Ngô Giáp Đậu
HOÀNG VIỆT LONG HƯNG CHÍ
Dịch theo nguyên bản chữ Hán lưu tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán
Nôm – Hà nội
Nhà xuất bản văn học – 1993
Ngô ðức Thọ, Mai Xuân Hải, Nguyễn Văn Nguyên dịch Ngô ðức Thọ chỉnh
lý và giới thiệu
Chịu trách nhiệm xuất bản: Lữ Huy Nguyên Chịu trách nhiệm bản thảo:
Nguyễn Bao Biên tập: Nguyễn Bỉnh Khôi
Trình bày: Doãn Doãn Sửa bản in: Nguyễn Trọng Bìa: Duy Ngọc
Số hóa: Hoàng Hà etc
MỤC LỤC
• Lời nhà xuất bản
• Lời giới thiệu
Hồi thứ nhất:
Định gốc nước, các chúa Nguyễn dựng nền
Rối triều đình, bọn gian thần chuốc oán
Hồi thứ hai:
Tây sơn Nguyễn Nhạc họp dân phản biến
Bắc triều Hoàng Ngũ Phúc thừa thế tiến quân
Hồi thứ ba:
Hãm Phú xuân, quận công Chỉnh đại bại
Vào Gia Định, đô đốc Dật tử trận
Hồi thứ tư:
Được điểm rồng, Nguyễn Văn Nhạc xưng vương
Vời tướng hổ, Đỗ Thanh Nhơn dấy nghĩa
Hồi thứ năm:
Đất Sài gòn, hoàng tôn Dương làm giám quốc
Đạo Long châu, Tôn Thất Đồng chết vì vua
Hồi thứ sáu:
Thắng mấy trận, chua Gia ñịnh lên ngôi
Trừ nghịch thần, tướng Đông sơn bị chém
Hồi thứ bảy:
Cầu Tham lương, Tôn Thất Dụ báo tiệp
Thành Sái gòn, Chu Văn Tiếp lập công
Hồi thứ tám:
Thắng Gia Định, tướng Tây sơn khinh địch
Đến Phú quốc, chúa Nguyễn vương náu mình
Hồi
thứ chin:
Trận Xoài mút, viện quân Xiêm Đại bại
Đất Vọng thành, Nguyễn Thế Tổ nương thân
Hồi thứ mười:
Về nước cũ, Phước Đạm bày mưu
Dấy quân uy, ba quân báo tiệp
Hồi
thứ mười một:
Trung quân Trương lấy lại Gia Định
Đô đốc Mân bức hàng Phạm Tham
Hồi thứ mười hai:
Mạnh thế nước, đất Gia Định dựng đô
Nghiêm binh uy, Lê Văn Quân chịu tội
Hồi thứ mười ba:
Cửa Thi nại quân Nam triều báo thắng
Thành Phú xuân Bắc Bình vương băng hà
Hồi thứ mười bốn:
Hoàng tử trưởng mở phủ đông cung
Thành Quy nhơn đại quân vây bủa
Hồi thứ mười lăm:
Chiếm Quy nhơn, tướng Tây sơn đổi kế
Cứu Diên khánh, quân Đông cung lại về
Hồi thứ mười sáu:
Vây Diên khánh, Võ Tánh xin quân
Đốt Khố sơn, Nguyễn Diệu bại
trận
Hồi thứ mười bảy:
Từ Văn Chiêu đầu hàng tâu báo
Tôn Thất Thăng xin phong thái phi
Hồi thứ mười tám:
Đánh Quy nhơn, quân Nam một phen diệu võ
Giữ Diên khánh, Đông cung lần nữa lui dài
Hồi thứ mười chín:
Đánh Quy nhơn ba phen diệu võ
Đuổi Văn Dũng hai tướng dâng thành
Hồi thứ hai mươi:
Vây Bình ñịnh, tướng Tây sơn chia ñồn Cứu Võ Tánh, quân Nam triều
báo thắng
Hồi thứ hai mươi mốt:
Tống Viết Phước đánh chiếm núi Vân Sơn
Lê Văn Duyệt hỏa công cửa Thi nại
Hồi thứ hai mươi hai:
Tiền quân Thành tiến đánh phá Tây sơn
Trung doanh Trương luôn đêm thu đất cũ
Hồi thứ hai mươi ba:
Bỏ Phú xuân, Nguyễn Quang Toản ra Bắc
Mất Bình Định, quận công Tánh về trời
Hồi thứ hai mươi tư:
Chiếm Đồng hới Nguyễn Văn Trương thắng lớn
Qua sông Gianh vua Quang Toản thua to
Hồi thứ hai mươi lăm:
Phá Tây sơn thu phục Bình Định
Nối quốc thống đổi hiệu Gia long
Hồi
thứ hai mươi sáu:
Lũy Thanh hà, đại quân xuất phát Bắc chinh
Thành Nghệ an, Thế Tổ đánh tan Tây tướng
Hồi thứ hai mươi bảy:
Tây sơn sụp đổ, Nguyễn Quang Toản thụ hình
Bắc thành định yên, Tiền quân Thành đến trấn
Hồi thứ hai mươi tám:
Sửa việc văn, truy tôn tự điển
Nghiêm võ bị, chia luyện dân binh
Hồi thứ hai mươi chín:
Lập bang giao, nhận sắc phong Bắc quốc
Lên ngôi báu, tôn miếu hiệu tiên vương
Hồi thứ ba mươi:
Bắc hà xứ cũ sửa bản đồ
Nam kỳ trấn mới định đường biên
Hồi thứ ba mươi mốt:
Tổng trấn Thành vỗ yên dân đất bắc
Hậu quân Chất kinh lược loạn sơn man
Hồi thứ ba mươi hai:
Nghiêm biên thùy, xử lý việc đá Vách
Giúp lân bang, bảo hộ xứ Cao miên
Hồi
thứ ba mươi ba:
Điện Thanh hòa, hoàng thái tử yên ngôi
Cứu Văn Tuyên, Vũ Lan Trinh xuống ngục
Hồi
thứ ba mươi tư:
Bình thổ phỉ, bậc Đại tướng hành binh
Xây sơn lăng, vua kế ngôi dâng lễ
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Tiếp theo cuốn tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng Hoàng Lê Nhất thống
chí, Nhà xuất bản Văn học giới thiệu với
bạn ñọc bản dịch và in lần ñầu thiên tiểu thuyết Hoàng Việt Long Hưng chí.
Tiểu thuyết lịch sử này do Ngô Giáp ðậu viết, ông là cháu bốn ñời
của các tác giả Hoàng Lê Nhất thống chí. Trong thể loại văn học này, Ngô Giáp
ðậu muốn nối chí ông cha, mong giúp cho “người nước Nam cần biết sử nước Nam”.
Tác phẩm trình bầy những sự kiện cụ thể về lịch sử thay ñổi triều
ñại trong khoảng nửa sau thế kỷ 18 tới ñầu thế kỷ 19.
Nếu Hoàng Lê Nhất thống chí chỉ dừng lại ở giai ñoạn ñầu ñời Gia
Long, thì Hoàng Việt Long hưng chí mô tả tiếp trọn vẹn ñời Gia Long với gần hai
mươi năm tiếp theo.
Những khúc quanh lịch sử ñược nhìn từ nhiều góc ñộ ñã cung cấp cho
người ñọc hôm nay những thong tin cần thiết ñể từ ñó có thêm cơ sở ñể nhìn nhận
một cách khách quan diên tiến của sự thay ñổi triều ñại.
Tuy tác giả dựng Hoàng Việt Long hưng chí bằng nhiều nguồn tư liệu
nhưng với thái ñộ nghiêm túc, tác phẩm vẫn phản ánh một cách nhìn nhất quán và
khá trung thực những sự kiện lớn của lịch sử. Tác phẩm khởi thảo vào năm cuối
của thế kỷ 19 và tác giả của nó, ñã
sống dưới một triều ñại khác,vẫn khẳng ñịnh những ñóng góp của triều ñại Tây
Sơn sau khi Tây Sơn ñã thất bại và vai trò quan trọng của Nguyễn Huệ với tư
cách ñại diện cho triều ñại ñó cũng ñược khẳng ñịnh mạnh mẽ, như trước ñây các
tác giả Hoàng Lê Nhất thống chí ñã từng viết: “Bắc Bình Vương là người anh hùng
hào kiệt”.
Với thủ pháp tự sự lịch sử, cuốn tiểu thuyết cổ ñiển Việt nam này –
gồm 34 hồi – ñã phản ánh khá sinh ñộng
mọi diễn biến xã hội trong không khí lịch sử,các sự kiện phong phú, ña dạng, ñã góp phần trình
bầy ñược bản chất lịch sử trong dòng
chảy phức tạp của một quá khứ chưa xa.
ðể góp phần tìm hiểu sâu hơn và dưới những góc nhìn ñược ñổi mới
những trang sử của ñất nước, ñể giới thiệu thêm quá trình phát triển của nền
văn học cổ ñiển, chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn ñọc cả nước tác phẩm
ñặc sắc này của tác giả Ngô Giáp ðậu, một cây bút tiếp nối xứng ñáng của truyền
thống Ngô Gia văn phái.
Văn học.
LỜI GIỚI THIỆU
Bộ tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi Hoàng Việt Long
hưng chí này nguyên văn bằng chữ Hán, do Ngô Giáp ðậu, quê ở Tả Thanh Oai, con
cháu của các nhà văn Ngô gia văn phái
soạn, sẽ kể lại những diễn biến của một giai ñoạn lịch sử có nhiều biến ñộng chính trị, quân sự
có ảnh hưởng sâu rộng ñến vận mệnh của dân tộc ta.
Tác phẩm bao quát trên dưới năm mươi năm bắc ngang cuối thế kỷ XVIII
– ñầu thế kỷ XIX. Nằm gọn trong khoảng thời gian này có một trong những trang
sử ñẹp nhất của dân tộc: ñó là sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, dẫn
ñến sự sụp ñổ của chính quyền chúa Nguyễn ở ðàng Trong, của triều ñình Lê –
Trịnh ở ðàng Ngoài và chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) ñánh tan cuộc xâm
lăng của quân nhà Thanh. Ngoài các tác phẩm sử học, góp phần tái hiện thời oanh
liệt này, về văn học chúng ta ñã biết ñến thành công của tiểu thuyết Hoàng Lê
Nhất thống chí. Nhưng tác phẩm này không ñề
cập toàn diện phong trào Tây Sơn, nhất
là những sự kiện trước khi Nguyễn Huệ tiến quân lấy Phú Xuân (1786),
những sự kiện trong nội bộ triều Tây Sơn và quan hệ ñối ñịch giữa Tây Sơn với
thế lực phục thù của Nguyễn Ánh.
ðể dễ theo dõi thời kỳ này, có lẽ bạn ñọc nên ghi nhớ một niên ñại:
năm Giáp Ngọ 1774. Hai thế kỷ từ năm này trở về trước, trên lãnh thổ nước ta
tồn tại hai chính quyền ñối ñịch nhau, lấy sông Gianh làm ranh giới. Sau nhiều
trận ñánh với quy mô lớn, không bên nào giành ñược thắng lợi, cho nên kể từ khi
kết thúc trận Trấn Ninh (1672), hai bên thực tế ñã hưu chiến, nhân dân cả hai
miền ñược yên ổn làm ăn sinh sống trong vừa tròn một thế kỷ. Bất ngờ vào cuối tháng Chạp năm Giáp Ngọ, quân Trịnh do tướng Hoàng Ngũ Phúc
làm Tổng chỉ huy vượt sông Gianh, tiến vào ñánh chiếm Phú Xuân. Từ lúc này ở
ðàng Trong, xứ Thuận Hóa, một phần Quảng Nam thuộc về quyền kiểm soát của quân
Trịnh. Cũng trong khoảng thời gian này, cuộc khởi nghĩa của anh em Nguyễn Nhạc
khởi lên ở ấp Tây Sơn, dùng mưu ñoạt lấy
trấn thành Quy Nhơn (1773) rồi tiếp tục tiến xa hơn nữa cả về phía Bắc và phía Nam. Duệ Tông Nguyễn
Phúc Thuần ẩn lánh ít ngày ở Quảng nam rồi dẫn tùy tùng vượt biển vào Gia ñịnh.
Không bao lâu sau, quân Tây Sơn do Nguyễn Lữ chỉ huy tiến vào ñánh lấy Gia ñịnh,
Hoàng tôn Dương chạy ra Ba Việt (Ba Vác),bị vây bức phải tự sát. Duệ Tông lánh
xuống Cà mau cũng bị quân Nguyễn Lữ bắt về hành quyết tại Sài côn (Sài gòn),
tháng 11 năm 1777. Từ ñây cho ñến hết thế kỷ, hơn 25 năm, là thời gian ñương
ñầu của Nguyễn Ánh với quân ñội của vua Thái ðức Nguyễn Nhạc và của triều ñình
Quang Toản (từ sau năm 1793).
Lần thứ nhất, do Nguyễn Lữ chủ quan,chỉ ñể lại lực lượng phòng thủ
không ñủ mạnh, Nguyễn Ánh chiếm lại Sài
gòn (12/1777), trụ ñược hơn 4 năm ñể gây
lực lượng. Nhưng tình hình xấu ñi nhanh chóng sau khi Nguyễn Ánh phản
trắc giết tướng ðông Sơn ðỗ Thành Nhân – người có công ñầu trong việc ñưa
Nguyễn Ánh lên ngôi vương. Nắm lấy cơ hội, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ ñích thân
ñưa ñại quân vào ñánh. Thủy quân Nguyễn Ánh gần 500 chiến thuyền ñậu
ở cửa Cần giờ bị ñánh tan, Ánh phải lánh
ra ñảo Phú quốc. Chỉ sau 5 tháng, các tướng Tôn Thất Mân, Lê Văn Quân ñã hội
binh ñánh bại ñược quân phòng thủ Tây Sơn do Nhàn Trập và Hộ bộ Bá chỉ huy, rồi
ñón Nguyễn Ánh về Gia ñịnh (5/1782). Chu Văn Tiếp, Dương Công Trừng ñốc suất
ñắp lũy Vàm Cỏ (Thảo Câu) và Cá Trê (Giác Ngư) ở hai bờ nam bắc sông Gia ñịnh.
Khi quân Tây Sơn tiến vào (2/1783), trận thủy chiến hỏa công của quân Nguyễn
ñã không ngăn ñược nổi ñoàn thuyền
của Tư khấu Nguyễn văn Kim, ðô ñốc Lê
Văn Kế, lại thêm gió ñông bắc bất ngờ thổi mạnh, các bè lửa trôi ngược lại,ñốt
trụi tầu thuyền của quân Nguyễn. Tướng Tây Sơn Trương Tiến Thận tung quân truy
kích ñến tận Hà tiên, Nguyễn Ánh phải cướp thuyền chạy ra ñảo Côn nôn. Thủy quân
Tây Sơn của phò mã Trương Văn
ða dàn chiến thuyền ba vòng vây ñảo, nhưng gặp cơn lốc mạnh, Nguyễn Ánh
mới ñược thoát vây. Qua các hải ñảo Cổ cốt, Phú quốc rồi lại trở lại ñảo Thổ
chu, thế cùng lực tận. Nguyễn Ánh nghĩ ñến việc cầu viện nước ngoài. Giám mục
Bá ða Lộc ñưa Hoàng tử Cảnh xuống thuyền
ñi Pondichéry, ñể từ ñây ñáp nhờ tàu biển qua Paris xin vua Pháp cho quân cứu
viện. Một mặt Ánh lại sai người sang xin Xiêm cho ñến tị nạn ở Bangkok.
Sẵn mưu ñồ thôn tính Cao miên và Nam Việt, vua Xiêm là Chất Tri
(Chakkri
I) sai Chiêu Tăng, Chiêu Sương thống lĩnh 2 vạn thủy binh và
ba trăm chiến thuyền ñưa Nguyễn Ánh về nước. Lại thêm 3 vạn
quân bộ do Sa Uyển và Chiêu Thủy Biên chỉ huy theo ñường núi qua Chân lạp tiến
xuống ñể phối hợp. Quân Xiêm ñi ñến ñâu cướp phá, giết chóc tàn bạo ñến ñó, khiến cho dân
chúng căm ghét phỉ nhổ Ánh là kẻ “cõng
rắn cắn gà nhà”. Bên Tây Sơn lúc ñầu bất lợi:
Chưởng cơ Bảo tử trận, Phò mã Trương văn ða thua chạy về Long Hồ. Tin
nguy cấp báo về Quy nhơn, Long Nhương
tướng quân Nguyễn Huệ ñược lệnh ñưa thủy quân vượt biển vào cứu ứng. Nguyễn Huệ
tới nơi (1/1785) liền tung quân ñi chặn giữ không cho quân Xiêm tiến về Sài
gòn. Bấy giờ quân Xiêm tập trung ở Trà tân, Tiền giang, chuẩn bị ñánh chiếm Mỹ
tho. Rạng sáng ngày 19/1/1785, ñoàn thuyền của quân Xiêm qua cửa sông Rạch Gầm,
tiến vào cửa sông Xoài Mút thì lọt vào giữa trận ñịa mai phục thủy bộ, liền bị
ñại quân của Nguyễn Huệ bất ngờ tung ra ñánh. Quân Xiêm bị chặn ñầu khóa ñuôi,
hơn 300 chiến thuyền bị ñánh ñắm, phá hủy, 5 vạn quân của Chiêu Tăng, Chiêu
Sương bị tiêu diệt, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo chủ tướng chạy lên bộ,
cướp thuyền nhỏ của dân ven biển trốn về nước. Hai con sông nhỏ Rạch Gầm – Xoài
Mút từ ñây trở nên nổi tiếng cùng với chiến công vang dội ñầu tiên của vị anh hùng Nguyễn Huệ
mà bốn năm sau sẽ cưỡi trên lưng ngựa
chỉ huy ñoàn quân làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – ðống ða lịch sử. Nguyễn Ánh và
một nhúm tùy tùng lại một lần nữa phải lưu vong sang sống nhờ bên ñất Xiêm.
Kinh hoàng về trận Xoài Mút, người Xiêm không còn mặn mà với Nguyễn
Ánh. Tình hình lại xấu ñi vì tin Phú Xuân thất thủ ñã lọt sang Bangkok, lại có
tin Nguyễn Huệ sai người sang giao hảo với Xiêm v.v... Rồi một ñêm không trăng
sao (8/1787), Nguyễn Ánh bí mật xuống thuyền rời ñất Xiêm về nước. Một
trong những sai lầm nghiêm trọng của bên
Tây Sơn là do bất hòa trong anh em Nguyễn Nhạc, xứ ðồng Nai Gia ðịnh ñã không
ñược chú ý phòng thủ ñúng mức. Nguyễn Lữ, vị chủ súy cai quản miền ñất này lại
tỏ ra ra viên tướng ít có bản lĩnh cả về
cầm quân và về việc cai trị. Vì thế, chỉ một mưu kế nhỏ của Tống Phước
ðạm thi thố, khiến cho tưởng lầm tướng Phạm Văn Tham ñã ñầu hàng, Nguyễn Lữ vội
bỏ chạy về Quy Nhơn! Chỉ thêm vài trận ñánh nhỏ, Phạm Văn Tham bị ñánh bại.
Nguyễn Ánh lại ñưa quân vào Gia ðịnh.
Do những khó khăn nội như ñã nói, lần này Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ
thực tế không còn khả năng tái chiếm Gia ðịnh. Trái lại, Nguyễn Ánh ñược rảnh
rang sắp ñặt công việc cai trị có quy củ, mở trường ñúc súng, lập xưởng ñóng
chiến thuyền, lực lượng quân sự ñược củng cố tăng cường. Nguyễn Ánh do ñó có
ñiều kiện ñưa quân ñánh nống ra lấy dần các ñịa phương của Nam Trung bộ. Trong
khi ñó ở Bắc Hà, Quang Trung Nguyễn Huệ ñã ñánh tan 29 vạn quân Thanh, trở về
Phú xuân ñiều khiển triều chính. Không phải Nguyễn Huệ không nghĩ ñến mối lo
Gia ðịnh, nhưng ông không thể với tay qua dải ñất Nam phần Trung bộ thuộc quyền
cai trị của vua anh. Khai thác lợi thế ñó, Nguyễn Ánh cất quân ñánh tan căn cứ
thủy quân của Nguyễn Nhạc ở cửa Thị nại, tiến chiếm Bình Khang, Diên Khánh, rồi
bao vây Quy Nhơn (1793).
Bấy giờ Quang Trung mới qua ñời ñược mấy tháng, thái úy Phạm Công
Hưng vâng mệnh Quang Toản ñem 4 vạn quân vào cứu nguy cho Nguyễn Nhạc,
nhưng lại tương kế tựu kế chiếm thành,
Nguyễn Nhạc uất quá mà chết (10/1793). Do sự khuynh loát của Thái sư Bùi ðắc Tuyên (cậu Quang Toản), chính sự
triều ñình rối nát, các ñại thần văn võ chia rẽ thàn bè phái mâu thuẫn với nhau
rất gay gắt. Tướng Trần Quang Diệu phải bỏ dở cuộc bao vây
thành Diên Khánh ñem quân về Phú Xuân. Quân Nguyễn tiếp tục ñem quân ra lấy Phú
yên, ñánh cửa Thị nại rồi bao vây Quy
Nhơn. Viện binh Phú Xuân của Trần Quang Diệu,
Võ Văn Dũng chưa vào tới nơi thì
trấn tướng Lê Văn Thành ñã mở cửa ra hàng.
Tiếp ñó là cuộc bao vây thành Quy Nhơn trong hơn một năm, nổi tiếng
trong chiến cuộc Tây Sơn – Nguyễn. Trung thành với chúa của mình, Võ Tánh tự
thiêu ở lầu Bát Giác, Ngô Tòng Chu uống thuốc ñộc tự sát, giành thời cơ
cho ñại quân Nguyễn Ánh ñánh ra thu phục Phú Xuân (6/1801).
Quang Toản và ñoàn hộ tòng theo ñường núi chạy ra Thăng Long, ñổi
niên hiệu là Bảo Hưng, lập ñàn tế ở Tây Hồ,
hội quân còn lại ñược hơn 3 vạn, lại tiến về Nam, vượt sông Gianh ñánh vào cửa Nhật lệ
với hy vọng giành lại kinh ñô Huế. Nhưng tình thế hầu như ñã tuyệt vọng: trận
kích chiến cuối cùng ở lũy Trấn Ninh ñã
ghi tên tuổi của nữ tướng Bùi Thị Xuân vào sử sách, nhưng không thể cứu triều
Quang Toản khỏi sụp ñổ. Tiền quân của Lê văn Duyệt, Lê Chất, Nguyễn văn Trong không bao lâu sau ñó tiến quân ra lấy
Bắc thành.
Trên ñây là tóm tắt những sự kiện lịch sử chủ yếu ñã diễn ra trong
ngót 30 năm cuối cùng của thế kỷ XVIII.
ðó không chỉ là bối cảnh, mà còn là mục ñích tái hiện của tác phẩm. Ngô Giáp
ðậu là cháu bốn ñời của Học tốn công Ngô Thì Chí và Trung Phủ công Ngô Thì Du, các ñồng tác
giả của Hoàng Lê Nhất thống chí. Bài tựa
ông viết ñầu cuốn sách cho thấy ông biết rõ giá trị của tác phẩm ấy và rất mong
muốn ñược nối chí cha ông trong việc trước tác thể loại văn học chí truyện.
Ngô Giáp ðậu khởi thảo tác phẩm này vào năm cuối cùng của thế kỷ
XIX. Lúc bấy giờ quan ñiểm thù ñịch với nhà Tây Sơn không còn khắt khe như
trước. Vì vậy trong Hoàng Việt Long
hưng chí mới có thể có ñược một ñoạn bình thuật (mượn lời của một triều thần)
rất có ý nghĩa như sau: “Quang Trung tuy “ñắc tội” với triều ta, nhưng cũng là
bậc chúa anh hùng. Cứ xem con người ấy chỉ có gậy gộc mà khởi binh ñánh lấy Phú xuân dễ hơn
quận Việp, ñích thân ra Thăng long tiêu diệt chúa Trịnh, ñem quân giết Nguyễn
Hữu Chỉnh khiến cho vua Lê sợ phải chạy khỏi kinh thành, phía Bắc ñuổi viện
binh nhà Thanh, một trận Ngọc hồi ñủ khiến quân Ngô gẫy kiếm..., xưng ñế xưng
vương chẳng biết sợ ai, vừa có tài võ, vừa có tài văn, quần thần ñều sợ phục”
(Hồi 19).
Nhưng Ngô Giáp ðậu là một nhà nho, chúng ta thậm chí không thể hình
dung ñược rằng, trong thời ñại của ông, cụ ðốc học người làng Tó lại có thể
quan niệm một chính thống nào khác ngoài triều Nguyễn. Vương triều này ñể lại
cho lịch sử một hối tiếc lớn, vì nó ñã ñánh ñổ một triều ñại tiến bộ do một
trong những vị anh hùng dân tộc lỗi lạc nhất sáng lập nên. Tuy nhiên, như ngày nay chúng ta nhận ñịnh và trong tác phẩm cũng ñã nói ñến, là
sau khi Quang Trung mất, dưới triều Cảnh Thịnh, các ñại thần tướng lĩnh tài
giỏi vẫn còn nhiều, nhưng vì nội bộ chia rẽ phe phái, chính sự rối nát, mất
lòng dân. Cuộc giải hòa giữa Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng trước khi ñưa quân vào cứu viện Quy Nhơn là tấm gương
sáng, nhưng ñã không thể cứu vãn cho Phú Xuân khỏi thất thủ.
Hơn hai thế kỷ ñã trôi qua kể từ những sự kiện ñược nói ñến trong
tác phẩm. Ngày nay chúng ta có ñiều kiện ñể nhận ra rằng, hình như lịch sử là
một tổng hợp lực của nhiều chuyển ñộng nhiều khi trái ngược nhau, mà chính nó
thì như một cỗ xe cứ chuyển ñộng về phía trước. Vì thế, cả hào hùng và bi tráng
là những yếu tố ñan xen khó tách rời. Rốt cuộc thì như tác giả ñã nói: “Người
nước Nam cần phải biết sử nước Nam”.
Vì mục ñích ñó, tác giả Ngô Giáp ðậu dày công tìm kiếm sử sách liên
quan như các tập ðại Nam thực lục, (Tiền biên và Chính biên), ðại Nam liệt
truyện
.v.v... và nhiều tư liệu khác ñể viết về thời kỳ có nhiều biến ñộng
dữ dội nói trên bằng phương cách của một tiểu thuyết chương hồi. Thể loại văn
học này bắt ñầu có ở nước ta tương ñối
muộn, số lượng tác phẩm hầu như chưa ñếm hết trên ñầu ngón tay. Ngoài Hoàng Lê
Nhất thống chí, gần ñây có thêm cuốn Nam triều Công nghiệp diễn chí của Bằng
Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm (1659 – 1736)
mới ñược giới thiệu với ñông ñảo
ñộc giả (1), Hoàng Việt Long hưng chí của Ngô Giáp ðậu lại là một bổ sung khiến
cho khoảng cách sự kiện lịch sử giữa hai tác phẩm kể trên rút ngắn ít nhiều và
so riêng với Hoàng Lê Nhất thống chí thì nó còn vươn thêm 19 năm về giai ñoạn
sau, bao quát ñến hết triều Gia Long (1802 – 1819). Cả trong phần này, bạn ñọc
cũng có thể tìm hiểu ñược không ít những sự kiện ñáng chú ý và nhiều nhân vật nổi tiếng trong hồi
ñầu triều Nguyễn.
Với mong muốn chuyển tiếp tác phẩm ñến tay bạn ñọc, nhóm biên dịch
chúng tôi chỉ thực hiện một ít chỉnh lý về cách xưng hô, mỹ từ, sáo ngữ v.v ở
mức ñộ tối thiểu ñể không phá vỡ logic nội tại của tác phẩm. Việc chú
thích các ñịa danh, tên người cũng chỉ hạn chế ở một ít trường hợp cần thiết ñể
bạn ñọc theo dõi tác phẩm. Về văn bản,
chúng tôi có chú thích những trường hợp văn bản tác phẩm bám sát các tài liệu tham khảo, nhưng có
những dị biệt ñáng lưu ý. Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm cùng bạn ñọc.
(1): Xem Trịnh Nguyễn diễn chí T.1 – 2, Sở Văn hóa Thông tin Bình
Trị Thiên xuất bản, 1986.
Cũng xem Mộng Bá vương T.1 – 2, Nxb ðại học và Trung học chuyên
nghiệp. Ngô ðức Thọ
HỒI THỨ NHẤT
Định gốc nước các chúa Nguyễn dựng nền
Rối triều đình bọn gian thần chuốc oán
Rối triều đình bọn gian thần chuốc oán
Chuyện nói về Thế Tổ Cao Hoàng ñế triều ta dấy nghiệp trung hưng ở
ñất Gia ñịnh, thu phục Phú Xuân, thu tóm Bắc hà, cầm tù vua Tây Sơn rồi xưng ñế
nước Nam. Trải qua binh ñao chồng chất lao khổ, lập công cao nhất,cõi Nam mở
mang, thần truyền thán kế, thật ñã gây dựng cơ ñồ vững chắc cho con cháu.
Xưa, Triệu tổ Chiêu Huân Tĩnh vương họ Nguyễn, húy Hoằng Kim,
quê ở
Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống sơn, phủ Hà trung, xứ Thanh hoa (tức Thanh
hóa, gọi theo ñịa danh ñời Lê) là hậu duệ cuảThái úy Trịnh quốc công
Nguyễn ðức Trung thời vua Lê Thánh
Tông. Thân phụ của Chiêu Huân là Nguyễn
Văn Lựu giữ chức kinh lược sứ ñạo
ðà Giang thời Lê Hiến Tông, từng giúp vua Tương Dực dấy binh ở Thanh hoa, có
công, ñược phong hàm thái phó, tước Trừng Quốc công, Chiêu Huân là con trưởng,
làm quan nhà Lê ñến chức Hữu vệ ðiện
tiền tướng quân, tước An tĩnh hầu.
Năm Thống nguyên thứ năm (1526), ñời vua Lê Chiêu Tông,
Mạc ðăng Dung cướp ngôi nhà Lê.
An tĩnh hầu giữ vẹn lòng trung với nhà Lê, chỉ muốn khuông phò chính thống. Hầu
bèn rời ðông ñô (tức Kinh ñô Thăng long),
tìm ñường lánh sang Ai lao. Sau ñó hầu bí mật trở về miền rừng núi xứ
Thanh Nghệ, tập hợp hào kiệt, ñón dòng
dõi nhà Lê là Lê Ninh về sách Thủy ðan lập làm vua, ñặt niên hiệu là Nguyên Hòa. ðó là vua Trang
Tông ñời Lê trung hưng. Vua dựng hành ñiện bên bờ sông Tất Mã (tức là sông Mã ở
Thanh Hóa), ñóng quân ở sách Vạn Lại, tấn phong An Tĩnh hầu là Hưng Quốc công.
Ít lâu sau, quốc công ăn phải quả dưa ñỏ tẩm thuốc ñộc do hàng tướng nhà Mạc là
Dương Chấp Nhất ñem biếu, rồi trúng ñộc mà chết, thọ 78 tuổi. Vua Trang Tông
truy tặng tước hiệu là Chiêu Huân Tĩnh công, sai các quan văn võ theo nghi lễ
trọng hậu mai táng ở núi Thiên tôn (tên núi ở quê Nguyễn Kim,ở huyện Tống sơn,
tỉnh Thanh hóa). Về sau chúa Nguyễn Hoàng tôn phong quốc công là Chiêu Huân
Tĩnh vương.
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là con thứ hai của Chiêu Huân. Sau khi Chiêu Huân chết, con rể là Trịnh Kiểm, người xã Sóc
sơn huyện Vĩnh phúc (Sóc sơn: tên xã thuộc huyện Vĩnh lộc tỉnh Thanh hóa ngày
nay), thay giữ việc quân. Nguyễn Hoàng còn thơ ấu, nhờ cậu ruột là Nguyễn Ư Dĩ
nuôi dưỡng. Ư Dĩ cũng cùng người xứ
Thanh hoa, là con của Thượng tướng quân Phụ quốc Nguyễn Minh Biện, anh ruột bà
nguyên phi của Tĩnh vương. Ư Dĩ giữ chức Thái phó, tận tâm chăm
sóc bảo dưỡng Nguyễn Hoàng, khuyên dạy cháu nuôi chí lập công danh sự
nghiệp lớn.
Nguyễn Hoàng lớn lên theo vua Lê Trang Tông ñi chinh chiến, nhiều
lần lập công, ñược phong Hữu tướng quân, tước ðoan quận công.
Bấy giờ Trịnh Kiểm ñã ñược thăng tước Lạng quốc công. Thấy em
vợ có
công lao danh vọng, Lạng quốc công ghen ghét,muốn tìm cách làm hại.
Hoàng vì thế lấy làm lo. Nghe nói Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (người làng
Trung am – tên thôn, sinh quán của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nay thuộc xã Lý học,
huyện Vĩnh bảo, ngoại thành Hải phòng), tinh thông môn thuật số, Nguyễn
Hoàng sai người ñến hỏi kế sách ñể mưu tính chuyện lâu dài. Nguyễn Bỉnh Khiêm
dạo chơi thong thả bên hòn non bộ trước sân, thấy ñàn kiến bò quanh từ dưới
chân núi lên, bỗng nói rằng:
Hoành sơn nhất ñái Vạn ñại dung thân (Hoành sơn một dải Muôn ñời
nương thân) Nguyễn Hoàng nói lại chuyện ấy với cậu. Ư Dĩ bí mật sai người vào
cung nói với em gái là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Kiểm cho Nguyễn Hoàng ñược ñi
trấn thủ ở xứ Thuận Hóa. Kiểm cũng ñang muốn ñầy Hoàng ñi xa, hơn nữa ở
ñấy vẫn còn quân tướng nhà Mạc, Kiểm muốn mượn tay quân Mạc ñể trừ khử Nguyễn Hoàng.
Vì thế Kiểm xin chỉ vua Lê cho Hoàng ñi trấn thủ Thuận Hóa. Mùa ñông năm Mậu
Ngọ niên hiệu Chính trị 1 (1558), Nguyễn Hoàng lên ñường vào nam, năm ấy ba
mươi tư tuổi.
Vào xứ Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng ñóng hàn doanh tại xã Ái tử (nay
thuộc huyện Triệu phong tỉnh Quảng trị), ñược bọn Tống Phúc Trị, Mạc Cảnh
Huống, Nguyễn Ư Dĩ dốc lòng phò tá. Thời gian ñầu, chúa chiêm bao gặp nữ thần
mặc áo xanh , rồinhờ thần giúp mưu mà ñánh thắng tướng Mạc là Lập Bạo (tức Lập
quận công). Về sau chúa lại ñược linh phù của Thần mẫu, bèn cho dựng chùa Thiên
Mụ (chỉ vị nữ thần tương truyền ñã hiển linh
ở xã Hà Khê huyện Hương Trà nói lời tiên
tri phù trợ cho chúa Nguyễn Hoàng, chúa bèn dựng chùa thờ Phận, ñặt tên là chùa
Thiên Mụ, như lời nữ thần ñã dặn). Sau ñó chúa vâng mệnh vua Lê,kiêm giữ chức
chấn thủ Quảng Nam, ñược tùy nghi hành sự, chỉ cần giữ lệ cống nạp hàng năm.
Xứ Thuận Hóa nguyên là ñất Chiêm Thành. Khoảng niên hiệu Hưng Long
(1293 – 1314), ñời Trần Anh Tông, vua Chiêm Thành là Chế Mân sang
cầu hôn, xin nộp ñất Ô, Lý làm sính lễ. Vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân ñể ñổi lấy Ô, Lý; ñặt làm hai châu Thuận và
Hóa. ðến ñời Lê,vua Lê Thánh Tông, ñổi làm Thuận Hóa thừa tuyên. Xứ Quảng Nam
xưa cũng là ñất Chiêm Thành. Khoảng niên hiệu Hồng ðức (1470 – 1497) ñời vua Lê
Thánh Tông, vua Chiêm là Bàn La Trà Toàn ñem quân ra ñánh Thuận Hóa, vua Thánh
Tông ñích thân cầm quân ñi ñánh, phá thành Trà Bàn, bắt sống Trà Toàn, lấy ñất
ñặt làm Quảng Nam thừa tuyên. Phía bắc hai xứ ấy có dãy Hoành sơn và sông Triền
Giang hiểm trở (chỉ sông Linh Giang –
sông Gianh – chưa rõ Triền Giang là một tên gọi khác hay văn bản chép nhầm),
phía Nam có ñèo Hải Vân và núi Bi sơn chắn ngang. Trong núi có vàng, ñồng, dưới biển có nhiều ñá,
muối. Thật là ñất dụng võ cho bậc anh hùng.
Nguyễn Hoàng trấn giữ hai xứ Thuận Quảng, thu phục nhân tài,cắt ñặt
chức việc, ban ơn huệ ñể cố kết lòng người. Khi Chiêm thành sang xâm lấn biên
giới, chúa sai chủ sự Văn Phong ñi ñánh dẹp, lấy ñất ñặt làm phủ Phú Yên, các
bọn giặc núi cướp biển trước sau ñều bị dẹp tan. Rồi chúa thu quân, ra ðông ñô
giúp nhà Lê ñánh giặc. Sau tám năm, chúa ñem quân về Nam (Trịnh Tùng thu phục
Thăng long 3-1593, hai tháng sau Nguyễn Hoàng từ Thuận Hóa ñem tướng sĩ, voi
ngựa, thuyền ghe ra kinh ñô chào mừng, ở lại giữ chức thái úy,giúp ñánh
dẹp dư ñảng họ Mạc, ñến tháng 6 – 1600
bí mật ñem quân trở về Thuận Hóa), lại ñặt trị sở ở Dinh cát (cũng gọi là Cựu
Dinh hoặc Dinh Cũ, ở xã Ái Tử, huyện Triệu Phong). Chúa ở trấn 56 năm, thọ 89
tuổi (1525 – 1613), ñược Sãi Vương tôn phong thụy hiệu là Gia Dụ. Sãi Vương tên
húy là Phúc Nguyên (Sai vương nguyên văn chép là Phật Vương, chỉ chúa Nguyễn
Phúc Nguyên, chúng tôi dùng tên quen gọi ở ðàng Trong là Sãi vương), là con thứ
sáu của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Sau khi kế vị, chúa dời trấn doanh về Phú Xuân
(tên xã sở tại của Kinh ñô Phú xuân (Huế). Bản của VðBC chép nhầm là Phú yên,
do liên tưởng ñến tên phủ Phú yên ở cách trên mấy dòng), bắt ñầu xưng quốc tính
là Nguyễn Phúc. Chúa ñược ðào Duy Từ phò
tá, ñặt dinh Ai lao ñể thông với người Thượng ở phía tây bắc. Sau chủ sự
Văn Phong thông với người Chiêm Thành làm phản, chúa sai Nguyễn Phúc Vinh (con
Mạc Cảnh Huống, ñược ban quốc tính, sau ñổi thành họ Nguyễn Hữu) ñi
ñánh dẹp, lập dinh Trấn Biên (dinh Trấn Biên ñời chúa Nguyễn Phúc Nguyên
(1613 – 1634) bao gồm ñất Sài gòn – Gia ñịnh – Biên hòa ñời sau). Ở phía Bắc
ñắp các lũy Trường dục, Nhật lệ (Lũy Trường dục ở phía nam sông Nhật lệ, do ðào
Duy Từ trông coi việc xây ñắp (1630), lũy Nhật lệ ở phía bắc sông Nhật lệ,do
ðào Duy Từ và Nguyễn Hữu Dật trông coi xây ñắp (1631), ñều thuộc ñất Quảng
Bình), lập tuyến trường, ñặt thể lệ thuế
khóa, dựng quy mô triều ñình, mọi việc sắp xếp ñâu vào ñấy. Chúa ðàng Ngoài là
Trịnh Tráng gây hấn, không thắng nổi
phải ñem
quân về Bắc. Chúa ðàng Trong ở ngôi 22 năm,thọ 73 tuổi (1562 – 1634),
ñược Thượng vương tôn thụy hiệu là Thụy Dương vương.
Thượng Vương (chúa Thượng) tên húy là Phúc Lan, con thứ hai của Sãi
Vương. Chúa dời cung phủ ñến Kim Long, ñuổi quân Trịnh ñến tận Linh Giang (sông
Gianh), phá giặc Ô Lan (chỉ thương thuyền của người Hà lan, việc xảy ra vào năm 1644) ở cửa Eo. Chúa ở ngôi 30 năm,
thọ 48 tuổi (1601 – 1648), ñược Hiền vương tôn thụy hiệu là Chiêu vương.
Hiền vương (chúa Hiền), tên húy là Phúc Tần, con thứ hai của
Thượng vương, ñánh ñuồi quân Chiêm Thành ñến phía ðông sông Phan Rang,
ñặt làm 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh,
ñặt dinh Thái Khang ở phía tân sông, vẫn cho lệ thuộc vào nước Chiêm Thành, chỉ
ràng buộc quốc vương Chiêm Thành là Bà Tâm hàng năm phải cống nạp;bắt giam chúa
Chân lạp là Nặc Ông Chăn, sau lại cho về nước làm phiên thần. Về phía bắc, chúa
cho ñắp các lũy Sa Chuy, Trấn Ninh, Mũi Nại. Bên Trịnh luôn năm cho quân vào
xâm lấn, ñều bị mưu thần Nguyễn Hữu Dật, chiến tướng Nguyễn Hữu Tiến, nguyên súy
là vương tử Nguyễn Phúc Hiệp ñánh bại. Chúa cũng thu nạp các tướng của nhà Minh
là bọn Dương Ngạn ðịch, Trần Thắng Tài, cho Ngạn ðịch ñến Mỹ Tho (nay là tỉnh
ðịnh Tường), Thắng Tài ñến Bàn Lân (nay là tỉnh Biên Hòa). Hiền Vương ở ngôi 39
năm (1620 – 1687), thọ 68 tuổi ñược chúa Ngãi vương tôn thụy
hiệu là Triết vương. Ngãi vương (chúa Ngãi) tên húy là Phúc Trăn,con thứ của Hiền vương.
Chúa thấy xã Phú Xuân huyện Hương trà có núi Bình sơn, có sông Hương giang,
vượng khí tươi tốt (Sách Dư ñịa chí chép: “Miền ñất này bằng như ngửa bàn tay,
thoai thoải dốc xuống bờ sông trong khoảng hơn 50 dặm, phía trước về
bên phải núi non chập trùng –
Nguyên chú), bèn dựng vương phủ tại ñó.
Chúa ở ngôi 4 năm, thọ 43 tuổi (1649 –
1691),ñược Minh vương tôn thụy hiệu là Hoằng Nghĩa vương.
Minh vương (chúa Minh) tên húy là Phúc Chu, con trưởng của Ngãi
vương. Chúa bắt ñầu xưng quốc vương, ñem quân ñi ñánh Chiêm thành, bắt chúa
Chiêm là Bà Tranh, lấy ñất ñặt làm trấn
Thuận Thành, chia ñất ðông Phố ñặt làm phủ Gia ðịnh, dựng dinh Phiên Trấn, mở
trấn Hà Tiên, phá giặc Linh Vương ở Quảng ngãi (theo ðại Nam Thự lục tiền biên
(viết tắt là ðNTLTB): có người lái buôn ở Quảng Ngãi tên là Linh (không rõ họ),
tụ ñảng hơn trăm người, tự xưng là Linh vương), dẹp yên dân Thượng hung dữ ở
Cam lộ. Chúa ở ngôi 34 năm, thọ 51 tuổi (1675 – 1725), ñược Ninh vương tôn tên
thụy là Hiếu Minh vương.
Ninh vương tên húy là Phúc Chú, là con trưởng của Minh vương, ñuổi
Ai lao Sá Tốt, bắt hàng vua Chân Lạp Nặc Tha. Chúa thấy ñất Gia ñịnh rộng lớn
nên chia ñặt châu ðịnh viễn và dinh Long Hồ. Chúa ở ngôi 13 năm, thọ 43 tuổi
(1696 – 1738), ñược Võ vương tôn thụy là Hiếu Ninh vương.
Võ vương tên húy là Phúc Khoát, lại húy là Hiểu,con trưởng của Ninh
vương. Chúa dâng miếu hiệu các chúa ñời trước, xây cung ñiện ở ñô thành, ñặt
quan chế, quy ñịnh sắc phục của các quan, chia toàn cõi thành 12 dinh: dinh Bố
Chính ñóng ở Thổ Ngõa, dinh Quảng Nam
ñóng ở Quảng Nam, dinh Phú Yên ñóng ở Phú yên, dinh Bình khang ñóng ở Diên
khánh, dinh Trấn biên ñóng ở Long Phúc (ñúng ra là Phúc long), dinh Phiên trấn
ñóng ở Tân Bình, dinh Long Hồ ñóng ở ðịnh Viễn.
Duy hai phủ Quảng Ngãi và Quy Nhơn lệ thuộc vào dinh Quảng nam, Hà tiên
tách riêng thành một trấn dinh. Cung phủ ñóng ở Phú Xuân gọi là Chính Dinh (Ở trên ñã nói là: “Chia toàn cõi làm 12 dinh, nhưng
chỉ kê 9 dinh, thiếu tên 3 dinh là: Cựu Dinh ñóng ở Ái tử, dinh Quảng Bình ñóng
ở An trạch, dinh Lưu ñồn ñóng ở Võ xá).
Chúa ñánh tan giặc người Thanh là Lý Văn Quang (nguyên văn chép: Thiên Quang
tặc. ðNTLTB về năm ðinh Mão (1747) chép: Khách buôn người Thanh là Lý Văn Quang, chúa sai cai cơ Tống Phước ðại
dẹp ñược. Hai chữ Thiên và Văn dễ chép lẫn với nhau, chỉnh lý
lại theo ðNTLTB), cứu binh hoạn cho người Côn Man (tên gọi những người Chiêm
thành ở Tây nguyên di cư ñến ở ñất của Chân
lạp, còn gọi là Vô ti man), Nam Bàn (tức Thủy xá, Hỏa xá), Vạn tượng
(gọi là Ai Lao, từ cuối ñời Lê gọi là Vạn Tượng). Chúa bắt hàng vua Nặc Nguyên
của Chân lạp, chiếm ñất Soài Rạp, Tầm Bôn; cho Nặc Nhuận trong coi việc nước
rồi chiếm hai phủ Trà Vinh, Ba Thắc,lại dẹp loạn Nặc Hinh, phong cho Nặc Tôn
làm quốc vương nước Chân lạp. Nặc Tôn dâng ñất Tầm Bào, Phong Long, lại cắt
dâng thêm 5 phủ: Hương Úc, Cần Vọt, Chân
Sum, Sài Mạt và Linh Quỳnh (5 phủ nói trên do vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng ñể
tạ ơn Mạc Thiên Tứ che chở khi lánh nạn. Năm 1757, Thiên Tứ tâu lên, chúa
Nguyễn Phúc Khoát cho ñặt 5 phủ ấy thuộc trấn Hà Tiên). Vương lại dời dinh Long
Hồ về xứ Tầm Bào, nay thuộc tỉnh Vĩnh long.
Chúa cho ñặt ñạo ðông Khâu ở Sa ñéc, ñặt ñạo Tân Châu ở Tiền Giang,
ñặt ñạo Châu ðốc ở Hậu giang. Chúa ở ngôi 27 năm, thọ 52 tuổi (1714 – 1765), ñược ðịnh vương tôn là Hiếu Võ vương.
Các ñời Nguyễn vương nối nhau mở mang cơ nghiệp, bờ cõi ngày càng
lớn rộng, dân chúng vui thuận theo về, các bậc hiền tài thả sức thi thố tài
năng, thế lực ngày càng mạnh, uy ñức ngày càng cao, khiến cho nước nhỏ khâm
phục, nước lớn nể vì. Thổ phỉ quấy nhiễu ở phía nam bị dẹp tan, quân ngoại xâm
ở phương bắc bị bẻ gẫy. Việc truyền ngôi kế vị phân minh, các ñời ñều có minh
chúa, không xảy chuyện gian thần âm mưu chuyên quyền phế lập.
Lại nói thế tử của Võ vương là Hạo (Nguyễn Phúc Hạo là con thứ 9
nhưng ñược Nguyễn Phúc Khoát lập làm thế tử), mất sớm. Con thứ hai của Võ vương
là hoàng tử Luân theo thứ bậc ñáng ñược lập làm thế tử. Võ vương sai nội
hữu Trương Văn Hạnh phò tá, muốn ñể ngày
sau cho hoàng tử Luân nối ngôi.Hoàng tử Luân bèn ñược trao chức trưởng cơ,
thường ñược tham dự triều chính. Quan ñại thần ngoại tả Trương Phúc Loan biết
hoàng tử Luân thông mẫn, quả quyết, sợ ngày sau không thao túng ñược. Sau khi Võ vương mất, Phúc Loan thấy
hoàng tử thứ 16 là Phúc Thuần còn nhỏ, dễ chế ngự, bèn mật mưu với thái giám Chư ðức và chưởng dinh Nguyễn Cửu Thông ñổi di mệnh lập nên. ðó là ðịnh vương, tên húy là Phúc Thuần, lại có tên húy khác là
Hân, ñược Trương Phúc Loan lập làm chúa khi mới lên 12 tuổi. Sau khi tôn lập
ðịnh vương, Phúc Loan sai bắt hoàng tử Luân giam vào lãnh cung. Hoàng tử Luân
uất hận sinh ốm, khi ñược tha về phủ ñệ thì mất, thọ 33 tuổi.
Thế Tổ Cao Hoàng ñế (tức Gia Long) sinh ngày Kỷ Dậu tháng Giêng năm
Nhâm Ngọ (1762) tên húy là Chủng, lại có các tên húy khác là Ánh, Noãn và Cảo
(ðịnh vương lấy nghĩa chữ Cảo là hình tượng mặt trời lúc giữa trưa mà ñặt tên
cho). Thế Tổ là con thứ 3 hoàng tử Luân, khi Võ vương mất ngài mới lên 4
tuổi. Trương Phúc Loan quê huyện Tống sơn trấn Thanh hoa, là con thứ của Thái
bảo Phan quốc công Trương Phúc Phan, cháu trưởng cơ Trương Phúc Cương, chắt thứ
của trấn thủ dinh Bố chính Trương Phúc Hội. Phúc Loan vì là con cháu nhà
thế thần mà ñược giữ chức phụ quốc chính
chứ không phải do bản thân có tài cán gì. Bấy giờ Loan có công tôn phò ðịnh
vương lên ngôi nên ñược gia thêm chức Quốc phó, chưởng Bộ Hộ, quan Trung Tượng
cơ kiêm tàu vụ. Phúc Loan lại ñược chúa ban cho các nguồn Lệ Nguyên, Thu Bồn,
Trà Sơn, Trà Văn, ðồng Hương làm ngụ lộc, thu thập thuế sản vật hàng năm bốn
năm vạn quan, còn những thu nhập khác ở bộ Hộ, Tàu vụ cũng không kém ba bốn vạn
quan. Ngọc vàng gấm vóc chất cao như núi, ruộng vườn, nhà cửa, nô bộc, trâu bò
nhiều không ñếm xuể. Con trưởng là
Thặng, con thứ là Nhạc ñều lấy công chúa,làm quan ñến chức chưởng dinh cai cơ.
Không có công như Tử Nghi, Lý Thạch (Tử Nghi: Quách Tử Nghi và Lý Thạch là 2 danh tướng ñời ðường) mà một nhà giàu sang chẳng kém gì Cân Trụ, Di Viễn (chưa rõ là ai), trăm quan ñều phải
răm rắp tuân phục. Loan ñưa người ñồng ñảng là Thái Sinh vào làm ở bộ Hộ, sai
thuộc hạ chia giữ những bến sông hiểm yếu. Ở trong triều, Loan ghếch chân lên
ghế mà chẳng ai dám nói gì. Người ta gọi Loan là Trương Tần Cối (ví Trương Phúc
Loan như Tần Cối, gian thần thời Tống Cao Tông, ñầu hàng quân Kim). Con rể của
Loan là Tôn Thất Dục gọi Loan là Trương Nghiêm Tung (Ví Loan như Nghiêm Tung,
gian thần ñời Minh Thế Tông). Dục là con trưởng của thiếu sư Luân Quốc công Tôn
Thất Tứ (hoàng tử thứ tám của Minh vương Nguyễn Phúc Chu). Dục học rộng tài cao,
ñược triều ñình nể trọng, lúc bấy giờ ñang làm quan Hình bộ. Phúc Loan muốn kéo
làm vây cánh, bèn gả con gái cho Dục ñể ràng buộc. Dục tuy là rể của Loan,
nhưng không vì thế mà chịu khuất. Các công việc Dục ñều giữ ñúng phép, không a
tòng theo Loan,vì thế Loan tức giận nói với Thái Sinh:
-Thằng Dục nó coi thường ta, làm việc gì nó cũng cứ như nhè vào mặt
ta mà
ñánh. Ai ñời con rể với bố vợ mà hục hặc nhau như thế?
Rồi Loan sai người vu cáo Dục mưu phản. Triều ñình bắt Dục ñể xét
hỏi, nhưng không có chứng cớ. Dục tức hăng nói:
-Kẻ giặc ấy bãi chức ta, tôn thất há chẳng còn ai dám lên tiếng răn
ñe hay sao?
Bấy giờ có Tôn Thất Viêm và Tôn Thất Nghiễm ñược ðịnh vương tin
dùng (Nguyên chú: cả hai người này ñều là con của Thái bảo
Dận quốc công Tôn Thất ðiền, con thứ 12 của Minh vương Nguyễn
Phúc Chu. Viên giữ chức Trưởng Thủ cơ, Nghiễm làm quan ñến chức Chưởng dinh, quản hai Bộ Lại, Binh, lĩnh
chức Quảng nam dinh Tả phủ chương phủ sự,
tước Quận công), nhưng cả hai người này ñều mê ñắm tửu sắc chẳng ñể ý gì
ñến việc nước. Trương Phúc Loan vì thế càng không kiêng nể gì nữa, tự ý bán
quan bán nước, xét ñoán ngục tụng, thuế khóa hình phạt nặng nề, dân chúng oan
ức khổ sở. Trong khoảng bốn, năm năm xảy nhiều ñiềm tai dị như ñộng ñất, núi
lở, sao sa, mưa máu. Trăm họ ñói kém, giặc dã nổi lên khắp
nơi. Giặc Triều châu (Chỉ bọn
Trần Thái, người Triều châu Trung quốc, ñóng sáo huyệt ở núi Bạch mã, bị quân
Mạc Thiên Tứ ñánh tan năm 1769) nổi ở Bạch mã, quân Xiêm la hãm Hà tiên. Trong
cõi từ ñó xảy ra nhiều việc rối loạn. Những người hiểu biết
trong triều lo ngại bàn tán, nhưng Loan vẫn bỏ ngoài tai. Bấy giờ lại có sao
chổi xuất hiện, cán sao quay về
phía ðông bắc, ñầu hướng về tây
nam. Quan tư thiên tâu là sắp có tai họa binh biến. Thái Sinh thưa với Phúc Loan:
- Chúa Trịnh ñàng ngoài quên ơn Nam triều mà ta chưa hỏi ñến. Huống
chi bọn họ lại ức hiếp vua Lê, thế không thể nhịn ñược nữa. Quốc phó nên theo ý
trời, xin lệnh chỉ của vương thượng, rồi phát hịch kể tội họ Trịnh, nêu danh
nghĩa phù Lê diệt Trịnh ñể làm sáng tỏ
ñại nghĩa nhất thống. Lập ñược công
lớn, quốc phó lại ñem quân về nam, ung
dung mũ cao áo dài ngồi giữa triều ñình,
còn kẻ nào dám khing nhờn nữa?
Có người biết chuyện ấy kể lại cho quan hàn lâm viện Nguyễn Quang
Tiền. Quang Tiền người huyện Quảng ñiền, học rộng biết nhiều, rất giỏi môn
chiêm tinh lịch số, ñược bổ chức hàn lâm viện dưới triều Võ vương Nguyễn Phúc
Khoát, các việc văn thư bang giao ñều do ông soạn thảo. Võ vương muốn xưng quốc
hiệu, Quang Tiền sợ gây ra chuyện binh ñao, nên kiên trì an ngăn chúa. Võ vương
giận, bãi chức của Quang Tiền. Trương Phúc Loan chuyên quyền triều chính, sợ dư
luận công chúng chê trách, lại thấy Quang Tiền là người có danh vọng, bèn xin
ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần phục chức cho Quang Tiền. Quang Tiền làm việc
trong sảnh viện, tuy không thể can ngăn ñược những việc làm của Trương
Phúc Loan, nhưng vẫn lo lắng công việc triều ñình. Khi biết mưu kế của bọn Thái
Sinh, Quang Tiền nói:
- ðuôi sao chổi chỉ về hướng tây nam, chẳng bao lâu nữa binh ñao sẽ
dấy lên ỡ ñất Quảng. Nhiều năm nước nhà
yên ổn, dân không biết ñến việc binh, ngày thường không có binh khí ñánh giặc,
nếu họ Trịnh ñem quân vào ñánh phá thì không con ñất dung thân.Thế chẳng phải
như chim én làm tổ trên mái nhà ñang cháy hay sao?
Chẳng bao lâu, biên trấn bay tin về báo tin Nguyễn văn Nhạc ở ấp
Tây sơn dấy loạn, hiện ñã ñem quân về
chiếm thành Quy nhơn.
ðúng là:
Mọt nước gian thần nhào sụp đất
Cứu nhà quân loạn khí tung trời.
Cứu nhà quân loạn khí tung trời.
HỒI THỨ HAI:
Tây Sơn Nguyễn văn Nhạc họp dân phản biến
Bắc triều Hoàng Ngũ Phúc thừa thế tiến quân
Bắc triều Hoàng Ngũ Phúc thừa thế tiến quân
Lại nói Nguyễn Văn Nhạc người ấp Tây Sơn huyện Phù Li phủ Quy
nhơn (Quy nhơn: tên phủ do Nguyễn Hoàng
ñặt năm 1602, nay là phần ñất cả tỉnh Bình ñịnh và tỉnh Gia lai – Công tum. Huyện Phù li nay là
huyện Tây sơn). Trước là vào khoảng niên hiệu Thịnh ðức (1653 – 1657) nhà Lê,
Hiền vương Nguyễn Phúc Tần ñem quân
ra ñánh quân Trịnh, lấy Nghệ an, bắt dân bảy huyện (chỉ bảy huyện bờ nam
sông Lam, bao gồm toàn bộ tỉnh Hà tĩnh cũ) ñem về ðàng Trong phân tán cho ở các
nơi. Tổ bốn ñời của Nhạc người ở huyện
Hưng nguyên là một người trong số dân bị bắt ñó. Cha Nhạc là Phúc dời ñến ở ấp
Kiên thành, sinh ñược ba con trai: trưởng là Nhạc, thứ là Lữ, út là Huệ. Nhạc làm nghề buôn trầu,
thường ñi lại buôn bán với người Thượng. Một hôm ñi qua núi An dương, nhặt ñược
thanh kiếm, tự nghĩ là kiếm thần, ñi ñâu thường ñem khoe ñể lòe người. Về sau
Nhạc làm biện lại ở ñồn Phú Văn, vì tiêu mất tiền công, bèn cùng em là Văn Lữ,
Văn Huệ trốn vào trong núi. Anh em Nhạc tụ tập thủ hạ ñược hơn trăm người, ñóng
giữ nơi hiểm yếu ñể làm cường ñạo. Thầy học của Nhạc là giáo Hiến, con Trương
Văn Hạnh, nói riêng với Nhạc rằng:
- Lời sấm ngữ có câu: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công”. Ông là người
ấp Tây Sơn nên gắng lên.
Nhạc cho là ñúng, bèn lập ñồn ñóng trại ở Tây sơn thượng ñạo, chiêu
nạp bọn vong mệnh làm thủ hạ. Bấy giờ gặp năm ñói kém, Nhạc ñem quân ñi cướp
các nhà giàu chia cấp cho kẻ nghèo, nhờ thế thu phục ñược lòng dân. Có người
nhà giàu là Huyền Kiêu xuất tiền của giúp Nhạc. Thổ hào ở Thuận nghĩa là Nguyễn
Thung khuyến khích thêm vào. ðồ ñảng ngày một ñông, Nhạc bèn chia ñi cướp bóc
các làng ấp quanh vùng, dân các nơi ấy không chống cự nổi. Nhạc bàn với ñồ
ñảng mưu trừ quốc phó Trương Phúc Loan
rồi ñón Hoàng tôn Dương, lập làm chúa ñể yên vương thất. Bàn ñịnh xong, Nhạc
cho người ñi loan báo khắp xa gần, người ta phần nhiều tin theo. Nhạc dẫn quân
thủ hạ ñến ñóng ở Kiên thành, tự xưng là ðệ Nhất trại chủ, cai quản hai huyện
Phù li và Bồng sơn, Nguyễn Thung là ðệ Nhị trại chủ, cai quản huyện Tuy viễn (Nguyên
chú: về sau Thung bị Nhạc giết), Huyền Khê làm ðệ Tam trai chủ, quản việc quân
lương. Bấy giờ có Nữ chúa Chiêm thành là
Bà Chúa Hoa ñóng trại Thạch thành, Nhạc sai người ñến kết ước làm chỗ
dựa (Bà Chúa Hoa về sau bị quân của Tống Phước Hiệp giết chết). Rồi Nhạc lập mưu chiếm thành Quy Nhơn. Quy nhơn
thời cổ là Chà Bàn, vua Lê Thánh Tông ñặt làm phủ Hoài Nhơn. Hồi ñầu triều ta
Triết vương Nguyễn Phúc Tần ñổi làm phủ Quy ninh. Võ vương ñổi làm phủ Quy
nhơn, gồm ba huyện. Nguyễn Nhạc muốn ñánh lấy thành ñể làm ñất căn bản. ðược
Nguyễn Văn Huệ hiến kế, Nhạc tự ngồi vào trong cũi, sai thủ hạ khiêng ñi rêu
rao khắp nơi, nói là bắt sống ñược Biện Nhạc, áp giải về thành nộp quan.. Tuần
phủ Nguyễn Khắc Tuyên tin là thực, sai mở cổng thành cho ñem Nhạc vào. ðêm ấy
ñồ ñảng của Nhạc bí mật kéo ñến ngoài thành, Nhạc phá cũi nhảy ra, ñoạt lấy
binh khí, giết quân cai ngục, mở toang cổng thành. ðồ ñảng của Nhạc vào phóng
hỏa ñốt trại. Tướng thủ thành Nguyễn Khắc Tuyên bỏ chạy. Nhạc bèn chiếm thành, mở nhà ngục tha
hết tù pạm, gom dân làm lính, dựng cở ñề hiệu Tây Sơn,chia ñặt năm ñồn: trung,
tiền, tả, hữu, hậu, tiếp tục cai quản quân dân như trước.
ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần ñược tin báo liền sai chưởng cơ
Nguyễn Cửu Thống (con Nguyễn Cửu
Thông), Nguyễn Cửu Sách (con Nguyễn Cửu Pháp), cai cơ Phan Tiến, cai ñội Nguyễn
Vệ, tổng nhung Tống Sùng, tán lý ðỗ Hoàng ñem quân tiến ñánh. Khi bọn Cửu Thống
ñem quân tiến ñến Bản tân (Bến Ván), Nhạc giả vờ thua chạy. Bọn Cửu Thống thừa
thắng ñuổi dài, Nhạc liền quay lại tung quân ra ñánh. Tống Sùng, ðỗ Hoàng chết
tại trận. Cửu Thống dẫn tàn quân chạy về. Thế
lực của Nhạc từ ñó ngày càng mạnh lên như lốc. Bọn thương gia người
Thanh là Tập ðình và Lý Tài cũng dấy binh tiếp ứng cho Nhạc. Nhạc liên kết với
bọn họ ñể làm chỗ dựa, ban cho Tập ðình hiệu Trung Nghĩa quân, Lý Tài hiệu Hòa
Nghĩa quân. Triều ñình sai tướng ñi ñánh, nhưng các tướng phần nhiều ñều tìm cớ
thoái thác. Trương Phúc Loan lại tìm cách ñút lót ñể sai người khác. Quân lính
vì thế tức giận, hễ ra trận là bỏ chạy, không ai dám ñương ñầu với quân Tây
sơn. Các tôn thất ñại thần phải trốn tránh loạn lạc, ai
cũng oán trách Phúc Loan. Bọn họ bàn mưu
bảo Hàn lâm viện Ngô Thứ, tri phủ Trần Giai, viết giả thư của Trương Phúc Loan
thông ñồng với giặc, vờ ñánh rơi ngoài ñường. Tham mưu Tá bắt ñược mang về cáo
giác với Tôn Thất Văn (là con thứ ba của Võ Vương, giữ chức trưởng cơ, từng
vâng mệnh ñi kinh lý việc dân binh ở Quy nhơn, rất ñược lòng dân). Văn vốn ghét Phúc Loan liền ñem việc ấy trình ngay với ðịnh Vương,
xin bắt Loan hạ ngục. Loan cố thanh minh là bị vu cáo nên ðịnh vương không khép
tội. Loan ngờ thư ñó do Tá làm ra, bèn bắt giam rồi giết Tá. Cũng vì việc ñó
Phúc Loan lại thù oán cả Tôn Thất Văn, giả viết thư của giặc nói Văn thông ñồng
với Nhạc, sai người ñến tố giác. Văn sợ phải bỏ trốn. Loan sai Tôn Thất Hương
ñem quân quân ñuổi theo bắy ñược, dìm chết Văn ở phá Tam Giang (phá Tam Giang ở
ñịa phận hai xã Vĩnh xương và Kế môn, mùa thu ñông sóng to gió lớn, thuyền bè
qua ñây thường bị lật ñắm nên gọi là xứ Bàu Ngược). Dân chúng ai cũng thương
xót Tôn Thất Văn bị oan, căm oán Phúc Loan bạo ngược.
Phúc Loan xin ðịnh vương sai Tôn Thất Hương làm tiết chế ñể chế ngự
quân Tây sơn. Hương ñem quân ñến núi Bích kê (ở Quy nhơn), bị phục binh của Lý
Tài và Tập ðình giết chết. Quân lính tan rã bỏ chạy. Nguyễn Nhạc tung quân ñuổi theo, ñánh chiếm phủ Quảng ngãi. Tôn Thất Bân
(con Tôn Thất Tĩnh) thu tàn quân ra sức chống ñánh, nhưng không thắng nổi phải
lui về. Nhạc sai thủ hạ ñem quân ñi
ñánh, chiếm ñược hai phủ Diên khánh, Bình khang. Từ ñó phần ñất từ Quảng ngãi
ñến Bình thuận ñều do Nhạc chiếm giữ. Sau ñó Nhạc ñem quân ñánh ra Quảng nam. Quân triều ñình giao chiến nhiều
lần ñều bị thua trận. Nguyễn Cựu Dật
(con thứ ba của Nguyễn Cửu Pháp) ñem quân bản bộ chống cự với quân Tây sơn, ban
ñêm sai dân chúng ñem ñốt ñuốc trong rừng rậm ñể nghi binh rồi ñánh úp vào trại
quân của Nhạc ở phố Mỹ thi. Quân của Nhạc hoảng sợ chạy lùi về lập ñồn ñóng giữ
nơi hiểm yếu ở Thiên lộc (có lẽ là tên xã, một ñịa ñiểm không xa với Bến Ván và
Mỹ thị) làm kế cầm cự lâu dài. Tin báo về kinh ñô Phú xuân, ðịnh vương cho Dật
tước Du Quận công, tiếp ñó sai Tôn Thất Thăng (là em Tôn Thất Dực, làm
quan ñến chức trưởng dinh, tước quận công). Thăng ñem quân ñến Quảng
nam, thấy thế giặc sắc mạnh không thể ñương ñầu nổi, liền bỏ quân luôn ñêm chạy
về (sau quân Trịnh ñánh vào Thuận hòa, Thăng ñến quân doanh của Hoàng Ngũ
Phúc ñầu
hàng). Nhạc cho quân ñuổi theo chiếm lấy vùng cửa Xích lam, Nhạc căn dặn
thuộc hạ:
- Tôn Thất Thăng không làm ñược trò trống gì, phải ñề phòng viện
binh của ngũ dinh.
Quả nhiên sau ñó ñiều khiển (tên quan chức, tương ñương như trấn
thủ) Gia ñịnh là Nguyễn Cửu ðàm ủy cho lưu thủ dinh Long hồ là Tống Phước Hiệp
và cai bạ Nguyễn Khoa Thuyên ñốc suất tướng sĩ năm dinh Long hồ, Bình thuận,
Bình khang, Trấn biên, Phiên trấn, lại lấy thêm quân ứng mộ, chia ñường thủy
lục cùng tiến.
Nguyễn Cửu ðàm người Quý huyện (tức huyện Tống sơn Thanh hóa, vì là
nguyên quán của các chúa Nguyễn nên nhà Nguyễn gọi là Quý huyện) xứ Thanh
hóa, là con
Nguyễn Cửu Vân, làm quan ñến chức hữu quân phó tiết chế Trấn biên phó
tướng.Khi quân Xiêm và xâm lấn Hà tiên, ðàm làm Khâm sai chánh thống suất, cầm
quân ñánh giặc, giữ chức ñiều khiển Gia ñịnh, ñánh tan quân Xiêm ở Nam vang.
Tống Phước Hiệp cũng người Quý huyện xứ Thanh hoa,là dòng dõi của
Luân quận công Tống Phước Trị, tướng trấn thủ Thuận hóa của nhà Lê. Hiệp
từng ñem quân ñến cứu viện cho Hà tiên ñánh tan quân Xiêm ở Châu ñốc. Nguyễn Khoa Thuyên người huyện Hương trà, cháu của
tham tri chánh ñoán sự Nguyễn Khoa Chiêm, lúc bấy giờ Thuyên cùng Tống Phước
Hiệp làm lưu thủ dinh Long hồ.
Bấy giờ các tướng sĩ hăng hái cần vương, bộ binh của Phước Hiệp
ñóng ñồn ở Chợ Khu, thủy quân của Khoa
Thuyên ñóng ở Vũng Lấm, bất ngời bao vây tiến ñánh quân Tây sơn, lấy lại ba phủ
Bình thuận, Diên khánh, Bình khang, truyền hịch mộ quân ứng nghĩa. Bọn Nguyễn
Văn Nhơn ở huyện Vĩnh an trấn An giang ñến ứng nghĩa, ñược Hiệp cho làm ñội
trưởng, dưới quyền của Khoa Thuyên. Bọn Văn Nhơn chỉ huy bốn ñội tân binh theo
Khoa Thuyên ñến ñóng ở Yên cương (Hòn Khói sau ñổi là Vân phong). ðịnh vương
Nguyễn Phúc Thuần nghe báo tin thắng trận bèn cho người ñến ủy
lạo quân sĩ, sai Tôn Thất Nghiễm ñem quân tiến vào Quảng nam, thu thập tàn quân
các ñạo ñể tiến ñánh Nguyễn Nhạc. Gián ñiệp của bên Nguyễn ở ðàng Ngoài báo tin
quân Trịnh ñã tiến vào xâm lấn ðàng Trong, hiện ñã kéo ñến Hà trung (tên xã thuộc Kỳ anh, nơi ñóng trị sở của trấn
Nghệ an lúc bấy giờ, thường gọi là Dinh cầu).
Lại nói ở ðàng Ngoài, mấy ñời chúa Trịnh ñã lăm le
xâm lấn nhưng thấy chúa tôi họ
Nguyễn ở ðàng Trong trên dưới hòa mục, nên không có cớ gì ñể gây hấn. ðến hồi
này tướng trấn thủ Nghệ an là Bùi Thế ðạt dò biết Quảng nam có biến, bèn mật khải với chúa Trịnh. Trịnh Sâm
sai Hoàng Ngũ Phúc làm thống tướng, Bùi Thế ðạt làm phó tướng, ñem tướng sĩ hai
mươi hai dinh cùng các ñạo binh thủy bộ của các xứ Thanh Nghệ và ðông nam tất
cả là ba vạn quân tiến vào Nghệ an ñể sửa soạn tiến ñánh. Bọn Phan Lê Phiên,
Uông Sĩ ðiền, Hoàng Phùng Cơ, Hoàng ðình Thể làm thuộc tướng. (Hoàng Ngũ Phúc
người xã Phụng công huyện
Yên dũng xứ Kinh Bắc, do chân hoạn quan ñược thăng ñến chức cao nhất
trong hàng quan thuộc, từng ñem quân ñi
dẹp loạn Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu;
Bùi Thế ðạt người xã Tiên lý huyện ðông thành
xứ Nghệ an, từng ñánh dẹp Lê Duy Mật ở Trấn ninh).
Bọn Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế ðạt vâng lệnh Trịnh Sâm ñem quân tiến
vào ñóng ở Hà trung, sai người ñem thư vào Nam triều, nói tổ tiên chúa Nguyễn
nhiều ñời có công, nay triều ñình vua Lê cho quân vào giúp dẹp giặc.
ðịnh vương sai viết thư phúc ñáp,
bảo Ngũ Phúc hãy ñem quân về Bắc. Một mặt sai Tống Hữu Trường làm thống suất
ñạo Lưu ñồn, Tôn Thất Hiệp làm trấn thủ dinh bố chính chống cự quân Trịnh.
Triều thần tâu với ðịnh vương thế lực quân Trịnh hùng
mạnh, phải gấp phòng ngự ở ñầu ñịa giới, còn quân Tây sơn cuồng bạo thì
phải cấp tốc diệt trừ. ðịnh vương nghe lời, bèn giao cho Tôn Thất Kính
tạm quyền làm giám quốc, rồi tự mình ñem quân ñi ñánh Nguyễn Nhạc. Kính là con
thứ bảy của Võ vương bấy giờ ñang giữ chức chưởng cơ, ñược thăng tước quận
công.
Thuyền ngự ñến cửa Tư dung. Tư dung tên cũ là Ô long, nay gọi là Tư
hiền, giáp giới giữa hai huyện Quảng ñiền và Phú vang (Thừa thiên). Thời Lý
Trần, các vua ñưa quân ñi ñánh Chiêm thành thường dừng lại ở ñây. Lê Thánh Tông
cũng có bài thơ viết về cửa Tư dung. Nguyễn triều ñóng ñô ở Phú xuân, cửa Tư
dung lại càng là nơi quan yếu. ðịnh vương sai Trương Phuc Loan luyện quân ở
núi Quy sơn ñể phòng bị tiếp ứng.
Vừa bàn xong kế sách tiến quân thì có thư của dinh Quảng bình gửi ñến cấp báo
quân Trịnh ñã tiến ñến châu Bắc Bố chính, tri phủ Trần Giai chạy sang quân Hoàng Ngũ Phúc làm
hướng ñạo. Ngũ Phúc sai Trần Giai quản
quân hậu ñạo, lại cho thuộc hạ của Giai là Nguyễn Ngô Dao ñem quân ñến ñóng
trại ở xã ðại ñan ñể khuyếch trương thanh thế.
ðịnh vương giao cho Nguyễn Cửu Dật làm tả quân ñại ñô ñốc, thống
lĩnh
quân thủy bộ ở lại chống giữ quân Tây sơn, gọi Tôn Thất Nghiêm hộ
giá về kinh chế ngự quân Trịn. Quân do thám về báo tin quân Trịnh ñã qua trạm
sông Thanh hà (tức là phần hạ lưu sông Gianh, phần bắc chạy song song với ñèo
Ngang, phần nam ñến Lũy Thầy).
Bấy giờ Phúc sai người sang bờ nam ngầm giao kết với bọn cai ñội
canh giữ vùng biên, rồi ñêm ñến lặng lẽ ñem quân vượt sông ñến ñóng ở Cao lao.
Ngũ Phúc bảo Hoàng Phùng Cơ:
- Người Nam từng nói: “Ai tài giỏi vượt ñược sông Thanh hà, chưa dễ có cánh mà bay qua Lũy Thầy”. Nay
quân ta ñã qua sông Gianh, nếu Lộc Khê hầu (ðào Duy Từ) còn sống cũng chưa chắc
giữ ñược hiểm ñịa mà chống lại quân triều
ñình. ðịnh vương về kinh liền sai cai cơ Quý Lộc, câu kê Kiêm Long ñến khao quân Ngũ Phúc và nói: “Giặc cỏ Tây sơn chẳng
bao lâu nữa sẽ bị quét sạch, không dám phiền quan quân triều ñình phải vất vả”.
Khi bọn Quý Lộc ñến quân doanh, Ngũ Phúc sai gọi vào hỏi riêng. Kiêm Long ñáp:
- ðường không ñi không ñến, chuông chẳng gõ chẳng kêu.
Ngũ Phúc hiểu ý, bèn cho quân tiến ñánh dinh Bố chính. Tướng trấn
thủ là Tôn Thất Thiệp và ký lục Bảo
Quang lui về giữ lũy ðồng hới. Ngũ Phúc sai tướng Hoàng ðình Thể lặng lẽ ñem
quân áp sát lũy Trấn ninh (nguyên chú: tên xã ở ven biển ñầu ñịa giới Quảng
bình, giáp với Trấn ninh của ñất Vạn tượng, ven núi ñịa thế quanh co). Bọn mã
quân Hoàng Văn Bật, Lê Thập Thí làm nội ứng, mở cửa lũy cho quân Trịnh. Quân
Trịnh gióng trống, hò reo tiến vào. Các tướng bên quân Nam là Luận Chính, Thành
Tín ñều ra hàng. Hoàng ðình Thể nói:
- Ngày trước Nam chúa ñắp lũy Trấn ninh xiết bao vất vả, quân Bắc
triều ñánh Trấn ninh cũng thật là gian nan (nhắc lại việc hơn 100 năm trước
Hiền vương Nguyễn Phúc Tần sai Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật ñem quân ra
ñắp lũy Trấn ninh năm 1662 và trận chiến Trịnh Nguyễn 55 ngày ñêm ở lũy Trấn
ninh năm 1672). Vậy mà bây giờ hai tướng quân vừa thấy quân ta ñến ñã ra hàng
ngay?
Rồi Thể sai ñưa Thành Tín và Luận Chính ñến trước quân doanh của
Hoàng Ngũ Phúc báo công.
Ngũ Phúc cho quân tiến ñến dinh Quảng bình. Tướng trấn thủ là Liêm
Chính cùng Tôn Thất Thiệp bỏ chạy. Ngũ Phúc bèn họp các tướng ñể lập sổ ghi
công, sai người ruổi ngựa về Thăng long báo tiệp với chúa Trịnh Sâm. Trịnh Sâm
ñược tin liền dẫn binh thuyền vào Nghệ an, ñóng dinh ở Hà trung ñể từ xa làm
thanh viện cho Hoàng Ngũ Phúc. Ngũ Phúc tiếp tục tiến ñánh ñạo Lưu ñồn, thống
suất Tống Hữu Trường cũng chạy trốn. Phúc giận nói với các tướng rằng:
- Thủ tướng Thiệp ở Quảng bình bỏ chạy. Thống suất Trường ở Lưu ñồn
cũng chạy nốt! Người Nam quả là giỏi trốn! làm gì có chuyện ñể cho bọn tướng ấy
giữ ñược cái ñầu dễ dàng thế?
Rồi Ngũ Phúc lại ñốc suất quân tiến ñóng ở Hồ Xá. Hồ xá thuộc ñịa
giới tỉnh Quảng trị, ñồng lầy rộng lớn, chân núi chạy dài, trước kia là nơi ẩn
náu của nhiều bọn giặc cướp, về sau ñược nội tán Diên thọ hầu tìm cách ngăn cấm
ñược (Diên thọ hầu: tên tước của Nguyễn Khoa ðăng (1691 – 1725) con của Bảng
trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm).
Dân ñịa phương có câu ca rằng:
Thương anh em cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam
giang
Phá Tam giang giờ ñây ñã cạn
Truông nhà Hồ, Nội tán lệnh
nghiêm.
Hoàng Ngũ Phúc cho dừng quân, bảo các tướng rằng:
Người ta nói truông nhà Hồ khó vượt, nhưng ta cũng ñến ñược ñây.
Còn nói phá Tam giang hiểm trở thì ñúng lắm. Phải truyền hịch kể tội Trương
Phúc Loan ñể khuyếch trương thanh thế
của quân ta!
Lời hịch viết: “Trương Phúc Loan cậy thân thích họ ngoại,lạm giữ cơ
yếu triều ñình, tin dùng ñảng gian, hãm
hại trung thần dũng tướng, giết người nọ lập kẻ kia. Thật lang sói mà ở cạnh người, ñúng muông thú mà mang áo mũ. Nặng thuế khóa ñể hút máu mủ, giảm quân lương hòng cắt vuốt nanh, khiến
dân manh lệ Tây sơn dậy như ong kiến ào ào, chiếm miền màu mỡ Quảng nam chóng
lẹ tựa sói hùm sổ cũi.
Vì thế, trước phải diệt ñứa cường thần, sau sẽ dẹp quân nghịch tặc.
Trừ gian khử bạo, giúp quốc thích qua bước gian nan, truyền ñạo thống ñể ñời
sau thờ phụng. Thế là cứu nạn thực do nghĩa cử, phò nguy không chút tham tâm”.
Lời hịch của Hoàng Ngũ Phúc cốt ñể mê hoặc dân ñàng Trong, nhưng
thực các quan chức Nam triều vẫn nhiều
người căm ghét Trương Phúc Loan ngang ngược. Thế là bọn Tôn Thất Huống, Nguyễn
Cửu Pháp bàn nhau bắt Trương Phúc Loan ñem nộp ñể xin Hoàng Ngũ Phúc lui binh.
Tôn Thất Huống là con thứ tư của Võ Vương, bấy giờ giữ chức tiết chế thủy bộ
chư quân, tước Thành Quận công. Nguyễn Cửu Pháp là con thứ tư của Nguyễn Cửu
Thế, từng giúp rập ba triều chúa làm quan ñến chức trưởng doanh, tước Hoán Quận
công. Trương Phúc Loan chuyên quyền, Cửu
Pháp thường chống lại nhưng không ñược. ðến khi Nguyễn Nhạc nổi dậy, Cửu Pháp
tiến cử các con là Cửu Sách, Cửu Thận và Cửu Dật ñem quân vào Quảng nam ñánh
dẹp. ðến lúc này, Cửu Pháp cùng với
Huống bắt Trương Phúc Loan ñem
nộp cho quân Trịnh. Hai người lại cho bắt luôn Thái Sinh là tay chân thân tín
của Trương Phúc Loan.
Sau khi bắt ñược Phúc Loan, Hoàng Ngũ Phúc ñòi Loan phải ñem vàng
bạc hối lộ cho mình, rồi chỉ giam giữ Loan ở trung quân (ðNLTTB chép Trương
Phúc Loan sai lính và con trai thực hiện việc ñưa vàng bạc hối lộ Hoàng Ngũ
Phúc, số lượng ñến vài ngàn lạng). Sau Loan bị Ngũ Phúc sai lính giải về Thăng
long, chết dọc ñường. Rồi ñó Phúc cho quân lính cuốn cờ im trống mà ñi. ðến
dinh ðăng xương ở Quảng trị, có người tên là Trần Duy Trung ñến quân doanh nói
với Hoàng Ngũ Phúc:
Quân Bắc muốn chiếm ngay lấy Phú xuân chăng? Nước cũ hai trăm năm
(chỉ chính quyền các chúa Nguyễn ở ðàng Trong. Từ năm 1558
khi Nguyễn Hoàng vào Thuận hóa
ñến ñời chúa ðịnh vương ñã tồn tại hơn 200 năm) có trời ñất quỷ thần chứng
giám. Tướng quân Quạ ñen cho người Nam chúng tôi ngày nay không còn ai như Phấn
Cố Trì nữa sao?
Thời bấy giờ người ðàng Ngoài thường gọi Hoàng Ngũ Phúc là
Hắc Ô Tướng quân (tướng Quạ ñen).
Còn Phấn cố trì là biệt danh của Trương Phúc Phấn. Thời chúa Thượng Nguyễn Phúc
Lan, chúa Trịnh ñem quân vào ñánh lũy Trường dục, Trương Phúc Phấn cầm quân
giao chiến kịch liệt với quân Trịnh, không sợ gì tên ñạn, quân Trịnh không sao
chiếm ñược, vì thế người ta gọi Phúc Phấn là Phấn cố trì (ông Phấn cố giữ lũy).
Nói ñoạn Duy Trung ung dung quay ra. Hoàng Ngũ Phúc cho gọi Trần
Giai
ñến hỏi xem người ấy là ai. Trần Giai ñáp:
Người ấy là Trần Duy Trung, quan chức Nam triều, ñến ñây tất có
việc quân cơ muốn nói.
ðúng là:
Liêu dấy Tống lui do Thác Bạt
Hán thu Thục hiểm bởi Trương Tùng.
Hán thu Thục hiểm bởi Trương Tùng.
HỒI THỨ BA:
Hãm Phú xuân, quận công Chỉnh đại bại
Vào Gia định, đô đốc Dật tử trận
Vào Gia định, đô đốc Dật tử trận
Lại nói Trần Duy Trung thấy Nam triều thế yếu, muốn bán nước cầu vinh, bèn làm một bài thơ ñịnh ñem ñến yết kiến
Hoàng Ngũ Phúc. Hiềm vì không có người tiến cử, Duy Trung bèn tìm ñến dinh quân
Bắc ñánh tiếng trước ñể thăm dò xem ý tứ
của Ngũ Phúc như thế nào. Quân tiên phong bên Trịnh ñược lệnh cho ñưa vào. Trần Duy Trung bèn lấy bài thơ trình
lên Hoàng Ngũ Phúc. Bài thơ ấy có câu:
Thập thế yếm văn Tần pháp lệnh Bách niên phục ñổ Hán uy nghi (Mười
chúa chán nghe Tần pháp lệnh Trăm năm lại thấy Hán uy nghi)
Hoàng Ngũ Phúc hất hàm ra hiệu, Trung bèn nói:
- Người Nam oán ghét Trương Phúc Loan ñến tận xương tủy. Tướng quân
giúp người Nam trừ ñược mối hại ấy, công ñức lớn lao khác nào núi Hải vân, biển
Cửa Hàn. Duy Trung tôi vì thế ñến quân doanh xin ñược tướng công sai phái.
Hoàng Ngũ Phúc hỏi:
Nay ta tiến quân vào Phú xuân thì nên ñi ñường thủy hay ñường bộ?
Trung ñáp:
Quân Nam không quen ñánh bộ, nhưng thủy chiến là môn sở trường.
Binh pháp nói: “Bỏ chỗ chắc, ñánh chỗ lỏng”. Nay tướng quân mới từ xa ñến, xin
ñừng ñọ sở trường với quân Nam. Tướng quân cứ theo ñường bộ là hơn.
Phúc khen là phải, bèn lưu Duy Trung ở lại trong quân, cho giữ chức
câu kê. Sau ñó Phúc gửi thư cho Nam triều nói: “Giặc Tây sơn chưa trừ ñược, xin
hội quân ở Phú xuân ñể tiện ñối phó”.
ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần triệu ñình thần ñến bàn bạc, rồi sai
Tôn Thất Tiệp làm thống binh và thuộc nội cai ñội ðặng chi huy quân cấm vệ ñể phòng
giữ.
Lại sai bọn Tuyên Chính và Thành ðức trá hàng ñể dụ quân Trịnh. Sai
cai ñội Phẩm Bình ñến hai dinh Quảng
bình và Bố chính chiêu dự các hào
mục ñịa phương ứng nghĩa, chia ñi
ñóng ñồn các nơi ñể quấy nhiễu phía sau lưng quân Trịnh. Không may Phẩm bị quân
Trịnh bắt, Ngũ Phúc tra hỏi biếr ñược mưu trá hàng, bèn sai các tướng khác là
bọn Nguyễn Tiến Khoan, Hoàng Phùng Cơ ñem quân ñánh bại Tôn Thất Tiệp. Quân của
cai ñội ðặng không ñánh cũng tự tan vỡ. Ngũ Phúc bèn cho tiến quân ñến ñóng ở
xã Bái ñáp.
ðịnh vương sai Tôn Thất Chí (là con thứ 6 của Thế Tông Nguyễn Phúc
Khoát) làm tiết chế bộ binh, Tôn Thất
Doanh làm tiết chế thủy binh, Tĩnh Diệp hầu Nguyễn ðăng Trường làm tham tán
quân cơ, quản lĩnh ñội thuyền hai ñạo chia ñường tiến ñánh quân Trịnh ở ñồn
Lương phúc. Quân Nam không thắng ñược, lại dàn trận ñánh quân Trịnh trên sông
Phù lễ. Hoàng Ngũ Phúc sai Nguyễn Tiến Khoan cầm quân nghênh ñịch, Hoàng Phùng
Cơ ñem quân chặn phía sau. Quân Tôn Thất Chí ñại bại, Chí phải cho người về
kinh Phú xuân báo tin.
ðịnh vương bèn sai gọi Tôn Thất Chí trở về, sai trưởng din là quận
công Nguyễn Văn Chính ñưa quân các dinh thủy bộ ñi chống cự với quân Trịnh.
Bấy giờ tinh binh mãnh tướng của Nam
triều ñều ñã ñiều vào Quảng nam ñánh quân
Tây sơn, từ sông Hiền sĩ trở ra binh tướng phần nhiều là loại già yếu,
không luyện tập chiến ñấu. Vì thế quân Trịnh ñi ñến ñâu bọn họ không ñón ñường
xin hàng thì cũng mở lũy chạy trốn. Hoàng Ngũ Phúc thừa thắng tung quân ñuổi
dài, tiến sâu vào ñất Nam như vào chỗ không người. Ngũ Phúc nhân ñó quay lại
hỏi Duy
Trung:
- Ngày xưa, lúc chúa Tiên Nguyễn Hoàng mới vào Nam, nghe nói có
nàng Ngô Mỹ nhân lập kế ñánh tan quân nhà Mạc, lại có người tiết phụ họ Trần
ñem quân ứng nghĩa báo thù cho chồng, không biết có thật không? (Ngô Mỹ nhân:
chỉ nàng Ngô Thị Lâm, người thiếp xinh ñẹp của Nguyễn Hoàng. Khi Nguyễn
Hoàng ñóng quân ở Ái tử, Ngô Thị Lâm tự nguyện thi hành kế mỹ nhân
ñể quân phục kích của Nguyễn Hoàng giết tướng Mạc là Lập Bạo. Tiết phụ họ Trần:
vợ của Trương Trà, người xã Diên trường
huyện Phú vang Thừa thiên. Năm 1571,
Trương Trà bị bọn Nghĩa sơn phục kích giết. Trần thị nghe tin nổi giận, mặc
quần áo ñàn ông thúc quân tiến ñánh trả thù cho chồng, bắn chết Nghĩa Sơn tại trận).
Duy Trung ñáp:
- Xin tướng quân chớ hồ nghi mà ñánh giá dân Nam triều chúng tôi
không bằng hạng ñàn bà con gái. Xứ ðàng Trong này cũng lắm anh tài. Chỉ vì
triều ñình không biết trọng dụng cho nên tướng quân mới vào ñây ñược dễ như
thế. Nay quân Bắc ñã vào sâu trong ñất ñịch, tướng quân nên cẩn thận trong phép
dùng binh, phải có mưu kỳ kế lạ ñể phòng bị mới bảo toàn thắng lợi. Nếu không
thì như việc Nguyễn ðình Hùng ñánh úp ở châu Nam Bố chính, Nguyễn Hữu Tiến ñanh
tan quân của Phạm Tất Toàn, Nguyễn Hữu Dật ñánh ñuổi khiến cho Trịnh ðào phải
ñem quân rút chạy, Tống Hữu ðại ñuổi dài Lê Thì Hiến năm nào. Những trận ñánh
ấy quân lính Bắc triều lạnh thấu xương, trong tâm trí của người Nam tưởng cũng chưa lâu lắm.
Hai người ñang nói chuyện vãn thì quân do thám vào báo tin tướng
bên Nam là Nguyễn Văn Chính sau khi nhận
chức thống quân các dinh thủy bộ liền nghiêm lệnh khép tội cai ñội ðặng tự ý
lui quân, xử trảm ñể răn quân sĩ, hiện
ñang dẫn quân ra tiến ñánh quân Bắc.
Chẳng bao lâu quả nhiên Văn Chính gặp quân Bắc, liền dàn trận ñánh.
Hoàng Ngũ Phúc thấy bên quân Nam cờ xí ngập ñất, kiếm kích tua tủa, bèn quay
lại nói với các tướng:
- ðội quân này cũng khá ñấy!
Quân hai bên giao chiến mấy hiệp, quân Nam tuy hăng hái nhưng thanh
thế mới chấn phát nên chưa giành ñược phần thắng. Hoàng Ngũ Phúc có ý ñề phòng,
gọi Trần Duy Trung lại hỏi Văn Chính là người thế nào? Duy Trung ñáp:
Chính không có tài làm tướng. Tuy có lòng trung nghĩa khẳng khái,
nhưng không có mưu kế ñánh giữ, ngày ñêm chỉ rượu chè, ñàm luận những chuyện vu
khoát. Ngày Aưa có kẻ mưu trí mà giết ñược Trương Phi, ñổ rượu cho Tạ An mà
ñánh bại quân Tần, nhưng Chính thì không phải là hạng người như vậy.
Ngũ Phúc bèn sai bọn Hoàng ðình
Thể, Hoàng ðình Phác theo ñường núi qua bãi Trầm Ma phất cờ gióng trống, hò reo
trèo núi vượt sông, bất ngờ ập ñến ñánh. Tướng giữ ñồn là bọn Tường Quang, Doãn
ðức vội ra nghênh chiến, liền bị giết tại trận. Ngũ Phúc bèn truyền lệnh ñóng
cầu phao ñể ñem quân qua sông. Nhân lúc quân Nam không phòng bị, quân Hoàng
Ngũ Phúc từ hai phía ñánh khép vào. Nguyễn Văn Chính dẫn quân ra giao chiến bị
giết tại trận, quân sĩ kinh sợ tan rã. Hoàng Ngũ Phúc bèn cho quân tiến vào
chiếm Phú xuân. Bấy giờ là ngày ðinh Mùi tháng 12 năm Giáp Ngọ, niên hiệu Lê
Cảnh Hưng năm thứ 35 (tháng Giêng 1775).
Lại nói chuyện sau khi kinh thành Phú xuân bị vây hãm, ðịnh vương
Nguyễn Phúc Thuần sai Tống Phước ðạm ñem số quân còn lại trong thành ra chống
cự ở cửa bắc. Phước ðạm người huyện Hương trà,
là hậu duệ của công thần Tống
Phước ðào. Lúc bấy giờ ðạm ñang giữ chức tham mưu ở ñội trung quân. ðịnh vương thấy ðạm là người trầm tĩnh, có
mưu lược bèn cho giữ chức giám quân ở dinh trung quân. ðịnh vương lại sai Hoàng
tôn Dương dẫn quân ñi trước ra cửa ñèo
Hải vân, quản ñội tả thủy Nguyễn Cốc, quản ñội trung thủy Võ Di Nguy, quản ñội
tiền thủy Trương Phước Dĩnh dàn chiến thuyền chờ sẵn. Khi quân Tống Phước ðạm
thua trận, ðịnh vương xuống thuyền ra cửa Tư dung rồi vào Quảng nam, ghé dừng
lại ở bến Giá. Chuyến ấy có Tôn Thất Tĩnh, Tôn Thất Kính, Tôn Thất Chí và bọn
cai ñội nội thủy Nguyễn Cửu Thận, Trương Phúc Dĩnh, ðỗ Thanh Nhơn cùng ñi. Định vương nghĩ Nguyễn Cửu Dật là kẻ trung nghĩa ñáng tin cậy, bèn triệu
Dật về hành tại. Cửu Dật là con thứ ba của Nguyễn Cửu Pháp, có tài làm
tướng, vì công thu phục Mỹ thị, ñược ðịnh vương ñiều ñi ñánh quân Tây sơn. Mỗi khi ra
trận Dật thường cưỡi voi, mặt ñỏ như cục than hồng, tiến ñến ñâu quân
ñịch ñều sợ rạp như cỏ lướt. Người ta ñều cho là Quan Vân Trường tái thế. Dật
thường cho quân mai phục dưới chân núi rồi khiêu khích cho quân ñịch ra giao
chiến, ñịch quân bị thiệt hại rất nhiều. Dật cũng cho ñặt súng lớn ở trên
thuyền rồi dụ cho thủy quân ñịch ra giao chiến, thường giành ñược phần thắng.
Quân Tây sơn chiếm ñóng ở ñồn Thiên lộc, quân triều ñình nhiều lần tiến ñánh mà
không ñược. Dật bất ngờ ñem quân ñánh úp từ phía sau, quân ñịch tan rã phải rút
chạy về Bến Ván. Trước sau Dật ñánh hơn 10 trận, lần nào cũng giành phần thắng.
Bấy giờ Dật vâng lện ñến Bến Giá, cùng
với các tướng bàn ñịnh. Thấy ñất Quảng nam binh lương không ñủ dùng, thế khó
giữ lâu dài, bọn Dật xin ðịnh vương dẫn bộ thuộc vào Gia ñịnh ñể mưu ñồ việc khôi phục. ðịnh vương cho là
phải. Lúc ấy Tôn Thất Chí tâu rằng:
- Nay gặp lúc vận trời gian nan mà ngôi tự vương chưa ñịnh, xin
vương thượng lập hoàng tôn Dương làm thế tử ñể yên lòng người.
Hoàng tôn Dương là con thế tử Hiệu, ñược ðịnh vương nhận làm con
nuôi. Hoàng tôn Dương tướng mạo khôn ngô tuấn tú lại có hiền ñức, ñược mọi
người kính thuận. Bấy giờ ðịnh vương chưa có con trai, bèn lập Dương làm thế
tử, cho ở ngôi ðông cung, giữ chức trấn thủ Quảng nam, ñược toàn quyền xử trí
mọi việc binh dân trong ngoài.
Hoàng tôn Dương bèn hạ lệnh cho các tướng kiểm ñiểm các quân thủy
bộ, ñịnh kế sách tiến thủ. Tướng Tây sơn
Nguyễn Nhạc do thám biết rõ sự việc, bèn
sai bọn Tập ðình Lý Tài ñem chiến thuyền ra cửa Hiệp hòa, Nhạc
thân dẫn quân bộ ra khỏi nguồn Thu bồn, hai ñường thủy bộ cùng lúc tiến
ñánh. Nguyễn Cửu Dật ñem quân ra trận bất lợi, phải chạy về Trà sơn. ðông cung
Dương phải lui giữ lũy Cu ðê. ðịnh vương dời ñến Liên chử (Bến Sen), sai người
ñến truyền bảo ðông cung rằng:
- Nay phía trước có giặc Tây sơn, phía sau có quân họ Trịnh, quân ta có chưa ñầy một nghìn, lương thảo thiếu thốn. Vả lại
Cu ðê là nơi ñất hẹp mà quân Gia ñịnh thì ñã lâu không biết tin tức ra sao. Vì
thế ta ñã cho Nguyễn Cửu Thận làm hữu quân ñại ñô ñốc, cùng với ðông cung ở lại
giữ lũy Cu ðê, còn Nguyễn Cửu Dật
thì sửa soạn chiến thuyền ñể hộ giá ñi Gia ñịnh. Sau ñó sẽ tu thập
quân lính ñánh ra Phú yên, Quy nhơn ñể chia thế giặc.
Lúc ấy quân ở Cu ðê của các khanh
sẽ hợp sức tiến ñánh. ðó là phép ñánh xa ñể cứu gần vậy.
ðông cung Dương bèn vâng lệnh ở lại giữ lũy Cu ðê. Bọn Tôn Thất
Tĩnh (em Tôn Thất Dực), Tôn Thất Chí (con thứ sáu của Võ vương) cùng Tống Phước
ðạm ñều ở lại làm thuộc hạ.
Mọi việc sắp xếp xong, ñoàn thuyền của ðịnh vương nhổ neo tiến vào
Gia ñịnh. Gặp lúc trời nổi gió lớn, Nguyễn Cửu Dật và Tôn Thất Kính ngồi ở
thuyền khác, sợ thuyền ngự gặp nguy, bèn chắp tay khấn thần biển xin phù hộ cho
quốc vương ñược tai qua nạn khỏi. Cửu Dật khấn:
Dật tôi bất tài, khi sống ñã không thể cứu chúa khỏi cơn nguy biến,
nay gặp sóng gió sống chết ra sao xin ñược hoàng thiên ñịnh ñoạt.
Tôn Thất Kính quay lại nhìn thuyền ngự của ðịnh vương mà kêu lớn:
Sóng to gió lớn mà chỉ chèo chống bằng sức người thì làm sao qua khỏi?
Vừa nói xong, thuyền bị lật úp, Nguyễn Cửu Dật và Tôn Thất Kính ñều
bị chết ñuối trên biển cả.
Bấy giờ Thế Tổ Cao hoàng ñế bản triều (Nguyễn Ánh) mới mười bốn
tuổi, ngồi cùng thuyền với ðịnh vương nên may mắn thoát chết. Thế Tổ thấy Dật
và Kính tử nạn, trong lòng ñau xót. Khi
thuyền ñến phía ngoài huyện Bình khang vừa may có bọn Tống Phước Hiệp, Nguyễn
Khoa Thuyên từ ñồn Hòn Khói ñến ñón. ðịnh vương cho Tống Phước Hiệp làm tiết
chế, tước Kính quận công, cho Khoa Thuyên giữ chức tham chính. Các thuộc hạ
khác như Nguyễn Văn Nhơn ñược giữ chức cai ñội dưới quyền của ñốc chiến Kiên,
theo làm bộ hạ của Phước Hiệp ñóng ở
huyện Bình khang ñể chống giữ với quân Nguyễn Nhạc. Nguyễn Khoa Thuyên cùng
chưởng cơ Trương Phước Thận theo hộ giá vào Gia ñịnh. Phước Thận là
cháu của quận công Trương Phước Thức, con cai ñội Trương Phước Duyệt.
Miền Gia ñịnh xưa vốn là ñất Chân lạp, các triều chúa Nguyễn vào
khai phá, nhập vào bản ñồ nước ta, thường gọi là xứ ðồng Nai, tên chữ Hán là
Lộc Dã. Phía ñông nam giáp biển, ñất ñai phì nhiêu; phía tây bắc giáp Cao Mên
núi rừng trùng ñiệp, ñất rộng người thưa, quân mạnh lương ñủ. Trấn giữ ñất này
có thể chế ngự ñược các vùng thiểu số, khống chế ñược nước Xiêm, nước Lạp. Quả
thật là một miền phiên trấn hùng mạnh của nước Nam ta. ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần dừng lại ở Bến Nghé (Gia ñịnh), giao
cho hoàng tôn Phúc Ánh giữ chức chưởng sử, chỉ huy quân tả dực. Quan quân Gia ñịnh theo thứ bậc ñến hành tại yết kiến. Người ñịa phương là Mạc Thiên
Tứ cũng ñến bái yết ðịnh vương.
Thiên Tứ là con của ñại tướng quân Vũ Nghi công Mạc Cửu, là người có công khai phá trấn Hà tiên. Thời chúa Ninh
vương (Nguyễn Phúc Chú), Mạc Cửu ñược bổ chức ñô ñốc trấn thủ Hà tiên, nối ñời
làm bề tôi Nam triều. Thiên Tứ có công chiêu tập dân chúng khai phá ñất ñai,
gần ñây bị quân Xiêm ñánh phá phải lui
về giữ ñạo Trấn giang, sai thuộc hạ chở thóc về
kinh cung cấp quân lương. ðoàn
thuyền của Thiên Tứ ñến ngoài biển Quy nhơn thì bị giặc cướp. Thiên Tứ ñang lo
buồn, nghe tin ðịnh vương ñã vào Nam, bèn dẫn các con ñến hành tại yết kiến.
ðịn vương thăm hỏi, khen thưởng rồi ban cho Thiên Tứ tước quận công. Các con
của Thiên Tứ là Hoàng, Thanh và Diên ñều ñược trao quan tước, sai trở về ñóng
giữ ñạo Trấn giang. Sau ñó ðịnh vương truyền cho Trương Phước Thận sai người ra
Quảng nam báo cho ðông cung biết.
Bấy giờ ðông cung vẫn ñóng giữ ở Cu ðê, Nguyễn Nhạc sai bộ hạ là
thống suất Diện, tiên phong Tường ñem
quân ñến ñóng ở Thúy loan và Bồ Bàn làm quân thượng ñạo; sai Tập ðình, Lý Tài
ñem quân ñến ñóng ở Ba ñộ làm trung ñạo; sai ñốc chiến Phong, hổ tướng Hãn ñem
quân ñến ñóng ở Hà thân làm quân hạ ñạo,
hẹn ai ñón ñược ðông cung thế tử sẽ ñược trọng thưởng. ðông cung biết
ñược tin ấy bèn sai mưu sĩ là Giáo Quý
ñến khuyên dụ bọn Diện, Tường ñầu hàng. Bọn Diện, Tường ñem quân thượng ñạo
theo về với ðông cung. Nguyễn Cửu Thận hộ vệ ðông cung ñi theo ñường núi thì gặp Tập ðình, Lý Tài ñem quân ñến Ô nha
ñón ñánh. Quân Cửu Thận bị thua, phải rước ðông cung chạy về phố Hội an.
Nguyễn Cửu Thận chết tại trận.
Tin báo về hành tại ở Bến Nghé, ðịnh vương sai người truyền cho
Tống Phước Hiệp vạch kế ñánh quân Tây
sơn ñể cướp lại ðông cung. Sứ giả chưa kịp ra ñi thì quân do thám từ Quảng nam
trở về cấp báo: Hoàng Ngũ Phúc và quân Tây sơn ñang ñánh vào Cẩm sa.
ðúng là:
Thất thế rồng thần nhàn vượt biển
Thừa cơ hổ dữ thét trèo non.
Thừa cơ hổ dữ thét trèo non.
Hồi Thứ Tư:
Được Điềm rồng, Nguyễn Văn Nhạc xưng vương
Với tướng hổ, Đỗ Thanh Nhân dấy nghĩa
Lại nói tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc nhận mật chiếu của Trịnh Sâm
ñem quân tiến ñánh Quảng nam. Quân Ngũ Phúc sắp ñến ñèo Hải vân, Nguyễn
văn Nhạc sai Tập ðình làm tiên phong, Lý
Tài làm tướng trung quân, Nhạc tự
ñem quân ñi sau làm hậu ñội
ñón ñánh quân Trịnh ở Cẩm sa (Quảng
nam). Ngũ Phúc sai thuộc tướng là Hoàng
Phùng Cơ dẫn quân khinh kỵ ñánh thốc vào. Quân Tập ðình bị giết rất nhiều.
Nguyễn Văn Nhạc cùng bọn Lý Tài phải chạy về Bến Vạn. Nguyễn văn Nhạc xét tội
thua trận, ñịnh giết Tập ðình. Tập ðình vội chạy trốn về Quảng ñông. Nhạc bèn
bức ðông cung về Quy nhơn. Hoàng Ngũ Phúc cho quân ñóng ñồn ở Quảng nam ñể cắt
ñường của Nhạc. Tống Phước Hiệp nhân khi Nhạc thua trận bèn cho quân tiến ñánh,
thu phục Phú yên, cho quân bộ ñóng ñồn ở Xuân ñài, quân thủy ñóng trại ở Vũng
Lấm, sai Bạch Doãn Triều ñi thuyết dụ Nguyễn Nhạc. Bạch Doãn Triều người huyện
Lệ thủy tỉnh Quảng bình, ñậu giải nguyên khoa Nhâm Tí, bấy giờ ñang giữ chức
tri huyện huyện ðồng xuân. Doãn Triều là người sang suốt liêm chính, cương nghị
mẫn cán, có nhiều thành tích tốt ñẹp trong việc trị dân. Lúc ấy Tống Phước Hiệp
muốn chọn người ñể sai ñến chỗ quân Tây sơn, nhưng chưa biết chọn ai. Doãn
Triều khẳng khái xin ñi. Phước Hiệp bèn cho cai ñội Thạc cùng Bạch Doãn Triều
ñi ñến quân doanh của Nhạc. Doãn Triều nói với Nhạc rằng:
- Ông Nhạc hãy trả lại ðông cung cho chủ tướng chúng tôi. Nếu không
ñại binh kéo ñến thì ông Nhạc không còn ñường chạy ñâu.
Nhạc có ý phục khí phách của Doãn Triều, không nỡ giết hại. Vả lại
Nhạc mới thua trận, vẫn còn sợ binh uy của Phước Hiệp, nên vờ ưng thuận ñể bọn
Doãn Triều ra về. Sau ñó Nhạc ñem ðông
cung về xã Yên thái huyện Hà lieu,
bí mật ñem của báu về cất giấu ở
trên núi Tây sơn, rồi cùng em là Văn Huệ bàn ñịnh kế sách ñánh lui quân Trịnh ở
phía Bắc, ñẩy quân Phước Hiệp ở phía Nam.
Rồi ñó Nhạc sai thuộc ha là Phan Văn Tuế ñem vàng bạc ñến quân
doanh của Hoàng Ngũ Phúc xin nộp ba phủ Quảng ngãi, Quy nhơn, Phú yên ñể ñược
làm tiểu tướng ñi tiên phong cho ñại quân Trịnh tiến ñánh Gia ñịnh. Một mặt,
Nhạc lại sai Tôn Thất Tĩnh là tướng tùy tong của ðông cung ñi phủ dụ các nơi ở Quảng
nam, sai Tôn Thất Chí vào Phú yên dụ dỗ Tống Phước Hiệp theo phò ðông cung.
Phan Văn Tuế ñến quân doanh của Ngũ Phúc dâng biểu xin hàng. Ngũ
Phúc viết khải văn trình lên chúa Trịnh
Sâm xin cho Nhạc giữ chức Tây sơn
trưởng, hiệu Tráng tiết tướng quân, sai
Nguyễn Hữu Chỉnh ñem sắc chỉ, cờ, ấn kiếm ñến ban cho Nhạc.
Tôn Thất Chí ñến Phú yên ñem tình hình việc quân của Nhạc nói cho
Phước Hiệp biết, lại nói bọn Lý Tài ñối xử rất tốt với ðông cung, khuyên Phước
Hiệp hàng phục ñể giúp một tay cho
Nguyễn Nhạc. Tống Phước Hiệp nói:
Nguyễn Nhạc tôn phò ðông cung chẳng qua cũng như khi trước Lê Thái
Tổ tôn phò Trần Cảo. ðông cung ở trong lồng cũi của bọn Nhạc mà không tìm cách tương kế tựu kế
thì làm sao có thể vực ñược cỗ xe của triều ta?
Vừa lúc ấy quân do thám ở Quảng nam về báo Tôn Thất Tĩnh ñã bị Nhạc
giết. Tôn Thất Chí nghe tin bèn không trở về với Nhạc, cáo từ Tống Phước Hiệp
ñể vào Gia ñịnh yết kiến ðịnh vương. Phước Hiệp cho quân theo hộ vệ Chí vào
nam. Một mặt sai người ñến quân doanh của Nhạc ñể nói về việc của ðông cung. Nhạc
nghe tin có người của Tống Phước Hiệp sai ñến, bèn cho ñặt sập rồng ở giữa
trướng quân mời ðông cung quay mặt về
hướng nam, Nhạc ñứng hầu bên trái, Tống Phước ðạm ñứng hầu bên phải ñể tiếp sứ giả
của Phước Hiệp. Nhạc nhân ñó bảo sứ giả
của Phước Hiệp rằng:
Tướng sĩ năm dinh vất vả nghìn dặm cần vương, khá khen là có lòng
trung nghĩa. Nay ta rước hoàng tôn về tôn phù ñể ñịnh nghiệp lớn, các tướng sĩ
nên ñồng lòng giúp rập.
Sứ giả của Phước Hiệp ñáp:
- Minh công ñứng ra chủ trương, ai là người không theo hưởng ứng.
Chẳng hay khi quân năm dinh ñến ñây thì chia ñóng ñồn ở những ñâu?
Nhạc trầm ngâm nghĩ ngợi hồi lâu, quay lại nói với ðông cung:
- Xin ñiện hạ ñịnh ñoạt. Nguyễn Nhạc tôi xin tuân theo.
ðông cung bảo Nhạc:
- Điều khiển thế nào là tùy khanh.
Văn Nhạc muốn lừa Phước Hiệp, bèn biên thư giảng hòa, giao cho sứ
giả ñem về. Phước Hiệp tưởng thật không ñề phòng, bị Nguyễ Huệ bí mật ñem quân
ñến ñánh. Hiệp phải rút quân về Nha trang. Cai ñội Nguyễn văn Hiền là người
khảng khái ñảm lược, lúc trước ñã dẫn quân hương dũng theo Hiệp cần vương, từng
ñánh bại quân Tây sơn ở Phan rang. Trong trận này quân của Hiền gặp ñịch, Hiền
ra sức ñánh, chết tại trận. Văn Huệ bắt ñược cai ñội Nguyễn Khoa Kiên ở ñảo Tam
sơn ñem về, lưu bọn Lý Tài ở lại ñóng ñồn ở Phú yên.
Hoàng Ngũ Phúc nghe tin Nguyễn Nhạc ñã phá tan quân Nam bèn lập tức
ñem quân tiến ñến Châu Ổ (tên xã ở ñầu ñịa giới tỉnh Quảng ngãi). Nguyễn Nhạc
bèn báo công Nguyễn Huệ ñánh bại quân Nam ở Phú yên báo với Ngũ Phúc. Ngũ Phúc
trình lên Trịnh Vương xin sắc phong cho Nguyễn Huệ làm Tây sơn hiệu tiền phong tướng quân.
Quân Trịnh ở Quảng nam gặp dịch bệnh, bị chết ñến quá nửa. Ngũ Phúc sai lính ruổi ngựa ñưa thư về dâng lên chúa Trịnh Sâm xin cho bỏ hai phủ
Thăng hoa, ðiện bàn. Rồi Ngũ Phúc dẫn quân về Thuận hóa, nhưng chưa ñến Phú
xuân thì bị ốm chết dọc ñường. Lúc trước, khi Ngũ Phúc ñem quân vào Phú xuân,
lên ñường vào ngày mồng năm, có kẻ cuồng phu vin thành xe mà can rằng:
- Tướng quân xuất binh hôm nay là ngày xấu, cứ ñến ngày mười tám sẽ
biết.
Phúc cho là người ñiên nói nhảm, bỏ ngoài tai không nghe. ðến nay
ốm chết dọc ñường, lời nói của người
ñiên kia quả ứng vào ñiềm xấu. Thập bát tức là chữ mộc, chữ mộc thêm bộ nhật
(ngày) thành chữ Cảo, là ngự danh của Thế Tổ (Nguyễn Ánh). ðó là lời sấm báo
trước triều Nguyễn ta lại thu phục Phú xuân.
Ngày hôm ấy Nguyễn Nhạc nghe tin Hoàng Ngũ Phúc chết, bèn sai quân
ra chiếm giữ Quảng nam. Vừa lúc ấy quân do thám về báo tin Tôn Thất Quyền
ñã dấy binh kéo ñến Quảng nam. Quyền là con thứ mười bốn của Võ vương,
sau sự biến năm Giáp Ngọ (quân Trịnh chiếm Phú xuân năm 1774), Quyền không kịp theo hộ giá, bèn cùng em là Thung lén vào
Quảng nam chiêu tập hào kiệt. Nhân lúc Hoàng Ngũ Phúc rút quân về, Quyền bèn dấy
quân cần vương, dùng Trương Phúc Tá làm mưu sĩ, lại ñược khách buôn người Thanh
tên là Tất ñem của nhà hàng ức vạn giúp
cho. ðến lúc này quân của Tôn Thất Quyền chiếm giữ hai phủ Thăng hoa và ðiện
bàn, thanh thế lừng lẫy. Nguyễn Nhạc ñịnh dùng Khoa Kiên làm tướng chống
ñánh. Kiên là con Nguyễn Khoa Kiên, tướng
mạo hùng dũng, sức lực hơn người, trước
kia là bộ thuộc của Tống Phước Hiệp, sau dần dần lập ñược nhiều công ñược mọi
người gọi là Triệu Tử Long của chiến ñịa Phú yên. Sau vì thế cô, Khoa Kiên bị
quân Nguyễn Huệ bắt ñược. Nhạc khen Khoa Kiên là người dũng khí, sai ñem quân ñánh Tôn Thất
Quyền, nhưng Kiên không chịu, quát mắng Nhạc rồi rút gươm tự tử. Nhạc bèn dốc
hết quân tiến ñánh. Cầm cự ñược hơn hai tháng, quân của Quyền thiếu lương ăn,
bị Nhạc thừa cơ ñánh tan. Không biết kết cuộc Quyền ra sao, còn Xuân chạy về
Gia ñịnh. Nguyễn Nhạc lưu tham tướng Nguyễn văn Duệ ở lại giữ Quảng nam, tự
mình dẫn quân về Quy nhơn; ghi tên trai tráng của ba huyện vào lính, sai em là
Nguyễn Văn Lữ làm tiết chế ñốc suất
quân thủy bộ vào ñánh Gia ñịnh.
ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần ñang ở Bến Nghé, ñược tin cấp báo bèn
sai chưởng cơ Tống Phước Hiệp ñốc suất các quan tùy tùng hộ giá ñến dinh Trấn
biên, dừng chân ở ðồng Lam. Văn Lữ ñem quân vào chiếm Sài gòn.
Sài gòn ở trong biên giới ðông phố, vua thứ hai của Chân lạp là Nặc
Nộn chiếm cứ, quốc triều ta thu phục
ñất ấy, ñắp thành, ñặt làm phủ Gia ñịnh. Văn Lữ ñóng quân ở Gia ñịnh, sai thuộc
tướng là ñiều khiển Hòa tiến ñánh dinh Long hồ. Ký lục Bùi Hữu Lễ (người Phú
vang) bị Văn Lữ bắt. Lữ viết quân lệnh trạng (danh từ chỉ loại văn thư dùng khi
hành quân, các văn bản do cấp trên gửi cho cấp dưới, cấp dưới báo cáo lên trên
ñều gọi là quân lệnh trạng), sai người ruổi ngựa về báo cho Nhạc biết. Nhạc mời
Văn Huệ ñến bàn việc ñem quân vào ñánh miền Nam.
Nguyễn Huệ nói:
Mộ tổ của anh em ta ở Tây sơn là ñất có vượng khí thiên tử. Thầy
ñịa lý nói mộ ấy táng ñược mười hai năm thì không gì chế ngự ñược nữa. Kể từ
anh em ta dấy binh ở Kiên thành ñến nay, ñánh ñâu thắng ñó, bọn chúa Nguyễn
phải chạy dạt khắp nơi, hoàng tôn Dương thì ñang bị ta giao cho mấy người nhà
chùa cai quản. Bọn họ có tính chuyện khôi phục ñược thì cũng còn lâu. Hiện nay
Bắc triều kỷ cương rối bét, anh em họ Trịnh ñánh giết lẫn nhau, trước sau cơ
nghiệp nhà Lê cũng phải sụp ñổ. Ngạn ngữ
có câu:
Trâu đen húc lẫn trâu vàng
Húc xuôi húc ngược lăn càng
xuống sông
ðó là ñiềm chúc Trịnh bức bách vua Lê, rồi cả hai ñều bị diệt vong.
Anh cả nên sớm lên ngôi vua ñể tỏ cho thiên hạ biết ngôi báu ñã về chủ mới. Rồi
ñây anh cả sẽ chăm lo thu dùng hào kiệt làm vây cánh, tuyển mộ ñinh tráng làm
binh lính ñể mạnh thêm nanh vuốt. Trước hết chiếm lấy miền Nam, sau ñó thu quân tiến ra Bắc, ñoạt ngôi vua của nhà Lê, ñể ứng với câu ñồng dao: “Phụ Nguyễn
trì thống” (họ Nguyễn nối giữ ñại thống). Còn ai có thể tranh cạnh ñược với anh
em ta?
(Nguyên chú: thời ấy có câu sấm ngữ:
Ngọ vận ñương thiên Phụ nguyên trì thống
Ngọ vận tức là vận hội năm Giáp Ngọ 1774
Phụ nguyên là triết tự của chữ Nguyễn, gồm chữ phụ và chữ nguyên)
Khoảng thời gian này có ñiềm rồng vàng xuất hiện ở phủ thành
Quy nhơn, vươn ñầu ngóng về phía Phú xuân, lượn vòng quanh thành rồi
biến mất. Nhân ñó Huệ lại bào Nguyễn Nhạc rằng:
Rồng là ñiềm thiên tử ñóng ñô ở Thuận hóa mà cai trị cả Nam Bắc Hà.
ðã ñến lúc anh em ta lấy ñược thiên hạ rồi ñây. Vả lại thành Chà Bàn xưa là
thành Bàn Xà của ước Chiêm thành. Lúc anh em mới dấy ñã chiếm ngay ñược ñể làm
nơi căn bản, thế chẳng phải là trời trao
thiên hạ cho ta ñó sao?
Sau ñó Huệ co ñắp sửa thành Quy nhơn rồi ñặt long án, tôn Nhạc làm
Tây sơn vương. Bấy giờ là tháng ba năm Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng thứ 37
(1776).
Sau khi xưng vương, Nguyễn Nhạc cho ñúc quốc ấn bằng vàng, nhưng phải
ñúc ñến lần thứ ba mới thành.
Nguyễn Nhạc phong cho Văn Lữ làm thiếu phó,
Văn Huệ làm phụ chính. Các tướng tá khác ñều ñược trao quan chức theo
thứ bậc khác nhau.
Phong quan ñặt chức ñã xong, Nguyễn Nhạc liền triệu hội các tướng
bàn việc ñem quân ñánh Tống Phước Hiệp ñể chiếm Phú yên.
Lại nói Tống Phước Hiệp sau khi thua trận ở Phú yên bèn sai em con
chú là Tống Phước Hòa ñóng giữ ở Ô Cam. Lúc ấy Nguyễn Văn Nhơn theo ñốc chiến
Kiên ñánh quân Tây sơn ở ñảo Tam sơn, bị thua phải chạy về chỗ Tống Phước Hiệp,
Phước Hiệp bèn cho lệnh thu nạp quân của Phước Hòa rồi dẫn quân lui ra ñóng ở
Hòn Khói. Bấy giờ có tin người huyện ðồng xuân là Chu Văn Tiếp dấy binh, Nguyễn Nhạc sai người ñi chiêu
dụ Tiếp theo về với mình.
Văn Tiếp nguyên tên là Doãn Ngạnh, võ nghệ hơn người, có tài làm tướng.
Tiếp khi trước làm lái buôn, có quen biết Nguyễn Nhạc. Khi Nguyễn Nhạc
xưng vương, Văn Tiếp cùng anh là Doãn Chử, em là Doãn Chấn, Doãn Húc vào nguồn
Hà Than chiêu tập thuộc hạ dân miền thượng ñược hơn một nghìn người, chiếm giữ
núi Trà Lang. Tham mưu Vũ Danh Sơ theo Tiếp, giữ chức tham tán nhung vụ. Hào
kiệt gần xa nhiều kẻ theo về. Lê Văn Quân người huyện Kiến hưng tìm ñến quân
doanh xin theo dưới trướng của Văn Tiếp, ñược bổ chức cai ñội. Quân là người
dũng cảm, thiện chiến, người ta thường gọi là Dũng Nam công, ñược Văn Tiếp gả
em gái thì Thị ðậu. Thị ðậu cũng giỏi võ, người ta thường gọi là Chu Muội nương. Nguyễn Nhạc mới dấy binh, phải
ñối phó với quân của chúa Nguyễn và quân Trịnh, trong ngoài ñều không có chỗ
dựa. Nhạc bèn sai người ñến chỗ Văn Tiếp, hẹn cùng Tiếp tôn lập ðông cung
Dương. Tiếp bèn ñến Quảng nam ñể hội kiến với Nhạc, nhưng khi ñến Quy nhơn thì
Nhạc bội ước. Tiếp bèn dẫn bộ hạ trở về ñóng giữ núi Trà Lang ñể chống cự với
Nhạc. Nghe tin Tống Phước Hiệp ñóng quân ở núi Vân Phong, Tiếp sai người ñưa
thư ñến xin theo quân cần vương. Phước Hiệp xin chúa ðịnh vương thu nạp, sai
Tiếp cầm quân ñóng giữ miền thượng ñạo ñể làm thanh ứng với quân
Nguyễn. Văn Tiếp sai Vũ Danh Sở thảo
hịch vạch tội Nhạc, rồi truyền ñi cho khắp nơi gần xa biết. Sau ñó Văn
Tiếp cùng thuộc hạ bàn mưu ñánh chiếm Phú yên.
Bấy giờ tướng trấn thủ Phú yên là Lý Tài, từ sau khi Tập ðình chạy
trốn về Quảng ñông, cũng bị Nhạc ñối xử nhạt nhẽo, cho nên có ý muốn làm phản.
Lúc trước ðông cung Dương ở Hội an nhiều
lần ñịnh làm phản (Tập ðình muốn làm
hại ðông cung, Lý Tài phải nhiều gần can ngăn). Khi Tôn Thất Chí ñi khỏi
Quy nhơn ñã có mật ước với Lý Tài. Sau ñó ít lâu, khi cầm quân ñóng giữ ở
Phú yên,
Lý Tài ñã ñem quân mã bộ hạ ñến quân doanh của Tống Phước Hiệp xin hàng.
Tống Phước Hiệp dâng biểu tâu về triều, ðịnh vương cho Lý Tài làm tiếp chế trong quân của Tống Phước Hiệp.
ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần ñóng quân ở ðồng Lâm, thế lực ñơn yếu,
bèn sai gọi Tống Phước Hiệp ñem quân vào hợp viện, giao các ñạo Phú yên,
Bình thuận lại cho tham tán Trần văn
Thức và Chu Văn Tiếp ñóng giữ. Lại sai ðỗ
Thanh Nhân truyền hịch chiêu mộ nghĩa binh các ñạo ñể phối hợp với Phước
Hiệp tiến ñánh Sài gòn. ðỗ Thanh Nhân người huyện Hương trà phủ Thừa thiên là
bậc kiêu dũng. Lúc mới theo việc quân, Nhân giữ chức ñội trưởng Hữu thuyền.
ðịnh vương vào Nam, Nhơn theo hầu trong
quân. ðến lúc này Nhơn ñi chiêu tập binh
mã lính mộ. Thấy quân Phước Hiệp hiện còn xa chưa tới ñược, mà quân
của Phước Hòa do Phước Hiệp phái
vào cứu viện thì ñã tiến vào ñóng ñồn ở Lương Pha, Thanh Nhơn bèn ñến Ba Giồng
(Tam Phụ) ñể gọi Nguyễn Hoàng ðức. ðức người huyện Kiến hưng trấn ðịnh tường,
nguyên họ Hoàng, ñược ban quốc tính họ Nguyễn nên lấy họ kép là Nguyễn Hoàng.
Ông nội của ðức là Châu giữ chức cai ñội, cha là Lương cũng làm cai ñội. ðức
lớn lên tướng mạo khôi ngô, dũng cảm hơn người, dân chúng thường gọi là
hổ tướng. ðã chiêu mộ ñược ít nghĩa binh rồi, Nhơn lại gọi bọn Trần Búa, ðỗ
Vàng, ðỗ Kỵ cùng với Vũ Nhàn,
ðỗ Bảng... chia ñi tuyển mộ các
nơi, tất cả ñược ba ngàn quân, lấy Ba Giồng làm nơi căn cứ hiểm yếu ñể tụ
nghĩa. Ba Giồng thuộc ñịa hạt trấn ðịnh tường, trên có núi Chúa Triệu, giữa có
núi Cai Lữ, dưới có núi Kiến ðịnh, tất cả là gò núi ñất cổ, tục gọi là Ba
Giồng, chạy xuyên qua ñịa phận hai huyện Kiến Hưng, Kiến ðăng, gò núi nhấp nhô,
cây cối um tùm. Phía trước có sông dài ngăn trở, phía sau là vùng ñồng lầy cỏ
rậm. Lấy ñây làm nơi ñóng quân chứa lương, khác nào rắn núi Thường sơn ở ải
Kiếm các, hổ nép góc rừng ở Lương sơn bạc.
ðỗ Thanh Nhơn chiếm giữ vùng ñầm núi này, tự xưng là ðông sơn
thượng tướng quân. Nhơn nói với các
tướng bộ thuộc:
- Nay anh em ta ñồng lòng dấy nghĩa ñể chắp cánh cho quân triều
ñình, ai nấy phải gắng sức chiến ñấu, giết cho ñược bọn Văn Lữ thu phục ñất Gia
ñịnh, rước ðịnh vương về Thúy Hoa ñể làm kế cố thủ. Sau ñó ta sẽ trình lên xin
chúa thượng ñiều quân khiển tướng trụ giữ thành Quy nhơn, bắt gọn anh em Nguyễn
Nhạc ñem tế cờ của ta. Nếu Phước Hiệp ñem quân tới thì ta chưa vội tỏ ý làm ñội
quân riêng ñộc lực.
Rồi ðỗ Thanh Nhơn và thuộc hạ mật bàn mưu kế, chặt gỗ dựng cờ, may
áo vẽ mũ. Xong các việc chuẩn bị, bèn ñưa quân từ vùng núi rừng Ba Giồng tiến
ra ñánh úp quân Nguyễn Lữ, thắng luôn mấy trận. Quân Nguyễn Lữ thua rạp như cỏ
lướt. Nguyễn Lữ biết không ñịch nổi, bèn lấy thóc trong kho chở hơn hai trăm
thuyền chạy về Quy nhơn.
ðỗ Thanh Nhơn lấy lại ñược Gia ñịnh (thu phục lần thứ nhất), bèn
ñón ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần trở về Bến Nghé. Phúc Thuần thưởng công, cất
nhắc Thanh Nhơn giữ chức chưởng dinh, phong tước Phương quận công. Tướng sĩ
quân ðông sơn ñều ñược ban thưởng theo thứ bậc.
Không bao lâu sau có tin báo Tống Phước Hiệp ñã từ huyện Bình khang
ñem quân vào. Phước Hiệp từ khi ñược lệnh của ðịnh vương liền ñem quân ñi gấp
vào Gia ñịnh, ñến dinh Trấn biên thì gặp Phước Hòa từ Lương Pha tới hội quân.
Hiệp ñể Phước Hòa ở lại giữ dinh Trấn
biên, tự mình dẫn bọn hàng tướng Lý Tài ñến hành tại yết kiến ðịnh vương. Phúc Thuần bảo Phước Hiệp ñem quân ñến
ñóng gần hành tại ñể tiện ñiều khiển.
Giữa lúc ñó Phước Hiệp lâm bệnh nặng, ðịnh vương nói với các tướng:
- Phước Hiệp là người mưu lược, khảng khái, lấy việc ñánh giặc là
bổn phận của mình, từ trước ñến nay ta vẫn coi Hiệp là chỗ dựa quan trọng. Nay
Phước Hiệp lâm bệnh hiểm nghèo, biết lấy ai thay Hiệp ñể làm chân tay cho ta?
ðịnh vương sai người tìm kiếm lương y, nhưng chưa kịp chạy chữa thì
Tống Phước Hiệp chết vì bệnh tình quá nặng (truy tặng tước Hữu phủ quốc công,
dựng ñền thờ ở Long hồ, xuân thu hai kỳ cúng tế).
Hàng tướng Lý Tài theo quân Tống Phước Hiệp vào cứu viện, ðịnh
vương muốn thu dùng, nhưng ðỗ Thành Nhơn
nói:
Tập ðình Lý Tài là bọn chó lợn ở phủ Phù Ly, nhân lúc loạn lạc tiếp
tay cho quân Tây sơn, tội ñáng phải chết. Tập ðình ñã bị tổng ñốc Quảng ñông xử
trảm. Nay Lý Tài không dám vác mặt về gặp chủ Tây sơn, cùng ñường phải theo quân ta. Xem ra hắn là hạng vô lại, có dùng cũng
chẳng nên công cán gì. Hung hãn như hắn thì về sau khó chế ngự. Chi bằng sớm
kết liễu hắn ñi ñể khỏi sinh chuyện rắc rối.
Lý Tài do vậy kết oán với ðỗ Thanh Nhơn. Tống Phước Hiệp chết, Lý
Tài lo Thanh Nhơn làm hại mình, bèn ñem quân bộ thuộc chiếm giữ núi Chiêu Thái
ñể làm phản.
ðúng là:
Heo nhốt chuồng tre chưa khỏi trói
Quạ lủi nương dâu tiềng còn nhơ.
Hồi thứ năm:
Đất Sài gòn Hoàng tôn Dương làm Giám quốc
Đạo Long châu Tôn Thất Đồng chết vì vua
Lại nói núi Chiêu thái cách trấn Biên hòa về phía nam hơn mười một
dặm, là tấm bình phong che chắn cho trấn thành. Núi từ giữa ñồng bằng ñột khởi
cao vút, từ phía ñông quanh co theo hạ
lưu sông Phước giang, chạy ñến Gò Công (Khổng Tước), núi non trùng ñiệp, cổ thụ
um tùm. Quả là nơi u nhã, hợp với cảnh thiền, mà cũng là nơi hiểm yếu
ñóng giữ lợi hại. Lý Tài ñem quân ñến ñóng ở núi ấy, bảo thuộc hạ:
Ta trên ñầu vốn chẳng chịu ai, thấy Nam triều thế nguy nên mới bỏ
Nguyễn Nhạc theo về giúp chúa. Nay bọn họ nhẫn tâm coi ta như giặc, trừ phi có
ðông cung ñến ñây, còn thì ta quyết
không bao giờ quay lại Quy nhơn nữa.
Sau ñó Lý Tài ñem quân ñánh úp ðỗ Thanh Nhơn. Thanh Nhơn chống cự
không nổi, phải ñắp lũy từ sông Bến Nghé ñến Bến Than làm kế cố thủ. Bấy giờ
gặp lúc Tôn Thất Xuân từ Quảng nam vào tâu với ðịnh vương là ðông cung ñang
vượt biển theo về hành tại. ðịnh vương ân cần thăm hỏi, bảo Xuân rằng:
Khanh cùng với Quyền tướng quân dấy binh ñịnh thu phục Thăng hoa,
ðiện bàn, việc tuy không thành nhưng cũng ñủ khiến cho bọn Văn Nhạc biết bề tôi
họ Tôn Thất của triều ta còn có người, danh trung nghĩa ñồn vang khắp xa gần.
Ta chỉ chưa biết rõ khi ðông cung ở Quy nhơn, sự thể thế nào?
Tôn Thất Xuân nhân ñó kể lại việc Nguyễn Nhạc xin hàng quân Trịnh,
sau khi mưu thế ñã thành bèn sai người
ñến Yên thái ñón ðông cung về, dựng nhà bên sông Bông Giang, gả con gái là Thọ
Hương cho ðông cung, lấy huyện Bình sơn làm của hồi môn, mưu lập ðông cung làm vương ñể mẹ hoặc dân chúng. ðông cung không chịu nghe theo. Nhạc tức giận bảo với Huệ là hoàng tôn không
chịu làm vua, tức là muốn làm “con sãi
giữ chùa ñể quét lá ña”. Rồi Nhạc ñưa hoàng tôn ñến chùa Di ñà xứ Thập
tháp (chùa này do bậc cao tăng người Hồ châu là Tạ Nguyên Thiều cắm tích trượng
cho dựng lên). Sau khi ðông cung bị ñưa ñến chùa Di ñà, ðông cung bí mật bàn
mưu với Giáo Quý ñể tìm cách trốn vào Nam.
Bấy giờ có người chủ thuyền tên là Tiến ñến ñậu thuyền ở bến Hổ ky.
Giáo Quý hẹn với Tiến ghé thuyền vào bến ñợi sẵn. ðông cung cùng Trương Phúc Dĩnh, Tống Phước ðạm,
Trần Văn Hóa cùng bọn Giáo Quý nhân ñêm hôm mưa gió trốn khỏi chùa, xuống thuyền rời bến Hổ ky. Bấy giờ trời ñang ngược
gió, nhưng khi ðông cung xuống thuyền thì tự nhiên gió thuận buồm xuôi, thuyền
lướt nhanh như bay. ðến ngoài hải phận Vị nê gặp thuyền của Tôn Thất Xuân chèo
tới.
Xuân bèn theo theo thuyền của ðông cung vượt biển vào Nam. ðông
cung nhân ñó sai Xuân ñi trước tìm ñến hành tại báo ñể ðịnh vương biết.
ðịnh vương bèn sai Tôn Thất Xuân giữ ñồn Hương Phúc sai quân hầu ñi
ñón ðông cung.
Đông cung ñến hành tại, vào yết kiến ðịnh vương. Lạy chào vấn an xong,
ðông cung xin vương sai tham mưu Nguyễn
Danh Khoáng ñi chiêu dụ bọn
Lý Tài. Lý Tài ngờ ðông cung chưa
ra khỏi Quy nhơn bèn giữ Khoáng ở lại trong
quân. Rồi Lý Tài cùng bốn thuộc tướng là Tân, Hổ, Hiền, Nam ñem quân
tiến thẳng ñến Sài gòn. Quân của ðỗ
Thanh Nhơn vốn sợ Lý Tài, vừa nghe tin Lý Tài ñem quân ñến vội tan rã bỏ chạy,
rồi dừng lại ñóng quân ở Ba Giồng. Lý Tài bèn chia quân bốn ñạo gióng trống mà
tiến. ðông cung bèn sai người giương cờ hiệu
cho bọn Lý Tài trông thấy, trên cờ ñề sáu chữ: “ðông cung phụng mệnh
chiêu an”. Quân Lý Tài từ xa trông thấy, liền vứt gươm giáo sụp lạy la liệt,
tiếng rao mừng dậy như sấm. Bọn họ bèn
rước ðông cung ñến Dầu Mật rồi theo ðông cung về Sài gòn. Trương Phúc Thận xin
ðịnh vương ngự giá ñến chùa Kim Chương (ngoại thành Gia ñịnh). Lý Tài theo ðông
cung vào yết kiến chúc mừng ðịnh vương.
ðịnh vương bèn triệu các quan văn võ ñến chầu rời làm lễ nhường
ngôi cho ðông cung. ðông cung vâng mệnh, tự xưng là Tân Chính Vương. Hôm ấy là
ngày Nhâm Thân tháng chạp năm Bính Thân (1777).
ðông cung Dương lên nối ngôi, tôn ðịnh vương làm Thái Thượng
vương, thăng Tôn Thất Chí làm thiếu phó,
Tôn Thất Xuân làm chưởng cơ, phong Lý Tài làm Bảo giá ðại tướng quân. Bấy giờ
các bề tôi hộ giá ñều có mặt ñông ñủ, chỉ
riêng ðỗ Thanh Nhơn và Lý Tài không phục nhau nên không ñến dự hội. Lý
Tài tâu với Tân Chính vương xin sai
chưởng cơ Tống Phước Hòa cùng Tống Phước Thiêm ñem quân ñến ñóng giữ Long hồ
nói là ñể ñề phòng quân Tây sơn, nhưng thực ra là ñể phòng bị, vì sợ ðỗ Thanh
Nhơn mang quân ñánh úp.
Bấy giờ Thế Tổ biết Lý Tài là kẻ ngang ngược kiêu căng, khó chế
ngự, bèn mật báo với ðịnh vương xin cho mình ñược ñem quân ñi Ba Giồng chiêu dụ
quân ðông sơn. Lý Tài biết chuyện bèn bức
ðịnh vương ñến Dầu Một.
Tham mưu ðoàn ðức Hiệp không
theo, liền bị Tài giết, Tân Chính vương
không chế ngự ñược. Tân Chính vương bèn sai Trương
Phúc Dĩnh theo hộ giá, ngay ngày hôm sau bảo Tài ñưa về Sài gòn. Vừa
lúc ấy bọn Võ Di Nguy, Tô Văn ðoài ñưa
hơn 200 quân từ Quy nhơn vừa vào ñến
nơi. Di Nguy người huyện Phú vang phủ Thừa thiên, Văn ðoài người huyện Bình
dương phủ Gia ñịnh, ñều giữ chức cai ñội. Khi ðịnh vương vào Nam, hai người
không kịp ñi theo, cùng nhau thu thập tàn quân, rồi bí mật lén
vào Nam tìm ñến hành tại. Tân Chính vương cho hai người ñưa quân ñi theo ñể chờ
sai phái. Rồi Tân Chính vương lấy Tống
Phước ðạm làm giám quân, lấy Trần Văn
Hòa (em Trần Văn Trạc) làm tham mưu, sai bi mật
ñưa quân ra Quảng ngãi cùng ñô
thống sứ ðặng Văn Phong, chiêu thảo sứ
Nguyễn Văn ðổng chiêu tập nghĩa binh.
Bọn Phước ðạm ñến ñê Bồ ở Bồng sơn bị
phục binh của Nguyễn Nhạc chặn ñánh, Văn
Hòa chết tại trận. Phước Hòa không thể ñi tiếp
ra bắc, ñành phải quay về. Vừa lúc ấy quân do thám báo tin Nguyễn Nhạc
ñã chiếm ñược Quảng nam, sai bề tôi là ðỗ Phú Tuấn làm sứ giã ñến xin chúa
Trịnh cho giữ chức trấn thủ Quảng nam. Trịnh Sâm sợ xảy ra việc binh ñao phải
phong cho Nguyễn Nhạc làm Quảng nam trấn tủ tuyên úy ñại sứ, tước Trà quốc
công. Nhạc ñắc chi`, cho rèn binh khí, tích lương thảo, thế lực càng hung mạnh,
chỉ chờ dịp là ruổi quân vào ñánh lấy các nơi ở phía Nam.
Lại nói Nguyễn Nhạc nghe tin ðông cung lên ngôi xưng là Tân Chính
vương, dung Lý Tài làm thượng tướng, bèn bảo Nguyễn Huệ rằng:
ðối với Tân Chính vương thì hơi khó ñánh, còn Lý Tài rốt cuộc cũng
chỉ là kẻ phản phúc. Nam triều không
còn tướng khác hay sao mà phải dung loại chó má ăn cháo ñái bát ấy?
Rồi Nhạc tức tốc sai Nguyễn Huệ ñốc suất quân thủ bộ vào ñánh. Tin
báo tới Gia ñịnh, Tân Chính vương lưu Lý Tài ở lại giữ Sài gòn, tự mình làm
tướng dẫn quân ñến Trấn Biên, lệnh cho phó tiết chế Nguyễn Cửu Tuấn ñóng ở Ký giang, Tôn Thất Xuân ñóng ở Hưng phước, chưởng trường ñà (tên chức quan chỉ huy quân thủy) Nguyễn ðại Lữ ñóng ở núi Nữ Tăng
ñế chống cự. Quân Nguyễn Huệ bí
mật theo ñường thượng ñạo, ngày ñêm ñi
gấp vào ñến nơi liền ồ ạt tiến ñánh như
sấm sét. Quân của Nguyễn Cửu Tuấn ñều là hạng mới tuyển mộ, chưa quen chiến
trận. Nguyễn Huệ thừa thắng tung quân ruổi dài. Nguyễn Cửu Tuấn, Nguyễn ðại Lữ
ñều chết tại trận. Lý Tài ở Sài gòn ñem quân giao chiến với thủy quân của
Nguyễn Huệ ở song Bến nghé, mấy lần ñều thất
bại. Tân Chính vương nghe tin báo
liền triệu các tướng ñến thương nghị. Tham tán Nguyễn ðăng
Trường cho rằng quân Huệ ñông,
quân ta ít nên lui vê Sài gòn ñể mưu tính kế sách ñánh giữ. Tân Chính vương bèn
sai Tống Phước Lương ở lại ñóng giữ Trấn biên, tự mình dẫn quân lui về Sài gòn.
Vừa bàn xong chưa kịp ra mệnh lệnh thì quân của Nguyễn Huệ ñã thình
lình ập ñến. Tân Chính vương sai Lý Tài
ñem quân Hòa Nghĩa (tức quân của Lý Tài) ra Hóc môn chặn ñánh. Lý Tài chém ñược
viên tuần sát bên quân Nguyễn Huệ tên là Tuyên. Quân Huệ hơi chùn lại. Vừa lúc
ấy Trương Phước Thận từ Cần Vọt ñem quân ñến cứu viện. Quân Phước Thận không
ñông nhưng ñội ngũ chỉnh tề, khá có khí thế. Lý Tài xa trông bóng cờ lại tưởng
quân ðông sơn (tức quân của ðỗ Thanh Nhơn) ñến ñánh bèn lui quân về. Quân
Nguyễn Huệ thừa thế ñuổi ñánh ñến tận Sài gòn. Lý Tài hoảng loạn ñem quân chạy
về Ba Giồng. Lý Tài cùng bọn người Thanh chạy ñến ñây ñều bị quân ðông sơn
giết hết. Tân Chính vương ñược quân Trương Phước Thận hộ vệ lui về giữ song
Tranh, sai người ñi tìm Nguyễn ðăng Trường. Bấy giờ mới biết ðăng Trường ñã bị
quân Nguyễn Huệ bắt sống. Tân Chính vương lại sai người ñi hỏi tin tức ðịnh
vương, nhưng lúc ấy ðịnh vương ñã lánh ñến miệt song Trừng giang có nhiều cồn
gò, phía bắc nhiều rừng rậm, ñầm lầy
kéo dài ñến năm sáu trăm dặm. Quân ðông
sơn vẫn thường tụ tập ở ñấy ñể chặn chỗ
hiểm. Quân chúng tiến lui mặc sức tung hoành, không ai biết tung tích. ðịnh
vương dừng lánh ở ñây, may gặp ñược Thế Tổ dẫn bốn nghìn quân ðông sơn ñến cứu
viện. ðịnh vương sai dựng cờ báo hiệu
“ðông sơn Thượng tướng quân” rồi ñem
quân ñi về phía Giồng Tài, bảo Tân Chính vương rằng:
- Về mạn sau sông Tranh thì vương tự ñảm ñương, còn mạn trước Giồng
Tài thì ñể ta lo liệu.
Nói xong ðịnh vương cho quân sĩ quay lưng lại phía sông dàn trận
ñợi sẵn. Sau ñó, sợ không ñối phó nổi
với Nguyễn Huệ, ðịnh vương bèn lánh về
Long Hưng ở ðịnh tường, thế cô lực yếu.
Gặp ðỗ Thanh Nhơn từ Giá khê dẫn quân ñến, ðịnh vương hỏi có nơi nào hiểm trở
có thể tạm lánh quân ñược không? ðỗ Thanh Nhơn ñáp:
- Mạc Thiên Tứ hiện ñóng quân tại Cần thơ ở Trấn Giang. Xin chúa
thượng ñến lánh tạm ở ñó.
ðịnh vương bèn ñem quân ñi Cần thơ. ðến nơi thấy quân Mạc Thiên Tứ
thế lực yếu ớt khó bề chống nổi với quân
Tây sơn, ðịnh vương sai ðỗ Thanh Nhơn
cùng bọn Lê Văn Quân (ðNTLTB chép người này họ Nguyễn, giữ chức cai ñội)
bí mật ra Bình thuận gọi bọn Chu Văn Tiếp, Trần Văn Thức ñem quân cứu viện. Một
mặt sai người mật báo với Tân Chính vương nên cẩn thận ñề phòng, chờ quân cứu
viện.
Lúc ấy Tân Chính vương ñang giữ miền sông Tranh, bị quân Tây sơn
tiến ñánh phải lui về giữ Bến Trà (thuộc
huyện ðịnh tường), ñược tin báo
Nguyễn ðăng Trường bị quân của Huệ
giết. Trường quê huyện Hương trà, là người khẳng khái có khí tiết. Khi trước
thua trận ở sông Phú lễ, Trường theo xa giá ñến Quảng nam, nhưng ñến nơi thì
ðịnh vương ñã lên thuyền vào Gia
ñịnh. Trường không theo kịp, bèn về trốn
tránh ở quê nhà. Sau ñưa mẹ là bà họ Hoàng vượt biển vào Nam, nhưng gặp sóng
gió dạt vào cửa Thị nại, bị quân Tây sơn bắt ñược. Nguyễn Huệ nghe nói Trường
là người hiền nên ñối xử như bậc tân khách. Trường một mực không chịu. Lúc này
Tân Chính vương ñang bị ép ở Quy nhơn, Trường bí mật bàn mưu với Tân Chính vương. Vương bảo
Trường tìm cách ñi trước vào Gia ñịnh. Trường ñem việc ấy nói với Nguyễn Huệ,
xin Huệ cho mình theo chủ cũ ñể giữ trọn khí tiết bề tôi.
Huệ nói:
- Tiên sinh ñi chuyến này, ý muốn kéo lại trời ñất ñược chăng?
Trường ñáp:
- Kẻ ñại trượng phu ở ñời lấy trung hiếu làm ñầu. Nay tôi dắt mẹ ñi
tìm vua, ñạo nghĩa ñã rõ ràng.
Huệ khen là người hiếu nghĩa, thả cho Trường ñi. Vào ñến Gia ñịnh,
Trường
ñược phục chức tham nghị. Sài gòn thất thủ, Trường lại bị bắt. Huệ
hỏi:
- Bây giờ tiên sinh ñịnh thế nào? Trường trả lời:
- Vua nhục thì bề tôi phải chết. Kẻ nghĩa khí không cần sống thừa.
Trước khi bị hành hình, Trường quay mặt về phía bắc lạy mấy lạy,
rồi vươn
ñầu chịu chết.
Tân Chính vương buồn rầu thương xót
ðăng Trường là người trung
nghĩa. Rồi vương triệu họp các tướng ñể
bàn ñịnh việc quân cơ. Vừa lúc ấy Tống Phước Thiêm từ Long hồ ñem quân thủy ñến
ñón Tân Chính vương vế ñóng hành dinh ở
Ba Việt trấn ðịnh tường. Tân Chính vương sai Tôn Thất Hựu ñóng giữ
Mỹ lung, Tống Phước Hiệp giữ Hương ñôi làm hai cánh bảo vệ ở tả hữu. Lại
sai Tống
Phước Hòa quản lĩnh các quân hộ trận ñể chống cự. Chưa ñược bao lâu,
quân Tây sơn lại tiến ñánh ñến Ba Việt. Tôn Thất Chí, nội tả Nguyễn Mẫn, chưởng
cơ Tống Phước Hựu ñều bị ốm chết trong quân.Tống Phước Hòa một mình chống cự
với quân Tây sơn, thắng liền mấy trận. Nhưng thế lực ngày càng lớn mạnh, quân
Tây sơn ñánh ñến Hương ñôi. Tống Phước Thiêm thế cô phải chạy về Ba Việt. Tân
Chính vương cạn lương, quân ít, ñịnh chạy ra Bình thuận hội binh với Chu Văn
Tiếp. Trần Văn Thức từ Phú yên ñem quân vào cứu viện, ñến Bình thuận thì gặp
quân Tây sơn, Thức không chống cự ñược, chết tại trận. Ý ñịnh của Tân Chín
vương muốn ra hội quân với Tiếp vì thế cũng không thực hiện ñược. Thấy tình cảnh binh tàn lực cạn, Tống Phước Hòa than
rằng:
- Chúa lo thì bề tôi phải chết, nghĩa không thể tránh ñược!
Nói xong rút gươm tự sát. Người ñời sau có câu ñối thương tiếc Tống
Phước Hòa:
Nghĩa là:
Cố quốc hữu thế thần, dữ ñồng hưu, ưng dữ ñồng thích,
Cùng thời kiến liệt tiết, năng liệu tử, bất năng liệu sinh.
Nước cũ có công thần, chung phúc, nên cùng chung nạn,
Thời cùng thấy tiết cả, một chết chẳng mong sống còn.
Tân Chính vương ñã mất Tống Phước Hòa, lo ñồn bị vây hãm, quân
dân không tránh khỏi bị thương vong, bèn
sai người ñến nói với tướng Tây sơn:
- Nếu các ông bảo toàn tính mạng cho quân dân trong ñồn thì ta sẽ
tự ñến nộp mạng.
Quân Tây sơn hứa sẽ y theo. Tân Chính vương bèn ñến trước của quân
doanh Tây sơn rồi rút gươm tự sát. Quan quân tùy tùng mười tám người ñều bị giết. ðó là ngày Canh Tuất tháng Tám năm ðinh Dậu
(1777).
Tin dữ báo ñến Cần thơ, ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần
triệu Mạc Thiên Tứ ñến bảo:
- Thế quân Tây sơn trùm lấp cả trời ñất. Tân Chính vương ñã lìa
trần rồi, bây giời biết hoạch ñịnh ra sao ñể mưu ñồ khôi
phục?
Mạc Thiên Tứ ñáp:
- Xin chúa thượng sai thuộc hạ của thần là Quách Ân ñem thuyền biển
phò giá sang Quảng ñông nước Thanh xin quân cứu viện ñể khôi phục bờ cõi của
triều ñình. Nếu không tính xa như vậy thì sợ chúng ta không còn ñất trú chân.
Sau ñó ðịnh vương ñi Long xuyên, Thiên Tứ sai cai cơ ngũ nhung tên
là Khoan hộ giá ðịnh vương ñi trước, còn
mình ở lại giữ cửa sông Kiên giang ñể chờ Quách Ân ñưa thuyền tới.
Long xuyên nguyên là ñất Kha Mao của Chân lạp, sau ñặt thuộc vào
trấn Hà tiên. Mạc Thiên Tứ xin triều ñình lập thành ñạo Long xuyên, trong vùng
không có nơi nào hiểm trở ñáng trông cậy. ðịnh vương ñến Long xuyên, binh tướng
tùy tòng chẳng còn ñược mấy
người. Thân thần chỉ có Thế Tổ (Nguyễn Ánh), Tôn Thất ðông (con thứ hai
của Hưng tổ) va Tôn Thất Xuân. Bề tôi theo hầu thì có cha con Trương Phước
Thận, lưu thủ Lượng, tham mưu Nguyễn Danh Khoáng mấy người mà thôi.
Nguyễn Huệ dò biết nội tình, bèn sai chưởng cơ Thành ñem quân ñuổi
gấp ñến Long xuyên, ðịnh vương phải quay
trở về Gia ñịnh rồi mất (ñúng ra Nguyễn Phúc Thuần bị quân Tây sơn bắt giết).
ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần ở ngôi 12 năm, thọ 24 tuổi. Tôn Thất ðồng và cho
con Tống Phước Thận cùng lưu thủ Lượng,
tham mưu Kháng cũng ñều chết cả. ðó là ngày Canh Dần tháng 9 năm ðinh Dậu niên hiệu Lê Cảnh Hưng thứ 38
(1777), tức là chỉ một tháng hai mươi
mốt ngày sau khi Tân Chính vương tự sát.
Ngày trước, khi chúa Nguyễn Hoàng chưa vào trấn thủ Thuận hóa, ở
ñây ñã có câu ñồng dao:
Kim qua ñái thủy hàn Hoàng báo khứ Sài quan Bích văn thành cửu ñiểm
Vũ tích một trùng san Quỳnh mộc ñãi kim thăng bạch nhật Dao nguyên y cựu lộ
toàn ban
Nghĩa là:
Nước Kim ñen dưa lạnh Báo vàng ñến cửa Sài
Lấp lánh thành chín ñiểm Vết vỡ lặn non dài
Gỗ ngọc ñến nay bay giữa sáng
ðồng châu như cũ hiện hoa văn
Lúc bấy giờ người ta không hiểu ý nghĩa ra sao. ðến nay mới biết
là: Kim ñái thủy (chữ Kim thêm bộ Thủy) là tên của Triệu tổ Nguyễn Kim, qua hàn
(dưa lạnh)chỉ ăn dưa trúng ñộc chết. Hoàng (màu vàng) và tên chúa Nguyễn Hoàng ñồng âm. Sài là Sài lũy (Lũy Thầy) ở ñầu ñịa
giới Quảng bình, nói việc chúa Nguyễn Hoàng lánh nạn vào trấn thủ ở Thuận hóa.
Nguyễn Hoàng bắt ñầu dựng nghiệp từ năm Mậu Ngọ (1558), ðịnh vương Nguyễn Phúc
Thuần chết vì nạn
nước năm ðinh Dậu (1777), ngôi chúa truyền ñược chín ñời, tất hai trăm
ba mươi năm, ấy là số trời ñã ghi thành chín ñiểm. Do Trương Phúc Loan chuyên
quyền mà gây ra loạn, dẫn ñến việc Nguyễn Nhạc dấy binh làm sụp ñổ triều ñình
chúa Nguyễn. Chữ Loan và chữ Nhạc ñều có bộ Sơn (núi) ứng với câu “tích một trùng
san” (khuất bóng núi ngàn). Mộc thăng bạch nhật (cây bay lên giữa ban ngày),
nguyên lộ toàn ban (hiện hoa văn như cũ), ñó là nói việc khôi phục toàn cõi
nước Việt phải chờ ñến ngày Cao Hoàng ñế bản triều ñánh thắng quân Tây sơn.
Nguyễn Huệ ñã giàn ñược toàn thắng, bèn sai người ñi dò xét tông
tích của Thế Tổ, lại sai người ñến Kiên giang chiêu dụ Mạc Thiên Tứ. Thiên
Tứ không
chịu theo, bèn lành ra ñảo Phú quốc. Ít lâu sau vua nước Xiêm sai sứ ñón
Thiên Tứ sang Xiêm. Tôn Thất Xuân từ Long xuyên chạy thoát ra hải ñảo, rồi theo
Mạc Thiên Tứ sang Xiêm xin cứu viện.
ðúng là:
Quân Kim về Bắc tôn vua Tống
Sứ Sở sang Tây khóc bá Tần
HỒI THỨ SÁU:
Thắng mấy trận, chúa Gia Định lên ngôi
Trừ nghịch thần, tướng Đông sơn bị chém
Lại nói Xiêm laxu6a là nước Xích thổ, sau chia làm hai là Xiêm và
La hộc. sau La hộc lại thôn tính nước
Xiêm mới gọi là Xiêm la. Trong khoảng niên hiệu Vạn lịch (1573 -–1620, niên
hiệu vua Thần tông nhà Minh Trung quốc), Xiêm la ñánh phá nước Ngưu ở phía
ðông, bắt Chân lạp hàng phục, làm bá chủ các nước nhỏ trong vùng. Năm ñầu ðịnh
vương (1765 – 1775) ở nước ta, Miến ñiện (thời cổ là nước Chu ba. ðời Gia tĩnh
triều Minh bị ñánh phá. Thụy Thể nổi lên ở
ðông Ngô, ñánh Nam chưởng, lấy
ñất Thổ á, ñánh Cảnh mại, thu phục Xa lý, trở thành một nước mạnh ở miền Tây
Nam. Con là Ứng Lý giúp vua Thanh ñánh diệt dư ñảng của nhà Minh) ñánh phá nước
ñó, cầm tù Phung Vương và con trưởng là Chiêu ðốc, con thứ hai của Phung vương
là Chiêu Thúy chạy sang Hà tiên. Con thứ ba là Chiêu Sỉ Xoang chạy sang Chân lạp.
Quan trưởng ñất Mường Tát là Trịnh Quốc Anh (nguyên chú: Trịnh Quốc
Anh là người Triều châu nhà Thanh, cha là Yển, ngụ cư ở Xiêm làm quan trưởng ñất
Mường tát. Yển chết, Quốc Anh thay cha xưng là Phi Nhã Tân, có nghĩa là quốc
vương) nhân lúc nước Xiêm không có vua, dấy binh cướp ñất, tự xưng là
quốc vương nước Xiêm. Quốc Anh sợ Chiêu Thúy ở Hà tiên sẽ là mối hậu họa, bèn
ñem quân ñánh úp Mạc Thiên Tứ, bắt Chiêu Thúy ñem về, rồi giảng hòa với Thiên
Tứ. Nghe tin cấp báo việc binh tai miền biên thùy phía nam, vua Xiêm sai người
Chân lạp là Bò Ong Giao gọi Mạc Thiên Tứ và Tôn Thất Xuân sang Xiêm. Xuân và
Thiên Tứ ñến nơi, vào cung yết kiến vua Xiêm tâu về việc xin viện binh. Vua
liền nói:
- Tây sơn thế mạnh, khi trước Chiên Nam Cốc (vua Nam Việt – nguyên
chú: tiếng Xiêm Chiêu là vua, Nam cốc
tức là Nam Việt) ñã chết vì xã tắc, tướng sĩ năm dinh ñều tan tác, dân các ñạo
ñều chạy rạp như cỏ ướt, hiện không còn ñất cắm dùi, quốc thống còn ai nữa mà
xin ta cứu viện?
Tôn Thất Xuân ñáp:
- Tây sơn tuy nhất thời nổi dậy nhưng chính lệnh tàn bạo, cùng
một bọn như Trần Thắng Ngô Quảng ngày xưa (Trần Thắng tức
Trần Thiệp, Ngô Quảng: hai lãnh tụ khởi nghĩa nông dân thời Tần ñã khiến cho ñế
chế Tần sụp ñổ). Nam triều nước chúng tôi tuy ñang gặp nạn, nhưng dũng tướng
nghĩa dân thì khắp nơi vẫn còn. Vị tả
dục quân thống soái tất cả tướng lĩnh chúng tôi (nêu chức vụ ñể khiêm xưng chủ
soái Nguyễn Ánh) nguyên là thân ñiệt của chúa
ðịnh vương ñời trước, từng ñốc xuất bọn Nguyễn Cửu Tuấn ñi ñánh Chân
lạp, bắt hàng Nặc Vinh; một mặt lại chiêu tập nghĩa binh ðông sơn phò giúp chúa
ðịnh vương ở Cần thơ, theo hầu việc quân lập ñược nhiều mưu hay chước lạ, lúc
lâm nguy ứng phó tỏ ra có tài dẹp loạn, khuôn phò xã tắc, ñược lòng thần dân
trong nước. Hiện nay chúa chúng tôi ñang tạm lánh ở Long xuyên, chiêu tập anh
hùng hào kiệt ñể mưu ñồ khôi phục, kính xin bệ hạ cử binh giúp chúa Nam
tôi lấy lại Gia ñịnh, cứu nước Nam khỏi bước gian nan thì ngai vàng của bệ
hạ càng thêm vững bền, không còn mối lo
như vua nước Ngu mất nước vì không có
nước Quắc làm phên dậu (Quắc: một nước nhỏ ñời Chiến quốc, gần nước Ngu).
Vua Xiêm sai khoản ñãi, lưu giữ Tôn Thất Xuân và Mạc Thiên Tứ ở
thành Vọng các ñể chờ tin tức của Thế Tổ.
Lại nói chuyện Thế Tổ sau khi thất thủ Long xuyên, một mình chèo
thuyền nhỏ ñến ñậu ở bến sông Khoa
giang, ñịnh nhân ñêm tối theo cửa biển ðốc hoàng vượt ra khơi ñể lánh quân Tây
sơn. Lúc ấy có ba con cá sấu bơi ñến chắn ngang trước mũi thuyền,Thế Tổ bèn
thôi. Sáng hôm sau dò biết phía
trước có thuyền ñịch, các tướng tùy tòng
sợ quân Tây sơn lần theo dấu vết ñuổi theo nên xin Thế Tổ dời ra ñảo Thổ chu. Quân do thám trở về
báo tin mới biết Nguyễn Huệ chỉ lưu bọn tổng ñốc Chu, hổ tướng Hán, tư khấu
Oai, ñiều khiển Hòa, cai cơ Chấn chia
giữ các doanh ở Gia ñịnh, còn tự mình dẫn quân lui về Quy nhơn. Thế Tổ
bèn thu thập tàn quân, dấy binh ở Long xuyên rồi tiến về Sa ñéc. Dất Sa
ñéc cách trấn Vĩnh thanh hơn năm mươi sáu dặm về phía tây,
phía nam có ñồn quân của ñạo ðông khẩu,
bên trái có Phố Tiên, bên phải có bãi Phượng Nga, bốn phía có thành ñất che
chắn, núi sông hiểm yếu, biên ải hùng vĩ. Thế Tổ bèn ra lệnh cho ñóng quân tại ñây. ðỗ Thanh Nhơn lúc trước vâng
mật chiếu ñi chiêu dụ tướng sĩ ở Bình
thuận, nay cùng với thuộc hạ là Lê Văn Quân chiêu tập những người nghĩa dũng ở
ñất Ba Giồng ñến cửa quân nghênh ñón Thế Tổ ñể truyền hịch kêu gọi các ñạo cần
vương. Thống nhung Nguyễn Văn Hoằng, chưởng dinh Tống Phước Khuông, Tống Phước
Lương, ñiều khiển Dương Công Trừng, cai cơ Hồ Văn Lân ñều ñem quân ñến hội.
Hoằng người Tuy phước tỉnh Bình ñịnh, dưới triều ðịnh vương làm
quan ñến chức tổng nhung chưởng cơ. Khi Tây sơn nổi lên, Hoằng ñem quân ñi ñánh
ở Phú ña, bị thất lợi phải chạy về phía nam vào Gia ñịnh.
Phước Khuông nguyên là người huyện Tống sơn Thanh hoa, tiên tổ
trước kia theo ðoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ phía nam, nhập tịch ở Thừa thiên. Cha là Tống Phước Thành, dưới triều Võ
vương làm quan ñến chức chưởng cơ, sau khi mất ñược tập tước quận công. Khuông
ñược hưởng tập ấm, làm quan ñến chức chưởng doanh, lấy vợ họ Lê người Quảng
nam, sinh ra bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (vợ cả của Gia Long, mẹ hoàng tử
Cảnh); sau lại lấy công chúa Ngọc Cư, sinh con trai là Tống Phước Lương (khác
với Phước Lương ở câu trên và câu dưới, ñồng âm khác chữ).
Dương Công Trừng người Long xuyên trấn Hà tiên, kiêu dũng hơn
người,
ñương thời thường gọi là hổ tướng họ Dương, trước giữ chức cai cơ,
sau thăng ñến chức khâm sai ñiều khiển. Khi ðịnh vương vào Gia ñịnh, Trừng hiệp
quân cùng Tống Phước Hòa ñánh lại Tây sơn, nhiều lần thắng.
Hồ Văn Lân người Kiến ñăng trấn ðịnh tường, hiện làm cai cơ.
Cai ñội Nguyễn văn Nhơn cũng theo Công
Trừng ứng nghĩa.
Bấy giờ các tướng ñều ñến hội, Thế Tổ xuống lệnh phát tang ðịnh
vương. Ba quân ñều mặc ñồ tang, thề báo thù nước, tiến ñánh quân của ñiều khiển
Hòa ở dinh Long hồ, rồi tiến về ñanh lấy Sài gòn (thu phục Gia ñịnh lần thứ
hai). ðỗ Thanh Nhơn cùng các tướng tôn Thế Tổ làm ðại Nguyên súy nắm giữ quốc
chính. Bấy giờ là ngày tháng Giêng năm Mậu Tuất, niên
hiệu Lê Cảnh Hưng năm thứ 39 (1778).
Khi Thế Tổ ñã lên cầm quyền chính, thủ ngự ñạo Quang Hóa là Lê
Chữ phụng dâng kim sách và quốc bảo của
tiên triếu. Hồi ðịnh vương ñến Ba giồng,
Chữ vâng mệnh mang bốn tờ kim sách một ấn quốc bảo bằng vàng và bốn ấn
ñồng ñi theo. ðến sông Trà giang gặp quân Tây sơn, Chữ sợ vứt cả ấn sách xuống
sông mà chạy. ðến nay quay trở lại chỗ cũ, mò tìm ñược ñem dâng lên.
Thế Tổ dẫn ñầu các tướng làm lễ dâng tôn thụy cho ðịnh vương, tôn
Hưng tổ (tức hoàng tử Luân, con Võ vương, cha của Nguyễn Ánh) là Hiếu Khang
vương.
Gián ñiệp bên quân Nam từ Quy nhơn về báo tin: Nguyễn Nhạc tự lập
làm vua, xưng hiệu là Thái ðức năm thứ
nhất, giao cho em là Lữ làm tiết chế, Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân.
Tiếp ñó Nhạc sai tổng ñốc Chu, tư khấu Oai ñem thủy binh vào cướp phá các vùng
ven sông ở Trấn biên và Phiên trấn. Nguyễn Nhạc lại sai quan hộ giá là Phạm
Ngạn ñem quân từ Quy nhơn ñến. Bên quân
Nam, Trần Phượng chỉ huy quân ñạo Hòa nghĩa chống cự với quân Tây sơn ở sông Phước lộc nhưng không thắng nổi.
Thế Tổ sai ðỗ Thanh Nhơn giữ Sài gòn còn mình ñem quân ñóng ở sông
Lật, trương cờ “Tam quân tư mệnh” (Tư lệnh Tam quân) ñể chỉ huy tướng sĩ. Lê
Văn Quân cùng Nguyễn Văn Hoằng ñốc suất ñạo quân ñánh quân Tây sơn ở Lật giang
và Ô nguyên. Quân Tây sơn phải lui về Trường giang rình ñánh phá những nơi sơ
hở.
Thế Tổ sai các quân ñắp thành ñất ở bờ tây sông Bến nghé kéo dài
ñến Cảng Thông, sai chặt gỗ lim ñóng cọc giữa lòng cảng, sắp sẵn chiến thuyền
ñể chống lại quân Tây sơn. Lê Văn Quân lại ñem thủy binh giáo chiến với quân
Văn Nhạc. ðỗ Thanh Nhơn cũng ñem quân hợp ñánh, chém tư khấu Oai ở sông Bến
Nghé, ñoạt hết các chiến thuyền. Nguyễn Văn Hoàng tiến quân ñến ðồng nai phá
ñược quân Nhạc, chém ñược hai tướng Liêm và Lăng, thu phục ñất Trấn Biên. Tướng Tây sơn là Phạm Ngạn phải tháo chạy về Quy nhơn.
Dẹp yên Gia ñịnh, Lê Văn Quân thừa thắng ñem quân tiến ñánh Bình thuận. Rồi ñó
Quân sai thuộc hạ ñi báo tin và ñón Chu Văn Tiếp. Trước kia Tiếp và Trần Văn
Thức ñóng giữ Phú yên, phía trong ngăn chặn Gia ñịnh, phía ngoài chống
với Tây sơn khiến quân Tây sơn hơi chùn. Khi ðịnh vương ñến cần thơ, Tiếp sai
Thức cùng tham mưu Sở (1) ñem
quân tiếp viện. Thức giao chiến với quân Tây sơn tử trận, tham mư Sở bị
bắt. Nguyễn Nhạc bào Sở rằng:
- Trước kia viết hịch, các người gọi ta là lang sói. Bây giờ ñịnh
thế nào? Sở ñáp: - Ta chỉ biết chúa ta, biết ngươi là ai?
Nhạc bèn giết Sở.
(1): Tham mưu Sở, tức Võ Danh Sở, giữ chức tham tán nhung vụ trong
quân Chu Văn Tiếp, từng viết hịch kể tội Tây sơn.
Thế Tổ ở Ba Giồng thường mật sai Chu Văn Tiếp ñi ñánh quân Tây sơn
ñể chia thế ñịch. Tiếp vì ít quân, không dám tiến. bấy giờ ñược tin Lê Văn Quân
thắng trận, Tiếp muốn hợp binh tiến ñánh Diên khánh. Tin báo vào Sài
gòn, Thế
Tổ triệu Quân về, sai tổng nhung Nguyễn Văn Hoàng, Lễ bộ Nguyễn Nghi ñem
quân bộ ra ñóng giữ Bình thuận ñể hợp binh với Chu Văn Tiếp.
Bấy giờ có mấy người ở trấn Sơn Nam là Trần Xuân Trạch quê huyện
Giao thủy, Nguyễn Kim Phẩm quê huyện Thượng nguyên, cùng thuộc hạ là bọn Trần
Xuân Cách, Nguyễn Kim Oánh (2) theo vào với Thế Tổ. Lúc trước bọn Trạch tụ họp
ñồ ñảng làm giặc cướp, từng vây hãm thành Quảng yên, ñánh phá trấn Sơn nam ñến tận trấn Thận Vi (thuộc huyện Thượng
Nguyên). Kim Phẩm là con Nguyễn Kim Tích, hiệu úy, lĩnh chức án trấn Sơn tây.
Phẩm cùng bọn Xuân Trạch tụ họp thủ hạ hơn 300 người, ñặt sào huyệt ở ngoài
biển. ðến ñây bọn Trạch ñem quân vượt biển vào Gia ñịnh. Thế Tổ khen bọn Xuân
Trạch, Kim Phẩm có tài võ nghệ, trao cho giữ chức tả hữu chi chưởng cơ, giao ñi
các dinh ñể huấn luyện quân sĩ. Những người khác cũng ñều ñược giao các chức
việc trong quân.
(2): Nguyễn Kim Oánh: ðNTLCB (bản Duy Minh thị) chép là Nguyễn Kim
Loan. Hai chữ Oánh và Loan gần giống nhau, dễ chép lầm.
Ít lâu sau, Thế Tổ duyệt ñịnh bản ñồ các dinh ở Gia ñịnh, phân chia
ñịa giới các dinh Trấn Biên và dinh Long hồ, khiến cho hai dinh thuận tiện liên
lạc với nhau. Lại xét ñạo Trường ðồn là nơi trọng yếu giữa ba dinh nên ñổi làm
dinh Ttrường ðồn, ñặt quan trấn thị. Cũng trong dịp này Thế Tổ xuống lệnh bãi
bỏ lệ biệt nạp khố trường (1), giao cho
các dinh tham trước ñể quy ñịnh thuế ñiền thổ
cho ñược công bình. Các việc quốc kế binh mưu ñều sắp ñặt có thứ lớp.
(1): Khố trường: kho công của các dinh. Theo ðNTLCB trước ñó ñặt 9
khố trường ở Quy An, Quy Hòa, Cảnh Thương, Thiên Mụ, Dinh Thảo, Hoàng Liệp, Tam
Lịch, Bá Canh, Tân thịnh, ñến lúc này bãi bỏ.
Rồi ñó ðỗ Thanh Nhơn họp các quan dâng lời khuyên Thế Tổ lên ngôi
vua. Bấy giờ Thế Tổ mới mười chín tuổi, nghĩ mối thù của Nam triều chưa báo nên
khiêm nhường không chịu nhận. Bọn ðỗ Thanh Nhơn hai ba lần khuyên mời,1 Tổ mới
chịu lấy ngày Quý Mão tháng Giêng năm Canh Tí (2-1780) làm lễ nối vương vị ở Sài gòn. Từ ñây các văn thư ñều áp ấn
quốc bảo ñề chữ “ðại Việt Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” (ấn này ñúc từ ñời
chúa Minh vương Nguyễn Phúc chu) niên hiệu thìu vẫn theo niên hiệu Cảnh hưng
của vua Lê (tính vào năm Cảnh hưng thứ 41).
Thế Tổ xét công phò tá, các bề tôi tùy tòng như ngoại tả Tống Phước
Khuông, nội hữu Tống Phước Lương, nội tả Nguyễn ðình Thuyên, tham nghị Trần ðại
Lễ, lại bộ Hồ Toàn, hộ bộ Trần Phước
Giai, lệ bộ Nguyễn Nghi, hình bộ Trần Minh
Triết, binh bộ Minh (không rõ họ) và các tướng sĩ khác ñều ñược
thăng chức tước theo thứ bậc khác nhau.
Riêng ðỗ Thanh Nhơn ñược xếp công ñầu, thăng chức Ngoại hữu Phụ
chính Thượng tướng công.
Lại nói chuyện ðỗ Thanh Nhơn, trong khoảng ñời chúa ðịnh vương ñến
ñầu ñời Thế Tổ mấy lần có công thu phục Gia ñịnh, từng cùng với Hồ Văn Lân ñem
quân ñi ñánh Chân lạp, giết Nặc Vinh, lập con Nặc Tôn là Nặc Ấn lên làm vua
Chân lạp. Cũng ðỗ Thanh Nhơn ñốc suất Dương Công Trừng ñi ñánh bọn Ốc Nha làm
phản ở Trà Vinh, dẹp tan dư ñảng của Ốc Nha, lấy phủ Trà Vinh ñặt làm ñồn Uy
Viễn. Thanh Nhơn cũng có công trong viễc ñóng chiến thuyền, luyện tập thủy
chiến cho binh sĩ. Vừa dũng cảm lại vừa có mưu trí, bao gian nan nguy hiểm ñều
vượt qua, cho nên xét công lao thì ðỗ Thanh Nhơn ñược xếp ñầu các tướng. Nhưng cậy mình có ñội quân ðông Sơn hùng mạnh,
ðỗ Thanh Nhơn vẫn có ý ngang tàng,
chuyên quyền sinh sát, tước ñoạt hay ban phát tài vật cho ai, Nhơn ñều tự ý muốn
làm gì thì làm. Các khoản chi dùng ở ngự dinh, ðỗ Thanh Nhơn tùy tiện cắt giảm không chịu cúng nạp. Thậm chí
ngày giỗ Hưng Tổ mà Thanh Nhơn cũng không chịu chi tiền ñể mua sắm lễ vật. Phàm
người thân thuộc của kẻ vây cánh thì Thanh Nhơn ñều cho lấy theo họ ðỗ của
mình. Người phạm tội thì Thanh Nhơn bắt nướng trên than lửa, thi hành hình phạt
rất thâm ñộc. Dân chúng và quân sĩ nghiến răng căm giận nhưng không dám nói.
Thế Tổ biết thế, nhưng xét vì Nhơn có công nên vẫn ưu ñãi bao dung. Có khi Thế
Tổ ñích thân ñến thăm Nhơn tại nơi ở mà
Nhơn cũng không kính lể tiếp ñãi. Có lần quân Tây sơn ñến ñánh, Nhơn lén ñem
quân lánh vào trong núi, ñịnh làm phản theo Tây sơn, nhưng không thành, phải quay về ñể mưu tính phản nghịch. Tống
Phước Thiêm (1) ghét Thanh Nhơn rông càn, không kiêng nể ai, bèn mật tấu với
Thế Tổ xin trừ kẻ giặc bên cạnh vua. Thế Tổ vẫn còn do dự chưa nỡ. Phước Thiêm
nói:
- Thanh Nhơn ôm lòng muốn làm Tào Tháo, Vương Mãng; không thể không
trừ khử hắn ñi. Nếu chúa thượng cho dùng mưu thì chỉ cần sức một vũ sĩ là ñủ.
(1): ðại Nam Thực lục chính biên (viết tắt là ðNTLCB) bản Duy Minh
thị chép người nói câu này là Thiêm Lộc, không rõ họ gì. Như vậy có thể Thiêm
Lộc tức Tống Phước Thiêm.
Thế Tổ bèn lấy cớ bị mệt cho gọi Thanh Nhơn vào dinh bàn công việc.
ðỗ Thanh Nhơn ñến, liền bị vệ sĩ xông ra bắt giết. Xong việc, Thế Tổ truyền lệnh vạch tội Thanh Nhơn, còn các tướng hiệu dưới
quyền của Nhơn thì ñều ñược tha tội. Thế Tổ lệnh cho chưởng thủy binh Hoảng chỉ
huy bộ binh, cai cơ Tống Phước Thiêm chỉ huy thủy binh. Lại truyền lệnh phân
tán quân ðông sơn làm bốn ñội ñể ñề
phòng bọn chúng làm phản. Giao cho Lê Văn Quân chưởng tiền quân, Tống Phước
Lương chưởng tả quân, Vũ Doãn Triêm chưởng hữu quân, Trương Văn Bác chưởng hậu
quân.
Sau khi ðỗ Thanh Nhơn bị giết, thuộc hạ của Nhơn phần nhiều trốn
ñến Ba Giồng làm cướp. Thế Tổ sai người ñi chiêu dụ, nhưng bọn họ không chịu
về. Bọn Vũ Nhàn, ðỗ Bảng bèn chiếm Ba Giồng ñể làm phản, mưu chiếm Bình thuận
ñể thừa dịp chạy ra ñầu hàng Tây sơn.
Bấy giờ thống nhưng trấn Bình thuận là Nguyễn Văn Hoằng và lễ bộ
Nguyễn Nghi ñều bị ốm chết. Thế Tổ sai Tôn Thất Dụ (con Tôn Thất Thắng, anh của
Tôn Thất Hội) giữ chức chưởng trung quân tiết chế bộ binh các ñạo ñóng giữ trấn
Bình thuận. Một mặt sai triệu Chu Văn
Tiếp về Gia ñịnh, trao cho Tiếp chức khâm sai
ñô ñốc chưởng cơ, tước quận công, ñiều khiển công việc của tướng sĩ binh
dân ở dinh Phú yên.
Ít lâu sau Thế Tổ truyền lệnh ñiểm duyệt quân số các dinh thủy bộ
trong ngoài, trù tính việc cất binh ñi
ñánh Tây sơn. Sai Tôn Thất Dụ chỉ huy bộ binh
Bình thuận, Tống Phước Thiêm, Nguyễn Hữu Thụy, Dương Công Trừng chỉ huy
thủy quân Gia ñịnh. Chu Văn Tiếp cũng ñược lệnh sửa soạn binh mã ñể tiến ñánh
Diên khánh. Bọn Tôn Thất Dụ ñến Hòn Khói ở Nha trang (1) thì hội quân với Chu
Văn Tiếp, dàn trận ñối lũy với quân Tây sơn. Quân Tây sơn dàn trận bộ binh
với rất nhiều voi chiến. Quân Gia ñịnh
thấy thế sở hãi bỏ chạy. Chu Văn Tiếp không sao ngăn nổi, phải lui về giữ núi
Trà lang ở Phú Yên.
(1): nguyên văn chép là Vân Phong (núi Mây), chọn lấy theo ñịa danh
trong ðNTHCB ghi là Yên cương (Hòn Khói)
Bên quân Gia ñịnh, từ khi xảy ra sự biến ðông sơn, lòng người
phần nhiều tan rã, thủy binh vì
thế không xuất chiến ñược. Thế Tổ phải truyền lệnh cho bọn Tôn Thất Dụ rút quân
về. Rồi ñó Thế Tổ sai Nguyễn ðình Thuyên và Tống Phước Lương chia ñường tiến
ñánh loạn quân của bọn Vũ Nhàn, ðỗ Bảng.
Bọn ðình Nguyên, Phước Lương ñã vâng mệnh ñem quân ñi rồi, Thế Tổ
bảo Tống Phước Thiêm rằng:
- Nay thế giặc ñang kiêu, trong nước có biến, thân thần Xuân và cựu
thần Tứ còn ñang ở bên Xiêm. Trước ta ñã sai cai cơ Tham và cai cơ Tĩnh sang
sứ, chưa rõ ý vua Xiêm ñối với việc cho
quân cứu viện chư thế nào. Nay nên truyền cho
trấn thần Hà tiên sai người ñi dò xét tin tức, trở về bẩm cho ta biết.
Phước Thiêm ñáp:
- Gần ñây thần nghe tin bọn các ông Tham và Tĩnh sang sứ nước Xiêm,
gặp lúc thương thuyền của vua Xiêm từ Quảng ñông về ñến ngoài khơi Hà tiên bị
lưu thủ Thăng ñón giết mà ñoạt lấy hết hàng hóa. Vua Xiêm vì thế tức giận, ra
lệnh tống giam Tham, Tĩnh. Người Chân Lạp là Bò Ong Giao sàm tấu với vua Xiêm
rằng Nam triều ta âm mưu ñánh chiếm thành Vọng các, ñã gủi mật thư cho Xuân và Tứ ñể hẹn làm nội ứng. Con của Tứ là
Dục hết sức biện bạch lời vu cáo của Bò
Ong Giao. Vua Xiêm không nghe, giết Dục. Mạc Thiên Tứ bèn tự tử. Các ông Xuân, Tham, Tĩnh cùng quyến thuộc
của Thiên Tứ năm mươi ba người ñều bị
giết cả. Người nước ta sang sinh sống bên Xiêm cũng ñều bị ñầy ñi các nơi xa xôi hẻo lánh.
Thế Tổ nghe tin ấy buồn bã hồi lâu.
Tống Phước Lương dâng biểu tâu về việc ñi ñánh quân của bọn Nhàn,
Bảng ở sông Lương Phú (1) bị thua, thống binh Tống Văn Phước (con của
Tống Văn Khôi) tử trận. Thế Tổ chê Phước Lương không biết cầm quân, bèn
bãi chức của Lương, rồi sai ñiều thêm quân cho ðình Thuyên ñể ñịnh ngày tiến
ñánh. Một mặt lập kế sai Nguyễn Văn Quý, Phan Văn Tuyên trà trộn nhập bọn, bắt
sống ñược Nhàn và Bảng ñem chém. Tiếp ñó sai Vũ Viết Bảo nguyên là thuộc hạ của
ðỗ Thanh Nhơn ñi dụ hàng. Từ ñó dẹp yên dư ñảng loạn quân ðông sơn.
(1): nguyên bản chép: “Phú Lương giang”, sửa lại theo ðNTLCB là
sông Lương Phú (tên thôn). Tống Phước Thiêm, Nguyễn Hữu Thụy, Dương Công Trừng
cùng ñến ngự dinh khuyên Thế Tổ nhân
binh uy vừa ñánh dẹp quân ðông sơn nên cất quân ñi ñánh Tây sơn. Thế Tổ triệu
họp các tướng ñể bàn ñịnh kế sách. Vào lúc ấy có tin
báo quốc vương nước Chân lạp sai sứ sang xin quân cứu viện.
ðúng là:
Trong bình loạn tặc lừng thần vũ Ngoài giúp lân bang nức tiếng uy;
Hồi thứ bảy:
Cầu Tham lương, Tôn Thất Dụ báo tiệp
Thành Sài gòn, Chu Văn Tiếp lập công
Lại nói quốc vương nước Chân
lạp Nặc Ong Ấn do Nam triều nước ta lập
nên, sau ñó ñể Hồ Văn Lân ở lại bảo hộ. ðến hồi này vua Xiêm sai tướng
là Chất Tri và Sô Si (hai anh em) ñem
quân sang xâm chiếm. Nặc Ong Ấn sai người ruổi ngựa mang quốc thư sang cấp báo.
Thế Tổ bèn sai Nguyễn Hữu Thụy ñem quân sang cùng với Hồ Văn Lân cứu viện cho
quốc vương Chân lạp. Nguyễn Hữu Thụy người huyện Tống sơn xứ Thanh hoa, cha là
Nguyễn Hữu ðức làm quan cai ñội. Thụy dũng cảm mưu lược, có tài làm tướng, cùng
cha và em là Hựu theo chúa ðịnh vương vào Gia ñịnh, một nhà cha con anh
em phù tá Nam chúa. Thụy giữ chức chưởng
cơ giám quân dinh trung quân, lấy công chúa
Nguyễn Thị Ngọc Toàn. ðến ñây
Thụy vâng lệnh ñem quân ñi cứu viện Chân lạp. Thụy cho quân ñóng lại ở La bích, gặp lúc vua Xiêm là Trịnh
Quốc Anh bắt giam vợ con của Chất Tri và Sô Si. Bọn Chất Tri và Sô Si bèn mưu
phản lại vua Xiêm, sai người ñến quân
doanh xin Hữu Thụy giúp sức, mời Thụy ñến trại mình ñể hội ước. Em Thụy là Hựu
can:
- Vua Xiêm sai tướng ñem quân ñi ñánh người mà ở nhà lại bắt giam
vợ con người ta? Chất Tri cầu hòa với ta, lại mời ta ñến trại của hắn ñể hội
ước, ắt bên trong phải có mưu ngầm?
Thụy ñáp:
Quốc Anh bị bệnh ñau tim thường hay vô cớ bắt bớ. Bọn họ vì cớ ấy
nhờ ta cứu viện thì lời mời của Chất Tri chẳng dối. Huống chi ta ñã hứa
rồi, nếu không ñến bọn họ tất sợ ta.
Ngay ngày hôm sau, Hữu Thụy dẫn mấy chục quân tùy tùng ñi thẳng ñến
trại quân Xiêm. Chất Tri và Sô Si bẻ mũi tên lập thề. Hữu Thụy tặng cho họ cờ.
ñao kiếm và mấy thứ ñồ thờ Tam bảo rồi ra về.
Vừa trong dịp này xảy ra cuộc d6a1y loạn ở thành Cổ lạc của nước
Xiêm. Trịnh Quốc Anh sai tướng là Phi Nhã Oan Sản ñem quân ñi ñánh. Người cầm
ñầu cuộc dấy loạn lại chính là anh em ruột của Phi Nhã Oan Sản. Oan Sản bèn hợp
binh với quân khởi loạn quay lại ñánh thành Vọng các, bắt Trịnh Quốc Anh tống
ngục. Bọn Oan Sản cho người ruổi ngựa báo tin và mời Chất Tri về nước. Chất Tri
ñể em là Sô Si ở lại giảng hòa với với Hữu Thụy, tự mình luôn ñêm dẫn quân về
Vọng Các, xộc vào ngục giết chết Trịnh Quốc Anh, rồi ñổ tội cho bọn Phi Nhã Oan Sản. Tiếp ñó Chất Tri uy hiếp quân quan
rồi tự lập làm vua nước Xiêm la (1), ñặt hiệu là Phật vương. Chất Tri phong cho
em là Sô Si làm Nhị vương, phong cho cháu là Ma Lặc làm Tam vương. Nạn dân nước
ta trước bị Quốc Anh bắt ñi lưu ñầy ñều
ñược trở về Vọng Các, ñược cấp tiền bạc thóc gạo ñể sinh sống.
Sau những sự việc kể trên, Hữu Thụy sai người trở về dâng biểu tâu
lên Thế Tổ. Lúc này Thế Tổ ñang sửa soạn ñem quân ñi ñánh Nguyễn Nhạc. Nghe tin
báo tiệp, Thế Tổ bèn lệnh cho Hữu Thụy ñem quân về nước ñể sẵn sàng sai phái.
Trước ñó, Nguyễn Nhạc nghe tin ðỗ Thành Nhơn bị giết, mừng bảo tả
hữu:
- Hữu Phương (1) chết rồi, các tướng khác không có gì ñáng sợ!
Rồi ñó Nhạc cùng với em là Nguyễn Huệ dẫn mấy trăm chiến thuyền
vào ñánh Gia ñịnh. Khi thuyền quân của
Tây sơn ñến cửa Cần giờ ở trấn Phiên an, Thế Tổ sai Tống Phước Thiêm chỉ huy
thủy quân dàn trận ở sông Thất Kỳ ñể chặn
ñánh. Nơi ñây không có chỗ nào ñáng gọi là ñất hiểm, gần ñó cũng không
có ñồn quân trú phòng. Quân Tây sơn thừa gió xông thẳng vào, thủy quân của
Phước Thiêm phải lui chạy cả. Cai cơ Mạn Hòe (2) chết tại trận. Mạn Hòe là
người Phú Lãng Sa (Pháp) do Bá ða Lộc (3) tiến cử, ñược Thế Tổ trao chức quản
ñốc ñội chiến thuyền biển. Thấy thủy
binh tan rã tháo chạy, Mạn Hòe ñứng trên chiến thuyền bọc ñồng của người Tây
dương ra sức chống cự hồi lâu. Thuyền quân Tây sơn bốn phía áp sát vào, ném hỏa
khí lên ñốt thuyền. Mạn Hòe và binh lính trên thuyền ñều chết cháy cả.
(1): Hữu Phương: biệt danh của ðỗ Thanh Nhơn
(2): Mạn Hòe tức Manuel
(3): Bá ða Lộc tức Pierre Joseph Goerges de Béhaine, évêque d’Adran
(giám mục) năm 1774, từng ñến vùng Hòn ðất từ năm 1765.
Thế Tổ nghe tin báo vội ñốc suất binh thuyền ñi tiếp ứng, ñến sông
Tam kỳ gặp thủy quân Tây sơn. Thế Tổ mình mặc áo chiến, ñầu ñội nón trận ñứng
ñầu mũi thuyền, tay cầm súng chim (1) chỉ huy các tướng vừa ñánh vừa lui. Chiến
thuyền của Thế Tổ vừa về ñến sông Bến Nghé thì thủy quân Tây sơn cũng vừa ập
tới. Quận Nam triều thua luôn mấy trận.
Thế Tổ phải lui về Ba giồng ñể tránh mũi
nhọn của quân Tây sơn. Chưa ñược bao lâu Tống Phước Thiêm bị kẻ thù cũ trong
quân ðông sơn giết chết.
(1) Nguyên văn: ñiểu sang.
Phước Thiêm người huyện Tống sơn xứ Thanh hoa, từ ñầu theo ðịnh
vương vào Nam, làm quan ñến chức chưởng cơ, từng lập công to trong các trận
Long Hồ, Ba Việt, Thiêm lại có công phò tá Thế Tổ lên ngôi ở Sài gòn, ñược Thế
Tổ giao cho quản kĩnh hai bộ Hộ, Hình, kiêm quản Tàu vụ (2) và các ñạo thủy
binh, phong tước quận công. Chỉ vì Thiêm giúp Thế Tổ trừ khử ðỗ Thanh Nhơn nên bị ñồ
ñảng của Nhơn thù oán mưu hại.
(2): Tàu vụ: cơ quan quản lý công việc của các thương thuyền.
Nghe tin Phước Thiêm bị giết, Thế Tổ than rằng:
- Phước Thiêm là bậc trung thần, không chết vì quân ñịch mà lại
chết bởi tay kẻ thù. Mệnh trời như vậy chăng?
Rồi ñó Thế Tổ sai người ñi dò xét tình hình bên quân Nguyễn Nhạc.
Bấy giờ quân Tây sơn ñã vào chiếm giữ Sài gòn (ñây là lần thứ ba Gia ñịnh thất
thủ), Thế Tổ bèn ra lệnh cho các tướng dẫn quân bộ từ ñịa giới Biên hòa theo
ñường thượng ñạo ñi ra trấn Phiên an ñể ñề phòng quân Tây sơn chắn ngàng cắt
ñường liên lạc với quân Bình thuận. Tiết
chế Bình thuận là Tôn Thất Dụ nghe tin báo liền dẫn tả chi Trần Xuân Trạch,
thuộc tướng Trần Văn Tự, tham tán Hồ Công Siêu, thuộc tướng ñạo Nghĩa Hòa Trần
Công Chương ñem quân ñi ñón. ðến ñịa phương Phù Viên (Vườn Trầu) gặp tiền quân
Tây sơn. Dụ bèn cho quân mai phục trong rừng rậm, rồi bất ngờ xông ra ñánh,
chém tướng hỗ giá của Nhạc là Phạm Ngạn ở cầu Tham lương. Nhưng lúc ñó ñại quân
của Tây sơn ập ñến, tham tán Hồ Công Siêu bên quân Nam triều bị ñạn súng lớn
của quân Tây sơn giết chết.
Hồ Công Siêu người huyện ðăng Xương phủ Thừa thiên, lúc mới vào Gia
ñịnh theo giúp việc nhung vụ dưới trướng của ñiều khiển Tống Văn Khôi,
ñược Khôi giao giữ chức tham mưu. Trong lần giao chiến với quân Tây sơn, Khôi
tử trận, Siêu bị thương, lui về giữ Bình
thuận rồi theo hỗ giá ðịnh vương vào Gia
ñịnh. sau ñó Siêu ñược bổ giữ chức ký lục dinh Long hồ. Sau có lệnh
triệu về Gia ñịnh, thăng chức tham tán bộ binh, theo Tôn Thất Dụ ñi ñánh quân
Tây sơn ở Bình thuận. ðến ñây Siêu tử trận.
Tôn Thất Dụ lấy làm ñau tiếc, nhưng may có chiến tích giết ñược
Phạm Ngạn nên mới sai người về hành tại tâu với Thế Tổ. Ngạn là bề tôi thân tín
của Nguyễn Nhạc. Nghe tin Ngạn tử trận, Nguyễn Nhạc rụng rời như mất cánh tay,
buồn rầu nói:
- Ngạn ngữ có câu: “Dữ tợn như cọp Vườn Trầu” ấy là chỉ vào Trần
Công Trương chăng?
Sau dò hỏi thì biết quân Hòa Nghĩa ñều là người Thanh, Nguyễn Nhạc
bèn ra lệnh bắt hết người Thanh ngụ cư ở Gia ñịnh, tất cả hơn vạn người, bất kể
là binh dân cũ mới hay người làm nghề buôn bán, ñều giết hết, tự thi trôi bập
bềnh ñầy sông.
Lại nói Thế Tổ nghe tin quân nhà giết ñược tướng Phạm Ngạn của Tây
sơn, bèn rời Ba giồng ñem quân ñến ðịnh tường. Bề tôi tùy tùng có bọn Nguyễn
Hoàng ðức, Trần Xuân Trạch, Nguyễn Kim Phẩm, Dương Công Trừng và thống binh
người Thanh là cai Kinh..., thu thập tất cả quân còn lại ñược hơn ba trăm
người. Thế Tổ sai ñắp lũy ở Giồng Lữ ñể chống cự với quân Tây sơn. Gặp lúc quân
Tây sơn do ñô ñốc Nguyễn Học dẫn quân ñuổi ñến. Thế Tổ ñích thân chỉ huy binh
thuyền nghênh chiến. Quan quân hăng mạnh xông ñánh, Nguyễn Kim Phẩm chém giết
Nguyễn Học tại trận. Quân Tây sơn thua lớn phải rút chạy. Quân Thế Tổ thu ñoạt
ñược hơn ba mươi chiến thuyền, thừa thắng ñuổi theo quân Tây sơn ñến tận dinh
Trấn ñịnh. Thế Tổ sai Nguyễn Hoàng ðức làm tiên phong, Tôn Thất Dụ chưởng trung
quân, bọn Xuân Trạch, Kim Phẩm làm tướng hộ vệ, rồi truyền lệnh tiến quân đến đóng
quân ở sông Tứ Kỳ thuộc Gia dịnh. Lúc này tướng Tây sơn Nguyễn Huệ chỉ huy quân
tinh nhuệ ập ñến, dàn thủy trận trên sông ñánh xáp với thủy quân của Thế Tổ.
Cha Nguyễn Hữu Thụy là Nguyễn Hữu ðức và em Thụy là Hựu ñều chết trận. Ngự mã
bị sụp trong sình bùn, Nguyễn Hoàng ðức õng Thế Tổ lên bờ, kéo ngựa lên. Vừa
lúc ấy có lưu thủ Thăng, tiên phong Túy từ dinh Vĩnh Trấn ñem quân ñến cứu
viện, ñón Thế Tổ về Hậu Giang.
Thế Tổ nhớ việc Hữu ðức lúc trước ñã có hòa ước với Xiêm muốn sai
Thụy sang sứ xin vua Xiêm chó quân cứu viện, bèn sai người ñi triệu Thụy.
Lúc trước, quân Tây sơn vào ñánh Sài gòn, Thụy cùng vợ là công chúa
Ngọc Toàn dẫn quân bộ hạ ñến ñóng ở ðồng nai, dựng lũy nước (1) trên sông Bình
Hóa, ñóng ñồn quân ở Tân Thuận. Tuớng binh nhung của quân Tây sơn là Nguyễn Văn
Kim ñem quân ñến ñánh úp, Thụy lui về Giang lăng, thu thập tàn quân ñánh tiếp,
không thắng. Từ ñó vợ chồng Thụy lạc nhau, chỉ biết ít lâu sau Ngọc Toàn
lánh ñến Ba Phủ (2)
(1): Lũy nước: dịch chữ “thủy bảo”: công sự nổi trên nước, tạo bằng
cách kết thuyền bè thành mảng dựng cọc nhọn ñắp ụ ñất ở trên ñế chiến ñấu.
(2): Giang lăng, Ba phủ: theo ðNTLCB (bản Duy Minh thị) là hai ñịa
danh thuộc tỉnh Biên hòa. Khi Thụy ñến, Thế Tổ sai Thụy sang sứ Xiêm la, lại
sai Trần Xuân Trạch cùng bọn cai cơ Nguyễn Văn Nhàn, Cao Phước Trí cùng ñi
(Nhàn quê huyện Vĩnh an trấn An giang; Trí quê huyện Bình dương, Gia ñịnh). Bọn
Hữu Thụy mượn ñường qua Chân lạp ñể sang Xiêm, không ngờ Chân lạp ñã ngầm theo
Tây sơn, bắt giết Hữu Thụy và Xuân Trạch. Bọn Nhàn, Trí chạy thoát ñược sang
Xiêm.
Thế Tổ nghe tin Thụy tử nạn lấy làm thương xót, sai người ñi tiềm
kiếm công chúa Ngọc Toàn. Quân do thám về báo tin công chúa Ngọc Toàn bị tướng
binh nhung của Tây sơn là Nguyễn Văn Kim bắt, thuộc tướng của Kim là ñô ñốc Nguyễn Danh Tập áp giải công chúa về Sài
gòn. Khi thuyền ñến sông Tam ñà, công
chúa vì nghĩa không muốn chịu nhục, nhảy xuống sông tự tử.
Sau sự việc nói trên, Thế Tổ lánh ñến Giá khê (thuộc huyện Kiên
giang). Người Chân lạp dẫn binh thuyền ñuổi theo ñến tận Sơn chiết. Tiên phong
Túy cắt ñường phía sau ñánh lui ñược. Kế ñó Thế Tổ ñến Hà tiên, rồi nhân ñêm
tối xuống thuyền nhỏ lánh ra biển. Lấy bấy giờ dưới ñáy thuyền tựa như có vật
gì ñội lên, ñến lúc trới sáng nhìn kỹ mới hay ñó là một bầy rắn. Quan quân tùy
tòng ñều hoảng sợ. Thế Tổ vẫn bình tĩnh mà ñuổi rắn ñi. Bầy rắn như vâng lời,
lặn khuất cả. Thuyền Thế Tổ cặp bờ dừng lại ở ñảo Phú quốc (ñó là lần thứ nhất
Thế Tổ lánh ñến ñảo Phú quốc). Thế Tổ
sai người bí mật ñi các nơi kêu gọi các tướng, phát dịch ñánh Tây sơn. Nhưng
giao phong trận nào thua liền trận ấy, tướng sĩ tan
lạc, không còn quân mà ñánh nữa.
Nguyễn Nhạc ñã giành ñược toán thắng, không còn phải lo nghĩ gì
nữa, bèn cùng với Nguyễn Huệ dẫn quân về Quy nhơn, giao cho hàng tướng ðông sơn là ðỗ Nhàn Trập và hộ bộ Bá lĩnh ba nghìn quân
ở lại ñóng ñồn tại Bến nghé ñể giữ ñất Gia ñịnh. Nhàn Trập là kẻ tham tàn bạo
ngược, quân dân nhiều người oán ghét. Có kẻ hiếu sự treo câu ñối ñả kích như
sau:
Bá thiên phi đế Tống, bất ưng hải cảng biệt tàng thiên.
Bát loạn hữu hoàng ðường, hội kiến xuân lôi kinh chấn địa.
Nghĩa là:
Chạy quanh nào phải vua nước Tống, chẳng nên tìm vũng biển che
trời.
Dẹp loạn có Thái tổ nhà đường, sẽ thấy rung sấm xuân chuyển đất.
Bấy giờ Hồ Văn Lân thu thập tàn quân tiến ñánh quân Tây sơn do ñô
ñốc Nguyễn Loan chỉ huy ở dinh Long hồ, thắng ñược. Tiếp ñó Lân lại hội binh
với ñiều khiển Dương Công Trừng, cai cơ Nguyễn Văn Quý cùng tiến ñánh quân Tây
sơn ở sông Lật giang, ñoạt ñược hơn mười chiến thuyền. Lại sai ruổi ngựa ñưa
thư báo cho Chu Văn Tiếp biết ñể tiếp ñem quân ñến hội. Lúc ấy, Tiếp ñang ñóng quân ở núi Trà lang, bỗng nghe tin quân Nam
triều thất lợi ở Gia ñịnh (1) bèn cùng thiếu phó Tôn Thất Mân tính chuyện ñem
quân vào cứu viện. Mân là con thứ năm của Hưng Tổ, bà Từ phi họ Nguyễn sinh ra,
là em cùng mẹ với Tương Dương quận vương Hạo. Mân theo ðịnh vương vào Gia
ñịnh, thường theo ñi ñánh trận có công. Sau khi nghe tin quân Thế Tổ thua trận
ở sông Tứ kỳ, Mân ñã dự tính chiêu mộ hào kiệt cần vương. Nay biết tin Thế Tổ
phải lánh ra ngoài, Mân bèn cùng với Chu Văn Tiếp cắt ñặt các tướng: giao cho
Phạm Văn Sĩ làm tiên phong, Lê Văn Quân là tả chi, Nguyễn Văn Thuận là hữu chi,
Nguyễn Văn Thảo làm hậu ñạo, Nguyễn Long, Phan Viện làm bảo hộ, Tôn Thất Mân
làm trung quân, Văn Tiếp tự chỉ huy ñội quân tinh nhuệ tùy cơ ứng phó.
(1): Nguyên văn viết: sậu văn binh biến (bỗng nghe tin binh biến).
Binh biến ở ñây không dùng theo nghĩa thông thường của từ này mà dùng với ý mờ
nhạt chỉ việc Nguyễn Ánh thua trận ở Gia ñịnh.
Phạm Văn Sĩ là người huyện Phù mỹ tỉnh Bình ñịnh. Nguyễn Văn Thuận
quê ở Vĩnh bình, Vĩnh long; Nguyễn Văn
Thảo quê huyện Bình dương, Gia ñịnh, lúc trước theo Chu Văn Tiếp ứng nghĩa,
ñược ñưa về dinh An toàn, sau Tôn Thất Mân vâng mệnh giao cho Thảo làm trấn thủ
trấn Bình khang. Nguyễn Long người huyện ðông xuân tỉnh Bình ñịnh, theo Chu Văn
Tiếp ứng nghĩa, chiếm giữ miền thượng ñạo Phú yên chống cự với quân Tân sơn,
sau ñến Bình hòa chiêu mộ quân nghĩa dũng, ñóng ñồn ổ Bàn thạch, người ta
thường gọi là Long tướng quân.
Bấy giờ các tướng ñều ñã sẵn sàng, ñịnh ngày tiến phát, trương cờ
hiệu bốn chữ: “Lương Sơn tá quốc”, thanh thế lừng lẫy. Tin báo vào Gia ñịnh, hộ
bộ Bá của quân Tây sơn bảo Nhàn Trập rằng:
Văn Tiếp võ nghệ hơn ñời, nay lại ñem ñại quân vào ñánh, thế của ta
khó ñịch nổi. Chi bằng bọn ta tạm rút về Quy nhơn, mùa xuân sang năm lại ñem
quân vào ñánh cũng không muộn.
Nhàn Trập không nghe, ñáp:
- Tiếp tuy là tướng kiêu dũng, nhưng so uy hổ với bọn ðông sơn tôi
thì bằng sao ñược! Huống chi Tiếp ñóng giữ ở núi Trà lang ñã lâu năm, ñến trận
Nha trang, quân lính mới lâm trận thấy voi chiến của bên ta ñã kinh sợ tháo
chạy. Thế ñủ biết quân lính của Tiếp không ñiều khiển ñược. Nay cứ giả dụ hắn
có ñánh chiếm thành Gia ñịnh của ta thì cũng kể như cho hắn mượn tạm ở nhờ, rốt
cuộc
rồi hắn cũng phải chết về tay quân ta thôi. Hơn nữa bọn ta vâng
mệnh giữ thành, gặp ñịch ñến là ñánh.
Vạn nhất không chống cự nổi thì tâu về triều xin thêm quân ñể ñánh tiếp. ðể xem
chim chích có chọi nổi với mòng két (1) hay không?
(1): mòng két: nguyên văn chữ Hán là Tín thiên ông, một loài vịt trời,
bay cao bay xa, không sợ bão tố.
Nói ñoạn Nhàn Trập ñem quân ra nghênh chiến. Bên quân Chu Văn Tiếp,
Phạm Văn Sĩ dẫn quân tiến lên ñánh trước. Quân các ñạo lục tục tiếp ñến thừa
thắng xông trận. Quân Tây sơn tử thương nhiều không kể xiết, số còn lại tán
loạn tháo chạy. Nhàn Trập không có cách gì ngăn giữ ñược quân lính, muốn lui
chạy. Hộ bộ Bá bảo Trập:
- Mòng két sao không ñứng chờ bắt cá lại ñịnh vù bay ñi ñâu?
Nhàn Trập giận, lù mắt nhìn không ñáp, rồi cùng với hộ bộ Bá chạy
thoát về Quy nhơn. Văn Tiếp ñưa quân vào thu phục Sài gòn (lần thứ ba thu phục
Sài gòn). Tiếp ñó Văn Tiếp chia quân ñi các nơi ñánh lấy các phủ huyện, cho
người ñi trước ra ñảo Phú quốc báo tiệp với Thế Tổ, tự mình ñem quân ñi tiếp
theo ñể nghênh ñón.
Bấy giờ Thế Tổ ở ñảo Phú quốc, ngày ñêm lo toan tập hợp binh
tướng ñể
mưu ñồ khôi phục. ðược tin Văn Tiếp lấy lại ñược Gia ñịnh, Thế Tổ vội
truyền lệnh ñem thuộc hạ trở về. ðến
sông Tứ kỳ thì gặp Chu Văn Tiếp dẫn các thuộc tướng ñi ñón. Bọn Văn Tiếp ñều
sụp bên vệ ñường lạy chào. Văn Tiếp khóc nói:
- Không ngờ ngày nay lại ñược trông thấy chúa thượng! Thật xã tắc
còn phước to.
Thế Tổ úy lạo bọn Văn Tiếp hồi lâu rồi mới lên ngựa trở về Sài gòn.
Thăng Văn tiếp lên chức ngoại tả chưởng binh, lại xét chiến công trong trận cầu
Tham lương, thăng Tôn Thất Dụ làm ngoại chưởng hữu dinh. Rời ñó Thế Tổ truyền
cho bọn trung thủy Vũ Di Nguy, tiền thủy Trương Phước Dĩnh, chiêu tập các thủy
binh cũ, ñóng sửa chiến thuyền ñể sẵn sàng giao chiến với quân Tây sơn. Ít lâu
sau Thế Tổ lại sai sứ sang Xiêm thông hiếu.
ðúng là:
Việt giữ Cối kê mưu phục quốc
ðường thông ðột quyết tính vay quân
Hồi thứ tám
Thắng Gia định, tướng Tây sơn khinh định ðến
Phú quốc, chúa Nguyễn vương náu mình
Lại nói Thế Tổ tuy ñã thu phục ñược Gia ðịnh nhưng quân cô thế yếu, lại
thêm quân Tây sơn luôn năm vào ñánh phá. Thế Tổ vì vậy lấy làm lo
buồn, bảo các tướng:
Quân Tây sơn năm nay tuy thua ta, nhưng mùa xuân sang năm tất lại
kéo vào ñánh nữa. Ta nghĩ kế sách không gì bằng phải liên kết với Xiêm la ñể
nhờ họ giúp sức.
Rồi Thế Tổ cho làm các ñồ trang sức bằng vàng bằng bạc, sai cai cơ
Lê Phước ðiển, tham mưu Lê Phước Bình
sang thông hiếu với nước Xiêm. Lại sai người bí mật ra Phú xuân dò xét tình
hình triều Tây sơn. Vừa trong dịp ñó có bọn Tôn Thất Hi, ngũ trưởng ðặng ðình
Vân, tri huyện Nguyễn ðô, Hoàng Công Khuê, huyện giáo Nguyễn bảo Trí từ Phú xuân vào. Vân và Khuê không
rõ người ở ñâu, còn Hi là con thứ của Tôn Thất Dực; ðô là người huyện Quảng ñiền do chân hương cống ñược bộ tri huyện; Trí người
huyện Phong ñiền, do có học hành, ñược bổ chức huyện giáo. Sau khi ðịnh vương
ráu về Nam, cả mấy người nói trên ñều không chịu nhận quan chức của Tây sơn,
khi nghe tin Thế Tổ thu phục Gia ñịnh
bèn tìm ñường vào yết kiến. Bọn Tôn Thất Hi nói:
- Ở ðàng Ngoài, chúa Trịnh Sâm mê ñắm cung phi ðặng Thị Huệ, bỏ con
trưởng là Trịnh Tông, lập con thứ là Cán nối ngôi chúa, giao cho Hoàng Tố Lý
làm phụ chính ñại thần. Sau khi Trịnh
Sâm chết, bọn ưu binh nổi loạn giết Hoàng
Tố Lý, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông làm chúa, tức ðoan Nam. Ưu
binh cậy thế, càng kiêu rông ngang ngược, không coi phép nước ra gì. Môn thuộc
của Tố Lý là Nguyễn Hữu Chỉnh muốn phục thù cho chủ, nhân vì năm trước có dự
trong ñoàn ñi sứ vào giao thiệp với Tây sơn, nay muốn mượn sức quân Tây sơn ñể
trừ nạn kiêu binh. Chỉnh bèn ñi thuyền biển vào ðàng Trong ñầu hàng Nguyễn
Nhạc. Nhạc yêu tài của Chỉnh, trao cho Chỉnh chức ñô ñốc. Từ ñó Chỉnh ngày ñêm
trù hoạch cơ mưu cho Nguyễn Nhạc. Chẳng bao lâu nữa tất Nguyễn Nhạc sẽ chiếm
ñược Phú xuân. Chúa thượng mới thu phục Gia ñịnh, htành trì còn thưa mỏng, sợ
khó chống cự với quân Tây sơn. Bọn thần nghe tin Tây sơn hiện ñang trù tính ñem
quân vào ñánh Gia ñịnh, xin chúa thượng sớm ñịnh phuong lược ñể chế ngự.
Thế Tổ bèn phong cho Tôn Thất Hi làm chưởng dinh, giám quản trung
quân. ðặng ðình Vân giữ chức binh bộ, Nguyễn Bảo Tri làm tham mưu, Nguyễn
ðô làm thị giảng, Hoàng Công Khuê
làm câu kê. Rồi Thế Tổ gọi các tướng ñến hợi họp ñể bàn ñịnh kế sách ñánh giữ. Theo ñó, ñắp lũy Thảo Giang ở bờ Nam
sông Bến nghé, giao cho Dương Công Trừng ñóng giữ. Ở bờ bắc sống Bến nghé
ñắp lũy Ngư Giác, giao cho Tôn Thất Mân
ñóng giữ, bọn Chu văn Tiếp, Tôn Thất Cốc, Võ Di Nguy chỉ huy các ñội chiến
thuyền chia ñóng dọc sông, làm thế trận như con rồng cỏ ñể ñề phòng thủy quân Tây sơn ñánh vào. Lưu thủ Thăng, tiên
phong Túy mỗi người ñều chi huy quân ñóng ñồn riêng ñể làm kỳ binh. Giám quân
Tô trông coi các bè mảng ñã chuẩn bị sẵn ñể ñánh hỏa công, khi quân ñịch ñánh
vào thì cho phóng hỏa ñể ñốt cháy thuyền
ñịch. Mọi việc cắt ñặt ñâu ñó xong xuôi, chỉ chờ ngày quân Tây sơn vào là ñánh.
Mới ñầu Nguyễn Nhạc thấy hộ bộ Bá và hàng tướng Trập thua trận chạy
về, tức giận mắng:
- Quân giặc goan ngạnh cứng ñầu dữ! ðể em ta mang quân vào xem bọn chúng
có còn dám ương ngạnh nữa thôi.
Nói ñoạn bèn sai em Văn Lữ, Văn Huệ ñốc suất binh thuyền theo của
Cần giờ ngược dòng mà tiến vào. Tu khấu của Tây sơn là Nguyễn Văn Kim ñem quân
áp sát lũy Vàm Cỏ (1), ñô ñốc Lê Văn Kế tiến vào lũy Ngư Giác (2). Bên quân Gia
ñịnh, lưu thủ Thăng, tiên phong Túy dẫn kỳ binh chặn ñánh ở Khúc lãng ñể
nhử cho quân Tây sơn lọt vào giữa trận.
Giám quân Tô bèn hô lệnh ñánh hỏa công, khí thế mãnh liệt. Binh thuyền Tây sơn
cơ hồ tan rã. Không ngờ bấy giờ thủy triều ñang lên, lại thêm gió ñông bắc thổi mạnh, các bè lửa trôi ngược trở lại
thiêu cháy tàu thuyền của bên quân chúa Nguyễn. Khói lửa bốc lên mù trời, tướng
sĩ hốt hoảng tán loạn, quân Tây sơn thừa
thế áp sát vào quân Gia ñịnh mà ñánh. Tôn Thất Mân bỏ chạy, ñô ñốc Tây
sơn Lê Văn Kế sai chặt cẩu phao, Mân rơi xuống chết ñuối. Dương Công Trừng bị
quân Tây sơn bắt sống. Chu Văn Tiếp thấy tình thế bất lợi, không chống cự nổi
bèn theo ñường núi mà chạy. bấy giờ là ngày hai mươi bốn tháng Hai năm Quý Mão
(1783).
(1): Vàm Cỏ: Hán văn ghi là Thảo Câu. Theo Nguyễn ðình ðầu, lũy
(hoặc ñồn) vàm Cỏ ở vào vị trí cuối kho Thương cảng, góc sông Sài gòn với cầu
Tân thuận nay (Dư ñịa chí văn hóa Tp.Hồ Chí Minh, 1987, tr.172)
(2): Lũy Giác Ngư: cũng gọi tên nôm là ñồn Cá Trê, bên bở Tả ngạn
sông sài gòn, ñối diện với đồn Vàm Cỏ (sđd, tr.172).
Quân Tây sơn tiến vào chiếm Sài gòn. ðó là lần thứ tư thất thủ Gia
ñịnh. Thế Tổ phải chạy lánh về Ba Giồng, bề tôi tùy tòng lúc này chỉ còn có Tôn
Thất Cốc cùng bọn Kim Phẩm năm sáu người, quân lính hộ vệ cũng không quá một
trăm. Sau ñó quân lính các ñạo dò biết
nơi Thế Tổ ở, lại lục tục tìm ñến. Thế Tổ sai Nguyễn Kim Phẩm làm tiên phong,
Nguyễn Hoàng ðức làm hậu ứng, Tôn
Thất Dụ, Nguyễn ðình Thuyên cùng lại bộ
Hồ ðồng, binh bộ Minh, tham nghị Trần ðại Thể, tham mưu Trần ðại Huề làm trung quân; Hoảng làm tả chi, Nguyễn
Văn Quý làm hữu chi ñốc suất quân lính tiến ñánh quân Tây sơn ở ñồn ðồng Tuyên.
Nghe tin báo, Nguyễn Huệ dốc hết quân bộ ra xáp ñánh. Quân Gia ñịnh
bị bất lợi. Hồ ðồng và Nguyễn Hoàng ðức bị quân Tây sơn bắt sống. Bọn Thuyên,
Quý, Minh, Huề ñều tử trận. Binh bộ Minh, hữu chi Quý không rõ người ở ñâu.
Nguyễn ðình Thuyên người huyện Tân long trấn Gia ñịnh, giữ chức chưởng dinh
ngoại tả, có công phù tá Thế Tổ, dẹp yên dư ñảng quân ðông sơn; Huề người huyện
Phú Vang là con Trần ðại Thể. Khi ðịnh vương vào Nam, Huề cùng em là Tự theo
cha ñi hỗ giá. Năm Canh Tí (1780) xét công phò tá, cha con Thể ñều ñược
thăng thưởng cùng với các tướng. ðến nay
Huề và Thuyên tử trận, còn Thể không biết về sau thế nào.
Thế Tổ từ Ba Giồng lại dời ñến vùng Lật Giang (Bến Lức?) không tìm
ñược thuyền, phải lội quan sông mà sang. ðến sông là nơi có nhiều cá sấu, không
thể bơi sang ñược, Thế Tổ liền cưỡi trâu
sang sông. Ra giữa dòng nước xiết, trâu bị nhận chìm. Thế Tổ may ñược cá sấu hộ
vệ nên thoát chết. ðến Mỹ tho, Thế Tổ sai chỉ huy ñội trung thủy là bọn Nguyễn Văn Minh thu thập ghe thuyền ñưa
quốc mẫu và cung quyến lánh ra ñảo Phú
quốc. Rồi Thế Tổ sai Tôn Thất Cốc chgỉ huy thủy binh cùng với ñiều khiển ñạo
Hòa Nghĩa là Trần ðĩnh trở về cửa Cần giờ do thám tình hình quân Tây sơn. ðĩnh
vẫn thường coi khinh Cốc, trong việc
quân phần nhiều không tuân lệnh, Cốc bèn
kết tội, xin xử trảm. Tay chân của ðĩnh
là tổng binh Trần Hưng, Lâm Húc bèn chiếm giữ Hà tiên để làm phản.
Bấy giờ Nguyễn Kimm Phẩm ñến Hà tiên ñể thu mộ quân lính. Thái
Trưởng Công chúa Ngọc ðào (vợ Trương Phúc Nhạc) cùng ñi theo ñể lo liệu quân
lương. Bọn Trần Hưng ñón ñường phục kích giết Kim Phẩm, công chúc Ngọc ðào
cũng bị hại.
Thế Tổ nghe tin liền ñem binh thuyền ñến ñánh. Bọn Hưng, Húc tan
chạy. Thế Tổ dừng lại ở Hà tiên. Bấy
giờ có tướng nước Xiêm là Vinh Li Ma dẫn quân
bộ thuộc hai trăm người và hơn mười chiếc thuyền từ ñảo Cổ long ñến quy
phụ. Thế Tổ thu nạp rồi sai ñến ñóng giữ ở ñảo ðiệp Thạch (hòn ðá Chồng). Thống suất Tây sơn Trương Tiến
Thận dẫn quân ập ñến. Lê Phước ðiển thấy
tình thế nguy cấp xin với Thế Tổ cho mặc
ngự bào ñứng ở ñầu thuyền. Quân Tây sơn trông thấy xông vào bắt giữ ðiển. Thế Tổ nhân lúc ñó nhảy sang thuyền khác chạy ra ñảo Côn lôn.
ðảo Côn lôn ở giữa biển, thuộc ñất Trấn biên. Thời chúa Minh vương Nguyễn Phúc Chu, trùm cướp
biển là bọn An Liệt, Tô Lợi Gia Thi tụ họp lâu la chia ñặt các ñầu mục, ngăn rào dựng trại
chiếm giữ ñảo này. Minh vương sai tướng trấn thủ Trương Phúc Phan tìm cách diệt
trừ. Trương Phúc Phan ñem quân ra ñánh
dẹp, ñoạt hết vàng bạc của bọn cướp nộp kho triều ñình. Từ ñó về sau quan quân Trấn biên thường xuyên tuần tra ñể giữ yên vùng ñảo. Thế Tổ bị
quân Trương Tiến Thận ñuổi ñánh, phải tạm lánh ra ñảo ñó (ñó là lần thứ nhất
Thế Tổ ra Côn lôn). Hoàng tử ðiển, Tôn
Thất Cốc, chưởng cơ Hoảng cùng bọn Vinh Li Ma ñều bị quân Tây sơn bắt sống. Hoàng tử ðiển là em cùng mẹ với Thế Tổ, thường theo Thế Tổ ñi ñánh dẹp có công, Tôn
Thất Cốc al2 con Tôn Thất ðàm, cùng với Chu Văn Tiếp ñem chiến thuyền ñánh quân
Tây sơn ở ngã Tư Ba Giồng, có công hộ giá. Lê Phước ðiển quê huyện Phú vang phủ
Thừa thiên là bậc khí tiết có công lao, tài sức hơn người, làm quan ñến chứa
cai cơ, vợ là công chúa Ngọc Tú (trưởng nữ của Hưng tổ). Quân Tây sơn ñem
ñiều lợi dụ dỗ, Tôn Thất Cốc nghiêm giọng ñáp: “Ta thà làm ma ðông Phố, quyết
không chịu làm tôi tờ Tây sơn:. Hoàng tử
ðiển và Lê Phước ðiển luôn mồm chửi giặc:
- Cà cuống dầu chết vẫn còn vị cay thơm, bọn các người giết ta,
nhưng không thể bôi nhọ ñược thanh danh ta!
Rốt cuộc hoàng tử ðiển cùng bọn Tôn Thất Cốc, Lê Phước ðiển, Vinh
Li Ma, chưởng cơ Hoảng ñều bị quân Tây sơn giết. Vợ của chưởng cơ Hoảng là Thị
Tính trước bị quân Tây sơn bắt ñưa về Quy nhơn, nghe tin Hoảng bị hại, Thị Tính
cũng gieo mình xuống sông ñể chết theo chồng.
Tin dữ báo ra hành tại ở Côn lôn, Thế Tổ thấy quân Tây sơn thế
mạnh, mà
ñảo Côn lôn chỉ rộng chừng trăm dặm, từ cửa Cần giờ thả thuyền ñi về
phía ñông chỉ hai ngày ñêm là ñến nơi. Lại có bọn hải phỉ người Chà và (tức
Java thuộc quần ñảo Nam dương) thỉnh thoảng ghé thuyền vào ñảo. Tây sơn rất có
thể dùng bọn ấy làm gián ñiệp, tình thế xét ra khó ở lâu ñược tại Côn lôn. Thế
Tổ vì vậy dự tính chuyển vầ ñảo Phú quốc ñể tránh mũi nhọn của quân ñịch. Bất
ngờ chính vào lúc ñó Nguyễn Huệ sai phò
mã Trương Văn ða ñưa thủy quân ra vây ñảo, vòng trong vòng ngoài, tất cả ñến ba
vòng chiến thuyền. Bỗng mưa gió nổi lên, giữa ban ngày trời ñất tối sầm, sóng
triều ầm ầm dâng ñổ, thuyền quân Tây sơn ñắm dạt rất nhiều. Thừa dịp ñó Thế Tổ
ngồi thuyền vượt qua vòng vây của thủy quân Tân sơn, rồi dừng lại cặp ñảo Cổ
cốt, sau ñó chuyển sang ñóng dinh ở ñảo Phú quốc (ñó là lần thứ hai Thế Tổ lánh
ñến ñảo Phú quốc).
Lại nói ñảo Phú quốc thuộc và hải quân xã Phú quốc, giáp gần với hai
nước Xiêm và Chân lạp, trên ñảo có nhiều hang núi hẻo lánh, ngoài khơi lại có
ñảo Thổ chu và Hòn Tre chắn giữ quả là một nơi lợi hại cho kẻ anh hùng náu
binh. Thế Tổ cầm cự với quân Tây sơn, nhưng khí thất bại thường ra ñảo này ẩn
lánh. Lúc này thế lực Tây sơn bao trùm, khắp cõi ñất phương Nam không một nơi
nào cònn có thể ñược an toàn, nên Thế Tổ
phải ra ñảo Phú quốc dựng rào ñóng trại, ñắp ñài ñặt súng làm kế phòng giữ ñể
chống cự với quân Tây sơn. Bề tôi tùy tòng chỉ có bọn Trương Phúc Dĩnh, Vũ Văn
Chính, Trương Phúc Giáo hơn chục người, mà lương ăn thì không ñủ. May có người ñàn bà làm nghề
buôn chở một thuyền gạo ra hiến (ðNTLCB bản DMT chép tên người phụ nữ này là
Thị Uyển). Buốm thuyền rách nát thì lại may có người chủ thuyền ñem buồm cót
ñến dâng. Thế Tổ thấy vậy cho là lòng người còn thuận, bèn hăng hái mưu ñồ khôi
phục. Rối ñó Thế Tổ ñích thân ñến cửa biển Ma Li ñề dò xét tình hình quân ñịch.
Bỗng có ñoàn chiến thuyền Tây sơn hai mươi chiếc lướt ñến bao vây, Thế Tổ vội
căng buồm nhằm hướng ñông mà chạy. Lênh ñênh giữa biển khơi suốt bảy ngày ñêm,
nước dự trữ trong thuyền hết kiệt, quân sĩ khát bỏng cổ. Thế Tổ ngước nhìn trời
thầm khấn:
Nếu tôi có mệnh làm quốc vương thì cầu trời cứu mệnh cho người trên
chiến thuyền này.
Vừa dứt lời thì gió ngừng sóng lặng, rồi một dòng nước trong vọt
lên, Thế Tổ nếm thử thấy vị nước ngọt. Quân sĩ trên thuyền thả sức uống cho ñến
lúc hết khát. Thế Tổ sai hứng ñầy bốn năm chum dự trữ, sau ñó nước biển lại mặn
như cũ. Thuyền của Thế Tổ lại quay về ñảo Phú quốc, các hải thuyền theo hộ vệ
Thế Tổ cũng lần lượt trở về ñảo.
Sau này tham tri bộ Hộ Ngô Vị vâng mệnh soạn biểu mừng công bình
ñịnh có câu:
Trong gian nan có Long khâu, Phú ñảo, mừng khắp nơi như Câu Tiễn
với Cối kê Giữa biển khơi gặp nước ngọt, gió xuôi, ñược trời giúp như Lưu Bang
qua Thư thủy. ðoạn văn này có lẽ là ghi chuyện có thật.
Thế Tổ cùng bọn Trương Phúc Dĩnh bàn tính việc trở về Gia ñịnh, bèn
sai Vũ văn Chính ñi trước về Long xuyên chiêu tập binh mã ñể cử sự (Chính quê
Vĩnh trị, Vĩnh long, giữ chức cai cơ). Thế Tổ cũng cho thuyền
ñi tiếp sau. ðến cửa Ông ðốc gặp
thuyền ñịch ñi tuần tra. Thế Tổ sai áp ñánh, bắt sống ñược tướng Tây sơn là Quản Nguyệt. Thế Tổ sai áp giải Quản
Nguyệt gai cho Văn Chính chém ñầu lập uy làm mạnh thế quân (ðNTLCB bản DMT chép
một chi tiết có thể cho thấy tính cách của Nguyễn Ánh: Văn Chính muốn tha cho
Quản Nguyệt ñể dùng làm hướng ñạo. Vua giận Văn Chính trái lệnh bèn tuốt thanh
kiếm Quy Y trao cho Trương Phúc Giao ñến ngay chỗ Văn Chính ñể chém ñầu Quản
Nguyệt, một mặt nghiêm lệnh khiển trách Văn Chính). Về sau ñí ñánh Quy nhơn,
Văn Chính chết trận.
Thuyền cặp bờ vào Long Xuyên, Thế Tổ liền sai sửa chữa thuyền buồm,
tìm lương thực dự trữ. Tướng trấn thủ của Tây sơn là Nguyễn Hóa dò biết ñược,
liền truyền lệnh mật cho ñại ñội thủy binh từ Ba Thắc tiến ñến phục sẵn ở cửa
Ông ðốc ñể chặn ñường. ðêm ấy bọn cai cơ Nguyễn Văn Giảng, cai ñội Nguyễn Văn
Oai ñi thuyền tuần tra ngoài biển, bắt ñược thuyền tuần tra của phó tướng
Khương bên Tây sơn. Thế Tổ hòi cung,
biết Nguyễn Hóa ñã ñặt thủy binh phục sẵn, liền ra lệnh cấp tốc chèo thuyền ra
khơi. Nguyễn Hóa biết Thế Tổ ñã ñề phòng nên không dám cho thuyền ñuổi theo.
Thuyền của Thế Tổ ghé vào Hòn Chông. Phó chiến của Tây sơn tên là
Hiến ñến xin hàng. Lại một viên phó chiến khác là Nguyễn Khả Bằng ñi thuyền bị
gió cuốn dạt vào cũng bị quân Thế Tổ bắt sống.
Thế Tổ hỏi tình hình bên quân Tây sơn, Bằng thuật lại rằng anh em
Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ ñã rút về Quy nhơn, chỉ ñể lại phò mã Trương Văn ða và
chưởng tiền quân là Bảo ñóng giữ Gia ñịnh. Nay bọn Trương Văn ða sắp sai binh
thuyền ñến vây bức ñảo Phú quốc. Thế Tổ sai tha tôi cho Hiến và Hữu Bằng, cho ở
lại theo việc quân. Rồi Thế Tổ lập tức
dẫn tùy tùng lành sang ñảo Thổ chu,
truyền lệnh cho các tướng chia
ñường tiến ñánh Tây sơn.
Sau khi chưởng cơ Hồ Văn Lân ñánh thắng quân Tây sơn ở Tân
châu, ñiều bát của Tây sơn là Nguyễn Kế Diệm lui chạy.
Quân Nam lại tiến ñến Cần thơ ñánh bại quân của lưu thủ Nguyễn Hóa ñoạt ñược
mười ba chiếc hỏa thuyền. Tiền quân Lê Văn Quân thu thập binh lính Tây sơn ñầu
hàng ñóng giữ sông Tân
hòa. Chưởng cơ Tôn Thất Hội cũng thu thập tướng sĩ mới theo ñóng giữ ở
lũy Giồng Sao (Tinh phụ bảo). Quân Tây
sơn kéo ñến vây lũy. Hồ Văn Lân ñưa quân bộ
thuộc ñến trợ chiến. Hội nghe tin có viện binh liền xông phá vòng vây
chạy về sông T6an hoà cùng hội binh với
Lê Văn Quân. Phò mã Tây sơn Trương Văn ða dẫn quân ñuổi ñánh. Các tướng thua
chạy, Quân trốn thoát chạy sang Xiêm. Lân cùng bọn cai cơ Hồ Văn Trương, Nguyễn
Văn Biên cũng theo ñường qua Lư Việt (Lò vẹt?) chạy sang Xiêm.
Thế Tổ ở ñảo Thổ chu nghe báo thất lợi, muốn tìm cách cầu viện trợ
của nước ngoài. Nghe tin Bá ða Lộc hiện ñang ở Chân bôn bên nước Xiêm, Thế Tổ
bèn sai người ñi gọi.
Bá Đa Lộc là giám mục người nước Phú Lăng Sa (Pháp) ñến miền Gia
ñịnh, Chân lạp bí mật truyền ñạo Gia tô. Biết tin Thế Tổ lên ngôi chúa, Bá ða
Lộc tìm ñến yết kiến xin giúp sức, ñược
Thế Tổ thu nạp. Sau ñó quân Tây sơn vào ñánh, Thế Tổ phải chạy lánh ra ngoài,
quốc mẫu và cung quyến lánh sang Chân lạp. Biết người Chân lạp mưu phản, Bá ða Lộc dẫn thuộc hạ hộ vệ quốc mẫu và cung
quyến trở về Ba giồng gặp lại Thế Tổ. Sau dó nữa Thế Tổ lại phải di
chuyển lánh nạn ñến các ñảo ở ngoài khơi. Từ ñó Bá ða Lộc xin ñược trở về Gia
ñịnh chiêu mộ hào mục ñịa phương, rồi tiện ñường sang Xiêm ñể tìm xin cứu viện.
Bây giờ ñược Thế Tổ cho gọi, Bá ða Lộc liền lên ñường tìm ñến hành tại.
Thế Tổ bảo Lộc:
- Nay chưa dẹp được Tây sơn, khanh có thể giúp ta làm sứ giả sang
nước ðại Tây xin quân cứu viện không?
Bá Đa Lộc nhận lời xin đi, hỏi lấy gì để làm tin. Bấy giờ hoàng tử
Cảnh mới bốn tuổi, Thế Tổ sai bọn Phạm Văn Nhơn, Trần Văn Học, Nguyễn Văn Liêm,
Hoàng Tiến Cẩn cùng với Bá ða Lộc hộ vệ hoàng tử Cảnh sang nước Pháp.
Phạm Văn Nhơn người huyện Tống sơn, nhập cư ở Thừa thiên. Thời Võ
vương, Nhơn giữ chức cai ñội. Khi ðịnh vương vào Nam, Nhơn bị ñạn súng bắn bị thương ở chân không ñi theo ñược; ñến
khi Thế Tổ nhiếp chính, Nhơn mới bí mật
trốn vào ñến Gia ñịnh, ñược thăng chức Phó Vệ uý. Khi quân Tây sơn vào ñánh Giá ñịnh, Nhơn theo hộ vệ
Thế Tổ lánh ra ñảo Phú quốc. Khi Thế Tổ vào Long xuyên, nghe có quân quân ñịch
ở Hòn Khoai, Nhơn cùng với Ngô Công Quỹ chèo thuyền thoi ñi trước ñể trinh
thám.
Trần Văn Học người huyện Bình dương, trấn Gia ñịnh, theo Bá ða Lộc ñến yết kiến Thế Tổ, gặp lúc quân Nam bị Tây sơn
vây ñánh, Học cùng Bá ða Lộc hộ vệ quốc
mẫu và cung quyến lui về lánh ở Long úc, rồi giả mạo chiếu lệnh bắt người Chân lạp phải hộ tống ñến Cần thơ.
Nguyễn Văn Liêm cũng người huyện Bình dương, còn Hoàng Tiến Cẩn
người huyện Phong lộc, phủ Quảng bình.
Sau khi hoàng tử Cảnh ñã lên thuyền sang Pháp (bấy giờ là ngày
25-11-1784, Giáp Thìn), có tướng nước Xiêm ñem quốc thư của vua nước ấy cùng
biểu tâu của Vũ Văn Tiếp mời Thế Tổ sang Xiêm. Trước ñó, sau lần thua trận ở
lũy Ngư giác, Vũ Văn Tiếp cùng Phạm Văn Sĩ theo ñường bộ chạy sang Ai Lao, rồi
từ Ai Lao chạy quan Chân lạp mà sang Xiêm.
Bọn Tiếp ñến triều ñình Xiêm rồi xin quân cứu viện. Vua Xiêm muốn cho nhưng còn do dự
chưa quyết, bảo bọn Tiếp theo ñường bộ trở về, sau ñó sai tướng là Thát Xỉ ða
ñem binh thuyền ñến Hà tiên ñón mời Thế Tổ sang Xiêm. Vũ Văn Tiếp viết biểu
tâu, rồi cho người của mình theo quân Xiêm về nước.
Nhận ñược biểu tâu của Vũ Văn Tiếp, Thế Tổ cả mừng, bèn ñi ngay ñến
Long xuyên ñể gặp tướng nước Xiêm. Bọn Thát Xỉ ða hết sức khuyên mời Thế Tổ
sang Xiêm. Thế Tổ nghe lời ñi theo. Thát Xỉ ða sai người về trước bào tin cho
vua Xiêm biết.
Vua Xiêm là Chất Tri nhận ñược tin báo Nguyễn vương nước Nam ñã
nhận lời đi Vọng các, bèn sai người ñuổi theo gọi bọn Vũ Văn Tiếp trở lại ñể
nghênh ñón Nguyễn chúa.
ðúng là:
Vượt gian hiểm cô thần lòng hướng chúa
Cứu lân bang Xiêm ñế muốn phù Nam.
Cứu lân bang Xiêm ñế muốn phù Nam.
Hồi thứ chín:
Trận Xoài mút, viên quân Xiêm đại bại
Đất Vọng thành, Nguyễn Thế Tổ nương thân
Lại nói Thế Tổ nghe lời mời
của Thát Xỉ ða, vượt biên giới sang Xiêm xin cứu viện, bèn sai người về an ủi quốc mẫu và
cung quyến, khuyên hãy tạm lánh ở ñảo Thổ chu.
Bấy giờ có viên nội thần là Lê Văn Duyệt (người huyện Chung nghĩa,
bẩm sinh ái nam ái nữ) bản tính mạnh tợn, giỏi võ nghệ, ñược chọn sung chức thái giám, rất quen thạo các việc trong cung phủ.
Duyệt thường cùng các tướng bàn luận
việc binh, ñược Thế Tổ khen có tài làm tướng. Trước khi ra ñi, Thế Tổ giao cho
Duyệt ở lại hộ vệ quốc mẫu.
Sắp ñặt xong công việc, ngày mồng Một tháng Hai năm Giáp Thìn
(1784), Thế Tổ xuống thuyền sang Xiêm.
Bề tôi theo hầu có bọn Tôn Thất Hội, Hồ Văn Vui, Trương Phúc Giáo, Nguyễn Văn
Tri, Lưu Văn Trung, Nguyễn Văn Huấn, Trần Văn Xạ, Nguyễn Văn Tồn, tất cả ba mươi người, ñem theo chừng vài
chục quân hộ vệ. Lại bộ Bạch Doãn Triều chèo thuyền ñuổi theo xin ñược ñi cùng,
Thế Tổ khuyên Triều tạm về ẩn lánh ở thôn dã. Doãn Triều khóc tâu:
Vì ñạo nghĩa quân thần, vua ñi ñâu, bề tôi xin ñi ñến ñó.
Doãn Triều cứ ñi theo, rồi vì sức yếu không chịu ñựng nổi, chết dọc
ñường. Thế Tổ khóc, cởi áo ngự ñắp thi hài, an táng cho Doãn Triều. Người đời
sau có câu ñối viếng Doãn Triều như sau:
Thiên vị tử anh hùng, khảng khái hữu tâm thôn Thái ðức ðịa phi tầm
cam tịnh, sinh bình vô mộng đáo Xiêm la
Dịch:
Trời không chết bậc anh hùng, khảng khái một lòng bình Thái đức
đất chẳng tìm nơi khô ráo bình sinh đưa mộng đến Xiêm la
Tháng ba, thuyền của Thế Tổ ñến thành Vọng các, vua Xiêm tiếp ñón
khoản
ñãi rất trọng thể. Thấy Thế Tổ buồn lòng về việc nước, vua Xiêm
nói:
- Vua nước Nam nản sợ rồi chăng? Thế Tổ ñáp:
- Vận nước ñang lúc lâm nguy, tôi dẫu bất tài cũng muốn một phen
báo thù rửa hận, dẫu chết cũng cam lòng, ñâu phải nản sợ!
Vua Xiêm tán thưởng câu nói ấy, nhân ñó hỏi tình hình trong nước ở
trong nước ta. Chưa dứt lời thấy Chu Văn Tiếp ở ngoài vào sụp quỳ, ôm ñầu gối
Thế Tổ mà khác như mưa. Vua Ciêm xúc ñộng, bảo các quan hầu cận:
- Vua nước Nam gặp bước gian nan, những lúc trèo núi vượt biển ñược
quỷ thần hiển linh phù hộ, trung thần nghĩa sĩ hết lòng phò tá, tuy là việc
người, nhưng bên trong cũng có ý trời. Xem như vậy thì biết Nguyễn triều ở nước
Nam sẽ có ngày khôi phục nghiệp trung hưng.
Rồi vua Xiêm tỏ ý sẵn lòng giúp binh cho Thế Tổ. ðệ nhị Quốc vương
nhân ñó cũng nhắc lại chuyện ngày trước
cùng Nguyễn Hữu Thụy giao ước khi có việc khẩn cấp thì ứng cứu lẫn nhau. Nay ñệ
nhị vương xin ñược ñem quân ñi ứng cứu, lại ñem mấy thứ bảo vật do Hữu Thụy
tặng cho mọi người xem ñể làm tin, rồi ñịnh ngày cất quân sang cứu viện Nam
triều.
Thế Tổ sai Vũ Văn Tiếp sửa sang thuyền tàu súng ñạn ñể sẵn sàng sai
phái, một mặt xin vau Xiêm ñịnh ngày cho xuất quân. Vừa lúc này có tin báo quân
nước Miến ñiện xâm phạm vùng biên giới. ðệ nhị vương phải ñích thân cầm quân ñi
ñánh. Vua Xiêm sai hai cháu của ðệ nhị vương là Chiêu Tăng, Chiêu Sương (1) dẫn ba vạn thủy binh và bà trăm chiến thuyền
hộ tống Thế Tổ về nước.
(1): Tăng và Sương: chưa rõ tên nguyên ngữ, còn chữ Chiêu là chữ
phiên âm từ Chao (hay Chạn) của tiếng Thái, tên trước của quý tộc (có lã là
tườc tiểu vương, tương ñương như tước hầu).
Thế Tổ cho Chu Văn Tiếp làm Bình Tây ðại ñô ñóc, ñược toàn quyền
ñiều khiển việc quân. Ngày Chính tháng Sáu, chiến thuyền xuất phát từ Vọng các,
theo ñường biển tiến vào cửa Bắc Nộm. ðánh lấy ñạo Kiên giang, tiến ñánh quân
Tây sơn của ñô ñốc Nguyễn Hóa ở Trấn Giang, tiến thẳng ñến Ba thắc, Trà ôn, Mâm
thít, Sa ñéc, chia quân ñóng giữ ñể nghe ngóng. Chẳng bao lâu các tướng ñều ñến
hành tại của Thế Tổ tâu rằng:
- Đại quân hộ tống vương thượng về nước ñã mấy ngày nay, nhưng chưa
thấy thần dân ñến tòng quân ứng nghĩa.
Trông cậy cả vào người Xiêm thì chưa biết thế nào.
Bấy giớ có viên cai ñội
Trịnh Ngọc Trí, người châu Minh linh, phủ Thừa
thiên nghe tin Thế Tổ vế nước bèn tìm ñến hành tại xin yết kiến. Thế Tổ
cho Ngọc Trí thăng chức cai cơ, sai ñi các nơi trong vùng quân Tây sơn chiếm
ñóng chiêu dụ các cựu thần cùng hào kiệt sĩ dân nổi dậy ứng nghĩa. Khi Ngọc Trí
ñến Vũng liêm, phó ñốc chiến của Tây sơn tên là Lý ñem cả quân bộ thuộc xin
hàng. Khi dẫn về dinh ñô ñốc, Lý nói với Chu Văn Tiếp:
- Chưởng tiền quân Tây sơn tên là Bảo hiện ñang chỉnh ñiểm
quân mã,
chẳng bao lâu sẽ ñem quân quyết ñánh một trận sống chết với tướng quân.
Nếu tướng quân chỉ trông cậy vào quân Xiêm chưa chắc giành ñược toàn thắng.
Sau ñó Chu Văn Tiếp dẫn thủy binh tiến ñánh quân Tây sơn ở sông Mân
thít. Chưởng cơ Bảo ra sức chống cự. Chu Văn Tiếp nhảy lên thuyền ñịch, bị quân
tây sơn ñâm trọng thương.
Thế Tổ phất cờ ra lệnh cho quân ñánh gấp vào, chém ñược chưởng cơ
Bảo. Quân Tây sơn bị giết tại trận rất nhiều. Phò mã Trương Văn ða liều chết
chạy về Long hồ. Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua ñời vì vết thương quá
nặng. Thế Tổ sai lấy chiến bào khâm liệm cho Văn Tiếp, an táng ở Hội an.
Thế Tổ thương tiếc Chu Văn Tiếp là bề tôi tin cậy, có nhiều công
giúp rập, bảo các tướng rằng:
- Trong vòng mười năm lại ñây, Tiếp với ta cùng chung hoạn nạn. Nay
giữa
ñường Tiếp bỏ ta mà ñi, chưa biết ai có thể thay ta nắm giữ việc
quân?
Các tướng ñều nói quan Tiền quân có thể ñảm ñương ñược chức trách
ấy.
Bầy giờ Lê Văn Quân giữ chức tiền quân, Thế Tổ bèn thăng Lê Văn
Quân giữ chức Khâm sai Bình tây ðại ñô ñốc, tước Dũng quận công. Sau khi nhận
chức thống lĩnh ñại quân, Lê Văn Quân
liền xuống lệnh tiến ñánh hai lũy Ba lai, Trà tân. Chưởng cơ ðặng Văn Lượng
chết tại trận. Lượng người luyện Kiến hòa phủ Định tường, theo Chu Văn Tiếp ứng
nghĩa, làm quan ñến chức cai cơ khâm sai thượng đạo, từng theo Thế Tổ sang Vọng
các.
Nghe tin ðặng Văn Lượng tử trận, Thế Tổ bảo Lê Văn Quân ñiều chỉnh
quân cơ ñể tránh gây thương vong cho tướng sĩ. Lại sai tham tướng là Mạc Tử Sinh
làm trấn thủ Trấn Giang, tham tán Nguyễn Thừa Diễn là trấn thủ Bình áo; sai tham
luận Nguyễn Văn Thành ñi Bát chiêm, Quang hóa thu thập tàn dư của quân
ðông sơn.
Mạc Tử Sinh là con Mạc Thiên Tứ, khi Thiên Tứ bị hại, Sinh và hai
em là Tuấn, Thiêm và các cháu của Thiên Tứ là Bách, Du, Tài, Thê ñều còn nhỏ ñược tha chết, chỉ bị ñầy ñi biên viễn. Chất
Tri lên ngôi vua Xiêm, cho ñem bọn Sinh về kinh nuôi dưỡng. Khi Thế Tổ sang
Vọng các, Sinh ñến yết kiến. Thế Tổ
thương xót xon cháu của công thần, cho Sinh
giữ chức tham tướng. Nguyễn Thừa Diễm, người huyện Hải lăng phủ Thừa
thiên, là con của cựu tham chính Nguyễn
Thừa Tự, từng giữ chức ký lục Bình
thuận. sau khi theo ðịnh vương vào Gia ñịnh, Diễn ñược trao chức tham tán.
Nguyễn Văn Thành là con Nguyễn Văn Chất, người xã Bác vọng huyện Triệu phong,
giỏi gvõ nghệ, theo cha vào ñội quân mộ nghĩa,
ñược ðịnh vương cho giữ chức cai ñội thuộc quyền của khán lý Kỷ. Kỷ tử
trận, Thành tập hợp binh dũng ñược hơn tám trăm người, theo ðỗ Thành Nhơn làm
tiên phong quân bộ. sau Thành theo Nguyễn Văn Hoằng ñi ñóng giữ các nơi ở
Trấn biên và Phan Rí. Thế Tổ sang Xiêm,
Thành không kịp ñi theo. Khi Thế Tổ theo quân Xiêm hộ tống trở về, Thành ñến
Trà tân xin yết kiến. Thế Tổ sai Thành ñi chiêu dụ ñảng ðông sơn là bọn ðặng
Triệu.
Bấy giờ Triệu giữ chức tổng nhung của Tây sơn, cùng phe cánh là
Chương Hùng, Chương Tuy ñóng giữ ở Bát chiên, Quang hóa. Thành ñến nơi,
khuyên Triệu giết bọn Hùng, Tuy rồi dẫn quân về theo Thế Tổ.
Thành trở về, Thế Tổ sai thành ñem tám ngàn quân theo quân Xiêm ñi
ñánh trận. Quân Xiêm tàn bạo, ñi ñến ñâu ñều cướp bóc bắt bới nên dân chúng ñều
ta thán oán ghét. Thế Tổ bảo các tướng:
- Quân Xiêm là quân bất trị. Lấy ñược Gia ñịnh mà mất hết dân tâm
tà cũng không nỡ làm. Huống chi Tây sơn sẽ cho quân tăng viện. Vậy các người
phải cẩn thận ñề phòng khỏi xẩy sự ñáng tiếc.
Quả ñúng như Thế Tổ nói: tướng trấn thủ của Tây sơn cấp cáo về
triều, Nguyễn Nhạc liền sai Nguyễn Huệ ñem ñại quân binh thuyền vào ứng cứu.
Huệ vào ñến nơi, giao chiến liền mấy
trận bị thất lợi, ñịnh rút quân về, không ngờ có kẻ phản thần là Lê Xuân Giác
bày ñặt mưu kế cho Huệ. Huệ mừng nói:
- Ông như người ñất Mân hiến kế sách, ta sẽ như Ngột Cầu, quyết
ñánh cho quân Gia ñịnh một phen tan tác.
Rồi Huệ cho quân thiện chiến mai phục ở sông Xoài mút, dụ cho quân
Xiêm tiến vào. Bọn Chiêu Tăng, Chiêu Sương không biết ñịa thế hiểm dễ ra sao,
nhân ñà thắng bèn cho quân tiến thẳng về Mỹ tho. Phục binh của Tây sơn, cả quân
thủy và quân bộ bất ngờ xông ra chặn ñánh. Quân Xiêm ñại bại. Chiêu Tăng, Chiêu
Sương chỉ thu thập ñược mấy ngàn tàn quân theo ñường núi Chân lạp chạy về nước.
Binh lính của Lê Văn Quân và các tướng khác cũng tan rã. Chưởng cơ Nguyễn Văn
Oai tử trận. Thế Tổ phải chạy về Trấn giang (1) chỉ có bọn hộ bộ Trần Phước
Giai, cai cơ Nguyễn Văn Bình, thái giám Lê Văn Duyệt v.v... hơn chục người theo
hộ vệ; trong lúc ñi ñường hết sạch cả lương ăn, may gặp người dân mang cơm ñến
dâng.
Thế Tổ cùng các bề tôi tùy tùng chạy ñến Rạch giá thì bị chưởng cơ
Trân của quân Tây sơn bắt ñược, giam giữ ở trên thuyền. Tân nghĩ ñến cha ông
ñời trước chịu ơn Nam triều, ñêm ấy nhân lúc quân lính ngủ say, chưởng cơ Trân
bèn cởi trói rồi ñưa Thế Tổ và những
người tùy tùng lên bờ.
Thế Tổ phải ñi bộ từ Vân Dã ñã mỏi mệt, lại thấy có quân Tây sơn
ñuổi theo rất gấp. Cai ñội Nguyễn Văn Trị phải cõng Thế Tổ chạy về sông Thi
giang, may gặp Mạc Tử Sinh ñem thuyền ñến ñón. Thế Tổ bèn sai Tử Sinh và cai cơ
Trung sang báo tin với vua Xiêm.
Bọn Mạc Tử Sinh và cai cơ Trung ñi rồi thì Nguyễn Văn Thành cùng
với Tôn Thất Huy, Tôn Thất Hội dẫn tàn quân năm, sáu chục người tìm ñến hành
tại. Thế Tổ bèn ñưa tất cả lánh ra ñảo Thổ Chu. Quân Tây sơn ñuổi theo rất gấp,
Thế Tổ phải cho thuyền ghé vào lánh ở ñảo Cổ Cốt, vừa may gặp ñược cai cơ Trung
từ Xiêm ñem thuyền ñến ñón. Thế Tổ lại một lần nữa sang Xiêm.
Lại nói chuyện Thế Tổ sang Xiêm lánh nạn lần này, tùy tùng ñi theo
có thiếu phó Tôn Thất Huy, chưởng cơ Tôn Thất Hội, Hoàng Tiến Cảnh, phó trung
quân Nguyễn Văn Thành, cai cơ Trương Phúc Dĩnh, Nguyễn Văn ðịnh, Nguyễn Văn
Bình, Mai ðức Nghị, Nguyễn văn Thụy, Trương Phúc Tân, Tống Phước Ngoạn, Nguyễn
Văn Nhàn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Long, Vũ Văn Chính, Trương Phước Tuấn, cai
ñội Nguyễn Văn Hựu, Tô Văn ðoài, Nguyễn Văn Mẫn, Lê Văn Luật, Nguyễn Văn Dực,
Tống Viết Phước, Mai Tiến Vạn, Trương Phúc Giáo, Tôn Thọ Vinh, Nguyễn Vĩnh Thị,
Nguyễn Tần, Lê Thượng, hộ bộ Trần Phước Giai, tri bạ Phan Thiên Phước, tham mưu Ngô Hữu Hựu, lưu thủ Nguyễn ðăng
chiêu, Đoàn Văn Khoa, thái giám Lê Văn Duyệt, ñôi trưởng Hồ Văn Vui, Nguyễn
văn Lợi, Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Văn
Bánh v.v..., tất cả hơn hai trăm người. ðến tháng Tư năm Ất Tỵ (1785) ñến Vọng
các. Vua Xiêm hỏi tình hình thua trận ra
sao. Thế Tổ ñáp:
- Quý Quốc vương nghĩ tình lân bang giao hảo cho quân sang giúp,
nhưng vì tướng tá kiêu căng, quân lính thì tham bạo nên mới ñến nỗi thất bại
như thế.
Vua Xiêm tức giận nói:
- Bọn chó má chỉ khôn nhà dại chợ! ðể thua trận lần này làm cho Tây
sơn coi thường nước Xiêm ta.
Vua Xiêm ñịnh hạ lệnh chém ñầu bọn Tăng, Sương, Thế Tổ lựa lời
khuyên
giải:
- Hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương cố nhiên là ñắc tội. Nhưng có
lẽ ý trời muốn bắt phải chờ thời. Xin Quý Quốc vương hãy tạm tha tội chết cho
hai tướng.
Vua Xiêm mời Thế Tổ ở lại ñất Xiêm. Thế Tổ nghĩ thế lực Tây sơn
ñang lúc lớn mạnh, chưa có thời cơ thuận lợi dấy quân khôi phục, bèn ở lại ñất
Long khâu, sai người về ñảo Thổ chu ñón quốc mẫu và cung quyến ñến hành tại ở
Xiêm.
Lúc trước Thế Tổ từ Xiêm về ñón quốc mẫu và cung quyến ñến ở Khe
lạp. Khi lên ñường sang Xiêm lần thứ
hai, Thế Tổ sai Ngô Công Quý ñưa quốc mẫu và cung quyến dời ñến ñảo Thổ chu.
Quý người huyện Long xuyên là người thành thực, chất phác, sức vóc hơn người.
Khi Thế Tổ lánh ra ñảo Phú quốc, Quý bưng
ấn quốc bảo ñi theo, sau ñó bị lạc. Khi Thế Tổ trở lại Sài gòn, Quý từ
Long hồ về, mang ấn quốc bảo ñến dâng nộp. ðến ñây Quý vâng mệnh hộ vệ
quốc mẫu
ñi Long khâu. Quốc mẫu nghĩ Thế
Tổ vì việc nước mà phải lánh sang Xiêm, tình thế chưa thuận tiện nên còn chần
chờ chưa muốn ñi. Công Quý nói:
- Thần vâng mệnh hộ vệ quốc mẫu, nếu chậm trễ thần bị mắc tội.
Nói xong Công Quý thúc giục vợ con thu xếp ñi ngay theo quốc mẫu và
cung quyến. Quý ñưa quốc mẫu theo ñường núi mà ñi. Một hôm nghe trong núi có
tiếng người. Quý trèo lên cây xem xét, thấy quân Xiêm kéo nhau ñi lùng sục bắt
người. Quý cả sợ, bỏ vợ con, vội ñưa quốc mẫu và cung quyến chạy ra phía bờ
biển. Thấy một chiếc thuyền con ñỗ trên bờ biển, Quý bèn ñưa mọi người lên
thuyền ra ñảo Thổ chu. Nay Quý lại vâng mệnh ñón quốc mẫu và cung quyến ñi Long
khâu.
Quý về ñến hành tại, vấn an xong, Thế Tổ hỏi Quý có nghe ngóng ñược
tình hình quân Tây sơn không? Quý nói:
- Nguyễn Huệ ñã ñem quân về Quy nhơn, chỉ ñể ñô úy ðặng Văn Chấn ở
lại làm trấn thủ Gia ñịnh, ñốc thúc quân lính ñắp lũy ñóng trại. Tướng sĩ xôn
xao bàn tán có ý dao ñộng. Xin chúa thượng triệu Lê Văn Quân và các tướng ñến
bàn ñịnh mưu kế khôi phục. Nếu không tính gấp, ñến khi vua Xiêm nghe lời
Tây sơn xúc xiểm thì kế sách của ta lại
thêm khó.
Thế Tổ cho là phải, sai người ñưa thư gọi bọn Lê Văn Quân. Ít lâu
sau, Lê Văn Quân dẫn bộ thuộc hơn sáu
trăm người ñến yết kiến. Các tướng khác cũng lục tục về ñến hành tại. Thế Tổ
sai chia quân ñi làm ruộng ñồn ñiền ñể có lương ăn. Lại sai Nguyễn ðăng Chiêu, Lê Thượng, Nguyễn
Tần dẫn mười chiến thuyền bí mật về Long
xuyên do thám tình hình quân Tây sơn. Thuyền của bọn ðăng Chiêu ñến ðại ñồng
(tên ñất, ở bờ biển nước Xiêm) thì gặp thuyền của Dương Công Trừng. Công Trừng
sau khi thua trận ở Bế Nghé bị Tây sơn bắt. Nghe tin Thế Tổ ở Vọng các, Công
Trừng nhân lúc quân Tây sơn sơ hở dẫn bọn Nguyễn văn Nhân ñoạt lấy ba chiến
thuyền chèo ra biển; ñến ngoài khơi ðại ñồng thì gặp thuyền của Lê Thượng,
Nguyễn Tần.
Lê Thượng bảo Tường:
- Chúa thượng sai chúng tôi chia nhau vào các ñảo ñể dò la tin tức
rồi sau mới tính kế.
Công Trừng ñáp:
- Bọn ta nên nhân lúc ñịch sơ hở, bất ngờ ñánh vào Long xuyên, ñóng
giữ ở ñó
ñể kêu gọi dân chúng ứng nghĩa, chiêu tập quân sĩ cũ hiện ẩn lánh các
nơi về Long xuyên mưu tính việc sau.
Bọn Lê Thượng cho là phải,
bèn hợp binh ñưa thuyền cập bến ñánh úp ñồn lũy quân Tây sơn ở Long xuyên, bắt sống ñược
viên binh nhung của Tây sơn tên là Trực. Bọn Lê Thượng ñóng quân ở xã Ông ðiền,
sai Nguyễn Văn Nhơn và Tống Văn Khương áp giải tù binh về dâng ở hành tại.
Thế Tổ nói:
- Long xuyên là nơi trọng yếu của trấn Gia ñịnh, Tây sơn tất sẽ
cho quân ñến ñánh chiếm lại. Hơn nữa ñất
Ông ðiền ở miền ven biển, không tiện ñường thủy lực. Quân cô thế yếu mà ñóng ở
ñấy, quân ñịch ñến ñánh thì làm sao mà ứng
phó ñược?
Rồi Thế Tổ sai Văn Nhơn ruổi ngưa báo cho các tướng ñem thuyền ra
hải ñảo ñể trù liệu cử sự về sau. Phan văn Nhơn chưa kịp tới nơi thì tướng Tây
sơn là thái bảo Tham ñã dẫn quân từ Sài gòn ñến ñánh. Lê Thượng, Nguyễn Thái
ñều tử trận. Dương Công Trừng lại bị quân Tây sơn bắt. Nguyễn ðăng Chiêu ñoạt
ñược chiếc thuyền con chèo trở lại ñất Xiêm ñể báo tin.
Thế Tổ nói:
- Các tướng không am hiểu binh pháp nên mới bị thua như thế.
Thái bảo Tham bắt sống ñược Dương Công Trừng, kể tội Trừng là phản
tặc.
Trừng ñáp:
- Ta đầu hàng các ngươi chỉ là trá hàng, bỏ các ngươi mà ñi chính
là ñạo nghĩa.
Chúa Nam triều ta còn ñó, không có lý nào ta lại hàng phục các
ngươi.
Tham sai giết Trừng, Trừng lớn tiếng mắng chủi Nguyễn Nhạc rồi vươn
ñầu chịu chết. Tham tâu lên Nguyễn Nhạc biết việc ấy, Nhạc nói:
- Được làm vua, thua làm giặc. Ta là người chiến thắng thì ngồi
ngôi vua, không hiểu sao dân Nam nhiều kẻ vẫn bảo ta ta là giặc? Trừng bại trận
mà còn xấc ngạo chửi bới, giết ñi là phải!
Người ñời sau ñọc truyện Dương Công Trừng có làm câu ñối viếng:
Quân quốc sự mạ ñắc thành, Trương Thư Dương tảo khế Thường Sơn cửu
quận hiến ðường thiên tử, Cổ kim nhân khiếu bất trụ, Hô Diên Chước tằng vi Thủy Bạc ñầu lĩnh
chiến Tống tướng quân.
Dịch:
Vì việc nước mắng địch quân, Trương Thư Dương sớm đem chín quận
Thường sơn dâng ðường thiên tử,
Nhớ người xưa nhắc tích cũ, Hô Diên Chước từng làm đầu lĩnh Thủy
Bạc đánh Tống tướng quân.
Văn Nhơn dò biết việc Dương Công Trừng bị giết, trở về tâu báo. Thế
Tổ vô cùng thương tiếc.
Bấy giờ vua Xiêm cho người mời Thế Tổ ñến bàn bạc việc biên giới.
Có tin quân Miến ñiện chia ba ñường kéo sang Xiêm xâm chiếm miền Sài Nặc, vua
Xiêm ñích thân cầm quân ñi ñánh. Trước khi lên ñường, vua Xiêm cho người mời
Thế Tổ ñến ñể nhờ giúp mưu kế. Thế Tổ
ñáp:
- Quân Miến từ xa ñến, ñánh nhanh thì có lợi.
Vua Xiêm liền cho lệnh tiến quân. Thế Tổ cũng tự mình cầm quân
ñi trợ chiến. Thế Tổ sai Lê Văn Quân,
Nguyễn Văn Thành ñem quân ñi tiền ñạo. Gặp quân Miến, quân Thế Tổ dùng ống phun
lửa tiến ñánh. Quân Miến kinh sợ bỏ chạy, quân Thế Tổ bắt sống hơn năm trăm tù
binh cùng nhiều khí giới ñạn dược.
Sau ñó ít lâu, Xiêm bị quân Chà và sang xâm chiếm. Vua Xiêm lại mời
Thế Tổ ñem quân ñi ñánh. Thế Tổ sai Lê
Văn Quân chỉ huy thủy binh, cùng với ðệ
Nhị vương nước Xiêm ñi chặn ñịch. Quân Chà và bịthua phải rút về. Từ ñó
vua Xiêm kính phục mưu lược của Thế Tổ và tài tướng của Lê Văn Quân, muốn giữ
Thế Tổ và các tướng tùy tùng ở lại ñể giúp thêm lực lượng cho quân Xiêm. Lê văn
Quân dò biết ý, bảo thuộc hạ: “Rồng ñến nhà tôm, trổ chút sấm sét ñể tỏ uy
thần, hóa ra lại bị bọn họ lợi dụng”. Rồi Văn Quân tâu với Thế Tổ xin bí mật
trù tính việc về nước.
Thế Tổ sai bọn Hoàng Tiến Cảnh, Nguyễn Văn Nhàn, Vũ Di Nguy, Trương
Phúc Dĩnh ñem quân vào núi Giang Khảm ñóng mười chiến thuyền. Lại sai mưu sĩ
Gián trở về Gia ñịnh chiêu mộ quân nghĩa dũng rồi ra Quy nhơn dò xét tình hình
quân Tây sơn tâu báo cho Thế Tổ. ðúng vào dịp ñó có tin báo: quân Tây sơn do
Nguyễn Huệ chỉ huy tiến ñánh kinh ñô cũ của Nam triều ở Phú xuân.
ðúng là:
Rời đất Ngu, đế tử về Lâm ấp
Quấy trời Hán, công tôn chiếm Thục đô.
Hồi thứ mười:
Về nước cũ, Phước Đạm bày mưu
Dấy quân uy, ba quân báo tiệp
Lại nói kinh ñô Phú xuân là ñất
căn bản của Nguyễn triều lúc trước chúa
Trịnh cho quân vào xâm chiếm rồi ñặt Hoàng Ngũ Phúc ở lại ñóng giữ. Phúc
chết, Bùi Thế ðạt thay làm trấn thủ. ðạt về bắc, Tạo quận công Phạm Ngô Cầu
thay ðạt làm trấn thủ. Quân Tây sơn nhiều phen nhòm ngó Phú xuân, nhưng còn
nghe ngóng chưa dám quyết. Gặp khi Phạm
Ngô cầu sai thuộc hạ là Nguyễn Phu Như vào do thám ở vùng Tây sơn, không ngờ
Phu Như quen biết Nguyễn Hữu Chỉnh. Phu Như nói vớu Chỉnh tình hình Thận hóa có
thể ñánh lấy ñược. Chỉnh nói lại chuyện ấy với Nguyễn Nhạc. Nhạc bèn sai Nguyễn
Huệ làm Tiết chế thủy bộ chư quân, con rể là Vũ Văn Nhậm làm tả quân, Hữu Chỉnh
làm hữu quân, sai Nguyễn Lữ ñốc suất thủy quân tiếp tiến theo sau. Quân Nguyễn
Huệ vây ñánh Phú xuân, phó tướng Hoàng ðình Thể ñem quân ra ngoài thành nghênh
chiến. Thể cùng với hai con và tì tướng Võ Tá Kiên ñều tử trận. ðốc thị Nguyễn
Trọng Dương chết trong ñám loạn quân,
Phạm Ngô Cầu tự trói ra hàng, bèn bị Tây sơn giết.
Chiếm ñược Thuận hóa, Hữu Chỉnh muốn thừa cơ ñem quân ra ðàng Ngoài
diệt họ Trịnh. Chỉnh bèn vào trong trướng dâng mưu với Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ ñể anh là Nguyễn Lữ ở lại giữ thành Phú
xuân, rồi tự mình cùng với Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn quân thủy bộ tiến thẳng ra
Thăng long. Quân bộ của Hoàng Phùng Cơ, quân thủy của ðinh Tích Nhưỡng ñều tan
rã bỏ chạy. ðoan Nam vương Trịnh
Khải ñích thân ñem quân ñến bến Long tân chống cự với quân Nguyễn
Huệ. Trịnh Khải thua trận lui chạy về Sơn tây rồi bị người dân là Nguyễn Trang
lừa bắt ñược, áp giải ñi nộp cho quân Tây sơn. Dọc ñường Khải tự ñâm cổ mà
chết.
Hữu Chỉnh dặn Nguyễn Huệ lấy việc tôn phò nhà Lê làm danh nghĩa.
Bấy giờ vua Hiến Tông nhà Lê ñau ốm, bệnh tình ngày càng nặng. Nguyễn Huệ gặng
ép vua làm lễ thiết triều, tự mình ñem
sổ ghi hộ tịch binh dân vào dâng. Vua Hiển Tông phong cho Huệ tước Uy quốc
công, gả con gái là công chúa Ngọc hân cho Huệ.
Sau khi vua Hiển Tông băng hà, Nguyễn Huệ lập cháu trưởng của vua
Hiển Tông là Duy Kỳ nối ngôi. Nghe tin Huệ lấy ñược Bắc hà, Nguyễn Nhạc ngờ Huệ
phản mình, bèn dẫn quân tùy tòng lên ñường ñi gấp ra kinh ñô nhà Lê, rồi
kèm luôn cả Nguyễn Huệ và các tướng sĩ
dưới quyền của Huệ trở về Nam.
Bấy giờ Thế Tổ ở Vọng các, nghe báo cáo các việc ở trong nước bèn
bảo các tướng:
- Tây sơn ñã chiếm ñược cả nước Nam, Nguyễn triều ta không còn một
tấc ñất. Hoàng truởng tử Cảnh ñi Tây dương xin viện binh chưa về. Như thế chưa
biết làm thế nào ñể khôi phục cơ nghiệp cũ?
ðang lúc bàn ñịnh có bọn Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm, Trần Văn
Học ñem biểu văn về tâu với Thế Tổ việc Hoàng tử Cảnh ñến Tiểu Tây (Ấn
ñộ) vào mùa xuân năm Ất Tỵ (1785), gặp
lúc nước ðại Tây (Pháp) có nội biến, phải dừng nghỉ ở thành Phông ti thê ña
(1). Phạm Văn Nhơn bàn nên cầu viện nước Hồng Mao (Anh), Bá ña lộc nói người
Hồng Mao gian xảo, không bằng cầu viện nước Bút tu kê (Bồ ñào nha) nhu thuận
hơn. Rồi ñó Bá ña lộc cùng bọn Phạm Văn Nhơn cùng thảo quốc thư cầu viện nước
Bút tu kê. Mùa hè năm nay người nước Tiểu Tây ñã thu xếp tàu thuyền ñể ñưa
hoàng trưởng tử sang nước ðại Tây. Bọn Nhơn vội về tâu ñể Thế Tổ biết.
(1): Phông ti thê ña: tức Pondichéry, thuộc ñịa của Pháp ở Ấn ñộ.
Thế Tổ nói:
Gần ñây ta có ủy cho người Hi pha nho (Tây ban nha) là Da ñố bi ma
nộ y ñi thuyền biển sang Lữ tống (2) ñể xin giúp binh, không may gặp binh
thuyền Tây sơn, Da ñố bi ma nô y (3) bị giết. Ta vì thế rất lo ngại. Nay tiếp
ñược tin báo, rất mừng là con ta ñược bình yên vô sự.
2: tức ñảo Luxon thuộc Phi líp pin 3: tức Antonio Vencente de Rosa
Thế Tổ an ủi bọn Văn Nhơn vì việc nước mà phải chịu long ñong vất
vả, rồi lưu Văn ở lại, còn Trần Văn Học tiếp tục theo thuyền ñi Tây dương.
Ít lâu sau, vua nước Bút Tu Kê (Bồ ñào nha) sai tướng An tôn lỗi
(4) ñem quốc thư ñến. Trong thư nói nước
Bút Tu Kê ñã sửa soạn sẵn năm sáu chục chiến thuyền, ñang ñậu ở hải cảng Goa
(5). An Tôn Lỗi cũng dâng lễ vật cho vua Xiêm
ñể xin ñón vua Nguyễn triều nước Nam sang nước ấy.. Vua Xiêm tỏ ý không
bằng lòng. Thế Tổ thấy vậy ñành phải bảo bọn An Tôn Lỗi trở về, sai Hộ Bộ
Trần Phước Giai ñáp thuyền của người Ma cao sang Goa ñể ñáp tạ. Sau khi
Phước Giai cùng bọn An Tôn Lỗi ñã ra ñi, quân hầu của Thế Tổ vào báo có giám
quân Tống Phước ðạm ñến. Thế là cầu viện người Tây dương chưa ñược việc gì mà
bề tôi nước Nam ñã có người lập công
rồi.
(4): tức Antonio Vencente de Rosa
(5): Goa: thuộc địa của Bồ ñào nha ở Ấn ñộ.
Phước ðạm từ sau khi thua trận ở Bồ ñề lén tìm ñường về kinh ñô Phú
xuân nên biết rõ tình hình bên Tây sơn. Nghe tin Thế Tổ sang Xiêm, Tống Phước
ðạm cùng thị giảng Nguyễn ðô, cai cơ Tống Phước Ngọc, cai bạ Nguyễn Văn Thiêm
vượt biển theo sang. Không may gặp gió bão, thuyền của bọn Phước ðạm dạt vào bờ
biển Miến ñiện. Người Miến ñiện vốn có hận thù lâu ñời với người Xiêm, ngờ bọn
ðạm là gián ñiệp của Xiêm. Bọn Phước ðạm bị bắt giam hơn một tháng. Sau nhân
gặp một người nước Thanh (Trung quốc) cư ngụ ở Miến ñiện, Phước ðạm dùng cách
bút ñàm, nhờ người ấy nói giúp, nhờ thế ñược tha. Bọn Phước ðạm liền ñi sang
Xiêm, tìm ñến hành tại xin yết kiến.
Thế Tổ hỏi tình hình quân Tây sơn thế nào, Phước ðạm ñáp:
- Nguyễn Nhạc từ Thăng long trở về phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc
Bình vương, trấn thủ Phú xuân, còn mình dẫn tùy tòng về Quy nhơn. Nhạc hỏi những báu vật vàng bạc ñoạt ñược ở phủ chúa
Trịnh, Huệ từ chối không nộp. Huệ muốn kiêm quản cả ñất Quảng nam, nhưng Nhạc
không cho. Huệ bèn phát hịch kể tội Nhạc, rồi ñem quân vào vây thành Quy nhơn.
Nhạc ñóng cửa thành cố thủ. Phe cánh của Nhạc là ðặng Văn Trấn ñể tham ñốc Trần
tú ở lại giữ thành Gia ñịnh rồi ñem quân về cứu viện,
nhưng khi ñến Phú yên bị quân Huệ bắt. Nhạc ñứng trên mặt thành khóc gọi Huệ,
rồi anh em cùng hòa giải, nhưng thực lòng vẫn thù oán nhau. Hiện nay thành Gia
ñịnh quân ñơn thế yếu, là cơ hội tốt cho
công cuộc phục hưng của Nam triều.
Lê Văn Quân nói:
- Người Biên hòa là Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Tuyết dấy quân
chống Tây sơn. Tham ñốc quân Tây sơn là Trần Hiếu Liêm giết Văn Tuyết, ñuổi Văn
Nghĩa. Người phiên trấn là Lê Công Trấn, Phạm Văn Khánh cùng với y sư Gia ñịnh
là ðỗ Phước Thận tập hợp binh chúng mưu ñánh úp ñồn Bến Nghé, ñều bị tham ñốc
Nguyễn Tú bắt giết. Như vậy thế lực Tây sơn ở Gia ñịnh cũng chưa hẳn là yếu.
Gần ñây cai cơ Phạm Văn Châu ñi do thám ở Hà tiên trở về nói là Nhạc phong cho
Nguyễn Lữ làm ðông ðịnh vương trấn thủ Gia ñịnh, thái bảo Phạm Văn Tham là phó.
Tham là bề tôi tâm phúc của Nhạc, ta không nên xem thường hắn.
Phước ðạm nói:
- Tướng của Tây sơn chỉ có Nguyễn Huệ là tài giỏi. Nay Huệ ñóng
quân ở ngoài ñèo Hải văn, ñang muốn thôn tính Bắc hà, chưa rỗi ñể mắt ñến phía
Nam. Nhạc chiếm từ Quảng ngãi trở vào Nam, ñất hẹp dân thưa, ñịa thế ở vào vùng
giữa, khó xoay trở, dễ lâm vào thế mắc kẹt. Lữ là người kém thế nhất trong ba anh
em Tây sơn. Nếu thành Gia ñịnh bị vây, không có quân cứu viện, Lữ ắt
không chống cự nổi, dẫu Tham, Tú cứng mạnh ñến ñâu cũng có thể bức hang ñược.
Nay chúa thượng nấn ná ở ñất Xiêm ñể trông chờ quân cứu viện, nhưng
người Xiêm từ sau phen thất bại năm Giáp Thìn (1784), trong lòng vẫn sợ Tây
sơn như sợ cọp. Gần ñây nghe nói Nguyễn
Huệ ñã sai người sang giao hảo với Xiêm, xem ra người Xiêm chẳng phải là không
có ý tứ gì khác. Nếu ta vẫn dựa cậy vào họ thì chẳng những vô ích, mà nấn ná
lâu không khỏi mắc vào tròng bọn họ.
Thần tâu trình việc quân cơ như trên, thực có ý muốn hỗ giá chúa thượng trở về
Gia ñịnh ñể mưu tính dựng lại cơ ñồ, rồi từ ñó sẽ tùy cơ mà mưu tính. Như thế
cuộc trung hưng có thể trông mong ñược.
Lê Văn Quân và các tướng ñều nhận lời bàn của Tống Phước ðạm là
ñúng.
Các tướng bèn xin Thế Tổ cho bàn ñịnh kế hoạch trở về nước.
Lại nói Thế Tổ từ ngày sang lánh nạn ở ñất Long Khâu nước Xiêm thấm
thoát ñã ba năm, một lòng mong chờ vua Xiêm cho viện binh. Nguyễn Văn Thành
từng tâu với Thế Tổ rằng mượn binh lực của Xiêm ñến khi thành công tất phải
sinh ñiều lo nghĩ. Tôn Thất Hội cũng nói người Xiêm bị Tây sơn cho một vố hoảng
hồn, tất không dám sang Gia ñịnh nữa.
Thế Tổ trong bao năm vận hành then máy thần thông, nhưng chưa gặp
dịp. Nhân lời tâu của Tống Phước ðạm, bèn cùng ðạm sắp ñặt mưu kế bí mật về
nước. Trước hết sai Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Liêm trở về Hà Tiên dò xét
tình hình quân Tây Sơn, Phạm Văn Nhơn về Hòn Tre sửa sang thuyền bè ñợi sẵn.
Sai tiền thủy Dĩnh, cai cơ Ngoạn ñi mua thóc, nói là sắm thóc giống là ruộng
cấy ở trong núi, sai cai cơ Trung ñến dinh của Phi Nhã Phạt Lăng gửi thư lên
vua Xiêm xin cho phép trở thóc giống về làm ruộng ở Hòn Tre, thực ra là ñể trữ
sẵn lương thực. Ngày Bính Dần tháng Bảy năm ðinh Mùi (1787), Thế Tổ cho chuyển
thóc xuống các thuyền, ñể bức thư tạ ơn lại trong doanh trại, rồi ñưa Quốc Mẫu
và cung quyến xuống thuyền, nhân ñêm khuya cho chèo thuyền ra cửa Bắc mà về
nước. Sáng hôm sau ðệ Nhị vương biết tin liền sai chèo thuyền nhẹ ñuổi theo
nhưng không gặp, ñành phải quay về.
Thế Tổ cho truyền cặp bến ở Hòn Tre. Trong khi ñi ñường gặp thuyền
buôn của người Xiêm, cai cơ giết chủ thuyền ñoạt lấy của cải. Thế Tổ lo vua vua
Xiêm cho là cố ý gây hấn, bèn ra lệnh xử chém cai cơ Trung, chặt thủ cấp gửi
ñến tạ lỗi với vua Xiêm.Khi thuyền của Thế Tổ vào vùng biển Hà Tiên, ñến ñảo Cổ
Cốt thì gặp bọn Hà Hỉ Văn ñem binh thuyền ñến quy phục.
Hà Hỉ Văn là người của ñảng Bạch Liên Giáo ở Tứ Xuyên nước Thanh,
xưng hiệu là Thiên ñịa hội nổi lên cướp phá vùng ven biển Quảng ñông, Phúc
kiến. Khi còn ở Xiêm, Thế Tổ từng sai Nguyễn ðại Nguyên, Nguyễn Văn Thành ñến
dụ hàng. Hỉ Văn vượt biển ñến yết kiến
xin quy phục, ñược Thế Tổ vỗ về chiêu dụ.
ðến nay Hỉ Văn cho thuộc hạ là bọn Lương Văn Anh, Chu
ðạt Quyền ñến làm con tin. Thế Tổ cho Hỉ Văn giữ chức
Tuần hải ñồ doanh ñại tướng quân, bọn Văn, Anh, ðạt, Quyền cũng ñược trao chức
phó quân doanh.
Thuyền Thế Tổ ñến Long Xuyên, lại có Nguyễn Văn Trương mang bịnh
thuyền, bộ thuộc ñến quy phụ. Văn Trương người Lễ Dương tỉnh Quảng Nam, tài
năng mưu lược xuất chúng, theo Tây Sơn ñược giữ chức Chưởng cơ. Trong trận
Long xuyên, Thế Tổ thua trận phải chạy ñến Trà Sơn. Trương dẫn quân
ñuổi theo. Bỗng thấy trong núi ñang lúc không có gió bão mà cây to bật gốc ñổ
xuốn làm tắc ñường. Trương cho là Thế Tổ có thần linh phù hộ, bèn dẫn quân quay
trở lại ñóng giữ Long Xuyên, có ý chờ dịp ñể theo về với Nguyễn chúa. Sau khi ở
Xiêm về, Thế Tổ sai Nguyễn Văn Mẫn báo
tin cho Trương. Trương sai thuộc hạ là Hoàng Văn ðiểm ñến ñầu hàng, xin Thế Tổ
ñưa quân ñến giữ Long Xuyên ñể mưu tính
tiến thủ. Thế Tổ bèn ñi Long Xuyên. Khi tới nơi, Nguyễn Văn Trương dẫn
luôn ba trăm tinh binh và mười lăm chiến thuyền ra ngoài thành nghênh ñón. Thế
Tổ cho Trương giữ chức Khâm sai Chưởng cơ, quản tiền ñạo thủy binh. Tiếp ñó Thế
Tổ lấy Ngô Công Quý ñóng giữ Long xuyên,
sai Văn Trương dẫn quân tiến ñánh phá ñược lũy Trà Ôn. Nguyễn Văn Nghĩa nghe
tin quân chúa Nguyễn thắng trận bèn ñem quân tìm ñến hành tại yết kiến Thế Tổ.
Nghĩa ñược Thế Tổ trao chức chưởng cơ, sai ñem quân về ñánh quân Tây sơn ở Trấn
Biên.
Khi binh thuyền của Thế Tổ về ñến cửa Cần giờ, dân chúng nhiều nơi
tấp nập dựng cờ khởi nghĩa ñể hưởng ứng. Tin báo ñến Sài gòn, ðông
ðịnh vương Nguyễn Lữ lánh ra Giồng Lượng, sai quân lính
ñắp lũy ñóng giữ, ñể thái bảo Phạm Văn Tham ở lại cố thủ Sài gòn. Quân của
Tham tiến ñánh mấy lần không hạ ñược, chỉ ñoạt ñược chiếc thuyền Kim Bồng, thu
ñược một ñạo quan bằng, bắt ñược ái
thiếp của hộ ñốc Lý. Tống Phước ðạm muốn tìm cách chia nhỏ lực lượng của quân
Tây Sơn, bèn bắt chước dáng chữ và con dấu trong ñạo quan bằng, làm giả mật thư của Trung ương Hoàng ñế Nguyễn
Nhạc gửi cho Nguyễn Lữ. Trong thư nói
Tham là phe ñảng của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, bảo Lữ tìm cách giết ñi. Viết
xong thư, Phước ðạm trao cho Thị Lộc, bảo Thị Lộc ñem về báo cho Tham biết. Tham xem xong thư cả kinh bèn
quyết mưu khởi sự trước ñể chế ngự Nguyễn Lữ. Tham giả trương cờ trắng (1) dẫn
thủy binh tiến thẳng ñến Giồng Lượng. Nguyễn Lữ thấy cờ trắng cho là Tham ñã
ñầu hàng chúa Nguyễn, vội dẫn quân chạy về Quy nhơn. Từ ñó một mình Tham trấn
thủ Sài gòn.
(1): Cờ trắng nói ñây không phải là cờ ñầu hàng mà là quân kỳ của
quân Nguyễn Ánh.
Thế Tổ lệnh cho các tướng tiến quân về Hổ Châu, ñến sông Ba Vẹt,
ñiều khiển của quân Tây Sơn là Nguyễn Kế
Diệm ñem hơn mười chiến thuyền ñến ñầu hàng. Thế Tổ thù nạp, sai Hồ Văn Lân và
Nguyễn Tiến Lượng ñi trước ñến Kiên giang thu quân, ñợi khi Thế Tổ ñến Mỹ tho
sẽ hội ngộ.
Sau khi bọn Hồ Văn Lân ra ñi, chưởng cơ Lê Văn Quân và tâu với Thế
Tổ:
- Thần nghe tin ngự úy của Tây Sơn là Nguyễn Văn ñóng quân ở Ba
lai, dàn thuyền ở cửa sông ñể chặn ñường của thủy quân ta. Thần xin tìm cách
lọt vào giữa trận của quân giặc, ñốt lửa khiến cho quân Tây Sơn rối loạn. Chúa
thượng chỉ huy ñại quân ở ngoài tiếp ứng.
Thế Tổ sai Hồ Văn Vui, Nguyễn Văn Trị, Trương Phúc Giáo, Nguyễn Văn
Tồn cùng ñi với Nguyễn Văn Quân.
Hồ Văn Vui quê huyện Bình an trấn Biên hòa, hai lần theo Thế Tổ
sang Vọng các. Nguyễn Văn Trị người huyện Bình dương trấn Gia ñịnh, khi Phú
quốc, lúc Xiêm la, vất vả theo hầu Thế Tổ. Phúc Giáo người huyện Tân long trấn
Gia ñịnh cũng mấy phen ra ñảo khơi, không ngại gian lao, hai lần theo Thế Tổ
ñến Long khâu nước Xiêm. Nguyễn Văn Tồn người Trà vinh, xuất thân là nô gia, có
công hỗ giá khi Thế Tổ ở Vọng các.
Bọn Hồ Văn Vui vâng lệnh theo Lê Văn Quân, bí mật vào gần lũy quân
Tây sơn, nấp dưới gầm cầu. ðến chiều tối, có mấy tên quân ra bờ sông gánh nước,
Lê Văn Quân chặn bắt, xét hỏi họ tên, mật khẩu ra vào trại, rồi cùng bọn Hồ Văn
Vui dùng mật khẩu ấy mà vào trong lũy. Lúc ấy quân Tây sơn ñang uống rượu ăn
cơm tối. Bọn Quân bèn châm lửa ñốt doanh trại. Thấy lửa cháy rừng rực, quân Tây
sơn cả kinh, doanh trại ñại náo loạn. Lê Văn Quân xông lên trước vung gươm chém
ñầu Nguyễn Văn. Bên ngoài Thế Tổ thấy
hiệu lửa, bèn dẫn ñại quân ñánh ốp vào. Trong trận ấy quân Nam triều thu ñược
thuyền bè khí giới nhiều vô số. Thế Tổ thừa thắng dẫn quân tiến ñến Mỹ tho.
Quân Tây sơn (của trấn thủ Tham) ñuổi
ñánh, quân Thế Tổ thua trận. Cai cơ Nguyễn ðăng Vân, hương binh người xã
Thanh xá, từng theo Tây sơn, bị bắt sống. ðăng Vân từ nhỏ làm con nuôi của
Nguyễn Huệ, có tiếng giỏi võ nghệ, lớn lên biết anh em Tây Sơn dấy loạn, Vân
bèn giả cách trúng phong bị câm, rồi dẫn thuộc hạ bí mật chèo thuyền ra hải
ñảo xin theo Thế Tổ. Thế Tổ cho Vân giữ
chức cai cơ. Trong trận này, Thế Tổ sai Văn dẫn thủy binh tiến ñánh thủy quân
của Phạm Văn Tham. Vân bị thua, chạy
trốn ñến Gò Công, bất ngờ bị quân Thanh
Xá chặn bắt ñem nộp cho Phạm Văn Tham. ðến ñây Vân bất khuất chịu chết, không
ñầu hàng. Nguyễn Văn Thành cùng bọn Hà
Hỉ Văn mười chín người theo hộ vệ Thế Tổ không kịp, phải lui thuyền lánh ra ñảo
Côn lôn.
Thế Tổ ñóng quân ở Hổ châu, thu thập tướng sĩ ñược ba trăm người,
chiến thuyền hơn hai mươi chiếc. Ít lâu sau, Thế Tổ sai người ñi chiêu tập
phiên dân ở Trà vinh, Mân thít ñược vài
nghìn người, chia ñặt quân ngũ, dựng ñồn ñóng giữ, gọi là ñồn Lính Xiêm (1), sai Nguyễn Văn Tồn
quản lĩnh. Lại chia mấy trăm nghĩa dân ở hai thôn An hòa, Tân đông đặt làm hai
vệ để theo quan quân đi đánh dẹp. (1):
theo đại nam Thực lục (bản Duy Minh thị), ñồn này ñến ñời Gia Long thứ 9 (1810)
đổi làm đồn Uy Viễn.
Thế Tổ sai Hồ Văn Lân dẫn quân ñi ñánh quân Tây sơn ở sông ðăng. ðô
ñốc Tây sơn Nguyễn Văn Mân thua chạy. Chưởng cơ Chân, hữu hiệu Huấn ñem quân bộ
thuộc ñến ñầu hàng. Thế Tổ cho Chân và Huấn làm tiên phong, sai Nguyễn
Văn Trương, ðỗ Văn Hựu là hậu ứng, ñem quân ñi ñánh úp quân Tây sơn của
chưởng cơ Trì ở sông Mỹ lung. Trì bỏ doanh trại chạy trốn. Bọn Chân, Trương thu
ñược chiến thuyền hơn mười chiếc, binh uy của quân Nam triều lại chấn phát.
Sau khi cho quân tiến ñến ñóng ở Mỹ lung (trấn Vĩnh thanh), Thế Tổ
sai Tôn Thất Huy và Lê Văn Quân ñi Ba thắc, Giồng trôm chiêu mộ hương binh, còn
ñại binh thì tiến ñóng ở Giồng sao. Tôn Thất Hội thu quân tiến ñến Giồng Triêu ñể
tiếp ứng. Thái bảo Tham của quân Tây sơn nghe tin chưởng cơ Trì thua
trận bèn dẫn quân ñến ñánh Mỹ lung, không thắng. Lúc này tướng Tây sơn là thái
úy Nguyễn Văn Hưng từ Quy nhơn ñưa ba mươi chiến thuyền vào cùng thái bảo Tham ra sức chống cự.
Thế Tổ ra lệnh cho tướng các ñạo quân ñóng quân cố thủ. Không bao
lâu, Nguyễn Văn Hưng cho chuyển thóc gạo xuống ñầy các chiến thuyền rồi rút ñi.
Tham thế cô, lui về giữ Sài gòn. Thế Tổ bèn cho quân tiến ñến Trà Tân, Mai Giang, sai Lê Văn Quân, Tôn Thất Hội chia
quân ñóng giữ nơi hiểm yếu ñể chặn ñường quân Tây sơn. Tô Văn ðoài ñi các nơi ở
Hàm Long, Bình Phụng bí mật thăm dò tình
hình quân Tây sơn. Vừa lúc ñó có tin báo Bắc Bình vương sai tướng ra ñánh Thăng long lần thức hai.
ðúng là:
Vua Hán đem quân về ðông lạc
Quân Kim lần nữa ñánh Bắc kinh.
Hồi thứ mười một:
Trung quân Trương lấy lại Gia định
Đô đốc Mân bức hàng Phạm Tham
Lại nói Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã đánh bại quân Trịnh, muốn mượn
tay người Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh, bèn lặng lẽ đem quân về Nam, không báo cho
Chỉnh biết. Chỉnh vội vã đuổi theo, về đến Nghệ An thì gặp Huệ. Huệ lưu Chỉnh
và Nguyễn Văn Duệ ở lại đóng giữ Nghệ an, lại sai Vũ Chiêu Viễn (1) đóng ở Hà
trung (2), Vũ Văn Nhậm ñóng ở ðồng hới để làm thế ỷ dốc (3). Huệ dặn riêng ñể ý dò xét ñộng tĩnh của Chỉnh, nhưng
Chỉnh không biết việc ấy. Chỉnh tập hợp ñinh tráng các làng lập thành các ñội
hương dũng, ngầm có ý tranh chiếm ñất Nghệ An. Bấy giờ các bầy tôi cũ của nhà
Lê lập Trịnh Bồng làm Yến ðô vương, vua
Lê Chiêu Thống thấy mình trơ trọi, bèn gọi Chỉnh từ Nghệ An về kinh ñô ñể bảo
vệ cho mình. Chỉnh bèn ñem quân về Thăng long ñuổi Trịnh Bồng, tôn phò vua Chiêu Thống. Chỉnh ñem hiều vàng
lụa cho Văn Duệ ñể cùng mưu khủ Chiêu Viễn, chống lại Nguyễn Huệ, lấy sông
Gianh làm ñịa giới phân cách hai bên. Vũ Văn Nhậm dò xét, biết ñược mưu ấy của
Chỉnh, bèn sai người ruổi ngựa về Phú Xuân báo biến với Huệ. Huệ liền sai người
ra Nghệ An bắt Duệ, nhưng Duệ thấy ñộng, ñã bỏ về Quy nhơn rồi. Huệ bèn sai Ngô
Văn Sở, Phan Văn Lân ra Nghệ An, theo quyền tiết chế của Vũ Văn Nhậm cùng
ñưa quân ra Bắc hỏi tội Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh sai thuộc hạ là Lê Duật, Nguyễn
Thái và con là Nguyễn Hữu Du cầm quân chống cự, ñều bị quân Vũ Văn Nhậm
ñánh bại cả. Chỉnh ñưa vợ con chạy sang Kinh Bắc. Vua Chiêu Thống cũng ñem cung
quyến qua sông Nhị Hà ñi lánh nạn.
(1): Chiêu Viễn: hiệu của Võ Văn Dũng.
(2): Hà trung: huyện lỵ Kỳ anh (tức ðinh Cần), Nghệ Tĩnh (3): Ỷ
dốc: dựa vào nhau.
Nhậm sai bộ tướng Nguyễn Văn Hòa ñem quân ñuổi theo Chỉnh, hai bên
giao chiến ở núi Tam Tằng, Chỉnh bị quân của Văn Hòa bắt sống, ñóng cũi giải về
Thăng long. Nhậm kể tội rồi sai chặt chân tay, phanh thây Chỉnh.
Bấy giờ vua Chiêu Thống ñã chạy lánh vào vùng núi Bảo lộc. Nhậm lập hoàng thân nhà Lê là Sùng Nhượng
công Lê Duy Cẩn làm giám quốc, tất cả mọi việc ñều phải xin lệnh của Huệ. Huệ
sai Vũ Văn Nhậm làm trấn thủ, ñóng giữ ở Thăng long, Ngô Văn Sở làm phó.
Tin chính sự ở Bắc hà báo về hành tại của Thế Tổ ở Mai Giang. Tống
Phước ðạm nói:
- Tây Sơn tuy lấy được Bắc hà nhưng số nhà Lê chưa hết. Thần trộm
nghĩ vua Chiêu Thống tất sẽ xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nếu quân Thanh kéo
qua cửa ải, Nguyễn Huệ khó lòng chống ñỡ nổi. Nam triều ta, tuy hiện nay còn
phải lưu vong nơi ñất khách, nhưng ơn trạch nhiều ñời dầm thấm, quân dân trong
nước vui lòng quy thuận. Nhân dịp này, chúa thượng ñem quân về, tất sẽ thu phục
ñược ñất Gia ñịnh. Nguyễn Nhạc du dú nép lánh ở Quy nhơn, tất không dám giơ
càng bọ ngựa chống xe rồng.
Nhân ñó các tướng xin Thế Tổ ñưa ñại quân về ñóng ở ñồn Hồi oa (tên
ñồn cũ ở thôn Tân Long, sau ñổi là
Long Hưng huyện Vĩnh an tỉnh An giang).
Quân Thế Tổ về ñến Hồi Oa, chưa kịp dựng ñồn trại. Thái bảo bên
quân Tây sơn là Phạm Văn Tham nghĩ là quân Thế Tổ chưa kịp phòng bị, bèn bí mật
cho quân ñến tiến ñánh. Thế Tổ ra lệnh cho các tướng ñắp lũy ñất. Nguyễn Văn Trương, Tô Văn ðoài ñóng quân ở bên tả, Tống
Phước Ngoạn ñóng ở bên hữu, ñối trận với quân Tây sơn. Luôn tiếp mấy ngày giao
tranh kịch liệt, quân của Tham mới chịu
lui.
Bấy giờ viên ñội trưởng quân hầu vào báo có người nghĩa dân là Phan
Văn Triệu xin vào yết kiến. Triệu người ấp Bảo an trấn Vĩnh long, dũng cảm
thiện chiến, khi Tây sơn vào chiếm Gia
ñịnh, Triệu tập hợp quân nghĩa dũng theo giúp Thế Tổ. Thế Tổ sang Xiêm, Triệu
vì nhà có mẹ già, không ñi theo ñược. Triệu lẩn lén ở lại trong thôn ấp, thường
chỉ huy dân chúng tiến ñánh quân Tây sơn. Quân Tây sơn bắt mẹ già bắt mẹ già
của Triệu ñem về trong quân ñể chiêu dụ, Triệu bèn ñến ñầu hàng. Quân Tây sơn
tha cho bà mẹ, lấy Triệu làm người bẻ bánh lái trên chiến thuyền. Một hôm
thuyền của Triệu ñi tuần trên sông, Triệu vờ xảy chân rơi xuống nước. Vừa lúc
ấy có con cá sấu to lướt sóng bơi tới, quân Tây sơn kinh sợ bảo nhau: “Thằng
Triệu bị cá sấu ăn thịt rồi!”. Rồi bọn chúng bỏ mặc Triệu, chèo thuyền ñi, nhờ
ñó mà Triệu trốn thoát. Nghe tin Thế Tổ từ Xiêm về, Triệu cùng người trong thôn
là Trương Tấn Bửu lại tụ họp quân nghĩa dũng chờ sẵn ñể giúp việc cần vương.
Khi Thế Tổ ñưa quân về Hồi Oa, Triệu và Bửu dẫn thuộc hạ tìm ñến yết kiến.
Thế Tổ trao cho Triệu chức tổng binh cai cơ, ñặt lệ thuộc dưới quyề
của Tôn Thất Huy. Bửu ñược trao chức ñốc chiến cai cơ, ñặt dưới quyền lệ thuộc
của Tôn Thất Hội. Huy sai phái viên ñến Giồng Sao báo cho Hà Văn Lộc thận trọng
ñóng giữ, không ñể cho ñịch thừa cơ xâm ñoạt. Phái viên trở về báo tin Lộc ñã
tử trận trong khi giao chiến với quân Tây Sơn ở Giồng Trôm.
Thế Tổ liền sai cai cơ Nguyễn ðình ðắc ñến ñóng giữ Giồng Trôm thay
Hà Văn Lộc. ðắc người huyện Chân Lộc
trấn Nghệ an, kiêu dũng giỏi dậy quân. Khi Thế Tổ trở về Gia ñịnh, ðắc tìm ñến
Long xuyên yết kiến, ñược Thế Tổ cho giữ chức cai cơ, ñặt lệ thuộc dưới quyền
Tôn Thất Huy. ðắc từng cầm quân ñóng giữ ñồn Mỹ Lung, Trà Tân, lập ñược chiến
công. Thế Tổ thấy trại quân ở Giồng Trôm bị cô lập, bèn sai Lê Văn Quân ñến
ñóng ở Giồng Sao, Tôn Thất Huy ñòng giữ ở lũy Giồng Triệu ñể tiếp ứng. Tôn Thất
Huy nhờ Mạc Tử Sinh ở lại trấn thủ
Hà tiên, Phạm Văn Nhơn trấn thủ Long
xuyên rồi ñem quân lên ñường ñi gấp ñến Giồng Triệu ñể phòng ngừa quân Tây sơn
tiến ñánh.
Tống Phước ðạm xin Thế Tổ sai Trương Phước Giáo gọi Võ Tánh ñến Gò
Công. Tánh người huyện Phước Yên trấn Biên hòa, sai dời ñến huyện Bình dương.
Anh của Tánh là Võ Nhàn là thuộc tướng trong quân ðông Sơn của ðỗ Thanh Nhơn. Nhàn bị giết vì bị kết tội mưu phản,
nhân ñó Tánh ñược quản lĩnh dư ñảng của quân Võ Nhàn. Nghe tin Võ Văn Lượng ở
Tân Hòa là người Nghĩa Hiệp, Tánh dẫn bọn Nguyễn Văn Hiếu, Mạc Văn Tô người
huyện Kiến Hòa, Trần Văn Tín người huyện Bình dương ñến theo giúp Võ Văn Lượng.
Cha Lượng là Trung gia sản giầu có, bị quân Tây Sơn cướp ñoạt, cá mắm nhiều
không lấy hết, bọn chúng ñổ làm phân.
Lượng căm tức nói với cha:
- Bọn Tây Sơn coi khing chúng ta quá lắm, phải dấy nghĩa binh giết
hết bọn chúng mới hả ñược mối hận này!
Rồi ñó cha con Lượng ñem hết gia tài dùng vào việc bí mật liên kết
các hào kiệt. Sau khi Võ Tánh ñem quân bộ hạ ñến giúp, quân số ngày càng tăng.
Bọn Lượng bèn tôn Võ Tánh ñứng ñầu, phát lệnh dấy nghĩa ở Phù Viên (Vườn Trầu).
Võ Tánh thấy miền Gò Công ñất ñai mầu mỡ, lại nhiều cồn gò ngòi lạch, thóc gạo
nhiều mà ñịa thế lại hiểm yếu có thể làm căn cứ ñể ñánh giữ lâu dài. Tánh bèn
cho rời quân ñến ñóng ở Gò Công, quân chúng có hơn vạn người. Võ Tánh chia quân
làm năm chi, năm hiệu, tự xưng là tổng nhung, ñặt hiệu là ñạo quân Kiến Hòa.
Quân Tây sơn qua lại trong vùng thường bị quân Võ Tánh phục kích tiêu diệt. Quân
Tây sơn sợ hãi bảo nhau: “Gia ñịnh có tam hùng. Võ Tánh là một” (1). Năm trước,
khi từ Xiêm trở về ñến Bãi Ngao, Thế Tổ sai Nguyễn ðức Xuyên ñến tuyên dụ Tánh
giúp việc Cần Vương. Khi quân Thế Tổ tiến ñánh Ba Lai, quân Tây sơn chạy về Kha
Hôn (2), Tánh dẫn quân chặn ñường ñón ñánh, thắng liền cả ba trận. Thế Tổ khen
ngợi, sai người ñến triệu, Tánh bèn ñem quân ñến quy thuận, Thế Tổ trao cho Võ
Tánh giữ chức Khâm sai Tổng nhung, chưởng cơ dinh Tiên phong, gả trưởng công
chúa Nguyễn Thị Ngọc Du cho Tánh. Bọn Võ Văn Lượng, Nguyễn Văn Hiếu, Mạc Văn
Tô, Trần văn Tín ñều ñược trao chức cai cơ hỗ giá Thế Tổ
tiến quân ñến ñóng ở núi Bát Tiên.
(1): Gia ñịnh Tam hùng: chỉ ðỗ Thanh Nhơn, Chu Văn Tiếp và Võ Tánh.
(2): Kha Hôn: tên thôn ở huyện Kiến hòa tỉnh ðịnh tường. ðịa danh
này, bản dịch ðại Nam Nhất thống chí (tập V, Tr.108) phiên là Ca Hon, có chợ và
sông Ca Hon.
Bấy giờ quân Tây sơn do chưởng cơ Diệu chỉ huy ñóng ở Trấn ðịnh, ñô
ñốc Mân ñóng ở Than Lung. Thế Tổ sai Tôn Thất Huy và Lê Văn Quân ñến ñánh ñồn
Trấn ðịnh, bắt sống ñược Diệu, lại tiếp ñánh Than Lung, bắt ñược ñô ñốc Mân.
ðược tin thắng trận, Thế Tổ sai Tôn Thất Huy và Tống Phước ðạm ñến quản lãnh
các việc dân binh ở Trấn ðịnh, giao cho Tôn Thất Hội cai quản ñội Hậu quân, Lê
Văn Quân quản lĩnh Tiền quân, lấy Nguyễn Văn Nhơn làm chưởng cơ vệ Thần sách
dưới quyền Tôn Thất Hội, lấy Nguyễn Văn Thành làm cai cơ dinh Trung quân, dưới quyền Lê Văn Quân.
Thế Tổ cắt ñặt các tướng ñâu ñó vừa xong thì có Hà Hỉ Văn ñem binh
thuyền ñến xin yết kiến. Thế Tổ truyền lệnh ñem quân ñến ñóng ở Ba Giồng, hội các tướng bàn ñịnh kế hoạch tiến ñánh Sài gòn.
Giao cho Nguyễn Văn Trương ñóng giữ Mỹ
tho, sẵn sàng tiếp ứng cho quân bộ ở Trấn ñịnh, sai Tôn Thất Hội cùng với tiên
phong Võ Tánh ñem quân bộ ñến bao vây quân Tây sơn do ñốc chiến Lê Văn Minh chỉ
huy ở Lũy Ngũ Kiều. Võ Tánh cho quân dùng loại ñèn lồng bằng sắt ñốt cháy rào
trại của ñịch. Quân Tây sơn kinh sợ tan rã, quân của Tánh bắt sống ñược tù binh nhiều không kể xiết.
Thế Tổ ñang ñịnh thừa thắng ruổi dài thì có quân thám mã ở Trấn
Biên về báo tin Nguyễn Văn Nghĩa ñại phá quân Tây sơn ở ðồng nai. Thế Tổ liền
sai lưu thủ ðoàn Văn Khoa dẫn ñội quân cựu binh vừa chiêu mộ ñến hợp sức với
quân của Nghĩa ñóng giữ ñạo Trấn Biên. Rồi Thế Tổ dẫn quân tiến ñến sông Nghi
Giang. Thái bảo Tham của Tây sơn cho dựng hàng rào từ chợ ðiều Khiển ñến Khung Dung ñể chống cự. Võ Tánh cho quân vòng về
phía nam Bãi Tập trận, tiến thẳng về Bến
nghé ñể cắt ñường phía sau của quân ñịch. Các tướng chia quân các hướng cùng
ñánh giáp vào. Quân Tây sơn tan rã, bỏ chạy tán loạn. Thái bảo Tham thu thập binh thuyền ñịnh vượt ra cửa Cần Giờ
chạy trốn. Thế Tổ sai Lê Văn Quân ñem
quân ñuổi theo chặn ñánh, Tham phải lui về Ba Thắc. Quân Thế Tổ bèn thu phục
Sài gòn (lần thứ tư quân Nguyễn triều thu phục Gia ñịnh). ðó là ngày ðinh Dậu tháng Tám năm Mậu Thân (9-1788). Bấy giờ
ñã là năm thứ hai sau khi vu Lê Chiêu Thống bỏ chạy khỏi kinh ñô Thăng long.
Lại nói vua Chiêu Thống từ vùng núi Bảo lộc bí mật ñi lánh ở các
nơi thuộc ñất Hải dương, Sơn nam, tập hợp nghĩa binh cần vương, bị tướng Tây sơn Ngô Văn Sở ñánh tan ở sông Ngô ðồng. Chiêu
Thống phải vượt biên chạy vào Thanh hóa, rồi lại bí mật quay ra huyện Phượng
nhãn xứ Kinh bắc. Tại ñây, Chiêu Thống sai văn thần Trần Duy Án, Lê Duy ðản ñem
quốc thư sang nhà Thanh. ðến phủ Thái
bình, bọn Duy Án mới biết lúc trước Thái hậu (mẹ Chiêu Thống) chạy lên Cao bằng rồi
cùng với ñốc trấn Nguyễn Huy Túc
theo cửa ải ðẩu Áo chạy sang ñất nhà
Thanh, gừi cho quan chưởng dinh Long Bằng xin với Tổng ñốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ
Nghị cho quân sang cứu viện. Tôn Sĩ Nghị dâng biểu lên vua Thanh Càn Long xin
cho phép Nghị ñiều quân Lưỡng Quảng, Vân nam, Quý châu chia hai ñường sang cứu viện cho nhà Lê. Biết ñược
như vậy, bọn ðản,
Án bén quay trở lại báo cho Chiêu Thống biết ñể bí mật lên cửa ải ñón
tiếp viện binh.
Tôn Sĩ Nghị vừ ñem quân qua cửa ải Nam quan liền truyền hịch bố cáo
sẽ thưởng công ñầu cho kẻ nào bắt sống Nguyễn Huệ thì ñược thưởng công ñầu. Bấy giờ Ngô Văn Sở trấn thủ Thăng long. Nghe tin báo, Văn Sở
hội các
tướng bàn kế lui về Tam ðiệp giữ ñất hiểm ñể tiện việc ñánh giữ. Rồi ñó,
Sở bí mật báo cho các trấn bí mật lui
quân. Tôn Sĩ Nghị tiến thẳng vào Thăng long, chọn ngày Hai mươi mốt tháng Mười
Một tuyên phong Chiêu Thống làm An nam Quốc vương. Các bề tôi văn võ của nhà Lê
xin Nghị cho quân tiến ñánh quân Nguyễn Huệ, nhưng Nghị không theo, truyền cho
các cánh quân hạ trại nghỉ ngơi, ñịnh ñến ngày mùng Sáu sau Tết mới ra quân.
Ở Tam ñiệp, Ngô Văn Sở sai Nguyễn văn Tuyết ruổi ngựa về Phú xuân
cáo cấp. Bắc Bình vương muốn chính ngôi hiệu ñể cố kết nhân tâm, bèn cho ñắp
ñàn ở phía nam núi Bình sơn, chọn ngày hai mươi lăm tháng Mười một lên ngôi
hoàng ñế, ñổi niên hiệu là Quang Trung.
Rồi ngay ngày hôm ấy truyền lệnh ñưa quân lên ñường ra Nghệ an, chia quân cựu
binh Thuận Quảng làm bốn dinh Tiền Hậu Tả Hữu. ðến Nghệ an, Huệ chọn thêm quân
mới, ñặt làm dinh Trung quân. ðội quân ñắc thắng của Nguyễn Huệ tất cả có hơn
mười vạn, chia làm năm ñạo, hò reo thúc trống tiến ra Bắc. Mùa xuân năm Kỷ Dậu,
ngày mồng năm Tết, quân Nguyễn Huệ tiến ñánh quân Thanh ở ñồn Ngọc hồi. Quân
Thanh chống cự không nổi, chết trận và bị thương nhiều không kể xiết. ðô ñốc
Hứa Thế Hanh, Tổng binh Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng, thái thú ðiền châu
Sầm Nghi ðống chết tại trận (1). Tôn Sĩ Nghị một mình một ngựa chạy về bắc. Vua
Lê Chiêu Thống chạy theo sang nhà Thanh.
(1): Một số tài liệu khác, chẳng hạn Lê Quý Kỷ sự của Nguyễn Thu
chép Sầm Nghi ðống thắt cổ tự tử ở ðống ða (Hà nội).
Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Thăng long, rồi lần lượt thu trọn cả
các ñịa phương Bắc hà, sai người báo cho Nguyễn Nhạc biết tin ñại thắng quân
Thanh.
Bấy giờ thế lực của Nguyễn Nhạc ngày một suy yếu, lo Nguyễn Huệ
thắng lớn thì sẽ bất lợi cho mình. Khi
nghe tin Phạm Văn Tham thua trận, Nhạc muốn
cho quân vào cứu viện, nhưng lại sợ Huệ thừa cơ ñánh úp nên không ñiều
quân ñi. Phạm Văn Tham trông ñợi mãi, không thấy Nhạc cho quân vào cứu, bèn chọn
vùng Ba Thắc cho quân dàn trại ñóng quân cố thủ.
Thế Tổ bảo các tướng:
- Tham bảo vệ vùng Ba thắc là có ý muốn thừa dịp ñưa thuyền ra biển
chạy về Quy nhơn. Ta phải chặn ñường không cho bọn chúng lọt lưới.
Rồi Thế Tổ sai Nguyễn Văn Trương ñem binh thuyền ñi tuần tiễu phía
ngoài cửa biển, cùng với các tướng chia quân ñóng ñồn, chặn ñường không cho
quân của Phạm Văn Tham chạy thoát. Sai Tôn Thất Hội giữ Vĩnh Trấn, Tống Phước
ðạm giữ việc tham mưu Binh bộ, giao cho
Hà Hỉ Văn vượt biển ra Quy nhơn, Thuận
hóa rồi ra Bắc hà dò xét tình hình quân Tây sơn, sang cả Liêm châu chiêu
dụ bọn hải phỉ Tề Ngỗi. Sai Tống Phước Châu sang Xiêm báo tin thắng trận, nói
quân Tây sơn của Phạm Văn Tham chẳng bao lâu nữa sẽ phải ñầu hàng.
Lại nói Phạm văn Tham ñưa binh thuyền ra cửa cảng, chờ dịp thuận
tiện là vượt ra khơi. Thế Tổ biết tin, liền sai tiền quân Lê Văn Quân, hậu quân
Tôn Thất Hội, tiên phong Võ Tánh hợp binh tiến ñánh. Cai cơ Nguyễn Văn Mẫn, ðỗ
Văn Hựu ñốc thúc chiến thuyền tiến lên
giao chiến trước với thuyền ñịch, chưa ñầy vài lần xáp ñánh ñã chém ñầu ñô ñốc
Nguyễn Hùng Hựu của quân Tây sơn, ñoạt ñược cờ tư lệnh ba quân của Hựu. Văn
Mẫn, Văn Hựu vẫy cờ hô quân áp vào ñánh gấp, ñạn súng của quân Tây sơn bắn sang
như mưa, cả hai người trúng ñạn, chết tại trận (Nguyễn văn Mẫn người huyện Lệ
thủy trấn Quảng bình, ðỗ Văn Hựu
người huyện Hương trà phủ Thừa thiên, có
công theo hầu khi Thế Tổ sang Vọng các).
Thế Tổ thương tiếc hai tướng tử trận, ra lệnh cho Võ Tánh cùng Tôn
Thất Hội, Lê Văn Quân thúc quân tiến
ñánh. Thủy quân hai bên giao chiến ở Bãi Hổ. Quân Tây sơn rối loạn tan rã, Tham
phải cho quân lui thuyền về cố thủ ở Ba Thắc.
Thế Tổ sai Lê Văn Quân ñem quân bộ vòng ñường ñón chặn ở phía sau, rồi
ra lệnh cho thủy quân khiêu chiến ở phía trước trận ñịch, nhưng Phạm văn Tham
giữ lũy không ra giao chiến. Thấy vậy Thế Tổ tự mình dẫn quân tiến ñánh. Thuộc
hạ của Phạm văn Tham có người trong ñội quân Thanh xá, nguyên là bề tôi cũ của Thế Tổ ñã ñầu hàng quân Tây sơn khi thua trận
ở Sài gòn, ñược Tham chọn làm thuộc hạ tâm phúc. Tham sai người Thanh xá ấy
ñóng quân ở vành ngoài, ñối diện với lũy của ñô ñốc Mân chỉ huy Tả chi của quân
Nam triều. Người Thanh xá này với ñô ñốc Mân là là bạn quen cũ, thường ra ngoài
lũy chào hỏi nhau. Người Thanh xá bảo Mân:
- Tiểu nhân lúc trước là bề tôi chúa Nam triều, nay lại là tướng
bên quân Tây sơn. Tình thế bắt buộc như thế, chẳng biết
nên thế nào?
ðô ñốc Mân ñáp:
- Ông phải ñầu hàng quân Tây sơn, chẳng qua là sự bất ñắc dĩ. Tây
sơn nay như cá nằm trong lưới, ông không sớm lo liệu thì còn mặt mũi nào gặp
lại chúa cũ nữa?
Người Thanh xá nói:
- Tiểu nhân tội nặng, sợ chúa thượng không dung tha. Mân ñáp:
- Trời ñất, cha mẹ sao lại nỡ không bao dung? Ông muốn chuyển họa
thành phúc dễ như trở bàn tay thôi.
Người Thanh xá nói:
- Nếu quý huynh giúp tâu với chúa thượng cho, tiểu nhân xin mở lũy
ñem dâng, khỏi mệt sức tướng sĩ.
ðô ñốc Mân tâu việc ấy lên, ñược Thái Tổ cho phép. Mân báo
ngay cho người Thanh xá ấy biết.
Sáng hôm sau Thế Tổ ñích thân ñến ñồn lũy của ñô ñốc Mân, người Thanh xá ấy bèn
xin vào yết kiến, rập ñầu nhận tội. Thế
Tổ vỗ về an ủi, rồi cho người ấy trở về,
sai ñô ñốc Mân ñem quân ñi theo. ðến cửa Lũy, Mân vẫy quân ùa vào. Quân Tây sơn
rối loạn, Phạm Văn Tham chạy về Xoài Rạp. Nguyễn Văn Trương, Lê Văn Quân dẫn
quân ñuổi theo, ñánh tan quân tùy
tòng của Tham. Tham lại chạy về Hàm Long
rồi lén chốn về miệt sông Cổ Cò, tìm cách cố thủ ñể chờ quân cứu viện. Từ cửa
biển Mỹ tho, tướng Tây sơn là tham ñốc Trần Tú, chỉ huy Nguyễn Chấn ñem thủy
binh ñến cứu viện. Thế Tổ ñích thân ñốc thúc chiến thuyền tiến ñánh. Nguyễn
Chẩn chết tại trận, Trần Tú cùng thuộc hạ phải ñầu hàng. Phạm Văn Tham nghe tin
cả sợ, có người khuyên Tham ñầu hàng, Tham nói:
- Bó thân về với triều ñình, hàng thân lơ láo chẳng còn mặt mũi
nào. Người ấy lại nói:
- Vậy ông có dắt theo đoản đao bên mình không? Tham ñáp:
- Ta đâu phải Phương Bính (1) mà dùng đến đoản đao!
(1): Phương Bính họ Trần.
Nhưng rồi thế cùng lực tận, Văn Tham cũng phải đến trước cửa dinh
quân Nam triều xin đầu hàng. Thế Tổ tha tội cho Tham, phân tán quân của Tham sung
vào quân ngũ các dinh. Gia định lại được dẹp yên, Thế Tổ ngự giá trở về Sài
gòn. Cùng dịp đó Trần Văn Học từ thành Goa trở về đảo Thổ chu, Thế Tổ lại sai Học
đi Tây dương báo tình hình trong nước cho Bá ða Lộc cùng đầu mục các nước Tiểu
Tây xin phát lệnh cho quân sang cứu viện.
Thế Tổ lại sai Tôn Thất Hội ñem quân ñi ñánh ñể nhổ ñồn Cần thơ,
sai Lê Văn Quân ra ñóng giữ ñạo Bà rịa. Sau khi Hội và Văn Quân ñã ra ñi, quân
hầu vào báo có Nguyễn Hoàng ðức từ Xiêm về xin yết kiến.
ðúng là:
Thu nước Hứa chiến công vang Lỗ Tụng
ðuổi quân Tào tiết cả ñẹp Quan công
Hồi thứ mười hai:
Mạnh thế nước, đất Gia định dựng đô
Nghiêm binh uy, Lê Văn Quân chịu tội
Lại nói chuyện sau trận chiến ở ðồng Tuyên, Nguyễn Hoàng ðức và
thuộc hạ năm trăm bị quân Tây sơn bắt sống. Bắc Bình vương Nguyễn Huệ khen ðức
là tướng dũng cảm, muốn thu dùng. ðức ở trong quân của Nguyễn Huệ vẫn ñịnh trốn
về với Thế Tổ, nhưng chưa có dịp thuận tiện. Một hôm ðức chiêm bao, lớn tiếng
chửi mắng Huệ. Nhưng Huệ cho là lời nói mê mà bỏ qua. Huệ lại ñem biếu ðức
nhiều châu báu, muốn cố kết tâm ý của ðức.
Nhưng ðức trước sau vẫn không ñổi
ý. Sau khi ra ñánh Thăng long rồi trở về, Huệ ñể ðức ở lại cùng Nguyễn
văn Duệ trấn thủ Nghệ an. Văn Duệ vốn là thuộc tướng của Nguyễn Nhạc, không
muốn ñể cho Huệ dùng. Sau ðức cùng Duệ theo ñường núi ñi lén về Quy nhơn với
Nguyễn Nhạc. Duệ dẫn năm nghìn quân bộ hạ lên ñường về Nam, sai ðức dẫn năm
trăm quân tùy tòng ñi trước làm tiền ñạo. ðức ñi ñược hơn mười ngày, sai người quay lại tạ ơn Duệ, nói rằng:
- Kẻ quốc sĩ ai cũng ñều thờ phụng cho chủ mình. ðức tôi không quên
ơn Nam triều, cũng như tướng quân không quên Tây sơn. Hơn nữa chủ cũ của ðức
tôi là bậc chân chúa, thiên mệnh theo
về. Tướng quân nếu muốn bỏ tối theo sáng
thì có thể cùng ñi với ðức tôi.
Văn Duệ tức giận, cho là ðức bán rẻ mình, muốn tương kế tựu kế mà
giết ñi, bèn sai quân cầm lệnh tiễn ñuổi theo khuyên dỗ ðức, hẹn ðức chờ ñể gặp nhau phân biện cho rõ phải trái. ðức biết ý, sợ
chậm trễ sẽ bị Duệ bắt, bèn luôn ñêm rẽ
lối khác, theo ñường Lạc Hòn ngoặt sang Vạn Tượng. ðường ñi quanh co
khuất khúc, quân sĩ hết lương ăn phải kiếm lá rừng mà hái ăn. Các bộ lạc người Lào nghe danh tiếng của ðức, nhiều người mang cơm gạo ñến tiếp tế. ðức thoát
sang tới ñất Xiêm, nhưng lúc ấy Thế Tổ ñã về nước rồi. Vua Xiêm muốn giữ ðức ở
lại, nhưng nghe ðức tâu trình tình cảnh gian nan ñi tìm chủ nên vua Xiêm cũng
ưng thuận, lấy lễ tiếp ñãi rồi cho ðức về. ðức về ñến Gia ñịnh liền tìm ñến yết
kiến Thế Tổ, lúc bấy giờ ñang
ñóng hành tại ở chùa Kim Cương. Thế Tổ vỗ về yên ủi, rồi trao cho ðức giữ chức
Giám quân dinh Trug quân, quản lĩnh tướng sĩ Trung chi.
Thế Tổ triệu họp các tướng ñể bàn ñịnh việc ñánh giữ. Tôn Thất Huy
và Tống Phước ðạm tâu rằng:
- Nam triều ta lui vào giữ Gia ñịnh ñến nay ñã hơn mười năm, thất
thủ bốn lần, là vì ít quân nên mới bị thua trận, ñịa thế tuy hiểm yếu nhưng cố
thủ không vững mới xảy ra như vậy. Tuy nhiên nhà Hán nếu không có Vương Mãng thì
không có Quang Vũ hưng binh ở Thung Lăng. Nhà ðường không có rợ Hồ thì cũng
không có chuyện ðường Túc Tông dấy quân ở Linh Vũ. Nay chúa thượng thu phục
ñược ñất ñai cũ. Chiêm nghiệm ý trờ thì thấy biển Cần Hải gió xuôi, sông Bến
Nghé trong nước, rõ là có ñiềm trời ứng. Nghiệm về nhân sự thì trong dân gian
lắm thóc nhiều gạo, vui lòng cung ñốn cho quan quân. Binh tướng Tây sơn về
hàng, xem chừng ñánh thì thắng ñược.
Nhưng bọn thần nghĩ kỹ thấy ñó
chưa phải là kế sách vạn toàn. Hiện nay ta ñóng quân ở ñồn cũ Tân khai
nhỏ hẹp. Hiểm về sức người thì ta không có thành sắt (kim thành) như nhà
Tần, hiểm về thiên nhiên thì không Kiếm
Các như nhà Thục. Nếu ñịch ñưa quân ñánh
vào Nam thì không tránh khỏi tại họa bị ñốt thành. Trong hào lũy không có lương thực khí giới, xảy ra chiến sự biết
lấy gì mà ñánh giữ? Vậy bọn thần xin chúa thượng chia các tướng ñi ñóng ñồn ở
các dinh, ñồng thời cho ñắp thành Gia ñịnh thật vững chắc rôi sau mới huy
ñộng binh lương ñể mưu ñồ
khôi phục.
Thế Tổ khen lời bàn ấy là ñúng, bèn giao cho Tôn Thất Hội làm ðốc
biện xử lý các công việc trong thành Gia
ñịnh.
Quân tuần thám vào báo Hoàng tử Cảnh ñi Tây dương ñã trở về. Trước
Cảnh sang Tây dương cầu viện, mất hai năm mới tới nước ðại Tây (Pháp). Quốc
vương nước Pháp là Lui thứ 16 ñã hứa hẹn giúp quân. Nhưng xảy ra sự biến ngày
14 tháng 7 (1) nên không thực hiện ñược.
Bá ða Lộc bèn bàn với tùy viên quân
sự của Pháp tại Ấn ñộ là Baniêdañột cho
hai chiếc tàu (2) theo Bá ða Lộc hộ tống hoàng tử Cảnh về nước. ðến eo biển Ma
lắc ca (3) thì phái ñoàn của Bá ða Lộc gặp Trần Văn Học từ Ấn ñộ trở về. Học cùng ñoàn của Bá ða Lộc trở về,
ñến ñảo Côn lôn thì sai người ñi trước về báo tin. Thế Tổ sai Tống Phước Tân ñi
trước nghênh tiếp, sau ñó sai Tôn Thất Hội ñem binh thuyền ra cửa Cần Giờ ñón
phái bộ trở về. Bấy giờ Trần Văn Học ñi thuyền biển, không may gặp bão giạt vào
ñảo Luy xông.
(1): tức ngày xảy ra cuộc ðại Cách mạng Pháp (14-7-1789), xóa bỏ
chế ñộ quân chủ chuyên chế của Louis XVI.
(2): Hai tàu này hiệu là tàu Rồng và tàu Phượng (NgC) (3): Nguyên
văn ghi phiên âm bằng chữ Hán là Ma Lặc.
Hoàng tử Cảnh ñã trở về triều, vất vả ở chốn hải ngoại cả ñi lẫn về
mất sáu năm, ñều là nhờ công bảo hộ của Bá ða Lộc. Thế Tổ xét công ấy, trao cho
Bá ða Lộc chức ðạt mệnh ñiều chế chiến tàu thủy bộ viện binh Giám mục thượng
sư. Senhô (1) và Vanie (2) xin ở lại làm bề tôi cho Thế Tổ, ñược Thế Tổ ban cho
họ tên Việt: Senhô là Nguyễn Văn Thắng,
Vanie là Nguyễn Văn Chấn, cùng ñược trao chức cai ñội, cho quản lĩnh hai tàu Long
Phi, Phượng Phi.
(1): Jean Baptiste Chaigneau: ñược Gia Long cho họ tên Việt là
Nguyễn Văn Thắng, tước Thắng Tài hầu.
(2): Philippe Vannier: ñược Gia Long cho họ tên Việt là Nguyễn Văn
Chấn, tước Chấn Thanh hầu.
Cũng trong dịp này, Thế Tổ sai Trương Văn Giao làm trấn thủ ở Phiên
Trấn, Nguyễn Văn ðạo trấn thủ dinh Trấn Biên, Nguyễn ðức Thiện trấn thủ dinh
Trấn ðịnh, Hoàng Tiến Thanh trấn thủ dinh Vĩnh Trấn, Mạc Công Bính trấn thủ
Hà Tiên. Lại sai Nguyễn Văn Thành ñóng
giữ lũy Ngư Giác, ñề phòng quân Tây sơn
từ phía ñường biển ñánh vào.
Trần Văn Học từ ñảo Luy xông trở về. Thế Tổ sai học làm phiên dịch
cho Ôly
(1) ñể dịch nói và dịch các sách vở nói về việc chế tạo hỏa xa, ñịa
lôi và các binh khí khác. Thế Tổ sai Học ño ñạc các vùng ñất ñai của thành mới
Gia ñịnh, vẽ ñồ bản ñể dâng nộp. Sau ñó Tôn Thất Huy ñốc suất tướn sĩ bắt ñầu
từ ngày mồng Một tháng Hai năm Canh Tuất (3-1790) khởi công ñắp thành ñất Gia
ñịnh. Thành mở thông tám cửa, ñều xây theo kiểu cửa bát quái: phía Nam hai cửa
Kiền Nguyên và Ly Minh, phía Bắc hai cửa Khôn Hậu và Khảm Hiểm, phía ðông hai
cửa Chấn Hanh và Cấn Chí, phía Tây hai cửa Tốn Thuận và ðoài Duyệt. Phía trước
xây nhà Thái Miếu ñể phụng thờ liệt thánh (2). Phía sau dựng Tẩm ñiện làm nơi ở
của Quốc mẫu. Ở giữa xây hành cung. Các
kho tàng ở về phía bên tả, các cục chế tạo ở về phía bên hữu. Bốn phía dựng các
dẫy nhà cho các quân thân binh túc vệ. Giữa sân lớn dựng kỳ ñài ba tầng, bên
trên làm tòa Bát giác ñể quan sát thiên văn, ban ngày treo cờ, ban ñêm thắp ñèn
làm hiệu lệnh cho các quân. Bên ngoài thành ñào hào sâu, trên hào bắc cầu thông
ra các phố xá dân cư ñược cất dựng có hàng lối
thứ lớp. Chỉ trong ba tháng hoàn tất việc xây cất, làm lễ khánh thành,
gọi là Kinh Gia ñịnh.
(1): Ôly, có phần chắc là Olivier Puymannel, thường gọi tên Việt là
ông Tín, là một sĩ quan công binh và hải quân, một nhà phiêu lưu người Pháp,
người có một vai trò khá quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ông ñóng vai trò
chủ chốt trong việc người Pháp giúp hiện ñại hóa lực lượng của Nguyễn Ánh.
(2): Liệt thánh: chỉ tiên tổ các chúa Nguyễn, từ Nguyễn Kim, Nguyễn
Hoàng... trở về sau.
Thế Tổ thấy các việc triều chính ñều chỉ mới mở mang ban ñầu, cần
phải lưu ý trù liệu hoạch ñịnh. Bèn cho
lập Ty Chiêm hậu, dinh Công ðồng, ñặt Sử quán, Y viện, ñịnh tô thuế, ban hành
pháp lệnh, ñịnh rõ chế ñộ quan chức, sửa sang nghi thức triều ñình, ñặt ra phép
tắc ngạch số tuyển binh ñể thi hành. Rồi ñó Thế Tổ sai Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn
Hoàng ðức, Võ Văn Lượng, Nguyễn ðô, Hoàng Tú Chung, chia ñi xem xét các doanh,
hiệu ñịnh số dân tịch, cứ ba ñinh thì chọn lấy một lính, lại tuyển những người
tinh anh tráng kiện ñể ñưa vào làm quân Ngự doanh, số khác thì chia bổ cho các
chi ñội. Ngoài ra quan quân các dinh nếu chiêu mộ ñược nghĩa binh ở các nơi thì
cho phép chọn người trao chức quan ñể chỉ huy các nghĩa binh ấy. Từ chức cai cơ
trở lên ñược phép tự lập quân tiêu thuộc (1), ghi sổ báo lên quan ñể ñược cấp
lương như ñối với lính tuyển. Mỗi khi có việc ñược phép ñưa các quân tiêu thuộc
ấy ñi theo. Lại cho lập xưởng quan thuyền (Chu sư xưởng) ngang dọc ba dặm ñể
chuyên ñóng các loại thuyền biển, thuyền chiến, thuyền cong, thuyền then,
thuyền son, cách thức quy mô ñều làm theo lời bàn ñịnh của Tống Phước ðạm.
Phước ðạm cũng tâu với Thế Tổ rằng Quang Trung ñã
ñược nhà Thanh phong ắt muốn trổ tài khoe mạnh ñể mưu ñồ nhất thống, xin
Thế Tổ ra lệnh cho tiền quân Lê văn Quân phải hết sức chú ý giữ vững ñồn lũy,
không ñược ñể xảy ra sơ suất.
Lại nói chuyện Quang Trung Nguyễn Huệ sau khi ñánh tan quân Thanh,
ñể tướng Ngô Văn Sở ở lại trấn thủ Bắc thành, còn mình dẫn quân về Nam. Bấy giờ
tổng ñốc Lưỡng Quảng mới là Phúc Khang An ñưa thư sang giảng hòa. Huệ bèn sai mang nhiều vàng bạc hối lộ cho Khang An
ñể nhờ An thu xếp cho toàn thành việc ấy. Rồi Huệ sai cháu là Nguyễn Quang Hiển
lên cửa ải Nam quan nộp cống vật ñể cầu
phong và xin cho Huệ ñược về kinh triều cận. Vua Thanh phong cho Huệ làm An nam Quốc vương. Huệ chọn
người cháu gọi bằng cậu là Phạm Công Trị có diện mạo giống mình, mạo danh là
Nguyễn Huệ ñi sang kinh ñô nhà Thanh ñể tạ ơn. Vua Thanh ban thưởng cho Huệ
(tức Công Trị) rất trọng hậu.
Nguyễn Huệ ñã ñược vinh hiển, tỏ ý coi thường Nam triều. Tin báo
vào Gia ñịnh, Tống Phước ðạm xin với Thế Tổ truyền lệnh cho Lê Văn Quân phải
lưu ý việc phòng thủ. Bấy giờ Lê Văn
Quân ñóng ñồn tại Bà Rịa dâng sớ về triều tâu với Thế Tổ, nói kinh ñô mới ở Gia
ñịnh chưa ñược vững chắc, nếu quân Tây sơn thuận gió ñem thủy binh vào ñánh tì
lo dân Man ở miền thượng ñạo thừa cơ nổi
dậy ở sau lưng, xin Thế Tổ cho
ñóng bộ binh ở Quan Hóa, ñậu chiến thuyền ở Hưng Phước ñể phòng ngừa bất chắc.
ðợi ñến cuối mùa gió ñông bắc, quân Tây sơn không dám vào sẽ ñem quân tiến
thẳng ra lấy Bình thuận, Bình khang, ñóng ñồn dựng trại, chiêu mộ quân lính ñể
liên lạc ứng phó với nhau. Như thế quân Tây sơn có vào cũng không thể làm gì
ñược. Thế Tổ xét thời chưa cho phép, lệnh cho Lê Văn Quân hãy từ từ ñể trù liệu
sau. Rồi ñó Thế Tổ gọi Quân về Gia ñịnh. Quân xin Thế Tổ cho ñánh lấy Bình
thuận. Thế Tổ bèn sai Quân chỉ huy quân thuỷ bộ sáu nghìn người, lấy Võ Tánh
làm tiên phong, Nguyễn Văn Thành làm phó tiên phong. Trước khi lên ñường, bọn
Quân vào bệ kiến. Thế Tổ bảo:
- Chuyến này ñi ñánh là ñể cứu sinh dân một phủ Bình thuận, không
ñược từa thắng ruổi dài ñể lọt vào nơi trọng ñịa của quân ñịch mà mất uy mang
nhục.
Nhân ñó Thế Tổ ban chiến bào cho bọn Quân. Ba tướng vâng mệnh ñem
quân lên ñường. Quân va Tánh chia binh ñóng ñồn ở Phan Rí, Văn Thành ñóng quân
ở Hóc Trôm. ðô ñốc Tây sơn là ðào Văn Hổ tiến ñánh, Văn Thành và Võ Tánh từ hai phía tiếp ứng cho Quân. ðào Văn Hổ thua
chạy, Quân sai người về báo tự nhận là công lao của mình. Võ Tánh nói với
thuộc hạ, chê Quân là hạng nhờ gió bẻ măng. Quân muốn tiến ñánh Diên khánh,
lệnh cho Văn Thành ñem quân tiến trước,
Võ Tánh tiến ñến Tam ðộc làm hậu ứng. Văn Thành nói:
- Muốn ñánh Diên Khánh thì chỉ nhổ nước bọt xao tay là lấy ñược.
Nhưng nơi ñó cách xa Sài gòn, nếu quân Tây sơn ñưa ñại binh ñến thì ñịch nhiều
ta ít, chẳng phải là xẻo thịt ném cho hổ ăn ư?
Quân bèn sai Văn Thành ñóng quân ở Mai thị, Tánh ñóng ở Phan rí,
Quân tự mình ñem quân tiến ñóng Phan rang hcờ nghe ngóng ñể ñánh lấy Diên
Khánh. Thành sai người ruổi ngựa về báo với Thế Tổ. Thế Tổ nói:
- Những phủ huyện mới lấy ñược, phải cố sức giữ lấy một tấc ñất,
một người dân. Nếu hành ñộng khinh suất thì liệu có
chắc thắng hay không?
Rồi Thế Tổ truyền chiếu lệnh cho Quân phải dừng binh ñóng giữ, gọi
Văn Thành và Võ Tánh về Gia ñịnh.
Bấy giờ ñô ñốc Tây sơn là Hồ Văn Tự, tham ñốc Từ Văn Tú tiến ñánh
Quân ở lũy Mai Nương. Văn Quân không
chống cự nổi, thuộc tướng là Nguyễn Quận, Nguyễn Văn Khương tử trận (Quận người
huyện Bảo an trấn Vĩnh long, Khương người huyện Vĩnh bình trấn Vĩnh long, có
công theo hầu khi Thế Tổ ñến Vọng các),
quân sĩ phần nhiều bị giết, bị thương.
Nguyễn Văn Thành nghe tin Lê Văn Quân bại trận, khuyên Võ Tánh
ñem quân về cứu, Tánh ngoảnh mặt bỏ ñi.
Văn Thành nói:
- Giặc ñến nhà ñàn bà phải ñánh, huống là tướng quân ư? Lại còn
tình nghĩa cùng ñược chúa thượng ban
chiến bào nữa?
Văn Thành nói xong một mình ñem quân quay lại cứu viện cho Lê Văn
Quân. Thế Tổ nghe báo tin, truyền bảo Quân cố thủ chờ viện binh. Quân và Văn
Thành giữ lũy Phan rí. Quân Tây sơn kéo ñến bao vây rất ñông. Quân dâng biểu
xin thêm viện binh. Thế Tổ sai Võ Tánh cùng Nguyễn Hoàng ðức, Nguyễn Văn Trương
ñem quân ñi cứu viện. Nghe tin có viện binh ñến, Văn Quân mở cửa lũy xua quan ra ñánh, trong ngoài ra sức
ñánh ốp vào, quân Tây sơn thất thế tán loạn chạy trốn. Văn Quân tiến ñóng Lũy
Lam. Thế Tổ nhận ñược tin báo, truyền lệnh
cho các tướng ñưa quân rút về. Quân lui về ñóng giữ ở Hưng Phước.
Bấy giờ vua Chân lạp là Chiêu Thùy Biện nói với vua Xiêm là Nam
triều nước ta luyện quân ñúc súng, có ý
thôn tính ñất ñai nước Xiêm. Vua Xiêm ngờ vực, sửa soạn cất quân sang ñánh Nam
triều.
Thế Tổ biết người Xiêm trọng nể Lê Văn Quân, gọi Quân về ñể giao
cho Quân dàn xếp mối bất hòa với Xiêm.
Quân hổ thẹn vì bị Võ Tánh khinh bỉ nên cố ý lừng khừng không về ngay, dâng
biểu về nói ñại ý trong trận Bình Thuận dạo trước quan quân cứu viện nhiều kẻ
ngang ngược cướp phá, xin triều ñình cho phái viên ra xét tội, trừng trị ñể
nghiêm quân lệnh. Có lẽ Quân có mưu ngầm muốn
thanh toán với Võ Tánh.
Thế Tổ giận Quân nấn ná không chịu về triều, bèn viết quốc thư, sai
Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Tiến Lượng sang Xiêm ñể phân biện gỡ mối hiềm nghi. Xem
ñến biểu tâu của Lê Văn Quân, Thế Tổ khiển trách rằng:
Việc đã quan còn xét gỏi làm gì, chỉ thêm rắc rối. Hơn nữa triều
ñình còn lắm chuyện phải lo, Văn Quân kia còn ñịnh toan tính ñiều gì?
Văn Quân sợ tội lại dâng biểu cáo ốm. Thế Tổ bèn sai cai cơ Nguyễn
Văn Lợi ra thay thế Quân. Một thời gian lâu, bệnh của Quân không khỏi. Thế Tổ
truyền cho Lợi chia quân của Văn Quân làm ba chi Tiền, Trung, Hậu, giao cho
Nguyễn Văn Tính quản Hậu chi, ñóng ở ðồng Môn, Nguyễn Văn Lợi quản Tiền chi
ñóng ở Bà Rịa. Nguyễn Văn Tính người huyện Long thành trấn Biên Hòa, lúc ñầu
theo Chu Văn Tiếp ứng nghĩa, giữ chức Tổng nhung cai cơ, từng theo Tiếp sang
Vọng Các, khi trở về ñược bố trí dưới quyền của Lê Văn Quân. Sau Tính lại theo Thế Tổ trong chuyến sang Xiêm lần thứ hai. Khi trở
về Gia ðịnh, Tính theo Thế Tổ ñi ñánh quân Tây sơn, có công, từ Mỹ Lung ñến
Sài gòn trải qua hơn mười trận chiến chưa từng nao núng. Văn Lợi quê huyện Kiến
hòa trấn ðịnh tường. Trước Lợi cùng Văn Tính theo Lê Văn Quân hỗ giá Thế Tổ
sang Vọng Các. Khi trở về, Tính nhiều lần theo Thế Tổ ñi chinh chiến có công
lao, làm quan ñến chức Tổng nhung cai cơ.
Bấy giờ Lợi và Văn Tính thừa lệnh thay chức chỉ huy của Văn Quân,
mỗi người ñều ñem quân ñến ñồn trú.
Thế Tổ lại sai Phùng Văn Nguyệt quản lĩnh Trung chi, ñóng ở Hưng
Phước, cũng là ñể xem xét bệnh tình của Lê Văn Quân thế nào. Văn Quân khỏi ốm,
từ Hưng Phước về Gia ñịnh. Thế Tổ sai giao Quân cho triều ñình xét tội.
Các quan ñền nói tội của Văn Quân ñáng
phải xử tử. Thế Tổ xét Quân có công theo hầu sang Vọng Các, trải bao gian lao
nguy hiểm, khi về Gia ñịnh ñi chinh chiến có công lao nhiều nhất, không nỡ xử
ñến cực hình. Thế Tổ bèn sai tước ñoạt quan tước của Quân, cho chờ ñể lập công
chuộc tội. Quân là kẻ không có học, ít hiểu biết, nghe tuyên mệnh của Thế Tổ
thì uất ức hổ thẹn, rồi uống thuốc ñộc tự tử.
Thế Tổ vừa giận vừa tiếc, ñích thân ñến nơi Quân ở gào khóc, xong
cầm roi ñánh lên quan tài một trăm roi. Các quan tướng có mặt tại ñó chẳng ai
không khiếp phục. Thế Tổ chế ngự các tướng nghiêm minh, than tiếc cho Lê Văn
Quân không giữ ñược trọn ñạo bề tôi. Quân số Tiền quân do Quân quản lĩnh ñã
phân ra các chi, nhưng chưa có tướng chỉ huy, Thế Tổ bèn sai chưởng cơ Hậu quân
Tôn Thất Hội giữ chức chưởng Tiền quân, sai chưởng cơ dinh Tiên phong Võ Tánh
giữ chức chưởng Hậu quân (they Tôn Thất Hội), cai cơ dinh Trung quân Nguyễn
Văn Thành giữ chức chưởng dinh Tiên phong (thay cho tánh). Lấy phó tướng
dinh Hậu quân Nguyễn Văn Thư giữ chức phó tướng Tiền quân, trưởng chi dinh Tiên
phong Mạc văn Tô làm phó tường Hậu quân, cai cơ dinh Trung quân Nguyễn Văn Tính
làm phó tướng dinh Tiên phong.
Cắt ñặt các chức vụ ñâu ñó ñã xong xuôi, Thế Tổ ñịnh cùng các tướng
bàn ñịnh kế sách tiến ñánh quân Tây sơn. Vừa khi ấy có tin báo công chúa
Ngọc Tuyên từ Phú xuân sai người vào
tâu việc cơ mật.
ðúng là:
Lui giặc mưu thần nhường Kiến Vũ
Diệt thù kế mật quá Hồ Dương
Diệt thù kế mật quá Hồ Dương
Hồi thứ mười ba:
Cửa Thị nại, quân Nam triều báo thắng
Thành Phú xuân, Bắc Bình vương băng hà.
Lại nói về công chúa Ngọc Tuyên là con gái thứ mười hai của Võ
Vương, ñã gả cho chưởng cơ Nguyễn Văn Thống. Sau sự biến năm Giáp Ngọ, Thống
chết, công chúa về lánh ở Vân Dương, cắt tóc làm ni. Quang Trung Nguyễn Huệ xâm
phạm tới lăng mộ các vị liệt thánh, công chúa bèn sai con rể là Nguyễn ðức Tuấn
ngầm tới xã Kim ngọc, ðịnh môn, Cư Chính dặn dò cư dân tùy cách bảo vệ
lăng mộ. Có người xã Cư chính là Nguyễn
Ngọc Huyên vẫn bí mật phụng thờ lăng Cư chính, nay dời lăng về một nơi sạch sẽ
yên ổn.
Khi Thế Tổ về Gia ñịnh, công chúa sai người thân tín tên là Hỉ ñáp
thuyền buôn vào tâu với Thế Tổ, lại ghi Khúc ca Hoài Nam dâng lên. Khúc ca này
do xử sĩ Thai Dương (1) là Hoàng Quang,
giỏi quốc âm soạn ra. ðoạn ñầu thuật lại việc các ñời chúa trước của Nam triều
mở mang gian khổ, ơn ñức thấm nhuần;
phần sau quy tội bọn quyền thần, căm
giận phản tặc, lời lẽ rất bi tráng. Thế Tổ sai phổ biến khúc hát ấy trong quân
sĩ, ai nghe cũng nhỏ nước mắt.
(1): Thai Dương: tên xã ở huyện Hương trà, nay thuộc huyện Hương
ñiền tỉnh thừa thiên.
Thế Tổ sai người bí mật mang chỉ dụ và chiếu sắc lưu không trở về
Vân Dương giao cho công chúa ñi chiêu dụ
những người dân lành trung nghĩa. Cả những kẻ theo quân Tây sơn, nếu họ chịu
quy thuận, tùy từng trường hợp cũng ban sắc chỉ cho họ, ñợi ngày ñại quân trở
về thì cầm sắc chỉ tới quân doanh ñể ñược giao công việc. Nhân ñấy, Thế Tổ báo
các tướng:
- Thế lực Tây sơn ñang mạnh, chưa thể diệt trừ ngay ñược.
Nhưng nếu năm tháng lần lữa không tiến ñánh thì chẳng
khác gì ñể cho bọn chúng rảnh tay nghỉ ngơi. Chi bằng nhân lúc này thuận gió
cho thủy binh tiến theo cửa Cần Giờ, bộ binh tiến theo ñường Bình Thuận, chiếm
ñược châu nào thì xây thành ở châu ấy, nhổ ñược huyện nào thì ñóng ñồn ở huyện
ấy. Phên dậu che chắn của ñất Gia ñịnh
này kiên cố thì thế lực Tây sơn tất phải suy yếu.
Các tướng nghe nói, tâu rằng:
Lòng người mong nhớ thì ñất Bạch Thủy nhà Hán lại trùng hưng, miền
Linh Vũ nhà ðường lại tái tạo. Hiện nay ở Thuận Hóa hàng năm ñến mùa gió nồm,
lòng người lại nhớ chúa cũ. Dân Gia ñịnh mỗi
khi chúa thượng ban chiếu chỉ, ai nấy
ñều tranh nhau nộp lương, thuyền buôn Tây dương thì bán súng ống, quân
tướng nước Xiêm giúp ta ñánh vùng rừng núi. Nguyễn Nhạc chẳng qua như mặt trời
gác núi ñằng tây, Nguyễn Huệ làm mưa làm gió cùng lắm chưa trọn một buồi sáng.
Quân lính Nam triều ta ngày một tinh nhuệ, tướng sĩ ta ngày càng hăng hái. Xin chúa
thượng cứ thử ra quân ñánh phá ñồn Thi nại thử xem thành bại ra sao, rồi sau sẽ
tính mưu khác.
Thi nại xưa gọi là cửa Thì Phú (thuộc huyện Bồng), phía nam là cửa
Trà Ô, phía bắc là cửa Tân Quan; núi Thì Phú, núi Bào Voi xa bày ở hai bên tả
hữu. ðó là nơi hiểm yếu phòng vệ mặt biển của ñất Quy nhơn. Tây sơn ñã cho quân
ñóng giữ ở ñó ñể ngăn chặn quân Nam từ
ðồng nại ra. Bấy giờ các tướng muốn ñánh
Thi nại ñể mở ñường biển thông với Quy
nhơn. Tống Phước ðạm khuyên Thế Tổ
nghe theo lời bàn của các tướng. Thế Tổ bèn sai Võ Di Nguy ñốc thúc ñóng năm
hiệu thuyền lớn là Hoàng Long, Xích Nhạn, Thanh Tước, Bạch Yến và Huyền Hạc; sai Ngô Công Quỹ cùng tham luận Lê ðình
Liêm tới các ñạo Cổ Chiên, Xích Lam tuyển chọn ñinh tráng ñể bổ sung vào quân
ngũ; sai Nguyễn Hoàng ðức cùng tán lý Chiêu hiệp sức với tướng giữ ñồn Bà Rịa.
Sau ñó Nguyễn Hoàng ðức tiến ñánh Phố Hài, tán lý Chiêu cùng Nguyễn Văn Lợi ñem
quân tới ñánh các vùng hiểm yếu ở Lâm
Dương, Sa ðàm; Nguyễn Văn Nhơn hiệp sức với tướng trấn thủ ðồng Môn là Nguyễn
Văn Tính ñốc thúc việc ñắp lũy ðồng Môn. Nguyễn Văn Thiện nguyên quản lĩnh hai
ñạo Long Xuyên, Kiên Giang hiệp sức với tướng trấn thủ Hà Tiên là Mạc Công Bính
phòng giữ, cắt ñứt ñường biển. Thế Tổ lại
viết quốc thư cho vua Xiêm, nói Quang Trung Nguyễn Huệ sắp cho quân bộ
ñánh người Man ở thượng ñạo, tiến ñánh
Nam Vang rồi quay lại ñánh vào mặt trước Sài gòn. Nay bàn kế: Nam triều sẽ ñem
ñại binh ñánh Quy nhơn, xin vua Xiêm cũng cho ñại binh sang ñánh Nghệ An. Nếu
Tây sơn giữ Nghệ an thì quân Xiêm ñánh phía trước, quân Nam ñánh mặt sau. Nếu
Tây sơn giữ Phú xuân thì quân Xiêm vây mặt sau, quân Nam vây phía trước. Thư
viết xong, Thế Tổ sai Nguyễn Văn Thụy cùng Nguyễn Tiến Lượng ñi sứ sang Xiêm.
Lại sai tả quân Tôn Thất Huy, hậu quân Võ Tánh, trung doanh giám quân Tống
Phước ðạm giữ Gia ñịnh; sai Nguyễn ðức Thành ñem ñội quân Kiên uy ñến ñóng giữ
ở ðồng Tranh, Vũng tàu. ðức Thành người Bình dương., sau khi tòng quân ñược bổ
vào ñội Phiên Nhự thuộc quyền chỉ huy của Tôn Thất Dụ. Thành chỉ huy ñội quân
bài ñao giao chiến với quân Tây sơn bị bắt sống. Thành vờ nhận chức của giặc,
sau lại quay về với Nam triều, ñược thăng chức Tổng nhung cai cơ, chiêu tập
nghĩa dũng, tiến ñánh quân Tây sơn,
nhiều lần lập chiến công, ñược Thế Tổ sai ñem quân ñến ñóng giữ các nơi
nói trên ñể ñề phòng bất chắc.
Rồi Thế Tổ sai Nguyễn Văn Thành ñem năm mươi chiến thuyền ñi trước
làm tiên phong. Thế Tổ tự mình dẫn quân xuất phát từ sông Nghi Giang, Nguyễn
Văn Trương theo hỗ giá. Thủy quân tiến ra cửa Cần Giờ, các hiệu thuyền mới ñóng
lần ñầu tiên ñược thử dùng ñi biển, gặp gió nam thổi mạnh, thừa thế tiến thẳng tới Diên Áo. Quân Thế Tổ bắt sống thuyền tuần tra
của Tây sơn, hỏi cung biết thủy quân Tây sơn ở cửa Thi nại không phòng bị. Thế
Tổ bèn hạ lệnh cho Nguyễn Văn Thành cùng Phạm Văn Nhơn chỉ huy ñội Phượng
thuyền, Nguyễn Văn Trương cùng Nguyễn ðức Xuyên chỉ huy ñội Long thuyền, ñột
nhập vào trước, Võ Viết Bảo quản lãnh
hỏa pháp chi huy ñội thuyền Bằng Nhất, hiệp ñồng với Trần ðăng Long và Nguyễn
Văn Khiêm, các ñội quân cùng tiến.
Nguyễn ðức Xuyên người huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên là người dũng
lược, theo việc quân có công hỗ giá ở ðiệp Hòn Chồng, Hà tiên. Khi Thế Tổ ñi
Vọng Các, Xuyên giết nhầm thương nhân người Xiêm, sợ bị tội, phải ở lại vùng
Rạch Gầm. Sau ngày Thế Tổ ở Xiêm về, Xuyên cùng Nguyễn văn Khiêm ñến Bình Thuận
ñể do thám tình hình giặc và thu thuế dầu, vải. Viết Bảo là người huyện Tống
Sơn trấn Thanh hóa, từng ñược sai ñi dụ hàng dư ñảng quân ðông Sơn. Khi Thế Tổ sang Vọng Các, Bảo không theo
giặc, phải lánh về miền sông Tam Kỳ. Sau ñó Bảo theo Võ Tánh tiến ñánh quân Tây
sơn ở Gò Công. Sau ngày Thế Tổ thu phục Gia ñịnh, Bảo ñược bổ chức tiểu sai. Trần ðăng Long người huyện Diên Phúc ñạo Quảng nam, là người khôi
ngô tuấn tú có sức khỏe, năm mười chín
tuổi tòng quân. Khi Thế Tổ ñi Vọng Các, Long bị ốm không ñi theo ñược. Bị quân
Tây sơn bắt, Bảo giả làm người câm nên ñược tha về. Khi Thế Tổ về tới Gia ðịnh, Long ñược thăng chức túc
trực. Văn Khiêm là người Phong ðiền Thừa Thiên, theo cha vào Gia ðịnh tòng
quân. Khi ðịnh vương ñi Long Xuyên, Khiêm ở lại lánh trong thôn xóm. Thế Tổ lên
nắm quốc chính, Khiêm tìm ñến, ñi theo ñánh dẹp. Trong trận ðồng Tuyên, Khiêm
bị Tây sơn bắt. Khi xa giá từ Xiêm về, Khiêm trốn thoát khỏi tay giặc, theo Lê
Văn Duyệt tìm ñến hành tại xin yết kiến.
Sau Khiêm theo Thế Tổ trong chuyến Thế Tổ sang Xiêm La lần thứ hai.
Bấy giờ các tướng cùng ñi với Phạm Văn Nhơn theo Nguyễn Văn Thành,
Nguyễn Văn Trương tiến ñánh ñồn cửa biển Thi nại. Quân Tây sơn của ñô ñốc Thành
và chỉ huy Tính vừa nghe tin quân Nam triều kéo tới, ñã tan vỡ bỏ chạy. Quân
Thế Tổ phóng lửa ñốt thủy trại giặc, bắt ñược chiến thuyền rất
nhiều. Nguyễn Văn Thành cùng Nguyễn Văn Trương muốn thừa thắng tiến công
Quy Nhơn. Thế Tổ cho rằng quân sĩ mới tập hợp, không lợi việc ñánh nhanh, bèn
ra lệnh thu quân trở về. Nguyễn Hoàng
ðức xin cử binh tiến công Phố Hài,
tướng Tây sơn phải bỏ lũy trốn
chạy. Tiếp ñó ðức lại xin cho ñánh lấy Phan Rí. Thế Tổ thấy ở Bình Thuận dân
ñói, quân không có lương ăn, bèn ra lệnh thu binh trở về. Sau khi về Gia ðịnh,
Thế Tổ thăng Nguyễn Văn Thành quản lĩnh dinh tiên phong, ñược tiếp nhận các
thuyền của người Tây dương và thuyền mũi tày bắt ñược của quân Tây sơn ñể dùng
vào việc chiến trận. Thế Tổ lại sai ñắp lũy mới ở Mỹ tho, ñóng trọng binh ở
Hưng Phước; rồi sai Nguyễn ðức Thành làm trấn thủ ñạo Tân Châu, kiêm quản hai
ñạo Hùng Thắng, Chiến Sai. Lại sức cho trấn tướng Hà Tiên ñề phòng hải phỉ
người Chà và. Bấy giờ Nguyễn Tiến Lượng và Nguyễn Văn Thụy từ Xiêm trở về, gặp bọn chúng ở Hòn Cau.
Hai bên ñánh nhau, Bọn Tiến, Lượng chém ñược hơn ba mươi thủ cấp, bắt sống hai
tên, ñoạt ñược một chiến thuyền dâng lên Thế Tổ và tâu với Thế Tổ việc vua Xiêm
muốn biết hiện tình Tây sơn ra sao. Thế Tổ sai Lượng áp giải hai tên tù binh
Chà và sang giao cho vua Xiêm, còn tình hình của quân Tây sơn sẽ xin báo sau.
Lại nói chuyện sau khi Nguyễn Tiến Lượng vâng mệnh sang Xiêm, Thế
Tổ muốn biết rõ thế lực của Quang Trung và tình hình Bắc hà ñộng tĩnh ra sao,
cùng là kế sách nên ñánh hay nên giữ,
bèn họp các quan văn võ. Thế Tổ hỏi:
- Quang Trung ñã nhận tước phong của nhà Thanh, vậy các bề tôi cũ
của nhà Lê còn có ai xướng nghĩa nữa không?
Tống Phước ðạm thưa:
- Các quan văn võ của nhà Lê phần nhiều theo vua Chiêu Thống chạy
sang nhà Thanh. Hào kiệt Bắc Hà không ai không nhớ nhà Lê, nhưng hành ñộng thì
sợ Nguyễn Huệ giết hại, nên không dám làm gì. Chỉ có Lê Duy Kỳ là em vua Lê chiếm
giữ Tuyên Quang, Cao Bằng, dựa vào thế lực của thổ tù Nùng Phúc Tấn, Hoàng Văn
ðồng, liên kết với vùng Trấn Ninh, Trịnh Cao, Quy Hợp của Vạn Tượng mưu ñánh
Nghệ An. Nguyễn Huệ sai trấn tướng
Nguyễn Quang Diệu, ñô ñốc Nguyễn Văn
Uyển ñem năm nghìn tinh binh, theo ñường thượng lộ Nghệ An tiến ñánh, chiếm ñược Trấn Ninh, diệt
Trịnh Cao, Quy Hợp. Vua nước Vạn Tượng phải bỏ thành mà chạy. Quang
Diệu thừa thắng ñuổi dài tới tận biên
giới Xiêm La, chém tướng Vạn Tượng là tả súy Phan Dung và hữu súy Phan Siêu,
rồi kéo quân về Bảo Lộc. Lê Duy Kỳ cùng bọn Nùng Phúc Tấn, Hoàng Văn ðồng thế
không chống ñỡ nổi, ñều bị quân Quang Diệu giết. Việc ấy
xảy ra trước khi Quang Trung nhận sắc phong của nhà Thanh.
Thế Tổ nói:
- ðó là việc nghĩa cử, tuy thất bại nhưng cũng ñủ làm cho nhà Lê
khởi sắc.
Rồi Thế Tổ hỏi việc Nguyễn Huệ xin thụ phong với nhà Thanh không
gặp trở ngại gì hay sao? Phước ðạm thưa:
- Huệ diệt Duy Kỳ rồi sai sứ sang nhà Thanh báo tin thắng trận,
nhân ñó xin mở cửa ải Thúy Bình ở Cao Bằng, ải Du Thôn ở Lạng Sơn ñể cho dân
chúng họp chợ thông thương, lại xin ñặt phái bộ ñại diện ở phủ Nam Ninh trong
nội ñịa. Nhà Thanh sợ Huệ mạnh, ñều nghe theo những ñiều Huệ xin.
Thế Tổ hỏi:
- Bài bản chính sự của Nguyễn Huệ như thế nào?
ðạm thưa:
- Có nhân nghĩa thì có thể ñổi yếu ra mạnh. Bạo ngược thì tuy mạnh sẽ thành yếu. Phù Sai không mạnh hay sao. Thế mà không
ñịch nổi Việt vương Câu Tiễn. Thiếu
Khang không yếu hay sao, thế mà cuối
cùng diệt ñược Hàn Súc vậy.
Lúc ấy có viên ñội trưởng mật sai vào tâu rằng:
- Nguyễn ðình ðắc ở Bắc hà, ủy cho cai ñội Quyền vào báo tình hình
của Tây sơn.
Thế Tổ gọi vào, hỏi:
- Sự tình Tây sơn thế nào? Quyền thưa:
- Quang Trung Nguyễn Huệ đã chết ngày hai mươi chín tháng chín. Thế
Tổ quay sang hỏi Tống Phước ðạm:
- Nguyễn Huệ tung hoành ñược mấy năm?
ðạm thưa:
- Nguyễn Huệ xưng vương năm Bính Ngọ, xưng đế năm Mậu Thân, năm nay
là năm Nhâm Tí, hết số, cả thảy là bảy năm.
Thế Tổ hỏi:
- Huệ chết đột ngột như thế vì cớ gì? Quyền thưa:
- Nguyễn Huệ sắp khởi binh đánh nhà Thanh, bỗng lâm bệnh nên không
thực hiện ñược. Một tối Huệ ñang ngồi,
bỗng tối tăm mặt mũi rồi thấy một cụ già
đầu bạc từ trên không bước xuống. Cụ già khoác áo trắng, chống gậy sắt,
mắng Huệ rằng: “Ông cha ngươi sinh ra trên đất Nguyễn chúa, đời đời là dân của
Nguyễn chúa, sao người dám xâm phạm đến lăng tẩm?”. Nói ñoạn cụ già cầm gậy đánh
vào thái dương Huệ. Huệ xây xẩm ngã vật xuống, hồi lâu mới tỉnh. Sau ñó Huệ nói cho trung thư Trần Văn Kỷ
biết, rồi bảo Kỷ: “Phú Xuân là đất thần kinh, ta lo là không thể sống lâu được”.
Rồi đó Huệ cho gọi trấn thủ Nghệ An Nguyễn Quang Diệu về bàn việc rời đô. Chưa
bàn định xong thì bệnh tình của Huệ ngày một tăng, rồi lo buồn mà chết.
Thế Tổ nâng tay lên ngàng trán tạ ơn tiên vương thần linh, rồi hỏi
tình hình vua nối nghiệp của Tây sơn thế nào. Quyền thưa:
- Thế tử Quang Toản của Tây sơn lên ngôi năm mười hai tuổi, an táng
thi hài của cha ở phía nam Hương giang, tôn thụy hiệu là Võ Hoàng đế, đổi niên
hiệu là Cảnh Thịnh, phong cho em là Quang Thùy là Khang công, tiết chế các
doanh thủy bộ ở phía bắc, phong cho Quang Bàn là Tuyên công, lĩnh chức dô đốc
trấn Thanh hoa; phong cho cậu là Bùi ðắc Tuyên làm thái sư, trông côi các việc
cơ mật trong ngoài, cùng với thái úy Phạm Công Hưng nắm giữ việc quân quốc
trọng sự; cho trung thư phục chính Trần Văn Kỷ giữ chức trung thư cơ mật vụ;
sai thiếu phó Nguyễn Quang Diệu, hỗ giá Nguyễn Văn Huấn, nội hầu Nguyễn Văn Tứ,
tư lệ Lê Trung cùng trấn giữ Nghệ An. Sai đại tư khấu Võ Văn Dũng, đại tư hội
Nguyễn Văn Dụng, thiếu bảo Nguyễn Văn Danh, đại tư mã Ngô Văn Sở, Hình bộ
thượng thư Lê Xuân Tài, tuần kiểm Chu Ngọc Uyển, tiết độ Nguyễn Công Tuyết cùng trấn giữ Bắc thành.
Thế Tổ hỏi:
- Liệu Toản có thể làm vua ñược không? Quyền thưa:
- Toản chỉ thích chơi bời, mọi việc ñều do ðắc Tuyên quyết định cả.
ðắc Tuyên mặc sức hoành hành, tác oai tác phúc dân chúng trong ngoài không ai
không oán ghét Tuyên, mà chê Toản là yếu hèn.
Thế Tổ hỏi:
- Nguyễn ðình ðắc hiện nay ở ñâu? Quyền thưa:
- Đắc hiện ñang đi các vùng Sơn Nam, Kinh Bắc chiêu dụ hào kiệt,
một sớm sẽ mang theo nghĩa sĩ đến quy phục Nam triều.
Tiếp đó Thế Tổ sai gọi Tôn Thất Huy tới bàn việc đối phó với Tây
sơn. Huy là con thứ hai của Tôn Thất Dục, giỏi dùng binh, có mưu lược của người
làm tướng. Huy chẳng nề gian lao nguy
hiểm theo hầu Thế Tổ, lập nhiều công lao, nổi danh ngang hàng với Tôn Thất Hội.
Bấy giờ Huy ñang ốm nặng, rồi mất, không ñược gặp vua. Quân hầu cận vào báo tin,
Thế Tổ ngậm ngùi thương xót giờ lâu, lại vì nỗi chưa ñánh bại ñược Tây sơn nên
lại càng thêm buồn giận. Thế Tổ bèn sai
ñưa thư báo tin cho vua Xiêm.
Cai ñội Quyền tâu rằng:
- Có cựu thần Trần Hưng Đạt vượt biển vào, xin ñược bệ kiến.
Hưng ðạt người huyện Hương trà, là con thứ bảy của viên ký lục Hà
tiên cũ là Trần Quế. ðạt thuần hậu, có kiến thức, chí khí, trước giữ chức hàn
lâm viện. Khi quân Trịnh lấy Phú xuân,
ðạt muốn theo ðịnh vương vào Gia ñịnh nhưng
không kịp, bèn lén vào Quảng Nam ở ẩn dạy học, sau ñó sắp sửa vào Nam
thì bị quân Tây sơn bắt. Nhiều lần ðạt ñã ở bên bờ cái chết, có viên quan Tây
sơn thấy ðạt có tướng mạo phúc thiện,
bèn giải cứu cho khỏi chết. ðạt bèn cùng em là ðức nhân lúc quân Tây sơn sơ hở
bèn chèo thuyền vượt biển vào Nam yết kiến Thế Tổ (1). Hưng ðạt nói:
Trời giúp Nam triều, khiến cho Nguyễn Huệ chết đột ngột, thành Chà
Bàn không có quân chi viện. Xin chúa thượng nhân cơ hội này trước hết tiến đánh
Nguyễn Nhạc để lấy đường đánh ra Phú Xuân.
(1): Khi Thế Tổ lên ngôi ở Gia ðịnh, Trần Hưng ðạt có con gái được
chọn làm cung tần. Bà sinh được hoàng tử thứ tư, tức là bà Thuận Thiên Cao
hoàng hậu – mẹ vua Minh Mạng.
Thế Tổ theo lời bàn của Hưng ðạt, cho gọi Tống Phước ðạm vào bàn
việc
đánh Tây sơn.
ðúng là:
Trời bỏ, Tây sơn đâu vững mãi
Người phù, Nguyễn chúa dễ cơ
may.
Hồi thứ mười bốn:
Hoàng tử trưởng mở phủ đông cung
Thành Quy nhơn đại quân vây bủa
Chân dung hoàng tử Cảnh lúc
bảy tuổi do họa sĩ Maupérin vẽ tại Pháp vào năm 1787
Lại nói chuyện Thế Tổ sắp ñi ñánh Quy Nhơn, gọi Phước ðạm vào bảo
trình bày kế hoạch ñiều khiển tướng sĩ. Phước ðạm thưa:
- Quang Toản tuy nhỏ dại, nhưng tướng giỏi còn nhiều. Nếu Nguyễn
Nhạc bị đánh, thế tất Quang Toản phải cho quân vào cứu. Quân ta thế lực chưa
mạnh lắm, e rằng khó ñánh một trận mà diệt ñược ngay. Phàm thượng sách của binh
gia chẳng gì bằng tự giữ. Nay xin chúa thượng sức cho các doanh lo việc ñóng
giữ tích trữ quân lương, tướng sĩ lo luyện tập võ nghệ, ñợi khi bên ta
binh cường lương ñủ mới có thể ra quân
tiến ñánh. Vả lại thái tử là ngôi trừ nhị của cả nước, ở triều ñình thì giám
sát việc nước, ra ngoài phủ dụ quân sĩ ñể ràng buộc lòng người, giữ vững gốc
nước. Xin chúa thượng trước hết hãy ñịnh ngôi thái tử, chọn một hai vị ñại thần
giúp ñỡ, khiến cho trên thì có thể thay chúa thượng chăm sóc quốc mẫu sớm tối,
dưới thì trấn an cho dân chúng Gia ñịnh, khiến cho bên trong không có mối lo,
sau ñó chúa thượng hãy ngự giá thân chinh, thần nghĩ ñến lúc ấy cũng chưa muộn.
Bấy giờ Hoàng trưởng tử Cảnh tuổi vừa mười bốn, thiên tư thông minh
tuấn tú. Thế Tổ nghe lời khuyên của ñại
thần, bẩm với quốc mẫu, rồi sai hữu ty chọn ngày làm lễ, tế cáo lăng miếu, sách
lập hoàng tử Cảnh làm thái tử, ban ấn ðông cung. ðó là ngày Giáp Dần tháng Ba
năm Quý Sửu (4-1743). Sắc phong viết:
“Cha mà có con như trời có ñức nguyên. ðức nguyên dần lớn lên thì
ñạo trời mới hưng thịnh. Gốc có cành
như nguồn có nhánh. Ngọn nguồn sâu thì dòng chảy xa. Cũng có người nghĩ tuổi
thơ non sức, làm ñược việc chăng? Nhưng
nếu chúng trí một lòng thì chẳng lo gì gian hiểm. Lịch số của trời ñã ở thân
ngươi. Nguôi hãy gắng tâm gắng ñức, tỏ
ánh rực rỡ tướng tinh của mình, ñể cho
dân này trong ñời này ñược tắm sóng ơn trong biển nhỏ”.
Hoàng tử Cảnh ñã vâng mệnh thụ phong làm thái tử, Tống Phước ðạm
lại tâu rằng:
- Đang lúc nước nhà đa nạn, xin cho thái tử hiểu biết việc binh.
Xưa ðế Khải đi đánh đất Cam, Bá Cầm đánh đất Phỉ, đều do gia học vậy.
Thế Tổ bèn giao cho Thế tử giữ chức Nguyên súy, quản lĩnh dinh
tả quân, chia làm năm vệ: Thần Võ, Thần
Oai, Thần Dũng, Thần Toán, Thần Lược. Rồi
Thái tử mở súy phủ, ñặt liêu thuộc, lấy ñại thần bên văn Lễ bộ một
người, bên võ phó tướng một người giúp việc trong phủ. Việc nhỏ thì do hai ñại
thần ñó giải quyết, việc lớn thì do súy phủ quyết ñịnh, làm như thế ñể cho thái
tử tập quen với chính sự.
Thế Tổ bảo Phước Đạm rằng:
- Đông cung tuổi còn nhỏ, ta muốn chọn người hiền làm sư phó ñể
giúp đỡ. Phước Đạm xin lập Thái học
đường, đặt các chức phụ đạo, đốc học, hàn lâm,
thị học, hàng ngày sớm tối tập họp ở Thái học ñường ñể nghe giảng
giải kinh sử. Phàm ðông cung nói gì làm gì, quan thị học phải ghi lại, hàng
tháng dâng lên cho chúa thượng xem ñể biết ñức nghiệp của thái tử ngày một tiến
ích.
Thế Tổ xuống lệnh làm theo lời bàn ấy. Tống Phước Đạm tiến cử Ngô
Tòng Chu sung chức ðông cung phụ đạo, Trịnh Hoài ðức, Lê Quang ðịnh sung chứa đông
cung thị giảng.
Ngô Tòng Chu người huyện Phù cát phủ Bình ñịnh, ngụ cư ở Gia ñịnh,
theo học với Bình dương ẩn sĩ Võ Trường Toản. Trường Toản là người kinh học súc
tích, lập chí cao khiết. Khi Tây sơn nổi dậy, Toản ở nhà dạy học. Buổi ñầu
trung hưng, Thế Tổ ñóng ở Gia ñịnh, thường vời Toản ñến gặp, khen Toản là bậc
cao thượng, ban cho hiệu là Gia ñịnh xử sĩ Vinh ðức Võ tiên sinh. Tòng Chu theo
học với Võ tiên sinh, học hành thuần chính,
có khí tiết, lúc ñầu ñược trao chức Hàn
lâm viện, sau thăng chức chế cáo, rồi thăng Lễ bộ tham tri, sau ñược bổ
chức ký
lục dinh Trấn biên. Trịnh Hoài ðức người tỉnh Phúc Kiến nhà Thanh. Ông
nội tên là Hội, hồi ñầu nhà Thanh, ñể
tóc chạy xuống phía nam, ngụ cư ở Trấn biên. Cha Hoài ðức tên là Khánh bỏ tiền
ñể ñược chức cai thu, dần ñược thăng chức cai ñội. ðức có chí lớn hiếu học,
theo mẹ ñời về ở Phiên Trấn, thờ Võ Trường Toản làm thầy. Lê Quang ðịnh người
huyện Phú vang phủ Thừa thiên, cha là Sách làm thủ ngự nguồn ðà Bồng. Quang
ðịnh mồi côi cha từ nhỏ, nhà nghèo nhưng thông minh dĩnh ngộ, hiếu học, cùng với Nguyễn
Hương, người Bình Thuận, vào lưu ngụ ở huyện Bình dương, cùng ñến xin theo
học Võ Trường Toản. Quang ðịnh chơi thân
với Trịnh Hoài ðức và Ngô Nhân Tịnh, lập ra Bình dương Thi xã, người có văn học
bốn phương phần nhiều ñều có ghé qua thăm viếng.
Thế Tổ về Gia ñịnh cho mở khoa thi Hương. Quang ðịnh và Hoài ðức dự
thi ñều ñỗ, cùng ñược trao chức Hàn lâm viện chế cáo, rồi cùng ñược cử giữ
chức ðiền tuấn ñi ñến các huyện khuyên
dân chăm chỉ việc nông tang. ðức có phong ñộ trầm tĩnh, ñúng mực, khi bàn luận
thường giữ ñại thể; Quang ðịnh có tài năng hiểu biết, thông minh mẫn tiệp, quen
thạo chính sự ñược Tống Phước ðạm yêu
mến, quý trọng. ðến ñây Thế Tổ nghe lời tâu của Phước ðạm, giao cho
Trịnh Hoài ðức và Lê Quang ðịnh hầu giảng cho ðông cung. Còn Ngô Tòng Chu hiện ñang ở Trấn biên, sẽ ñiều người khác ra thay ñể ñiều
Tòng Chu về giúp việc cho Thái tử. Bấy giờ Tôn Thất Hội dẫn các tướng vào tâu
rằng:
- Nay ðông cung ñã lập, nhưng quân Tây sơn vẫn còn ñó chưa trừ
ñược. Phải rửa cho sạch mối thù này.
Xin chúa thượng sai Phạm Văn Nhơn làm tả quân phó tướng, cùng với giám quân Tống Phước ðạm giúp ðông cung ở lại ñóng giữ Gia ñịnh. Thần nguyện cùng Võ Tánh, Nguyễn Văn Thành hỗ giá thân
chinh, chia ñường tiến quân thu phục các huyện gần Quy nhơn ñể khuyếch trương
thanh thế. Thần tính rằng Thái ðức
Nguyễn Nhạc thế cô, nếu không chết bởi thiên binh Nam triều ta thì cũng phải
xuống làm ma ñịa phủ.
Lại nói chuyện Thế Tổ từ ngày về dựng ñô ở Gia ñịnh ñến nay, mỗi
lần nghĩ tới những ngày gian khổ ở Long Khâu, lăng mộ tiên vương ở Ngự Bình,
tâm can ngày ñêm như lưa ñốt, ngọc thể mệt mỏi, những lo Quang Vũ ñầu bạc, bắp
Chiêu Liệt thịt sệ ra mà chân ñế thì ñang ở Tâm Thất, ñô quận Thục ñã ngả về
ngả về nhà vua, ñịnh mang ñội quân áo trắng ở Lạc dương quyết sống mái một
trận. Nhân lời tâu của Tôn Thất Hội, Thế Tổ bèn thưa với mẹ, giao cho Thái
tử Cảnh ở lại trấn thủ Gia ñịnh, tự mình ñem quân ñi ñánh. Bấy
giờ Thế Tổ gọi họp các tướng ñể bàn ñịnh việc xuất quân. Giao cho chưởng tiền
quân Tôn Thất Hội chức Khâm sai Bình Tây ñại tướng quân, chưởng hậu quân Võ
Tánh làm Khâm sai tham thặng Bình Tây đại tướng quân, chưởng dinh tiên phong
Nguyễn Văn Thành làm Khâm sai Bình Tây tiền tướng quân, chưởng cơ quản Trung
chi Nguyễn Hoàng ðức làm Khâm sai chưởng hữu quân dinh Bình Tây phó tướng quân,
ñặt dưới quyền ñiều khiển của Tôn Thất Hội, Trung doang giám quân Nguyễn văn
Trương ñốc thúc việc thu tô thuế của bốn doanh, Hộ bộ Phan Thiên Phước cùng
tham tri Nguyễn ðức Chí ñôn ñốc thuyền
lương, cai cơ Võ Di Nguy quản Trung thủy doanh Nội thủy, cai cơ Nguyễn ðức
Thiện chỉ huy chi Hiệu nghĩa, ra Quảng Ngãi triệu tập nghĩa binh các ñạo ñóng
ñồn ở Trá Khúc ñể dương oai, cai cơ Nguyễn Văn Lợi vẫn ñóng ñồn ở ñạo Hưng
Phước và Phố Châm thuộc các sách người Thượng.
Đô đốc Tây sơn Nguyễn Văn Thái người ở huyện ðồng Xuân Phú yên,
nguyên chỉ huy đạo Trung Dũng của Tây sơn đưa quân đến quân doanh xin hàng,
được trao chức Khâm sai đô đốc, sai đi chiêu mộ quân sĩ cũ lập thành chi Hiệu
trung, đặt dưới sự điều khiển của Nguyễn Văn Thành, tiến đóng các lộ Thạch Tân,
Sa Lung. Cai bạ ở Phiên Trấn là Nguyễn Tử Chu cùng Hình bộ Nguyễn Công Nghị giám sát các doanh thủy bộ để nghiêm cấm
quân sĩ cướp phá.
Mọi việc cắt cử ñâu ñấy ñã xong, ñịnh tới ñầu mùa hạ sẽ cất quân.
Tôn Thất Hội cùng Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hoàng ðức chỉ huy quân
bộ ñánh quân của ñô ñốc Tây sơn Hồ Văn Tự ở Phan Rí. Tự bỏ trốn theo ñường
thượng ñạo Tham Lô. Quân Thế Tổ thu phục ñất Bình Thuận. Thế Tổ sai quản lãnh chi Kiến Võ là Nguyễn Văn Tính ñóng giữ
Bình Thuận. Võ Di Nguy và Nguyễn Văn Trương chỉ huy thủy binh các ñạo tiến ñến
Hòn Khói. Quân của Võ Tánh cũng tiếp ñến, hai mặt dồn ñánh. Chỉ huy quân Tây sơn là Trí bỏ chạy
về Quy nhơn. Quân Thế Tổ thu phục huyện
Bình Khang, thừa thắng tiến thẳng ñến Xuân ðài thuộc Phú yên, ñánh quân của ñô
ñốc Tây sơn Hồ Văn ðiềm ñóng ở lũy La ðài. ðiềm thua chạy, quân Nam triều thu
phục Phú yên.
Thế Tổ ra lệnh cho phó Trung thủy dinh Trung quân Nguyễn Văn Nhơn tạm ở lại giữ Phú Yên, sai Nhơn ñem binh dân tới
hành tại ñể chờ ñiều ñộng. Cai ñội Võ
Văn Lượng cùng tiền chi hiệu úy Nguyễn Văn ðức ñánh nhổ lũy Hoa Bông, tu phục
Diên Khánh. Nguyễn Văn Trương và Võ Di Nguy bảo hộ ngự thuyền tiến ñóng ở cửa
biển Thi nại. Võ Tánh tiến đánh nhổ lũy Thi Nại, ñuổi ñánh quân Tây sơn ở cầu
Tân Hội. Tánh đóng quân ở Bình Thạnh, Nguyễn Nhạc sai con là Bảo ra ngoài thành
giao chiến, bị ñánh thua, phải bỏ chạy. Bảo rút về ñóng ñồn từ núi Thổ Sơn tới
núi Úc Sơn ñể chống quân Nam triều. Quân bộ của Tôn Thất Hội theo hai ñường Hà
Nha, Cù Huân kéo tới. Thế Tổ truyền lệnh cho Hội bí mật sai quân chặt cây ở gò
Phú Quý, giả vờ mở ñường tiến quân ñể cho quân Tây sơn nghi, rồi cùng Nguyễn
Văn Thành ñang ñêm vượt Kỳ Sơn, hội quân với Võ Tánh ñánh úp phía sau. Quân Tây
sơn bất ngờ bị ñội voi chiến làm tan vỡ rối loạn. Tư khấu Võ Văn Dũng, ñô ñốc
ðào Văn Hổ chạy trốn. Quân Thế Tổ nhổ lũy Úc Sơn, thu ñược súng ống khí giới
nhiều vô số. Bảo chạy về Quy nhơn. Nguyễn Nhạc giận Quang Toản không cho quân
vào cứu, nói với Bảo:
- Bốn bề ñều là anh em, sao bọn họ nỡ vô tình như thế? Bảo thưa:
- Đội quân cha con một lòng thì mới mong xong việc ñược. Nhạc gật
ñầu nói:
- Ta cứ phòng thu kiên cố, xem quân Nam làm gì ñược ta?
Nói ñoạn, Nhạc ra lệnh ñóng chặt cửa thành phòng thủ. Bọn Tôn Thất
Hội, Nguyễn Văn Thành tiến ñóng ở núi Tam Tháp. Nguyễn Nhạc sai tướng là ñô ñốc
ðẩu, tham tán Tú ñóng ñồn ở núi Khố Sơn (1) dựa và ñịa thế cao bắn súng lớn, quân Nam triều không thể tiến lên ñược.
Thế Tổ muốn chọn người cho trà trộn vào quân Tây sơn ñể thi hành mật kế. Lúc ấy
có Trần Công Hiến người Quảng ngãi, năm trước ứng nghĩa, ñịnh cướp ñường quy
phục Nam triều, nhưng không ñịch nổi quân Tây sơn. Nay Hiến ñến quân doanh xin
tự mình ñang ñêm ñến Càn dương, bí mật lọt vào lũy giặc, tùy cơ làm nội ứng.
Thế Tổ khen ngợi, sai ñi. Lại sai Nguyễn ðức Xuyên một mình ñến trước lũy, nói
to với quân Tân sơn:
- Nay quân Nam triều ñã chiếm ñược từ cầu Tân Hội tới núi Tam Tháp.
Chủ của các ngươi phải thu binh vào thành, ñại quân ta bốn mặt bao vây, thành
Quy Nhơn chẳng bao lâu nữa sẽ bị triệt hạ. Thế mà các
ngươi vẫn vì bọn ñội ðấu mà cố
thủ cô thành, chẳng phải là tự chuốc lấy cái chết hay sao?
Quân Tây sơn nghe vậy không bắn súng ra nữa.
(1): Đại Nam Thực lục (bản Dương Minh thị) chép tên núi này là Phố
Sơn.
Thế Tổ sai Nguyễn Văn Trương vào lúc rạng sáng ñốc thúc ñại quân
liên tiếp tiến ñánh. Trần Công Hiến một
mình xông xáo ñánh phá ở trong lũy. Quân Tây sơn rối loạn, mở cửa lũy ñầu hàng. Tham tán
Tú và ñô ñốc ðẩu của Tây sơn chạy trốn. Quân Nam triều chiếm lũy Khố sơn. Tiếp
ñó các ñạo quân bộ của Võ Tánh và Tôn Thất Hội tiến sát ñến bên
ngoài thành Quy nhơn vây xung quanh thành.
Bấy giờ Thế Tổ tới xứ Lam Kiều, Nguyễn Văn Thành từ ñồn Phúc Hậu
tới yết kiến. Quân Tây sơn thừa dịp sơ hở ñánh úp ñồn Phúc Hậu. Nguyễn Văn
Thành bèn dẫn quân quay về ñánh, chém ñược vài trăm tên quân của Tây sơn. Rồi
ñó Nguyễn Văn Thành ñem quân về hợp sức với ñại quân ñánh phá Quy Nhơn. Trương
Phúc Luật quản lĩnh hơn hai mươi chiến thuyền của các ban túc trực tiếp ñánh
cửa Thái Cần, ñoạt ñược bảy thuyền của Tây sơn, thừa thắng tiến thẳng tới cửa
biển ðại Áp, ñốt thủy trại của quân Tây sơn. Thế Tổ sai Nguyễn Văn Trương tiến
ñánh Phong Mãi ñể chặn ñường chi viện của thủy binh giặc, rồi tự ñốc thúc binh
thuyền ñánh vào cửa An Dụ. Trương cùng Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn ðức Thiện chia
làm ba ñường tiến ñánh Lại Dương, Bản Trường, ñốt cháy nhiều chiến thuyền của
Tây sơn. Tiếp ñó lại ñánh các cửa Mỹ Ý, Tân Quan. Quân Tây sơn tan vỡ tán loạn.
Thế Tổ truyền lệnh cho Nguyễn Văn Nhơn cùng Võ Văn Lượng,
Nguyễn Long ñưa quân trở về Phú
Yên, ñắp lũy La ðài, dựng kho chứa
thóc, chuẩn bị quân như ñầy ñủ. Thế Tổ triệu Trần Công Hiến
ñến trao chức Tổng nhung cai cơ, ban cho thẻ yêu bài (1) sai Hiến về Quảng Nam
chiêu mộ cho ñược khoảng bảy trăm quân ñể bổ sung cho Hữu chi ñóng giữ ở Vệ
Giang.
Thế Tổ lại lệnh cho các tướng nên thừa cơ cấp tốc ñánh phá thành
giặc. Bấy giờ quân Nam triều ñang vây bức thành Quy nhơn, khiêu chiến suốt mấy
ngày mà Nguyễn Nhạc vẫn cố thủ không ra. Tôn Thất Hội ñang ñịnh ñến ngự doanh
ñể bàn mưu với Thế Tổ thì có gián ñiệp ở Phú Xuân báo tin Nguyễn Nhạc sắp có
viện binh từ Phú Xuân và.
Đúng là:
Mèo con mấy bận dương cung võ
Mả tổ khôn lo rước voi giày
Hồi thứ mười lăm:
Chiếm Quy Nhơn, tướng Tây sơn ñổi kế
Cứu Diên Khánh, quân Đông cung lại về
Lại nói chuyện quân Thế Tổ vây ñánh Quy Nhơn ñã lâu, Nguyễn Nhạc
thế quẫn, bèn viết thư sai quân ruổi ngựa cấp cáo với Phú Xuân. Cảnh Thịnh
Nguyễn Quang Toản sai tướng là Thái úy Phạm Công Hưng, hỗ giá Nguyễn Văn Huấn,
tư lệ Lê Trung, tư mã Ngô văn Sở dẫn một vạn bảy nghìn quân bộ, tám mươi thớt voi, thống lĩnh ðặng Văn Chân dẫn ba mươi
chiến thuyền, chia làm năm ñường kéo
vào cứu viện.
Tin báo về hành tại, Thế Tổ sai Nguyễn Văn Thành ñem quân ra cửa
Thạch Tân chặn ñịch. Bọn Phạm Công Hưng theo ñường khác từ Sa Lung vòng ra mặt
sau quân Nam. Nguyễn Văn Thành lui về giữ Lại Dương, gặp quân của Hưng,
hai bên ñánh năm trận ñều ñuổi ñược. Nhưng quân của Hưng lợi về tốc chiến,
Nguyễn Văn Thành sợ không chống cự nổi, bèn theo ñường bộ chạy về cửa Thị Nại
cùng hội quân với thủy binh. Chưởng cơ ñạo Quảng Ngãi là Trần Ngọc Chữ giao
chiến với Tây sơn, tử trận ở sông Trà khúc. Nguyễn ðức Thiện rút quân về ñóng ở
núi Cung Quang. Trần Công Hiến giao chiến với tư mã Ngô Văn Sở bị thua, chạy về
quân doanh ở Thị Nại. Tôn Thất Hội tâu với Thế Tổ:
- Quân thế của Phạm Công Hưng rất mạnh, xin chúa thượng ra lệnh cho
các tướng sĩ giữ vững các thành lũy mới lấy ñược, còn chúa thượng hãy tạm
rút quân về ñể tránh mũi nhọn của bọn
chúng, chờ khi quân ñịch sơ hở sẽ ñưa quân tiến ñánh.
Thế Tổ bèn bảo các tướng rằng:
- Thành Quy Nhơn kiên cố, chưa thể hạ ngay ñược, ta phải tạm thời
lui quân, nhưng rút từ từ, không ñược cướp phá tài sản của dân chúng. Nếu quân
Tây sơn ñuổi ñánh phía sau thì hậu quân ñổi làm tiền quân, vừa ñánh vừa rút,
không cần thắng, chỉ cốt bảo toàn quân mình là chính.
Khi ñại quân ñã lui về Phú Yên, có người lo viện binh của Tây sơn
ñuổi theo, Nguyễn Văn Thành nói:
- Cảnh Thịnh ở Thuận Hóa và Nguyễn Nhạc ở Quy nhơn, bên ngoài là
thân thích, nhưng bên trong là cừu thù, danh tuy là cứu viện, nhưng thực là
muốn mưu ñồ thôn tính. Nguyễn Nhạc thì tự cứu mình còn chẳng xong, còn ñuổi
theo sao ñược!
Thế Tổ sai Tôn Thất Hội giữ Phú Yên ñể chặn Tây sơn, còn mình rút
quân về. Hội ñắp lũy Bình Khang, lại ñắp thành ñất ở Nha Trang, gọi là thành
Diên Khánh, giao cho Nguyễn Văn Thành đóng giữ. Cai cơ dinh Hậu thủy là Nguyễn
Suyền
ñến ñóng giữ huyện Bình Khang.
Có người nói:
- Quân ta ñi qua Bình Thuận, nhiều người bị phiên vương Thuận Thành
là Tá đón đường cướp giết. Tên giặc này không trừ ñi thì khác nào tiếp tay cho
Tây sơn. Xưa Minh vương diệt Chiêm ñặt trấn Thuận Thành, cho quân lính người
Kinh theo hộ vệ. Sau ñó Minh Vương lấy các vùng ñất phía Tây Phan Rí, Phan Rang
làm phủ Bình Thuận, ñặt quan quản trị; những vùng còn lại thì vẫn cho thuộc
quyền của Kế Bà Tử. Kế Bà Tử chết, cai cơ Tá nối ngôi làm phiên vương. Khi Tây sơn ñánh vào, Tá ñem hết ấn triện, sắc phong ra ñầu hàng.
Khi quân ta rút về Gia ñịnh, Tá chiếm các ñộng người Man, chống lại quan quân.
Bấy giờ có hai tù trưởng của Tá là Nguyễn Văn Hào, Nguyễn Văn
Chấn không chịu theo Tá ñầu hàng Tây
sơn, tự dẫn hai trăm quân bản bộ vào quy phục, Thế Tổ cho lệ thuộc vào doanh
Tiền quân. Nghe lời các tướng, Thế Tổ bèn sai Nguyễn Văn Hào ñem quân tiến
ñánh, bắt chém Tá. Rồi ñó Thế Tổ ra lệnh cho các tướng thu quân về.
ðoàn chiến thuyền ra tới biển khơi thì gió to nổi lên, Lễ bộ tham
tri Nguyễn ðức Trí, thuộc nội cai cơ Lưu Văn Trung, bị lật thuyền chết ñuối (Trí
người huyện Phù cát Bình ðịnh, theo ñi ñánh dẹp có công, Trung người
huyện Bình Dương, Gia ñịnh, có
công ở Vọng Các). Thế Tổ ra lệnh cho quân thủy lên bờ rút về bằng ñường bộ.
Tướng của Quang Toản là bọn Phạm Công Hưng thấy quân Nam ñã rút
ñi, bèn vào thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc
sai bưng một mâm vàng, một mâm bạc ra khao quân, sai con là Bảo ñến cảm tạ
rằng:
- Phụ vương tôi có chút lễ mọn úy lạo quân sĩ. Hưng nói:
- Phải mang cả tòa thành này mà khao quân nhà vua!
Rồi Hưng sai tịch biên kho tàng, thu hết khí giới mà chiếm lấy
thành Quy Nhơn.
Nhạc tức giận nói:
- Toản không nghĩ tới nhà bác nữa sao? Ta xin ngươi cho quân cứu
viện mà ngươi lại chiếm thành của ta! Ngươi mà giữ trọn ñược thân xác thoát
khỏi tay quân Nam thì thằng ác này chết cũng cam lòng. Còn thằng giặc Hưng kia
theo ñóm ăn tàn, rồi quân Nam sẽ nghiền nát mày ra.
Nhạc có ý muốn chống lại Hưng, nhưng không có người ủng hộ, tình
thế không biết làm thế nào, tức hộc máu mà chết. Bấy giờ là tháng Chín năm Quý
Sửu (1793). Nguyễn Nhạc khởi binh năm Giáp Ngọ (1774), xưng Tây sơn vương năm
Bính Thân (1776), xưng Trung ương Hoàng ñế năm Mậu Tuất (1778) ñến năm này mất,
tung hoành ñược hai mươi năm.
Phạm Công Hưng báo tin về Phú Xuân, Quang Toản mừng nói:
- Chí của Tiên phụ muốn diệt Quy Nhơn ñể hoàn thành nhất thống, đến
nay mới được toại nguyện!
Rồi Quang Toản sai bề tôi bộ Lễ chuẩn bị lễ vật ñể làm lễ tấu cáo
lăng miếu. Toản lại cùng cậu là Bùi ðắc Tuyên bàn nhau phong cho con Nhạc là Bảo tước hiệu là Hiếu công, cắt cho
huyện Phù Li làm thực ấp, lấy hiệu là “Tiểu triều”, sai tham nghị Bùi ðắc Trụ
phụ giúp cho Bảo, nhưng thực là ngầm ức chế Bảo. Mẹ Bảo
nói khích rằng:
- Khai thác ñất ñai ñều là công của cha mày, nay chỉ ăn lộc một ấp, chịu nhục như thế thì thà chết còn hơn.
Thế là Bảo nảy ý bất hòa với Toản.
Nguyễn Văn Thành ở Diên Khánh do thám biết ñược việc ñó nói với
thuộc hạ:
- Thật là hồng phúc của nước, Nhạc vừa bị trời diệt, chỉ còn hạng
giặc non. Bảo mà chẳng phải là của báu, Toản mà chẳng thể kế thừa (1). Bọn tên
Hưng là lũ gian tặc chẳng tránh khỏi bị băm thây. Ngươi thay ta về Gia ðịnh xin
với chúa thượng mau mau ra quân, sớm trừ giặc nước, báo mối thù tử trận cho cha
ta.
Nói ñoạn Nguyễn Văn Thành sai người thuộc viên ñó vào Gia ðịnh tâu
lên Thế Tổ.
Lại nói Thế Tổ xem xong biểu tâu của Nguyễn Văn Thành bèn bảo Tống
Phước ðạm:
- Thành có nhuệ khí dẹp giặc, lòng son ñáng khen, nhưng ñại quân
vừa mới về, chưa tiện hành ñộng. ðất Diên Khánh bốn phía chiến trường, sinh
linh lầm than khổ cực. Nay ta sai ðông cung ra ñó trấn giữ, khanh hãy gắng giúp
ñỡ.
Thế Tổ cho gọi Nguyễn Văn Thành về Gia ðịnh, lệnh cho thái tử Cảnh
ñến ñóng giữ ở Diên Khánh. Lại sai Tống Phước ðạm và bọn Phạm Văn Nhơn, Tống
Viết Phước, Bá ða Lộc ñi theo ñể giúp ñỡ. Thái tử Cảnh sắp ra ñi, Thế Tổ
dặn rằng:
- Ta nếm ñủ mọi ñắng cay mới có ñược mảnh ñất cỏn con này. Ngươi
hãy gắng úy lại vỗ về, ñiều ñộ ñứng ñắn,
khiến cho trăm họ biết ý dụng binh của
triều ñình là ở yên dân. Dân ñược yên vui thì họ mới theo ta. Có thế mới
có thể diệt trừ ñược Tây sơn. Ngươi ñối với ta, tình cha con, nghĩa là quân
thần, có công thì thưởng, có tội thì
phạt theo ñúng phép công.
ðông cung Cảnh cúi lậy vâng mệnh ra ñi.
Thế Tổ sai chưởng cơ Nguyễn Văn Tứ mang quân bản bộ ñi do thám
trước theo sự ñiều khiển của ðông cung. Cai ñội Nguyễn Văn Khiêm cùng với tướng
trấn thủ ñồn Thạch thành là Nguyễn Long mang quân bản bộ trở về thành
Diên khánh ñể nhận lệnh ñiều ñộng. Võ Văn Lượng cùng lưu thủ Nguyễn Văn Nhơn, cai
cơ Nguyễn ðức Thành giữ Phú Yên. Thế Tổ cho gọi Tôn Thất Hội về. Hội xin bỏ
vương hiệu của nước Thuận Thành, ñặt lệ thuộc vào dinh Bình Thuận, sai Nguyễn
Văn Hòa làm chánh trấn, Nguyễn Văn Chấn là phó,
quản lãnh phiên liêu và các sách người Thượng, hàng năm thu tô thuế.
Thống lãnh Thanh Hoa thượng ñạo là Hà Công Thái dâng biểu xin di
thu các khoản tô thuế. Thế Tổ hậu thưởng cho và sai ñi. Lại lệnh cho Thái chiêu
tập ñội nghĩa dũng ñể hưởng ứng với quân của triều ñình.
ðông cung Cảnh dâng biểu nói
ở thành Diên Khánh không ñủ quân nhu. Thế Tổ sai Nguyễn Văn Thành ñôn ñốc
thuyền lương tới cung cấp, nhân tiện do thám ñộng tĩnh bên quân Quang Toản như
thế nào.
Bấy giờ Quang Toản sai tướng Nguyễn Quang Diệu ñem thủy binh vào
cửa biển Nha Trang, Nguyễn Văn Hưng ñem bộ binh ñến Bình Khang, hỗ giá Nguyễn
Văn Huấn, kiểm ñiểm Trần Nhật Kết mang quân vào cướp phá Phú Yên. Tướng Trấn
thủ Nguyễn Văn Nhơn lui về giữ La Bàn thượng ñạo. Vừa lúc ấy Tống
Phước ðạm mang quân ñi tuần hành, ñến Tô Hà nghe tin quân Tây sơn vào
ñánh. Phước ðạm gửi thư cho Nhơn nói: “Các ông cầm quân không quá ba ngàn. Quân
giặc kéo tới ñông hơn bốn vạn, biết khó mà lui, ấy là sự khéo xử của con nhà
võ”.
Văn Nhơn biết ít không thể ñịch nhiều, bèn cùng với Võ Văn Lượng,
Mạc Văn Tô, Nguyễn ðức Thành dẫn quân
lui về Phan Rang. Lúc ấy có lệnh của
Thế Tổ cho Nhơn mang quân sở thuộc bảo
vệ thuyền lương tới Diên Khánh, sau ñó
theo sự ñiều khiển của ðông cung.
Văn Nhơn trên ñường ñưa quân về Diên Khánh bị quân Tây sơn ñuổi
theo. ðông cung sai Trần văn Tín mang quân ra nghênh chiến, ñánh bại quân tây
sơn ở Thanh Khê. Tướng Tây sơn tung hết quân ra ñánh, quân Tín hơi lui. Quân
Tây sơn tiến ñến bao vây thành Diên khánh khắp ba mặt. ðông cung cùng bọn Văn
Lượng ñóng chặt cửa thành cố thủ, sai Mạc văn Tô ñóng ñồng ở Tam ðộc, Nguyễn
văn Nhơn ñóng ñồn ở Long Cương, Nguyễn Long ñóng ñồn ở thượng ñạo ñể ngăn giặc và mở thông ñường tiếp viện của quân
Nam triều.
Thế Tổ nghe tin cấp báo, bàn sai Nguyễn Hoàng ðức cùng với Nguyễn
Thái Nguyên, Nguyễn Công Nghị ở lại ñóng giữ Gia ñịnh, Nguyễn Văn Trương
ñến thay Nguyễn Văn Thành quản lĩnh
chiến thuyền cuẩn bị ñánh giặc, Trương Phúc Luật quản lãnh ban trực quân Thần
sách tuyển chọn quân tinh nhuệ trong ban Tả Hữu cho ba vệ tiến trước ra Bình
Thuận. Hộ bộ Trần ðức Khoan, tham tri Nguyễn Văn Mỹ hiệp sức với Nguyễn Kỳ Kế
chở thuyền lương tới cửa biển Tắc Khái ñể cung cấp cho quân sĩ.
Kế người Lệ Thủy Quảng bình, trước kia theo Chu Văn Tiếp làm cai
hợp, sau thăng chức chính dinh câu kê, cùng với ký lục Ngô Hữu Hựu thu các
khoản thuế biệt nạp ñể sung vào việc chi dùng cho Nhà nước, khi về triều ñược
thăng Hộ bộ hữu tham tri, cùng với chính khanh Phan Thiên Phước coi giữ việc
tài chính. Bấy giờ quân Nam triều ñánh ñông dẹp bắc, tốn phí rất lớn, nhờ tay
Kế mà lương tiền ñược dồi dào ñầy ñủ. Thế Tổ khen Kế mẫn cán, giao cho việc
quân lương ở Diên Khánh.
Ngày thứ tư năm Giáp Dần (1794), Thế Tổ ñích thân chỉ huy trung
quân tiến ñánh, sai Tôn Thất Hội tiết chế thủy quân, ñóng ñồng ở vũng La nhung,
Võ Di Nguy quản lãnh dinh Trung thủy tiến quân theo ñường biển. Gặp thuyền quân
Tây sơn ở Kỳ Na, Trương Phúc Luật cho chiến thuyền tiến ñánh, ñoạt ñược kho
lương Phan rang, rồi tiến quân ñến Chư Châu, lại ñánh sang Phú yên, bắt ñược
một thuyền tuần thám của Tây sơn.
Quân Tây sơn mấy ngày liền ñánh thành Diên Khánh không hạ nổi, nghe
tin ñại quân kéo tới, tan vỡ chạy trốn. Thế Tổ liền sai Tôn Thất Hội làm tiên
phong, Võ Tánh làm hậu tập, chỉ huy
trung quân ñuổi ñến Xuân ðài, ñánh tan quân Tây sơn do ñô ñốc Thiêm chỉ huy.
Nguyễn Văn Thành chỉ huy quân Tả chi của thượng ñạo tướng quân Nguyễn Long, Võ
Văn Lượng cùng với tướng giữ Bình Thuận là Nguyễn Văn Tính chỉ huy dinh Tả quân
cùng sáu vệ quân Thần sách theo ðông cung ñánh giặc ở ba lũy Hà Nha, ðồng
Thị và Chủ Sơn. Cai hợp Nguyễn ðình Lan
người huyện Phước Lộc Gia ñịnh, tử trận. Quân của ðông cung bắt sống hơn hai
nghìn tù binh. ðô ñốc Tây sơn Nguyễn Văn Mân bỏ chạy. ðông cung lại trở về lũy
Tân Thị chờ sẵn ñể hỗ giá Thế Tổ. Văn Thành chỉ huy quân các vệ ñóng giữ ở La
ðài, Nguyễn văn Nhơn quản lãnh chiến thuyền ñi tiền ñạo, cùng Nguyễn Văn Trương
ñánh quân Tây sơn do Nguyễn Văn Chân làm thống lãnh, Nguyễn Văn Thận làm ñổng
lý ở cửa An Dụ, cước ñược hơn mười thuyền lương, rồi thừa thắng tiến vào cửa
ðại Cổ Lũy ở Quảng Ngãi. Nguyễn ðình ðắc ñưa ba trăm quân bản bộ
ñuổi theo Nguyễn Văn Thận, giao chiến ở núi Tam tòa. Trần ðăng Long bị quân Tây sơn bắn bị thương ở chân, băng bó
vết thương xong lại hăng hái chiến ñấu. Quân Tâu sơn bị bắt sống hơn tám trăm
tên. Trần Công Hiến chỉ huy quân Hùng võ theo Nguyễn Văn Trương ñánh giặc là ñô
ngu Nguyễn Văn Giáp ở kho Phú ðăng, cướp ñược hết thảy thuyền lương. Tiền quân
phó tướng Nguyễn Văn Thư trúng ñạn chết
tại trận. Thư người huyện Kiến Phong trấn ðịnh tường, trước kia chiêu mộ quân nghĩa dũng theo Tôn Thất
Hội, từng giữ ñạo Kiền ðồn và ñóng ñồn ở Xào Châu, Phòng Ngự, Ba Thắc có công,
nay tử trận.
Tôn Thất Hội tiến ñánh các lũy Tiêu Ky, Mai Hương, cướp ñược nhiều
khí giới. Võ Tánh phá giặc ở phố Hội an, tiến công ñồn ở cửa Thị Nại. Các
tướng muốn thừa thắng tiến thẳng ñến Quy
Nhơn. Bá ða Lộc có biết thiên văn, tâu xin
rút quân ñể ñề phòng gió to. Thế Tổ ra lệnh cho chiến thuyền lui về ñóng
ở Vũng Lấm. Ngày hôm sau gặp bão, chiến thuyền Tây sơn bị ñắm quá nửa mà thủy
quân của quân Nam không tổn hại. Quân Tây sơn chó ñó là có thần giúp, bèn án
binh cố thủ các nơi hiểm yếu. Quân Nam chưa thể tiến ñánh ñược, cũng lui về
ñóng ở Diên Khánh, sửa ñồn tích lương ñể phòng thủ.
Thế Tổ muốn chọn tướng làm trấn thủ Diên Khánh vừa hay Võ Tánh xin
ñảm ñương công việc ấy. Thế Tổ truyền lệnh cho ðông cung ñốc suất bộ binh rút
về trước, lấy Võ Tánh làm trấn thủ Diên Khánh. Lại sai Thượng ñạo cai cơ Nguyễn
văn Nguyên (người huyện ðồng Xuân) ñóng giữ Thạch Thành, Võ Văn Lượng và Nguyễn
Long ñóng giữ Phú yên, Trương Phúc Luật,
Nguyễn Văn Trương ñóng giữ Chỉ
Châu. Rồi ñó Thế Tổ khải hoàn ñem quân trở về Gia ðịnh. Dọc ñường Tống Phước ðạm lâm bệnh chết. Phước ðạm từng vất
vả rong ruổi ở Xiêm, Miến, tỏ rõ lòng trung ở chốn xa xôi. Khi Thế Tổ trở về
Gia ñịnh, Phước ðạm lập công hàng ñầu, mưu lược nợi màn trướng phần nhiều sáng
suốt, giúp ðông cung làm giám quân hiệu lệnh nghiêm chỉnh, chẳng nể thân quý,
ñược Thế Tổ kính trọng nhờ cậy, ñến ñây mất. Người sau có câu ñối viếng rằng:
Quân tương tín chi thâm, hải bang sơn quốc, thiên vạn lý kỳ khu,
huy bất khứ, chiêu bất lai, hoàn tiết Mai ðức Nghị, Bạch Doãn Triều dĩ thượng;
Thiên hà ñoạt chi tốc, tài chính binh cơ, lục thất niên trù hoạch, chiến tắc
thắng, thủ tắc cố, luận công Võ Di Nguy, Chu Văn Tiếp kỳ gian.
Dịch nghĩa:
Vua tin cậy sâu xa, sông núi
giang sơn, nghìn vạn dặm ruổi rong, bảo chẳng đi, vời chẳng về, trọn tiết Mai
ðức Nghị, Bạch Doãn Triều còn kém;
Trời ñoạt sao chóng thế, tài chính binh cơ, sáu bảy năm trù hoạch,
ñánh là thắng, giữ là vững, luận công Võ Di Nguy, Chu Văn Tiếp nào hơn.
Thế Tổ nghe tin Phước ðạm mất, bèn sai ñưa thi hài về Gia ñịnh hậu
táng. Cũng nhân dịp này, Thế Tổ xét công chiến ñấu ñể thăng thưởng cho các
tướng. Nguyễn ðình ðắc tâu rằng ðặng Trần Thường người Bắc hà có thể bổ khuyết
vào chức Á khanh cho ñủ.
Thật là:
Chân nhân ứng vận không khó dễ Chí sĩ theo vua có tư sinh
Hồi thứ mười sáu:
Vây Diên Khánh, Võ Tánh xin quân
Đốt Khố sơn, Nguyễn Diệu bại trận
Lại nói chuyện Đặng Trần Thường, người huyện Chương Đức trấn Sơn
nam, là dòng dõi tham tụng ðặng ðinh Huấn triều Lê, đỗ sinh đồ thời Lê mạt. Gặp
thời loạn, Thường ẩn tung tích, có chí xa tìm minh chúa. Nguyễn ðình ðắc vâng
mệnh chúa Nam triều ra Bắc chiêu dụ hào kiệt, Thường cùng bọn Nguyễn Bá Xuyên
người làng Phú Diễn, huyện Thanh oai, vượt biển vào Nam, tìm ñến Diên Khánh,
xin yết kiến ðông cung. ðông cung hậu thưởng, rồi để cho Thường đi tiếp vào Gia
ñịnh. ðến cửa Cần giờ, ðình ðắc sai người dâng biểu của Thường vào hành tại. Thế Tổ xem xong lấy làm lạ, vội cho ñưa
Thường vào yết kiến. Thế Tổ hỏi tình hình Bắc hà, Thường trả lời từng điều rất
đúng ý. Trong chiến dịch Diên Khánh, Thường theo trù hoạch việc quân, nay trở
về, Thế Tổ nghe lời tâu của ðình ðắc, thăng cho Thường giữ chức Lại bộ Hữu tham
tri. Thường và ðình ðắc tâu rằng:
- Giặc thua trận, thế tất lại kéo quân tới. Diên Khánh là chỗ ngành
ngọn dễ gẫy, xin sức cho Võ Tánh chuẩn bị trù hoạch binh cơ.
Bấy giờ Võ Tánh trấn thủ Diên Khánh mới ñược mấy tháng, đang ra sức
luyện tập sĩ tốt, tu sửa khí giới, xây đắp đồng lũy, giữ nghiêm việc
phòng thủ ñể ñợi giao chiến với quân Tây
sơn. Bỗng có quân do thám báo tin tướng Tây sơn Nguyễn Quang Diệu đã đem quân
tới Phú yên.
Trước kia, vua Tây sơn là Nguyễn Quang Toản bảo tướng Quang Diệu
rằng:
- Quân Nam triều đánh một trận mà lấy ñược bốn thành của Thái ðức
(Bình Thuận, Bình Khánh, Phú Yên, Diên Khánh). Do bá phụ thế cô mới ñến
nông nỗi ấy. Nay triều ta đã lấy được Quy nhơn, nếu không thu phục Diên
Khánh thì thành Chà Bàn thế cô, tất bị Nam triều chiếm. Tướng quân nên ñưa quân
vào chiếm Diên Khánh, không được để cho Võ Tánh một mình xưng hùng xưng bá. Rồi
Quang Toản lệnh cho Quang Diệu xuất quân vào ngày tháng Mười năm Giáp Dần (1794),
lấy tư lệ Lê Trung làm phó, đưa quân vào xâm phạm Phú Yên. Tướng trấn thủ của
Nam triều là Nguyễn Long, Võ Văn Lượng thám thính thấy quân Diệu thế to, bén
lùi về giữ đồn Bình Khang, dự định sẽ đưa quân vào thành Diên khánh giúp việc
cố thủ. Võ Tánh sai lính ruổi ngựa mang thư vào Gia ñịnh cấp báo. Thế Tổ thấy
đường biển chưa tiện mùa gió để xuất chinh, bèn bảo các tướng:
- Quân Tây sơn từ xa tới, lợi ở đánh nhanh, khanh nên giữ vững, lấy
quân sung sức mà ñánh quân mệt mỏi.
Rồi Thế Tổ ban thưởng quần áo rét cho tướng sĩ. Võ Tánh truyền lệnh
trong quân phòng thủ nghiêm cẩn, không ñược mở cửa thành ra giao chiến. Diệu
thấy phía trước không có trở ngại, bèn tiến ñánh Bình Khang. Võ Tánh lại gửi
thư cáo cấp. Thế Tổ truyền rằng: “Giặc
kéo ñến là có ý ñánh chiếm Diên Khánh. Nay trong thành khí giới ñầy ñủ, lương thực dồi dào. Nó giỏi ñánh, ta giỏi
giữ, chớ nên khinh ñộng”. Rồi Thế Tổ sai Nguyễn Văn Thành ñem ba nghìn quân ra
giữ Bình Thuận. Thành từ chối, nói:
- Tây sơn quân ñông tướng mạnh. Bình Thuận bốn mặt ñều là chiến
ñịa, không giao cho thần năm nghìn quân thì không thể làm gì ñược.
Nguyễn Hoàng ðức nói:
- Tinh binh ba nghìn có thể tung hoành khắp thiên hạ. Thành Bình
Thuận nhỏ xíu, giữ có khó gì!
Thế Tổ bèn sai Nguyễn Hoàng ðức làm chỉ huy, chỉ cho Thành làm phó,
dẫn bộ binh tiến thẳng ñến Phan Rang, từ xa làm thanh viện cho thành Diên
Khánh.
Tin báo tới quân doanh của Diệu. Diệu lập tức ñem quân vây Diên
Khánh, sai Lê Trung ñánh Du Lại ñể cắt ñường tiếp viện của Bình Thuận. ðức bị
ngăn không thể tiến ñược, bèn rút quân về Phố Hài, binh lương cũng không tiếp
tế ñược nữa. Văn Thành cũng rút quân về Ma Ly (Phó Hài ở trên ñường dịch trạm
Thuận Phan
– tức ñất Phan Thiết, qua hai dịch trạm Thuận U, Thuận Lân tới Ma
Ly). Ma Ly kề núi giáp biển, tiện lợi cho việc ñóng quân. Bấy giờ khi rút quân
về qua Phan Thiết, Nguyễn Văn Thành có làm bài thơ:
Bạc hải duyên nhai quải chiến phong Vương sư ñình trú chỉnh nhung
dung Chinh trần ñiểm xuất sơn ñầu bạch Táo hỏa xuy lai thủy diện hồng Ngõa giải tư tha băng hội thế
Phong lai từ ngã tước bình công Dung tài vị học hô phong kế
Si tọa Chu lang hổ trướng trung.
Dịch:
Bờ
biển men theo lánh nhuệ phong
Quân
vua đồn trú chỉnh quân dung
Bụi
trần mờ mịt đầu non táng
Bếp
lửa lung linh mặt nước hồng
Thế
giặc xem kia tan ngòi vỡ
Gió
ton ngăn trở lập quân công
Tài
hèn chẳng thạo mưu hô gió
Trong
trướng Chu lang luống ngẩn lòng
Khi về tới Ma Ly, Thành lại ứng khẩu câu thơ:
Phong táp sơn yêu truyền pháo hưởng ðào phiên hải giác trợ bề thanh
Dịch:
Gió nổi sườn non ầm súng nổ
Sóng xô góc biển dậy chiêng ngân
Vừa lúc Văn Thành ñối cảnh sinh tình thì Nguyễn Hoàng Đức đem quân
đến. Đức nói:
- Tướng quân làm thơ là để đuổi giặc chăng?
Rồi ðức hợp binh với Thành rút về giữ Bà Rịa. Thành bảo ðức:
- Thưa Hổ tướng quân, đất này tên là Bà ðịa (1), nay chỉ còn là một
vùng bạch địa thôi. Ông rút cuộc chỉ là một người đàn bà trước mặt vua, sao mà
nói khoác thế!
(1): Bà ðịa, tức là Bà Rịa đọc theo cách phiên âm chữ Hán. Ở đây
Nguyễn Văn Thành nói cách chơi chữ, lập lại chữa ðịa ở từ Bạch ðịa (vùng ñất
trống không) và từ Bà (đàn bà)
ðức cười nói:
- Thế thì ngài là đàn ông chắc? ðịch nhiều ta ít, phải tạm thời rút
lui ñể cho giậc sinh kiêu căng.
Thế Tổ nghe tin giận bọn Hoàng ðức, Văn Thành khiếp nhược, sai
gọi ðức và Thành về, giao cho triều ñình
xét tội. Thành biện bạch lý do phải rút quân. Thế Tổ xuống chiếu cho miễn tội,
nhưng thu quyền cầm quân, lệnh cho phải làm thuộc tướng của tiền quân Tôn Thất
Hội.
Quang Diệu trinh thám biết viện binh ñã rút, bèn ñưa quân tới chiếm
lũy Hoa Bông, nói với thuộc hạ:
- Người ñời khen Gia ñịnh Tam hùng, thế mà Thanh Nhơn thì lập tâm
bất nhân, Chu Văn Tiếp thì dùng binh bất tiếp, còn Võ Tánh quả là võ chăng? Ta thề cùng sống chết với chúng
nó, xem hùng hay không hùng?
Rồi Diệu chia quân cắt ñường ñến Diên Khánh. Võ Tánh lệnh cho quân
ba vệ Tiền du, Tiền kích, Trung kích chặn ñánh. Quân Diệu liều chết leo lên
thành. Súng trên thành bắn xuống, quân Diệu chết và bị thương rất nhiều. Quang
Diệu cho ñắp lũy ñể vây thành. Võ Tánh thừa dịp tập kích, bắt sống ñô ñốc Tây
sơn tên là ðịnh. Diệu tức giận ra lệnh cho quân ñánh thành rất gắt. Trong thành
thiếu muối, tướng sĩ rất khó ăn, tranh
nhau nói:
- Nay cơm không có muối, tạm hãy kéo nhau xuống đồng cướp muối mà ăn
xem sao?
Có viên tham mưu ngăn lại nói:
- Cướp là cắp đao mà đi (1), đó là việc phi nghĩa không nên làm.
Khi Thế Tổ đi Côn Lôn, biển mặt biến thành nước ngọt. Khi Hổ tướng quân (2)
chạy sang Xiêm, lá cây biến thành chim chóc để cho quân bắt ăn. Chúng ta theo Nam chúa thì phải tỏ rõ trung
nghĩa với Nam chúa, biết đâu trong thành Diên Khánh lại không có người mang
muối ra biếu cho cá chiến sĩ hay sao?
(1): Cách nói giải thích chữ “cướp” bằng cách chiết tự. (2): Hổ
tướng quân chỉ Nguyễn Hoàng Đức
Tánh biết tình hình quân sĩ như vậy, bèn lấy trung nghĩa mà khuyến
khích. Quân sĩ vui vẻ nghe theo, cố chết mà ñánh, quân Tây sơn không sao thắng
ñược. Võ Tánh lại chọn những quân cảm tử trong thành, nhân ñêm tối phá vòng vây
chạy về rồi báo với Gia ñịnh. Có viên ñội chấp kích là Nguyễn Văn Công xin ñi.
Thế Tổ hỏi thăm, biết ñược tình hình trong thành. Duyệt nói:
- Tánh làm tướng, người xưa cũng ít ai hơn ñược! Thật là may cho
nước nhà. Thế Tổ sai người truyền lệnh bảo Tánh cứ án binh bất ñộng để đợi viện
binh.
Thế Tổ lại cho vời Đặng Trần Thường vào dụ:
- Khi ở Xiêm ta mơ thấy Thượng ðế hỏi: “Ngươi là chúa miền Trung và
miền Nam? Hãy lấy đầu ngươi!”. Vậy giấc mộng ấy là ñiềm lành gì?
Thường thưa:
- Chữ “chúa” là tiếng hô của các quan khanh, đại phu thời cổ. Chữ
“vương” là hiệu gọi của người làm vua thiên hạ. Khi ở ðàng Ngoài còn có vua Lê
thì Nam triều ta là bề tôi của vua Lê, nên người Bắc gọi ta là “chúa”. Nay nhà
Lê đã mất, mà Thượng ðế lại ban cho giấc
mộng ấy, tức là chữ “chúa” bỏ dấu chấm đầu, thành chữ “vương”. Thần nghĩ rằng
từ nay quân Nam triều ta đánh đâu thắng ñó, không phải bôn ba như lúc trước.
Nay thành Diên Khánh bị vây, xin vương thượng hãy mang quân đuổi Diệu, rồi thừa
thắng tiến về kinh ñô, để ứng với lòng trời.
Thế Tổ bèn thăng chức cho Thường làm Khâm sai tán lý quân vụ, lại
ra lệnh cho Tôn Thất Hội ñem quân ñi trước tiến ñóng Bà Rịa. Hội thưa:
- Nặc Ấn nước Chân Lạp trước kia bị quân Chà Và đánh phải chạy sang
nhờ vả nước Xiêm. Xin bàn với vua Xiêm ñưa ông ta về nước, ñể bày tỏ lòng nhân
thương yêu nước nhỏ của triều ta.
Thế Tổ liền sai cai cơ Nguyễn Văn Thụy ñem binh sang Xiêm hộ tống
Nặc Ấn về, lập làm vua Chân Lạp. Vua Xiêm sai các tướng Chiêu Thùy Biện ñóng
giữ ñất Bát Tam Bang. Thế Tổ lại xem lời xin của vua Xiêm, bằng lòng cắt
ñất Ba Thắc cho Nặc Ấn.
Thế Tổ sai Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Nhà lấy quân Diên Khánh,
theo ñường thượng ñạo tiến ñánh ñể chia bớt thế lực của Diệu. Thái giám Lê Văn
Duyệt tâu xin mộ năm trăm quân lập ra vệ Diệu Võ. Thế Tổ ưng chuẩn cho
Duyệt làm vệ úy, ñặt lệ thuộc vào quân Thần sách, bàn việc mang quân cứu viện
Diên Khánh. Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 trong vùng thôn dã gần vàm Trà Lọt, làng
Hòa Khánh, châu ðịnh Viễn, dinh Long Hồ (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang). Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi vào ñây
sinh sống. Sau khi Lê Văn Hiếu qua ñời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt
ñến ở tại vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang). Tả quân Quận công Lê Văn Duyệt (tên chữ Hán: 黎文悅, 1764- 1832)
là một công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông ñã theo tòng chúa Nguyễn Phúc Ánh
từ năm 17 tuổi, cùng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các tướng lĩnh khác lấy thành
Bình ðịnh, chiếm thành Phú Xuân, thâu ñất Bắc Hà về cho nhà Nguyễn, giữ chức
Tổng trấn Gia ðịnh Thành[1] 2 lần: từ
1812 ñến 1815 (triều vua Gia Long) và từ 1820 ñến 1832 (ñời vua Minh Mạng).
Lê Văn Duyệt (tượng ñồng) tại gian thờ chính trong Lăng Ông (Bà
Chiểu)
Lại nói chuyện Thế Tổ dự định đích thân đem quân đi đánh Quang
Diệu, bèn triệu họp các tướng để bàn việc ra quân. Nguyễn ðức Huấn nói:
- Quang Diệu rất trí trá, xin vương thượng lưu ý cho giữ nghiêm địa
đầu Gia Định, để Diệu khỏi thừa dịp sơ hở ñánh vào.
Thế Tổ sai ðông cung Cảnh ở lại giữ Gia ñịnh, lấy bọn Phạm Văn
Nhơn, Tô Văn ðoài, Nguyễn ðô, Nguyễn Thái Nguyên, Phan Thiên Phước, Nguyễn Công
Nghị giúp ñỡ ðông cung. Lại sai Nguyễn Long mang quân ra ñường thượng ñạo, theo
ñường tắt xuống thẳng Lộ Khê, Thanh Tuyền làm thế ỷ dốc cho Diên Khánh. Trấn
Phước Chi và Nguyễn Văn ðức mang quân tới Diên Khánh mua vét thóc gạo trong dân
gian ñể làm kế thanh dã (1); cho gọi Nguyễn Văn Trương về giữ Chử Câu. Lại lệnh
cho các tướng chỉ huy ba dinh Trung thủy, Tiền thủy, Hậu Thủy
theo sự ñiều khiển của Trung quân. Ngày Một thánh Tư năm Ất Mão (1795),
các tướng Nguyễn ðức Xuyên, Võ Di Nguy, Tống Viết Phước, Võ Văn Lượng,
Nguyễn Văn Tính, Lê Văn Duyệt và Tôn Thất Hội lần lượt ñem quân lên
ñường. (1): Thanh dã: thuật ngữ quân sự, có nghĩa như vườn không nhà trống.
Tôn Thất Hội ñốc thúc bộ binh các ñạo tiến ñến gần Phố Hài. Võ Văn
Lượng tiến quân ñến giữ ñèo Gian Nan. Võ Tánh nghe tin quân cứu viện tới liền
ñốc suất tướng sĩ ñang ñêm mở cổn thành
tấn công ñốt trại giặc, chia quân ñóng giữ các
nơi, từ Sĩ Lâm tới cầu Hoa Bông, ñắp lũy ñể chống cự. Thuộc tướng của
Diệu là Lê Trung mang quân tới ñánh Phố Hài, bị quân Tôn Thất Hội ñánh thua,
phải bỏ chạy. Liền ñó Hội ñánh ñến Lũy Giang. Lê Trung phải rút quân về Hạc
Giang. Võ Văn Lượng ñốc suất số lính ở thượng ñạo quân Phú Yên. Võ Văn Sở tập
hợp quân người Thượng tấn công lũy quân Tây sơn, chém ñầu ñô ñốc Phương.
Thế Tổ tự mình chỉ huy thuyền quân tiến ñến vũng Ỷ Na thuộc Bình
Thuận. ðúng lúc ấy, ñô ñốc giặc là Nguyễn Văn Sĩ cũng từ cửa Diên Áo kéo ñến.
Thế Tổ sai Tống Viết Phước ñem binh ra ñón ñánh, phá tan quân ñịch, chém Văn Sĩ
tại trận, ñánh ñắm một chiến thuyền, ñoạt ñược bảy chiếc khác. Nguyễn ðình ðắc
chỉ huy quân Hữu ngũ vệ giao chiến với quân Tây sơn ở lũy Lạp Trường, chém ñầu
ñô ñốc Gia và binh bộ Tiến tại trận. ðoàn chiến thuyền của Thế Tổ tiến ñến Cù
Huân. ðô ñốc Tây sơn là Lê Danh Phong ñóng ở lũy Dao Lô. Thái Tổ sai Nguyễn
Văn ðắc và Nguyễn ðình ðắc tiến ñánh.
Phong có quân của Trung giúp mới giữ ñược lũy. Thế Tổ lại sai Lê Văn Duyệt cùng
Nguyễn ðức Xuyên tiến ñánh. Duyệt bảo
với ðức Xuyên:
- Lũy này nhỏ, nhưng kiên cố khó ñánh. Nay lập mẹo chia quân làm
hai ñường, tôi ñánh phía sau lũy, khiến chúng phải ñối phó. Tướng quân ñánh vào
phía trước lũy, cố phá cho ñược một cửa ròi hô quân ñánh trống, reo hò xông
vào.
Rồi ñó Duyệt ñốc suất ba ñội vệ Diệu Võ vượt sông ñánh gấp vào
mặt sau
lũy. Quả nhiên giặc ñưa nhiều quân ra chống cự. ðức Xuyên ñốc suất quân vệ Hùng Võ tiến vào trước lũy ñánh phá, xua quân
xông vào. Quân của Lê Trung tan vỡ, Phong phải bỏ chạy.
Thế Tổ tới xem xét lũy này, Duyệt và ðức Xuyên xin chịu tội trái
mệnh. Thế Tổ nói:
- Ra trận ñánh thắng, ñáng ñược ghi công. Nhưng phải cấp tốc tiến
quân ñánh Quang Diệu ñể giải vây cho Diên Khánh, có như vậy mới tỏ rõ quân
phương lược của con nhà tướng.
Quân do thám báo tin Lê Trưng sắp lui về Phan Rang. Thế Tổ sai
Nguyễn Văn ðắc cùng chỉ huy hiệu Trung chi Nguyễn Công Thái ngầm vượt sông Phan
Rang ñắp lũy chặn giặc. ðắc tấn công cướp kho Nàng Mai, ñóng quân ở chợ Kinh
Doanh. Quân của Lê Trung ñánh tới, ðắc rút lui về ñóng ñồn ở Tam ðộc. Vệ úy ðoàn
Cảnh Cư từ núi Lão Lãnh tiến ñánh làng Hoa Bông, bị chết tại trận (Cảnh Cư người huyện Kiến Phong phủ ðịnh Tường,
có công ở Vọng Các). Thế Tổ cho rằng Cảnh Cư cô quân bị thua, bèn ra lệnh cho
các tướng cùng hội quân tiến ñánh. Trương Phúc Luật lúc ấy ñang ñóng ñồn ở Chử
Châu, Thế Tổ sai Nguyễn Văn ðắc mang quân tới sự cắt ñặt của Phúc Luật. Quân
Tây sơn kéo vào ðà Diễn, Võ Di Nguy liền cho thuyền binh tiến sát ñảo Sầm hợp
ñồng với Phúc Luật ñánh Phú Yên. Quân
Tây sơn không tiến lên ñược. Võ Huy Lượng thay Phúc Luật giữ Chủ Châu, xin Thế
Tổ mang Thủy quân ñến lấy trước Quy nhơn. Thế Tổ nói:
- Bỏ gần mưu xa, không phải mẹo hay.
Bèn sai Lượng quay về núi Gian Nam ñể phòng bị. Tôn Thất Hội xin
thêm quân tập kích Lê Trung. Thế Tổ nói:
Lời thỉnh của khanh cũng là kế hay. Song phá Diệu thì Trung tự tan,
cần gì phải thêm quân?
Bấy giờ Quang Diệu bao vây thành Diên Khánh đã lâu, lại đóng trọng
binh ở Khố Sơn, sông Ngư Trường, thế quân rất vững. Thế Tổ muốn gọi Hội ñến bàn mưu ñánh Khố Sơn, nhưng lúc ấy Hội ñang tiến
quân ñến sông Lương, Lê Trung chặn ñánh mấy ngày liền, nhưng ñều bị Hội ñánh
thua. Ttrung chạy về Do Lâm, lại bị Hội ñánh bại, phải chạy về Diên Khánh hợp
với quân của Quang Diệu. Hội bèn ñưa quân ñến chiếm Quán Lạp.
Thế Tổ sai quân ñi do thám ñể tiến ñánh Khố Sơn. Vừa lúc ñó có tên
du binh của quân Tây sơn là Nguyễn Danh Nho ñầu hàng xin làm hướng ñạo. Thế Tổ
sai cai cơ Nguyễn Ngọc Mãn chỉ huy ba
trăm quân Túc trực, ñang ñêm bí mật vượt sông Ngư Trường, ai nấy ñều cởi hết
quần áo rồi bò lên núi phóng hỏa ñốt trại. Thế Tổ dự ñoán quân Tây sơn sẽ bỏ
chạy, nên đã chia binh chặn ñường. Lúc này đại quân ồ ạt kéo tới, reo hò vang
dậy như gió to lửa mạnh, quân Tây sơn sợ hãi giẫm lên nhau. Quang Diệu cũng bỏ
chạy, sai thuộc tướng là ñoàn luyện Giảng mang ba ngàn quân ñóng giữ Bàn Thạch
ñể chống cự với quân Nam. Nguyễn Văn Dắc từ Chủ Châu mang quân tới cắt ñường,
Giảng ñánh quân của ðắc ở núi Cục Kịch, ðắc trúng đạn tử trận (ðắc
người huyện Phước chính trấn Biên hòa, từng theo xa giá tới Vọng các, lập nhiều chiến
công). Thế Tổ nghe tin báo sai cai cơ Nguyễn
ðức Thành thay quản lĩnh quân bản bộ của ðắc; lại sai Thành cũng Võ Văn Lượng theo quân của Nguyễn ðức Xuyên, bám
trận mà ñánh, ñại phá quân Tây sơn ở
sông Bàn Thạch, bắt sống ñược quân tướng, voi ngựa khí giới nhiều không kể
xiết. Quang Diệu thua trận, lại nghe tin thái sư Bùi ðắc Tuyên bị
Võ Văn Dũng giết, bèn nói với Lê
Trung:
- Vua nhu nhược, ñại thần giết hại lẫn nhau, trong triều biến ñộng
không ổn, làm sao có thể chống cự ñược với quân Nam?
Rồi Quang Diệu cùng với Trung dẫn quân chạy về Quy Nhơn. Thế Tổ vào
thành Diên Khánh uuý lạo bọn Võ Tánh:
- Diệu là kẻ ñịch mạnh, chỉ có khanh mới giữ ñược thành này. Gió to
mới biết có cứng, thật ñáng khen.
Thế Tổ thưởng cho Tánh một vạn quan tiền, sai Tôn Thất Hội ở lại
giữ Diên Khánh, Nguyễn Long giữ Bình Khang, Tôn Thọ Vinh giữ Phố Hài, Phan
Thiết và Vị Nê. Võ Tánh ñánh giặc vất vả lại ñang mang bệnh, Thế Tổ cho về Gia ñịnh ngh3 ngơi. Các tướng sĩ hỗ giá khải
hoàn, mở tiệc khao thưởng, úy lạo tướng sĩ, thăng Võ Tánh tước quận công. Tôn
Thất Hội xin lập hương binh của các huyện Bình Khang, Diên Khánh lập thành ba
mươi sáu ñội Bình Sơn, Bình Hòa, Bình Thành, Bình Thủy... Mỗi ñội ñặt chức cai
ñội, ñội trưởng, lấy người ñịa phương sung vào. Thế Tổ nghĩ tăng quân ñể phòng
là việc rất cần kíp, bèn chuẩn lời tâu của Hội. Nguyễn Văn Vân
cũng xin chiêu mộ nghĩa binh cho ñủ số sai phái.
ðúng là:
Phá giặc oai thần tâu chiến thắng
Về triều tướng sĩ thưởng công lao
Hồi thứ mười bảy:
Từ Văn Chiêu đầu hàng tâu báo
Tôn Thất Thăng xin phong Vương phi
Lại nói Nguyễn văn Vân là con thứ của Nguyễn Văn Trương, từng vâng
mật chiếu ñi dụ hàng ñô ñốc Tây sơn tên là Cúc, lại theo Thế Tổ ñánh tan quân
Phạm Văn Tham ở Mỹ Thanh. Khi Thế Tổ
ñánh Quy Nhơn, thuyền của Vân bị gió thổi
ra tận Cửa Eo, Vân bị Tây sơn bắt. Sau Vân thừa dịp trốn thoát, về chiêu
mộ nghĩa binh, xin lập thành vệ Chấn Phong. Thế Tổ chuẫn cho Vân giữ chức vệ
úy. Thế Tổ sai bộ Lễ ghi tên các công thần trận vong và ốm chết từ khi trung
hưng cho tới chiến dịch Diên Khánh, lập ñền Hiển Trung ở Gia ñịnh, ñền Tinh
Trung ở núi Hà La phủ Diên Khánh. Nghĩa vận nước gian nan, các bề tôi liều mình
vì nước, Thế Tôi sai Võ Tánh chọn người sai ra Phú Xuân ñể do thám và bí mật
khuyên dụ các tướng Tây sơn quy thuận theo Thế Tổ. Vừa lúc ấy, tham tán quân
Tây sơn là Từ Văn Chiêu vì tư thông với người thiếp của Nguyễn Nhạc sợ bị tội
bèn trốn khỏi Phú Yên, tìm ñến Gia ñịnh
xin ñầu hàng Nam triều. Thế Tổ hỏi:
- Bùi ðắc Tuyên là cậu của Quang Toản, vì sao mà bị Võ Văn Dũng giết?
Chiêu thưa:
- Tây sơn Nguyễn Quang Toản ngông cuồng, giao việc nước cho
Tuyên nắm giữ, quyền sinh sát nằm cả trong tay Tuyên.
Phụng chính Trần Văn Kỷ có tội, Tuyên bắt đầy ra trạm Mỹ Xuyên. Khi ấy Văn Dũng
làm trấn thủ Bắc thành. Sợ Dũng cậy là quân ngoài, rồi ra sẽ là cái gai cho
mình, ðắc Tuyên bàn sai người cùng phe cánh là Ngô Văn Sở thay Dũng làm trấn
thủ Bắc thành, gọi Dũng về Phú Xuân. Dũng về tới Mỹ Xuyên gặp Kỷ. Kỷ nói: “Thái
sư chuyên quyền, tác oai tác phúc, sẽ là điều bất lợi cho xã tắc. Nếu không trừ
sớm đi, sau này hối cũng không kịp”.
Dũng về Phú Xuân, ngầm mưu với Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn, nói
phao là đí đến cánh đồng phía nam làm lễ tế cờ, rồi đang đêm mang đồ đảng tới
vây nhà Đắc Tuyên ở chùa Thiền Lâm (Tuyên lấy chùa này làm nhà ở),
nhưng đêm ấy Tuyên ngẫu nhiên có việc ngủ lại trong phủ của Quang Toản. Dũng
vây phủ, lục lọi. Toản sợ không che chở nổi cho Tuyên, đành phải giao Tuyên cho
Dũng. Dũng tống Tuyên vào ngục, làm chiếu lệnh giả giao cho tiết chế Thùy phải
giải Ngô Văn Sở vào Phú Xuân. Lại sai Nguyễn Văn Huấn mang quân vây Quy Nhơn,
bắt con Tuyên là Bùi Đắc Trụ giải về Phú Xuân và cả đồ đảng của Tuyên là bọn đổng
lý Chấn, ngự sử Chương, tất cả hơn mười người, thêu dệt thành tội trảng phản
loạn, đem dìm xuống sông cho chết cả. Quang Toản biết mà không làm gì được.
Trong trận Diên Khánh, Quang Diệu tức giận rút về, tuy chưa phải là oai trời đã
địch nổi Diệu, chỉ vì họa hoạn trong triều khiến cho Diệu sợ mà rút về. Nếu
không thì Diệu thà chết chứ chưa chắc đã chịu lui.
Thế Tổ hỏi:
- Diệu về Phú Xuân có thành ra cái gai cho Dũng không? Chiêu thưa:
- Dũng cho Diệu và ðắc Tuyên có quan hệ tôn thuộc bên vợ, lo Diệu
có thể báo thù, bèn giao cho Công Hưng ñem quân đi đón Diệu để điều đình về
việc ấy.
Nguyễn Văn Huấn giữ Quy Nhơn, nghe tin Diệu về, liền ñến trước tạ tội. Diệu không thèm hỏi. Về đến Phú xuân,
Diệu đưa quân về An Cựu, ñóng quân ở bờ
nam sông Hương. Dũng và nội hầu Tứ đóng quân ở bờ bắc, ép buộc Quang Toản phải cho chiếu lệnh đem
quân đi đánh Diệu. Quang Toản không biết làm thế nào, đành phải sai người tới
khuyên dụ, hòa giải. Diệu mang tả hữu vào cung yết kiến Toản, rồi cùng với Dũng
giảng hòa.
Thế Tổ hỏi:
- Tướng Tây sơn nay giữ thành Quy nhơn nay có phải là Huấn không?
Chiêu thưa:
- Diệu cho Huấn là người thân tín của Dũng đã xin Toản triệu về,
lấy Lê Trung thay Huấn giữ Quy nhơn. Vậy Lê Trung là kẻ đối đầu với tướng giữ
thành Diên Khánh hiện nay ñó. Nay các tướng của Tây sơn kết bè kết đảng, thù
hằn nhau, thế tất tan vỡ từ bên trong, cho nên thần mới bỏ chỗ tối ra sáng để
mưu đồ thước tắc, xin vương thượng hãy tiến đánh Quy Nhơn, chiếm thành để khai
thông đường bộ, như thế thì việc thu phục cựu đô Phú Xuân chỉ trong sớm tối.
Thế Tổ gật ñầu, trao cho Chiêu chức Tuyển phong hầu phó vệ úy, lệ
thuộc dưới quyền Tống Viết Phước. Chiêu thưa rằng:
- Thần trước ñây ở trong hàng ngũ Tây sơn, nghe tiếng Tôn Thất Hội
trí dũng song toàn, xin vương thượng cho thần ñược lệ thuộc dưới quyền của
tướng Hội.
Thế Tổ nói:
- Cứ tạm làm chức ấy, sau hãy hay.
Nói ñoạn Thế Tổ cho gọi Tôn Thất Hội về, sai Hội duyệt ñịnh quân
chính; lại trao cho Nguyễn Hoàng ðức làm khân sai chưởng Hữu quân doanh Bình
Tây tướng quân ñem quân bản bộ ñi ñóng giữ Diên Khánh, cho Mạc văn Tô làm phó
cho ðức, ðặng Trần Thường làm hiệp trấn. Nguyễn Hoàng ðức tâu rằng:
- Thần nghe tin bọn phỉ Chà Và ñang âm mưu quấy nhiễu Hà tiên. Thế
Tổ nói:
- Người ñến Diên Khánh cố gắng giữ gìn bờ cõi. Nếu bọn phỉ người
Man kiêu láo, ta sẽ sai phái tướng khác
ñi tiễu trừ.
Vừa lúc ấy có trấn tướng ñạo Kiên giang vào tâu:
- Bọn phỉ biển Chà Và huy ñộng mười bảy chiếc thuyền ñến cướp phá
Hà tiên và vùng bờ biển ñảo Phú Quốc, hoành hành cướp bóc, thật là cái gai trên
ñường biển.
Thế Tổ sai Nguyễn ðức Xuyên ñốc suất chiến thuyền ñi ñánh dẹp.
Xuyên chia thủy quân làm ba ñường tập kích, cướp ñược thuyền bè súng
ống, bắt ñược bọn ñầu sỏ và thuộc hạ của
giặc hơn tám mươi tên, rồi kéo quân về. Xuyên dâng tù binh Chà và, tâu rằng:
- Thần nghe tin người Man Ba Phủ làm phản, xin vương thượng cho
thần ñem quân ñi ñánh dẹp.
Bấy giờ viên từ trưởng người Man ở Ba phủ, Dã Giang là Toàn Phù
Tằng Ma, tụ tập ñồ ñảng chống cự lại Nam triều. Thế Tổ sai tiền chi Nguyễn Công Thái,
ñiều bát Nguyễn Kế Diễn, vệ úy Nguyễn Văn Vân mang quân ñi ñánh dẹp, cho
Xuyên ñược nghỉ ngơi. Bọn Nguyễn Công Thái ñại phá Tằng Ma ở Phố Châm. Tằng Ma
chạy trốn. Bọn Thái ñốt trại giặc rồi kéo quân về. Thế Tổ lại ra lệnh cho phiên
liêu Thuận Thành chiêu dụ dân Man trở về quê quán như cũ. Thế Tổ nghĩ công việc
chinh thảo liên miên, tướng sĩ mỏi mệt, bèn cho tạm hưu binh, nhưng ai nấy phải
theo mùa luyện tập.
Khi ấy bọn Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Trương, Tống Viết Phước, Lê
Văn Duyệt, Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Thái Nguyên, Trần Phước Tụy, Lê Quang ðịnh và các viên cai cơ, cai ñội,
tri bạ, tham luận thấy việc quân hơi nhàn, cùng nhau ñánh cờ, chọi gà, chọi cá ñể
chơi, ăn thua mỗi lần ñến hàng trăm hàng nghìn quan tiền. Tôn Thất Hội nói với
Nguyễn Văn Thành:
- Tướng quân mà cũng theo ñường cờ bạc hay sao? Thành ñáp:
- Người xưa có kẻ cờ bạc mất sạch ñiền sản, mà sau ñánh bại ñược
nhà Tần; có kẻ rượu chè mà ñẩy lùi ñược
Khiết ðan. Triều ta có Mạc Cửu nổi tiếng ăn chơi sành sỏi thế mà khai thác ñược
cả vùng ñất Hà Tiên. Như thế thì cờ bạc ăn chơi ñâu có phụ thiên hạ!
Hội nói:
- Nhưng gà chọi làm cho họ Quý Tôn bị hiềm khích; cá kiếm làm cho
Ai Bá bị chê bai. Chẳng lẽ tướng quân cũng bắt chước tranh thắng với gà và cá
sao?
Thành nói:
- Vậy thì cớ sao Hịch gà nổi tiếng trong năn ðường, nơm cá còn ghi
lại trong thơ Chu?
Võ Tánh bấy giờ cũng ngồi ñó bèn nói:
- Quân ñịch kéo ñến ñắp lũy vây thành, ñó là cái nhục của khanh ñại
phu. Nay không hạ ñược Quy Nhơn, thì Diên Khánh khó mà giữ nổi. Tướng quân sao
ñang ở chốn công danh mà lại nói những lời về các trò chơi như thế!
Nói ñoạn bọn Võ Tánh cùng nhau kéo ñi, xin Thế Tổ ñánh lấy Quy
Nhơn.
Tôn Thất Thăng ngăn lại, nói:
Tam cương là ñiều to tát của việc quân, còn lớn hơn cả việc ñánh
Quy Nhơn sao không thấy các ông tâu xin vương thượng thi hành ñể sáng tỏ ñạo
hiếu?
Lại nói chuyện Tôn Thất Thăng là con thứ mười tám của ðịnh vương, thuộc về hàng chú của Thế Tổ. Khi ðịnh vương chạy
vào nam, Thăng tuổi nhỏ không ñi theo ñược, bị Tây sơn bắt. Thống lĩnh Nguyễn
Chân muồn gả con gái cho Thăng, hết sức xin giúp nên Thăng mới khỏi bị giam
cầm. Sau Thăng giả ñi câu cá, rồi thừa
dịp trốn thoát vào nam. Hôm ấy Thăng ra sông câu cá, thấy xác người ñàn ông nổi trên mặt nước, Thăng bèn cởi quần
áo của mình mẵc cho xác chết, giả vờ như ñi câu bị chết ñuối, quân Tây sơn
tưởng thật, mang ñi chôn, thế là Thăng trốn thoát. Nghe tin Thế Tổ thân chinh
ñi ñánh Quy Nhơn, Thăng cùng Tôn Thất Liêm ngồi thuyền vượt biển, ngầm ñến
thẳng chỗ ñóng quân ở Hòn Khói. Thế Tổ thấy Thăng ñến vừa mừng vừa lo, nắm tay
Thăng nói:
- Vận nước gặp buổi gian nan, thân thích ly tán, nay ñược gặp nhau
há chẳng phải là nhờ phúc của Tiên vương
sao?
Nói ñoạn Thế Tổ phong cho Thăng là Quốc thúc chưởng cơ quân
công, thường với Thăng bàn bạc việc
nước. Võ Tánh và Tôn Thất Hội rất kính trọng Thăng, giờ ñây nghe Thăng nói, bọn
họ hỏi có việc nào quan trọng hơn nữa? Thăng ñáp:
- Vương thượng từ khi chính thức nối vương vị ñến nay ñã ñược mười
bảy năm, trước ñây từng bàn việc thờ phụng Hưng Tổ, miếu thờ ñã tôn nghiêm,
nhưng còn quốc mẫu thì chưa ñược tấn
phong mỹ hiệu vương phi, có lẽ là do Thế Tổ còn phải bôn ba khi Long Khâu, khi
Phú Quốc, các việc phần nhiều còn tạm bợ. Nay cơ ñồ ñã khôi phục sắp sửa trở về ñô cũ, dẫu làm báo cáo tôn sùng cũng chưa báo ñáp ñược dức dày của quốc mẫu.
Vương thượng vì thế mỗi khi nghĩ tới tất là chưa yên lòng.
Rồi Tôn Thất Thăng dẫn bọn Tôn Thất Hội, Võ Tánh và các quan văn võ
ñại thần vào tâu việc ấy với Thế Tổ.
Quốc mẫu người họ Nguyễn, quê ở Yên Du huyện Minh Linh phủ Thừa Thiên, là con gái Diễn Quốc công
Nguyễn Phước Trung, về hầu Hưng Tổ, sinh ñược ba người con. Con trưởng là ðông
Hải Quận vương ðồng, tử nạn ở Long Xuyên. Con út là Thông Hóa quận vương ðiển,
gần ñây cũng tử trận ở Hòn
Chồng. Thế Tổ là con thứ hai. Vì sự biến năm Giáp Ngọ, quốc mẫu ñến ẩn
náu ở Yên Du, khi Thế Tổ làm nguyên súy ñã sai người ra ñón về Gia ñịnh, tôn
làm quốc mẫu. Khi Tây sơn vào ñánh phá, mọi người phải ñi lánh nạn. Quốc mẫu và
cung quyền ñều lánh ra ñảo Phú quốc. Thuyền Thế Tổ ra ñảo Côn Lôn, gặp gió to
ñánh ra ngoài biển bảy ngày, rồi lại dạt
trở về ñảo Phú quốc. Thế Tổ kể hết tình cảnh khổ sở ở ngoài biển, quốc mẫu than rằng:
- Giữa biển cả gặp gió bão, lại có nước ngọt, ñó là lòng trời ngầm
giúp. Con chớ vì gian khổ mà nao núng.
Thế Tổ cúi lạy vâng lời dạy, rồi lên ñường sang Xiêm cầu viện. Quốc
mẫu và cung quyến rời sang ở ñảo Thổ Chu. Thế Tổ ñem quân Xiêm về ñánh quân
Tây sơn, bị thua lại phải sang Xiêm lần
thứ hai, ñóng ở Long Khâu, sai người về ñón quốc mẫu và cung quyến sang nơi hành tại. Thế Tổ
từ Xiêm về ñến Hà Tiên sai bọn Võ Di
Nguy, Phạm Văn Nhơn hộ giá quốc mẫu và cung quyến về ñảo Phú Quốc. Sau khi thu
phục Gia ñịnh, Thế Tổ sai Nguyễn văn Nhơn ñón quốc mẫu về, dựng hậu ñiện làm
nơi ở của quốc mẫu. Trong lúc gian nan, Thế Tổ phụng dưỡng mẹ già rất yêu kính.
Quốc mẫu thường khích lệ Thế Tổ bền chí diệt thù. Hàng
ngày Thế Tổ ñều mưu tính việc trở về kinh ñô, may mà ñược thành công, ấy
là nhờ vào sự linh thiêng của cửu miếu, thỏa lòng mong mỏi của quốc mẫu. ðúng lúc
quốc thúc nói về việc ấy, Thế Tổ bèn tâu cho quốc mẫu biết, rồi chuẩn bị
ñầy ñủ lễ vật làm lễ tế cáo trời ñất, lại tự mình ñốc suất quần thần, bưng kim
bảo kim sách tôn quốc mẫu là Vương thái
phi. Sách văn ñại lược viết:
“Hán Văn ñế kế nối chính thống, tôn huy danh cho Bạc hậu. Tống Thái
tổ mở ra cơ nghiệp, tôn biệt hiệu cho ðỗ phi. Ấy là thờ cha mẹ khi rồng còn ẩn,
mà nơi cung khuyết vợ vua Thuấn vẫn tự hòa vui. Gìn ấu vương lúc hổ gào mà
nơi cửa
nhà mẹ vua Nghiêu còn lưu phúc thiện. Công ñức mênh mông như thế, tôn sùng nào dám sơ sài. Ấy là ñạo càn
thừa, ñạo khôn trinh, ñức sáng ngời nơi bà Thái Nhâm, Thái Tự. Mặt trời lên,
mặt trăng tỏ, tốt lành dài rủ cho con cháu”.
Quốc mẫu ñã nhận sách văn tôn phong mỹ hiệu, Thế Tổ dẫn văn võ quần
thần ñến lạy mừng, bố cáo cho thần dân nơi sở tại ñược biết. Bấy giờ là ngày
tháng Mười năm Bính Thìn (1796).
Rồi ñó quốc thúc Tôn Thất Thăng cùng với Tôn Thất Hội, Võ Tánh xin
Thế Tổ cho tuyển duyệt quân tướng, bàn
kế tiến ñánh quân Tây sơn.
Thế Tổ ñến doanh Trấn ðịnh tuần sát các vùng Sa ðéc, Long Hồ, khi
trở về lại ñại duyệt ba quân ở cánh ñồng Tập Trận. Quân voi biểu diễn voi,
thuyền chiến thử thuyền chiến. Lại ñặt hương binh Bình Thuận, lập ra bốn mươi
ba ñội Thuận Nghĩa, Thuận Hòa, Thuận ðức, Thuận An, Thuận Thủy lệ thuộc vào
dinh Bình Thuận. Lại sai nội viện Tăng Quang Lô ñến nước Nhu Phật ñể thông
hiếu. Nhu Phật là nước nhỏ trong ñảo Nam
Dương, ở phía tây ñảo Long Nha, phía nam ñảo Tức Lực, gần với các ñảo Bành
Hanh, ðinh Cơ Nghị; bờ cõi rộng khoảng hơn vài trăm dặm. Anh Cát Lợi cho ñó là
nơi trung tâm, có thể ñi tới các ñảo quốc khắp
bốn phía. Vì thế người Anh ñã khai thác mở mang vùng ñó, thương nhân tấp
nập, thuyền bè ñông vui. Quang Lô ñến dâng lễ vật, vua nước ñó xin mua ñạn sắt,
diêm tiêu của ta ñể dùng vào việc quân.
Võ Tánh xin cho ñem quân ñi dẹp Man Ba Phủ, sau sẽ tiến ñánh Quy
Nhơn. Thật là:
Lòng yêu cha mẹ như Ngu Thuấn Công lao diệt thù sánh Lý ðường.
Hồi thứ mười tám:
Đánh Quy Nhơn, quân Nam một phen diễu võ
Giữ Diên Khánh, Đông cung lần nữa lui dài
Lại nói chuyện người Thượng Ba Phủ, dư ñảng của Tăng Ma là Toàn Phù
Hà, Tang Mang Ma thu thập chúng ñảng lại làm phản. Mùa ñông năm ngoái,
chánh trấn Thuận Thành là Nguyễn văn Hào
cũng ñã phi báo về việc ñó. Thế Tổ từng sai Hào cùng phó trấn Nguyễn Văn Chấn
ñốc suất quân dân liêu thuộc chia ñồn ñóng giữ, giao cho Hào vẽ bản ñồ ñường
núi, ghi rõ nơi nào hiểm, nơi nào dễ cùng là những nơi có thể ñi vòng ñể ñánh
ñịch từ phía sau dâng lên. Thế Tổ lại sai Tả chi Phan Tiến Hoàng, cai cơ Lưu
Tiến Bình tùy cơ chia binh trù tính sẵn mưu kế ñể tiến ñánh. Nhe lời Võ Tánh tâu như vậy, Thế
Tổ bèn ra lệnh tiến quân.
Quân của Tiến Hoàng, Tiến Bình ñến Ba Phú, Nguyễn Văn Hào cùng
Nguyễn Văn Chấn ñem quân ñến hội ñể ñánh giặc. Bọn Hà, Man tan vỡ, lủi trốn.
Thế Tổ phủ dụ người thượng an cư lạc nghiệp như trước. Lại mật sai bọn cai ñội
Quyền, cai ñội Hội ñi do thám tình hình binh lực Quy Nhơn và những nơi ñóng ñồn
quân của Nguyễn Quang Diệu. Bọn Quyền, Hội trở về tâu rằng Quang Diệu cùng với
Nguyễn văn Huấn, Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Danh là tứ trụ ñại thần triều Cảnh
Thịnh, nhưng người ta dèm pha là Quang Diệu uy quyền quá lớn, sắp có mưu ñồ
khác. Quang Toản bèn thu binh quyền của Diệu, chỉ cho giữ chức cũ, ở lại hầu
việc trong triều. Quang Diệu nghi ngờ lo sợ, cáo bệnh không về triều,
ñốc suất thủ hạ vài trăm người ngày ñêm canh phòng tự vệ. Còn tướng trấn thủ
Quy Nhơn hiện nay là Lê Trung có rất nhiều quân lính. Thế Tổ quay sang bảo Võ
Tánh:
- Theo ý khanh thì Quy Nhơn có hạ ñược không? Võ Tánh thưa:
- Chia mũi nhọn mà chặn ñịch từ xa ñến thì nước Tấn phá ñược nước
Sở, ñánh mau khiến cho quân ñịch mệt sức thì quân Ngô vào ñược ñất Sính. Nay
thế giặc ngoài cứng trong kiệt, một khi giáo trời ñã chỉ, dù quân ta chưa lấy
ñược ngay Quy Nhơn, Quang Toản cũng tất phải hao binh tổn tướng.
Thế Tổ khen phải rồi tập hợp các tướng thương nghị việc cất quân
ñánh Tây sơn. Thế Tổ sai Tôn Thất Hội ở lại giữ Gia ñịnh, Nguyễn văn Nhơn quản
lĩnh tàu vận, cùng với Hội bàn bạc cơ vụ. Võ Tánh cùng Nguyễn Văn Thành thống
lĩnh bộ binh ñi trước. Nguyễn ðình ðắc ñem quân bộ thuộc theo sự tiết chế của
Nguyễn văn Thành. Thế Tổ tự mình chỉ
huy ñoàn chiến thuyền, ðông cung Cảnh ñi hộ giá. Nguyễn Văn Trương thống lĩnh
năm dinh thủy binh ñi tiên phong, hẹn xuất quân ñúng ngày Một tháng Năm năm
ðinh Tị (1797).
Nhận ñược tin báo quân Tây sơn ñã vào chiếm Phú yên, Nguyễn Văn
Thành cùng Võ Tánh ñem bộ binh tiến ra giao chiến với quân Tây sơn ở lũy Hội
An. ðô ñốc Tây sơn Lê Văn Hiếu chạy về La ðài. Lê Trung tăng thêm quân cứu viện
cho Hội an. Nhưng khi thấy Văn Thành ñã ñánh tan quân của Trung, tiếp ñó ñánh
bại ñô ñốc Hiếu ở La ðài, Nguyễn Văn
Trương ñánh với quân ñô ñốc Thiêm ở Tiên châu, Thiêm thua chạy. ðô ñốc Tính
chống cự ở Nước Ngọt bị Nguyễn Văn Trương ñánh tan, ñoạt ñược sáu chiến
thuyền. Thế Tổ ñưa thủy quân tiến vào ñóng ở Cù Huân, rồi Nguyễn Hoàng ðức từ
Diên Khánh ñem quân ra hộ vệ ñoàn ngự thuyền tiến vào cửa Thị nại. Tin báo tới
Phú Xuân, vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản ra lệnh cho Nguyễn Văn Huấn
mang toàn quân ra chống cự, phục chức
cho Quang Diệu, rồi sai Quang Diệu ra giữ ở cửa Thuận ñể từ xa làm thanh ứng.
Bấy giờ các ñạo quân Nam triều nhân ñà thắng, phần nhiều có dung túng cho quân
sĩ sục sạo vào nhà dân cướp bóc của cải. Thế Tổ dụ các tướng rằng:
- Nghĩa cử ñánh dẹp cốt ở an dân, quân ñội nghĩa nhân phải nghiêm
kỷ luật.
Lập tức ban bố giới luật cho quân ñội. ðối với các doanh thủy ñạo:
không ñược cắm thuyền ở các bến ñò, bến
sông. Nếu như buồm chèo rách hỏng, phải
ñược quản quan khám thực mới ñược dừng lại sửa chữa. Các ñạo bộ binh
không ñược sục vào nhà dân. Nếu ñóng quân ở ven núi, bìa rừng, hái nhặt củi, cỏ
cũng không ñược sách nhiễu nhân dân. Nhờ thế, quân Thế Tổ ñi tới ñâu ñược nhân
dân thăm hỏi, yêu mến.
Thế Tổ ra lệnh cho các doanh chia ñường tiến ñánh Quy Nhơn. Quân do
thám báo tin Nguyễn Văn Huấn ñem trọng binh từ Phú Xuân vào giữ Quy Nhơn, thế chưa
có thể nhổ ñược. Thế Tổ sai Nguyễn Hoàng ðức và Nguyễn Văn Thành ở lại giữ Phú
yên, gọi Võ Tánh cấp tốc mang quân tới cửa biển ðại Chiêm tiến ñánh sau lưng
quân Tây sơn. Nguyễn Công Thái mang quân ñến ñóng ñồn ở núi Tam Thai, rồi tiến
ñóng ở Bến Ván, cùng với Binh bộ Nguyễn ðức Thiện và phó tướng Nguyễn Văn Biện
chẹn ñường về của giặc. Thế Tổ tự mình ñốc suất
hơn trăm chiến thuyền tiến thẳng
vào cửa ðà nẵng (thuộc Quảng Nam, nguyên gọi là Cửa Hàn, phía trước có núi cao,
vị trí nằm ở giữa cửa ðại Chiêm và cửa Cu ðê, là một nơi hiểm yếu phòng giữ mặt
biển). Bấy giờ tượng binh Quy Nhơn ñã tập trung ở cửa biển, tướng Tây sơn Nguyễn Văn Huấn thấy
quân Nam triều tới liền xông ra nghênh chiến. Cai cơ Nguyễn Văn ðịnh tử trận
(ðịnh người huyện An xuyên trấn An giang, có công khi ở Vọng Các). Tin báo về, Thế
Tổ sai Phan Văn Triệu quản lãnh quân ba vệ ban Trực hậu, Kiên oai, Võ oai xông
lên ñánh. Quân Tây sơn phải rút lui. Trần Công Hiến ñuổi ñánh tới tận cửa biển
Chu Mãi, bắt sống tướng Tây sơn tên là ðạo giải về dâng Thế Tổ ở hành tại. Thế
Tổ sai Nguyễn Văn Khiêm ñem quân lên
bờ, ñang ñêm ngậm tăm lặng lẽ tiến sát lũy giặc ñánh phá. Thế Tổ lại sai
thuộc tướng Trần ðăng Long hiệp ñồng với người Tây dương là Ôlivi ñóng mười lăm
chiếc thuyền tam bản ñể ñánh hỏa công, rồi tuyển những tên lính hăng hái, ñang
ñêm phóng hỏa, ñốt cháy tầu thuyền của Tây sơn. Nguyễn Văn Trương thừa thắng
tiến ñánh, phá giặc ở gò Phú Gia. Võ Tánh ñem binh thuyền vượt biển tiến công
ñô ñốc Tây sơn Nguyễn Văn Ngũ và bọn phỉ biển ở ngoài khơi, ñoạt ñược ba mươi chiếc thuyền. Tiếp Tánh ñưa thủy
quân tiến tới cửa ðại Chiêm, hợp với quân của ðông cung tiến ñóng Hà Thân
(thuộc Quảng nam). Nguyễn Văn Vân ñóng ñồn ở cửa Hải Vân. Vũ Bá ðĩnh ñóng ở chợ
Phú Chiêm. Nguyễn ðức Xuyên mang quân chia ñóng ñồn từ ðồng trạm tới Cu ðê ñể
ngăn quân cứu viện. ðô ñốc Tây sơn Lê Văn Thanh, Lê Tông Chất mang quân từ Quy
nhơn ñến. Võ Tánh ñưa quân ra nghênh chiến, quân Tây sơn bị voi xéo chết và bị
thương rất nhiều. Võ Tánh lại vượt sông
ñến Mỹ Khê tiến ñánh quân của ñô ñốc Nguyễn Văn Giáp. Văn Huấn, Tông Chất thu
quân lại chống giữ, quân Nam triều mấy lần ñánh phá mà không thắng nổi. Lại
thêm thuyền lương bị gió to cản trở không ñến ñược. Thế Tổ lệnh cho các tướng
thu quân về Gia ñịnh.
Sau khi ñại binh về ñến Gia ñịnh, Thế Tổ lấy Nguyễn Văn Thành giữ
chức khâm sai chưởng tiên phong doanh Bình Tây tiền tướng quân, lưu Thành ở lại
trấn thủ Diên Khánh; lấy ðặng Trần Thường làm hiệp tán quân vụ. Thế Tổ cho
triệu Nguyễn Hoàng ðức về. Hoàng ðức xin lấy Võ Nguyên Lượng làm chiêu thảo sứ, sai ra Bắc thành chiêu dụ hào kiệt. Lượng là
cựu thần nhà Lê, làm quan tới chức câu
kê. Trước kia, khi Lượng mới ñến Gia ñịnh ñược sung chức Phụng thị nạp ngôn, là
người có khí tiết. Thế Tổ nghe lời của ðức, sai Lượng ra bắc. Một mặt
Thế Tổ ra lệnh bổ sung quân ngũ, tu sửa ñồn lũy, mua thuốc súng, ñóng
chiến thuyền chuẩn bị ñầy ñủ ñể ñánh giặc. Cai ñội mật sai tên là Nguyệt báo
tin Tiểu triều Nguyễn Bảo chiếm thành Quy Nhơn, sai bề tôi ñến dâng biểu xin
hàng.
Lại nói chuyện Tiểu triều Nguyễn Bảo trước ñã bị Quang Toản tước
ñoạt, lại bị tướng trấn thủ Quy Nhơn là
Bùi ðắc Trụ, Nguyễn Văn Huấn, Lê Trung liên tiếp ức hiếp, trong lóng rất bất
bình, ngầm chống lại Toản nhưng chưa có cơ hội. Khi ñem quân ra ñánh ðà Nẵng,
Thế Tổ sai người tới dụ Bảo rằng: “Nay quân ta tiến ñánh Quảng nam rồi sẽ lấy
Quy nhơn. Ngươi muốn rửa thù cho cha ngươi thì hãy chiêu tập quân cũ, ñợi khi
nào quân Nam triều ñến dưới thành thì giết Lê Trung, mở cổng ñón quân Nam triều, lập công chuộc
tội là ở dịp này, chớ vì cha có tội mà liên lụy ñến con”. Từ ñó Tiều triều ngầm
có ý quy thuận Nam triều. Lúc ấy Quang Diệu ở Phú Xuân bất hòa với các tướng.
Lê Trung cũng muốn tìm cách báo thù bè ñảng của Diệu, bèn ñem bộ thuộc về Phú
Xuân, chỉ ñể Uyên Thanh hầu ở lại giúp Bảo. Bảo sai bắt Uyên Thanh hầu tống
ngục rồi chiếm thành Quy Nhơn, sai ñô ñốc ðoàn Văn Cát, Nguyễn Văn Thiệu chiếm Phú Yên, rồi dâng biểu xin ñầu hàng Thế Tổ. Thế Tổ sai Nguyễn Văn Thành ñốc thúc
các tướng mang quân ñến tiếp ứng.
Văn Thành ñem quân ñến Phú yên thì nghe tin Quang Toản ñã sai quân
vây Quy Nhơn, bắt Bảo ñem về buộc uống thuốc ñộc tự tử. Tư vũ Trần Danh Tuấn ở
lại làm trấn thủ Quy Nhơn. Thế Tổ nghe tin xuống chiếu lệnh cho Thành
rút quân về giữ Diên khánh. ðàm Văn Cát chạy vào Diên Khánh ñầu hàng. Thế Tổ
cho Cát giữ chức ñại ñô ñốc, quản lãnh chi Hiếu Võ, theo Văn Thành ñi ñánh
giặc.
Thế Tổ ñóng ở Diên Khánh thấy bọn hải phỉ Tề Ngỗi thực là cái gai
trên mặt biển bèn lập kế ñánh tan, ñường biển ñược yên. Thế Tổ muốn thông sứ
với nhà Thanh ñể ly gián nhà Thanh với Tây sơn. ðặng Trần Thường dâng sớ nói:
“Người Thanh từ khi có việc ở Bắc hà bị Tây sơn ñánh bại, há lại
không ôm lòng xấu hổ, căm tức hay sao? Họ tạm thời chờ cơ hội ñó thôi. Gần ñây
nhà Thanh lo ngại bọn phủ biển, nên ñã
hịch cho Tây sơn phải ñiều tra tróc nã. Nhưng Tây sơn trễ nãi không chịu làm
việc ấy. Nhà Thanh tức giận lắm, chỉ vì núi sông hiểm trở một phen ñộng binh
lần nữa sợ khó thu ñược toàn thắng, nên chưa quyết ñược kỳ ra quân. Quân ta từ
ngày thắng trận ở ðà Nẵng ñến nay, ñoạt ñược rất nhiều chiến thuyền của bọn Tàu
Ô, xin mang mấy chiếc trao trả cho họ. Nhân ñó sai sứ giả ñến triều ñình nhà Thanh biện luận phải
trái. Một là nêu chuyện Tây sơn
trong thì xưng ñế, ngoài giả làm tôi, ñể cho nhà Thanh ghét, gây thành hiềm
khích. Hai là thăm dò tin tức vua Lê, câu kết với họ ñể xin viện binh. Nếu nhà
Thanh chần chừ không quyết, ta lấy ñiều
nghĩa khích họ mà cũng chẳng xong,
thì ít ra cũng tỏ rõ ñược khí
tiết, nêu ñược thanh danh của ta ở ñất Hoa Hạ”.
Thường lại tiến cử Ngô Nhân Tĩnh là người có học thuật ưu tú có thể
sung chức ñi sứ về việc ấy. Tổ tiên Nhân Tĩnh là người Quảng ñông, chạy sang
nước Nam, vào ở ñất Gia ñịnh. Nhân Tĩnh có tài học, giỏi thơ, cùng kết bạn với
Lê Quang ðịnh, Trịnh Hoài ðức. Lúc ấy Nhân Tĩnh ñang giữ chức hàn lâm thị
học, Thế Tổ cho thăng lên chức Binh bộ
hữu tham tri, rồi sai Nhân Tĩnh mang
quốc thư, ñáp thuyền buôn Quảng
ñông sang sứ nhà Thanh, nhân tiện do thám tin
tức vua Lê.
Nhân Tĩnh ñã ñi rồi, Thế Tổ lại cho gọi Tôn Thất Hội vào bí mật bàn
bạc việc binh cơ. Nhưng lúc ấy Hội ñang ốm nặng, ít lâu sau mất ở tân kinh Gia
ñịnh. Thấy Hội là bậc công thần, trải bao hiểm nguy vất vả, Thế Tổ ban tặng cho
Hội là “Phụ quốc Nguyên công” (người có công ñầu giúp nước). Thế Tổ hỏi Võ
Tánh:
- Ai có thể thay Hội nắm giữ Tiền quân của ta?
Võ Tánh tiến cử Nguyễn Văn Thành. Thế Tổ liền phong cho Thành giữ
chức Khâm sai chưởng Tiền quân, thăng cho Tiên phong dinh phó tướng là Nguyễn
Văn Tính quản lĩnh dinh Tiên phong. Thế Tổ muốn triệu ngay Tính về Gia ñịnh ñể
tiện ñi ñánh giặc nhưng chưa biết tìm ai ñể thay Tính. Quốc thúc Thăng thưa:
- Diên Khánh là nơi trọng ñịa, phi người thân tín ñại soái thì
không thể giao phó, ðông cung là ngôi trừ nhị của nước, tướng sĩ quy phục,
nên ñiều
ra Diên Khánh một lần nữa ñể giữ
vững phên dậu. ðông cung từ khi mở phủ
tới nay, học rộng kinh sử, thích nghe
lời nói thẳng. Quan phụ ñạo Ngô Nhân Tĩnh tùy việc uốn nắn, phần nhiều rất bổ
ích. Xưa, ðông cung trấn thủ Diên Khánh, nhờ có Phước ðạm tâu bày, ñã biết
nhiều về việc binh. Khi bọn Hưng ñánh thành, ðông cung ñiều khiến các tướng
chia quân ñóng ñồn ñể chống cự. Kế ñó, khi làm trấn thủ Gia ñịnh, ðông cung
trong vỗ về trăm họ, ngoài ñiều ñộng quân nhu, phương lược phòng ngự rất có bài
bản, quân dân nhờ ñó ñược yên ổn.
Thế Tổ có ý muốn ñiều một bế tôi giỏi ñi ñể luyện tài năng, nay
nghe lời quốc thúc bèn sai ngay ðông cung ñi trấn thủ Diên Khánh, lấy Bá ða Lộc
và Tống Viết Phước ñi theo giúp ñỡ.
ðông cung ñã ñi Diên Khánh, Nguyễn Văn Thành cùng với tiên phong
Tính, tán lý Thường trở về thành Gia ñịnh. Thế Tổ sai Thành thao luyện quân sĩ
ñể chuẩn bị sai phái; lệnh cho Tả ñồn
phó tướng Hoàng Viết Toản ñốc thúc việc chuyễn thuyền lương tới Diên Khánh bổ
sung quân nhu. Toản người Hương trà, theo ðịnh vương vào Nam, chiêu mộ quân
nghĩa dũng theo ðỗ Thanh Nhơn thu phục Sài gòn, ñánh phá Trà Vinh, rồi lại theo
Tôn Thất Dụ ñi ñánh Xoài Rạp ñuổi quân Tây sơn ñến tận Cẩm ðàm (ðầm Gấm), theo
Võ Tánh giải vây Bình Thuận, ñánh lui quân Tây sơn ở núi Tam Tòa, giành ñất cho
tới tận Quảng ngãi. Nay Toản vâng mệnh ñốc thúc thuyền lương và lưu ở lại Diên
Khánh ñể chờ sai khiến.
Thế Tổ lại bàn việc ñem tin thắng trận sang báo với vua Xiêm. Lúc
bấy giờ Xiêm bị Miến ñiện ñem quân sang ñánh, vua Xiêm sai sứ giả sang Nam
triều xin quân. Thế Tổ bèn sai Nguyễn Hoàng ðức cùng Nguyễn Văn Trương, Nguyễn
ðình ðắc ñem một vạn quân và
chiến thuyền sang cứu viện. Khi ñến Côn Lôn,
nghe tin quân Miến ñiện ñã rút lui, chỉ có mình Hoàng ðức mang quốc thư
sang Xiêm giao hiếu, còn Trương và ðình ðắc dẫn quân trở về. Trên ñường vào
triều yết kiến Thế Tổ, Trương gặp
Nguyễn Văn Nhơn cùng ñi với một vị triều
sĩ. Trương hỏi:
- Chẳng hay vị này là ai, tù ñâu ñến? Nhơn ñáp:
- Vị này nguyên là quan Hàn lâm ðặng ðức Siêu từ Phú xuân tới.
Trương lại hỏi:
- ðến có việc gì? Nhơn ñáp:
- Tiên sinh là bậc trí sĩ, bây giờ tôi dẫn tiên sinh vào yết kiến
vương thượng. ðúng là:
Bắc địch giữ biên xa Khúc Ốc
Tây Nhung dâng sách khắc
Phương Bình
Hồi thứ mười chín:
Đánh Quy Nhơn ba phen diệu võ
Đuổi Văn Dũng hai tướng dâng thành
Lại nói chuyện ðặng ðức Siêu là người huyện Trà bồng Bình định, năm mười sáu tuổi ñỗ hương tiến. Dưới triều
ðịnh vương, ðức Siêu làm quan hàn lâm. Khi quân Trịnh vào xâm lấn, ông lánh về
dạy học ở Long Hồ, từng sáng tác thơ phú
như các bài Chiếc chủy Trương Lương, Tiết tháo Tô Vũ, tự ví mình như Quản
Trọng, Nhạc Nghị ñể bày tỏ ý chí của mình. Viên quan của họ Trịnh là Trần
Nguyên Nhung ñưa thiếp mời mà Siêu không ñến. Vua Quang Trung nhà Tây sơn muốn
phong quan tước cho ðức Siêu, cũng vì ñại nghĩa mà Siêu không chịu nhận. Thế Tổ
nghe tiếng, sai người triệu vời, nhưng vì ñường xá cách trở ông không ñến ñược.
Nay ông ñáp thuyền buôn vào Nam, Nguyễn Văn Nhơn ñưa ông vào yết kiến Thế Tổ.
ðức Siêu dâng lên Thế Tổ bản Bình Tây phương lược. Thế Tổ khen ngợi, trao cho
ðức Siêu giữ chức Trung doanh tham mưu.
Một hôm các tướng ñang hội họp ñể bàn ñịnh kế hoạch ñánh Tây sơn
thì Nguyễn Văn Thụy từ Xiêm về yết kiến. Thụy người huyện Diên Phước, Quảng
Nam, trước theo hộ giá ở Vọng Các, khi về lại theo quân ñi ñánh dẹp, ba lần ñi
sứ nước Xiêm, hai lần quân lĩnh ñạo Thanh châu, gần ñây theo bỏ hộ Nguyễn Văn
Nhơn sang Xiêm làm việc quân. Nhờ có thể thông hành ñi qua các cửa quan ở
thượng ñạo, Thụy trở về tâu việc, ñược Thế Tổ ban chức Khâm sai thượng ñạo ñại
tướng quân, phủ dụ Thụy rằng:
- Việc binh không ngại phải trí trá, người ñến Vạn tượng cứ nói
phao rằng quân Xiêm và quân ta sẽ ñi theo ñường thượng ñạo xuống ñánh lấy Nghệ
an, khiến cho quân Tây sơn sợ hãi, không dám mang quân Bắc hà vào cứu viện. Như
thế thì Quy nhơn có thể phá ñược.
Nói ñoạn Thế Tổ sai Văn Thụy cùng tiền quân Lưu Phước Tường, tham
mưu Nguyễn Hoài Châu, Nguyễn Văn Uẩn, tham quân Lê Văn Xuân mang cả dàn nhạc ñi
theo quân. Vua Xiêm sai Chiêu Phi Nhã Phì Sân men theo ñường núi từ Tầm Bông
qua Khau Khỏn ñến U Bôn chiêu dụ các tù trưởng người thượng dấy binh hưởng ứng.
Nguyễn Văn Thụy lại ñến thành Viên Chăn, dụ quốc vương Vạn Tượng là Chiêu Ấn mang quân trợ chiến.
Thụy ở lại Viên Chăn, giao cho Nguyễn Hoài Châu, Nguyễn Văn Uẩn ñi dụ các sách
người thượng ở Trấn Ninh, Thanh Nghệ, ñi tới ñâu cũng ñược dân chúng tuân theo.
Nguyễn Văn Thụy cử Lê Văn Xuân về báo. Thế Tổ sai Nguyễn Văn Toản ñến Thanh hoa
thượng ñạo khuyên chánh thống lĩnh Hà Công Thái chiêu tập nghĩa dũng khởi binh
ñể tiếp ứng cho quan quân. Thế Tổ lại sai hoàng tử thứ hai là Hi trấn thủ Gia
ñịnh, thăng Nguyễn Văn Nhơn làm chưởng cơ kiêm chưởng Hộ bộ, Hình bộ, Nguyễn Tử
Châu làm bồi tán quân vụ (Châu người huyện Bình sơn Quảng ngãi, trước kia ñã
soạn nhạc thái thường cho triều Tây sơn, sau ñến quân doanh Nam triều xin ñầu
hàng, ñược Thế Tổ trao chức tham mưu). Châu tùng theo ñi ñánh dẹp ở Quy nhơn,
giám sát các quân thủy bộ, sau ñó ở lại Bình Thuận kiểm át các quan lại nhũng
lạm. Vì là người có nhiều công lao, sau khi
thăng chức Hình bộ, Châu ñược Thế Tổ ñặc sai cùng với Văn Nhơn ñi trấn giữ những nơi quan yếu.
Thế Tổ nói:
- Nay ta ñi ñánh dẹp phương xa, không thể hàng ngày cung phụng mẹ
già ấm lạnh. Các khanh hãy cùng con ta thay ta ba ngày một lần vấn an ñể an
ủi mẹ
già. Gia ñịnh là ñất kinh ñô trọng ñịa, phải khéo ñiều ñộ, vỗ về quan
chức quân dân ñể xứng với ủy thác của ta.
Thế Tổ lại sai Nguyễn ðình ðắc làm Tả quân phó tướng cùng Hữu quân
phó tướng Nguyễn Công Thái theo sự cắt ñặt của ðông cung. Sai Bình tây tiền
tướng quân Nguyễn Văn Thành thống nhất các ñạo bộ binh tiến quân trước,
có ðặng Trần Thường hiệp tán quân
vụ. Hộ bộ tham tri Trịnh Hoài ðức, lưu thủ Vĩnh trấn Nguyễn Văn Thịnh phụ trách
việc vận chuyển quân lương cho bộ binh. Thế Tổ thống suất binh thuyền, gia cho
Bình Tây tham thăng ñại tướng quân Võ Tánh ñốc thúc các tướng hộ giá. Mai ðức
Nghị quản lĩnh hơn năm mươi chiếc thuyền hộ vệ ñoàn thuyền lương chở tới kho
tạm ở cửa Cù Huân. Lưu thủ Bình Khang là
Nguyễn Suyền cho trưng tập hương binh hai phủ Bình khang, Diên khánh ñể
chia ñi ñóng giữ các nơi hiểm yếu.
Mai ðức Nghị người huyện Hương trà, là con của hàn lâm Mai ðức
Thục. Nghị là người có hạnh kiểm, biết lễ nghĩa, từng theo hộ giá Thế Tổ sang
Xiêm. Khi Thế Tổ trở về Gia ñịnh, ông
mang chiến thuyền theo Trương Phúc Luật ñi
ñánh dẹp, ñược thăng chức Hậu ñồn chính thống. Suyền người huyện Phúc
ñiền phủ Khánh hòa, có công ở Vọng Các,
ñược trao chức cai cơ, từng cùng với bảo hộ Nguyễn Văn Nhà ñem quân ñi dẹp loạn
giặc biển Chà Và.
Suyền và ðức Nghị ñã vâng mệnh ñi rồi. Thế Tổ nhằm dịp ñầu mùa hè
năm Kỷ Mùi (1799) xuống lệnh xuất quân.
Nguyễn Văn Thành ñốc suất bộ binh tiến ñánh quân Tây sơn ở lũy An Mỹ. Tham ñốc
Tây sơn là Hồ Văn ðiềm ñầu hàng, Phú Yên
ñược thu phục. Văn Thành tiến quân ñóng ở núi Tam Tháp, Lê Văn Duyệt mang thuyền quân tới ñốt kho lương ở
Nước Ngọt, chém tướng Tây sơn là ñoàn luyện Giảng, mang thủ cấp về quân doanh ở
Cù Huân. ðoàn thuyền của Thế Tổ vào cửa Thị Nại, Nguyễn Tử Châu cùng Trần Văn
Hựu chia nhau quản lĩnh thuyền bè chở thóc gạo tới Cù Huân cung cấp cho quân
sĩ. Cũng trong dịp này, một quan chức của Tây sơn là Trần Văn Trạc
ñến quân doanh của Thế Tổ xin quy thuận và trình bày phương lược ñánh dẹp.
Văn Trạc người huyện Duy Xuyên phủ Quảng Nam, là con của công thần
tiên triều Trần Văn Tuấn. Trước kia Trạc theo ðông cung Dương, bị Tây sơn bắt,
sau ñược bổ làm quan ñến chức thị lang. ðến ñây Trạc ñến trước quân môn xin
hàng, ñược lưu lại dưới trướng theo tham quân.
Đông cung tâu lên Thế Tổ:
- Bá Đa Lộc đã chết ở trong quân.
Bá Đa Lộc từng bảo hộ Đông cung Cảnh sang Tây, lại được dự bàn việc
binh nhung nơi màn trướng, cậy mình có nhiều công lao nên có ý phóng túng kiêu
ngạo, từng bị Trần Đại Luật dâng sớ hạch tội, xin vương thượng mượn kiếm trời
chém đầu đi. Nhưng Thế Tổ dụ rằng:
- Bá Đa Lộc đánh đông dẹp bắc, là người ngu xuẩn trí trá, nhưng có
thể sai khiến được. Hãy tạm để đó đã!
ðến ñây có tin cáo phó của ðông cung, Thế Tổ bèn phong cho Bá ða
Lộc tước “Bi Nhu quận công”, đưa thi hài về chôn ở Gia định (Bá ða Lộc chết ở
Thị Nại (9-10-1799), xác ñược ướp thuốc, đưa về chôn gần nhà giảng của Lộc (gần
cổng vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay), xây lăng gọi là Lăng Cha Cả).
Chân dung Pigneau de Behaine (Bá ða Lộc).
Giám mục Bá ða Lộc còn gọi là Cha Cả, nguyên tên là Pierre Joseph
Georges Pigneau de Behaine , thường viết là Pigneau de Behaine (2 tháng 2 năm
1741- 9 tháng 10 năm 1799), là một vị giáo sĩ người Pháp ñược Nguyễn Vương
Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc lấy lại ñất nước từ tay nhà Tây Sơn vào
cuối thế kỷ 18. Ông ñã ñược phong làm Giám mục hiệu tòa Adrian nên cũng thường
ñược các sách sử gọi là Giám mục Adrian.
Người Việt biết ñến ông dưới tên "Bá ða Lộc" vì tên tiếng
Pháp của ông là Pierre, tương ñương với Petrus trong tiếng Latin, Pedro trong
tiếng Bồ ðào Nha, và từ ñó xuất hiện cái tên "Bá ða Lộc", phiên âm từ
"Pedro".
Thế Tổ lại sai Võ Tánh cùng
Nguyễn Hoàng ðức ñem quân lên bộ
ñóng ñồn ở Phú trung, hợp binh
với Nguyễn Văn Thành ñánh ñồn Thị Dã. Thiếu úy Tây sơn là Nguyễn Tiến Thúy thua
chạy. Quân Thế Tỗ ñoạt ñược mười ba thớt voi ñuổi quân Tây sơn chạy tới tận cầu
Tân an, chém ñầu ñô ñốc Nguyễn Văn Bảo. Bên quân Thế Tổ, vệ úy Tôn Thất Chấn
chết tại trận (Chấn là con Tôn Thất Chiêm, có công ñánh dẹp).
Thế Tổ lo các tướng bị hãm, bèn ra lệnh cho giám quân quân Thần
sách quản tướng sĩ năm ñồn Phạm Văn Nhơn ñốc suất Hoàng Viết Toản chia quân ñi
ñóng ñồn ở Nước Ngọt, Sa Lung ñể chặn giặc ñánh ñường bộ. Sai Nguyễn Văn
Trương, Nguyễn Văn Khiêm tuần phòng ngoài khơi Quảng Ngãi. Trương ñến Tân Quan tiến
ñánh quân của tuần kiểm Trần Viết Kết, ñốt cháy năm ñồn của Tây sơn ở Sa huỳnh,
Mân khe, Mỹ ý, Sa kỳ và Thái căn.
ðược tin báo, Thế Tổ sai Mai ðức Nghị, Nguyễn ðức Thiện,
Vũ Viết Bảo theo Lê Văn Duyệt
tiến quân ra ñóng ở Tân Quan. Lại sai Trần Công Hiến mang quân Tiền du ñến ñánh
quân Tây sơn ở Sa kỳ. Trương Tiến Bảo mang quân ñánh quân Tây sơn ở ðầm Cá Sấu
thắng liền mấy trận. Nguyễn Văn Lợi ñóng quân
ở Khe Mân. Nội hầu là Lê Văn Lợi ñem quân tới ñánh. Nguyễn Văn Lợi dùng
xe lửa súng lớn sát thương rất nhiều, quân Tây sơn phải lui về giữ lũy ðại cổ. Nguyễn
Văn Thành ñang ñóng quân ở Tam Tháp thì bị quân Tây sơn tiến ñánh, quân
Tiền chi phải lui về phía sau. Nguyễn ðức Xuyên ở phía sau chia quân làm ba
ñường ñánh thẳng vào trại giặc, bị trúng ñạn ở trán. Xuyên băng bó vết thương
xong lại tiếp tục dẫn quân tiến lên ñánh tan quân Tây sơn, ñoạt ñược hai mươi
thớt voi.
Thế Tổ sai người mang tiền tới ban thưởng úy lạo ðức Xuyên và các
tướng sĩ theo thứ bậc khác nhau. Có người bảo ðức Xuyên rằng:
- Người ta nói quan tốt chẳng bằng lắm tiền. Tôi thấy chữ Tiền gồm
có chữ Kim (vàng) và hai chữ Qua (ngọn giáo). Tướng quân lẽ nào lại không tranh
lấy hay sao?
Xuyên ñem chuyện ấy nói với Nguyễn Văn Khiêm, Khiêm nói:
- Ông ñược ban thưởng vẻ vang, chỉ riêng tôi thì không?
Rồi Khiêm mang quân bản bộ ñi ñánh giặc, bị thua ở cửa biển Mỹ Ý.
Thế Tổ truyền bảo Khiêm phải thận trọng, chớ ñể giặc biển lợi dụng.
Có gián ñiệp báo tin bọn hải phỉ ngầm giúp Tây sơn, thật là cái gai
trên mặt biển. Thế Tổ liền ra lệnh cho thủy doanh Phấn Dực vệ Tống Phước Lương
tiến ñánh. Lương phá ñược thuộc hạ của bọn Tề Ngỗi là thống binh Phan Văn Tài
ở cửa biền Kim Bồng, ñoạt ñược hơn ba
mươi chiến thuyền. Trước ñây Tây sơn
chiêu nạp bọn ñầu sỏ Tề Ngỗi, ban cho chức thống binh, sau bị người Thanh trách
cứ mới che dấu ñi, rồi lại mượn tay chúng ñể chống lại quân Nam triều. ðến ñây chúng
bị Tống Phước Lương ñánh tan.
Lính hầu của tham thặng Võ Tánh về ngự doanh tâu với Thế Tổ ñại ñô
ñốc Tây sơn là Lê Chất ñến quân doanh xin hàng.
Lê Chất người huyện Phù Ly phủ Bình ñịnh, theo Tây sơn làm quan ñến
chức ñô ñốc, thuộc quyền của tư lệ Lê Trung. Chất ra trận thiện chiến, các
tướng Nam triều có ñến mấy người ñã bị Chất ñánh bại. Trung yêu Chất có tài, gả
con gái cho. Chất biết thế triều Quang Toản sẽ tan vỡ từ trong, nhiều lần
khuyên Trung ñầu hàng Nam triều, nhưng
Trung còn do dự chưa quyết. Gặp lúc có sự biến của Tiểu triều, Quang Toản nghi
ngờ Trung có dự vào mưu ñó, lệnh cho bắt mà giết ñi. Lại xuống lệnh lùng bắt
Chất rất gấp. Chất phải chọn lấy một tên ñầy tớ có mặt mũi
gần giống mình, cho uống thuốc ñộc chết khiến cho quân của Quang Toản
tưởng mình ñã tự tử, rồi trốn vào ẩn náu trong núi Trà Bồng. Chất có người bạn
chơi thân với Tổng quản của Tây sơn là Lê Văn Thanh, nói với Thanh rằng:
- Chất là người có tài làm tướng, sao ngài không cho dẫn về làm một
cánh tay trợ thủ?
Thanh bèn ra lệnh cho dẫn Chất vào gặp, rồi giữ Chất lại làm quản doanh giúp việc trong trướng. Chất vẫn ngầm có ý
quy thuận Thế Tổ, gặp lúc quân Nam triều ra ñánh, Chất dẫn hơn hai trăm quân
bản bộ tới trước quân doanh của Võ Tánh
xin hết sức vì ñánh giặc lập công. Thế Tổ lệnh cho Chất thuộc quyền ñiều khiển
của Võ Tánh.
Bấy giờ các tướng ñã nhận lệnh tiến ñánh Quy Nhơn. Tướng trấn thủ
Quy nhơn là Lê Văn Ứng thấy quân Nam thế lớn, ra lệnh cho Tổng quản Lê Văn
Thanh, Binh bộ Nguyễn Thái Phác cùng thiếu úy Nguyễn Tiến Thủy ñóng giữ,
còn mình mang quân ra ngoài thành ñến ấp Tây Sơn Thượng thu chở quân lương. Lê
Chất biết ñược tình hình ñó bèn nói với Võ Tánh. Tánh lập tức tiến quân về Bình
Thị (Chợ Bèo?), sai Nguyễn ðức Xuyên quản lĩnh tả ñạo, Lê Chất quản lĩnh hữu
ñạo, tự mình chỉ huy trung ñạo giao chiến với quân của Ứng ở Kỷ ðạo, bắt
sống sáu nghìn tù binh và hơn năm mươi
thớt voi. Ứng một mình bỏ chạy. Quân doanh các ñạo ñều nhất tề kéo ñến Quy
nhơn. Tuần kiểm Tây sơn là Nguyễn Lương ñầu hàng, số bị bắt làm tù binh nhiều
không kể xiết.
Quân Thế Tổ tiến sát thành Quy nhơn. Võ Tánh ñóng quân ở mé ñông
bắc thành, Nguyễn Văn Thành ñóng quân ở phía tây nam. Tiếp sau ñó Võ Tánh, Văn
Thành ñem tinh binh chặn ñánh quân Tây sơn ở các hướng, xiết vòng vây rất gắt.
Lê Văn Ứng xua quân ra ngoài thành, dàn trận ñến tận làng Phước Hậu, bị
quân Võ Tánh và Văn Thành ñánh áp từ
hai phía. Quân của Lê Văn Ứng bị chém hàng trăm thủ cấp. Quân Nam triều thừa
thắng vượt sông Lò Gốm, tiến ñánh nhổ lũy Ưu ðàm. Lê Văn Thanh thế cùng, ñóng
cửa thành tử thủ ñể chờ viện binh.
Quang Toản nghe tin thua trận, liền sai ñại tướng Nguyễn Quang
Diệu, Võ Văn Dũng mang binh thuyền tới cứu viện. Quân do thám báo tin về, Thế
Tổ sai Lê Văn Duyệt tiến quân ñến Sa Lung, Trà ðinh; Tống Viết Phước tiến ñến
Bình ðê, Cung Quăng; ðông cung thống lãnh tả quân, phó tướng ðắc thống lĩnh hữu
quân, phó tướng Thái chia ba ñường tiến ñánh ñể chặn quân cứu viện. Võ Di Nguy
kiêm quản binh thuyền năm doanh án giữ cửa biển Kim Bồng. Thế Tổ tự mình chỉ
huy ñại quân tiến ñến Tân quan.
Nguyễn Quang Diệu, Võ Văn Dũng tiến ñến Quảng Ngãi, nghe tin quân
ta ñã chiếm Tân quan, bèn bỏ thuyền theo ñường bộ, quân ñông vài vạn, cuốn
ñất kéo
ñi. Thế Tổ lo quân ta ít, mật sai trung sứ ruổi ngựa truyền lệnh cho Lê
Văn Duyệt, Tống Viết Phước tạm rút lui ñể tránh mũi nhọn của quân Tây sơn,
Duyệt, Phước thưa:
Bọn thần hai người ñây còn sống thì không có gì ñáng lo cả. Xin
vương thượng ra lệnh cho các tướng chia
ñường chặn giặc.
Trong khi quân Quang Diệu giao chiến với quân Thế Tổ thì Võ Văn
Dũng ngầm ñem binh theo ñường tắt qua Hồn Cóc, tiến thẳng ñến Bến ðá ñịnh tập
kích Tân quan. Quân Dũng ñang ñêm vượt qua một suối nhỏ, bỗng thấy một con nai
ngơ ngác ở phía trước. Mấy tên trong ñội tiền quân Tây sơn nhìn thấy kêu
lên: “Nai! Nai!”. Quân sĩ của Dũng trong lúc thảng thốt lại truyền nhau mà kêu
là “Quân ðồng nai! Quân ðồng nai!”. Vì
thế quân của Văn Dũng sợ hãi, rối loạn bỏ chạy, ngã xuống hang hố. Viết Phước
bèn ñem vài trăm quân xông vào ñánh. Quân Võ Văn Dũng thua to, quân Viết Phước
ñuổi theo chém giết, ñoạt ñược quân trang khí giới nhiều vô số. Võ Văn Dũng thu
nhặt tàn quân, rút chạy về Quảng Ngãi.
Người sau có bài thơ vịnh rằng:
Thiên vị long chu phản cựu kinh
Tiên giao Lộc Dã hách vương linh
Tư dồ dạ trĩ tam quân phách
Hôn cốc thần khu nhất ñạo binh
Ngạc khởi vô tâm phù hải giá
Ngưu tằng hữu ý vệ giang hành
Bảo Hưng tảo ngộ hi triều phúc
Hà sự Quy nhơn khổ chiến tranh
Dịch:
Chưa buổi thuyền rồng ñến cựu kinh
Thế mà Lộc Dã tỏ oai linh
Từ ñồ ñêm cướp hồn quân giặc
Hòn Cóc ñuổi dài một ñạo binh
Kình há không lòng phù vượt biển
Trâu từng có ý giúp sang sông
Bảo Hưng sớm biết Nam Triều thịnh
ðâu xảy Quy nhơn khổ chiến tranh
Tống Viết Phước bào tin thắng trận. Thế Tổ lệnh cho Phước giải tù
binh ñến chỗ Võ Tánh, cốt ñể cho quân trong thành nhìn thấy phải sợ hãi. Thế Tổ
ra lệnh cho Võ Tánh cấp tốc ñánh vào
thành. Lại sai hàng thần ðoàn Văn Cát dẫn chị gái ñô ñốc Phác của giặc là Thị Huấn mang sắc chỉ
vào thành dụ hàng. Trước ñây Phác vâng mệnh Quang Toản vào trấn thủ Quy
nhơn. Công chúc Ngọc Tuyền ñã sai con rể
là Nguyễn ðức Tuấn dụ Phác quy hàng. Nghe Tuấn nói: “Thời cơ Khoái Triệt (1)
không bao giờ ñến nữa”. Phác ñã muốn ñầu hàng quân Nam. ðến ñây
ñang lúc nhận ñược chỉ dụ, lại thêm thành cô không quân cứu viện, Phác
cùng bàn với tổng quản Thanh. Thanh thấy vua Cảnh Thịnh nghe lời dèm của Lê Ứng
mà giết oan Lê Trung, lại nghe lời Hồ
Công Diệu mà giết thiếu phó Nguyễn
Văn Huấn, tổng quản Thanh trong lòng ñã
chớm có nhị tâm, nhưng sợ không giữ nổi mình. Thanh nhân bàn bạc với Phác, rồi
cùng Phác dâng biểu xin hàng. Thế Tổ xuống chiếu sai Phạm ðăng Hưng cùng Lại bộ
Trần Văn Trạc ñến trước cửa thành tuyên dụ.
(1): Khoái Triệt: biện sĩ thời Hàn Tín. Hàn Tín nghe theo kế của
Triệt mà ñịnh ñược ñất Tề. Triệt thường khuyên Hàn Tín phản Hán tự lập. Tìn
không nghe, sau bị chết bởi tay Lã Hậu. Lúc sắp chết, Tín than là “hối hận vì
không nghe lời Khoái Triệt”
Hưng người huyện Tân hòa Gia ñịnh, là môn sinh của Lại bộ Nguyễn
Bảo Trì, thông minh hiếu học, thạo việc nước, am hiểu lễ nhạc, các môn binh thư
lịch pháp ñều học tập tinh thông. ðầu thời trung hưng, Hưng thi tam trường
trúng cách, làm quan tới chức Phấn Vũ vệ tham luận, theo quân ñánh giặc ở Phú
yên, ñược dự bàn mưu lược nơi màn trướng, sau lại thăng lên chức Lại bộ tham
tri (1). Bấy giờ ông ñang ở trong quân, Thế Tổ sai Hưng cùng với Văn Trạc ñến
thành Quy nhơn chiêu dụ tướng sĩ Tây sơn quy hàng, và báo cho Nguyễn Văn Thành
biết tin.
(1): Bà Từ Dụ Hoàng thái hậu, vợ Thiệu Trị, mẹ Tự ðức là con gái
Phạm ðăng Hưng.
Văn Thành hiện ñang trấn giữ ở Bến ðá, chỉ huy hai doanh Hữu quân
và Tiên phong. Nguyễn Quang Diệu mang quân tới ñánh, Thành chống nhau với giặc
suốt năm ngày không phân thắng bại. Thế Tổ truyền lệnh cho tăng quân tới Bến
ðá. Quang Diệu nghe tin Võ Văn Dũng thua trận, không dám ham ñánh, bèn cho thu
quân rồi rút lui. Các tướng hộ giá Thế Tổ tiến quân ñến thành Quy nhơn. Tướng
sĩ Tây sơn mấy vạn người mở cửa thành xin quy thuận. Thế Tổ xuống lệnh cho sung
vào các vệ, các chi ñể sử dụng. Lại sai Lễ bộ Ngô Tòng Chu, tham mưu ðặng ðức
Siêu tuyển mộ số binh lính của ba huyện Phù Cát, Phù Ly, Bồng Sơn ñặt ra năm
ñồn ngự lâm quân, mỗi ñồn ñặt năm chi, mỗi chi ñều ñặt một viên vệ úy ñể quản
lĩnh. ðồn thì ñặt chức ðô thống chế ñể thống lĩnh. Sai Phan Tiến Hoàng thống
lĩnh trung ñồn, hàng thần Lê Chất, Từ Văn Chiêu, ðoàn Văn Cát, Nguyễn Thái Phát
ñược sung chức thống lĩnh bốn ñồn Tả, Hữu, Tiền, Hậu.
Bấy giờ quân tướng rất nhiều, Thế Tổ sợ lương ăn không ñủ bèn sai
bọn Nguyễn Hữu Hạnh, Phạm Như ðăng ñi trưng thu thóc gạo các nơi ở Quy nhơn.
Cai cơ Phạm Văn Nhưng ñi khắc huyện Tuy Viễn, nhưng ruộng nào chưa nộp
thuế cho Tây sơn thì cứ y lệ trưng thu. Lại sai Nguyễn Kỳ Kế và Trịnh Hoài ðức
chở lương ở kho ðại La vào trong thành ñể việc cấp phát ñược ñầy ñủ.
Nguyễn Văn Thành dâng chiếu xin tiến ñánh Phú xuân. Thế Tổ hỏi Võ
Tánh, Tánh thưa:
- Ta hạ ñược Quy nhơn, nhưng thế lực Tây sơn ở Thuận hóa vẫn còn
nguyên vẹn, thế chưa thể ñánh ngay ñược.
Võ Tánh hết sức trình bày ñể Thế Tổ tạm gác ý ñịnh ñánh Phú Xuân.
Thế Tổ lại triệu họp các tướng bàn cách trấn thủ Bình ñịnh.
ðúng là:
Vất vả kinh doanh vì nghiệp lớn
Gian nan trù hoạch lắm mưu cơ
Hồi thứ hai mươi:
Vây Bình ñịnh, tướng Tây sơn chia đồn
Cứu Võ Tánh, quân Nam triều báo thắng
Lại nói chuyện Quy nhơn nguyên trước kia thuộc về Quảng nam, sản
vật dồi dào, sức binh hùng mạnh, ñứng ñầu trong các trấn. Tây sơn dựa vào ñất
Quy nhơn làm căn cứ, sau hai mươi sáu năm Nam triều mời thu phục ñược. Thế Tổ
bèn cho ñổi gọi là thành Bình ðịnh. Thành này, phía trong làm bình phong che
chắn cho phủ Diên Khánh, phía ngoài sát
với quân Tây sơn. Việc chọn tướng trấn thủ Bình ñịnh quả thật là việc khó. Nghĩ
ñến Võ Tánh ñược coi là người thận trọng trong số các quan tướng Nam triều, có
thể tin cậy ñược. Thế Tổ bèn sai Tánh quản lãnh quân tướng thuộc hạ và ba ñồn
quân ngự lâm tả trung tiền dưới quyền của Phan Tiến Hoàng, ðoàn Văn Cát, Lê
Chất, cùng với ñồn lính Xiêm do Nguyễn Văn Tồn chỉ huy ở lại ñóng giữ trấn Bình
ñịnh. Lấy Ngô Tòng Chu làm hiệp trấn, Hình bộ Nguyễn Hoài Quỳnh làm bồi tán
quân vụ, vệ úy Nguyễn Văn Thịnh làm lưu thủ,
cai cơ Nguyễn Văn Tường làm cai bạ, phụng nghị Tá làm ký lục. Tất cả
những quan chức nói trên giúp Võ Tánh ở dinh trấn thủ. Lưu Tiến Hòa ñược giao
làm lưu thủ Bình khang, Phạm Tiến Tuấn lưu thủ Phú Yên, Võ Văn Lân lưu thủ Bình
Thuận, Nguyễn Văn Tính lưu thủ Diên Khánh, ðặng Trần Thường làm hiệp trấn,
Nguyễn Văn Trương ñóng giữ cửa Thị Nại, chờ ñại quân trở về sẽ lui về Cù Huân
hợp với quân của lưu thủ Diên Khánh ñể ñề phòng hải phỉ, nếu Võ Tánh có lệnh thì kịp thời tiếp ứng.
Võ Tánh và Ngô Tòng Chu dâng
biểu xin ghi công của các nghĩa sĩ
Bình ðịnh ñể khích lệ lòng người. Thế Tổ
bèn truyển sắc dụ cho các phủ huyện trong
trấn Bình ñịnh, nói rằng sau hồi loạn lạc các ñịa phương trong trấn ñều
có người ví không chịu quy phục triều Tây sơn, xướng nghĩa Cần vương giúp Nam
triều mà bị hại, vậy hào mục các nơi phải kê họ tên quê quán và sự trạng của
những người ấy gửi ñến cho hiệp trấn Ngô Tòng Chu, quan hiệp trấn ñiều tra xác
thực ñể ghi vào tự ñiển (Sổ thờ), an ủi linh hồn người trung nghĩa. Con cháu
những người ấy thì tùy theo tài năng sẽ
ñược bổ dụng. Ruộng ñất tài sản bị quan quân Tây sơn chiếm ñoạt thì ñược xét
trả lại.
Rồi ñó Thế Tổ lệnh cho ðông cung ñốc suất tướng sĩ và các hàng
tướng ñem quân về Gia ñịnh.
Quang Toản nghe tin báo, bảo Trần Văn Kỷ:
- Quy nhơn là ñất hưng vương của triều ta mà nay không giữ ñược thì
kinh Phú xuân, cửa Bính Hàn làm sao mà vững chắc ñược?
Rồi Quang Toản ñích thân dẫn ñại quân vào Trà khúc ñể ñóc thúc các
tướng tiến ñánh quân Gia ñịnh. Trần Nhật Kết nói:
- Nay ñã là cuối mùa thu, hướng gió không thuận, xin hoàng thượng
hãy tạm ñưa quân lui về.
Quang Toản ñể Nguyễn Quang Diệu, Võ Văn Dũng ở lại ñóng giữ
Quảng ngãi, Nguyễn Văn Giáp trấn thủ Trà
khúc, rồi ñưa quân về.
Quân do thám báo tin về dinh trấn thủ Bình ñịnh. Ngô Tòng Chu nói
với Võ Tánh:
- Nguyễn Văn Giáp nhát như cáy, mỗi khi ra trận trống ngực ñập
thình thình. Ta có thể ñánh lấy Trà khúc ñược. Còn Diệu và Dũng thì quyết chí
muốn nuốt thành của ta, hẳn bọn chúng không cam tâm về tay không. Xin quan
Tham thặng chú ý ñề phòng.
Võ Tánh ñáp:
Tướng trấn thủ ngoài biên muốn cho việc phòng thủ cẩn mật thì phải
giữ nguyên quân pháp. Nhớ lại trong trận Bến ðá, quân của Dũng không ñánh
mà tan rã. Nội bộ quân Tây sơn tất sẽ
khuynh ñảo lẫn nhau. Hơn nữa Võ Văn Dũng vì việc ñi Hòn Cóc ñể cho Tống Viết
Phước thừa cơ tiến ñánh, sợ Quang Toản trị tội nên phải xin Nguyễn Quang Diệu
che dấu sự việc. Vì chuyện ấy, Diệu và Dũng cố kết với nhau rất tương ñắc.
Nhưng Trần Văn Kỷ, Hồ Công Diệu và Trần Nhật Kết thì vốn ghét Diệu. Nhân vụ
Quang Diệu ñể mất Quy nhơn, Trần Văn Kỷ viết chiếu sắc giả ra lệnh cho Dũng bắt
giết Quang Diệu. Dũng ñưa tờ chiếu lệnh ấy cho Quang Diệu xem, Diệu tức giận,
cùng với Dũng ñem quân về Phú xuân ñóng trại ở bờ nam sông Hương nói là ñể giết
tên giặc ở bên cạnh vua. Quang Toản sai người ra gọi Diệu vào triều kiến, Diệu
không tuân mệnh. Trần Văn Kỷ quy tội cho Công Diệu và Nhất Kết, Kết bỏ trốn,
Quang Toản sai bắt Hồ Công Diệu trao cho Nguyễn Quang Diệu, bấy giờ Quang Diệu và
Văn Dũng mới chịu giải binh vào triều cận. Quang Toản dụ bảo bọn Diệu rằng:
- Các khanh là cột trụ của triều ñình, nên ñồng tâm gắng sức ñể trừ
họa ngoài, không nên nghi ngờ nhau.
Bọn Diệu khóc mà tạ ơn, rồi xin ñược ñem quân vào lấy lại Quy Nhơn.
Diệu nói:
- Bọn thần ñi chuyến này nếu không thu phục ñược Quy nhơn, thề
không ñem quân trở về.
Diệu, Dũng vào lạy chào Quang Toản rồi ñem quân lên ñường. Diệu bàn
mưu với Dũng:
- Các tướng bên ta không ai dám ñối ñịch với Võ Tánh. Nay Tánh giữ
một tòa thành trơ trọi, tiến thoái ñều không có viện quân. Chuyến này tôi sẽ
ñem quân bộ ñánh Quy nhơn, quan huynh
ñưa thủy quân ñánh vào cửa Thị nại ñể ngăn chặn quân cứ viện từ Gia ñịnh ra,
thành của Tánh tất lấy ñược.
Rồi Quang Diệu, Văn Dũng ñem mấy vạn quân và hơn trăm chiến thuyền
ñi ñánh Quy nhơn. Thủy quân Văn Dũng tiến vào cửa Thị Nại, Quang Diệu dẫn quân
bộ tiến ñóng ở Bến ðá. ðó là ngày tháng Chạp năm Kỷ Mùi (1-1800).
Tin báo vào thành Bình ñịnh, Võ Tánh nói với Ngô Tòng Chu:
- Nhuệ khí quân ñịch ñang hăng, ta chưa nên giao chiến.
Rồi Tánh lệnh cho Hậu quân phó tướng Nguyễn văn Biện thu quân vào
thành, sai Võ Viết Bảo chỉ huy các ñội quân thương pháo ñặt súng canh giữ khắp
bốn mặt thành. Hai tướng Nguyễn Tiến Huyên, Hoàng Công Khánh bỏ lũy Mái Sơn, Vũ
Khê, ñem quân về giữ thành. Võ Tánh lại lệnh cho Lê Chất ñem quân bản bộ ñi
trước về Gia ñịnh ñể báo tin với triều ñình, chờ lệnh ñiều khiển.
Bọn Lê Chất vừa ñưa quân ñi thì quân của Quang Diệu kéo ñến vây
thành khiêu chiến. Võ Tánh kiên trì không mở cổng thành. Quang Diệu bảo Văn
Dũng:
Võ Tánh không chịu ñánh, cầm cự lâu ñể khiến cho quân ta mỏi mệt.
Phe này phải vây thành cho Tánh chết mới hả giận!
Rồi Diệu truyền cho quân sĩ ñắp lũy dài ở ngoài thành, ñặt quân bộ
vây khắp trong ngoài mấy lớp. Văn Dũng cũng cho thủy quân dựng ñồng lũy, lại
cho hai thuyền lớn hiệu ðịnh Quốc và các chiến thuyền chắn ngang cửa Thị
Nại làm
trường thành trên mặt biển, một ở bên trái trên bãi Nhạn, một ở bên phải
trên núi Tam tòa ñể bắn xuống khi quân Gia ñịnh từ phía nam ñánh ra.
Tin báo về Gia ñịnh, các tướng ñều thấy quân Võ Tánh thế cô, xin
Thế Tổ cho cứu viện gấp. Thế Tổ nói:
- Lương thảo ở thành Bình ñịnh tích trữ ñủ ăn một năm. Nay gió mùa
ñông bắc ñang mạnh, chưa tiện ñưa thủy quân ra.
Rồi ñó Thế Tổ sai quân ruổi ngựa ñưa thư bảo Võ Tánh:
- Năm trước tướng quân giữ Diên Khánh, bọn Quang Diệu vây ñánh rất
gắt mà không hạ nổi thành, ñủ biết tướng quân là bậc mưu lược. Nay tướng quân
nên khích lệ quân sĩ canh phòng nghiêm mật mà cố thủ, không ñể cho các hàng
tướng biết rõ tình hình việc quân. ðợi ñến mùa
xuân gió thuận sẽ cho ñại binh ra
tiếp viện.
Thế Tổ sai Võ Di Nguy ñóng sửa chiến thuyền, sức cho các vùng xung
quanh dinh Bình ñịnh chú ý canh phòng ñịa giới.
Quân thám mã báo tin hàng tướng Tây sơn Hồ Văn ðiểm làm phản, tụ họp dân chúng nổi dậy ở miền thượng ñạo
trấn Phú Yên. Thế Tổ sai Phạm Tiến Tuấn chia quân ñi chặn ñịch, một mặt báo cho
Võ Tánh biết ñể ñề phòng.
Bấy giờ hàng tướng Tây sơn là ñô ñốc Trị ở thành Bình ñịnh dẫn
thuộc hạ hơn hai mươi người theo ñường
núi Sa lung bỏ trốn. Tánh cho quân ñuổi theo bắt lại, chém ñầu ñể thị uy dân
chúng. Việc tâu về triều, các tướng nói:
- Trước ñây, Phạm Văn Tham ñầu hàng rồi lại mưu phản, đã bị xử
chém, tưởng các hàng tướng Tây sơn lấy ñó làm răn. Nay bọn họ lại muốn làm phản
là vì thấy quân của Diệu ñến vây thành. Xin chúa thượng nhắc lại quân lệnh cho
rõ, một mặt phải sớm cho quân ra tiếp viện. Nế không, sợ các hàng thần ở
Bình ñịnh lại mưu toan trốn ra khỏi
thành theo về với Tây sơn.
Thế Tổ bèn xuống chiếu lệnh hợp năm ñồn quân Thần Sách làm năm dinh, lấy Tống Viết Phước, Phan Văn Cơ làm Trung
doanh chánh phó ñô thống chế, lấy Lê Văn Duyệt, Tôn Thất Chương, Phan Văn Triệu,
Mai ðức Nghị làm Tả Hữu Tiến Hậu ñô thống chế, lấy Hoàng Viết Toản, Trần Văn
Tín, Nguyễn Văn Hậu, Tôn Thọ Vinh làm phó ñô thống chế, lấy Nguyễn ðức Xuyên
làm tượng chính ñô thống quân Thần sách, Phạm Văn Nhơn chỉ huy tướng sĩ năm
dinh sửa soạn ñi ñánh trận. Tính trước
tình hình Gia ñịnh ñất rộng dân thưa, lo sau khi ñại quân ñi ñánh thì thiếu
quân ñóng giữ, Thế Tổ lệnh cho các dinh ở Gia ñịnh ñặt thêm vọng gác, ngày ñem
tuần phòng quân gian tế.
Vùa lúc ấy tướng trấn thủ dinh Trấn biên là Nguyễn ðức Giảng tâu việc các bộ lạc người Man làm phản, xin cho quân
tăng viện ñệ ñánh dẹp.
Lại nói chuyện tù trưởng các sách người Man ở dinh Trấn biên là Vũ
Cần Xa và Vũ Cần Dung tụ tập thủ hạ kéo ñi xâm chiếm sách Vũ Việt. An phủ sứ
Phạm Dựng sai Ốc Nha Xà Cốt về triều xin quân. Thế Tổ sai tướng ñem quân ñi
ñánh, dẹp yên ñược. Y lại thu tập liêu thuộc dâng sớ xin ñược hàng năm cống nộp
như cũ. Các sách Bào lôi, Phạm ðồng
Nhai, An Côn cũng xin theo lệ nộp thuế, ñược
Thế Tổ chuẩn cho.
Rối ñó Thế Tổ triệu hội các tướng bàn việc tiến ñánh quân Tây sơn,
sai chọn quân thám mã ruổi ngựa ra Bình ñịnh báo cho Võ Tánh biết ñể sẵn sàng
phối hợp.
Bấy giờ quân Tây sơn ñã vây thành ñược bốn tháng. Trong thành phần
ñông người Bình ñịnh, vốn có quan hệ thân thích tộc thuộc với Tây sơn, mưu làm
phản bỏ ra ngoài thành. Hàng tướng Võ Văn Sự, Nguyễn Bá Phong cầm ñầu làm nội
phản, ban ñêm mở cửa thành phía bắc trốn theo Tây sơn. Võ Tánh sai tỳ tướng
Ngô Văn Sở chặn giữ ở cửa thành. Phe ñảng của Bá Phong lúc ấy ñã lọt ra
ngoài hơn bốn trăm người. Số còn lại ở trong thành không dám ñộng ñậy. Võ Tánh
lo bọn họ se lại làm phản, bèn ra lệnh
ñem giết cả, rồi sai người về triều cáo cấp.
Thế Tổ triệu ðông cung về trấn thủ Gia ñịnh, lấy Nguyễn Văn
Nhơn quyền lĩnh Tả quân phó tướng kiêm
quản tứ doanh, lưu trấn ñể giúp ðông cung ñiều vận lương hướng. Lấy Hình bộ
Nguyễn Tử Châu làm Hiệp tán cơ vụ, phong Nguyễn Văn Thụy làm Khâm sai thượng
ñạo Bình Tây thượng tướng quân, hội binh với quân Vạn tượng tiến xuống ñánh
Nghệ an ñể kiềm chế viện binh Phú xuân.
Chánh thống lĩnh thượng ñạo Thanh Hoa Hà Công Thái cùng thổ hào
Nguyễn ðình Ba cho người vào dâng biểu xin ñem quân theo Nguyễn Văn Thụy ñi
ñánh Tây sơn. Lưu Tiến Hòa cũng dâng
biểu xin cho quân huyện của huyện Bình Khang ñi ñánh dẹp, ñều ñược Thế Tổ cho
phép.
Mùa xuân năm Canh Thân (1800) ngày ñầu tháng Ba, Thế Tổ lệnh cho Nguyễn ðức Xuyên ñưa ñội tượng binh lên
ñường, rồi tự mình thống lĩnh ñoàn chiến thuyền tiến phát tiếp sau. Tin báo vào
ñồn quân Tây sơn, Quang Diệu sai thuộc tướng là ñại ñô ñốc ðào Công Giản, cùng
ñô ñốc Tuấn, tham trấn ðiềm dàn quân ñóng từ Phú yên trở ra. Tất cả hơn chím mươi
ñồn, thế lực rất hùng hậu. Nguyễn ðức Xuyên ñưa quân ñến Diên Khánh thì ñược báo tình hình dàn quân
của Diệu. ðức Xuyên thấy Tây sơn quân ñông mà quân mình ít, thế
chưa tiến mạnh ñược, bèn dừng
quân ñóng ở núi Màn Màn rồi dâng sớ xin cho tạm lui về Phan Rí ñợi thủy quân
tới sẽ cùng tiến. Thế Tổ bảo Xuyên cứ ñóng quân ở Diên khánh chờ lệnh.
ðoàn chiến thuyền ñến cửa Cù Huân, Thế Tổ triệu các tướng ñến ñể
nghị bàn quân sự. Các tướng ñều xin Thế Tổ cho bỏ Bình ñịnh ñể tiến ñánh Phú
xuân. ðặng Trần Thường cho rằng nay quân Nam triều thuận gió bất ngờ ập ñến,
Tây sơn không dám chống cự, tất se 4lui về giữ cửa Thị nại. Nếu ta tiến thằng
ra Phú Xuân, Tây sơn ắt cho thủy quân ñuổi theo. Như thế quân ta tiến thì gặp
thành trì kiên cố, lui thì gặp quân ñịch mạnh. ðó là con ñường nguy hiểm của
người dùng binh. Thế Tổ cho là phải, bèn sai ðặng Trần Thường cùng lưu thủ Diên
khánh Nguyễn Văn Tính tiến ñóng Phú Yên. Văn Tính tâu xin sai Mai Tiến Vạn ñem
quân ñến ñóng ñồn ở Tam lĩnh. Nguyễn Văn Trương tâu:
- Phú yên là ñất quân ñịch tất tranh lại, ñược hay mất cũng chưa ñủ
vui buồn ngay. Nếu phái them trọng binh
ñến tiếp ứng cho Phú yên thì Diên khánh sẽ
thưa yếu. Vậy xin củng cố căn bản, ñợi thám thính tình hình quân ñịch
rồi sẽ tiến ñánh cũng chưa muộn.
ðông cung Cảnh từ Gia ñịnh sai người ra dâng biểu tâu việc vua nước Chân lạp là Nặc Ong Ấn sai Cao La
Hâm Sâm ñem tượng binh sang xin giúp Thế Tổ ñi ñánh trận. Cùng dịp này lại có
Phi Nhã Phì Phạt chở ba mươi xe gạo sang giúp cho
Nam triều. Thế Tổ lệnh sung gạo vào kho ñể cấp quân lương còn quân
binh và voi của nước Chân lạp thì cho ñóng trại ñể chờ sai phái. Thế Tổ lại
truyền lệnh cho tướng sĩ các dinh thủy bộ: người nào bắt sống hoặc giết ñược
chủ tướng Tây sơn cấp chánh quản thì ñược phong tước công, từ cấp phó quân trở
xuống thì ñược thăng hàm một cấp, thưởng tiền một vạn quan; bắt sống hoặc giết
ñược các cấp thuộc tướng cũng ñược thăng thưởng theo lệ ñịnh. Các tướng sĩ nghe
lệnh truyền, ai nấy ñều hăng hái giết
ñịch.
ðoàn chiến thuyền dừng ñóng ở vũng Tích, Thế Tổ sai Nguyễn Văn Thành chi huy quân theo Vũng Xuân ðài (ở ñầu ñịa
giới Phú Yên, còn có tên là cửa ðêm Trăng) ñổ lên bộ, tiến lên miền thượng ñạo
Phú yên. ðặt Nguyễn ðức Xuyên, Nguyễn Văn Tính, ðặng Trần Thương dưới quyền
tiết chế của Nguyễn Văn Thành.
Các tướng ñã vâng lệnh ñưa quân lên ñường, thì có quân thám báo ở
ñạo Nghệ an vào báo tin Nguyễn Văn Thụy sai bọn Lưu Phước Tường, Nguyễn Văn Uẩn
ñem thổ binh người thượng ñạo ñánh quân Tây sơn của ñô thống Nguyễn Danh Lạc ở ñồn Bố và quân của phò mã Nguyễn
Văn Trị ở ñồn Lam. Thế Tô sai báo tin ấy cho Nguyễn Văn Thành. Rồi ñó Thế Tổ
dẫn quân ñi tiếp theo, gặp quân Tây sơn của ñô ñốc Tuấn. Hai bên giao chiến ở
ðất ðỏ, Thanh Kỳ, quân Tây sơn thua lớn. Quân Thế Tổ tiến ñánh nhổ lũy Hội an.
ðô ñốc Tuấn thua chạy, chiếm giữ gò ðá Ải.
Nguyễn Văn Thành sai Tôn Thọ Vinh ñóng giữ lũy Hội an. Lê Chất chỉ
huy quân Tiền ñạo tiến ñánh ñến Gò Ải. Quân Tây sơn dựa vào thế núi bắn ñạn
xuống. Lê Chất trúng ñạn bị thương, ñội
Tả quân hơi chùn lại. Văn Thành sai
Nguyễn ðức Xuyên cùng ðặng Trần Thường
tiến quân ñến ðồng Nghệ, vượt qua sông mà dàn trận. Văn Thành tự dẫn quân qua
gò ðá Ải, ñánh ñuổi quân Tây sơn ñến núi Xương Cá, liên tiếp ñánh thắng. Quân
Tây sơn lui về giữ núi La ðài. Văn Thành ñể Nguyễn Văn Tính ở lại ñóng giữ, rồi chia
quân làm hai ñường, theo ñường tắt vượt qua ñèo tiến ñánh lũy Xuân ðài. Quân
Tây sơn thua chạy. Nguyễn Văn Tính ñuổi ñánh, bắt sống ñược ñô ñốc Tây sơn tên
là Giản và một con voi trận. Quân của
Văn Tính bèn nhổ lũy La ðài.
Tin thắng trận báo về, Thế Tổ bảo Văn Thành:
- Khanh cầm quân giao chiến với Tây sơn thắng liền ba trận. Tuy
chưa diệt hết ñược bọn chúng, cũng có thể kể là toàn thắng. Nhưng quân Tây sơn
bị quân ta bẻ gãy, tất sẽ xin ñiều thêm quân ñể ñánh báo thù. Khanh hãy cùng
các tướng tùy cơ ứng phó ñể lập kỳ công.
Nói ñoạn Thế Tổ lấy năm tấm ngự bài ñưa cho Nguyễn Văn Thành, dặn Thành
rằng: “Từ nay mỗi khi sai người ruổi ngựa về báo việc quân thì phải cầm ngự bài
ñể làm tin”. Văn Thành vâng mệnh, rồi hội các tướng ñể bàn kế hoạch tiến quân.
Nguyễn ðức Xuyên nói:
- Diệu là viên tướng kiêu dũng nên quan Tham tặng Võ Tánh mới
bị vây lâu ngày như thế. Nay quý ñài ñưa quân viện ñến
thì Diệu khó bề chống ñỡ.
Bấy giờ Nguyễn Quang Diệu ñang tức giận về việc ñô ñốc Giản bị bắt
sống, khiển trách ñô ñốc Tuấn và các tướng, rồi tự mình ñôn ñốc quân sĩ vây
thành. Võ Tánh ở trong thành nghe tin viện quân liên tiếp thắng trận cũng mở
cửa thành phía nam ñưa quân ra ñánh quân Quang Diệu ở núi Tam Tháp, ñốt phá ñồn
lũy, ñến tận chiều tối mới lui về thành cố thủ.
Tin báo về triều, Thế Tổ nói với các quan tùy tòng:
- Tánh ñủ sức chống chọi với quân ñịch ñể bảo vệ cô thành, rửa hận
cho Võ Nhàn ngày trước.
Rồi Thế Tổ truyền cho Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Hoàng ðức hộ tống
ñoàn ngự thuyền tiến ñóng ở vũng Cù
Mông.
ðúng là:
Hổ tướng chung lòng không ñịch mạnh
Thuyền rồng lâm chiến sẵn mưu cao
Hồi thứ hai mươi mốt:
Tống Viết Phước ñánh chiếm núi Vân sơn
Lê Văn Duyệt hỏa công cửa Thi nại
Lại nói cửa Cù Mông là nơi giáp giữa Quy nhơn và Phú yên. Lúc trước
Nguyễn Nhạc từng ñóng loại chiến thuyền lớn ở ñây, nhưng vì cửa biển nước cạn,
không ñưa thuyền ra khơi ñược, nên phải
bỏ lại trên bờ. Bấy giờ thủy quân của
Thế Tổ sắp ñánh cửa Thi nại, khi chiến thuyền ñến Trác vinh, Lãng kinh
thì có cai ñội mật sai tên là Nguyệt chèo thuyền ñến báo là ñồn quân của Võ Văn
Dũng rất kiên cố, không thể ñánh gấp ñược.
Thế Tổ truyền lệnh dừng thuyền ở cửa Cù Mông, nhân ñó sai quân sĩ
khơi luồng ñể ñưa thuyền cập bờ cho thuận tiện. Thế Tổ sai Phạm Văn Nhơn, Tống
Viết Phước, Mai ðức Nghị chỉ huy các chiến thuyền hỗ giá, sai Võ Di Nguy
chỉ huy các vệ Thần sách trung doanh và
hậu doanh, ñóng giữ ở Vũng Thố ñể tiếp ứng cho ngự doanh; sai Nguyễn Hoàng ðức
ñốc suất quân Tiền doanh của Phan Văn Triệu và quân Hữu doanh của Tôn Thất
Chương chỉ huy tiến ñóng núi Cù Mông. Hàng tướng Từ Văn Chiêu ñược ñiếu ñến làm
thuộc hạ của Nguyễn Hoàng ðức, nhưng vì bất hòa với Viết Phước nên ðức(?) dẫn
cả quân Ngự lâm Hữu ñồn làm phản, trở về với Tây sơn. Thế Tổ nghe báo liền
truyền cho Nguyễn Văn Thành phải hết
sức ñề phòng.
Lúc này quân Võ Văn Dũng tiến vào sông Vân Sơn. Thế Tổ truyền lệnh
cho Nguyễn Văn Trương tiến ñánh. Trương cùng Trần Công Hiến dẫn ñội du binh
tiền tiêu ñến ñánh, quân Tây sơn thua chạy. Tư khấu của Tây sơn là ðịnh ñóng
quân ở ñồn Hoa Yên, mưu toan ñánh úp các ñồn quân ñóng ở núi Cù
Mông. Thế Tổ sai Lê Văn Duyệt theo ñường núi Cù Mông tiến ñánh. Duyệt ñánh tan
quân của ðịnh, bắt sống nhiều tù binh. Thế Tổ sai Mai ðức Nghị quản lĩnh hai vệ
Tiền doanh và Hữu doanh theo Nguyễn Hoàng ðức ñem quân ñến ñóng ở Hoa Yên.
Nguyễn Văn Thành nghe tin Văn Duyệt thắng trận, mà Nguyễn Văn Tính thì ñang ốm, bèn xin Thế Tổ
lấy Tôn Thọ Vinh thay Văn Tính ñóng giữ La ðài, rồi tự mình ñem quân qua ñèo Mụ
tiến ñến Hà Nha. Quân Tây sơn chiếm giữ núi Hương Sơn ñể chống cự, bị quân của
Văn Thành ñánh ñuổi, phải lui về lũy ngang ở núi Chủ Sơn. Văn Thàh cho quân
tiến ñóng ðồng Thị, chia quân làm sáu ñạo, gióng trống hò reo vây thành. Quân
Tây sơn chống cự quyết liệt. Nguyễn Văn Phụng chỉ huy vệ Thần Vũ, Mai Văn Bảo
chỉ huy vệ Thần Lược tử trận. Bấy giờ ở các ñồn
của Tả quân có nhiều hàng binh Tây sơn, Văn Thành lo sơ hở, xin cho quân
lui về ðồng Thị, ñắp lũy Hà Nha, Hương Sơn ñể cố thủ.
Bên quân Tây sơn, Nguyễn Quang Diệu và tư khấu ðịnh sửa soạn dốc
quân ñánh một trận lớn ñể cắt ñường quân ngự doanh của Thế Tổ. Quân do thám báo
tin về, Thế Tổ bèn sai Nguyễn ðức Xuyên chia tượng binh làm hai ñội: một
do Nguyễn Văn Thành thống lĩnh, một do
Xuyên chỉ huy, hội với quân của Lê Văn Duyệt ñể tiến ñánh. Nguyễn ðức Xuyên xin
Thế Tổ vẫn cho ñóng quân tại ðồng Thị và
cho quân Tả doanh chiếm ñường núi Cù Mông cắt ñường ñánh tập hậu của quân Tây
sơn. Nguyễn Văn Thành cũng lo Quang Diệu nhân sơ hở sẽ ñánh ðồng Thị. Thế Tổ
nói:
ðịa thế ở ðồng Thị hiểm trở, không phải là nơi thích hợp ñể dùng
tượng binh. Từ ðồng Dự ñến Vân Sơn ñịa hình bằng phẳng, dùng tượng binh ở ñó
mới có lợi thế. Ông Xuyên phải chọn tượng binh thiện chiến ñi ngay ra Cù Mông,
còn việc ở Ta doanh thì phải chờ quân Chân lạp ñến rồi mới bố trí ñược.
Nguyễn ðức Xuyên vâng lệnh ñưa tượng binh ñi ngay ñến doanh trại
của quân Lê Văn Duyệt. Vừa lúc ñó, Tống
Phước Ngoạn dẫn quân Chân lạp do Cao La Hâm Sâm chỉ huy gồm năm ngàn tên và hơn
chục thớt voi ñến ðồng Thị. Thế Tổ sai
ñặt lệ thuộc dưới quyền ñiều khiển của Nguyễn Văn Thành. Rồi Thế Tổ sai gọi Lê
Chất ñưa quân Tả doanh ñến hành tại của Thế Tổ ñể chờ sai phái.
Nguyễn Văn Thành dàn quân ñánh núi Chủ Sơn, trước hết sai quân ñào
hầm ñến sát lũy giặc, ngầm ñặt thuốc nổ ñể ñánh ñịa lôi, khi xông trận thì châm
lửa cho thuốc nổ làm sạt lở chân lũy rộng ñến hai trượng, nhưng quân Tây sơn ra
sức cố thủ nên quân của Văn Thành vẫn
không nhổ ñược lũy. Vê úy Nguyễn Công Trọng trúng ñạn chết. Trọng người huyện An
xuyên trấn An giang, từng theo ðông cung giữ ñồn Tô Hà, sau làm vệ úy trong
quân của Nguyễn Văn Thành, từng lập nhiều chiến công.
Cai ñội mật sai tên là Siêu báo tin quân Tây sơn do ñô ñốc Lê Văn
Hưng chỉ huy ñoàn thuyền chở lương một trăm năm mươi chiếc kéo ñến cửa ðề Di.
Thế Tổ sai Nguyễn Văn Trương cùng thuộc tướng là bọn Nguyễn Văn Khiêm ñem quân
tiến ñánh. Lê Văn Hưng chống cự không nổi, phải bỏ thuyền lên bộ chạy trốn. Bọn
Văn Trương ñoạt ñược lương thực trên thuyền. Thế Tổ lệnh cho Văn Trương chở
lương thực mới ñoạt ñược ñến cấp cho quân của Văn Thành.
Bấy giờ Văn Thành ñang lo lắng vì chưa nhổ ñược lũy Chủ Sơn, hàng
ngày lấy dân người thượng dẫn ñường, tìm
ñược con ñường tắt ở phía tây nam có thể
ñưa quân vòng ra ñánh từ phía sau lại. Thành vẽ bản ñồ ghi rõ cách bao
vây quân Tây sơn trong lũy, một mặt dâng thư xin Thế Tổ cho quân tăng viện. Thế
Tổ liền sai Tống Viết Phước, Lê Văn
Duyệt, Nguyễn ðức Xuyên, Lê Chất, dẫn quân bản bộ cùng các tướng sĩ các doanh
Tiền quân, Hữu quân tiến vào ðồng Thì, ñặt tất cả dưới quyền tiết chế của Nguyễn
Văn Thành.
Văn Thành ñể Lê Văn Duyệt và Lê Chất ở lại ñóng giữ ðồng Thị, tự
mình dẫn quân vượt núi Bột Khê.
Quân của Văn Thành gội mưa ñi hai mươi dặm, ñến trại ðăng thì vòng lại phía sau
quân Tây sơn, phóng hỏa ñốt trại giặc.
Lê Văn Duyệt dẫn quân xông vào ñánh.
Quân Tây sơn không chống cự nổi bỏ chạy
về thôn ðồng Cờ. Tống Viết Phước, Nguyễn
Long từ cách trái, Lê Văn Duyệt, Phan Văn Triệu từ cánh phải dẫn quân ñánh ốp vào.
Văn Thành cùng ðức Xuyên dẫn ñại quân tượng binh thẳng hướng chính ñánh
vào. Quân Tây sơn thua lớn, ñô ñốc Hoan bị chém tại trận, ñô ñốc Nguyễn ðức Thu
phải ñầu hàng.
Văn Thành hợp quân tiến về ðồng Trường, riêng quân của Tống
Viết Phước rẽ phía núi An Tượng, nhổ liền bốn ñồn của
quân Tây sơn. Sau ñó Tống Viết Phước hội
quân với Mai ðức Nghị, Trần Công Lại
tiến ñánh, nhổ lũy quân Tây sơn ở ðầm Sinh, Sơn trà. Thế là từ núi Lệ
thạch ñến Hoa an, Hoa lộc, quân Tây sơn ñều bỏ ñồn lũy tháo chạy. Quân Nam
triều tiến ñóng ở núi Vân Sơn. Nguyễn Văn Thành sai quân ruổi ngựa về hành tại
của Thế Tổ báo tin thắng trận.
Lại nói bấy giờ Thế Tổ ñi xem xét ñịa thế ở Cát ðốc, sai kiểm ñiểm
quân lương vũ khí, vì ñang mùa gió ngược
thuyền lương từ Gia ñịnh chưa thể ra ngay ñược. Thế Tổ lại sai Trịnh Hoài ðức
ñi Phú yên, Phạm Như ðăng ñi Bình khang, Ngô Ứng ñi Bình thuận ñể ñốc thúc việc
thu thóc quân nhu. Nguyễn Văn Tính từ Phú yên về yết kiến. Thế Tổ sai Tính dẫn
quân bản bộ cùng ba ñội thuộc doanh Tả vệ trở về ñóng giữ lũy La ðài. Thế Tổ
nhận thấy việc nhổ ñồn, ñuổi giặc, tiếp tế quân lương không gián ñoạn, ñều la
do công lao của Nguyễn Văn Thành, bèn sai ñặt Nguyễn Hoàng ðức và các tướng chỉ
huy các cánh quân bộ dưới quyền ñiều khiển của Tiền quân Nguyễn Văn Thành. Một
mặt Thế Tổ sai mật báo cho Võ Tánh ở trong thành chuẩn bị phối hợp trong ñánh
ra ngoài ñánh vào.
Lại nói Võ Tánh ñược tin báo quân Tây sơn nhiều lần thua trận,
thường nhân ñêm tối mở cửa thành ra giao chiến với quân Tây sơn. Nguyễn Quang
Diệu càng ñều quân ñến vây thành ñông hơn trước. Quân của Văn Thành vất vả
chống cự mà viện quân thủy bộ thì chờ mãi chưa thấy ñến. Phan Văn Triệu tâu với
Thế Tổ:
- Việc quân không thể chần chừ, xin vương thượng cho tung quân ñánh
một trận ñể quyết thắng bại.
Thế Tổ bèn sai Phạm Ngọc Uẩn ñến quân doanh úy lạo tướng sĩ, truyền
mật lệnh cho Văn Thành chọn thời cơ tiến ñánh ñể giải vây cho quân sĩ trong
thành Bình ñịnh. ðặng Trần Thường dâng sớ xin Thế Tổ cho bắt
ñầu tiến ñánh bằng thủy binh, vì
bộ binh thì quân nhà cầm cự ñã lâu mỏi mệt, mà quân ñịch thí khí thế ñang hăng.
Thế Tổ ngồi thuyền nhỏ, sai chèo ñến ngoài khơi cửa Thị nại. Thấy
thủy ñồn của quân Tây sơn rất kiên cố, Thế Tổ than rằng:
Trời chưa muốn diệt Tây sơn hay sao mà còn làm khốn khổ tướng sĩ
của ta như vậy?
Rồi Thế Tổ trở lại cửa Cù Mông, hội các tướng bàn kế ñổ quân lên bộ
ñánh giải vây thành Bình ñịnh. ðặng ðức Siêu tâu:
- Chúng ta ñưa quân thủy lên ñánh trên bộ, thuyền không sẽ ñậu lại
ngoài khơi. Quân Tây sơn biết, tất sẽ ñến ñánh ñoạt. Nhưng thủy chiến là sở
trường của quân ta, nay lại ñang mùa gió
nồm, xin vương thượng cho ñặt các chất cháy lên một số thuyền không, tuyển quân
thiện chiến lặn trước vào trong các cửa cảng ñón các thuyền chứa chất cháy từ
ngoài khơi ñẩy vào, châm mồi lửa ñể ñốt
thủy trại của quân giặc.
Thế Tổ nghe theo lời tâu của ðức Siêu, truyền lệnh cho các tướng
chuẩn bị ñánh hòa công. Thế Tổ hỏi các tướng có thể sai ai ñánh trận này, Tống
Viết Phước xin ñi. Thế Tổ mật báo cho
Nguyễn Văn Thành biết, bảo Thành chia quân, nhân lúc ñem tối ñánh úp vào trại thu hút sự chú ý
của quân Tây sơn ñể thuận tiện cho thủy quân tiến ñánh.
Văn Thành kể lại chuyện này cho Nguyễn ðức Xuyên biết. Bấy giờ ðức Xuyên ñang bị ốm. Thế Tổ biết tin, sai
viên ñội tiểu sai Nguyễn Văn Kỷ mang
nhân sâm ñến ñể ban cho Xuyên. ðức Xuyên nhân ñó nói với Văn Kỷ:
Chúa thượng muốn lập kế hỏa công, Viết Phức xin ñi thực hiện kế ấy.
Viết Phước tuy dũng cảm nhưng hay khinh ñộng, Lê Văn Duyệt có mưu lược hơn. Nếu
chúa thượng sai Duyệt ñi thì mới chắc thắng.
Nguyễn Văn Kỷ trở về thưa lại với Thế Tổ lời ðức Xuyên nói. Thế Tổ
liền cho gọi Duyệt cấp tốc về ngự doanh. Duyệt ñến hành tại, vào yết kiến, Thế
Tổ hỏi tình hình quân ñịch, Duyệt trình bày kế sách ñánh quân Võ Văn Dũng, xin
Thế Tổ sai cai ñội Tường ñi do thám tình hình ñộng tĩnh ở các ñồn thủy quân Tây
sơn. Tường ñi do thám xong trở về tâu với Thế Tổ rằng quân lính của Võ Văn Dũng
chỉ lo nghỉ ngơi chơi ñùa, canh phòng trễ nãi. Lê Văn Duyệt xin Thế Tổ cho ñi
ñánh ngay khi bọn chúng chưa kịp ñề phòng. Thế Tổ liền lệnh cho Nguyễn Văn
Trương, Tống Phước Lương dẫn thủy quân tiến trước, Lê Văn Duyệt và Võ Di Nguy
tiến sau, một mặt sai người ñưa tin mật báo cho Võ Tánh biết, ñể phối hợp ñánh
giải vây thành Bình ñịnh ngay trong ñêm
ấy. Thế Tổ truyền lệnh cho các tướng sĩ:
- Báo ñền ơn nước chính là vào ñem nay. Sống thì cùng nhau hưởng
phú quý, chết thì triều ñình hương khói
phụng thờ!
Các tướng nghe lệnh ñều hăng hái, quyết liều chết ñánh giặc. Duyệt
vốn bất hòa với Võ Di Nguy, vứt chiếc ñèn rách trước mặt Thế Tổ, bảo là Di Nguy
không chịu sửa sang quân khí, xin Thế Tổ chém ñầu Di Nguy trước rồi sau sẽ xuất
quân. Thế Tổ phải khuyên giải mãi Văn Duyệt mới chịu nguôi mà dẫn quân ñi.
Trần Công Hiến ban ñêm dẫn quân vượt bến
ñò Tiêu Ky, bắt sống ñược chức ñô ty của Tây sơn là Nguyễn Văn ðộ. Công Hiến hỏi
cung, lấy ñược mật khẩu của ñịch, bèn báo về ngự doanh. Thế Tổ liền trao thanh
hổ kiếm ban cho Hiến; rồi truyền lệnh
cho Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Trần ðăng Long ñưa
quân lên mười tám chiếc thuyền
thoi, giả cách làm quân Tây sơn ñi tuần tiễu, chèo thuyền áp sát ñội hình thuyền giặc mà ñánh. ðô ñốc
Tây sơn tên là Trà bị chém tại trận. Quân sĩ của Võ văn Dũng bám lũy ñất trên
núi mà chống cự, bắn ñạn xuống ào ào như mưa. Võ Di Nguy ngồi ñầu mũi thuyền
ñốc thúc chiến thuyền lướt lên trước, trúng ñạn rơi xuống biển chết. Di Nguy là
cựu thần từ ñời chúa trước, từ khi theo ðịnh vương vào Gia ñịnh, phàm các việc
chế tạo thuyền tàu trong quân ñều do Võ Di Nguy chế ñặt quy tắc kiểu mẫu. Di
Nguy thường chỉ huy binh thuyền Ngũ thủy theo Thế Tổ ñi ñánh dẹp, lập nhiều
chiến công. Người ñời sau có thơ vịnh rằng:
Ngũ doanh lâu lỗ trùng thành ngoại Vạn khoảnh ba ñào nhất trận
trung Hùng khái dục lăng Lê tả tướng
Chiến tranh tâm phó Nguyễn tiên phong
Dịch:
Chiến thuyền dàn lớp như
thành lũy
Sóng biển dâng cao chực ñổ
tung
So chí muốn trên Lê Tả tướng
ðọ tài theo sát Nguyễn Tiên
phong
Sau khi Võ Di Nguy tử trận, Lê Văn Duyệt liền cho thuyền vượt lên
trước ñốc thúc thủy binh áp trận. Từ giờ dần ñến giờ ngọ, cai cơ Hoàng Văn
ðịnh, Trần Văn ðạo, vệ úy Nguyễn Văn Hựu (người huyện Tân minh trấn Vĩnh long)
kẻ trước người sau trúng ñan chết, quân sĩ tử thương ñến hơn sáu trăm người.
Thế Tổ dừng thuyền ở vịnh San Hô, ba lần sai lính hầu ñi truyền lệnh cho Lê Văn
Duyệt lui quân ñể tránh mũi nhọn của quân ñịch, nhưng
Duyệt xin ñược tử chiến ñể cứu quân tiên phong, Duyệt nói với viên
truyền lệnh:
- ðã ñến ñây rồi thì chỉ có vào chứ không ra!
Nói ñoạn ñốc thúc thủy binh tiến gấp, ñến khoảng giờ dậu thì vào
cập bờ, nhân lúc xuôi gió phóng hỏa ñốt
trại quân Tây sơn, lửa bốc ñùng ñùng che kín một gói trời. Quân Tây sơn thua
lớn. Võ Văn Dũng bảo thuộc hạ:
- Ta có mỗi chiếc tàu Tây thì quân Gia ñịnh ñốt mất, Văn Duyệt có
thể nói là kẻ biết cầm quân. Nhưng ta chê Duyệt còn kém mưu trí: lúc trước chiếm Quy nhơn phải chiếm luôn cửa Thi nại thì thủy
quân ta không có ñường vào; nay Duyệt ñánh hải ñồn ñáng phải chốt giữ ở Phú
trung thì bộ quân của ta không còn ñường
thoát.
Nói ñoạn Văn Dũng dẫn quân thuộc hạ theo ñường Phú trung mà chạy.
Thống lĩnh quân Tây sơn tên là Thành bám giữ thuyền ðịnh quốc mà chống cự.
Duyệt sai cắm ñèn lồng sắt vào mũi thuyền, rồi áp sát vào mạn thuyền ðịnh quốc
mà ñốt. Thuyền ðịnh quốc bốc cháy, Thành nhảy xuống biển chết ñuối. Quân Lê
Văn Duyệt ñoạt ñược ñồn Thị nại. ðó là
ngày mưới sáu tháng Giêng năm Tân Dậu (1801). Người chép dã sử có câu thơ rằng:
Chà bàn (1) thử ñịa biệt hùng phôn (phiên) THi nại hà niên ñộ hải
môn
Kim cổ huyên ñiền Tam tòa miếu Ba ñào kịch liệt bách tẩu ñồn Nhất
bôi Tả tướng quân tiền lệ
Bán trạo Trung doanh trận hậu hồn Vô ñịch dư uy truyền thủy quốc
Thùy giao biên khấu tứ kình thôn
(1): Chà Bàn cũng ñọc là ðồ Bàn, nguyên là kinh ñô của nước Chiêm
thành (Vijaya), ở bắc Quy nhơn ngày nay khoảng 10 km . Nguyễn Nhạc ñóng ñô ở
ñây, gọi là thành Hoàng ñế; thành Quy nhơn nói trong tác phẩm này tức là ñịa
ñiểm ấy
Dịch:
Chà Bàn một cõi dấy anh hào
Thi nại trăm quân vượt biển
vào
Dồn dập chiêng khua tòa Tam
Miếu
Ào ào sóng nổi lật ghe tàu
Vẫn rằng Tả tướng rồi rơi lệ
Chỉ nói Trung doanh tiếng nổi
cào
Uy thắng còn dư truyền ñáy
nước
Gieo mồi cho cá bởi ai nao?
Lê Văn Duyệt ñã ñánh bại thủy quân của Tây sơn bèn sai người về ngự
doanh báo tiệp. Thế Tổ ngồi thuyền Thụy Phượng tiến vào cửa Thị nại, truyền
lệnh cho Nguyễn Văn Thành và Võ Tánh tiến ñánh quân Tây sơn.
Nguyễn Văn Thành nghe tin báo Võ Văn Dũng rút chạy theo hướng
Phú trung, liền lệnh cho ðặng Trần
Thường ñốc suất quân tiền diện mười ba ñồn hặn
giữ các hướng, tự mình cùng
Nguyễn Hoàng ðức, Nguyễn ðức Xuyên dẫn quân
tiến ñ1nh Võ Văn Dũng ở hướng Phú Trung, chém ñầu ñô ñốc Nguyễn Hạch tại
trận, bắt ñược hai thớt voi cùng nhiều binh khí.
Võ Tánh ở trong thành thấy lửa hỏa công của quân nhà ở cửa Thi nại,
bèn cho mở cổng thành phía ñông tung quân ra ñánh, ñội súng lửa của Vũ Viết Bảo
phóng ñạn hỏa vào giữa trận quân Tây sơn, giết và làm bị thương rất nhiều. Quân
vây thành của Nguyễn Quang Diệu kinh sợ tháo chạy. Võ Tánh thúc quân tiến lên,
ñốt trại ñịch trong khoảng non một dặm. Thuộc
hạ của Tánh là Nguyễn Văn Hiếu
trúng ñạn, bị thương rồi bị quân Tây sơn bắt. Nguyễn Quang Diệu hỏi Hiếu
về tình hình trong thành, Hiếu ñáp trong thàh vẫn còn ñủ lương ăn nửa năm, quân
lệnh nghiêm minh, bên ngoài không dễ ñánh vào ñược. Diệu hỏi:
- Ta muốn chiêu hàng Võ Tánh, có thể ñược không? Hiếu ñáp:
- Võ Tánh là kẻ anh hùng, giữ lòng trung liệt, thà chết không ñầu
hàng.
ðang lúc Quang Diệu hỏi chuyện Nguyễn Văn Hiếu thì Võ Văn Dũng
thu thập tàn quân chạy về.
ðúng là:
Hùm beo giơ vuốt ai dám chống
Bọ ngưa ngăn xe thỏa chí hùng
Mục lục:
Mục lục:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét