Đến Bhutan, bạn sẽ thấy ở Việt Nam còn hạnh phúc gấp vạn lần
Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với vị
trí địa lý nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này có được là do
người dân Bhutan thường xuyên tìm kiếm sự hạnh phúc về tinh thần, họ
không quan tâm đến TV, Đài hay Internet, những vấn để nổi trội của thế
giới. Còn đối với những người dân tại quốc gia khác, việc tìm kiếm hạnh
phúc tại Bhutan lại khó hơn người ta tưởng. Đâu phải việc ở một quốc gia
hạnh phúc nhất thế giới sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn. Nếu là người
Việt Nam và đặt chân tới Bhutan, có lẽ bạn sẽ thấy quê hương chúng ta
còn hạnh phúc gấp vạn lần. Tại sao lại như vậy?
1. Đất nước không có dân chủ
Vào năm 2008, Bhutan thực hiện quá trình chuyển đổi từ chế độ quân
chủ tuyệt đối sang chế độ quân chủ lập hiến và tổ chức cuộc tổng tuyển
cử đầu tiên.
Nhà nước Bhutan dù có Đức Vua nhưng Vua không có thực quyền – chỉ trị
vì nhưng không cai trị, tất cả quyền lực điều hành nhà nước đều nằm
trong tay quốc hội do Đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.
So về việc tổng tuyển cử dân chủ, Việt Nam mình đã đi trước mấy chục
năm, từ năm 1945 còn gì. Bhutan cái gì cũng bị kiểm soát dưới sự kiểm
soát của nhà nước quân chủ lập hiến. Ví dụ thực tế: Nhà nước ban lệnh
con nít bắt buộc phải đi học và dù nhà có điều kiện cũng không được trả
tiền.
Trẻ em nhà giàu hay nhà nghèo đều phải làm tròn nghĩa vụ của mình là học hành và vui chơi, những vấn đề còn lại để nhà nước đảm bảo và đáp ứng. Trẻ em muốn đi làm kiếm tiền mưu sinh như ở Việt Nam cũng không được thông qua.
Du khách nào muốn đến Bhutan, không được đi tự do nữa, mà phải đặt
qua công ty du lịch hoặc có bạn là người Bhutan xin visa giúp mới được
cho đi.
Đối với mỗi thanh toán của du khách nước ngoài, nhà nước đánh thuế
lên đến 35%. Tất cả tiền này vào quỹ được gọi là quỹ du lịch- hạnh phúc,
và được dùng để phục vụ cho người dân Bhutan, các vấn đề về an sinh
giáo dục.
Một điều nữa là đối với khách du lịch, nhà nước không khuyến khích du
khách cho trẻ con ở Bhutan quà, bánh hay bất cứ thứ gì, vì điều này sẽ
làm những đứa trẻ Bhutan hình thành thói quen xin đồ từ khách du lịch –
vô cùng không tốt trong sự hình thành nhân cách của chúng.
Quay lại Việt Nam, ở Sapa, Hà Giang, hay cả Sài Gòn, Hà Nội, một số
người lớn khuyến khích, chỉ bảo cho trẻ em đi xin tiền của người khác.
Chỉ trừ một số thành phố như Đà Nẵng, gần đây là Sài Gòn không khuyến
khích và cấm, còn lại thì để cho họ tự do.
2. Không có tự do tôn giáo, toàn bộ người dân theo phật giáo
Hơn 98% người dân Bhutan theo đạo Phật, học theo giáo lý và hành xử
của những người theo Phật – hiền lành, chất phác, trung thực, làm gì
cũng rõ ràng, vì rõ ràng nên họ mất thời gian lâu hơn để tìm hiểu, kiểm
tra, kiểm định các thông tin, chứ đâu có “nhanh nhẹn, nhanh nhạy”.
Người dân Bhutan cũng không có chính kiến, toàn nghe theo giáo lý nhà Phật, nghe theo những điều của Nhà nước quy định trong “Chỉ số Hạnh Phúc Quốc gia”.
Người dân Bhutan cũng không có chính kiến, toàn nghe theo giáo lý nhà Phật, nghe theo những điều của Nhà nước quy định trong “Chỉ số Hạnh Phúc Quốc gia”.
Chỉ số này được đặt ra trong năm 1972 bởi Dragon King thứ 4 của
Bhutan , Jigme Singye Wangchuck . Nó đại diện cho một cam kết xây dựng
một nền kinh tế sẽ phục vụ văn hóa Bhutan dựa trên các giá trị tinh thần
Phật giáo thay vì chỉ số đo bằng tổng sản phẩm trong nước của phương
tây (GDP): tập thiền mỗi buổi sáng, sống cân bằng, biết đủ, không bon
chen nói xấu lẫn nhau, không giết hại súc vật.
3. Không có sự sáng tạo trong giáo dục
Vì là nước nghèo – quốc vương có điều kiện được ba mẹ cho đi Anh Quốc
du học, rồi đem nguyên hệ thống đó vào áp dụng, có điều chỉnh và bổ
sung thêm về văn hoá, con người, giá trị, bài học đạo đức vào để áp dụng
cho đất nước.
Bạn đến Bhutan, đừng ngạc nhiên vì sao người dân Bhutan từ con nít
đến người lớn – hơn 80% đều nói tiếng Anh rành rõi, bên cạnh tiếng mẹ đẻ
Dzongkha và 53 ngôn ngữ trong hệ ngôn ngữ Tây Tạng.
5. Taxi không rõ ràng minh bạch – đi mà không tính theo km đường đi
Taxi ở Bhutan không có cái máy để tính tiền theo km bạn đi. Lên taxi
tài xế hỏi đường bạn đi đến đâu, rồi báo số tiền là như vậy rồi bạn đi
thôi.
Họ không dám nói dối, nói xạo, vì như vậy là không đúng theo giáo lý nhà Phật. Nghĩ lại nước mình, trừ các hãng có uy tín, một số hãng khác có máy tính tiền rõ ràng minh bạch nhưng sao hành khách hay có cảm giác được trả tiền cao hơn bình thường.
Họ không dám nói dối, nói xạo, vì như vậy là không đúng theo giáo lý nhà Phật. Nghĩ lại nước mình, trừ các hãng có uy tín, một số hãng khác có máy tính tiền rõ ràng minh bạch nhưng sao hành khách hay có cảm giác được trả tiền cao hơn bình thường.
6. Nền kinh tế chuyên nhập siêu
Vì là quốc gia Phật Giáo, nên đa phần người dân không được sát sinh,
giết hại súc vật. Người Bhutan chủ yếu ăn gạo, ngũ cốc, sữa và các sản
phẩm từ sữa, còn thịt cá thì đa phần cho du khách nước ngoài.
Thịt cá động vật được giết ở bên ngoài Bhutan – chủ yếu là Ấn Độ và
nhập về. Người Bhutan vẫn chăn nuôi gia súc gia cầm bình thường nhưng
không bao giờ giết hại. Cái này chẳng phải nhập siêu còn gì?
7. Quốc gia lãng phí nhất
Một người ở Bhutan kể bạn anh ấy bị bệnh, mà bệnh viện ở Thimpu không
có đủ trang thiết bị y tế để chữa trị, thế là bạn đó được đưa qua bệnh
viện Ấn Độ chữa trị đến nơi đến chốn mà không phải trả bất kỳ khoản phí
bệnh viện nào cũng như chi phí chuyển viện, di chuyển từ Bhutan qua Ấn
Độ. Quá tốn kém!
8. Sử dụng tiền không đúng mục đích
Đức Vua và Quốc hội nhận thấy không khí, môi trường, tài nguyên rừng
là một phần không thể thiếu, nên đi đến đâu cũng bắt người dân phải bảo
vệ môi trường, thiên nhiên.
Tiền thuế của người dân, các công ty, “tập đoàn kinh tế” đóng vào thì được sử dụng vào việc bảo tồn thiên nhiên, tự nhiên này.
Tiền thuế của người dân, các công ty, “tập đoàn kinh tế” đóng vào thì được sử dụng vào việc bảo tồn thiên nhiên, tự nhiên này.
Nhà nước không biết khuyến khích chặt rừng chặt cây lấy gỗ càng nhiều
càng tốt để làm kinh tế, bán đi cho có nhiều ngoại tệ, cho nên mỗi ngày
người dân Bhutan chỉ toàn ngửi mùi gỗ, mùi cây, mùi không khí.
Mùi tiền từ việc đốn cây bán rừng chặt rừng thì còn lâu họ mới chịu ngửi. Hỏi không phải sử dụng tiền sai mục đích chứ là gì?
9. Chi phí cho khách du lịch đắt đỏ
Như đã chia sẻ ở trên, để du lịch ở Bhutan, bạn phải đặt tour qua
công ty du lịch và phải trả chi phí ít nhất 200$/người/ngày vào mùa thấp
điểm ( tháng 1,2, 6,7,8,12) và 250$/người/ngày vào mùa cao điểm
(3,4,5,9,10,11). Với tiêu chuẩn ở khách sạn 3 sao, bao gồm các tour cơ
bản, ăn uống, không bao gồm chi phí vé máy bay.
Và khi trả số tiền này, có nghĩa là bạn đã góp phần cho Bhutan có nền
giáo dục chất lượng miễn phí cho các em nhỏ, người dân Bhutan được
hưởng sự chăm sóc y tế toàn diện, và môi trường sống trong lành, bảo đảm
không phá hoại tự nhiên, và tôn giáo (đạo Phật) được tu dưỡng và không
bị du lịch làm mờ nhạt, biến tướng cũng như không có tình trạng chặt
chém du khách.
10. Quốc gia sống ảo nhất thế giới
Nước thì nhỏ, kinh tế còn đang phát triển, dân thì bị nhà nước kiểm
soát như thế, ko có tự do gì cả… mà đi đâu, cũng thấy làm thương hiệu
với hai từ “Hạnh Phúc”- từ sân bay đến đường đi, vào rừng… thế có phải
sống ảo không? Ảo tưởng mình hạnh phúc nhất thế giới!
11. Nhỏ mà có võ – Đất nước không sợ chết
Dân số Bhutan chỉ hơn 700,000 người (ít hơn dân số Đà Nẵng – Việt
Nam), nằm kẹp giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới và lớn về diện
tích là Trung Quốc và Ấn Độ, vậy mà “Võ công cao cường”- không sợ gì
hết.
Bhutan chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, và nói không với
anh Trung Quốc. Đơn giản lãnh đạo Bhutan nói rằng “ từ trước đến nay
Trung Quốc luôn coi Bhutan là một phần của Tây Tạng, mà Tây Tạng là của
Trung Quốc, nên đương nhiên việc sớm muốn Trung Quốc muốn coi Bhutan
thuộc quốc gia này cũng bình thường”.
Bất kỳ quan hệ ngoại giao nào với Trung Quốc cũng ko có cái gọi là
công bằng. Dựa trên kinh nghiệm quan sát của Bhutan, nên nói không trong
việc thiết lập quan hệ ngoại giao, ko cho mở sứ quán Trung Quốc ở
Thimpu và không cho mở đường bay thẳng từ Trung Quốc qua Bhutan- dù hai
nước cạnh nhau và có hơn 475km đường biên giới.
Trung Quốc có mời chào cho tiền viện trợ, lãnh đạo nhà nước và quốc
vương Bhutan cũng ko thèm, vì họ tự nuôi sống họ từ nguồn tài nguyên
thiên nhiên, và còn xuất khấu năng lượng sạch qua Ấn Độ.
Tham khảo Thasanova
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét