Theo
giáo lý nhà Phật, thì con người là do 5 uẫn kết hợp lại mà thành, đó chính là
sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Và nếu 5 uẫn này rời ra thì con người không còn
nữa. Hay nói ngắn gọn hơn đó chính là Danh và Sắc. Là thân xác và tinh thần của
con người chúng ta.
Nhưng
riêng về tinh thần, chúng ta có thể nhận thấy có 3 phần khác nhau sau đây. Và
chính 3 phần khác nhau của tinh thần này, nó sẽ tương ứng với 3 cái là: Tham
dục, tà kiến và bản ngã của con người.
Thứ
nhất, đó là “thế giới cảm giác” của 5 giác quan thuộc thân xác con người. Là
mắt, tai, mũi, lưỡi và thân xác xúc chạm. Thứ hai là tinh thần bề mặt theo
chiều rộng đó là ý thức (lý trí), và hoạt động của ý thức này thì được gọi là
tư duy. Thứ ba là tinh thần chiều sâu bên trong, chính là tiềm thức (mạt na
thức) và vô thức (a lại da thức), hai cái này được gọi chung là tâm lý của con
người vậy.
Do đó
“thế giới cảm giác” của 5 giác quan thuộc thân xác con người, cũng là một dạng
tinh thần bề mặt không xác định được. Vì “cảm giác” nói chung là mông lung giả
tạo, mỗi người mỗi khác nhau theo dân tộc, chủng tộc, địa phương mà có cảm nhận
khác nhau. Nên chúng ta không cần xét về “thế giới cảm giác” này nhiều quá chỉ
thêm rối mà vô ích thôi. Nhưng căn bản 5 giác quan này đều được điều khiển bằng
ý thức, thuộc thần kinh trung ương của não người. Và nhờ đó mà con người mới
vượt xa hơn được phần bản năng động vật của mình. Và 5 giác quan này chính là 5
tên lính gác 5 cửa thành của thân xác ở bên ngoài. Và từ đây sinh ra tánh tham
dục của con người.
Còn ý
thức là thuộc thần kinh trung ương của não người. Là sự nhận thức về chiều rộng
của bề mặt thực tại. Là một cái cửa lớn để đi vào sâu trong tinh thần con
người, được gọi là đại tướng quân ý thức. Vì ý thức có chức năng là luôn xác
nhận thực tại, bằng hiện thực để chúng ta nhìn thấy cái hình thức bên ngoài của
nó, sống động như thế nào. Do đó nhiệm vụ của ý thức là luôn chạy đuổi theo sự
biến đổi vô thường của thực tại. Nhưng cuối cùng nó cũng thất bại, và nó không
thể thấy được thực tại chính là vạn pháp vô ngã. Vì căn bản cái ý thức này của
con người bình thường, là luôn nhìn ngắm thực tại bằng con mắt của bản ngã (hay
còn gọi là hữu ngã). Và từ đây sẽ sinh ra tư duy tà kiến của con người chúng
ta.
Và vấn
đề thứ ba là tâm lý của con người. Và cũng chính trong phần tâm lý này, mà
chúng ta tìm thấy những khái niệm, như là tâm hồn và linh hồn như thế nào.
Vậy tâm
hồn là linh hồn của con người nằm ở đâu?
Câu trả
lời rằng, tâm hồn con người là nằm ở tiềm thức. Vì những chiến thắng tinh thần
ở tiềm thức là những hóa thành xinh đẹp, được gọi là cái đẹp mang tính nghệ
thuật cao. Đó chính là thế giới siêu hình. Và những cái đẹp ở đây, đã xoa dịu
đau khổ cho chúng ta rất nhiều. Và chính bởi những thắng lợi ảo tưởng lung linh
xinh đẹp này, đã làm nên tâm hồn con người. Và tâm hồn con người tỏa hương ra
và được lưu lại, thì được gọi là văn hóa.
Còn sâu
trong vô thức thì lại được chia làm hai, là tâm linh và tâm thức. Tâm linh là
tận cùng của các pháp tục đế, gọi là lý tưởng. Và tâm thức là tận cùng của các
pháp chân đế, gọi là chân lý. Vậy các pháp tục đế cũng là tất cả các pháp hữu
vi. Còn các pháp chân đế là tất cả các pháp vô vi. Và nếu đi về hướng tục đế
hữu vi thì là sinh ra, là số nhiều của vạn pháp trong thực tại. Nhưng nếu đi về
hướng chân đế vô vi, là sự triệt tiêu mất đi của các pháp, là số ít. Do đó nếu
đi về hướng chân đế đến tận cùng, thì chúng ta thấy chỉ còn có một pháp vô vi
duy nhất, là niết bàn tịch lặng mà thôi.
Vì thế
tất cả các pháp hữu vi trong thực tại là số nhiều vô lượng vô biên, không thể
đo đếm hết được. Và đó cũng chính là tất cả nghiệp chướng, mà chúng ta đã có
trên cuộc đời này. Và nếu như có ai tu hành đạt đến niết bàn vô vi tịch diệt,
thì mới diệt được hết nghiệp chướng vậy. Cho nên tất cả nghiệp chướng của con
người, sẽ dồn lại một cục tại nơi tận cùng của tâm linh, thì được gọi là linh
hồn. Và dĩ nhiên cái linh hồn này là vẫn còn thiện ác, và phải đi đâu thai trở
lại rồi. Và khi chúng ta còn sống đây, mà nó “trổ” ra ngoài đời sống để nhìn
thấy được, thì đó chính là nghiệp chướng mà chúng ta phải trả cho cuộc đời
mình.
Cho nên
cái nơi tận cùng của linh hồn con người, bao gồm tất cả các pháp hữu vi, cũng
chính là nghiệp chướng của chúng ta đó. Và chính tại nơi đây sinh ra tất cả tai
họa và đau khổ hay thành công của kiếp người. Đó chính là cái bản ngã của con
người chúng ta.
Vì thế
tâm hồn con người là để ước mơ, còn linh hồn là để đau khổ, vì nó luôn chạy
theo cái ảo vọng của ước mơ mà. Và vì đau khổ nên phải cần có ước mơ, còn ước
mơ là hy vọng được giải thoát khỏi đau khổ đó. Vậy nên nếu ai mà thành Phật là
không còn tâm hồn và linh hồn nữa, nên Phật không có ước mơ và hy vọng gì ráo.
Và thế là Phật không còn đau khổ nữa.
Vì bản
ngã là ở trong thì nó sẽ sanh ra ngoài là tà kiến. Còn vô ngã ở trong thì lại
sanh ra chánh kiến ở ngoài. Và cái chánh kiến này là chánh kiến chân đế tối
thượng. Ngược lại những người đi tu biết cách hành trì pháp vô ngã, nhưng chưa
chứng pháp thì chỉ biết chánh kiến tục đế mà thôi. Đó chính là lý trí của chúng
ta, chỉ dẫn cách đối nhân xử thế với mọi người cho được hài hòa cân bằng. Chứ
thật ra những người này vẫn còn bản ngã, cho nên họ vẫn còn đau khổ như thường.
Và trong
cuộc sống bình thường, con người muốn an ổn không bị tai họa nhiều, thì phải có
chánh kiến tục đế thì mới được. Vì không có chánh kiến chân đế để chế phục tự
tâm mình, thì bạn phải dùng ý thức để cân bằng đời sống bên ngoài. Nếu không,
bạn sẽ khổ sở từ trong nội tâm ra đến bên ngoài đời sống luôn.
Và nếu
cái bản ngã càng lớn thì chúng ta càng đau khổ nhiều…
Và đây
chính là lời khai thị của Sư Ông Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam. Đại ý
rằng: “ Bản ngã chính là nơi sinh ra mọi đau khổ bên trong con người cá nhân,
và tất cả tai họa cho xã hội loài người từ xưa đến nay”. Và khi chúng con biết
được điều này, thì chúng con sanh tâm hoan hỷ vui mừng biết ơn Sư Ông khôn
xiết…
Do đó
chúng ta có thể hiểu rằng, nếu nghiệp chướng mà thu vào trong, thì đó chính là
linh hồn, là cái bản ngã của chúng ta. Và từ cái bản ngã ở bên trong này mà
“bung” ra ngoài, thì đó chính là tư duy tà kiến sai lầm khổ đau của con người.
Vậy
chúng ta có thể kết luận rằng: “Bản ngã là gốc của tà kiến, còn tà kiến là gốc
của tham dục, và tham dục là gốc của khổ đau hết trọn kiếp người”. Hay nói một
cách ngắn gọn hơn, thì “bản ngã chính là gốc của tất cả khổ đau của con người
trần gian”. Vì đó chính là giới hạn của con đường tục đế, mà tận cùng của nó
chính là bản ngã, vậy thì con người làm sao không khổ đau cho được chứ.
Vì thế
những người tu đốn ngộ, là họ đốn ngay vào cái gốc bản ngã này luôn, là xong
hết 84 ngàn pháp môn trên đời. Là họ đi vào bản môn cái ào luôn, là giải thoát
khỏi khổ đau, là gặp được hoàng đế chánh pháp, là được pháp vô vi niết bàn tịch
lặng.
Trái lại
những người tu tiệm ngộ, thì đi từ ngoài vào trong dần dần rất chậm. Là phòng
hộ các căn, là chống lại tham dục, là thay đổi tư duy tà kiến sai lầm. Và cuối
cùng là phá bỏ bản ngã, rồi kết thúc thì cũng được vào bản môn như ai. Nhưng
con đường tu tiệm ngộ này là rất dài, rất xa và rất lâu. Vì thế chỉ tu trong
một đời này thì không thể làm xong được đâu, mà hết ga bà già là tới cỏi trời
thôi là hết. Tuy nhiên lý thuyết là như thế cho công bằng, nhưng sự thật thì
chưa có ai tu tiệm ngộ chậm như rùa bò, mà đắc đạo thành Phật được cả. Hí hí!
Vì thành
Phật chỉ ở tuổi trẻ dưới 40 tuổi, thì mới đủ sức mạnh và nổ lực tu tập để thành
Phật được. Vì ở tuổi này, năng lực tâm sinh lý của con người còn mạnh mẽ hơn
bao giờ hết. Chứ già quá rồi còn sức đâu mà tu để thành Phật được chứ.
Do đó
chúng ta tu hành thì phải nắm ngay cái chính yếu, hợp với căn cơ của mình mà tu
cho nhanh, đừng chạy lòng vòng phí sức uổng công. Chúng ta phải nhắm vào cái
chính yếu, mà công phá thật mạnh vào nó, như đánh trận quân sự với giặc vậy. Vì
khi bạn giác ngộ và phá bỏ bản ngã rồi, thì trí tuệ và từ bi của bạn sẽ phát
sanh ngập tràn khắp sơn hà đại địa. Còn bạn cứ đi học lung tung khắp nơi đủ thứ
sách vở cho nhiều, thì chỉ làm đầy thêm cái bản ngã sai lầm của bạn mà thôi. Và
như vậy là bạn càng tu cho nhiều, thì càng cố chấp cho lớn hơn nữa. Vì mỗi ngày
bạn cứ càng nạp thêm mãi, chứ có chịu bỏ bớt đi đâu, thì làm sao thấy cái gì
được đây. Vì tu lâu hay mau là ở trong tâm, chứ không phải là hình tướng bên
ngoài.
Vì trong
10 điều đại nguyện của đức Phổ Hiền Bồ Tát, thì chúng ta chỉ cần học và hành
thành công 2 điều thôi thì cũng thành Tổ thành Phật rồi. Đó chính là điều đại
nguyện thứ 4 và thứ 5 là: “Tứ giả sám hối nghiệp chướng. Ngũ giả tùy hỷ công
đức”. Vì nếu chúng ta tu hành thành công 2 điều này, thì tự nhiên tuệ giác khai
mở và sẽ biết hết tất cả các pháp…
Vì căn
bản tư duy con người là tà kiến để bảo vệ cái bản ngã sai lầm của mình. Nên
chúng ta luôn ganh tỵ đố kỵ với người nào may mắn tài giỏi hơn mình. Và từ đó
cố chấp mãi vào cái tướng thấy giả hợp bên ngoài, của một ông thầy tu lâu năm
cho khổ mãi. Vì tu là hiểu tới đâu là phải bỏ tới đó, và dĩ nhiên lúc đó sẽ có
cái khác đắp vô thôi. Nhưng bạn tu mà không bỏ đi tý nào hết, thì làm sao hiểu
được cái gì mới đây.
Vì tu là
để trưởng thành chứ không phải để hơn thua.
Vì để
tranh giành vươn lên trong xã hội, thì người ta ngước nhìn lên cao mà học tập
phấn đấu. Và đó là con đường tạo nghiệp chướng nhiều thêm. Vì khi bạn nhìn lên
cao, thì bạn sẽ nhìn thấy nhiều cái biểu tượng gần như là cao quý hơn cả con
người. Đó chính là các hệ ý thức triết học tà kiến, mang tính lý tưởng cao đẹp
tuyệt đối. Và chính những ảo tưởng này, nó càng làm lớn thêm cái bản ngã sai
lầm của con người chúng ta. Và cũng chính nó đã làm thế giới này đảo điên mãi,
trong tranh chấp diệt trừ lẫn nhau. Tuy nhiên bản Ngã chính là cội gốc của các
pháp hữu vi. Cho nên chính bản ngã đã đưa con người từ khi còn ăn long ở lổ
trong hang động, đi đến nền văn minh khoa học kỷ thuật siêu việt như ngày nay.
Còn bạn
tu để trưởng thành như một con người có sự hiểu biết chân chính, thì bạn phải
nhìn xuống thấp nơi những cái gần gũi là máu thịt của mình đi. Bạn nhìn xuống
như dòng nước mắt của con người chảy xuống vì đau thương, bất công, loạn lạc,
nghèo đói, điêu tàn và bất hạnh. Bạn nhìn xuống và lắng nghe trái tim mình rỉ
máu và đau xót, như chính những con người kia vẫn còn thoi thóp bên lề sinh tử.
Và vì cuộc sống đau khổ đó của nhân gian, cứ kéo dài mãi theo năm tháng trong
mịt mù tăm tối…
Và khi
bạn biết yêu thương con người, là khi bạn đã trưởng thành!
Vì con
người có trí óc đánh giết nhau không phải là do nguyên nhân tham dục, mà là do
tà kiến để bảo vệ cái bản ngã sai lầm của mình thôi. Và tại sao các kim tự tháp
Ai Cập lại được xây dựng hùng vĩ như thế? Và tại nơi đó đã chôn vùi biết bao
nhân mạng những con người nô lệ? Đó chính là để thỏa mãn cái bản ngã của những
Pharaon mà thôi. Và tại sao Tần Thủy Hoàng Đế và Thành Cát Tư Hãn lại hung bạo
như thế? Rồi Napoleon, Hitler, Stalin.vv. Rồi chủ nghĩa Cộng Sản, chủ nghĩa
phát xít, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và các phong trào Hồi Giáo thánh chiến…Và
tất cả những nỗi khổ đau kinh hoàng, mà những con người tàn bạo này đã gây ra
cho nhân loại là bởi vì đâu? Đó chính là để thõa mãn cái bản ngã của chúng nó
thôi, chứ đâu phải do tham dục.
Và nếu
như bạn nhìn xuống thấp dưới chân mình, thì bạn sẽ nhìn ra sự thật rằng cuộc
đời này là khổ đau như núi. Và nếu bạn dám chấp nhận giáp mặt với sự thật khổ
đau đó, thì bạn sẽ biết yêu thương con người. Và điều này nó sẽ làm nên con
người cao thượng danh giá của bạn. Vì nó khác với cái cách mà chúng ta thường
chạy trốn trên cao, để ôm ấp những ảo tưởng xa vời lạnh lẽo trong tinh cầu cô
đơn.
Do đó
sống đời sống ngũ dục, mà không quá lạm dụng nó như nô lệ cho nó, thì chúng ta
vẫn tu tập được như thường, vì nó là những nhu cầu tự nhiên của con người mà.
Và điều này rất thích hợp cho những người tu tại gia ngày nay.
Ngày xưa
Tổ Huệ Năng chưa đi tu mà đã giác ngộ thấy tánh không rồi. Sau đó Ngũ Tổ Hoằng
Nhẫn trao y bát cho Ngài và bảo Ngài đi đi. Và Ngài đi nhưng vẫn chưa có duyên
để tu tập xuất trần trong chùa được. Và Ngài đi theo bọn người bẩy chim bắt cá
trong suốt mười mấy năm sau đó nữa, thì hỏi làm sao nếu vì không có giới, mà sự
ngộ đạo của Ngài mất hết hay sao. Do đó dục không phải là nguyên nhân gây đau
khổ lớn nhất. Nhưng con người không bỏ dục thì đa số không thể đi vào đạo được,
chỉ trừ những bậc thượng căn đốn ngộ một phát tới bản môn thôi. Vì thế tu hành
nhất thiết là phải tránh ham mê ngũ dục thế gian, thì mới tu hành được, bằng
không các tu sĩ này chỉ là mấy kẻ lừa đảo tín đồ rồi.
Và sự
thật là con người sống không thể nào không có ước mơ được.
Và trong
khi chúng ta luôn ước mơ, thì chúng ta cũng không ngừng nỗ lực biến ước mơ đó
trở thành sự thật. Nhưng sự thật ở đây chỉ là sự thật tục đế. Đó chính là thành
công của đời sống có ý thức của con người chúng ta, biết sống theo đạo lý gia
phong và kỷ cương phép nước, cũng như biết lao động sáng tạo thành công. Và
trong những vấn đề tục đế của đời sống, thì chúng ta phải công nhận rằng: Hình
thức cuộc sống như danh lợi vật chất, tiếng tăm là mơ ước có thật của con
người. Cho dù nó chính là nguyên nhân, tạo ra cái bản ngã khổ đau sai lầm của
chúng ta đi nữa. Vì những điều gọi là “có thật” này cũng chính là nghiệp chướng
hữu lậu mà.
Do đó
nếu là một bậc Chân Nhân thứ thiệt, thì Ngài sẽ không cần những quyền lợi và
trách nhiệm hữu sự của thế gian làm gì cho mệt. Vì đối với Ngài nó chẳng có ý
nghĩa gì cả. Vì Ngài sống ẩn danh, ẩn mật, vui thú trong cái cỏi riêng địa đàng
của chính mình, thì hạnh phúc hơn. Vì Ngài không muốn gánh nghiệp chướng cho
người khác. Vì dù sao thế giới này cũng nằm trong bàn tay Ngài mà có chạy khỏi
đâu. Do đó Ngài vẫn có thể cứu thế giới, và làm được nhiều lợi ích cho con
người là được rồi. Vì Ngài đã có hẹn với thế gian này, là một chuyến rong chơi
nơi cuối trời phương ngoại...
Vì với
cái nhìn chân đế, thì tất cả các pháp hữu vi đều là giả tạo. Có nghĩa là kiếp
sống của con người ngắn ngũi như một giấc mơ, và danh lợi vật chất tiếng tăm
đều không thật. Mà chỉ có chân lý niết bàn vô vi tịch diệt mới là sự thật.
Nhưng rất tiếc nó lại là vô hình không thể nhìn thấy, sờ chạm và giảng nói được
đối với tất cả chúng ta.
Còn lý
tưởng chỉ là một ảo tưởng xa vời trên cao không bao giờ có thật, nhưng người ta
nói về nó biện chứng rất rõ ràng, cặn kẽ, logich như là nhìn thấy và nắm bắt
được nó trong bàn tay mình vậy. Và khi tất cả chúng ta háo hức đi về hướng đó,
với lòng tin thành thật rằng sẽ được lên thiên đàng. Nhưng thiên đàng ở đâu sao
chúng ta đi mãi mà cứ thấy mình đi thụt lùi thế này. Nên chúng ta phải tự lừa
dối mình, bằng những nhận thức sai lầm tiếp theo, trong cái ảo tưởng không có
thật kia.
Ngược
lại chân lý chính là cái có thật trên đời này, như không khí để mọi loài sinh
vật hít thở vậy. Và nếu không có sự thật đó thì không thể có sự sống ở trần
gian được. Nhưng chân lý lại nằm ngoài nhận thức của con ngươì trần gian. Vì
lúc nào chúng ta cũng muốn nắm bắt không khí trong tay mình, như một vật thể
cho bằng được. Cho nên chân lý mãi mãi là một thế giới khác đối với con người chúng
ta, nhưng nó rất gần gũi mà chúng ta không biết đó thôi.
Và chính
bởi hai điều mâu thuẫn và trái ngược này giữa lý tưởng và chân lý. Cho nên con
người luôn sai lầm, trên con đường đi tìm hạnh phúc của mình mãi…
Do đó
đối với người thường, thì tất cả chúng ta đều luôn sa lầy trong hai điều trái
ngược đó. Vì tư duy nhị nguyên tà kiến của chúng ta, là lúc nào cũng tách bạch
rõ ràng trên cái nền tảng là bản ngã của chính mình. Và khi cái bản ngã của
chúng ta xác quyết về vấn đề gì đó là tuyệt đối rồi, thì sự tranh chấp trong
đời sống xã hội lại càng lớn hơn. Và đó chính là sự đối đầu giữa những tên độc
tài cầm quyền sinh sát trong tay với nhau. Và là sự đối cực giữa các hệ thống
chính trị khác nhau. Cho nên chính nguyên nhân này, mà nó luôn đặt thế giới của
chúng ta trong tình trạng sẳn sàng phải đi cấp cứu…
Vì thế
nếu bản ngã chúng ta càng lớn, thì sẽ sinh ra tư duy tà kiến càng nặng. Vì bản
ngã là cái gốc sinh ra tham vọng mù quáng của con người. Và cái này là một sai
lầm rất lớn được gọi là ý chí, nếu như bạn hướng nó đi đến những mục đích hoang
tưởng. Và do đó trong đời sống bình thường, chúng ta đã từng thấy những con
người có sức chịu đựng thật khủng khiếp. Cũng như trong lịch sử đấu tranh của
loài người, chúng ta đã từng chứng kiến những dân tộc nhỏ bé nghèo nàn thảm
thương, nhưng sự chiến đấu dũng cảm của họ để bảo vệ quê hương mình là bất diệt
trên đời.
Và dưới
ánh sáng minh triết, thì chúng ta chấp nhận sự có mặt của bản ngã trong đời
sống tục đế. Nhưng chúng ta phải đủ hiểu biết để thấy được giới hạn của các quy
luật vận hành trong tự nhiên là như thế nào. Vì bản ngã của chúng ta luôn sai
lầm, chẳng biết đâu là giới hạn sinh tử để dừng lại cả. Vì thế chúng ta phải
biết cách hướng tham vọng của mình đi theo con đường tích cực. Và như vậy bản
ngã đó sẽ sinh ra ý chí mạnh mẽ, để chúng ta xây dựng cuộc sống chung này tốt
đẹp hơn.
Vậy nếu
bạn có khả năng phá bỏ cái bản ngã của mình đi, thì bạn sẽ là vô ngã, và sẽ có
chánh kiến chân đế, là giải thoát khổ đau. Và đó sẽ không là con đường chung
cho tất cả mọi người trên thế gian này được. Cho nên chúng ta phải hiểu rõ bản
ngã là gì, và không nên chạy trốn nó thì sẽ mất đi động lực phấn đấu của bản
thân.
Vậy cái
bản ngã của con người, chính là một cục nghiệp chướng to đùng. Là linh hồn tội
lổi của chúng ta, là cái tôi đáng ghét, là nghiệp lực mù quáng, là ý chí tà
kiến rất mạnh mẽ của Ma Vương.
……………………………………….
Khi biết
bản ngã là nguồn gốc sinh ra đau khổ, thì ít nhất chúng ta phải dùng đến lý trí
và tình thương để soi xét mọi việc cho ổn, thì chúng ta cũng có thể tìm thấy
hạnh phúc.
Hà Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét