HOÀNG TUẤN PHỔ
“Sóng nước Cổ Khê” là tên cuốn truyện
lịch sử của tác giả Hoàng Tuấn Phổ (Ty Văn hoá Thanh Hoá xuất bản năm 1978).
Cuốn truyện lịch sử dựng lại trận kịch
chiến của quân nhà Trần cùng hương binh hương Yên Duyên Thanh Hoá, đánh bật
quân Toa Đô trên tuyến đường sông Cổ Khê, bến Cổ Bút, khiến chúng phải tháo
chạy ra biển. Nhờ đó bảo toàn được Phủ đệ Ngọc Sơn, Thái ấp của Trần Nhật Duật
– nơi Thượng hoàng Thánh tông, hoàng đế Nhân tông và tam cung, lục viện, cùng
cận thần tướng sĩ hộ giá đang tạm lánh trước sức tiến công ồ ạt của quân
Nguyên.
Rất tiếc, trải qua thời gian với nhiều
biến cố, rồi do người này người kia mượn..., những bản lưu cuối cùng của tác
giả cũng đã không còn.
Trước khi cuốn sách được tái bản, bạn
đọc quan tâm đến trận chiến Cổ Khê đạo chống quân Toa Đô, có thể đọc trích đoạn
của thể oại địa chí của tác giả Hoàng Tuấn Phổ trong sách “Địa chí huyện Quảng
Xương” (Hoàng Tuấn Phổ chủ biên-NXB Từ điển Bách khoa, 2010).
............
Các sách sử Đại Việt sử ký, Thông giám
cương mục đều chép: Tháng 6 năm Kỷ Mùi (1259) sau cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên Mông toàn thắng, vua Trần phong cho Lê Phụ Trần (Lê An) làm Thủy quân
đại tướng quân. Điều này phù hợp với truyền thuyết địa phương nói ông sai quân
đào kênh để quân lính có đường đi về.
Gia phả họ Lê thôn Trường Tân, xã Quảng
Hùng, ghi ông khởi tổ là Lê An tức Lê Tần (Lê Phụ Trần) làm quan tướng đời Trần Thái tông.
Ông mở mang hương Yên Duyên, gồm 3 khu: Thượng khu, Trung khu, Hạ khu. Bởi có
công giúp nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất (1257 – 1258), Lê An
được vua Trần Thái tông gả cho công chúa Chiêu Thánh (tức Chiêu Thánh hoàng hậu
bị giáng truất) sinh một gái, một trai là Thượng vị hầu Lê Tông, Trần Thái tông
nhận làm con nuôi, phong Bảo Nghĩa vương, cho đổi sang họ Trần, ban tên Bình
Trọng. Bà Chiêu Thánh và con cháu vẫn ở Thăng Long. Lê Tần làm quan ở kinh đô,
giao quyền cai quản hương Yên Duyên cho Đại toát Lê Bằng là con của bà vợ họ
Quách. Khoảng năm 1264 Lê Bằng chết, đến con trai là Đại toát Ký ban Lê Mạnh
nối quyền cai quản hương Yên Duyên.
Đời Trần, đơn vị “hương” rất lớn, tương
đương một huyện. Dưới hương có các trang và làng lớn nhất trong trang gọi là
giáp. Cách gọi này qua thời Lê đến thời Nguyễn vẫn còn thấy ở một số làng lớn
thuộc hương Yên Duyên thời xưa, ví dụ giáp Cả Đồn, tên cổ của làng Hòa Chúng là
làng lớn nhất của xã Dực Thượng thời Lê, xã Cung Thượng thời Nguyễn. Làng trung
tâm, làng cả của hương Yên Duyên là giáp Yên Kinh. Theo truyền thuyết, quan
thượng tướng Lê công sai đào một con kênh từ sông Rào đến khu trung tâm để chở
gỗ về xây dựng dinh phủ và có đường thủy cho quân lính của ông đi lại. Vì thế
làng đặt tên là giáp Yên Kinh, đời Lê gọi là thôn Bến, đời Nguyễn đổi Trường
Tân. Kênh đào đã bị lấp từ lâu, nhưng địa danh thôn Bến, xóm Bến vẫn còn đến
nay. Thời gian xây dựng phong trào hợp tác xã hóa nông nghiệp, xã Quảng Hùng
đào mương thủy lợi thấy những cây gỗ lớn nằm sâu dưới lòng đất, có khả năng bị
chìm từ thời thượng tướng Lê An.
Thời Trần, quân đội chính quy không
nhiều vì số trai tráng, đàn ông khỏe mạnh phần lớn phục vụ tại các điền trang
của vương hầu quý tộc và quan chức địa phương. Do đó các điền trang đều tổ chức
gia binh và hương binh để khi cần, nhà nước điều động, xong việc lại trở về
điền trang. Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai, thứ ba (1285, 1286,
1287), các vương hầu đều cầm quân gia binh của mình ra trận. Chúng ta không
ngạc nhiên khi thấy cậu thiếu niên Trần Quốc Toản được vua cho phép, lập tức
đem một ngàn quân lên đường giết giặc. Và chúng ta cũng dễ hiểu Đại toát hương
Yên Duyên Lê Mạnh với đội hương binh của mình vây đánh đạo quân dũng mãnh Toa
Đô, khiến chúng không còn đường rút chạy.
Bấy giờ hương Yên Duyên gồm ba khu:
trang Trung khu, trang Thượng khu, trang Hạ khu là ba khu điền trang lớn tập
trung nhiều nhân lực để khai phá miền đất hoang từ đường số 4 xuống ven biển.
Theo văn bia chùa Hưng Phúc (hương Yên
Duyên), soạn năm Giáp Tý, niên hiệu Khai Thái (1324): Khoảng năm Thiệu Bảo
(1279–1285) giặc Nguyên Mông kéo xuống phương
Kẻ phản bội là ai? Văn bia không chép, có lẽ không tiện nói rõ, vì bấy giờ trên mặt trận chống giặc tại Thanh Hóa, vua Trần điều động nhiều vương hầu quý tộc và trong số đó có kẻ đầu hàng giặc như Chương Hiến hầu Trần Kiện, Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc,... Trong sách “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm(2) có đoạn viết: “Một bộ phận quân Nguyên tiến thẳng ra Thanh Hóa(3). Ở đây chúng đã gặp Chương Hiến hầu Trần Kiện. Tên quý tộc hèn nhát này, trước lúc cầm quân đi, còn “ở ẩn” học đạo Lão Trang vì bất mãn. Khi kẻ thù chưa đến, hắn đã run sợ và âm mưu phản bội. Ngày Giáp Thìn, mồng một tháng hai âm lịch (8–3–1285) Trần Kiện đã cùng với bọn Lê Trắc và gia thuộc hàng giặc. Việc Trần Kiện phản bội, nắm trong tay một vạn quân mà hàng giặc, sau đó lại dẫn đường tấn công quân ta, làm cho việc phòng thủ mặt nam của quân ta gặp thêm nhiều khó khăn. Ngày Ất Tỵ, mồng hai tháng hai (9–3–1285) Giảo Kỳ đem quân lội qua cửa kênh Bố Vệ. Ở đây tướng Trần là Đinh Xa và Nguyễn Tất Thống bị hy sinh...”..
Quân Toa Đô tiến công vào Thanh Hóa như
vậy là rất nhanh vì có Trần Kiện dẫn đường. Ngày 8 tháng 3 năm 1285, Trần Kiện
đầu hàng giặc trùng hợp với sự kiện chép trong bia chùa Hưng Phúc: “có kẻ gian
đầu hàng dẫn đường cho giặc”(4). Có lẽ ngày Trần Kiện đầu hàng dẫn đường cho
giặc cũng chính là ngày diễn ra trận chiến Cổ Bút giữa quân hương binh Lê Mạnh
với đạo quân thiện chiến Toa Đô.
Sang ngày hôm sau 9–3–1285, quân giặc
do tướng Giảo Kỳ chỉ huy đánh vào kênh Bố Vệ, vừa nhanh chóng vừa đúng đường.
Nhanh chóng vì từ sông Lễ đến kênh Bố Vệ chỉ khoảng mươi cây số. Đúng đường bởi
do Trần Kiện chỉ đường, ông ta tất biết lúc ấy cánh quân Trần Nhật Duật được
bảo toàn lực lượng đang trấn giữ vùng sông Yên, sông Lý, mà đại bản doanh là núi
Ngọc Sơn. Đánh Ngọc Sơn là đánh vào sau lưng Trần Nhật Duật, vào điền trang
thái ấp của Chiêu Văn vương, nơi chứa giữ nhiều người, vật, lương thực, trong
lúc giặc đang thiếu đói. Việc Trần Kiện chỉ đường cho quân giặc cướp phá hương
Yên Duyên lấy đi nhiều của cải thuộc kế sách chung của Nguyên Mông là vừa đánh
vừa cướp, đánh đến đâu cướp đến đó. Nhưng chắc chắn chúng không thu lượm được
mấy kết quả vì ngay từ đầu chiến tranh, vua Trần đã lệnh cho các hương, huyện
cả nước triệt để thi hành chính sách vườn không nhà trống, ai đánh được địch
thì đánh, ai không đánh được thì tìm nơi ẩn lánh không cho giặc bắt.
Tại sao quân Giảo Kỳ đánh thẳng vào cửa
kênh Bố Vệ? Cửa kênh Bố Vệ cụ thể là ở chỗ nào? Đó là chỗ kênh Bố Vệ nối với
sông Mã Bà, trước núi Mật Sơn. Đánh chiếm được cửa kênh này, địch sẽ có hai
đường tiến: phía bắc theo sông Nấp qua Đông Sơn, Triệu Sơn lên đến Thọ Xuân;
phía nam theo sông Lăng vào tận Nông Cống. Nhưng chắc chắn chúng sẽ hướng tới
hương Ngọc Sơn, bằng đường sông Lý, nhằm chặn đón trước đường rút lui chiến
thuật của đại quân Trần. Tất nhiên chúng không thể thực hiện được âm mưu này vì
đây là địa đầu của hương Ngọc Sơn, từ cửa kênh Bố Vệ trở vào, Trần Nhật Duật bố
phòng nhiều cửa ải và ổ phục kích.
Ngày mồng hai tháng hai (9-3-1285) Giảo
Kỳ đánh vào cửa kênh Bố Vệ, ngày mùng 6 tháng hai (13-3-1285), Trần Kiện lại
dẫn đường cho Giảo Kỳ đánh Chiêu Minh vương Trần Quang Khải ở bến Phú Tân và
một số địa điểm khác. Chiêu Hiến vương và Đại liêu Hộ hy sinh. Quang Khải liền
lui quân. Như vậy, địch cơ bản đã chiếm được Thanh Hóa, vùng đất Đông Sơn, Hà
Trung, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa,...
Tại sao sử cũ không nói gì đến vai trò
Toa Đô ở Thanh Hóa, mặc dù trong đạo quân xâm lược Chiêm Thành, đánh chiếm Nghệ
An rồi tiến ra Thanh Hóa, Toa Đô là chủ soái, còn Giảo Kỳ chỉ là viên tướng
tăng viện? Điều này chỉ có thể giải thích bằng trận chiến ở Cổ Bút. Nhờ Trần
Kiện phản bội dẫn đường, cánh quân Giảo Kỳ chạy thoát vào sông Lễ, còn cánh
quân Toa Đô rút ra ngoài biển Sầm Sơn, rồi tiến đánh Ninh Bình. Cho nên khi Trần
Quang Khải ngày 6 tháng hai (13-3-1285) rút từ Hà Trung ra Bắc gặp vua Trần thì
Toa Đô đã ở Ninh Bình chờ cánh quân Giảo Kỳ ở Thanh Hóa kéo ra phối hợp tạo
thành một gọng kìm cùng với gọng kìm của đại quân Thoát Hoan kẹp nát đại quân
Trần.
Bởi cánh quân Toa Đô chưa vào được nội
địa Thanh Hóa đã bị quân dân hương Yên Duyên đánh bật ra. Toa Đô không cướp bóc
được lương thảo nên đến Ninh Bình, chúng đã “khổ sở đói khát vì ít lương thực,
nay càng thiếu thốn”(5). “Bấy giờ Thoát Hoan đang đóng quân ở Thiên Trường (
Sau đó, Toa Đô lại trở vào Thanh Hóa...
Trở lại trận chiến ở Cổ Bút, đã được
nhắc tới trong nhiều bài viết nhưng chưa đặt vấn đề nghiên cứu, có lẽ vì sự
kiện này chỉ có một vài dòng ngắn ngủi trong văn bia chùa Hưng Phúc, hương Yên
Duyên. Những địa danh Cổ Khê, Cổ Bút cũng chưa có ai đi sâu tìm hiểu.
Theo chúng tôi, chữ Cổ Khê cho biết nó
chỉ là con sông nhỏ, chính xác hơn nó là một con ngòi vốn sinh ra để làm nhiệm
vụ tiêu thủy. Bài văn bia chùa Hưng Phúc của một tác giả đời Trần dùng chữ Cổ
Khê đạo (đường Cổ Khê) thì ít ra đời Trần con ngòi nhỏ tiêu nước Cổ Khê đã được
mở rộng để phục vụ giao thông nhưng vẫn giữ cái tên cổ xưa là một “khe ngòi
cũ”.
Trên đất Thanh Hóa có một hệ thống sông
ngòi chảy qua nhiều địa phương đều mang một tên chung: sông đào Nhà Lê hay sông
Nhà Lê. Nhưng lịch sử nước ta có hai nhà Lê: Tiền Lê (Lê Hoàn – thế kỷ X), Hậu
Lê (thế kỷ XV – thế kỷ XVIII), đều chú trọng đào sông khơi ngòi, nhằm phục vụ
giao thông và thủy lợi. Trong thực tế lịch sử, nhiều “nhà”, nhiều “đời” cùng
khơi đào, nạo vét, uốn nắn, mở rộng trên cùng một sông ngòi, đều được gọi tên
chung là “sông Nhà Lê”.
Khi tiến hành khai thác, mở mang miền
đất dọc ven biển, người ta phải khơi ngòi để tiêu thủy ra sông ra biển. Mùa mưa
nước ngập đồng ruộng mênh mông được tiêu đi cũng chính là biện pháp thau chua
rửa mặn khá tốt. Thời Lê sơ, công cuộc chinh phục miền đất dọc ven biển này căn
bản đã hoàn thành, chỉ còn lại những mảnh đất cằn cỗi để những năm “bảy mươi”
thế kỷ XV, Lê Thánh tông tiến hành thành lập các đồn điền sở, sau mang tên Đồn
Điền, Phú Xá, Du Vịnh sở.
Cổ Khê đạo chính là đường sông Nhà Lê
thời Hậu Lê, đường sông Vạn Lịch thời Nguyễn. Tên dân gian phổ biến của sông
này là sông Rào(7) và tên nôm xưa nhất là sông Cũ hiện còn trong ký ức người
già. Có lẽ từ tên sông Cũ, khe Cũ, ngòi Cũ thành tên chữ Hán Cổ Khê(8).
Đường Cổ Khê đạo thời Trần tương ứng
với đường sông Rào, phía nam từ cửa lạch Ghép qua nhiều làng xóm ven biển đến
cửa lạch Hới. Nhưng thời Trần dòng chính sông Mã đổ ra cửa biển Lạch Trường
(Hậu Lộc). Do đó sông Rào nối với sông Lễ ở mạn trên phía Quảng Châu, hiện còn
dấu tích đồng Bến là bến thuyền thời xưa, do sông bị lấp hóa thành đồng. Quân
Nguyên Mông bị chặn đánh ở bến Cổ Bút, nhờ Trần Kiện dẫn đường, cánh quân Giảo
Kỳ tiếp tục theo đường Cổ Khê tiến lên sông Lễ, vào kênh Bố Vệ (tên xưa là Vệ
Bố). Đêm trước hôm tiến vào kênh Bố Vệ, chúng dừng lại sông Lễ, được Trần Kiện
chỉ lối cướp phá hương Yên Duyên, để trả thù, nhưng thực chất nhằm mục đích
cướp bóc vơ vét lương thực, của cải đỡ đần trong lúc thiếu đói, hậu quả của
cuộc đánh chiếm Chiêm Thành bị thất bại.
Còn Toa Đô rút chạy ra biển bằng đường
nào? Cũng bằng đường bộ Cổ Khê – Sông
Cũ, nhân lúc nước thủy triều bắt đầu rút xuống phía lạch Ghép. Chúng rút chạy
an toàn, vì gần như toàn bộ hương binh Yên Duyên đã tập trung cho trận đánh ở
bến Cổ Bút.
Bến Cổ Bút từ lâu vẫn chưa được xác
định đối với người viết sử. Trong công tác điền dã, với sự giúp đỡ của chính
quyền, nhân dân các địa phương đôi bờ sông Cổ Khê – sông Cũ – sông Rào, đặc
biệt là xã Quảng Hải, chúng tôi đã tìm thấy địa danh Cổ Bút, xưa thuộc xứ Lài
Hoàng, nay ở địa phận làng Yên Nam, xã Quảng Hải.
Thời Hậu Lê, xứ Lài Hoàng thuộc địa
phận xã Phú Xá. Đầu thế kỷ XX thành lập thôn Hải Nhuận rồi khoảng 1920 thành
lập thôn Yên Nam, thì Cổ Bút mới thuộc địa phận thôn Yên Nam. Dấu tích bến Cổ
Bút ở trước đền Cổ Bút. Đền này xa xưa chỉ là bệ thờ bằng đất nền thờ lộ thiên,
thời Hậu Lê dựng tranh tre nứa lá, thời Nguyễn mới xây gạch, cột gỗ, lợp ngói.
Đền gồm ba gian thấp nhỏ trên mảnh đất cao bên bờ biển, hướng Tây, trông ra
sông Cũ (sông Rào). Khu đền đất rộng khoảng hai mẫu Trung bộ, tương đương một
hecta, giống một khu rừng nhỏ, cây cối rậm rạp, nhiều cây cổ thụ như gội, sang
mã, dung, cơ,...chứng tỏ dải đất cao này không hoàn toàn do đất biển phù sa bồi
thành mà được đắp đất thịt tôn cao dần lên qua những lần đào sông sâu thêm, mở
rộng thêm từ thời Tiền Lê, Lý,...
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tàu
chiến giặc thường xuyên qua lại ngoài khơi, thỉnh thoảng đổ bộ lên bờ biển
Quảng Xương, vào các làng xã cướp phá. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng
chiến, năm 1950, địa phương (bấy giờ là xã Quảng Hải lớn gồm 4 xã ngày nay:
Hùng, Đại, Giao, Hải và một phần xã Quảng Nhân) quyết định phá ngôi đền Cổ Bút
trên bờ biển để giặc Pháp đổ bộ không có nơi trú ngụ. Khu rừng cây chung quanh
đền trước là rừng thiêng, rừng cấm, không ai dám xâm phạm, sau khi đền bị phá
dỡ, cây cối cũng bị triệt hạ để lấy đất tăng gia sản xuất, hưởng ứng phong trào
khai hoang.
Đền Cổ Bút thờ ai? Bằng sắc, giấy tờ,
thần vị...đã bị ném xuống sông trôi ra
biển, không còn căn cứ gì để nghiên cứu. Theo nhân dân địa phương lưu truyền:
đền thờ ông tướng họ Lê và chiến sĩ trận vong. Một số cụ già có nhớ đôi câu đối
chữ Hán trong đền. Vì các cụ không được học chữ Hán nên chỉ nhớ bập bõm, đại
để: “Đọ giáo Cổ Khuê thù kiếp đảm – Lừng danh Cổ Bút đất anh hùng”. Chúng tôi
thấy có thể đính chính lại:
Đoạt giáo Cổ Khê thù khiếp đảm,
Lưu danh Cổ Bút địa anh hùng.
Đôi câu đối trên chắc được viết ở thời
Nguyễn, lúc đền Cổ Bút tranh lá nâng cấp sửa sang thành gạch ngói.(9)
Bấy giờ huyện Quảng Xương (tức Vĩnh
Xương theo Đại Nam nhất thống chí đời Tự Đức) ngoài hương Yên Duyên ở phía
đông, còn hương Ngọc Sơn ở phía tây. Hương Ngọc Sơn bao bọc bởi 4 con sông:
sông Mã Bà, sông Vạy, sông Yên và sông Lý. Vùng này đất đai màu mỡ nhất huyện
nhưng cũng phải đến Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật mới được phát triển mạnh mẽ
để dần dần trở thành những xóm làng trù phú, nay là chín xã “miền đồng”, vùng
lúa giàu có nhất huyện.
Trần Nhật Duật là con trai thứ 6 vua
Trần Thái tông: Vì tuổi trẻ đã bộc lộ tài trí khác thường, người đương thời gọi
là Đệ Lục hoàng tử để tỏ lòng kính trọng. Nhật Duật sinh năm Ất Mão (1255),
mười ba tuổi (Đinh Mão – 1267) đã được phong làm Chiêu Văn vương rồi giữ chức
Phiêu kỵ tướng quân coi đạo Đà Giang. Khoảng năm 1272 – 1273 vua Trần sai Nhật
Duật trấn thủ Thanh Hóa, lấy hương Ngọc Sơn làm điền trang thái ấp. Ông xây
dựng phủ đệ ở phía tây núi Văn Trinh (nay là xã Quảng Hòa, Quảng Hợp) theo chế
độ thân vương nhà Trần.
Thời nhà Lý, xã Quảng Hợp còn chưa lập
làng xóm, xã Quảng Hòa cũng chỉ hình thành một số trại, sở, tên chung là Cổ Lý
chi địa, khi Trần Thủ Độ vào Thanh Hóa lập sổ hộ khẩu kiêng chữ “Lý” là tên ông
tổ nhà Trần mới đổi ra Cổ Nguyễn, sông Lý đổi ra sông Đào, nhưng dân gian vẫn
quen gọi sông Lý.
Năm 1280–1281, Trần Nhật Duật dẹp yên
quân nổi loạn Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang, trở về điền trang thái ấp Ngọc Sơn
thấy dân làm ăn chăm chỉ, mở hội đón mừng, đem gà lợn khao thưởng quân sĩ, ông
vui vẻ tuyên bố giải phóng nông nô cho thành nông dân tự do, trong đó có hàng
ngàn nô lệ cũng được đổi làm gia nhân. Trong đội quân khai điền lập ấp hùng hậu
của Trần Nhật Duật có cả quân bản bộ của tướng Triệu Trung nhà Tống bại vong ở
Nhai Sơn (Quảng Đông, Trung Quốc) chạy sang nước ta xin nương tựa, vua Trần
giao cho Nhật Duật quản lĩnh. Quân Triệu Trung khai phá mảnh đất gần phía chân
núi (xã Quảng Hợp) mở mang đồng ruộng, xây dựng dinh thự, hiện nay còn dấu tích
với những địa danh: đồng quan, bái Đồng Cơ (đóng cơ đội - đóng trại lính) mả
Dóng Dinh (dóng dinh thự phủ đệ), Ao Voi (nơi tắm voi ngựa), Cửa Ngoài (ngoài
cửa thành lũy),...
Năm 1284, quân Nguyên phát động cuộc
chiến tranh xâm lược Đại Việt, trước giả thác mượn đường đánh Chiêm Thành, rồi
sau khi lấy xong Chiêm Thành, thu nạp lương thảo tiến ra đánh nước ta. Trần
Nhân tông sai Nhật Duật đem quân lên miền biên giới Tuyên Quang ngăn cánh quân
Nguyên từ Vân
Cuối năm 1284 đầu năm 1285, Thanh Hóa
là mặt trận chính chống Nguyên Mông. Mặt trận Thanh Nghệ đã mất Nghệ An, Thanh
Hóa không thể rơi vào tay giặc. Nếu mất Thanh Hóa, vương triều Trần sẽ không
còn đất đứng chân để khôi phục Thăng Long. Vì thế, Hưng Đạo vương đã kịp thời
tăng viện cho Thanh Hóa, quyết giữ vững Thanh Hóa. Các chiến tướng kiệt hiệt
nhất với các cánh quân tỳ hổ đều có mặt ở Thanh Hóa: Thượng tướng Thái sư Trần
Quang Khải, Văn Túc vương Trần Đạo Tái, Tá Thiên vương Trần Đức Việp, Chiêu
Hiếu vương Trần Học, Chương Hiến hầu Trần Kiện...
Quân Nguyên tiến vào Quảng Xương bằng
đường hải đạo Cổ Khê, bị phục binh của Lê Mạnh đánh cho tối tăm mặt mày, tiến
không lối, lui không đường. Rất may cho chúng khi được Chương Hiến hầu Trần
Kiện giải cứu. Trần Kiện rắp tâm đầu hàng quân Nguyên từ trước vì bất mãn với
triều đình. Nhờ vậy cánh quân của đại vương Giảo Kỳ thoát được ra sông Lễ để
tiến đánh đến cửa sông Bố Vệ. Nhưng giặc không thể tiến thêm được vì từ đây trở
vào thuộc địa bàn hương Ngọc Sơn, mọi cửa ngõ đều đóng chặt. Trần Kiện đưa Giảo
Kỳ tiến về phía Đông Sơn, sang Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung. Vương triều Trần
đành chịu mất luôn mặt trận Thanh Hóa, chỉ còn lại căn cứ địa Ngọc Sơn. Bởi
thế, sau những chặng đường rút quân đánh lừa địch, Thượng hoàng Thánh tông,
hoàng đế Nhân tông và tam cung, lục viện, cùng cận thần tướng sĩ hộ giá lui vào
Thanh Hóa, được đón về phủ đệ Ngọc Sơn an toàn.
Trấn
Trong khi đó, tại hương Ngọc Sơn, Trần
Nhật Duật đã nắm trong tay đội quân tinh nhuệ hàng vạn người gồm các thành phần
gia nhân, nô tỳ, nông nô đã được giải phóng, nông dân tự do, binh sĩ chính quy,
hàng binh Tống,...giăng mắc thiên la địa võng đón đợi địch.
Vương triều Trần tạm nghỉ tại phủ đệ
Ngọc Sơn từ đầu tháng ba đến tháng tư năm Ất Dậu (1285) mới tiến ra Bắc để tổng
phản công, giáng những đòn sấm sét khiến giặc trở tay không kịp. Cuộc kháng
chiến chống Nguyên lần thứ II rồi thứ III toàn thắng, Trần Nhật Duật đứng đầu
công lao, được phong làm Tá thánh Thái sư Chiêu Văn vương. Trong chiến công
lừng lẫy của Trần Nhật Duật có đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa nói
chung, Ngọc Sơn, Yên Duyên nói riêng.
Đến nay di tích Trần Nhật Duật vẫn còn
in dấu đậm đặc trên vùng đất Văn Trinh (Ngọc Sơn xưa): lăng miếu, đền thờ, hội
lễ, xóm làng, đồng ruộng, núi sông, cây cỏ, mộ cổ,...
Nếu có thể xem đời Trần, Nhật Duật và
Lê Tần mở đầu cuộc khai phá mở mang lớn lần thứ nhất thì thời Hậu Lê, Lê Thái
tổ, Lê Thánh tông nối tiếp cuộc khai phá, mở mang lớn lần thứ hai.
HTP (Trích "Địa chí huyện Quảng
Xương")
Chú thích
(1) Đô
Biên đại vương thần hiệu của Đô Biên được thờ ở nghè Đệ Nhị thôn Phú Nhiên; Xa
Ly đại vương thần hiệu của Xa Ly, em Đô Biên được thờ ở nghè Tri Lễ.
(2) Nhà
xuất bản Khoa học xã hội – Hà Nội – Bản in lần III, 1970, tr. 212, 213.
(3) Đó
là đạo quân của Toa Đô và Giảo Kỳ.
(4) Bản
dịch của Phạm Văn Kính.
(5) Cuộc
kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông... Tài liệu đã dẫn, tr.216.
(6) Sách
đã dẫn, tr.216.
(7) Tên
gọi sông Đơ, sông Rọc chỉ là khúc sông địa phương xã Quảng Vinh.
(8) Tài
liệu do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các xã Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng
Hải, Quảng Thái, Quảng Lưu...cung cấp.
(9)
Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong dịp khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét