XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Những câu nói hay của các danh nhân thế giới

Tranh vẽ này là của tác giả Adolf Hitler, khi đang là học sinh, thời đó còn lãng mạn và còn tốt bụng !!!

I. TÌNH BẠN:

1. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. (Tục ngữ Việt Nam)

2. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. (Tục ngữ Việt Nam)

3. Trước khi muốn kết bạn với ai, hãy ăn hết vài đấu muối với anh ta. (Ngạn ngữ Anh)

4. Làm bạn với người thẳng; người chân thật, người giỏi thì có ích; làm bạn với người gian, người nịnh, người lém thì có hại. (Luận ngữ)

5. Hãy nói cho tôi biết, bạn của anh là ai; tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai. (cervanter – Tây Ban Nha)

6. Người nào mình nên nói chuyện với người ta mà không nói thì sẽ mất người. Người nào mình không nên nói chuyện với người ta mà cứ nói thì sẽ mất lời. (Khổng Tử – 551 – 479)

7. Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những bước khó khăn cay đắng nhất của cuộc đời. (M.Gorki-Nga)

8. Trong khó khăn, ta nhận biết được bạn và lột mặt nạ được kẻ thù. (Epistetis – Hy lạp)

9. Những người bạn giả dối giống như những chiếc bóng, chúng theo gót ta khi ra ngoài nắng, và rời bỏ ta ngay lúc ta bước vào bóng râm. (C.Obi)

10. Người bạn bè hèn nhát đáng sợ hơn kẻ thù, vì người ta đề phòng ở kẻ thù mà hy vọng ở bạn bè. (L.Tolstoi)

11. Ai đã nói với anh những gì về người khác, thì chính người ấy lại nói với người khác về anh. (Ngạn ngữ A rập

12. Kẻ thù xưa và bạn bè mới, nếu khôn ngoan chớ vội vàng tin. (Ngạn ngữ Anh

13. Sự tập hợp của những kẻ xấu không phải là tình bạn mà là âm mưu. Họ không yêu nhau và chẳng bao lâu sẽ sợ nhau, họ không phải là bạn bè mà là những kẻ tòng phạm.

14. Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, người nịnh hót ta là kẻ hại ta. (Tuân Tử)

15. Sự khờ dại của người nào đó là cơ hội tốt cho người khác. (F.Bacon – Anh)

16. Sống với một người bạn thân, phải phòng lúc họ hết thân và biến thành kẻ thù của mình. (Richelien – Pháp)

17. Chúng ta biết mặt chứ không biết tâm người. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

18. Lòng người nham hiểm hơn sông núi. (Trang Tử - 225-275)

19. Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng. (Cao dao cổ Việt Nam)

20. Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân. (Cao dao Việt Nam)

21. Không nên làm khách quá lâu (Tục ngữ Việt Nam)

22. Người thành đạt thường có đông kẻ thù. (Ngạn ngữ Anh)

23. Đừng bao giờ khiêu khích một thằng rồ dại. (Ngạn ngữ Anh)

II. TÌNH YÊU

1. Đời là gì? Là một chút tình yêu, còn lại là lao động. Niềm vui và nổi khổ bắt nguồn từ hai cái đó. (Makarenko)

2. Muốn có được tình yêu, không có cách nào khác là phải biết cách yêu. (Ngụy Nha Hoa)

3. Người tình rất dễ kiếm, người bạn rất dễ giữ. Cái khó là kiếm được người bạn và giữ được người tình. (D. Lévis)

4. Người ta có thể giấu mọi thứ, trừ hai điều này: Say rượu và đang yêu. (Antiphanes)

5. Ảo tưởng là thức ăn của tình yêu. (Victo huygo)

6. Tình yêu không có thời hạn, chừng nào trái tim còn đập, người ta còn yêu. (Koramzin)

7. Chân lý cuối cùng trên cỏi đời vẫn là tình yêu. Yêu là cuộc sống và còn sống là còn yêu. (voltaire)8. Trong tình yêu, kẻ hành khất và bậc vương giả đều như nhau. (Ngạn ngữ Aán độ)

9. Tình yêu cổ xưa nhất và cũng vĩ đại nhất là tình yêu cuộc sống. (Plutarque)

10. Thà sống khổ còn hơn phải chết. Đó là câu châm ngôn của con người. (La Fontaine)

11. Bình đẳng là cơ sở vững chắc nhất cho tình yêu. (C. Lessing-Đức)

12. Ở đâu có chứa chan những lời nói yêu đương thì ở đó không hề có tình yêu chân chính. (F.Petrace – Italia)

13. Sự dũng mãnh của đàn ông thường có ma lực hấp dẫn ghê gớm đối với đàn bà. (London)

14. Người con gái nào cũng thích nói chuyện đứng đắn, nhưng luôn chủ trương làm chuyện mờ ám. Người con trai nào cũng thích nói chuyện anh hùng, nhưng thật sự chỉ làm chuyện trẻ con. (Voltaire)

15. Xứ nào đẹp nhất? Xin thưa xứ mà người yêu của mình ở. (O. Crưlôp)

16. Tình yêu đòi hỏi chung thủy và chung thủy làm cho tình yêu bền vững (J.Ray-Anh)

17. Tình yêu có những lý lẽ riêng mà lý trí không sao hiểu được. (Pascal – Pháp)

18. Đói cái gì cũng ngon, yêu cài gì cũng đẹp. (Ngạn ngữ Campuchia)

19. Cao quí nhất là tình yêu, nhưng ích kỷ nhất cũng là tình yêu. (M.Gorki)

20. Ấn tượng ban đầu sống lâu hơn cả

21. Bất cứ số phận nào cũng tìm thấy trong tình yêu một chỗ dựa. (M.Cervantes)

22. Khi ái tình lên tiếng, lý lẽ phải lặng im. (Regnard)

23. Những kẻ yêu nhau thường cho rằng người ngoài đều mù hết. (Ngạn ngữ Tây ban nha)

24. Tuổi trẻ ao ước tình yêu – Tiền bạc – và sức khỏe. Một ngày nào đó họ sẽ nói: Sức khỏe – Tiền bạc – và tình yêu. (P. Geraldy)

25. Tình yêu có hàng ngàn vẻ, và mỗi vẻ đều có ánh sáng, nỗi buồn, hạnh phúc và hương thơm riêng. (K.Pautovki)

26. Tình yêu là niềm vui ngọt ngào nhất, niềm thống khổ man dại nhất. (Khuyết danh)

27. Tình yêu biến kẻ khôn thành dại, và đôi khi biến kẻ dại nên khôn. (N.Lénclos)

28. Ái tình là cái khôn của người dại, là cái dại của người khôn. (S.Johnson)

29. Ái tình là một trường học đào tạo ra một thằng điên. (S.Wotton)

30. Tình yêu làm nên những vị anh hùng, nhưng tạo ra những thằng ngốc nhiều hơn. (Suédois)

31. Ôi sức mạnh của tình yêu, nó có thể biến vật thành người và người thành vật (Byron – Anh)

32. Đôi gà trống đang sống thuận hòa, bổng đâu nàng gà mái tơ xuất hiện, thế là chiến tranh bùng nổ! Hỡi ái tình, mi đã làm mất thành Troa. (La Fontaine)

33. Theo tình tình chạy, chạy tình tình theo. (Ngạn ngữ Latinh)

34. Yêu đương không có đạo đức thì chỉ là sự nhu nhược và hổn loạn. (Lacordaire)

35. Tình yêu rất mạnh, tiền bạc còn mạnh hơn. (Khuyết danh)

III. HÔN NHÂN:

1. Vẻ đẹp cơ thể của người đàn bà là công trình của tạo hóa. (Blake – Anh)

2. Tình yêu là bình minh của hôn nhân, hôn nhân là hoàng hôn của tình yêu. (Ngạn ngữ Pháp)

3. Hôn nhân có nhiều đau khổ, nhưng cảnh độc thân chẳng có gì vui. (S.Johnson- Anh)

4. Trong chuyện hôn nhân, chọn sai một li đi một dặm. (Wagner)

5. Trăm năm tính cuộc vuông tròn, phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông. (Nguyễn Du)

6. Hôn nhân là một trong những việc quan trọng nhất trong đời, nhưng có lẽ cũng là một trong những việc người ta ít cân nhắc nhất. (Boccacio)

7. Làm trai lấy được vợ hiền, như cầm đồng tiền mua được của ngon; Phận gái lấy được chồng khôn, xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng. (Ca dao Việt Nam)

8. Muốn chọn vợ hiền hãy xem bà mẹ cô gái thì rõ. (Ngạn ngữ Campuchia)

9. Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống. (Tục ngữ Việt Nam)

10. Con nhà công, chẳng giống lông cũng giống cánh. (Tục ngữ Việt Nam)

11. Chọn vợ bằng tai hơn bằng mắt. (Tục ngữ Anh)

12. Một cô gái vô trách nhiệm sẽ trở thành một người vợ bê bối. (Franklin – Mỹ)

13. Tạo hóa đã nói với người phụ nữ: Hãy trở thành người đẹp nếu em có thể, người thông minh nếu em muốn; nhưng nhất thiết em phải trở thành người biết điều. (Bomacsa)

14. Hãy mở to mắt trước khi cử hành hôn lễ và sau đó hãy mở hé thôi. (T.Fuller)

15. Không phải cứ mặc áo đẹp vào là thành người tử tế. (Ngạn ngữ Pháp)

16. Một túp lều tranh, hai quả tim vàng, bánh mì vụn và nước lả. Xin ái tình đừng chấp lời tôi nói, yêu như thế chỉ là củi tàn tro bụi. (John keats)

17. Hôn nhân y như một thành trì bị vây, kẻ ở ngoài muốn xông vào, người ở trong chỉ muốn thoát ra. (Ngạn ngữ Arập)

18. Hôn nhân giống đời sống ở chỗ: Đó là bãi chiến trường chứ không phải là thảm hoa hồng. (R.Stevenspm – Anh)

19. Hôn nhân là một cộng đồng gồm một ông chủ, một bà chủ và hai nô lệ. Tính ra tất cả là hai người. (A. Bierce)

20. Xiềng xích của hôn nhân nặng nề đến nổi hai người mới mang nổi, có khi phải ba người. (A. Dumas)

21. Đàn bà khóc trước khi cưới, đàn ông khóc về sau này. (Ngạn ngữ Balan)

22. Đối với nữ, lấy chồng càng sớm càng hay, đối với nam lấy vợ càng muộn càng tốt. (Shaw-Ailen)

23. Lấy vợ chỉ nên lấy bằng nửa tuổi mình cộng thêm bảy năm. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

24. Xin nhớ cho rằng: Cưới vợ giàu hay cưới vợ nghèo đều dễ dàng như nhau. (Thackeray – Anh)

25. Trong mọi trường hợp, bạn hãy kết hôn đi. Nếu được người vợ tốt, bạn hạnh phúc; Nếu gặp người vợ xấu, bạn sẽ thành triết gia. Đó là điều hay nhất cho con người. (Sacrate)

26. Đừng khuyên bất cứ ai đi ra chiến trận hay kết hôn. (Ngạn ngữ Tây ban nha)

27. Có hôn nhân tốt mà không có hôn nhân thú vị. (La. Rochefoucauld)

IV. GIA ĐÌNH VÀ HẠNH PHÚC:

1. Đoàn thể nhỏ nhất, mạnh nhất, bền nhất, hợp với lẽ thiên nhiên hơn cả là gia đình. Trong một nhà cha con, vợ chồng đều liên lạc với nhau, sống để giúp đỡ, bênh vực, phù trì lẫn nhau; cho nên nước nào xưa đến nay cũng lấy nghĩa gia tộc làm trọng. (Phạm Thượng Chi)

2. Gia đình còn bất khả xâm phạm hơn quốc gia. (Pope Pius XI)

3. Đất có thổ công, sông có hà bá. (Ngạn ngữ Anh)

4. Tình yêu gia đình là nền móng duy nhất của tình yêu quê hương và cá nhân cách xã hội khác. (A. Karr)

5. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. (Ngạn ngữ Anh)

6. Người ta tiêu hao nhiều ý chí, nhiều hy sinh và liên tục dùng cam đảm cho quyền lợi gia đình hơn là việc phục dịch đất nước. (P. Beriat)

7. Bí quyết để có hạnh phúc trong hôn nhân là vợ chồng phải quyến rủ nhau suốt đời. (Balzac)

8. Cần kiệm cốt để trị gia, học hành cốt để khởi gia, hòa thuận cốt để tề gia làm theo công lý cốt để bảo gia. (Chu Hy 1130-1200)

9. Trị nhà kiêng nhất là xa xỉ, thứ hai là gian dối. (Nghé Tư)

10. Con trai ở nhà vợ như chó chui gầm chạn. (Ngạn ngữ Việt Nam)

11. Người ta tìm hiểu nhau 3 tuần, yêu nhau 3 tháng, cãi nhau 3 năm, chịu đựng nhau 30 năm; và con cái lại tiếp tục như thế. (Taine)

12. Con người không ai toàn mỹ, chuyện vợ chồng cũng thế. Biết phục thiện và tha thứ cho nhau thì gia đình ngày càng đầm ấm, nếu càng ngoan cố bao nhiêu, gia đình càng dễ dàng tan vở bấy nhiêu. (Lombrozo)

13. Nhiều cặp vợ chồng sau khi cưới nhau thường có ba giai đoạn:Một tháng sau, hai người nói riêng cho nhau nghe.Ba tháng sau, hai người nói với nhau mà cả xóm nghe.Giai đoạn cuối, hai người đi nói về nhau cho cả xóm nghe. (Pascal – Pháp)

14. Với những người luôn chung sống cận kề, chữ yêu và chữ ghét luôn đan chéo vào nhau, bất cứ lúc nào họ cũng có những lý do để nghiêng về phía yêu nhau hoặc ghét nhau. (Balzac – Pháp)

15. Xa cách ngắn ngủi kích động say mê nhưng xa cách lâu dài giết chết sau mê. (Évremond)

16. Sự li dị rất là tự nhiên, đến nổi đêm đêm nó nằm ngủ giữa hai vợ chồng. (Chamfort).

17. Anh em cải vả nhau cả ngày không mất, vợ chồng cải vả nhau một lúc thành người dưng. (Ngạn ngữ Thái)

18. Anh em như thể chân tay, vợ chồng như quần áo; Aùo quần rách lại may mới được, chân tay đứt khôn bề nối lại được. (Trang Tử – 225-275)

19. Chẳng có nhà thờ nào lại không giảng đạo, không cặp vợ chồng nào lại không cãi nhau. (Ngạn ngữ Tiệp Khắc)

20. Khi cái nghèo đi vào cửa lớn thì tình yêu đi ra cửa sổ. (Ngạn ngữ Anh)

21. Sai lầm trước tiên của những cặp vợ chồng là thiếu lễ độ và sổ sàng đối với nhau khi thân mật. (Lespinase)

22. Việc gia đình nên giữ kín trong nhà. (Ngạn ngữ Anh)

23. Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường. (Tục ngữ Trung Quốc)

24. Thượng đế dễ tạo dựng người đàn ông, và thấy nó chưa đủ cô đơn, ngài bèn tặng cho nó một người đàn bà làm bạn đường, để nó cảm thấy thấm thía với nổi cô đơn của mình hơn. (Valáry-Pháp)

25. Bảy con cũng không giữ nỗi một ông chồng, nhưng nhiềøu khôn ngoan thì giữ được ông ta. (Ngạn ngữ Madagaska)

26. Với một ông già muốn cưới vợ, vị mục sư chỉ cái đầu của một người chết và một cái sừng rồi bảo “Hãy chọn”)! (Ngạn ngữ Tây ban nha)

27. Anh đã rời bỏ bóng cây râm mát để theo đuổi một bóng mây. (Ngạn ngữ Châu Phi)

28. Chung thủy là một trong những phẩm chất quí giá nhất của người phụ nữ. (M. Gorki)

29. Trong tất cả tiện nghi của giàu sang, điều quí giá nhất là có một người vợ chân thật. (Euripides. HL)

30. Vợ hiền khiến chồng sang, vợ dữ khiến chồng hư. (Thái Công)

31. Đạo làm vợ lấy việc hòa thuận làm chính. (Mạnh Tử – 371-289)

32. Chồng bảo vợ nghe thì đạo nhà mới thành. (Lễ Văn)

33. Nơi người phụ nữ, không có gì đáng yêu cho bằng việc học hỏi việc nội trợ khéo léo và khích lệ chồng làm những việc tốt đẹp. (J. Milton)

34. Xem trong bếp, biết nết đàn bà. (Tục ngữ Việt Nam)

35. Kẻ cướp đòi tiền hoặc đòi mạng sống ta, phụ nữ đòi cả hai. (Butler)

36. Đối với một người đàn bà, một cái lưỡi là quá đủ rồi. (Ngạn ngữ Anh)

37. Cái lưỡi dài (lắm điều) của vợ là cầu thang, theo đó điều bất hạnh đi lên nhà. (Ngạn ngữ phương đông)

38. Điều lố bịch nhất của một người đàn bà là muốn làm đàn ông. (J. Maistre)

39. Người đàn bà không nên chuyển hướng những chức vụ mà tạo hóa đã chỉ định: làm vợ để cai quản việc nội trợ, làm mẹ để cho con bú, nuôi dưỡng và giáo dục con. (E. Giardin)

40. Tội nghiệp thay cho những nhà có gà mái gáy, con gà trống thì im lặng. (Ngạn ngữ Italia)

41. Những đàn bà xa lìa nữ tính của họ, sẽ không những mất cái duyên dáng mà tạo hóa đã phú cho, mà họ không nhận được sự sủng ái của ta, họ sẽ rơi vào trạng thái gái đĩ già mồn, bạc bẽo, lưới biếng, dơ bẩn, bất tín…, một kẻ tàn hại cho gia đình và xã hội. (P.Proudhon – Pháp)

42. Không hề có phụ nữ già, phụ nữ ở mọi lứa tuổi nếu yêu thương và hiền ngoan, đều đem đến cho đàn ông những giây phút vô cùng hạnh phúc. (J.Michelet – Pháp)

43. Đối với một kẻ đã cướp vợ anh thì không còn cách trả thù nào thâm thúy hơn là hãy nhường con đàn bà bạc tình ấy cho nó luôn. (S. Guitry – Pháp)

44. VỢ chồng chung sống với nhau mà không con, chẳng khác nào như hai người bạn. (Standhal).

45. Đứa con sẽ là phần thưởng hay hình phạt cho cha mẹ tùy theo sự giáo dục của mình. (xêông)

46. Con cái chúng ta, đó là tuổi già của chúng ta. Một sự giáo dục đúng đắn là tuổi già hạnh phúc của chúng ta; một sự giáo dục xấu, đó là nổi khổ của chúng ta, nước mắt của chúng ta, lỗi lầm của chúng ta đối với người khác trong tương lai. (Makarenko).

47. Nuôi con mà không dạy là lỗi ở cha, dạy không nghiêm là lỗi ở thầy. Cha khuyên răn, thầy dạy bảo mà không thành là lỗi ở con. (Tư Mã Ôn Công)

48. Yêu con yêu sau lung, giận con giận trước mặt. (Ngạn ngữ Tày Nùng)

49. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. (Tục ngữ Việt Nam)

50. Hãy dạy con mở miệng ít thôi, nó sẽ học nói rất nhanh. (Franklin – Mỹ)

51. Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. (Tục ngữ Việt Nam)

52. Con trai không dạy, lớn lên thành người ngu ngốc ương gàn; con gái không dạy, lớn lên thành người lố lăng thô bỉ. (Thái Công)

53. Tuổi già, cái chết và con hư. Đó là ba tai họa của con người; Hai điều trên không thể tránh, còn điều thứ ba phải phòng như phòng hỏa. (Ngạn ngữ Ucraina)

54. Uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn ngây thơ. (Tục ngữ Việt Nam)

55. Cha vừa là người hướng đạo, kẻ bảo lãnh, quan tòa, vừa là bậc sư phụ cho con. (Alibơt)

56. Con ngoan làm sang cha mẹ. (Tục ngữ Việt Nam)

57. Cha cao quí sinh con cao quí. (Euripides)

58. Chẳng có tình bạn nào, cũng chẳng có tình yêu nào giống như tình yêu của cha mẹ đối với con cái. (H. Beecher)

59. Con chẳng chẽ cha mẹ khó, chó chẳng chẽ chủ nghèo. (Tục ngữ Việt Nam)

60. Con bất nhân mới chê nhà cha mẹ. (Tục ngữ Nhật)

61. Người ta có thể mua tất cả, trừ người cha và người mẹ. (Tục ngữ Anh)

62. Trẻ cậy cha, già cậy con. (Tục ngữ Việt Nam)

63. Con hơn cha là nhà có phúc. (Tục ngữ Việt Nam)

64. Không gì làm con vui hơn vinh dự của cha không gì làm cha vui hơn thành quả của con. (Sophocles – Hy lạp)

65. Đức hạnh và uy tín của người cha là di sản quí nhất của người con. (R. Bacon).

66. Trong thiên hạ, ai là không biết cha mẹ, nhưng có nuôi con mới rõ công ơn cha mẹ. Khi lập thân mới biết đời người đầy gian khổ. (La tiên sinh)

67. Nết hiếu đứng đầu trăm nết, hiếu thấu đến trời thì gió mưa thuận hòa, hiếu thấu đến đất thì vạn vật hóa nên, hiếu thấu đến người thì muôn phúc đều đem lại. (Tăng Tử)

68. Tột cùng thiện không gì hơn hiếu, tột cùng ác không gì hơn bất hiếu. (Kinh Phật)

69. Người hiếu lắm nuôi chí cha mẹ; người hiếu vừa nuôi thân thế cha mẹ. (Y lâm)

70. Anh đối xử với cha mẹ anh thế nào, con cái anh sẽ đối xử với anh thế ấy. (T. Millet)

71. Người đời có năm điều bất hiếu:Lười biếng không chịu làm để nuôi cha mẹ là một bất hiếu.Hay đánh bạc, không trông nom nuôi cha mẹ là hai bất hiếu.Tham của để riêng cho vợ, không đoái hoài đến cha mẹ và ba bất hiếu.Ham mê thanh sắc, đem nhục đến cha mẹ là bốn bất hiếu.Hăng hái đánh nhau để nguy hiểm đến cha mẹ là năm bất hiếu. (Mạnh Tử)

72. Thượng đế không thể hiện diện khắp mọi nơi, vì thế ngài đã dựng lên những người mẹ. (Ngạn ngữ Do Thái)

73. Nơi nương náu yên ổn nhất là lòng mẹ. (C. Florium)

74. Tương lai của đứa con, luôn luôn là công trình của người mẹ. (Napolion)

75. Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên)

76. Chiều chiều xách giỏ hái rau, ngó lên mả mẹ ruột đau như giần. (Ca dao Việt Nam)

77. Dâu là con, rể là khách. (Tục ngữ Việt Nam)

78. Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng. (Tục ngữ Việt Nam)

79. Nếu con gái bạn lấy chồng vào bến nước trong, bạn có thêm một đứa con trai, bằng không bạn mất đi một đứa con gái. (F.Quarles)

80. Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em. (Tục ngữ Việt Nam)

81. Máu chảy ruột mềm. (Tục ngữ Việt Nam)

82. Hạnh phúc là gì? Là được yêu khi trẻ, toại nguyện khi đứng tuổi, khỏe mạnh khi về già và có tiền ở mọi lứa tuổi. (Cheron)

83. Tất cả kho tàng trên trái đất không thể nào sánh bằng hạnh phúc gia đình. (Calderon)

84. Người hạnh phúc là người có ba điều: Khỏe mạnh, giàu có và có tri thức. (Ngạn ngữ Hy lạp)

85. Trên đời này có hai điều để nhằm tới: trước hết là đạt được cái mà mình mong mỏi, và sau đó là vui sướng hưởng nó. Chỉ có những người khôn ngoan nhất mới làm được điều thứ hai. (L. Smith)

86. Hỏi trên đời này có gì đáng yêu hơn một bà mẹ trẻ và đẹp bồng trên tay một đứa con thiên thần (Turgenev)

87. Muốn được hạnh phúc: Đức hạnh cần hơn học rộng; hạnh kiểm cần hơn trí tuệ, sức khỏe cần hơn giàu sang, nghỉ ngơi cần hơn tài lợi. (Spanard)

88. Hay, dở, nhục, vinh – khi chết mới biết, khi đóng quan tài mới hay. (Ngạn ngữ Phương Đông)

89. Vua hay dân, ai tìm được sự bình an trong tổ ấm gia đình thì đó là người hạnh phúc nhất. (W. Goethe – Đức)

90. Mỗi người là kiến trúc sư cho hạnh phúc của mình. (Tục ngữ Anh)

91. Phi thương bất phú. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

92. Cái giàu không phải lúc nào cũng mua được hạnh phúc. (Robert)

93. Đời sống hiện tại dệt nên đời sống tương lai. (Khuyết danh)

94. Hạnh phúc luôn luôn mỉm cười với những ai kiên trì, dũng cảm, hăng say lao động. (Ivokresenskaia)

95. Hạnh phúc cũng như của cải, ta không có quyền tiêu thụ mà không sản xuất. (B. Shaw-Ailen)

96. Hạnh phúc không đến với kẻ lưới biếng. (Sophocle – Hylạp)

97. Mọi gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình có một kiểu bất hạnh riêng. (Tolstoi)

98. Người ta ra đi vì cần giải trí, người ta trở về vì cần hạnh phúc. (Victo-huygo)

99. Con người đi khắp thế gian để tìm kiếm những gì anh ta cần, và khi trở về nhà thì tìm thấy nó. (More-Anh)

100. Hạnh phúc ở ngay trong gia đình bạn, chớ đi tìm nơi địa đàng của kẻ xa lạ. (Vơrôm)

101. Duy chỉ có nơi gia đình, ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số mệnh. (Euripides-Hylạp)

V. SỨC KHỎE:

1. Hạnh phúc trước hết ở có sức khỏe. (G. Curtis)

2. Có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe là không có gì. (Ngạn ngữ Pháp)

3. Sức khỏe là kho tàng quí nhất mà dễ mất nhất, thế mà ít được người ta giữ gìn. (C. Beauchone)

4. Khi thân thể mạnh thì nó theo ta, khi thân thể yếu nó sai khiến ta. (Roussean)

5. Chúng ta chỉ biết rõ giá trị của sức khỏe khi đánh mất nó. (Ngạn ngữ Nga)

6. Tâm hồn phải giữ cho luôn trẻ trung, đầu óc phải giữ cho luôn sáng suốt. (Ngạn ngữ Anh).

7. Hãy ăn của lành chứ đừng ham của ngọt. (Ngạn ngữ Aán Độ)

8. Các bác sĩ tài danh nhất là bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ yên tỉnh, và bác sĩ vui tươi. (Swift – Anh)

9. Ăn uống điều độ không phải là một đức tính lớn, nhưng ăn uống vô độ lại là một tật xấu lớn. (Nữ hoàng Cristine – Thụy Điển)

10.  Ăn mỗi ngày một quả táo thì thầy thuốc tránh xa. (Ngạn ngữ Anh)

11. Hớp rượu thứ nhất phục vụ cho sức khỏe, hớp rượu thứ hai cho khoái cảm, hớp rượu thứ ba cho nhục nhả, hớp rượu thứ tư cho điên rồ. (Anacharsis – Hylạp)

12. Không có gì làm kiệt sức và hủy hoại cơ thể con người như sự thiếu vận động kéo dài. (Aristote)

13. Tinh thần không vận động thời ngu, khí huyết không chuyển vận thời ốm (Lục Tượng Sơn)

14. Mang nổi lo vào giường, là ngủ với kiện hàng trên lưng. (Haliburton)

15. Tóc bạc là dấu hiệu của tuổi tác, không phải của khôn ngoan. (Ngạn ngữ Hy Lạp)

16. Bệnh tật là một bức thư từ cõi chết gửi đến. (Ngạn ngữ Rumani)17. Trên cái bướu mọc thêm cái nhọt. (Họa vô đơn chí) (Tục ngữ Nhật)

VI. ĐẠO ĐỨC – TU DƯỠNG:

1. Tiên học lễ, hậu học văn. (Khổng Tử – 551-479)2

2. Cái gì còn lại khi tất cả cái khác bị quên đi, cái đó chính là văn hóa. (E. Heriot)

3. Cái đẹp là chân lý, chân lý là cái đẹp. (J. Keat – Anh)4. Không có gì đẹp hơn sự thật. (Ngạn ngữ Anh)

5. Giản dị là nét chủ yếu của vẻ đẹp đạo đức. (L.Tolstoi)

6. Không gì rẻ mà lại quí như thái độ lịch sự. (A-Karr)

7. Thiếu sắc đẹp thì cái nết luôn bù đắp được, nhưng thiếu nết tốt thì sắc đẹp không thể nào thay thế. (J. Addisson – Anh)

8. Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo. (Ngạn ngữ Anh)

9. Khiêm tốn là đặc điểm trước tiên của những người thực sự vĩ đại (Lessing – Đức)

10. Ai để mất danh dự thì người đó không còn gì để mất. (Khuyết danh)

11. Vô liêm sĩ nhất là bán cả lương tâm. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

12. Không có đức mà nhiều của là cái mầm tai vạ. (Tiềm Phu)

13. Người có ít nhu cầu mới là người giàu có. (Ngạn ngữ Anh)

14. Cẩn thận là cách lo xa phải lẽ. (Vanvenargues – Pháp)

15. Bất cập là dở, mà thái quá cũng không ra gì. (Luận ngữ)

16. Sống có ích là biết sống. (Khuyết danh)

17. Khôn-chết; dại –chết; Biết- sống. (Trang Tử – 225-275)

18. Khôn ngoan chính là biết lo xa. (Térence-La Mã)

19. Người khôn ngoan không mang đến những gì mình không thể có được. (Herbert)

20. Sinh ra chúng ta không mang theo cái gì cả, chết đi chúng ta cũng không mang theo cái gì cả. (Tư tưởng Trung Quốc)

21. Con người sinh ra từ cát bụi, sẽ trở về với cát bụi. (Kinh Thánh)

22. Đến chết mới biết người nào sung sướng. (Aesechylus – Hylạp)

23. Một người biết lo bằng một kho người làm. (Ngạn ngữ Việt Nam)

24. Hy vọng điều tốt nhất nhưng cũng chuẩn bị cho điều xấu nhất. (Ngạn ngữ Anh)

25. Yên ổn đừng quên lúc nguy khốn, bình trị đừng quên lúc hoạn ly (Gia ngữ)

26. Người khôn ngoan tạo ra nhiều cơ may hơn là gặp may. (F.Balcon – Anh)

27. Ở hiền gặp lành. (Tục ngữ Việt Nam)

28. Hữu xạ tự nhiên hương. (Tục ngữ Việt Nam)

29. Nhân bất thập toàn. (Thành ngữ Việt Nam)

30. Nhàn cư vi bất thiện. (Thành ngữ Việt Nam)

31. Nhân nào quả ấy, quả nào nhân ấy. (Khuyết danh)

32. Sám hối là tốt, nhưng tránh phạm lỗi lại tốt hơn. (Ngạn ngữ Phương Tây)

33. Việc không yên tâm chẳng nên làm; Việc trái lẽ phải chẳng nên làm; Việc gây oan nghiệt chẳng nên làm; Việc hại người ta chẳng nên làm. (Nhân sinh Tất độc Thư)

34. Ai làm lành thì trời cho phúc, ai làm ác thì trời bắt tội. (Gia ngữ)

35. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

36. Hễ tích trử điều lành thì gặp lành, tích trử điều dữ thì gặp dữ. Xét đi xét lại cho kỹ: Trời đất không hề có nhầm lẫn, làm lành có điều lành trả lại, làm dữ có điều dữ trả lại; Nếu chưa thấy trả thì cái hạn ngày giờ chưa tới đó thôi. (Từ Thần Ông).

37. Bình sinh làm điều lành thì trời ban thêm phúc cho mình, ví bằng ngây dại mà làm điều dữ thì phải mắc tai họa. Làm lành hay làm dữ rốt cuộc lại về sau cũng được báo đáp chẳng sai. Dù có cao chạy xa bay cũng không sao trốn núp được đâu. (Từ Thần Oâng)

38. Cối xay của tạo hóa nghiền chậm chạp nhưng nghiền rất mực tinh vi. (Empiricus)

39. Nhà làm điều lành, tất có phúc thừa. Nhà làm những điều chẳng lành, tất có vạ thừa. (Dịch Kinh)

40. Thiện thì thiện theo, ác thì ác theo. Cũng như bóng theo hình, vang theo tiếng. (Đồng Trọng Thư)

41. Tốt chưa đủ, còn phải tế nhị nữa. (H. Amien)

42. Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa thực sự. (H. Balzac)

43. Con người khác loài cầm thú nhờ có lễ. (Lễ Ký)

44. Trăm điều ác, dâm là đầu; Vạn điều lành, hiếu đứng trước. (Cổ Ngạn)

45. Suốt đời làm lành, lành cũng chưa đủ; một ngày làm ác, ác đã có thừa. (Hà Viên)

46. Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu. (Ca dao Việt Nam)

47. Ngửng lên không hổ với trời, cúi xuống không thẹn với người, đó là điều vui sướng. (Mạnh Tử – 371-289)

48. Vui sướng có chừng mực khi thành công, đau khổ có chừng mực lúc hoạn nạn. (Archiloque)

49. Bạn có thể thường xuyên tha thứ cho người khác, nhưng đừng bao giờ tha thứ cho bản thân. (S.Publili)

50. Không cho phép mình hưởng bất kỳ thú vui nào, mà chỉ được hưởng những thú vui không có gì xấu. (Ngạn ngữ Việt Nam)

51. Chớ chơi bời lêu lổng, chớ đam mê vui thú. (Ngu Thư)

52. Ở đời có ba điều đáng tiếc: Một là hôm nay bỏ qua, hai là đời này chẳng học, ba là thân này nở hư. (Chu Hy 1130 – 1200)

53. Sai lầm của người này là bài học tốt đối với người khác. (G. Rây)

54. Ai cũng có thể nhầm lẫn, nhưng chỉ có kẻ ngu mới ngoan cố biện bạch sai lầm của mình. (M. Ciceron – La mã)

55. Không lấy bậy, tay thơm; không chơi bậy, thân thơm; không nói bậy, miệng thơm; không nghĩ bậy, tâm thơm. (Thang Nhược Sĩ)

56. Chớ xấu hổ có lỗi mà lại làm càn. (Thư Kinh)

57. Người chết đuối trong li cốc đông hơn người chết đuối dưới sông. (C. Cehier)

58. Đạo lớn khuyên người ta ba chữ: Cử rượu, trừ dâm, chớ bạc bài. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

59. Rượu thường không có màu, nhưng dễ làm đỏ mặt và làm đen danh dự các cô gái. (A. Tsekhov)

60. Cờ bạc là con đẻ của lòng ham tiền, anh em của bất công và cha của điều hại. (Washington)

61. Người có bao nhiêu cũng không vừa thì tham lam đê tiện không biết thế nào mà kể. (Vương An Thạch)

62. Biết bao người đàn ông trở nên tội lỗi chỉ vì yếu đuối trước một người đàn bà. (Napoléon)

63. Nghèo không là xấu, nghèo mà không có chí mới là xấu; Hèn không đáng ghét, hèn mà không có nghề mới đáng ghét. (Lã Khôn)

64. Con người là nô lệ của thói quen. (Ngạn ngữ Đức)

65. Thói quen bắt đầu là mạng nhện, sau là dây cáp. (Ngạn ngữ Tây ban nha)

66. Khi sống sung túc, phẩm hạnh lớn nhất là điều độ; còn khi hoạn nạn, phẩm hạnh lớn nhất là sự kiên cường. (F. Bacon)

67. Kẻ chết mở mắt cho người sống. (Khuyết danh)

68. Người nào không tự hào về những thành tựu cao quí của tổ tiên mình, sẽ không đạt được điều gì đáng để con cháu mình ghi nhớ. (Macaulay – Anh)

69. Tiết kiệm là tập quán phải bắt đầu ngay khi còn nhỏ. (Ngạn ngữ Anh)

70. Giàu không tiết kiệm nghèo liềân tay, nghèo không tiết kiệm sớm ăn mày. (ngạn ngữ Anh)

71. Không có nguồn lợi nào chắc chắn bằng sự tiết kiệm. (S.Syrus – La mã)

72. Người ta làm giàu bằng mồ hôi nước mắt, và hơn thế nữa bằng sự tiết kiệm (Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ)

73. Đừng mua thứ hữu ích mà hãy mua thứ cần thiết. (Censeur)

74. Nếu anh mua những thứ không cần dùng, chẳng bao lâu nữa anh sẽ phải bán đi những thứ cần dùng. (B. Franklin)

75. Ham của rẻ hóa ra mua đắt. (Ngạn ngữ Anh)

76. Việc đáng bớt tiêu mà không bớt tiêu, tất đến việc nên tiêu lại không chịu tiêu. (Ngụy Hy)

77. Kẻ xa xỉ thì giàu mà tiêu vẫn không đủ; kẻ kiệm ước thì nghèo mà tiêu vẫn có thừa. (Đàm Tư)

78. Ở đời loạn lại càng không nên xa xỉ lắm. (Tăng Quốc Phiên)

79. Giàu phải nghĩ đến lúc nghèo, trẻ phải nghĩ đến lúc già. (Thiết Uyển)

80. Muốn biết giá trị của tiền bạc, bạn hãy đi hỏi vay. (Franklin)

81. Vay mượn cũng chẳng tốt hơn ăn mày là bao. (Lessing – Đức)

82. Có tiền mua tiên cũng được, nhưng trừ hạnh phúc. (Guitry)

83. Khi tiền bạc lên tiếng thì sự thật im lặng. (Ngạn ngữ Nga)

84. Trong tất cả những sự lãng phí, cái đáng tránh nhất là lảng phí thời giờ. (Lezynska)

VII. ĐỐI NHÂN XỬ THẾ:

1. Bước vào cuộc đời là bước vào cuộc chiến đấu. (Voltaire – Pháp)

2. Kẻ biết người là khôn, kẻ biết mình là sáng. (Lão Tử – V-VI)

3. Phương cách tốt nhất chống lại một kẻ xấu là lánh xa nó. (Ngạn ngữ Anh)

4. Mật ngọt chết ruồi. (Cổ ngôn)

5. “Thưa bà bá tước, bà có luôn luôn thích đàn ông không?” “Có, tâu bệ hạ, khi họ lịch sự”. (Napoléon và nữ bá tước Defleury)

6. Khi trước nghe người ta nói, ta tin rằng việc làm của họ phù hợp với lời nói của họ. Ngày nay nghe người ta nói, ta phải quan sát coi việc làm của họ có phù hợp với lời nói của họ chăng. (Khổng Tử)

7. Những người thật thà là những chiếc gối êm ái nhất cho mấy thằng bợm ngả lưng và mập thịt. (Lễ Ký)

8. Sự dối trá làm chết niềm tin yêu, nhưng sự thật trắng trợn cũng đâu có làm cho nó sống được. (Eùtienne Rey)

9. Xin biết cho rằng những tên khen nịnh sống được là nhờ những kẻ chịu nghe chúng nói. (La Fontaine)

10. Sự vui sướng của thằng dại, người khôn lấy làm buồn rầu. (Chiến quốc sách)

11. Lòng nghĩ làm hại người chẳng nên có, lòng nghĩ để phòng người chẳng nên không. (Tôn Miện)

12. Mưa rơi đừng trèo cổ thụ, đất loạn đừng đi lang thang. (Ngạn ngữ Tày)

13. Người là chó sói đối với người. (Ngạn ngữ Anh)

14. Tươi cười và dịu dàng bao giờ cũng có sức mạnh hơn là hung hãn và tàn bạo. (Khuyết danh)

15. Giới hạn cao nhất của lòng kiên nhẫn là không nói, không cáu, không giận. (Khuyết danh)

16. Người nào không biết giận là người dại, người nào không muốn giận là người khôn. (Ngạn ngữ Anh)

17. Anh muốn vui trong chốc lát, cứ trả thù. Anh muốn yên vui mãi mãi, nên tha thứ. (Khuyết danh)

18. Lời nói là bạc, im lặng là vàng. (Tục ngữ Việt Nam)

19. Nếu ta suy nghĩ hai lần trước khi nói một lần thì ta sẽ nói hay gấp đôi. (U.Pen)

20. Con người cần hai năm để học nói và cần sáu mươi năm để học được cách giữ gìn lời ăn tiếng nói. (L. Phayvange)

21. Đừng cho phép lưỡi bạn vượt quá ý nghĩ bạn. (Silơn)

22. Im lặng là một nghệ thuật lớn của cuộc trò chuyện. (Hazlitt)

23. Vấn đề là ở chỗ, trước khi cái lưỡi phát ra một lời nào đó, thì hai mắt đã phải nhìn, hai tai đã phải nghe. (R. Gamzatov)

24. Người khôn để miệng trong tim, kẻ dại để tim trong miệng. (Wydeville)

25. Cái lưỡi hãy chậm, cái mắt hãy nhanh. (Cervamte – Tây ban nha)

26. Chúng ta có hai tai và chỉ có một cái lưỡi để nghe nhiều hơn nói. (Diegenes – Hy lạp)

27. Lời nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vaoi tai ai thì không tài nào rút ra được nữa. (Lục Tài Tử)

28. Ba thứ không bao giờ trở lại là tên đã bay, lời đã nói và những ngày đã qua. (Daumere)

29. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. (Ca dao Việt Nam)

30. Miệng là cái cửa họa, phúc. (Quách Yên)

31. Tôi thường hối tiếc vì mình đã mở mồn chứ không bao giờ hối tiếc vì mình đã im lặng. (P.D.Commynes)

32. Cái lưỡi của tôi là kẻ thù của tôi. (Ngạn ngữ Nga)

33. Oâi! Tai của con người, đối với lời khuyên thì điếc, còn đối với lời xu nịnh thì không! (W. Shakespeare)

34. Cái tai giúp cho cái đầu sáng suốt, đâu phải cho cái mũi nở phồng. (Khuyết danh)

35. Hãy làm sao cho lời tranh cãi thật mềm, nhưng lý lẽ phải cứng. (Ngạn ngữ Ấn Độ)

36. Một lời xin lỗi dù có vụng về vẫn có lợi hơn là không. (Gosson)

37. Lời thẳng trái tai thường được việc, thuốc hay đắng miệng khỏi cơn đau. (Tiêu Hà)

38. Nói dối chẳng khác nào đi lạc vào rừng, càng đi sâu càng khó tìm lối ra. (A.Tsekhov)

39. Ngôn ngữ ác nhất là đặt điều nói không. (Lã Khôn)

40. Khi mua hàng, hãy dùng mắt, đừng dùng tai. (Ngạn ngữ Tiệp Khắc)

 VIII. LAO ĐỘNG, HỌC TẬP:

1.Xét cho cùng, mục đích của văn minh không phải là sự tiến triển của khoa học và máy móc, mà là sự tiến triển của con người. (A. Carrel)

2. Ngày tháng không chờ đợi người ta. (Ngạn ngữ Nhật)

3. Không nên để đến ngày mai những gì có thể làm hôm nay. (Ngạn ngữ Anh)

4. Hai chữ “lần lữa” đã hại một đời. (Cổ ngữ)

5. Không có gì của chúng ta cả, ngoại trừ thời gian. (Ngạn ngữ Anh)

6. Tranh thủ thời gian là tranh thủ được tất cả. (V.I. Lênin)

7. Chớ lề mề trong việc gấp, chớ hấp tấp trong việc không cần vội. (Manamdros- Hy lạp)

8. Bạn có thể sống lâu đến mức nào đi nữa, nhưng 20 năm đầu là giá nửa cuộc đời của bạn đó. (R. Southey)

9. Điều quan trọng không phải là vị trí ta đang đứng mà là hướng ta đang đi tới. (Khuyết danh)

10. Nên nhớ rằng: Cái gì cũng có thể lấy lại được, nhưng không thể lấy lại được tuổi trẻ. Không nên tiêu phí tuổi trẻ vào cái gì nhất thời. (E. Vactengov)

11. Làm việc là phương pháp tốt nhất để ta yêu cuộc sống. (Roman)

12. Lao động làm cho ta xa được ba cái khó chịu lớn: Sự buồn chán, điều xấu xa, nổi túng quẩn. (Voltaire)

13. Lao động cần thiết cho chúng ta, thiếu lao động không có được cuộc sống vui tươi và trong sạch. (A. Tsekhov)

14. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. (Tục ngữ Việt Nam)

15. Kho báu thực sự của con người là kỷ năng lao động. (Ezov)

16. Không có nghề gì hèn cả. (Ngạn ngữ Anh)

17. Nếu bạn muốn thành công, hãy hỏi ý kiến ba người già. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

18. Đã khôn mà lại hay bàn, hay hỏi, hay lo, hay tính thì việc gì làm chả nên. (Gia ngữ)

19. Hãy tham khảo ý kiến người khác cho kỹ càng trước khi bắt tay vào việc, và khi đã quyết định rồi hãy hành động ngay tức khắc. (Sallust)

20. Ai mà không muốn nhận lời khuyên bảo của người già thì có ngày sẽ là người ăn xin. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

21. Thu hoạch lớn nhất là học hỏi sự tiến bộ của người khác và đúc rút kinh nghiệm của mình. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

22. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. (Tục ngữ Trung Quốc)

23. Có ba thứ dốt: Không biết những gì mình cần phải biết; Biết không rành những gì mình biết; Biết những gì mình không nên biết. (La Rochefoucauld)

24. Cần phải luôn luôn cố gắng vượt qua bản thân mình, công việc này phải kéo dài như cuộc đời. (Nữ hoàng Cristine)

25. Vạn sự khởi đầu nan. (Ngạn ngữ Anh)

26. Người có chí thì việc gì cũng nên. (Hán Quang Vũ)

27. Trong cuộc đời này, người ta hoặc phải làm đe, hoặc phải làm búa. (Longfellow – Mỹ)

28. Người lao tâm thì trị người, người lao lực thì bị người trị. (Mạnh Tử)

29. Niềm vui lớn nhất là luôn tìm tòi và sáng tạo có kết quả. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

30. Đừng bao giờ mất kiên nhẫn, đấy là chiếc chìa khóa cuối cùng mở được cửa. (Erzupery)

31. Có công mài sắt, có ngày nên kim. (Tục ngữ Việt Nam)

32. Cứ làm sẽ giỏi, cứ tìm sẽ thấy. (Khuyết danh)

33. Trên đời không gì vĩ đại bằng con người, trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ. (Hamilton – Mỹ)

34. Sau thực phẩm, giáo dục là nhu cầu số một của một dân tộc. (Danton)

35. Nếu bạn muốn lên chỗ cao nhất, hãy bắt đầu từ chỗ thấp nhất. (Syrus – La mã)

36. Tài sản lớn nhất là sự hiểu biết của mình. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

37. Không kho báu nào quí bằng học thức. Hãy tích luỹ nó khi bạn còn đủ sức. (Rudaki – Tasgakistan)

38. Học vấn là ánh sáng, dốt nát là bóng tối. (Ngạn ngữ Nga)

39. Chính giáo dục làm cho người này khác người kia. (Loke-Anh)

40. Kế sách một năm không gì bằng trồng lúa; kế sách mười năm không gì bằng trồng cây; kế sách lâu dài không gì bằng trồng người. (Quản Trọng)

41. Nếu kẻ nào bảo anh rằng: có thể nâng cao địa vị của anh mà không cần phải học, không cần phải làm việc thì hãy lánh xa kẻ đó. (Demosten – Hy lạp)

42. Nếu kẻ nào bảo anh rằng: Có thể nâng cao địa vị của anh mà không cần học thức, lao động và tiết kiệm thì anh nên lánh xa kẻ ấy đi. (Leibe)

43. Cần phải học nhiều để nhận thức được rằng mình biết còn ít. (montaigne – Pháp)

44. Học đến 25 tuổi, nghiên cứu đến 40 tuổi, hành nghề đến 60 tuổi, và ở độ tuổi này sẽ có quyền nghỉ ngơi gấp đôi. (W. Osler)

45. Học, học nữa, học mãi. (V.I. Lênin)

46. Vàng ròng đầy rương chẳng bằng dạy con một sách. Cho con ngàn vàng chẳng bằng dạy con một nghề. Rất vui chẳng chi bằng đọc sách, rất cần chẳng chi bằng dạy con. (Hán Thư)

47. Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi. (Franklin – Mỹ)

48. Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát nhưng nếu không sẽ dốt suốt đời. (Ngạn ngữ Phương Tây)

49. Muốn học phải có chí, muốn thành tài cần phải học. Không học không thể thành tài, muốn học để thành tài cần phải có chí lớn. (Gia Cát Lượng)

50. Trong tài năng: 1/3 là bản tính, 1/3 là ý chí, 1/3 là trí nhớ. (Dotxki)

51. Thiên tài là 1% cảm hứng, và 90% mồ hôi. (T. Edison)

52. Học vấn là cái kho, lao động là chìa khóa mở cái kho ấy. (Buaxtơ)

53. Ấu bất học, lão hà vi. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

54. Tuổi trẻ không gắng sức, già những ngậm ngùi. (Cổ Thi)

55. Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả đời. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

56. Sự khởi đầu tốt làm cho sự kết thúc suôn sẻ. (Ngạn ngữ Anh)

57. Để lớn tuổi mới học thì khó nhọc mà khó thành. (Lễ Ký)

58. Đợi rỗi mới học thì lúc rỗi cũng không có thể học được. (Hoài Nam Tử)

59. Muộn còn hơn là không bao giờ. (Ngạn ngữ Nga)

60. Không thầy đố mầy làm nên. (Tục ngữ Việt Nam)

61. Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

62. Phương pháp là thầy của các thầy. (Talleyrand)

63. Các yếu tố của nghệ thuật học tập là ý chí, trật tự và thời gian. (Privost – Pháp)

64. Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì. (L. Tolstoi)

65. Cần phải đọc sách một cách chậm rãi và cẩn thận như khi nó được viết ra. (Toro)

66. Hãy ẩn náu trong học tập, bạn sẽ thoát được mọi nhàm chán của cuộc sống. (Sénèque – La mã)

67. Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời.

68. Sách là nguồn kiến thức của con người và do đó cũng là nguồn sức mạnh của con người. Trong cuộc đời, người nào đọc nhiều hiểu rộng, có thể làm được nhiều hơn nhiều, so với người nào lạc hậu, ít văn hóa. (Isakovski – Nga)

69. Sách là di chúc tinh thần của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, là lời khuyên của người già căn dặn thanh niên mới bước vào đời, là mệnh lệnh của người lính gác sắp hết phiên trao cho người đến thay phiên mình. (A. Gertxen)

70. Việc đọc sách đối với trí tuệ cũng có tác dụng như tập thể dục đối với thân thể. (J. Addison)

71. Một cuốn sách có thể quyết định một đời hay hay dở của một đứa trẻ. (Terfaut)

72. Cuộc gặp gỡ tình cờ với một cuốn sách, có thể thay đổi hẳn số phận một con người. (M. Prévost – Pháp)

73. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách. (M. Montégne)

74. Sách là người bạn tốt nhất của tuổi già, đồng thời là người chỉ dẫn tốt nhất của tuổi trẻ. (X. Xmaixơ)

75. Hãy cho tôi biết anh đọc sách gì, tôi sẽ nói anh là người thế nào. (Ngạn ngữ Pháp)

76. Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn. (Ciceron)

77. Gặp một cuốn sách hay nên mua liền, dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó. (W. Churchill – Anh)

78. Hãy để cho tác phẩm được viết ra giữ lại đến năm thứ 9 rồi mới ấn hành. (Horace)

79. Chỉ có bậc thông thái mới biết rõ được mình là người ngu dốt mà thôi. (Victo Huyggo)

80. Mục đích của giáo dục âm nhạc không phải là đào tạo những nhạc sĩ, mà là đào tạo những con người. (V. Xukhomlinski)

81.  Âm nhạc có thể cảm hóa được kẻ dã man. (W. Congreve)

82. Người ta hạ bút làm thư mà không am hiểu ngôn ngữ, chẳng khác gì anh chàng mất trí lao xuống sông cuồn cuộn mà không biết bơi. (R. Gamzatov)

IX. CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI:

1. Nước lấy nhà làm gốc. (mạnh Tử – 371-289)

2. Dân là gốc của nước, gốc có vững thì nước mới yên. (Hạ Thư)

3. Cái căn bản của thiên hạ là quốc gia, cái căn bản của quốc gia là gia đình; cái căn bản của gia đình là bản thân mình vậy. (Mạnh Tử)

4. Dựng nước gìn dân, lấy cái học làm đầu. (Kinh Lễ)

5. Được kẻ sĩ, đất nước sẽ hùng mạnh; mất kẻ sĩ, đất nước sẽ suy vong. (Đông Phương Sóc)

6. Học trò trong nước không có khí tiết, thì thế nước thoi thóp như người sắp chết. (Tiết Huyên)

7. Khi văn hóa xuống cấp, nó rút ngắn con đường dẫn đến nô lệ. (A. Camus)

8. Người giỏi không thương thân mình chết, mà là nước nhà suy. (Tô Tuân)

9. Nhân tài của quốc gia giống như vàng trong khoáng sản. (Ngạn ngữ Mỹ)

10. Người có thể miệng nói tay làm, đó là vốn quí của quốc gia. (Tuân Tử – 314-327)

11. Đất nước càng có nhiều người tài, đất nước càng hưng thịnh. (Mạc Tử – 479-394)

12. Gỗ lớn khó dùng, người tài giỏi phải có người hiểu để trọng dụng (Lão Tử)

13. Không tin người tài đức, đất nước sẽ yếu hèn. (Mạnh Tử)

14. Chỉ có những người đã từng chấn hưng đạo đức nơi bản thân, mới có thể lãnh việc chấn hưng xã hội. (D. Ropse)

15. Số phận của một dân tộc thường là phụ thuộc vào sự tiêu hóa tốt hay tồi của một ông thủ tướng. (Voltaire – Pháp)

16. Danh vị lớn không nên mang lấy mãi; công việc lớn không nên gánh lấy mãi; Quyền thế lớn không nên giữ lấy mãi; Uy thế lớn không nên bám lấy mãi. (Lê Quí Đôn)

17. Quan nhất thời, dân vạn đại. (Tục ngữ Việt Nam)

18. Đức nhỏ mà ở ngôi cao, trí mọn mà mưu sự lớn. Nếu không gặp họa là hiếm lắm vậy. (Kinh dịch)

19. Người cầm quyền mà thân mình không ngay chính, thì làm sao nổi việc chính trị (Luận ngữ)

20. Lấy lợi chung của nước làm lợi riêng của mình thì gọi là kẻ làm tàn hại nước. (Hoàng Lê Châu)

21. Thích gái đẹp vẫn có thể làm được nghiệp bá; Thích rượu chè, vẫn có thể làm được nghiệp bá; Không biết dùng người mới không làm được nghiệp bá; Dùng người mà không trọn tin cũng không làm được nghiệp bá. (Quản Trọng)

22. Dân mế đức của người trên: kẻ gần, vui mà phục tùng; Kẻ xa, lại qui phục. Thế là chính trị hay rất mực vậy. (Khổng Tử)

23. Thời đại hoàng kim là thời đại mã vàng không phải là chúa tể. (Gandhi)

24. Thuận cơ trời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng thuận lòng dân. Dân đáng quí, thứ mới đến xã tắc, vua coi nhẹ. (Mạnh Tử)

25. Dân ưa thích điều gì, nhà cầm quyền cũng ưa thích theo. Dân chán ghét điều gì, nhà cầm quyền cũng chán ghét theo. Đó mới là cha mẹ dân. (Tăng Tử)

26. Theo cái lợi của dân mà làm lợi cho dân; chọn việc đúng làm bảo dân làm thì còn oán hận. (Luận ngữ)

27. Làm cho dân giàu rồi mới giáo hóa họ. (Khổng Tử)

28. Lo trước mối lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ. (Phạm Trọng Yêm)

29. Nước mà có chính trị hay, dù hèn yếu nhưng sau sẽ hùng cường. Nước mà chính trị dở thì nước có lớn nhưng có ngày suy nhược. (Tả Truyện)

30. Phép trị nước giống như phép trị mình. Phép trị mình là cốt ở nuôi thần; Đạo trị nước cốt ở cất nhắc bậc hiền tài. Đó là nuôi thần đề cầu sống, cất nhắc nhân tài để cầu yên. (Gia Cát Khổng Minh)

31. Lấy sức mạnh bắt người ta phục, không phải là phục chân thành mà vì sức không đủ chống lại. Lấy đức làm cho người ta phục thì trong lòng người ta vui mà thành thật phục vậy. (Mạnh Tử)

32. Muốn cho đạo lý trong thiên hạ được yên ổn vững vàng thì phải có được người. Khiến người hiền ở trên, kẻ ngu ở dưới thì sau đó đạo lý sẽ yên ổn vững vàng. (Liễu Tôn Nguyên)

33. Thiện hạ có đạo thì: Người có đức nhỏ làm tôi người có đức lớn; người hiền nhỏ làm tôi cho người hiền lớn. Thiên hạ vô đạo thì: Kẻ nhỏ làm tôi tớ cho kẻ lớn; kẻ yếu làm tôi tớ cho kẻ mạnh. (Mạnh Tử)

34. Tiến bộ dân chủ đích thực không phải là hạ giới trí thức xuống ngang hàng với quần chúng, mà là nâng quần chúng lên bằng tri thức. (G.L. Bon)

35. Cất nhắc người ngay thẳng đặt vào vị trí kẻ không ngay thẳng thì dân sẽ tin phục; cất nhắc kẻ không ngay thẳng đặït vào vị trí người ngay thẳng thì dân sẽ không tin phục. (Khổng Tử)

36. Trên mà không chính thì dưới có chính cũng thành ngụy, người lành cũng biến thành kẻ gian tà. Cái mê của con người đã có lâu rồi. (Lão Tử – V-VI)

37. Nếu không có cái đức hậu để làm cho yên ổn; Không có cái độ số để cai trị, thì nước không phải là nước và dân không phải là dân. (Quân Tử)

38. Sân triều sạch sẽ, ruộng nương quá hoang vu, kho đựng quá trống rỗng; người ta vẫn mặc đồ văn vẻ, đeo gươm sắc, ăn của ngon, tiền của có thừa. Đó là khoe của ăn trộm vậy. (Lão Tử)

39. Vua như thuyền, dân như nước. Nước nâng thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền. Chính vì vậy bậc vương giả muốn yên vị, không gì bằng thi hành chính trị công bằng và thương yêu dân chúng. (Tuân Tử – 314-217)

40. Trong thiên hạ có ba cái ngay: Đức ít mà được ân sủng nhiều; Tài kém mà ở địa vị cao; Thân không lập được công to mà bổng lộc nhiều. (Hoài Nam Tử)

41. Người cầm quyền đối với dân không có chữ tín cũng không đứng vững được. (Mạnh Tử)

42. Tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó. (Ngạn ngữ Anh)

43. Tàn bạo với dân, có khi chết đến thân, mà mất cả đến nước. (Luận Ngữ)

44. Bất cứ chuyện gì cũng có thể xẩy ra. (Ngạn ngữ Anh)

45. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác (Abutalip)

46. Chính sách hà khắc gớm ghê như cọp vậy. (Khổng Tử)

47. Nếu dân bị đẽo gọt ngày này qua ngày kia, lần hồi phải sa vào cảnh khốn cùng. (Hán Thư)

48. Ai ngờ cái độc của thuế má còn độc hơn cái độc của rắn. (Liễu Tôn Nguyên)

49. Mặt trời mọc thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi; Đào giếng mà uống, cày ruộng mà ăn; Quyền lực của nhà vua cần chi cho ta đâu. (Cao Sĩ Truyện)

50. Trong thế giới đảo điên này, một vạn người mới có một người chân thật. (Sheakespeare)

51. Việc binh là đồ chẳng lành, không phải đồ của người quân tử, chẳng đừng được mà dùng đến thì điềm đạm là hơn. Được mà không cho là hay, kẻ được mà cho là hay ấy là kẻ vui thích giết người. Oâi! Kẻ vui thích giết người thì không thể thỏa ý muốn ở thiên hạ vậy. (Lão Tử)

52. Mọi sự đều thay đổi, trừ sự thay đổi. (Zangwill)

53. Có thể đảm bảo tiền bạc, nhưng chớ đảm bảo con người. (Ngạn ngữ Nhật)

54. Lịch sử – quan tòa công minh nhất. (Khuyết danh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét