THÁC YALY KONTUM
Phía Tây-Bắc, cách tỉnh lỵ 45 cây số, nằm trên ranh giới
Pleiku-Kontum. Thác Yali cao khoảng 32 thước, sức nước chảy rất mạnh tạo
thành một bức tường nước trắng xóa.
Thác Ialy, hay Jrai-li[1] hoặc Yaly, từng là một trong những thác nước lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, thác đã được ngăn lại để xây dựngNhà máy Thủy điện Ialy.
Thác nằm trên sông Sê San thuộc tỉnh Kon Tum. Vào thập niên 1950 thác đo được 42 mét.[1] Mặt
dù có nhiều cách ghi tên khác nhau, nhưng cách gọi thông dụng là Yaly,
được lý giải bởi truyền thuyết truyền khẩu về chàng Rốc và nàng Ly của
người dân bản địa, theo đó, con thác được đặt tên theo ý nghĩa “Ya”
nghĩa là nước mắt, còn “Ly” là tên của nàng Ly. YaLy nghĩa là nước mắt
của người con gái tên Ly.
Không chỉ nổi tiếng vì là nơi xây dựng một trong những nhà máy thuỷ
điện lớn nhất Việt Nam, Yaly còn nổi tiếng với nhiều thắng cảnh hùng vĩ,
là một điểm du lịch tuyệt vời ở Tây Nguyên. Nằm trên địa bàn xã Ya
Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, là dòng thác đẹp thuộc con sông Sê
San, thác Yaly có vị trí lí tưởng với nhiều hồ nước rộng, nhiều ốc đảo.
Do cảnh quan ngoạn mục và các điều kiện tự nhiên lí tưởng mà thác Yaly
đã được chọn làm điểm khởi đầu cho nhiều tour trong chương trình du lịch
Tây Nguyên. Đến đây, du khách sẽ được đi thăm nhà máy thuỷ điện Yaly,
thăm bản làng dân tộc Jarai và đi thuyền ngược dòng Sê San ngắm cảnh
sông nước, thưởng ngoạn đại ngàn hoang sơ, hùng vĩ.
Sông Sesan
Thủy điện Yaly
Thác Thuỷ Tiên
Cách thị xã Tam Giang, huyện Krông Năng khoảng 7km, thác Thuỷ Tiên là
một thắng cảnh được nhiều khách du lịch chọn làm điểm đến bởi vẻ đẹp
thơ mộng của nó. Thác có nhiều bậc, nước đổ xuống tung bọt trắng xoá.
Thác gồm ba tầng với rất nhiều tảng đá gối chồng lên nhau. Tầng thứ nhất
có độ dốc thấp với những bậc lên xuống dễ dàng, nước chảy êm, lòng thác
nhỏ. Tầng thứ hai trải rộng với nhiều bậc đá, có những chỗ nước chảy
xiết, rung bọt trắng xoá một vùng, tạo nên những hồ nông, nơi ngâm mình
lí tưởng của du khách. Tầng thứ 3, nước đổ thẳng dốc từ trên cao tạo
thành những hồ khá sâu để rồi hoà mình voà dòng chảy hiền hoà giữa đại
ngàn.
Thác Diệu Thanh
Nằm trên dòng suối Dak Tít, thác Diệu Thanh vắt mình qua hai xã Nhân
Cơ, huyện Dak R’ Lấp và xã Quảng Tân, huyện Dak Nông. Thác Diệu Thanh
gồm có một dòng thác lớn đổ xuống từ độ cao khoảng 30m và nhiều thác
nhỏ. Dòng thác ngày đêm ầm ào như một bản hùng ca của rừng già. Trong
ngầm thác con có nhiều hang sâu với những tảng đá lớn bằng phẳng mà du
khách có thể ngồi tránh nắng trong hơi nước mát lạnh. Nếu đứng trên đỉnh
thác phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể thấy cả một góc rừng xanh bao
la, hùng vĩ.
Thác Ba Tầng
Thuộc huyện Dak Nông, cách thị trấn Gia Nghĩa khoảng 8km ngược về
Buôn Mê Thuột, dòng thác này là một điểm du lịch dã ngoại đầy thú vị ở
phía nam Đăk Lăk. Được gọi là Thác Ba Tầng vì dòng thác này phải chảy
qua ba tầng mới tới được lòng suối phía dưới. Các tầng thác nối tiếp
nhau với độ cao khoảng 40m. Lòng suối khá rộng, ven bờ có nhiều cây cổ
thụ và có bãi đất trống bằng phẳng rất thích hợp cho việc cắm trại để
hưởng cái thú thư giãn giữa thiên nhiên.
Thác Krông Kma
Bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy núi Cư Yang Sin — mái nhà của Tây
Nguyên, dòng Krông Kma đổ xuống chân núi tạo thành một dòng thác hùng
vĩ, thơ mộng. Dòng nước tuôn trào tạo thành những bậc thác nối tiếp
nhau, cạnh những cột nước của thác lại có rất nhiều tảng đá to và phẳng.
Nếu thích khám phá cảnh núi rừng, du khách có thể ngược lên thượng
nguồn dòng thác để tới dãy Cư Yang Sin, sẽ thấy một hồ nước rộng, trong
xanh và sâu hàng chục mét nằm giữa rừng thông xanh mát, tĩnh mịch.
Muốn 1 lần đến nơi đây để ngắm cảnh sơn thủy hữu tình :(
Trả lờiXóaphong thuy van phong
thiet ke nha o
thiết kế nhà ở
xem huong nha