Dù ở
nước ta có quan niệm không tốt về mèo nhưng sự thật là mèo lại là một biểu
tượng của sự tốt đẹp, may mắn đặc biệt là ở trong kinh doanh trong văn hóa của
người nhiều nước; Mèo được người Việt dùng thay con thỏ trong 12 con vật hàng
Chi, có lẽ vì một số điểm, một số lý do liên quan sau:
1- Thích sống độc lập, phân chia lãnh địa với
những con mèo khác; Là vật nuôi được con
người thuần hóa nhưng không từ bỏ tính chất hoang dã vốn có, ít ăn cơm nhà,
thường tự kiếm ăn (săn mồi ban đêm) là chính; Đặc biệt giống là Không quan hệ
với con thứ hai để chống lại con thứ ba, độc lập kiểu mồ côi; Không thích ăn
tranh phải đổ máu bên ngoài thà chọn ăn vụng trong nhà an toàn hơn (vì ít khi
bị đánh chết) kiểu gà cồ ăn quẩn cối xay; Có tính hoang đàng nên nhiều khi đang
là mèo nhà lại trở thành mèo hoang giống như trẻ hư bỏ nhà đi bụi bặm hay quan
tham bị lộ trốn sang nước ngoài;
2- Dân Việt xuất điểm là săn bắn hái lượm, cấu trúc gia đình mẫu hệ và không được hưởng nền văn minh
lúa nước sớm như Hoa Hạ - Trung Hoa, tập tính săn bắn đi tắt, đón đầu, theo dõi
con mồi giống mèo, ngoài ra còn có tính khôn vặt bắt được chuột không ăn ngay
mà tha về trước mặt chủ để báo công rồi mới tha đi ăn, tôn trọng và phấn đấu
cho sự khôn không ngoan hơn là đầu tư cho tài giỏi giống y như người, ăn sổi, ở
thì,..bắt chuột chưa thông đã tinh ỉa bếp;
3- Mèo có tính rất thích ăn vụng, hay dấu
diếm. Đi nhẹ, nói (kêu) khẽ, nhai (ăn)
không phát ra tiếng động (kiểu ăn vụng) gặp việc gì cũng dấu diếm (kiểu nô tài
trong cung vua) đúng là dấu như mèo dấu cứt. Bệnh tham nhũng có lẽ cũng từ
giống mèo mà ra.
4- Mèo có tính thích làm biếng. Thích thì đi săn mồi không thích thì nằm ngủ, ù lỳ làm
biếng chờ chủ cho ăn…có câu mèo lười, lười như mèo, không muốn làm mà chỉ muốn
ăn;
5- Mèo cũng rất khó dạy, rất khó đồng hóa theo cuộc sống con người hay cuộc sống
trong nhà có nhiều vật nuôi; Mèo khó dạy hơn chó. Rất giống người Việt rất khó
bị đồng hóa, Trung quốc đô hộ từ năm 111 TCN đến năm 938 SCN dù trải qua 4 lần
bắc thuộc nhưng vẫn không đồng hóa được dân tộc Việt; Thực dân Pháp đô hộ từ
năm 1858 đến năm 1954 gần 100 năm cũng không thể đồng hóa, mặc dù giáo dục Pháp
nổi tiếng thế giới, luôn có tính học mót, bắt chước làm hàng giả thật, chưa bao
giờ tập trung sản xuất hàng thật, hàng có giá trị;
6- Mèo nhỏ con, đẹp đẽ nhìn qua gương thấy
mình to và sang hơn cả Hổ nên rất Tự cao,
Tự đại, Tự hào; Sức yếu nhưng rất hung hăng, hay ta đây vỗ ngực không sợ và
thấy mình còn oai trên cả Hổ. Rất giống người Việt nghèo nhưng cho là mình
giàu, thích ra oai làm ra các kỷ lục thế giới như làm bánh trưng to và nặng
hàng tấn không ai ăn, sản xuất cái gì cũng to nhất, cao nhất, dài nhất, sâu
nhất, nặng nhất, nhưng không nói và làm ra sản sản phẩm tốt nhất, chi phí thấp
nhất, hình dáng nhỏ nhất, chất lượng nhất và bán đắt nhất;
7- Mèo còn tính vô ơn, phản chủ, ăn cháo, đá
bát. Mèo nhà khi đói dạy, bảo, gọi nghe
theo người, khi no đủ gọi không thưa, không động, thậm chí còn bỏ đi, có con bỏ
đi luôn không bao giờ quay lại và làm luôn mèo hoang; Những con đó lại mò về
nhà người khác khi đói ăn nhưng người ta không nuôi, vì dân gian đã có câu “mèo
đến nhà thì khó, chó đến nhà thì may”; Mèo hoang sống bầy đàn, bỏ hẳn tính độc
lập mồ côi, phân chia lãnh địa và rất đoàn kết. Có lẽ người cũng như vật chỉ
thực sự đoàn kết khi không còn chỗ dựa và trong tay không có gì nên phải kết
đoàn sống dựa vào nhau;
8 -Mèo cũng không thích làm con đầu đàn như
Sói, Chúa sơn lâm như Hổ, như sư tử, nhưng
thích sống thầm lặng, khôn vặt, săn mồi độc lập, giỏi đi đêm, đi cửa sau (thức
đêm ngủ ngày); Tính cách kiểu cây tre “gió chiều nào che chiều đó”. Đặc biệt
Mèo có tính cách khôn (không ngoan) có bản lĩnh thà chết không chịu nhục như
Sói, vì nó không ở vườn thú làm xiếc như chó, khỉ, không nhảy qua vòng lửa và
biểu diễn dưới sự điều khiển của con người như những con vật khác hay nằm, ngồi
cho người ta xem như hổ, báo, sư tử.
9 – Mèo ở sạch sống gần gũi với chủ, thích được chủ chiều chuộng vuốt ve và cho ngủ chung. Con
người yêu động vật rất thích chó và mèo, chó làm bạn và coi nhà ngoài sân, còn
mèo thì thân quen gần gũi làm bạn với người khi ngồi và cả khi nằm ngủ./.
Nghiên cứu, nhìn nhận, sưu tầm và tổng hợp từ
nhiều nguồn trên .net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét