Xưa nay, chuyện “nịnh” diễn ra khá phổ biến trong mọi xã hội. Từ
thuở bình minh của nhân loại đến xã hội hiện đại ngày nay, ở bất kỳ xã hội nào
nịnh cũng tràn ngập, len lỏi vào mọi ngõ ngách đời sống xã hội, đặc biệt là ở
chốn triều chính, công sở, công quyền, cơ quan, tập thể. Nhưng xu hướng chủ yếu
của nịnh là “nịnh xuôi”, nghĩa là dân nịnh quan, quan nịnh vua, tôi tớ nịnh
chủ, dưới nịnh trên, nhân viên nịnh thủ trưởng...cấp dưới nịnh cấp trên; Kẻ đi
nịnh thường chịu nhục và thiệt thòi nhiều về sỹ diện nên kèm theo thói quen để
cân bằng cuộc sống là rất hay nạt cấp dưới, kẻ dưới để bù lại những lần chịu
nhục nịnh cấp trên;
Nịnh có nhiều kiểu, nhiều cách, nhiều cấp độ, văn cảnh, hoàn cảnh,
tình huống, “mưu đồ” mục đích khác nhau. Ở đơn vị kia, có đồng chí đã dám
"thẳng thắn phê bình” thượng cấp rằng thủ trưởng không quan tâm đến sức
khỏe, hay làm việc quá giờ, quá sức ! không kể thứ bảy chủ nhật (sự thật Thủ
trưởng thứ bảy chủ nhật đến cơ quan là tòm tem với cô tạp vụ được nâng lên TP
tổ chức); Ở cơ quan nọ, có đồng chí nhân viên tâng bốc cấp trên là ân nhân của
toàn thể cán bộ, nhân viên. Hể vắng thủ trưởng một ngày là cơ quan như “rắn
không đầu”, vô phương, vô hướng, công việc tắc trách, rối bời. Ở đơn vị khác có
đồng chí nhân viên thực hiện động tác xoa tay điêu luyện, lưng gù thành tật vì
luồn cuối, đầu gối có chai vì quỳ nhiều…quanh năm chỉ nói có bốn từ “Vâng, dạ,
cảm ơn, xin lỗi”. Ở đơn vị cấp nước có ông trưởng phòng nói tiếng trọ trẹ có
thủ pháp nịnh khác người là rất hay nói vuốt đuôi theo Thủ trưởng, thủ trưởng
nói câu nào cũng tán dương là rất đúng, rất hay, thậm chí tuyệt luân còn nói
thêm em cũng nghĩ mang máng như thế, thấy đúng nhưng chưa dám nói…Rồi thêm ông
xứ nghệ nói tiếng khó nghe toàn giọng cổ họng cứ mỗi lần Thủ trưởng yêu cầu
phát biểu nếu không thấy ai phát biểu liền giơ tay tức thì cứu thủ trưởng …nói
chẳng ai nghe rõ điều gì chỉ nghe rõ được mỗi câu thủ trưởng là người tốt, nói
đúng…còn các câu khác cố tình nói không rõ để không ai hiểu và phản bác thủ
trưởng cũng rất thích loại người nịnh kiểu này…Ở một đơn vị khác nữa, vợ thủ
trưởng béo như trâu cái không đẻ lần nào cả ngày đòi ăn không ngưng, không nghỉ
trọng lượng cơ thể lên đến 80kg khung xương không đèo nổi thịt trên người nên
mắc bệnh đầu gối và cột sống kèm theo bị cảm nhẹ mà nhân viên khóc rưng rức như
khóc phụ thân đi về cõi vĩnh hằng… Thôi thì ngàn lẻ một câu chuyện nịnh.
Đó là chuyện nịnh xuôi, thôi thì âu cũng là cái quy luật của tạo
hóa, thế nhưng gần đây lại xuất hiện chuyện nịnh ngược. Ở đơn vị công ích nọ
nơi thằng cháu tôi làm, trong ban lãnh đạo có một sếp trưởng và ba sếp phó. Đồng
chí trưởng đang chờ hưu, ba đồng chí phó đều nằm trong diện quy hoạch. Xét về
năng lực thì mỗi đồng chí có một thế mạnh khác nhau, nhưng suy cho cùng cũng
"một chín, một mười", “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Thế là một cuộc
“chạy đua võ trang” ngấm ngầm bùng nổ. Giai đoạn đầu là việc nịnh sếp trưởng.
Ba sếp phó đua nhau khen ngợi sếp trưởng là người đại tài, đức cao vọng trọng,
có bề dày kinh nghiệm, rất xứng đáng được thăng quan, tiến chức cao hơn nữa,
nhưng do sinh ra không gặp thời, đành chấp nhận “thui chột nhân tài”; rằng thủ
trưởng tâm hồn sáng trong, trí tuệ anh minh, nhân cách mẫu mực, tỏa sáng... Thủ
trưởng mà nghỉ hưu thì chúng em không biết dựa vào đâu (Thực chất thủ trưởng
toàn bằng cấp chuyên tu, tại chức và các danh hiệu giả thực hiện bằng mua bán
là chính, trình độ chuyên môn yếu tuy nhiên bù lại có tài nịnh trên và giỏi đi
đêm, đi cửa sau kéo theo tham ăn, ăn bẩn, ăn không chừa thứ gì thậm chí lấy của
công nhân từ 50k trở lên cho đến ba cấp phó thường bị coi như chó giữ nhà và
hay bị cử đi tiếp thanh tra và dự những cuộc họp không có phong bao, phong bì.
Hết “nịnh xuôi” (để mong cầu được giới thiệu bổ nhiệm thay thế) các
phó lại dở chiêu “nịnh ngược” (để kiểm lá phiếu tín nhiệm từ cấp dưới theo quy
trình). Các thủ trưởng “bỗng dưng” yêu mến cán bộ, nhân viên cấp dưới đến kỳ
lạ. Làm việc gì cũng hướng đến cấp dưới. “Tớ là tớ hết sức coi trọng đời sống
tinh thần và vật chất của cấp dưới”, “Tớ là tớ lo cho cán bộ, nhân viên trước
hết!”, “Cơ quan mà có vấn đề gì là tớ ăn không ngon, ngủ không yên!”, “Cơ quan
mình mà không có cậu trực tiếp thực hiện lĩnh vực công tác ấy thì gay to!”,
“Người như cậu, tớ mà được cân nhắc…, tớ sẽ hết sức trọng dụng!”… Đơn vị bình
yên đến lạ, các công việc, nhiệm vụ trên các mặt công tác mà các sếp phó phụ
trách chưa hoàn thành, chưa đúng ý định thủ trưởng thay vì những cơn thịnh nộ
là những lời lẽ ân cần: “Tớ đề nghị cậu sửa lại chỗ này”, “Theo ý anh là thế,
còn em, em có chuyên môn sâu về vấn đề này, cứ sửa theo ý em cũng được”… Và rồi
ba sếp phó săn đón, mời mọc cán bộ, nhân viên vào phòng làm việc của mình uống
nước, hỏi thăm tình hình gia đình, vợ con. Các phó nhờ người nọ, người kia tác
động, vận động cán bộ, nhân viên trong cơ quan ủng hộ mình. Gia đình cán bộ,
nhân viên có sự kiện gì be bé là các sếp quan tâm “gửi quà”, động viên, sẵn
sàng “sẻ chia, san bớt” cùng cấp dưới. Thậm chí các sếp còn “hứa thật nhiều”
rằng nếu ai ủng hộ thì sau này sẽ được quan tâm, đãi ngộ thỏa đáng.
Thế rồi sếp trưởng nghỉ hưu. Ba sếp phó "nín thở" chờ
trên bổ nhiệm. Đùng một cái trên thông báo sẽ bổ nhiệm một đồng chí ở đơn vị
khác về làm thủ trưởng đơn vị thằng cháu tôi (không có chuyên môn chuyên ngành
của công ty nhưng cũng có chuyên môn vài năm quản lý doanh nhiệp công ích nhà
nước cùng loại hình). Thế là công lao ba sếp phó thành mớ bòng bong. Ba sếp,
ngay lập tức quay 180 độ về trạng thái ban đầu. “Vectơ nịnh” quay về hướng thủ
trưởng mới. Cũng may do thiếu chuyên môn nên thủ trưởng mới giao việc và ủy
quyền cho ba cấp phó và các trưởng phòng cũng như giám đốc xí nghiệp cấp huyện
trực thuộc cao hơn xếp cũ; Xếp trưởng bây giờ chỉ quan tâm đến cấp dưới trực
tiếp (Sếp phó và cấp trưởng các đợn vị trực thuộc) không quan tâm đến công nhân
cũng như các cấp thấp hơn như xếp cũ trước đây; Không ăn chia tủn mủn xu hào
như xếp cũ nên cả nhà đều vui vẻ, việc ai nấy làm….
Chuyện "nịnh xuôi" thì chẳng lạ, còn "nịnh
ngược" chắc cũng không phải chỉ xảy ra ở đơn vị cháu trai tôi, mà nó đang
lan rộng ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều nghành, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là các
dịp Đại hội Đảng các cấp; bầu bán, bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm, đề bạt cán
bộ; các dịp nhận xét cán bộ, đảng viên cuối năm…
Nguồn Yahoo có chỉnh sửa phù hợp với điều kiện cụ thể của xã hội
đương thời;
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét