Tìm
đến một không gian mang đậm phong cách Tây Nguyên, cùng nhau thưởng
thức ẩm thực đặc trưng, tìm hiểu văn hóa của người dân bản địa, không
đâu hết người ta nghĩ ngay đến một quán gà nướng ở ngoại ô thành phố,
cách ngã tư Biển Hồ chừng 3 cây số. Đây có lẽ là quán duy nhất Plơi Têng
lưu giữ hương vị núi rừng “từ A đến Z” mang đậm chất Jrai...
Quán
vốn nổi tiếng với món gà nướng-cơm lam, ai đã từng một lần ăn sẽ nhớ
mãi hương vị chế biến rất đặc trưng không lẫn vào đâu được. Thực khách
thường gọi là gà nướng Tiên Sơn, nhưng thực ra quán này nằm ở làng Têng
(xã Tân Sơn, TP. Pleiku, Gia Lai). Chủ quán lấy luôn tên làng đặt cho quán và ngày nay có tên là Plei Têng.
Điều thú vị đập vào mắt đầu tiên là một không gian rộng rãi mát mẻ, nhiều cây xanh, chất hoang sơ được tái hiện trên mỗi nếp nhà sàn, trong cách trang trí quán. Có gần 10 nhà sàn được dựng lên trong khuôn đất rộng, mỗi nhà có sức chứa khoảng 20 người. Giữa không gian ấy, quán dành khoảng trống tương đối rộng để tổ chức các chương trình giao lưu tập thể.
Dù ở xa trung tâm mà nhiều người vẫn biết đến, vốn nổi tiếng nhưng quán không phải lúc nào cũng đông khách, trừ ngày nghỉ và dịp lễ. Nếu không muốn chờ dài cổ khi bất thình lình ghé quán thì phải đặt trước vài giờ đồng hồ, là bởi cách chế biến khá công phu, trong khi quán chỉ phục vụ vỏn vẹn 3 món đặc trưng là cơm lam, gà nướng, thịt heo nướng. Ngoài vị lạ miệng, khách còn ấn tượng với cách nướng độc đáo.
Ông Dúi khá tỉ mỉ trong cách chế biến món ăn, dù ở tuổi 65 song ông vẫn trực tiếp đứng bếp. “Gà bán ở đây tôi chỉ chọn gà nuôi trong các làng, mỗi con trên dưới 1 kg thịt mới ngon. Khi nướng không đặt con gà nằm ngang trên bếp mà xâu nó vào cây tre cắm chiều thẳng đứng và phải cách mặt lửa chừng hơn 1 gang tay. Nướng mỗi con gà phải ngồi cạnh bếp than chừng 2 tiếng đồng hồ mới được. Gà chín bằng hơi nóng phả ra từ lửa sẽ không bị cháy và đặc biệt là không mất đi vị ngọt và mềm dai của thịt. Đặc biệt, khi nướng mình phải liên tục quay tròn con gà, làm thế để gà không bị cháy lại chín đều vàng ươm”-già Dúi vui vẻ chia sẻ bí quyết.
Kèm món gà không thể thiếu những ống cơm lam được nướng bằng gạo rẫy rất dẻo và thơm. Hai thứ này đem chấm với hỗn hợp muối giã với lá é, sả và ớt bay. Thật khó lòng cưỡng lại mùi vị thơm nồng hấp dẫn.
Dù các món được thay đổi theo thời giá nhưng vẫn được thực khách đánh giá là rẻ so với các quán mang phong cách ẩm thực Tây Nguyên ở trong phố. Giá một con gà ở đây hơn 200 ngàn đồng, một ống cơm lam dài thường chặt làm 3 khúc bỏ đĩa chỉ 14 ngàn đồng.
Đến Plei Têng, ngoài hai món truyền thống đó, thực đơn hấp dẫn còn có heo cỏ nướng nguyên con, heo nướng xiên. Đặc biệt, món ăn tinh thần không thể thiếu cho khách đường xa là những đêm đốt lửa trại, múa xoang hòa nhịp cồng chiêng ngân vang khắp buôn làng. Nếu khách có nhu cầu thưởng thức tiếng đàn T’rưng quán cũng nhiệt tình đáp ứng.
Rồi cái cách nhân viên ở đây phục vụ cũng rất “hoang sơ” như chính không gian quán, điều đó làm cho du khách thích thú và có cảm giác như mình đang hòa mình với buôn làng. Trong không gian bếp khá đơn giản, một khu để nướng gà, nướng heo được xây thành hình chữ nhật từ dưới đất lên cao chừng 25 cm, một khu vùi tro dành riêng nướng cơm lam, khu để ủ rượu. Ngoài vườn thì nhốt gà, nhốt heo. Hầu như khách nào đến đây cũng tò mò và tỏ ra thích thú khi được “mục sở thị”. Điều này đáng ra phải bị chủ quán từ chối, nhưng ở đây lại khác, chủ quán còn rất thân thiện giới thiệu về quán, về bí quyết làm món ăn một cách vui vẻ, nhiệt tình. Chính đó đã tạo thêm cảm giác thú vị, làm cho khách muốn khám phá văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số.
Có lẽ vì quán có nhiều cái đặc trưng nên đoàn khách nào, từ bạn bè người thân ở xa đến, hay là khách của tập thể, cũng đều muốn đưa ra đây để “khoe” đặc sản trong một không gian thoáng đãng, cùng nhau thưởng thức món gà nướng, cơm lam, vít rượu cần, say sưa trong nhịp chiêng cùng các chàng trai cô gái Jrai...
Điều thú vị đập vào mắt đầu tiên là một không gian rộng rãi mát mẻ, nhiều cây xanh, chất hoang sơ được tái hiện trên mỗi nếp nhà sàn, trong cách trang trí quán. Có gần 10 nhà sàn được dựng lên trong khuôn đất rộng, mỗi nhà có sức chứa khoảng 20 người. Giữa không gian ấy, quán dành khoảng trống tương đối rộng để tổ chức các chương trình giao lưu tập thể.
Dù ở xa trung tâm mà nhiều người vẫn biết đến, vốn nổi tiếng nhưng quán không phải lúc nào cũng đông khách, trừ ngày nghỉ và dịp lễ. Nếu không muốn chờ dài cổ khi bất thình lình ghé quán thì phải đặt trước vài giờ đồng hồ, là bởi cách chế biến khá công phu, trong khi quán chỉ phục vụ vỏn vẹn 3 món đặc trưng là cơm lam, gà nướng, thịt heo nướng. Ngoài vị lạ miệng, khách còn ấn tượng với cách nướng độc đáo.
Ông Dúi khá tỉ mỉ trong cách chế biến món ăn, dù ở tuổi 65 song ông vẫn trực tiếp đứng bếp. “Gà bán ở đây tôi chỉ chọn gà nuôi trong các làng, mỗi con trên dưới 1 kg thịt mới ngon. Khi nướng không đặt con gà nằm ngang trên bếp mà xâu nó vào cây tre cắm chiều thẳng đứng và phải cách mặt lửa chừng hơn 1 gang tay. Nướng mỗi con gà phải ngồi cạnh bếp than chừng 2 tiếng đồng hồ mới được. Gà chín bằng hơi nóng phả ra từ lửa sẽ không bị cháy và đặc biệt là không mất đi vị ngọt và mềm dai của thịt. Đặc biệt, khi nướng mình phải liên tục quay tròn con gà, làm thế để gà không bị cháy lại chín đều vàng ươm”-già Dúi vui vẻ chia sẻ bí quyết.
Kèm món gà không thể thiếu những ống cơm lam được nướng bằng gạo rẫy rất dẻo và thơm. Hai thứ này đem chấm với hỗn hợp muối giã với lá é, sả và ớt bay. Thật khó lòng cưỡng lại mùi vị thơm nồng hấp dẫn.
Dù các món được thay đổi theo thời giá nhưng vẫn được thực khách đánh giá là rẻ so với các quán mang phong cách ẩm thực Tây Nguyên ở trong phố. Giá một con gà ở đây hơn 200 ngàn đồng, một ống cơm lam dài thường chặt làm 3 khúc bỏ đĩa chỉ 14 ngàn đồng.
Đến Plei Têng, ngoài hai món truyền thống đó, thực đơn hấp dẫn còn có heo cỏ nướng nguyên con, heo nướng xiên. Đặc biệt, món ăn tinh thần không thể thiếu cho khách đường xa là những đêm đốt lửa trại, múa xoang hòa nhịp cồng chiêng ngân vang khắp buôn làng. Nếu khách có nhu cầu thưởng thức tiếng đàn T’rưng quán cũng nhiệt tình đáp ứng.
Rồi cái cách nhân viên ở đây phục vụ cũng rất “hoang sơ” như chính không gian quán, điều đó làm cho du khách thích thú và có cảm giác như mình đang hòa mình với buôn làng. Trong không gian bếp khá đơn giản, một khu để nướng gà, nướng heo được xây thành hình chữ nhật từ dưới đất lên cao chừng 25 cm, một khu vùi tro dành riêng nướng cơm lam, khu để ủ rượu. Ngoài vườn thì nhốt gà, nhốt heo. Hầu như khách nào đến đây cũng tò mò và tỏ ra thích thú khi được “mục sở thị”. Điều này đáng ra phải bị chủ quán từ chối, nhưng ở đây lại khác, chủ quán còn rất thân thiện giới thiệu về quán, về bí quyết làm món ăn một cách vui vẻ, nhiệt tình. Chính đó đã tạo thêm cảm giác thú vị, làm cho khách muốn khám phá văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số.
Có lẽ vì quán có nhiều cái đặc trưng nên đoàn khách nào, từ bạn bè người thân ở xa đến, hay là khách của tập thể, cũng đều muốn đưa ra đây để “khoe” đặc sản trong một không gian thoáng đãng, cùng nhau thưởng thức món gà nướng, cơm lam, vít rượu cần, say sưa trong nhịp chiêng cùng các chàng trai cô gái Jrai...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét