Vì sao cây dừa không bị bật gốc, gãy đổ trong
giông bão?
1. Cây
dừa đơn trục, không có nhánh nên không cản gió
2. Lá
dừa được cấu tạo theo dạng thùy lông chim, với đường xương dẻo có cấu tạo
senlulo dạng sợi, sẽ dễ dàng đảo chiều theo gió
3. Thân
dừa được cấu tạo bởi những sợi senlulo dạng sừng (dăm dừa màu nâu đen) xen lẫn
với senlulo dạng bột (thịt của thân dừa màu nhạt hơn) tạo nên sự dẻo dai, bền
chắc không thể gãy ngang trong giông bão như các loại cây khác.
Đặc biệt
dừa càng cao, thân càng chắc.
4. Rễ
dừa thuộc dạng rễ chùm ăn sâu và rộng không thể bật gốc trong giông bão. Mùa
mưa tới, rễ dừa lọc và hút nước vào lòng đất, dự trữ nước cho mùa khô và giảm
sự thoát nước bề mặt cho đất. Bộ rễ dừa còn là nơi cư trú và phát triển vi sinh
vật có lợi, làm cho đất tơi xốp và trẻ hóa.
Bộ rễ
dừa còn là lớp đệm sinh học chống sụt lún rất tốt cho nền hạ nếu được trồng ở
ven đường và giảm được sói mòn với những con đường ven kênh rạch.
* Cây
dừa chưa bao giờ bị tét nhánh trong giông bão bởi mỗi tàu dừa luôn ôm chặt vào
thân dừa nhờ yếm dừa cho tới khi tàu dừa chết đi thì chiếc yếm ấy mới từ từ rời
ra để trả lá dừa về cho đất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét