XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2020

VỤ ÁN NĂM CANH TÍ VÀ NGHI ÁN NGÔ THÌ NHẬM

 

1. Vụ án năm Canh Tí.

Vụ án năm Canh Tí xảy ra vào khoảng tháng 8 năm 1780 (1). Đây là một vụ án lớn, xảy ra trong phủ chúa Trịnh. Vụ án này đã làm nội bộ chính quyền Lê - Trinh rạn nức, xã hội đàng Ngoài thêm rối ren.

* Nguyên nhân :

Chúa Trịnh là Trịnh Sâm bệnh nặng. Dẫu vậy ngôi Đông cung vẫn còn trống. Trịnh Khải là con trưởng, Trịnh Cán là con thứ. Trong khi đó chúa lại hết mực yêu thương Cán và Đặng Tuyên Phi. Khải sợ ngôi thế tử sẽ thuộc về Cán nên gấp rút hành động, dành ngôi thế tử.

* Diễn biến :

Trịnh Khải bàn mưu với gia thần là Đàm Xuân Thụ, Thế Thọ, Thẩm Thọ và Vĩnh Vũ bí mật sắm sửa vũ khí, chiêu tập dũng sĩ, để chờ thời cơ giết chết Đặng Thị Huệ và Hoàng Đình Bảo. Ngoài ra, Trịnh Khải còn ngầm liên kết với Trấn thủ Sơn Tây là Hồng lĩnh hầu Nguyễn Khản, Trấn thủ Kinh Bắc là Tuân sinh hầu Nguyễn Khắc Tuân để sẵn sàng hỗ trợ việc tranh ngôi Thế tử của mình.

* Vỡ lỡ :

Bấy giờ có viên Cấp sự trung là Nguyễn Huy Bá, vốn tính ưa giảo hoạt, từng vì tội tham ô mà bị bãi chức. Bá cho con dâu vào thị tì, hầu hạ Đặng Thị (Huệ), lại còn sai người thân tín vào cầu cạnh để làm môn hạ của Nguyễn Khắc Tuân (là người đối nghịch với phe Đặng Thị Huệ). Nhờ kẻ thân tín này, mà Bá dò biết được cơ mưu, liền tố cáo ngay với Đặng Thị (Huệ). (Ngô Thì) Nhậm cũng phụ họa với Đặng Thị, bèn cùng với Bá hợp mưu tố cáo rằng Khải đã lén lút liên hệ với hai viên trấn thủ (Sơn Tây & Kinh Bắc) để làm chuyện phản nghịch. (Trịnh) Sâm giận lắm, cho triệu (Hoàng) Đình Bảo vào phủ bàn việc này.

* Bị kết án :

Nghe theo lời bàn của Hoàng Đình Bảo, chúa Trịnh Sâm bèn hạ lệnh triệu hồi Nguyễn Khản về kinh, rồi cho bí mật bắt hết bè đảng của viên trấn thủ này. Đồng thời, chúa cũng cho triệu Nguyễn Khắc Tuân về triều. Sau khi giam tất cả lại, chúa sai Ngô Thì Nhậm cùng viên hoạn(Trịnh) Sâm muốn trị tội ngay, song (Hoàng) Đình Bảo can rằng: "Sở dĩ (Trịnh) Khải dám làm chuyện ghê gớm này, chung quy cũng vì có hai viên trấn thủ Sơn Tây & Kinh Bắc chủ mưu. Nay, cả hai người này đang cầm quân ở ngoài, nếu vội vàng trị tội thì sợ là sẽ có biến cố khác. Vậy chi bằng hãy triệu hết hai viên trấn thủ ấy về triều rồi hãy trị tội cũng không muộn". (Trịnh) Sâm cho lời ấy là phải.(2)

 quan là Phạm Huy Thức cùng lo việc tra khảo. Bất ngờ, cha Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Sĩ mất, nên ông phải về chịu tang, nên chúa dùng Lê Quý Đôn để thay.(4)

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, thì: Đàm Xuân Thụ, Thế Thọ, Thẩm Thọ và Vĩnh Vũ đều bị giết. Nguyễn Khản, Nguyễn Khắc Tuân đều bị giam vào ngục, còn Nguyễn Phương Đính (hoặc Định) bị kết tội nuôi dưỡng Trịnh Khải không nên người, bị lột hết chức tước và đuổi về làng. Sau, Nguyễn Khắc Tuân và Chu Xuân Hán đều uống thuốc độc mà chết. Riêng Trịnh Khải bị phế, chỉ được ở ngôi nhà ba gian, ăn uống đi lại đều không được tự do.

Lê Quý dật sử, còn cho biết: người nhũ mẫu của Trịnh Khải là Thị Quỳnh (vợ của người lính Sơn Tây là Quỳnh Tài, nhờ có nhiều sữa tốt, nên được làm vú nuôi) chạy trốn ở Sơn Tây, vào làm bà vãi ở chùa, (cũng) bị lính đuổi theo, bắt được giải về kinh, chúa cho voi đực dày xé.

Sách Hoàng Lê nhất thống chí, chỉ ghi ba đại thần theo phe Trịnh Khải đều phải mất mạng, đó là: Khê trung hầu, Tuân sinh hầu (Nguyễn Khắc Tuân) đều uống thuốc độc tự tử, Nguyễn Quốc Tuấn (thuộc hạ của Khắc Tuân) bị án chém; còn Trịnh Khải bị quản thúc ngặt trong một ngôi nhà ba gian.

2. Nghi án Ngô Thì Nhậm.

Đốc đồng trấn Kinh Bắc Ngô Thì Nhậm có phải là người đồng tố giác việc mưu sự của phe Trịnh Khải hay không, vẫn còn là một nghi vấn trong sử Việt.

Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép: " Trước khi Ngô (Thì) Nhậm tố cáo cơ mưu của Trịnh Khải, có đem bàn với cha là Ngô (Thì) Sĩ. Ngô (Thì) Sĩ cố sức ngăn... Đến khi hay tin Ngô (Thì) Nhậm đã tố cáo, Ngô (Thì) Sĩ buồn bực mà uống thuốc độc tự tử. Ngô (Thì) Nhậm, vì có công tố giác, được thăng làm Hữu Thị lang bộ Công, nhưng thiên hạ lúc ấy lại có câu rằng: "Sát tứ phụ nhi Thị lang", nghĩa là "giết bốn người cha mà làm Thị lang". Bốn cha là: Sĩ, thân phụ; Tông, quân phụ; Khắc Tuân, và Xuân Hán, phụ chấp (bạn của bố). Có thuyết lại nói tứ phụ là Sỹ và Nguyễn Khản, Phương Định, Khắc Tuân ba người bạn của bố. Tuy nhiên KDVSTGCM là chính sử Triều Nguyễn, Ngô Thì Nhậm lại làm quan cho nhà Tây Sơn tới chức binh bộ thượng thư nên có phần ác cảm. Ngoài ra KĐVSTGCM lại biên soạn vào thời Tự Đức thời gian khá xa , vì vậy tính xác thực không cao .

Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí: Theo sách này thì chỉ có một mình Nguyễn Huy Bá đứng ra tố giác. Sách này còn kể ông Nhậm đã có lời khuyên Nguyễn Khắc Tuân phải hỏa tốc về kinh can ngăn Trịnh Khải dừng lại cơ mưu, nhưng không được nghe. Đến khi ông Tuân bị bắt giam, ông Nhậm định tìm cách gỡ tội, nhưng vì việc tang nên phải về. Tuy nhiên Hoàng Lê Nhất Thống Chí chỉ là tiểu thuyết lịch sử , nếu như lấy Hoàng Lê Nhất Thống Chí ra khảo cứu thì chẵng khác nào lấy Tam Quốc Chí đi chơi với Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ngoài ra các tác giả của HTLTC đều thuộc dòng họ Ngô Thì nên có phần thiên vị về Ngô Thì Nhậm cũng nên . Trong Vũ Trung Tùy Bút có đoạn: "Năm Canh Tý phát ra cái án của Thế tử là do Ngô Thì Nhậm. Ông Thì Nhậm nhờ công ấy được thăng làm Công bộ thị lang. Người thời bấy giờ có câu: "Giết bốn cha mà được thị lang, trung cần chí hiếu". Cái lỗi của Thì Nhậm, dư luận không dung thứ. Khi em là ông Thì Chí vào làm Thiêm tri hình phiên, có soạn bộ sách Nhất thống chí; chép về cái mật án ấy, cũng có che đậy đi ít nhiều. Nhưng về những việc trong cung phủ thì chép được tường lắm, không nên nhất nhất đều chê cả."

Sách Lê Quý Dật Sử chép: "Ngô Thì) Sĩ thấy con bè đảng xu phụ Tuyên Phi (Đặng Thị Huệ), vu khống Thế tử, ông bất bình, ra sức khuyên ngăn, nhưng (Ngô Thì) Nhậm không nghe, ông phẫn uất uống thuốc độc tự tử... (Sau vụ án) cất nhắc Ngô Thì Nhậm làm Công bộ tả thị lang, vì tố cáo Thế tử (Trịnh Khải) nên được ban thưởng, thăng vượt cấp bảy lần." Lê Quý Dật Sử do Bùi Dương Lịch biên soạn. Tác giả sống cùng thời với những sự việc này. Nên ghi chép của Lê Quý Dật Sử là đáng tin.

Tuy nhiên, chính sử Lê - Trịnh lại ghi chép có phần khác với Lê Quý Dật Sử. Sách Đại Việt Sử Ký Tục Biên chép:

"Lúc ấy Đốc Đồng Kinh Bắc là Ngô Thì Nhậm trước kia giảng sách hàng ngày cho Tông. Học trò Nhậm là tiểu giám Hà Như Sơn làm người giữ sách cho Tông, biết Tông cũng bọn ấy có âm mưu, nói với Nhậm. Nhậm sợ quá , mật khuyên Tuân cùng Đĩnh thôi việc ấy đi, nếu không được thì đổ lỗi cho đám tôi tớ n vào xin yết kiến để chịu tội, không được vào. Chúa sai nội thần trách Tuân rằng:" Cậu cùng thằng Tông làm giặc, cậu cứ đi mà dấy quân, ta có tướng giỏi để. Tuân không nghe, bây giờ Tuân cũng bị triệu về. Thấy Khản, Đĩnh đã bị giam, Tuâ u đối chọi ". Tuân ra gặp Nhậm ở cửa các, nắm lấy tay Nhậm than rằng: "Tôi thờ chúa từ lúc chúa lọt lòng mà ra đến nay, nay chúa gọi là giặc. Ngày trước tôi nghe ông nói tưởng việc cũng dễ dàng, bây giờ làm thế nào ? "

Nhậm lập tức đến nhà Tả Xuyên , gặp Khản và hỏi duyên cớ tại sao? Khản nói rằng : họa sinh ra tự cha con chúa, lũ Khản bị dèm đã lâu, biện bạch cũng vô ích, không gì bằng đem sự trạng của Tông nói ra để chúa biết việc tự đám tôi tớ. Thế là dùng thuốc độc để chữa bệnh độc.

Lập tức nói với Nội Giám Phong Triều Hầu Phạm Huy Thức đem thư của Khản kể tội Tông dâng lên. Tuân cũng làm thư nói việc trước và dẫn lời của Nhậm vào, lại nói tôi cũng định tố giác nhưng chưa kịp làm đấy thôi. Tờ khải đến nơi, chúa mắng rằng: "người ta bảo cho nói mà không nói, chả phải dự mưu là gì ?". Chúa không xét, cho Tuân Thọ xé thư ấy trước mặt Tuân. Tuân lại quỳ xuống mà nhặt lấy. Do đấy mà chúa lại càng giận, cho bắt cả Chu Xuân Hán. Giao cho Ngô Thì Nhậm cùng Phong Triều Hầu tra xét, phát giác được tội trạng của lũ tôi tớ. Giặp lúc Nhậm có tang cha xin từ chức."

Đại Việt Sử Ký Tục Biên là cuốn chính sử thời Lê - Trịnh. Giữa chính sử (ĐVSKTB) và tư sử (Lê Quý Dật Sử) thì chính sử có độ tin cậy cao hơn. Lúc bấy giờ Ngô Thì Nhậm từ chức về chịu tang cha, vả lại sau đó lại xảy ra "loạn kiêu binh" nên các sử quan không việc gì phải bao che cho Ngô Thì Nhậm.

Như vậy Ngô Thì Nhậm là người khuyên bảo Nguyễn Khắc Tuân tự thú. Đến khi phát án, ông được Trịnh Sâm giao việc điều tra, chứ không phải "ghết bốn cha để lên thị lang" như sử Nguyễn đã ghi.

---------------------------------‐-----------------------------------------

Chú thích :

- (1) theo KĐVSTGCM và HLNTC .

- (2) theo KDVSTGCM.

- (3) theo HLTTC .

Nguồn tham khảo :

- KDVSTGCM - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn - bản điện tử .

- HLNTC - Ngô Gia Văn Phái - Ngô Tất Tố dịch - nxb Văn Học - Hồi 1 .

- Lê Quý Dật Sử - Bùi Dương Lịch - bản điện tử .

- Vũ Trung Tùy Bút - Phạm Đình Hổ - Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch - nxb Văn Hóa Dân Tộc - chương Nhà họ Nguyễn ở Tiên Điền .

- Đại Việt Sử Ký Tục Biên - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm - nxb Hồng Đức - tr 483 .

- Ngô Cao Lãng - Lịch Triều Tạp Kỷ.

- Nguyễn Thu - Lê Quý Kỷ Sự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét