XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

NGƯỜI DO THÁI DẠY CON


          Một dân tộc chỉ hơn 13 triệu dân nhưng đã sản sinh ra gần 40% chủ nhân giải Nobel, 1/3 triệu phú tại Mỹ, 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu ở Mỹ…2 nhân vật sau công nguyên đến nay có tác động lớn nhất đến đời sống nhân loại là Jesus, Karl  Marx và Albert Einstain đều là người Do Thái. Đâu là bí quyết dạy con thành tài của người Do Thái ?
          Các nghiên cứu về giáo dục và tâm lý cho thấy, chỉ số thông minh (IQ) trung bình của người Do Thái là 110, trong khi IQ trung bình của người dân thế giới là 100. Cách biệt rõ ràng hơn nếu ta so sánh tỷ lệ “thiên tài” (IQ>140)/số dân. Nếu như trong số 263 người dân thế giới IQ trung bình 100 mới có 1 thiên tài, thì với người Do Thái, cứ 44 người có 1 người đạt IQ 140. Ngoài gần 40% chủ nhân giải Nobel, 1/3 triệu phú tại Mỹ, 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu ở Mỹ, những tên tuổi lớn của thế kỷ XX như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, người sáng tạo ra chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx, Otto Frisch... đều là người Do Thái. Trong tất cả các lĩnh vực như kỹ thuật, âm nhạc, khoa học và kinh doanh, 70% hoạt động kinh doanh thế giới hiện nay do người Do Thái nắm giữ. Trong 60 năm qua, nền kinh tế Israel đã tăng trưởng gấp 50 lần so với khi lập nước...
Theo kết quả nghiên cứu, sự phát triển thần kỳ của Israel là dựa vào nền kinh tế tri thức. Với 2/3 diện tích là hoang mạc, còn lại là đồi núi sỏi đá cằn cỗi, Israel chẳng có nguồn tài nguyên ngoài chính 8 triệu người Do Thái. Bên cạnh sự thông minh thiên bẩm, người Do Thái còn có tinh thần sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, có hoài bão, ước mơ và quyết tâm thực hiện ước mơ đó. Đây là kết quả của một quá trình giáo dục đặc biệt ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ.
Cơ sở giáo dục trẻ em của người Do Thái được đề cập đến trong các cuốn sách cổ, trong Kinh thánh qua nhiều phiên bản, và được nghiên cứu trong giai đoạn 250 - 200 trước CN, trong bộ luật truyền miệng Talmud.
          Các bà mẹ Do Thái có tình yêu nhìn xa trông rộng. Họ không thích trở thành phụ huynh hoàn hảo 100 điểm, mà thông thường ẩn giấu 20% tình yêu để con trở nên lý trí, khoa học và nghệ thuật. Các bà mẹ Do Thái không thỏa mãn trước, không thỏa mãn tức thời và không thỏa mãn quá mức các yêu cầu của con. Họ dạy cho con cách sống tự lập từ nhỏ. Các bà mẹ Do Thái không nghĩ hộ, làm hộ con mà tạo điều kiện cho con tự làm, nhận ra thất bại và rút kinh nghiệm qua những thất bại. Trong cuộc sống đôi khi phải dám thử nghiệm những ý tưởng mới mà không phải lúc nào cũng bảo đảm thành công, nhưng trẻ sẽ học được điều gì đó từ thất bại.
          Trẻ em Do Thái cũng được rèn luyện kỹ năng vượt khó. Ở Israel có những trường mang tên quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh cách vượt qua khó khăn, thử thách. Người Israel có công thức: 20% IQ - chỉ số thông minh + 80% (AQ - chỉ số vượt khó + EQ - chỉ số cảm xúc) = 100% thành công. Phụ huynh Do Thái thường kể cho con nghe câu chuyện về củ cà rốt, quả trứng và cà phê. Có cô bé thường gặp khó khăn trong cuộc sống và cảm thấy rất thất vọng. Để dạy con gái, một hôm người cha mang cà rốt, cà phê, trứng gà cho vào 3 cái nồi khác nhau và đặt lên bếp đun sôi. Sau một khoảng thời gian, ông vớt trứng gà, cà rốt và đổ cà phê ra. Quả trứng từ dễ vỡ trở nên cứng hơn, cà rốt từ cứng thành mềm, cà phê thì hòa tan trong nước. Người cha hỏi con gái, khi đứng trước khó khăn con lựa chọn trở nên mềm như cà rốt hay cứng rắn như trứng hoặc tan biến như cà phê?
Việc phát triển trí tuệ rất được người Do Thái quan tâm, điều này là nhờ thói quen và đam mê đọc sách. Người Do Thái sinh ra đã được giáo dục phải đọc sách. Mặc dù chỉ có 8 triệu dân, nhưng Israel có tới hơn 1.000 thư viện công cộng, với nhiều đầu sách cực kỳ quý giá, được truyền từ đời nọ sang đời kia. Các gia đình Do Thái luôn đặt tủ sách ở đầu giường để các bé dễ lấy nhất. Thậm chí, nhiều phụ huynh thường nhỏ giọt nước hoa lên trang đầu tiên của cuốn sách để hấp dẫn con mình đến với sách. Người Do Thái vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ sách để nhắn nhủ con em mình, rằng nếu chỉ dừng lại ở đọc sách mà không ứng dụng vào cuộc sống thì đó là trí tuệ chết. Điều quan trọng là đọc sách là để ứng dụng, chứ không chỉ để biết, tích lũy kiến thức.
          Luật của người Do Thái khuyến khích trẻ em luôn luôn đặt câu hỏi, đưa ra ý tưởng riêng, tranh luận với bố mẹ để phát triển tư duy sáng tạo và khả năng lập luận. Think out of box (không bao giờ nghĩ trong khuôn khổ), với một vấn đề, trẻ em Do Thái có thể đưa ra hàng trăm giải pháp khác nhau. Chính điều này giúp trẻ em Do Thái có tư duy mở và linh động hơn.

Nguồn: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét