NGÀY NAY
CÁC CỤM TỪ HẠ CÁNH AN TOÀN (VẪN THÀNH CỦI BẤT CƯ LÚC NÀO), VỀ NƠI AN NGHỈ CUỐI
CÙNG (VẪN CÓ THỂ BỊ DI DỜI VÀ GIAO ĐẤT CHO KẺ KHÁC), GIỮ CHỨC VỤ CẤP PHÓ Ở ĐƠN
VỊ THU DUNG CHỜ HƯU, HƯỞNG LỘC ĐÃ KHÔNG CÒN ĐÚNG NỮA (CHỜ VÀO LÒ); CÓ CHĂNG CHỈ
CÒN LẠI TÂM LÝ TỘI PHẠM RẤT NẶNG NỀ MÀ THÔI;
Tội phạm thành án có cảm giác an tâm
hơn kẻ đang bị bắt tạm giam để điều tra; Kẻ đang bị tạm giam phục vụ điều tra
không được tiếp xúc với người thân, đồng bọn hoặc bất kỳ ai, ngồi trong phòng
giam biệt lập 1 mình, điện thoại bị thu (chưa kịp xoá thông tin liên quan),
không ti vi, không báo chí, trừ những lúc được gọi lên gặp cán bộ điều tra lấy
khẩu cung hoặc xác nhận lời khai của đồng bọn thì ngồi một mình không ngủ được,
tâm lý rất lo sợ không biết những ai đã bị bắt như mình, họ đã khai những gì,
có khai ra tội trạng của mình không, những ai đã biết được việc làm phạm tội
của mình, người nhà, gia đình, vợ con nghĩ về mình như thế nào, có nên khai
thật hay không, có nên chấp nhận khai theo chỉ đạo của người khác hay không,
nếu như vậy thì hậu quả sẽ ra sao, hay là tự sát để giải thoát, chỉ cần thức
trắng vài ngày đêm thì mái đầu đã bạc trắng, mặt mày hốc hác rất đáng sợ...đặc
biệt sợ nhất là khi nhìn thấy người ta dắt qua trước cửa phòng giam hình ảnh
tội phạm bị tra tấn do có lời khai gian dối không thống nhất trước sau…v.v...;
Kẻ làm giám đốc thuê thông thường
trong quá trình làm việc rất ít khi thấy mình sai, nhưng khi bị bắt tạm giam
rồi mới nghĩ ra mình sai thì đã quá muộn; Sai ở chỗ đi làm thuê cho người ta
sao lại không ký kết hợp đồng làm thuê, trách nhiệm và nghĩa vụ ghi hẳn trong
hợp đồng thì không thể ngồi đây chờ chết được, chết ở chỗ là làm thuê bằng
quyết định bổ nhiệm của HĐQT với mức lương quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm rất
chung chung; Ký hợp đồng kinh tế, ký nghiệm thu, ký vân vân…người ta (Chủ tịch)
đồng ý bằng mồm rồi thì mình mới được ký, những gì thoả thuận ngầm giữa Chủ
Tịch với người ta mình có biết rõ đâu, trước khi ký bao giờ mình cũng phải làm
một bản trình (tóm tắt) sự việc chuẩn bị ký một cách rất kỹ lưỡng và cam kết
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và pháp luật hiện hành (có bao giờ các tờ giấy
phía trước bị đổi đi không ta), tiền mỗi lần ký mình nhận được rất ít so với
phần trăm mà người ta hay nói có lẽ kẻ cấp trên đồng ý bằng mồm ăn hết rồi,
mỉnh ngu thật; Bây giờ mình mới nghĩ ra tại sao ở Đông Lào này lại nhiều cấp
phó đến như vậy…phải chăng nhiều là để nhiều người tham gia đấu thầu tranh ghế
cấp trưởng, nhiều là để ký cho cấp trưởng lấy tiền và đi tù thay cấp trưởng ư ?
có lẽ đúng như vậy vì lâu rồi mấy chục năm rồi không thấy hoặc thấy rất ít cấp
trưởng vô tù…thâm thật …thâm thật;
Kẻ làm cấp trưởng chính thống được
cấp trên đề xuất bổ nhiệm nay tự mình làm sai (tham ô, hối lộ, làm thất thoát
vốn và tài sản của nhà nước) phải vào trại tạm giam lại nghĩ khác; Tại sao một
người không có năng lực như mình lại được ngồi vào vị trí ngon dễ kiếm tiền như
thế này nhỉ ? (mình cũng không chạy chọt, không xin xỏ, mua bán…???) và cấp
trên trực tiếp thực chất đâu có ưa gì mình và mình thời gian trước cũng có đôi
lần phản bội ông ta nhưng chắc chắn ông ta không biết vì nếu biết ông ấy đã xử
mình rồi, mấy thằng A, B, C cùng lứa và cùng làm đều đã bị xử và ra đi cả rồi
đấy thôi; Trong làm ăn ông ấy đều nhận quà biếu rất đậm của mình nhưng không hề
nói câu nào chỉ nói câu “Tôi thành thật thay mặt gia đình cảm ơn cậu đã quan
tâm đến gia đình chúng tôi” và hình như lần nào cũng vậy; Đêm qua thức trắng
một đêm để nghĩ tại sao…??? ..gần sáng mới ngộ ra…ôi thôi thương thay đã muộn
quá mất rồi mình làm mình chịu bây giờ kêu ai; Thâm thật… thâm thật…rất cao
thủ, lừa người đến khi vào tù người bị lừa mới nhận ra; Ghét mình nhưng không
hại mình ngay mà trả thù mình bằng cách bổ nhiệm mình vào vị trí cao hơn, ngon
hơn (nhưng vượt quá năng lực quản lý của mình) để tự mình hại mình mà mình hàng
ngày, hàng giờ vẫn phải hàm ơn; Đối với mình, với đồng nghiệp và xã hội ông ấy
là người tốt không có tội gì;
Kẻ có chức có quyền phạm tội hình sự
có đường dây khủng, có ô che khi bị bắt tạm giam tâm lý cũng không thể ổn định
được, đặc biệt là sau lần hỏi cung đầu tiên, không phân biệt được thật giả thế
nào khiến cả đêm không ngủ được, những tưởng bị bắt vì sự việc động trời A
nhưng khi hỏi cung lại hỏi về sự việc phạm tội rất bé, rất nhỏ là B (ví dụ như
ngủ ở nhà nghỉ với cô gái nhà lành bị đồng đội tố giác trong khi bản thân đã có
gia đình…có hiếp dâm hay không chưa phân định rõ chẳng hạn), tại sao lại như
vậy ??? Hay là người ta muốn dùng vụ án nhỏ này tách mình (một mắt xích) ra
khỏi vụ án lằng nhằng rắc rối liên quan rất nhiều người kia; Rất may là mình
chưa có biểu hiện gì về vụ án kia; Tuy nhiên do không hiểu diễn biến sẽ ra sao
nên rất lo sợ; Đây là đòn vừa cứu mình, cứu đồng bọn, cứu tập thể mà chưa phải
dùng đến dê tế thần;
Các loại hình phạm tội, và suy nghĩ
của phạm nhân có rất nhiều không thể kể hết được…..
Trong nhà tạm giam rất đông, rất
nhiều thành phần và loại hình phạm tội tuy nhiên tất cả đều có một cách suy
nghĩ sống còn, chung cho hết thảy mọi người là “Chạy án hay là để thành án mới
chạy”; Nhớ các lần nhậu với các bậc đàn anh bên ngành tư pháp họ nói ở Đông Lào
tất cả các tội phạm đều phải chạy án đơn giản vì trong bộ luật hình sự cũng như
kinh tế đều không ban hành mức hình phạt như một số nước văn minh mà ban hành
khung hình phạt, ví dụ phạm tội A thì khung hình phạt là tù từ 5 năm đến 10
năm, bắt buộc người nhà người phạm tội phải chạy án để cho thân chủ của mình
được đi tù ở mức thấp nhất của khung, thông thường chạy bằng tiền và tình tiết
giảm nhẹ (nếu không có tình tiết giảm nhẹ thì phải đi mua), sau đó mới tính
tiếp bước 2 là chạy để giảm án; Nếu cảm thấy chạy được thì hãy chạy còn thấy
tội khó chạy thì đừng dại gì mà chạy cho mất tiền oan …đợi thành án rồi chạy
bước 3 giảm án đã kết trước thời hạn để ra tù sớm; Một số nước ban hành mức
hình phạt, kết án theo mức rất khó chạy có khi đến cả 300 năm tù (ví dụ bóc
trộm 1 lá thư tù 1 năm thì bóc 300 lá thư phải kết 300 năm) tuy nhiên nộp tiền
vào ngân sách thì vẫn có thể được giảm án còn ở Đông Lào tiền giảm án không vào
ngân sách (vì nó là lợi ích của ngành tư pháp); Tâm lý người Việt có gan ăn
muống nhưng không có gan lội hồ nên thường bị doạ nộp hết sạch tiền chạy án
nhưng vẫn không thoát tội, cuối cùng mất hết tài sản; Nước khác khôn hơn họ
chọn con đường tự sát bảo toàn được tài sản và danh tiếng, vậy nên thông thường
kẻ bị tạm giam chọn con đường chạy án khung thấp nhất sau đó để cho thành án và
chạy giảm năm tù trong những tháng năm chịu án phạt tù (nhiều người đi tù sướng
hơn ở nhà);
Tội phạm đã thành án nhìn thì có vẻ
an tâm hơn kẻ tạm giam hay chuẩn bị bị bắt…tuy nhiên cũng tuỳ vào từng mức án,
từng loại hình phạm tội; Loại hình phạm tội một mình làm, một mình chịu thì an
tâm; Loại hình phạm tôi liên quan từ 2 người trở lên còn nhiều uẩn khúc chưa có
kết luận điều tra không thể an tâm; Đặc biệt là án kinh tế, án tham ô tham
nhũng có hệ thống, có kịch bản, có người đứng trước, kẻ đứng sau có dê tế thần,
nỗi sợ lớn nhất của kẻ này là đọc lý lịch tự khai mỗi sáng và sợ không ngủ được
khi phòng giam đột nhiên có thêm người mới;
Còn
người người sắp bị bắt cảm giác lại khác hẳn và đáng sợ hơn nhiều, lúc nào cũng
nơm nớp không an tâm, rất lo sợ và cô đơn, cấp trên cup điện thoại, đóng kín
cổng nhà, cấp dưới xa lánh không trả lời điện thoại, đối tác làm ăn cười mỉa
mai, nhếch mép, vợ con người thân nhìn với ánh mắt nghi kỵ...nhìn xung quanh
thấy ai cũng là công an chìm, an ninh dấu mặt, trinh sát mật...lòng tin gần như
sụp đổ hoàn toàn; Trong lòng chỉ còn sự nghi ngờ, sự phản bội ngự trị mà thôi,
có nên đầu thú không, hay là trốn ra nước ngoài hay là tự sát để bảo toàn danh
dự bản thân và tài sản cho gia đình con cháu….ôi …Đàn em xộ khám hết rồi, chúng
nó có khai ra mình không, còn mình sao đây hỡi trời, anh Hai có cứu mình không
hay mình lại trở thành dê tế thần ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét