CHUYỆN HUYỀN BÍ KIM CỔ SƯU TẦM-THẦN ĐỘC CƯỚC.
Ông nầy nguyên người làng Toàn Đông, huyện
Bảo An, phủ Từ Sơn, tinh Bắc Ninh. Cha ngài là Nguyên Lê vốn là một pháp
sư lừng danh, không có con trai nói dõi, ông cầu nguyện đức Phật và
nhiều quyền lực tôn giáo khác để can thiệp với Ngọc Hoàng. Vị thần tối
cao liền cho xuống trần một vị thần vào đầu thai trong nhà và làm con
của Nguyên Lê.
Người ta đặt tên Ngài là Nguyên Độc, tới 10
tuổi, cậu bé Độc đã biết thành thạo về nghệ thuật phù phép và có thể
thực hiện được những gì cậu đã vì bốc đồng tình cờ mà làm ra. Một ngày
kia, cậu đánh trống và làm những động tác triệu thỉnh chung chung, khiến
động thấu đến thiên đình và vang động khắp bốn phương nhân gian. Ngọc
Hoàng không chịu nổi những chấn động quái gở như vậy, nên Ngài liền phái
xuống trần một vị “Chu Tử” (mặc quần áo đỏ) thuộc dạng một sĩ quan tùy
viên để đi lấy tin tức về sự náo đồng kia. Viên sĩ quan này, noi theo
các tiếng động, xuống tới nhà của Nguyên Lê và thay vì gặp ở đó như điều
ông dự kiến là một đám đông ồn ào, hỗn độn dữ dội, ông lại chỉ thấy có
một mình cậu bé Nguyên Độc ở đó, cậu lại đang bình thản ngủ vùi. Lợi
dụng dịp may hiếm có, vị thần áo đỏ rút gươm ra, chém một nhát, chặt đôi
thân thể cậu bé, ông mang một phần thân thể về trình Ngọc Hoàng. Sau đó
ông Nguyên Lê vừa trở về nhà, nhìn thấy con bị chém đứt làm hai, vô
cùng hoảng hốt, ông ôm chầm phần còn lại của đứa con mà đi chôn. Sau 100
ngày, ông lao vào đủ các cuộc cúng tế, nguyện cầu và sử dụng phù chú,
ông gặp lại đứa con bị chém của mình. Cậu bé sống lại, lành hẳn các vết
thương và còn khỏe mạnh hơn cả trước kia. Cậu bé tìm cho mình những
kiếm, gươm, cờ và gậy phép và từ đó cậu có được các quyền lực phi
thường. Danh tiếng của cậu liền được truyền rao xa xa, nên từ đó cậu
được tôn vinh là tổ sư vua, là vị tổ bảo hộ cho tất cả các pháp sư.
Việc thờ cúng các vị thần này thật giản đơn
và các nghi thức pháp thuật hiện tôi đang có trong tay không khác mấy,
vào chi tiết, với các lễ lộc phụng cúng dành cho các vị thần này. Người
thấy bùa phải "cầu nguyện cả ngày lẫn đêm và dâng cùng lễ vật vào những
ngày mùng 1 và ngày 15 (ngày rằm) của mỗi tháng”. Muốn cúng bái, mỗi
pháp sư đều có sẵn trong nhà một bàn thờ, thường thường ít trang hoàng
diêm dúa, đặt trong cái am nhỏ, cất riêng biệt. Trên bàn thờ có các hình
vẽ và các tượng bằng giấy ít khi làm bằng gỗ, của Phật, Ngọc Hoàng, Lão
Quân, của Tam Danh và Độc Cước. Các tượng này xếp hàng theo cấp bậc
trên các bệ có độ cao thấp khác nhau, theo thứ tự, như tôi vừa kể. Rồi
tới các linh thần thứ cấp, như các Hộ Pháp, như các vị Thiên Sứ giữ gìn
bảo về pháp luật. Các vị này được giao trọng trách truyền mệnh lệnh của
chư thần. Trước bàn thờ, có các lư hương, các đỉnh trầm hương và tất cả
các phụ tùng thường dùng trong việc thờ cúng. Chính tại đây, ông thầy
bùa mỗi ngày đến cầu nguyện và làm bùa chú. Trên một chiếc bàn thấp hơn,
vào những ngày hiến tế, ông đặt các phẩm vật cúng: cơm, rượu, cau và
trầu, gà, hoa trái, bó vàng giấy và bạc giấy.,v.v… Các ngày cúng diễn ra
vào các ngày đầu tháng (tuần trăng mới =30, mồng một hàng tháng) và
ngày trăng tròn (15 mỗi tháng âm lịch). Đây chính là những ngày nguy
của người Việt xưa và nay vì là ngày hàng tháng bà Nguyệt (trăng) kết
duyên với mặt trời. Ngày mồng một đầu tháng chính là ngày mặt trăng nhú
ra khỏi các tia nắng tàn tạ của mặt trời lặn, và mặt nguyệt mới nhận
được nguyên lý sáng đầu tiên để lớn dần lên tới ngày 15 rồi giảm bớt đi
vào cuối tháng và được sáng trở lại vào tháng kế tiếp. Như vậy, mặt trăng
trở thành biểu tượng của nguyên lý âm và từ đấy, cùng chia sẻ với nữ
giới ảnh hưởng mầu nhiệm của nguyên lý âm, mà người ta gán hẳn cho vầng
nguyệt. Mặt khác, mặt trăng như vậy đương nhiên được mời gọi đóng vai
trò trọng yếu trong pháp thuật mà các lễ tục thường thường được thực
hiện về đêm, vào lúc trăng vừa xuất hiện. Chính vì các lý do này mà
những ngày 1 và 15 trong tháng âm lịch đều đặc biệt được chỉ định để tổ
chức các cuộc cúng kiến dành cho các Thánh tổ của phù chú.
Có 1 thuyết khác về Độc Cước như sau. Chuyện kể rằng thời xưa có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển Sầm Sơn làm hại dân lành. Có một chú bé mồ côi cha vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớn nhanh như thổi và trở thành người khổng lồ. Chàng khổng lồ đánh thắng bọn quỷ ngoài biển, quỷ tràn vào đất liền cướp phá, nếu chàng ở trong đất liền thì quỷ lại phá ở ngoài khơi. Chàng nghĩ cách lấy búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn, một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Từ đó, bọn quỷ vào bờ hay ra biển đều thấy chàng khổng lồ, chúng bỏ đi nơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa. Từ đó xuất phát tên gọi thần Độc Cước, nghĩa là ‘Một chân’. (Theo Thế giới vô hình)
Độc Cước là một vị thần Việt Nam, nơi thờ chính đặt tại đền Độc Cước ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Theo đạo sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783), thì thần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan, có tài đức, giúp các đời vua dẹp yên giặc giã, giữ gìn bờ cõi, thần có hiệu là Đại pháp sư, có 7 phép màu để trị ma quỷ gian ác… và được vua phong bốn chữ: Độc Cước sơn triều. Chuyện kể rằng thời xưa có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển Sầm Sơn làm hại dân lành. Có một chú bé mồ côi cha vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớn nhanh như thổi và trở thành người khổng lồ. Chàng khổng lồ đánh thắng bọn quỷ ngoài biển, quỷ tràn vào đất liền cướp phá, nếu chàng ở trong đất liền thì quỷ lại phá ở ngoài khơi. Chàng nghĩ cách lấy búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn, một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Từ đó, bọn quỷ vào bờ hay ra biển đều thấy chàng khổng lồ, chúng bỏ đi nơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa. Từ đó xuất phát tên gọi thần Độc Cước, nghĩa là 'Một chân'.
Tưởng nhớ công ơn của Độc Cước, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ thần ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng. Về sau miếu trở thành đền Độc Cước.
THAM KHẢO THÊM.
Nếu các tôn giáo có nhiều hệ phái thì đạo phù thủy ở Việt Nam ta cũng vậy.
Phù thủy ở miền Bắc VN đầu tiên từ Tàu truyền
sang, cho nên chúng ta cũng cần biết qua nguồn gốc phù thủy ở Tàu
trước. Theo lịch sử Trung Quốc thì khi Xuy Vưu chống lại vua Hoàng Đế
thì y đã dùng bùa ngải, thư, chú để đánh quân của Hoàng Đế. Vua Hoàng
Đế lại thua nhiều trận sau nhờ được Bà Cửu Thiên Huyền Nữ dạy cho 8 ngày
về các bùa phép để phá Xuy Vưu.
Huyền Nữ dạy Hoàng Đế từ ngày Nhâm Tý, Qúy
Sửu trừ hai ngày Giáp Dần, Ất Mão thôi rồi lại dạy tiếp từ ngày Bính
Thìn đến hết ngày Tân Dậu tổng cộng là 8 ngày, nhờ thế Hoàng Đế biết chế
kim nam châm "chỉ nam" và bùa phép phản công lại Xuy Vưu khiến cho bộ
lạc này tan rả phải rút lên núi cao mà ở. Sau này họ hóa thành bộ lạc
Mèo "Miêu tộc" và vùng núi họ ở gọi là vùng Miêu cương nơi chứa nhiều bí
hiểm và độc địa. Sau đó Hoàng Đế truyền lại cho Chúc Do Thập Tam
Chưởng mà đại đa số là bùa chú trị bịnh cho binh sĩ thời đó. Như vậy là
ngành Đông Y cũng có một khoa trị bịnh bằng bùa phép như: - Chữa
bịnh Truyền thi lao sái. - Các bịnh mụn nhọt. - Dùng khi châm cứu. Đó
là những cách dùng bùa lẫn với dùng thuốc.Thí dụ: Chữa bịnh Lao
truyền thì dùng bùa dán để vây con trùng lao rồi dùng ngải cứu mà đốt. Muốn làm tan nhọt thì thư phù trên mụn cho tan đi hoặc cho vỡ đi gọi là
đinh giáp thần phù (Loại này biên giả đã thí nghiệm thấy rất linh diệu
và gia phụ đã trị cho cả trăm người bị lên đinh lên bắp chuối và mụn
xoài đều tan hoặc vỡ cả) và loại bùa khi châm cứu là để mở các huyệt
đạo trong người trước khi châm cứu. Phù thì gọi là Thái Ất thần phù và
chú thì gọi là Càn Nguyên thần chú. Đến Khương Tử Nha tức Thái công khi
cầm quân phạt Trụ thì lại đem áp dụng phù chú vào binh pháp trận đồ, vào
các việc bệnh, tử trong quân doanh mà sau này Trương Tử Phòng và Gia
Cát Lượng cũng như Lưu Bá Ôn đều áp dụng theo. Loại phù thuỷ trên được gọi là
chính đạo và thường do các đạo sĩ, những người tu Tiên sử dụng. Đến đời
Tống thì Trương Thiên Sư ở Long Hổ Sơn cho đệ tử truyền bá nhiều thứ phù
phép trong dân gian do đó ngành phù thuỷ lan tràn khắp chốn. Riêng về
ngành phù thủy đã nói ở trên là thuộc về thần đạo và sử dụng đến “Thiên
Tinh" các sao Thiên Thần, Thiên Tướng Thiên Binh như Lục Giáp Thần
Binh....v.v... Còn một ngành phù thủy chuyên môn thờ Qủy, chuyên môn dùng
chúa Qủy để sai khiến ma qủy và trị qủy thì gọi là Độc Cước Môn - Môn phái
thờ Thần Độc Cước. Ngành phù thủy này nửa tà nửa chính, nhưng các giới
đạo sỹ thì gọi thẳng họ là tà đạo. Khi vào nhà một ông phù thuỷ nhìn
lên bàn thấy có thờ một ông tượng chỉ có nửa người đứng với một chân,
một tay, một mắt, một tai, một lỗ mũi - nghĩa là đúng y như là một người
bị chẻ dọc làm hai - thì đó là thần tượng Độc Cước, chúa của Qủy.
Người ta không rõ ông Độc Cước này ra đời từ
bao giờ, chỉ thấy truyền thuyết nói rằng: “Đời Thượng Cổ ở bên Tàu có
một vị nho sinh, một hôm vào trong núi tìm Hoa Lan và thưởng cảnh. Khi
trở về thì gặp một người con gái đang định nhảy xuống vực sâu tự tử.
Chàng nho sinh bèn giữ lại kịp và hỏi lý do thì cô gái cho biết là nàng
bị cha mẹ ép gả cho một tên cường hào giàu có lớn hơn nàng tới 40 tuổi
cho nên nàng phẩn chí muốn chết. Nàng định đến nhà cậu ở nhờ nhưng đi
đến đây hết tiền, nên lên mõm núi này để tự vận. Chàng nho sinh thấy
nàng nói năng mềm mỏng và mặt lại rất đẹp, đời chàng chưa hề gặp. Lúc đó
chàng đến đây du học, tiền bạc có sẵn lại ở có một mình trong một căn
nhà mà chàng thuê người dựng lên ở nơi vắng vẻ nay nếu nàng chịu lấy thì
ta đưa nàng về ở chung để nàng lo việc cơm áo cho ta. Nghĩ thế chàng
liền ướm hỏi cô gáí thì cô gái gật đầu. Chàng nho sinh đưa cô gái về nhà
ở và sai nàng đi chợ mua sắm thức ăn, chàng ở nhà đọc sách. Một năm
sau nàng sinh hạ được con trai đầu lòng rất ngộ nghĩnh. Vợ chồng ăn ở
với nhau rất hạnh phúc cho tới năm đứa trẻ lên 4 tuổi thì một hôm gần
Tết chàng ra thị trấn mua bút giấy bổng gặp vị đạo sỹ, vị đạo sỹ nhìn
chàng rồi hoảng hốt than nhỏ: -Ôi! người sắp chết đến nơi rồi không
biết. Tiếc thay ! Chàng lấy làm lạ, bèn vòng tay làm lể và xin vị đạo
sĩ chỉ dạy cho. Vị đạo sĩ nói, chàng đã lấy phải một con yêu tinh nó đã
thu hút tinh khí của mấy trăm người rồi, nay nó sắp thành một loài qủy
Tiên không ai trừ nổi, vậy chàng phải tránh xa nó không thì chết. Chàng
nho sỹ cả sợ vội van xin vị đạo sĩ hãy cứu chàng và vì đời trừ hại giúp. Vị đạo sĩ nói: - Nó thụ hấp tinh khí của nhiều người rồi nên ta
không đủ sức giết nó. Vậy ta cho ngươi một đạo phù này đem về dán ở cửa
chính còn một đạo thì đeo vào người. Hể khi nào nó đi chợ thì ngươi ở
nhà hãy dán bùa và đeo bùa, rồi ở trong nhà, khi nó về nó sẽ không vào
nhà được, dù cửa mở. Nó sẽ gọi ngươi mở cửa cho nó vào thì ngươi biết nó
yêu tinh đuổi nó đi. Chàng nho sinh nhận hai đạo phù đem về giấu kín
trong quyển sách không cho vợ hay biết. Hôm sau chàng sai vợ đi chợ sắm
tết. Khi người vợ đi khỏi chàng đem hai đạo bùa ra đeo và dán ở cửa.
Đến qúa trưa người vợ về đến sân bỏ thúng xuống và đứng ở sân gọi chồng
mở cửa cho nàng vào. Chàng nho sinh bèn đuổi nàng đi và cho biết nàng là
yêu tinh, người vợ thấy chồng đuổi bèn giơ tay vẫy, thì thằng bé đang
chơi ở một góc nhà, thấy mẹ vẫy bèn chạy ra sân. Chàng nho sinh không
kịp giữ lại; Đứa trẻ ra đến sân thì con yêu cầm hai cổ chân đứa trẻ xé
ngược lên và le lưỡi ra như người ta dùng kiếm mà rọc, đứa bé liền bị xé
như chẻ làm hai. Con yêu vất hai nửa đứa trẻ xuống sân thì một nửa
đứng lên còn một nửa té nằm trên đất. Con yêu gọi lớn : -Người không lấy
ta nữa thì con đó, chia đôi mỗi người một nửa. Rồi nó chạy đi và cái
nửa xác sống nhảy theo sau mà đi vào núi. Cái nửa người đó là Thần Độc
Cước là chúa Qủy". Muốn thờ thần này thời xưa thầy phù thủy cứ ba năm
phải tế sống bằng cách giết người tại bàn thờ để lấy tim và máu tế thần
Độc Cước. Nếu trong năm đó mà không mua được người về thì thầy phù thủy
phải dùng đệ tử hay con cái, gia nhân mà tế thay. Sách đời Đường có ghi
truyền, Thôi Vĩ vốn là con trai nhà thơ Thôi Hướng đời Đường. Thôi Vĩ
qua Giao Châu thăm cha làm Thái Thú, lúc về qua Phiên Ngưng vì giỏi khoa
châm cứu nên được một ông thầy phù thủy ở miền núi gần Dương Thành mời
đến châm cứu chữa giúp bệnh bướu. Thôi Vĩ đến nơi chữa khỏi bệnh cho
thầy phù thuỷ, và được mời ở chơi, thầy phù thủy này vốn cho người nhà
đem cả vạn lạng bạc đi để mua người mà không mua được, nên lão ta quyết
định lừa bắt Thôi Vĩ giết đi để tế thần Độc Cước. May là Thôi Vĩ đẹp
trai, lại giỏi đàn nên đứa con gái thầy phù thủy nó mê và nó ngầm báo
cho Thôi Vĩ trốn đi Ở Việt Nam ở mỗi tỉnh có ít ra 5, 7 ông thầy phù
thuỷ thờ thần Độc Cước. Có thờ thần Độc Cước thì mới dễ thu âm binh,
mới dễ tróc tà nhưng sau này không thiêng nữa vì thần Độc Cước không
được cúng bằng người sống. Ngoài việc thờ thần Độc Cước, nhiều thầy
phù thủy lập điện thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tục gọi là Đức
Thánh Trần, và thờ các tượng khác, như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng.
Trên bàn thờ Đức Thánh Trần thì dưới gầm bàn phải thờ Ngũ Hổ Tướng, để
sai đi tróc tà. Đạo thờ Đức Thánh Trần gọi là Đạo Nội. Trên toàn quốc
có đến mấy ngàn ông thầy phù thủy thờ Đạo Nội. Họ là đệ tử của Đức
Thánh Trần Hưng Đạo, nên hàng năm họ phải đi lễ ở đền Kiếp Bạc, trên
sông Vạn Kiếp để tạ lễ gọi là "đi trẩy hội cha" (Tháng 8 hội cha, tháng
3 hội mẹ). Đạo Nội Đức Thánh Trần cũng ra tay ấn quyết phù chú khu tà
tróc quỷ bằng bùa phép nhưng đại đa số là để trị: - Những người đàn bà
bị ma làm (quỷ ám). - Những người hữu sinh vô dưỡng - Những tiền oan
nghiệt chướng (tiền phu, tiền thê v.v...). Cứ theo các sách ghi trong
các điện của thầy phù thủy thì vào thời kỳ Đức Trần Hưng Đạo đánh quân
Mông Cổ có tên Tàu lai là Nguyễn Bá Linh đi theo quân Mông Cổ do thám
quân ta và tác oai tác quái khắp các miền từ Bắc Ninh xuống đến Hải
Dương, Kiến An. Nguyễn Bá Linh có phép phù thủy biến hóa được cho nên
bắt được mấy lần nó lại trốn thoát. Các vị đạo sỹ Việt Nam phải luyện
bùa vào chỉ ngũ sắc để khi bắt được thì dùng chỉ mà buộc cổ nó. Sau khi
bắt được thì quân ta đem ra chém nhưng cứ chém đứt đầu rơi xuống, trông
lại nó vẫn còn nguyên đầu. Sách ghi là chém đầu nó mọc đầu kia nên không
làm sao chém được nó . Sự việc tâu lên nhà vua và Hưng Đạo Vương. Đức
Trần Hưng Đạo bèn ra lệnh bôi cứt gà sáp vào gươm mà chém Nguyễn Bá Linh "còn tên nữa là Phạm Nhan" được giải về Chương Dương chém. Khi bị chém
nó kêu lên là nó sẽ là quỷ ở đất nước An Nam và cho nó ăn gì? (có nghĩa
cúng nó bằng gì?), vị quan Giám Hình và đao phủ rủa lại nó là: "cho
mày ăn máu bà đẻ!". Khi xác bị vằm ra ném xuống nước và bụi cây thì: "dài làm rắn, ngắn làm đỉa, lia tia làm muỗi" nghí̃a là hóa thành các
động vật hút máu hại người. Sau khi chết, Phạm Nhan chuyên đi hút máu
và âm nhập các sản phụ. Vì thế mà người ta phải nhờ oai Đức thánh Trần
để trừ khử nó. Do tích đó mà đạo phù thủy Việt Nam g̣ọi là Đạo nội ra
đời. Đạo này dùng kiếm ấn của Đức Thánh Trần làm phù hiệu chuyên trừ
Phạm Nhan và các loại tà ma, cũng có bùa chú đầy đủ. Khi bắt tà ma thì
dùng Ngũ Hổ và các Hổ Tướng của Đức Thánh Trần phụ lên giúp. Các việc
về tiền oan như tiền Thê "giết vợ cả lấy vợ kế và hồn vợ cả hiện về báo
thù bóp chết hết mọi đứa con và làm cho người vợ kế bệnh nặng" quan
trọng lắm mà các vị quan tướng như Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão không xử nổi
thì mới phụ đồng thỉnh Đức Thánh Trần về. Ông Nguyễn Đăng Thục có viết
một cuốn sách khảo cứu về Đạo Nội nay" X.B ở VN hồi Đệ Nhất Cộng Hòa" các
thầy phù thủy ở VN thường dùng vỏ và thân cây núc nác "tức là cây Hoàng
Bá một vị thuốc Bắc, cây gỗ Đào, gỗ Dương Liễu để làm ấn. Các đạo sĩ
dùng phép phù thủy vào các việc hành binh như lập trận đồ, sử dụng Thiên
binh thì thì phải dùng "Cây Gỗ Táo Bị Sét Đánh" gọi là"lôi kinh mộc táo"
hoặc "cây gỗ trầm hương" mà làm ấn thì ấn mới linh. Muốn luyện bùa tàng
hình thì phải thu bùa trên thanh quế để xuất nhập doanh trận của địch.
Vị Tiên Hàn Tương Tử có truyền lại cho phép luyện bùa "Bạch Hạc Tử Chi
Phu" rất linh diệu để tàng hình nhờ Hạc Thần giúp sức "Qúy vị coi lịch
ngày Mồng 1 Tết thường ghi Hạc Thần để luyện bùa". Bùa để trừ tà và nhất
là để trừ Phạm Nhan Nguyễn Bá Linh rất cần có máu người bị chết chém
cho nên thời xưa khi có người bị xử trảm thì các thầy phù thủy kéo đến
pháp trường có cả trăm người để lấy máu kẻ bị chém. Họ phải đút lót lính
canh cho họ ngồi gần chỗ tử tù bị chém để khi vòi máu của tử tù phun ra
thì họ dùng giấy bản mà hứng lấy ngay thấm trên đất mà lấy. Thời xưa
người Việt Nam mê tín nên mỗi khi trong nhà có người bệnh thì đều ngỡ là
bị ma làm quỷ ám.Nhất là khi có người nhà chết thì thường sợ là bị "chết trùng" hay là nhà ở không yên ổn nên con ốm, vợ đau, gà mái gáy gở,
em hóa điên, chị hóa dại thì ngỡ là bị tà ma quấy phá, hay là trong
nhà ngỡ có thạch tinh cốt khí thì phải nhờ đến thầy phù thủy. Thầy phù
thủy chân truyền chính đạo là cứu nhân độ thế thì vẫn có nhưng rất hiếm,
còn đa số đều là mê tín dị đoan tin theo tà thuyết tà đạo để kiếm tiền
trục lợi. Cho nên khắp từ miền Bắc VN vào đến Nghệ Tĩnh không mấy làng
không có thầy phù thủy. Nhưng thầy cao tay chân chính thì cả huyện may
ra mới được một ông. Các ông thầy đó đại đa số tuyệt tự, truyền thuyết
nói là bị ma quỷ nó báo thù vì khu trục nó ra. Đến như ở miền Nam thì
lại thêm một số ông thầy làm Bùa kiêm nuôi Ngải như làm ngải yêu, ngải
cầu tài, ngải hành hạ thân chủ (Như thân chủ không đóng tiền cúng hàng
tháng thì làm họ đau bụng, nhức đầu v.v...).
(Sưu tầm trên Internet)
THAM KHẢO THÊM. Tam Danh Độc Cước. Giống như tất cả các hiệp hội ở Việt Nam xưa (An Nam). Hiệp hội các nhà thầy bùa cũng có những vị thần chủ riêng gọi là Tổ sư, coi như nhà sáng lập ra nghệ thuật hay khoa học ứng dụng. Thần chủ Tổ sư của ma thuật là những vị Tam Danh và Độc Cước. Đối với quý vị này, các ông thầy bùa, thầy pháp đều dành riêng một lối tôn thờ đặc biệt thường xuyên. "Muốn tham gia vào nghề phù thủy, đoạn vào đầu của một bản thảo viết về pháp thuật mà tôi có đã viết: Cần nhất, trước hết phải sùng bái vị thánh Tam Bành hay Tam Danh, gốc người huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, hoặc nói khác đi là Độc Cước, góc người ở phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cả hai đều được thừa nhận như hai vị thánh bảo vệ cho học thuyết về pháp thuật." - Sau đây là truyền thuyết lưu hành rộng nhất liên quan đến vị thần đầu tiên là ông tướng Tam Danh; một người đàn bà ở làng Bảo Ngũ (Vụ Bản, Nam định) đã một lần sinh ra thay vì đứa con như người bình thường, lại sinh ra 3 loại bao như hình cái túi, trong bao thứ nhất có một cái sừng, trong bao thứ hai có một cái đầu (sỏ) và trong bao thứ ba có một bó sắt. Hai vợ chồng cả sợ đều đem chôn tất cả các vật dễ sợ này ở đầu làng, nhưng kể từ đó trở đi, các ma quái đủ loại liền hiện ra mà không ai trừ khử nổi. Vậy mà, vào lúc đó (dưới triều vua Hồng Đức (Lê Thánh Tôn) triều Lê, cả xứ đâu đâu cũng có giặc cướp nổi lên, vua Lê liền ban chiếu cho tất cả yêu quái trong xứ Bảo Ngũ là vua sẽ phong chức Đại Tướng Âm binh cho vị nào có thể dẹp hết các loại giặc cướp gây rối trong nước. Tuy không bị tấn công lần nào, những bất ngờ các băng cướp đều bị quét sạch. Như vậy nên vua Lê liền tấn phong cho ba vị yêu tinh thắng trận có tên là Tam Danh Đại Tướng, tức là vị tướng lãnh âm binh có 3 tên: SỪNG, SỎ, SẮT. Một ngôi đền được dựng lên để thờ cúng ba vị này và từ đó các pháp sư triệu thỉnh tam vị coi như là sự tổ của họ. Chúng ta nên ghi nhận thêm điều này, tuy thoáng qua, nhưng rất đáng quan tâm là dù truyền thuyết và huyền thoại xác định từ nguyên thủy thành ngữ Tam Danh chi định ba nhân cách riêng biệt, nhưng các tên gọi từ đó về sau không còn được áp dụng, mấy khi mà chỉ định để nói riêng một vị thần duy nhất. Có lẽ người ta còn muốn ghi nhớ lại thuở ban sơ cái kỉ niệm về một Bộ Tam Thể Xưa, vì người ta còn đặt ra ba tên một lượt, rất phân biệt là: *BÀNH KIỀU *BÀNH CHẤT *BÀNH CỨ -Tục nói thành ngôn ngữ bình dân là SỪNG, SỎ, SẮT
TÌM HIỂU VỀ THẦN TAM DANH VÀ ĐỘC CƯỚC. Tuy vậy, trong phần lớn các lời thỉnh triệu, người ta vẫn gọi cả ba bằng một tên Tam Danh và coi như chỉ có một vị thần mà thôi. Tại đây có một thí dụ lạ lùng về ma thuật là các chữ tên. Giống như việc đặt tên cho một hiện tượng, là đủ cho nó có một hiện hữu tại thân, còn đặt tên cho 3 vật khác nhau bằng một tên riêng thí dụ gom cả ba vật về làm một, thực ra tên ấy vẫn là ba. Hiện tượng này trong tâm lý học tôn giáo là tự nó cụ thể hoá bằng cảnh nào đó, trong cách người ta biểu hiện thần Tam Danh.Người ta làm ra một bức tượng nhỏ, chỉ có một thân thể mà lại có 3 đầu, người ta thường gặp các tượng này trên các bàn thờ riêng biệt của các vị pháp sư. Ta có thể đặt câu hỏi nguồn gốc của truyền thuyết mà tôi vừa kể do đâu mà có, đây là kết quả các cuộc tìm tòi tra cứu của tôi. Tôi không dám cho đây là điều khẳng định đúng: từ Tam Bành, trong tiếng Hán Việt có nghĩa là : các bản năng xấu. Theo triết lý đạo giáo, tất cả nhân sinh đều chứa trong người ba loại linh hồn là Tam Bành, nó không ngừng xui khiến con người cứ làm điều xấu xa tàn ác trong mục đích duy nhất là sau đó nó kết tội con người ở tận thiên đình, dưới điện Ngọc Hoàng, về các tội lỗi mà con người mắc phải. Có thể là học thuyết đạo giáo của người Trung Hoa, khi mang nhập vào Việt Nam đã bị biến thể giống như các học thuyết của Phật giáo và chính Tam Bành đã biến thành bộ Tam Thế hiện nay. Điều này càng dễ hiểu cũng như các tên đặt của người Việt Nam cho ba dạng linh hồn :SỪNG, SỎ, SẮT, có lẽ giống như tố cáo sự giống nhau về tinh thần, đạo đức, với Tam Bành của người Trung Hoa. Sừng là sừng, còn Sỏ là đầu, những cả hai có một ý nghĩa kép, tạo thành một thành ngữ kép: Sừng Sỏ có nghĩa là: cứng đầu, ương ngạnh, giỏi chịu đựng. Mặt khác sát (trong truyền thuyết, người ta kể tên sắt thay vì sát theo ý niệm của Đạo Lão. Nhưng không có gì chứng mình rõ ràng là sự cái biển này chị xảy ra và được chấp nhận về như cầu của vấn để tìm cho ra một nguyên nhân chính đáng để thay đổi. Và vì thế người ta đã tạo ra một từ có vẽ gần giống với truyền thuyết, theo đó các bao được sinh ra có chứa mỗi bao một vật) có nghĩa là giết, là cho chết bằng gươm, đao, bằng sắt (giết là điều xấu xa không tốt). Như vậy, ta thấy cả ba đều gần gũi nhau qua định nghĩa chung của từ Bành :bản năng xấu.Điều này cho chúng ta có quyền giả định từ Tam Bành hay Tam Danh của người Việt xưa (An Nam) chẳng gì khác hơn là khái niệm nguyên thủy của Đạo giáo Trung Quốc đã bị biến cải một cách sâu đậm. Vị chủ sư thứ hai của pháp thuật, theo bản thảo tìm được của tôi là thần Độc Cước (một chân). Ông nầy nguyên người làng Toàn Đông, huyện Bảo An, phủ Từ Sơn, tinh Bắc Ninh. Cha ngài là Nguyên Lê vốn là một pháp sư lừng danh, không có còn trai nói dõi, ông cầu nguyện đức Phật và nhiều quyền lực tôn giáo khác để can thiệp với Ngọc Hoàng. Vị thần tối cao liền cho xuống trần một vị thần vào đầu thai trong nhà và làm con của Nguyên Lê. Người ta đặt tên Ngài là Nguyên Độc, tới 10 tuổi, cậu bé Độc đã biết thành thạo về nghệ thuật phù phép và có thể thực hiện được những gì cậu đã vì bốc đồng tình cờ mà làm ra. Một ngày kia, cậu đánh trống và làm những động tác triệu thỉnh chung chung, khiến động thấu đến thiên đình và vang động khắp bốn phương nhân gian.Ngọc Hoàng không chịu nổi những chấn động quái gở như vậy, nên Ngài liền phái xuống trần một vị "Chu Tử" (mặc quần áo đỏ) thuộc dạng một sĩ quan tùy viên để đi lấy tin tức về sự náo động kia. Viên sĩ quan này, noi theo các tiếng động, xuống tới nhà của Nguyên Lê và thay vì gặp ở đó như điều ông dự kiến là một đám đông ồn ào, hỗn độn dữ dội, ông lại chỉ thấy có một mình cậu bé Nguyên Độc ở đó, cậu lại đang bình thản ngủ vùi. Lợi dụng dịp may hiếm có, vị thần áo đỏ rút gươm ra, chém một nhát, chặt đôi thân thể cậu bé, ông mang một phần thân thể về trình Ngọc Hoàng. Sau đó ông Nguyên Lê vừa trở về nhà, nhìn thấy con bị chém đứt làm hai, vô cùng hoảng hốt, ông ôm chầm phần còn lại của đứa con mà đi chôn. Sau 100 ngày, ông lao vào đủ các cuộc cúng tế, nguyện cầu và sử dụng phù chú, ông gặp lại đứa con bị chém của mình.Cậu bé sống lại, lành hẳn các vết thương và còn khỏe mạnh hơn cả trước kia. Cậu bé tìm cho mình những kiếm, gươm, cờ và gậy phép và từ đó cậu có được các quyền lực phi thường. Danh tiếng của cậu liền được truyền rao xa xa, nên từ đó cậu được tôn vinh là tổ sư vua la vị tổ bảo hộ cho tất cả các pháp sư. Việc thờ cúng các vị thần này thật giản đơn và các nghi thức pháp thuật hiện tôi đang có trong tay không khác mấy, vào chi tiết, với các lễ lộc phụng cúng dành cho các vị thần này. Người thấy bùa phải "cầu nguyện cả ngày lẫn đêm và dâng cùng lễ vật vào những ngày mùng 1 và ngày 15 (ngày rằm) của mỗi tháng". Muốn cúng bái, mỗi pháp sư đều có sẵn trong nhà một bàn thờ, thường thường ít trang hoàng diêm dúa, đặt trong cái am nhỏ, cất riêng biệt. Trên bàn thờ có các hình vẽ và các tượng bằng giấy ít khi làm bằng gỗ, của Phật, Ngọc Hoàng, Lão Quân, của Tam Danh và Độc Cước. Các tượng này xếp hàng theo cấp bậc trên các bệ có độ cao thấp khác nhau, theo thứ tự, như tôi vừa kể. Rồi tới các linh thần thứ cấp, như các Hộ Pháp, như các vị Thiên Sứ giữ gìn bảo về pháp luật. Các vị này được giao trọng trách truyền mệnh lệnh của chư thần. Trước bàn thờ, có các lư hương, các đỉnh trầm hương và tất cả các phụ tùng thường dùng trong việc thờ cúng. Chính tại đây, ông thầy bùa mỗi ngày đến cầu nguyện và làm bùa chú. Trên một chiếc bàn thấp hơn, vào những ngày hiến tế, ông đặt các phẩm vật cúng: cơm, rượu, cau và trầu, gà, hoa trái, bó vàng giấy và bạc giấy,..v.v... Các ngày cúng diễn ra vào các ngày đầu tháng (tuần trăng mới =30, mồng một hàng tháng) và ngày trăng tròn (15 mỗi tháng âm lịch). Đây chính là những ngày nguy của người Việt xưa và nay vì là ngày hàng tháng bà Nguyệt (trăng) kết duyên với mặt trời. Ngày mồng một đầu tháng chính là ngày mặt trăng nhú ra khỏi các tia nắng tàn tạ của mặt trời lặn, và mặt nguyệt mới nhận được nguyên lý sáng đầu tiên để lớn dần lên tới ngày 15 rồi giảm bớt đi vào cuối tháng và được sáng trở lại vào tháng kế tiếp. Như vậy, mặt trăng trở thành biểu tượng của nguyên lý âm và từ đấy, cùng chia sẻ với nữ giới ảnh hưởng mầu nhiệm của nguyên lý âm, mà người ta gán hẳn cho vầng nguyệt. Mặt khác, mặt trăng như vậy đương nhiên được mời gọi đóng vai trò trọng yếu trong pháp thuật mà các lễ tục thường thường được thực hiện về đêm, vào lúc trăng vừa xuất hiện. Chính vì các lý do này mà những ngày 1 và 15 trong tháng âm lịch đều đặc biệt được chỉ định để tổ chức các cuộc cúng kiến dành cho các Thánh tổ của phù chú.
TÌM HIỂU VỀ CÁC VỊ THỦY TỔ CỦA BÙA CHÚ. Một vị thần rất được trọng vọng trong ngành pháp thuật Việt Nam là thần Huyền Đàn (1). Huyền Đàn chính là một tướng lãnh có nguồn gốc từ Trung Hoa. Người Việt vẫn thích cầu Ngài như một người đồng hương của họ. Họ cho Huyền Đàn sinh ra ở Bắc Việt dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng, triều đại nhà Đinh (968 sau TC). Thần có tất cả những bí mặt của thiên nhiên có huyền năng thắng thiên và độn thổ, cởi trên lưng hắc hổ. Thần có một thanh gươm thần, một sợi dây mầu nhiệm và một cây đũa bói toán nên tất cả mọi sự đối với Ngài việc gì cũng làm được. Với tư cách là một tướng lãnh chỉ huy, Ngài tham gia vào nhiều cuộc chiến và luôn luôn chiến thắng (2). Sau khi Ngài chết, Ngọc Hoàng Thượng Đế đặt dưới quyền Ngài tất cả 12 vị tướng lĩnh của thiên đỉnh. Các pháp sư sử dụng nhiều nhất vị thần nầy. Huyền Đàn không phải là nhân vật lịch sử độc nhất đã được tôn vinh thành một đấng thần linh trong nền phù chú Việt. Còn có một vị khác được nhiều người biết hơn là: Lão Tử hay Lão Quân, như tiếng Việt gọi Ngài. Ở đây, việc thờ cúng dành cho các đại linh hồn của những đại nhân vật lại được biến đổi khá sâu sắc nên dễ khiến ta hiểu lầm.Tín ngưỡng dân gian đã có sẵn truyền thuyết rất nổi danh trong lịch sử, tạo cho mỗi vị thần thánh một thứ nửa thần thánh, nửa phàm nhân có được những quyền lực siêu nhiên. Lão Quân theo tầng lớp bình dân người Việt, sinh ra đã có tóc bạc, có ba lỗ tai dài, mỗi lỗ có ba ống dẫn thanh, có đôi mắt và miệng vuông, mũi tạc bằng hai chiếc xương, râu dài, trán rộng và răng thưa. Mẹ Ngài mang thai 81 năm và sinh Ngài ra ở nách. Lão Quân hiện nay là một trong ba vị thủ lĩnh của học thuyết qua đó có pháp sư thường vẫn cầu nguyện. Sau đây là một trong những lời cầu nguyện người ta dâng lên Lão Quân khi khai lễ: "Sự ra đời của Ngài thật mầu nhiệm, nên người ta tôn vinh Ngài là Thánh. Ngài bước vào đời bằng nách trái của mẹ Ngài, dưới một cội đào đang được trổ hoa trong vườn. Chính vì vậy, người ta đã đặt cho Ngài tên là Huyền Lý, nhưng tên thật của Ngài là Thái Bạch và bí danh của Ngài là Lão Đam, Ngài đội một chiếc mũ có bao phủ trăm đóa hoa vàng y, và Ngài có khả năng nguyền rủa bọn tà ma. Ngài có thể tặng cho bọn hữu tử 100 thứ bệnh dữ dội và Ngài biết nghệ thuật tạo ra Tam Độn Phản Ác (3). Tín đồ của Ngài cầu khẩn xin Ngài giáng trần để chứng kiến cuộc cúng tế này". Có thể có kẻ cho rằng thật bất ngờ việc thờ cúng dành cho một đại triết nhân đời thường với Khổng Phu Tử lại thoái hóa trở thành một hệ thống thực hành bùa chú như Đạo Lão hiện nay, đã biết rõ nguyên lý lớn của ma thuật chúng ta sẽ hiểu dễ dàng hơn sự cải biến này Học thuyết của Lão Tử, gọi là đạo, từ đó phát sinh Đạo Lão, có nét đặc trưng là do học thuyết đó thừa nhận sự tồn tại của một nguyên lý đầu tiên tức là đạo. Từ đạo toát ra tất cả mọi sự hiện hữu trong thiên nhiên.Đạo được nhà hiền triết bên Trung Hoa định nghĩa: Là nguyên lý cao cả của cuộc sinh tồn, là sinh lực và là lúc sáng tạo, là nguyên lý chung của vũ trụ. Không có vật gì mà đạo không thấm nhuần, đạo là nguyên nhân của sự hiện hữu, là nguyên lý làm phát sinh mọi sinh linh. Đạo là cái mà cả trời và đất đều rút ra được tinh chất của chính mình. Đạo là lực bất phân chia, toàn năng, toàn thiện, có trước cả trời lẫn đất, vô dạng, vô danh, vô thân, thực hiện đơn độc, bất biến, chu tuần khắp nơi vĩnh cửu (4). trong sách đạo đức kinh ta còn đọc được : " Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhi sinh tam, và tam sinh ra vạn vật " một nhà bình luận người Trung Hoa giải thích: "cái một tiên thiên chia ra thành 2 nguyên lý: dương (đực) và âm (cái), rồi cả 2 nguyên lý kết hợp lại từ đó có thái hòa trong vũ trụ''. Như vậy, vũ trụ luận của Đạo Lão gần gũi liên hệ tới phần vũ trụ luận mà người Việt thường hay gọi là cái Tinh. Như vậy, Đạo gần gũi với cái Tinh và ta có thể tự hỏi phải chăng ở đây đã có sẵn và cùng một thứ khái niệm được trình bày diễn tả thành hai ngôn từ khác nhau? Dù sao, cách định nghĩa của hai phia cũng trùng hợp với nhau một cách lạ thường và chúng ta có thể tự giải thích cho riêng mình Đạo chính là Tinh và hai cái đã có thể trùng hợp với nhau bằng một nguyên lý lớn về ma thuật và học thuyết triết học lấy đó làm đối tượng đã trở thành một thứ kinh thánh cho các nhà phù thủy Trung Hoa và người Việt Nam. Dù sao cũng không thể bảo rằng việc thờ phụng Lão Tử là hoàn toàn thuộc về ma thuật. Thật vậy, việc thờ phụng này đụng chạm tới việc tôn thờ các linh thần, đã bị biến cải bằng cách nào đó. Như tôi đã nói ở trên kia, tất cả tính cách mềm dẻo và vô cơ của ma thuật có khuynh hướng tích tụ lại, cố định lại, và tự tổ chức lại để tiến tới thành những hệ thống tôn giao đích thực. *(1) Huyền = đen, sâu. Đàn = mô đất cao, nơi cúng kiến, tế lễ. Sách BÙA CHÚ ĐẠI TOÀN viết về Huyền Đàn như được giao cho trách nhiệm điều khiển một hội đồng tư vấn ở Thiên Cung, hội đồng này nhóm họp ở một nơi gọi là Huyền Đàn = mô đất cao màu đen. *(2) Cần chú ý rằng trong thời gian khá lâu, người Việt đã coi nghệ thuật quân sự như một thứ nghệ thuật chủ yếu có tính ma thuật. Các tướng lĩnh trước khi ra trận, không chỉ cúng bái tế lễ để tạo lợi thế cho mình về phần vận mệnh của binh khí, mà còn lao vào chống giặc bằng những cách thư phù nhằm mục đích tiêu diệt địch hay loại địch ra khỏi vòng chiến đấu, ngay trước khi lâm chiến. Người ta vẫn còn tìm thấy trong tay các vị thầy pháp những tác phẩm về phù chú quân sự, trong đó có các biện pháp để chiến thắng đều được nghiên cứu. Ta sẽ gặp trong đó những lệnh hành quân được định danh là trận Bạch Hổ, trận Phi Xà, v.v...Chính tôi đã từng chứng kiến một trong những kỳ công được thực hành dựa theo truyền thống quân sự này vào lễ hội tại làng Phù Đổng (thuộc tỉnh Bắc Ninh). * (3) Tam Độn : Ba phép độn, còn gọi là: phép độn, xem độn, đánh độn, cách bói độn, thực hiện bằng cách bấm đếm các đốt ngón tay. Phản ác, ma thuật qua đó các pháp sư đốt nhà, hay trộm lấy vật gì họ thích, bằng cách sai khiến con bù nhìn gọi là con môi. * (4) Đạo đức kinh -trương XXV. Bản dịch của L.de Rosny. Dịch giả coi Đạo định nghĩa như vậy chính là trời (Đạo giáo trang 95). Tuy vậy ở trang 97, ông thừa nhận ý tưởng Thượng Đế này được phát triển dưới dạng" Thần nhân đồng nhất thể" (Anthropmorphisme) để loại trừ tất cả ý kiến.
CÁC NGHI THỨC PHÙ CHÚ. Từ toàn bộ các khái niệm và nghi thức về phù chú mà ít nhiều chúng ta đã biết, có nhiều điều bó buộc rõ rệt và nhiều phương cách hành xử cần tôn trọng thật chặt chẽ. dù người ta muốn phòng vệ chống lại những ảnh hưởng xấu hay người ta tìm cách chế ngự để phục vụ cho mình, hoặc biến các ảnh hưởng khác thuận lợi vì lợi ích của mình.Nhiều nghi thức đã thành những quy pháp hành xử, có thể xếp thành hai loại. 1. Các lễ nghi cấm chị hay cầu đảo phép thuật thụ động 2. Các lễ nghi chủ động hay tế nhân độ thế, tức là các lễ nghi trừ yếm Cả hai loại nghi thức này, dẫu có khác nhau, đều có tính chung. Dù là nghi thức nào cũng đều có tôn chỉ nhầm vào nội dung phù phép. Ở đấy, quy tắc tổng hòa chung là TINH vẫn đang hoạt động và tùy theo trường hợp sẽ diễn ra cách hành lễ thế nào để tiếp cận hãy để cách ly cái TINH ấy. Hơn nữa, tất cả mọi nghi thức không hề có ngoại lệ đều được chế ngự hay lãnh đạo bởi một ý tưởng chuyên biệt thần bí nên cần ý thức về một thế giới đặc biệt siêu hình rất nguy hiểm khi tiếp xúc với thế giới ấy. Và chính vì tính cách đặc biệt này, các nghi thức cầu đảo hay trừ yếm đều liên kết chặt chẽ với nhau. Không chỉ có nghi thức nọ mà không có nghi thức kia. Và không bao giờ hai nghi thức ấy tách rời nhau. Chúng gắn bó với nhau như bóng với hình. Các sự kiêng cữ và cấm kỵ có tính nghi thức như: nhịn đói, trong sạch về thể xác, v.v...chỉ có thể được kết hợp với các nghi thức chủ động, tức là nghi thức trừ yếm để tế nhân độ thế muốn cho hiệu năng đạt càng cao, người hành lễ phải tự chủ động khép mình vào các điều cấm kỵ càng nhiều. Đây chỉ là biện pháp chuẩn bị giúp cho vị pháp sự tiếp xúc với thế giới huyền linh mà khỏi sợ nguy hiểm. Nếu không cần tiếp xúc với thế giới này và đi vào thế giới siêu linh thì các biện pháp cữ kiêng không còn ích lợi gì nữa. Dù vậy, ta cũng cần thấy rõ sự phân biệt hai thứ nghi thức khác nhau giữa pháp thuật tích cực (chủ động) và pháp thuật tiêu cực (thụ động) thực ra không phù hợp với thực tế các sự việc. Tôi chỉ bàn tới các vấn đề này là để cho phần trình bày sau đây thêm sáng sủa và dễ dàng hơn thôi. Trong cùng mục đích muốn, chúng ta trước hết bày một số phụ tùng của vị pháp sư (thầy): dụng cụ, thuốc, bùa, v.v... và nên nghiên cứu thêm một số nghi thức sơ đẳng: vật cầm tay, bộ gõ được sử dụng thường nhất, coi như là những vật phụ tùng bổ sung cho các nghi lễ phức tạp. (I). Hành trang của vị pháp sư không phức tạp lắm, gồm có: 1/ Những lá cờ ngũ sắc: gọi là cờ ngũ hành dùng để xua đuổi tà ma khi cần làm phép cho một người bị quỷ ám hoặc khi cần sử dụng một tay đồng cốt. 2/ Những cây kiếm gỗ cùng roi, gậy, roi mây, đủ cỡ dùng để đánh hoặc trục xuất những con tà. 3/ Một số loại các vật gây âm thanh: mỏ gỗ, thanh la, não bạc bằng kim loại, có mục đích làm cho các con tà sợ phải dang ra. Bộ đồ tế nhuyễn này như ta thấy, toàn có tính cách phòng vệ, người ta còn giả định nhiều phương tiện hành động khác trong số đó có các lá bùa ếm chiếm vị trí quan trọng nhất. Những loại bùa, phần lớn bằng giấy, có nhiều màu khác nhau : -Trắng - Đỏ - Vàng Tùy theo trường hợp sử dụng. Trên các tờ giấy này, người phù thủy vẽ lên những chữ đặc biệt, chữ Hán, thường được biến dạng và cách điệu, tùy theo các quy ước riêng, hoặc là hình mặt người, đầu, mình thú dưới dạng hoàn toàn tượng trưng, chỉ gợi lại những hình ảnh hay những đường nét tiêu biểu thật xa xôi hay chỉ na ná với sự thật mà họ muốn diễn tả. Những sự biến dạng cố ý này chẳng có mục đích nào khác hơn là đáp ứng được yêu cầu và tính chất thiết yếu của bùa chú, nói lên được nét riêng tư của trường phái và tôn chỉ pháp thuật, nên lúc nào cũng có vẽ bí ẩn, huyền hoặc mà ý nghĩa đích thực của nó đã thoát khỏi sự tầm thường và thông tục. Muốn làm bùa, phải có những quy cách chính xác, cần được tôn trọng kỹ lưỡng để không làm mất tính linh nghiệm của bùa. Trước hết có những quy cách để định hướng lá bùa. Khi vẽ bùa cần nên đứng xoay mặt về hướng tây vào tháng 1, tháng 5 và tháng 9, xoay mặt về hướng nam vào những tháng 2, 6, 10, xoay về hướng đông các tháng 3, 7, 11. Và xoay về hướng bắc các tháng 4, 8, 12. Cần xem kỹ mối tương quan giữa các mùa tiết, các tháng với bảng phân loại ngũ hành mà người Việt Nam ta đã rất quen thuộc và biết rõ tác dụng của từng phương hướng vào các giai đoạn, thời tiết trong năm. Do đó ta có các hướng giờ thuận hay không thuận và anh hưởng của các phương hướng tác động lên sự cát hung, tương đương với các mùa, các giai đoạn thời gian, v.v...Vị pháp sư khi về bùa, nên định ra được hướng nào có gió thuận và đưa tới điều cát tường, gọi là hương sinh khí (luồng gió mang sự sống) để xoay về hướng đó. Đương nhiên, như các nguyên tắc đã nêu, sự định hướng này cần thay đổi theo từng lúc trong năm và theo vị trí mình đang đứng. Như trên, tôi đã nhắc đến cái Tinh. Vậy cái Tinh là gì ta thử tìm hiểu: Nếu, tới đây, chúng ta thấy cái Tinh tác động lên sự vật hay lên các sinh vật như một thứ dòng chảy vô ngã, thì ta cũng không nên quên rằng Tinh cũng có những dạng nhân linh đối với các bản thể anh linh (những người khuất mày, khuất mặt = linh hồn). Trong những điều kiện mới này, các hành động của Tinh không còn giống như trước nữa. Trong quan niệm đầu tiên, Tinh là thành tố có nhiều đặc tính và đức tính của cả vật thể lẫn sinh thể. Tinh hành động theo những quy luật nhất định. Những ai biết sử dụng sức mạnh mù quáng này đều có thể điều tiết các lực ấy vào luồng, điều khiển chúng về hướng này hay hướng khác, khiến chúng sinh sản ra lực theo ý riêng của mình và có hiệu quả lợi hay hại tuỳ ý. Với các linh hồn, Tinh không còn dễ vận dụng như vậy nữa. Các bản thể nhân sinh đã giải phóng cho Tinh đều có nghị lực riêng. Nghị lực này có thể đối chọi với nghị lực của con người. Từ đó cho các thầy phù thuỷ có nhiều quy pháp điều hành; và điều kiện đầu tiên để khám phá ra các quy pháp đó và áp dụng vào theo đúng chủ đích là phải biết dùng các linh hồn đó thế nào, bản chất của hồn, hồn tụ ở đâu, thường thường hồn xuất hiện ra sao? BẢN CHẤT CỦA HỒN ? Chúng ta đã biết bản chất này qua định nghĩa bởi vì chúng ta biết rằng Hồn là một phần của Linh Hồn tổng thể: tức Thần hay Quỷ, là những bản thế tế vi, ở mức độ vật thể có chừng mực, đa số vô hình, nhưng chúng lại biểu hiện sự hiện hữu của chúng qua các hành vi. Ta nên thêm vào. Vì dưới dạng sinh linh hữu ngã, chúng vẫn có một ý chí, thường thường là ham hố và đua đòi, nhu cầu, dục tính, giống như con người. Họ cũng có tâm lý mà chúng ta cần nghiên cứu ngang tầm như -nếu ta có thể gọi - "tâm lý của linh hồn." Một đoạn trong Trung Dung của Khổng Tử cho chúng ta cách mô tả rất chính xác về ý tưởng mà người Hoa cũng như người Việt gán cho linh hồn nói chung: Khổng Tử nói: Mọi năng lực tinh vi của Trời Đất đều lớn lao và sâu kín. Người ta tìm cách nhận thức các lực ấy, nhưng không ai nhìn thấy chúng đâu. Người ta tìm cách lắng nghe nhưng vẫn không ai nghe thấy chúng. Được coi như bản thể của sự vật, chúng không bao giờ tách rời khỏi sự vật ...Đây chính là một Đại Dương mênh mông đầy sự thông minh tinh tế, chúng ở khắp nơi, bên trên chúng ta, bên tả, bên hữu chúng ta, và bao vây chúng ta khắp nơi. KINH THI viết: "Linh hồn đến hay đi đều không xác định.Dù quá tinh tế và vô hình, linh hồn vẫn biểu hiện dưới dạng nhân thân của bản thể, bản thể của hồn là bản thể hiện thực, thật, hồn không thể biểu hiện dưới dạng nào khác được." Chúng ta thấy lại ở đây cái Tinh Khí mà chúng ta đã lấy làm nguồn gốc của khái niệm về linh hồn. Cái bản thể này nếu không có nó sẽ không có gì biểu hiện ra sự hiện hữu của nó. Đó là cái dòng chảy gắn bó với mọi vật thể mà sự có mặt và hành động của nó đều phải khái quát. giống như dòng chảy linh hồn đều không thể sờ mó được mà chỉ gần như phi vật thể. Vì vậy ý kiến ta có về nó thật hết sức mơ hồ. Ông Cadiere viết: "Đó là những âm vang của tiếng nói con người trong đêm tối, trên bờ cát, những hình dạng ly kỳ hiện ra trong cảnh nửa sáng nửa tối; đó là tiếng sóng vỗ rì rào trên lớp sỏi; là bóng cây cổ thụ bên đường; là tiếng rì rào của gió trong cành cây." Như chúng ta đã thấy trước đây, những Ma Trơi là các ánh lửa bay chập chờn; Ma Xó xuất hiện như các bóng tối lướt qua; Ma Mọi gây tiếng động giống như cơn gió lốc, nhiều ma khác để lại sau nó những đám mây bụi mịt mù. Chúng ta luôn luôn thấy xuất hiện cái ý tưởng về khí, hơi, gió có sức gây nhiều hiệu quả. Một ý tưởng thống quát toàn sự vật, trong đó Tinh Khí được định hình. Giống như Tinh Khí các hồn ma dù có thuộc tính loãng cũng đều có tính cách vật thể có mức độ. (tức thuộc về vật chất phần nào). Người ta có thể nắm bắt chúng như nắm bắt các vật thể cứng. Chúng ta đã từng thấy muốn chận bắt những con Ma Đậu, người ta chặn một tấm lưới quanh chiếc nôi của đứa bé ốm.
NGHI THỨC BÙA CHÚ. Ở miền nam người ta cắm vào mồ một con ma ác của một người xa là bằng một cây đinh hay một thanh sắt cắm lên mộ ở vị trí đầu nằm của người chết. Khi một bệnh nhân bị ma am, vị pháp sư đưa cho anh ta một hình nhân tiêu biểu cho con quỷ nhập thân, để bắt quỷ phải chịu khuất phục và bị nhốt dưới một cái chén úp. Dưới buổi chiều, khi trời gần tối, gia đình người bệnh phải đem chiếc hình nhơn ra và bỏ vào cối giả 100 chày. Trong một số trường hợp bị ma ám, chẳng hạn, nếu cả hai vợ chồng đều bị hiếm muộn, không sinh con được do nhiều hồn ma nhập vào, thì vị pháp sư yêu cầu một số vị thần nào đó chặn lưới khắp nơi để chận bắt và khai trừ các tên ôn hoàng. Khi có kẻ nào chết vì Hung Thần, thì nên theo cách sau đây, giải thoát cho thi hài khỏi bị ma quậy phá ; người ta làm một lá bùa bằng giấy, trên đó có viết tên vị hung thần và người ta đặt bên trong tờ giấy xếp 100 cây kim dành để giữ lấy hồn ma. Hơn nữa, người pháp sư còn đọc câu thiệu sau đây: "Cầu Đại Soái thiên Quân bắt giữ Thần Đại Tướng Địa Phủ trói chúng lại và các Đương Niên đóng gông chúng."Nếu các loài ma, ở mức độ nào đó có bản chật vật thể, điều này do các con ma thường hiện ra một cách hiện thực; chúng sẽ biểu hiện khác đi vì ý niệm về hồn chỉ được xem xét theo một quan điểm đặc biệt, nên sự lý giải chính là nguyên nhân nhân cách hoá các hiện tượng; vì bất cứ hiện tượng nào cũng tác động lên giác quan chúng ta. Một người sinh trưởng trong Thung Lũng Nguồn Sơn kể lại với thầy tôi rằng : "Một lần tôi nhìn thấy con Ma Xó. Tôi đi dài theo con đường cái quan vào lúc trời chạng vạng. Thình lình tôi nghe phía sau lưng tôi giống như có một bầy heo con chạy ào ào vào hàng rào. Tôi tìm xem việc gì đã xảy ra .... Thình lình tôi thấy ở ngay giữa đường một đống đen khổng lồ to gần bằng chiếc xe cần xé này... rồi tôi nghe như một tiếng gầm gừ lớn. Rồi như tiếng ken két của những thân tre nghiến vào nhau..."Các con ma cũng có thể bắt láy bạn, vật bạn xuống đất, đỡ bạn lên, và chống cự lại bạn v.v... Những con ma như vậy gần giống như những người sống. Sau này ta sẽ gặp. Nó không thể khác hơn. Trong khi người ta đã ban bố một nhân cách cá nhân khá rõ nét cho một bản thể anh linh ta cũng nên trình bày nó bàng cách nào và ở quan điểm này trí tưởng tượng của con người thật ngắn ngủi, nó không thể vượt qua được cái vòng lẩn quẩn của thế giới tri giác; và đương nhiên nó phải chịu số phận làm người hay làm thú...ít nhiều kỳ quặc, nhưng luôn luôn không nhiều thì ít, nó vẫn hiện thực vì vậy ta phải hình dung được các linh hồn. Giống như mọi sự vật ( không nên quên rằng đối với người Việt nói riêng và Phương Động nói chung, tất cả mọi sự vật đều có sự sống). Chia làm hai giới: Dương và Âm. Đại khí của vũ trụ tác thành hai nguyên lý đối lập, nguyên lý Dương và nguyên lý Âm. Quỷ Thần cũng vậy, Quỷ hay Thần đều tuỳ thuộc vào sự biểu hiện của nguyên lý Âm hay Dương. Thần thuộc Dương con Quỷ thuộc Âm. Như vậy ta thấy cách phân chia này cũng rất logic: linh hồn của mỗi phạm trù đều tuỳ thuộc vào hai giới tính âm dương cả. Những thứ con tinh hay yêu tinh đều thuộc âm, chúng hiện ra trong giấc mơ dưới dạng phụ nữ. Có khi rất xấu xí, có khi rất đẹp. Một loại hồn ma khác cũng thuộc âm được gọi là Chư Vị, họ là các tiên nữ sống trong rừng, lùm bụi, cây cối, núi non. Còn có thêm 12 Bà Mụ bảo trợ các trẻ sơ sinh ; những cô công chúa của Tam Thế Giới (Tam Thế là: thượng, trung, hạ ...) Giống người sống, các hồn ma cũng có những nhu cầu như con người. Họ cũng ăn, mặc và cần nhà cửa, có nô tì v.v... Người ta dâng cúng cho họ những lễ vật gồm có cơm, gà, vịt, thịt nướng, trái cây, trầu, cau, rượu. Người ta chưng hoa và đốt hương, cúng vàng, bạc, kể cả các tiền đồng hiện đại....bằng giấy thường. Trong sách nghi thức thờ Tam Phủ có diễn tả như sau : " Gia đình một cô gái bị bệnh có mời ba Phù Thủy tới. Bà này báo trước là có mời thêm một số chư thần văn võ về dự. Bà yêu cầu các đại lý trần thế của bà phải lưu ý. Các vị đại biểu này trình bày rõ họ đã được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người trong gia đình. Kẻ nào không cúng kiến đầy đủ lễ vật, thì không được các ngài phù hộ. Do đó họ yêu cầu Bà Thủy gieo cho họ quyền sửa trị tất cả những kẻ nào chưa tôn kính bà thật lòng. Họ phải cúng bái chư thần, và Chư Vị sẽ ở lại trong đền đài của họ để cho mọi người sống được bình an. "Những linh hồn không có chung sở thích và các sách lễ nghi lại có nhiều chỉ dẫn tỉ mỉ như: Hồn nào thích cá chép, hồn nào thích lươn, hồn thì ưa thịt chó, mà chó thì phải có màu nào, màu nào cần cho vị nào. Hồn Trùng Tang ăn thịt gà, Hồn Thiên Cẩu ăn thịt sống, vì chó thích thịt sống; Thần Cấp Ước Ương Sát thích nhất là cái đầu heo v.v... Phẩm vật cúng cho Hưng Đạo hay các vị dưới quyền của ngài phải không cúng thịt. Các Chư Vị đòi người ta đem vào đền quần áo, nón, giầy, bằng giấy v.v... bởi vì các bà, bà nào cũng thích chưng diện (Chư Vị = phái nữ). Và các hồn ma cũng mặc quần áo. Vào ngày đầu năm người ta thay đổi y trang trong tủ quần áo của chư thần. Đối với các Thần Táo, người ta cúng mão. Đối với các Đương Niên (lính) phải cúng cả một lô đủ loại quần áo có bán ở chợ, '' bộ mũ'' gồm có một cái mũ, một áo dài và một quần dài. Chư Vị vốn khó tính, muốn các vị hài lòng, người ta dâng các cô những hộp nữ trang, đồ trang điểm, quạt và gương tay v.v... Khi muốn trình bày vị nào, phải luôn luôn cho thần mặc phẩm phục đội mũ bình thiên tay cầm hốt ngà. Và có lúc thần chỉ có tấm bài vị thì bài vị phải được phủ chiếc áo dài hay tấm lụa màu, bên trên đội chiếc mũ trang trí lộng lẫy bằng vàng hay bạc. Để về trời các linh hồn đều có xe hay vật cởi. Một số, như các thần bếp, dùng cá chép hay cua. Nhiều thần khác dùng ngựa voi, ở nhiều đền miếu người ta gặp các tượng thú bằng đá hay bằng gỗ sơn. Thủy thần có vật cởi là rắn 3 đầu goi la con Lốt. Trước nhiều bài vị của thần làng xã còn thờ một chiếc tam bản sơn đỏ, có đầu rồng thép vàng gọi là ''Thuyền Rồng'' dùng để chở ''Ông Thần'' lên thiên giới. Đôi khi còn thấy những chiếc cáng, hay kiệu. Các ngai thờ đặt trên những chiếc xe tay v.v... đó là để cho các hồn thiêng sử dụng khi di chuyển. Người thầy bùa chuyên nghiệp biết sử dụng mọi chung loại linh hồn của người chết, các linh hồn lang thang, đầu ghềnh cuối bãi để yểm trợ ông trong các cuộc trấn yếm, phù phép.Sau đây là điều ghi chép trong cẩm nang pháp thuật BÙA CHÚ ĐẠI TOÀN: "Việc chiêu tập vong hồn chỉ có thể thực hiện trong các điều kiện phiếm định. Vào một ngày tháng tốt nào đó, người ta phải tổ chức một cuộc lễ chuẩn bị bằng cách cầu khẩn và dâng hiến lễ vật. Rồi vị pháp sư đi ra một nơi vắng vẽ, thường thường là nơi các nghĩa địa, liên tiếp trong 100 đêm liền, vào giữa đêm hoặc 2, 3 giờ khuya, lúc mọi vật đều im ắng, thanh tịnh, côn trùng và chim chóc đều im hơi lặng tiếng, khi gà chưa gáy, chó hết sủa.Vị pháp sư liền thấy xuất hiện những con đom đóm, đó là những vong hồn phiêu bạc sắp trở thành âm binh của ông. Ông đặt tên riêng cho từng âm binh à ban bố chức tước cho chúng, rồi ông bắt chúng biểu diễn quyền lực riêng của từng đứa, chẳng hạn như chúng phải làm đau hay chửa lành bệnh cho người nào đó. Khi hết 100 ngày chiêu binh, nếu các cuộc cúng bái đều hoàn thành mỹ mãn, pháp sư triệu tập các âm binh lại ở một ngôi đền hay miễu, mà ông đã dọn lên, dành cho công cuộc làm phép của ông. Nhiều lễ vật bày ra trên bàn thờ, và ông thầy bùa gọi từng vong hồn lại, mỗi vong ông đã đặt cho một tên riêng, ông mới chỉ định cho từng tên mỗi nhiệm vụ và công tác mà chúng phải thi hành. Có một số âm binh được dùng riêng trong công tác phục vụ ngôi đền nên ở lại ngôi đền thường xuyên. Kể từ đấy, tất cả các linh hồn đều đáp ứng lại lời kêu gọi của Thầy pháp và thực hiện công việc do ông chỉ định. Các vong hồn khác đều là ma. Từ này có ý nghĩa cụ thể là : xác chết (cadavre), nhưng từ này đã biến nghĩa và trở thành: kẻ trở về, hồn ma, sau đó lại có nghĩa : hồn gieo họa (esprit malfaisaut), quỷ (demon). Tôi sẽ minh họa thêm các ý nghĩa này bằng cách ghi vào đây một trích đoạn trong một bài nghiên cứu đặc sắc của hòa thượng THÍCH VIÊN MINH (ông ở Thung Lũng Nguồn Sơn, tỉnh Quảng Bình, Miền Trung): "Có rất nhiều loại ma, nhưng tất cả đều có điểm chung này là chúng đều gây điều xấu cho con người, hoặc tối thiểu chung tìm cách làm cho người ta sợ. -Ma Trơi, còn gọi là ma lem, là các đốm lửa lập lòe sáng và bay vất vưởng trong màn đêm, trên những cánh đồng ngập nước. -Ma Le là những con ma lè lưỡi: người ta kể chuyện có một người hiện ra và đến gợi chuyện với bạn, rồi cùng đi cùng đường với bạn. Đến lúc nào đó, anh ta hỏi xin bạn một miếng trầu cau, bạn sẵn lòng trao cho anh ta miếng trầu. Nhưng, thay vì nhận trầu, hắn lại lè lưỡi ra, lưỡi cứ dài ra dài ra mãi tới đất, để liếm lấy miếng trầu. -Ma Loạn: là đám ma đông người chạy dài theo các con đường làng thành bầy trong lúc có dịch tễ trong làng, người ta không nhìn thấy chúng, nhưng ban đêm người ta nghe thấy chúng lao xao: vào nhà nó đi, hoặc vào nhà nào khác? (chúng kêu nói với nhau và sáng hôm sau người ta phát hiện trong mỗi nhà chúng vào, đều có người mắc bệnh.) -Ma Cụt Trốc- túc ma cụt đầu- ma không có đầu là hồn ma của những phạm nhân bị xử trảm. Người ta không thể nhìn thấy họ, nhưng người ta biết khi có họ đi qua, nếu ma này đi ngang qua cách đồng lúa, các giẻ lúa liền khô héo ngay, nếu họ đi ngang qua nơi phơi lúa, tất cả hạt lúa đều khô cả. Đôi khi các ma để lại phía sau chúng những cơn gió lốc xoáy tròn đầy bụi cát. -Ma Rà: ở dưới lòng sông, dưới nước hoặc đáy ao, đầm, đôi khi có đứa chăn trâu tới chơi bên rìa các hố sâu mà người ta gặp ở giữa đồng lúa, nó trượt chân té xuống hố và bị chết đuối. Đó là ma rà đã bắt nó đi. -Một khách lữ hành qua sông bằng đò, trên đường đi ông ta lở làm rơi túi xách, ông ta cúi xuống nhặt lên, nhưng mất đà, ông ta té tòm xuống nước. Cô gái chèo đò đang đứng chèo ở phía sau, không kịp giữ thuyền lại nên ông khách đó bị chết đuối. Người ta bảo; đó cũng là ma ra bắt. (1) - Ma Xó ở trên mặt đất, nhưng trong các hốc tối tăm và khuất vắng. Bóng tối xuống là ma xó hiện ra, nhiều lúc chúng hiện trên các cồn đảo giữa các sông lớn. Ban đêm người ta nhìn thấy chúng đi qua đi lại, một đứa, hai đứa, rồi ba đứa,...chúng đi theo nhau, không nói với nhau lời nào. Người ta lại gần nếu, có ai can đảm dám lại gần, rồi không nhìn thấy gì cả. Hoặc một ông câu chèo ngang qua, đi câu cua bạn đêm hoặc bỏ lưới, sẽ nghe ở xa xa như có tiếng người nói chuyện xì xào, nhưng không ai nghe được chúng nói gì với nhau. Người ta càng tới gần, tiếng nói càng lùi ra xa. Cuối cùng tiếng nói im hẳn trong cảnh thanh vắng tĩnh mịch của đêm khuya và trong tiếng sóng vỗ rì rào. Đó chính là ma xó nhát họ." Ở Miền Bắc, ma xó (xó là góc, hốc) đáp ứng nhiều với truyền thuyết và tên gọi của nó. Những con quỷ nấp trong bóng tối, các góc, các xó nhà. Tín ngưỡng này rất phổ biến trong dân gian. Người ta không bao giờ nên để chổi quét nhà trong các xó tối vì ma xó sẽ nhập vào chổi và nhập vào thân thể của người dùng chổi. Người Việt cho rằng ma xó ở đồng bằng Miền Bắc thường ở trên miền thượng du. Đó là những con ma con gái mà thi hài của họ đã bị chôn trong một góc nhà. Khi các kẻ trộm lẻn vào nhà, họ thường nghe một tiếng nói đếm các đồ vật mà họ ăn cắp được: cũng là tiếng ma xó. Người Việt Nam sẵn sàng cho rằng người Hoa sử dụng ma xó để giữ gìn các kho của cải của họ: rằng, khi họ giàu có, người Hoa thường lên đường về Tàu, nên họ trao việc giữ gìn của cải chôn giấu của họ trong một nơi chỉ có họ biết mà thôi, cho một hồn ma gọi là ''thần giữ cửa'' (2) - Ma xó thường là các linh hồn cô gái còn trinh, được mua và đào tạo đặc biệt cho mục đích giữ của. Đầu tiên người ta cho họ ngậm ''nhân sâm'' rồi bịt miệng lại bằng một chất keo đặc biệt. Người ta liền dẫn cô gái đến nơi giấu của, người ta dặn dò cô không nên để cho ai động tới các của quý, mà cô từ nay có bổn phận giữ gìn. Người ta chôn cô vào hố hoặc đường hầm cho tới khi cô chết, linh hồn cô gái làm nhiệm vụ canh giữ như lời người ta căn dặn. (1) Ở Hà Nội, ở đáy Hồ Nhỏ (Hồ Trúc Bạch) ở ngay trung tâm thành phố, theo truyền thuyết cũng có ma rà được người ta quen gọi là Con Nam. Đây chính là linh hồn của người chết đuối, đang tìm người thay thế để y có thể nhập vào thi thể của một người đàn ông hay một con thú. Người ta kể chuyện có một bà kia, xuống bên bờ nước, liền bị một vật nửa người, nửa thú từ dưới nước ngoi lên lôi bà ta xuống nước. Bà ta kêu cứu và bà may mắn được kéo kịp lên bờ bởi nhiều người nghe tiếng la chạy lại cứu. (2) Trước khi người Pháp tới Đông Dương, dường như có lệnh cấm những người Hoa nhập cư vào Việt Nam, không cho mang bất cứ tài sản nào họ làm ra được trong xứ trở về Tàu. Như vậy, tức là họ bị cấm trở về xứ sở của họ và để của cải của họ ở lại Bắc kỳ, nên họ thực hiện bằng cách chôn giấu của cải ở các nơ chỉ có họ biết mà thôi. Vì vậy, ở trong huyện Hải An (gần Hải Phòng) trong làng Trung Hành có một kho vàng thật lớn, bỏ lại do một người Tàu chết ở Tàu và dân chúng trong vùng biết được kho vàng ấy, bị dò tìm khắp nơi trong nhiều năm dài. Có thể lúc bấy giờ, dưới quyền thống trị của người Việt, các người Hoa đã dùng tới biện pháp dùng ma xó để giữ gìn các kho tàng của họ. Ta nên coi đây là biện pháp bị lên án mà hiện nay một số vùng sâu của Trung Quốc còn lưu hành.
NGHI THỨC BÙA CHÚ. Trong số các ma, cần kể thêm "con ma đậu". Đây là những linh hồn của các người bị chết vì bệnh đậu mùa.Chính ma đậu trở về nhập vào thân xác ai , liền gieo bệnh đậu mùa cho người đó. Để phòng chống bệnh đầu mùa cho trẻ em, người ta chăn một tấm lưới chung quanh giường ngủ của đứa trẻ. Ngoài những con ma, chúng ta còn gặp nhiều hồn ma khác, hay là quỷ, được tuyển chọn trong số các hồn người chết. Đó là những ''con tinh'' hay ''yêu tinh'', và ''ngạ quỷ'' v.v...Yêu tinh là quỷ cái, hồn ma của phụ nữ đã chết, nhập vào thân cây, nên gọi là mộc tinh. Người địa phương không đốn các cây cổ thụ là để cho con tinh có chỗ ở. Chính do sự tin tưởng này nên người ta phải, vào lúc tẩn liệm một xác chết vào hòm, người ta phải cúng kiến bằng những nghi lễ xua đuổi ta mà, nhằm mục đích trục những con yêu tinh còn ẩn mình trong gỗ của cổ quan tài. Cũng có thể cùng trên bình diện này mà các âm binh, các con ma v.v... của các ác hồn đều gọi chung là hung thần, các hung thần không có nguyên xứ rõ ràng và do đó cũng khác với các âm bỉnh hay ma, vì các con ma này được đặc biệt tuyển mộ trong số các linh hồn người chết. Nên hung thần cũng không được giao cho trọng trách gì cố định. Sau đây là cách phân biệt của tôn giáo) - Thần Kế Tích Kim Cương ; có thói quen thích làm điều ô uế. - Mật Tích Kim Cương: có thói quen gây ra điều bí mật tàn ác - Tam Chủ Giải Phả: làm sụp đỗ các gia đình - Hô thực, Hô Sát; luôn đòi ăn và chỉ có ăn, vẫn giết người - Vong Vị, Hung Ương: gây ra nhiều điều ác độc hơn cả quỷ - Cô Lư Khô Kháo: Muốn cho nhà lá đã nghèo càng trống trải cạn kiệt hơn nữa v.v... Quyền hạn của các vị hung thần này không định rõ ràng cho từng vị, nên họ thường giẫm chân lên nhau, cá tính của từng vị tuy vậy được ghi nhận rất rõ như các loại ma và âm binh v.v... Tất cả bản thể tinh thần mới này vì vậy đều có một tên gọi riêng. Họ cũng có một lý lịch riêng mà tôi thật sự không dám nêu ra. Trong các bản liệt kê tôi có : một bản xuất phát từ xứ Thanh, bản khác từ đất Ngô, bán thứ ba ở xứ Yên. (2) Bản lý lịch ghi cả sở thích của từng vị hung thần, ta cần biết để dâng đồ hiến cúng cho đúng: - Thần nào thích cá chép - Thần nào thích chó phèn hay con lươn - Thần nào thích chó mực, cá chép hay gà mái vàng v.v... Còn có một số hồn khác, vẫn đi thanh đoàn đông đảo mà cá tính còn ít được triển khai, đó là các hồn gieo tai họa, dịch hạch, dịch ôn nên gọi là "quân ôn". "Ôn" tiếng Việt có nghĩa là một thứ bệnh, mà được diễn tả như tiêu biểu cho các loại vong hồn uổng tử, chỉ cần gọi chúng là quân ''ôn'', ''dịch'' để gọi chung về cá tính của bọn chúng. Sau đây là theo thuyết của người Việt Nam hình dung ra ''quân ôn''. ''Dưới triều vua cuối cùng nhà Trần (1416) có một người nho sĩ An Nam tên gọi là Di Thanh, vào thời kỳ này bọn "quân ôn" của nhà vua làm quá nhiều điều càn dở, theo thói quen của họ, họ thường tụ tập trong các quán rượu, làm đủ các trò dâm ô và làm cho nhiều người gặp họ đều bị bệnh. Di Thanh không sợ bọn quỷ dữ nầy nên xông xáo đi tìm chúng. Bọn này vừa sợ vừa phục con người can đảm liền đầu hàng ông ta. Di Thanh chia chúng ra thành trung đoàn và tiểu đoàn và bắt chúng tuân phục theo một kỷ luật khắc khe. Sau khi ông ta chết, ông ta được phong là lãnh tụ của bọn ''quân ôn'' và bọn ''quân ôn'' từ đó theo sự chỉ huy của ông ta, đi tàn hại mọi người. Như chúng ta đã chỉ định ở trên, không nên hiểu từ ''quân ôn'' là chủ đề diễn tả bệnh dịch hạch và dịch tả, mặc dù từ nguyên mang ý nghĩa rõ rằng như vậy, nhưng thành ngữ ''quân ôn'' hiện được dùng để chỉ chung một số các loại bệnh, mà đây là các vị thần mang tai họa giết hại con người bằng các dịch bệnh, bằng chiến tranh và đói kém.v.v... Vậy hiện ta đang đứng trước một ý tưởng tổng quát còn mơ hồ hơn những gì vừa nói qua ở trên và tuy vậy ta sẽ thấy ý nghĩa của nó được xác định rõ dần ra. Bởi vì trong thế giới có một vị trí tinh thần danh cho các khái niệm về nhân cách khác hẳn. Vậy muốn diễn tả cho ro nghĩa, chỉ cần ta có một khả năng khái quát hoá thật hoàn bị và tập hợp tất cả những tố chất chung của một tầng lớp tinh thần vào một con người và chỉ một con người mà thôi, người ấy sẽ tiêu biểu cho tất cả. Người Việt Nam bằng nhiều phương cách khác nhau đã đạt tới trình độ khái quát hóa này. Nhưng mặc dù có nhiều phương thức khác nhau, cách khai triển tâm hồn luôn luôn vẫn chỉ có một. Bao giờ bản thể tâm linh vươn lên tới trình độ cao hơn những kẻ khác thì được gọi là thủ lãnh và được đồng hoá với một loại tướng lãnh chỉ huy một đội binh. Ngày xưa, ông ta chính là vua, hoặc hơn thế nữa, ông ta còn được coi như Cha như Mẹ của các linh hồn thấp kém.v.v... Với bon ''quân ôn'' chúng ta nắm bắt ngay phương thức tốt nhất, qua đó tư tưởng tôn giáo vươn lên từ từ tới quan niệm về những bản thể trừu tượng thực sự mang nhân tính. Thật vậy, ta cứ xem bọn ''quân ôn'' cũng có một thủ lĩnh. Đó là ''chúa ôn'', chúa các thứ dịch tể. Những binh sĩ đều phải tuân theo lệnh của chủ tướng, vậy đây không phải là cách tốt nhất để hình dung đoạn chuyển tiếp từ số lượng sang đơn vị đó sao? tức từ tập thể sang cá thể? Cũng cùng một phương thức như vậy, ta thấy hình thành cái gọi là ''ma vua'', tức là vua của các loại ma: Hàn Tín thủ lĩnh của các ác hồn, tức là bọn ma, thì số lượng các vị thần mang tước hiệu ma vương và đại tướng, thì cũng nhiều vô số kể. Mặc khác, chúng ta thấy trong việc thờ cúng tam thế, đã thể hiện cả một giai hệ vô cùng phức tạp; các ông hoàng và các bà chúa của nhiều tầng lớp khác nhau, vua nhỏ, vua to, vua cả, ngọc hoàng thượng đế v.v.... (1) bản liệt kê này được ghi trong một bản thảo thần chú có mục đích triệu tập các vị hung thần có khả năng gây khó khăn cho các linh hồn người mới chết. Trong năm, có nhiều ngày xấu, mỗi ngày thuộc vào một vùng quản trị của một vị hung thần. Nếu người nào chết đúng vào ngày xấu đó, linh hồn ông chắc chắn bị vi hung thần ngự trị trong ngày ấy quấy nhiễu. (2) Các xứ ghi ở đây đều là đất bên Tàu. Các hung thần cũng từ Trung Quốc đưa sang. Thủ lĩnh của họ là Hàn Tín, một tướng lĩnh nỗi danh đời Hán. (Trung Quốc) Trong ngôn ngữ Việt Nam có một thành ngữ Hán Việt là Khí Huyết. Thành ngữ này cho thấy trong đó ý về Huyết = máu lại gần gũi với ý về Khí = hơi sống. Nhưng ta có thể chấp nhận máu loãng còn được coi như một động cơ vận tải nguyên lý sống. Dù có như vậy máu vẫn được xem như một nguyên lý sống hoặc động cơ vận tải cho nguyên lý này vẫn đóng góp có hiệu quả vào ảnh hưởng của tất cả những gì liên quan tới ý niệm về sự sống. Dòng chảy này có một sức mạnh vô cùng huyền bí, và sung sức nữa. Máu là món ăn thích khẩu trong các bữa tiệc tôn giáo. Để tăng cường sinh lực cho các trẻ em có thể chất kém, người ta nhuộm quần áo của chúng, bằng máu chó. Dẫu sao ảnh hưởng của máu vẫn thường không tốt, như nhiều tục lệ đã nêu bằng chứng. Mọi vật có vấy máu đều trở thành Tinh. Đôi lúc trong một gia đình bất hạnh bệnh tật cứ tới tấp xảy tới gây khốn đốn cho người trong gia đình. Có lẽ ở nơi nào đó trong nhà có chôn một tảng đá ''Tinh'' (Thạch Tinh). Nó đã đóng vai trò như một thứ ''ma ếm'' vì nó đã bị vấy máu người. Phải tìm cho ra viên đá đó. Chỉ có các vị pháp sư mới có khả năng tìm được nó, rồi ông mang nó ra ném xuống sông. Những điều bất hạnh và bệnh tật không còn giáng xuống cho gia đình này nữa. Một người đàn bà có kinh kỳ là một ổ tập trung mọi sự ô uế, nên cần tránh tiếp xúc. Vào thời gian có kinh, mọi sự giao tiếp giới tính đều ngăn cấm đối với người đàn bà ấy. Ngoài ra bà ta còn là đối tượng của mọi sự cấm kỵ khác khiến bà ta phải giữ gìn hoặc người khác phải giữ gìn đối với bà ta. Bà ta không được rờ tới những món ăn ngâm muối, dưa cải muối, cà muối, thịt muối, cá muối, v.v... vì sợ các món ấy bị hỏng. Thế mà bà ta lại được phép rờ cá món mức. (1) Người phụ nữ không được phép bước vào những nơi linh thiêng ; bà không nên tham dự các lễ nghi cúng kiến về tôn giáo. Quần áo bà mặc trong thời kinh kỳ chỉ được giặt giũ do chính tay bà giặt vào buổi sáng khi mặt trời mọc và không bao giờ giặt vào ban đêm. (2) Việc thai sản, ở cữ, nằm chỗ, luôn luôn kèm theo những kỳ làm ''băng'', ra máu, vì lẽ đó, bị coi là nguyên nhân gây xuất huyết nên gần như luôn luôn nguy hiểm. Chính vì vậy ở Miền Nam , khi tới kỳ sinh nở người đàn bà phải rút vào một nhà riêng, dưới giường luôn luôn có một bếp lửa cháy liên tục (3). Bà mẹ ở một nhà riêng cách ly trong suốt 30 ngày, sau đó người ta bỏ hay đốt tất cả đồ đạc đã sử dụng. Sinh xong, người ta đặt trước nhà một cành cây đã đốn, bây giờ chỉ còn là một khúc than củi đã đốt đỏ ở một đầu. Làm như vậy để gọi là cắm khem, tức là làm dấu hiệu ngăn cấm. Trước đây đã từng có người nước ngoài nghiên cứu về văn hoá Việt Nam đã viết về việc này bảo rằng "làm như vậy là nhầm ngăn cấm không cho những người vốn đã từng sinh đẻ khó, không cho họ vào nhà, hoặc những người hiếm muộn không con, hoặc những người sinh sản bị làm băng, ra máu nhiều...tức là ngăn cấm những phụ nữ đã có trong mình điều xui rủi, bất hạnh ''. Từ đấy, theo chúng ta, quả là một việc làm có ý nghĩa tuy không đầy đủ. Cần thấy thêm trong tục lệ này một lời thông báo gởi ra cho kẻ nào từ ngoài tới phải tránh bước vào nhà, có nguy hiểm vì có đàn bà sinh nở. Những gì xảy ra sau này, sẽ xác nhận thêm lời giải trên đây. Như vậy ở Miền Bắc (khi xưa) những phụ nữ xa lạ với gia đình tránh tới thăm viếng những người mới nằm chỗ, vì người ta tin rằng thường thường người đẻ sẽ truyền lây bệnh cho những người ngoài gia đình nếu bệnh nhân rờ rẫm tay chân hoặc trao cho ai vật gì. Tất cả thành viên trong gia đình và bạn bè ở trong nhà vào lúc sinh nở đều giả định như đã mắc một cơn bệnh lây nhiễm mà người ta quen gọi là ''Cung Long''. Những người vì thiếu thận trọng đã bước vào nhà người ấy có thể mang bệnh đến cho đứa trẻ sơ sinh. Không kẻ nào được quyền xem thường việc này và phải luôn tẩy rửa mình thật sạch sẽ.Và bước vào nhà, luôn được thông báo trước về việc ở cữ của người đàn bà, nếu không vướng phải bệnh tật, thì bị tán gia bại sản. Như vậy người ta có thể khẳng định việc thai sản là đáng sợ trong môi trường hợp. Không chỉ do hành vi sinh nở làm phát sinh việc đó mà còn do mọi việc có liên quan tới việc sinh nở. Cuống rún và nhau đều có mang nhiều tính chất đặc biệt mà người ta đã kinh nghiệm thấy. Cuống rún phải được giữ suốt cả năm; khi khô, người ta dùng nó để trị đau bụng cho chính đứa trẻ ấy. Muốn trị đau bụng người ta đốt miếng cuống rún thành than rồi hòa vào nước cho đứa trẻ uống. Nhau nổi tiếng có nhiều năng lực trị bệnh hoặc có ảnh hưởng xấu khiến người ta giữ nó thật kỹ lưỡng hoặc tiêu huỷ di, tùy trường hợp. Nói chung ở Việt Nam, người ta chôn nhau hoặc trước cửa nhà, hoặc ở nơi hẻo lánh người ta thỉnh thoảng có thể tới thăm để xem tình trạng của đất. Nếu đất chai cứng lại, đứa trẻ dễ bị nấc cục và nó sẽ bị ói mửa nếu đất trở nên tươi xốp hơn. Ngày xưa, cái nhau được giữ kỹ với vôi và 100 cây kim trong một nồi đất được treo ở một nơi phơi ra ánh nắng; làm vậy là có mục đích bảo về cuộc sống cho đứa bé nếu người mẹ sinh con lần nào cũng sớm bỏ con .Khi đứa bé được 10 tuổi, người ta mang chiếc nồi đất ném xuống giữa dòng. Đôi khi muốn nuôi được đứa bé, người mẹ phải ăn một miếng nhau của bà. Người đàn bà sống trong máu me và cũng sinh nở trong máu me, nếu không may bị mất mạng, tất yếu phải chịu số phận khổ đau. Bà sẽ thoát sinh vào kiếp khác và chuyển luôn số phận đặc biệt của mình cho người khác. Như vậy người đó đa truyền đạt tính cách tương tợ của máu me. Từ đó nhiều dân tộc suy nghĩ về đàn bà: đàn bà vốn là bản thể của ô uế. Nếu ta ra khỏi nhà đi công việc gì đó gặp phải người đà bà và đặc biệt là người phụ nữ mang bầu, thì phải trở về nhà ngay. Việc gì cần giao dịch sẽ không khí nào thành tựu. Các cô gái khi đến tuổi dậy thì ; không nên rờ tới hoa trái của vài giống cây; hoa sẽ tàn và trái sẽ rụng.... (1) Để giải thích cho việc này, chúng ta thấy vật ngâm muối nằm trong cùng một trật tự với nữ giới (Âm) tức là sự lây lan cứ tiến hành theo một tuyến dễ bị hỏng nhất, nên tác động dễ dàng lên giới âm của phụ nữ, lên các vật ngâm muối, do tính nhạy cảm của giới nữ và âm giới ; Cũng vì lý do như vậy, người phụ nữ có kinh có thể rờ tới các lọ mức, là vật ướp đường ngọt. Vị ngọt lại nằm trong trật tự khác hẳn, thuộc dương, cho nên cơ may cho chuyện lây nhiễm khó xảy ra, mức không bị hỏng. (2) Đêm thuộc âm, quần áo giặt ban đêm do đó không đủ khả năng xua đuổi các luồng âm khí huyền bí trong quần áo (nước cũng thuộc về âm). Ngược lại, mùa xuân, mặt trời mọc ...đều thuộc dương và dương sẽ thắng âm; quần áo dơ bẩn do máu kinh kỳ, phơi ra ánh nắng sẽ được hoàn toàn tinh khiết. (3) Nhằm mục đích khử uế. Ở Bắc kỳ cũng có tục lệ như vậy. Có đôi khi khử uế bằng lửa Chính vì sự nổi danh ô uế đó, nên phụ nữ luôn luôn sống riêng biệt.Trong nhà, họ có căn buồng dành riêng cho họ và họ không bao giờ ngồi ăn chung mâm với đàn ông. Cũng vì lý do đó, họ luôn luôn đứng riêng ra trong các lễ nghi tôn giáo. Họ chỉ dự vào các lễ tộc trong gia đình nhưng không bao giờ được phép làm chủ lễ. Tính cách ô uế của phụ nữ mở rộng luôn tới lĩnh vực giao hợp sinh lý. Thường người ta thường cho rằng, việc giao hợp vốn làm toát ra một hơi hướng, mà kết quả xấu vẫn tác động lên một số bệnh lý. Khi đứa bé bị đau mắt hay đau trái, cha mẹ đứa bé phải kiêng cữ ngủ chung : Nếu họ không kiêng cữ điều cấm kỵ này bệnh đứa bé sẽ nặng hơn. Hơn nữa phòng ngủ người bệnh phải cẩn thận đóng kín cửa để không cho người lạ bước vào. Kẻ vào phòng có thể mang vào cái gọi là "hơi trai gái". Đứa trẻ nếu bị bệnh đậu mùa, sẽ bất tỉnh, rồi có thể cụt tay hay què chân; một chiếc xương tay hay chân của nó sẽ vở ra. nếu nó bị đau mắt thì mắt sẽ nổ. Đứa bé hoàn toàn mất thị giác. Hành động giao hợp chính là sự ô uế nên nó càng ô uế hơn vào lúc nào đó và như vậy đó là hành vi cấm kỵ. Chúng ta đã nói rằng sự cấm kỵ đã trở thành quy luật trong thời gian kinh kỳ của người phụ nữ. Nó cũng trở thành điều cấm kỵ vào ngày mồng một và ngày mười lăm hay các ngày 29, 30 mỗi tháng. Đây chính là những ngày của đợt hành kinh mới và là các ngày trăng tròn hay không trăng. Có lẽ đây là thời kỳ trao đổi giả định của các ảnh hưởng nguyệt kỳ, lên kinh kỳ phụ nữ. Cần nên chú ý điều này là mặt trăng được coi như đang vào quy kỳ tác hợp với mặt trời, chồng của mặt trăng; do đó các ngày gọi là" sóc, vọng hay là hối " (1) có thể được gọi là "ngày giao phối", ngày thai nghén và ngày sinh nở. Và như vậy đó là những ngày ô uế. Sự giao nhiễm mầu nhiệm có thể thiết lập rất đa dạng giữa mặt trăng và người phụ nữ, vì phụ nữ và trăng đều thuộc âm phái nên người đàn ông tham dự vào cuộc giao hợp coi chừng cũng lây nhiễm sự ô uế. Chúng ta vừa thấy do sự liên kết tuần tự, các hiệu quả của Tinh có thể chuyển tiếp bằng máu. Hành động này dù sao đi nữa cũng có thể linh cảm được từ xa. Sự ô uế của máu có thể lan tỏa ra, chẳng hạn như cho loài thú vật ăn thịt sống. Do chính phẩm cách ăn thịt sống của thú nên rất có thể con chó cũng bị coi là ô uế ! Người ta cấm ăn thịt chó (2) nhất là khi người ta tham dự vào một lễ nghi tôn giáo. Nghề giết thịt chó thường thường được bài xích. Rất có thể sự bài xích này có nguồn gốc từ tín ngưỡng Phật giáo, theo đó, những cuộc đầu thai làm thú đã đa phần bị giáng cho những kẻ giết chó, tuy vậy vẫn cho phép suy nghĩ rằng tình trạng giết thịt chó cũng có thể được coi như ô uế vì người làm thịt chó vốn thường xuyên tiếp xúc với máu chó. Không chỉ có những gì tiếp xúc với máu mới có đủ đức tính của máu, mà những gì giống máu. Chỉ vài mức độ cũng vậy. Sự sống được đồng hóa với khí, hơi thở; tất cả những cái có liên quan tới hiện tượng sinh lý này đều mang tiếng có chung tính chất huyền bí như gió và mùi chẳng hạn. (1) Đây là tên gọi những ngày ở thượng tuần trăng (đầu tháng), trung tuần trăng (giữa tháng) và hạ tuần trăng (cuối tháng). (2) Sự cấm kỵ này còn lâu mới được mọi người tôn trọng; trong nhiều khu chợ, chúng ta vẫn gặp các người bán thịt chó; thịt này được người Việt chuộng ăn, có lẽ vì sự cấm kỵ ở trên. Thịt chó là loại thịt dễ khiến người ta háu ăn. Do đó kẻ háu ăn thịt chó biểu thị một nhân cách đê tiện, hèn hạ. Có một lời nguyền như sau: "Khói bay lên không gian và trở thành không khí trong lành: không khí trong lành bay lên nữa, trở thành ete; ete chỉ là một phi vật thể thanh thoát và mạnh. Đây chính là Phật tính, là tính linh của Đức Phật. Đây là Đạo Đức cao cả, là Ánh Sáng rạng ngời. Ánh Sáng rạng ngời là nguồn gốc của tất cả tinh lực tiềm tàng của tất cả dõng lực đích thực". Còn mùi (1) được coi như các cơn phát tỏa, bốc lên từ sinh vật hay sự vật. Vả lại nó được chỉ định bằng từ hơi, mà ý nghĩa chính vẫn là "hơi thở". Vậy, sự tương cận của hai từ đã tạo nên sự khác biệt về ý niệm. Người Việt đã chấp nhận coi tất cả các khí hơi như ; hơi thở, hơi tỏa, phát hơi,...đều có năng lực như nhau. Mùi, hay "hơi hướng'' phát ra từ xác chết trở thành mùi đáng sợ, không phải vì các mùi ấy đặc biệt khó ngửi mà vì các mùi ấy phát ra từ một sức mạnh huyền bí do tính chất tan loãng mầu nhiệm của nó (2). Khi một thi hài không được chôn cất, người ta phải cử hành một số lễ nghi để ngăn ngừa sự phát tiết mùi máu hôi thối có thể rất nguy hại. Vị pháp sư trước hết vẽ bằng khói nhang trên một bình chứa rượu có tẩm mùi hương và đọc câu chú sau đây: "Lệnh cho Đại Thánh Thiên Cương (3) phải ngăn cấm các mùi xú uế sinh ra." Sau đó pháp sư phun rượu lên mặt người chết. Người ta cũng đạt được kết quả như vậy bằng nhiều cách khác nhau : Hoặc làm một lá bùa đốt ngay, trên lá bùa có ghi công thức hay lời nguyền trên đây. Hoặc người ta quạt lên xác chết bằng một cây quạt giấy trên đó cũng có ghi công thức giống trên mà vẽ bằng một cây nhang cháy đỏ v.v...Người ta còn có thể đặt lên bụng người chết một miếng lưỡi cày hay một miếng sắt bất kỳ, vừa bắt quyết (4): TÝ, SỬU, NGỌ, MÃO, DẦN, và đọc câu thần chú sau đây: " Tất cả các mùi xú uế ở trong xác chết không được toát ra ngoài. Thần Thiên Cương hãy mang đi tất cả mùi hôi thối." Trên giường xác chết nằm, người ta đốt một cây thuốc nam thơm để xua đuổi muỗi mòng, ruồi nhặng. Quan sát thật kỹ cách bày biện này và tôn trọng triệt để các lời hướng dẫn của các pháp sư, họ bảo, người ta có thể giữ gìn xác chết suốt bốn năm ngày không hôi kể cả các ngày viêm nhiệt. Nhiều biện pháp phòng ngừa giống như vậy được dùng để chống lại hơi hôi miệng gây ra do các món đã ăn. Tôi ghi lại đây bản ghi trong một tập cẩm nang thư của thầy pháp có tên BÙA CHÚ ĐẠI TOÀN: "Khi các vị pháp sư ăn xong (các món ăn không tinh khiết) ngay tức khắc pháp sư phải đọc câu thần chú sau đây: "Trung và Hạ, tất cả đều phải quang minh và tinh khiết. Ta đang đứng giữa thiên và địa cũng như tất cả muon thú và thảo mộc. Tất cả những vật ta ăn không thể làm trở ngại chư thần linh. Ta khẩn cầu chư Thần tích cực "La Ly Đức Xá Hạ". Tất cả mùi hôi thối nói chung như vậy đều có sẵn một huyền năng lớn hay nhỏ, thiện hay ác tùy theo mùi ấy thơm hay xú. Chính vì vậy nên củ hành và tỏi đều bị coi là xú (hôi hám). Nó bị cấm ăn trước buổi lễ. Luật nhà phù thủy đều có ghi các điều quy định gắt gao: "Các chức sắc nhà Pháp (phù thủy) phải giữ gìn tránh uống rượu, không ăn hành tỏi. ......." (tiết 139 - sắc lệnh 1- Về các lễ hiến tế) - Trong sách còn ghi rằng: Kẻ không ăn hành và tỏi đều được coi như giống các vị thần và họ được ban khen.
Các mùi dễ chịu ngược lại, có một ảnh hưởng cứu rỗi. Nhang mà người ta đốt trên bàn thờ không có mục đích duy nhất là làm sảng khoái các đấng thiêng liêng, mà nhiệm vụ của nhang còn giúp xua đuổi các tà ma. Ngày đầu năm, tục lệ buộc phải chưng hoa và xông hương nhà với hoa thuỷ tiên, là loại hoa có củ, hương thơm nhẹ, nhập từ Trung Quốc và bán rất mắc. Người ta đặt vài củ thủy tiên trước bài vị Tổ Tiên. Nếu hoa nở buổi sáng ngày mồng một đó là dấu hiệu hạnh phúc suốt năm trong nhà. Vào năm mới, người ta treo lên mái nhà một gói lá ngải hương có tính cách xua đuổi tà ma. Các loại cỏ thơm có vai trò lớn lao trong lĩnh vực bùa phép. Người ta thường dùng các hương thảo để làm phép.Người Việt mình còn thừa nhận một cách tổng quát rằng các mùi quá nặng và xú uế tàn phá các làng hơi hoặc làm tỏa hơi độc hại thâm nhập vào có thể, (5,6) (1) Cần chú ý rằng các tiếng ''khói'', ''hơi'' và ''mùi'' đều chung tộc ngữ ở cả 2 lĩnh vực âm ngữ học và ngữ nghĩa học. Chữ khói phân tích thành 2 thành tố: hỏa và hồn ? (quỷ). Còn chữ hơi, hơi thở có thể xác định với linh hồn các sinh vật hay sự vật: hơi người, hơi xác chết, hơi đất v.v... (2) Ở đây chúng ta da đụng chạm tới ảnh hưởng huyền vi của tử thần. Ta sẽ nói tới việc này sau. (3) Thiên Cương Đại Thánh (Thiên = trời; Cương = xác chết chưa có dấu hiệu phân huỷ; Đại = lớn; Thánh = ông Thánh (4) Quyết là dấu hiệu làm bằng ngón tay do các pháp sư dùng ếm tà ma, hay còn gọi là bắt Ấn (5) Ở Trung Quốc vào tháng 5, người ta có tục mang trên ngực một túi vải nhỏ đựng các hương thơm để xua đuổi các ảnh hưởng xấu. Một tục lệ gần giống như vậy cũng có ở Bắc Kỳ ; vào mùa hè người ta cho trẻ con đeo một túi nhỏ cùng với vài lá bùa : quả bầu, quả lựu bàng bạc, con heo nhỏ bằng cây v.v... (6) Bài đọc thêm - Ông Hà Hùng Tiến - Nguyên Trưởng ban Văn hoá, Viện Văn hoá, Bộ VHTT: Mường là dân tộc giỏi nhất về bùa chú.
Người Việt Mường rất giỏi làm bùa chú. Từ thời mới bước chân vào nghề khảo cổ tôi được cử công tác ở khu vực có nhiều người Mường sinh sống, tôi có may mắn được một người Mường dạy cho bùa chú. Người thày dạy có nói một câu mà tôi còn nhớ mãi. Đó là, chỉ được dùng bùa chú làm điều thiện, không làm điều ác. Nếu làm điều ác thì giỏi lắm chỉ làm được cho hai trường hợp sau đó thì bản thân sẽ chết.
Suốt những năm 1968 - 1969 tôi đã thâm nhập rất sâu vào đời sống của bà con 8 xã Mường như Tân Lạc, Nhân Nghĩa, Quý Hoà, Thành Đạo và học được rất nhiều bùa. Người Mường có nhiều bùa như bùa yêu, bùa chài ếm, bùa chữa bệnh... Bên cạnh đó người Thái, Chàm, Tây Nguyên, Bana, Êđê cũng có rất nhiều cách yểm bùa. Đặc biệt người Êđê có rất nhiều bùa thuốc. Các loại bùa phần lớn được làm từ lá cây tự nhiên như đinh hương, hương nhu, quế chi, các loại vỏ cây trên rừng cũng chỉ ngũ sắc, sau đó dùng những lời chú để chú vào đó. Bùa cũng có thể làm bằng giấy dán lên tường, thường là bùa phép phật để linh hồn quấy phá trông vào thấy sợ.
Có 1 thuyết khác về Độc Cước như sau. Chuyện kể rằng thời xưa có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển Sầm Sơn làm hại dân lành. Có một chú bé mồ côi cha vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớn nhanh như thổi và trở thành người khổng lồ. Chàng khổng lồ đánh thắng bọn quỷ ngoài biển, quỷ tràn vào đất liền cướp phá, nếu chàng ở trong đất liền thì quỷ lại phá ở ngoài khơi. Chàng nghĩ cách lấy búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn, một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Từ đó, bọn quỷ vào bờ hay ra biển đều thấy chàng khổng lồ, chúng bỏ đi nơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa. Từ đó xuất phát tên gọi thần Độc Cước, nghĩa là ‘Một chân’. (Theo Thế giới vô hình)
Độc Cước là một vị thần Việt Nam, nơi thờ chính đặt tại đền Độc Cước ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Theo đạo sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783), thì thần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan, có tài đức, giúp các đời vua dẹp yên giặc giã, giữ gìn bờ cõi, thần có hiệu là Đại pháp sư, có 7 phép màu để trị ma quỷ gian ác… và được vua phong bốn chữ: Độc Cước sơn triều. Chuyện kể rằng thời xưa có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển Sầm Sơn làm hại dân lành. Có một chú bé mồ côi cha vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớn nhanh như thổi và trở thành người khổng lồ. Chàng khổng lồ đánh thắng bọn quỷ ngoài biển, quỷ tràn vào đất liền cướp phá, nếu chàng ở trong đất liền thì quỷ lại phá ở ngoài khơi. Chàng nghĩ cách lấy búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn, một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Từ đó, bọn quỷ vào bờ hay ra biển đều thấy chàng khổng lồ, chúng bỏ đi nơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa. Từ đó xuất phát tên gọi thần Độc Cước, nghĩa là 'Một chân'.
Tưởng nhớ công ơn của Độc Cước, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ thần ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng. Về sau miếu trở thành đền Độc Cước.
(Sưu tầm trên Internet)
Bản văn sai luyện thần độc cước
Đệ tử tôi nay nhang phần một truyện .
Thủa ban rồi tu luyện Thần binh .
Chiêm Thiên nhung Quốc có danh .
Kể từ hồng tạo mấy sinh kia là.
Càn Khôn nhị Khí sinh ra .
Không không, sắc sắc hóa ra dị hình .
Có Thiên tinh diệu bằng non nước núi .
Dáng cao cao nghìn trượng cao mây.
Phép anh Linh nào có ai tày.
Động chân nở đất, ra tay động rừng.
Mặt đen tựa lửa hòn than
Răng trắng san sát, môi hồng tựa son.
Nguyên giáng sinh Sơn Tiêu núi ấy.
Có uy hùng ai thấy dám đang.
Hiệu là Lốc Tướng Thần Vương.
Bản thân bối Phúc có danh đại Thần.
Khi cơ hàn tần lao chi khổ.
Đến tuần này biến thảo thành nhân.
Hiện lên Mao khổng hóa thân.
Đằng vân Thế giới xa gần mọi nơi.
Cứu nhân gian lại thôi súc vật.
Đả Tà ma, trảm diệt Tà tinh.
Tả thủ cầm cờ Lôi phơi phới.
Hữu thủ cầm búa sắt hăm hăm.
Lại hay phương tiện cứu dân.
Chữa người tật khổ, bệnh nhân mê đồ.
Phá oan gia, đoạn trừ túc trái.
Giết Tà Thần, đẳng chúng Tà tinh.
Trảm Phạm Nhan, Bá Linh phục Quốc.
Tróc mẹ danh Càn sát bà Vương.
Bao nhiêu Tà quỷ chúng bay.
Thu lại nhập Ngục, đả cho tan tành.
Hỡi Già Lô Lốc Tướng kia ơi.
Chính thang nhất vị anh Linh.
Giờ Thày luyện tập về chưng bản Đàn .
Có uy cường đêm ngày ứng hiện.
Nghe Chú Ấn, Quyết gọi là tốc thôi.
Dù chơi non núi xa xôi thời về.
Chớ hoãn trì ngang đường ngang xá.
Chớ cưỡng Phù, cưỡng Chú làm chi.
Thày nay Ấn, Quyết thì về.
Để Thày sai khiển việc gì cho hay,
Như cờ này hóa ra cờ lệnh .
Chuyển cờ này quân tướng sửa sang.
Uy hùng chính đức nghiêm trang.
Binh quyền kíp phá Quỷ Vương tung hoành.
Khi sai hành bất phân thời khắc.
Chớ lỗi lầm, thét mắng chẳng tha.
Chẳng nên thét mắng đôi lời.
Việc trong cấm giới, việc ngoài cấm ngăn.
Nào khi cứu Thế độ dân .
Dẹp đường mở lối Sư nhân đi về.
Ba hồi Mõ đả thì nghe.
Chơi đâu kíp chóng thì về.
Một là sai khiển việc gì cho hay.
Trước hộ Thày tuế bằng non Nhạc.
Đạo Quân sư chẳng khác Thái sơn.
Tháng ngày bổng lộc thường tuôn.
Đông Tây đem lại Bắc Nam thu về.
Của Thiên Khê bạc tiền vô số.
Lợn cùng gà, vải vóc chứa chan.
Chữ rằng dĩ Đức báo Ân.
Thày toan trợ Tướng, Tướng nay giúp Thày.
Gia trung này đêm ngày tuần thú.
Cắt ba quân canh cổ truyền lao.
Có ai xâm phạm ra vào.
Đả đòn buộc trói, đem giam gia hình .
Trong phép Quan đả là lệnh ước.
Cứ ba hồi mõ đả thì nghe.
Lưng đeo đai bạc hoa cù.
Tay cầm chìa khóa kỳ khu chữa người.
Hoặc ai phải Khí nặng giời.
Đến không cũng khỏi ngồi chơi cũng hèo.
Phép xưa nay vốn vì có khác.
Mõ là sai bắt nhiều điều.
Một đường đường nghiệm trăm chiều chiều hay.
Xưa kia xốc vác Thái sơn.
Nay sao phép đã lên ngàn
Ngao du đón Nguyệt chơi miền Thanh cung.
Nay tôi có việc thì dùng.
Mời ông tốc giáng bản Đàn cho mau.
Là tật tốc giáng.
Nhang hoa thỉnh.
Sắc hỡi hỡi Sơn Tiêu Độc Cước. Hồng tao xưa sinh, vị thân mẫu không không sắc sắc. Nhất nhỡn sơn đầu thủ túc chi dị hình.
Sơn Tiêu Độc Cước A Lộc đại vương, hiệu Chu
Văn Minh thần tướng. Tả tướng độc cước, hữu tướng độc tôn, Độc Cước
thiền sư thế tôn Độc Cước đại tướng. Các đẳng tướng âm binh vạn vạn hằng
hà sa số tật tốc giáng hạ bản đàn, nhang hoa thỉnh.
BÀI THƠ CỦA ĐẶNG HUY TRỨ TẠI ĐỀN ĐỘC CƯỚC THANH HÓA
Yết Độc Cước Tiểu Tiêu Thần Linh Từ.
Hà niên ngọc chỉ đáo Đông minh
Hương hỏa thiên thu hộ bất quynh
Khí hữu tư chung duy chính trực
Tức chung sở lý tức anh linh
Nguy nga cổ miếu sơn đồng trí
Huy hách thần công thạch khả minh
Tọa trấn hải cương xung yếu địa
Kiêm thiên kình ngạc tảo tiềm hình.
Dịch thơ:
Viếng Thăm Đền Thần Độc Cước
Gót ngọc năm nao đến biển Đông
Nghìn năm hương khói cửa toang không*
Trui rèn cương trực nên anh khí
Đặt bước hoang liêu hỏa điện thông
Miếu cổ nguy nga non sách thế
Công ơn hiển hách đá ghi công
Biển bờ xung yếu oai nghiêm trấn
Kình ngạc dông càn lặng đáy sông.
Hoàng Công Khanh dịch.
THAM KHẢO THÊM. Tam Danh Độc Cước. Giống như tất cả các hiệp hội ở Việt Nam xưa (An Nam). Hiệp hội các nhà thầy bùa cũng có những vị thần chủ riêng gọi là Tổ sư, coi như nhà sáng lập ra nghệ thuật hay khoa học ứng dụng. Thần chủ Tổ sư của ma thuật là những vị Tam Danh và Độc Cước. Đối với quý vị này, các ông thầy bùa, thầy pháp đều dành riêng một lối tôn thờ đặc biệt thường xuyên. "Muốn tham gia vào nghề phù thủy, đoạn vào đầu của một bản thảo viết về pháp thuật mà tôi có đã viết: Cần nhất, trước hết phải sùng bái vị thánh Tam Bành hay Tam Danh, gốc người huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, hoặc nói khác đi là Độc Cước, góc người ở phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cả hai đều được thừa nhận như hai vị thánh bảo vệ cho học thuyết về pháp thuật." - Sau đây là truyền thuyết lưu hành rộng nhất liên quan đến vị thần đầu tiên là ông tướng Tam Danh; một người đàn bà ở làng Bảo Ngũ (Vụ Bản, Nam định) đã một lần sinh ra thay vì đứa con như người bình thường, lại sinh ra 3 loại bao như hình cái túi, trong bao thứ nhất có một cái sừng, trong bao thứ hai có một cái đầu (sỏ) và trong bao thứ ba có một bó sắt. Hai vợ chồng cả sợ đều đem chôn tất cả các vật dễ sợ này ở đầu làng, nhưng kể từ đó trở đi, các ma quái đủ loại liền hiện ra mà không ai trừ khử nổi. Vậy mà, vào lúc đó (dưới triều vua Hồng Đức (Lê Thánh Tôn) triều Lê, cả xứ đâu đâu cũng có giặc cướp nổi lên, vua Lê liền ban chiếu cho tất cả yêu quái trong xứ Bảo Ngũ là vua sẽ phong chức Đại Tướng Âm binh cho vị nào có thể dẹp hết các loại giặc cướp gây rối trong nước. Tuy không bị tấn công lần nào, những bất ngờ các băng cướp đều bị quét sạch. Như vậy nên vua Lê liền tấn phong cho ba vị yêu tinh thắng trận có tên là Tam Danh Đại Tướng, tức là vị tướng lãnh âm binh có 3 tên: SỪNG, SỎ, SẮT. Một ngôi đền được dựng lên để thờ cúng ba vị này và từ đó các pháp sư triệu thỉnh tam vị coi như là sự tổ của họ. Chúng ta nên ghi nhận thêm điều này, tuy thoáng qua, nhưng rất đáng quan tâm là dù truyền thuyết và huyền thoại xác định từ nguyên thủy thành ngữ Tam Danh chi định ba nhân cách riêng biệt, nhưng các tên gọi từ đó về sau không còn được áp dụng, mấy khi mà chỉ định để nói riêng một vị thần duy nhất. Có lẽ người ta còn muốn ghi nhớ lại thuở ban sơ cái kỉ niệm về một Bộ Tam Thể Xưa, vì người ta còn đặt ra ba tên một lượt, rất phân biệt là: *BÀNH KIỀU *BÀNH CHẤT *BÀNH CỨ -Tục nói thành ngôn ngữ bình dân là SỪNG, SỎ, SẮT
TÌM HIỂU VỀ THẦN TAM DANH VÀ ĐỘC CƯỚC. Tuy vậy, trong phần lớn các lời thỉnh triệu, người ta vẫn gọi cả ba bằng một tên Tam Danh và coi như chỉ có một vị thần mà thôi. Tại đây có một thí dụ lạ lùng về ma thuật là các chữ tên. Giống như việc đặt tên cho một hiện tượng, là đủ cho nó có một hiện hữu tại thân, còn đặt tên cho 3 vật khác nhau bằng một tên riêng thí dụ gom cả ba vật về làm một, thực ra tên ấy vẫn là ba. Hiện tượng này trong tâm lý học tôn giáo là tự nó cụ thể hoá bằng cảnh nào đó, trong cách người ta biểu hiện thần Tam Danh.Người ta làm ra một bức tượng nhỏ, chỉ có một thân thể mà lại có 3 đầu, người ta thường gặp các tượng này trên các bàn thờ riêng biệt của các vị pháp sư. Ta có thể đặt câu hỏi nguồn gốc của truyền thuyết mà tôi vừa kể do đâu mà có, đây là kết quả các cuộc tìm tòi tra cứu của tôi. Tôi không dám cho đây là điều khẳng định đúng: từ Tam Bành, trong tiếng Hán Việt có nghĩa là : các bản năng xấu. Theo triết lý đạo giáo, tất cả nhân sinh đều chứa trong người ba loại linh hồn là Tam Bành, nó không ngừng xui khiến con người cứ làm điều xấu xa tàn ác trong mục đích duy nhất là sau đó nó kết tội con người ở tận thiên đình, dưới điện Ngọc Hoàng, về các tội lỗi mà con người mắc phải. Có thể là học thuyết đạo giáo của người Trung Hoa, khi mang nhập vào Việt Nam đã bị biến thể giống như các học thuyết của Phật giáo và chính Tam Bành đã biến thành bộ Tam Thế hiện nay. Điều này càng dễ hiểu cũng như các tên đặt của người Việt Nam cho ba dạng linh hồn :SỪNG, SỎ, SẮT, có lẽ giống như tố cáo sự giống nhau về tinh thần, đạo đức, với Tam Bành của người Trung Hoa. Sừng là sừng, còn Sỏ là đầu, những cả hai có một ý nghĩa kép, tạo thành một thành ngữ kép: Sừng Sỏ có nghĩa là: cứng đầu, ương ngạnh, giỏi chịu đựng. Mặt khác sát (trong truyền thuyết, người ta kể tên sắt thay vì sát theo ý niệm của Đạo Lão. Nhưng không có gì chứng mình rõ ràng là sự cái biển này chị xảy ra và được chấp nhận về như cầu của vấn để tìm cho ra một nguyên nhân chính đáng để thay đổi. Và vì thế người ta đã tạo ra một từ có vẽ gần giống với truyền thuyết, theo đó các bao được sinh ra có chứa mỗi bao một vật) có nghĩa là giết, là cho chết bằng gươm, đao, bằng sắt (giết là điều xấu xa không tốt). Như vậy, ta thấy cả ba đều gần gũi nhau qua định nghĩa chung của từ Bành :bản năng xấu.Điều này cho chúng ta có quyền giả định từ Tam Bành hay Tam Danh của người Việt xưa (An Nam) chẳng gì khác hơn là khái niệm nguyên thủy của Đạo giáo Trung Quốc đã bị biến cải một cách sâu đậm. Vị chủ sư thứ hai của pháp thuật, theo bản thảo tìm được của tôi là thần Độc Cước (một chân). Ông nầy nguyên người làng Toàn Đông, huyện Bảo An, phủ Từ Sơn, tinh Bắc Ninh. Cha ngài là Nguyên Lê vốn là một pháp sư lừng danh, không có còn trai nói dõi, ông cầu nguyện đức Phật và nhiều quyền lực tôn giáo khác để can thiệp với Ngọc Hoàng. Vị thần tối cao liền cho xuống trần một vị thần vào đầu thai trong nhà và làm con của Nguyên Lê. Người ta đặt tên Ngài là Nguyên Độc, tới 10 tuổi, cậu bé Độc đã biết thành thạo về nghệ thuật phù phép và có thể thực hiện được những gì cậu đã vì bốc đồng tình cờ mà làm ra. Một ngày kia, cậu đánh trống và làm những động tác triệu thỉnh chung chung, khiến động thấu đến thiên đình và vang động khắp bốn phương nhân gian.Ngọc Hoàng không chịu nổi những chấn động quái gở như vậy, nên Ngài liền phái xuống trần một vị "Chu Tử" (mặc quần áo đỏ) thuộc dạng một sĩ quan tùy viên để đi lấy tin tức về sự náo động kia. Viên sĩ quan này, noi theo các tiếng động, xuống tới nhà của Nguyên Lê và thay vì gặp ở đó như điều ông dự kiến là một đám đông ồn ào, hỗn độn dữ dội, ông lại chỉ thấy có một mình cậu bé Nguyên Độc ở đó, cậu lại đang bình thản ngủ vùi. Lợi dụng dịp may hiếm có, vị thần áo đỏ rút gươm ra, chém một nhát, chặt đôi thân thể cậu bé, ông mang một phần thân thể về trình Ngọc Hoàng. Sau đó ông Nguyên Lê vừa trở về nhà, nhìn thấy con bị chém đứt làm hai, vô cùng hoảng hốt, ông ôm chầm phần còn lại của đứa con mà đi chôn. Sau 100 ngày, ông lao vào đủ các cuộc cúng tế, nguyện cầu và sử dụng phù chú, ông gặp lại đứa con bị chém của mình.Cậu bé sống lại, lành hẳn các vết thương và còn khỏe mạnh hơn cả trước kia. Cậu bé tìm cho mình những kiếm, gươm, cờ và gậy phép và từ đó cậu có được các quyền lực phi thường. Danh tiếng của cậu liền được truyền rao xa xa, nên từ đó cậu được tôn vinh là tổ sư vua la vị tổ bảo hộ cho tất cả các pháp sư. Việc thờ cúng các vị thần này thật giản đơn và các nghi thức pháp thuật hiện tôi đang có trong tay không khác mấy, vào chi tiết, với các lễ lộc phụng cúng dành cho các vị thần này. Người thấy bùa phải "cầu nguyện cả ngày lẫn đêm và dâng cùng lễ vật vào những ngày mùng 1 và ngày 15 (ngày rằm) của mỗi tháng". Muốn cúng bái, mỗi pháp sư đều có sẵn trong nhà một bàn thờ, thường thường ít trang hoàng diêm dúa, đặt trong cái am nhỏ, cất riêng biệt. Trên bàn thờ có các hình vẽ và các tượng bằng giấy ít khi làm bằng gỗ, của Phật, Ngọc Hoàng, Lão Quân, của Tam Danh và Độc Cước. Các tượng này xếp hàng theo cấp bậc trên các bệ có độ cao thấp khác nhau, theo thứ tự, như tôi vừa kể. Rồi tới các linh thần thứ cấp, như các Hộ Pháp, như các vị Thiên Sứ giữ gìn bảo về pháp luật. Các vị này được giao trọng trách truyền mệnh lệnh của chư thần. Trước bàn thờ, có các lư hương, các đỉnh trầm hương và tất cả các phụ tùng thường dùng trong việc thờ cúng. Chính tại đây, ông thầy bùa mỗi ngày đến cầu nguyện và làm bùa chú. Trên một chiếc bàn thấp hơn, vào những ngày hiến tế, ông đặt các phẩm vật cúng: cơm, rượu, cau và trầu, gà, hoa trái, bó vàng giấy và bạc giấy,..v.v... Các ngày cúng diễn ra vào các ngày đầu tháng (tuần trăng mới =30, mồng một hàng tháng) và ngày trăng tròn (15 mỗi tháng âm lịch). Đây chính là những ngày nguy của người Việt xưa và nay vì là ngày hàng tháng bà Nguyệt (trăng) kết duyên với mặt trời. Ngày mồng một đầu tháng chính là ngày mặt trăng nhú ra khỏi các tia nắng tàn tạ của mặt trời lặn, và mặt nguyệt mới nhận được nguyên lý sáng đầu tiên để lớn dần lên tới ngày 15 rồi giảm bớt đi vào cuối tháng và được sáng trở lại vào tháng kế tiếp. Như vậy, mặt trăng trở thành biểu tượng của nguyên lý âm và từ đấy, cùng chia sẻ với nữ giới ảnh hưởng mầu nhiệm của nguyên lý âm, mà người ta gán hẳn cho vầng nguyệt. Mặt khác, mặt trăng như vậy đương nhiên được mời gọi đóng vai trò trọng yếu trong pháp thuật mà các lễ tục thường thường được thực hiện về đêm, vào lúc trăng vừa xuất hiện. Chính vì các lý do này mà những ngày 1 và 15 trong tháng âm lịch đều đặc biệt được chỉ định để tổ chức các cuộc cúng kiến dành cho các Thánh tổ của phù chú.
TÌM HIỂU VỀ CÁC VỊ THỦY TỔ CỦA BÙA CHÚ. Một vị thần rất được trọng vọng trong ngành pháp thuật Việt Nam là thần Huyền Đàn (1). Huyền Đàn chính là một tướng lãnh có nguồn gốc từ Trung Hoa. Người Việt vẫn thích cầu Ngài như một người đồng hương của họ. Họ cho Huyền Đàn sinh ra ở Bắc Việt dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng, triều đại nhà Đinh (968 sau TC). Thần có tất cả những bí mặt của thiên nhiên có huyền năng thắng thiên và độn thổ, cởi trên lưng hắc hổ. Thần có một thanh gươm thần, một sợi dây mầu nhiệm và một cây đũa bói toán nên tất cả mọi sự đối với Ngài việc gì cũng làm được. Với tư cách là một tướng lãnh chỉ huy, Ngài tham gia vào nhiều cuộc chiến và luôn luôn chiến thắng (2). Sau khi Ngài chết, Ngọc Hoàng Thượng Đế đặt dưới quyền Ngài tất cả 12 vị tướng lĩnh của thiên đỉnh. Các pháp sư sử dụng nhiều nhất vị thần nầy. Huyền Đàn không phải là nhân vật lịch sử độc nhất đã được tôn vinh thành một đấng thần linh trong nền phù chú Việt. Còn có một vị khác được nhiều người biết hơn là: Lão Tử hay Lão Quân, như tiếng Việt gọi Ngài. Ở đây, việc thờ cúng dành cho các đại linh hồn của những đại nhân vật lại được biến đổi khá sâu sắc nên dễ khiến ta hiểu lầm.Tín ngưỡng dân gian đã có sẵn truyền thuyết rất nổi danh trong lịch sử, tạo cho mỗi vị thần thánh một thứ nửa thần thánh, nửa phàm nhân có được những quyền lực siêu nhiên. Lão Quân theo tầng lớp bình dân người Việt, sinh ra đã có tóc bạc, có ba lỗ tai dài, mỗi lỗ có ba ống dẫn thanh, có đôi mắt và miệng vuông, mũi tạc bằng hai chiếc xương, râu dài, trán rộng và răng thưa. Mẹ Ngài mang thai 81 năm và sinh Ngài ra ở nách. Lão Quân hiện nay là một trong ba vị thủ lĩnh của học thuyết qua đó có pháp sư thường vẫn cầu nguyện. Sau đây là một trong những lời cầu nguyện người ta dâng lên Lão Quân khi khai lễ: "Sự ra đời của Ngài thật mầu nhiệm, nên người ta tôn vinh Ngài là Thánh. Ngài bước vào đời bằng nách trái của mẹ Ngài, dưới một cội đào đang được trổ hoa trong vườn. Chính vì vậy, người ta đã đặt cho Ngài tên là Huyền Lý, nhưng tên thật của Ngài là Thái Bạch và bí danh của Ngài là Lão Đam, Ngài đội một chiếc mũ có bao phủ trăm đóa hoa vàng y, và Ngài có khả năng nguyền rủa bọn tà ma. Ngài có thể tặng cho bọn hữu tử 100 thứ bệnh dữ dội và Ngài biết nghệ thuật tạo ra Tam Độn Phản Ác (3). Tín đồ của Ngài cầu khẩn xin Ngài giáng trần để chứng kiến cuộc cúng tế này". Có thể có kẻ cho rằng thật bất ngờ việc thờ cúng dành cho một đại triết nhân đời thường với Khổng Phu Tử lại thoái hóa trở thành một hệ thống thực hành bùa chú như Đạo Lão hiện nay, đã biết rõ nguyên lý lớn của ma thuật chúng ta sẽ hiểu dễ dàng hơn sự cải biến này Học thuyết của Lão Tử, gọi là đạo, từ đó phát sinh Đạo Lão, có nét đặc trưng là do học thuyết đó thừa nhận sự tồn tại của một nguyên lý đầu tiên tức là đạo. Từ đạo toát ra tất cả mọi sự hiện hữu trong thiên nhiên.Đạo được nhà hiền triết bên Trung Hoa định nghĩa: Là nguyên lý cao cả của cuộc sinh tồn, là sinh lực và là lúc sáng tạo, là nguyên lý chung của vũ trụ. Không có vật gì mà đạo không thấm nhuần, đạo là nguyên nhân của sự hiện hữu, là nguyên lý làm phát sinh mọi sinh linh. Đạo là cái mà cả trời và đất đều rút ra được tinh chất của chính mình. Đạo là lực bất phân chia, toàn năng, toàn thiện, có trước cả trời lẫn đất, vô dạng, vô danh, vô thân, thực hiện đơn độc, bất biến, chu tuần khắp nơi vĩnh cửu (4). trong sách đạo đức kinh ta còn đọc được : " Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhi sinh tam, và tam sinh ra vạn vật " một nhà bình luận người Trung Hoa giải thích: "cái một tiên thiên chia ra thành 2 nguyên lý: dương (đực) và âm (cái), rồi cả 2 nguyên lý kết hợp lại từ đó có thái hòa trong vũ trụ''. Như vậy, vũ trụ luận của Đạo Lão gần gũi liên hệ tới phần vũ trụ luận mà người Việt thường hay gọi là cái Tinh. Như vậy, Đạo gần gũi với cái Tinh và ta có thể tự hỏi phải chăng ở đây đã có sẵn và cùng một thứ khái niệm được trình bày diễn tả thành hai ngôn từ khác nhau? Dù sao, cách định nghĩa của hai phia cũng trùng hợp với nhau một cách lạ thường và chúng ta có thể tự giải thích cho riêng mình Đạo chính là Tinh và hai cái đã có thể trùng hợp với nhau bằng một nguyên lý lớn về ma thuật và học thuyết triết học lấy đó làm đối tượng đã trở thành một thứ kinh thánh cho các nhà phù thủy Trung Hoa và người Việt Nam. Dù sao cũng không thể bảo rằng việc thờ phụng Lão Tử là hoàn toàn thuộc về ma thuật. Thật vậy, việc thờ phụng này đụng chạm tới việc tôn thờ các linh thần, đã bị biến cải bằng cách nào đó. Như tôi đã nói ở trên kia, tất cả tính cách mềm dẻo và vô cơ của ma thuật có khuynh hướng tích tụ lại, cố định lại, và tự tổ chức lại để tiến tới thành những hệ thống tôn giao đích thực. *(1) Huyền = đen, sâu. Đàn = mô đất cao, nơi cúng kiến, tế lễ. Sách BÙA CHÚ ĐẠI TOÀN viết về Huyền Đàn như được giao cho trách nhiệm điều khiển một hội đồng tư vấn ở Thiên Cung, hội đồng này nhóm họp ở một nơi gọi là Huyền Đàn = mô đất cao màu đen. *(2) Cần chú ý rằng trong thời gian khá lâu, người Việt đã coi nghệ thuật quân sự như một thứ nghệ thuật chủ yếu có tính ma thuật. Các tướng lĩnh trước khi ra trận, không chỉ cúng bái tế lễ để tạo lợi thế cho mình về phần vận mệnh của binh khí, mà còn lao vào chống giặc bằng những cách thư phù nhằm mục đích tiêu diệt địch hay loại địch ra khỏi vòng chiến đấu, ngay trước khi lâm chiến. Người ta vẫn còn tìm thấy trong tay các vị thầy pháp những tác phẩm về phù chú quân sự, trong đó có các biện pháp để chiến thắng đều được nghiên cứu. Ta sẽ gặp trong đó những lệnh hành quân được định danh là trận Bạch Hổ, trận Phi Xà, v.v...Chính tôi đã từng chứng kiến một trong những kỳ công được thực hành dựa theo truyền thống quân sự này vào lễ hội tại làng Phù Đổng (thuộc tỉnh Bắc Ninh). * (3) Tam Độn : Ba phép độn, còn gọi là: phép độn, xem độn, đánh độn, cách bói độn, thực hiện bằng cách bấm đếm các đốt ngón tay. Phản ác, ma thuật qua đó các pháp sư đốt nhà, hay trộm lấy vật gì họ thích, bằng cách sai khiến con bù nhìn gọi là con môi. * (4) Đạo đức kinh -trương XXV. Bản dịch của L.de Rosny. Dịch giả coi Đạo định nghĩa như vậy chính là trời (Đạo giáo trang 95). Tuy vậy ở trang 97, ông thừa nhận ý tưởng Thượng Đế này được phát triển dưới dạng" Thần nhân đồng nhất thể" (Anthropmorphisme) để loại trừ tất cả ý kiến.
CÁC NGHI THỨC PHÙ CHÚ. Từ toàn bộ các khái niệm và nghi thức về phù chú mà ít nhiều chúng ta đã biết, có nhiều điều bó buộc rõ rệt và nhiều phương cách hành xử cần tôn trọng thật chặt chẽ. dù người ta muốn phòng vệ chống lại những ảnh hưởng xấu hay người ta tìm cách chế ngự để phục vụ cho mình, hoặc biến các ảnh hưởng khác thuận lợi vì lợi ích của mình.Nhiều nghi thức đã thành những quy pháp hành xử, có thể xếp thành hai loại. 1. Các lễ nghi cấm chị hay cầu đảo phép thuật thụ động 2. Các lễ nghi chủ động hay tế nhân độ thế, tức là các lễ nghi trừ yếm Cả hai loại nghi thức này, dẫu có khác nhau, đều có tính chung. Dù là nghi thức nào cũng đều có tôn chỉ nhầm vào nội dung phù phép. Ở đấy, quy tắc tổng hòa chung là TINH vẫn đang hoạt động và tùy theo trường hợp sẽ diễn ra cách hành lễ thế nào để tiếp cận hãy để cách ly cái TINH ấy. Hơn nữa, tất cả mọi nghi thức không hề có ngoại lệ đều được chế ngự hay lãnh đạo bởi một ý tưởng chuyên biệt thần bí nên cần ý thức về một thế giới đặc biệt siêu hình rất nguy hiểm khi tiếp xúc với thế giới ấy. Và chính vì tính cách đặc biệt này, các nghi thức cầu đảo hay trừ yếm đều liên kết chặt chẽ với nhau. Không chỉ có nghi thức nọ mà không có nghi thức kia. Và không bao giờ hai nghi thức ấy tách rời nhau. Chúng gắn bó với nhau như bóng với hình. Các sự kiêng cữ và cấm kỵ có tính nghi thức như: nhịn đói, trong sạch về thể xác, v.v...chỉ có thể được kết hợp với các nghi thức chủ động, tức là nghi thức trừ yếm để tế nhân độ thế muốn cho hiệu năng đạt càng cao, người hành lễ phải tự chủ động khép mình vào các điều cấm kỵ càng nhiều. Đây chỉ là biện pháp chuẩn bị giúp cho vị pháp sự tiếp xúc với thế giới huyền linh mà khỏi sợ nguy hiểm. Nếu không cần tiếp xúc với thế giới này và đi vào thế giới siêu linh thì các biện pháp cữ kiêng không còn ích lợi gì nữa. Dù vậy, ta cũng cần thấy rõ sự phân biệt hai thứ nghi thức khác nhau giữa pháp thuật tích cực (chủ động) và pháp thuật tiêu cực (thụ động) thực ra không phù hợp với thực tế các sự việc. Tôi chỉ bàn tới các vấn đề này là để cho phần trình bày sau đây thêm sáng sủa và dễ dàng hơn thôi. Trong cùng mục đích muốn, chúng ta trước hết bày một số phụ tùng của vị pháp sư (thầy): dụng cụ, thuốc, bùa, v.v... và nên nghiên cứu thêm một số nghi thức sơ đẳng: vật cầm tay, bộ gõ được sử dụng thường nhất, coi như là những vật phụ tùng bổ sung cho các nghi lễ phức tạp. (I). Hành trang của vị pháp sư không phức tạp lắm, gồm có: 1/ Những lá cờ ngũ sắc: gọi là cờ ngũ hành dùng để xua đuổi tà ma khi cần làm phép cho một người bị quỷ ám hoặc khi cần sử dụng một tay đồng cốt. 2/ Những cây kiếm gỗ cùng roi, gậy, roi mây, đủ cỡ dùng để đánh hoặc trục xuất những con tà. 3/ Một số loại các vật gây âm thanh: mỏ gỗ, thanh la, não bạc bằng kim loại, có mục đích làm cho các con tà sợ phải dang ra. Bộ đồ tế nhuyễn này như ta thấy, toàn có tính cách phòng vệ, người ta còn giả định nhiều phương tiện hành động khác trong số đó có các lá bùa ếm chiếm vị trí quan trọng nhất. Những loại bùa, phần lớn bằng giấy, có nhiều màu khác nhau : -Trắng - Đỏ - Vàng Tùy theo trường hợp sử dụng. Trên các tờ giấy này, người phù thủy vẽ lên những chữ đặc biệt, chữ Hán, thường được biến dạng và cách điệu, tùy theo các quy ước riêng, hoặc là hình mặt người, đầu, mình thú dưới dạng hoàn toàn tượng trưng, chỉ gợi lại những hình ảnh hay những đường nét tiêu biểu thật xa xôi hay chỉ na ná với sự thật mà họ muốn diễn tả. Những sự biến dạng cố ý này chẳng có mục đích nào khác hơn là đáp ứng được yêu cầu và tính chất thiết yếu của bùa chú, nói lên được nét riêng tư của trường phái và tôn chỉ pháp thuật, nên lúc nào cũng có vẽ bí ẩn, huyền hoặc mà ý nghĩa đích thực của nó đã thoát khỏi sự tầm thường và thông tục. Muốn làm bùa, phải có những quy cách chính xác, cần được tôn trọng kỹ lưỡng để không làm mất tính linh nghiệm của bùa. Trước hết có những quy cách để định hướng lá bùa. Khi vẽ bùa cần nên đứng xoay mặt về hướng tây vào tháng 1, tháng 5 và tháng 9, xoay mặt về hướng nam vào những tháng 2, 6, 10, xoay về hướng đông các tháng 3, 7, 11. Và xoay về hướng bắc các tháng 4, 8, 12. Cần xem kỹ mối tương quan giữa các mùa tiết, các tháng với bảng phân loại ngũ hành mà người Việt Nam ta đã rất quen thuộc và biết rõ tác dụng của từng phương hướng vào các giai đoạn, thời tiết trong năm. Do đó ta có các hướng giờ thuận hay không thuận và anh hưởng của các phương hướng tác động lên sự cát hung, tương đương với các mùa, các giai đoạn thời gian, v.v...Vị pháp sư khi về bùa, nên định ra được hướng nào có gió thuận và đưa tới điều cát tường, gọi là hương sinh khí (luồng gió mang sự sống) để xoay về hướng đó. Đương nhiên, như các nguyên tắc đã nêu, sự định hướng này cần thay đổi theo từng lúc trong năm và theo vị trí mình đang đứng. Như trên, tôi đã nhắc đến cái Tinh. Vậy cái Tinh là gì ta thử tìm hiểu: Nếu, tới đây, chúng ta thấy cái Tinh tác động lên sự vật hay lên các sinh vật như một thứ dòng chảy vô ngã, thì ta cũng không nên quên rằng Tinh cũng có những dạng nhân linh đối với các bản thể anh linh (những người khuất mày, khuất mặt = linh hồn). Trong những điều kiện mới này, các hành động của Tinh không còn giống như trước nữa. Trong quan niệm đầu tiên, Tinh là thành tố có nhiều đặc tính và đức tính của cả vật thể lẫn sinh thể. Tinh hành động theo những quy luật nhất định. Những ai biết sử dụng sức mạnh mù quáng này đều có thể điều tiết các lực ấy vào luồng, điều khiển chúng về hướng này hay hướng khác, khiến chúng sinh sản ra lực theo ý riêng của mình và có hiệu quả lợi hay hại tuỳ ý. Với các linh hồn, Tinh không còn dễ vận dụng như vậy nữa. Các bản thể nhân sinh đã giải phóng cho Tinh đều có nghị lực riêng. Nghị lực này có thể đối chọi với nghị lực của con người. Từ đó cho các thầy phù thuỷ có nhiều quy pháp điều hành; và điều kiện đầu tiên để khám phá ra các quy pháp đó và áp dụng vào theo đúng chủ đích là phải biết dùng các linh hồn đó thế nào, bản chất của hồn, hồn tụ ở đâu, thường thường hồn xuất hiện ra sao? BẢN CHẤT CỦA HỒN ? Chúng ta đã biết bản chất này qua định nghĩa bởi vì chúng ta biết rằng Hồn là một phần của Linh Hồn tổng thể: tức Thần hay Quỷ, là những bản thế tế vi, ở mức độ vật thể có chừng mực, đa số vô hình, nhưng chúng lại biểu hiện sự hiện hữu của chúng qua các hành vi. Ta nên thêm vào. Vì dưới dạng sinh linh hữu ngã, chúng vẫn có một ý chí, thường thường là ham hố và đua đòi, nhu cầu, dục tính, giống như con người. Họ cũng có tâm lý mà chúng ta cần nghiên cứu ngang tầm như -nếu ta có thể gọi - "tâm lý của linh hồn." Một đoạn trong Trung Dung của Khổng Tử cho chúng ta cách mô tả rất chính xác về ý tưởng mà người Hoa cũng như người Việt gán cho linh hồn nói chung: Khổng Tử nói: Mọi năng lực tinh vi của Trời Đất đều lớn lao và sâu kín. Người ta tìm cách nhận thức các lực ấy, nhưng không ai nhìn thấy chúng đâu. Người ta tìm cách lắng nghe nhưng vẫn không ai nghe thấy chúng. Được coi như bản thể của sự vật, chúng không bao giờ tách rời khỏi sự vật ...Đây chính là một Đại Dương mênh mông đầy sự thông minh tinh tế, chúng ở khắp nơi, bên trên chúng ta, bên tả, bên hữu chúng ta, và bao vây chúng ta khắp nơi. KINH THI viết: "Linh hồn đến hay đi đều không xác định.Dù quá tinh tế và vô hình, linh hồn vẫn biểu hiện dưới dạng nhân thân của bản thể, bản thể của hồn là bản thể hiện thực, thật, hồn không thể biểu hiện dưới dạng nào khác được." Chúng ta thấy lại ở đây cái Tinh Khí mà chúng ta đã lấy làm nguồn gốc của khái niệm về linh hồn. Cái bản thể này nếu không có nó sẽ không có gì biểu hiện ra sự hiện hữu của nó. Đó là cái dòng chảy gắn bó với mọi vật thể mà sự có mặt và hành động của nó đều phải khái quát. giống như dòng chảy linh hồn đều không thể sờ mó được mà chỉ gần như phi vật thể. Vì vậy ý kiến ta có về nó thật hết sức mơ hồ. Ông Cadiere viết: "Đó là những âm vang của tiếng nói con người trong đêm tối, trên bờ cát, những hình dạng ly kỳ hiện ra trong cảnh nửa sáng nửa tối; đó là tiếng sóng vỗ rì rào trên lớp sỏi; là bóng cây cổ thụ bên đường; là tiếng rì rào của gió trong cành cây." Như chúng ta đã thấy trước đây, những Ma Trơi là các ánh lửa bay chập chờn; Ma Xó xuất hiện như các bóng tối lướt qua; Ma Mọi gây tiếng động giống như cơn gió lốc, nhiều ma khác để lại sau nó những đám mây bụi mịt mù. Chúng ta luôn luôn thấy xuất hiện cái ý tưởng về khí, hơi, gió có sức gây nhiều hiệu quả. Một ý tưởng thống quát toàn sự vật, trong đó Tinh Khí được định hình. Giống như Tinh Khí các hồn ma dù có thuộc tính loãng cũng đều có tính cách vật thể có mức độ. (tức thuộc về vật chất phần nào). Người ta có thể nắm bắt chúng như nắm bắt các vật thể cứng. Chúng ta đã từng thấy muốn chận bắt những con Ma Đậu, người ta chặn một tấm lưới quanh chiếc nôi của đứa bé ốm.
NGHI THỨC BÙA CHÚ. Ở miền nam người ta cắm vào mồ một con ma ác của một người xa là bằng một cây đinh hay một thanh sắt cắm lên mộ ở vị trí đầu nằm của người chết. Khi một bệnh nhân bị ma am, vị pháp sư đưa cho anh ta một hình nhân tiêu biểu cho con quỷ nhập thân, để bắt quỷ phải chịu khuất phục và bị nhốt dưới một cái chén úp. Dưới buổi chiều, khi trời gần tối, gia đình người bệnh phải đem chiếc hình nhơn ra và bỏ vào cối giả 100 chày. Trong một số trường hợp bị ma ám, chẳng hạn, nếu cả hai vợ chồng đều bị hiếm muộn, không sinh con được do nhiều hồn ma nhập vào, thì vị pháp sư yêu cầu một số vị thần nào đó chặn lưới khắp nơi để chận bắt và khai trừ các tên ôn hoàng. Khi có kẻ nào chết vì Hung Thần, thì nên theo cách sau đây, giải thoát cho thi hài khỏi bị ma quậy phá ; người ta làm một lá bùa bằng giấy, trên đó có viết tên vị hung thần và người ta đặt bên trong tờ giấy xếp 100 cây kim dành để giữ lấy hồn ma. Hơn nữa, người pháp sư còn đọc câu thiệu sau đây: "Cầu Đại Soái thiên Quân bắt giữ Thần Đại Tướng Địa Phủ trói chúng lại và các Đương Niên đóng gông chúng."Nếu các loài ma, ở mức độ nào đó có bản chật vật thể, điều này do các con ma thường hiện ra một cách hiện thực; chúng sẽ biểu hiện khác đi vì ý niệm về hồn chỉ được xem xét theo một quan điểm đặc biệt, nên sự lý giải chính là nguyên nhân nhân cách hoá các hiện tượng; vì bất cứ hiện tượng nào cũng tác động lên giác quan chúng ta. Một người sinh trưởng trong Thung Lũng Nguồn Sơn kể lại với thầy tôi rằng : "Một lần tôi nhìn thấy con Ma Xó. Tôi đi dài theo con đường cái quan vào lúc trời chạng vạng. Thình lình tôi nghe phía sau lưng tôi giống như có một bầy heo con chạy ào ào vào hàng rào. Tôi tìm xem việc gì đã xảy ra .... Thình lình tôi thấy ở ngay giữa đường một đống đen khổng lồ to gần bằng chiếc xe cần xé này... rồi tôi nghe như một tiếng gầm gừ lớn. Rồi như tiếng ken két của những thân tre nghiến vào nhau..."Các con ma cũng có thể bắt láy bạn, vật bạn xuống đất, đỡ bạn lên, và chống cự lại bạn v.v... Những con ma như vậy gần giống như những người sống. Sau này ta sẽ gặp. Nó không thể khác hơn. Trong khi người ta đã ban bố một nhân cách cá nhân khá rõ nét cho một bản thể anh linh ta cũng nên trình bày nó bàng cách nào và ở quan điểm này trí tưởng tượng của con người thật ngắn ngủi, nó không thể vượt qua được cái vòng lẩn quẩn của thế giới tri giác; và đương nhiên nó phải chịu số phận làm người hay làm thú...ít nhiều kỳ quặc, nhưng luôn luôn không nhiều thì ít, nó vẫn hiện thực vì vậy ta phải hình dung được các linh hồn. Giống như mọi sự vật ( không nên quên rằng đối với người Việt nói riêng và Phương Động nói chung, tất cả mọi sự vật đều có sự sống). Chia làm hai giới: Dương và Âm. Đại khí của vũ trụ tác thành hai nguyên lý đối lập, nguyên lý Dương và nguyên lý Âm. Quỷ Thần cũng vậy, Quỷ hay Thần đều tuỳ thuộc vào sự biểu hiện của nguyên lý Âm hay Dương. Thần thuộc Dương con Quỷ thuộc Âm. Như vậy ta thấy cách phân chia này cũng rất logic: linh hồn của mỗi phạm trù đều tuỳ thuộc vào hai giới tính âm dương cả. Những thứ con tinh hay yêu tinh đều thuộc âm, chúng hiện ra trong giấc mơ dưới dạng phụ nữ. Có khi rất xấu xí, có khi rất đẹp. Một loại hồn ma khác cũng thuộc âm được gọi là Chư Vị, họ là các tiên nữ sống trong rừng, lùm bụi, cây cối, núi non. Còn có thêm 12 Bà Mụ bảo trợ các trẻ sơ sinh ; những cô công chúa của Tam Thế Giới (Tam Thế là: thượng, trung, hạ ...) Giống người sống, các hồn ma cũng có những nhu cầu như con người. Họ cũng ăn, mặc và cần nhà cửa, có nô tì v.v... Người ta dâng cúng cho họ những lễ vật gồm có cơm, gà, vịt, thịt nướng, trái cây, trầu, cau, rượu. Người ta chưng hoa và đốt hương, cúng vàng, bạc, kể cả các tiền đồng hiện đại....bằng giấy thường. Trong sách nghi thức thờ Tam Phủ có diễn tả như sau : " Gia đình một cô gái bị bệnh có mời ba Phù Thủy tới. Bà này báo trước là có mời thêm một số chư thần văn võ về dự. Bà yêu cầu các đại lý trần thế của bà phải lưu ý. Các vị đại biểu này trình bày rõ họ đã được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người trong gia đình. Kẻ nào không cúng kiến đầy đủ lễ vật, thì không được các ngài phù hộ. Do đó họ yêu cầu Bà Thủy gieo cho họ quyền sửa trị tất cả những kẻ nào chưa tôn kính bà thật lòng. Họ phải cúng bái chư thần, và Chư Vị sẽ ở lại trong đền đài của họ để cho mọi người sống được bình an. "Những linh hồn không có chung sở thích và các sách lễ nghi lại có nhiều chỉ dẫn tỉ mỉ như: Hồn nào thích cá chép, hồn nào thích lươn, hồn thì ưa thịt chó, mà chó thì phải có màu nào, màu nào cần cho vị nào. Hồn Trùng Tang ăn thịt gà, Hồn Thiên Cẩu ăn thịt sống, vì chó thích thịt sống; Thần Cấp Ước Ương Sát thích nhất là cái đầu heo v.v... Phẩm vật cúng cho Hưng Đạo hay các vị dưới quyền của ngài phải không cúng thịt. Các Chư Vị đòi người ta đem vào đền quần áo, nón, giầy, bằng giấy v.v... bởi vì các bà, bà nào cũng thích chưng diện (Chư Vị = phái nữ). Và các hồn ma cũng mặc quần áo. Vào ngày đầu năm người ta thay đổi y trang trong tủ quần áo của chư thần. Đối với các Thần Táo, người ta cúng mão. Đối với các Đương Niên (lính) phải cúng cả một lô đủ loại quần áo có bán ở chợ, '' bộ mũ'' gồm có một cái mũ, một áo dài và một quần dài. Chư Vị vốn khó tính, muốn các vị hài lòng, người ta dâng các cô những hộp nữ trang, đồ trang điểm, quạt và gương tay v.v... Khi muốn trình bày vị nào, phải luôn luôn cho thần mặc phẩm phục đội mũ bình thiên tay cầm hốt ngà. Và có lúc thần chỉ có tấm bài vị thì bài vị phải được phủ chiếc áo dài hay tấm lụa màu, bên trên đội chiếc mũ trang trí lộng lẫy bằng vàng hay bạc. Để về trời các linh hồn đều có xe hay vật cởi. Một số, như các thần bếp, dùng cá chép hay cua. Nhiều thần khác dùng ngựa voi, ở nhiều đền miếu người ta gặp các tượng thú bằng đá hay bằng gỗ sơn. Thủy thần có vật cởi là rắn 3 đầu goi la con Lốt. Trước nhiều bài vị của thần làng xã còn thờ một chiếc tam bản sơn đỏ, có đầu rồng thép vàng gọi là ''Thuyền Rồng'' dùng để chở ''Ông Thần'' lên thiên giới. Đôi khi còn thấy những chiếc cáng, hay kiệu. Các ngai thờ đặt trên những chiếc xe tay v.v... đó là để cho các hồn thiêng sử dụng khi di chuyển. Người thầy bùa chuyên nghiệp biết sử dụng mọi chung loại linh hồn của người chết, các linh hồn lang thang, đầu ghềnh cuối bãi để yểm trợ ông trong các cuộc trấn yếm, phù phép.Sau đây là điều ghi chép trong cẩm nang pháp thuật BÙA CHÚ ĐẠI TOÀN: "Việc chiêu tập vong hồn chỉ có thể thực hiện trong các điều kiện phiếm định. Vào một ngày tháng tốt nào đó, người ta phải tổ chức một cuộc lễ chuẩn bị bằng cách cầu khẩn và dâng hiến lễ vật. Rồi vị pháp sư đi ra một nơi vắng vẽ, thường thường là nơi các nghĩa địa, liên tiếp trong 100 đêm liền, vào giữa đêm hoặc 2, 3 giờ khuya, lúc mọi vật đều im ắng, thanh tịnh, côn trùng và chim chóc đều im hơi lặng tiếng, khi gà chưa gáy, chó hết sủa.Vị pháp sư liền thấy xuất hiện những con đom đóm, đó là những vong hồn phiêu bạc sắp trở thành âm binh của ông. Ông đặt tên riêng cho từng âm binh à ban bố chức tước cho chúng, rồi ông bắt chúng biểu diễn quyền lực riêng của từng đứa, chẳng hạn như chúng phải làm đau hay chửa lành bệnh cho người nào đó. Khi hết 100 ngày chiêu binh, nếu các cuộc cúng bái đều hoàn thành mỹ mãn, pháp sư triệu tập các âm binh lại ở một ngôi đền hay miễu, mà ông đã dọn lên, dành cho công cuộc làm phép của ông. Nhiều lễ vật bày ra trên bàn thờ, và ông thầy bùa gọi từng vong hồn lại, mỗi vong ông đã đặt cho một tên riêng, ông mới chỉ định cho từng tên mỗi nhiệm vụ và công tác mà chúng phải thi hành. Có một số âm binh được dùng riêng trong công tác phục vụ ngôi đền nên ở lại ngôi đền thường xuyên. Kể từ đấy, tất cả các linh hồn đều đáp ứng lại lời kêu gọi của Thầy pháp và thực hiện công việc do ông chỉ định. Các vong hồn khác đều là ma. Từ này có ý nghĩa cụ thể là : xác chết (cadavre), nhưng từ này đã biến nghĩa và trở thành: kẻ trở về, hồn ma, sau đó lại có nghĩa : hồn gieo họa (esprit malfaisaut), quỷ (demon). Tôi sẽ minh họa thêm các ý nghĩa này bằng cách ghi vào đây một trích đoạn trong một bài nghiên cứu đặc sắc của hòa thượng THÍCH VIÊN MINH (ông ở Thung Lũng Nguồn Sơn, tỉnh Quảng Bình, Miền Trung): "Có rất nhiều loại ma, nhưng tất cả đều có điểm chung này là chúng đều gây điều xấu cho con người, hoặc tối thiểu chung tìm cách làm cho người ta sợ. -Ma Trơi, còn gọi là ma lem, là các đốm lửa lập lòe sáng và bay vất vưởng trong màn đêm, trên những cánh đồng ngập nước. -Ma Le là những con ma lè lưỡi: người ta kể chuyện có một người hiện ra và đến gợi chuyện với bạn, rồi cùng đi cùng đường với bạn. Đến lúc nào đó, anh ta hỏi xin bạn một miếng trầu cau, bạn sẵn lòng trao cho anh ta miếng trầu. Nhưng, thay vì nhận trầu, hắn lại lè lưỡi ra, lưỡi cứ dài ra dài ra mãi tới đất, để liếm lấy miếng trầu. -Ma Loạn: là đám ma đông người chạy dài theo các con đường làng thành bầy trong lúc có dịch tễ trong làng, người ta không nhìn thấy chúng, nhưng ban đêm người ta nghe thấy chúng lao xao: vào nhà nó đi, hoặc vào nhà nào khác? (chúng kêu nói với nhau và sáng hôm sau người ta phát hiện trong mỗi nhà chúng vào, đều có người mắc bệnh.) -Ma Cụt Trốc- túc ma cụt đầu- ma không có đầu là hồn ma của những phạm nhân bị xử trảm. Người ta không thể nhìn thấy họ, nhưng người ta biết khi có họ đi qua, nếu ma này đi ngang qua cách đồng lúa, các giẻ lúa liền khô héo ngay, nếu họ đi ngang qua nơi phơi lúa, tất cả hạt lúa đều khô cả. Đôi khi các ma để lại phía sau chúng những cơn gió lốc xoáy tròn đầy bụi cát. -Ma Rà: ở dưới lòng sông, dưới nước hoặc đáy ao, đầm, đôi khi có đứa chăn trâu tới chơi bên rìa các hố sâu mà người ta gặp ở giữa đồng lúa, nó trượt chân té xuống hố và bị chết đuối. Đó là ma rà đã bắt nó đi. -Một khách lữ hành qua sông bằng đò, trên đường đi ông ta lở làm rơi túi xách, ông ta cúi xuống nhặt lên, nhưng mất đà, ông ta té tòm xuống nước. Cô gái chèo đò đang đứng chèo ở phía sau, không kịp giữ thuyền lại nên ông khách đó bị chết đuối. Người ta bảo; đó cũng là ma ra bắt. (1) - Ma Xó ở trên mặt đất, nhưng trong các hốc tối tăm và khuất vắng. Bóng tối xuống là ma xó hiện ra, nhiều lúc chúng hiện trên các cồn đảo giữa các sông lớn. Ban đêm người ta nhìn thấy chúng đi qua đi lại, một đứa, hai đứa, rồi ba đứa,...chúng đi theo nhau, không nói với nhau lời nào. Người ta lại gần nếu, có ai can đảm dám lại gần, rồi không nhìn thấy gì cả. Hoặc một ông câu chèo ngang qua, đi câu cua bạn đêm hoặc bỏ lưới, sẽ nghe ở xa xa như có tiếng người nói chuyện xì xào, nhưng không ai nghe được chúng nói gì với nhau. Người ta càng tới gần, tiếng nói càng lùi ra xa. Cuối cùng tiếng nói im hẳn trong cảnh thanh vắng tĩnh mịch của đêm khuya và trong tiếng sóng vỗ rì rào. Đó chính là ma xó nhát họ." Ở Miền Bắc, ma xó (xó là góc, hốc) đáp ứng nhiều với truyền thuyết và tên gọi của nó. Những con quỷ nấp trong bóng tối, các góc, các xó nhà. Tín ngưỡng này rất phổ biến trong dân gian. Người ta không bao giờ nên để chổi quét nhà trong các xó tối vì ma xó sẽ nhập vào chổi và nhập vào thân thể của người dùng chổi. Người Việt cho rằng ma xó ở đồng bằng Miền Bắc thường ở trên miền thượng du. Đó là những con ma con gái mà thi hài của họ đã bị chôn trong một góc nhà. Khi các kẻ trộm lẻn vào nhà, họ thường nghe một tiếng nói đếm các đồ vật mà họ ăn cắp được: cũng là tiếng ma xó. Người Việt Nam sẵn sàng cho rằng người Hoa sử dụng ma xó để giữ gìn các kho của cải của họ: rằng, khi họ giàu có, người Hoa thường lên đường về Tàu, nên họ trao việc giữ gìn của cải chôn giấu của họ trong một nơi chỉ có họ biết mà thôi, cho một hồn ma gọi là ''thần giữ cửa'' (2) - Ma xó thường là các linh hồn cô gái còn trinh, được mua và đào tạo đặc biệt cho mục đích giữ của. Đầu tiên người ta cho họ ngậm ''nhân sâm'' rồi bịt miệng lại bằng một chất keo đặc biệt. Người ta liền dẫn cô gái đến nơi giấu của, người ta dặn dò cô không nên để cho ai động tới các của quý, mà cô từ nay có bổn phận giữ gìn. Người ta chôn cô vào hố hoặc đường hầm cho tới khi cô chết, linh hồn cô gái làm nhiệm vụ canh giữ như lời người ta căn dặn. (1) Ở Hà Nội, ở đáy Hồ Nhỏ (Hồ Trúc Bạch) ở ngay trung tâm thành phố, theo truyền thuyết cũng có ma rà được người ta quen gọi là Con Nam. Đây chính là linh hồn của người chết đuối, đang tìm người thay thế để y có thể nhập vào thi thể của một người đàn ông hay một con thú. Người ta kể chuyện có một bà kia, xuống bên bờ nước, liền bị một vật nửa người, nửa thú từ dưới nước ngoi lên lôi bà ta xuống nước. Bà ta kêu cứu và bà may mắn được kéo kịp lên bờ bởi nhiều người nghe tiếng la chạy lại cứu. (2) Trước khi người Pháp tới Đông Dương, dường như có lệnh cấm những người Hoa nhập cư vào Việt Nam, không cho mang bất cứ tài sản nào họ làm ra được trong xứ trở về Tàu. Như vậy, tức là họ bị cấm trở về xứ sở của họ và để của cải của họ ở lại Bắc kỳ, nên họ thực hiện bằng cách chôn giấu của cải ở các nơ chỉ có họ biết mà thôi. Vì vậy, ở trong huyện Hải An (gần Hải Phòng) trong làng Trung Hành có một kho vàng thật lớn, bỏ lại do một người Tàu chết ở Tàu và dân chúng trong vùng biết được kho vàng ấy, bị dò tìm khắp nơi trong nhiều năm dài. Có thể lúc bấy giờ, dưới quyền thống trị của người Việt, các người Hoa đã dùng tới biện pháp dùng ma xó để giữ gìn các kho tàng của họ. Ta nên coi đây là biện pháp bị lên án mà hiện nay một số vùng sâu của Trung Quốc còn lưu hành.
NGHI THỨC BÙA CHÚ. Trong số các ma, cần kể thêm "con ma đậu". Đây là những linh hồn của các người bị chết vì bệnh đậu mùa.Chính ma đậu trở về nhập vào thân xác ai , liền gieo bệnh đậu mùa cho người đó. Để phòng chống bệnh đầu mùa cho trẻ em, người ta chăn một tấm lưới chung quanh giường ngủ của đứa trẻ. Ngoài những con ma, chúng ta còn gặp nhiều hồn ma khác, hay là quỷ, được tuyển chọn trong số các hồn người chết. Đó là những ''con tinh'' hay ''yêu tinh'', và ''ngạ quỷ'' v.v...Yêu tinh là quỷ cái, hồn ma của phụ nữ đã chết, nhập vào thân cây, nên gọi là mộc tinh. Người địa phương không đốn các cây cổ thụ là để cho con tinh có chỗ ở. Chính do sự tin tưởng này nên người ta phải, vào lúc tẩn liệm một xác chết vào hòm, người ta phải cúng kiến bằng những nghi lễ xua đuổi ta mà, nhằm mục đích trục những con yêu tinh còn ẩn mình trong gỗ của cổ quan tài. Cũng có thể cùng trên bình diện này mà các âm binh, các con ma v.v... của các ác hồn đều gọi chung là hung thần, các hung thần không có nguyên xứ rõ ràng và do đó cũng khác với các âm bỉnh hay ma, vì các con ma này được đặc biệt tuyển mộ trong số các linh hồn người chết. Nên hung thần cũng không được giao cho trọng trách gì cố định. Sau đây là cách phân biệt của tôn giáo) - Thần Kế Tích Kim Cương ; có thói quen thích làm điều ô uế. - Mật Tích Kim Cương: có thói quen gây ra điều bí mật tàn ác - Tam Chủ Giải Phả: làm sụp đỗ các gia đình - Hô thực, Hô Sát; luôn đòi ăn và chỉ có ăn, vẫn giết người - Vong Vị, Hung Ương: gây ra nhiều điều ác độc hơn cả quỷ - Cô Lư Khô Kháo: Muốn cho nhà lá đã nghèo càng trống trải cạn kiệt hơn nữa v.v... Quyền hạn của các vị hung thần này không định rõ ràng cho từng vị, nên họ thường giẫm chân lên nhau, cá tính của từng vị tuy vậy được ghi nhận rất rõ như các loại ma và âm binh v.v... Tất cả bản thể tinh thần mới này vì vậy đều có một tên gọi riêng. Họ cũng có một lý lịch riêng mà tôi thật sự không dám nêu ra. Trong các bản liệt kê tôi có : một bản xuất phát từ xứ Thanh, bản khác từ đất Ngô, bán thứ ba ở xứ Yên. (2) Bản lý lịch ghi cả sở thích của từng vị hung thần, ta cần biết để dâng đồ hiến cúng cho đúng: - Thần nào thích cá chép - Thần nào thích chó phèn hay con lươn - Thần nào thích chó mực, cá chép hay gà mái vàng v.v... Còn có một số hồn khác, vẫn đi thanh đoàn đông đảo mà cá tính còn ít được triển khai, đó là các hồn gieo tai họa, dịch hạch, dịch ôn nên gọi là "quân ôn". "Ôn" tiếng Việt có nghĩa là một thứ bệnh, mà được diễn tả như tiêu biểu cho các loại vong hồn uổng tử, chỉ cần gọi chúng là quân ''ôn'', ''dịch'' để gọi chung về cá tính của bọn chúng. Sau đây là theo thuyết của người Việt Nam hình dung ra ''quân ôn''. ''Dưới triều vua cuối cùng nhà Trần (1416) có một người nho sĩ An Nam tên gọi là Di Thanh, vào thời kỳ này bọn "quân ôn" của nhà vua làm quá nhiều điều càn dở, theo thói quen của họ, họ thường tụ tập trong các quán rượu, làm đủ các trò dâm ô và làm cho nhiều người gặp họ đều bị bệnh. Di Thanh không sợ bọn quỷ dữ nầy nên xông xáo đi tìm chúng. Bọn này vừa sợ vừa phục con người can đảm liền đầu hàng ông ta. Di Thanh chia chúng ra thành trung đoàn và tiểu đoàn và bắt chúng tuân phục theo một kỷ luật khắc khe. Sau khi ông ta chết, ông ta được phong là lãnh tụ của bọn ''quân ôn'' và bọn ''quân ôn'' từ đó theo sự chỉ huy của ông ta, đi tàn hại mọi người. Như chúng ta đã chỉ định ở trên, không nên hiểu từ ''quân ôn'' là chủ đề diễn tả bệnh dịch hạch và dịch tả, mặc dù từ nguyên mang ý nghĩa rõ rằng như vậy, nhưng thành ngữ ''quân ôn'' hiện được dùng để chỉ chung một số các loại bệnh, mà đây là các vị thần mang tai họa giết hại con người bằng các dịch bệnh, bằng chiến tranh và đói kém.v.v... Vậy hiện ta đang đứng trước một ý tưởng tổng quát còn mơ hồ hơn những gì vừa nói qua ở trên và tuy vậy ta sẽ thấy ý nghĩa của nó được xác định rõ dần ra. Bởi vì trong thế giới có một vị trí tinh thần danh cho các khái niệm về nhân cách khác hẳn. Vậy muốn diễn tả cho ro nghĩa, chỉ cần ta có một khả năng khái quát hoá thật hoàn bị và tập hợp tất cả những tố chất chung của một tầng lớp tinh thần vào một con người và chỉ một con người mà thôi, người ấy sẽ tiêu biểu cho tất cả. Người Việt Nam bằng nhiều phương cách khác nhau đã đạt tới trình độ khái quát hóa này. Nhưng mặc dù có nhiều phương thức khác nhau, cách khai triển tâm hồn luôn luôn vẫn chỉ có một. Bao giờ bản thể tâm linh vươn lên tới trình độ cao hơn những kẻ khác thì được gọi là thủ lãnh và được đồng hoá với một loại tướng lãnh chỉ huy một đội binh. Ngày xưa, ông ta chính là vua, hoặc hơn thế nữa, ông ta còn được coi như Cha như Mẹ của các linh hồn thấp kém.v.v... Với bon ''quân ôn'' chúng ta nắm bắt ngay phương thức tốt nhất, qua đó tư tưởng tôn giáo vươn lên từ từ tới quan niệm về những bản thể trừu tượng thực sự mang nhân tính. Thật vậy, ta cứ xem bọn ''quân ôn'' cũng có một thủ lĩnh. Đó là ''chúa ôn'', chúa các thứ dịch tể. Những binh sĩ đều phải tuân theo lệnh của chủ tướng, vậy đây không phải là cách tốt nhất để hình dung đoạn chuyển tiếp từ số lượng sang đơn vị đó sao? tức từ tập thể sang cá thể? Cũng cùng một phương thức như vậy, ta thấy hình thành cái gọi là ''ma vua'', tức là vua của các loại ma: Hàn Tín thủ lĩnh của các ác hồn, tức là bọn ma, thì số lượng các vị thần mang tước hiệu ma vương và đại tướng, thì cũng nhiều vô số kể. Mặc khác, chúng ta thấy trong việc thờ cúng tam thế, đã thể hiện cả một giai hệ vô cùng phức tạp; các ông hoàng và các bà chúa của nhiều tầng lớp khác nhau, vua nhỏ, vua to, vua cả, ngọc hoàng thượng đế v.v.... (1) bản liệt kê này được ghi trong một bản thảo thần chú có mục đích triệu tập các vị hung thần có khả năng gây khó khăn cho các linh hồn người mới chết. Trong năm, có nhiều ngày xấu, mỗi ngày thuộc vào một vùng quản trị của một vị hung thần. Nếu người nào chết đúng vào ngày xấu đó, linh hồn ông chắc chắn bị vi hung thần ngự trị trong ngày ấy quấy nhiễu. (2) Các xứ ghi ở đây đều là đất bên Tàu. Các hung thần cũng từ Trung Quốc đưa sang. Thủ lĩnh của họ là Hàn Tín, một tướng lĩnh nỗi danh đời Hán. (Trung Quốc) Trong ngôn ngữ Việt Nam có một thành ngữ Hán Việt là Khí Huyết. Thành ngữ này cho thấy trong đó ý về Huyết = máu lại gần gũi với ý về Khí = hơi sống. Nhưng ta có thể chấp nhận máu loãng còn được coi như một động cơ vận tải nguyên lý sống. Dù có như vậy máu vẫn được xem như một nguyên lý sống hoặc động cơ vận tải cho nguyên lý này vẫn đóng góp có hiệu quả vào ảnh hưởng của tất cả những gì liên quan tới ý niệm về sự sống. Dòng chảy này có một sức mạnh vô cùng huyền bí, và sung sức nữa. Máu là món ăn thích khẩu trong các bữa tiệc tôn giáo. Để tăng cường sinh lực cho các trẻ em có thể chất kém, người ta nhuộm quần áo của chúng, bằng máu chó. Dẫu sao ảnh hưởng của máu vẫn thường không tốt, như nhiều tục lệ đã nêu bằng chứng. Mọi vật có vấy máu đều trở thành Tinh. Đôi lúc trong một gia đình bất hạnh bệnh tật cứ tới tấp xảy tới gây khốn đốn cho người trong gia đình. Có lẽ ở nơi nào đó trong nhà có chôn một tảng đá ''Tinh'' (Thạch Tinh). Nó đã đóng vai trò như một thứ ''ma ếm'' vì nó đã bị vấy máu người. Phải tìm cho ra viên đá đó. Chỉ có các vị pháp sư mới có khả năng tìm được nó, rồi ông mang nó ra ném xuống sông. Những điều bất hạnh và bệnh tật không còn giáng xuống cho gia đình này nữa. Một người đàn bà có kinh kỳ là một ổ tập trung mọi sự ô uế, nên cần tránh tiếp xúc. Vào thời gian có kinh, mọi sự giao tiếp giới tính đều ngăn cấm đối với người đàn bà ấy. Ngoài ra bà ta còn là đối tượng của mọi sự cấm kỵ khác khiến bà ta phải giữ gìn hoặc người khác phải giữ gìn đối với bà ta. Bà ta không được rờ tới những món ăn ngâm muối, dưa cải muối, cà muối, thịt muối, cá muối, v.v... vì sợ các món ấy bị hỏng. Thế mà bà ta lại được phép rờ cá món mức. (1) Người phụ nữ không được phép bước vào những nơi linh thiêng ; bà không nên tham dự các lễ nghi cúng kiến về tôn giáo. Quần áo bà mặc trong thời kinh kỳ chỉ được giặt giũ do chính tay bà giặt vào buổi sáng khi mặt trời mọc và không bao giờ giặt vào ban đêm. (2) Việc thai sản, ở cữ, nằm chỗ, luôn luôn kèm theo những kỳ làm ''băng'', ra máu, vì lẽ đó, bị coi là nguyên nhân gây xuất huyết nên gần như luôn luôn nguy hiểm. Chính vì vậy ở Miền Nam , khi tới kỳ sinh nở người đàn bà phải rút vào một nhà riêng, dưới giường luôn luôn có một bếp lửa cháy liên tục (3). Bà mẹ ở một nhà riêng cách ly trong suốt 30 ngày, sau đó người ta bỏ hay đốt tất cả đồ đạc đã sử dụng. Sinh xong, người ta đặt trước nhà một cành cây đã đốn, bây giờ chỉ còn là một khúc than củi đã đốt đỏ ở một đầu. Làm như vậy để gọi là cắm khem, tức là làm dấu hiệu ngăn cấm. Trước đây đã từng có người nước ngoài nghiên cứu về văn hoá Việt Nam đã viết về việc này bảo rằng "làm như vậy là nhầm ngăn cấm không cho những người vốn đã từng sinh đẻ khó, không cho họ vào nhà, hoặc những người hiếm muộn không con, hoặc những người sinh sản bị làm băng, ra máu nhiều...tức là ngăn cấm những phụ nữ đã có trong mình điều xui rủi, bất hạnh ''. Từ đấy, theo chúng ta, quả là một việc làm có ý nghĩa tuy không đầy đủ. Cần thấy thêm trong tục lệ này một lời thông báo gởi ra cho kẻ nào từ ngoài tới phải tránh bước vào nhà, có nguy hiểm vì có đàn bà sinh nở. Những gì xảy ra sau này, sẽ xác nhận thêm lời giải trên đây. Như vậy ở Miền Bắc (khi xưa) những phụ nữ xa lạ với gia đình tránh tới thăm viếng những người mới nằm chỗ, vì người ta tin rằng thường thường người đẻ sẽ truyền lây bệnh cho những người ngoài gia đình nếu bệnh nhân rờ rẫm tay chân hoặc trao cho ai vật gì. Tất cả thành viên trong gia đình và bạn bè ở trong nhà vào lúc sinh nở đều giả định như đã mắc một cơn bệnh lây nhiễm mà người ta quen gọi là ''Cung Long''. Những người vì thiếu thận trọng đã bước vào nhà người ấy có thể mang bệnh đến cho đứa trẻ sơ sinh. Không kẻ nào được quyền xem thường việc này và phải luôn tẩy rửa mình thật sạch sẽ.Và bước vào nhà, luôn được thông báo trước về việc ở cữ của người đàn bà, nếu không vướng phải bệnh tật, thì bị tán gia bại sản. Như vậy người ta có thể khẳng định việc thai sản là đáng sợ trong môi trường hợp. Không chỉ do hành vi sinh nở làm phát sinh việc đó mà còn do mọi việc có liên quan tới việc sinh nở. Cuống rún và nhau đều có mang nhiều tính chất đặc biệt mà người ta đã kinh nghiệm thấy. Cuống rún phải được giữ suốt cả năm; khi khô, người ta dùng nó để trị đau bụng cho chính đứa trẻ ấy. Muốn trị đau bụng người ta đốt miếng cuống rún thành than rồi hòa vào nước cho đứa trẻ uống. Nhau nổi tiếng có nhiều năng lực trị bệnh hoặc có ảnh hưởng xấu khiến người ta giữ nó thật kỹ lưỡng hoặc tiêu huỷ di, tùy trường hợp. Nói chung ở Việt Nam, người ta chôn nhau hoặc trước cửa nhà, hoặc ở nơi hẻo lánh người ta thỉnh thoảng có thể tới thăm để xem tình trạng của đất. Nếu đất chai cứng lại, đứa trẻ dễ bị nấc cục và nó sẽ bị ói mửa nếu đất trở nên tươi xốp hơn. Ngày xưa, cái nhau được giữ kỹ với vôi và 100 cây kim trong một nồi đất được treo ở một nơi phơi ra ánh nắng; làm vậy là có mục đích bảo về cuộc sống cho đứa bé nếu người mẹ sinh con lần nào cũng sớm bỏ con .Khi đứa bé được 10 tuổi, người ta mang chiếc nồi đất ném xuống giữa dòng. Đôi khi muốn nuôi được đứa bé, người mẹ phải ăn một miếng nhau của bà. Người đàn bà sống trong máu me và cũng sinh nở trong máu me, nếu không may bị mất mạng, tất yếu phải chịu số phận khổ đau. Bà sẽ thoát sinh vào kiếp khác và chuyển luôn số phận đặc biệt của mình cho người khác. Như vậy người đó đa truyền đạt tính cách tương tợ của máu me. Từ đó nhiều dân tộc suy nghĩ về đàn bà: đàn bà vốn là bản thể của ô uế. Nếu ta ra khỏi nhà đi công việc gì đó gặp phải người đà bà và đặc biệt là người phụ nữ mang bầu, thì phải trở về nhà ngay. Việc gì cần giao dịch sẽ không khí nào thành tựu. Các cô gái khi đến tuổi dậy thì ; không nên rờ tới hoa trái của vài giống cây; hoa sẽ tàn và trái sẽ rụng.... (1) Để giải thích cho việc này, chúng ta thấy vật ngâm muối nằm trong cùng một trật tự với nữ giới (Âm) tức là sự lây lan cứ tiến hành theo một tuyến dễ bị hỏng nhất, nên tác động dễ dàng lên giới âm của phụ nữ, lên các vật ngâm muối, do tính nhạy cảm của giới nữ và âm giới ; Cũng vì lý do như vậy, người phụ nữ có kinh có thể rờ tới các lọ mức, là vật ướp đường ngọt. Vị ngọt lại nằm trong trật tự khác hẳn, thuộc dương, cho nên cơ may cho chuyện lây nhiễm khó xảy ra, mức không bị hỏng. (2) Đêm thuộc âm, quần áo giặt ban đêm do đó không đủ khả năng xua đuổi các luồng âm khí huyền bí trong quần áo (nước cũng thuộc về âm). Ngược lại, mùa xuân, mặt trời mọc ...đều thuộc dương và dương sẽ thắng âm; quần áo dơ bẩn do máu kinh kỳ, phơi ra ánh nắng sẽ được hoàn toàn tinh khiết. (3) Nhằm mục đích khử uế. Ở Bắc kỳ cũng có tục lệ như vậy. Có đôi khi khử uế bằng lửa Chính vì sự nổi danh ô uế đó, nên phụ nữ luôn luôn sống riêng biệt.Trong nhà, họ có căn buồng dành riêng cho họ và họ không bao giờ ngồi ăn chung mâm với đàn ông. Cũng vì lý do đó, họ luôn luôn đứng riêng ra trong các lễ nghi tôn giáo. Họ chỉ dự vào các lễ tộc trong gia đình nhưng không bao giờ được phép làm chủ lễ. Tính cách ô uế của phụ nữ mở rộng luôn tới lĩnh vực giao hợp sinh lý. Thường người ta thường cho rằng, việc giao hợp vốn làm toát ra một hơi hướng, mà kết quả xấu vẫn tác động lên một số bệnh lý. Khi đứa bé bị đau mắt hay đau trái, cha mẹ đứa bé phải kiêng cữ ngủ chung : Nếu họ không kiêng cữ điều cấm kỵ này bệnh đứa bé sẽ nặng hơn. Hơn nữa phòng ngủ người bệnh phải cẩn thận đóng kín cửa để không cho người lạ bước vào. Kẻ vào phòng có thể mang vào cái gọi là "hơi trai gái". Đứa trẻ nếu bị bệnh đậu mùa, sẽ bất tỉnh, rồi có thể cụt tay hay què chân; một chiếc xương tay hay chân của nó sẽ vở ra. nếu nó bị đau mắt thì mắt sẽ nổ. Đứa bé hoàn toàn mất thị giác. Hành động giao hợp chính là sự ô uế nên nó càng ô uế hơn vào lúc nào đó và như vậy đó là hành vi cấm kỵ. Chúng ta đã nói rằng sự cấm kỵ đã trở thành quy luật trong thời gian kinh kỳ của người phụ nữ. Nó cũng trở thành điều cấm kỵ vào ngày mồng một và ngày mười lăm hay các ngày 29, 30 mỗi tháng. Đây chính là những ngày của đợt hành kinh mới và là các ngày trăng tròn hay không trăng. Có lẽ đây là thời kỳ trao đổi giả định của các ảnh hưởng nguyệt kỳ, lên kinh kỳ phụ nữ. Cần nên chú ý điều này là mặt trăng được coi như đang vào quy kỳ tác hợp với mặt trời, chồng của mặt trăng; do đó các ngày gọi là" sóc, vọng hay là hối " (1) có thể được gọi là "ngày giao phối", ngày thai nghén và ngày sinh nở. Và như vậy đó là những ngày ô uế. Sự giao nhiễm mầu nhiệm có thể thiết lập rất đa dạng giữa mặt trăng và người phụ nữ, vì phụ nữ và trăng đều thuộc âm phái nên người đàn ông tham dự vào cuộc giao hợp coi chừng cũng lây nhiễm sự ô uế. Chúng ta vừa thấy do sự liên kết tuần tự, các hiệu quả của Tinh có thể chuyển tiếp bằng máu. Hành động này dù sao đi nữa cũng có thể linh cảm được từ xa. Sự ô uế của máu có thể lan tỏa ra, chẳng hạn như cho loài thú vật ăn thịt sống. Do chính phẩm cách ăn thịt sống của thú nên rất có thể con chó cũng bị coi là ô uế ! Người ta cấm ăn thịt chó (2) nhất là khi người ta tham dự vào một lễ nghi tôn giáo. Nghề giết thịt chó thường thường được bài xích. Rất có thể sự bài xích này có nguồn gốc từ tín ngưỡng Phật giáo, theo đó, những cuộc đầu thai làm thú đã đa phần bị giáng cho những kẻ giết chó, tuy vậy vẫn cho phép suy nghĩ rằng tình trạng giết thịt chó cũng có thể được coi như ô uế vì người làm thịt chó vốn thường xuyên tiếp xúc với máu chó. Không chỉ có những gì tiếp xúc với máu mới có đủ đức tính của máu, mà những gì giống máu. Chỉ vài mức độ cũng vậy. Sự sống được đồng hóa với khí, hơi thở; tất cả những cái có liên quan tới hiện tượng sinh lý này đều mang tiếng có chung tính chất huyền bí như gió và mùi chẳng hạn. (1) Đây là tên gọi những ngày ở thượng tuần trăng (đầu tháng), trung tuần trăng (giữa tháng) và hạ tuần trăng (cuối tháng). (2) Sự cấm kỵ này còn lâu mới được mọi người tôn trọng; trong nhiều khu chợ, chúng ta vẫn gặp các người bán thịt chó; thịt này được người Việt chuộng ăn, có lẽ vì sự cấm kỵ ở trên. Thịt chó là loại thịt dễ khiến người ta háu ăn. Do đó kẻ háu ăn thịt chó biểu thị một nhân cách đê tiện, hèn hạ. Có một lời nguyền như sau: "Khói bay lên không gian và trở thành không khí trong lành: không khí trong lành bay lên nữa, trở thành ete; ete chỉ là một phi vật thể thanh thoát và mạnh. Đây chính là Phật tính, là tính linh của Đức Phật. Đây là Đạo Đức cao cả, là Ánh Sáng rạng ngời. Ánh Sáng rạng ngời là nguồn gốc của tất cả tinh lực tiềm tàng của tất cả dõng lực đích thực". Còn mùi (1) được coi như các cơn phát tỏa, bốc lên từ sinh vật hay sự vật. Vả lại nó được chỉ định bằng từ hơi, mà ý nghĩa chính vẫn là "hơi thở". Vậy, sự tương cận của hai từ đã tạo nên sự khác biệt về ý niệm. Người Việt đã chấp nhận coi tất cả các khí hơi như ; hơi thở, hơi tỏa, phát hơi,...đều có năng lực như nhau. Mùi, hay "hơi hướng'' phát ra từ xác chết trở thành mùi đáng sợ, không phải vì các mùi ấy đặc biệt khó ngửi mà vì các mùi ấy phát ra từ một sức mạnh huyền bí do tính chất tan loãng mầu nhiệm của nó (2). Khi một thi hài không được chôn cất, người ta phải cử hành một số lễ nghi để ngăn ngừa sự phát tiết mùi máu hôi thối có thể rất nguy hại. Vị pháp sư trước hết vẽ bằng khói nhang trên một bình chứa rượu có tẩm mùi hương và đọc câu chú sau đây: "Lệnh cho Đại Thánh Thiên Cương (3) phải ngăn cấm các mùi xú uế sinh ra." Sau đó pháp sư phun rượu lên mặt người chết. Người ta cũng đạt được kết quả như vậy bằng nhiều cách khác nhau : Hoặc làm một lá bùa đốt ngay, trên lá bùa có ghi công thức hay lời nguyền trên đây. Hoặc người ta quạt lên xác chết bằng một cây quạt giấy trên đó cũng có ghi công thức giống trên mà vẽ bằng một cây nhang cháy đỏ v.v...Người ta còn có thể đặt lên bụng người chết một miếng lưỡi cày hay một miếng sắt bất kỳ, vừa bắt quyết (4): TÝ, SỬU, NGỌ, MÃO, DẦN, và đọc câu thần chú sau đây: " Tất cả các mùi xú uế ở trong xác chết không được toát ra ngoài. Thần Thiên Cương hãy mang đi tất cả mùi hôi thối." Trên giường xác chết nằm, người ta đốt một cây thuốc nam thơm để xua đuổi muỗi mòng, ruồi nhặng. Quan sát thật kỹ cách bày biện này và tôn trọng triệt để các lời hướng dẫn của các pháp sư, họ bảo, người ta có thể giữ gìn xác chết suốt bốn năm ngày không hôi kể cả các ngày viêm nhiệt. Nhiều biện pháp phòng ngừa giống như vậy được dùng để chống lại hơi hôi miệng gây ra do các món đã ăn. Tôi ghi lại đây bản ghi trong một tập cẩm nang thư của thầy pháp có tên BÙA CHÚ ĐẠI TOÀN: "Khi các vị pháp sư ăn xong (các món ăn không tinh khiết) ngay tức khắc pháp sư phải đọc câu thần chú sau đây: "Trung và Hạ, tất cả đều phải quang minh và tinh khiết. Ta đang đứng giữa thiên và địa cũng như tất cả muon thú và thảo mộc. Tất cả những vật ta ăn không thể làm trở ngại chư thần linh. Ta khẩn cầu chư Thần tích cực "La Ly Đức Xá Hạ". Tất cả mùi hôi thối nói chung như vậy đều có sẵn một huyền năng lớn hay nhỏ, thiện hay ác tùy theo mùi ấy thơm hay xú. Chính vì vậy nên củ hành và tỏi đều bị coi là xú (hôi hám). Nó bị cấm ăn trước buổi lễ. Luật nhà phù thủy đều có ghi các điều quy định gắt gao: "Các chức sắc nhà Pháp (phù thủy) phải giữ gìn tránh uống rượu, không ăn hành tỏi. ......." (tiết 139 - sắc lệnh 1- Về các lễ hiến tế) - Trong sách còn ghi rằng: Kẻ không ăn hành và tỏi đều được coi như giống các vị thần và họ được ban khen.
Các mùi dễ chịu ngược lại, có một ảnh hưởng cứu rỗi. Nhang mà người ta đốt trên bàn thờ không có mục đích duy nhất là làm sảng khoái các đấng thiêng liêng, mà nhiệm vụ của nhang còn giúp xua đuổi các tà ma. Ngày đầu năm, tục lệ buộc phải chưng hoa và xông hương nhà với hoa thuỷ tiên, là loại hoa có củ, hương thơm nhẹ, nhập từ Trung Quốc và bán rất mắc. Người ta đặt vài củ thủy tiên trước bài vị Tổ Tiên. Nếu hoa nở buổi sáng ngày mồng một đó là dấu hiệu hạnh phúc suốt năm trong nhà. Vào năm mới, người ta treo lên mái nhà một gói lá ngải hương có tính cách xua đuổi tà ma. Các loại cỏ thơm có vai trò lớn lao trong lĩnh vực bùa phép. Người ta thường dùng các hương thảo để làm phép.Người Việt mình còn thừa nhận một cách tổng quát rằng các mùi quá nặng và xú uế tàn phá các làng hơi hoặc làm tỏa hơi độc hại thâm nhập vào có thể, (5,6) (1) Cần chú ý rằng các tiếng ''khói'', ''hơi'' và ''mùi'' đều chung tộc ngữ ở cả 2 lĩnh vực âm ngữ học và ngữ nghĩa học. Chữ khói phân tích thành 2 thành tố: hỏa và hồn ? (quỷ). Còn chữ hơi, hơi thở có thể xác định với linh hồn các sinh vật hay sự vật: hơi người, hơi xác chết, hơi đất v.v... (2) Ở đây chúng ta da đụng chạm tới ảnh hưởng huyền vi của tử thần. Ta sẽ nói tới việc này sau. (3) Thiên Cương Đại Thánh (Thiên = trời; Cương = xác chết chưa có dấu hiệu phân huỷ; Đại = lớn; Thánh = ông Thánh (4) Quyết là dấu hiệu làm bằng ngón tay do các pháp sư dùng ếm tà ma, hay còn gọi là bắt Ấn (5) Ở Trung Quốc vào tháng 5, người ta có tục mang trên ngực một túi vải nhỏ đựng các hương thơm để xua đuổi các ảnh hưởng xấu. Một tục lệ gần giống như vậy cũng có ở Bắc Kỳ ; vào mùa hè người ta cho trẻ con đeo một túi nhỏ cùng với vài lá bùa : quả bầu, quả lựu bàng bạc, con heo nhỏ bằng cây v.v... (6) Bài đọc thêm - Ông Hà Hùng Tiến - Nguyên Trưởng ban Văn hoá, Viện Văn hoá, Bộ VHTT: Mường là dân tộc giỏi nhất về bùa chú.
Người Việt Mường rất giỏi làm bùa chú. Từ thời mới bước chân vào nghề khảo cổ tôi được cử công tác ở khu vực có nhiều người Mường sinh sống, tôi có may mắn được một người Mường dạy cho bùa chú. Người thày dạy có nói một câu mà tôi còn nhớ mãi. Đó là, chỉ được dùng bùa chú làm điều thiện, không làm điều ác. Nếu làm điều ác thì giỏi lắm chỉ làm được cho hai trường hợp sau đó thì bản thân sẽ chết.
Suốt những năm 1968 - 1969 tôi đã thâm nhập rất sâu vào đời sống của bà con 8 xã Mường như Tân Lạc, Nhân Nghĩa, Quý Hoà, Thành Đạo và học được rất nhiều bùa. Người Mường có nhiều bùa như bùa yêu, bùa chài ếm, bùa chữa bệnh... Bên cạnh đó người Thái, Chàm, Tây Nguyên, Bana, Êđê cũng có rất nhiều cách yểm bùa. Đặc biệt người Êđê có rất nhiều bùa thuốc. Các loại bùa phần lớn được làm từ lá cây tự nhiên như đinh hương, hương nhu, quế chi, các loại vỏ cây trên rừng cũng chỉ ngũ sắc, sau đó dùng những lời chú để chú vào đó. Bùa cũng có thể làm bằng giấy dán lên tường, thường là bùa phép phật để linh hồn quấy phá trông vào thấy sợ.
THAM KHẢO THÊM (Tài liệu của Huyền Trí).
Thỉnh Độc cước giáng Phù.
"Úm sơn tiêu sơn tiêu, Độc cước đáo đàn hồi, tùy phù tùy chú , hỏa tốc động thôi, cấp cấp như luật lệnh.
Úm tiêu sơn Độc cước tật tốc giáng (Bắt quyết tại cung Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ).
Cẩn thỉnh Đông phương thanh Đế, Độc cước
Tiên ông, thần thông lục trí, lai tòng Ngô độ Thần phù (Bắt quyết tại
các cung Mão, Ngọ, Dậu, Tý).
Nam phương xích Đế, Độc cước Tiên ông, thần thông lục trí, lai tòng Ngô độ Thần phù (Bắt quyết tại các cung Mão, Ngọ, Dậu, Tý).
Bắc phương hắc Đế, thần thông lục trí, lai tòng Ngô độ Thần phù (Bắt quyết tại các cung Mão, Ngọ, Dậu, Tý).
Tây phương bạch Đế, thần thông lục trí, lai tòng Ngô độ Thần phù (Bắt quyết tại các cung Mão, Ngọ, Dậu, Tý).
Trung ương hoàng Đế, thần thông lục trí, lai tòng Ngô độ Thần phù (Bắt quyết tại các cung Mão, Ngọ, Dậu, Tý).
dienbat giới thiệu .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét