XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2024

Xã Vĩnh Yên huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá – Tập tục Thờ cúng trong các làng

 

          Việc thờ cúng trong làng là nghĩa vụ mà mọi thành viên trong làng phải tham gia. Xưa kia phụ trách cắt đặt công việc để lo việc thờ cúng, tế tự trong các tuần, trước hết là quyền của lão làng. Tế tự đình làng thì có Lý Trưởng tham gia ở Đền và Nghè có Thủ Từ cáng đáng để tổ chức theo một khoán ước mà lão làng điều hành.

          Ở các làng của Vĩnh Yên xưa có đình, đền, nghè, miếu ở những nơi thờ tự và tế lễ các thần trong làng. Đình phổ biến là nơi họp làng và trụ sở làm việc của làng và là nơi mở hội làng hàng năm, song hầu như Đình làng nào của xã Vĩnh Yên cũng có hậu cung dùng làm nơi thờ tự.

          Tùy theo từng làng có làng thờ nhiều vị thần có làng chỉ thờ một hoặc hai vị, nhìn chung hệ thống thần vị trong làng chia thành các cấp bậc gồm: Thành Hoàng và các thần linh khác. Thành hoàng làng là cấp bậc cao nhất trong hệ thống thần vị ở một làng, các thần khác được thờ trong làng đều là cấp dưới của Thành Hoàng. Nếu trong làng có nhiều bậc thánh được thờ thì bao giờ Thành Hoàng làng cũng là đức thánh Cả và tiếp theo là đức Nhị thánh, đức Tam thánh. Biểu tượng Thành Hoàng làng rất đa dạng có khi là vật linh, có khi là nhân vật thần thoại, có khi là một con người thực có công tích lớn đối với cộng đồng làng, được cả làng suy tôn, có khi là nhân vật lịch sử của địa phương hay của dân tộc. Thành hoàng làng được dân làng kính trọng, được gọi một cách kính cẩn là “Đức Đại Vương”.

          Thành Hoàng làng có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân làng, là sức mạnh tinh thần vững trãi để cố kết lòng dân. Theo sách “Thanh Hóa Chư Thần Lục” tức là sách biên chép các vị thần thờ ở  Xứ Thanh, được biên chép vào năm Thành Thái thứ 15 (1903) có chép về các làng Vĩnh Yên xưa thờ các vị thần sau:

- Làng (xã) Yên Tôn hạ thờ Đô bác Trịnh phủ quân tôn thần, Cao Sơn tôn thần;

- Xã An Tôn Thượng thờ Cao Sơn tôn Thần, Nam Vương tôn thập;

- Thôn Thọ Đồn thờ Long Vương tôn thần, Sơn thần Long Hổ thượng tướng quân tôn thần;

- Xã Mỹ Xuyên thờ Minh Linh tôn Thần, Hoằng nghi tôn thần;

          Ngoài những thần được biên kê trong sách Thanh Hóa chư thần lục, hiện truyền lại các làng của xã Vĩnh Yên còn thờ những vị thần như sau:

+ Làng Mỹ Xuyên thờ thần Vũ Công, tức Vũ Văn Minh

+ Làng Yên Tôn Thượng thờ Đông Phương thiên đá thượng đẳng thần;

+ Làng Thọ Đồn thờ Thành Hoàng bản thổ;

+ Làng Yên Tôn Hạ thờ Ngọc Nữ tôn thần.

Về các vị thần thờ các làng của xã Vĩnh Yên hiện nay, có vị thần tích ghi trong sách Thanh Hóa Chư thần lục, nhiều vị không có ghi; Qua sách Thanh Hóa chư thần lục và qua các tư liệu sưu tầm được cùng với chuyện kể trong nhân dân xin giới thiệu cụ thể về các thần:

1 - Thần Đô bác Trịnh phủ quân tôn thần thờ ở làng Yên Tôn Hạ, thần này được 72 nơi ở Thanh Hóa thờ, trong đó Vĩnh Lộc có 28 nơi thờ;

Hiện ở làng Yên Tôn Hạ không còn bản thân tích của ngài, sách Thanh Hóa chư thần lục ghi về thần tích Đô bác Trịnh phủ Thần quân quá sơ lược. Sau đây xin giới thiệu về sự tích thần Quản gia Đô bác theo bản thần tích đời xưa để lại hiện đang lưu giữ tại nghè làng Cẩm Hoàng xã Vĩnh Quang (cạnh xã Vĩnh Yên) thần tích ghi chép nội dung như sau:

          Thần họ Trịnh tên là Gia (có sách ghi là Ra, La) buổi đầu ngài giữ chức quan lang thổ tù ở đất Thiên Vực lộ Vĩnh Ninh nhà ở xứ Long Xà, đời thế làm Tù trưởng. Trịnh Gia là người thông minh, mẫn tiệp, trung tín truyền mãi danh thơm. Gia đình có ba anh em, hai trai, một gái. Trai trưởng là ngài, thứ là Tú, gái út tên là Thị Ba, cả ba anh em dung mạo đẹp đẽ, dáng dấp khỏe mạnh, đĩnh đạc. Vào thời gian vua Đường Ý Tông niên hiệu Hàm Thông bên Bắc Quốc (Trung quốc) vua xuất trị thiên hạ sai Cao Biền giữ chức đô hộ sứ trấn viễn nước Nam Bang vào năm 865, khi đặt chân tới Nam Bang Cao Biền mệnh danh là Cao Vương đi kinh lý quan sát địa hình núi, sông lúc đặt chân tới lộ Vĩnh Ninh Cao Biền cho mời Trịnh Gia đi theo. Yên ổn xong được Nam Bang Cao Biền trở về thành Đông Quan, Trịnh Gia không quản mệt nhọc một lòng theo hầu, chuyên tâm vào việc, Cao Biển cho ông là người hiền lành, tài đức, chịu khó nên giao cho ông chức Quản khố nội thương. Ông làm việc chăm chỉ lại lập được nhiều công lao, bởi vậy Cao Biển rất mực yêu mến và ban cho tên là Quan Khố Sứ và ban cho thêm việc quản nội ngoại các quân; Lúc tuổi già ông cáo quan xin về hưu trí tại quê hương. Cao Biền tặng cho ông 100 quan tiền, vì thế mà ông trở thành người có tiền của, số tiền của ông được Cao Biển tặng khi trở về quê hương ông đem cứu tế cho những gia đình nghèo túng vì vậy mọi người trong huyện được ông ban phát mang nhiều ân huệ với ông; Ông đang hưởng hưu trí tại quê hương có người ở làng Thủy Thanh tức là làng Thúy Đại (Yên Định, bên kia sông) từ lâu oán thù về đời thế mà chưa phân giải được, người đó tên là Hà Lang. Hà Lang đến chơi gia đình ông và có nhã ý xin cầu hôn với Thị Ba vì không nghi ngờ gì nên ông đã đồng ý gả em gái mình là Thị Ba cho Hà Lang, thế là mưu kế của Hà Lang bước đầu đã được thực hiện. Nhưng cưới nhau được mấy ngày thì Hà Lang đuổi Thị Ba về nhà. Thị Ba ban đêm một mình trở về khi đến bến sông thì lúc ấy trời vẫn còn sớm nhưng không có thuyền để vượt sông; Thị Ba trầm mình xuống sông la lớn cho hai anh trai đến cứu. Ngài không biết âm mưu của Hà Lang phục binh khí trên bãi cát ven sông. Nghe tiếng la thất thanh, khẩn thiết của em gái mình, ngài cùng em trai là Tú dùng thuyền nhỏ ra cứu em gái. Khi thuyền ở gần bờ sông, ba anh em đang ngồi trên thuyền thì Hà Lang từ trên bờ đột nhiên xông ra hành động, ba anh em đều bị hại (khi ấy là ngày 14 tháng 11 âm lịch) thời gian đó thời tiết rét đậm qua bao ngày không có ai biết thi thể của riêng Trịnh Gia cứ trôi từ ngã ba sông đến bến Chiêu Đức tức là (Nhật Quang - Vĩnh Hòa) Chiêu Đức là quê hương tổ ngoại của ngài đồng thời là quê vợ của ngài. Xác trôi quanh quần ở đó 5 ngày, người nhà biết được báo tin cho Cao Biển, Cao Biển thương tiếc, biết được oan ức của ông, cho mai táng ở núi Chiêu Đức đồng thời xây mộ cao, dựng Đền, lệnh cho dân thờ phụng. Về sau này khi vợ ngài mất cũng mai táng tại núi Chiêu Đức. Cao Biền phong cho Ngài là Quản Gia Đô Bác Thần Vương sau đó. Sau đó ven bờ sông huyện Vĩnh Ninh Dân lập đền thờ cầu đảo đều thấy linh ứng;

          Cuối triều nhà Trần khi họ Hồ chiếm ngôi vua Trần xưng đế, dời đô từ Đông Kinh về Tây Đô; Một đêm vua mộng thấy một người khách lạ mình mặc áo lụa mỏng, đầu đội mũ đen đứng trước mặt vua, tự xưng họ tên, thân thế trước đây là Tù trưởng vì bị giết hại nên được Cao Biền phong làm Phúc thần. Nay Thiên Hạ thái bình, trước kia vào giai đoạn cuối Triều Trần nhà vua uy đức không đủ tỏa sáng để cứu vớt sinh dân lầm than, khổ cực; Chỉ nghe nghị mà không thấy thực hiện, vua Hồ sợ hãi tỉnh dậy mới biết mình nằm mộng, liền kêu gọi dân trong thôn bản hỏi rõ sự việc. Vua Hồ ban lệnh cho sửa chữa đền thờ, gia phong cho thần. Đương Giang Quản gia Đô bác Đại vương.

          Vào Triều Lê mở vận trung hưng thảo bình nhà Mạc lập nên Triều Lê Trung Hưng, Thần âm phù trợ giúp rất nhiều, công tích nổi khắp trần gian, được gia phong mỹ tự. Các ngày lễ sóc (vào mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng), xuân thu nhị kỳ hàng năm tới nay vẫn còn lưu giữ.

          Trải qua các triều đại được vinh dự tiến phong, Đương Giang Quản Gia Đô Bác với các mỹ tự: Hộ Quốc quảng, Hiển hựu chiêu ứng, Phù cảm Khuông tế, Dũng liệt Trợ thuận, Trợ Quốc tích phúc, Tăng phúc Chiêu hưu,  Hộ quốc Hựu dân,  Vệ quốc Bảo dân, Chí nhã Hậu Đức, Chung tường Dục tuý Hoãng hưu Bác thị, Tế trị Phù tộ, Diễm phúc Hồng ân, Khải quang Tích thiện, Tạo hóa Hiển ứng, Uy Linh Khuông phù, Diễn Phúc Mỹ Linh, Uy dũng Hùng đoán, Hồng hân Thinh đức, Linh vũ Tạ tỵ, Phù vận Linh thông, Tán úy Trợ thuận, Lập quốc Khai cơ, Di điển Hạt đạt, Đạt độ Hùng tài, Cương nghị Quả đoán, Đại lược Thông minh, Chính trực Anh linh, Tuấn kiệt Tuấn tiết Văn minh Ôn cung,… ngày kị ngày 14 tháng 11 âm lịch.

2. Về Cao Sơn tôn thần.

          Thần Cao Sơn riêng tỉnh Thanh Hóa có 411 nơi thờ, trong đó có Yên Tôn Thượng,  Phù Lưu, Yên Tôn Hạ ngày nay, xưa kia An Tôn Thượng tức là Yên Tôn Thượng cùng với Phù Lưu cùng một làng (xã) An Tôn Thượng, thờ Cao Sơn Tôn thần làm Thành hoàng gọi là Thánh cả; Khi cụm dân cư ở Phù Lưu đông đúc nhân dân Phủ Lưu xây Đình và rước chân nhang Cao sơn tôn thần từ An Tôn Thượng về đình để thờ.

          Các nơi thờ cao tôn sơn thần ở Vĩnh Yên hiện nay không còn giữ được thần tích của ngài. Trong sách Thanh Hóa chư thần lục (các vị thần ở Xứ Thanh) do nhóm Lê Xuân Kỳ - Hoàng Hùng - Thích Tâm Minh biên soạn nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội xuất bản năm 2008 ghi thần tích Cao Sơn tôn thần lấy trong bản thần tích phát hiện được ở làng Bàn Thạch xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân được soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572). Nhưng ở làng Mỹ Chí trước kia thuộc huyện thầy Thạch Thành nay thuộc Vĩnh Hưng huyện Vĩnh Lộc còn giữ được bản thần tích (Ngọc phả) về Cao Sơn Quốc Thánh. Bản thần tích này cũng do Đông các Đại học sĩ Hàn lâm viện Nguyễn Bính phụng soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và được Quản Giám tước Hồng Lĩnh Thiếu khanh Nguyễn Hiển tuân theo bản cũ chép lại vào mùa đông năm Vĩnh hựu thứ ba (1737). Bản Thần tích này đã được tác giả Lê Doãn Phê ở viện Hán Nôm dịch ra Quốc ngữ. Vì Mỹ Chí xã Vĩnh Hưng nay cùng huyện Vĩnh Lộc xin giới thiệu nội dung bản thần tích ở làng Mỹ Chí nói về thần Cao Sơn như sau:

Thời kỳ bấy giờ dân gian truyền lại 1 vị phúc thần tên huý là Cao Sơn đã được bộ Lễ ghi vào sử sách. Truyện kể lại trước đây có 1 người ở đất Minh Hương bên tàu tên là Cao Minh (họ cao tên Minh) vợ tên là Hoàng Nương. Một hôm Hoàng Nương được một ông già đầu bạc báo một điềm lành trong mộng gọi là Ngọc Bông Thụy, bà vợ cảm nhận điềm lành ấy và thụ thai. Ngày 12/8 năm Bính Ngọ sinh được một con trai mặt mũi khôi ngô, thân hình cáo lớn, mặt đỏ tóc xanh,  là người dị thường (sau sinh thêm 1 con gái nhưng biệt tích). Thấy con khôi ngô, tuấn tú, ông Cao và bà Hoàng rất yêu quý, nhờ người chăm sóc nuôi dưỡng. Năm lên 3 đặt tên là Hiển, năm 11 tuổi cha mẹ chơi Hiển nhập học;

          Do thiên chất thông minh, nên chỉ học mấy năm mà các sách trong thiên hạ đều thấu hiểu. Năm Hiển 18 tuổi không may cha mẹ đều mất, ông cư tang và chăm chú học tập, mấy năm sau càng tài giỏi, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, võ nghệ cao cường, thế gian không ai sánh kịp. Năm 22 tuổi vua Hy Ninh nhà Tống mở khoa thi, ông Hiển ứng thi và khoa đó ông đỗ Tiến sĩ cập đệ xuất thân. Vua thấy ông Đức trọng, Tài cao nên trao nhiệm vụ Trấn phủ tuần phủ các trấn Thanh Hóa, Nghệ An. Vâng chiếu chỉ, ông đi tuần đến Nghệ An, thấy hình thế núi Đại Bổi, trang Báo Đáp, huyện Đông Thành, là nơi âm u, tĩnh mịch, thiêng liêng nên đặt ở phía Bắc núi một cung đài.

        Tiếp sau ông đi tuần đến trang Phúc Lâm, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Thiên đến một nơi địa hình núi non bao bọc, Sơn Thủy hữu tình, các khe suối đều đổ dồn vào kẽ núi.

         Biết nơi đây là đất thiêng (Địa Linh) ông xuất tiền sai dân địa phương xây một cung đài trên đỉnh núi làm nhiệm sở, mỗi khi đi tuần du tới đó làm nơi nghỉ chân để quan sát thắng cảnh, hình khe, thế núi. Nhân dân trong vùng thấy ông là người đức độ đều tự nguyện xin làm thuộc hạ. Nhân dân phục vụ ông, ông giúp đỡ dân tạo thành thế keo sơn cá nước;

          Năm niên hiệu Khánh Lịch (theo lịch tàu) ông thăng chức Tể Tướng của triều đình kiêm trấn thủ Thanh Hoa, Nghệ An, các trấn. Cũng trong năm ấy giặc Đông Di đưa nhiều binh lương, tiến quân xâm lược địa phương, quấy nhiễu nhân dân, vua sai ông xuất chinh diệt giặc Di khấu ấy.

          Vâng lệnh vua ông đem quân đến đồn trú ở khu vực Cung Đài chiêu dụ dân  đinh làm nội giao tráng sĩ, thế và lực hùng mạnh như lũ bão, nên đi đến đâu quân giặc đều hạ giáo, quy hàng xin tha làm thuộc hạ. Thắng giặc ông lại tiến quân về công khu, mở tiệc lớn chiêu đãi quân dân, lại tặng dân 100 làng bạc để thù lao công trạng;

          Nhân dân địa phương cảm ơn đức độ, tài cao xin ông huý hiệu để lưu danh về sau, ông lấy bút viết bốn chữ Cao Sơn Vân Trường. Sau buổi gặp mặt đại yến với dân, ông kéo quân trở về triều đình yết kiến Hoàng Đế. Ở kinh đô vài năm vì tuổi già sức yếu ông xin nghỉ, vua chuẩn bị cho ông về Trí sĩ.

          Năm 103 tuổi là năm bất hạnh, vì tuổi cao sức yếu bệnh già nên ông mất ngày 16/3 năm ấy thọ 103 tuổi. thi hài được ăn táng trên đỉnh núi hình con rùa trên dãy núi thiêng. nhân dân nghe tin ông mất đã tâu về triều đình lại sửa sang bên phần mộ dựng 1 cung để nhang khói, cung này gọi là Linh Cung (đền thờ vị thần thiêng). Giao cho công phu Trang Phúc Lâm, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu thiên, trấn Thanh hoa hương khói phụng thờ.

Thần tích này so với chính sử có nhiều chỗ sai không hợp lý “Năm 22 tuổi vua Hy Ninh nhà tống mở khoa thi…” Vua Hy Tông tại vị năm 1072 – 1128 gọi là Tống Thần Tông – tên là Triệu Húc tương đương với thời Nhà Lý của Việt Nam (Lý Nhân Tông- Lý Càn Đức). Việt Nam đã độc lập được 3 triều vua Ngô – Đinh – Tiền Lê bắt đầu từ năm 938 không còn chụi sự đô hộ của Trung quốc nên Nhân Vật Cao Hiển không thể đến vùng Thanh Hoa, Nghệ An làm quan được. Trong sử Trung quốc đời nhà Tống có ghi nhiều về nạn giặc Đông Di, Di Khấu từ biển vào cướp bó (Giặc Nhật Bản, Triều Tiên) ở Vùng huyện Tư Phố, quận Cửu Chân (Thanh Nghệ) không có loại giặc này; Tích này có thể dịch nhầm của một Thần tích Cao Sơn Tôn thần nào đó của Trung Quốc đời nhà Tống rồi.

VẬY THÌ CAO TÔN SƠN THN LÀ AI MÀ VEN SÔNG MÃ CÓ 411 ĐÌNH LÀNG TH LÀM THÀNH HOÀNG....

Tìm hiểu về nhân vật lịch sử Cao Bin (千里); 821–887) là mt viên tướng ca nhà Đường, ông là người thay mt cho nhà Đường cai qun Giao Châu (tên gi khi đó ca Vit Nam) t năm 866 đến năm 875 vi chc v tiết độ s; Ông đã đến đây dp gic Nam chiếu để li công đức cho dân nên 400 đình làng thuc lưu vc t ngn sông Mã vùng này đều th Cao Tôn Sơn thn; Bn đồ Làng Don H, Vĩnh Yên, Vĩnh Lc, Thanh Hóa nhng năm thuc đất Nam Chiếu 866-875 và sau đó được Cao Bin đánh tan gii cu dân;

Người đầu tiên xây thành nhà H Thanh Hóa là ai ?

KHO CU NGUN CI, KHO V CÁC DÒNG H, MINH CHNG T KHO C

Thành nhà H Vĩnh Lc, Thanh Hóa, nm gia 2 dòng sông Mã và sông Bưởi, là di tích đã được công nhn di sn văn hóa thế gii. Thành nhà H thì hin nhiên do nhà H (H Quý Ly) xây dng. Nhưng nơi đây đã tng là hành cung hay mt tr s quan trng ca các triu đại t trước đó. Ai là người tht s đầu tiên đặt gch nn móng để xây dng thành ti khu vc này?

Xung quanh khu vc thành nhà H có nhiu nơi th v thn tên là Cao Sơn đại vương. Như phía cng Tây ca thành nhà Hđình Phù Lưu và đền Cao Sơn ti xã Vĩnh Yên (Vĩnh Lc). Còn phía Đông thành có phế tích đền Còng ti xã Vĩnh Hưng, cũng là nơi th Cao Sơn đại vương.

Cao Sơn là mt v thn được th khp nơi trên địa bàn tnh Thanh Hóa. Theo thng kê trong sách Thanh Hóa chư thn lc do b l triu Nguyn son vào năm Thành Thái th 15 cho biết Thanh Hóa có ti trên 400 làng nơi th Cao Sơn làm thành hoàng tri dài hu hết các huyn ca tnh Thanh. Hin nay ngay thành ph Thanh Hóa còn có mt con đường ln mang tên Cao Sơn.

Vy Cao Sơn là ai, có công nghip như thế nào đối vi x Thanh mà được tôn th rng rãi như vy?

Theo sách Thanh Hóa chư thn lc thì: Bn ngc ph làng Yên Tôn Thượng ghi c th v xut thân v thn tên huý là Hin, ông đỗ tiến s vào thi Tn (thế k 10), khi đó nước Vit ta b phong kiến phương Bc cai tr, tiến s Hin được điu sang cai qun vùng đất thuc Thanh – Ngh này nay. Khi qua núi An Tôn, nhn thy vùng đất này là thng địa, ông cho xây dng chân núi mt s công trình để thnh thong v ngh ngơi. Viên quan cai tr đã lp công to trong ln đi chinh chiến đất Đông Di. Ông mt năm 103 tui, ti núi Đại Lin. Trang Bo Thánh huyn Đông Thành, Ngh An, Cao Hin vn là viên quan có hc vn cao, li có lòng thương dân, nên ông được dân tôn vinh. Nhân dân vùng đất An Tôn th Ông, coi Ông như mt v thành hoàng bo h cho dân làng. Các triu đại phong kiến Vit Nam đều có sc phong thn cho Ông thuc hng Thượng đẳng ti linh vi nhiu m t ca ngi.

Thn tích này cho biết Cao Sơn có tên là Cao Hin, người Trung Quc sang nước ta dp gic Đông Di và đã cho xây dng mt s công trình vùng núi x Thanh.

Ch khác, như đền Còng (Vĩnh Hưng, Vĩnh Lc) thì chép thn Cao Sơn vào thi Lý: vào khong năm Khánh Lch (1041-1048) ông làm quan ti chc Tha tướng kiêm trn th các x Ngh An, Thanh Hóa… Bng năm đó có gic Đông Di (Cao Ly Triu Tiên ngày nay) ni lên xâm chiếm đất đó, quy nhiu cướp đot dân cư. Nhà vua bèn sai ông ra quân dp gic…

Tht không biết v thn Cao Sơn này chính xác sng vào thi nào. Ch thì bo là đời Tn (thế k th 10), ch li là thi Lý nhưng dùng niên hiu Khánh Lch ca nhà Tng. Thm chí ông này còn đánh gic Đông Di tn Triu Tiên??? Quãng thi gian thế k 10 – 11 thì nước ta đã độc lp ri, ly đâu ra v quan đô h nào ca phương Bc cai qun đất Thanh Hóa na?

V tiến sĩ tài ba cai qun đất Thanh Ngh mang tên Cao Hin Văn Trường này thc ra là Tiết độ s ca nhà Đường Cao Bin. Tướng Cao Bin có công đánh dp quân Nam Chiếu, truyn tích gi là gic Đông Di, vùng Thanh Ngh, ch chng phi tn Cao Ly Triu Tiên. Nam Chiếu là quc gia xut phát t Bc Trung B Vit (không phi t Vân Nam như s Tàu vn chép) chiếm lĩnh vùng Tây Bc Vit, làm nhà Đường lao đao, phi c Cao Bin làm tướng đánh dp. Vic Cao Bin tiến xung phía Nam, đánh vào sào huyt ca Nam Chiếu Ngh An đã tng được bàn trong bài trước v thn Cao Sơn Cao Các. Thanh Hóa là nơi Cao Bin cho xây hành cung, là mt v trí chiến lược trong yếu trong vic trn gi quân Nam Chiếu thi k này.

S xut hin ca Cao Bin và hành cung ti Vĩnh Lc thi Đường được khng định bi nhng khai qut kho c thành nhà H. Ti di tích này đã phát hin nhiu viên gch mang dòng ch Giang Tây quân và Giang Tây chuyên. Giang Tây là t tương đương vi tên gi Tĩnh Hi mà Cao Bin là v Tiết độ s đầu tiên ca Tĩnh Hi quân. Gch Giang Tây quân là loi gch ca Tĩnh Hi s quân Cao Bin.

Cũng ti di tích thành nhà H còn tìm thy các viên gch mang ch Đại Vit quc, nhưng li không hoàn toàn ging như gch Đại Vit quc quân thành chuyên dùng trong xây thành Hoa Lư và Thăng Long. Viên gch thành nhà H mang các ch còn li đọc được là Đại Vit quc Nam bình 大越国南平. Gch Đại Vit là loi gch dùng xây thành dưới thi nước Đại Vit do Lưu Cung lp nên, ch không phi thi Lý vì mãi ti năm 1054 vua Lý th 3 là Lý Thánh Tông mi đặt tên nước là Đại Vit và dùng gch vi niên hiu Long Thy Thái Bình.

Hai lp gch Giang Tây quân và Đại Vit quc thành nhà H như vy tương đồng vi các lp gch xây thành ti Hoa Lư. Đây là bng chng xác thc v mt tr s quan trng liên tc t thi Đường ti thi Đinh Lê ti địa bàn Vĩnh Lc, Thanh Hóa.

Các hin vt thi Lý Trn cũng được phát hin và trưng bày ti thành nhà H nhưđề có hình rng, phượng, gch lát nn hoa dây, hình đầu thú đất nung,… Có th thy rõ đây là mt trung tâm chính tr tn ti liên tc bt đầu t khi Tiết độ s Cao Bin xây dng vào thi Đường cho ti khi nhà H chuyn kinh đô ca c nước v An Tôn và xây thành đá. Vic loi b không trưng bày hay không tính ti các lp di vt ca thi Đường, thi Đinh Lê tìm thy trong di tích làm hn chế giá tr ca di tích này và làm khut lp s thc lch s v vai trò ca các triu đại trước thi Trn H khi xây dng khu vc thành Vĩnh Lc.

S hin din ca Tiết độ s Cao Bin và hành cung thi Đường Vĩnh Lc còn được ghi nhn trong mt s tích khác. Đình H Nam ti xã Vĩnh Khang (Vĩnh Lc) cũng như nhiu ngôi đình, nghè khu vc xung quanh thành nhà H hin đang th v thn là Qun Gia Đô Bác. Sách Vĩnh Lc huyn chí ca Lưu Công Đạo chép v v thn này như sau:

Bui đầu, ngài gi chc Quan Lang Th đất Thiên Vc h Trnh, tên La (Ngc ph ghi là Ra), là người thông minh mn tip, trung tín, truyn mãi danh thơm. Nhà x Long Xá, đời thế làm tù trưởng, có 3 anh em, 2 trai, 1 gái, trai trưởng là ngài, th là Tú, gái út tên là Th Ba. C ba anh em dung mo đẹp đẽ, dáng dp khe mnh, đĩnh đạc.

Vào thi gian vua Đường Ý Tông niên hiu Hàm Thông bên Bc Quc (Trung Quc), vua xut tr thiên h sai Cao Bin gi chc Đô H s trn gi nước Nam. Khi đặt chân ti Nam Bang, Cao Bin mnh xưng là Cao Vương đi kinh lý quan sát địa hình núi sông. Qua đất nhà Trnh huyn Vĩnh Ninh, Cao Bin ngang qua nhà ông. Bin biết ông là người trung thc, bình định xong được Nam Chiếu, Cao Bin cho ông theo cùng v thành Đông Quan. Ông không qun mt nhc, mt lòng theo hu, chuyên tâm vào vic. Cao Bin cho ông là người hin lành, tài đức, chu khó nên rt mc yêu thương, bèn giao cho ông năm quyn qun lý kho ca ph và vic nhà. Ông làm vic chăm ch nên li lp được nhiu công ln. Cao Vương rt mc yêu mến tài ca ông, ban cho Thch Kh s quan, kiêm Qun Tri quan trung Ni Ngoi chư kh.

Ông li cáo t v quê. Cao Vương quý ông trung thành ban cho ông 500 quan tin, vì thế mà tr thành người giàu có. Ông li có tính thương xót k nghèo khó, mi người trong huyn ai ny đều được ông ban phát.

Trước kia t ph h Trnh có him khích vi người làng Vĩnh Thanh, có oán thù v đời thế t lâu mà chưa phân gii được, người đó tên là Hà Lang… Khi thuyn gn ti phía b cát, ba anh em đang ngi trên thuyn nhìn nhau, Hà Lang t trong b đột nhiên xông ra phc kích, c ba anh em đều b hi… Xác trôi quanh qun đó 5 ngày, người nhà biết được báo tin cho Cao Vương. Cao Vương nh đến công lao, bèn cho an táng đỉnh núi Nht Chiêu, sai người đắp thành m, lp đền th trên đó, lnh cho nhân dân th phng… Cao Bin phong cho ngài là Đương Giang Qun Gia Thn Vương…

Cui triu nhà Trn, khi h H tiếm ngôi vua đế, di kinh đô t v Tây Đô. Mt đêm, mng thy mt người khách l, mình mc áo la mng, đầu đội bình đính, lưng tht đai đen, đứng bái trước mt t xưng: Thn là Trnh La, ni đời làm Tù trưởng, xin Cao Vương phong làm Thn vương, giúp dân quanh vùng được hưởng phng th bo v dân trong mt vùng. Nay thiên h thái bình, nguyn xin đại vương bày rõ uy đức, ch đem tai ương đến cho dân sinh. Nói xong không thy đâu na.

Vua H tnh dy, mi biết là mình nm mng, lin chiêu gi các ph lão hi rõ đầu đuôi. Vua H biết được qu rt anh linh, có ý giúp lp cơ vn nhà H, bèn ban lnh cho sa cha đền th, gia phong cho thn là Đương Giang Qun Gia Đô Bác Đại Vương.

T s tích trên ta có bng chng rõ ràng v hin din ca Cao Vương Bin ti đất Vĩnh Lc. Hơn thế, khi đó tù trưởng hay th lĩnh địa phương ti đây là người h Trnh, đã theo Cao Bin làm qun gia. Có th suy lun, người đã giúp Cao Bin xây hành cung ti Vĩnh Lc chính là v Qun Tri quan trung ni ngoi chư kh Trnh La. Đó cũng là lý do ti sao sau đó khi vua H di đô v An Tôn đã gp v “thành hoàng” h Trnh này hin mng phù tr.

Đim đáng lưu ý khác là như thn tích cho biết h Trnh đất Vĩnh Lc đã đời thế làm tù trưởng, t thi Đường. Sau đó đến thi Lê vùng đất này li có danh tướng là Trnh Kh, công thn lp quc ca nhà Lê, cùng tham gia khi nghĩa vi Lê Li. Trnh Kh có cha là Tng chính (chánh tng) ca vùng Vĩnh Ninh. T tiên trước làm quan triu Trn, có công bình dp gic Nguyên. Như vy, h Trnh trên vùng đất Vĩnh Lc là th lĩnh ca khu vc này sut t thi Đường ti thi Lê sơ. Sang thi Lê trung hưng li ni lên chúa Trnh, cũng quê Vĩnh Lc, là người nm quyn điu hành quc gia trong mt thi gian dài.

Như thế rt có th ci ngun ca các chúa Trnh, tướng quân Trnh Kh thi Lê đều bt đầu t v Trnh La, người xây thành đầu tiên ti đất Vĩnh Lc dưới thi Cao Vương Bin. Đồng thi, hơn 400 nơi th thn Cao Sơn Thanh Hóa cũng chính là nơi th Cao Bin, v Tiết độ s quân đầu tiên ca đất Tĩnh Hi, người xây thành Đại La, Hoa Lư và thành Vĩnh Lc.

 [NGN BÀI ĐĂNG: NGƯỜI ĐẦU TIÊN XÂY THÀNH NHÀ H THANH HOÁ](https://bahviet18.com/2018/04/19/nguoi-dau-tien-xay-thanh-nha-ho-o-thanh-hoa/)


          3. Về Đông Phương tôn thần và Nam Phương tôn thần….

          Đông Phương Tôn thần và Nam Phương tôn thần được thờ ở làng Yến Tôn Thượng. Đông Phương tôn thần có Duệ hiệu Hách linh, Trạc linh thuần túy trinh uyển, Dực báo trung hưng, Đông Phương thiên đá thượng đẳng thần là thánh nhì thờ nghè Lũng hiệu nhật vào ngày 16 tháng 6 âm lịch.

       Nam Phương tôn thần có Duệ hiệu: Khải Minh Lệ Chính Thi quan đoan túc, Dực Bảo Trung Hưng Nam Phương công chúa áo bạc Trung đẳng thần là thánh Tam được thờ ở Nghè Nam. Hai vị thần trên trong sách các vị thần thờ Thanh Hóa (Thanh Hoá Chư Thần Lục) chỉ có Nam Phương tôn thần được ghi rõ ở Thanh Hóa có 4 nơi thờ trong đó có An Tôn Thượng huyện Vĩnh Lộc, nhưng không ghi thần tích nên không rõ là lai lịch của thần (có người nói là thần em gái Cao Sơn ?) vì Cao Sơn có 1 người em gái nhưng biệt tích.

          4. Về các thần: Long trung tôn thần, Thành Hoàng bản thổ và Sơn thần long hổ thượng tướng quân tôn thần được thờ làng Thọ Đồn. Ngày xưa mỗi thần được thờ riêng ở từng khu Nghè. Hiện nay chỉ còn 1 Nghè chính ở đỉnh đồi (gọi là Nghè Đồn), là nơi thờ chung cho cả ba vị thần trên, trong đó có Long Vương tôm thần được gọi là Đức Thánh Cả, là thành hoàng của làng.

       Trong sách “Thanh Hóa chư thần lục” ghi Long Vương tôn thần ở Vĩnh Lộc có 2 nơi thờ là Thôn Thọ Đồn và thôn Giang Biểu Bảo. Sơn thần long hổ thượng tướng quân tôn thần ở Vĩnh Lộc chỉ có thôn Thọ Đồn thờ. Còn Thành Hoàng bản thổ không thấy có tên thần trong sách. Trong 2 thần chỉ có Long Vương tôn thần là có ghi thần tích vắn tắt như sau:

       - Khoảng năm Khánh Đức đời Lê (1649 - 1653) có 1 ông già làm nghề đánh cá có một hôm ông bắt được một quả trứng to mắc lưới. Ông đem về đặt lên cho gà ấp chợt 1 ngày quả trứng đó nở ra con rắn. Ông nuôi con rắn đó ngày càng lớn thì càng giống Rồng, ông bảo con rắn rằng: “anh nếu là rồng thần thì nên xuống sống ở”. Con rắn đó nghe, tỏ ý bằng lòng và đi. Từ đó dân làng cho là vị thủy thần rồi lập đền thờ.”

       Truyện dân gian ở làng Thọ Đồn kể về sự tích Long Vương tôn thần thở nghè đồn như sau: Sau khi dựng cờ khởi nghĩa vào năm 1420 Lê Lợi đi chiêu quân. Lê Lợi có đi qua Thọ Sơn Trang ông thấy quả Sơn Trang đẹp (tức là quả núi tròn) Lê Lợi cùng quân lính tìm đường lên núi xem. Khi lên đến đỉnh núi Lê Lợi thấy có 1 cái giếng đường kính 2,5 m, sâu không hề thấy đáy, Lê Lợi mới lấy một hòn đá  khắc 6 chữ “Thủy Thần Hộ Quốc Cứu Dân” rồi cầm bỏ xuống giếng. Năm 1421 Lê Lợi lại đi đò qua sông vào ngay sát chân núi Sơn Trang, Lê Lợi rất ngạc nhiên lại thấy hòn đá khắp 6 chữ “Thủy Thần Hộ Quốc Cứu Dân nằm ngay trước mặt mình. Khi đó Lê Lợi lại cầm hòn đá đem lên đỉnh núi và bỏ xuống giếng rồi lại sai quân lính lấy đất, đá lấp ngay cái giếng đồng thời cho trồng 1 cây si bên cạnh giếng lấp để làm vết tích. Xong rồi Lê Lợi cho lập bàn thờ cỏ (tức là bàn thờ đặt ở dưới đất chỉ có hương hoa và lá) và cầu thủy thần xin đánh thắng giặc Minh. Sau đó Lê Lợi đem quân lên miền núi đóng trại tại Lạng Sơn. Khi đánh thắng giặc Minh Lê Lợi về thăm giếng Thủy Thần, ngạc nhiên thấy cây si mới có ít năm mà đã lớn cao. Lê Lợi bắt dân trong vùng làm vài gian tre, lá trên đỉnh núi Thọ Sơn Trang để thờ thủy thần – tức Long vương tôn thần. Không biết có phải cây si do Lê Lợi cho trồng hay không mà trên đỉnh núi Thọ Đồn có 1 cây si đã chết vào năm 1947, khi đó đường kính cây si rộng tới 1,5m;

         Ở Nghè Thọ Đồn hiện còn lưu giữ 1 đạo sắc phong gốc và 1 cuốn sách Hán nôm cổ. Bản sắc phong gốc do nhà vua ban, phong tặng cho thần vào năm 1740 đạo sắc phong này sau được sao chép trong cuốn sách cổ, trên cuốn sách chép lại nội dung của 11 sắc phong cho thần ở Nghè Thọ Đồn. Vào năm 2009 gia đình ông, bà Nguyễn Văn Nhạ và Nguyễn Thị Rằng (Chính xác là ông Quân con của hai ông bà) ở Thọ Đồn đã có nghĩa cử nhờ ông Trần Trọng Dương nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Hán Nôm phiên âm và dịch nghĩa các sắc phong ở Nghè Thọ Đồn.

         Qua nghiên cứu về nội dung của 11 sắc phong ông Trần Trọng Dương cho biết ở Nghè Thọ Đồn có thờ tự vị Đại Vương. Tên húy của ngài không thấy được ghi chép cho nên có thể khẳng định rằng đây là 1 thiên thần (thần tự nhiên) vị thần này vừa là thần biển (Long Vương Uyên Tịnh) lại là sơn thần cai quản núi non (Cao Sơn Trấn Quốc) thần đã được nhà vua phong nhiều sắc, trước sắc phong năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711) thần Long Vương đã có 18 sắc phong (nhưng đã mất). Sắc phong năm 1711 có thể là sắc phong thứ 19 ban cho thần.

         Trước khi được ban sắc 19 thần có các Mỹ Tự: Long Vương Uyên Tịnh, Cao Sơn Trấn Quốc, Phù Vận, Cương Nghị, Hùng Lược, Hiển Ứng, Khuông Quốc, Phù Tộ, Đôn Tính, Minh Nghĩa, Uy Đức, Khoan Nhân, Chính Trực, Thông Đoán, Quả Quyết, Uy Dũng, Trợ Thắng, Diễn Phúc, Phong Công đại vương. Năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711) thần được vua ban cấp sắc phong vì đã có công hiểu ứng giúp nhà vua “củng cố hồng đồ…tôn phù xã tắc” do đó nhà vua đã ban thêm cho thần 1 Mỹ Tự nữa là Mặc Tướng (tướng nhà trời ngầm giúp đỡ nhân dân và triều đình) như vậy năm 1711 tên thần đầy đủ cả Mỹ tự là Long Vương Uyên Tịnh, Cao Sơn Trấn Quốc, Phù Vận, Cương Nghị, Hùng Lược, Hiển Ứng, Khuông Quốc, Phù Tộ, Đôn Tính, Minh Nghĩa, Uy Đức, Khoan Nhân, Chính Trực, Thông Đoán, Quả Quyết, Uy Dũng, Trợ Thắng, Diễn Phúc, Phong Công, Mặc Tướng đại vương. (Mỹ:  nghĩa đẹp, Tự Nghĩa là chữ. Mỹ tự là cái chữ đẹp của Thần; Mỹ tự có chức năng là ca ngợi. tán tụng công đức, sự nghiệp của vị thần được thờ).

          - Về Thành Hoàng bản thổ nhân dân tôn là Đức Thánh Nhì ở Nghè Đồn, Nghè là nơi thờ 1 người có công đầu lập nên làng Tọ Đồn (không nói rõ họ tên). Duệ Hiệu ngài là Thành Hoàng bản thổ Côn ông tước phong Dực bảo trung hưng linh phù gia Phong đôn ngưng thượng đẳng tôn thần.

         - Về Sơn thần Long hổ Thượng tướng quân tôn thần, nhân dân tôn là đức thánh Tam. Truyện dân gian kể lại thần tích của ngài với điểm tốt lành duyên may trời định như sau: “Bấy giờ quân nhà Minh đóng quân trong thành Tây Đô mấy ngày liền giawcj Minh kéo ra đóng đồn tại cánh đồng Quan. Hỗn tướng nhà Mình đã gây cho nhân dân ta những cái chết chóc đau thương. Cũng vào thời điểm này 1 tướng của Lê Lợi cùng 1 số quân vượt sông Mã bằng thuyền nan sang khu vực núi Ngưu Ngoạ (núi có nghè trên đỉnh núi hiện nay) thị sát quân Minh. Hôm ấy là ngày mùng 3 tháng 7 âm lịch, trời có mưa, nhưng ban ngày lại tối như ban đêm. Bọn giặc Minh trong đó có 1 tướng lại có thân hình nhỏ nhất đi thị sát đến khu vực Văn Chỉ thì tướng nhà Minh bị 1 con hổ vồ. Con hổ lôi tướng nhà Minh lên đỉnh núi ăn thịt. Quân ta hò reo đuổi hổ lấy được áo giáp, mũ của tên tướng nhà Minh ném sang cho quân giặc. Quân lính nhà Minh thấy vậy rút vội vào thành và từ đó không dám ra khỏi thành. Hổ không bắt được tướng giặc nên dân Thọ Sơn Trang lập đền thờ ngài và Ngài có Duệ hiệu là: Sơn thần Long hổ huyền đàn thượng tướng quân, tước phong Dực bảo trung hưng gia phong tú ngực thượng đảng tôn thần.

          Cả ba thần thở ở nghè Thọ Đồn hiện nay đều được cúng tế chung vào lễ kỳ phúc mùng 10 tháng 3 âm lịch và lễ tế hè mùng 1 tháng 4 âm lịch hàng năm.

          5. Thần Minh Linh tôn thần, Hoằng Nghi tôn thần, thờ ở làng Mỹ Xuyên;

        Trong sách Thanh Hóa Chư Thần Lục (tức các vị thần thờ ở Xứ Thanh) có ghi Minh Linh tôn thần – Hoắng Nghi tôn thần được thờ xã Mỹ Xuyên huyện Vĩnh Lộc nhưng không có thần tích. Căn cứ vào quyển Tộc Phả của họ Vũ Mai làng Mỹ Xuyên có phần nói về sự tích của thần lập ấp Mỹ điềm trang (Mỹ Xuyên) do ông Vũ Mai Cấn dịch từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ năm 1983, biết được thần lập ấp trang Mỹ Điềm và thần tích của Minh Linh tôn thần và Hoằng nghi tôn thần như sau:

    “Thời nhà Trần có 1 người Tù trưởng có uy tín 1 vùng, họ Vũ, tên Minh cùng vợ là Lê Thị Ngọc đến lập trại tại Quan Hoàng sách, huyện Cẩm Thủy (tục gọi là Mã Mốc) tức Mỹ Xuyên ngày nay, vợ chồng muộn con chỉ làm điều nhân đức và khẩn hoang lập trại.

       Một buổi trưa (giờ ngọ) Thái Nương ngủ mộng thấy 1 cụ già tóc bạc phơ đưa 1 bé trai đến bà bế bé trai 1 cách trìu mến đến 7 lần, sau đó bà tỉnh dậy nói với Thái công cho đó là quái mộng liền làm lễ tống quái mộng.

       Từ hôm ấy Thái Nương cảm ứng thành thai ngoài 7 tháng sinh 1 bé trai trong bọc (đẻ bọc) thấy có 7 điểm đen ông cho là quái gở đem ra đấu Hoa Xứ bỏ (tức là gò Mã Anh). Ngày mai dân làng đi làm đồng thấy có em bé khóc nên về bảo với Thái Công, Thái Công chạy ra quả thực đứa bé mặt mũi khôi kỳ, liền đem về nuôi. Ngày tháng thoi đưa đến 11 tuổi đặt tên là Đức, đến 14 tuổi cho học trường của Tiên sinh, em học 1 biết 10, nhưng khổ thay cùng năm ấy Thái Công từ trần, thế là chỉ 2 mẹ con nuôi nhau.

         Đến năm 19 tuổi em học giỏi trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tiếng tăm đến triều đình, em có uy tín toàn vùng, khi đó vua Trần Thánh Tông qua tới phủ Thiệu Thiên, Vua cho gọi em đến. Vua trông thấy dáng người nho phong mỹ hạnh, vua liền phong cho sức Thái Úy đồng thời triệu vào Triều làm việc. Chỉ trong 3 năm ông được nhà vua yêu mến lại phong cho chức Quyền Thái Giám nội vụ, ông làm quan trải 3 triều vua. Năm 75 tuổi ông xin về trí sĩ tại Mỹ Điềm trang, vua cho 50 lạng bạc và cho hưởng lộc Mỹ Điểm trang (ruộng đất). Cụ về mở trường dạy học từ 1 năm. Ngày 1 tháng 8, cụ mơ thấy có 1 viên quan có mũ chỉnh tề, tay cầm cờ lệnh và binh lính đầy sân, khi tỉnh dậy cụ nói với gia đình, quả nhiên 3 tháng sau cụ lâm chung, dân làng thương tiếc đem chôn tại đồng Lũy Thổ và lập đền thờ (Thượng sàng hạ mộ)

         Sau ít năm quân Chiêm Thành xâm chiếm nước ta, vua Trần Minh Tông cầm con đi đánh giặc khi vừa đến địa phương Mỹ Điềm trang tự nhiên trời tối đen, sấm chớp ầm ầm, vua đành phải dừng quân tại đây. Đêm hôm ấy vua cho gọi phụ lão thăm hỏi, các cụ tâu bày sự tích thần lập ấp đã làm quan trải qua ba triều.

      Đêm hôm ấy vua mộng thấy của vị thần áo mẫu chỉnh tề, đến trước mặt vua quỳ tâu: “tôi là thái giám đã làm quan trải 3 triều Trần nay thấy vua đi đánh giặc xin vua cầu thiên thần” vua tính dậy sai các quan đến thờ thần Thái Giám cầu lễ, và sai dân lập đàn cầu Thiên thần. Trong khi đang cầu lễ thì trời tối sấm lại, vua trông thấy vị thần đứng trước vua tâu rằng: “Tôi là thiên thần được lệnh giúp vua đánh giặc” rồi biến mất, trời lại quang tạnh như thường.

          Vua chắc chắn có thần giúp đỡ, liền đem quân đi ngay, qua 1 tháng đến địa điểm, vua tung quân đánh trận đầu 1 ngày không phân được thua đành phải nghỉ.

          Đến sáng ngày mai vua lại ra quân, khi đang đánh nhau tự nhiên thấy có sấm chớp, mây đem kéo đến, vừa có tiếng binh lính hò reo ầm ầm, rồi trời lại quang tạnh, vua liền thúc quân đánh tiếp. Quả nhiên chỉ trong vài hiệp giặc bị tan vỡ, vua thgu nhiều khí giới và bắt được cả tướng giặc đem về. Đến ngày 19 tháng 7 vua lại tới Mỹ điềm trang nghỉ chân, sai các quan làm lễ tạ đền Thái Giám đồng thời cho dân ăn mừng 5 ngày, tặng 140 quan tiền lập thêm 1 đền thờ (nghè Đông) giữa nơi vua trú chân nghỉ (sau có ngày hội đàn). Dân địa phương cứ đến ngày 3 tháng 5 âm lịch là lễ hội đàn, và khi vua đi có phong sắc cho 2 ngồi đền ở đây: Đền Tây (dịch nghĩa): Đương Cảnh Thành Hoàng Trường Thái Giám Quốc Sĩ Hoằng Nghi thần minh thượng đảng phúc thần Đại vương, đền Đông dịch nghĩa: Dương Cảnh bản thổ hiền đức Thông ứng Minh Linh Thượng đẳng thần Đại vương.

       +Ngoài thờ thần ra các làng Vĩnh Yên xưa đều thờ phật và thờ mẫu Liễu Hạnh. Làng nào cũng có ngôi chùa to, nhỏ khác nhau, có làng có tới 2 ngôi chùa trong chùa là nơi thờ phật và thờ mẫu. (làng xây nơi thờ mẫu riêng gọi là phủ);

         Phật Giáo nguyên có nguồn gốc từ nước Ấn Độ, người sáng lập ra đạo Phật là thái tử Tất Đạt Đa sinh năm 563 trước công nguyên. Phật Giáo truyền vào Việt Nam từ đầu công nguyên, ở Thanh Hóa phật đã phát triển vào thế kỷ thứ VI sang thế kỷ thứ X mới thịnh hành với triều Đinh và triều Lê.

          Theo quan niệm trong dân gian, các Đức Phật đều có lòng bác ái, bao dung, từ bi, hỷ xả lớn lao, có khả năng cứu khổ, cứu nạn, phù hộ cho con người khi gặp những điểu tai ương “được tai qua, nạn khỏi”. Những người đi lễ phật là cầu mong tránh được những điều ác, gặp được điều thiện và tu thân.

          6. Về Liễu Hạnh công chúa, cũng là 1 vị thần.

Theo các sách thần tích của bà chúa Liễu Hạnh được kể như sau: Thần là Chúa Tiên trên Thiên Đình giáng sinh vào nhà họ Lê ở xã An Thái, huyện Thiên Bảo, rồi lấy chồng người đồng hương sinh được một người con gái thì hoá. Sau thường hiện hình thành người cùng hai nàng là Quế Hoa và Quỳnh Hoa, thường đi du ngoạn các danh Sơn, thắng cảnh và hiển hiện tiếng thiêng. Năm cảnh trị (1663 – 1671) vua cho xây dựng đền thờ và phong là “mạ vàng công chúa” rồi sai dân thờ phụng. Sau các vua đi đánh giặc thần đều giúp cho thành công và thắng lợi. được gia tăng: “Chế thắng hòa diệu Đại Vương”. Rồi tỏ sự linh ứng, các đời đều có phong tặng.  

        Người dân Vĩnh Yên từ xưa đến nay lên chùa lễ phật, lễ mẫu và các ngày sóc (mùng một âm lịch) và ngày vọng (ngày mười lăm âm lịch) hàng tháng. Lễ hội lớn nhất của chùa ngày Phật Đản ngày mùng tám tháng tư âm lịch (nay là ngày mười lăm tháng tư âm lịch).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét