Từ xa
xưa tục ngữ, ca dao đã phản ánh tính xấu của người Đông Lào.
“Đồng
tiền đi trước là đồng tiền khôn” nên chuột cũng biết lo lót quà cáp cho mèo để
việc đại hỉ được “đầu xuôi đuôi lọt” trong bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng
Đám cưới chuột;
"Tay
có ngón ngắn ngón dài, người có năm bảy hạng" nên có những quan điểm sống
trái ngược nhau. Do vậy tục ngữ cũng là tấm gương phản chiếu những tật xấu,
nhân sinh quan của một bộ phận người Việt.
Trước
hết đó là tính cá nhân, vị kỷ, chỉ biết vơ vén cho mình, cho gia đình, họ hàng,
với lối sống khôn lỏi, ranh vặt: khôn sống mống chết, khôn ăn người, dại người
ăn. Và tạo ra những vây cánh họ tộc: trong họ ngoài làng, "một người làm
quan cả họ được nhờ".
Người
Việt trọng miếng ăn: "đánh mõ không bằng gõ thớt", muốn ăn trước
người, còn khó khăn, nguy hiểm đùn cho người khác: "ăn cỗ đi trước, lội
nước đi sau".
Của
chùa, của người thì bồ tát mặc sức xài xả láng, còn của mình thì lạt buộc. Điều
gì cá nhân không hưởng lợi thì không làm: "ôm rơm rặm bụng".
Việc chung
sẽ có người khác lo, tội gì "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng", chỉ tổ
"lắm thóc, nhọc xay". Ấy vậy nên cha chung không ai khóc.
Lối sống
vô cảm cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi
cũng sinh ra từ tính cá nhân, ích kỷ.
Muốn
sống yên ổn trong một xã hội nhiều tai bay vạ gió, con người phải thu mình lại,
tránh những vạ miệng, nói năng nước đôi: "người khôn ăn nói nửa chừng, để
cho kẻ dại nửa mừng nửa lo", "làm trai cứ nước hai mà nói" hoặc
"mũ ni che tai, việc ai chẳng biết".
Có lối
sống an phận lão giả an chi, nhẫn nhục im lặng "ngậm miệng ăn tiền",
cam chịu thân hèn không dám động đến những người quyền chức, còn do "miệng
quan trôn trẻ, lươn lẹo khó lường". Thấp cổ bé họng nhưng muốn sống an
toàn nên sẵn sàng lo lót, chạy chọt.
Dẫu nghề
nào cũng “ăn”, cũng “tham nhũng vặt”: "thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ
bồ ăn nan, thợ hàn ăn thiếc"... nhưng nghề làm quan thì hết biết:
"quan thấy kiện như kiến thấy mỡ". Nghề làm quan kiếm ăn dễ nhất,
“khủng” nhất, tham nhũng lớn nhất khiến bà mẹ phải thốt lên: "Con ơi mẹ
bảo con này/cướp đêm là giặc cướp ngày là quan". Quan mới hay bới chuyện.
Vô phúc mới lôi nhau lên quan. "Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô
phúc", bởi "nén bạc đâm toạc tờ giấy".
Coi mình
là trung tâm, cái gì của mình cũng hơn và thiên lệch đến vô lý: "Ta về ta
tắm ao ta/dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".
Mình là
nhất nên không thích và cũng không có khả năng hợp tác, nhất là khi quyền hành
nắm trong tay. Hậu quả là "lắm thầy thối ma, lắm cha con khó lấy
chồng". Tự cao đấy nhưng cũng lại tự ti đấy: "văn mình, vợ
người".
Anh em
sinh đôi của tính ích kỷ, cá nhân là bệnh háo danh, dẫu là hư danh. Trạng Quỳnh
từng được người làng cầu cạnh giúp họ trở nên ông nọ bà kia, với cuộc đời một
miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Sinh thói trọng hình thức, rồi nạn mua
quan bán tước.
Có cầu
ắt có cung. Hình thành những người hành nghề “chạy” (chạy chức, chạy quan, chạy
bằng cấp, chạy huân chương, chạy danh hiệu..., chạy án, chạy tội…), và những
người làm giả tất tần tật mọi thứ, tạo ra một xã hội đầy rẫy những giá trị giả.
Háo danh
nên chỉ thích được khen, khó chịu cả với những lời chê hợp lý. Người Việt chỉ
sợ mang tiếng chứ không sợ làm điều xấu.
Trong
các từ điển tiếng Việt, chỉ có cụm từ (sợ) mang tiếng, (sợ) mất mặt mà không
thấy (sợ) cái xấu. Còn công việc thì lại đùn đẩy nhau trách nhiệm, biên chế
càng phình lên thì công việc càng rối và bê trễ, lắm sãi không ai đóng cửa
chùa.
Đáng sợ
nhất là thói kèn cựa "con gà tức nhau tiếng gáy", "trâu buộc thì
ghét trâu ăn, quan võ thì ghét quan văn dài quần" và thậm chí "không
ăn thì đạp đổ".
Một xã
hội mà tính cá nhân, đố kỵ nổi trội lại rất háo danh và coi trọng hình thức sẽ
không có chỗ đứng cho những người tài, muốn đóng góp cho đất nước luôn vươn tới
những tầm cao mới. Chỉ có chỗ cho bọn khôn ranh, luồn lạch kiểu lươn, kiểu
trạch.
"Đánh chó phải ngó chủ nhà": Nhiều vụ việc trong đời sống, nhiều cách hành xử cho thấy người Việt rất nhớ câu đánh chó phải ngó chủ, "gió chiều nào che chiều ấy", cốt sao được an toàn. Và cũng là lối sống "phù thịnh, chẳng ai phù suy". Ai chẳng may gặp rủi ro, thất thế thì người ta "nhờ gió bẻ măng", thừa cơ "đục nước béo cò", "giậu đổ bìm leo"...muốn béo cò phải khuấy cho đục nược, muốn bìm leo phải kéo cho dậu đổ và dìm cho chết luôn, cho kền kền rỉa xác.
(Sưu tầm).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét