ân thôn
An-phong thôn   Lâm-an thôn
Tân-khánh thôn Hoàng-lạp phú-thạnh nậu.
Sạn-du thôn (ở đảo Sơn-lại)


Lãnh 2 tổng, 11 xã. Thôn.

[91b] HUYỆN KIÊN-GIANG (mới đặt)


TỔNG KIÊN-ĐỊNH (mới đặt)

Có 7 xã thôn. Từ Phong-đồng đến ngã ba sông Cai-huệ rồi đến Đồng Riềng theo cửa sông Thổ-khâu, sông Trà-minh, cảng Lịch-giang, cảng Kiên-giang, cảng Khâu-giang, núi Tật-lê giáp Phong-đồng làm giới-hạn.
TÊN CÁC XÃ, THÔN:

Bình-an xã Thái-hòa xã
Vĩnh-thạnh xã    Vĩnh-an xã
Cầu-hòa thôn      An hòa thôn
Lái-phu xã
Tổng Thanh - Giang (mới đặt)
Có 4 xã, thôn. Từ ngã ba Cạnh - đền đến Cái - tàu, Cái - Tư, Nước - trong Nước - đục, Thầy - quang (hay Sài - quang) Diệm - hỏa, Cái - bần, Cái - mới, Cái - nước, Cái - số, đảo Rùa - vang 1 số dọc theo đảo Bạch - thạch lại giáp ngã ba Cạnh - đền.
[92a] TÊN CÁC XÃ, THÔN:

Vĩnh-thuận thôn Vĩnh - hòa thôn
Thái-an thôn       Đông-an xã


Chú thích:
[1] Trang-Tử nói: Hạ-trùng bất khả di ngữ vu băng giã: con trùng mùa hạ không thể nói đến băng tuyết mùa đông.
[2] Hậu-Hán thơ: Công-tôn-Thuật xưng đế đất Thục, Mã-viện nói với Ngỗi-ngao rằng: Thuật là con ếch ở đáy giếng. (2 câu trên đều nói người có kiến thức hẹp hòi).
[3] Sử-ký bộ Tam-Hoàng Kỷ: Họ Cung-công đánh nhau với Chúc-Dung, bị thua nổi giận, đụng đầu vào núi Bát-chu, làm cho trụ trời gãy, giường đất lở, bà Nữ-Oa phải luyện đá để vá trời, chặt đứt chân con cá ngao, dựng làm 4 trụ.
[4] Hồng-trảo: móng chim hồng. Người xưa có câu: hồng trảo ấn tuyết nê: móng chim hồng in trên mặt tuyết. Ý nói việc đời trước còn để dấu tích lại (1, 2, 3, 4 đều chú giải trong Từ-nguyên).
[5] Từ-Nguyên giải: chữ kiểu nghĩa là kiểu sức, kiểu tá. Sách Lữ-thị Xuân-thu có câu: "Tắc dữ Kiểu-ngôn vô trạch" thì cũng là lời nói vô căn cứ.
[6] Kiết-thẳng: gút dây. Đời Thượng-cổ chưa có chữ để biên chép việc gì chỉ thắt gút dây để nhớ mà thôi.
[7] Niên hiệu của Cao-miên
[8] Vương-Tuấn người đời Tấn-võ-Đế (265-289)
[9] Theo sách Đại-nam tiền-biên liệt-truyện quyển 6 trang 2 và sách Hoàng-việt giáp-tý niên biểu quyển hạ trang 170, thì Mạc-Cửu được phong Tổng-binh trấn Hà-tiên là vào năm Mậu-tý (1708) chứ không phải là năm Giáp-ngọ (1714).
[10] Nguyên Văn chú: Nước Cao-miên có đại-súc cai quản các tiểu-súc, cũng gọi là phủ, nơi phủ có đặt quan An-phủ.
[11] Nguyên văn chú: Những chỗ người Bắc-địch tụ hội ; mà chỗ lớn gọi là bộ, chỗ nhỏ gọi là lạc, người Tiêm, Lào đều gọi là mang, người Cao-miên gọi là Súc . Súc Xoi-rạp nguyên sơ ở bên biển, tức nay là cửa biển Loi-lạp thuộc trấn Định-tường, bởi vì khi Cao-miên nhượng đất ấy cho dân ta rồi đem súc dời ở xứ Quang-hóa. Nay ở địa-giới trấn Phiên-an, tên súc nay vẫn còn.
[12] Nguyên-Văn chú: nơi đây xưa gọi tên là Chiêm-thành rồi cải làm Thuận-thành, Tù-trưởng bộ lạc ở tại trấn Bình-thuận, nhưng cũng có lưu cứ vào đất Cao-miên.
[13] Phiên-liêu: quan chức Cao-miên.
[14] Địa-đồ có đóng dấu son để làm căn-cứ.
[15] Kiến trưng là sổ thuế.
[16] Chữ Thụy, quen đọc là Thoại
[17] Đê-man: giống mọi Ra-đê.

[18] Tác giả thích nghĩa: chữ huyện nghĩa là huyền, chữ huyền theo tiếng Việt nghĩa là huyện treo dính với phủ. Chữ tổng nghĩa là tụ hiệp, các làng ở phân tán các nơi, phải tụ hiệp lại để thuộc với huyện.
[19] Giao dịch trường: Thị trường ở cửa rừng để dân Kinh dân Thượng đổi chác phẩm vật.
[20] Giang-trạm: thôn có phu trạm chuyên đệ đi theo đường sông.
[21] Tác giả chú: chỗ ở liền lạc nhau gọi là man cũng như cỏ mọc liên tiếp lai rai vậy.
[22] Tác giả chú: nậu là bừa cỏ trong ruộng, tục xưng số đông người là nậu, ý nói hiệp đông người làm ruộng vậy.
[23] Phiếm-da: có lẽ là Hòn dừa.
[24] Có chỗ biên là: Cái-lao.
[25] Cáo-thân bằng là Văn-bằng bỏ quan (Từ nguyên)
[26] Lăng-trì là tội đại hình. Tội nhơn bị xẻo thịt từng miếng mỗi miếng một tấc, gọi là thốn- kiệt (theo luật Gia Long)
[27] Tác giả chú: Miến-điện vốn là tây-nam-di. Đời Nguyên-Thế-Tổ đánh Miến-điện, Quế- Vương nhà Minh tên là Do-Long chạy qua Miến-điện. Người nước ấy có tục vẽ nơi bụng, nên gọi là Hoa-đỗ, người Tiêm gọi là Phù-ma.
[28] Đạp-triều: hai con nước lên gặp nhau. Vì con nước lên trước rút xuống chưa hết, mà con nước sau đã đến thành ra lớn hơn.
[29] Chữ súc đã chú giải ở đoạn đầu nơi trang số 11.

Chia sẻ ebook: https://downloadsach.com

Follow us on Facebook: https://facebook.com/caphebuoitoi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét