UBND TỈNH GIA LAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
C.TY TNHH KTCT THỦY LỢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /PABV – KH Gia Lai, ngày 20 tháng 11 năm 2012
PHƯƠNG ÁN
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI AYUN HẠ
CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH QUỐC GIA
A. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ
-
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số
32/2001/PL-UBTVQH10, được ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 04
tháng 04 năm 2001.
-
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia số 32/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 của Ủy ban thường vụ quốc
hội khoá XI;
- Căn cứ Nghị
định Số 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia, Thông tư số 72/2009/TT-BCA Quy định cụ thể thi hành
Nghị định số 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an
ninh quốc gia; Công văn số 502/UBND-CN ngày 03 tháng 3 năm 2012
của UBND tỉnh Gia Lai “V/v rà soát lập hồ sơ đề nghị xét duyệt công
trình, phương tiện quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”.
-
Căn cứ Nghị định của chính phủ số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm
2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi, và Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng
05 năm 2007 về quản lý an toàn đập.
-
Căn cứ Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ
công trình thủy lợi;
Công
ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai lập phương án bảo vệ
công trình thủy lợi Ayun Hạ công trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia như sau:
B. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng áp dụng:
1.
Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai được Ủy ban nhân
dân tỉnh giao nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi Ayun Hạ
tại Quyết định số 1165/QĐ-UBND ngày 21/12/1993 của UBND tỉnh Gia Lai về
việc giao công trình thủy lợi Ayun Hạ cho Công ty Quản lý khai thác
công trình thủy lợi Gia Lai (nay là công ty TNHH Khai thác công trình
thủy lợi Gia Lai) quản lý.
2. Công trình thủy lợi Ayun Hạ (công trình thuỷ lợi cấp II, Nhóm A) bao gồm:
2.1/ Hồ chứa nước có dung tích: 253 x 106m3.
2.2/ Cống lấy nước đầu mối có lưu lượng thiết kế: 23,4m3/s.
2.3/ Kênh chính dài 14,84km, lưu lượng thiết kế: 23,4m3/s
2.4/ Kênh chính Nam dài 18,35km, lưu lượng thiết kế: 8,94m3/s
2.5/ Kênh chính Bắc dài 13,47km, lưu lượng thiết kế: 7,34m3/s
2.6/ Tổng chiều dài kênh cấp 1 (40 kênh): 80,7km
2.7/ Tổng chiều dài kênh cấp 2 150km
2.8/ Tổng khối lượng đát, đá đào: 4.127.250 m3
2.9/ Tổng khối lượng đát, đá đắp: 4.768.732 m3
2.10/ Bê tông các loại: 138.228 m3
2.11/ Đá xây lát: 188.943 m3
2.12/ Tràn xả lũ: Qmax = 1.267m3/s
2.13/
Công trình đầu mối (đập, tràn, cống): khu vực lòng hồ, bãi vật liệu dự
phòng, đường quản lý công vụ, hệ thống đường điện, nhà quản lý, nhà
tháp cống – tràn hành lang chỉ giới công trình, vùng phụ cận và các
trang, thiết bị, vật tư máy móc, phương tiện phục vụ công trình.
2.14/ Nhà máy thuỷ điện dưới đập đất công suất 3.000kwh
CHƯƠNG II
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÔNG TRÌNH AYUN HẠ
(Theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và Pháp lệnh phòng chống lụt bão)
Điều 2: Nội dung của phương án bảo vệ công trình thủy lợi Ayun Hạ
2.1/ Vị trí địa lý, đặc điểm tình hình, khí hậu:
- Vị trí địa lý: Công trình thủy lợi Ayun Hạ nằm trong tọa độ:
12056’59” -:- 12057’30” vĩ độ Bắc
107027’20” -:- 107028’00” kinh độ Đông
Thuộc địa giới hành chính 6 huyện, thị xã: Chư sê, Đăk Đoa, Mang Yang,
Phú Thiện, Ia Pa và Thị xã Ayun Pa – Tỉnh Gia Lai. Cách thành phố
Pleiku 60km về phía đông nam.
2.2/ Địa hình:
Công trình thủy lợi Ayun Hạ thuộc địa hình miền núi, cao độ từ 160m -
210m, đường xá nhiều đèo dốc, đi lại khó khăn, nhất là vùng lòng hồ và
vùng phụ cận lòng hồ.
2.3/ Khí hậu:
- Vùng lòng hồ: Chịu ảnh hưởng khí hậu Tây Trường Sơn và bán Đông Trường Sơn.
- Khu tưới: Khí hậu Đông Trường Sơn.
- Lượng mưa vùng lòng hồ trung bình 2.100mm.
- Lượng mưa khu tưới: 1.218mm.
- Công trình thủy lợi Ayun Hạ thuộc vùng khí hậu chịu ảnh hưởng hai chế độ gió mùa rõ rệt:
+ Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4.
- Mưa lớn nhất vào tháng 8, tháng 9 và mưa nhỏ nhất vào tháng 1, tháng 2.
2.4 / Quy mô, nhiệm vụ, tính chất công trình:
a/ Quy mô:
- Công trình đầu mối (nhóm A)
- Cấp công trình: Cấp II
- Diện tích lưu vực: 1.670 km2, công trình xây dựng trên sông Ayun, tính từ vị trí đập về thượng lưu, sông dài 135km.
- Dung tích hồ chứa ở mực nước dâng bình thường: 253.106m3.
- Diện tích mặt hồ mực nước bình thường: 37km2
- Dung tích hồ đến mực nước gia cường: 401,7.106m3.
- Diện tích mặt hồ mực nước gia cường: 54km2.
- Vành đai vùng ngập lụt ước tính đến: 30km2.
- Diện tích mặt hồ đến mực nước chết 10km2 (ngập vĩnh viễn).
- Đập đất: Dài 366m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m.
- Cao trình đỉnh đập: 211m.
- Cao trình khu tưới bình quân: 160m.
- Cống lấy nước (3 x 3,5) bê tông cốt thép dài 113m.
Q = 23,4 m3/s năng lực tưới trên, dưới 13.500ha.
- Cống thủy điện:
Q = 23,4 m3/s công suất nhà máy 3.000Kw/h.
- Tràn xả lũ 3 cửa cung B x H = 6m x 5m, Qmax = 1.267m3/s.
Cao trình ngưỡng tràn: 199m, cột nước cao 9,92m.
Xả lũ về sông Ba thượng nguồn của đập Đồng Cam, tỉnh Phú Yên.
- Đường quản lý dọc theo thân đập và kênh chính: 50km.
* Hệ thống kênh:
- Kênh chính dài 14,84km, năng lực tải nước 23,4m3/s.
- Kênh chính Nam dài 18,356km, năng lực tải nước 8,94m3/s.
- Kênh chính Bắc dài 13,475km, năng lực tải nước 7,34m3/s.
- Trên 80km kênh cấp 1, 150km kênh cấp 2, hàng trăm km kênh cấp 3 và hàng ngàn công trình trên kênh.
b) Nhiệm vụ (Theo
quyết định 315/CT ngày 11/12/1986 của Chủ tich Hội đồng Bộ
trưởng-Phê duyệt Luận chứng kinh tế-kỹ thuật công trình Ayun Hạ
tỉnh Gia Lai-Kon Tum): Tưới tự chảy cho 13.500ha của 6 xã
Chư Athai, Ia Piar, Ia Jurr, Phú Hoà, Ia Rbol, Ama rơn; Kết hợp
phát điện, bơm tưới trong vùng và nuôi, đánh bắt thuỷ sản trong
hồ.
c/ Tính chất:
Công trình thủy lợi Ayun Hạ là công trình nhóm A, đồng thời cũng là
công trình trọng điểm của tỉnh về kinh tế - xã hội có tầm quan trọng đặc
biệt.
2.5/ Ý nghĩa kinh tế xã - hội của công trình:
a/ Kinh tế:
Công trình thủy lợi Ayun Hạ được xây dựng từ năm 1987, vừa thi công
vừa xây dựng công trình vừa khai hoang xây dựng đồng ruộng. Năm 1994
chặn dòng, đến cuối năm 1995 công trình bắt đầu tưới phục vụ sản
xuất, cho đến năm (2001) công trình đã cơ bản hoàn thiện phục vụ tưới
cho gần 13.500 ha lúa, màu theo thiết kế, phục vụ cấp nước nhà máy thủy
điện 3MW, nuôi trồng thủy sản thu hoạch hàng trăm tấn cá mỗi năm, cung
cấp nước cho nhà máy đường Ayun Pa, công nghiệp dùng nước khác và phục
vụ nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân trong khu vực. Đồng thời góp
phần giải quyết an ninh - an toàn xã hội khu vực và cân đối lương thực
cho toàn tỉnh Gia Lai.
Giá trị sản lượng công trình đem lại từ nông, công nghiệp và dịch vụ
ước tính hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Được xác định là công trình Đại thủy
nông của Tây Nguyên.
b/ Xã hội:
- Hồ Ayun Hạ góp phần quan trọng trong việc điều tiết lũ cho vùng hạ lưu sông Ayun, sông Ba.
-
Xóa đói, giảm nghèo, định cư ổn định sản xuất lúa nước cho một bộ phận
lớn đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong khu tưới của công trình.
- Thu hút thêm hàng ngàn lao động từ các nơi khác đến sản xuất và sinh sống tại khu vực thuộc cánh đồng Ayun Hạ.
-
Tạo thêm việc làm cho hàng chục ngàn lao động và với trên dưới 13.500
ha lúa, hoa màu được tưới từ công trình đã cải thiện đáng kể đời sống
và môi trường sống cho nhân dân.
3/ Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình.
3.1. Tình hình liên quan đến an ninh - trật tự :
-
Công trình thủy lợi Ayun Hạ kể cả lòng hồ thuộc địa bàn hành chính 4
huyện Chư Sê, Đăk Đoa, Phú Thiện, Mang Yang. Riêng công trình đầu mối
nằm trên địa bàn xã Ayun Hạ huyện Phú Thiện, sau ngày giải phóng
30/4/1975 là xã trọng điểm hoạt động của tổ chức Fulđrô, tín ngưỡng về
Vua Lửa, các tổ chức trước đây của địch, hiện tại vẫn chịu tác động của
cơ sở xã hội cũ. Điển hình là vụ bạo loạn chính trị không vũ trang xảy
ra ngày 02/02/2001, Ayun Hạ là một trong những xã trọng điểm của tỉnh
Gia Lai.
-
Trong những năm qua đã xảy ra nhiều vụ việc gây mất trật tự ở khu vực
đầu mối công trình như: dùng thuốc nổ đánh bắt cá ở hồ và hạ lưu đập,
đánh nhau, trộm cắp, cướp có vũ khí, khai thác đá và vật liệu trái phép .
-
Gần đây một số hộ dân đồng bào địa phương đã định canh, định cư xong,
quay trở lại sinh sống và sản xuất trong vùng ngập lụt lòng hồ gây thêm
phức tạp về trật tự xã hội .
-
Bảo vệ an toàn công trình, trọng điểm là công trình đập đầu mối là bảo
vệ an toàn tính mạng, tài sản, bảo vệ sản xuất cho nhân dân huyện Phú
Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa.
3.2. Tình hình liên quan đến sự bền vững của công trình:
-
Hiện nay rừng thuộc lưu vực sông Ayun nói chung và rừng khu vực phụ
cận lòng hồ nói riêng đang bị tác động mạnh bởi nhiều nhân tố, ảnh
hưởng đến nguồn nước và sự bồi lấp lòng hồ có nguy cơ làm giảm tuổi thọ
của công trình .
-
Hệ thống kênh mương một số khu vực bị xuống cấp trầm trọng do hành vi
xâm hại của người dân như: tự ý cho xe trọng tải lớn đi trên bờ kênh
chính, lấn chiếm đất trong chỉ giới bảo vệ công trình để xây dựng công
trình dân dụng trái phép, tự ý đục phá bờ kênh trộm cắp tấm lát bọc
kênh, trộm cắp các thiết bị vận hành của công trình trên kênh
3.3· Hậu quả nếu sự bền vững của công trình bị xâm hại:
Bảo vệ công trình an toàn, bền vững không chỉ là nhiệm vụ cụ thể, chủ
yếu của Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai mà là trách
nhiệm thi hành pháp luật của toàn dân. Nếu công trình đầu mối, hồ chứa,
vùng ngập lụt, rừng phòng hộ không được bảo vệ tốt, các hành vi kích
động, chống đối, phá hoại không được phát hiện, ngăn chặn sẽ gây mất an
toàn trong khu vực, cụ thể:
-
Nếu vỡ đập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của hàng trăm
ngàn dân trong khu vực 4 huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, thị xã Ayun
Pa tỉnh Gia Lai và tỉnh Phú Yên, làm thiệt hại tài sản của Nhà nước,
nhân dân hàng ngàn tỷ đồng và hậu quả sẽ kéo dài nhiều năm. Ngoài ra còn
kéo theo lũ quét làm vỡ các đập thủy điện phía dưới hạ lưu sông Ba.
THỐNG KÊ SƠ BỘ THIỆT HẠI NẾU VỠ ĐẬP AYUN HẠ
|
|||||||
(Nguồn: Niên giám thống kê các huyện năm 2011)
|
|||||||
TT
|
MỘT SỐ CHỈ TIÊU
|
Đơn vị
|
Huyện
Phú Thiện
|
Huyện
Ia Pa
|
Thị xã
Ayun Pa
|
Huyện
Krông Pa
|
Tổng
cộng
|
1
|
Diện tích tự nhiên
|
km2
|
504,50
|
868,46
|
287,52
|
1.628,14
|
3.288,62
|
2
|
Dân số
|
Người
|
73.586,00
|
50.795,00
|
35.800,00
|
75.236,00
|
235.417,00
|
3
|
Số xã, thị trấn
|
xã
|
10,00
|
9,00
|
8,00
|
14,00
|
41,00
|
4
|
Diện tích SX NN
|
Ha
|
20.483,31
|
26.342,85
|
5.989,64
|
41.989,10
|
94.804,90
|
4.1
|
Lúa
|
Ha
|
7.550,74
|
6.071,00
|
5.325,64
|
5.855,30
|
24.802,68
|
4.2
|
Màu
|
Ha
|
12.140,25
|
13.963,00
|
31.031,80
|
57.135,05
|
|
Rau đậu và cây khác
|
4.497,60
|
87,20
|
4.584,80
|
||||
4.3
|
Cây lâu năm
|
Ha
|
726,79
|
1.781,40
|
619,00
|
4.970,70
|
8.097,89
|
4.4
|
Đất nuôi trồng TS
|
Ha
|
48,53
|
29,85
|
45,00
|
44,10
|
167,48
|
4.5
|
Đất Nông nghiệp khác
|
Ha
|
17,00
|
17,00
|
|||
5
|
Giá trị SX NN
|
tỷ .đ
|
858,30
|
989,56
|
212,99
|
1.229,12
|
3.289,97
|
6
|
Số lượng gia súc-Gia cầm
|
Con
|
201.380
|
60.198
|
82.203
|
212.648
|
556.429
|
6.1
|
Trâu
|
Con
|
747
|
610
|
45
|
174
|
1.576
|
6.2
|
Bò
|
Con
|
24.670
|
24.767
|
9.642
|
57.033
|
116.112
|
6.3
|
Lợn
|
Con
|
21.528
|
27.758
|
8.382
|
14.840
|
72.508
|
6.4
|
Gia cầm
|
Con
|
136.906
|
63.195
|
133.292
|
333.393
|
|
6.5
|
Dê, cừu
|
Con
|
3.155
|
7.059
|
939
|
7.309
|
18.462
|
6.6
|
Thỏ
|
Con
|
1.336
|
1.336
|
|||
6.7
|
Chó
|
Con
|
13.038
|
13.038
|
|||
6.8
|
Ngựa
|
Con
|
4
|
4
|
|||
7
|
Trường Mẫu giáo
|
Trường
|
12
|
10
|
8
|
15
|
45
|
Trong đó học sinh
|
em
|
3.000
|
2.057
|
1.470
|
4.072
|
10.599
|
|
8
|
Trường Tiểu học
|
Trường
|
17
|
12
|
8
|
18
|
55
|
Trong đó học sinh
|
em
|
9.350
|
6.030
|
4.091
|
9.368
|
28.839
|
|
9
|
Trường THCS
|
Trường
|
10
|
9
|
8
|
14
|
41
|
Trong đó học sinh
|
em
|
5.053
|
2.977
|
2.620
|
5.534
|
16.184
|
|
10
|
Trường THPT
|
Trường
|
2
|
1
|
2
|
3
|
8
|
Trong đó học sinh
|
em
|
1.874
|
1.113
|
2.042
|
2.092
|
7.121
|
|
11
|
Cơ sở y tế
|
Cơ sở
|
10
|
11
|
11
|
19
|
51
|
12
|
Sản lượng KT thuỷ sản
|
Tấn
|
72,00
|
17,60
|
14,30
|
37,09
|
141
|
13
|
Sản lượng NT Thuỷ sản
|
Tấn
|
651,00
|
67,50
|
44,28
|
763
|
-
Nếu bảo vệ vùng ngập lụt, rừng phòng hộ, mặt hồ không tốt sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sự an toàn của đập, cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm nước,
thay đổi cân bằng sinh thái môi trường, khu vực.
-
Hệ thống kênh và các công trình trên kênh nếu bị phá hoại, hư hỏng,
xuống cấp sẽ làm giảm năng lực tưới phục vụ sản xuất của công trình; nếu
để vỡ kênh chính còn sinh ra úng lụt, xói mòn đất, hư hại đường xá,
kênh cấp dưới gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân hàng chục tỷ đồng.
4/ Qui định chế độ kiểm tra thường xuyên định kỳ, kiểm tra đột xuất và báo cáo
4.1– Công trình đầu mối: Gồm các hạng mục đã nêu ở phần trên (quy mô và tính chất công trình).
4.2– Nhà máy thủy điện
4.3– Hệ thống kênh chính
4.4– Hệ thống kênh cấp 1
4.5– Hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và vùng phụ cận lòng hồ.
5/ Nội dung công tác bảo vệ:
5.1
– Bảo vệ an toàn tuyệt đối các hạng mục công trình đầu mối, hệ thống
kênh chính, trong đó đặc biệt là đập đất, không để các thế lực thù địch
và bọn phản động phá hoại, xâm hại và sự cố do thiên tai gây ra.
5.2 – Bảo vệ an toàn hệ thống kênh chính, kênh chính nam, kênh chính bắc đảm bảo vận hành, điều hòa, phân phối nước ổn định.
5.3
– Bảo vệ mặt hồ, nguồn nước, chống việc thải các chất độc gây tác hại
nghiêm trọng đến người, gia súc, sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ
khác.
5.4 – Bảo vệ rừng đầu nguồn, đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm đảm bảo lượng nước ngầm và chống xói mòn, bồi lấp lòng hồ.
6 / Các lực lượng tham gia bảo vệ trực tiếp:
6.1/
- Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai mà trực tiếp là
Xí nghiệp thuỷ nông ĐM – KC Ayun Hạ, các đơn vị tham gia khai thác tổng
hợp khu đầu mối công trình và trên lòng hồ: Ban quản lý rừng phòng hộ
Chư Sê, Công ty CP điện Gia Lai, Ban quản rừng phòng hộ Chư A Thai, và
xã Ayun Hạ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo vệ công trình đầu
mối thủy lợi Ayun Hạ.
6.2/
- Công ty TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai và UBND các xã có
kênh chính, kênh chính nam, kênh chính bắc đi qua chịu trách nhiệm
trực tiếp trong công tác bảo vệ hệ thống kênh chính, kênh chính Nam và
kênh chính Bắc.
-
Xây dựng lực lượng bảo vệ công trình (chuyên trách hoặc bán chuyên
trách). Tổ chức tuần tra, canh gác bảo vệ an toàn công trình.
-
Tổ chức lực lượng tự vệ, thường xuyên huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
đảm bảo giải quyết tố tại chỗ khi có tình huống phức tạp xảy ra. Quản lý
chặt chẽ vũ khí, trang thiết bị khi được cấp phát.
- Xây dựng nội qui ra vào công trình đầu mối, xác định các điểm dừng, khu vực cấm trong hệ thống công trình.
6.3/ Lực lượng tham gia bảo vệ khác: Chính quyền địa phương và mọi công dân trong phạm vi chiếm đất hoặc hưởng lợi công trình.
7/ Phân cấp bảo vệ công trình
7.1/
Công ty TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai: Trực tiếp bảo vệ
và chịu trách nhiệm đối với đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước,cống
thủy điện, kênh chính, kênh chính nam, kênh chính bắc, hệ thống kênh
cấp I, các công trình trên kênh và hành lang chỉ giới công trình theo
quy định của điều 25 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
7.2/
UBND huyện Chư Sê, Đăk Đoa, Mang Yang chịu trách nhiệm trực tiếp bảo
vệ rừng phòng hộ, vùng ngập lòng hồ (theo mực nước dâng gia cường) lưu
vực, tài nguyên nước, môi trường sinh thái khu vực thượng nguồn.
7.3/
UBND huyện Phú Thiện, IaPa, thị xã Ayun Pa (phân cấp cho UBND các xã
và thị trấn) bảo vệ kênh cấp II trở xuống theo Nghị định số
115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của chính phủ (Năm 2013 trở đi theo Nghị
định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ). UBND huyện Phú
Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa tăng cường củng cố chính quyền cơ sở,
đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
chính quyền cơ sở và nhân dân trong việc bảo vệ các hạng mục công trình
thủy lợi trên địa bàn hành chính xã.
7.4/
UBND huyện thị xã có liên quan chỉ đạo các cơ quan chức năng giữ gìn
an ninh -trật tự vùng phụ cận lòng hồ, bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ
đầu nguồn của công trình.
7.5/
Lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thị xã và các xã có liên quan tập
trung xử lý vi phạm xảy ra trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công
trình kịp thời, dứt điểm theo quy định của pháp luật.
7.6/ Công ty Cổ phần Điện Gia Lai chịu trách nhiệm bảo vệ nhà máy thủy điện Ayun Hạ.
8/ Phương án bảo vệ công trình trong điều kiện bình thường:
8.1/ Địa phận bảo vệ:
Trong địa phận quản lý của Xí nghiệp thuỷ nông ĐM-KC Ayun Hạ gồm có:
Khu vực bán ngập lòng hồ (dưới cao trình 211) thuộc địa phận 4 huyện Chư
sê, Đăk Đoa, Mang Yang và Phú Thiện, khu vực cụm công trình đập đầu
mối Ayun Hạ, hệ thống kênh chính, kênh chính nam, kênh chính bắc và
kênh cấp 1.
8.2/ Lực lượng bảo vệ:
Đơn vị quản lý chính là Xí nghiệp thuỷ nông ĐM-KC Ayun Hạ và trạm kênh
chính Nam - Bắc thuộc Xí nghiệp thuỷ nông kênh Nam Bắc Ayun Hạ.
+ Trạm Kênh chính Nam Bắc
+ Trạm đầu mối kênh chính Ayun Hạ (gồm CBCN trong đó tổ bảo vệ chuyên trách có 4 người)
+ Trạm thủy nông Chư A Thai
+ Trạm thủy nông Thị Trấn.
+ Trung đội tự vệ gồm cán bộ công nhân viên của xí nghiệp
a/ Trạm đầu mối kênh chính Ayun Hạ:
Nhiệm vụ cụ thể:
- Trực tiếp quản lý khu vực lòng hồ, đập đầu mối và hệ thống kênh chính được chia làm hai cụm quản lý bảo vệ công trình.
Cụm đầu mối:
Gồm 14 lao động (có tổ bảo vệ) được chia là 2 ca trực làm việc 24/24h
tại công trình.Do phó giám đốc Xí nghiệp kiêm tổ trưởng, trạm trưởng
làm tổ phó bảo vệ.
-
Nhiệm vụ: Bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công trình, kịp thời phát hiện
và ngăn chặn các hành vi vi phạm đến an toàn cho công trình như chặt
phá cây rừng đầu nguồn, dùng chất nổ đánh bắt cá trong khu vực lòng hồ,
có những hành động gây mất an toàn cho công trình đập đầu mối và an
ninh khu vực.
-
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua
trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các hành vi trong
công tác bảo vệ an toàn cho công trình.
-
Kịp thời xử lý và báo cáo trực tiếp về cấp trên các hành vi vi phạm
trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.
Cụm kênh chính: Gồm 4 lao động trực tiếp quản lý bảo vệ hệ thống kênh chính và các công trình trên kênh cụ thể:
-
Bảo vệ an toàn cho công trình kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm lấn
gây mất an toàn cho công trình như đào phá kênh mương, lấy cắp thiết bị
cơ khí, dùng phương tiện vận tải lớn lưu thông trên bờ kênh, xâm hại
hành lang chỉ giới công trình như xây dựng nhà tạm, trồng cây lâu năm
trong hành lang, xây dựng các chuồng động vật trong hành lang và xả chất
thải vào lòng kênh gây ô nhiễm nguồn nước.
-
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua
trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các hành vi trong
công tác bảo vệ an toàn cho công trình.
-
Kịp thời xử ký và báo cáo trực tiếp về cấp trên các hành vi vi phạm
trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.
b/ Trạm kênh chính Bắc Nam (gồm 14 lao động) do trạm trưởng kiêm tổ trưởng tổ bảo vệ.
Nhiệm vụ cụ thể:
-Trực tiếp quản lý, bảo vệ kênh chính nam, kênh chính bắc và các công trình trên kênh.
-
Bảo vệ an toàn cho công trình kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm lấn
gây mất an toàn cho công trình như đào phá kênh mương, lấy cắp thiết bị
cơ khí, dùng phương tiện vận tải lớn lưu thông trên bờ kênh, xâm hại
hành lang chỉ giới công trình như xây dựng nhà tạm, trồng cây lâu năm
trong hành lang, xây dựng các chuồng động vật trong hành lang và xả chất
thải vào lòng kênh gây ô nhiễm nguồn nước.
-
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua
trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các hành vi trong
công tác bảo vệ an toàn cho công trình.
-
Kịp thời xử ký và báo cáo trực tiếp về cấp trên các hành vi vi phạm
trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.
c/ Trạm thủy nông Chư A Thai (gồm 13 lao động) do trạm trưởng kiêm nhiệm tổ trưởng tổ bảo vệ
Nhiệm vụ cụ thể:
- Trực tiếp quản lý bảo vệ hệ thống kênh cấp I gồm N1, N3, N3MR, trạm bơm điện Plei Mak và các công trình trên kênh cụ thể:
-
Bảo vệ an toàn cho công trình kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm lấn
gây mất an toàn cho công trình như đào phá kênh mương, lấy cắp thiết bị
cơ khí, dùng phương tiện vận tải lớn lưu thông trên bờ kênh, xâm hại
hành lang chỉ giới công trình như xây dựng nhà tạm, trồng cây lâu năm
trong hành lang, xây dựng các chuồng động vật trong hành lang và xả chất
thải vào lòng kênh gây ô nhiễm nguồn nước.
-
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua
trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các hành vi trong
công tác bảo vệ an toàn cho công trình.
-
Kịp thời xử ký và báo cáo trực tiếp về cấp trên các hành vi vi phạm
trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.
d/ Trạm thủy nông Thị Trấn (gồm 12 lao động) do trạm trưởng kiêm nhiệm tổ trưởng tổ bảo vệ
-
Trực tiếp quản lý bảo vệ hệ thống kênh cấp I gồm N5a, N5b, N7, N7-3,
N7-5b, trạm bơm điện Plei A Măng và các công trình trên kênh cụ thể:
-
Bảo vệ an toàn cho công trình kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm lấn
gây mất an toàn cho công trình như đào phá kênh mương, lấy cắp thiết bị
cơ khí, dùng phương tiện vận tải lớn lưu thông trên bờ kênh, xâm hại
hành lang chỉ giới công trình như xây dựng nhà tạm, trồng cây lâu năm
trong hành lang, xây dựng các chuồng động vật trong hành lang và xả chất
thải vào lòng kênh gây ô nhiễm nguồn nước.
-
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua
trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các hành vi trong
công tác bảo vệ an toàn cho công trình.
-
Kịp thời xử ký và báo cáo trực tiếp về cấp trên các hành vi vi phạm
trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.
e/ Trung đội tự vệ của xí nghiệp
Nhiệm vụ chính là bảo vệ xí nghiệp, phối hợp với chính quyền địa
phương gữ gìn an ninh trật tự trong địa bàn xí nghiệp đứng chân, phối
hợp bảo vệ công trình và xử lý sự cố công trình.
9 / Phương án bảo vệ công trình trong mùa mưa bão:
9.1/ Mục đích và yêu cầu
* Mục đích:
- Làm cơ sở cho đơn vị quản lý chủ động triển khai thực hiện trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.
* Yêu cầu:
- Đơn giản chính xác, đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế của công ty và công trình.
- Phương án dựa trên nguyên tắc 4 tại chỗ của công tác PCLB.
-
Các tập thể, cá nhân tham gia vào lực lượng PCLB phải nêu cao tinh
thần trách nhiệm, bình tĩnh tự tin khi xử lý sự cố, khắc phục hậu quả
lụt bão.
.9.2/ Công tác chuẩn bị:
a/ Chỉ huy:
Sở NN&PTNT thành lập ban chỉ huy PCLB công trình Ayun Hạ gồm 09
thành viên do Phó Giám đốc công ty phụ trách khu vực làm trưởng ban,
Giám đốc Xí nghiệp làm phó ban thường trực, trưởng phòng NN& PTNT
các huyện, thị xã trong khu tưới làm phó ban; Văn phòng thường trực ban
chỉ huy PCLB công trình thủy lợi Ayun Hạ tại Xí nghiệp thuỷ nông ĐM-KC
Ayun Hạ.
b/ Lực lượng: Lực lượng tại chỗ gồm toàn bộ CNV Xí nghiệp thuỷ nông ĐM-KC Ayun Hạ.
Tổng số 49 người có danh sách kèm theo.
-
Trưởng ban PCLB công trình chia lực lượng thành các tổ, nhóm và phân
công người phụ trách để tiện hoạt động, vị trí tập kết tại trị sở Xí
nghiệp thuỷ nông ĐM-KC Ayun Hạ.
*
Tổ thông tin cảnh giới: Gồm 05 người. Nhiệm vụ: thu thập, xử lý,
truyền đạt thông tin trước, trong và sau lũ. Theo dõi cảnh báo tình
hình diễn biến thời tiết cũng như các yếu tố liên quan đến an toàn công
trình. Thông báo đến các địa phương triển khai di dời các hộ dân sống
trong vùng trũng, dễ ngập và ven sông, suối đến nơi an toàn trước mùa
mưa bão. Cảnh giác kẻ địch lợi dụng phá hoại công trình.
* Tổ vận hành tràn xả lũ: Gồm 5 người. Nhiệm vụ: Vận hành tràn theo quy trình khi có lệnh.
*
Tổ cứu hộ, cứu nạn: Gồm 6 người (kể cả lái tàu). Nhiệm vụ: cứu vớt
người bị nạn, tài sản cuốn trôi và trục vớt gỗ trôi nổi trên lòng hồ
(nếu có).
*
Tổ quan trắc: Gồm 5 người. Nhiệm vụ: trước, trong và sau lũ kiểm tra
các hiện tượng thẩm lậu, mạch đùn, rò rỉ và vẽ biểu đồ thấm.
* Tổ hậu cần: Gồm 5 người. Nhiệm vụ: phục vụ ăn uống cho toàn công trường trong thời gian xử lý sự cố.
* Tổ xử lý sự cố: Gồm 10 người. Nhiệm vụ: triển khai công tác xử lý sự cố khi có lệnh.
*
Tổ vận chuyển vật tư – vật liệu: Gồm 13 người. Nhiệm vụ: khi có lệnh
điều động phải nhanh chóng vận chuyển vật tư – vật liệu đến vị trí xử lý
sự cố.
-
Khi nhận lệnh huy động đi ứng cứu, các cá nhân phải mang theo dụng cụ
sẵn có của mình như: cuốc, xẻng, xà beng, búa, kìm, dao...
Lực
lượng ứng cứu (kể cả lực lượng địa phương) có mặt tại hiện trường sau
khi ban PCLB chia tổ, phân công nhiệm vụ tập trung tại vị trí quy định
để dễ điều động.
Khi chưa thực hiện nhiệm vụ tuyệt đối không được đi lại lộn xộn trong khu vực công trình nhất là trên mặt đập.
c/ Vật tư, vật liệu, thiết bị:
Tập kết tại hiện trường theo số lượng đã có và yêu cầu bổ sung tại
bảng dự trù trang thiết bị vật tư PCLB công trình thủy lợi Ayun Hạ.
d/ Hậu cần:
Hàng năm vào mùa mưa lũ công ty làm thủ tục tạm xuất cho Xí nghiệp từ
15 đến 20 triệu đồng để ban PCLB công trình thủy lợi Ayun Hạ chủ động
trong công tác PCLB, nếu không thực hiện sẽ hoàn trả lại sau mùa lũ, nếu
thực hiện thì làm thủ tục thanh toán theo đúng thủ tục tài chính – kế
toán.
Điều 3: Các quy định cụ thể về phạm vi bảo vệ công trình:
Việc
cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi quy định tại
khoản 3 điều 25 pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và
điều 23 Nghị định số143/NĐ – CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình
thuỷ lợi quy định như sau:
1.
Công ty khai thác công trình thủy lợi Gia Lai tổ chức cắm mốc chỉ giới
đối với đập khoảng cách 2 mốc liền nhau là 50m; Khu vực lòng hồ cắm
mốc theo đường biên có cao độ bằng đỉnh đập khoảng cách 2 mốc liền nhau
là 300m
2. Kênh chính có lưu lượng 23,4m3/s cắm mốc chỉ giới khoảng cách liền nhau là 300m.
Hiện nay tại Công trình thuỷ lợi Ayun Hạ: Tổng diện tích tự nhiên UBND
tỉnh Gia Lai giao cho công ty TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi Gia
Lai quản lý sử dụng (Theo quyết định số 889/QĐ-UB ngày 31/12/2001) là:
4.661,27 ha. Trong đó:Diện tích mặt hồ và diện tích khu vực công trình
đầu mối, vùng bán ngập lòng hồ (đến cao trình 210) là: 3.983 ha. Diện
tích chiếm đất và hành lang bảo vệ hệ thống kênh là 678.27ha Trong đó:
Kênh chính: 127,65ha, Kênh Bắc: 104,02ha, Kênh Nam: 131,23ha, Kênh
Nam-Bắc các loại: 201,37ha, kênh cấp II trở xuống: 144ha (Kèm theo bản
đồ hiện trạng giao đất tỷ lệ 1/50.000), đã thực hiện cắm mốc khu vực đầu
mối và kênh chính, chưa thực hiện cắm mốc vùng bán ngập lòng hồ đến
cao trình 210 và hệ thống kênh cấp I trở xuống..
Điều 4: Các quy định về tổ chức lực lượng bảo vệ công trình
1. Tổ chức lực lượng bảo vệ công trình:
Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ayun Hạ có dung tích 253 x 106m3. Cống có lưu lượng 23,4m3/s
sẽ thành lập 4 tổ bảo vệ phối hợp chặt chẽ với Trung đội tự vệ của xí
nghiệp và chính quyền địa phương trong khu vực chiếm đất và hưởng lợi
từ nguồn nước của công trình:
+Tổ bảo vệ khu vực đầu mối và kênh chính gồm 6 người bảo vệ chuyên trách;
+Tổ bảo vệ kênh chính nam, kênh chính bắc gồm 4 người chuyên trách;
+Tổ bảo vệTrạm thủy nông Chư A Thai, thành viên là cán bộ, công nhân của trạm hoạt động kiêm nhiệm
+Tổ bảo vệ Trạm thủy nông Thị Trấn, thành viên là cán bộ, công nhân của trạm hoạt động kiêm nhiệm
+Trung đội tự vệ của xí nghiệp, thành viên là cán bộ công nhân trong độ tuổi theo quy định của pháp luật dân quân tự vệ
2.
Thành lập Ban chỉ huy PCLB công trình. Công trình thuộc địa giới hành
chính 6 huyện, thị xã nên ban PCLB do Giám đốc sở NN&PTNT ra quyết
định; hoặc ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Ban gồm Phó Giám đốc công
ty phụ trách khu vực Ayun Hạ làm trưởng ban, Giám đốc Xí nghiệp thuỷ
nông ĐM – KC Ayun Hạ làm phó ban thường trực, trưởng phòng NN&PTNT
các huyện, thị xã trong khu tưới làm phó ban.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ THUỶ LỢI AYUN HẠ-CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH QUỐC GIA
Điều
5: Sự cần thiết phải bảo vệ công trình thuỷ lợi Ayun Hạ theo tiêu chí
của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia:
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế và khu vực đang có những
diễn biến phức tạp, hoạt động khủng bố, phá hoại xảy ra ở nhiều nơi đe
doạ an ninh, trật tự ở mỗi quốc gia. Các thế lực thù địch đã và đang đẩy
mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” tiến hành phá hoại từ
nhiều hướng, trên mọi lĩnh vực nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Trong đó, chúng tập
trung phá nước ta về chính trị nội bộ, phá hoại kinh tế nhất là đối
với các công trình liên quan mật thiết tới quốc kế, dân sinh như công
trình thủy lợi Ayun Hạ-Công trình Đại thuỷ nông Tây Nguyên. Do vậy, yêu
cầu bảo vệ an ninh, an toàn công trình quan trọng liên quan đến an
ninh quốc gia đặt ra cấp thiết.
Điều
6: Quan điểm, nguyên tắc xây dựng Phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi
Ayun Hạ theo tiêu chí của công trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia:
Quan điểm xây dựng Phương án bảo vệ:
Theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến
an ninh quốc và các văn bản dưới luật có liên quan Phương án bảo vệ
công trình thuỷ lợi Ayun Hạ được xây dựng theo quan điểm sau:
1.
Xác định Công trình thuỷ lợi Ayun Hạ là công trình đòi hỏi phải áp
dụng công tác bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình vận
hành và khai thác theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan
trọng liên quan đến an ninh quốc gia, quy định của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2.
Bảo vệ công trình thuỷ lợi Ayun Hạ là một trong những nhiệm vụ bảo vệ
an ninh quốc gia đã được quy định tại Điều 14 của Luật an ninh quốc
gia, luôn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, quản lý thống nhất
của Nhà nước và điều hành của Chính phủ; là nhiệm vụ của đơn vị quản lý
công trình, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan,
lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân.
3.
Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải lấy
phòng ngừa là chính và phải được quán triệt trong suốt qua trình quản lý
và vận hành công trình;
4.
Nội dung của Phương án phải kế thừa Phương án ảo vệ công trình đã lập
theo tiêu chí ngành và Pháp luật bảo vệ có liên quan đến ngành (như
pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, pháp lệnh phòng
chống lụt bão), các quy định hợp lý đang phát huy tác dụng tốt cũng như
kinh nghiệm thực tiễn về bảo vệ công trình quan trọng có liên quan đến
an ninh quốc gia ở các công trình khác trong nước. Gắn việc bảo vệ
công trình với nhiệm vụ phát triển kinh tế và nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia.
Nguyên tắc xây dựng Phương án bảo vệ: Nêu tại Điều 5 Luật an ninh quốc gia, bao gồm ba nguyên tắc:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
- Kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu bảo vệ công trình với các yêu cầu xây dựng phát triển kinh tế- xã hội.
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vị xâm phạm an ninh, an toàn công trình.
Điều
7: Nội dung Phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi Ayun Hạ theo tiêu chí
của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia:
- Kế thừa nội dung phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi Ayun Hạ trình bày trong Chương II (từ điều 2 đến điều 4) phần trên;
- Tập trung bảo vệ trọng điểm công trình đầu mối Hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ
-
Hành lang bảo vệ công trình Đầu mối Ayun Hạ - công trình quan trọng
liên quan đến an ninh quốc gia là hành lang xác định trên diện tích đất
được giao quản lý bảo vệ công trình (Theo quyết định số: 889/QĐ-UB ngày
31/12/2001 của UBND tỉnh Gia Lai) là: 4.661,27 ha, nhưng phải được gia
tăng thêm về độ cao vùng phụ cận lòng hồ tính đến cao trình 211 thay
cho cao trình trong quyết định giao đất là 210, chỉ giới công trình đập
đất gia tăng thêm 200m, chỉ giới công trình kênh chính tăng thêm 5m,
giới hạn thêm phần trên không ảnh hưởng đến sự an toàn từ đường không
đến công trình, phần mặt nước tính đến cao trình mực nước dâng gia
cường.
-Bổ
sung thêm lực lượng vũ trang bảo vệ công trình (quân đội, công an)
dưới sự quản lý và điều hành của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; thực hiện
các yêu cầu và nội dung sau
+Bảo đảm bí mật nhà nước (nếu công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước);
+Bảo vệ nội bộ chống xâm nhập phá hoại;
+Bảo vệ nội bộ chống xâm nhập phá hoại;
+Phòng, chống tội phạm và kẻ địch xâm hại cơ sở vật chất, hành lang bảo vệ công trình;
+Phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 8: Tổ chức bảo vệ công trình thuỷ lợi Ayun Hạ theo tiêu chí của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia:
1. Tổ chức bảo vệ kết hợp với vận hành khai thác
+ Việc vận hành khai thác công trình thủy lợi Ayun Hạ-công trình quan
trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải tuân theo quy trình, quy
phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, phải tuân thủ Quy trình vận
hành điều tiết hồ Ayun Hạ của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Quy
trình vận hành liên hồ chứa các hồ: Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông
H’Năng, Ayun Hạ và An Khê – Ka Nak trong mùa lũ hàng năm Ban hành kèm
theo Quyết định Số: 1757/QĐ-TTg. ngày 23 tháng 09 năm 2010 của Thủ tướng Chính Phủ
; Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai, tổ chức quản lý,
vận hành khai thác công trình phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho
công trình, có phương án xử lý, khắc phục kịp thời khi phát hiện khả
năng xảy ra sự cố; có biện pháp chủ động phòng chống thiên tai và các
tác nhân khác đe dọa gây ra tác hại đối với công trình.
+ Hàng năm phải xây dựng và thực hiện phương án, kế hoạch bảo vệ,
phòng, chống các hành vi xâm hại đến sự an toàn của công trình; tổ chức
thực hành diễn tập đối phó, xử lý các tình huống đột xuất.
2. Tổ chức bảo vệ, quản lý, sử dụng hành lang, chỉ giới an toàn công trình
2.1-Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình thủy lợi Ayun Hạ xác
định lại theo tiêu chí của công trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia, cấm những hoạt động sau:
- Xây dựng nhà ở, công trình kinh tế, dân sinh;
- Sử dụng lửa, vật liệu nổ, thiết bị, các vật liệu dễ gây cháy, gây nổ, vật thể bay mang lửa;
- Thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản;
- Săn bắn, nổ mìn;
- Neo đậu các phương tiện vận chuyển.
2.2-Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình được phép:
- Xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động trực tiếp của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
- Xây dựng các công trình thủy nông quy mô vừa và nhỏ, các công trình phục vụ phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn;
- Xây dựng công trình hạ tầng giao thông quy mô vừa và nhỏ để phục vụ
hoạt động trực tiếp của công trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia và phục vụ phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.
- Trường hợp đặc biệt cần sử dụng vùng đất, vùng nước, khoảng không
vào các mục đích khác ngoài quy định được phép nêu trên, phải được phép
của Thủ tướng Chính phủ.
2.3-Việc cư trú, sản xuất, kinh doanh, ra vào, đi lại, quay phim, chụp
ảnh và các hoạt động khác trong khu vực hành lang bảo vệ công trình
thủy lợi Ayun Hạ theo tiêu chí công trình quan trọng liên quan đến an
ninh quốc gia phải được phép của Công ty TNHH Khai thác công trình thủy
lợi Gia Lai.
2.4-Khi có sự cố cháy, nổ, vỡ đập hoặc nguy cơ xảy ra cháy, nổ, vỡ đập
công trình Ayun Hạ, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trên
địa bàn phải phối hợp với Giám đốc Công ty, xí nghiệp bảo vệ tổ chức
ngăn chặn, xử lý kịp thời. Nghiêm cấm mọi cá nhân không có trách nhiệm
vào khu vực hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia trong thời gian có nguy cơ dẫn đến cháy, nổ, vỡ đập hoặc đang
xảy ra sự cố cháy, nổ, vỡ đập hoặc đang khắc phục sự cố cháy, nổ, vỡ
đập
2.5-Tổ chức các lực lượng bảo vệ: Ngoài các lực lượng bảo vệ đã bố trí
và tổ chức ở phần phương án bảo vệ theo tiêu chí chuyên ngành thủy lợi
trình bày ở phần trên, trong phương án này tổ chức thêm:
+Đồn công an (cảnh sát và an ninh)-Bộ Công An thành lập và điều hành
+Trung đội phòng không thường trực và tiểu đoàn chiến đấu bộ bình sẵn sàng chiến đấu-Bộ quốc phòng thành lập và điều hành
Điều 9: Lực lượng bảo vệ công trình thuỷ lợi Ayun Hạ theo tiêu chí của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia:
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cơ cấu tổ
chức lực lượng bảo vệ công trình căn cứ vào yêu cầu bảo vệ và tính
chất, quy mô của công trình khi được hội đồng thẩm định đưa công trình
vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và
được Chính phủ phê duyệt.
* Nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của lực lượng bảo vệ (thuộc lực lượng vũ trang):
1. Nhiệm vụ:
-
Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và
đề xuất các chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh, an toàn
công trình.
- Tiến hành các hoạt động bảo vệ công trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
-
Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; trong trường hợp cần
thiết vì yêu cầu bảo vệ công trình phải hạn chế các quyền và lợi ích hợp
pháp đó thì phải được người có thẩm quyền quyết định.
-
Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh
với các hoạt động xâm phạm các quy định bảo vệ công trình.
- Tuần tra, canh gác bảo vệ công trình và hành lang bảo vệ công trình.
-
Hướng dẫn, kiểm tra lực lượng bảo vệ của công ty, xí nghiệp quản lý
công trình Ayun Hạ đồng thời thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo
vệ an ninh, an toàn công trình.
-
Ngăn chặn từ xa cá thủ đoạn xâm hại làm mất an toàn công trình và sẵn
sàng chiến đấu chống lại sự phá hoại công trình của các thế lực thù
địch từ nhiều phía (trên không, dưới mặt đất và mặt nước,..)
2. Quyền hạn của người bảo vệ là lực lượng vũ trang
-
Yêu cầu công ty, xí nghiệp, tổ chức có liên quan và cá nhân cung cấp
thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định, liên quan đến hoạt
động bảo vệ công trình.
-
Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh, an toàn cho người
và công trình trong quá trình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình.
- Được sử dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ công ty tại xí nghiệp thuỷ nông Ayun Hạ
-
Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức,
công nhân và những người làm việc trong công trình thực hiện các quy
định về công tác bảo vệ.
-
Kiểm tra người, phương tiện ra vào công trình; xử lý những trường hợp
vi phạm quy định về công tác bảo vệ theo quy định của pháp luật.
-
Được sử dụng các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật bảo vệ công
trình và các biện pháp khác theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền
do pháp luật quy định.
- Được sử dụng công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình.
4.
Tiêu chuẩn người làm công tác bảo vệ của lực lượng bảo vệ, của công ty
TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi, Xí nghiệp thuỷ nông Đầu mối-Kênh
chính Ayun Hạ:Phải là công dân Việt Nam; có lý lịch rõ ràng; phẩm chất
đạo đức tốt, có sức khoẻ và được huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ.
C. PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG IV
PHÊ DUYỆT VÀ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÔNG TRÌNH
Điều 10: Trình và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi Ayun Hạ
UBND
tỉnh Gia Lai phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi Ayun Hạ
theo quy định của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Phê
duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi Ayun hạ theo tiêu chí công
trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia khi được Hội đồng thẩm
định Bộ Công An trình Chính phủ phê duyệt đưa công trình Ayun Hạ vào
danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11: Tổ chức thực hiện và Hiệu lực thi hành
- Đơn
vị thực thi bảo vệ theo tiêu chí công trình quan trọng liên quan đến
an ninh quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND tỉnh Gia Lai
nghiêm túc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi Ayun
Hạ.
-
Phương án bảo vệ công trình thủy lợi Ayun Hạ -Công trình quan trọng có
liên quan đến anh ninh quốc gia có hiệu lực thi hành kể từ ngày được
phê duyêt.
Đơn vị lập phương án
CÔNG TY TNHH KTCTTL GIA LAI
UBND TỈNH GIA LAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
C.TY TNHH KTCT THỦY LỢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /TT – KTTL Pleiku, ngày 20 tháng 11 năm 2012
TỜ TRÌNH
(V/v xin xét duyệt đưa công trình thủy lợi Ayun Hạ vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia)
Kính gửi: - Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai
- Sở NN & PTNT tỉnh Gia Lai
- Công an tỉnh Gia Lai
Căn
cứ pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số
32/2001/PL-UBTV QH10 được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 4
tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia số 32/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 của Ủy ban thường vụ quốc
hội khoá XI, Nghị định số 126/2008/NĐ-CP
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ
công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Thông tư số 72/2009/TT-BCA Quy định cụ thể thi hành
Nghị định Số 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an
ninh quốc gia
Căn cứ thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hướng dẫn lập và phê duyệt Phương
án bảo vệ công trình thủy lợi;
Thực
hiện công văn số 502/UBND-CN ngày 03 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh
Gia Lai “V/v rà soát lập hồ sơ đề nghị xét duyệt công trình, phương
tiện quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”.
Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai lập Phương án bảo
vệ; biên chế, tổ chức lực lượng bảo vệ công trình thủy lợi hồ chứa Ayun
Hạ trình Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công an tỉnh Gia Lai,
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai xem xét trình Hội đồng thẩm định Bộ Công
an và Chính phủ xét duyệt, quyết định đưa công trình Ayun Hạ vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia cụ thể như sau:
1/ Công trình thuỷ lợi Ayun Hạ: (tóm
tắt về công trình, tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, chủ đầu tư, đơn vị
trúng thầu, đơn vị thi công xây dựng, thời gian khởi công xây dựng, thời
gian đưa vào khai thác sử dụng, đơn vị quản lý khai thác)
1.1- Tóm tắt: Công trình thuỷ lợi cấp II, Nhóm A
+Hồ chứa nước có dung tích: 253 x 106m3.
+Cống lấy nước đầu mối có lưu lượng thiết kế: 23,4m3/s.
+Kênh chính dài 14,84 km, lưu lượng thiết kế: 23,4m3/s
+Kênh chính Nam dài 18,35km, lưu lượng thiết kế: 8,94m3/s
+Kênh chính Bắc dài 13,47km, lưu lượng thiết kế: 7,34m3/s
+Tổng chiều dài kênh cấp 1 (40 kênh): 80,7km
+Tổng chiều dài kênh cấp 2 150km
+Tổng khối lượng đát, đá đào: 4.127.250 m3
+Tổng khối lượng đát, đá đắp: 4.768.732 m3
+Bê tông các loại: 138.228 m3
+Đá xây lát: 188.943 m3
+Tràn xả lũ: Qmax = 1.267m3/s
+Công
trình đầu mối (đập, tràn, cống): khu vực lòng hồ, bãi vật liệu dự
phòng, đường quản lý công vụ, hệ thống đường điện, nhà quản lý, nhà tháp
cống – tràn hành lang chỉ giới công trình, vùng phụ cận và các trang,
thiết bị, vật tư máy móc, phương tiện phục vụ công trình.
+Nhà máy thuỷ điện sau đập đất công suất 3.000kwh
1.2- Tên gọi: Hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ
1.3-
Chức năng-Nhiệm vụ: (Theo quyết định 315/CT ngày 11/12/1986 của
Chủ tich Hội đồng Bộ trưởng-Phê duyệt Luận chứng kinh tế-kỹ
thuật công trình Ayun Hạ tỉnh Gia Lai-Kon Tum) Tưới tự chảy
cho 13.500ha của 6 xã Chư Athai, Ia Piar, Ia Jurr, Phú Hoà, Ia
Rbol, Ama rơn; Kết hợp phát điện, bơm tưới trong vùng và nuôi,
đánh bắt thuỷ sản trong hồ.
1.4- Chủ đầu tư: Bộ Nông nghiệp và PTNT
1.5- Đại diện Chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng: Ban quản lý Dự án xây dựng công trình thuỷ lơi 412 (Nay là Ban quản lý dự án thuỷ lợi 8-Bộ Nông nghiệp và PTNT)
1.6-Đơn vị trúng thầu tư vấn:
+Công ty khảo sát thiết kế thuỷ lợi 1-Bộ NN&PTNT
+Xí nghiệp thiết kế 2-Bộ NN&PTNT
+Xí nghiệp thiết kế 3-Bộ NN&PTNT
+Xí nghiệp Khảo sát 4-Bộ NN&PTNT
+Công ty Khảo sát-Thiết kế Quảng Nam-Đà Nẵng
+Công ty Khảo sát – Thiết kế Gai Lai
1.7- Đơn vị thi công xây dựng công trình
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 45
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 41
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 42
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 48
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 47
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 27
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 28
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi Gia Lai
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi ĐăkLăk
+Công ty Tàu Cuốc 2
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi Quảng Nam-Đà Nẵng
+Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai
+Công ty Công trình Giao thông Gia Lai
+Công ty Lam Sơn-Bộ quốc phòng
+Xí nghiệp Khai hoang xây dựng đồng ruộng Gia Lai
1.8- Thời gian khởi công xây dựng: Năm 1987, chính thức làm lễ khởi công năm 1990, chặn dòng năm 1994
1.9- Thời gian đưa vào khai thác sử dụng: Năm 1996
1.10- Đơn vị quản lý khai thác: Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai (nay là công ty TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai)
1.11-Đặc điểm tình hình an ninh, trật tự
Công trình đầu mối nằm trên đia bàn xã Ayun Hạ huyện Phú Thiện, tỉnh
Gia Lai sau giải phóng 30/4/1975 là xã trọng điểm hoạt động của tổ chức
Fulrô, các tổ chức trước đây của địch, hiện tại vẫn chịu tác động của
cơ sở cũ. Điển hình là trong vụ bạo loạn chính trị không vũ trang xảy
ra ngày 02/02/2001, Ayun Hạ là một trong những xã điểm nóng của tỉnh.
Trong những năm qua đã xảy ra nhiều vụ việc gây mất trật tự ở khu vực
đầu mối công trình như: Dùng thuốc nổ đánh bắt cá ở hồ và hạ lưu đập,
đánh nhau, trộm cắp, khai thác đá và vật liệu trái phép.
1.12-Tổ chức lực lượng bảo vệ hiện tại:
+2 Tổ bảo vệ chuyên trách khu vực đầu mối và kênh chính
+2 Tổ bảo vệ kiêm nhiệm thuộc khu tưới
+Trung đội tự vệ xí nghiệp
+Tiểu ban phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
1.13-Sơ đồ vị trí công trình:
Vị trí địa lý: Công trình thủy lợi Ayun Hạ nằm trong tọa độ:
12056’59” - 12057’30” vĩ độ Bắc
107027’20” - 107028’00” kinh độ Đông
Thuộc địa giới hành chính 6 huyện, thị xã: Chư sê, Đăk Đoa, Mang Yang,
Phú Thiện, Ia Pa và Thị xã Ayun Pa – Tỉnh Gia Lai. Cách thành phố
Pleiku tỉnh Gia Lai 60km về phía đông nam.
Tổng diện tích tự nhiên công trình thuỷ lợi Ayun Hạ UBND tỉnh giao cho
công ty TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai quản lý sử dụng
(Theo quyết định số: 889/QĐ-UB ngày 31/12/2001) là: 4.661,27 ha. Trong
đó:Diện tích mặt hồ và diện tích khu vực công trình đầu mối, vùng bán
ngập lòng hồ (đến cao trình 210) là:3.983 ha. (Kèm theo bản đồ hiện
trạng giao đất tỷ lệ 1/50.000)
1.14-Phương hướng xử lý các vấn đề liên quan yêu cầu bảo vệ công trình.
-
Đề nghị đưa thêm lực lượng bảo vệ an ninh phòng chống sự phá hoại công
trình của các thế lực thù địch (Đồn công an, Trung đội phòng không
quân đội).
-
Đầu tư trang bị và huấn luyện chuyên nghiệp hoá lực lượng tại chỗ hiện
có bảo vệ, phòng chống sự xâm hại công trình của con người, động vật
và thiên tai (tổ bảo vệ chuyên trách khu vực đầu mối-kênh chính, tổ
bảo vệ kiêm nhiệm thuộc khu tưới của công trình, Trung đội tự vệ xí
nghiệp, tiểu ban phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai)
Vậy kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Công an tỉnh, Hội đồng thẩm định Bộ Công an, Chính phủ
xem xét quyết định đưa công trình thuỷ lợi Ayun Hạ vào danh mục công
trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của Pháp
luật hiện hành./.
KT/GIÁM ĐỐC
Nơi nhận
-Như trên
-Giám đốc công ty (Báo cáo)
-Lưu VT-KH
UBND TỈNH GIA LAI
-------
Số: /CV-UBND-NV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Gia Lai, ngày tháng năm 2012 |
”V/v Thẩm định công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”
|
Kính gửi: HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH QUỐC GIA - BỘ CÔNG AN
Căn
cứ pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số
32/2001/PL-UBTV QH10 được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 4
tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia số 32/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 của Ủy ban thường vụ quốc
hội khoá XI, Nghị định số 126/2008/NĐ-CP
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ
công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Thông tư số 72/2009/TT-BCA Quy định cụ thể thi hành
Nghị định Số 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an
ninh quốc gia
Sau khi xem xét hồ sơ, Phương án bảo vệ; biên chế, tổ chức lực lượng
bảo vệ công trình thủy lợi hồ chứa Ayun Hạ, ý kiến đề xuất của Công an
tỉnh Gia Lai, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai kính đề nghị Hội đồng thẩm
định Bộ Công an và Chính phủ xét duyệt, quyết định đưa công trình Ayun Hạ vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia nội dung cụ thể như sau:
1.1- Tóm tắt: Công trình thuỷ lợi cấp II, Nhóm A
+Hồ chứa nước có dung tích: 253 x 106m3.
+Cống lấy nước đầu mối có lưu lượng thiết kế: 23,4m3/s.
+Kênh chính dài 14,84 km, lưu lượng thiết kế: 23,4m3/s
+Kênh chính Nam dài 18,35km, lưu lượng thiết kế: 8,94m3/s
+Kênh chính Bắc dài 13,47km, lưu lượng thiết kế: 7,34m3/s
+Tổng chiều dài kênh cấp 1 (40 kênh): 80,7km
+Tổng chiều dài kênh cấp 2 150km
+Tổng khối lượng đát, đá đào: 4.127.250 m3
+Tổng khối lượng đát, đá đắp: 4.768.732 m3
+Bê tông các loại: 138.228 m3
+Đá xây lát: 188.943 m3
+Tràn xả lũ: Qmax = 1.267m3/s
+Công
trình đầu mối (đập, tràn, cống): khu vực lòng hồ, bãi vật liệu dự
phòng, đường quản lý công vụ, hệ thống đường điện, nhà quản lý, nhà tháp
cống – tràn hành lang chỉ giới công trình, vùng phụ cận và các trang,
thiết bị, vật tư máy móc, phương tiện phục vụ công trình.
+Nhà máy thuỷ điện dưới đập đất công suất 3.000kwh
1.2- Tên gọi: Hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ
1.3-
Chức năng-Nhiệm vụ: (Theo quyết định 315/CT ngày 11/12/1986 của
Chủ tich Hội đồng Bộ trưởng-Phê duyệt Luận chứng kinh tế-kỹ
thuật công trình Ayun Hạ tỉnh Gia Lai-Kon Tum) Tưới tự chảy
cho 13.500ha của 6 xã Chư Athai, Ia Piar, Ia Jurr, Phú Hoà, Ia
Rbol, Ama rơn; Kết hợp phát điện, bơm tưới trong vùng và nuôi,
đánh bắt thuỷ sản trong hồ.
1.4- Chủ đầu tư: Bộ Nông nghiệp và PTNT
1.5- Đại diện Chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng: Ban quản lý Dự án xây dựng công trình thuỷ lơi 412 (Nay là Ban quản lý dự án thuỷ lợi 8-Bộ Nông nghiệp và PTNT)
1.6-Đơn vị trúng thầu tư vấn:
+Công ty khảo sát thiết kế thuỷ lợi 1-Bộ NN&PTNT
+Xí nghiệp thiết kế 2-Bộ NN&PTNT
+Xí nghiệp thiết kế 3-Bộ NN&PTNT
+Xí nghiệp Khảo sát 4-Bộ NN&PTNT
+Công ty Khảo sát-Thiết kế Quảng Nam-Đà Nẵng
+Công ty Khảo sát – Thiết kế Gai Lai
1.7- Đơn vị thi công xây dựng công trình
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 45
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 41
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 42
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 48
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 47
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 27
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 28
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi Gia Lai
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi ĐăkLăk
+Công ty Tàu Cuốc 2
+Công ty Xây dựng thuỷ lợi Quảng Nam-Đà Nẵng
+Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai
+Công ty Công trình Giao thông Gia Lai
+Công ty Lam Sơn-Bộ quốc phòng
+Xí nghiệp Khai hoang xây dựng đồng ruộng Gia Lai
1.8- Thời gian khởi công xây dựng: Năm 1987, chính thức làm lễ khởi công năm 1990, chặn dòng năm 1994
1.9- Thời gian đưa vào khai thác sử dụng: Năm 1996
1.10- Đơn vị quản lý khai thác: Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai (nay là công ty TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai)
1.11-Đặc điểm tình hình an ninh, trật tự
Công trình đầu mối nằm trên đia bàn xã Ayun Hạ huyện Phú Thiện, tỉnh
Gia Lai sau giải phóng 30/4/1975 là xã trọng điểm hoạt động của tổ chức
Fulđrô, các tổ chức trước đây của địch, hiện tại vẫn chịu tác động của
cơ sở cũ. Điển hình là trong vụ bạo loạn chính trị không vũ trang xảy
ra ngày 02/02/2001, Ayun Hạ là một trong những xã điểm nóng của tỉnh.
Trong những năm qua đã xảy ra nhiều vụ việc gây mất trật tự ở khu vực
đầu mối công trình như: Dùng thuốc nổ đánh bắt cá ở hồ và hạ lưu đập,
đánh nhau, trộm cắp, khai thác đá và vật liệu trái phép.
1.12-Tổ chức lực lượng bảo vệ hiện tại:
+2 Tổ bảo vệ chuyên trách khu vực đầu mối và kênh chính
+2 Tổ bảo vệ kiêm nhiệm thuộc khu tưới
+Trung đội tự vệ xí nghiệp
+Tiểu ban phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
1.13-Sơ đồ vị trí công trình:
Vị trí địa lý: Công trình thủy lợi Ayun Hạ nằm trong tọa độ:
12056’59” - 12057’30” vĩ độ Bắc
107027’20” - 107028’00” kinh độ Đông
Thuộc địa giới hành chính 6 huyện, thị xã: Chư sê, Đăk Đoa, Mang Yang,
Phú Thiện, Ia Pa và Thị xã Ayun Pa – Tỉnh Gia Lai. Cách thành phố
Pleiku tỉnh Gia Lai 60km về phía đông nam.
Tổng diện tích tự nhiên công trình thuỷ lợi Ayun Hạ UBND tỉnh giao cho
công ty TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai quản lý sử dụng
(Theo quyết định số: 889/QĐ-UB ngày 31/12/2001) là: 4.661,27 ha. Trong
đó: Diện tích mặt hồ và diện tích khu vực công trình đầu mối, vùng bán
ngập lòng hồ (đến cao trình 210) là:3.983 ha. (Kèm theo bản đồ hiện
trạng giao đất tỷ lệ 1/50.000)
1.14-Phương hướng xử lý các vấn đề liên quan yêu cầu bảo vệ công trình.
-
Đề nghị đưa thêm lực lượng bảo vệ an ninh phòng chống sự phá hoại công
trình của các thế lực thù địch (Đồn công an, Trung đội phòng không
quân đội).
-
Đầu tư trang bị và huấn luyện chuyên nghiệp hoá lực lượng tại chỗ hiện
có bảo vệ, phòng chống sự xâm hại công trình của con người, động vật
và thiên tai (tổ bảo vệ chuyên trách khu vực đầu mối-kênh chính, tổ
bảo vệ kiêm nhiệm thuộc khu tưới của công trình, Trung đội tự vệ xí
nghiệp, tiểu ban phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai)
Vậy kính đề nghị Hội đồng thẩm định Bộ Công an, Chính phủ xem xét
quyết định đưa công trình thuỷ lợi Ayun Hạ vào danh mục công trình quan
trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của Pháp luật hiện
hành./.
TM.UBND TỈNH GIA LAI
CHỦ TỊCH
Nơi nhận:
-Như trên
-Lưu VT-NV-Như trên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét