“Nếu bạn có con gái, một ngày nọ, con bé dẫn về nhà một “thằng nghèo”, bạn sẽ làm gì?
“Con gái
à, mẹ luôn để con theo đuổi thứ mình thích, cho con tự do, dạy con tự trọng.
Nhưng tuần trước, sau khi gặp chàng trai mà con rất thích, có mấy lời mẹ muốn
nói cùng con, chỉ sợ rằng sẽ làm con buồn.
Đúng là
cậu ấy rất đẹp trai, trình độ học vấn tương đương với con, thoạt nhìn vô cùng
hào hoa phong nhã. Con dẫn cậu ấy đến gặp cha mẹ, nhưng giờ phút này, cha mẹ
không nỡ và cũng không yên lòng, vì cậu ấy quá “nghèo”:
1. Tư tưởng “nghèo”
Con gái
à, con phải nhớ kỹ những lời này của cha. Đừng tin câu “Từ sâu trong lòng, đàn
ông cũng chỉ là đứa trẻ”.
Nếu
người đàn ông thực sự muốn chăm lo cho một mái nhà, mặc kệ anh ta trẻ con đến
đâu thì đều sẽ thay đổi, bởi vì trên vai anh ta có trách nhiệm, anh ta không
còn là đứa trẻ chơi game thâu đêm, không có chí cầu tiến.
Cha và
cậu ấy nói tới công việc, cậu ấy kể ra rất nhiều bất mãn, từ bị sếp “đì”, đồng
nghiệp nói xấu, công ty quá xa nhà cho đến tăng ca quá nhiều… toàn lời than
vãn.
Cha hỏi:
“Vậy tại sao cháu không đổi việc?”
Cậu ấy
trả lời: “Cháu chưa từng nghĩ tới.”
Cha lại
hỏi: “Nếu đổi việc, cháu muốn làm gì?”
Cậu ấy
đáp: “Cháu cũng chưa nghĩ tới, có thể sẽ nghỉ ngơi 2 tháng để đi du lịch.”
Không có
câu nào cậu ấy đề cập đến kế hoạch tương lai của mình.
Cậu ấy
không phải nhân viên công nghệ kỹ thuật có thể đi đâu cũng kiếm được tiền, cũng
không phải làm việc trong mảng nghệ thuật cần đi chơi để lấy cảm hứng, cậu ấy
chỉ đi để chơi.
Cha mẹ
có thể không đòi cậu ấy sính lễ hay nhà cửa, nhưng cậu ấy có thể cho con cái
gì?
Con gái
à, đừng cho rằng mình có thể khiến một người đàn ông trưởng thành. Người đàn
ông cần con dạy cách trưởng thành sẽ mãi mãi không trưởng thành, bởi vì anh ta
luôn thiếu ý thức trách nhiệm.
2. Quan điểm “nghèo”
Con nói
cậu ấy rất chu đáo, rất dịu dàng, tốt bụng, chuyện gì cũng nghĩ cho con…
Con gái,
mẹ và cha không chê cậu ấy còn trẻ thiếu kinh nghiệm, mà là trong một cuộc hôn
nhân, quan điểm phải hòa hợp chứ không phải chỉ cần cậu ấy bưng trà rót nước,
lời ngon tiếng ngọt là được.
Dẫu sao
cũng là chuyện cả đời của con, mẹ phải hỏi hoàn cảnh gia đình và quan niệm sống
của nhà cậu ấy. Sau khi hỏi xong, lòng cha mẹ chợt lạnh buốt.
Thứ
nhất, cha mẹ cậu ấy trọng nam khinh nữ, hy vọng sau khi kết hôn, con sẽ sinh
được con trai.
Thứ hai,
cha mẹ cậu ấy và cả cậu ấy đều không thích con trang điểm vì họ thấy như thế là
phí tiền.
Thứ ba,
họ cho rằng phụ nữ phải chăm lo cho gia đình là điều hiển nhiên, chỉ khi nào
con bận quá không rảnh tay nổi thì mới giúp con làm việc nhà.
Lập gia
đình không chỉ là gả cho một người chồng mà còn là gả cho cả một gia đình. Sinh
con không phải để nối dõi tông đường cho nhà chồng mà còn là kết tinh của tình
yêu. Trang điểm không phải để lấy lòng ai đó mà là để chính mình vui vẻ.
Đồ trang
điểm là do con tự mua, nếu có lãng phí thì cũng là do năng lực của con cho
phép, mẹ thấy con chẳng sai gì cả.
Cuối
cùng, chăm lo cho gia đình là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hai người, là việc
mà đôi bên đều phải làm. Nếu cậu ấy thương con vì mất sức khi sinh em bé, chắc
chắn cậu ấy sẽ chủ động đỡ đần cho con nhiều hơn, chứ không phải chờ con bận
quá không rảnh tay rồi mới phụ giúp cho con.
Cậu ấy
là cục vàng cục bạc của cha mẹ cậu ấy thì con cũng là cành vàng lá ngọc của cha
mẹ. Con thấy có đúng không?
Bé con
ngốc nghếch, con chỉ biết vị ngọt của tình yêu nhưng lại không biết rằng hôn
nhân là một “nấm mồ”. Tình yêu chỉ cần đôi lứa yêu nhau, còn hôn nhân lại cần
quan điểm hòa hợp.
3. Tiền đồ “nghèo”
Từ nhỏ,
cha mẹ đã dạy con không được nói nhiều làm ít, không được khinh người, con
người có ngã xuống thì mới có đứng lên và đi tiếp.
Nhưng
lúc này đây, cha mẹ thực sự ghét cái “nghèo” của cậu ấy, không phải vì cha mẹ
khinh người.
Nhà cậu
ấy không giàu, không sao cả, lý tưởng của đàn ông không được đánh giá qua của
cải trong gia đình.
Công
việc của cậu ấy chưa khởi sắc, không sao cả, không nhiều người thành công khi
tuổi đời còn trẻ, cái gì cũng cần có thời gian.
Nhưng
mà, không sợ cậu ấy tài hèn học ít, chỉ sợ cậu ấy nghèo mọn ý chí.
Trong
hôn nhân, đáng sợ nhất không phải là đói nghèo mà là không có hy vọng.
Con có
nhớ khi con còn nhỏ không? Hồi đó cha con rất nghèo, mùa hè không mua nổi dưa
hấu, mùa đông không mua nổi áo lạnh, nhưng cha con cố gắng làm việc, học hỏi
người lành nghề, tích cực tham gia các hoạt động trong nhà máy, mỗi tháng phát
lương là đưa hết cho mẹ, không dám mua thứ gì cho mình, chỉ mong hai mẹ con
chúng ta sống thoải mái hơn một chút.
Quãng
thời gian đó rất cực khổ nhưng cũng rất ấm áp, bởi vì mẹ nhìn thấy hy vọng,
nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn.
Mẹ biết
cha con đang nỗ lực nên mẹ cũng càng cố gắng hơn. Trong thời gian làm công ở
xưởng may, mẹ luôn là nhân viên xuất sắc. Cha mẹ động viên cho nhau, giúp đỡ
lẫn nhau.
Về nhà,
mẹ nấu cơm, cha con rửa chén, mỗi lần mẹ làm việc nhà, cha con sẽ giành làm để
mẹ có thời gian chơi cùng con.
Bây giờ,
tuy đã có chút thành tựu nhưng cha con vẫn thường nói với mẹ: “Trước kia đã để
em chịu khổ nhiều rồi.”
Mẹ rất
may mắn khi đã gặp được một người đàn ông có ý chí, có tiền đồ, và có lòng biết
ơn.
Đàn ông,
thời trẻ có thể nghèo nhưng không thể không có tiềm lực, không thể không cho
người thân hy vọng.
Các con
ở bên nhau, mẹ không lo con phải chịu khổ cùng cậu ấy một thời gian, cái mà mẹ
sợ là con phải chịu khổ cả đời.
Nghèo gì cũng được nhưng không thể nghèo ý
chí.
Cha mẹ
không phải không cho con ở bên cậu ấy mà là cậu ấy phải thay đổi, còn cậu ấy
phải thay đổi thế nào, là người từng trải, cha mẹ sẽ cho con biết.
Cậu ấy
phải làm được ít nhất bốn điều sau mới có thể cướp con khỏi vòng tay của cha
mẹ:
- Một là
không được lười. Cố gắng làm việc, không được phạm pháp, có thể than vãn nhưng
phải tiết chế, có thể đi chơi nhưng không thể bỏ bê công việc.
- Hai là
có kế hoạch với tương lai. Không phải lo xa mà là có hoạch định rõ ràng. Cậu ấy
theo chủ nghĩa đàn ông nhưng lại không thể đảm đương trách nhiệm của đàn ông,
như vậy là không được.
- Ba là
thay đổi quan niệm về sinh con và nhiệm vụ của vợ. Con sinh con trai hay con
gái thì họ đều phải yêu thương, như vậy gia đình mới êm ấm. Cậu ấy không phải
giúp con làm việc nhà mà là vì mái nhà, cậu ấy tình nguyện trả giá chứ không
phải là bị ép buộc.
- Bốn là
luôn nhớ rằng cậu ấy đã trưởng thành, và con phải có tiền riêng. Tiền của cha
mẹ đều để lại hết cho con nhưng mẹ mong số tiền đó chỉ là hoa dệt trên gấm chứ
không phải là than đưa ngày tuyết.
Bởi vì
cậu ấy nghèo ý chí, chút tiền mọn của cha mẹ sẽ không cứu được con. Con có muốn
tĩnh tâm suy nghĩ lại không?”
(Sưu
tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét